Xe và Phụ Tùng Xe
#1
bài này hay quá nên post từ từ

Xe và Phụ Tùng Xe


Đây là một loạt kinh mà tôi dứt khoát sống chết phải đem bỏ vào trong cái quyển Thiền Môn Nhật Tụng Kalama.

Vị Tu Đà Huờn không thể quay lại cái quan điểm cho rằng:

thiện ác khổ lạc do mình làm ra,
thiện ác khổ lạc do người khác làm ra,
thiện ác khổ lạc do mình và người khác cùng làm ra,
thiện ác khổ lạc tự nhiên mà có,
thiện ác khổ lạc không do ai làm hết.


Ở đây các vị nghe các vị có hơi nhức đầu phải không? Nhưng mà nó thế này:
Cái đầu tiên là vị Tu Đà Huờn không thể quay lại với cái quan điểm cho rằng khổ lạc do tự mình làm ra. Là sao?

Cái này Phật tử mình 99% là dính sạch, dính ngay chỗ này: "Hôm nay tôi bị khổ tại vì hồi kiếp xưa tôi vụng tu.", "Bây giờ tôi bị nghèo do kiếp xưa tôi không có bố thí.", "Kiếp này tôi bệnh tật, yểu thọ là tại do kiếp xưa tôi sát sanh, thích hành hạ người khác." Mình nghe mình thấy rõ ràng là chánh kiến. Nhưng mà không phải vậy. Nó là tà đó!
Reply
#2
Tà chỗ nào? Không có "cái tôi" nào hết. Không có cái chuyện mà "Hôm nay TÔI nghèo là do kiếp xưa TÔI không bố thí". Nó lớn chuyện chỗ đó. Không hề có một "cái tôi" ở đây mà phải hiểu như thế này:


Do kiếp xưa cái 5 uẩn này nè, ở kiếp xưa nó quá nhiều tâm bỏn xẻn đi, nó không có muốn trao ra. Cho nên do 5 uẩn quá khứ mà bất thiện như vậy đó nó mới tạo ra 5 uẩn hiện tại đói nghèo, thiếu thốn vật chất. Nhớ nha. Cái năm uẩn hiện tại nó là quả được tạo ra từ 5 uẩn quá khứ nhưng nó không phải là 5 uẩn quá khứ. Không hề có một "cái tôi" nó đi từ kiếp này sang kiếp khác. Các vị có hiểu chỗ này không?

Năm uẩn này nó được tạo ra từ 5 uẩn quá khứ nhưng nó không phải là 5 uẩn quá khứ. Tôi ví dụ: trái xoài đem trồng xuống nó ra cây xoài rồi trên cây xoài đó nó lại có trái xoài nữa thì cái trái xoài trước và trái xoài sau nó chỉ là "similar not the same". Các vị hiểu câu này không? "Similar not the same" có nghĩa là nó giống cái kia nhưng mà nó không phải là cái kia. 

Cái này phải học thuộc lòng. Cái này phải xâm lên trán mà phải xâm bằng sữa con so để bình thường nó chìm khi nào nóng nực hoặc nổi giận nó mới ửng lên cho mình thấy. "Similar not the same" có nghĩa là hồi xưa tôi làm con chó, do một cái nghiệp nào đó bây giờ tôi sanh ra tôi làm con chó nữa, thì cái con chó bây giờ nó là cái quả báo do cái đời sống của con chó trước tạo ra nhưng mà nó không phải là con chó cũ. Các vị nghe kịp chưa? Nó giống như trái xoài vậy đó, tức là nó giống nhưng không phải là cái kia. "Similar not the same." Đó! "similar": giống thôi, nhưng "not the same": nó không phải là cái kia.

Cho nên vị Tu Đà Huờn không còn quay lại cái quan điểm bậy bạ đó nữa. Không còn quay lại cái quan điểm cho rằng TÔI tạo nghiệp thiện ác quá khứ nên TÔI phải chịu quả khổ hoặc hưởng quả vui. Không có, không có quan điểm đó. Không có cái chuyện mà cho rằng TÔI làm cái này, TÔI làm cái kia cho nên TÔI hưởng cái này, TÔI chịu cái nọ.

Thứ nhất là tự TÔI là không, mấy cái sau cứ theo vậy mà hiểu.
Reply
#3
Tưởng anh Abc nói về Xe cộ ....

Ai dè "Treo phụ tùng xe..." mà  "bán bài giảng" Wink

Reply
#4
Mình cũng không thể nói là do người khác làm. Thí dụ như mình hiểu như thế này, mình hiểu là: Đúng rồi, không có cái TÔI nào hết nhưng mà có cái này: Là hồi trước có một cái thằng nó làm bất thiện rồi cái thân bất thiện đó nó tạo ra cho cái thằng này nè hưởng cũng không được. Tự mình làm tự mình hưởng tức là hiểu sai. Nhưng mà mình cho rằng kiếp trước có một thằng A, thằng B gì đó nó làm rồi bây giờ có thằng C, thằng F này nè nó hưởng; hiểu như vậy cũng không được. 

Phải hiểu trước sau, phải giữ vững lập trường. Đó là: Quá khứ tiền kiếp chỉ là một khối 5 uẩn liên tục sanh diệt và ở đó có các thiện ác cũng liên tục sanh diệt. Chính các thiện ác sanh diệt liên tục đó nó mới tạo ra ngũ uẩn bây giờ cũng buồn vui liên tục. Chính vì quá khứ lúc thiện lúc ác cho nên kiếp này là lúc buồn lúc vui. Phải hiểu như vậy.


Nhưng mà đại khái là không có một cái NGƯỜI nào hết. Không hề có TÔI mà cũng không hề có người nào hết. Mà tất cả chỉ là một cái dòng chảy của 5 uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức), của 6 căn (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý), của 6 trần (sắc, thanh, khí, vị, xúc, pháp), nó xoay vần giữa mấy thứ đó thôi. Chứ ở đây không có người nào hết. Ở đây có nhiều người trong các vị sẽ thắc mắc "Ủa, cái đó quan trọng dữ vậy sao?". Quan trọng chứ.

