LTP Học Phật Pháp
Sư Toại Khanh Giảng Duyên Hệ và Tu Hành (2-7)

https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=77pGf-kEcQk&abt=Duy%C3%AAn+H%E1%BB%87+v%C3%A0+Tu+H%C3%A0nh


Cho nên, trong kinh có nói, cái người mà phàm phu không biết giáo lý giống như một người mù mà đi gieo hạt vậy đó. Cái gì cũng ném ra hết, và chúng ta không ngờ mỗi phút ta đang gieo vô số duyên mà mình không có ngờ. Tôi nói cái này các vị nghe các vị rùng mình nè. Chúng ta có trí thức cách mấy, chúng ta có giàu sang, uy tín cách mấy, chúng ta có may mắn cách mấy chúng ta có là một celebrity ngon lành cách mấy thì trong người chúng ta luôn luôn có thừa hưởng chủng tử ăn thịt sống nó vẫn còn đó. Mỗi suy nghĩ, mỗi lời nói của chúng ta nó đang tạo ra cái cơ hội cho chúng ta trở thành con trâu, con bò, con cọp, con beo mà mình không hề biết. Hiểu không ? Vì sao vậy ? 

Cái này nghe kỹ nè : 
Thích ăn ngon mà không thích tu hành đời sau sanh làm loài ăn tạp; 
Thích làm đẹp mà không tu hành đời sau sanh làm cái loài sặc sỡ, diêm dúa, lòe loẹt; 
Thích sở hữu bất động sản, nhà đất mà không tu hành đời sau sanh làm giun làm trùng, làm những loài mối mọt bám chặt vào nhà, vào đất . 

Trong kinh nói, có một vị trù trì, tu hành đàng hoàng lắm, cái chùa nó bị mục nát, Phật tử mới gom tiền lại để cho vị này sửa chùa, mà cái số tiền gom lại nó không có đủ, mà thời đó họ không có gom tiền, họ gom vàng, mà số vàng nó chưa đủ để sửa chùa, nên vị này cứ để dành để dành, để dành sợ mất, vị này mới bỏ trong cái hũ chôn đằng sau chùa. Rồi thình lình vị này lăn đùng ra chết. mà lúc chết tâm nó còn dính líu, dính mắc với hũ vàng, tuy là vàng đó là vàng chùa, nhưng mà có dính mắc không ? Nếu các vị. Các vị phải chối là không dính chứ. Cho nên chết rồi không có đi xa được, làm con trăn nằm trong bụi tre gần đó để giữ cái hũ. 

Thời Phật có một vị tỷ kheo được người ta cúng cho bộ y mới chưa kịp mặc, lăn đùng ra chết. Lúc chết, tiếc, làm con rệp trong đó. Lúc mà chết rồi, thì theo luật, chư tăng đem y đó ra bắt thăm. Biết bắt thăm không ? Bắt thăm coi ai được. Lúc bắt vậy, thì vị tỳ kheo này tánh linh còn, chạy tới chạy lui khó chịu lắm. Lúc ấy, Đức Phật Ngài nói, phải chờ thêm bảy ngày để cho con rệp nó chết rồi hãy chia, chứ chia bây giờ nó đau lòng lắm. Tại vì cái vị mà nhận được y thế nào cũng đem đi giặt, đem đi giặt thì con rệp nó sống ở đâu ? Thôi, xếp trở lại như cũ cho con rệp nó ở trong đó, mấy ngày sau từ từ nó chết thôi. 

Cho nên, có nhiều chuyện nhiều vị có thể không tin nhưng theo trong kinh Phật thì trong lòng dính mắc cái gì đó mình không có đi xa được, lúc cận tử hấp hối, trong kinh dạy thế này. Ông chú ruột của Đức Phật, ông đến thăm Phật, ông hỏi: "Bạch Thế Tôn, chúng con là cư sĩ, có vợ có chồng, có con có cái có cha có mẹ có ông có bà, thì trong trường hợp người thân chúng con cận tử thì chúng con hộ niệm họ như thế nào ?" Bài kinh đó hay quá mà Phật tử mình không biết, cứ đè lúc ngáp ngáp ra tụng tùm lum tà la hết trơn, nó càng nghe càng ồn, nó càng ồn nó càng tức, cuối cùng là đi cho lẹ. Trong khi bài kinh này rất là quan trọng. Ông chú Ngài hỏi Ngài: "Bạch Thế Tôn, chúng con là cư sĩ, chúng con có quá nhiều người thân trong nhà, lỡ họ cận tử thì chúng con phải hộ niệm như thế nào cho nó đúng pháp ?" Phật dạy thế này: "Nếu đó là cha của mình, là mẹ của mình thì mình nên nói thế này: 'Tba, thưa má, cái tấm thân này nó đã cũ kỹ rồi, đau đớn, hôi hám và xấu xí rồi, nó như một món đồ cũ, nếu bỏ nó đi thì không có gì để tiếc. Trong dòng luân hồi mình có bao nhiêu cơ hội mình mang cái thân cũng phải bỏ hết mà đi, bỏ cũ mới có được cái mới, Ba má lúc bình sinh cũng biết Phật Pháp mà. Nếu còn có tái sanh thì ba má cũng sẽ đi về chỗ lành .' Xong chưa ? Đó là bước một. Có nghĩa là trước hết phải cho ba má thấy cái này là đồ cũ đồ dơ đồ xấu đồ giả. Bước hai: 'Thưa ba má, cõi người không có lý do gì mình quay lại hết. các cõi trời đáng để ba má về hơn .'  Rồi mới thưa thêm: 'Thưa ba má, chuyện nhà đã có người ở lại lo, bây giờ ba má có lo cũng bằng thừa .' Xong chưa ?  'và cõi người không đáng để ba má tiếc, ba má hãy nghĩ về các cõi trời .' Rồi mới tiếp theo: 'Thưa ba má, các cõi trời còn hưởng dục không bằng các cõi phạm thiên .' Nói chậm chậm: 'Dạ, thưa ba thưa má, các cõi phạm thiên cũng còn trong sanh tử, ba má hãy nghĩ đến sự chấm dứt sanh tử và thưa ba má, đây là con đường dẫn đến giải thoát, đó là tâm niệm rằng : mọi thứ do duyên mà có, có rồi lại mất .' với cách hộ niệm này, nếu ba má đủ duyên là ba má đi luôn, còn không đủ duyên thì họ cũng ra đi trong nhận thức hiểu biết. Hiểu không ? bài kinh nó hay quá. Tôi đang làm một cuốn thiền ngôn nhật tụng cho Kalama 1200 trang, dự trù in thành ba quyển, trong đó tôi gom hết mấy bài kinh dạng đó thành một cuốn, bà con không có điều kiện đọc kinh tạng dày tủ tủ tủ tủ, bà con chỉ đọc ba cuốn đó thôi. Tôi ớn nhất là sáng chiều hai buổi công phu réo gọi tên của Phật, của Bồ Tát rồi cầu cho Long thần, Hộ pháp phù hộ chớ học một câu giáo lý nào hết. Lẽ ra những câu càng đọc càng thay đổi con người mình thì không chịu đọc, cứ Nam mô này Nam mô kia quất cho một đống Nam mô mà cả buổi không thấy trong đó kêu mình làm cái gì. Ok ? 

Lẽ ra, mình đọc kinh là để mình hiểu những vấn đề sau đây : 
  1. Tôi là ai ? 
  2. Ở đâu tôi tới ? 
  3. Tôi sẽ về đâu ? và 
  4. Tôi cần làm gì lúc này ? 
Những bài kinh mà có nội dung giải đáp về những câu hỏi đó đó mới là đáng để cho mình đọc, và tôi cũng xin nói luôn, các vị có lẽ đang hoang mang. Tất cả những bài kinh mang nội dung lễ bái này nọ, cầu xin không có trong kinh điển Tam tạng. 

Trong kinh điển Tam tạng toàn mấy bài kinh pháp môn tu hành, con đường giải thoát không. Mấy cái này là của người đời sau họ viết ra để mà hỗ trợ cho mấy người, tôi nói thẳng đừng có buồn, cho mấy bà con vừa dốt mà vừa lười á, chỉ cần vô chùa cúng bái xong cũng cho họ nguyện cái gì đó để cho nó dễ hiểu vậy đó, trấn an cái lòng người chứ thật ra nội dung thật sự của Phật Pháp không có cái vụ mà cầu chư thiên rồi tam bảo phù hộ rồi gia trì cho con được cái này, đừng bị cái kia là không có. 

Là vì sao ? 
Là vì tụng kinh có hai hiệu quả. Các vị ghi nè, Mỗi một bài kinh mình tụng nó cho ra hai thứ hiệu quả. 
  1. Hiệu quả một, tránh được cái này, có được cái kia như mình muốn. 
  2. Hiệu quả hai, là đọc kinh để cho lòng nó thanh thản và thấm thía, hai chữ «th»: thanh thản và thấm thía Phật pháp. 
Các vị có hiểu hai hiệu quả này không ta ? Khác hay giống ? Hiệu quả một nó nghe có vẻ hơi thần quyền đúng không ? khổ thiệt nói không hiểu. Cái hiệu quả một là gì ? Tránh được cái này mà có được cái kia. Ví dụ như, ba con đừng có bệnh nữa, má con đừng làm ăn thua lỗ, người ta giựt nợ làm ơn trả sớm. Ví dụ vậy. Thì mấy cái đó, là hiệu quả một. còn hiệu quả hai là đọc để lòng thanh thản và thấm thía lời Phật dạy. 

Hai hiệu quả này, cái nào theo quý vị thấy là possible ? cái thứ nhất hình như là, cái thứ nhất nó còn tùy thuộc vào nghiệp, phước duyên của mình trong quá khứ, hiểu không ? mà nó mâu thuẫn chỗ này, nếu mà phước duyên đầy đủ để cho chuyện đó nó qua khỏi thì mình đâu cần tụng kinh. Có hiểu không ta ?Còn nếu mình không đủ phước duyên để giải quyết thì mình có tụng rách mỏ cũng không giải quyết được. Đúng không ? Bây giờ hiểu chưa ?

24 :56

26/06/2020 - 07:54 - vuihtv

Tôi biết tôi nói cái này cô Tâm Uyên nổi khùng tôi vẫn nói,  bên Bắc truyền họ dạy cho người ta là : 

lúc sống gặp tai nạn niệm Quan Âm mà lúc chêt thì niệm U Minh Giáo Chủ - Địa Tạng Vương, hoặc là niệm Tây Phương tiếp dẫn A Di Đà Phật. Tôi xin hỏi các vị chứ, mình gặp nạn mình cầu Quan Âm mình có được thoát nạn như ý không ? Bởi vì nếu mà nói Quan Âm phù hộ, như vậy cả hai đội bóng nó cầu Quan Âm phù hộ thì Quan Âm phù hộ đội nào ? Hiểu không ? Ông Phát một đội, tui một đội mà đứa nào cũng Quan Âm phù hộ, mẹ hiền phù hộ cho con, Quan Âm binh ai ? Nó có kẹt không ? Nó hơi kẹt. 

Thứ hai, Bồ Tát phù hộ, ai mà chí thành thì Bồ Tát phù hộ, có dám chắc là chí thành là Bồ Tát phù hộ không ? Bởi vì theo kinh điển nguyên thủy, cái phước nghiệp đó có thể giúp con vượt qua vụ này thì không cần ai phù hộ, tự nó qua, cầm nguyên nồi nước sôi hất vô ổ kiến thế nào cũng có con sống con chết, nghe kịp không ? Cầm đạn mà lia vô đám đông thế nào cũng có đứa sống đứa chết, có đúng không ? thí dụ như vừa rồi nó giết trong cái đại nhạc hội nhớ không ? Không biết vụ đó hả ? Cầm nguyên nồi nước sôi hất vô ổ kiến cũng có đứa sống đứa chết. «Chúng sanh có nghiệp hộ trì, dữ lành tốt xấu sở y của mình». Cho nên, nếu mà nói Bồ Tát có thể hộ trì cho mình thì vậy chứ những đứa có phước và không có phước Bồ Tát phù hộ hết, có phải không ? Vậy cuối cùng quy lại là, do cái nghiệp. Đó là điều thứ nhất .

Điều thứ hai, nếu nói Bồ Tát Quán Âm là Đại Bi vậy xin hỏi mấy cha Bồ Tát khác không có Đại Bi à ? Có hiểu tôi nói gì không ? mà muốn thành Phật thì phải có Đại Bi. Theo tôi biết thì không có Phật nào mà thiếu Đại Bi mà thành Phật hết á. 

Tôi xin thề trước vong linh của má tui. Không bao giờ có một vị Bồ Tát nào thiếu lòng đại bi mà leo lên ngồi cái tòa này hết. 

Đại Bi là gì ? Giúp được thì giúp, bất kể bản thân. Đó mới là Đại Bi. 

Còn nhớ 5 hạng người mà bữa hổm mình học không ? 
  1. Hạng thứ nhất, chỉ nghĩ đến bản thân bất kể người khác. 
  2. Hạng thứ hai, chỉ quan tâm đến người nào tốt với mình. 
  3. Hạng thứ ba, thương được kẻ không ân không oán, người dưng nước lã. 
  4. Hạng thứ tư, thương được bạn của kẻ thù. 
  5. Hạng thứ năm, thương được kẻ thù. 
Thì phải là hạng thứ năm trong vô sô kiếp. 

[Cô đi về đi cô. Tội nghiệp quá đi hoài ta. Thấy chưa ? Khi có một vấn đề gì, bị một cái gì đó là sẽ mất rất nhiều thứ. Bây giờ hiểu chưa ? Hiểu hả ? Chứ nếu mà bả là triệu phú là bả ngủ đây luôn rồi. Đó, bây giờ chính bả đang minh họa bài học đó. Khi mà anh bị một cái trục trặc nào đó anh sẽ mất rất nhiều thứ. Chẳng hạn như tôi biết ở đây có rất nhiều người bị đau lưng, họ nghe bị phân tâm dữ lắm biết không ? có không ? họ chỉ mong buổi giảng kết thúc họ đi về. Về thì tiếc bài, mà ngồi không nổi. tôi biết cái cỡ đó nhiều lắm, ở đâu cũng có hết. Đi về thì mất bài mà ngồi thì nạp không nổi, đau quá. Bây giờ tôi trở lại. ]

Trong bài học này chúng ta cùng nhau ngồi lại để phân tích, chúng ta không nên có cái ý bôi bác, mà vấn đề không phải bôi bác ai vì mình hiểu sai chứ không phải là bôi bác. Cái tín ngưỡng Quan Âm tôi nói là rất hay. Nhưng mà do mình hiểu sai, cho nên làm hư đi hình ảnh Quan Âm. Hình ảnh Quan Âm phải nên hiểu như thế này : Thờ Quan Âm là thờ cái symbol của cái kindness, chớ không phải thờ Quan Âm để mà cầu somebody helps you. Nghe kịp không ? 

Bởi vì trong kinh nói, cầu nguyện lúc lâm nguy không phải để thoát nạn mà để lòng bình tĩnh lúc lâm nguy. Biết câu này không ? Cầu nguyện lúc lâm nguy không phải để thoát nạn mà để lòng bình tĩnh lúc lâm nguy và theo các chuyên gia cứu hộ thì trong bất cứ tai nạn nào, cái tên mà bình tĩnh có khả năng thoát nạn cao hơn cái tên hoảng loạn 30 lần. Có biết không ? Ví dụ vừa rồi bị trục trặc ở Iran một chiếc máy bay, lúc mà nó hạ cánh khẩn cấp người ta bung cái cửa thoát hiểm, mấy bà thay vì người ta thứ lớp đi theo hướng dẫn của tiếp viên thì mấy bả chuyện đầu tiên nhào lên khoang hành lý lôi mấy cái túi LV, Gucci mới mua chưa kịp xài, là lúc mà nhào lên lấy hành lý là đã rối, mà lấy được xong cứ đạp người trước mặt để mà chạy ra, mới chết một mớ luôn. Cái chuyện mà lấy hành lý là bậy số một, mà đạp lên nhau là bậy số hai, tổng cộng là bậy toàn tập. 

Cho nên trong bất cứ tình huống nào, dầu là trước cái chết, không tránh được thì cái tên bình tĩnh nó hơn cái tên hoảng loạn ở chỗ là nó chết trong bình tĩnh. Nó chết trong bình tĩnh. Giả sử mà biết cái vụ này không qua được, ít ra cái tên chết trong bình tĩnh hình như cũng tốt hơn cái chết trong hoảng loạn đúng không ? Tức là nói tận cùng á, chưa kể là nó bình tĩnh nó còn cơ hội thoát nạn, và có nhiều người, họ bình tĩnh họ thoát nạn mà họ còn có quởn họ giúp được người khác nữa. Còn còn nhiều người thì khi loạn lên bản thân cứu không được, không tự cứu thì làm sao có thể cứu người ? 

Cho nên ở đây, mình niệm Phật niệm Bồ Tát là để có được sự bình tĩnh lúc lâm nguy, chứ không phải để thoát nạn. Mặc dù, mình cũng phải hiểu ngầm khi có bình tĩnh thì khả năng thoát nạn sẽ cao hơn. Phải không ?

(còn tiếp)
Reply
(tt) Sư Toại Khanh Giảng Duyên Hệ và Tu Hành (3-7)

https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=77pGf-kEcQk&abt=Duy%C3%AAn+H%E1%BB%87+v%C3%A0+Tu+H%C3%A0nh


Nhưng mà khi anh cứ cầu nguyện được cái này, cái kia lỡ mà không được anh có thất vọng không ? Yeah. Mà trong khi đó nhớ dùm tôi. Chư Phật chỉ độ giúp ta được khi ta có phước duyên thôi . Các Ngài chỉ hà hơi, tiếp sức trợ lực thôi, tin tôi đi, chứ không thể nào nói là thờ linh lắm linh lắm. Thì tôi hỏi, nếu như bên Thái Lan có nhiều vị sư cho Phật tử cái tượng Phật nói linh lắm linh lắm thì phát tài nếu Phật tử nó bình tĩnh hỏi lại : «Sao sư không để lại xài ?» thì khi ổng nói phát mà ổng đưa cho mình là để chờ mình cúng bao thơ. Có hiểu không ? Các vị thấy có kỳ không ? hả ? hoặc có cái này tôi thắc mắc sao Phật tử hiền quá, Đức Phật trong kinh ngài cao 1m8, tiếng Pali gọi là 18 cái ... xin lỗi lộn lộn usapha là 1 tấc mà 18... là.. mà khi Ngài tịch rồi, thiêu ngài, xá lợi tối đa là 5kg. Tối đa 5kg là nhiều lắm, chứ một người mét tám mà làm gì được 5kg, nhưng mà tôi tặng không thêm mấy kg nữa đó. Thì tôi hỏi, 5kg đó mà đem chia ra thì làm gì tới tay mấy người tào lao của mình ? 

Trong kinh nói, lúc chia xá lợi là Đế Thích dòm chăm bẵm, dòm cái ông mà đó, ổng lấy cái răng ổng nhét đây này, tóc ổng dài á, ổng chia lúc ổng chia ổng thấy cái răng được quá ổng cho lên đây, chia tiếp. Đức Đế Thích thấy vậy, mới lấy cái răng của ổng đem đi mất. Ổng chia xong ổng rờ thấy mất cái răng. 

Điều đó cho thấy rằng, Đế Thích vàng ngọc không màng nhưng mà rất là quan tâm xá lợi của Đức Phật, bởi vì đó là tinh hoa của 20 A-tăng-kỳ. Có hiểu không ? 

Chưa hết, «Phạm Thiên thượng giới một tòa, xương vai bên tả cùng là tam y, đền thờ cao vợi cực kỳ chúng con lễ bái thiên uy tháp này .» Phạm Thiên là mấy ông mà ăn rồi cứ vậy không à, hít thở để cười như Làng Mai vậy. Mà người ta còn làm một cái tháp «Phạm Thiên thượng giới một tòa» «Xương vai bên tả cùng là tam y» Phạm Thiên còn phải thờ một miếng xương vai. Đức Phật có hai vai, một mảnh bên vai trái với bộ tam y của Đức Phật Phạm Thiên còn thờ, điều đó cho thấy rằng, Phạm Thiên Đế Thích không màng tiền bạc đúng không ta ? mà lại rất quan tâm tới xá lợi, thì em xin hỏi các bố, 5kg ấy họ có để yên cho mình giữ không ? Tu hành cái kiểu cà chớn của mình, có cửa không ? Nói kiểu Việt Nam của mình, có cửa không ? 

  1. 5kg mà chia cho vô lượng vũ trụ thì các vị nghĩ coi các vị có không ? Đó là cái vô lý thứ nhất, 
  2. cái vô lý thứ hai, nếu đúng là xương của Phật, tăng ni nào dám cầm tặng cho thí chủ ? 
Không, tôi xin các vị ngồi yên lại suy nghĩ coi, tôi có bôi bác không ? Nếu cái ông sư đó mà ổng tin Phật, ổng tin Phật như là tôi tin, tin mà có giáo lý thì ổng ngồi nghĩ kỹ lại đi . Cái mảnh gì đó mảnh something tôi không biết kêu mảnh gì nữa, cái mảnh mà ổng đưa người ta á, có phải xá lợi không ? Nếu mà đúng là xương của Đức Thích Ca Mâu Ni, tứ sanh từ phụ, thiên nhân chi đạo sư, nếu ổng biết vậy, theo quý vị, vàng tấn có đổi được miếng đó không ? Có hiểu tôi nói gì không ? Vàng tấn chứ tôi không nói vàng ký. Vàng tấn. Có nghĩa là 26 cây 6 là được 1kg mà tôi cho tấn thì đổi được mảnh nhỏ ? No way. Mà mấy bố gặp ai mấy bố cũng cho một cái tháp. 

A/ Mà ngộ lắm, ở Băng Cốc có cái tiệm chuyên bán xá lợi. mà đặc biệt trong đó cung cấp xá lợi của những vị mà vốn không để lại xá lợi . Ví dụ như 

  1. Ngài Rahula Ngài tịch trên cõi trời, không biết họ liên lạc email điện thoại tin nhắn gì không biết mà làm sao Ngài tịch trên đó mà ship được xá lợi về đây cho bán ? 
  2. Rồi thứ hai, là ngài Bakula, một cái vị mà tịch xong là chú nguyện : khi ta sống không có học trò, không đệ tử, khi ta chết ta cũng không muốn để lại xá lợi cho đời. Ngài chú nguyện xong là Ngài nhập thiền Ngài tịch, thì khi Ngài tắt thở xong tự có lửa thiêu thiêu nát xá lợi không để lại dấu vết, tan mất như một làn khói. Vậy mà bên Thái Lan vẫn có xá lợi của ngài. Họ dò tìm trong không khí thu gom được, có hiểu không ? 
B/ Rồi chưa kể xá lợi Tây Tạng. Tây Tạng hay tổ chức những cuộc triển lãm xá lợi gì đâu mà tròn tròn đủ thứ màu bà con xì xụp lạy tôi không hiểu được. Cái này (đầu) để đội nón hay để suy nghĩ. Đa phần dùng cái này là để đội nón thôi. Các vị có thấy xá lợi đó hay không ? Có thấy Tây Tạng mà họ có những triển lãm không ? Rồi người ta quỳ xuống người ta lấy nguyên cái để trên đầu đó. Các vị coi mấy viên tròn tròn mà đủ màu, mà trời ơi, nhiều, nhất là mấy chủ tiệm nail, chắc vài bữa tui làm vài ký về Kalama quá. Khủng khiếp. Chuyện như vậy mà họ vẫn tin được. Cái đó là chuyện mà đáng để mình suy nghĩ. 

Các vị nghĩ coi, Đức Phật khả kính như vậy mà ngài mất rồi để, tôi cho tối đa, 5kg thì làm sao mà tới mình. Mà trong kinh ghi rõ, Phạm Thiên, Đế Thích mà còn đem về từng mảnh để thờ, thì 5kg đó làm sao mà tới mình. 
Ngày xưa các ngài A- la- hán còn thì người ta còn nể mặt, nay tu kiểu như mình thì chư thiên họ liệu có để không ? Các vị có biết không ? kích thước chiều cao của mình, trọng lượng của mình là bao nhiêu, nhà mình ở là bao nhiêu, trong mắt chư thiên mình như là một bầy mối vậy đó. Mà họ rất thờ Phật, họ rất kính Phật, họ đành lòng họ thấy xá lợi của Thế Tôn nằm nguyên trong cái ổ mối thì có đành không? Chỉ trừ ra các vị A- la – hán còn. 

Khi các vị A- la – hán còn, Phạm Thiên, Chư Thiên họ nhìn cái trú xứ của A- la – hán họ không thấy thấp bé như trú xứ bình thường. Mình biết chuyện đó không? Ở đâu có người đức độ ở thì Phạm Thiên, Chư Thiên họ nhìn chỗ ở đó nó không có dơ bẩn và thấp bé như chỗ ở của người tầm thường. Mặc dù mắt người bình thường thì nó rất bình thường, nhưng trong mắt Chư thiên Phạm Thiên thì chỗ đó nó không thấp bé, Đó là núi. Nó là núi cao, nó là đại dương, chỗ của La hán ở, trong mắt của Chư Thiên, Phạm Thiên khả kính như vậy; nhưng khi không có la hán rồi, chỗ đó đối với Chư Thiên Phạm Thiên là một cái bãi rác, một cái vũng sình, một cái bụi rậm, một bụi cỏ dại thôi. Thử hỏi xá lợi của Đức Phật mà nằm một cái chỗ bụi rậm như vậy thì Chư Thiên họ có đành lòng không? Như mấy cái bụi cỏ, mấy cái foxtail của mình Chư Thiên họ nhìn thấy giống như cỏ đuôi gà thôi à. Biết cỏ đuôi gà không? Chư Thiên họ đành lòng mà thấy, họ biết cái đám này tu hành như khỉ, mà kiến trúc thì lùm xùm, bây giờ Xá lợi của Thế Tôn khả kính trong đó, họ có để không? Họ đi kiếm từng viên để họ thờ, mà bây giờ họ gặp xá lợi của Thế Tôn trong đó, các vị thấy có không tôi không tin. Với những gì tôi đọc tôi hiểu về Đức Phật, chuyện đó là không có. Vậy mà hôm nay hì hục mà đi tin cái đó. Mà tôi biết tôi nói cái này rất là dễ va chạm với những vị mà họ đang tuyên truyền về xá lợi, đang kêu gọi xây tháp, tôi không tin chuyện đó, và dĩ nhiên tôi chịu trách nhiệm với những gì tôi đang nói.

Tôi nói để họ có những thứ negative và positive. 

Đó là xá lợi có hai: 
  1. Xá lợi sắc thân và 
  2. xá lợi pháp thân. 
Xá lợi sắc thân là xương, di cốt của Đức Phật, của A-la-hán, còn cái xá lợi Pháp thân chính là lời dạy, là kinh điển. 

Đa phần bà con mình chỉ thích xá lợi sắc thân. Vì sao? Vì 
  1. sờ được,
  2. thấy được, và 
  3. không làm mình nhức đầu, chỉ cắm đầu lạy là phước báu mênh mông. 
Còn cái xá lợi pháp thân thì nhức đầu quá. Lâu lâu ổng về ổng đem cho mớ mà ngồi rang chiên tùm lum nhức đầu quá.

- Dạ thưa sư, ý sư là trên cõi của mình là không hề có xá lợi sắc thân hả sư?

- Nãy tui có nói câu đó không? Tức là hồi Phật mới mất, lúc La Hán còn nhiều, thì xá lợi được thờ ở đây, nhưng mà với cái tình trạng tu hành như bây giờ, thì chư thiên họ lấy đi hết. Thì cổ lại dịch ra, may là tui còn ngồi đây, cổ lại dịch ra là “Theo sư thì trái đất này không hề có xá lợi” có thấy không?

- Ý con nói là hiện tại bây giờ.

- Tôi không hề xài chữ “không hề” mà tôi nói thế này, lúc Ngài mới mất chia thờ các nơi, lúc đó La hán cư sĩ và tăng ni còn nhiều lắm, Chư thiên họ để cho thờ, hôm nay cái chuyện mà chư thiên mà để cho thờ. Hôm nay cái chuyện mà chư thiên để cho thờ . Tôi nói tới đó tôi im.

- Bây giờ xá lợi hầu như ai cũng có. Nó sanh ra rồi,

Nhưng mà các vị có nghe kịp không, ngài cao một mét tám. Hồi nãy tôi có nói cái chuyện mà mình thấy lớn hơn nhiều hơn đó vẫn là từng đây, chứ thực tế 5kg vẫn là 5kg. Nếu mà nói vậy, thì cây viết này bây giờ con kiến nó thấy cái viết này rất là lớn đúng không? Nhưng mà đem cân ra thì nó vẫn là 6gram. Đối với con kiến nó thấy lớn thiệt, nhưng mà đem cân vẫn là 6gr, nhưng đối với mình cái viết này nhỏ xíu, đem cân ra là mấy gram? Vẫn là 6gram. Cái chuyện lớn nhỏ là do tỷ lệ của người thấy thôi, nhưng mà trong thực tế tôi muốn hỏi là đối với con kiến là mấy gram ? vẫn 6 gram. Cái lớn đó đâu có mắc mớ gì tới xá lợi. Các vị hiểu không ? Giờ nghe tôi nói nè. Giờ tôi nói tôi. Tôi cao 1m6, 5.3feet nè. Cái cô này cô rất là thương tui còn cô này cô thù tôi lắm. mà cô rất là giàu, cô này rất là nghèo, vậy tôi xin hỏi đối với hai người này, tôi trọng lượng là 114 pounds. 114 pounds nha tôi cao 5.3 ft, thì như vậy đối với người thiệt là ghét thiệt là thù tôi và thiệt là thương tôi thì the same. Đừng nói Phật, giờ nói tui nè. Ông đó ông rất thù tui thì tui vẫn 5.3ft chiều cao và 114 pounds weight đúng không ? mà đối với cô này cô rất là thương tôi thì tôi vẫn là 5.3 và 114 thôi chứ. Chứ mình không nói cao siêu lắm, không bây giờ con quý sư lắm sư không phải là tầm thường đâu, sư là 5.3 ở đây thôi chứ lát về chùa sư 500 pounds. Không được. Không thể được.

Tại vì Ngài là người ở đây, cha mẹ Ngài là người ở đây, và khi Ngài tịch rồi, họ thiêu Ngài ở đây. Tất cả là về tinh thần, Ngài là thầy của tất cả, nhưng Ngài vẫn là người ở đây.

Thôi được rồi, nghe cô kể dài quá. ở đây, cho tôi nói rất là cẩn trọng và đang ghi âm cho toàn thế giới coi. Ngài kể lại câu chuyện mà Ngài được nghe, chứ đừng có bắt ngài chịu trách nhiệm là chuyện đó có thật. Có hiểu không ? 

Cô Loan nói hồi sáng là cô gặp hai chiếc xe đụng nhau ngoài đó. Ngừng lại ở đó thôi. Mình đừng có thêm là « Cô Loan cổ nói lúc này Houston tai nạn nhiều lắm » là sai. Cô Loan cô nói là « Hồi sáng thấy nó đụng hai chiếc » thì mình chỉ dừng lại chỗ hai chiếc thôi, chứ mình đừng có dịch thêm là « Cô Loan cổ nói lúc này tai nạn nhiều lắm ». 

Ở đây là Ngài Giới Đức nghe người ta kể bên Thái và Ngài đem cái chuyện đó trong một cái hoàn cảnh đặc biệt nào đó, Ngài kể cho mình hoan hỉ. Chứ cái chuyện đó, quý vị chắc chắn biết là chuyện đó không có trong kinh điển đúng không ? có đúng không ? vì Ngài kể chuyện đó bên Thái mà. Làm sao cô vẫn nhìn tôi một cách âu yếm vậy ? Dầu ngài nói rất rõ ràng, nhưng có phải Ngài kể câu chuyện Ngài được nghe hay không ? có phải hay không ? Cho tôi hỏi cô : Có phải là Ngài kể câu chuyện đó do Ngài nghe lại hay không ? Có phải hay không ? Không nhớ rõ, chết rồi. Rồi, thôi được rồi. đúng có hai chuyện mà tôi phải nói rõ với cô.

