Sốc với giá 3 mẫu xe VinFast công bố: 18K, 56K, 77K USD
#1
Ôtô VinFast có giá từ 336 triệu chưa gồm VAT tại Việt Nam
  • 16:29 20/11/2018

    Trong giai đoạn đầu bán hàng, xe cỡ nhỏ Fadil giá 336 triệu (14k USD),  sedan Lux A giá 800 triệu (34k USD) và Lux SA giá 1,166 tỷ. (47k USD) chưa tính 10% thuế VAT.
Chiều 20/11, VinFast giới thiệu ba dòng ôtô đầu tiên cùng xe máy điện trong chuỗi sản phẩm. Hai mẫu Lux A2.0 và Lux SA2.0 từng xuất hiện tại triển lãm Paris, trong khi xe cỡ nhỏ Fadil lần đầu ra mắt công chúng.

[Image: n4lZlvk.png]


Trong giai đoạn đầu bán hàng, VinFast hỗ trợ khách bằng mức giá ưu đãi. Dưới đây là mức giá bán và giá gốc. Hãng chưa thông báo cụ thể về số lượng xe hay thời gian giới hạn cho giai đoạn đầu bán hàng. Giá chưa bao gồm VAT. Thông thường mức giá ôtô hiện nay ở Việt Nam được các hãng công bố đã gồm 10% VAT.

Với mức giá này, khách hàng cần cộng thêm 10% VAT trước khi tính lệ phí trước bạ cũng như các chi phí khác để ra biển số.

Các mẫu xe có phiên bản tiêu chuẩn và cao cấp, tuy vậy đại diện VinFast chỉ đưa mức giá chung, không nói cụ thể của phiên bản nào.

Fadil - 336 triệu, giá gốc: 423 triệu  (18k USD)

[Image: IMG-1358-500px-3485-1542704598.jpg]
Fadil tại Công viên Thống Nhất.

Hatchback của VinFast nằm cùng phân khúc với Hyundai Grand i10, Kia Morning, Chevrolet Spark hay Toyota Wigo. Ở phân khúc này, giá Kia Morning thấp nhất 290 triệu đồng (12k US), Wigo phiên bản cao cấp đắt nhất phân khúc giá 405 triệu (17k US), đều đã có 10% VAT.

Fadil được phát triển từ nền tảng của mẫu Opel Karl Rocks tại thị trường châu Âu. Đồng thời, kết cấu xe gần như tương đương với thế hệ Chevrolet Spark thế hệ mới nhất. Tuy nhiên, tại Việt Nam, VinFast đã mua lại hoạt động và nhà máy của GM, nên dòng xe Spark sẽ được thay thế khi Fadil lên kệ.

Công nghệ an toàn trên Fadil gồm 6 túi khí, phân phối lực phanh điện tự (EBD), hệ thống cân bằng điện tử (ESC), chống trượt (TCS), chống lật (ROM), hỗ trợ khởi hành ngang dốc (HSA). Xe có 6 màu sơn để khách hàng lựa chọn khi đặt mua.

[Image: IMG-1365-500px-9043-1542704598.jpg]

Thiết kế gọn gàng, khá tương đồng với Opel Karl.

[Image: IMG-1354-500px-8297-1542704598.jpg]

Đầu xe tương tự hai đàn anh trong cách thiết kế lưới tản nhiệt và logo.

[Image: IMG-1363-500px-8216-1542704598.jpg]
Cụm đèn halogen và đèn định vị dựng dọc.




Sedan Lux A2.0 - 800 triệu - giá gốc: 1,366 tỷ  (56k US)

[Image: IMG-0548-500px-2649-1542704598.jpg]
Lux A.20 tại công viên thống nhất.

Lux A2.0 và Lux SA2.0 là hai mẫu sedan và SUV từng được giới thiệu tại Pháp hồi tháng 10. Xe có 2 phiên bản, tiêu chuẩn và cao cấp.