Tôi nói đi nói lại hoài. Đó là khi mình hiểu rõ cái cấu trúc của một món đồ thì cảm giác của mình đối với nó khác, rất là khác so với lúc mình mù tịt về nó. Tôi nhắc lại, cũng cùng món đồ đó nhưng mà khi ta hiểu rõ cái cơ cấu, cái cấu trúc, cái tổ chức của cái món đồ đó thì cái cảm giác của ta đối với món đồ đó hoàn toàn khác so với cái trường hợp ta mù tịt về nó.
Reply
#5
Ở đây cũng vậy, một cái vị Tu Đà Huờn khi mà họ thấu suốt cái cấu tạo, cái cơ cấu, cái tổ chức của cái gọi là thân và tâm này thì họ nhìn về nó khác đi nhiều lắm. Họ không còn dệt mộng nó nữa, họ không ngồi mơ mộng, họ không ngồi để mà tưởng tượng viễn vông về nó như là những cái khái niệm mắt biếc hồ thu, suối tóc đen huyền, rồi bờ môi mọng, rồi nào làn da trắng như phấn trắng bông bưởi, rồi gót sen, gót khỉ mốc gì đó là vị Tu Đà Huờn không còn nữa. 

Bởi vì họ biết mấy cái đó toàn là mấy cái hư ngữ giả trá do cái đám phàm phu u mê nó nghĩ ra thôi. Chứ còn bây giờ thử hỏi nó đẹp bằng trời mà quất cho nó một cái sẹo xéo vầy nè là coi cái mặt nó ớn lắm, các vị thấy không? Đừng có tạt a xít nó ác lắm. Chỉ cần một cái sẹo mà nó dài nó cắt ngang là nhìn cái mặt thấy nó giang hồ rồi. Nó đẹp bằng trời mà quất cái thẹo này là mình thấy nó xuống tinh thần dữ lắm. Rồi trong cơ thể mình chỗ nào mình thấy là hấp dẫn nhất quất cho một cái thẹo, quất cho một cái đốm lang ben hay đốm hắc lào hay lác ướt, lác khô, hay là dời làm cho nó một về như cỡ này là bắt đầu nó xuống tinh thần liền. Vị Tu Đà Huờn hiểu rất rõ cái đó, hiểu rất rõ. 

Chỉ cần một cái vết nám mà nó nằm ngay cái vị trí quan trọng rồi là nhìn nó xuống tinh thần dữ lắm. Lúc đó bao nhiêu mộng mơ đều tang hoang hết trơn hết trọi. Đây là lý do vì đâu mà mấy cái viện thẩm mỹ nó mới ăn nên làm ra. Bởi vì nó chỉ cần nó làm sao mà nó che được những cái khuyết điểm để cho người đời tiếp tục mộng mơ trên chính cái hình hài mà gọi là trời ơi đó, là nó hốt bạc.
Reply
#6
Xe không là xe, phụ tùng không là phụ tùng 


Kinh Na Tiên



Vua Di Lan Ðà ngự đến chùa San khế đa (Sankheyya), chỗ đại đức Na Tiên bây giờ đang tạm trú với tám chục tỳ kheo, ông tiến đến trước mặt Ðại đức và cung kính vái chào. Ðại đức đáp lễ. Sau lễ tương kiến, nhà vua cung kính ngồi né một bên.
Ðoạn, vua khởi chuyện hỏi rằng:
-- Kính bạch Ðại đức, trẫm muốn hỏi ngài ít câu có được không?

-- Xin Ðại vương cứ phán hỏi, bần tăng xin nghe.
-- Bạch Ðại đức, quý danh là gì?
-- Người ta gọi bần tăng là Na Tiên. Các pháp hữu của bần tăng cũng gọi bần tăng bằng tên ấy. Nhưng dù cho cha mẹ bần tăng có đặt cho bần tăng tên Na Tiên (Nagasena) hay một tên nào khác, chẳng hạn như Duy Tiên (Viranasena), Thủ La Tiên (Surasena) hoặc Duy Ca Tiên (Sihasena)..., thì chẳng qua cũng chỉ là những tên suông, đặt ra để phân biệt người nọ với người kia mà thôi. Trong những cái tên đó không hề có cái "ta" hay cái "của ta" như tà kiến và ngã chấp thường lầm nhận.
Nhà vua kinh ngạc quay sang đám tùy tùng hộ vệ và chư vị tỳ kheo trong chùa để phân bua:
-- Này năm trăm quan chức và tám chục tỳ kheo! Tất cả quý vị hãy ghi nhớ lời nói của Ðại đức Na Tiên hôm nay. Ngài nói: Tên là do cha mẹ đặt ra và bạn hữu dùng để gọi, chứ trong đó không có cái "ta". Như vậy trẫm có thể tin được lời ngài chăng?

Phân bua xong, nhà vua quay lại hỏi Ðại đức Na Tiên rằng:
-- Bạch Ðại đức! Nếu không có cái "ta" trong đó thì khi tín thí cúng dường y bát, vật thực, phòng xá, thuốc men, dụng cụ..., ai thâu nhận các món cúng dường ấy? Ai bảo tồn luân lý, đạo nghĩa? Ai tham thiền nhập định? Ai hành đạo, đắc quả và nhập niết bàn? Nếu không có cái "ta" trong người thì ai giữ giới? Ai phạm giới? Ai sát sanh? Ai trộm cướp? Ai hành dâm? Ai nói dối? Ai say sưa? Nếu quả như vậy thì không ai tạo nghiệp lành, cũng chẳng ai tạo nghiệp dữ. Luôn cả nghiệp lành dữ cũng không có. Những việc làm lành hay làm dữ không có quả báo gì hết. Bạch Ðại đức, như thế thì nếu có kẻ giết Ðại đức cũng không phạm tội sát sanh chăng? Và trong chư tăng, không có ai là giáo thọ giảng dạy, chẳng có ai là hòa thượng truyền giới thu nhận đệ tử tu lên bậc trên? Ngay các pháp hữu của Ðại đức gọi Ðại đức là Na Tiên cũng không có nốt? Và cái tên Na Tiên đó là ai? Kính mong Ðại đức giải cho trẫm được biết. Thưa Ðại đức đã nghe rõ rồi chứ?

