Viện Bảo Tàng Lịch Sữ VNCH
#16
BINH CHŨNG (21 LIÊN ĐOÀN) BIỆT ĐỘNG QUÂN



- đơn vị BB cơ động của QLVNCH ... chính nhờ vào điểm cơ động này , nên BDQ đả ra tay phản kích quân địch trước tiên ... không để các đơn vị bạn bị bất ngờ & rơi vào tình thế bất lợi , dẫn đến mất tinh thần chiến đấu

đơn vị tỗng trừ bị (trực thuộc Bộ tổng tham mưu)

- Vietnamese Rangers Corp. (VNRC)

- được huấn luyện kỹ năng hành quân chiến đấu độc lập với các đơn vị bạn ... tác chiến ở  quy mô từ tiểu đội đển tiểu đoàn .. với nhiệm vụ giải toà áp lực địch trên địa bàn hoạt động 

- sữ dụng lối đánh "LẤY DU KÍCH PHẢN LẠI DU KÍCH" , cùng sự hỗ trợ của thiết xa vận , giang thuyền vận & trực thăng vận ... là binh chũng tinh nhuệ chuyên dùng để đối phó với du kích CS

- là lực lượng dự bị ưu tú của VNCH (sau) Sư đoàn Nhảy dù & Sư đoàn Thuỷ quân lục chiến


- Bộ Tư lệnh đặt tại Trại Đào Bá Phước

- buông súng cuối cùng trong Sự kiện 30/4/75 khi đang bảo vệ Bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô



- Một số lực lượng chuyên biệt khác có đặc điễm gần giống như BĐQ ... nhưng có chức năng hoạt động khác ... như BIỆT KÍCH (COMMANDO) , LỰC LƯỢNG ĐẶC BIỆT (SPECIAL FORCE) , BIỆT CÁCH DÙ (AIRBORNE RANGER) .... Hầu hết các lực lượng này đều có nguồn gốc từ BĐQ ... và về sau hình thành những Binh chũng riêng biệt trong QLVNCH




- Lực lượng BĐQ vào những năm cuối cùng của cuộc chiến tranh VN .. liên tục được tăng cường , nhằm tổ chức 1 lực lượng trừ bị mạnh ............ để thay thế cho Sự đoàn Dù & Sư đoàn TQLC đang bị mắc kẹt với chiến trường Quân khu I

- Cuối năm 1974 , thành lập Liên đoàn 8 ...... Tháng 3/75 thành lập Liên đoàn 9 ........... một dự định tổ chức các đơn vị BĐQ thành cấp Sư đoàn ....... để làm lực lượng trừ bị chiến lược đả được hình thành .......... Tuy nhiên , tình hình đả quá trể  :loudly-crying-face4:




[Image: images-53.jpg][Image: copbadau1.jpg][Image: T242-HH-QLVNCH-BC-BDQ-1-Non-Sat-218x154.png][Image: 0eed7657ffae6276e4b748b928d47757.jpg][Image: T242-TTHLBiet-Dong-Quan-QLVNCH-326x326.png]
Reply
#17
Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù 





- Liên đoàn 81 Biệt Cách Nhãy dù , hay còn  gọi tắt là Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù (BCND/BCD)


- 81st Airborne Commando Battalion (81st ACB)

- là 1 binh chũng "đặc biệt" , và cũng là 1 trong 4 lực lượng Tổng trừ bị của QLVNCH

- nhiệm vụ là ... nhảy toán .. hành quân bí mật vào vùng kiểm soát của địch .. thu thập tin tức tình báo .. phá hoại cơ sở hậu cần của địch .. cũng sẳn sàng tham chiến khi tình hình chiến sự yêu cầu

- cũng được sữ dụng để truy lùng & tiêu diệt lực lượng đặc công CS trong 1 số trận đánh

- ngoài những nhiệm vụ thu thập tình báo (được chính thức công khai) ... đơn vị còn thực hiện những phi vụ bí mật do Tỗng thống VNCH và Bộ Tỗng tham mưu trực tiếp chỉ đạo & điều hành

- Bộ chỉ huy trực thuộc Bộ Tỗng tham mưu , cùng với sự hổ trợ đắc lực của Nha Kỹ Thuật