Ở đây mình không có thời gian nên khi mình nói đủ ý hiểu nhau thì mình ngưng. Tôi nói có hai ý, 
  1. thứ nhất : vì lòng tôn kính các ngài, thì cho tôi nói câu đầu tiên, các ngài kể lại câu chuyện mà các Ngài được nghe. Và đừng có gài vào cái chuyện mà các ngài tin thì tội nghiệp lắm. nghe kịp không ? Đó là chuyện thứ nhứt. Nhưng mà cái thứ nhứt không quan trọng bằng cái thứ hai. 
  2. Cái thứ hai quý vị phải nghe cho bằng được, cái chuyện mà cái đó nó từ ít nó nảy ra nhiều, hoặc đã mất hết rồi mà bây giờ nó có trở lại đó thì cái chuyện đó hoàn toàn không có cơ sở nào để nói đó là xá lợi hết á. Có hiểu tôi nói không ? 
Có thể, các vị có biết meo với nấm không ? một ít nấm, một ít meo, một ít bèo nó có thể nảy ra nói chung là một cái thành phần vật chất gì đó, nó có thể nảy ra, khoan, tôi nói chưa hết, hãy nghe tôi nói hết cái đã. Cái chuyện đầu tiên là chuyện khoa học, bây giờ cái chuyện thứ hai, nó hơi siêu hình hơn một chút. 

Có những vị khuất mặt họ thấy mình quá tin cái đó, họ thấy mình thích hợp với cái chuyện tin đó để mình tu, họ sẽ tạo ra để kích thích niềm tin cho mình đặng mình tu. Nếu tôi là chư thiên tôi cũng sẵn sàng làm chuyện đó. Tại vì tôi biết, cô Vy Nga rất mê cái đó, ông Long rất mê cái đó. thì bây giờ tôi muốn làm cái lạ đó để cho họ tu. Các vị phải hiểu rằng, xá lợi là cái gì, làm ơn có học chút, xá lợi là xương người. thì làm sao mà có chuyện mà cái xương chỉ có 5kg, nó ra ngả nào ? cái chuyện đó rất là khoa học mà sao cứ mù mờ mù mờ. Tôi nhắc lại, xá lợi là xương người, dầu đó là ai đi nữa.


29/06/2020 - 01:13 - vuihtv
(còn tiếp)
Reply
(tt) Sư Toại Khanh Giảng Duyên Hệ và Tu Hành (4-7)

https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=77pGf-kEcQk&abt=Duy%C3%AAn+H%E1%BB%87+v%C3%A0+Tu+H%C3%A0nh


29/06/2020 - 01:13 - vuihtv

Ghi chú: "Ngũ chủng bất phiên" có nghĩa là:
(五種不翻) Có 5 trường hợp không phiên dịch mà phải giữ âm tiếng Phạn, khi dịch 1 bản kinh tiếng Phạn ra Hán văn. Đây là 5 nguyên tắc do Đại sư Huyền Trang đời Đường đặt ra để làm mẫu mực cho người dịch kinh đời sau noi theo. Đó là: 
1. Vì bí mật: Như các Đà la ni (thần chú) trong kinh là lời nói bí mật của chư Phật, sâu xa mầu nhiệm chẳng thể nghĩ bàn nên không dịch nghĩa. 
2. Một chữ bao hàm nhiều nghĩa: Như từ Bạc già phạm (Phạm: Bhagavad) có 6 nghĩa: Tự tại, xí thịnh, đoan nghiêm, danh xưng, cát tường, tôn quí... vì thế không thể chọn 1 nghĩa nào để phiên dịch. 
3. Vì ở Trung quốc không có: Như cây Diêm phù (Phạm: Jambu) mọc ở Ấn độ, ở Trung quốc không có loại cây này, cho nên phải giữ nguyên âm. 
4. Theo thông lệ từ xưa: Như A nậu đa la tam miệu tam bồ đề (Phạm: Anuttarasamyak-saôbodhi), nghĩa là Vô thượng chính đẳng chính giác, nhưng từ đời Đông Hán trở về sau, các nhà dịch kinh đều chỉ phiên âm, vì muốn giữ lại qui thức của người xưa nên không dịch. 
5. Vì lòng tôn trọng: Như các từ Bát nhã, Thích ca mâu ni, Bồ đề tát đỏa... không dịch là trí tuệ, năng nhân, đạo tâm chúng sinh... là vì muốn cho mọi người giữ ý niệm tôn trọng, nếu dịch rõ ra sẽ bị coi nhẹ. [X. Đại minh tam tạng pháp số Q.20; bài tựa trong Phiên dịch danh nghĩa tập]. (xt. Dịch Kinh).

Trên đây là ý nghĩa của từ ngũ chủng bất phiên trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.
https://phatgiao.org.vn/tu-dien-phat-hoc...tml?keys=n


Cái từ xá lợi là từ tiếng Phạn là từ sarira nó âm là xá lợi. Mình nghe nó lạ. Ngài Huyền Trang Ngài đưa ra cái luật phiên dịch là, "Ngũ chủng bất phiên" là có những chữ mà người dịch kinh nên để nguyên không nên dịch, bởi vì nhiều lý do:
 
Lý do 1 - Nghĩa nghèo đi: Cái chữ đó bên ngôn ngữ A cái nghĩa nó rộng lắm, đem qua ngôn ngữ B dịch cái nghĩa nó nghèo đi. Có biết nghèo không ? cái chữ đó bên kia nó tới 80 nghĩa lận, qua đây, nó còn có nghĩa một à, có hiểu không ? Cho nên trong trường hợp đó người ta đành phải giữ nguyên. Hiểu hả ? Rồi. 

Lý do 2 - Không còn linh thiêng nữa: Có những trường hợp ngài nói là nếu dịch ra không còn linh thiêng nữa nên giữ nguyên là tốt. Thí dụ như, trong Hán Tạng, có những từ mà các vị Phật tử nghe qua rất là kỳ mà nghĩa rất là thường « Này các vị bật - sô, » bên tiếng Pali là 2 chữ  là chữ Bhikkhu, nhưng tiếng sanskrit là Bhiksu, cho nên có chỗ âm là, âm tất cả là sáu chữ : tỳ kheo, tỳ khưu, tỳ khiu, bật-sô, nó âm rất nhiều chữ : kheo, khưu, khiu, bật-sô mà tại sao người ta không có dịch mà người ta âm ? giống như là Washington âm thành là Hoa Thịnh Đốn, cái đó không phải là dịch, translation mà là transliberation. Một cái phiên âm một cái phiên dịch. Hoặc là cái chữ bhikhsu nhiều nghĩa quá người ta để âm thôi. Đó là trường hợp thứ nhất. trường hợp thứ hai là người ta muốn giữ tính linh thiêng. Ví dụ như, có nhiều chỗ người ta không dịch là rừng, mà họ dịch là « tỳ kheo trú nơi lan nhã » nếu nói theo ngôn ngữ mình bây giờ là « tỳ kheo sống ở rừng thì phải nhớ vầy vầy vầy » ở đây người ta muốn giữ cái mùi linh thiêng của kinh điển người ta để là « tỳ kheo trú nơi lan nhã » bà cố tui cái lan nhã là gì, lan nhã là viết trong tiếng pali, còn tiếng sanskrit là aranna, araniya mà âm là lan nhã. Đây có cái chùa Tịnh An Lan Nhã đó. Lan nhã là cái rừng. A há. Hoặc là chữ sa- môn. Chữ sa- môn nghĩa nó hay lắm. Sa môn có nghĩa là người mà mọi thứ trong lòng đã được calm down nó từ chữ sameti, chữ samana đó, nó cùng một gốc với chữ samatha, nghĩa là sự lắng yên mà giờ mình dịch ra nó không có hay cho nên họ để nguyên. Samana âm là sa- môn. Thì chữ Xá lợi cũng vậy. Từ « xá lợi » từ cái tiếng Phạn là Sarira, sarira có nghĩa là body chứ không có gì hết á. Mà Tàu họ muốn giữ cái tính linh thiêng họ âm thành Xá lợi, chứ thật ra sarira có nghĩa là cái gì nó thuộc về body này thôi. Cho nên tôi xin nhắc lại một lần nữa là : Xá lợi là xương người, mình đừng có thêu dệt riết nó banh chành Đạo Phật mình hết. Xá lợi là xương người, Phật để lại bao nhiêu thì chia nhau mà thờ. 

Và, tôi nói cái này nếu ai biết suy nghĩ thì kêu tôi chết đi, nếu xá lợi mà có thể đẻ ra như vậy thì họ khỏi chia. Có hiểu không ? hả ? Cứ để tập trung vậy là bữa nay nó lên một núi rồi. Mà tại sao phải chia ? là vì nó không có khả năng đẻ mới chia. Ở đây có ai hiểu tôi nói không ? Quý quá mà. Tại sao mà « Phạm thiên thượng giới một tòa, xương vai bên tả cùng là tam y » nó quý đến mức mà người ta thờ cái phần nào người ta nhớ phần đó. chứ các vị biết bèo không ? biết bèo cám không ? nó nhiều quá người ta đâu có cần ghi rõ là bèo đó ở đâu ? Hiểu chưa ? xin lỗi, cho tôi nói thêm chuyện nữa. giờ nhớ nhiêu nói nhiêu. 

Trong cái tiệm ăn của châu âu á, khi mình kêu steak trong đó nó có cái hình, ở mỗi phần của con bò nó có tên khác nhau, đây ai biết cái đó không ? có hay không ? trong khi đó là khi mình kêu nó hỏi mình là ăn với corn, với rice, với potato, mình nói rice, nó đem ra thì mình có cần hỏi là cơm này múc chỗ nào trong nồi không ? why ? vì nó the same. Nhưng mà con bò thì không con bò ở đây nó khác, con bò thịt đây nó khác, con bò trên đây nó khác, nghe hiểu không ? chứ còn rice thì cứ múc mình nói là white rice hay dirty rice là xong. Nhưng mà tới thịt bò nó khác à. ở đây, mỗi chỗ nó có tên khác nhau hết á. Không lẽ giờ tôi kể ra thành ra tôi là chef cook thì kỳ quá. Bây giờ hiểu chưa ? Cho nên phải biết cái đó, Oh, nếu mà xá lợi có thể đẻ ra trùng trùng như vậy thì làm gì có cái vụ mà « Phạm thiên thượng giới một tòa » Cơm thì múc chỗ nào cũng là cơm hết. 

Thứ hai, nếu xá lợi mà có khả năng đẻ ra như vậy thì khỏi chia. Còn gì đâu quý đâu, như nước biển vậy đó, vì khả năng nó sanh ra vô tận mà. Có hiểu tôi nói cái gì không ? nếu mà nói xá lợi có thể sanh ra như vậy đó thì nó không còn linh nữa. Có hiểu tôi nói không ? nó giống như là : nước bốc hơi thành mây, mây mưa xuống tùm lum hết thì nó không còn linh nữa. Vấn đề là nó phải có giới hạn, nó mới là linh. Còn đàng này nói, không đức tin nhiều nó sẽ ra. Đức tin nhiều nó sẽ ra thi cả thế giới này sẽ có một lúc đầy xá lợi hết, tôi báo cho biết như vậy. Đó là tin buồn chứ không phải tin vui. Bởi vì lúc đó tôi không biết đi tiểu ở đâu. Có hiểu cái đó không ? tôi biết tôi nói nhiều người nói rất là bất kính, nhưng mà sự thật, nếu mà cứ thờ là ra, thờ là ra, mai mốt tôi làm toa-let ở đâu ? 

Năm 63 tôi nghe các vị tiền bối kể, có một con chiên đi nghe pháp, mới hỏi ngài Hộ Giác : Nghe nói bên đạo Phật ở đâu cũng có Bồ Tát hết, vậy tôi đi tiểu ở đâu ? Ngài Hộ Giác nói « chỗ nào không cho đốt nhang thì chỗ đó đi tiểu được » nhà thờ chưa có đốt nhang. Có hiểu không ? sau năm đó, cộng đồng Vatican mới cho dân chúng ở đâu thì tùy văn hóa ở đó, chứ còn trước đó họ không cho đốt nhang mà họ nói móc mình « bên Phật giáo ở đâu cũng có Bồ Tát vậy tụi tui đi tiểu ở đâu ? » thì Ngài rất bình thản « chỗ nào không có đốt nhang thì cứ tiểu thôi ». 

1/ Ở đây cũng vậy, khi các vị nói xá lợi cứ tràn ra như vậy thì tôi xin nói thiệt, tôi xin quý vị bớt tu đi, bởi vì quý vị tu nhiều quá mai mốt xá lợi nó đầy mặt đất thì tui ở đâu ? và thứ hai, xá lợi nhắc lại lần nữa, Ngài Anan hỏi Đức Phật « Bạch Thế Tôn, khi Thế Tôn tịch rồi, chúng con tỷ kheo sẽ làm gì với di hài Thế Tôn ? » Đức Phật nói : « Này, Anan chuyện đó hãy để cho cư sĩ » . Có bài kinh này không ta ? 

Cái chuyện mà thờ lạy cái này của Như Lai hãy để cho đám cư sĩ, "Các ngươi chỉ có con số 37 thôi : ngũ căn, ngũ lực, thất giác chi, bát chánh đạo, tứ niệm xứ, tứ như ý túc, tứ chánh cần. có 37 cái này thôi." Còn cái chuyện mà xá lợi một ký hai ký để cho cái đám có tóc làm. Không chịu đọc kinh. Không phải cho phép mà ngài giao. Chữ « giao » với chữ « cho phép » nó khác hay giống ? hả ? Tôi đưa cái chìa khóa tôi nói « cô lên chánh điện cô mở cửa dùm », nói « vậy là sư cho phép con giữ chìa khóa ». Đâu phải cho phép mà là tui giao. Giao khác cho phép chớ. Yeah. 

Mà nó ác một chỗ là Phật tử mình bị một cái chứng tâm bệnh rất là nặng mà thuật ngữ y học nó kêu « chứng sợ kinh cắn », có nghĩa là, không có dám coi kinh, coi tăng ni giống như là ông thần, ban cho cái gì bèn đội cái đó về, còn tăng ni không ban cho thì về, không có dám coi kinh. Những điều tôi nói đều có hết trong kinh á. Không phải sư giảng mà trong kinh ghi. Mà không có dám đọc. 

Cái vụ xá lợi đó là trong kinh này nè, bây giờ tôi cho địa chỉ nha, kinh Đại Bát Niết Bàn phần cuối ghi rất rõ, là cái chuyện xá lợi chia ra là rất rõ, và cái chuyện mà Đức Phật Ngài dạy rằng, Tỳ kheo không cần bận tâm đến chuyện xá lợi, hãy giao cho cư sĩ, và trách nhiệm của tỳ kheo chỉ là con số 37 thôi . Không chịu đọc. Khổ vậy đó. 

2/ Và cái thứ hai nữa là, cái xá lợi Pháp thân mới thực sự là linh hồn của Phật giáo, bởi vì nếu mà không có bộ Tam tạng mà chỉ toàn xá lợi không thôi thì nay các vị tu, tu cái gì ? có hiểu tôi nói không ? Sao không ai hiểu ? Nếu mà không có giáo lý mà toàn là mấy cái tháp thôi, thì vô chùa bây giờ « Thưa thầy, chồng con chết, ba con chết, vợ con chết bây giờ con khổ quá, con phải làm sao ? » Lạy đi con. Tại vì không có giáo pháp, chỉ có cái tháp đó thôi. 

Nói một cách khác, toàn bộ nền y học và dược khoa dẹp, chỉ cần chụp hình mấy viên thuốc thôi, có thể chữa bệnh được không ? Chụp hình mấy ông bác sĩ thôi, bác sĩ nổi tiếng á, chụp xong làm hình đeo này này, trong khi không cần thuốc men, không cần mổ xẻ, không cần trị liệu, không cần gì hết, cứ việc làm mấy cái hình thôi. Thì xá lợi chỉ là hình bóng của Đức Phật thôi, rất là mờ nhạt. phải nói rất là mờ nhạt. 

Hỏi: Tôi nói quý vị nghe mà hết hồn này, bức tượng phật đẹp nhất trên thế giới nằm ở đâu ? Bức tượng mà giống Đức Phật nhất nằm ở đâu ? Bức tượng đẹp nhất, giống Phật nhất nằm ở đâu ? 

Đáp: Hình ảnh đẹp nhất của Đức Phật, giống nhất của Đức Phật là ở những người có trí tuệ, có chánh niệm, có từ bi, người ta nhìn mấy người đó đó, người ta nhân lên một ngàn lần, ra Đức Phật. 

Chứ còn mà mấy cái tượng mình nói đẹp này đẹp kia, tôi nói thật, nếu mà chỉ nhìn cái đó không, nếu mà tôi không học giáo lý, không học Phật pháp gì hết, mà tôi chỉ nhìn cái tượng đó, nhiều lắm tôi nói « ông này đẹp trai thiệt » Hết. có hiểu không ? « Ông này đẹp trai thiệt » Hết. Nhưng mà nhờ tôi nhìn những tăng ni, những Phật tử, mà có từ bi nè, có trí tuệ nè, có thiền định nè, có nhẫn nại nè, có chịu đựng nè, có tha thứ nè, mà họ lại là những người tu Phật, tôi nói « may mà đệ tử còn dễ thương như vậy thì ông sư phụ còn cỡ nào nữa trời. » có hiểu không ? cho nên bức tượng Phật đẹp nhất không phải ở đâu xa mà chính là ở những người tu Phật đàng hoàng, thêm chữ « đàng hoàng » gạch dưới. mà tôi không biết các vị có tin không chứ tôi tin. Tôi lạy mấy ông cao tăng tôi thích hơn lạy một bức tượng đẹp. Tôi thề trước vong linh của má tôi. 

Tôi lạy mấy ông cao tăng mà tôi quý, tôi thấy sung sướng hơn lạy một bức tượng đẹp. Đó là tôi, me. Vừa rồi tôi có gặp Ngài Sukhanda đó, 30 năm không nằm, mà khi đảnh lễ ngà, cái cách của ngài đó, khiêm cung từ tốn, mà cái ánh mắt ngài nói tiếng Miến Điện cho ông sư kia đó, ổng nói tiếng Mỹ đó, mà cái giọng nói của ngài êm đềm . Khi tôi lạy ngài tôi lấy cái này tôi chạm vô cái bàn chân ngài, tôi ở đó 7 ngày mà tôi đến thăm ngài 3 lần mà không có gần . Thưa quý vị, tôi phải đi xe hơi lên, ngài ở trên núi, tôi ở dưới phố, tôi phải đi xe hơi lên mà một tuần tôi đi 3 lần lên, lấy trán cọ vô chân của ngài mà nó mát lạnh một vùng vậy. Chứ có cái tượng Phật nào tôi làm chuyện đó đâu. Có cái tượng Phật nào, các vị biết tôi từng đến lạy cái tượng Phật bằng vàng 5 tấn ở Băng cốc ở chùa traimit ở trung tâm Băng cốc . Tôi nói thật cái tượng đó tôi nhìn tôi chỉ nhớ tới vàng thôi à . Tôi từng tới gặp tượng Phật ngọc ở bên Thái, tôi nhìn tôi chỉ nghĩ « cái tượng này bao nhiêu tiền » thôi. 

Các vị nói tôi tham tôi chịu, tại vì, đối với tôi, cái đó nó vô hồn. có hiểu chữ vô hồn không ? 

Trong khi đó, cảm giác tôi mở ra cái phần kinh điển, chú giải, Tam tạng đó, tôi phải nói cảm xúc tôi trào dâng nhiều hơn. Ví dụ như tôi đang mở phần chú giải kinh tạng đó. Các vị không có thấy hình ảnh đó . Bữa nay tôi xì ra sự thật luôn. Sau này tôi giảng bằng hình ảnh của youtube đó thì kín mít, còn nhiều khi tôi giảng một mình tôi đó, trời nực tôi ở trần . 

Tôi mở kinh ra tôi ngồi tôi dò, tôi coi, kinh tạng như vậy, chú giải như vậy tôi ngồi tôi dò, mà có nhiều cái bài kinh tôi đọc quá cái commentary đó nó sung sướng cực kỳ, sung sướng tới mức tôi không muốn đem ra giảng cho người ta bởi vì nó mất thời giờ quá. Có hiểu cái đó không ? Nó đã quá tôi không muốn đem ra đãi, tui ăn một mình tui. Có nhiều bài kinh khi mà giảng nó mất rất là nhiều thời gian mà mình giải thích người ta nghe, mà muốn nghe cái đó phải có một background phải có một strong background, mà trong khi đó là mình không biết số người nghe có bao nhiêu người có được cái background đó . Trong khi để một mình trẫm đọc sướng hơn nhiều. thì lúc đó mình mới thấy, cái xá lợi pháp thân đã đời hơn xá lợi sắc thân. 

Nãy giờ tôi đã nói cạn lời, từ cái việc tôi đảnh lễ một cao tăng cho đến việc tôi coi kinh, lúc nào cũng hơn cái chuyện tôi lạy một bức tượng đẹp hết, rất là lạnh lùng các vị có biết không ? Lạnh lắm. cô Tâm Uyên cổ nói cái tượng này bằng vàng khối, bằng trầm hương thỉnh trên Hy Mã Lạp Sơn hai vợ chồng quỳ lạy 3 tháng trên núi, rước từ trên núi tuyết về, lúc rước có hào quang xẹt qua tùm lum. Họ nổ banh xác, mà tôi nói thiệt tôi thấy trớt quớt, tôi có thấy gì đâu, xẹt mà xẹt ở đâu chứ đâu có xẹt vô tui. Mà trong khi đó kinh điển là khác, đọc trang nào sướng trang đó . 

Đọc rồi, mỗi một trang kinh đi vào nó phá được một cục ngu văng ra. 

Bởi vì hồi nãy tôi nói rồi, cứ có một cái gì tốt vào thì có một cái xấu bật ra, có một cái xấu nhét vào thì có một đống cái tốt bật ra .

Khổ vậy đó. mà Phật tử thì sợ học giáo lý, cứ đi tin tùm lum.

(còn tiếp)
Reply
(tt) Sư Toại Khanh Giảng Duyên Hệ và Tu Hành (5-7)
 
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=77pGf-kEcQk&abt=Duy%C3%AAn+H%E1%BB%87+v%C3%A0+Tu+H%C3%A0nh
 
Cho nên, tôi quay trở lại, mất thời giờ quá. 
  1. Tiền sanh duyên là lực đẩy của cái trước, nó tác động cho cái sau được có mặt. 
  2. Hậu sanh duyên là lực đẩy của cái sau nó tác động cho cái trước được có mặt. 
 
Những gì mà you làm ngay bây giờ, dầu là một câu nói thôi, you không có ngờ là nó sẽ để lại một cái hậu quả cho cái tiếp theo, và đồng thời nó có thể vừa là nhân mà nó vừa là quả nữa. 
 
Nghe kịp không ? Đó gọi là tiền sanh duyên và hậu sanh duyên. Nhờ hôm nay tôi tu mà mai mốt tui thành phật. Rồi, Mai mốt tôi thành Phật nhờ hôm nay tôi đã tu. Còn theo đề nghị của ông kia là « tôi tu để tôi thành Phật » và « Tôi thành Phật nhờ tôi đã tu » cũng được hoặc là xài một chữ thôi đó là « tôi tu để thành Phật » hoặc « Tôi thành Phật nhờ tôi đã tu ». Ở đây chỉ có hai cái vấn đề là « Phật » và « tu » thôi đúng không ? nhưng mà cả hai cái chuyện đó trong cái mối quan hệ ấy ta có cùng lúc hai thứ duyên : tiền sanh duyên và hậu sanh duyên.
Tiếp theo, Vô hữu duyên. Hết. Hôm nay cái trật tự này, tôi nói theo cảm hứng chứ tui không có nói theo trình tự trong kinh, miễn sao đủ thôi.
 
Vô hữu duyên là, nhờ vào sự vắng mặt của cái A mà cái B mới có mặt. Xong chưa ? nhờ vào sự vắng mặt của cái A mà B mới có mặt. Mối quan hệ này được gọi là vô hữu duyên. Cái chuyện này trên đời có không ta ? hả ? 
 
Nghe kỹ nè. Nhờ vào sự vắng mặt của A mà B mới có mặt. Nhiều người họ nghe mà họ không tin, nhưng mà đó là có thiệt. Không dẹp cái chậu bông này thì làm gì có chỗ cho cái chậu bông khác nó vô. Không có ly dị thì làm gì có tái hôn. Nghe kịp không ? không có dời cái nhà này đi, không có đập cái nhà này thì chỗ nào mà cất cái nhà mới ? 
 
Cho nên, ở trong đạo Phật mình cái chữ « xây dựng » nó có nhiều nghĩa. 
  1. Xây dựng là làm xuất hiện cái chưa từng có, là xây dựng đúng không ? 
  2. Xây dựng là thay đổi, sửa đổi cái cũ. 
  3. Xây dựng là xóa sổ cái cũ. 
 
Cho nên, cũng đều là xây dựng hết. Đúng không ? Bên hải ngoại chắc không có xài từ đó, trong nước có xài chữ đó. «Tôi nói vậy có gì đâu giận, anh em mình xây dựng nhau thôi » có biết câu đó không ? thì chữ xây dựng ở đây không có nghĩa là xóa sổ cái nào hết mà đây có nghĩa là bồi đắp cái đang có trước mặt. Có nghe câu đó hả ? «Anh em mà giận cái gì ông ơi. Tầm bậy tầm bạ tự ái không đúng chỗ. Nói xây dựng vậy thôi. Đi ngủ đi » có nghe hả? cái mặt bà này chắc đi xây dựng nhiều người lắm rồi. Nhưng mà có trường hợp xây dựng là làm nên một cái mới chưa từng có. Có không ? Rồi có trường hợp xây dựng là xóa sổ cái cũ. Tại vì muốn cất một cái chùa thì phải đập cái nhà thờ chứ. Đúng không ? cho nên nhiều khi xây dựng cái mới bằng cách xóa sổ cái cũ, làm trên nền tảng cái cũ, trường hợp đó được gọi là vô hữu duyên. Xong chưa ? Rồi.
 
Tới Câu sanh duyên, là nhờ cái sự xuất hiện đồng thời của A và B mà cả hai mới đủ điều kiện có mặt. nhờ sự có mặt đồng thời của cả hai mà cả hai mới có mặt. Ví dụ: Trong một cái đám cưới. muốn có đám cưới hoàn hảo thì cả hai cô dâu chú rể phải cùng có mặt đúng không ? chứ còn nàng tới 8h mà chàng tới 4h thì lấy ai ? Lấy tui à ? Có hiểu không ? 
 
Cho nên, có những chuyện là nó phải cùng một lúc, hoặc trong technique có nhiều cái nó phải cùng một lúc các vị nhớ cái dây sên và cái đùm xe không ? Nó phải làm cùng một lúc, hoặc là cái đồng hồ thì mọi thứ nó phải vận hành cùng một lúc. Cho nên nhiều khi cái cùng lúc nó là một điều kiện không thể thiếu cho cái gì đó vận hành. Cái trước đôi khi nó là một điều kiện cần thiết có không ? mà cái sau đôi khi cái kia nó phải có mặt sau mới được. có cái nó phải nó phải có mặt trước, có khi nó phải có mặt cùng lúc, và có khi anh phải vắng mặt thì tôi mới có cơ hội có mặt..
 
Còn hiện hữu duyên là hiểu rồi. Hiện hữu duyên là nhờ sự có mặt của cái này thì cái kia mới có mặt. Xong chưa ? như nhờ có những hạnh lành này mà các hạnh lành khác mới có cơ hội phát triển. Đúng không ? có hiểu câu nói đó không ? nhờ sự có mặt của những hạnh lành này mà những hạnh lành khác có mặt. Có hiểu chữ hạnh lành không ta ? Khi mình có khả năng chánh niệm, khả năng trí tuệ, khả năng kham nhẫn, khả năng từ tâm khi mình có một trong những khả năng đó thì các hạnh lành khác nó mới trào ra được. Các vị biết muốn cưu mang một cái đại chúng như này không phải dễ. Mình phải có đủ cái tình để mà họ tin tưởng, họ cảm thấy dễ chịu, cảm thấy thoải mái để họ đến với nhau. Hiểu không ? Chứ bây giờ các vị ghét nhau các vị đâu có đến với nhau được. Các vị phải tin rằng, cái cô kia cổ tới học đạo như mình, và người kia họ cũng phải tin như vậy, các vị phải thương nhau quý nhau các vị mới xáp thành một đám. Chứ còn mà các vị không muốn thấy mặt nhau làm sao mà ráp vô được. Chính cái lành này nó hỗ trợ cho vô số cái lành khác. Khi mà các vị phải chấp nhận được nhau các vị mới hợp tác và cùng nhau học . Khi học thì các vị được trí được tùm lum hết phải không ta ? Yeah. Chỉ riêng cái chuyện, khả năng chấp nhận, khả năng bao dung thôi đó, chỉ riêng cái khả năng bao dung thôi, đã là cái nền cho bao nhiêu cái hạnh lành khác. có phải không ? 
 
Kỳ này mình không có thời gian. Chứ nếu mà có thời gian rộng học, học một tiếng, ngồi một tiếng, học một tiếng, ngồi một tiếng như vậy thì bà con có dịp vừa học vừa ngủ, vừa nghỉ nữa, rồi thiền này nọ. Nếu mà có cái lớp sau. lớp này mình học là mình học chưa kỹ.
 
Có cái quan hệ giữa duyên sinh và duyên hệ, 
  1. quan hệ giữa duyên sinh – duyên hệ là bài một, 
  2. quan hệ giữa duyên sinh và pháp môn tu hành, cái đó chưa học phải không ? rồi 
  3. quan hệ giữa duyên hệ với chuyện tu hành là mình đang học đó. 
 
Kỳ sau mình học quan hệ giữa ba tạng với nhau. Biết ba tạng không ? Ba tạng là Kinh – Luật – Luận. 
 
Đó giờ mình cứ tưởng là Tạng luật là của chư tăng không mắc mớ gì đám có tóc. Sai. 
Rồi mình cứ nói, A tỳ đàm là cao siêu lắm Phật dạy chư thiên không mắc mớ loài người. Sai. Bằng chứng là mấy bữa nay các vị học cái Phật giảng cho chư thiên đó. yeah. Mấy cái này là ngài giảng trên cõi trời Đao Lợi đó. ok bây giờ bà con cho cái ngày chứ cứ nói chung chung. Cụ thể là ngày mấy. mà tôi nói thiệt nghe, cũng phải cỡ này thì được chứ ít quá làm biếng lắm á. Như vậy Christmas cho ngày mấy cụ thể đi. 20- 28 phải không ? rồi, quyết định. Tôi nhận lời 20 -28. 
 
Đúng ra cái quan hệ giữa duyên khởi và tứ niệm xứ nó sâu lắm, một mình nó không đáng để học một lớp 3 ngày ; 
  1. cái quan hệ « Do vô minh trong bốn đế mà ta tạo các nghiệp thiện ác » đó, rồi nó đi từ từ 
  2. « Do sanh vào cõi nào mà ta có đủ sáu căn hay không ? » 
  3. « Do ta có đủ sáu căn hay không mà ta sống nhiều trong trần nào ? 
  4. « Do sống nhiều trong trần nào mà ta tạo nghiệp ác hay nghiệp thiện » rồi 
  5. « Do tạo nghiệp gì mà ta đi về cảnh nào » cái phần đó muốn bà con phải nhừ như cháo. 
Và tôi nói trước, có nhiều chuyện mà bà con chỉ nắm căn bản thôi, nhưng mà học thuộc lòng, mai mốt tự nhiên có một ngày, đang mát- xa mặt tự nhiên nó sáng ra. 
 
Hiểu không ? 
 
Cứ học như con nít vậy: trước hết là 
  1. định nghĩa về bốn đế:  Do vô minh trong bốn đế nên người ta trốn khổ tìm vui bằng tạo các nghiệp thiện ác .
  2. Do các nghiệp thiện ác mà người ta mới có các tâm đầu thai về các cõi. 
  3. Do đầu thai về các cõi nào mà ta có đủ sáu căn hay không. 
  4. Tùy thuộc vào chuyện ta có đủ sáu căn hay không mà ta sống nhiều với cái gì, cái gì ở đây là gì ? Sắc, thinh, khí, vị, xúc.
  5. do ta sống nhiều với cái gì mà đời sống của ta là thiện hay bất thiện. 
  6. do ta thiện hay bất thiện thì chỗ tái sanh của ta là nơi nào đó nó tương ứng với những gì ta hành động. 
 
cứ như vậy nó vòng vòng vòng vòng vòng vòng vậy đó. mà tại sao ta phải tu tứ niệm xứ ? 
Nguyên cái dòng duyên khởi nó như thế này cứ nhân quả nhân quả nhân quả thì có lúc mình tu cái nhân, có lúc mình tu cái quả. 
 