-- Tâu Ðại vương, bần tăng đã nghe rõ rồi.
-- Người nghe đó có phải là Na Tiên không?
-- Tâu Ðại vương, không phải đâu.
-- Thế thì ai là Na Tiên? Cái gì là Na Tiên? Tóc trên đầu là Na Tiên chăng?
-- Tâu Ðại vương, không phải.
-- Lông là Na Tiên chăng?
-- Tâu Ðại vương, không phải.
-- Móng là Na Tiên chăng?
-- Tâu Ðại vương, không phải.
-- Hay răng, da, thịt, tủy, gân... là Na Tiên chăng?
-- Tâu Ðại vương cũng không phải.
-- Sắc (1) là Na Tiên chăng?
-- Tâu Ðại vương, không phải.
-- Thọ (2) là Na Tiên chăng?
-- Tâu Ðại vương, không phải.
-- Tưởng (3) là Na Tiên chăng?
-- Tâu Ðại vương, không phải.
-- Hành (4) là Na Tiên chăng?
-- Tâu Ðại vương, không phải.
-- Thức (5) là Na Tiên chăng?
-- Tâu Ðại vương, không phải.
-- Hay nhãn căn (6) là Na Tiên chăng?
-- Tâu Ðại vương, không phải.
-- Hay nhĩ căn, tỹ căn, thiệt căn, thân căn hoặc ý căn là Na Tiên chăng?
-- Tâu Ðại vương, không phải.
-- Hay tất cả năm uẩn Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức hợp lại là Na Tiên chăng?
-- Tâu Ðại vương, không phải.
-- Hay ngoài năm uẩn ra còn có cái gì đó là Na Tiên chăng?
-- Tâu Ðại vương, cũng không phải nốt.
-- Bạch Ðại đức, nãy giờ trẫm gạn hỏi tường tận về 32 thể trược, 5 uẩn và 18 giới có phải là Na Tiên không, hết thảy đều bị Ðại đức phủ nhận. Theo lời dạy bảo của Ðại đức, trẫm quán tưởng cũng thấy rằng trong từng cái nêu hỏi đều không có Na Tiên, và Na Tiên cũng không có trong tất cả những cái đó hợp lại, Na Tiên chỉ là cái danh suông. Như vậy trong đoạn trước, Ðại đức bảo với trẫm rằng người ta gọi Ðại đức là Na Tiên, như thế là Ðại đức đã nói dối, chứ thật ra không có Na Tiên. Này năm trăm quan chức và tám chục tỳ kheo! Xin các vị hãy làm chứng cho.
Bấy giờ, Ðại đức Na Tiên chậm rãi tâu lại nhà Vua rằng:
-- Tâu Ðại vương, Ðại vương thật là một bậc đế vương thanh nhã, hưởng nhiều phước báo an vui. Nhưng trên con đường từ hoàng cung đến chùa nầy, chắc hẳn vì gặp lúc khí trời oi bức, Ðại vương thấy trong người khó chịu, ngọc thể bất an, nên tâm trí Ðại vương có phần nóng nảy kém thanh tịnh. Chẳng hay Ðại vương đến đây bằng bộ hay bằng xe?

-- Bạch Ðại đức, trẫm đến bằng xe. Chỉ khi tiến vào đây, trẫm mới đi chân.
Nghe nhà Vua nói xong, Ðại đức Na Tiên hướng về đám tùy tùng hộ vệ của nhà Vua mà phân bua rằng:
-- Này năm trăm quan chức! Xin quý vị hãy ghi nhớ lời nói của nhà Vua, Ngài bảo rằng đến đây bằng xe. Xin quý vị hãy nhớ và làm chứng cho.

Phân chứng cớ xong, Na Tiên quay lại hỏi nhà Vua:
-- Tâu Ðại vương, Ðại vương bảo rằng ngài ngự đến bằng xe. Ðó là ngài nói thật chứ?

-- Bạch Ðại đức, trẫm nói chắc thật.
-- Vậy xin Ðại vương cho bần tăng biết rõ về cái xe. Gọng có phải là xe không?
-- Thưa, không phải.
-- Trục có phải là xe không?
-- Thưa, không phải.
-- Bánh có phải là xe không?
-- Thưa, không phải.
-- Căm có phải là xe không?
-- Thưa, không phải .
-- Thùng có phải là xe không?
-- Thưa, không phải.
-- Ách có phải là xe không?
-- Thưa, không phải.
-- Chỗ gác chân có phải là xe không?
-- Thưa, không phải.
-- Mui có phải là xe không?
-- Thưa, không phải.
-- Dây cương có phải là xe không?
-- Thưa, không phải.
-- Hay cây roi là xe?
-- Thưa, không phải.
-- Hay tất cả các món ấy họp lại và buộc chung với nhau là xe?
-- Thưa, không phải.
-- Hay ngoài các món ấy ra còn có một món nào khác gọi là xe?
-- Thưa cũng không phải.
-- Hay tiếng khua động là xe?
-- Thưa, cũng không phải nốt.
-- Vậy chớ xe là cái gì?
Nhà Vua lặng thinh, không trả lời.
Ðại đức Na Tiên dừng nghỉ một lát, rồi tâu rằng:
-- Tâu Ðại vương! Nãy giờ bần tăng đã gạn hỏi tường tận về từng món một như gọng, mui, thùng... có phải là xe không, hết thảy đều bị Ðại vương phủ nhận. Theo lời phán bảo của Ðại vương, bần tăng quả thật cũng thấy rằng trong từng món nêu hỏi đều không có xe, và xe cũng không có trong tất cả những món đó họp lại; xe chỉ là cái danh suông. Như vậy, khi Ðại vương nói với bần tăng rằng Ðại vương đến đây bằng xe, điều đó tưởng e đáng ngờ vực lắm. Ðại vương là một vị đại hoàng đế cao cả, làm chủ một vùng đất nước mênh mông, thật hẳn không đáng lại đây để nói những lời luống dối như thế. Này năm trăm quan chức! Xin quý vị hãy làm chứng cho.

Thấy nhà Vua ngồi câm nín và các quan chức thì tỏ lòng tán dương bằng nhiều cách khác nhau, Ðại đức Na Tiên bèn từ hòa tâu với nhà Vua rằng:
-- Trong kinh, Phật có dạy như vầy: "Hiệp các món gọng, thùng, bánh, mui... theo một mẫu mực nào đó thì thành một cái mà người ta tạm gọi là xe. Cũng như thế, hiệp tất cả đầu, mặt, tay, chân, hơi thở, lời nói, sự khổ, sự vui, điều lành, điều dữ... thì cũng thành một đơn vị mà người ta tạm gọi là cái "ta" để tiện bề phân biệt. Chứ thật ra thì không có cái "ta" chơn thật nào cả! Ðúng như lời của nữ tôn giả Hoa Si Ra (Vajirã) đã bạch với Ðức Thế Tôn khi Ngài còn tại thế: "Danh xưng xe sở dĩ có là do nhiều món đồ hợp lại là vẽ thành. Nhiều món cơ thể vẽ thành một vật mệnh danh là chúng sanh".