- Cũng là đơn vị cuối cùng buông súng trong Sự kiện 30/4/75 tại Bộ Tỗng Tham mưu QLVNCH





- Tháng 6/70 ... MACV chấm dứt hoạt động của Trung Tâm Hành Quân Delta ... và rút các quân nhân Mỹ về nước

- Tháng 8/70 ... Lực lượng đặc biệt cũng bị giải tán .. vì đả hết nhiệm vụ nhảy Bắc , nhảy Lào , và đổ bộ biễn .... Các quân nhân Lực Lượng đặc biệt đều được phân tán về các binh chũng khác trong Quân đội ... Nhiều nhất là chuyển qua BĐQ và Nha Kỹ thuật


- Riêng bộ phận chỉ huy phía VNCH của Trung tâm hành quân Delta & Tiểu đoàn 81 BCD được tổ chức lại ............. sáp nhập thành ... LIÊN ĐOÀN 81 BCD .. 1 lực lượng Tổng trừ bị của Bộ Tỗng tham mưu


- Liên đoàn được hưỡng các huy chương của LỰC LƯỢNG ĐẶC BIỆT , ĐỘI MŨ XANH , MANG PHÙ HIỆU LỰC LƯỢNG ĐẶC BIỆT ... VÀ ĐƯỢC MANG "DÂY BIỂU CHƯƠNG MÀU ĐỎ BẢO QUỐC HUÂN CHƯƠNG"

- Khi mới thành lập , quân số cùa Liên đoàn chỉ khoãng 900 người 

- Về sau , Liên đoàn được mở rộng cấp số 

- Tổ chức gồm ... 1 Bộ chỉ huy Liên đoàn ... 1 Đại đội Chỉ huy Yểm trợ ... 3 Bộ Chỉ huy Chiến thuật 

Mỗi Bộ chĩ huy có 4 Biệt đội

Mỗi Biệt đội có 200 quân nhân 

Tỗng quân số lên đến 3,000 binh sĩ














[Image: 81st-Airborne-Commando-Battalion-s-Insignia.png][Image: T242-qp-non-bere-cua-BCHD-qlvnch-273x147-1.png][Image: 815px-81st-Airborne-Commando-Battalion-svg.png][Image: daiuy-lequanglien.jpg][Image: hqdefault-38.jpg][Image: 220px-Grootkruis-van-de-Nationale-Orde-van-Vietnam.jpg] Dây biểu chương màu đỏ Bảo quốc huân chương
Reply
#18
Dây Biểu Chương ... đeo thế nào cho đúng cách 











http://michaelpdo.com/2016/02/day-bieu-c...dung-cach/   Hello
Reply
#19
Sau khi Đài Phát Thanh Việt Nam truyền đi buổi hội luận về việc tiếm mạo quân phục QLVNCH , có nhiều vị gọi điện thoại khích lệ và tán thành. Cũng có vị thắc mắc về việc đeo dây Biểu Chương vì họ thấy trong ảnh và đoạn video của nhóm chính phủ Đào Minh Quân có một anh mang quân phục Nhảy Dù, trên nón Beret đỏ có đeo một sao (Chuẩn tướng), và bên vai đeo một lúc hai dây Biểu chương. Một dây màu đỏ, một dây màu vàng; và đặc biết hai dây đeo ngược chiều với nhau!. Vị thính giả này hỏi ý kiến rằng đeo như thế có đúng cách hay không. 




Vì thế, nhân đây, chúng tôi xin trình bày sơ qua về việc đeo dây Biểu chương để quý vị tham khảo. Quý Niên trưởng nào thấy chỗ nào chưa đúng, xin vui lòng bổ khuyết. Xin cám ơn rất nhiều.



Thông thường, 


- Anh Dũng Bội Tinh là loại huy chương để ân thưởng cho các quân nhân tỏ ra can trường, lập công đặc biệt trong khi chiến đấu. Anh Dũng Bội Tinh là tấm huy chuơng để đeo trên ngực trái, cùng một tấm bằng Tuyên Dương Công Trạng. 

Trước hết là một Công Lệnh ký bởi các vị Tư Lệnh tùy từng cấp. 

Tham chiếu bản Công Lệnh đó, Phòng Tổng Quản Trị sẽ làm bản Tuyên Dương Công Trạng cho từng cá nhân. 