Dòng sedan Lux A2.0 nằm ở phân khúc D, cạnh tranh với Toyota Camry, Mazda6 hay Honda Accord khi bán ra thị trường. 

Hiện Camry có giá 997-1.302 tỷ đồng (43k - 55k US), Mazda6 là 819-1.019 tỷ (35k - 44k US) còn Accord là 1.203 tỷ (51k US), đều đã có thuế VAT.

Động cơ 2.0 nền tảng N20 của BMW, AVL và Magna phát triển thêm. Cỗ máy 4 xi-lanh thẳng hàng, tích hợp bộ tăng áp 2 ống xoắn, phun nhiên liệu trực tiếp, cùng hệ thống van biến thiên VVT. Phiên bản tiêu chuẩn có công suất 174 mã lực tại 4.500-6.000 vòng/phút, mô-men xoắn 300 Nm tại 1.750-4.000 vòng/phút. Trong khi bản cao cấp là 228 mã lực tại 5.000-6.000 vòng/phút và mô-men xoắn 350 Nm tại 1.750-4.500 vòng/phút. Cả hai dùng hộp số tự động ZF 8 cấp, dẫn động cầu sau.

Công nghệ an toàn trên bản cao cấp có 6 túi khí, camera 360 độ, cảnh báo điểm mù, cân bằng điện tử, kiểm soát lực kéo, chống lật, hỗ trợ đổ đèo, khởi hành ngang dốc.

SUV Lux SA2.0 - 1,136 tỷ - giá gốc 1,818 tỷ (77k USD)

[Image: IMG-0534-500px-6040-1542704598.jpg]
Lux SA2.0 tại Công viên Thống Nhất.

Đối với SUV Lux SA2.0, xe nhắm đến phân khúc tầm trung, nơi có khá nhiều lựa chọn ăn khách trên thị trường như Toyota Fortuner, Ford Everest. Hiện mức giá của các xe trong phân khúc này khoảng từ dưới 1 tỷ đến 1,3 tỷ.

Khung gầm của Lux SA2.0 phát triển từ sản phẩm của BMW. Cả hai phiên bản của Lux SA đều có thông số kỹ thuật giống bản sedan cao cấp.

Trang bị và công nghệ an toàn của mẫu SUV gần như giống hệt sedan. Bản cao cấp nhất cũng có 6 túi khí, camera 360 độ, cảnh báo điểm mù, cân bằng điện tử, kiểm soát lực kéo, chống lật, hỗ trợ đổ đèo, khởi hành ngang dốc.

Tiện nghi gồm đèn pha tự động, điều hoà tự động hai vùng, sạc không dây, kết nối điện thoại không dây, điều khiển giọng nói, màn hình cảm ứng 10,4 inch, 13 loa, đèn nội thất.

VinFast đánh dấu việc tham gia thị trường ôtô bằng lễ khởi công xây dựng nhà máy ở đảo Cát Hải (Hải Phòng) hôm 2/9/2017. Sau một năm, nhà máy ôtô hoàn thiện cơ bản, trong quá trình lắp máy móc, robot để phục vụ sản xuất từ tháng 3/2019. Trong khi đó, nhà máy xe máy điện đã khánh thành cuối tháng 10, sản xuất những chiếc xe máy đầu tiên và phân phối tới đại lý.

Tốc độ phát triển của VinFast được giới truyền thông thế giới cũng như chuyên gia trong ngành là nhanh chưa từng có, quy mô 335 ha đứng thứ 3 thế giới, sau nhà máy Volkswagen ở Wolfsburg, Đức (650 ha) và Hyundai ở Usan, Hàn Quốc (502 ha). Hồi tháng 10, VinFast mang hai mẫu xe sedan và SUV ra mắt tại Paris Motor Show, chiếc Fadil chưa từng xuất hiện ngoài đời thực tới khi xuất hiện tại Công viên Thống Nhất chiều nay.
Reply
#2
Quote:Posted by XXXX

Tui chỉ hỏi 2 câu đơn giản thôi mong trả lời :

- giá xe ô tô ngoại nhập ở VN gấp 3 lần nước ngoài do thuế TTDB, thuế VAT và thuế Nhập Khẩu phải ko ?