Vua Di Lan Ðà nghe đến đây, lấy làm hoan hỷ, cực lực tán thán Ðại đức Na Tiên:
-- Hay thay! Hay thay! Chớ chi Ðức Phật còn tại thế thì hẳn Ngài phải khen ngợi Ðại đức lắm.



:78:
Reply
#7
Phụ :



(1) Sắc: Sắc chất cấu tạo nên cơ thể con người nói riêng, loài hữu tình nói chung.
(2) Thọ: Cảm thọ vui, khổ và không vui, không khổ.
(3) Tưởng: Hình ảnh của ngoại giới hiện ra trong tâm linh sau khi cảm thọ.
(4) Hành: Tạo tác của các hình ảnh ấy trong tâm linh.
(5) Thức: Phân biệt và nhận biết sự vật
Năm yếu tố trên đây gọi chung là Ngũ uẩn (năm cái chứa nhóm) trong đó Thọ, Tưởng và Hành gọi là Danh, hợp với Sắc thành Danh Sắc và có tác dụng là Thức.
(6) Nhãn căn là con mắt thịt. Nhãn căn, Nhĩ căn... gọi là sáu Căn. Sáu Căn tiếp xúc với sáu Trần (Sắc, Thanh...) phát khởi sáu tác dụng nhận biết gọi là sáu Thức (Nhãn thức, Nhĩ thức...) Sáu Căn, sáu Trần, sáu Thức gọi chung là 18 giới (dhatu).
Ðứng về mặt pháp tướng, ngoài cách phân tích con người thành năm uẩn, một cách phân tích khác chi li hơn là cách phân tích thành 18 giới; nghĩa là 18 phạm trù riêng biệt và sai khác nhau.
Hỏi về cái Ta, Vua Di Lan Ðà bắt đầu từ những hình tướng cụ thể như tóc, lông... dần dần đi sâu vào giáo nghĩa và đề cập đến năm Uẩn, mười hai Xứ, mười tám Giới.

:78:
Reply
#8
Bài kinh Xe và phụ tùng xe là một bài hay trong kinh Na Tiên vì nó đụng chạm đến cái cốt lõi trong đạo Phật , bài kình phân tích một cách chi tiết về những cái cấu thành của cái gọi là ta , dùng xe và những phụ tùng làm nên chiếc xe làm dẫn giải .  

Sư GN cũng dùng những ví dụ cụ thể và rõ ràng trong đời sống hằng ngày để thuyết giảng .. cái mà tui muốn
mượn bài giảng nhắn nhủ đến những bạn học Phật rằng có những thứ mà mình không nghĩ cho tận tường thì mình thường lầm lẫn rằng mình có chánh kiến lúc đánh giá và nhận xét một vấn đề nhưng thực ra nó là tà kiến ... chỉ do vì tập quán và thói quen mà không dễ gì thay đổi . 

thí dụ như:

Cái này Phật tử mình 99% là dính sạch, dính ngay chỗ này: "Hôm nay tôi bị khổ tại vì hồi kiếp xưa tôi vụng tu.", "Bây giờ tôi bị nghèo do kiếp xưa tôi không có bố thí.", "Kiếp này tôi bệnh tật, yểu thọ là tại do kiếp xưa tôi sát sanh, thích hành hạ người khác." Mình nghe mình thấy rõ ràng là chánh kiến. Nhưng mà không phải vậy. Nó là tà đó!

nếu không chánh niệm tỉnh giác thì cái ý tưởng về cái tôi luôn hiện hữu

ps: anh RH đọc kinh Na Tiên xong có còn tin rằng có một cái tôi trường cữu , vĩnh hằng ?
Reply
#9
Cho nên ở đây cái chuyện đầu tiên là vị Tu Đà Huờn không có còn nhìn cái thế giới này bằng cái quan niệm ngã chấp là có một cái thằng tôi, thằng ta, có một ông A, bà B nào, không có. Mà vị Tu Đà Huờn luôn luôn nhìn về thế giới này bằng một cái nhìn thấu suốt rằng mọi thứ là một dòng chảy tương tục miên viễn bất tuyệt, của những đơn vị pháp giới phù du rất đỗi là mong manh. Thấy đó rồi mất đó - chớp nhoáng trong từng phút. Có như vậy thì vị đó mới có một thái độ sống rất là bình tĩnh, rất là bình thản, không giống như mình. Mình thì mình ê a mình tụng kinh tùm lum nhưng mà mình chỉ là những con két chùa thôi. Két chùa là sao? Con két chùa có nghĩa là nó đọc kinh ào ào, nhưng mà nó gặp cái chuyện mà nó sốc lên rồi là nó chịu không nổi.


Vị Tu Đà Huờn thì không. Người đắc quả Tu Đà Huờn trở lên thì vị đó không còn quay lui lại cái quan điểm ngã chấp. Tức là không có còn nghĩ rằng là tôi làm hay là người khác làm. Không có, không còn nữa. Không còn nhìn thế giới này qua cái quan niệm ngã chấp. Vị Tu Đà Huờn luôn luôn nhớ cái điều này: Không hề có một chiếc xe trong đống phụ tùng, không hề có đống phụ tùng trong một chiếc xe. Trong các vị thế nào cũng có người nói "Ủa, cái này hình như ổng nói chứ không phải trong kinh". Thế nào cũng có tên nghĩ như vậy. Thì thôi tôi tặng cho các vị cái này. Làm ơn vô Google đánh chữ: "Tỳ kheo ni Vajira và ác ma", còn Tiếng Anh là "Vajira and Mara". Các vị sẽ thấy cái câu tôi vừa nói: Không hề có đống phụ tùng trong một chiếc xe, không hề có một chiếc xe trong đống phụ tùng.