Tuỳ theo mức chiến công, mà quân nhân sẽ được tuyên dương công trạng từ cấp thấp nhất là Trung Đoàn (có kèm Anh Dũng Bội Tinh với ngôi sao đồng), kế đó là cấp Lữ Đoàn (cũng ngôi sao đồng), lên đến cấp Sư Đoàn (ngôi sao bạc), cấp Quân Đoàn (ngôi sao vàng),cấp Quân đội là cao nhất (ADBT với Nhành dương liễu


Bản Tuyên Dương Công Trạng cấp Quân Đội và Công Lệnh phải được ký bởi Đại Tường Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH.


[Image: ADBT-DL-300x225.jpg]  [Image: ADBT2.jpg]  


Trong bản Công Lệnh cấp chung cho tất cả các quân nhân đụợc ân thưởng, thì ghi chi tiết về chiến công, xảy ra lúc nào, ở đâu, đương sự đã làm gì, lập được công thế nào.


Trên tấm bằng cấp riêng cho từng người, có ghi rất rõ câu: Tuyên Dương Công Trạng trước (cấp nào) cho (tên họ, số quân, đơn vị quân nhân được thưởng)về lòng dũng cảm mà đương sự đã biểu lộ trước hoả lực đối phương”. Như thế, rõ ràng, tấm bằng này và loại huy chương Anh Dũng Bội Tinh chỉ ân thưởng cho những quân nhân tỏ ra anh dũng trong chiến đấu, trước lằn tên mũi đạn quân thù mà thôi. 



********



- Nhưng sự Tuyên Dương này cũng dành cho các đơn vị các cấp, nếu đó là chiến công tập thể


Ví dụ, trong trận Mậu Thân 1968, nhiều đại đơn vị đều có công trận, đều được Tuyên Dương Công Trạng trước Quân Đội. 

- Đơn vị nào được tuyên dương công trạng trước Quân Đội lần thứ nhất, tất cả các quân nhân trong đơn vị sẽ được đeo trên túi áo bên phải tấm huy chương ADBT với nhành Dương Liễu nằm trong một khung mạ vàng . [Image: TDCT-300x124.jpg]


- Nếu đơn vị được thêm một lần tuyên dương cấp Quân Đội nữa, thì tất cả quân nhân trong đơn vị sẽ được đeo dây biểu chương màu vàng là màu Anh Dũng Bội Tinh. 


- Khi đơn vị được 4 lần tuyên dương, sẽ đeo dây màu xanh lục (màu Quân Công Bội Tinh), 

- và nếu được 6 lần tuyên dương, thì sẽ đeo dây màu đỏ (màu Bảo Quốc Huân Chương). 

- Đến sau lần tuyên dương thứ 8, thì sẽ đeo dây có điểm đủ ba màu (màu tam hợp). 


Quân nhân trực thuộc đơn vị trong thời gian được tưởng thưởng sẽ được cấp giấy phép đeo dây biểu chương (vĩnh viễn? Xin quý niên trưởng xác minh giùm)

Nhưng các quân nhân từ đơn vị khác thuyên chuyển đến đơn vị được tưởng thưởng, chỉ được đeo các dây biểu chương của đơn vị trong thời gian phục vụ ở đó mà thôi. Khi rời đơn vị đó, thì không được phép đeo nữa. 




*****




Cách đeo dây biểu chương:

Quân nhân chỉ đeo một dây nào có giá trị cao nhất mà thôi, và đeo ở vai trái.


Dây biểu chương có hai phần chính và cách đeo như sau:

– Một cái vòng là dây lớn do ba dây nhỏ bện với nhau, một đầu cuối có ba vòng nhỏ kết như hình hoa thị; một đầu khác là sợi dây đơn ngắn mà cuối dây là một đũa đồng đầu nhọn. Khi đeo, vòng lớn này sẽ nằm dưới nách áo bên trái. Phần có hoa thị ở phía sau bên trên vai (chỗ chiếc nút cầu vai); phần dây ngắn có đũa đồng thả lỏng xuống ngực.

– Phần hai có hai vòng là dây chiếc. Hai dây chiếc này choàng qua trên cánh tay trái.