- Tại sao xe Vinfart ko thuế TTDB ko thuế Nhập Khẩu mà vẫn đắt ngang xe nước ngoài vậy ? Vinfart nói là xe VN, sx ở VN, do người Vn làm cơ mà.

Rât mong câu trả lời [Image: nosebleed.gif]
Bonus thêm cái ảnh

[Image: gia-o-to-viet-nam.jpg]
Reply
#3
[Image: 2018dec10342-d918-4e20-815c-6adcbadd3266.jpg]


[Image: slide3-1542720658170578455027-crop-15427...140386.png]

[Image: slide1-1542720750382841536994-crop-15427...170461.png]

[Image: slide2-15427207741161093426528-crop-1542...207856.png]
Reply
#4
[Image: 20180294c9dc-fbff-42ac-aa69-8fe284f9d40a.jpg]

[Image: xxx.png]


Quote:con mazda 6 lăn bánh đã có VAT
[Image: 339a71d44f]
951 triệu vnd = 41k USD
926 triệu vnd = 40k USD
916 triêu vnd = 39k USD
Reply
#5
https://www.facebook.com/phuongthobetsyg...__tn__=K-R

Phương Thơ Morgan Stanley fanpage
November 26 at 4:15 PM
Bài tiếp theo (phần 2) của chị Phương Thơ về VINFAST
--------------------------------------------------------------------
Thứ Hai, 26 tháng 11, 2018

Lại nói về hãng xe VinFast đang gây khó chịu cho nhiều người khi họ bao thầu quảng cáo tất cả các trang báo ở VN và cả đội ngũ công nghệ được thuê tung tin viết bài lố bịch trên Google, YouTube khá rẻ tiền gây hiệu ứng ngược.

Trướ hết ta hãy nói về Công ty Bayerische Motoren Werke AG (BMW) đang có vốn hóa thị trường gần 48 tỷ Euro, giá cổ phiếu công ty này đang giảm tới -15% tính từ đầu năm 2018 cho tới nay. Nói về dòng xe SUV thì có lẽ dù tôi không phải là kỹ sư về cơ khí ô tô nhưng cũng là nhà phân tích chứng khoán cổ phiếu ngành công nghiệp xe hơi thì nhận ra rằng hãng xe BMW của Đức này rất tốn nhiều giấy mực cho các nhà phân tích chứng khoán.

Cụ thể BMW này là thương hiệu xe hơi Đức đã 2 lần cầu viện chính quyền của bà Thủ tướng Angela Merkel cấp cứu và bảo hộ thương hiệu vì dòng xe hơi BMW bán quá đắt đỏ và kém phẩn chất không đấu lại dòng xe cao cấp serial number của hiệu xe Cadillac, Lexus, Ford, Land Rover, Audi, tức là phân khúc hiệu xe SUV. Công ty BMW này lẽ ra đã phá sản đi theo hiệu xe cao cấp Chrysler của Mỹ, nhưng BMW may mắn được chính quyền bà Angela Merkel cấp cứu 2 lần với ngân khoản cho vay khẩn cấp 40 tỷ EUR năm 2011-2012. 

Đối với hiệu xe VinFast Lux A2.0 là mẫu sedan được phát triển trên khung gầm BMW 5-Series đã lỗi thời và mẫu xe SUV Lux SA2.0 dựa trên mẫu thiết kế BMW X5 mà dám nói dựa theo mẫu thiết kế của hãng thiết kế Pininfarina của Ý.