Có biết không ? ví dụ như: 
  • Mắt mình thấy mình biết đang nhìn thấy, lúc đó mình tu với quả hay với nhân ? Quả. 
  • Tại sao Quả ? Bởi vì con mắt nó là quả. 
 
Nghe kịp không ? thấy chưa ?
 
Để giải thích tại sao con mắt là quả là lớn chuyện, tại vì kiếp trước mình thích này thích kia nên đời này mình có con mắt. cho nên mắt nó là quả của nghiệp quá khứ. Nhưng trên cái căn bản của quả này, mình lại dùng cái quả này tiếp tục mình tạo nhân mới. Nghe hiểu không ? 
 
Vậy thì ôn lại nha : 
 
  1. Do đời trước tôi thích thấy, thích nghe, thích ngửi, thích nếm, thích chạm cho nên đời này tôi mới có mắt, tai, mũi, lưỡi. 
  2. Tôi thích mà tôi có tu thì mắt tôi thấy cái tôi thích, tai tôi nghe cái tôi thích. 
  3. Còn nếu kiếp trước tôi chỉ có thích mà tôi không có tu, thì đời này con mắt tôi chỉ thấy cái cảnh mà tôi không muốn thấy. 
 
Ví dụ như, 
  1. tôi thích mặc đồ đẹp mà tôi không có tiền, thì tôi phải mặc đồ xấu. 
  2. Tôi thích ăn ngon mà tôi không có tiền thì tôi phải ăn tầm bậy tầm bạ đồ độc . 
  3. Tôi thích nước hoa mà tôi không có tiền thì tôi xài ba cái mùi sến. mùi sến biết không ?  Cái mùi trời ơi nó kỳ dữ lắm luôn. 
  4. Tôi thích ăn ngon thích mặc đẹp thích nước hoa thích nữ trang mà không có tiền tôi đeo tùm lum hết có biết nữ trang rẻ tiền không ? mai tôi mua cho rổ nghen. Có biết cái đó không ? Vô trong mart á, nó bán mấy cái lấp lánh 3 đồng mắc mớ gì tiếc, mua mới tiếc. 
 
Có cái mua tiếc mà mất không tiếc có biết không ? Mua là vì tiếc tiền, còn mất không tiếc là vì nó không có đáng cái gì hết á. Chỉ tiếc tiền thôi. 
 
Mình tu Tứ Niệm Xứ là có lúc tu với nhân, có lúc tu với quả. Là sao ? 
Tu với nhân : 
  1. Thấy có tâm tham biết là tham, 
  2. thấy sân biết là sân, 
  3. thấy có thiện biết là thiện, 
thì đó là tu qua nhân, 
 
Còn tu qua quả là sao, là 
  • khi mắt thấy tai nghe mình biết đó là tu với quả. 
 
Và do có chánh niệm thì chúng ta mới kịp thời thấy, chánh niệm lâu ngày, nhớ nha, chỉ chánh niệm thôi. 
 
  1. Học giáo lý và 
  2. Sống chánh niệm, 
đừng có mà bày đặt quán chiếu tôi sợ dữ lắm. Dẹp. Biết cái gì mà quán. 
 
Học giáo lý rồi sống chánh niệm tự nhiên một ngày hai ngày ba ngày năm ngày tự nhiên nó bừng ra nó thấy, lúc đó là trí nó đang làm việc. 
 
Còn hồi đầu chưa biết khỉ gì hết, tự nghe sách nghe kinh, trong kinh người ta phân tích thôi mà mình lấy cái đó mình làm theo là sai. Như trong kinh nói : Không có ai đi, chỉ có danh sắc đi. Trong kinh nói vậy là đúng. Rồi mình lại thấy mình làm là sai. Mình đang đi mà mình không có chánh niệm mà mình cứ niệm « danh sắc đi, danh đi », đụng tới ta chửi thì « sắc chửi, danh bực ». trật rồi. hiểu không ? Lúc đó nó sai bét rồi. trong kinh nó chỉ nói vậy cho mình hiểu thôi.
 
Ví dụ này nè. Một cái thằng con trai hư quá, thì bà ngoại nói thế này «Con có biết mẹ cực lắm không, đừng mê chơi, đừng hoang nữa. con nghe lời ngoại đi. Làm cái gì cũng phải nhớ tới mẹ. Đi học phải nhớ mẹ để học giỏi. về nhà phải nhớ mẹ để làm việc nhà tốt hơn. Đỡ đần cho mẹ. Nhớ nhen, làm cái gì cũng phải nghĩ cho mẹ. Vô giường ngủ con cũng phải nhớ ai mà đã dọn giường cho con. Có phải cái đứa nhà nghèo nào cũng có giường như vậy để mà ngủ vậy đâu. Con nhớ nghen. » Nghe bà ngoại dặn như vậy, thằng này mỗi lần đi đâu nó cũng lấy tên bà ngoại ra nó niệm có đúng không ? Hiểu tôi nói không ? Nó vẫn bình thường. Nó vẫn học giỏi. Nó không cần nhớ tới mẹ như bà ngoại nó dặn. Có hiểu tôi nói không ? Nhưng mà bà ngoại nó dặn đúng hay sai ? Bà ngoại nó dặn đúng mà. « Con nhớ nghen. Không phải đứa nào nhà nghèo cũng được đi học như con. Không phải đứa nào nhà nghèo cũng được quần áo lành lặn như con. Không phải đứa nào nhà nghèo mà tết cũng được lì xì như con. Không phải đứa nào nhà nghèo cũng được chăn êm nệm ấm như con. Con nhớ đi học nè, về nhà nè lúc nào cũng nhớ tới mẹ » « lúc nào cũng nhớ tới mẹ. » Đó là ngoại dặn, nhưng mà đứa bé nó không cần phải nhớ, nó không cần lúc nào nó cũng phải nhớ, nó vẫn học giỏi có nghĩa là nó đã nhớ tới mẹ nó rồi. Có hiểu không ? Nó về nó cầm cái chổi là nó đang nhớ mẹ đó. Nó rửa đống chén dơ là nó đang nhớ mẹ đó.Nó vô dưới sàn nó quơ nó kiếm đống áo dơ nó giặt đó là nó đang nhớ mẹ nó. Chớ nó không cần « Mẹ là người ơn vĩ đại nhất đời con » như thằng bé Việt Nam, cô giáo kêu nó tả « Em hãy tả về cha của em », cái nó kêu « Ba em là một người tốt bụng, ba em rất yêu súc vật, đặc biệt ba rất yêu loài chó nhưng vì nhà nghèo không đủ mua nguyên con nên ba mua một lần 1-2kg về nhậu thôi. » thì đối với nó nó hiểu ba nó rất là thích mua chó nhưng mà mua về để nhậu hay để nuôi thì nó không biết. Nó chỉ biết là ba rất là thích loài chó, yêu súc vật, đặc biệt loài chó « Nhưng vì không đủ tiền mua nguyên con nên ba mỗi lần chỉ mua 1-2kg về nhậu thôi. » Trên nguyên tắc, thằng nhỏ nói đúng, nhưng trong thực tế nó sai. Cho nên, « Y kinh giải nghĩa, tam thế Phật oan, ly kinh nhất tự thì tức đồng ma thuyết » Cứ y chang từng chữ trong kinh mà giải nghĩa là hiểu oan, nói oan chư Phật. Chư Phật không có nói như vậy đâu, nhưng mà « ly kinh nhất tự thì tức đồng ma thuyết » có nghĩa là « nói y chang trong kinh là nói oan chư Phật, mà rời kinh một chữ là đã nói lời của ma »
 
1 :22 :07
 
(còn tiếp)
 
Reply
(tt) Sư Toại Khanh Giảng Duyên Hệ và Tu Hành (6-7)

 
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=77pGf-kEcQk&abt=Duy%C3%AAn+H%E1%BB%87+v%C3%A0+Tu+H%C3%A0nh
 
1 :22 :07
 
30/06/2020 - 02:10 - vuihtv

Tôi kể hoài cái chuyện mà thằng bé má nó vô mua mấy lon nước ngọt, má nó đang trả tiền thì nó khui hết thì má nó giật mình mới hỏi tại sao thì nó nói tại vì nắp hộp bảo open here. Có hiểu không ? Open here là mua ở đâu thì khui hết ở đó. mà trong khi open here mình có thể hiểu cách khác mà, open here là sao ? Nhưng mà thằng bé nó có hiểu sai không cái đã ? Vừa sai mà vừa đúng. Trên văn phạm trên chữ nghĩa trên từ điển nó hiểu đúng. Nhưng mà nó sai với context. Cái bối cảnh thì nó bị sai. Thì tui thề rằng, rất nhiều Phật tử đã hiểu kinh như thằng bé « open here » đó.
 
Nhiều chuyện động trời lắm. Việt nam tôi hay nhớ cái cô cán bộ mà xuống vận động nông thôn mà hạn chế sanh con đó. Hướng dẫn xài cái condom đó, nói dễ lắm « Mỗi lần ban đêm ngủ chụp lên vậy cái là ngủ, không có sợ .» Thời gian sau họ lên họ thấy vẫn con nít đông quá họ hỏi sao kỳ, nói « Tụi tui ngủ vẫn chụp lên ngón tay vậy mà nó vẫn đẻ ». Hiểu không ? Có hiểu không ? Trong khi họ nói « Dễ lắm, trước khi ngủ chụp lên vậy là mình ngủ » mà cán bộ nói đúng hay sai, đúng chứ. Chứ không lẽ họ minh họa bằng cách nào ?
 
Rồi chưa kể, có huyện miền Bắc, lúc đó nghèo lắm. Bác Hồ nói, đánh miền Nam, chúng ta không có tiền cho nên hạn chế sanh đẻ, giờ hạn chế bằng cách nào ? Thôi bây giờ tạm thời thế này, phát cho mỗi nhà một cái bao lớn, tối ngủ cột ngang thế này, sáng dậy hễ mà cái bao còn nguyên thì có nghĩa an toàn đêm đó. nhưng mà thời gian sau xuống mấy cái xã đó vẫn đẻ đùng đùng đùng đùng. Hỏi tại sao,thì họ nói, cái bao đó tối bị vướng chân tôi mới đeo hai bao rời nhau. hiểu không ?thay vì đưa hai chân vô một bao thì nó vướng quá, cho nên tụi tui cũng làm theo lời cán bộ là ngủ cũng có bao đàng hoàng mà bọc hai bao nó dễ sinh hoạt hơn. Cho nên khi họ thay đổi cách đó rồi thì họ vẫn đẻ như cũ, tôi không hiểu tại sao thôi, nhưng mà tôi. Có nhiều người hiểu lầm bảo tôi đang nói chuyện bậy nhưng mà hiểu kinh nhiều người hiểu như vậy đó, họ cứ tưởng trùm cái bao vô là an toàn. Hiểu không ? Và họ hiểu lấy chụp lên ngón tay là xong.
 
Hoặc là có một cô dược sĩ bên Thụy Sĩ kể tôi nghe thế này. Vào một đêm khuya cô bán thuốc, ở bển ít tiệm bán thuốc khuya. Cái đêm đó 1-2 h sáng có một cái anh đó người Đông Âu, ảnh tới ảnh nói con tao bị sốt quá đi, nó bị làm mủ lỗ tai nó sưng, nên nó sốt quá, nó không đủ nặng để đi nằm viện nhưng mà bác sĩ có đưa toa kêu về uống thuốc. Cô dược sĩ cô mới bán cho một loại thuốc, thuốc cầm thuốc cho trẻ em mà nhét vô hậu môn á. Đưa xong xuôi rồi, cổ dặn cái này nhớ nha phải làm vậy vậy vậy đó. Bữa sau, ảnh trở lại ảnh nói: « Sao kỳ, nó vẫn sốt nữa » thì cái cô này, cô biết thuốc đó mạnh lắm mà you có làm đúng như lời tôi nói không ? Ổng nói: “Con của tao nó bị mủ lỗ tai, mà nó bị sốt trên trán, tao nghĩ nhét lỗ tai là đúng rồi, mày kêu nhét lộn rồi nên nhét ở đây (tai).” Có hiểu không ? Nó đau đâu chữa đó, nó bị làm mủ lỗ tai mà nó bị sốt trên đây nè, thì phải nhét lỗ tai chứ. Mà ổng có lý không ? Mình đừng nói người ta ngu, người ta có lý. Cho nên ảnh nghi ngờ trí nhớ của ảnh dở, hoặc là ảnh nghi ngờ bà kia nói nhầm. Thế là ảnh về ảnh cứ toang nó vô đây (tai) thì nó đâu có hết. Tại vì người ta, cái đó là phải xài ở dưới.
 
Cho nên tui kể hết mấy cái chuyện mà bà con tưởng là chuyện cười đó, thật ra đó là mấy cái chuyện nhức đầu, để bà con thấy rằng hiểu kinh không phải là dễ.
 
Có hai con đường để tìm đến chân lý :
1.  Một, là ta hiểu vấn đề như nó là.
2.  Hai, hiểu nó như mình muốn.
 
Một cái là As it is, hai là As you like.
 
Đó là một là hiểu như mình muốn, hai là hiểu như nó là. Mà đa phần chúng ta có khuynh hướng hiểu như mình muốn.
 
Đó là lý do tại sao hôm nay chúng ta đến với đạo Phật chúng ta có khuynh hướng thờ tổ hơn thờ Phật, là bởi vì
1.  Phật nói thẳng một đường,
2.  còn tổ thì nói mỗi cha một kiểu,
3.  mình lựa cái cha nào giống cái gu của mình thì mình theo cái cha đó.
 
Như bên Miến Điện đó, có nhiều cha thiền sư là bị tiểu đường khi dạy đó thì dạy đủ thứ, Tứ Niệm Xứ, A Tỳ Đàm dạy y như người ta nhưng mà ngài đặc biệt quan trọng khuyên nên ăn uống đơn giản. Cuối cùng điều tra ra là thực đơn đó dành cho người tiểu đường. Thực ra không phải ngài ác, ngài nghĩ ăn cái đó tốt cho mọi người mà, cho nên bên cạnh việc dạy thiền là ngài nói nhiều lắm, ngài hay nhắc cả chuyện ăn uống phải đơn giản, healthy tùm lum. Mấy ông thiền sư khác không quan tâm mấy chuyện này, nhưng mà ngài thì ngài lại quan tâm, bởi vì ngài có một chế độ rất là fasting.
 
Có vị thiền sư là đặt nặng vấn đề ngồi, ngồi càng nhiều càng tốt. Truy ra là vị ấy đi đứng không được thoải mái lắm. Yeah. Đi không được thoái mái, cho nên nói một hồi, nó lòi ra là vị này bắt ngồi nhiều. Đơn giản là vì cái chân vị này rất là to, cho nên không biết là do ngồi nhiều mà to hay do to quá mà phải ngồi nhiều thì tôi không có biết; nhưng vị này chủ trương, khích lệ ngồi càng nhiều càng tốt.
 
Còn có vị thì khuyến khích là đi phân nửa, ngồi phân nửa bởi vì vị đó đi đứng thoải mái. Có hiểu không ? Rồi có vị thiền sư là chủ trương là trước khi vào ngồi thiền, vị đó bắt mình phải qua lớp giáo lý. Ví dụ dòng Mogok là chủ trương là Tứ Niệm Xứ không thể tách rời kiến thức về Duyên Khởi, tôi nói nghe hiểu không ? Không thể tách rời kiến thức về 12 duyên sinh. Cho nên muốn theo dòng Mogok là vô là bị, bị hay được không biết, nhưng mà phát cho cuốn sách để đọc. Đọc xong mỗi ngày hoặc mỗi tuần hoặc mỗi đêm mình lên trình pháp hay không là chuyện của mình nhưng mà ông thiền sư ổng đem lý duyên khởi ra ổng giảng hoài giảng hoài. Bởi vì sao ? Vì vị tổ sư của cái dòng này rất tâm đắc cái vụ 12 duyên khởi.
 
Phàm phu mình thì thiền sư, pháp sư, giảng sư, luận sư, đều luôn luôn đem cái dấu ấn riêng tư của mình mà gài vào trong lời giảng. Cha đó tâm đắc cái gì, cha đó bèn bắt đệ tử ăn cái đó.
 
Cho nên khi mình học thầy là mình phải biết cái nào chung cái nào riêng, cái nào của Phật cái nào của tổ.
 
Tổ nghĩa là mấy ông cố nội mình thế này nè, và mỗi cha đều có sở trường sở đoản riêng. Chính sở trường sở đoản đó được mấy cha lồng trong hướng dẫn, và mình nhào vô đó mình lấy nó làm của quý mình thờ, mình thờ được mấy bữa, mình qua ông thầy khác, thì ông thầy khác ổng có tuyệt chiêu khác, thì mình bắt đầu hoang mang. Lẽ ra mình theo Phật thì không hoang mang, hiểu không ? mà đàng này khi mình theo tổ là bắt đầu hoang mang.
 
Nếu quý vị đọc kinh Phật thì sẽ thấy một điều đặc biệt : Đức Phật tránh nói chi tiết, vì sao ? Vì càng vào chi tiết ta càng đóng khung vấn đề.
 
Ví dụ như Ngài nói cách nấu canh chua như sau: Con chuẩn bị nước, rau mùi, biết rau mùi không ? Gồm có rau ngò, rau ôm, rau cần gì đó. Ngài chỉ nói vắn tắt là nước, rau mùi và cái đồ chua, như me, hay là giấm hay là cơm mẻ, hay là trái bần, lá giang cái gì đó, mà Ngài không có nói rõ, Ngài chỉ nói chung thôi. Con phải chuẩn bị nước, rau mùi, đồ chua, đường muối rồi phần còn lại là tùy duyên. Đó là Phật nói.
 
Tới thiền sư bên này thiền sư mới thêm vô : đậu bắp, khóm, nấm, tàu hũ, gía, cà chua ; rồi có cha thì thêm hải sản, có cha thì nấu bằng lươn, cá trê, cá lóc, cá lòng tong. Có nghĩa là mỗi cha có một kiểu nấu mà canh chua ba miền hình như không giống nhau đúng không ?
 
Thế là mình hoang mang, trong khi đó mình, mà có nhiều cha quá mê đạo Phật cho nên cha dành cuốn sách 1000 trang để nói về tác dụng của đậu bắp, ý nghĩa giá trị sinh học của đậu bắp, bà con phải ăn đậu bắp, cứ tưởng nó chưa nấu được nồi canh chua là nó phải đọc 1000 trang về đậu bắp, 2000 trang về nấm rơm, mà nấm búp khác nấm nở, rồi thì bột nêm gồm có các loại nêm chay và nêm mặn, mà nêm mặn gồm có các xuất xứ như sau : Thụy Sĩ khác Đức, Pháp, Thụy Điển, Ba Lan và Do Thái. Cho nên chỉ riêng khoản nấm rơm và bột nêm là đệ tử nó học 8000 trang mà nó vẫn chưa nấu được nồi canh chua. Trong khi Phật nói: “con chỉ chuẩn bị : nước, rau mùi, đồ chua, muối, phần còn lại ...là xong” . Còn đằng này, vì mỗi cha bày quá nhiều.
 
Thậm chí, có ngài thiền sư viết một cuốn sách 5000 trang chỉ để, với một tựa đề là Sự Đơn Giản của Thiền mà cái câu đầu tiên, cái câu đầu tiên của cuốn sách ghi thế này : «Thiền là một vấn đề vốn dĩ không thể nói hết bằng lời, và rất khó hiểu với mọi người nên nay tôi mạo muội viết cuốn sách mỏng này để hướng dẫn cho bà con.» Đệ tử nó khóc nó nói «Hên là mỏng.». Mà cái tựa đề là Sự Đơn Giản của Thiền. Có hiểu chuyện đó không ? Tôi nói sách thiền của Phật giáo nó nhiều như quân Nguyên có biết không ? Nó nhiều dữ lắm. Mà cuốn nào cũng vô nói là «Thiền là bất lập danh tự » nào là «Thiền là vô ngôn.» «Thiền là không nói được.» Rồi còn có ngữ lục của thiền.
 
Còn kể ghê gớm lắm : Có một người miệng ngậm một nhánh cây de ra ngoài vực núi, có ai đi ngang hỏi một câu gì đó thì người này có nên trả lời hay không ? bởi vì nếu người này không trả lời thì phụ lòng người hỏi mà trả lời là rớt chết cha. Có nghĩa là, người hành thiền giống như người đang ngậm nhánh cây de ra ngoài vực, không nói được, vì càng nói về thiền là càng nói sai về thiền, mà để viết một cuốn sách xác định Thiền không nói được khoảng 6000 trang. Nó quá phiền. Nhất là Sự đơn giản của thiền. và câu đầu tiên là « Thiền vỗn dĩ là một lãnh vực không thể nói hết bằng lời.»
 
Tôi rầu quá. Và xin thưa với tất cả bà con cha mẹ ở đây: “Ai muốn biết cafe là cái gì thì tôi chỉ cho ra Starbucks kêu 1 ly quất tại chỗ lết về đây.” Chứ còn đọc một cuốn sách ngàn trang nó tả về cafe thì tới rằm tháng tám cũng chưa biết cafe nó mùi gì nữa. Hiểu không ? Ăn rồi mà cứ bàn. Bây giờ có cái lớp trên Dallas, lớp online á, lâu lâu bàn: “Thế nào là Niết Bàn ?” trong khi phiền não nó một bụng đi ngang nó tanh rình, thúi hoắc, mà bàn về Niết Bàn. Nắp bàn còn hiểu chưa hết nữa mà bàn về Niết Bàn. Thiền là thiền cái gì?
 
Con lạy các bố học giáo lý dùm. Học giáo lý đàng hoàng căn bản, và sống chánh niệm. That’s it no more. Rồi trên cái nền tảng kiến thức ấy, cộng với đời sống chánh niệm tự nhiên một ngày đẹp trời, một ngày « mùa thu lá bay, mùa hè lá đổ » nào đó, tự nhiên nó bừng nó sáng ra. Vì chánh niệm cộng với kiến thức giáo lý. Đừng có chê, thấy nó vậy chứ nó cần lắm, bởi vì, có nó chuyện đầu tiên là nó giải nghi cho mình rất là nhiều thứ.
 
Ngày hôm qua tôi nói rồi. không thèm học cứ nói Thiền đi con, thì nó thấy cũng sang. Nó vô nó ngồi. Nó ngồi một hồi tự nhiên nó thấy tùm lum hết, mà nó không biết cái tùm lum đó là cái gì. Nó rối cái chỗ tùm lum đó. Yeah. Thì nghe rất là sướng. Không cần học nhiều, học nhiều là « đa thư loạn tâm », học nhiều dễ khùng lắm con. Nghe rất là sướng, nhưng mà tới lúc nó vô nó ngồi rồi nó mới biết.
 
Học không tu là tủ kinh, mà tu không học tu mù thì không có cái nào nên hết. Nghe kịp không ? Cho nên, đạo Phật là một sự kết hợp hoàn hảo giữa những điều cần thiết. Đó chính là Đạo Phật. có nghe kịp không ? Đạo Phật là sự kết hợp hoàn hảo của những gì cần thiết. Ta không thể nhắm mắt nhắm mũi mà ta bài bác cái này hoặc nhắm mắt nhắm mũi mà suy tôn thờ phụng cái kia. Mà chúng ta phải nhớ rằng, cốt lõi tinh thần của Đạo Phật chính là sự kết hợp hoàn hảo của những thứ cần thiết.
 
Không có cái câu nào hơn về Đạo Phật: Sự kết hợp hoàn hảo của những thứ cần thiết.
 
Có một cái ông đó ổng là nhà điêu khắc rất là nổi tiếng, có người hỏi ổng bí quyết điêu khắc, ổng nói rằng: “Đem về một tảng đá, bỏ đi cái thừa, phần còn lại là tác phẩm.”
 
Phật là gì, bỏ đi cái thừa, cái còn sót lại được gọi là Phật mà Ngài gọt hơi kỹ, còn như mình, mình gọt chưa kỹ lắm. Hiểu không ? Tạc một cô gái thì chỗ nào cô gái không có thì mình bỏ, chỗ nào cô gái có thì mình them. Tạc một ông già thì mình thấy chỗ nào cần có thì mình cho có mà chỗ nào không cần thì mình bỏ.
 
Còn đàng này tạc ông già thì quất một cục đây, tạc cô gái lại quất một chùm râu đây là sai. Ok ? Để tạc một tác phẩm cứ nhớ công thức đơn giản : Tha về một tảng đá, một khối gỗ, một khối kim loại, bỏ đi chỗ thừa, phần còn lại là tác phẩm. Và đó cũng là một công thức của duyên hệ: sự vắng mặt một cách cần thiết thì sẽ đem lại vô vàn lợi ích. Sự vắng mặt một cách thiếu thốn, sự vắng mặt mà để lại cái thiếu thốn là để lại vô số cái di họa. Hiểu không ?
 
1.  Có nhiều cái không cần thiết, nó chỉ là họa.
2.   Mà quá ít cái cần thiết cũng là họa.
 
(còn tiếp)
 
Reply
(tt và hết) Sư Toại Khanh Giảng Duyên Hệ và Tu Hành (7-7)


https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=77pGf-kEcQk&abt=Duy%C3%AAn+H%E1%BB%87+v%C3%A0+Tu+H%C3%A0nh


Thiền Duyên

Rồi bây giờ mình học qua duyên khác. Đó là Thiền duyên. Khoan khoan. Cái vô hữu duyên nãy giờ mình có ghi không ? Sự có mặt của một hạnh lành là nó sẽ xóa sổ nhiều cái xấu. Bây giờ mình học cái Thiền duyên. 

Tui mê cái duyên hệ này lắm. Tui mê lắm bởi vì nó quá thơ mộng, romantic, người không biết thì thấy nó khô queo à. Các vị biết sa mạc là khô là thiếu nước, nhưng có ai từng qua đêm ở sa mạc, có ai đó từng thấy hoàng hôn trên sa mạc, người đó mới thấy sa mạc là chỗ honeymoon tuyệt vời, quý vị biết không ? Bởi vì chúng ta không đủ sức khỏe, chúng ta cứ thấy sa mạc là chúng ta sợ. Chúng ta không đủ sức khỏe để đi biển nên chúng ta sợ đại dương. Chúng ta không đủ sức khỏe leo núi nên chúng ta sợ núi cao. Mà trong khi những chỗ đó là chỗ đẹp tuyệt vời, còn ba cái phố cà chớn của mình là chỗ tào lao. Cái chỗ nào gần bệnh viện chỗ đó không đáng đi chơi, mặc dù có gì thì nó hú ò e ò e. Thật ra, chỗ đi chơi không phải gần bệnh viên, mà vì bản chất mình thích cái an toàn. Có hiểu không ? Vì ta vốn thích cái an toàn nên nhà ở phố thường có giá. Vì thế, Việt Nam có câu : "Nhà mặt phố bố làm to" là ngon lành. Chứ thật ra chỗ ở ngon lành nhất của chúng ta không phải là phố xá mà là, cho nên quý vị để ý, dân tỷ phú toàn nó mua nhà giáp thiên nhiên không à. Hình như tôi nói đúng thì phải, đúng không ? như ở Colorado Denvor nó có một khu trượt tuyết . Vô sâu một chút toàn mấy ông cố nội không. Thụy sĩ cũng vậy. Nước nào cũng vậy hết. Như bên Florida mà cái gần Sarasota nó có cái đảo gọi là Anamaria. Anamaria thì tui cũng nhắc cho bà con nhớ : Ai thích tắm biển, mê màu nước biển xanh mà không muốn đi xa về Miami làm ơn lết xuống phi trường, đi 1 tiếng đồng hồ từ phi trường tới Anamaria nó xanh lè nó đẹp lộng lẫy luôn, mà chỗ đó lại là chỗ nhà giàu nó ở. Mà họ giàu kệ họ, mình tắm mình cứ ra biển tắm miễn phí thôi. 

Tôi không nói lạc đề đâu. 

Tôi muốn nói rằng, cái đỉnh cao của đời sống chính là cái gì thiên nhiên. Nghe kịp không ? Chính là thiên nhiên. Tại vì chúng ta không có đủ sức để sống thiên nhiên thế là chúng ta phải trở về với cái nhân tạo. Chúng ta không đủ sức để bơi lội trong cái biển giáo lý thế là chúng ta quay về tà sư ngoại đạo. Hiểu không ? Mấy cái thứ đơn giản á. Cúng rồi khấn mấy cái không hiểu. Vậy là xong. 

Thờ lạy mấy cái mình không hiểu lắm, tu cho nó dễ. Chứ còn tu theo cái gì mà phải nghiên cứu, phải nhăn mày bóp trán. Mệt quá. Tu cái gì mà rờ rờ khỏe là được rồi. ok? Từ từ tui thấy nhìn quý vị, tui bớt thèm ăn hơn. Mấy người coi họ không hiểu làm sao mà ổng dòm đệ tử mà dòm chỗ nào cũng nuốt nước miếng hết trơn. Hồi sáng tôi nhìn các vị mà tôi đói bụng luôn á. Cái này bỏ muối vô, lửa lớn là ngon lắm, 45 phút. Thơm lừng.

Thiền duyên: là lực đẩy . 

Có hiểu chữ lực đẩy không ? :Lực đẩy có được từ việc đốt cháy hay xóa bỏ cái gì đó.

Ví dụ như các vị có đồng ý với tôi là, cái xe hơi mà động cơ chạy máy dầu không ? Mình đổ dầu vô là nó đốt đúng không ? Nó đốt để nó kích thích cái ở đây cũng vậy. Chưa hết. Nghe giảng đừng có ghi. Nền văn hóa văn minh văn hiến của nhân loại có đúng là nó được mọc lên từ đống tro tàn của vô số thứ khác đúng không ? hình như vậy. Có nghĩa là, chính cái sức đốt, hơi nóng đó nó tạo ra nhiều thứ lắm.

Thiền duyên là gì ? Thiền duyên là ở đây gồm có 7 cái lực, 7 sức đốt. Thiền duyên ở đây là chỉ cho 7 ngọn lửa, 7 thứ lửa, còn gọi là chi thiền, chi phối toàn bộ đời sống của chúng sinh. Hồi đó giờ các vị học các vị biết chi thiền gồm có mấy ta ? chi thiền, có nghĩa là một người đắc sơ thiền tâm họ có đủ mấy chi thiền ? đúng không ? ở đây kể 7 có thấy kỳ không ? khổ vậy đó. Bảy. Bảy phải thêm nữa, là : Tầm – Tứ - Hỷ - Lạc – Định – Ưu – Xả. Cứ nghe rồi tôi mới giải thích tại sao. Khổ quá. Cứ hễ cái gì mà không giống cái biết của mình là giãy nảy lên chưa chịu. Sao cô kể chi thiền cô kể sao trục trặc quá vậy ? Định đâu ? Định bỏ đâu ? Tầm – Tứ - Hỷ - Lạc – Định – Ưu - Xả.

Cái căn bản còn không thuộc, mà không thuộc thì kể trục trặc, trục trặc tui nhớ câu chuyện.

Trong một chuyến bay dân dụng, hành khách yên vị hết rồi thì họ nghe thông báo, announcement là : «Kính thưa quý khách đang có mặt trên chuyến bay 367, đây là chuyến bay hàng không dân dụng đầu tiên không cần có phi công. Mọi cơ chế đều hoàn toàn hoạt động. Cho đến bây giờ mọi thứ vẫn an toàn, không có gì trục trặc trục trặc trục trặc trục trặc... » thì chưa kịp bay, chỉ mới thông báo là nó đã trục trặc. Nguyên đám hành khách run bắn lên, có người sờ xuống ướt nhẹp. Bởi vì nó chưa có take off mà nó đã là trục trặc.

Định nghĩa Tầm là gì mới hiểu Tại sao nó có sức chi phối lớn như vậy ?

Tầm là khả năng hướng tâm tới cảnh. Tầm là sự hướng tâm tới cảnh.
Tứ là trạng thái quan sát đối tượng.

Bữa nay tôi hướng dẫn cho các vị một thứ mà các vị có lẽ khó tìm thấy ở đâu nói tới, mặc dù sách nào cũng có nói. Tôi sẽ dạy quý vị một chuyện mà ở sách nào cũng nói mà hiếm người thấy ra cái đó. Nó vô lý vậy đó.Sách nào cũng có nói hết á. Mà hiếm người thấy ra cái đó.

Trong kinh ví dụ, tầm như động tác bay tới của con ong và tứ là động tác vờn quanh đóa hoa. Đó là Tầm và Tứ. Hai tâm sở này có mặt ở tất cả chúng sanh hưởng dục. Có hiểu chữ hưởng dục không ta ?