Dĩ nhiên chiếc xe hồi xưa là xe ngựa, xe bò chớ không phải xe 4 bánh chạy bằng động cơ xăng của mình bây giờ. Nhưng mà dầu xe nào đi nữa nó cũng có nhắm cái ý nghĩa đó. Là cái xe nó là khối tổng hợp được lắp ráp bởi các món phụ tùng rời rạc, dầu đó là cái thùng, cái phần sau của một chiếc xe ngựa hay là xe bò, xe tứ mã, song mã hay là lục mã gì hỏng cần biết, nhưng mà chỉ cần biết đó là một cái phương tiện được lắp ráp bởi các thứ phụ tùng rời rạc.
Reply
#10
Thì theo tinh thần đó, "Không hề có một chiếc xe trong đống phụ tùng", có nghĩa là sao? Có nghĩa là đống phụ tùng mà đã tháo banh ta lông, nó rời ra hết, bù lon, con tán nó nằm một đống rồi tháo rời ra hết thì chiếc xe nó nằm ở đâu? Các vị hiểu chưa? Chiếc xe nó nằm ở đâu? Lý do nằm chỗ đó. Bây giờ các vị không tin tôi chứ gì thì các vị tháo cái xe ra một đống để đó đi, rồi các vị chụp hình. Thì người ra nhìn cái hình đó người ta nói "Ờ, thằng Tèo nó ngồi kế bên đống đồ parts, kế bên đống phụ tùng". Chứ không ai nói Thằng Tèo nó ngồi kế bên chiếc xe, theo tôi biết là như vậy. Nếu cái hình đó mà post lên facebook tôi nghĩ người ta sẽ nói "Cái thằng đó ngồi bên đống phụ tùng". Chứ không ai nói "Thằng này ngồi bên chiếc xe" hết.

Nhưng mà cũng cái đống đó bây giờ ráp ngược trở lại cho nó thành chiếc xe hoàn chỉnh đi, thì người ta sẽ nói là "Thằng Tèo nó ngồi bên chiếc xe" chứ không còn ai nói "Thằng Tèo nó ngồi bên đống phụ tùng" nữa hết. Là vì sao? Là vì chiếc xe nó được lắp ráp bởi đống phụ tùng, lắp ráp từ cái đống phụ tùng và cái đống phụ tùng nó được tháo ra từ chiếc xe.
Cho nên tháo rời nó ra thì cái cũ không còn nữa, lúc bấy giờ nó trở thành một cái mới. Nhớ cái đó đó, cái đó là cái quan trọng phải nhớ.

Kinh Tương Ưng 5. Tỷ-kheo-ni 10. Vajira (S.i. 135)

Ở tại Sàvatthi. Tỷ-kheo-ni Vajirà vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Sàvatthi để khất thực.
Khất thực xong, sau bữa ăn, trên con đường khất thực trở về, Tỷ-kheo-ni Vajirà đi đến rừng Andha để nghỉ ban ngày, đi sâu vào rừng Andha và ngồi dưới một gốc cây để nghỉ ban ngày.
Rồi Ác ma muốn làm Tỷ-kheo-ni Vajirà run sợ, hoảng sợ, lông tóc dựng ngược, muốn khiến nàng từ bỏ Thiền định, liền đi đến, nói lên bài kệ với Tỷ-kheo-ni Vajirà:
Do ai, hữu tình này,
Ðược sanh, được tạo tác?
Người tạo hữu tình này,
Hiện nay ở tại đâu?
Từ đâu hữu tình sanh?
Ði đâu hữu tình diệt?

Rồi Tỷ-kheo-ni Vajirà suy nghĩ: "Ai đã nói lên bài kệ này? Người hay không phải người?"
Rồi Tỷ-kheo-ni Vajirà lại suy nghĩ: "Chính là Ác ma muốn làm ta run sợ, hoảng sợ, lông tóc dựng ngược, muốn khiến ta từ bỏ Thiền định, nên đã nói lên bài kệ này".
Rồi Tỷ-kheo-ni Vajirà biết được: "Ðây là Ác ma", liền trả lời Ác ma với bài kệ:
Sao Ông lại nói hoài,
Ðến hai chữ chúng sanh?
Phải chăng, này Ác ma,
Ông rơi vào tà kiến?
Ðây quy tụ các hành,
Chúng sanh được hình thành,

Như bộ phận quy tụ,
Tên xe được nói lên.
Cũng vậy, uẩn quy tụ,
Thông tục gọi chúng sanh.
Chỉ có khổ được sanh,
Khổ tồn tại, khổ diệt,
Ngoài khổ, không gì sanh,
Ngoài khổ không gì diệt.

Rồi Ác ma biết được: "Tỷ-kheo-ni Vajirà đã biết ta", nên buồn khổ, thất vọng, liền biến mất tại chỗ ấy.

Saṃyuttanikāyo Sagāthāvaggo 10. Vajirāsuttaṃ 171. Sāvatthinidānaṃ.
Atha kho vajirā bhikkhunī pubbaṇhasamayaṃ nivāsetvā pattacīvaramādāya sāvatthiṃ piṇḍāya pāvisi. Sāvatthiyaṃ piṇḍāya caritvā pacchābhattaṃ piṇḍapātapaṭikkantā yena andhavanaṃ tenupasaṅkami divāvihārāya. Andhavanaṃ ajjhogāhetvā aññatarasmiṃ rukkhamūle divāvihāraṃ nisīdi. Atha kho māro pāpimā vajirāya bhikkhuniyā bhayaṃ chambhitattaṃ lomahaṃsaṃ uppādetukāmo samādhimhā cāvetukāmo yena vajirā bhikkhunī tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā vajiraṃ bhikkhuniṃ gāthāya ajjhabhāsi –
‘‘Kenāyaṃ pakato satto, kuvaṃ sattassa kārako; Kuvaṃ satto samuppanno, kuvaṃ satto nirujjhatī’’ti.
Atha kho vajirāya bhikkhuniyā etadahosi – ‘‘ko nu khvāyaṃ manusso vā amanusso vā gāthaṃ bhāsatī’’ti?
Atha kho vajirāya bhikkhuniyā etadahosi – ‘‘māro kho ayaṃ pāpimā mama bhayaṃ chambhitattaṃ lomahaṃsaṃ uppādetukāmo samādhimhā cāvetukāmo gāthaṃ bhāsatī’’ti.
Atha kho vajirā bhikkhunī ‘‘māro ayaṃ pāpimā’’ iti viditvā, māraṃ pāpimantaṃ gāthāhi paccabhāsi –
‘‘Kiṃ nu sattoti paccesi, māra diṭṭhigataṃ nu te; Suddhasaṅkhārapuñjoyaṃ, nayidha sattupalabbhati.
‘‘Yathā hi aṅgasambhārā, hoti saddo ratho iti; Evaṃ khandhesu santesu, hoti sattoti sammuti.
‘‘Dukkhameva hi sambhoti, dukkhaṃ tiṭṭhati veti ca; Nāññatra dukkhā sambhoti, nāññaṃ dukkhā nirujjhatī’’ti.
Atha kho māro pāpimā ‘‘jānāti maṃ vajirā bhikkhunī’’ti dukkhī dummano tatthevantaradhāyīti.
Reply
#11
(2020-03-06, 09:58 AM)abc Wrote: Bài kinh Xe và phụ tùng xe là một bài hay trong kinh Na Tiên vì nó đụng chạm đến cái cốt lõi trong đạo Phật , bài kình phân tích một cách chi tiết về những cái cấu thành của cái gọi là ta , dùng xe và những phụ tùng làm nên chiếc xe làm dẫn giải .  