Hãy nói về xe hơi, có lẽ dù tôi không phải là kỹ sư về nó, nhưng cảm nhận về người mua và nhà đầu tư phân tích chứng khoán và có thể chủ tịch kiêm tổng quản trị CEO của BMW chưa chắc giàu có tiền tươi thóc thật bằng tôi, nhưng họ đang bán ra những chiếc xe BMW X5 phiên bản năm 2018 giá cả gần 60 ngàn $ là giá niêm yết chưa qua thuế má và bảo hiểm, và giá chiếc BMW X5 M phiên bản năm 2018 đã qua sử dụng giá cả trên 100 ngàn $ chưa qua thuế má và bảo hiểm thù rõ ràng hiệu xe này đang lâm vào đường cùng phá sản và sống nhờ trợ giá của chính quyền lợi ích nhóm của thủ tướng Angela Merkel. Vì thực tế dòng xe BMW này không thể cạnh tranh nổi đối thủ Cadillac Escalade nặng ký của Mỹ thống trị dòng xe SUV cỡ lớn ở Bắc Mỹ và một số nước Âu châu mà giới triệu phú, tỷ phú nhiều nước ưa dùng, vì có thể nâng cấp bọc thép khung xe cộng với công nghệ nội thất đỉnh cao, nhưng giá bán của nó chất lượng nhất cũng chỉ 97 ngàn $ đã bao gồm tất cả các chi phí thuế má và bảo hiểm áp dụng cho dòng xe cao cấp đỉnh cao nhất của GM là Cadillac Escalade PLATINUM, với các vật dụng trang trí cao cấp bằng gỗ hiếm và tài nguyên hiếm. Trong khi cái thương hiệu BMW của Đức xe BMW X5 M giá trên 100 ngàn $ chất tải tối thiếu 5 người, bảo hành cơ bản 4 năm thì đang tồn kho quá nhiều và có nơi bán tháo hạ giá dưới 70.000 $ cũng không ai mua. Hãy nhớ rằng cái hiệu xe BMW X5 M giá trên 100 ngàn $ (đã qua sử dụng này) đang chất đầy ở kho các thị trường Mỹ, vì bán ế, và không thể cạnh tranh nổi với dòng xe Lexus GX của Toyota sản xuất và chế tạo ở Mỹ giá phiên bản mới nhất chỉ có 54 ngàn $ (đã bao gồn tất cả các chi phí thuế má và bảo hiểm). Thậm chí là hiệu xe Lexus LX 570 3-Row giá đỉnh cao nhất của Toyota bán ở Bắc Mỹ thì sau khi qua tất cả các chi phí thuế má và bảo hiểm thì giá của nó 92 ngàn $ thôi, nhưng khi nó được nhập về VN sau khi tính toán qua dung tích động cơ 5.7L V-8 mà ở VN áp thuế dung tích từ 3.0L trở lên đang phải chịu mức thuế tiêu thụ đặc biệt cao từ 90-150% thì rất sốc là chiếc xe Lexus LX 570 3-Row chào bán ở VN có thể thổi giá lên tới gần 7,82 tỷ VND.

Nghĩa là mức áp thuế đó thì người ta khỏi cần sản xuất hay nghiên cứu về xe hơi hoặc gọi vốn thì ở VN bán ra chiếc xe đó lời lãi kinh khủng. Tức là tư duy của những kẻ lười lao động nhưng muốn vét tiền thật nhiều của chế độ CSVN này.

Thậm chí là tôi nhẩm tính là giá xe hơi của Ấn Độ họ bán giá chỉ có chưa tới 4.100 $ thôi, nhưng về VN sau khi qua các tầng thuế má thì chiếc xe đó được thổi giá lên tới gần 12.000 $. Một mức ăn chênh lệch của những kẻ cầm quyền lười biếng lao động nhưng áp thuế xe hơi cao nhất thế giới.

Khi nói về xe hơi, có lẽ ở VN người dân quốc gia này không cần hiệu xe Vinfast ra đời thì nếu người ta cứ tuân thủ quy tắc thuế khóa thì xe hơi ở VN bán sẽ khá rẻ. Nhưng vì quốc gia này đã mấy chục năm với lý luận bảo hộ ngành công nghiệp xe hơi bằng hình thứ áp thuế xe nhập khẩu cao nhất thế giới thì đó là trò lừa thế kỷ.