Hưởng dục có nghĩa là còn đam mê trong năm trần cảnh.

Rồi, bây giờ bắt đầu. Quý vị học cái quý vị thấy ở các kinh mà lại không nhận ra. Có hiểu chữ thấy mà không nhận ra không ? Bởi vì nhiều khi to look mà không có see. Có hiểu hai cái đó không ? To look mà không có see. Thấy mà không nhận ra. Tới đâu rồi? Có mặt ở tất cả chúng sanh hưởng dục và ở tầng sơ thiền (vốn ly dục nhưng chưa đủ mạnh).

Khi nào mà tâm ly dục chưa đủ mạnh thì để nhận biết một đối tượng, ta còn cần đến hai tâm sở Tầm và Tứ.

Ai dọc dùm cho cổ chứ tui không có nhớ. Ngay cả với một vị La hán, tuy đã ly dục tuyệt đối nhưng khi nào tâm không trú thiền tức còn đang sống với năm trần cảnh vật chất thì cũng phải xài hai tâm sở tầm, tứ này. Nói vậy có nghĩa là, sự có mặt của hai tâm sở này ngăn chặn sự có mặt của tất cả các tầng thiền từ nhị thiền trở lên. Tầm, Tứ giống như cây nạng của người tàn tật. Ta thấy người nào còn dùng nó thì phải hiểu rằng sức khỏe của họ có vấn đề.  Tức là quý vị không biết tôi là ai, không biết tôi sức khỏe thế nào, mà các vị thấy tôi cầm cái cây nạng thì các vị có hiểu ngầm các vị có nhờ tôi vác lúa được không? Why? Đi còn không nổi mà vác cái gì. Trời ơi, có vụ làm biếng nữa. Tôi chưa gặp người nào mà làm biếng đến mức mà xài tới cây nạng. Tôi chưa từng gặp á. Làm biếng mà sao nó đủ siêng mà cầm cái cây nạng. Làm biếng là phải vô giường nó nằm. Hoặc là nó ngồi đất cái mông nó chà nó lết chứ tôi chưa có gặp cái thằng nào làm biếng mà đi kiếm cái nạng. Có ai làm biếng như ông này mà mua cái nạng về chống không? Tui có làm chuyện này. Bên Thụy Sỹ là chính phủ hỗ trợ y tế cho dân triệt để, không phải họ tốt gì đâu, mà bởi vì lúc người dân đi làm đóng thuế. Cho nên ba cái dụng cụ y tế cực tốt mà được hỗ trợ với cái giá cực rẻ, thậm chí cho không. Mà nó đâu ra? Tiền của you hồi đó you đóng thuế you nhớ không? Giờ tui lấy ra tui lo cho you.
 
Mà có những cái ông tàn tật cao cấp thì ổng chống được một thời gian ổng chuyển qua loại này, rồi ổng chuyện được thời gian cái loại hai chân qua loại 4 chân, 4 chân chuyển qua xe lăn. Những cái mà không xài nữa, nếu trong bệnh viện thì người ta sẽ chuyển cho người khác, nếu trong nhà chả thì đành phải cho. Thế là tiệm đồ cũ nó nhiều vô thiên lủng, nó nhiều lắm. tui nhìn nó mà tui thấy nó nhiều quá mà nó tốt quá, nó mới tinh à, tôi nghĩ “cái này có xài được không ta?” tôi vừa nghĩ cái huệ nó lên liền. nó có 2 cái que, cái trên để chống cái nách, cái que dưới để chống cái này. Tôi mới mua về, Nó bán có 50 xu một cây, tôi về tôi cưa cái trên, nó còn lại cái dưới. Cái dưới là cái cầm mà cái trên là để luồn vô. Mà của Thụy Sĩ là nó đề Swiss made, aircraft grade aluminium mà swiss made,tức là nhôm máy bay đó. Mà trẫm thấy nó rẻ quá, trẫm làm 8 cây. Coi như tui để đó mà biết mấy người không biết nói sao nhiều vậy sư. Tui nói để đó đi có bữa xài. Và một ngày đẹp trời kia, có nguyên một đám quân Nguyên từ bên Đức nó ghé qua học giáo lý, rủ đi rừng, tự nhiên nói có cái gậy ngon à. Kêu vô đây ta phát cho tụi bây đứa một cây, Trời ơi, nó kêu “cái này, sư ơi đại trí huệ mới nghĩ ra!” cầm vô cùng vừa tay vô cùng vừa tay mà chắc lắm, very stable, stable lắm, nhôm dày vầy nè, aircraft grade, ngon lắm. Tuy nhiên, khi mà tui chế qua cây gậy thì tình hình nó khác, chứ nếu mà là cây nạng thì nó ghê lắm. Nhà tui nó âm u, không khí nặng nề lắm. có hai thứ mà tui sợ, một là chân giả, hai là nạng, ba là răng giả. Vô nhà tắm mà mình gặp cái ly nó để cái răng mà nó để vừa huýt gió vừa đánh răng mình ngại lắm.

Thì Tầm Tứ nó giống như nạng của người bị thương. Tôi không biết sức khỏe của anh ra sao mà tên nào mà nó còn xài cái này là mình thấy thằng đó không thọt mà mình thọt đó. Cho nên là. Có biết thọt không? Cà thọt, cà nhắc. thì muốn cho nó mau mà nó lâu quá. Hết pin rồi nè. Tháo bớt cục ra. Ờ nghỉ sớm cho bà con khỏe./.

(Hết)



Mục Lục các Bài Giảng
Reply
OÁN THÙ - CÓ THÊM KẺ THÙ TRONG ĐỜI NÀY KHÔNG CÓ LỢI TRONG CUỘC LUÂN HỒI.

Sư Giác Nguyên

Một người hiền trí ở đời, có trí tuệ, biết suy nghĩ, trong trường hợp mình còn là phàm thì còn nổi giận thì chuyện đương nhiên. Nhưng khi có tâm cột oan trái kết oán thù với ai đó thì cứ nghĩ rằng mình được lợi ích gì. Đem lòng oán thù một người khác giống như là mình uống thuốc độc mà mong cho người kia chết. Người ta chết hay không không có mắc mớ gì đến mình hết, nhưng mình uống thuốc độc thì mình phải chết thôi. Đối phương thì không hề hấn gì hết, còn mình thì lãnh đủ, mình đi trước. Người hiền trí phải suy nghĩ như vậy, đó là kiểu suy nghĩ dễ nhất, mềm nhất, đơn giản nhất cho người không có học giáo lý, còn người có học giáo lý có hành trì thì phải suy nghĩ thêm một chút nữa. 

Cách suy nghĩ thứ hai thì hơi kỳ, giống như cái kiểu trong võ thuật gọi là đòn hy sinh, chấp nhận gãy tay để giải quyết vấn đề, cách nghĩ trên của ngài Xá Lợi Phất thì rất êm đềm: ta được gì từ chuyện kết oán gieo thù oan trái này. Còn cách suy nghĩ thứ hai đó là: Trong dòng sinh tử luân hồi có biết bao lần, chúng ta gặp bao nhiêu kẻ thù ghê gớm hơn tên này nữa. Chuyện tay này gieo cho mình thì không đáng gì, bởi cho đến bây giờ mình đâu có mất ngón tay sợi tóc nào đâu, mình vẫn còn đầy đủ mạng sống, tay chân, sức khỏe để mà thù hắn thì hắn chưa có ghê. Trong vô số kiếp luân hồi mình có những kẻ thù đã đẩy mình, gia đình mình, dòng họ mình, quê hương đất nước mình vào chết chóc tang thương. Tại sao mình lại dành thì giờ quí báu cho một kẻ thù quá nhỏ như thế này. Đó cũng là một cách suy nghĩ.

Cách suy nghĩ thứ ba này thì hơi khó, đó là nghĩ đến ân đức của người cũ - cố nhân. Ai trong đời này cũng có một cộng nghiệp. Có cộng nghiệp thì chúng ta mới ở cùng nhau trong hệ mặt trời này, trong trái đất này, trong châu lục này, trong đất nước này, trong huyện làng xã này trong đoàn thể, trong nhóm này. Và trước đây trong vô số kiếp luân hồi người này có thể đã từng là mẹ, là cha, là anh em, vợ chồng con cái của mình, từng hy sinh mạng sống của họ, từng chết cho mình sống, rất nhiều kiếp như vậy. Nhưng bây giờ thì chuyện cũ nhạt nhòa. Chúng ta gặp nhau trong hoàn cảnh mới do những xô đẩy của dòng luân hồi vậy mà bây giờ mình nhìn nhau trong ánh mắt căm hờn. Liệu có đáng không, có nên không?

Nhiều cách suy nghĩ lắm, nhưng gọn lại là có ba cách:
1. Xét đến lợi ích hiện tại. Ta được gì khi ta ôm lòng oán thù người này.
2. Trong nhiều kiếp còn có hàng tỷ kẻ thù ghê gớm hơn kẻ thù hiện tại. Do mình có những phiền não rồi mình tạo nghiệp xấu nên mình mới gặp những thứ trời ơi này. Cho nên cứ nhớ mình còn có những kẻ thù ghê gớm nữa nhưng kẻ thù ghê gớm nhất đó là phiền não, chớ còn cái tên này không nghĩa lý gì hết.
(3. Nghĩ đến ân đức của người cũ - cố nhân.)

Học đạo thì phải luôn trang bị những vốn liếng tâm linh. TRÊN ĐỜI NÀY KHÔNG CÓ AI KHÔNG CÓ KẺ THÙ VÌ TRONG VÔ SỐ KIẾP LUÂN HỒI CÓ BIẾT BAO NHIÊU LẦN LÀM MÍCH LÒNG NGƯỜI TA. Tôi cố ý giảng nhẹ giảng sơ nhưng mấy chỗ này nhớ thì nói. Khi mình nói đùa, có thể mình đang gây họa. Không có gì bậy cho bằng mình làm tổn thương người khác. 

Có thêm kẻ thù trong đời này không có lợi trong cuộc luân hồi. 

Ớn nhất những tay học ba mớ, mở miệng ra như là thánh. Khi nghe giảng cái này thì lắc đầu trề môi: “Con thấy thêm bạn thêm quyến thuộc chỉ thêm tham ái mà thôi; thêm nặng lòng.” Nói nghe cao siêu vậy chứ thật ra Bồ tát luôn luôn có lòng xả tài nhưng luôn luôn hoạnh tài. Càng hoạnh tài Bồ tát càng xả tài. Bồ tát luôn luôn xả tình vì 6 khuynh hướng đặc biệt của Bồ tát trong đó có một điều là không nặng về ái mà. Tuy nhiên, nói rằng không nặng tình gia đình, bà con nhưng luôn luôn sống quến tình (sống gieo rắc tình cảm). 

Bồ tát luôn buông bỏ nhưng luôn huân tập điều lành (ham học, ham thiền, ham giới, ham thí, phục vụ, ham trí tuệ, ham chánh niệm…).
 
Chúng ta thì 
  1. ham tình nhưng sống kiểu bạc tình, 
  2. thích hoạnh tài nhưng ngại xả tài, 
  3. chấp thủ khoái ôm ấp mà lại quên huân tập điều lành, toàn huân tập điều bất thiện.
Ghi Chú: Hoạnh tài: 
Tiền kiếm được một cách không ngờ hay không chính đáng : Tiền đánh bạc được là của hoạnh tài. (theo Từ Điển Việt Việt)

http://vietbestforum.com/showthread.php?tid=3994&pid=399157#pid399157
Post # 953

Thanks-sign-smiley-emoticon bác abc
Reply
Sư Toại Khanh Giảng Thiền Duyên và Đạo Duyên (1-6)

https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=orBnYFjv_3w&abt=Thi%E1%BB%81n+Duy%C3%AAn+v%C3%A0+%C4%90%E1%BA%A1o+Duy%C3%AAn

Thiền Duyên và Đạo Duyên

Quote:Kalama xin tri ân bạn vuihtv ghi chép
30/06/2020 - 10:13 - vuihtv

Thiền Duyên
Các vị để cái note riêng của Thiền duyên. Rồi tôi nói cho bà con nghe nó quan trọng đến mức nó chiếm một phần riêng trong đây và nó hơi rối nên tôi cũng không nhớ phải coi sách. Rồi. Các chi thiền nè. Tầm á là đối trị, Biết đối trị không? Đối trị cái gì?

1/ Tầm đối trị Hôn thụy (buồn ngủ). Tầm chứ không phải Trầm. Ai mà nói Trầm thì khỏi học đi, tới giờ này còn Trầm. Tầm là đối trị hôn thụy. Cái ông áo xanh hồi khuya ông không biết nhiều cái chỗ này ông phải ghi cho kỹ nè. Ghi xong về đốt ra trộn nước đường uống. Cái này quan trọng lắm tôi không có đùa.

Chi Tầm hôm qua mình nói rồi đó, đối trị Hôn thụy.

Tứ đối trị Hoài nghi.

Còn Hỷ đối trị Sân tâm, Tâm sân á. Có ông hòa thượng đó, trong chùa có cô hay gây lắm, gây gổ á, bữa đó có mấy cô phật tử vô nói chuyện hòa thượng xong, giữa đám đông hòa thượng nói “ở đây ai có mua xe mà nhà không có parking gởi cô này nè, bởi vì cái sân cổ rộng nhất chùa ni” nghe hiểu không? Ai mua xe mà nhà không có chỗ đậu á, gởi cái bà này nè. Ai cũng dòm hết trơn mà bả cũng không hiểu nữa. “Sao vậy thầy?” ‘Sao vậy thầy?” “Bởi vì nguyên cái chùa này không có cái sân nào mà rộng bằng sân nhà cô hết” vậy mà bả bớt á. Giỡn vậy mà bả bớt á. Tôi hay kể bà con cái chuyện mà ông hòa thượng đổi chuông á. Có nhớ không? Ổng nói “Bà con cái chùa này tu hành như này chắc phải đổi chuông” thì họ nói “Chuông được quá mà thầy”, thì Thầy nói “Không, Chuông lớn đánh nghe “boon” mà chuông nhỏ đánh nghe “chen”, Bon với Chen không có tu được, bây giờ phải đúc cái chuông khác, làm sao mà mỗi lần đánh nghe “buông” “buông” nó mới tu” nó nghe rồi nó không có gây lộn nữa. ổng giỡn giỡn vậy đó “Giờ cái chuông chùa này ám phật tử ai cũng hư hết trơn rồi. Chuông lớn thì bon mà cái khánh thì chen, bon chen bon chen”. Rồi. Hỷ nó đối lập tâm sân. Cái này quan trọng lắm nha. Tôi muốn quý vị. Tôi có quyền quên nhưng quý vị phải thuộc lòng. Bởi vì quý vị đâu có làm gì, đâu có cần nhớ nhiều, nhớ bây nhiêu đây thôi.

Lạc đối trị Trạo hối. 
Còn Định đối trị Tham dục. Tham dục tức là đam mê trong vật chất, còn trạo hối là ray rứt về những gì đã làm hoặc chưa chịu làm.

Năm chi thiền này rất là quan trọng. Rồi, xuống dòng, ghi cái note tiếp theo.

2/ Tâm bị tham dục giống như nước bị pha màu.
Tâm đang sân hận giống như nước bị nấu sôi. Mình có thể viết tắt có biết không?
Tâm bị hôn thụy giống như nước bị rong rêu.
Tâm bị trạo hối giống như nước bị gió thổi, giống như nước bị gợn sóng.
Tâm bị hoài nghi giống như nước bị cặn cám. Biết cặn cám không? Nó li ti li ti mà cà quợn cà quợn là cặn cám. Xong chưa? Chấm. Một thau nước bị 5 cái này thì không thể soi mặt được. Hiểu không? Thì cái Tâm bị ám bởi 5 triền thì mình cũng không thể soi rọi được gì hết.

Nhớ: Mỗi chi thiền đối trị cái gì? Tâm bị các triền cái chi phối giống gì?

Rồi, bây giờ học tiếp. ghi cái note thứ ba.

3/ Người bị tham dục chi phối, họ giống như người mắc nợ. Khoan. Người tham dục nhiều giống kẻ mắc nợ. Cô này học được mấy ngày rồi cô? Tôi hỏi có lý do, vì nếu mà học lâu thì cô phải chép lại bài, phải ghi chép nhiều lắm, nếu mới học ngày hôm qua thì khỏi chép. Có nghĩa là cô đã may áo dài rồi thì tôi kêu cô may thêm quần, còn này cô mới có cái xà lỏn à, khỏi may. Không hiểu nói giờ không hiểu. Tôi đi học là tôi hỏi rõ ràng lắm. Cái em mà góp phần chen lấn thì tôi không cần quan tâm. Có cái thằng lính, ban đêm nó đi ghé nhà nhà quê nó ngủ qua đêm. Mà bà chủ nhà bả kẹo quá đi. Nó đói quá, nó gợi ý bả nó nói “Chiều vậy rồi bác ăn cơm tối chưa?” bả nói “Già, không ăn”. Hỏi bả lòng vòng lòng vòng bả không có lộ ra cái mối nào được để mời khách, thằng lính nó nằm ôm bụng cuối cùng đói quá chịu không nổi, nó nghĩ ra một cách. Nó nói “Bác cho con mượn cái nồi” mượn cái nồi đâu có tốn cái gì đâu, đưa cái nồi. Chả ra ngoài lu múc miếng nước vô, nước xong rồi ảnh mới hái mấy cái lá rau thơm ảnh bỏ vô. ảnh nếm nếm “ngon quá” trong ba lô ảnh có cái rìu. Ảnh lấy cái rìu rửa sạch đút vô cái nồi đang sôi á, xong rồi mới “Ngon quá! Bác cho con xin nắm gạo nữa là tuyệt!” Có hiểu không? Bả cho nắm gạo. Ảnh nấu một hồi gạo nó nhừ xong xuôi ảnh nói “cái này có xíu bột nêm là ngon á, tôm khô cũng được” Bả tò mò. Bả nghĩ cái nồi nấu có một chút mà ảnh kêu ngon, ảnh xin nắm gạo nữa, thì rồi xin chút tôm khô. Bả tò mò quá, bả cũng cho nắm tôm khô. Ảnh nấu xong thì ảnh rút cái rìu ảnh rửa ảnh cất. Thì nó được nồi cháo rồi. Hiểu không? Thì nó mời bả ăn. Bả ăn tức quá, cả đời, cả đời mới được ăn cháo rìu, “không ngờ cái rìu mà đem nấu nó ngon như vậy”. Ảnh ăn xong ảnh nói “thưa bà không có rìu cái gì hết á. Cháu xin bà gạo bà không có cho, thì cháu mới bày ra cái vụ đút cái rìu rồi rắc rau thơm đặng bà cho gạo rồi...” Bây giờ hiểu chưa? Ốm nhách mà lạnh ăn mặc chi mỏng lét vậy rồi ngồi run. Rồi. cái món cháo ríu, giờ hiểu cái sâu sắc của câu chuyện đó không? Có nghĩa là khi ta bị thiếu thốn thì ta có nhiều cách xoay xở lắm. Khi mình biết Phật Pháp mình dở, mình ngồi thiền dở thì mình cách mình bổ sung mấy cái đó. Hiểu không? Ví dụ bây giờ, ít ra mình muốn tu mà mình dốt quá thì sao. Nghe nói đâu có khóa thiền, có người họ mặc cảm họ nói tôi dốt quá tôi biết cái gì mà thiền. Sai. Cứ đi. Vô trong đó coi cái tên nào mà nó tốt bụng mình xáp vô mình hỏi. Hiểu không? “Thiền là sao vậy?” thì bả nói vậy, giống như mình có cái nồi với cái rìu thôi, chớ mình không có cái gì hết. Hiểu không? Thì bắt đầu mình mới xin thêm nắm gạo, tôm khô đồ thêm, chứ còn mà xin bả nguyên nồi cháo đời nào bả cho. Có hiểu không? Cái sâu sắc của câu chuyện nó nằm chỗ đó. Ở đây nhiều người tưởng tôi kể chuyện tào lao. Chuyện đó nó rất là sâu. Cái chuyện mà mấy người hạn chế bằng cách trùm cái bao đó, nhiều người tưởng chuyện bậy, nhưng mà không phải đó là chuyện hiểu lầm. Mà trời ơi, nói gãy lưỡi, không có hiểu. Cái chỗ này mai mốt gọi là seafood center. 

Người tham ái nhiều giống như kẻ mắc nợ. Tại sao vậy? Người mắc nợ chuyện quan trọng nhất phải làm là gì ta? Các vị có đồng ý với tôi là các vị thích càng nhiều thì càng vị phải làm đủ cách để mà thỏa mãn cái thích, đúng không? Vậy có giống mắc nợ không? Tự nhiên, trưa nắng vậy nè, một là đi làm hai là ở nhà, làm vườn, hoặc đi ngủ, hoặc ngồi thiền, hoặc coi sách sướng vậy không chịu. Mà nắng chang chang vậy, mà đi đậu xe vô cái mall nào đó bắt đầu, trời ơi lục lạo thích lắm, mua được cái gì đó mừng lắm, về đâu có mặc, nhiều khi cái receipt, cái giá còn đó, treo trong closet, bữa sau đi nữa. Cái đó Phật tử họ nói cho tôi biết á chứ tôi đâu có mua. Cho nên người tham dục nhiều họ giống như kẻ mắc nợ. Ăn rồi cứ lo trả nợ. còn người tham dục nhiều, ăn rồi cứ lo tìm cách mà thỏa mãn cái thích của mình. Xong chưa?

(còn tiếp)
Reply
(tt) Sư Toại Khanh Giảng Thiền Duyên và Đạo Duyên (2-6)


https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=orBnYFjv_3w&abt=Thi%E1%BB%81n+Duy%C3%AAn+v%C3%A0+%C4%90%E1%BA%A1o+Duy%C3%AAn
 
Cái thứ hai. Người bị sân tâm nhiều giống người bị bệnh mất khẩu vị, bị loss appetite.
 
Tại sao người tâm sân nhiều giống như người bị mất bị loss appetite?

Bởi vì khi bị loss appetite thì mình ăn cái gì cũng không ngon. Còn cái người mà bực mình họ đi đâu cũng không có vui.

Ví dụ này rất là sâu. Học giáo lý mình mới thấy, không học - uổng. Nhiều người họ nói, không học - khỏe.

Có thằng nhỏ 4 tuổi nó thấy má nó tập thể dục á. Nó hỏi má nó: “Tập thể dục làm gì vậy mum?” Má nói: “Tập để khỏe, mày tập như mum này, mày quơ quơ tay.” Nó cũng quơ quơ tay nhảy nhảy hồi nó ngồi sụp xuống, nó nói: “Khỏe quá”. Má nó nói: “Mày tập nhiêu đó mà khỏe gì?” Nó nói “Khỏe nhờ không có tập.” Nó mập ú à, cái chân nó có chút xíu, nó quơ nó mệt quá, tay có ngấn mà nó đâu có làm gì được. Nó quơ hồi ảnh ngồi sụp xuống. Má nó nói: “Mày tập nhiêu đó mà khỏe gì?” “Khỏe là giờ khỏi tập nữa.”

Cái câu chuyện nó rất là sâu. Có hai cái khỏe:
1.  nhờ mình siêng tập, cho nên mình có sức khỏe nên mình khỏe,
2.  mình không làm gì hết cho nên mình khỏe.

Mấy cái tào lao đó mà các vị biết tôi nhìn cái giống gì cũng thấy Phật pháp trong đó, còn các vị nhìn Phật pháp mà thấy Đời trong đó.

Coi Kinh mà thấy tả cõi trời Đạo Lợi. Bắt đầu đi shopping, thấy trong đó nói chư thiên mặc áo đẹp á. Rồi coi thấy kinh mà tả Địa Ngục thì chạy đi mua máy lạnh. Nó rầu lắm. Rồi coi kinh kể bà Visakha chạy đi mua nữ trang. Toàn là tầm bậy không à.

Tôi lại khác, tôi đọc cái tầm bậy tôi thấy Đạo trong đó. Còn quý vị đọc đạo các vị thấy tầm bậy trong đó. Tùy mình thôi. Cái đó có thiệt.
Cho nên người mà tham dục nhiều thì họ sống giống người mắc nợ. Có đúng không cái đã? Thích tùm lum thì ăn. Rồi cứ lo trả nợ, trả cho cái gì? Trả cho cái mê thích của mình.

Thứ hai là cái người nhiều tâm sân, nhiều cái bất mãn thì họ sống giống như người bị bệnh mà mất cái khẩu vị. Tôi nhìn mắt là tôi biết không hiểu. Cái người mà mất khẩu vị giờ cho họ ăn thịt rồng, họ cũng không thấy ngon. Cho nên nhiều người bị bệnh, họ cạo lưỡi có biết không?

Cái người mà tánh hay sân si không có bao giờ họ vui hết á. Họ đi đâu họ nhìn, ra biển họ nói “mênh mông quá”, lên núi họ nói “cao chóng mặt quá”, vô rừng họ nói “rậm rạp quá”, ra phố họ nói “ồn ào quá”. Đào lỗ nhét xuống dưới nằm mới yên á.

Cái loại người đó tôi gặp rồi.

Tôi đã gặp người đó bên Châu Âu. Cái gì cũng vậy hết. Bánh mì mà không có giòn thì nó nói “Bánh mì giống cái nùi dẻ”, mà nướng giòn nó nói “Ăn rớt tùm lum”. Chịu nổi không? Giòn á nó nói ăn rớt tùm lum mà không giòn nó nói giống cái nùi dẻ. Quý vị thấy chịu nổi không? Tức là cỡ nào nó cũng nói hết trơn.

Rồi nêm nếm thì nó nói, lạt quá, mặn quá, có bữa nêm vừa, nó nói: “Bữa nay khác hôm qua” cũng giận nữa! Là nó giận suốt mùa thu cách mạng như vậy.

Cho nên người nhiều tâm sân giống như người bị bệnh mất khẩu vị. Ví dụ quá hay.

Sẵn tôi nói luôn, người nhiều tâm sân mà đi tu thiền khó lắm, biết không? Chỗ ở không vừa ý, khí hậu không vừa ý, thầy bạn không vừa ý, chỗ ngồi không vừa ý, muỗng nĩa không vừa ý, cái ly tách không vừa ý, đường kinh hành không vừa ý, lên lạy Phật nhìn cái tượng không vừa ý, cuối cùng chỉ có nước lên máy bay là vừa ý. Đi về. Chứ học sao nổi?

Mà cái loại người đó tôi gặp nhiều lắm.

Quý vị thắc mắc sao tôi gặp nhiều. Bởi vì tôi sống với người dưng mà. Có ngày cái mặt nó giống như táo bón vậy đó. Nó giận nó bực đủ thứ chuyện. Cái loại đó mà gặp Phật chưa chắc họ vui. Họ nói: “Hào quang chói quá!” Khổ vậy đó. Tới Phật họ cũng không tha nữa. Tới ngồi gặp Phật nói “Hào quang chói quá!”

Cái người sống nhiều trong hôn thụy đó thì họ giống người bị giam trong ngục tối. Biết ngục tối không? Hôn thụy là gì? Hôn thụy là buồn ngủ nè, lười biếng, cái người mà bị giam trong ngục tối hình như họ lừ đừ đúng không ta? Hiểu chữ “lừ đừ” không? Cái người thấy trời xanh, mây trắng, nắng vàng, active này nọ. Còn có người họ sống nhiều với tâm dã dượi, thụ động, lười biếng giống như người bị nhốt trong nhà giam tối vậy đó. Hôn thụy á. Họ không thấy cái gì hết. Có hiểu không? Các vị về tự nhốt mình trong phòng là biết. Kỳ lắm. Nó kêu “tối như hũ nút” á.
 
Rồi, tiếp theo. Người bị trạo hối là giống tâm trạng của người nô lệ. Cái người bị trạo hối nhiều thì tâm trạng giống người bị nô lệ. Có nghĩa là sao? Người nô lệ ăn rồi phải nhìn mặt chủ để mà, mặt chủ buồn vui, để mà liệu bề sinh hoạt, có đúng không ta? Có hiểu cái đó không? Có nhiều người nói: “Con chưa làm nô lệ con không biết” là cách nói tào lao.
 
Có nhiều chuyện mình không cần trải qua mình cũng biết. Mình đâu có cần cụt tay mình cũng biết cái người cụt tay nó khổ, đúng không?
 
Như có một lần, một phóng viên ở New York thấy một thằng cụt tay mà nó nhảy tưng tưng hỏi: “Anh có gì vui?” Nó nói: “Ngứa gãi không được, vui cái gì!” Thật ra đó là câu chuyện cười, chứ sao không biết.
 
Có nghĩa là người họ bị sống trong tâm trạng ray rứt ăn năn mấy chuyện cũ cả đời là giống như người nô lệ. Hiểu không? Mỗi lần nhớ câu chuyện cũ lòng không yên, cứ ray rứt: “Tại sao chuyện đó mình không chịu làm? Tại sao mình lại làm chuyện đó? Tại sao mình lại nói câu đó? Tại sao câu đó mình không chịu nói? Tại sao mình lại có suy nghĩ như vậy? Tại sao chuyện như vậy mà mình không nghĩ ra?”  Suốt ngày giống như người nô lệ sống phải nhìn mặt chủ, còn cái tên này, nó suốt ngày nó sống ray rứt bởi những ám ảnh.
 
1.  Lỗi lầm cũ mình chỉ nên nhớ để xem nó là bài học rút kinh nghiệm thì là tốt,
2.  nhưng nếu mình nhớ chuyện cũ, vết thương lòng tiếp tục rỉ máu thì không nên.
 
Hiểu không? Quên được thì quên. Nhớ để mà rút kinh nghiệm thì tốt, còn nhớ để mà ray rứt thì không nên, để mà chảy máu vết thương lòng thì không có nên.
 
Nhiều người họ không có hiểu, họ không phân biệt được hai chuyện đó. Họ không phân biệt được cái chuyện:
1.  Lấy lầm lỗi làm kinh nghiệm và
2.  lấy lầm lỗi làm vết thương,
họ không phân biệt được chuyện đó.
 
Các vị có làm được chuyện đó không? Được chứ. Số bà số khổ.
 
Nói số khổ tôi nhớ cái chuyện cái bà coi bói, “Trời ơi, tôi khổ quá. Thầy coi bao giờ tui bớt khổ”, thầy nói: “Bà mười năm nữa mới hết khổ”. Bả nói “Lúc đó tui giàu hả?”, thầy nói “không, lúc đó bà quen rồi”.
 
Cho nên, có hai trường hợp bớt khổ:
1.  sướng hơn, là bớt khổ.
2.  khổ hoài nó quen cũng bớt khổ.
Lạ lắm. Tôi gặp mặt quý vị là tôi muốn giỡn à. Các vị đã làm thay đổi tôi, các vị có biết không?
 
Nhiều khi tôi cũng ray rứt là tại sao tôi đã quen với những người mà tôi đánh mất cái tôn nghiêm của tôi.
 
Rồi, tiếp theo. Người sống nhiều với hoài nghi thì họ giống như kẻ bị lạc đường . Người lạc đường thì sao ta? Khổ lắm, không biết quẹo đâu.
 
Tôi nhớ có lần ông Socrates ngồi bên lề đường, có cái ông đi ngang ổng hỏi “ở đây ra chợ bao xa?” Socrates không trả lời. Hỏi thêm câu nữa, tưởng Socrates điếc “Ở đây ra chợ bao xa?” Ổng thấy bực bội, ổng đi. Ổng đi được mấy bước, Socrates quay lại nói “Khoảng nửa tiếng”. Hỏi “Sao hồi nãy không nói”, Nói: “ Tôi phải coi ông đi nhanh hay chậm tôi mới nói được”.
 
Có hiểu không?
 
Thấy có thằng chăn trâu nó ngồi bên bờ suối, Ngài hỏi “Đây qua bên suối sâu không cháu?” Nó nói “Cỡ này.” Ổng thấy lạ lắm ổng không tin, ổng bước xuống, nó tới cổ ổng, Ổng nói “Sao mà cháu gạt bác?” thì nó nói “Ông nhìn con vịt coi, tới đây à.”
 
Nhiều khi mình không nên tin con mắt của mình. Có nhiều người hỏi tui: “Sư con học Pali chừng nào đọc được?” Tôi mới nghe câu chuyện đó, “Tui coi cô học kiểu nào, chứ cái mặt cô nãy giờ chắc hai chục năm á.” Hiểu hả? Chậm quá.
 