[Image: DayBie1.jpg]



*****



Tưởng cũng cần nói sơ về cách đeo các huy chương:


1. Huy chương cá nhân đeo bên trên nắp túi áo trái

2. Huy chuơng đơn vị đeo trên nắp túi áo bên phải.

3. Huy chương có giá trị cao đeo ở hàng cao, gần bên trái (gần trái tim) hơn huy chương giá trị thấp

4. Huy chương dân sự hay ngoại quốc, dù cao đến mấy cũng ở vị trí cuối cùng (hàng thấp và xa trái tim hơn).


Trong ảnh, theo thứ tự cao thấp về giá trị là: 

- Anh Dũng Bội Tinh với nhành dương liễu, ngôi sao vàng, ngôi sao bạc, ngôi sao đồng

- Chiến Thương BT

- Tham Mưu BT

- Dân Vụ BT

- Quân Phong BT

- Quân Vụ BT

- Chiến Trường Ngoại Biên BT

- và Chiến Dịch BT.





- Để bớt rườm rà, quân nhân có thể gom hai ba huy chương Anh Dũng BT trên cùng một nền (ribbon) Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Ba ngôi sao đồng trên cái nền (ribbon) giữa trong hình trên  tượng trưng ba ADBT với ngôi sao đồng.  

Trong ribbon bên trái có hai ngôi sao, một vàng một bạc là hai ADBT cấp Quân Đoàn và cấp Sư Đoàn.

[Image: Picture1-300x113.jpg]


****



Các loại Huy chương của QLVNCH, theo thứ tự  từ cao nhất đến thấp nhất:

– Bảo Quốc Huân Chương (Đệ Nhất Đẳng đến Đệ Ngũ Đẳng), dành cho Sĩ Quan 

– Quân Công Bội Tinh, dành cho Hạ Sĩ Quan, 

– Lục Quân Huân Chương, – Không Quân Huân Chương, – Hải Quân Huân Chương, 

– Lục Quân Vinh Công Bội Tinh – Không Quân Vinh Công Bội Tinh – Hải Quân Vinh Công Bội Tinh 

– Biệt Công Bội Tinh 

– Anh Dũng Bội Tinh (Nhành Dương Liễu, Ngôi Sao Vàng, Bạc, Đồng) 

– Phi Dũng Bội Tinh 

– Hải Dũng Bội Tinh 

– Ưu Dũng Bội Tinh 

– Nhân Dũng Bội Tinh 

– Trung Chánh Bội Tinh 

– Chiến Thương Bội Tinh 

– Danh Dự Bội Tinh 

– Chỉ Đạo Bội Tinh 

– Tham Mưu Bội Tinh 

– Kỹ Thuật Bội Tinh 

– Huấn Vụ Bội Tinh 

– Dân Vụ Bội Tinh 

– Quân Phong Bội Tinh 

– Chiến Dịch Bội Tinh 

– Quân Vụ Bội Tinh – Không Vụ Bội Tinh – Hải Vụ Bội Tinh



Sau năm 1972, có ban hành Chiến Trường Ngoại Biên Bội Tinh dành cấp cho quân nhân tham dự các cuộc hành quân ngoại biên. Chúng tôi không rõ nó được xếp ở thứ tự nào. 

Nhất Trí BT dành cho người ngoài dân chính có đóng góp đắc lực với Quân Đội. 

Vị Quốc BT dành cho gia đình tử sĩ đã hy sinh vì tổ quốc.


[Image: Hu-n-Ch-ng.jpg]





[Image: B-iTinh.jpg]




[Image: Slide3.jpg]






Ghi chú: Đối với Hoa Kỳ, Danh Dự Bội Tinh là huy chương cao quý nhất, do chính TổngThống trao tặng những quân nhân có chiến công rất lớn. 

Nhưng trong QLVNCH, Danh Dự Bội Tinh có vị trí khiêm tốn. Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c 

- Những quân nhân có Quân Phong Bội Tinh hạng 4 (sau 8 năm quân vụ không vi phạm kỷ luật) sẽ được đề nghị ân thưởng Danh Dự Bội Tinh

- Sau khi có Danh Dự BT, nếu có tổng số điểm các huy chương đạt mức tối thiểu nào đó, sẽ được đề nghị ân thướng Lục Quân (hoặc Không Quân/Hải Quân) Huân Chương. 

- Sau khi có loại Huân Chương này, sẽ được đề nghị ân thướng Bảo quốc Huân Chương (nếu là Sĩ Quan) hoặc Quân Công Bội Tinh (nếu là Hạ Sĩ Quan). 