Lý do cũng dễ hiểu là cái trò lừa móc túi người dân VN về ngành công nghiệp chế ráp và chế tạo xe hơi thì có lẽ tôi rất ngần ngại phải nói ra nhưng cần nói ra là người ta cần nhận ra và ngăn chặn dẹp ngay từ đầu về trò lừa bịp thế kỷ ngành công nghiệp xe ô tô VN, đó là trong phân tích cổ phiếu chứng khoán các nước là bất cứ ngành công nghiệp chế tạo ô tô nào thì quốc gia đó đều có nền móng trước tiên về ngành công nghiệp thép, hóa chất (công nghệ sơn), kim loại màu, máy móc công nghiệp, đúc luyện kim, đúc khuân, cao su, thủy tinh, gốm sứ, công nghiệp máy móc chính xác, và quy về điểm nhấn là ngành công nghiệp cơ khí. Tức là ở VN mấy thập kỷ qua không có bất cứ công ty nào mà tôi liệt kê trên thị trường cổ phiếu có những công ty liên quan đến lĩnh vực đó cả, và chỉ liệt kê được vài công ty thép lưu manh thuôc dạng hạ đẳng về lĩnh vực thép là kém nhất so với các công ty thép hạng bét của TQ bị loại bỏ, dù rằng các công ty sắt thép, luyện kim hạng nhất của TQ vẫn còn kém cỏi lĩnh vực cơ khí đó thì các công ty sắt thép VN như các ty sắt thép Tập đoàn Hòa Phát, Hoa Sen chỉ là những công ty xếp hạng gia công thép tệ hại nhất thế giới mà chủ yếu có thể chỉ đi nhập khẩu thép thô từ TQ về chế biến chứ chẳng có công nghệ phát minh sắt thép cho ngành công nghiệp cơ khí chế tạo gì cả.

Ví dụ Nhật họ có ngành công nghiệp thép toàn cầu như JFE Holdings, Kobe Steel, Nippon Steel Corp, Nisshin Steel, Pacific Metals, còn lĩnh vực máy cắt, tạo hình, cắt và đục lỗ bằng kim loại, máy cắt bánh răng cưa cơ khí, máy bơm và tua-bin, công nghiệp máy móc, chế tạo động cơ diesel,… thì có Amada Co. Ltd., Chiyoda Corporation, Hitachi Zosen Corporation, Komatsu, Tập đoàn Okuma,…và rất nhiều lĩnh vực gia công phụ trợ khác, Mỹ, Đức cũng là đại cường có rất nhiều công ty chuyên về gia công cơ khí máy móc, sắt thép,…và tất nhiên họ sản xuất và chế tạo hay chuyển giao công nghệ của họ mang tính chủ quyền công nghệ.

Ở VN thì cái hãng xe ô tô VinFast cũng quảng bá rầm rộ là sẽ cho ra lò mẻ đầu tiên xe ô tô điện mang nhãn mác VinFast, và sau đó sẽ sản xuất xe buýt điện thì chiêu trò quảng cáo rầm rộ này bị hố là họ đã xóa và rút bài đăng về xe bus chạy điện. Lý do cũng dễ giải thích chuyện bi hài kịch là hiện nay ngay cả hãng xe dòng xe hơi chạy điện với phạm vi hoạt động cao hơn 295 dặm của chiếc SUV nhanh nhất hành tinh của hãng Tesla (NASDAQ: TSLA ) suýt phá sản vì quảng cáo láo là ban đầu thông số kỹ thuật có thể nạp điện chạy được 600 dặm, nhưng sau đó thực nghiệp mấy năm thì nó chỉ nén tối đa hơn 295 dặm của chiếc SUV nhanh nhất hành tinh có thể tăng tóc từ 0 đến 60 dặm một giờ chỉ trong 2,9 giây thôi. Tuy nhiên nó cũng khá mơ hồ vì hiện nay chưa có hãng xe nào dám đánh cược vào xe hơi chạy điện như thế cả vì đều thất bại. Nhưng ở VN thì có hãng xe VinFast đi sau đuôi hãng xe kém cỏi suýt phá sản năm 2011 là hãng xe BMW của Đức thì cũng mơ ảo giác sẽ sản xuất xe hơi điện vào toàn diện cuối năm 2019 cùng BMW, VinFast.
Hãy biết rằng với kinh nghiệm của Volkswagen, Toyota cả thế kỷ thì họ đang đổ hàng tỷ USD để phát triển xe hơi chạy điện có thể ước lượng số tiền đầu tư nghiên cứu tới 74 tỷ USD để hoàn thiện dòng xe hơi chạy điện với phạm vi hoạt động cao hơn 295 dặm so với hãng xe Tesla thì hai hãng xe hơi Volkswagen, Toyota này cũng đang gặp rắc rối là những thống kê tham khảo cho thấy người dùng xe chạy điện họ chỉ an tâm mua xe chạy điện có tầm hoạt động ít nhất trên 700 km – 1000 cho mỗi lần sạc điện.