Như vậy thì mình đã học mỗi triền cái nó có tác dụng như thế nào trong cái đời sống tâm linh của mình. Đúng không?
 
--ooOoo--
 
Chi thiền nó đối trị với triền cái nào, mà triền cái là năm cái phiền não căn bản của chúng sinh.
 
Căn bản là sao? Căn bản chữ căn có nghĩa là gốc, bản có nghĩa là gốc, căn bản có nghĩa là cái thấp nhất đúng không, là cái nền đó. Căn bản là cái nền.
 
Mà tại sao gọi phiền não nền?
 
Bởi vì năm phiền não này là năm phiền não dành cho người thấp nhất mới có, chứ người cao cấp họ không có cái này, họ có cái khác.
 
Sẵn nói ở đây, tôi phải nói thêm một chuyện động trời nữa.
 
Đó là:
1.  ngày ta chưa biết Phật pháp, ta chỉ biết trốn khổ tìm vui, biết chạy theo cái gì mình thích và chối bỏ cái mình ghét. Đúng không?
2.  Khi mình biết đạo ba mớ rồi, thì mình chỉ đi theo cái thiện và bỏ cái ác. Đúng không?
3.  Nhưng mà theo một chút nữa thì mình thấy ra rằng, có những điều mà trước đây mình thấy là thiện thì bây giờ mình vượt qua nó để đến một điểm khác cao hơn. Hiểu hả?
 
Chứ còn cái người mà hạ căn độn trí là họ làm được cái gì hay hay là cả đời họ ôm chặt lấy nó. Khi mình ôm chặt cái gì thì mình không thể đi xa được. Đúng không? Khi ta thử nắm chặt một thứ thì cái ta có được chỉ là trong nắm tay. Và hãy nhớ câu thần chú này:
 
“Cái trong nắm tay luôn nhỏ hơn cái trong vòng ôm.
Cái trong vòng ôm luôn nhỏ hơn cái trong tầm mắt.
Cái trong tầm mắt luôn nhỏ hơn cái trong suy nghĩ.”
 
Có hiểu không? Cái số đất, cái số nhà đất, cái diện tích đất mà tôi mua được trong tầm mắt nó hẹp hơn cái diện tích đất mà tôi có thể nghĩ đến. Tôi có thể mua tới 5000 mẫu ở 5 châu đúng không? Còn đàng này cái số đất tôi có thể mua trong tầm mắt nó ít hơn đúng không? Như vậy thì “Cái trong nắm tay ít hơn cái trong vòng tay, cái trong vòng tay ít hơn cái trong tầm mắt, cái trong tầm mắt nó ít hơn cái trong đầu”. Mà cái đầu đứa nào suy nghĩ nhiều, rộng thì nó lại nhiều hơn đứa suy nghĩ ít. Đúng không?
 
Thì lúc đó quý vị mới thấy “à thì ra đó giờ mình khoái cầm không” Hiểu không? Nó rất là quan trọng. Cho nên, Bồ Tát á, Bồ Tát muốn thành Phật tổ á, Bồ tát có những cái đặc điểm rất là xuất sắc sau đây. Thứ nhứt, Bồ Tát đã được thọ ký có 3 đặc điểm:
 
Thứ nhứt, là Bồ Tát luôn luôn hướng tới cái tốt hơn, a better world. Bồ Tát luôn luôn hướng tới better world. Cái này rất là quan trọng. Tại sao quan trọng? Bởi vì người tầm thường nó được cái gì là nó khư khư cái đó, có hiểu không? Nó thấy cái đó là số 1 nó không có đi xa được.
 
Người bình thường có tiền nghĩ là số một. Bồ Tát nói “Không. Có tiền không có bảnh bằng dám đem tiền cho”. Hiểu không? Có tiền không có sang bằng dám cho tiền. Hiểu không? Cái đầu Bồ Tát nghĩ như vậy.
 
Rồi khi Bồ Tát bố thí, Bồ Tát nghĩ “Có cái nó hơn cả bố thí”. Bố thí là cho tài sản, bây giờ buông hết để đi xuất gia là cho cả cuộc đời, bỏ cả cuộc đời hiểu không?
 
Chưa hết, bỏ cái khó bỏ đó là bỏ cả những cảm xúc riêng tư. Trước đây thích này ghét kia, bây giờ Bồ Tát bỏ luôn. Bồ Tát làm cái khó làm, cho cái khó cho, nhịn cái khó nhịn nên Bồ Tát sau này thành Phật được cái khó được.
 
Còn mình thì cho cái khó xài và nói cái khó nghe nên trở thành người khó ưa. Có phân biệt được mấy cái khó này không? Cho cái khó xài là sao? Cho đồ dỏm không à. Rồi nói cái khó nghe, nói xóc họng không à. Rồi ra người này ra người kia. Rồi trở thành người khó ưa. Cho nên sáng không ai tới hết.
 
Cái đặc điểm của Bồ Tát đầu tiên là Luôn luôn nghĩ tới cái tốt hơn, để lìa bỏ con người cũ của mình. Có hiểu không?
 
Cái thứ hai của Bồ Tát là gì? Bồ Tát là người có khả năng buông bỏ rất tốt. Đây là một cái khả năng mà người bình thường khó mà có được: Khả năng buông bỏ.
 
Mà cái thứ nhất, cái thứ hai nó có quan hệ với nhau không ta? Có quan hệ không?
 
Khi mình muốn hướng tới cái tốt hơn thì mình phải có khả năng buông bỏ cái cũ. Hiểu không? Mà đa phần chúng ta không có khả năng này. Thấy đồ đẹp thì muốn tha về nhưng không có khả năng liệng cái đồ rác. Có cái này không ta? Tôi thấy hình như hơi nhiều.
 
Thấy ba cái tượng phật Phúc Lộc Thọ pha lê muốn tha về, ba cái hộp bánh Tây bằng sắt á, để đó, giấy báo cũ, để đó, giày dép cũ để đó, mà Gucci Chanel vẫn mua về phặp phặp phặp phặp mà mang rồi, mang banh đôi dép rồi mà cái hộp không dám dzục. Tôi thấy hơi bị nhiều.
 
Bồ Tát thì khác. Bồ Tát luôn nghĩ tới cái tốt hơn nhưng mà Bồ Tát cũng có cái gan bỏ đi cái cũ. Hiểu không?
 
Bởi vì chúng ta nhớ thế này: Đời sống chúng ta toàn bộ đời sống chúng ta chỉ nằm trong hai động từ “thêm” và “bớt” thôi.
 
Có hiểu không?
 
Để muốn khỏe thì ta nên thêm một số và bớt đi một số. Khỏe á. Nhan sắc cũng vậy. Muốn cho nó đẹp thì mình nên thêm một ít cái gì đó và bớt đi một ít cái gì đó, có đúng không ta? Bớt cái gì để đẹp? Nhang, mụn rồi ba cái đồi mồi bớt nhưng mà dzộng ba cái phấn son dữ dội vô. Rồi thân thể mình tùng xẻo chỗ nào cần phình chỗ nào cần tóp thì thêm bớt đúng mức cho nó đẹp, hiểu không? Cái đó gọi là lăng trì hay tùng xẻo. Còn nếu xài cái từ nôm na gọi là “lúc lắc”, bò lúc lắc á.
 
Như vậy thì Bồ Tát phải có khả năng đó. Khả năng:
1.  Một là khả năng luôn luôn hướng tới cái tốt hơn,
2.  thứ hai là phải có khả năng lìa bỏ cái không cần thiết. Và,
3.  cái thứ ba, là Bồ Tát luôn luôn phá nát tất cả những cái gọi là vách ngăn.
 
Bồ Tát luôn luôn phá nát tất cả những cái gọi là vách ngăn.
 
Bồ Tát không có chấp nhận vách ngăn. Bồ Tát đã được thọ ký á, có điểm đặc biệt đó, Bồ Tát không có chấp nhận vách ngăn. Có biết vách ngăn không ta? Vách ngăn là gì?
 
Từ cái đời sống của một người hưởng dục, Bồ Tát thấy năm thứ vật chất đó là vách ngăn, Bồ Tát bỏ đi tu thiền, đắc sơ thiền.
Bồ Tát thấy Sơ thiền nó không phải là số một, Bồ Tát bỏ cái sơ đó Bồ Tát lên cái nhị. Hiểu không?
Và cuối cùng đắc tới Phi tưởng phi phi tưởng,
Bồ Tát vẫn thấy đây là vô ngã, vô thường, tại vì chưa đủ duyên chứng Phật thì Bồ Tát đành phải chấp nhận cái đó thôi. Chứ trong lòng Ngài vẫn hiểu cái này không phải là cái tốt nhất. Hiểu không?
 
Đó là nói về Thiền Định.
 
Nói về học. Bồ Tát khác mình ở chỗ là Bồ Tát không bao giờ thấy học như vậy là đủ. Còn mình thì khác, mình thì “Vậy giỏi rồi” đi đâu nghênh ngang nghênh ngang. Bồ Tát thì không. Bồ Tát suốt đời là người học trò rất là hiếu học. Dầu bản thân Ngài là bậc Đại sư của thiên hạ, nhưng đối với riêng Ngài, Ngài luôn tự thấy mình là một người học trò hiếu học thôi. Có hiểu cái vách ngăn đó không? Có nghĩa là không có giam nhốt mình.
 
1.  Nãy nói về Thiền,
2.  giờ nói tới Kiến Thức,
3.  thứ ba là Đức Hạnh.
 
Bồ Tát không bao giờ tự nhốt mình trong một cái sự hài lòng nào hết. Câu thứ ba, viết như vậy:
 
Bồ Tát không bao giờ tự nhốt mình trong một cái sự hài lòng nào hết: 


  1. về đức hạnh, 
  2. về thiền định, 
  3. về trí tuệ, 
  4. về kham nhẫn, 
  5. về kiến thức. 
Bồ Tát không có tự giam nhốt mình vào bất cứ một thành tựu nào hết, bất cứ một sự hài lòng nào hết. 

Và cái cuối cùng, liên quan tới tình cảm

Các vị có đồng ý với tôi, tất cả chúng ta đều bị giam nhốt trong thế giới tình cảm không? Mình chỉ thương được người thân của mình thôi. Có không ta? Mình chỉ thương được tấm thân của mình, gia đình mình, người thân của mình, và phía trên đó mình bị nhốt cái gì? Ví dụ như đàn ông chỉ thích người đẹp thôi. Người đàn ông chỉ thích người khác phái thôi. Còn mấy anh đồng tính ảnh chỉ khoái người nào một phe với ảnh thôi. Hiểu không? 

Nhưng Bồ Tát thì không. Bồ Tát không có giam nhốt mình trong tình cảm. Có nghĩa là Bồ Tát không có dừng lại ở tình cảm gia đình, tình cảm dân tộc, đất nước, đồng hương, đồng chí, đồng bào, hiểu không? 

Đối với Bồ Tát, tất cả ai cũng là người dễ thương và đáng thương hết. 


  1. Người tốt là người dễ thương mà 
  2. người xấu là người đáng thương. 
Thánh Gandhi nói: Điều xấu là cái đáng ghét nhưng người xấu là người đáng thương. 

Hate the sin but love the sinner, có biết chữ đó không? 

Hãy ghét điều xấu nhưng hãy yêu người xấu. Trên đời này người xấu là người đáng thương và người tốt là người dễ thương. 

Như vậy trong cái nhìn của một vị Bồ Tát tình thương của Ngài không bị vách ngăn. 


  1. Kiến thức đối với Ngài không có vách ngăn, 
  2. Thiền Định không vách ngăn, 
  3. Đức hạnh không vách ngăn và 
  4. Tình thương không vách ngăn. 
Đó là đặc điểm của Bồ Tát. Các vị có nhớ được ba cái đó không?
  1. Một, là luôn hướng tới cái tốt nhất.
  2. Hai là khả năng buông bỏ rất tốt.
  3. Ba là luôn xóa bỏ mọi vách ngăn.
Ngài là như vậy đó. Nói tới Bồ Tát phải là countless, unlimited. Đó là Bồ Tát. Tinh thần đó gọi là tinh thần A-di-đà ở nghĩa nguyên thủy.
 
Khổ thay, nhiều người không hiểu cái này. Họ bèn hiểu A-di-đà là somebody, somewhere. Hiểu không? Cái đó là sai. Chữ A-di-đà phải hiểu như vậy đó.
 
Và một chữ nữa, đó là khi mình niệm Phật mình có nghe chữ “Mô Phật” không? Các vị có nghe người ta niệm “Mô Phật” không? Là niệm một Đức Phật, mà Namo Buddhanam đó là Con xin đảnh lễ tất cả chư Phật. Hiểu không?
 
Cái chữ “Mô Phật” nó có hai cách viết: có nghe chữ “Mô Phật” không cái đã.
 
Cái chữ “Mô Phật” có hai cách viết, có hai cách hiểu:
1.  Namo Buddhaya là con xin đảnh lễ Đức Phật này nè, Phật Thích Ca Mâu Ni nè, Namo Buddhaya,
2.  Namo Buddhanam là con xin đảnh lễ hết, tút tùn tụt tất tần tật.
 
Cho nên, có một vị hòa thượng ngoài Huế đó, Phật tử vô gặp Hòa Thượng nói “Mô Phật”, Hòa Thượng nói “Phật mô?” rất là hay. Bởi vì “Mô Phật”, Hòa Thượng hỏi: “Phật ở đâu?”. Có nhiều người không hiểu tưởng Hòa Thượng giỡn, còn nói: “Con chào Hòa Thượng, Hòa Thượng chọc con.” Hòa Thượng nói “Không, Phật mô?” thì “Phật trên bàn thờ.” “Sai, Phật mô là khi nào trong lòng con nó có cái thiện niệm thì Phật có. Còn thiện niệm mất có là Phật Niết Bàn.” Hiểu không?
 
Con chào thầy mà trong lòng con có Phật không, hay là Phật Niết Bàn rồi? Có hiểu không ta?
 
Cho nên nói “Mô Phật”, cái hỏi “Phật mô?”. Từ đó về sau đó là một pháp môn rất là nổi tiếng, và mọi người đồn với nhau là “Mô Phật” niệm không hay bằng “Phật mô?” có hiểu cái ý nghĩa đó không? Nó sâu dữ lắm, rất là sâu, vô cùng vô cùng sâu. “Mô Phật” chỉ là con lạy Phật, nhưng “Phật mô?” là Phật trong lòng con hiện giờ ở đâu? Có hiểu không?
 
Cho nên, cái chữ niệm phật, cái chữ “Mô Phật” có hai từ:
1.  “Namo Buddhaya” là con xin lạy một vị Phật. mà
2.  “Namo buddhanam” là con lạy hết, con lạy hết tất cả chư Phật.
 
Cho nên, từ đó mới ra cái câu niệm này
1.  “Namo Amitabuddhassa, hay là, buddhaya”
2.  thứ hai là “Namo Amita buddhanam”.
 
Khi nào mà niệm “Namo amita buddhassa” hay là “Namo amita buddhaya” nó có nghĩa là con xin lạy ông Phật Di đà cõi Tây phương á, hiểu không?
 
Nhưng khi niệm “ Namo amita buddhanam” là con xin lạy vô lượng Chư Phật, vì amita có nghĩa là “countless” mà người ta không biết cái này, người ta bèn cứ “amita” không à. Họ tưởng là có một bậc tên là Amita mới đuối á. Do cái nhận thức của mình. Bây giờ hiểu chưa?
 
Bây giờ ôn lại nha.
1.  “Namo buddhaya” là con xin lạy một Đức Phật này nè, Đức Phật Bổn sư của con á.
2.  Mà khi “Mô Phật” mình dịch số nhiều “Namo Buddhanam” là con xin lạy hết ba đời mười phương, con lạy sạch sành sanh không có sót ai hết. nha.
 
Rồi qua tới niệm A-di-đà. “Namo amita buddhaya/ buddhassa” có nghĩa là con xin lạy cái Đức Phật Di đà mà ở cái cõi Tây Phương mà cách ta là mười vạn ức sa bà, mười vạn ức thế giới về phương tây nhớ không, có nhớ cái vị tiếp dẫn đạo sư đó không? Khi mình niệm câu này là mình chỉ lạy một Phật đó thôi, mà Phật đó thì chỉ có Phật giáo Bắc truyền, Phật ra theo nguyên thủy là symbol không phải somebody. Có hiểu symbol với somebody nó khác nhau như nào không? Hiểu hả? Bởi vì symbol là nó là personalization for something, stands for something. Ok?
 
Rồi cái “Namo amita buddhanam” là con xin đảnh lễ vô lượng chư Phật. Chư Phật nhiều tới mức đếm không được. Nhưng mà nó xui là bà con không có được học kinh điển gốc.
 
Bà con cứ đi vòng vòng vòng vòng bên ngoài uống nước cặn ăn cơm nguội mà nói thì giận, mà nhiều người rồi đây sẽ mướn du đãng chém tôi, tại vì tôi phanh phui mấy cái này ra nó hết linh rồi. Người ta gọi là giải thiêng và giải ảo đó.
 
Có nhiều cái chuyện mà mình, chẳng hạn như ngày xưa có những cái chùa bên Tàu lâu lâu túng tiền, chùa quê đó, thông báo là: “Đêm qua trụ trì nằm mơ Phật báo là ngày mai Phật hiện trước chùa.” Ta nghe ta tò mò lắm. Thì đêm đó, ông trụ trì
1.  ổng mới lấy đậu nành ổng ngâm nước rồi
2.  ổng bỏ vô cái bao,
3.  ổng chôn xuống đất rồi
4.  ổng để cái tượng Phật lên
5.  ổng lấp lại.
 
Thì ổng canh đúng cái ngày mai đậu nành nó nở nó đội cái tượng Phật lên. Trời ơi, cả làng ra nó lạy nó lạy. Nó lạy xong, rồi ổng đem đậu nành lên đem giá ổng quất.
 
Có hiểu cái đó không? Quất là ăn á. Tại vì giá đậu nành mà.
 
Mà hồi xưa ngu đâu có biết. Đậu nó ngâm nước, xong nó bỏ cái bao chôn dưới đất, rồi nó để tượng Phật nho nhỏ lên rồi phủ đất lên. Thì đúng, nó đã canh rồi, nó đã canh tầm mấy giờ là tượng Phật nó ra khỏi đất, rồi mấy giờ nó trồng. Rồi cứ như vậy nhiều năm cứ đồn là chỗ đó linh lắm.
 
Không có linh cái khỉ gì hết. Do mình thôi. Hoặc là các vị thấy có những người mà nước sôi mà họ đem họ chọc cái tay vô á, hoặc là họ đã bôi cái gì đó, hai là nước đó họ đã bỏ cái dung dịch gì vô trong đó, thấy nó sôi vậy thôi chứ thọt tay vô không có sao. Nhiều người họ không biết, rồi cứ đồn thổi. 
 
(còn tiếp)
 
Reply
(tt) Sư Toại Khanh Giảng Thiền Duyên và Đạo Duyên (3-6)


https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=orBnYFjv_3w&abt=Thi%E1%BB%81n+Duy%C3%AAn+v%C3%A0+%C4%90%E1%BA%A1o+Duy%C3%AAn
 
Mà ngày hôm qua tôi nhớ tôi có giải thích chữ miracle, tôi thấy bà con mặt đơ đơ tôi buồn lắm, vì chữ miracle đạo Phật nó hay dữ lắm.
Miracle là phép lạ.
1.  cái chuyện đó lẽ ra không thể có mà nó lại có,
2.   lẽ ra thì chuyện đó không thể có mà nó lại có thì là phép lạ. 

Thứ hai, lẽ ra chuyện đó phải có nhưng mà nó không có, đó cũng là phép lạ, hiểu không? Mà người ta cứ đi tìm cái phép lạ đầu tiên không à. Người ta cứ đi kiếm cái mà lẽ ra chuyện đó không có mà nó lại có. Họ thích phép lạ đó hơn. Hiểu không?

 
Bây giờ, thấy người đó đi trên nước, đi trên lửa, nhưng mà họ quên một chuyện rằng có trường hợp thứ hai. Có miracle đó là cái chuyện đó lẽ ra đã có nhưng mà nó không có xảy ra gì hết, thì cũng là một cái hay. Mỹ nó có câu thế này “No news is good news” (đôi khi không có tin tức gì hết chính là tin tốt). Có biết cái đó không? No news is good news. Yeah. Hiểu hả?
 
Lâu quá không nghe con nó báo gì hết, ít nhất là biết không có chuyện gì. Còn đàng này nửa đêm hai giờ nó reng cái là thấy mụ nội luôn á. Thằng Tèo nào cũng phải teo. Trong khi á, như tôi với sư huynh tôi, anh em tôi rải tùm lum hết. Tôi có mấy người thân trong nước nè, tôi có sư huynh tôi bên Texas, Houston tôi có một người sư đệ, em ruột á, Florida, mà tôi ở bên châu Âu, mà tôi không thấy có tin tức gì hết, tôi nghĩ là ok.
 
Tôi sợ nhất kỳ đó. Thầy mất khi tôi đang ở bên Miến Điện, không có internet. Cái thời đó nó nản lắm. Lên tới trên núi Kyaiktiyo tôi mới vô được cái wifi. Mở ra tôi mới thấy để là “Sư ơi, thầy mất!” Tôi thấy cả chục cái email vậy. Cho nên, nhiều lúc mình sống trong đời á, mình thấy “No news is good news”.
 
Chưa hết, tôi nói, ngày tôi còn trẻ, tôi rất sợ những cái ngày mà thức dậy tự nhiên chán chường không biết đi đâu, làm gì, với ai. Hiểu không? Lâu lâu tự nhiên nó... nhưng mà lớn lên tôi mới thấy, những ngày vô vị là những ngày vô sự. Tôi nói tiếng Việt có hiểu không? Tôi nói tiếng Miên nhé. Những ngày vô vị lại là những ngày vô sự. Đến một tuổi nào đó, mình thèm được cái vô vị đó. Là vì “no news is good news”. Bậc A la hán an lạc hơn mình là vì sao? Là vì mình muốn tìm cái good news, mình sợ cái bad news. Mà cái good thường ít hơn cái bad đúng không? Cho nên không được cái good news thì mình buồn mà bị cái bad news thì mình khổ.
 
Còn vị A la hán thì không có gì là tốt hết. A la hán không có thích tìm cái good mà không sợ cái bad nên A la hán lúc nào cũng cười. Tôi rất là thích một câu định nghĩa của Bắc Tông, của người Tàu về bức tượng Bồ tát Di Lặc bụng bự:
 
“Đại phúc năng dung, dung thế gian nan dung chi sự  
Từ nhan thường tiếu, tiếu thế gian khả tiếu chi nhân”
 
Đại phúc là bụng bự, phúc là cái bụng, tâm phúc á.
Đại phúc năng dung, dung thế gian nan dung chi sự = Bụng bự để chứa những chuyện đời khó chứa ;
 
Từ nhan là gương mặt hiền.
Từ nhan thường tiếu = gương mặt hiền luôn luôn cười.
 
“Tiếu thế gian khả tiếu chi nhân” cười vào những chuyện đời đáng cười.
 
Nhờ hai cái câu đó tôi mới thấy cái tượng bụng bự ý nghĩa quá.
 
Tôi đọc lại nha: Bụng bự để chứa những chuyện đời khó chứa, Miệng luôn cười để cười những chuyện đời đáng cười. Đó là tiếng Việt, còn chữ Hán “ Đại phúc năng dung, dung thế gian nan dung chi sự - Từ nhan thường tiếu, tiếu thế gian khả tiếu chi nhân” tức là, cái mặt hiền lúc nào cũng cười, cười vào những kẻ đáng cười. Nó hay đến mức mà, nếu các vị hỏi tôi trong nhà chưng cái tượng ông bụng bự đó với treo hai cái câu này thích treo cái này, tôi khoái hai cái câu này hơn.
 
Vì hai câu này ý nghĩa nó hay. Giống như là
“Nhịn một chuyện thì muôn sự lành.
Lùi một bước thì trời cao đất rộng”
 
Còn vô nhà nhìn thấy Phúc Lộc Thọ tôi thù hơn là thấy..., ghét lắm. Ngày xưa tôi là tác gỉa của một cái câu rất nổi tiếng mà bây giờ người ta đã quên Trẫm rồi. Tôi là tác giả câu chúc ngày xuân là “ Ý như vạn sự”. Giờ ta xài riết rồi người ta không còn kể đến tôi. Có nghĩa là : Vạn sự như ý là chuyện impossible. Nhưng mà Ý như vạn sự là maybe. Có nghĩa là sao,
“Vạn sự như ý” là muốn gì được nấy.
Còn “Ý như vạn sự” là Chuyện đời tới đâu mình cũng thấy ok.
Xong chưa ? Chuyện thứ nhất.
 
Chuyện thứ hai là tôi không thích cái câu “Happy Birthday” mà tôi thích cái câu “Happy Bad Days” có nghĩa là vui được trong cả những ngày tệ nhất. Còn cái ngày sinh nhật nó có cái khỉ mốc gì mà vui. Cái ngày đó là ngày chường cái mặt mình ra cuộc đời đau thương này. Cái ngày đó là ngày mà má mình bả rặn banh xác.
 
Người Đài Loan họ gọi cái ngày Vu lan là Ngày Mẫu Thân Nạn, tức là ngày mẹ mình gặp nạn. Ngày mà mẹ mình vượt cạn, ngày mà mẹ mình thập tử nhất sinh, ngày mà mẹ mình đối diện ở Quỷ Môn Quan. Biết Quỷ Môn Quan không? Cái ngày đó có khỉ gì mà ăn mừng. mà cái ngày đó, cái người mà đáng tặng quà là mẹ của mình chớ không phải là mình, mà cứ đè ra mình mà tặng hoài. Bà già là bà đáng để tặng vì cái ngày là ngày bả rặn. cái ngày đó là ngày bả vượt nạn, cái ngày đó là ngày bả chịu nạn và vượt cạn, hiểu không? Chuyện nhỏ xíu mà không hiểu.
 
Sáng nay tôi nó cái gì mà đi quá trời xa vậy ta? Tôi giảng cái gì mà tôi đi tới đây vậy? Tôi giảng về năm chi thiền, phải nói vậy đó. Khổ quá. Hỏi “mình ở đâu tới đây” “ở ngoài thềm” bả ăn mới vô. Bữa nay mình ăn gì vậy cô Tâm Uyên. Bữa nay mình ăn cơm hay ăn bún cô?
 
Ở bên Tây có thằng nhỏ đó, má nó mời chư tăng về nhà, má nó dọn cơm chư tăng sẵn hỏi nó luôn: “Tèo, con ăn dĩa hay ăn chén. Nó nói “con ăn cơm”. Có hiểu không? Tức là nó không hiểu chữ “ăn” đó. Vì bình thường là má nó làm cho nó một tô, bữa nay có chư tăng thì má nó dọn dĩa, thì sẵn hỏi nó bữa nay mày ăn cái gì. Nó đi đỏng đỏng đỏng đỏng nó nói “Bữa nay con ăn cơm.” nghĩa là nó nghĩ mấy ông khách ăn dĩa không à.
 
Sở dĩ mình phải quay lại Thiền Duyên vì ngày hôm qua tôi phải đi tìm cái này cho bà con ghi để từ nay về sau, nghe nói đến chi thiền là bà con hiểu tất tần tật tút tùn tụt. Hiểu không?
 
Nhớ cái này. Giờ ôn lại nha.
 
46:47
 
01/07/2020 - 02:12 - vuihtv
 
1.  Tầm trừ Hoài Nghi,
2.  Tứ trừ cái Hôn Thụy.
3.  Hỷ từ Sân,
4.  Lạc trừ Trạo hối,
5.  Định trừ Tham Dục.
 
 
1.  Tâm bị tham dục thì giống như nước bị pha màu.
2.  Tâm bị tâm sân nhiều thì giống như nước sôi.
3.  Tâm bị hôn thụy nhiều thì giống như cặn cám,
4.  Tâm bị phóng dật giống như nước bị gợn sóng.
 
Đại khái như vậy.
 
1.  Người mà bị tham dục nhiều thì giống như người mắc nợ.
2.  Người sân nhiều thì giống như người mất khẩu vị.
3.  Người trạo hối nhiều thì giống như nô lệ.
4.  Người hôn thụy nhiều thì giống như người bị nhốt trong nhà ngục.
5.  Người hoài nghi nhiều giống như kẻ bị lạc đường.
 
Nên kiếm cuốn này, sáng nay lúc 5h sáng có người Việt Nam họ gọi cho tôi, họ nói rằng có một số sách của tôi trong đó có cuốn này đang rất là hút ở Sài gòn, có một nhóm họ muốn in lại, và có một nhóm họ đưa ý kiến là không có in lại mà photo màu. Mới 5h sáng nay.
 
 
Đạo Duyên
 
Bây giờ ôn lại Đạo Duyên là gì, thì tôi ôn lại một câu mà tôi nói hoài: Mỗi phút trôi qua, dầu muốn dầu không ta cũng đang kín đáo, âm thầm có mặt trên một con đường dẫn về đâu đó. Nhớ không? “dầu muốn dầu không” nên gạch dưới từ đó.
 
Có nghĩa là, giờ tôi đâu có nghĩ chuyện tu hành, tôi đâu có nghĩ chuyện ác ôn, mà trong khi tôi ngồi tôi chơi, thật ra:
1.  ngay cái lúc tôi ngồi tôi chơi là tôi đang âm thầm kiến tạo một lối về cho tôi trong kiếp sau,
2.  còn chuyện về đâu đó thì tùy cái nội dung của giây phút mà tôi sống.
 
Hiểu không? Trong Kinh nói rất rõ,
ta sẽ về đâu là tùy thuộc vào ta thích cái gì, ta ghét cái gì.
 
Ta sống nặng lòng về cái gì. Khi ta thích cái gì đó mà thiếu công đức thì ta sẽ đi về một chỗ tương ứng với cái tình trạng đó, hiểu không? Thích cái gì đó mà thiếu công đức, cũng thích cái đó mà nhiều công đức thì nó đưa ta về chỗ khác.
 
Không tu:
1.  Thích ăn ngon thì thành loài ăn tạp omnivory.
2.  Thích mặc đẹp, thích làm đẹp, chết rồi sanh làm cái loài sặc sỡ lòe loẹt diêm dúa.
3.  Thích nhà đất, chết làm con mối mọt, trùn dế.
 
Có tu, thích ăn ngon mà mình lại có tu thì mình trở thành người có lộc ăn, biết lộc ăn không? Đó là từ lúc đẻ ra tới lúc chết toàn là sơn hào hải vị không à. Có những món ăn mà các vị biết có những cốc kem cả mấy trăm đô la. Có những đĩa bào ngư cả ngàn đô la, mình phải có phước mình mới có lộc ăn.
 
Nhưng mà có những người thích ăn ngon nhưng mà không có tu hành công đức thì kiếp sau sanh ra họ sanh làm cái loài ăn tạp, biết ăn tạp không? Ăn tạp là cái gì cũng ăn, có những loại gấu, gấu trên rừng lạnh, có lúc nó đi bắt cá, mùa cá về nó đứng nó bắt cá hồi, cá salmon, nó đứng cả tháng, có lúc không có cá nó đi hái nấm nó ăn, nó ăn hoa lá củ rễ và nhiều khi nó ăn luôn cả mấy cái con chuột con sóc nó bắt được nó ăn. Có những loại gấu ăn tạp. thì ở đây, nếu mình thích ăn ngon mà mình lại không có tu hành gì hết thì mình sẽ sanh làm cái loài ăn tạp.
 
Thích đẹp nhưng mà không có tu hành gì hết thì làm mấy loài ong bướm sặc sỡ, làm rắn làm sâu mà sặc sỡ đó, nó đẹp mà không có tu, hoặc là cá mình biết có nhiều loại cá rất là đẹp, chẳng hạn như con jellyfish, con sứa nó rất là đẹp, rọi đèn vô đẹp lắm nhưng mà, tại nó thích đẹp thì vậy thôi.
 
Như vậy thì mỗi phút trôi qua, chúng ta thích hay là ghét cái gì, chúng ta nghĩ nhiều về cái gì, chúng ta nặng lòng về cái gì thì chính cái đó dẫn chúng ta về đâu đó, thì cái thích và ghét ấy được gọi là Đạo Duyên. Cái mà mình sống nhiều nhất với nó gọi là Đạo Duyên.
 
Và bà con còn nhớ hôm qua tôi nói gì không? Tôi có nói rằng thì là, tùy thuộc vào các nghiệp thiện ác của mình mà mình sẽ đi về cảnh giới nào, có đủ sáu căn sáu trần hay không.
 