- Dĩ nhiên phải có đủ một số thâm niên quân vụ và điểm tổng cộng các huy chương ở mức tối thiểu do Bộ Tổng Tham Mưu ấn định.


Chúng tôi còn nhớ 

- Anh Dũng BT với nhành Dương Liễu được 14 điểm, Vàng (13), Bạc (12), Đồng cấp Lữ Đoàn (11), Đồng cấp Trung Đoàn (10). Chiến Thương BT (12 điểm)

- Các bằng Tưởng Lục cũng có điểm (khoảng 5,6,7 điểm tuỳ theo cấp). 


Các điểm huy chương cũng được dùng khi dự tranh thắng cấp thường niên.



Post navigation



wow 


http://michaelpdo.com/2016/02/day-bieu-c...dung-cach/
Reply
#20
Đôi lời tâm sự


[Image: phuc3-230x300.jpg]



Hồi ký là để ghi lại những câu chuyện xảy ra trong quá khứ đáng nhớ trong đời mình. Có thể là những mẩu chuyện vụn hoặc một loạt các biến cố mà tác giả đã trải qua, hay mục kích tận tường. Vì thế, đó là những chuyện thật với các dữ kiện, nhân vật, địa danh, và thời gian chính xác. Người ta không hư cấu trong các hồi ký; nhưng có thể điểm thêm vài nét đan thanh cho câu chuyện tăng phần hấp dẫn, đậm đà.



Vì người viết hoặc là nhân vật trung tâm, hoặc là chứng nhân của sự kiện, nên hồi ký không thể tránh phần chủ quan của tác giả. Cũng như khi ngắm nhìn một cảnh quan, mỗi người đứng ở các góc cạnh khác nhau sẽ có cái nhìn và nhận xét khác nhau. Người đời thường nói: “Xấu che, tốt khoe.” Chỉ có những nhân vật thật đặc biệt mới đem cái xấu của mình ra cho thiên hạ thấy. Tác giả tập hồi ký “Một Thời Áo Trận” cũng là một người bình thường như muôn vạn người khác. Vì vậy, xin quý độc giả đọc sách với một tấm lòng bao dung, thông cảm mà hiểu rằng tập hồi ký này chỉ để kể lại một phần rất nhỏ mà tác giả đã tham dự vào trong lịch sử chiến tranh dài và đẫm máu để bảo vệ miền Nam Tự Do và không cho rằng tác giả tự phô trương mình qua những trang giấy.




Đằng đẳng hơn hai mươi năm chiến tranh Việt Nam, người lính Việt Nam là những người chịu nhiều thiệt thòi, đau khổ nhất. Miền Nam có một hậu phương bạc bẽo, vô ơn, tranh sống trong sự hy sinh của người lính ngoài mặt trận. Những người lính chỉ còn gia đình âu lo, chỉ còn bạn đồng ngũ bảo bọc trong những ngày tháng miệt mài lửa đạn, sống chết gang tấc. Người lính Việt Nam không những bị hậu phương coi bạc mà còn bị truyền thông của đồng minh nhục mạ bằng những tĩnh từ rất xót xa mà hậu quả của nó là sự tráo trở của hành pháp và lập pháp Hoa Kỳ đưa đến sự thất bại của miền Nam..



Nói đến gian khổ, hiểm nguy, thì bất cứ người lính chiến nào cũng chịu đựng như nhau. Cường độ và trường độ có thể hơn lên ở các binh chủng tổng trừ bị ưu tú như Dù, TQLC, Biệt Động, Lực Lương Đặc Biệt. Sự khác nhau về địa hình, khí hậu, thời tiết làm cho mỗi vùng chiến thuật có những sắc thái khác nhau. Hàng chục năm qua, đã có rất hàng trăm tựa sách viết về người lính. Đại đa số viết về các binh chủng tinh nhuệ; ít sách viết về người lính bộ binh trong khi so với tỷ lệ, thì quân số bộ binh gấp mười lần quân số các binh chủng Tổng trừ bị.  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c





Những quân nhân – từ tân sĩ quan đến hạ sĩ quan, binh sĩ – khi ra trường sẽ nao nức chọn các binh chủng tinh nhuệ nếu là dân tình nguyện; hoặc các đơn vị văn phòng nếu là dân động viên. Bô binh chỉ là sự lựa chọn sau cùng. Nhưng không vì thế mà các đơn vị bộ binh thiếu vắng những quân nhân quả cảm, tài ba. Sư Đoàn 1 Bộ Binh là đơn vị được đánh giá thiện chiến không thua gì Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến.