Hãng Toyota dù đã cho ra dòng xe hơi chạy điện nhưng nó chỉ làm cảnh và rất khó bán, vì tầm hoạt động 80-120 km thì đa số người ta chọn phương tiện di chuyển công cộng, và chọn xe hơi thì người ta chủ yếu di chuyển nhiều ngõ ngắt và tầm xa hoạt động phải nhiều km như tối thiểu trên 700 km.

Đó là bi kịch cho nhiều hãng xe danh tiếng chạy điện bị phá sản và dừng sản xuất để tiếp tục nghiên cứu công nghệ tối ưu về pin chạy điện có công suất lớn. Nếu nói về cường quốc Mỹ đang là ông chủ về kỹ nghệ máy móc điện và vật liệu siêu nhẹ như sợi carbon, vì các công ty Mỹ đang gia công hâu như các công ty trên thế giới về lĩnh vực này thì người ta còn chú ý tới ngành công nghiệp điện của Nhật. Đó là nước Nhật nổi tiếng có các công ty gia công chế tạo về lĩnh vực điện công nghiệp cho ngành cơ khí chế tạo. Cụ thể là công ty Alps Electric Co, Ltd, Alpine Electronics, Inc (công ty này nổi tiếng với thương hiệu xe hơi Alpine), và còn là đối tác của Renault-Nissan, và gần như bao thầu cung ứng linh kiện cho các hãng xe Audi, BMW, Mercedes, Fiat, Lincoln,… về âm thanh và thiết bị điện, và Nhật còn có Tập đoàn Denso, chuyên về Robot công nghiệp, thiết bị điện linh kiện xe hybrid,... các công ty vệ tinh khác liên quan đến điện, pin và Robot như FANUC, Fuji Electric, GS Yuasa Corporation, Kyocera, Minebea, Mitsubishi Electric, Nisshinbo Holdings, Yaskawa Electric Corporation,….


Nghĩa là hiện nay ở VN không có bất cứ công ty nào có khả năng cung ứng linh kiện chế ráp cho hiệu xe VinFast kia nhưng cũng đòi tham vọng làm xe bus xe hơi chạy điện cuối năm 2019 thì quả là chuyện con lừa thế kỷ. Vì thực tế hiện nay nếu ai là người ưa mạo hiểm tìm tòi là bỏ tiền ra mua mấy mẫu xe máy chạy điện VinFast Klara và thuê các kỹ sư chuyên về cơ khí chế tạo máy móc để tháo rời chiếc xe đó ra thì nó chắc chắn không có đóng góp bất cứ giá trị nào về thông số kỹ thuật cơ khí, cơ điện nào do VN chế tạo cả. Tức là trò lừa thế kỷ với cái mác VinFast được chính phủ bảo hộ và cái ruột bên trong thì đang buôn lậu linh kiện nhờ được miễn thuế 0% để hợp thức hóa chiếc xe gọi là “lắp ráp tạo VN”, chứ không được ghi “sản xuất và chế tạo ở VN”. Nghĩa là nó không thể ghi “Produced by VinFast” (sản xuất bởi VinFast).