Sư GN cũng dùng những ví dụ cụ thể và rõ ràng trong đời sống hằng ngày để thuyết giảng .. cái mà tui muốn
mượn bài giảng nhắn nhủ đến những bạn học Phật rằng có những thứ mà mình không nghĩ cho tận tường thì mình thường lầm lẫn rằng mình có chánh kiến lúc đánh giá và nhận xét một vấn đề nhưng thực ra nó là tà kiến ... chỉ do vì tập quán và thói quen mà không dễ gì thay đổi . 

thí dụ như:

Cái này Phật tử mình 99% là dính sạch, dính ngay chỗ này: "Hôm nay tôi bị khổ tại vì hồi kiếp xưa tôi vụng tu.", "Bây giờ tôi bị nghèo do kiếp xưa tôi không có bố thí.", "Kiếp này tôi bệnh tật, yểu thọ là tại do kiếp xưa tôi sát sanh, thích hành hạ người khác." Mình nghe mình thấy rõ ràng là chánh kiến. Nhưng mà không phải vậy. Nó là tà đó!

nếu không chánh niệm tỉnh giác thì cái ý tưởng về cái tôi luôn hiện hữu

ps: anh RH đọc kinh Na Tiên xong có còn tin rằng có một cái tôi trường cữu , vĩnh hằng ?

Chào anh ABC,

Mấy hôm trước tôi thấy cái thread của anh, tôi không quan tâm về xe cộ nên không vào . Tối hôm ấy tôi ngồi buồn dạo ở đây, không có gì để đọc nửa nên bấm vào chơi - Chỉ bấm đại vào chứ không có mục đích - thì ra là cái thread giảng kinh Phật . Thế rồi tôi coi chuyện gì, tôi thấy Mimo nói anh có vẻ treo đầu dê bán thịt chó, tựa đề XE nhưng bài giảng kinh Phật, tôi thấy LeThanhPhong quoted lại và cười . Tôi bỗng nghỉ đến bài kinh của Na Tiên này, bài kinh mang xe ra giảng kinh Phật , nên đi lục và posted vào để cứu bồ anh . 

Bài kinh này tôi đọc đã lâu, chắc ít nhất cũng hơn 10 năm . Tôi xưa nay không thích post kinh, vì nghỉ là bài kinh này gởi vào đây sẻ đúng lúc và đúng hoàn cảnh nên mới posted . 



(2020-03-06, 09:58 AM)abc Wrote:  anh RH đọc kinh Na Tiên xong có còn tin rằng có một cái tôi trường cữu , vĩnh hằng ?


Tôi luôn quan niệm là mọi chuyện đều thay đổi . Khi nói về chuyện tình yêu và gia đình cùng các bạn ở đây tôi cũng xác định là "Con người luôn thay đổi" , cái tôi của ngày hôm nay không giống cái tôi của năm rồi, sang năm khác tôi cũng sẻ thay đôi tiếp . ==> Chưa từng có 1 permanent I . "I" , "Me" của hôm nay luôn biến đổi, không bao giờ trường cữu, vĩnh hằng.

Nếu anh hỏi tôi đọc bài kinh của Na Tiên có suy nghỉ gì ?

- Có hiểu không ? -- Có
- Có tin không ? --- Có
- Làm được không ? -- Không !

Tôi có đọc và có hiểu, hiểu và tin là đúng, xác nhận là đúng nhưng vẫn không từ bỏ được cái "Tôi" của tôi . 



(2020-03-06, 09:58 AM)abc Wrote:
Cái này Phật tử mình 99% là dính sạch, dính ngay chỗ này: "Hôm nay tôi bị khổ tại vì hồi kiếp xưa tôi vụng tu.", "Bây giờ tôi bị nghèo do kiếp xưa tôi không có bố thí.", "Kiếp này tôi bệnh tật, yểu thọ là tại do kiếp xưa tôi sát sanh, thích hành hạ người khác." Mình nghe mình thấy rõ ràng là chánh kiến. Nhưng mà không phải vậy. Nó là tà đó!

