Bạn không phải là Bill Gates, đừng bỏ học!
#1
Bill Gates từng nói: “Một tấm bằng tốt nghiệp đại học vẫn là con đường chắc chắn và an toàn hơn để dẫn đến thành công”.
Trong những năm trở lại đây, thế giới xuất hiện một "thế lực" có khả năng xoay chuyển suy nghĩ của giới trẻ. Họ lập nghiệp và có những bí quyết thành công riêng biệt. Đó là những triệu phú "bỏ học".[/color]

Bill Gates – người bỏ học giữa chừng tại đại học danh giá bậc nhất thế giới - Havard để về đầu quân cho MITS. Sau đó ông tự lập ra đế chế Microsoft và trở thành tỷ phú ở tuổi 31.
[Image: khong-phai-bill-gates-dung-bo-hoc.jpg]

Bill Gates - ông trùm của đế chế Microsoft 

Steve Jobs – người khai sáng văn minh mới với tên gọi Apple bỏ học tại đại học Reed – trường Mỹ thuật hàng đầu của Mỹ.
[Image: khong-phai-bill-gate-dung-bo-hoc.jpg]
Steve Jobs - người khai sáng văn minh công nghệ mới

Mark Zuckerberg bỏ học tại Havard danh tiếng để trở thành tỷ phú trẻ tuổi nhất cùng thế giới FaceBook.
[Image: khong-phai-bill-dung-bo-hoc.jpg]
Mark Zuckerberg

Tiger Woods – vận động viên Golf nổi tiếng mọi thời đại đã bỏ đại học Standford để theo đuổi nghiệp chơi golf chuyên nghiệp.
[Image: tiger-wgc-ftrlyclhg9uktky1ciazp689wpqd.jpg]
Tiger Woods - vận động viên Golf thành công nhất mọi thời đại

Larry Ellison – người sáng lập ra tập đoàn Oracle bỏ học giữa chừng cả hai trường đại học Illinois và Chicago.
[Image: getty45630349897059797045006953840.jpg]
Larry Ellison - tỷ phú có tất cả từ bàn tay trắng

Giám đốc sáng tạo của tạp chí Vogue từng gọi việc bỏ học là "huy chương danh dự" dành cho các tỷ phú khởi nghiệp. 
Theo thống kê của Forbes, trong số 400 người tự lập nghiệp giàu nhất có 63 cá nhân bỏ đại học, 337 người còn lại có ít nhất 1 bằng đại học.
Và những tỷ phú "bỏ học" đều xuất thân từ những trường đại học danh tiếng top đầu thế giới.
Nhìn vào những tấm gương đó, hiện có nhiều người trẻ cho rằng bỏ học là con đường lập nghiệp để nắm trong tay khối tài khoản kếch sù hàng triệu đô la.
Đến đây, chúng ta cần ngồi lại để xem xét vấn đề này một cách thấu đáo.
Trường hợp thứ nhất, khi bạn sinh ra đã ở vạch đích. 
Bill Gates dù có bị phá sản với dự án Microsoft thì gia đình ông cũng dư sức để cho ông sung túc cả đời.
Đó là điều rất hiếm hoi trong cuộc sống khó khăn này.
Trường hợp thứ hai, khi tài năng tỉ lệ nghịch với tiềm lực kinh tế.
Tôi muốn nói đến Steve Jobs – ôm trùm Apple. Ông bỏ dở chuyện học vì không đủ tiền đóng học phí. Sau vài cuộc hành trình thất bại, ông trở thành CEO của Apple - người thay đổi cả nền công nghệ số nhân loại. Steve Jobs làm việc đến tận lúc qua đời ở tuổi 56.
Vậy đồng nghĩa rằng, bạn phải lao động gấp trăm lần những người khác để có được bước đầu thành công.

[Image: the-benefits-of-hard-work-1479520405635-...421667.jpg]
99% thực lực  + 1% may mắn = thành quả.

Tôi đồng ý với câu nói "Đại học không phải con đường duy nhất để thành công" nhưng "Đại học là con đường cơ bản, tốt nhất, chắc chắn nhất để thành công". 
Bởi chúng ta không phải là Bill Gates hay Steve Jobs. 
Với bằng đại học, các bạn trẻ năng động hoàn toàn có thể kiếm cho mình một công việc ưng ý, một mức thu nhập đủ để bản thân được nuông chiều. Tuy nhiên, không phải mới đi làm là có ngay mức lương cao chót vót. Phải trải qua phỏng vấn, thử việc, thậm chí trượt hết chỗ này chỗ khác, bị đuổi việc vì nhiều lí do bạn mới thấy được điều gì phù hợp nhất với mình.
Trượt đại học thì làm sao? Bỏ học thì làm sao? Chẳng làm sao cả. Nếu bạn thật sự muốn học thì sau khi trượt, hoàn toàn có thể thi lại vào năm sau. Còn bỏ học thì không. 
Các bạn trẻ ngày nay nhìn vào kết quả nhiều hơn là quá trình. Bạn không thể chỉ nhìn vào những câu chuyện khởi nghiệp của người khác và nghĩ rằng mình cũng có thể trở nên vĩ đại.
Rất hiếm người trong chúng ta giống 1/100.000.000 các vĩ nhân hay tỷ phú, nhưng chắc chắn việc bỏ học dễ dàng khiến chúng ta ở đâu đó trong con số 99.999.999/100.000.000 còn lại. 
Bill Gates bỏ học giữa chừng, sau đó trở thành triệu phú và thành công, vì ông có thể truyền cảm hứng cho người khác bằng những đột phá vượt trội. Ông là một bộ máy sáng tạo thiên tài từng được mài dũa ở đại học Havard danh tiếng với điểm thi SAT gần như tuyệt đối. Dù không theo tiếp việc học nhưng ông vẫn tích luỹ học hỏi từ những thất bại chứ không hề từ bỏ kiến thức. 
Tôi rất thích câu chuyện Bill Gates chia sẻ khi có rất nhiều bạn trẻ đòi bỏ học để có được cơ ngơi như ông. Trong câu chuyện đó, ông đã nói: "Những công việc tốt ngày nay đòi hỏi các bạn phải có bằng Đại học. Hãy làm như tôi nói, đừng làm như tôi đã làm".

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả
Anh Nguyễn

Reply
#2
99% thực lực  + 1% may mắn = thành quả. Tulip4 mình cũng nghỉ vậy đó sis Momo 
Reply
#3
Hello chị CN, lao động miệt mài thì sẽ có thành quả mai sau ...là con đường đi lâu dài , cũng là lý thuyết bình thường của cuộc sống như "có công mài sắt có ngày nên kim"...
 Còn thành công một sớm một chiều thì phải có "Thiên thời địa lợi" như những ông tỷ phú trên.
Còn Tiger Wood thì cũng phải miệt mài lao động từ lúc 6t rồi.

Nhớ coi TV show "Last man standing", nhỏ con gái đòi nghĩ học college mở bussiness, cổ kể một hơi tên mấy ông tỷ phú trên, cái đến tên thứ 5, ông bố hỏi:
"Đâu thử tìm ông thứ 6 coi"...DDungs là cái số đó chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Thật ra, thành công không chỉ là giàu có tiền bạc mà còn là những lãnh vực khác nữa. love

Reply