Thọ
#31
(2020-02-19, 02:41 PM)abc Wrote: thọ là một khái niệm , một khi sống qua cái tuổi mà đa số mọi người sinh cùng năm với mình đã và đang chết thì gọi là sống thọ

tuỳ theo từng thời kỳ phát triển trong lịch sử mà tuổi thọ loài người tăng giảm

thời ông bà mình , sinh 189x hay 190x thì hơn 60 gọi là thọ rồi , giờ thì con số đó hình như bảy tám chục hay co' thể hơn

hay có những bộ lạc không ai sống hơn 60 tuổi  . co' ai biết vì sao không (bỏ qua nhừng hiểu biết thông thường như thiếu vệ sinh , gen di truyền ...)

Anh Abc,

Hình như cùng chữ "Thọ" nhưng có nhiều functions

- Thọ - (danh từ) như longevity như trường thọ, sống thọ...

- Thọ (Dt riêng) như Phước Lộc Thọ, Nguyễn van Thọ...


- Thọ (Động từ)- như bear....mang, nhan lãnh...thọ ơn

Hình như anh Abc cũng có phân tích...nhưng trong triết lý phương đông thì "kính lão đắc thọ", tôn trọng những người già sông lâu và coi như những người sống lâu, sống thọ thường là có phước cho gd và làm tốt cũng được sống thọ...


Còn ở phương Tây nhiều khi chưa chắc à nha!

Reply
#32
Thọ hay cảm giác lại rất đa dạng và có thể được phân loại bằng nhiều cách khác nhau. Khi được phân thành ba loại, chúng là những:
1.      Cảm giác sảng khoái hay là lạc (Sukha)
2.      Cảm giác khó chịu hay là khổ (Dukkha)
3.      Cảm giác phi khổ phi lạc (trung hoà hay xả (Adukkhamasukha)
Không có giây phút nào lại không có cảm giác cả. Khi không có cảm giác lạc hoặc khổ thì cảm giác phi khổ phi lạc (xả) xuất hiện ngay. Thật khó có thể biết được cảm giác xả ra sao. Cho đến khi chúng ta không thể phân biệt được giữa danh pháp và sắc pháp thì chúng ta không thể biết chính xác được trạng thái của cảm giác là gì và như vậy chúng ta cũng không thể biết được cảm giác xả ra sao. Khi chúng ta đề cập đến các cảm giác thuộc về thân và cảm giác tâm linh thì cảm giác lại được chia thành năm loại khác nhau:
1.             Cảm giác sảng khoải thuộc về thân (lạc: Sukha)
2.             Cảm giác đau đớn thuộc về thân (khổ: Dukkha)
3.             Cảm giác sung sướng hay câu hành hỷ (Somanassa)
4.             Cảm giác bất hạnh (Domanassa: thọ ưu)
5.             Cảm giác trung hoà (Upekkha: xả)
Cảm giác sảng khoái thuộc về thân và cảm giác đau đớn thuộc về thân chỉ là những danh pháp (Namas). Chúng ta gọi chung là “cảm giác thuộc về thân” vì cả hai đều bị các tác động ảnh hưởng trên thân căn chi phối. Thí dụ khi khí hậu vừa đủ (nóng lạnh vừa đủ) tác động lên thân căn (Bodysense) thì thân thức (Kaya vinnana) cảm nghiệm được sức nóng đó, kèm theo với một cảm giác thuộc về thân sảng khoái. Thân thức lại là một tâm quả (Vipakacitta) và trong trường hợp này đó là nghiệp tâm quả thiện (Kusala vipakacitta).[20] Cảm giác thuộc về thân sảng khoái đi kèm theo tâm quả thiện này cũng chính là quả thiện (Kusla vipaka). Cảm giác thuộc về thân sảng khoái không thể đi kèm với bất kỳ một tâm nào khác ngoại trừ thân thức đó là quả thiện. Vì thế chúng ta thấy không phải bất cứ cảm giác nào cũng đều xuất hiện kèm theo với toàn bộ các loại tâm khác nhau.

Nina Van Gorkom - [b]Tỳ kheo Thiện Minh[/b]
Reply