Đoạn trên của anh tôi không đồng ý . Tôi tin là những gì của ngày hôm nay... . À , trước nhất xin chia làm 2 phần . Con người khi vừa sinh ra đã mang theo, đã định sẳn 1 phần, Đạo giáo gọi là "Tiên thiên", và 1 phần khác là sau khi tiếp xúc với cuộc đời, từ hoàn cảnh gia đinh, học vấn, hoàn cảnh xả hội, hoàn cảnh địa lý .... gọi là "Hậu thiên". Phần thứ 2 sẻ hoà với phần Tiên thiên mà tạo nên 1 con người, con người này vì sinh ta tính tình như thế, lại gặp hoàn cảnh như thế, mà tạo nên 1 cá biệt khác với những người chung quanh . Và con người nầy có nhận những nhân và quả của tiền kiếp khiến cuộc đời người này nhiều uẩn khúc hay vui vẻ. Từ đâu nhìn thấy cái nhân ? Là từ Tiên thiên . Có 1 số người vừa sinh ra là có khiếu về hoạ, có khiếu về thơ . Người này sẻ đặc biệt hơn người khác, nghĩa là dù không học vẫn có thể hoạ đẹp, dù không học vẫn có thể làm thơ. Và 1 số người trời sinh ra là có đôi tai đặc biệt có thể phân tích những âm thanh 1 cách chính xác, có thể thấy được mối liên hệ giửa âm thanh và tình cảm con người , có thể nhìn những nốt nhạc mà đọc được cảm xúc của con người, họ là những thiên tài âm nhạc . Có người thì trời sinh cấu trúc cơ thể khác thường, chạy nhanh lấy nhiều huy chương . Cho dù chúng ta có học nhạc 10 năm vẫn không viết được nhạc hay bằng họ, tập chạy 10 năm vẫn không chạy nhanh bằng họ . Nay mình lấy 1 thí dụ về người nghèo, nghèo thì có những nguyen nhân như lười biếng, thích nhậu nhẹt, thích phung phí .... mà lười biếng, sa đoạ, phung phí ... ấy lại nằm ở Tiên thiên, trời sinh người ấy vốn là làm biếng từ lúc mới sinh ra . Trong khi trời sinh ra lại có người chạy nhanh nhận được nhiều vinh dự , viiết được nhiều nhạc hay nhận được nhiều tiền bạc nên có đời sống cao . Cái Tiên thiên này là cái quả hay cái nghiệp từ kiếp trước mang đến . 

Đó là cái nhìn của tôi, có thể không đúng, có thể tui nghỉ bậy . 

Cheer
Reply
#12
(2020-03-06, 11:39 AM)abc Wrote: Thì theo tinh thần đó, "Không hề có một chiếc xe trong đống phụ tùng", có nghĩa là sao? Có nghĩa là đống phụ tùng mà đã tháo banh ta lông, nó rời ra hết, bù lon, con tán nó nằm một đống rồi tháo rời ra hết thì chiếc xe nó nằm ở đâu? Các vị hiểu chưa? Chiếc xe nó nằm ở đâu? Lý do nằm chỗ đó. Bây giờ các vị không tin tôi chứ gì thì các vị tháo cái xe ra một đống để đó đi, rồi các vị chụp hình. Thì người ra nhìn cái hình đó người ta nói "Ờ, thằng Tèo nó ngồi kế bên đống đồ parts, kế bên đống phụ tùng". Chứ không ai nói Thằng Tèo nó ngồi kế bên chiếc xe, theo tôi biết là như vậy. Nếu cái hình đó mà post lên facebook tôi nghĩ người ta sẽ nói "Cái thằng đó ngồi bên đống phụ tùng". Chứ không ai nói "Thằng này ngồi bên chiếc xe" hết.

Nhưng mà cũng cái đống đó bây giờ ráp ngược trở lại cho nó thành chiếc xe hoàn chỉnh đi, thì người ta sẽ nói là "Thằng Tèo nó ngồi bên chiếc xe" chứ không còn ai nói "Thằng Tèo nó ngồi bên đống phụ tùng" nữa hết. Là vì sao? Là vì chiếc xe nó được lắp ráp bởi đống phụ tùng, lắp ráp từ cái đống phụ tùng và cái đống phụ tùng nó được tháo ra từ chiếc xe.
Cho nên tháo rời nó ra thì cái cũ không còn nữa, lúc bấy giờ nó trở thành một cái mới. Nhớ cái đó đó, cái đó là cái quan trọng phải nhớ.


Đoạn này không hoàn chỉnh, còn thiếu 1 thứ .

Cheer
Reply
#13
(2020-03-07, 03:52 PM)RungHoang Wrote: Chào anh ABC,

Mấy hôm trước tôi thấy cái thread của anh, tôi không quan tâm về xe cộ nên không vào . Tối hôm ấy tôi ngồi buồn dạo ở đây, không có gì để đọc nửa nên bấm vào chơi - Chỉ bấm đại vào chứ không có mục đích - thì ra là cái thread giảng kinh Phật . Thế rồi tôi coi chuyện gì, tôi thấy Mimo nói anh có vẻ treo đầu dê bán thịt chó, tựa đề XE nhưng bài giảng kinh Phật, tôi thấy LeThanhPhong quoted lại và cười . Tôi bỗng nghỉ đến bài kinh của Na Tiên này, bài kinh mang xe ra giảng kinh Phật , nên đi lục và posted vào để cứu bồ anh . 

Bài kinh này tôi đọc đã lâu, chắc ít nhất cũng hơn 10 năm . Tôi xưa nay không thích post kinh, vì nghỉ là bài kinh này gởi vào đây sẻ đúng lúc và đúng hoàn cảnh nên mới posted . 


Quote:(03-06-2020, 09:58 AM)abc Wrote:[/url] anh RH đọc kinh Na Tiên xong có còn tin rằng có một cái tôi trường cữu , vĩnh hằng ?


Tôi luôn quan niệm là mọi chuyện đều thay đổi . Khi nói về chuyện tình yêu và gia đình cùng các bạn ở đây tôi cũng xác định là "Con người luôn thay đổi" , cái tôi của ngày hôm nay không giống cái tôi của năm rồi, sang năm khác tôi cũng sẻ thay đôi tiếp . ==> Chưa từng có 1 permanent I . "I" , "Me" của hôm nay luôn biến đổi, không bao giờ trường cữu, vĩnh hằng.

Nếu anh hỏi tôi đọc bài kinh của Na Tiên có suy nghỉ gì ?

- Có hiểu không ? -- Có
- Có tin không ? --- Có
- Làm được không ? -- Không !

Tôi có đọc và có hiểu, hiểu và tin là đúng, xác nhận là đúng nhưng vẫn không từ bỏ được cái "Tôi" của tôi . 


Quote:(03-06-2020, 09:58 AM)abc Wrote:[url=http://vietbestforum.com/showthread.php?pid=212132#pid212132]
Cái này Phật tử mình 99% là dính sạch, dính ngay chỗ này: "Hôm nay tôi bị khổ tại vì hồi kiếp xưa tôi vụng tu.", "Bây giờ tôi bị nghèo do kiếp xưa tôi không có bố thí.", "Kiếp này tôi bệnh tật, yểu thọ là tại do kiếp xưa tôi sát sanh, thích hành hạ người khác." Mình nghe mình thấy rõ ràng là chánh kiến. Nhưng mà không phải vậy. Nó là tà đó!