Chúng ta nhớ một câu nói của một danh nhân: “Không có những người lính dở, mà chỉ có những cấp chỉ huy tồi.”

Quân Lực VNCH từ những năm về sau đã có nhiều cấp chỉ huy rất xứng đáng. Họ có kiến thức, có nhân cách, lòng can đảm và tinh thần phục vụ hy sinh rất cao. Nếu có chăng vài cấp chỉ huy tồi, thì đó là một số ít ỏi ở thượng tầng mà vì lòng ích kỷ, tư lợi; họ đã làm giảm tiềm năng chiến đấu của quân sĩ dưới quyền qua những hành vi cấu kết bè đảng để tham nhũng.







Tác giả đã vinh dự được phục vụ dưới quyền những cấp chỉ huy lỗi lạc, và cũng may mắn có được những quân nhân dưới quyền dũng cảm, kỷ luật và tận tâm. Do đó, tuy ngắn ngủi, nhưng tác giả vẫn coi thời gian phục vụ ở Bộ Binh là nhiều kỷ niệm thân thiết đáng nhớ nhất. Hấu hết các đồng đội của tác giả đã hy sinh trên chiến trường, hoặc bỏ mình trong tù, trên biển, hoặc đã qua đời vì bệnh tật già yếu. Nhưng cũng còn lác đác vài sĩ quan còn sống đang định cư tại Mỹ hay các nước tự do. Những năm qua, họ đã đọc lần lượt các bài hồi ký và có góp ý để khích lệ và đính chính vài lầm lẫn về địa danh, nhân vật trong tác phẩm.





Ngoài ra, trong thời gian phục vụ trong quân chủng Không Quân, làm chủ bút Nguyệt San Gió Cát, tác giả cũng viết nhiều bài phóng sự về các cuộc hành quân của Không Đoàn 92 Chiến Thuật. Nhưng rất tiếc, hiện nay thì không còn các bản lưu nên đành thua.





Tác giả xin thành kính cảm tạ sự khen tặng khích lệ, góp ý, và giúp phổ biến qua truyền thông của quý vị sau: cựu Trung Tướng Phạm Quốc Thuần (Tư Lệnh Quân Đoàn 3, cựu Tư Lệnh Sư Đoàn 5 BB), Cựu Đại Tá Nguyễn Quốc Quỳnh (Chỉ Huy Trưởng Đại Học CTCT), Cựu Trung Tá Hoàng Minh Hoà (Văn Hoá Vụ Trưởng, Đại Học CTCT), cựu Thiếu Tá Nguyễn Chí Hiền (Quận Trưởng Châu Thành, tỉnh Bình Dương, cựu Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 4/8), các cựu Đại Úy Mai Thanh Tòng (Trưởng Ban 5 Tiểu Đoàn 4/8), Nguyễn Văn Mục (nguyên Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 3/8), Lê Xuân Mai tức nhà báo Lê Tường Vũ (Tiểu đoàn 3/7, Nguyệt San KBC Hải Ngoại), Lê Đức Luận (Tiểu Đoàn 1/8), Đoàn Trọng Hiếu (Tiểu Đoàn 52 BĐQ), Tiến Sĩ Nguyễn Đức Phương (Khoá 27 VBQGVN), Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng (Giám Đốc BPSOS), ông Nguyễn Tín (Em trai cố Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu, nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn 5 BB), các quý nhà văn, nhà báo Huy Phương (SBTN), Hoàng Lan Chi, Hà Văn Sơn (Chính Nghĩa), Tâm Vô Lệ (Thư Viện Toàn Cầu, TVVN.Org), Bùi Dương Liêm (Truyền Hình HTĐ), Nguyễn Phương Hùng (KBCHải Ngoại Online), Nguyễn Văn Thanh (Trách Nhiệm Online), Thục Đoan (Saigon Gate), Vũ Nga- Thái Sơn (Con Kiến Nhỏ, Kansas), Nguyên Huy (Người Việt, SBTN), Phạm Kim (Người Việt Tây Bắc), Nguyễn Quang (Vietluan.org), Đinh Lâm Thanh (Hội Văn Hoá Người Việt Tự Do), Hải Triều (Hội Các Nhà Văn Quân Đội), Francis Khúc (Người Việt Illinois), Hứa Vạng Thọ (Tin Paris.net), Phan Tấn Hải (Việt Báo), Trương Sĩ Lương (Thế Giới Mới), Vũ Lâm (Con Ong Việt), Trần Việt Hải, Nguyễn Tiến Đức (Hungviet.com), toàn nhóm Vietland, và một số quý niên trưởng Không Quân VN trong điện báo Cánh Thép. Đặc biệt cám ơn Nguyệt San KBC Hải Ngoại và rất nhiều báo chí các thành phố lớn, các diễn đàn online hải ngoại đã đăng tải giới thiệu các bài viết sớm đến tay độc giả. Cũng xin cám ơn rất nhiều độc giả đã đóng góp ý kiến trên các diễn đàn hay qua email.