Và người học Phật làm ơn nhớ giùm HOW, và WHAT quan trọng vô cùng. Có những trường hợp đặc biệt phải thêm HOW MUCH và HOW LONG nhưng mà đặc biệt là chữ HOW và chữ WHAT.
 
Chuyện đầu tiên là đối với sáu căn trước, có những cảnh giới mà ta đi vào trong đó ta có đủ sáu căn hay không?
1.  Vì có những cảnh giới mà mình vô đó mình không có đủ.
2.  Thứ hai, vào trong đó rồi mình sống nhiều với trần nào, còn nhớ chữ trần không? Trần là object á. Có nghĩa là mình thích nghe, thích nhìn, thích ngửi, thích nếm vậy đó. Rồi mình sống nhiều với cái gì. Nhưng mà đó là mới What thôi.
3.  Còn How, ví dụ mình thích nghe nhiều nhưng mà mình thích nghe cái gì, thích nghe kinh, thích nghe nhạc, hiểu không? Thích tán gẫu, thích nói dóc, thích gossip, nghe kịp không?
 
Cho nên tu là gì?
 
Tu là quan sát mình đang sống với
1.  What và How,
2.  How Long, và How Much.
 
Có hiểu không? Tu là quan sát mình đang sống với What và How, how long và how much. Tại có nhiều người họ không nhớ tới how long và how much.
 
Làm thiện bao nhiêu cũng thấy nhiều:
1.  Một ngày họ cắm nhang cho Phật xong rồi họ đi làm. Họ tưởng vậy là too much. Có loại người này không ta? Có hiểu tôi nói gì không đã. Sáng dậy cắm nhang, thay cái ly nước là too much. Yeah. Có nhiều người họ ngộ lắm.
2.  Rồi sáng Chủ Nhật vô chùa liệng cho trăm đồng bạc là too much.
 
Làm bao nhiêu ác cũng thấy ít:
1.  Đi ăn tôm hùm sống,
2.  ăn trứng sống,
3.  đi câu cá,
4.  đi nhảy đầm,
5.  đi uống rượu thì họ thấy là không có nhiều.
 
Làm bao nhiêu ác cũng thấy ít, làm thiện bao nhiêu cũng thấy nhiều. Có loại người ngộ vậy đó.
 
Đây là lý do vì sao tui nhắc, là mình tu mình phải nhớ rằng mình đang sống với What và How, How Long, How Much; chứ còn ba mớ mà tưởng là nhiều.
 
Cái thiện bao nhiêu cũng không đủ mà cái ác bao nhiêu cũng là quá nhiều. Đối với mẹ, mình có chăm sóc mẹ bao nhiêu cũng không đủ, mà mình làm cho mẹ buồn một phút cũng không nên.
 
Hiểu không? Hay là tui nói sai? Không thấy lắc đầu là biết rồi đó. Thì là, tôi đang giải thích, sao cô? Thôi trường hợp đó là coi như xui,accident đừng đụng tới, chuyện buồn làm nó tang tóc ở đây, đang nói cái general thôi, hiểu không?
 
Khi tôi đi thuyết pháp mùa Vu Lan này, có nhiều người họ nói riêng với tôi như thế này “Thưa thầy, con không có tài nào mà con chấp nhận cái câu: Ơn cha nghĩa mẹ như núi cao biển rộng hết trơn. Ba con đánh má con tả tơi rồi đi lấy vợ bé, má con buồn khổ vì ghen mà bỏ bê tụi con đem liệng bên bà ngoại, rồi sau này má lấy ông khác luôn. Ba con đánh má tả tơi chỉ tập trung lo cho vợ bé. Ba nói trên đời này chuyện gì cũng là chuyện nhỏ chỉ có vợ nhỏ là chuyện lớn. Nó đối xử với cha mẹ nó mà xấu hay tốt, nó không thích, có nghĩa là nó không có hiếu, chứ nó chưa có làm gì cha mẹ nó buồn đúng không?
 
Nó có làm thì nó có tội, nhưng nó không thích thì nó không có tội. Tôi không yêu cô, tôi không có tội, có hiểu không? Mà tôi ghét cô, thương hại cô mới có tội. Chứ tôi không yêu cô tôi không có tội, giống như tôi không có thích tấm bảng này tôi có tội không? Sure? Yes. Tôi có yêu cái máy này tôi đâu có tội. Đứa bé đó ba má nó tệ quá nó không là thôi, nhưng mà nó có làm cho ba má nó buồn hay không đó là có tội. Cái chuyện đó rất là tự nhiên.
 
Nhiều người họ hiểu sai, họ hiểu rằng, không có hiếu là có tội.
 
Tôi là Sư Giác Nguyên tôi chịu trách nhiệm câu nói này : Không thương cha mẹ không có tội, nếu cha mẹ quá tệ; nhưng mà làm cho cha mẹ buồn là có tội. Nghe hiểu không? Thí dụ như bây giờ thế này, ba má tôi tệ quá, bài bạc rồi bạo hành đánh đập tôi tệ quá, làm sao tôi thương được. Tôi không thương ba má tôi, tôi không có tội, giống như tôi không thương một người dưng vậy thôi. Có hiểu không? Sao không hiểu ? Nhưng mà cái tội là tội vậy nè, ba tôi bị bệnh tim, mà bữa đó cái tim lên cơn ổng mới móc cái hộp thuốc nó lăn lăn mà tôi đá nó văng luôn có đá rồi biết, cái đó là tội. hiểu không? Có hiểu không?
 
Cái này tôi nói quý vị đừng có buồn. Tôi xin lỗi trước. Tôi vô cùng ngạc nhiên khi mà Phật tử hỏi tôi nhiều câu mà lẽ ra cái đầu của quý vị nghĩ ra. Tôi rất là ngạc nhiên cái đó, tôi vô cùng ngạc nhiên là bởi vì có người hỏi tôi những câu cực kỳ ruồi bu như vậy, very very rồi bu. Cái chuyện mình không thương cha mẹ không có tội, vì không thương cha mẹ giống như không thương người dưng vậy thôi. Bởi vì sao? Vì cha mẹ có vấn đề mình không có thương.
 
Nhưng mà nên nhớ: Không thương khác, mà bạc đãi bất hiếu là chuyện khác. Cứ nghĩ phải thương cha mẹ là sai. Cha mẹ lựu đạn sao mà thương.
 
Tôi xin lỗi cho tôi nói bậy nha, tôi qua đường với cái con Lan con Cúc. Nó có chửa, tôi đâu biết nó là con của ai làm sao tôi thương. Có hiểu không? Khi mà tôi không nghĩ là con của tui làm sao tui thương. Nó lớn lên. Con Lan Con Cúc nói là con của tôi, tôi đâu có tin, có hiểu không?
 
Mà khi tôi không thương nó thì làm sao nó thương tôi? Mà nếu nó không thương tôi vậy nó có tội, mà khi tôi là một thằng cha như thế nào? Các vị có hiểu không? Cái chuyện đó nó rất đơn giản.
 
Như cái thằng đó nó về nó nói với má, nó nói “Con thương con Lan”, không nó nói với ba, ba nó nói: “Không được, nó là em cùng cha khác mẹ với con”, ít bữa sau nó nói “Con thương con Cúc” Ông bố nói: “Nó là em cùng cha khác mẹ với con.” Coi như nó thương tất cả là tám đứa như vậy mà đứa nào cũng là em cùng cha khác mẹ hết. Nó tức quá, nó mới vô nói với má. Má nó nói: “Mày lấy thoải mái. Mày đâu phải con của ổng đâu”.
 
Vì có nhiều khi, cha mà cái kiểu đó thì nó nản quá. Hiểu không?
 
Cho nên nó có những trường hợp, người ta đang nói xấu cha mình mà vẫn cười được, có nghĩa là có những trường hợp mà quý vị hỏi tôi những cái câu mà quý vị hoàn toàn trả lời được. mà có người hỏi thế này “Thầy, con nghèo dữ lắm, rồi con không có gì cúng hết. Con mua nải chuối nó bị dập mấy trái có phước không?” Hỏi nhiều câu rất là kỳ, “Con vô chùa con đang hoan hỉ. Con gặp bà kia con thấy ghét quá. Cái ghét đó có tội không?” Tức là họ đem cái chuyện ghét với chuyện đi chùa họ trộn đặng cho nó trở thành vấn đề cho cái chuyện nó rối. Muỗng muối để bên lu đường muỗng muối nó vẫn mặn. Muỗng đường nó để bên lu muối thì muỗng đường vẫn ngọt. Mà họ không chịu hiểu một cái technical họ cứ thắc mắc lu muối quá nhiều muỗng đường quá nhỏ không biết nó có lây không, rồi bắt đầu đi hỏi. Nó rất là rõ ràng. Muỗng muối để bên lu đường thì muỗng muối vẫn mặn.
 
Cả đời làm thiền sư trên núi cao công đức vô lượng, đập một con muỗi thì cái tội sát sanh vẫn phải để nguyên đó không được đụng tới. Chứ đừng có lấy 80 năm trên núi đi trừ cái vụ con muỗi là sai bét. Mà chuyện vậy cũng đi hỏi. Tại vì một muỗng muối để bên lu đường thì nó phải mặn, một muỗng muối trong tay mẹ nó vẫn mặn, một muỗng đường trong tay kẻ thù nó vẫn ngọt, hiểu không? Chứ mình không thể nào, cái thằng đó con ghét quá mà tại sao đường nó ngọt được, hông chịu, hông chịu, hông chịu. Muỗng đường nằm trong tay thằng nào con nào nó cũng phải ngọt. mà muỗng muối nó nằm trong tay bà cố nôi mình nó cũng phải mặn chứ. Không chịu, không chịu, ghét ghê. Ép người quá đáng.
 
Giờ xong cái đạo duyên rồi qua cái duyên khác.
 
Qua tới, Nghiệp duyên.
 
Nghiệp duyên là gì? Cái khó của tui là vậy, mấy cái định nghĩa này trong kinh có, mà đọc vô chua quá. Nó chua quá. Cho nên tôi phải tìm cái định nghĩa nào mà bà con dễ gặm rồi mai này bà con không thích bà con đổi qua cái khác, nhưng ít ra, bà con đã có một cái khái niệm rồi. Tôi đi dạy đạo tôi chỉ làm có một chuyện thôi, đó là tôi thấy bà con nằm bờ ngủ bụi ngoài đồng không mông quạnh tôi mới dụng cho cái chòi, hiểu không? Rồi mai này tôi đi rồi, bà con thấy mấy cái chòi có mấy cái cột bằng tre nó chột quá bà con mới thế cột bê tông, cột gỗ vô. Rồi ít bữa có tiền bà con lột cái mái lá bà con chơi cái mái tôn lên, nhưng mà để làm được chuyện đó bà con phải có cái chòi trước, hiểu không? Chứ không tự nhiên đồng không mông quạnh như thế này làm được cái khỉ gì. Cho nên tôi về tôi dạy đạo là tôi chỉ dựng cái chòi thôi. Rồi mai mốt tôi đi, Pháp Hòa về ổng thay cái nóc, Pháp Tiến qua ổng thay cái cột, rồi thầy Minh Niệm qua ổng làm cái nền.
 
Toàn là dân đẹp trai không đó. Còn tui xấu hoắc tui tới tui chỉ làm cái chòi thôi. Khổ ghê cái đám mê trai. Nó chửi nghe nó khỏe ghê vậy đó.
 
Nhớ cái thằng đó nó ngủ với vợ nó, mà 2 giờ sáng nó lắc qua lắc lại, vợ nó hỏi “Sao không ngủ?”, thì ổng nói “Thiếu nợ thằng Dũng 6 tháng. Hứa trả nó tám chục lần mà hứa ngày mai là hạn chót. Không biết sao ngày mai nó tới rồi tiền đâu mà trả? Giờ ngủ không được”. Vợ nó nói “Dễ ẹc. Để em tính cho.” Cái bả mở đèn bả đi ra ngoài. Bả đi đâu lát, quay trở lại kêu “Ngủ đi” “Em làm gì vậy?” “Em trả nợ rồi á” “Ở đâu em có tiền?” “Anh nói anh không có tiền trả nó, anh ngủ không được. Em chạy qua nói nó là anh không có tiền. Giờ tới phiên nó mất ngủ ở bển”. Nó nói tiếng Mỹ “Em đã move sleep sorrow qua bển, giờ tới phiên nó mất ngủ.” Không lý nào cái xóm này đêm nay có tới hai thằng mất ngủ, vô lý. Tới phiên nó rồi.
 
Các vị nghe người ta bị xe đụng chết các vị thấy không có lạ đúng không? Xe đụng chết, rồi các vị có nghe thằng Tèo bị đụng xe mà thằng Tí chết chưa? Chuyện có thiệt bên Cali á. Thằng Tèo nó bị đụng ở Việt Nam mà thằng Tí bên đây chết. Lý do là thằng Tèo trước khi đi nó mượn thằng này 50 ngàn. Mà vì bạn thân nên không viết giấy nợ, cho nên nó nghe thằng Tèo bị đụng chết bên đây, nó lên máu chết luôn. Cho nên đụng ở bển mà bên đây chết, nhiều tai nạn ghê lắm. Cho nên ra đường chạy xe cẩn thận, coi chừng mình đụng một đứa nó chết một chùm luôn là chỗ đó đó. Nó chết nguyên một chùm.
 
Cho nên Đạo Phật trong cái thế giới này nó tồn tại trong một hệ thống duyên khởi trùng điệp. Tức là chuyện của thằng này nó ảnh hưởng qua thằng kia. Chỗ đó đó. Hai thằng uống rượu say nó ngủ. Tối nó ngủ, nó uống say quá đi, nó bị ngứa, muỗi cắn nó gãi. Mà nó say quá nó gãi nhầm qua thằng kế bên nó không biết. Sáng hôm sau hai thằng tỉnh dậy, hai thằng mới thề với nhau “Tao từ về sau có chết tao cũng không uống rượu. Lý do: “Ngủ gì đâu, uống rượu vô gãi hoài không đã.” Còn thằng kia kêu: “Uống rượu vô, tự nhiên người chảy máu.”
 
Cho nên xã hội nó là một cái thế giới của tương tác. Tức là chuyện người này nó có thể lây qua người kia. Cho nên, Ta làm, ta nói cái gì, ta phải nhớ rằng không phải là maybe mà chắc chắn nó sẽ ảnh hưởng người khác ở chỗ đó. Bên đây ngã mà bên kia nó ra máu cho nên bây giờ mình định nghĩa về nghiệp duyên.
 
(còn tiếp)
 
Reply
(tt) Sư Toại Khanh Giảng Thiền Duyên và Đạo Duyên (4-6)


https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=orBnYFjv_3w&abt=Thi%E1%BB%81n+Duy%C3%AAn+v%C3%A0+%C4%90%E1%BA%A1o+Duy%C3%AAn
 
Nghiệp duyên là cái lực đẩy của, tôi không hiểu ở đâu mà tôi có thể giỡn dai như vậy. tôi có thể giỡn liên tục, tôi giỡn bất tận, endless và countless. Chớ ở nhà tôi phải nói là nghiêm khắc, nghiêm khắc lắm. Ở nhà một mình tôi chưa bao giờ kể chuyện cười hết. Có bữa đó tôi cũng nói vậy, tôi nói: “Gặp cô tôi mới giỡn chứ mình tôi không kể chuyện cười” ta nói “ Thầy ở mình mà thầy kể không chừng ta nói thầy quên uống thuốc”
Nghiệp duyên là lực đẩy của tâm sở tư, tức chủ ý trong mọi hành động lớn nhỏ, lực đẩy của tâm sở tư, tức chủ ý trong mọi hành động lớn nhỏ. Có nghe hiểu không? Bởi vì cái nhân duyên là lực đẩy của khía cạnh thiện ác, đúng không?
 
Có nhớ cái đó không ta? Mới ghi hôm qua hôm nay quên rồi, các vị có cái hạnh là không có chấp chuyện cũ, mấy người không có bỏ bụng, chửi không có giận mà học không có nhớ, mà nói không có hiểu, con người không có bỏ bụng. Có nhiều người họ khen tôi “Sư có đám bạn quý lắm tụi nó không có bỏ bụng.” Tui nói “Hành giả hả?” “Không, tụi nó học đâu có nhớ.” Không bỏ bụng, nó không có nắm chắc, nó học nó quên sạch. Rồi cái gì quên rồi.
 
Nghiệp duyên là lực đẩy của chủ ý trong mọi hành động lớn nhỏ.
 
 
Quan trọng của chủ ý:
 
Các vị biết cái chủ ý nó quan trọng lắm đúng không ta?
Chính cái chủ ý nó mới đưa ta đi đến những chọn lựa (What and How):
1.  tại sao chuyện này ta không làm mà ta làm chuyện kia, đó là what,
2.  còn thứ hai, cùng làm một cái chuyện đó mà thằng làm theo cách này thằng làm theo cách kia, đó là How.
Bây giờ các vị học với tôi tôi hay nhấn mạnh chữ What và chữ How đúng không?
 
Có nhiều khi What không không có đủ, có đúng không? Chữ What nhiều khi nó không có đủ. Ví dụ, đều cùng đến đây học. Học cái gì? Cái gì ở đây có phải là What không?
 
Nhưng mà vấn đề học làm sao nó mới mệt. Có người tới đây cứ ngồi chờ kể chuyện ma kể chuyện cười không à. Còn có người tới đâu họ ghi ghi chép chép về cất. có người ghi âm về nghe lại. Có người chép để đọc và ghi âm để nghe. Còn có người ghi âm về gửi tùm lum rồi họ nghe nhạc. Họ ghi âm cho mọi người thôi chứ họ là họ nghe cái khác. Họ nói: “Trời ơi, nhờ thầy mà con nghe thầy Phước Tiến dữ lắm á”. Tại vì, mình bán cái gì mình ngại ăn cái đó, có biết không? Mình bán hủ tíu thì ăn mình chạy qua mua cháo lòng, mà bán cháo lòng chạy qua mua bánh mì vậy đó. Tthường vậy. Thì khi mình sang băng mình sang hoài mình nghe mình ớn mình kiếm ông khác, ông nào lạ lạ hơn cái ông mình ăn mình nghe. Cho nên tui thuyết pháp nhiều khi người ta sang băng tui riết, người ta thuộc lòng bài thầy Minh Niệm.
 
Cái chủ ý hành động rất là quan trọng, vì chính chủ ý nó quyết định cái What và cái How. Hiểu hả? Bởi vì chính vì cái chủ ý cho nên có những người đi vào chùa, hôm qua tôi kể đó, có mấy ông đi chùa, một người vô chùa là nhào vô kiếm cái nhà bếp, nhà cầu để mà dọn dẹp rửa ráy. Có không ta? Cũng vì chủ ý, intention mà có người nhào vô chùa là leo lên chánh điện đốt nhang khấn vái tùm lum hết, cúng một nải chuối mà cầu nguyên rẫy chuối. Rồi còn có người thì coi như vô chùa là nhào lên thư viện đọc sách đọc kinh ghi chép ào ào ào ào. Có người thì nhảy lên chỗ vắng vắng ngồi thiền lim dim lim dim tới chiều khi nào đầy hết thì về, khi nào xả thiền thì về. Tôi hay nói lộn kỳ quá, giờ có tuổi rồi. Kỳ quá, cái mặt sao nó gian quá vậy. Có người nói “Thầy vừa đểu giả mà vừa đểu thiệt”.
 
Cho nên tùy vào cái chủ ý của mình mà ta What và How trong đời sống. Ta chọn What và chọn How, chưa kể how long và how much. Nó quan trọng lắm lắm lằm lắm lắm lắm.
 
Một Bồ Tát với người bình thường đôi khi làm một việc giống nhau nhưng mà cái chủ ý hình như hơi bị khác nhau. Có đúng không?
 
Thí dụ như, trước nhà của mình, thì người bình thường có thể ra đó dọn dẹp để mà đổ đất đổ đá cho nó đừng có bị đọng nước, đừng có lầy . Trước nhà mình, mình ra mình làm, để cho trước nhà mình đừng có đọng nước, đừng có bị sình. Các vị nhớ chữ “mình” nha.
 
Còn Bồ Tát, trước nhà của Ngài, Ngài cũng ra Ngài làm nhưng mà để cho mọi người đừng có bị dính sình. Có khác không? Hình như khác hơi nhiều chứ không phải khác. 
 
Tức là trước nhà mình, cũng cái diện tích bao nhiêu đó, nhưng mà Bồ Tát cái đầu nghĩ khác, mình thì “Trước nhà mình” chưa làm mình quất cái “mình” bự chàng vàng màu đỏ rực luôn “trước nhà MÌNH, MÌNH phải đổ đất, đổ đá, trát xi măng cho nhà MÌNH, người của MÌNH đừng có bị dính sình từ chân lên tới mình”. Còn Bồ Tát thì không, “Thiên hạ sẽ đi ngang đây, mình làm cái này để đừng ai bị dính sình”. Cho nên đôi khi cái What của Bồ Tát với mình giống nhau, cái How cách làm đôi khi cũng giống nhau nhưng mà cái Why khác nhau. Biết cái Why không?
 
Cho nên cái chủ ý nó vô cùng quan trọng. Chính cái đó nó mới có cái nghiệp duyên là đó đó. Lớn chuyện lắm, chứ còn cắm đầu học nghiệp duyên, hiểu lơ mơ lơ mơ. Chỉ riêng cái nghiệp duyên đủ để tu và đủ để chứa đựng toàn bộ nội dung Phật pháp. Chỉ tu một chữ Nghiệp thôi.
 
Một người có tu hành, cặp mắt họ nhìn đâu, họ không nhìn bằng chủ ý bất thiện, họ không tìm cái thích và cũng không bực mình trong cái nhìn, không có đam mê thích thú trong cái nhìn. Và khi họ nghe, ngửi, nếm, đụng cũng vậy. Họ không có chủ ý bất thiện trong lúc sáu căn làm việc. có hiểu không ta? Như vậy rõ ràng mình đang tu với nghiệp duyên đúng không? Cái chữ Nghiệp ở đây được định nghĩa vô cùng professional.
 
Cái chữ Nghiệp duyên ở đây mình đừng có hiểu theo nghĩa ngoài đời là fate, destiny. Không phải.
 
Giống như có bà đó ở Cali, mà bả nghe thượng tọa Giác Đẳng giảng về 24 duyên. Thượng tọa giảng về tiền sanh duyên mà bả nghe bả không chịu hiểu kỹ. Ít lâu sau bả gọi phone, bả nói: “Sư bây giờ con hiểu Tiền sanh duyên là gì rồi, có tiền nó sanh ra cái duyên. Ông chồng con 60 tuổi mà về nước, mấy đứa con gái nó kêu bằng anh không, nên con thấy đó là tiền sanh duyên, nhờ tiền nó lòi cái duyên ra.” Hiểu không? Cái đó là tào lao. Cái đó, ngoài đời họ hiểu như vậy.
 
Trong đạo mình á, cái chữ Nghiệp ở đây phải hiểu nó là Tâm sở Tư. Trong 13 tâm sở nó có Tâm sở Tư. Tâm sở đó rất là quan trọng, nó là investment trong bất cứ hành động lớn bé nào, một câu nói một suy nghĩ nào. Chính cái tâm sở đó mới quyết định nghiệp đó là nghiệp thiện hay nghiệp bất thiện.
 
Ghi dùm tôi cái này. Có ba tiêu chuẩn để xác định một tâm nào đó là tâm gì. Tâm là mind đó.
 
Mở ngoặc đơn (Thiện, Ác, Dục, Thiền, Phàm, Thánh) sáu cái. Biết Dục với Thiền không ta?
 
Dục là tâm dục giới, còn Thiền là tâm sắc và vô sắc.
 
(Thiện – Ác – Dục – Thiền – Phàm – Thánh) có nghĩa là dựa vào ba tiêu chuẩn này mình biết tâm là tâm nào trong 6 tâm này, hai chấm xuống dòng:
 
- Tâm ấy dựa vào căn nào trong sáu căn? Có biết 6 căn không? Tôi biết nhiều người ở đây không có biết sáu căn.
 
- Tâm ấy biết trần nào trong sáu trần?
 
- Những tâm sở nào đi cùng tâm ấy?
 
Cái chữ tâm ở đây là bare knowing. Cho nên nhớ, cái bảng nêu đó, nguyên một nửa bảng nêu đó, 121 nút thật ra nó chỉ có 1 nút thôi. Tâm nó chỉ có một nhưng sở dĩ nó được gọi tâm này tâm kia là bởi vì ba cái ông này nè, ba cái ông mình mới ghi đó, ổng cộng lại mới ra 121. Hiểu không?
 
Cái Tầm là nó trừ gì đó Hoài Nghi, mà Tứ thì trừ cái Hôn Thụy. Rồi cái gì. Hỷ thì trừ Sân, phải không, Lạc thì trừ Trạo hối, Định thì trừ Tham dục, đúng không?
 
1.  Tâm bị Tham dục thì giống như nước bị pha màu.
2.  Tâm bị Sân nhiều thì giống như nước sôi.
3.  Tâm bị Hôn Thụy nhiều thì giống như cặn cám.
4.  Tâm bị Phóng Dật giống như nước bị gợn sóng.
 
Phải không? Đại khái như vậy.
 
1.  Người mà bị tham dục nhiều thì giống như người mắc nợ.
2.  Người sân nhiều thì giống như người mất khẩu vị.
3.  Người trạo hối nhiều thì giống như nô lệ.
4.  Người hôn thụy nhiều thì giống như người bị nhốt trong nhà ngục.
5.  Người hoài nghi nhiều giống như kẻ bị lạc đường.
 
Đúng không? Hiểu hả?
 
Nên kiếm cuốn này. Sáng nay lúc 5h sáng có người Việt Nam họ gọi cho tôi, họ nói rằng có một số sách của tôi trong đó có cuốn này đang rất là hút ở Sài gòn. Có một nhóm họ muốn in lại, và có một nhóm họ đưa ý kiến là không có in lại mà photo màu. Mới 5h sáng nay.
 
Bây giờ ôn lại Đạo Duyên là gì, thì tôi ôn lại một câu mà tôi nói hoài: Mỗi phút trôi qua, dầu muốn dầu không ta cũng đang kín đáo, âm thầm có mặt trên một con đường dẫn về đâu đó. Nhớ không? “Dầu muốn dầu không” nên gạch dưới từ đó. Có nghĩa là, giờ tôi đâu có nghĩ chuyện tu hành, tôi đâu có nghĩ chuyện ác ôn, mà trong khi tôi ngồi tôi chơi. Thật ra ngay cái lúc tôi ngồi tôi chơi là tôi đang âm thầm kiến tạo một lối về cho tôi trong kiếp sau. Còn chuyện về đâu đó thì tùy cái nội dung của giây phút mà tôi sống.
 
Trong kinh nói rất rõ. Ta sẽ về đâu là tùy thuộc vào:
1.  ta thích cái gì,
2.  ta ghét cái gì.
Ta sống nặng lòng về cái gì.
 
Khi ta thích cái gì đó mà thiếu công đức thì ta sẽ đi về một chỗ tương ứng với cái tình trạng đó, hiểu không? Thích cái gì đó mà thiếu công đức, cũng thích cái đó mà nhiều công đức thì nó đưa ta về chỗ khác.
 
Mọi hôm tôi nói rồi:
1.  Thích ăn ngon không tu hành gì hết thì thành loài ăn tạp omnivory.
2.  Thích mặc đẹp, thích làm đẹp không tu hành gì hết, chết rồi sanh làm cái loài sặc sỡ lòe loẹt diêm dúa.
3.  Thích nhà đất không tu hành gì hết thì chết làm con mối mọt, trùn dế.
 
Rồi thí dụ như mình thích ăn ngon mà mình lại có tu thì mình trở thành người có lộc ăn, biết lộc ăn không? Đó là từ lúc đẻ ra tới lúc chết toàn là sơn hào hải vị không à. Có những món ăn mà các vị biết có những cốc kem cả mấy trăm đô la, có những đĩa bào ngư cả ngàn đô la, mình phải có phước mình mới có lộc ăn, nhưng mà có những người thích ăn ngon nhưng mà không có tu hành công đức thì kiếp sau sanh ra họ sanh làm cái loài ăn tạp, biết ăn tạp không? Ăn tạp là cái gì cũng ăn. Có những loại gấu, gấu trên rừng lạnh, có lúc nó đi bắt cá, mùa cá về nó đứng nó bắt cá hồi, cá salmon, nó đứng cả tháng. Có lúc không có cá nó đi hái nấm nó ăn, nó ăn hoa lá củ rễ và nhiều khi nó ăn luôn cả mấy cái con chuột con sóc nó bắt được nó ăn. Có những loại gấu ăn tạp.
 
Ở đây, nếu mình thích ăn ngon mà mình lại không có tu hành gì hết thì mình sẽ sanh làm cái loài ăn tạp. Thích đẹp nhưng mà không có tu hành gì hết thì làm mấy loài ong bướm sặc sỡ, làm rắn làm sâu mà sặc sỡ đó, nó đẹp mà không có tu, hoặc là cá mình biết có nhiều loại cá rất là đẹp, chẳng hạn như con jellyfish, con sứa nó rất là đẹp, rọi đèn vô đẹp lắm nhưng mà, tại nó thích đẹp thì vậy thôi.
 
Như vậy mỗi phút trôi qua, chúng ta thích hay là ghét cái gì, chúng ta nghĩ nhiều về cái gì, chúng ta nặng lòng về cái gì thì chính cái đó dẫn chúng ta về đâu đó. Cái thích và ghét ấy được gọi là Đạo Duyên.
 
Cái mà mình sống nhiều nhất với nó gọi là Đạo Duyên.
 
Và bà con còn nhớ hôm qua tôi nói gì không? Tôi có nói rằng, tùy thuộc vào các nghiệp Thiện Ác của mình mà mình sẽ đi về cảnh giới nào, có đủ sáu căn sáu trần hay không. Hiểu không?
 
Và người học Phật làm ơn nhớ giùm cái chữ này nó quan trọng vô cùng, đó là chữ HOW, rồi chữ WHAT nghe kịp không? Có những trường hợp đặc biệt phải thêm HOW MUCH và HOW LONG nhưng mà đặc biệt là chữ How và chữ What.
 
1.  Chuyện đầu tiên là đối với sáu căn trước. Có những cảnh giới mà ta đi vào trong đó ta có đủ sáu căn hay không? Vì có những cảnh giới mà mình vô đó mình không có đủ.
2.  Thứ hai, vào trong đó rồi mình sống nhiều với trần nào, còn nhớ chữ trần không? Trần là object á. Có nghĩa là mình thích nghe, thích nhìn, thích ngửi, thích nếm vậy đó. Rồi mình sống nhiều với cái gì. Nhưng mà đó là mới What thôi.
3.  Còn How, ví dụ mình thích nghe nhiều nhưng mà mình thích nghe cái gì, thích nghe kinh, thích nghe nhạc, hiểu không? Thích tán gẫu, thích nói dóc, thích gossip, nghe kịp không?
 
Cho nên tu là gì?
 
Tu là quan sát mình đang sống với What và How, How Long, và How Much.
Có hiểu không? Tu là quan sát mình đang sống với What và How, How Long và How Much.
 
Tại có nhiều người họ không nhớ tới How Long và How Much. Một ngày họ cắm nhang cho Phật xong rồi họ đi làm họ tưởng vậy là too much. Có loại người này không ta? Có hiểu tôi nói gì không đã. Sáng dậy cắm nhang, thay cái ly nước là too much. Yeah. Có nhiều người họ ngộ lắm. Rồi tháng Chủ Nhật vô chùa liệng cho trăm đồng bạc là too much. Mà đi ăn tôm hùm sống, ăn trứng sống, đi câu cá, đi nhảy đầm, đi uống rượu thì họ thấy là không có nhiều.
 
Làm bao nhiêu ác cũng thấy ít, làm thiện bao nhiêu cũng thấy nhiều. Có loại người ngộ vậy đó.
 
Đây là lý do vì sao tui nhắc, là mình tu mình phải nhớ rằng mình đang sống với What, How, How Long và How Much; chứ còn ba mớ mà tưởng là nhiều. Cái thiện bao nhiêu cũng không đủ mà cái ác bao nhiêu cũng là quá nhiều. Hiểu hả?
 
Cho nên đối với mẹ, mình có chăm sóc mẹ bao nhiêu cũng không đủ, mà mình làm cho mẹ buồn một phút cũng không nên. Hiểu không? Hay là tui nói sai? Không thấy lắc đầu là biết rồi đó.
 