Kinh nghiệm ở Mỹ là hãng xe hơi nổi tiếng Chrysler với bề dày thành tích kinh nghiệm gần 1 thế kỷ và bị phá sản và phải bán lại cho Fiat của Ý thì nó phá sản mà không ai thương tiếc, là bởi vì hãng xe Chrysler này không có tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm do các công ty Mỹ gia công làm ra chiếm ít nhất trên 60% (hãng Chrysler này chỉ chiếm hóa đơn đặt hàng gia công tỷ lệ nội địa do các công ty Mỹ làm ra chưa được 40%). Nghĩa là nó phá sản hay biến mất thì không có ai tiếc nuối và phải cấp cứu nó cả.


Đối với hãng xe Ford sản xuất và chế tạo ở Mỹ vào những năm khủng hoảng kinh tế và nhiều hãng xe Nhật, Đức, Ý, Mỹ gặp khốn đốn và phải cẩu viện chính phủ giảm thuế hay bơm thêm tiền thì hãng Ford không cần sự cứu trợ là bởi vì hãng Ford với các dòng xe sản xuất ở Mỹ thì toàn bộ linh kiện của nó có tỷ lệ nội địa chiếm tới 70% là của Ford và các công ty Mỹ gia công cung ứng linh kiện nên nó đã kích thích người tiêu dùng mua xe Ford khi đó nhiều hơn, vì nó cũng cứu rỗi một số công ty Mỹ chuyên cung ứng linh kiện cho Ford cũng được cứu, và tạo ra nhiều việc làm. Thậm chí là chính quyền Liên bang Mỹ khi đó còn dành ra số tiền 20 tỷ USD sẵn có để bơm vốn cho Ford nếu họ cầu viện, nhưng không dành bất cứ 1 xu lẻ nào cho hãng Chrysler, vì hãng xe này khi đó rất ít có hóa đơn đặt hàng các nhà sản xuất linh kiện cơ khí xe hơi ở Mỹ gia công chế tạo, và họ chỉ đặt hàng các công ty nước ngoài thì hãng Chrysler này nó phá sản cũng chẳng đáng giá 1 xu nào cả.

Xe VinFast giá chính thức của chiếc xe SUV Lux SA2.0 (gồm VAT, và các chi phí bảo hiểm để lưu thông thì giá cả của nó ít nhất giao động từ 2,3-2,4 tỷ VVD). Tức là phá tan tành giấc mộng xe hơi giá vừa phải so với thu nhập của người VN. Bán ra chiếc xe đắt đỏ như vậy mà hạ thuế má nhập khẩu linh kiện 0% để ưu đãi Vingroup thì nhà nước VN này đã thất thu một nguồn thu lớn cho ngân sách và do đó họ sẽ sẽ bắt tất cả người dân phải trả chi phí thuế má bằng hình thức thuế má khác để bù vô nguồn hụt thu thuế má ưu đãi nhập khẩu linh kiện ô tô 0% để giúp những kẻ lười lao động sáng tạo tận dụng cơ hội ưu đãi nhập khẩu linh kiện về chế ráp và nhận vơ chiếc xe do mình sản xuất, thực tế những chiếc xe đó sẽ bị cấm bán ở thị trường Âu châu, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật, vì người ta đòi hỏi xuất xứ linh kiện và bằng sáng chế của hãng xe đó. Ví dụ như Mỹ và EU đang đánh thuế nhau về xe hơi thì bất ngờ có hiệu xe VinFast nhảy vô thị trường Mỹ thì Mỹ họ sẽ truy xét linh kiện xuất xứ của chiếc xe đó và nếu thấy rằng đa số linh kiện đó do các hãng xe hơi Đức đứng đằng sau và một số linh kiện xe hơi của TQ thì Mỹ sẽ đánh thuế rất cao hay cấm hiệu xe này xuất khẩu qua thị trường Mỹ, vì đó là bán trá hình bằng bình phong công ty của VN. Thậm chí có thể bị truy tố ra tòa án và bị phạt rất nặng nề về vi phạm sở hữu trí tuệ và khai gian xuất xứ.