Đoạn trên của anh tôi không đồng ý . Tôi tin là những gì của ngày hôm nay... . À , trước nhất xin chia làm 2 phần . Con người khi vừa sinh ra đã mang theo, đã định sẳn 1 phần, Đạo giáo gọi là "Tiên thiên", và 1 phần khác là sau khi tiếp xúc với cuộc đời, từ hoàn cảnh gia đinh, học vấn, hoàn cảnh xả hội, hoàn cảnh địa lý .... gọi là "Hậu thiên". Phần thứ 2 sẻ hoà với phần Tiên thiên mà tạo nên 1 con người, con người này vì sinh ta tính tình như thế, lại gặp hoàn cảnh như thế, mà tạo nên 1 cá biệt khác với những người chung quanh . Và con người nầy có nhận những nhân và quả của tiền kiếp khiến cuộc đời người này nhiều uẩn khúc hay vui vẻ. Từ đâu nhìn thấy cái nhân ? Là từ Tiên thiên . Có 1 số người vừa sinh ra là có khiếu về hoạ, có khiếu về thơ . Người này sẻ đặc biệt hơn người khác, nghĩa là dù không học vẫn có thể hoạ đẹp, dù không học vẫn có thể làm thơ. Và 1 số người trời sinh ra là có đôi tai đặc biệt có thể phân tích những âm thanh 1 cách chính xác, có thể thấy được mối liên hệ giửa âm thanh và tình cảm con người , có thể nhìn những nốt nhạc mà đọc được cảm xúc của con người, họ là những thiên tài âm nhạc . Có người thì trời sinh cấu trúc cơ thể khác thường, chạy nhanh lấy nhiều huy chương . Cho dù chúng ta có học nhạc 10 năm vẫn không viết được nhạc hay bằng họ, tập chạy 10 năm vẫn không chạy nhanh bằng họ . Nay mình lấy 1 thí dụ về người nghèo, nghèo thì có những nguyen nhân như lười biếng, thích nhậu nhẹt, thích phung phí .... mà lười biếng, sa đoạ, phung phí ... ấy lại nằm ở Tiên thiên, trời sinh người ấy vốn là làm biếng từ lúc mới sinh ra . Trong khi trời sinh ra lại có người chạy nhanh nhận được nhiều vinh dự , viiết được nhiều nhạc hay nhận được nhiều tiền bạc nên có đời sống cao . Cái Tiên thiên này là cái quả hay cái nghiệp từ kiếp trước mang đến . 

Đó là cái nhìn của tôi, có thể không đúng, có thể tui nghỉ bậy . 

:cheer:

đọc cái post của anh , theo tui hiểu thì theo anh thì con người có hai phần "Tiên thiên" và "Hậu thiên" ... mà cái phần "Tiên thiên"  chi phối phần lớn cuộc đời con người 

cái anh nói là "Tiên thiên"  .. nó hao hao như "số phận" và cái "Hậu thiên" từa tựa như "đức năng thắng số "  


do vậy anh không đồng ý bài giảng của sư TK rằng những ý tưởng đại loại như "Hôm nay tôi bị khổ tại vì hồi kiếp xưa tôi vụng tu.", "Bây giờ tôi bị nghèo do kiếp xưa tôi không có bố thí.", "Kiếp này tôi bệnh tật, yểu thọ là tại do kiếp xưa tôi sát sanh, thích hành hạ người khác." là tà kiến 

ở đây , tui nghĩ không có đúng hoặc sai ... trong thời gian này hay thậm chi' trong kiếp sống này thì cái nhìn của anh là vây. ... và nó sẽ thay đổi (anh cũng đồng ý là mọi chuyện đều thay đổi) .. rồi cũng có một ngày khi anh "kinh nghiệm" được cái mà anh gọi là con người của anh ngay lúc này không phải là con nguời của anh một chục năm về trước , một tháng về trước , một ngày trước , một giây trước .. thì cái phần tiên thiên không còn cố định và nó chỉ là một tập hợp , và để phân biệt thì ta gọi tập hợp đó là xe , là ông A bà B ...

chừng nào anh bỏ dược cái tôi thì anh không còn cho là "Hôm nay tôi bị khổ tại vì hồi kiếp xưa tôi vụng tu.", "Bây giờ tôi bị nghèo do kiếp xưa tôi không có bố thí.", "Kiếp này tôi bệnh tật, yểu thọ là tại do kiếp xưa tôi sát sanh, thích hành hạ người khác.
Reply
#14
Chào anh ABC,

Phật giáo có 2 trụ cột chính là "Nhân quả và luân hồi" , tin theo 2 quan điểm này là chính kiến, bác bỏ nhân quả và luân hồi đối với PG là tà kiến . 

Cheer
Reply
#15
chào anh RH,

mỗI người hiểu đạo Phật theo một mức độ khác nhau , và khi cần giải thích ,thảo luận thì lại càng có nhiều sai biệt (vì vậy mà khi đụng chuyện thì thường có bất đồng quan điểm)

khi nói về đạo Phật là gì ? thì có nhiều cách nói tuỳ theo hoàn cảnh như nói về hiện tượng , bản thể , quy luật vận hành ....

luật nhân quả và nghiệp báo là một vấn đề lớn , yes. 

bài viết xe và phụ tùng xe đi sâu vào phân tích và chỉ ra rằng không có một cái tôi tạo nghiệp mà chỉ là một mớ ngủ uẩn (phụ tùng) tạo nghiệp , và vô số nghiệp của các ngủ uẩn khác nhau là nhân  và khi chín mùi (đủ duyên - các nhân phụ trợ) sẽ tạo ra vô vàn những quả (báo ứng) xảy đến cho những nhóm ngủ uẩn khác (là những thêm bớt , cộng trừ của vô số những ngủ uẩn trước đây tạo nhân ) một khi thực chứng thì ảo tưởng về cái tôi , attā , bản ngã .... sẽ  không còn ... những chiếc xe sẽ không còn .... chỉ còn những .. chiếc giỏ xe (đúng ra là vỏ xe , giỏ xe chỉ đựng hoa mà thôi) chở đầy hoa phượng .. em chở mùa hè của tôi đi ..... chơi ....
Reply