Thì là, tôi đang giải thích. Sao cô? Thôi trường hợp đó là coi như xui, accident đừng đụng tới, chuyện buồn làm nó tang tóc ở đây. Đang nói cái general thôi, hiểu không?
 
Khi tôi đi thuyết pháp mùa Vu Lan này, có nhiều người họ nói riêng với tôi như thế này: “Thưa thầy, con không có tài nào mà con chấp nhận cái câu : Ơn cha nghĩa mẹ như núi cao biển rộng hết trơn. Ba con đánh má con tả tơi rồi đi lấy vợ bé. Má con buồn khổ vì ghen mà bỏ bê tụi con đem liệng bên bà ngoại. Rồi sau này, má lấy ông khác luôn. Hiểu không? Ba con đánh má tả tơi chỉ tập trung lo cho vợ bé. Ba nói trên đời này chuyện gì cũng là chuyện nhỏ chỉ có vợ nhỏ là chuyện lớn. Nó đối xử với cha mẹ nó mà xấu hay tốt.  Nó không thích có nghĩa là nó không có hiếu, chứ nó chưa có làm gì cha mẹ nó buồn đúng không?
 
Nó có làm thì nó có tội, nhưng nó không thích thì nó không có tội.
 
Tôi không yêu cô tôi không có tội, có hiểu không? Mà tôi ghét cô, thương hại cô mới có tội. Chứ tôi không yêu cô, tôi không có tội. Giống như tôi không có thích tấm bảng này tôi có tội không? Sure? Yes. Tôi có yêu cái máy này tôi đâu có tội.
 
Đứa bé đó ba má nó tệ quá nó không là thôi. Nhưng mà nó có làm cho ba má nó buồn hay không đó là có tội. Cái chuyện đó rất là tự nhiên. Nhiều người họ hiểu sai, họ hiểu rằng, không có hiếu là có tội.
 
Tôi là Sư Giác Nguyên tôi chịu trách nhiệm câu nói này: “Không thương cha mẹ không có tội, nếu cha mẹ quá tệ; nhưng mà làm cho cha mẹ buồn là có tội.” Nghe hiểu không?
 
Thí dụ như bây giờ thế này, ba má tôi tệ quá, bài bạc rồi bạo hành đánh đập tôi tệ quá, làm sao tôi thương được. Tôi không thương ba má tôi, tôi không có tội, giống như tôi không thương một người dưng vậy thôi. Có hiểu không? Sao không hiểu? Nhưng mà cái tội là tội vậy nè, ba tôi bị bệnh tim, mà bữa đó cái tim lên cơn, ổng mới móc cái hộp thuốc nó lăn lăn mà tôi đá nó văng luôn. Có đá rồi biết, cái đó là tội. hiểu không? Có hiểu không?
 
Cái này tôi nói quý vị đừng có buồn. Tôi xin lỗi trước. Tôi vô cùng ngạc nhiên khi mà Phật tử hỏi tôi nhiều câu mà lẽ ra cái đầu của quý vị nghĩ ra. Tôi rất là ngạc nhiên cái đó, tôi vô cùng ngạc nhiên là bởi vì có người hỏi tôi những câu cực kỳ ruồi bu như vậy, very very rồi bu.
 
Cái chuyện mình không thương cha mẹ không có tội, vì không thương cha mẹ giống như không thương người dưng vậy thôi. Bởi vì sao? Vì cha mẹ có vấn đề mình không có thương.
 
Nhưng mà nên nhớ, không thương khác, mà bạc đãi bất hiếu là chuyện khác.
 
Mà cứ nghĩ phải thương cha mẹ là sai. Cha mẹ lựu đạn, sao mà thương? Tôi xin lỗi cho tôi nói bậy nha.  Tôi qua đường với cái con Lan con Cúc nó có chửa, tôi đâu biết nó là con của ai, làm sao tôi thương. Có hiểu không? Khi mà tôi không nghĩ là con của tui, làm sao tui thương? Nó lớn lên, con Lan con Cúc nói là con của tôi, tôi đâu có tin, có hiểu không? Mà khi tôi không thương nó, thì làm sao nó thương tôi? Mà nếu nó không thương tôi vậy nó có tội, mà khi tôi là một thằng cha như thế nào? Các vị có hiểu không? Cái chuyện đó nó rất đơn giản. Như cái thằng đó nó về nó nói với má. Nó nói: “Con thương con Lan”. Ba nó nói “Không được, nó là em cùng cha khác mẹ với con”. Ít bữa sau, nó nói: “Con thương con Cúc”. Ông bố nói: “Nó là em cùng cha khác mẹ với con.” Coi như nó thương tất cả là tám đứa như vậy mà đứa nào cũng là em cùng cha khác mẹ hết. Nó tức quá, nó mới vô nói với má. Má nó nói: “Mày lấy thoải mái. Mày đâu phải con của ổng đâu”. Vì có nhiều khi, cha mà cái kiểu đó thì nó nản quá. Hiểu không?
 
Cho nên nó có những trường hợp, người ta đang nói xấu cha mình mà vẫn cười được, có nghĩa là có những trường hợp mà quý vị hỏi tôi những cái câu mà quý vị hoàn toàn trả lời được. Có người hỏi thế này “Thầy, con nghèo dữ lắm, rồi con không có gì cúng hết. Con mua nải chuối nó bị dập mấy trái có phước không?” Hỏi nhiều câu rất là kỳ: “Con vô chùa con đang hoan hỉ. Con gặp bà kia con thấy ghét quá. Cái ghét đó có tội không?” Tức là họ đem cái chuyện ghét với chuyện đi chùa họ trộn, đặng cho nó trở thành vấn đề cho cái chuyện nó rối.
 
Muỗng muối để bên lu đường muỗng muối nó vẫn mặn. Muỗng đường nó để bên lu muối thì muỗng đường vẫn ngọt. Mà họ không chịu hiểu một cái technical họ cứ thắc mắc lu muối quá nhiều muỗng đường quá nhỏ không biết nó có lây không, rồi bắt đầu đi hỏi.
 
Nó rất là rõ ràng. Muỗng muối để bên lu đường thì muỗng muối vẫn mặn. Cả đời làm thiền sư trên núi cao công đức vô lượng, đập một con muỗi thì cái tội sát sanh vẫn phải để nguyên đó không được đụng tới. Chứ đừng có lấy 80 năm trên núi đi trừ cái vụ con muỗi là sai bét. Chuyện vậy cũng đi hỏi. tại vì một muỗng muối để bên lu đường thì nó phải mặn. Một muỗng muối trong tay mẹ nó vẫn mặn, một muỗng đường trong tay kẻ thù nó vẫn ngọt, hiểu không? Chứ mình không thể nào, cái thằng đó con ghét quá mà tại sao đường nó ngọt được? Không chịu, không chịu, không chịu. Muỗng đường nằm trong tay thằng nào con nào nó cũng phải ngọt. mà muỗng muối nó nằm trong tay bà cố nôi mình nó cũng phải mặn chứ.
 
Không chịu, không chịu. Ghét ghê. Ép người quá đáng.
 
(còn tiếp)
Reply
(tt) Sư Toại Khanh Giảng Thiền Duyên và Đạo Duyên (5-6)


https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=orBnYFjv_3w&abt=Thi%E1%BB%81n+Duy%C3%AAn+v%C3%A0+%C4%90%E1%BA%A1o+Duy%C3%AAn
 
Giờ xong cái đạo duyên rồi qua cái duyên khác. Qua tới, Nghiệp Duyên.
 
Nghiệp Duyên là gì? Cái khó của tui là vậy, mấy cái định nghĩa này trong kinh có, mà đọc vô chua quá. Nó chua quá. Cho nên tôi phải tìm cái định nghĩa nào mà bà con dễ gặm, rồi mai này bà con không thích bà con đổi qua cái khác, nhưng ít ra, bà con đã có một cái khái niệm rồi. Tôi đi dạy đạo tôi chỉ làm có một chuyện thôi, đó là tôi thấy bà con nằm bờ ngủ bụi ngoài đồng không mông quạnh tôi mới dụng cho cái chòi, hiểu không? Rồi mai này tôi đi rồi, bà con thấy mấy cái chòi có mấy cái cột bằng tre nó chột quá bà con mới thế cột bê tông, cột gỗ vô. Rồi ít bữa có tiền bà con lột cái mái lá bà con chơi cái mái tôn lên, nhưng mà để làm được chuyện đó bà con phải có cái chòi trước, hiểu không? Chứ không tự nhiên đồng không mông quạnh như thế này làm được cái khỉ gì. Cho nên tôi về tôi dạy đạo là tôi chỉ dựng cái chòi thôi rồi mai mốt tôi đi, Pháp Hòa về ổng thay cái nóc, Pháp Tiến qua ổng thay cái cột rồi thầy Minh Niệm qua ổng làm cái nền, toàn là dân đẹp trai không đó, còn tui xấu hoắc tui tới tui chỉ làm cái chòi thôi.
 
Khổ ghê cái đám mê trai. Nó chửi nghe nó khỏe ghê vậy đó.
 
Nhớ cái thằng đó nó ngủ với vợ nó, mà 2 giờ sáng nó lắc qua lắc lại. Vợ nó hỏi “Sao không ngủ?”, thì ổng nói “Thiếu nợ thằng Dũng 6 tháng, hứa trả nó tám chục lần mà hứa ngày mai là hạn chót. Không biết sao ngày mai nó tới rồi tiền đâu mà trả giờ ngủ không được”. Vợ nó nói “Dễ ẹc, để em tính cho.” Cái bả mở đèn bả đi ra ngoài. Bả đi đâu lát, quay trở lại kêu: “Ngủ đi.” “Em làm gì vậy?” “Em trả nợ rồi á.” “Ở đâu em có tiền?” “Anh nói anh không có tiền trả nó. Anh ngủ không được. Em chạy qua nói nó là anh không có tiền, giờ tới phiên nó mất ngủ ở bển”. Nó nói tiếng Mỹ “em đã move sleep sorrow qua bển, giờ tới phiên nó mất ngủ.”
 
Không lý nào cái xóm này đêm nay có tới hai thằng mất ngủ, vô lý. Tới phiên nó rồi.
 
Các vị nghe người ta bị xe đụng chết các vị thấy không có lạ, đúng không? Xe đụng chết, rồi các vị có nghe thằng Tèo bị đụng xe mà thằng Tí chết chưa? Chuyện có thiệt bên Cali á. Thằng Tèo nó bị đụng ở Việt Nam, mà thằng Tí bên đây chết. Lý do là thằng Tèo trước khi đi nó mượn thằng này 50 ngàn. Mà vì bạn thân nên không viết giấy nợ, cho nên nó nghe thằng Tèo bị đụng chết, bên đây nó lên máu chết luôn. Cho nên đụng ở bển mà bên đây chết, nhiều tai nạn ghê lắm. Cho nên ra đường chạy xe cẩn thận, coi chừng mình đụng một đứa, nó chết một chùm luôn là chỗ đó đó. Nó chết nguyên một chùm. Cho nên Đạo Phật trong cái thế giới này, nó tồn tại trong một hệ thống duyên khởi trùng điệp. Tức là chuyện của thằng này nó ảnh hưởng qua thằng kia. Chỗ đó đó.
 
Hai thằng uống rượu say nó ngủ, tối nó ngủ, nó uống say quá đi, nó bị ngứa, muỗi cắn nó gãi, mà nó say quá nó gãi nhầm qua thằng kế bên nó không biết. Sáng hôm sau hai thằng tỉnh dậy, hai thằng mới thề với nhau: “Tao từ về sau có chết tao cũng không uống rượu, lý do: ngủ gì đâu, uống rượu vô gãi hoài không đã.” Còn thằng kia kêu: “Uống rượu vô tự nhiên người chảy máu.”
 
Cho nên xã hội nó là một cái thế giới của tương tác. Tức là chuyện người này nó có thể lây qua người kia. Cho nên, ta làm ta nói cái gì ta phải nhớ rằng không phải là maybe mà chắc chắn nó sẽ ảnh hưởng người khác ở chỗ đó. Bên đây ngã, mà bên kia nó ra máu.
 
Bây giờ mình định nghĩa về Nghiệp Duyên. (Repeat the beginning of (4-6))
 
Nghiệp Duyên là cái lực đẩy của, tôi không hiểu ở đâu mà tôi có thể giỡn dai như vậy. tôi có thể giỡn liên tục, tôi giỡn bất tận, endless và countless. Chớ ở nhà tôi phải nói là nghiêm khắc, nghiêm khắc lắm. Ở nhà một mình tôi chưa bao giờ kể chuyện cười hết. Có bữa đó tôi cũng nói vậy, tôi nói: “gặp cô tôi mới giỡn chứ mình tôi không kể chuyện cười” ta nói “ thầy ở mình mà thầy kể không chừng ta nói thầy quên uống thuốc”
 
Nghiệp duyên là lực đẩy của tâm sở tư, tức chủ ý trong mọi hành động lớn nhỏ. Lực đẩy của tâm sở tư, tức chủ ý trong mọi hành động lớn nhỏ. Có nghe hiểu không? Bởi vì cái nhân duyên là lực đẩy của khía cạnh thiện ác, đúng không? Có nhớ cái đó không ta? Mới ghi hôm qua hôm nay quên rồi.
 
Các vị có cái hạnh là không có chấp chuyện cũ, mấy người không có bỏ bụng, chửi không có giận mà học không có nhớ, mà nói không có hiểu, con người không có bỏ bụng. Có nhiều người họ khen tôi: “Sư có đám bạn quý lắm, tụi nó không có bỏ bụng.” Tui nói “Hành giả hả?” “Không, tụi nó học đâu có nhớ.”
 
Không bỏ bụng, nó không có nắm chắc. Nó học, nó quên sạch. Rồi cái gì quên rồi.
 
Cái nghiệp duyên là lực đẩy của chủ ý trong mọi hành động lớn nhỏ. Các vị biết cái chủ ý nó quan trọng lắm. Đúng không ta? Chính cái chủ ý nó mới đưa ta đi đến những chọn lựa.
 
Tại sao chuyện này ta không làm mà ta làm chuyện kia. Đó là What.
 
Còn thứ hai, cùng làm một cái chuyện đó mà thằng làm theo cách này thằng làm theo cách kia, đó là How.
 
Bây giờ các vị học với tôi, tôi hay nhấn mạnh chữ What và chữ How. Đúng không? Có nhiều khi What không, không có đủ. Chữ What nhiều khi nó không có đủ. Ví dụ, đều cùng đến đây học. Học cái gì? Cái gì ở đây có phải là What không?
 
Nhưng mà vấn đề học làm sao nó mới mệt.
 
Có người tới đây cứ ngồi chờ kể chuyện ma kể chuyện cười không à. Còn có người tới đâu họ ghi ghi chép chép về cất. có người ghi âm về nghe lại. Có người chép để đọc và ghi âm để nghe. Còn có người ghi âm về gửi tùm lum rồi họ nghe nhạc. Họ ghi âm cho mọi người thôi chứ họ là họ nghe cái khác. Họ nói: “Trời ơi, nhờ thầy mà con nghe thầy Phước Tiến dữ lắm á”. Có. Tại vì, mình bán cái gì mình ngại ăn cái đó, có biết không? Mình bán hủ tíu thì ăn mình chạy qua mua cháo lòng, mà bán cháo lòng chạy qua mua bánh mì vậy đó, thường vậy. Thì khi mình sang băng mình sang hoài mình nghe mình ớn mình kiếm ông khác, ông nào lạ lạ hơn cái ông mình ăn mình nghe. Cho nên tui thuyết pháp nhiều khi người ta sang băng tui riết người ta thuộc lòng bài thầy Minh Niệm.
 
Cái chủ ý hành động rất là quan trọng, vì chính chủ ý nó quyết định cái What và cái How.
 
Bởi vì chính vì cái chủ ý cho nên có những người đi vào chùa, hôm qua tôi kể đó.
1.  Có mấy ông đi chùa, một người vô chùa là nhào vô kiếm cái nhà bếp, nhà cầu để mà dọn dẹp rửa ráy.
2.  Cũng vì chủ ý, intention mà có người nhào vô chùa là leo lên chánh điện đốt nhang khấn vái tùm lum hết, cúng một nải chuối mà cầu nguyên rẫy chuối.
 
3.  Rồi còn có người thì coi như vô chùa là nhào lên thư viện đọc sách đọc kinh ghi chép ào ào ào ào.
4.  Có người thì nhảy lên chỗ vắng vắng ngồi thiền lim dim lim dim tới chiều khi nào đầy hết thì về, khi nào xả thiền thì về.
 
Tùy vào cái chủ ý của mình mà ta What và How trong đời sống, ta chọn What và chọn How chưa kể How Long và How Much, nó quan trọng lắm lắm lằm lắm lắm lắm.
 
Một Bồ Tát với người bình thường đôi khi làm một việc giống nhau nhưng mà cái chủ ý hình như hơi bị khác nhau. Có đúng không?
 
Thí dụ như, trước nhà của mình, thì người bình thường có thể ra đó dọn dẹp để mà đổ đất đổ đá cho nó đừng có bị đọng nước, đừng có lầy, đúng không? Trước nhà mình, mình ra mình làm, để cho trước nhà mình đừng có đọng nước, đừng có bị sình. Các vị nhớ chữ “mình” nha.
 
Còn Bồ Tát, trước nhà của Ngài, Ngài cũng ra Ngài làm nhưng mà để cho mọi người đừng có bị dính sình. Có khác không? Hình như khác hơi nhiều chứ không phải khác.
 
Tức là trước nhà mình, cũng cái diện tích bao nhiêu đó, nhưng mà Bồ Tát cái đầu nghĩ khác, mình thì “trước nhà mình” chưa làm mình quất cái “mình” bự chàng vàng màu đỏ rực luôn “trước nhà MÌNH, MÌNH phải đổ đất đổ đá trát xi măng cho nhà MÌNH, người của MÌNH đừng có bị dính sình từ chân lên tới mình”. Còn Bồ Tát thì không, “Thiên hạ sẽ đi ngang đây, mình làm cái này để đừng ai bị dính sình”.
 
Cho nên đôi khi cái What của Bồ Tát với mình giống nhau, cái How cách làm đôi khi cũng giống nhau nhưng mà cái Why khác nhau. Biết cái Why không? Hiểu chưa?
 
Cho nên cái chủ ý nó vô cùng quan trọng. Chính cái đó nó mới có cái Nghiệp Duyên là đó đó. Lớn chuyện lắm, chứ còn cắm đầu học Nghiệp Duyên, hiểu lơ mơ lơ mơ.
 
Chỉ riêng cái Nghiệp Duyên đủ để tu và đủ để chứa đựng toàn bộ nội dung Phật pháp. Chỉ tu một chữ Nghiệp thôi.
 
Một người có tu hành, cặp mắt họ nhìn đâu,
1.  họ không nhìn bằng chủ ý bất thiện,
2.  họ không tìm cái thích và cũng không bực mình trong cái nhìn, không có đam mê thích thú trong cái nhìn.
3.  Và khi họ nghe, ngửi, nếm, đụng cũng vậy. Họ không có chủ ý bất thiện trong lúc sáu căn làm việc.
 
Như vậy rõ ràng mình đang tu với nghiệp duyên đúng không?
 
Cái chữ Nghiệp ở đây được định nghĩa vô cùng professional. Cái chữ Nghiệp Duyên ở đây mình đừng có hiểu theo nghĩa ngoài đời là fate, destiny, không phải.
 
Giống như có bà đó ở Cali, mà bả nghe thượng tọa Giác Đẳng giảng về 24 duyên, thượng tọa giảng về Tiền Sanh Duyên mà bả nghe bả không chịu hiểu kỹ, ít lâu sau bả gọi phone bả nói “Sư bây giờ con hiểu Tiền Sanh Duyên là gì rồi, có tiền nó sanh ra cái duyên. Ông chồng con 60 tuổi mà về nước mấy đứa con gái nó kêu bằng anh không, nên con thấy đó là tiền sanh du Tiền Sanh Duyên, nhờ tiền nó lòi cái duyên ra.” Hiểu không?
 
Cái đó là tào lao. Cái đó, ngoài đời họ hiểu như vậy, nhưng trong đạo mình á, cái chữ Nghiệp ở đây phải hiểu nó là tâm sở Tư. Trong 13 tâm sở nó có tâm sở Tư, tâm sở đó rất là quan trọng, nó là investment trong bất cứ hành động lớn bé nào, một câu nói một suy nghĩ nào. Chính cái tâm sở Tư đó mới quyết định nghiệp đó là nghiệp thiện hay nghiệp bất thiện.
 
Rồi, ghi dùm tôi cái này. Có ba tiêu chuẩn để xác định một tâm nào đó là tâm gì. Tâm là mind đó: Thiện, Ác, Dục, Thiền, Phàm, Thánh (sáu cái). Biết Dục với Thiền không ta? Dục là tâm Dục giới, còn tâm Thiền là tâm Sắc và Vô Sắc. (Thiện – Ác – Dục – Thiền – Phàm – Thánh) có nghĩa là dựa vào ba tiêu chuẩn này mình biết tâm là tâm nào trong 6 tâm này:
 
1.   Tâm ấy dựa vào căn nào trong sáu căn? Có biết 6 căn không? Tôi biết nhiều người ở đây không có biết sáu căn.
2.   Tâm ấy biết trần nào trong sáu trần?
3.   Những tâm sở nào đi cùng tâm ấy?
 
Cái chữ tâm ở đây là bare knowing. Cho nên nhớ, cái bảng nêu đó, nguyên một nửa bảng nêu đó, 121 nút thật ra nó chỉ có 1 nút thôi. Tâm nó chỉ có một nhưng sở dĩ nó được gọi tâm này tâm kia là bởi vì ba cái ông này nè, ba cái ông mình mới ghi đó, ổng cộng lại mới ra 121. Hiểu không?
 
1:17:03
 
Chị Liên ráng nhớ cái này nè, chị nhìn cái bản đồ đó đó. Một nửa là tâm đúng không? Chị đếm xem 121 nút, nhưng 121 nút đó. Sẵn đây chắc tôi cho mấy người sơ cơ biết đâu họ coi họ đắc không chừng.
 
Có nghĩa là đời sống tâm lý của chúng ta, cái mind của chúng ta, nó có 2 cái cấu trúc, nó kêu là mental structure:
 
1/ bare knowing (1) + 13 neutral factors + 14 negative factors = unwholesome
 
2/ bare knowing (1) + 13 neutral factors + 25 positive factors = wholesome
 
(Cái biết đơn thuần không thiện ác (bare knowing) + 13 tâm sở trung hòa + 14 tâm sở bất thiện = Tâm bất thiện

Cái biết đơn thuần không thiện ác + 13 tâm sở trung hoà + 25 tâm sở tịnh hảo = Tâm lành.)
 
Ghi hiểu không ta? Hiểu hả? Rất là dễ nhớ. Cái công thức rất là dễ nhớ. Bare knowing là cái biết đơn thuần, không có thiện ác, nó chỉ là cái biết thôi, vì tâm nào cũng là biết, biết một cái object, something. Bare knowing chỉ có một. Như vậy thì :
 
1+13+14 = unwholesome
 
1+13+25 = wholesome
 
That’s it. No more.
 
Có bao nhiêu đó thôi mà khổ quá không chịu học, mà ăn rồi cứ thích tu theo cái gì mơ hồ chập chờn, huyền hoặc, khó hiểu mới linh. Có lúc tôi buồn quá tôi nói cái dân mình về chính trị phải là Cộng Sản, về tôn giáo thì phải là đạo Hồi, đạo Chúa.
 
Tại vì mình dễ .
 
Người mình không cần lý luận.
Người Việt Nam rất thông minh nhưng mà đa phần là gian.
Người Việt Nam rất là từ tâm, tốt bụng nhưng mà lại tham.
Người Việt Nam mình nhiều niềm tin lắm nhưng mà dễ bị cuồng tín.
 
Tôi là người Việt Nam nhưng mà tôi phải nói một cách đau lòng về dân tộc của mình. Mà có nhiều người nói vậy họ ném đá. Họ nói là tại sao lại nguyền rủa, mà đó là sự thật. Niềm tin Việt Nam rất mạnh. Các vị biết sau mấy chục năm Cộng Sản vô thần ở miền Bắc, bây giờ mở cửa một cái miền Bắc tôi nói không tưởng tượng được, niềm tin ngoài Bắc bây giờ khủng khiếp, hiềm một nỗi Phật giáo miền Bắc nó đang bị biến tướng biến thái một cách nghiêm trọng không thể tả.
 
Và người mình rất là, ngộ lắm.
 
Thông minh, nhưng mà đủ để gian thôi, chứ không phải thông minh để mà phân tích lý luận hợp lý. Nói ra thì nó chém mình, khổ vậy.
  • Cái dân tộc lạ lắm, anh hùng nhưng mà du côn.
  • Nhiều niềm tin nhưng mà cuồng tín.
  • Thông minh nhưng mà gian hùng, sầu lắm.
Tại vì mình nói cho cùng. Nói theo nhân chủng học thì mình là con hoang, bởi vị mình lai mà. Mình là Chàm, Tàu, Miên, chưa kể Mã Lai tùm lum hết trơn á.
 
Và có một chuyện mà bao nhiêu người Việt Nam vẫn tin mà tới bây giờ hì hục tin là mình làm gì có 4000 năm văn hiến? Tại vì đến đời nhà Nguyễn thì mình mới có bản đồ chữ S, vì trước đây từ Đồng Nai trở xuống Cà Mau là của Miên, từ Thanh Hóa vào tới Đồng Nai là của Chàm. Mình có khúc ngoài thôi. Vậy 4000 năm là 4000 năm khúc nào? Mà nguyên cái khúc trên đó đó là nó nằm kế bên Tàu mới ghê chứ.
 
Tôi hỏi trống đồng Ngọc Lũ là của thằng nào đúc? Tại sao mình nhận vơ, có biết chữ vơ không? Các vị dựa vào cái gì mà các vị nói với tôi là trống đồng Ngọc Lũ của người Việt đúc? Có bao nhiêu dân tộc đến và đi trên mảnh đất này, các vị nghĩ sao? Hôm nay các vị có thể bắt gặp một cái mảnh giấy gói kẹo made in China mà trên đất Mỹ hay không? Cái chuyện đó có không? Có. Văn hóa kinh tế là sự giao lưu, sự qua lại, sự trao đổi. Nhớ chưa?
 
Tôi kể hoài một câu chuyện ruồi bu đó là có một lần tôi đi trên núi tuyết ở Thụy Sỹ, tôi ngồi ở băng ghế mà tôi gặp một mảnh giấy gói kẹo của Korea. Tôi mới suy nghĩ, cũng là cái duyên kỳ ngộ: một thằng Việt Nam mà đứng trên đất Thụy Sỹ cầm ra được cái giấy gói kẹo của thằng Korea, vì thằng Korea nó ăn nó liệng trên đó. Không phải tui tò mò, nhưng mà tuyết không. Nó nổi bật nó nằm kế bên chân tui, tui cầm lên. Tui thấy có chữ giống như chữ Tàu vậy đó, tui cũng tò mò tui coi chứ. Nó không phải chữ Tàu mà là chữ Korea.
 
Thì ở đây cũng vậy, ai dựa vào cái gì mà để nói trống đồng Ngọc Lũ là của tổ tiên người Việt, các vị nghe kịp không? Tại sao các vị không nghĩ rằng có một bộ phận người Mã Lai, người Tàu ở đó họ đã từng ở đó? Chưa kể nó có những trường hợp là sự pha tạp và sự giao thoa, pha tạp và giao thoa của các nền văn hóa, sự giao thoa và pha tạp về nhân chủng, có hiểu chữ nhân chủng không? Tại sao không có vụ đó? Mà cứ khư khư cho rằng mấy ngàn năm ấy trên mảnh đất ấy chỉ có riêng giống dân Việt. Dựa vào cái gì?
 
Thứ hai, là làm gì có giống dân Việt, nó lai tùm lum hết trơn à. Theo truyền thuyết trong gia đình tôi, tôi là người gốc Huế, tôi họ Nguyễn. Rồi ông sớ ông sơ ông sờ ông sẩm của tôi ổng vào Nam. Vì mang ơn một người trong Nam mà ổng trả ơn bằng cách đổi từ họ Nguyễn sang họ Phạm. Hôm nay trẫm họ Phạm. Cho nên mai này mà viết gia phả là bà cố nội khỏi tìm ra luôn. May là tui còn biết được tới đó, còn đời sau không biết là xong. Hiểu không? Đó là may là chuyện của Trẫm đó.
 
Cho nên đi lục lạo ba cái sổ sách đó. Nó rối tung lên hết. Chẳng hạn có cái ông đó. Ổng là thầy thuốc ổng dắt đệ tử đi khám bệnh. Ổng nói với bà bệnh: “Tui đã nói bà rồi, cái bệnh bà không có ăn đồ chua được, mà nói hoài. Hốt thuốc không nghe lời. Thôi tôi không tới nữa.” Bả nói: “Không có mà tôi không có ăn đồ chua.” “Bà ăn quýt mà bà chối.” “Ờ, ăn có múi à.” Khi mà ổng đi về, học trò nói “Sao thầy biết?” “Tao nhìn sàn nhà tao thấy vỏ quýt, thì bả chớ ai. Vỏ quýt còn mới lắm, không lẽ thằng nào ăn nó liệng vô đó”. Học trò nó khoái lắm. Bữa sau, nó cũng đi khám bệnh mà không có thầy, nó tới nó nạt nộ một cái bà kia “tTôi đã nói bà rồi. Bệnh bà không được ăn thịt gà.” Bả nói “Tôi có ăn đâu?”, đuổi ông thầy dởm quá, thầy đi về đi. Nó về nó nói ông thầy. Ông thầy nói “Sao mày biết nó ăn thịt gà?” Nó thấy cái chổi lông gà ở dưới á. Có nghĩa là cái kết quả điều tra nó rất là mơ hồ. Từ cái vỏ quýt mà truy ra cái múi quýt thì nó hợp lý, nhưng mà từ cái chổi lông gà chuyển qua ăn thịt gà thì nó xa dữ lắm.
 
Thì những nhà nghiên cứu thường mắc lỗi này. Như vào thế kỷ thứ 17 có một nhà sinh vật học người Pháp, thế kỷ 17 là năm một ngàn sáu trăm mấy đó, ổng gặp một con cào cào. Ổng mới bỏ trong cái ly, ổng úp lại. Ổng gõ như này, cái con cào cào nó nhảy. Ổng mới ghi thế này: “Thính giác cào cào nằm ở chân.” Ông đem ông bẻ hai cái chân sau, bỏ vô gõ gõ, nó không nhảy nữa. Ổng ghi them: “Khi mất đi hai chân thì cào cào sẽ mất đi thính giác” mà trong khi mất hai cái chân, bà nội nó sao nó nhảy. Rồi ổng coi đó là một công trình nghiên cứu khoa học. Các vị hiểu không? Nó khoa học quá đi chứ, very logical. Hiểu không? Nghỉ.
 
(còn tiếp)
 
Reply

(tt và hết) Sư Toại Khanh Giảng Thiền Duyên và Đạo Duyên (6-6)



https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=orBnYFjv_3w&abt=Thi%E1%BB%81n+Duy%C3%AAn+v%C3%A0+%C4%90%E1%BA%A1o+Duy%C3%AAn
 
Như vậy là mình đã học xong cái: Nghiệp Duyên.
 
Đúng ra nghiệp duyên chưa có xong, học thêm chút nữa ha.
 
Nghiệp duyên là lực đẩy của cái gọi là chủ ý trong mỗi hành động lớn nhỏ. Các vị đã hiểu chưa?
 
Cái chủ ý nó có vai trò quan trọng cỡ nào, mà đã thấy chưa? Cái chủ ý nó quyết định tất cả. Cái chủ ý, intention trong đời sống mình nó lớn chuyện lắm, đóng vai trò phải nói là quan trọng tuyệt đối. Vì chính cái chủ ý đó cho nên mình mới chọn những hướng hành động, tại sao What, rồi How, How Long, How Much, cái đó phải do chủ ý đúng không ta?
 
Tại vì các vị phải đồng ý với tôi:
 
Có những món mà các vị phải hầm cho nó nhừ.
Có những món nó phải hầm ít hơn cho nó giòn.
Có những món mà hầm lâu quá thì gọi là nhừ.
Có những món hầm lâu quá gọi là nát.
 
Có đúng không ta? Hả? Hiểu hả? Khác chứ.
 
Nhừ là positive, khờ quá. Mà nát là negative. Có hiểu không?
 