Được đăng bởi Phuong Thơ-Tạp Chí Kinh tế, Tài chính, Chứng khoán vào lúc 06:23 

Link bài viết phần 1 : https://www.facebook.com/phuongthobetsyg...tn__=-UK-R
Reply
#6
Chưa được sản xuất, xe VinFast đã tăng giá trăm triệu đồng 

21:06 25/12/2018

Chưa đầy 1 tháng kể từ ngày ra mắt tại Việt Nam, VinFast bất ngờ công bố tăng giá bán các mẫu xe dù chưa sản xuất. Mẫu VinFast Lux SA 2.0 và A 2.0 tăng giá thêm cả trăm triệu đồng.

Từ ngày 1/1/2019, VinFast sẽ tiến hành điều chỉnh tăng giá bán các mẫu xe hơi của mình lần đầu tiên. Lộ trình tăng giá của xe hơi VinFast chia thành 3 đợt khác nhau từ 1/1/2019, 1/5/2019 và 1/9/2019. Đợt ưu đãi thứ 2 sẽ kéo dài đến hết ngày 30/4/2019, còn giá bán ở giai đoạn 1/5/2019 của cả 3 mẫu xe sẽ được công bố trong năm sau.

[Image: pr2a11543334705width1000height667.jpg]
Cụ thể, bước sang ngày đầu năm 2019, VinFast Lux SA 2.0 sẽ có giá bán 1,414 tỷ đồng, tăng 164 triệu đồng so với mức giá khi ra mắt, trước khi chạm ngưỡng giá bán cao nhất 2 tỷ đồng vào ngày 1/9/2019.

Trong khi đó, VinFast Lux A 2.0 sẽ được tăng giá bán lên 990 triệu đồng vào ngày 1/1/2019, cao hơn 110 triệu đồng (4700 US) so với mức giá ở giai đoạn 1. Vào ngày 1/9/2019, xe sẽ được bán với giá 1,5 tỷ đồng.

Mẫu xe đô thị VinFast Fadil cũng sẽ được tăng giá 25 triệu đồng, lên 394,9 triệu đồng vào ngày 1/1 tới. Ở giai đoạn hết trợ giá, VinFast Fadil sẽ được bán với giá 465,3 triệu đồng. Các giá trên đã tính thuế VAT.

Trước đó ngày 20/11, VinFast cho ra mắt ba mẫu xe gồm Lux SA 2.0, Lux A 2.0 và Fadil tại Việt Nam, thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng. Không ít khách hàng đã bỏ tiền ra đặt cọc và chấp nhận chờ đến 10 tháng để nhận xe.

Ở giai đoạn đầu tiên, VinFast thực hiện chính sách trợ giá "3 không", giá bán của VinFast SA 2.0 là 1,25 tỷ đồng, VinFast Lux A 2.0 giá 880 triệu đồng trong khi mẫu xe đô thị VinFast Fadil có giá bán 370 triệu đồng, đã tính thuế VAT.

Theo ông Thành Lê, Phó giám đốc Otofun, cho biết dù động cơ và hộp số cùng các tính năng an toàn trên VinFast Fadil có phần nhỉnh hơn các mẫu xe khác trong phân khúc, nhưng quan trọng là được chạy thử mẫu xe này khi nó hoàn tất việc sản xuất tại Việt Nam và có thể lăn bánh trên đường phố, lúc đó mới có thể đưa ra những nhận định chính xác.

Hiện tại, VinFast vẫn chưa chính thức sản xuất các mẫu xe của mình. Khách hàng đặt cọc mua xe dựa trên những phiên bản xe mẫu được trưng bày và bảng thông số kỹ thuật trên giấy. Các mẫu xe của VinFast dự kiến sẽ tới tay khách hàng trong nửa sau của năm 2019.
Reply