Cuốn hồi ký “Một Thời Áo Trận” này xin dành tặng cho tất cả các chiến sĩ anh hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, là những người yêu nước quả cảm đã từng hy sinh chiến đấu cho Tự Do Dân Chủ của miền Nam.





http://michaelpdo.com/2015/06/doi-loi-tam-su/
Reply
#21
Một thời áo  trận



1


2


3


4



[Image: Mot-Thoi-Ao-Tran-400.gif][Image: phuc3-230x300.jpg]
Reply
#22
Sư đoàn I BB tại căn cứ hoả lực O'reilly năm 70








Sư đoàn 1 Bộ binh là một trong 3 đơn vị chủ lực thuộc Quân đoàn I & Quân khu 1 của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, được thành lập năm 1955 và giải thể năm 1975. Đây là một đơn vị quân đội lớn, từng tham dự nhiều trận quan trọng trong Chiến tranh Việt Nam, lập được nhiều thành tích, cũng là sư đoàn giỏi hàng đầu Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Là sư đoàn bộ binh đầu tiên mà tất cả quân nhân được mang dây biểu chương ba màu của Bảo Quốc Huân Chương. Đặc biệt, Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 1 của sư đoàn là đơn vị duy nhất của Quân lực Việt Nam Cộng hòa nhận Presdential Unit Citation của Hoa Kỳ vì thành tích chiến đấu dũng cảm
Reply
#23
Sư đoàn I BB - First Army Division ARVN





Reply
#24
[Image: 189455-ARVN.png]
Reply
#25
Sư đoàn 18 đối đầu với 4 sư đoàn CSBV





Reply
#26
Sư đoàn 1 BB tản thương trong cuộc hành quân Hạ Lào Lam Sơn 719





Reply
#27
Sư đoàn 9 BB VNCH tại núi Cô Tô Châu Đốc 1970






Reply
#28
Trận đánh chiếm lại Huế - Tết Mậu Thân 68 (tài liệu hiếm)










Chuyện gì đã đến với Huế có thể được tóm tắt lại qua vài con số thống kê như sau: 

- Phía CS gồm có 12.000 lính chính quy Bắc Việt (BV) bắt đầu tấn công thành phố Huế đêm 30 Tết, nhằm ngày 30-01-1968. Đoàn cộng quân đã tấn công và chiếm giữ Huế trong suốt 26 ngày, sau đó bị Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH) và đồng minh đánh bật ra khỏi Huế. 

- Sau một tháng, 5.800 thường dân Huế bị giết hại hoặc mất tích. 

Đây là những thống kê quan trọng để giải đáp những thắc mắc chúng ta có về Huế, vì những dữ kiện này đã ghi vào lịch sử, cho dù báo chí trên thế giới chỉ ghi nhận rất sơ sài các thống kê đó. Dù con số có lên cao đến bao nhiêu đi nữa, lương tâm của nhân loại vẫn không bị ảnh hưởng gì cho lắm! Đã không có những cuộc biểu tình trước các tòa Đại Sứ VC ở các quốc gia khác. Nói một cách mỉa mai hơn, thế giới bên ngoài đã không biết chuyện gì đã xảy ra ở Huế, hoặc nếu biết, họ cũng chẳng bận tâm đến làm gì.