Cái cô đó có hiểu hai cái này khác nhau không ?
 
Sao tôi ngạc nhiên có nhiều chuyện tôi biết mà bà con không biết, ngộ ha. Nhừ với nát nó khác chứ. Nhừ có nghĩa là positive, là cái gì đó nghĩa tích cực, nhưng mà nát có nghĩa là sao ? Nát có nghĩa là dùng chỉ cho cái món lẽ ra không nên nấu đến cái mức này, thì nó gọi là nát.
 
Ví dụ như mềm có lúc gọi là nhũn là xài không có được.
 
Giống như Việt Nam có chữ để chỉ cho cái chết: ông ấy vừa từ trần, vừa qua đời thì đó là cũng chết mà ở cái nghĩa rất là trân trọng.
 
Nhưng mà « ngủm củ từ » « ổng nghẻo rồi » « ổng đi ngủ rồi » thì đó là một cách nói rất là bất kính. Hiểu không ?
 
Mà nói với một người tôn trọng là « ông ấy vừa từ trần, vừa qua đời, chúng tôi vô cùng đau buồn thông báo ông ấy vừa qua đời sáng nay » chứ còn nói « mới vừa chết sáng nay » thì cái chữ chết nghe nó đã không có được tới lắm.
 
Tôi nhớ Mỹ có một câu thế này : Tùy thuộc vào số lượng từ vựng mà anh biết tôi biết kiến thức anh tới đâu, bởi vì ngôn ngữ nó gắn liền với concept, concept và world nó gắn liền với nhau, cái concept của anh càng nhiều, cái knowledge càng nhiều thì concept càng giàu, mà concept càng giàu thì từ vựng của anh càng giàu. Còn đàng này cái knowledge của anh hơi nghèo thì concept nó nghèo, concept nó nghèo thì từ vựng nó nghèo.
 
Mỹ nó có well, fine, good.
Còn Việt nam mình là lao động tốt, học tốt, con khỉ mốc gì cũng tốt. Đất nước ngôn ngữ quá giàu nhưng đùng cái nó dồn xuống còn một chữ « tốt » thôi. Và cái đó là không tốt.
 
Cho nên, Nghiệp Duyên chính là lực đẩy của cái gọi là chủ ý trong hành động lớn nhỏ. Xong chưa ?
 
Có tất cả là 4 thứ chủ ý :

- Chủ ý của người sống bất thiện (tham, sân, si - đúng ra cái này tôi không cần ghi mà cái lớp này giỏi quá đi cho nên tôi phải ghi chú vậy rất là kỳ). Ví dụ: Gởi cái này cho má (vợ của Ba, con gái của ngoại và con dâu của nội). Khi mà ghi chú vậy là quý vị biết quý vị nó quá là kém, gởi cho má mà ghi nào là con gái của ngoại, con dâu của nội, rồi vợ của Ba, má của mình.

 
Có một lúc tôi có mấy cái hình cartoon á, cũng đẹp lắm, tui để trong phòng tui, rồi tui nhớ tui có tờ giấy, tui ghi trong là « không phải là mình ».
 
Mình ở đây được gọi là Thiện Dục Giới có hiểu không ? Có nghĩa là mình tu thì có tu nhưng mình còn dính mắc vào vật chất không ? Thì cái thiện gọi là thiện dục giới. Còn cái thiện của mấy ông tu thiền không á, thì là thiện thiền. Hiểu không ? Còn mình ngồi xếp bằng thì cũng ngồi, mà nghe chiên bánh xèo thì nhào ra chiên vài cái. Hiểu không ? Hôm nay, không có nghe thơm bằng hôm qua.

Có ba cái chủ ý:

1.  Một là chủ ý bất thiện: Nghiệp Đọa Lạc;
2.  hai là chủ ý thiện dục giới: Nghiệp Thiện Hữu Lậu;
3.  ba là chủ ý thiện thiền: Nghiệp Thiện Vô Lậu.
 
Thiện thiền có nghĩa là « nhàm chán vật chất, muốn tu thiền để về cõi phạm thiên sống thanh tịnh trong sạch » đó gọi là thiện thiền. Nhưng mà cái thứ tư các vị đoán ra rồi, chủ ý của người cầu giải thoát. Ghi cái này mới ghê này.

Chủ ý của người sống bất thiện gọi là Nghiệp Đọa Lạc. Tôi hồi đó tôi nghe tiếng nắn nót bây giờ tôi đọc quý vị viết tôi mới biết tôi đọc muốn gãy cổ mà quý vị ngồi nắn nót nắn nót. Tôi nhìn quý vị tôi nhớ mấy cô gái mà dậy thì ngồi viết thơ tình á, mình đọc gãy cổ mà ngồi viết vậy nè «Anh yêu dấu, hôm nay cũng như hôm qua, dù rằn cũng như dù sọc, xì dầu cũng như mặc mỡ » Hai chủ ý giữa gọi là Nghiệp Thiện Hữu Lậu. chủ ý giữa là cái gì ta ? và chủ ý cuối gọi là Nghiệp Thiện Vô Lậu. Xong chưa ?Bbây giờ nghe tôi giảng.


Tại sao mà tôi cứ nói tới nói lui hoài, tui cứ nói How, What ; What, How. Giờ nghe chưa ? Đôi khi chúng ta giống nhau cái What và khác nhau cái How. Cho nên đi dọn đất trước nhà thì hình như giống nhau, nhưng mà Ngài thì Ngài dọn cho thiên hạ, còn mình mình dọn cho MÌNH.

 
Rồi, thứ hai, mình làm phước là mình cầu cho cha mẹ mình, cửu huyền thất tổ của mình, mình chỉ biết nghĩ chuyện đó thôi.
 
Còn Ngài, Ngài nghĩ cho tất cả chúng sinh.
 
Các vị biết tại sao có chữ « ông bà ông vải » không ? Bữa hôm tôi nhớ tôi có hỏi. Ông bà ông vải của quý vị là những người còn tên còn hình để mình thờ gọi là ông bà, còn ông vải là chỉ nằm trong tấm vải đề chữ cửu huyền thất tổ thôi. Cái thứ mà xa quá mất địa chỉ rồi, mất số phone, không có email nữa, lên tấm vải nằm gọi là ông bà ông vải, cho nên ông vải là xa lắm rồi đó.
 
Hôm nay mới biết luôn. Ông bà là còn email, điện thoại, số phone, còn hình ảnh tên tuổi, còn lên tới ông vải là coi như, có biết cái đó không ? Cái tấm vải này nè, ghi « cửu huyền thất tổ » lên tới đó là nó hết biết ta rồi. Sơ sờ sẩm sấm sít là xưa bảy đời á cô. Còn con cháu thì con cháu chút chít chót chét lên tới chét là xa lắm. còn ông bà mình là ông nội ông cố ông sơ ông sờ ông sẩm sống sít, sống sít là xa lắm, sống sít là chưa ăn được luôn á.

Như vậy có tổng cộng là bốn loại Nghiệp. Í, khoan. Tôi mới cho ghi gì quên rồi. Bốn chủ ý đó. Bốn chủ ý, thì

1.  chủ ý đầu tiên gọi là Nghiệp đọa lạc,
2.  Hai chủ ý giữa gọi là Nghiệp thiện hữu lậu,
3.   Chủ ý thứ ba gọi là Nghiệp thiện vô lậu.
 
Và tôi nhắc lại, tôi nói chữ What và chữ How nó quan trọng là vì sao ? Vì cả hai cùng làm một công thức giống nhau, nhưng
 
1.  có người thì nó là nghiệp thiện hữu lậu,
2.  có người nó là nghiệp thiện vô lậu.
 
·        Mình bố thí, mình làm phước mà cầu quả nhân thiên thì gọi là nghiệp thiện hữu lậu, ngồi thiền đắc tùm lum tà la nguyện sanh về cõi Phạm Thiên vẫn là nghiệp thiện hữu lậu.
·        Trong khi đó mình chỉ quét rác, nhặt lá mà cầu quả giải thoát, thì cái đó thấy nó tầm thường nhưng nó là nghiệp thiện vô lậu.
 
Có nghĩa, là tùy mình có 3-4 cái account, mình có tiền, mình bỏ vô account nào. Ví dụ, nghiệp đọa lạc mình đừng đụng nó đi, nó là ác, mình nói 3 cái account sau á, mình bỏ account nào, biết account mà phải không ? Cái nào để cho cái gì là tùy mình.
 
Cái thứ 3 mới là cái đáng kể, tức là mình invest cái thứ 3 là cầu giải thoát.
 
Tại sao chúng ta không có nên sanh tử nữa?
Chưa có tu Tứ Niệm Xứ, không học giáo lý mà không có tu Tứ Niệm Xứ các vị không bao giờ hiểu được: Tại sao chúng ta không có nên sanh tử nữa? Bởi vì khoan nói đến cái khổ dễ thấy là khổ sa đọa, cái khổ mà làm heo làm chó bị máu lệ.
 
Chỉ riêng cái chuyện rất căn bản đó là sự có mặt của cục này nè nó là khổ. Vì có nó mình phải đói khát nóng lạnh đau nhức tê mỏi già bệnh tiêu tiểu tắm rửa có biết cái đó không ? Còn có người họ thấy cái đó là sung sướng. 
 
Nhưng mà người thượng căn họ thấy cái đó nó phiền lắm. Vì có nó mà nó rêm nó đau nó nhức, tui nói thiệt, nhiều lúc mà tui nghĩ ước gì mà có cái nút bấm on off để tui thành làn khói, là tui chọn cái đó à. Cái mỗi lần mình đi dạy học, khói bay tới, dạy xong, khói tan. Tôi thật tôi rất là thích cái đó. Hiểu không ?
 
Chứ còn khiêng cái cục này tôi ngán quá đi. Tức là vì cái cục này nó khổ dữ lắm, nó đủ thứ chuyện hết. Cứ mỗi lần giấc trưa ăn cơm mà đi lên xe, các vị biết cái xe nó nóng dữ lắm. Tôi cũng nhớ nó trời ơi vì cái cục này nó mới nóng, chứ còn làm một làn khói nó êm biết bao nhiêu. Dạy xong cái bay, nguyên đống khói này bay luôn. Chiều tới khói gom lại nguyên đống khói lam chiều, quá đẹp. hoặc là nguyên đám khói cháy nhà.
 
Còn đàng này nguyên cục, nguyên đống ì ạch ì ạch xuống ăn húp sột sột gãi sồn sột húp sùm sụp.
 
Cho nên có hiểu cái đó mình mới hiểu rằng trên đời có kẻ không muốn sanh tử nữa.
 
Đức Phật khi kể lại chuyện xưa Ngài luôn đúc kết thế này :
 
«Này các tỳ kheo, những gì ta vừa kể đều đã đi vào quá khứ. Các pháp hữu vi đã có rồi phải mất đi. Này các tỳ kheo, thật là vừa đủ để nhàm chán để buông bỏ để giải thoát. Không có lý do nào để chúng ta tiếp tục sanh tử nữa.»
 
«Này các tỳ kheo, đây là những gốc cây, những ngôi nhà vắng, hãy tinh tấn thiền định, chớ có để mình sau này phải hối tiếc»
 
Nhiều người đọc cái đoạn đó họ không có hiểu, là tại sao mà «Này các tỳ kheo thật là vừa đủ để nhàm chán» và «quá đủ để buông bỏ sanh tử»?
 
Mình không có hiểu, nhưng mà biết cái này mình mới hết hồn:
 
Mình sống bằng tâm ác nhiều quá. Khi mà tắt thở rồi
1.  cơ hội bị đọa rất lớn,
2.  cơ hội làm trùn làm dế rất lớn,
3.  cơ hội phải đi, nếu may mắn làm người thì mang thân nữ rồi làm dâu xứ lạ gặp thằng chồng vũ phu, bản thân là vũ nữ rồi coi như là đau khổ trăm chiều,
4.  rồi cái cảnh mà:
  • sanh ly tử biệt,
  • đói không có ăn,
  • lạnh không có mặc,
  • bệnh không thuốc uống,
  •  sống không nhà ở,
  • sanh vô gia cư mà
  • tử vô táng địa.
 
Thiếu gì?
 
Trong vòng luân hồi là loạn lạc chiến tranh, con cha anh mẹ chị ly tán mất mát tản lạc không tìm thấy nhau cái chuyện đó là chuyện rất là thường.
 
Rồi các vị biết một cái chuyện rụng rời đó là, bây giờ mình đang sống trong một cái nền văn minh, mình bệnh là còn có X-ray, còn có MRI, còn X ray, cat scanner. Chứ còn có những cái thời mà bị bệnh mà giao phó cho mấy ông thầy lang biết không ? Bệnh gì thì cũng cho uống thục địa, xuyên khung, đỗ trọng, hoài sơn, câu kỷ, nhiêu đó uống hoài. Hên thì hết, không hết thì thôi. Ghê lắm.
 
Mà nội cái chuyện bệnh mà uống tầm bậy là đã chết rồi. Hôm nay tôi không biết tôi nói cái này có đụng chạm ai hay không?
 
Nếu mà các vị biết xài cái này chút các vị thấy uống thuốc Bắc là cả một sự liều lĩnh. Là vì sao ? Là vì, các vị có học về biology á, các vị có biết mỗi một cái lá, mỗi một cái củ nó gồm nhiều chất, người ta biết trong đó có cái chất chữa được cái bệnh A họ bèn lấy cái chất đó cho mình uống, mà trong khi cái chất còn lại nó phá banh cái chỗ khác thì mình cũng uống luôn. 
 
Cái lá này nè, nó có 80 chất trong đây, mà trong đó nó có chất abcf nó chữa được bệnh trĩ, nhưng mà mấy chục chất còn lại nó phá gan phá bao tử tùm lum hết, mà trong khi tôi đang bị trĩ giờ làm sao ? Tôi tới tôi gặp ông lang băm này, thì ổng bắt mạch xong ổng cho tôi uống. Mà đúng, uống xong hết bệnh trĩ, nhưng mà nó chuyển qua nó bị tành banh chỗ khác.
 
Bây giờ khoa học họ có cái kỹ thuật abstract, biết abstract là chiết xuất, có nghĩa là cần dùng cái gì thì lấy cái đó ra thôi, phần còn lại là bỏ.
 
Tu hành là gì? Tu hành là giữ lại cái cần và bỏ đi cái thừa.
 
Sức khỏe, nhan sắc cũng vậy, là phải biết bỏ cái thừa và giữ lại cái cần. Còn thuốc Bắc ngày xưa thì sao ? Là cứ thế mà làm tới. Cứ biết cái lá này chữa được bệnh trĩ thì đè nó ra mà bắt nó uống và bắt phải chấp nhận toàn bộ những cái còn lại. Đừng trách side affects, hiểu không ?
 
Chỉ riêng cái chuyện thuốc men là đã đủ để mình không muốn luân hồi rồi.
 
Có những cái thời kỳ mà bệnh răng là cả một cái đại nạn. Các vị có biết, cái thời mà Hàn Mặc Tử, cái thời mà Chế Lan Viên, cái thời đó bệnh lao là tuyệt chứng, có biết chuyện đó không ?
 
Bây giờ thì ba cái bệnh lao là đồ rác, chứ có một thời bệnh lao là hết phim, ho ra máu là hết phim mà tôi còn nhiều chuyện nữa, ho ra máu là phải cách ly, sợ lây rồi ngộ lắm. Cái thời Tây đó.
 
Nhưng mà bây giờ lao là chuyện nhỏ, chỉ có vợ nhỏ là chuyện lớn thôi./.

(Hết)

 
Mục Lục các Bài Giảng
 
Reply
Khái lược Duyên Hệ
Tỳ khưu Chánh Minh
DL 2008 – PL 2552

MỤC LỤC


[1.1]
Phần I
Khái lược duyên hệ
Hai mươi bốn duyên
1- Nhân duyên
2- Cảnh duyên
3- Trưởng duyên
4- Vô gián duyên
5- Đẳng vô gián duyên
6- Đồng sinh duyên
[1.2]
7- Hổ tương duyên
8- Y duyên
9- Cận y duyên
10- Sinh tiền duyên
11- Sinh hậu duyên
12- Tập hành duyên
13- Nghiệp duyên
14- Quả duyên
[1.3]
15- Vật thực duyên
16- Quyền duyên
17- Thiền duyên
18- Đạo duyên
19- Tương ưng duyên
20- Bất tương ưng duyên
21- Hiện hữu duyên
22- Vô hữu duyên
23- Ly duyên
24- Bất ly duyên
Tổng lược duyên hệ
[2.1]
Phần II.
Tam đề thiện với duyên hệ
Khái lược .
Nhân duyên với tam đề thiện .
Cảnh duyên với tam đề thiện
Cảnh trưởng duyên với tam đề thiện .
Đồng sinh trưởng duyên với tam đề thiện .
Vô gián duyên với tam đề thiện .
[2.2]
Đồng sinh duyên với tam đề thiện
Vật sinh tiền y duyên với tam đề thiện
Vật cảnh tiền sinh y duyên với tam đề thiện .
Thường cận y duyên với tam đề thiện .
Cảnh sinh tiền duyên với tam đề thiện .
Sinh hậu duyên với tam đề thiện .
Đồng sinh nghiệp duyên với tam đề thiện .
Nghiệp biệt thời duyên với tam đề thiện .
[2.3]
Quả duyên với tam đề thiện .
Sắc vật thực duyên với tam đề thiện .
Danh vật thực duyên với tam đề thiện .
Đồng sinh quyền duyên với tam đề thiện .
Quyền sinh tiền duyên với tam đề thiện .
Sắc mạng quyền duyên với tam đề thiện .
Thiền duyên với tam đề thiện
Đạo duyên với tam đề thiện
Tương ưng duyên với tam đề thiện .
Đồng sinh bất tương ưng duyên với tam đề thiện
Reply
Khái lược Duyên Hệ
Tỳ khưu Chánh Minh
DL 2008 – PL 2552

1.1]

Phần I.

Khái lược duyên hệ.
 
Khái lược 24 duyên.

1- Ý nghĩa.


Duyên hệ là mối liên quan (paccayo) giữa các pháp.


Cây có gốc rễ bám vào đất, được tăng trưởng vững mạnh nhờ nước và dưỡng tố trong đất. cây sẽ cho hoa quả.


Cũng vậy, nếu lý duyên khởi (paṭicasamuppāda) được ví như “cây luân hồi”, 

  1. có gốc rễ là ái và vô minh
  2. bám vào đất ví như bám vào danh sắc (hay 5 thủ uẩn) thì 
  3. nước và dưỡng tố trong đất được ví như duyên hệ,
giúp cho “cây luân hồi” cho quả luân hồi là thức, danh sắc, sáu xứ, xúc và thọ.

* Paṭṭhāna (pa +căn ṭhā).
Có hai cách giải thích từ Paṭṭhāna.
- Xuất phát từ động từ paṭṭhahati, paṭṭhāna có nghĩa là “vị trí, nơi chốn”, như satipaṭṭhāna (niệm xứ) là “nơi ghi nhận, nơi chú ý”.
Trong tạng Kinh paṭṭhāṇa được dùng theo nghĩa này.


- Xuất phát từ động từ paṭṭhāpeti, thì paṭṭhāna có nghĩa là “sự khởi điểm, sự thành lập, sự dẫn ra”.


Paṭṭhāna trong bộ thứ bảy của Tạng Thắng pháp (Abhidhamma), được dùng theo nghĩa này.


Tiếp đầu ngữ PA, “theo các bản Chú giải Tích Lan có nghĩa là khác nhau (nānappāra). Ngài Ledi Sayadaw giải thích là “chánh yếu”.
Ṭhāna nghĩa đen là trạm. Ở đây ṭhāna được dùng với ý nghĩa là “duyên” (paccaya), tương tự như chữ upakāradhamma (pháp hổ trợ hay pháp nâng đở) [1] .


Paṭṭhāna là “liên quan đến sự thành tựu”. 

  1. hoặc “thành tựu thiện pháp”; 
  2. hoặc “thành tựu ác pháp”, 
  3. hoặc “thành tựu pháp không thiện cũng không bất thiện”.

Paccaya (duyên) = paṭi + căn I.
Paṭi nghĩa là “hướng về, liên quan”, như paṭimokkha ovāda (lời dạy hướng về giải thoát), (lời dạy liên hệ đến giải thoát”.
Căn I nghĩa là chuyển động, di chuyển, hoạt động.
Paccaya nghĩa là “liên quan đến hoạt động”. Paccaya được dịch là “duyên”.
Sách Thanh Tịnh Đạo có giải thích về paccaya (duyên) như sau:
Paṭicca etasmā etīti paccayo: Nương nhờ nhau để diễn tiến, gọi là duyên”.
- Yo hi dhammo yaṃ dhammaṃ apaccakkhāya tiṭṭhati vā upajjhati vā, so tassa paccayoti vuttaṃ hoti.
“Pháp nào được sinh ra, nương nhờ; không lìa bỏ pháp sinh ra, chúng được gọi là duyên.” [2]
Ví như “mẹ không lìa bỏ con, con không xa lìa mẹ”. Mối quan hệ ấy, gọi là “duyên”.


Duyên có trạng thái như thế nào?
Duyên có trạng thái là nâng đỡ.
Như có Pāli sau:
Upakārakalakkhaṇo = paccayo:
“ Trạng thái nâng đở, gọi là duyên (sđd).


Những từ ngữ như: Nhân (hetu), lý do (kāraṇaṃ), nguồn gốc (nidānaṃ), căn nguyên (sambhavo), nguồn cội (pabhavo) đều đồng nghĩa với paccaya (duyên).


Nghĩa mở rộng của paccaya là: Nguyên nhân, lý do, nhu cầu cần thiết, nền tảng, ủng hộ, liên quan đến ...


- Paccaya với ý nghĩa là nguyên nhân, đôi khi paccaya (duyên) được dùng như hetu (nhân) như:


“Bốn nhân sinh khởi sắc pháp (catubbidho paccayo rūpa) là: 

  1. nghiệp (kamma), 
  2. tâm (citta), 
  3. khí hậu (utu) [3]  và 
  4. vật thực (āhāra).
Hay: “Cakkhuñca paṭicca rūpe ca upajjāti cakkhuviññāṇaṃ”
Do mắt liên hệ với các sắc, khởi lên nhãn thức.” [4]
- Paccaya với ý nghĩa lý do”, như:
“Yaṃ yad’eva paccayaṃ paṭicca: Do liên quan đến duyên nào” [5] .
- “Imassuppādā idaṃ uppajjati:Do cái này sinh khởi, cái đây sinh khởi” [6] .
-“…Yañca, bhikkhave, ceteti yañca pakappeti yañca anuseti, ārammaṇametaṃ hoti viññānassa ṭhitiyā”:
“… Này các Tỳkhưu, cái chúng ta tư niệm, tư lường và thầm ý (anuseti), cái ấy trở thành cảnh (ārammaṇa) cho thức an trú…” [7]
- Paccaya với ý nghĩa “nhu cầu cần thiết” hay “trợ giúp cần thiết.”
Là bốn món vật dụng cần thiết trong đời sống hằng ngày của vị Tỳ khưu: 

  1. y phục (cīvara), 
  2. thực phẩm (piṇḍapāta), 
  3. chỗ ngụ (senāsana), 
  4. thuốc trị bịnh (gilānappaccaya-bhesajja).
Bốn món này được gọi là “catuttha paccaya” (bốn món cần thiết hay tứ vật dụng).
“Cīvare piṇḍpāte ca, paccaye sayanāsane.
Etesu taṇhaṃ mākāsi; mā lokaṃ punarāgami.”
“Y áo, đồ khất thực; với chỗ ngụ cần thiết.
Chớ có tham ái chúng, chớ trở lui đời này.” [8] .
- Paccaya với ý nghĩa “nền tảng”. Như nói:
“Hetu ca so paccayo cāti hetupaccayo: Nhân là nền tảng, nên gọi là nhân duyên”.
Cách dịch khác là: “Có liên quan đến nhân, gọi là nhân duyên”. [9]
- Paccaya với ý nghĩa “ủng hộ, trợ giúp. Như nói:
“Upakārakalakkhaṇo paccayo: Trạng thái của duyên là “trợ giúp”.
“Yo hi dhammo yassa dhammassa ṭhitiyā vā upattiyā vā upakārako hoti, so tassa paccayoti vuccati:
Pháp nào giúp đở pháp khác sinh khởi hay trụ vững, pháp ấy gọi là paccaya (duyên).” (sđd - 595).
Pāli có giải thích:
- Paṭicca phalaṃ ayati etasmāti = paccayo:
Thành tựu nhờ pháp này, nên pháp này gọi là duyên[10]
- Paṭicca phalaṃ eti gacchāti pavattati etasmāti = paccayo.
Ủng hộ, trợ giúp được vũng mạnh, gọi là duyên (sđd).
Duyên (paccaya) có hai loại:
“Từ cái này, cái kia có”.
Như “do có vô minh, hành sinh lên. Do có hành, thức sinh; do có thức nên danh sắc sinh …. Đó là duyên khởi (paṭiccasamupāda).
“Hổ trợ cho các pháp sinh lên được vững mạnh”. Gọi là duyên hệ (paṭṭhānapaccaya).”
Ví như người mẹ sinh ra hài nhi, hài nhi được bảo mẫu dưỡng nuôi tốt đẹp. Bà mẹ sinh ra hài tử ví như duyên khởi, bảo mẫu ví như duyên hệ.
 Trong phần duyên hệ, paccaya thường được dùng với ý nghĩa “liên quan” hay “trợ giúp”.


2- Các duyên chính.
Có tất cà 24 duyên chính là:
1- Nhân duyên (hetupaccaya).
2- Cảnh duyên (ārammaṇapaccaya).
3- trưởng duyên (adhipatipaccaya).
4- Vô gián duyên (anantarapaccaya).
5- Đẳng vô gián duyên (samanantarapaccaya).
6- Đồng sinh duyên (sahājātapaccaya).
7- Hổ tương duyên (aññamaññapaccaya).
8- Y duyên (nissayapaccaya).
9- Cận y duyên (upanissayapaccaya).
10- Sinh tiền duyên (purejātapaccaya).
11- Sinh hậu duyên (pacchājātapaccaya).
12- Tập hành duyên (āsevanapaccaya) .
13- Nghiệp duyên (kammapaccaya).
14- Quả duyên (vipākapaccaya).
15- Vật thực duyên (āhārapaccayo).
16- Quyền duyên (indriyapaccaya).
17- Thiền duyên (jhānapaccaya).
18- Đạo duyên (maggapaccaya).
19- Tương ưng duyên (sampayuttapaccaya).
20- Bất tương ưng duyên (vipayuttapaccaya).
21- Hiện hữu duyên (atthipaccaya).
22- Vô hữu duyên (atthipaccaya)
23- Ly duyên (vigatapaccayaJ
24- Bất ly duyên (avigatapaccaya).
Các Giáo thọ Sư phân tích các duyên chính thành những duyên phụ.
Do đó, từ 24 duyên chính được phân tích thành 47 duyên (sẽ trình bày sau).


3- Thành phần trong một duyên.
Trong một duyên có 3 thành phần là:
Năng duyên (paccaya). Là pháp có năng lực trợ giúp pháp khác vững mạnh, cũng được gọi là pháp nhân.
Sở duyên (paccayuppanna). Là pháp được trợ giúp để “sinh lên”, hay được trợ giúp để “vững mạnh”. Còn gọi là pháp quả.
Pāli có giải thích về sở duyên như sau:
“Paccayato uppannaṃ = paccayuppannaṃ:
“Sinh ra từ duyên, gọi là sở duyên” [11] .
Phi sở duyên (paccanika). Là pháp “không sinh ra từ năng duyên.
Pāli giải thích có giải thích phi sở duyên như sau:
“Paccayuppannassa paṭiviruddhaṃ anikaṃ = paccanikaṃ:
“Tách lìa sở duyên, gọi là đối lập”.
 Hay : “Paccayuppannena paccati virujjhatīti = paccaniko:
“Ngược với sở duyên là đối lập” (sđd).
Ví như có ba người cùng đi chung, người A giúp đở người B, người C không cần người A giúp.
Người A ví như năng duyên.
Người B ví như sở duyên.
Người C ví như phi sở duyên hay “nghịch duyên”.


4- Giải thích.
Duyên tuy có ba thành phần như vậy, nhưng:
Có pháp thuần là năng duyên. Như Nípbàn và chế định (sammuti).
Vì không có pháp nào trợ sinh hay ủng hộ cho Nípbàn và chế định, ngược lại chính Nípbàn và chế định trợ cho tâm và tâm sở sinh lên, bằng cách “làm thành cảnh” [12] .
Nípbàn không sinh lên do nhân nào cả, Nípbàn là pháp vô nhân theo hai ý nghĩa:
- Không có nhân tương ưng.
- Không sinh lên do nương nhờ vào nhân nào.
Có câu hỏi rằng: “Chẳng phải Nípbàn do Bát chánh đạo sinh ra sao?”.
Đáp: Không phải, tuy Bát chánh đạo là con đường dẫn đến chứng đắc Nípbàn, nhưng Bát chánh đạo không sinh ra Nípbàn.
Có ví dụ như sau: Người đang ở trong rừng đầy hiểm nạn, chỉ có con đường độc nhất thoát ra khỏi rừng, đến nơi an toàn.
Người này muốn thoát ra khỏi rừng, chỉ có cách “đi theo con đường độc nhất này”, cuối con đường là “vùng an toàn”.
Không thể nói “vùng an toàn” sinh lên từ con đường “độc nhất”.
Khu rừng ví như “vòng luân hồi”, con đường độc nhất ví như “bát chánh đạo”, “vùng an toàn” ví như Nípbàn.
 Về chế định.
Pháp chế định cũng có 2 đặc tính như Nípbàn là:
- Không có nhân tương ưng.
- Pháp chế định do nương theo đặc tính pháp mà đặt tên để thông tri ý nghĩa với nhau, bản thân chúng không có pháp thực tính.
Xét về khía cạnh nào đó, “chế định” dường như có nhân sinh. Vì “chế định” là do “nương theo sự kiện mà định danh”.
Như Ngài Sukha, sở dĩ Ngài có tên là Sukha vì khi người mẹ mang thai Ngài, cả gia tộc đều có được “sự an lạc”, do nương sự kiện này mà “định danh là Sukha” …
Hay như xứ Bārānasī, do vùng đất này là sự bồi đấp của 2 con sông Bāvā và Ṇasī , nên có tên là Bārāṇasī.
Tuy nhiên, tất cả đều nương từ danh sắc mà “định đặt” để thông tri với nhau.
Không phải là “nhân sinh pháp thực tính”, người ta có thể thay đổi “tên gọi” bất kỳ lúc nào. Trái lại, nhân sinh danh - sắc thì không hề thay đổi, vì đó là “nhân sinh pháp thực tính”.
Do đó, nói rằng “chế định không do nhân sinh lên”, chế định chỉ là “cách đặt tên thông thường”.
Nípbàn và chế định là năng duyên thuần túy” vì có khả năng trợ giúp các pháp khác sinh lên, như Nípbàn làm cảnh trợ cho tâm Siêu thế sinh lên; Chế định bị tâm biết hay là “cảnh thiền” giúp các tâm thiền sinh lên.
- Có pháp vừa là năng duyên vừa là sở duyên. Tức là trong trường hợp này nó là năng duyên, trong trường hợp khác nó là sở duyên.
Như 6 nhân trong nhân duyên (trừ nhân Si trong tâm Si). Có lúc nhân Vô tham là năng duyên, có lúc nó là sở duyên.
Có pháp thuần là phi sở duyên. Như Níp bàn và chế định.
Gọi là phi sở duyên là:
a- Là pháp không sinh lên từ bất cứ duyên nào, như Nípbàn và chế định (sammuti) luôn luôn là pháp này. Và Nípbàn + Chế định là phi sở duyên thuần túy.
b- Chính pháp năng duyên là phi sở duyên.
Như trường hợp nhân Si trong tâm Si của nhân duyên, vì trong tâm Si chỉ có một nhân, nhân Si trợ sinh cho pháp khác nhưng nó không có nhân khác trợ sinh.
Do đó nhân Si trong tâm Si vừa là năng duyên vừa là phi sở duyên nhất định trong tâm Si.
Nhưng nhân Si sẽ là sở duyên trong tâm Tham hoặc tâm Sân.
Nói gọn: Trong một duyên, pháp năng duyên chính là phi sở duyên, ngoài ra còn có những pháp phi sở duyên khác khi chúng không là năng duyên cũng không là sở duyên.

Dứt phần khái lược.

-ooOoo-
Reply