TRẬN CHIẾN ... Tóm lược lại, trận đánh ở Huế gồm có ba giai đoạn chính :



Trận tấn công thành phố Huế là một phần quan trọng trong chiến dịch tổng tấn công Đông Xuân năm 1967-1968 của CSVN. Chiến dịch được chia làm ba giai đoạn chính như sau :


Giai đoạn 1 – Bắt đầu từ tháng 12-1967 với những cuộc “tấn công chọn lọc” nhắm vào các căn cứ và yếu điểm quan trọng của QLVNCH và đồng minh bằng những sư đoàn chính quy BV. Các trận đánh ở Lộc Ninh tỉnh Bình Long, Dak To ở Kontum, và Cồn Tiên ở tỉnh Quảng Trị, cả ba trận xảy ra trong các vùng đầy núi đồi VN gần biên giới Cam Bốt và Lào, đều là những trận đánh then chốt thuộc Giai đoạn 1 của chiến dịch Đông Xuân.




Giai đoạn 2 – Xảy ra trong 3 tháng 1, 2 và 3-1968, nằm trong “chiến thuật tổng tấn công”, với nhiều trận đánh dùng những đơn vị nhỏ lưu động cùng tấn công một lúc tại nhiều nơi. Giai đoạn 2 bao gồm một diện tích lớn và dùng chiến thuật du kích. Trong khi những cuộc tấn công trong giai đoạn trước, VC dùng những sư đoàn chính quy BV. Trong giai đoạn này, đa số các cuộc tấn công đều dùng những nhóm du kích địa phương của MTGPMN. Cao điểm của giai đoạn 2 xảy ra khi 70.000 VC tấn công vào 32 thành phố vào ngày Mồng Một Tết năm1968.




Giai đoạn 3 – Diễn ra trong 3 tháng 4, 5 và 6-1968, với toàn bộ lực lượng gồm các sư đoàn chính quy BV và các lực lượng du kích MTGPMN, tập trung vào một trận đánh lớn. Những tài liệu tịch thu được từ mặt trận đã có nói về chiến thuật “đợt sóng thứ Hai” này. Có thể là Khe Sanh, một căn cứ của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ nằm gần Vĩ Tuyến 17 (để yễm trợ và cũng là căn cứ xuất quân của các toán Biệt Kích Nha Kỹ Thuật). Hoặc có thể là Cố Đô Huế. “Đợt sóng thứ Hai” đã không xảy ra vì các chiến dịch trước đó (Giai đoạn 1 và Giai đoạn 2) đã không đạt được kết quả mong muốn. Tuy nhiên, từ khi thành phố Huế bị chiếm, và sau cuộc đánh để giải tỏa căn cứ Khe Sanh mùa Hè 1968, cuộc chiến đã đi đến điểm cao độ kể từ đó.




Về phía đồng minh Hoa Kỳ, trong 3 tháng này, trung bình khoảng 500 binh sĩ tử thương hàng tuần, QLVNCH (ARVN) hơn gấp đôi con số này - gần 1.000 nhân mạng. 



bên VC, con số tử thương lên đến 8 lần của phía Hoa Kỳ - trên 4.000 “sinh Bắc tử Nam”! Trong chiến dịch Đông Xuân, VC bắt đầu với khoảng 195.000 quân chính quy và du kích, sau 9 tháng tổng tấn công, CSBV đã mất đi 85.000 quân, tử thương hoặc bị tàn phế. 


Chiến dịch Đông Xuân được hoạch định và mở ra nhằm mục đích bẻ gãy sức mạnh của QLVNCH và để đẩy lùi các bộ phận của chính phủ VNCH, gồm các cơ quan hành chính, và đồng minh phải rút vào thành phố để phòng thủ. Đúng ra, cuộc tấn công thành phố Huế thuộc vào Giai đoạn 1 của chiến dịch Đông Xuân hơn là Giai đoạn 2 vì VC sử dụng các sư đoàn BV, sư đoàn 5-324-B cộng với các trung đoàn chính quy và thành phần du kích với khoảng 150 cán bộ CS nằm vùng.
Reply
#29
Mùa hè đỏ lữa 1972





Reply
#30
Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù ... những đứa con hào hùng của QLVNCH





Reply