Tài Tử Dỏm ...
#61
Sau cuộc bầu cử kỳ này tui không thấy xuống đường, đập phá, đốt xe.  Tất cả được an lành.  Chắc nhờ đảng Dân Chủ thắng phiếu.
Hello.
Reply
#62
(2018-10-31, 09:18 PM)anatta Wrote: Chào Quexua,

Đọc bạn viết bàn sơ về chữ THỜI của Dịch: biết khi nào thối, biết khi nào tiến, biết khi nào dừng đúng lúc..., thì tôi nghĩ chắc chỉ có bậc thánh nhân thông hiểu sâu sắc Dịch Lý mới áp dụng nổi.

Tôi nghĩ Kinh Dịch không phải là một cuốn sách dễ đọc đâu. Ngoài sự thông minh còn có cái tâm nữa. Tôi cũng đã có từng đọc qua, mà hiện nay phải tạm dừng lại, vì sau khi xem xong thì chẳng hiểu và nhớ được bao nhiêu, tức là hơi kém thông minh. Phải cần có thời gian nhiều mới có thể đọc, nghiên cứu nó được. Có lẽ sau này khi về hưu, có thời giờ nhiều thì tôi mới có thể trở lại nghiền ngẫm nó. :-)

Thế nên, tôi trích ra đây vài đoạn của bác Nguyễn Duy Cần giảng giải về Dịch để chia sẻ với bạn.

Theo nhà học giả và nghiên cứu là bác Nguyễn Duy Cần (1907 - 1998) thì: "Học Dịch rất khó, nếu không bền chí kiên gan thì không thể làm sao hiểu nổi bộ sách vĩ đại này."

Cũng theo bác Cần, phần tinh hoa huyền nhiệm Hình Nhi Thượng của Dịch là nằm ở hình Tượng và các con Số (của Hà Đồ và Lạc Thư). Gọi chung là Tượng Số học, tức là con Số ẩn chứa trong hình Tượng. Kể từ sau Thiệu Khang Tiết tiên sinh (1011 - 1077) của Trung Quốc, lập thành học phái gọi là Tượng Số học của Dịch, thì sau này hầu như không còn ai theo nổi, hầu như bị thất truyền.

Bạn là người công giáo, chắc có lẽ sẽ rất vui vẻ và sung sướng khi hiểu được những gì khó hiểu trong Thánh Kinh, vì có đôi lần tôi thấy QX nói, đôi khi mất vài tháng hay năm gì đó thì chợt hiểu ra được câu nào đó trong Thánh Kinh. Bác Cần có nói: "Nếu không hiểu Tượng Số học thì không dễ gì hiểu được phần bí truyền của Thánh Kinh, thí dụ Thánh Jean viết Apocalypse toàn dùng đến con số."

Và Bác nói thêm về Tượng và Số của Dịch: "Tượng học không thể tách rời khỏi những con Số (ở Hà Đồ và Lạc Thư), Số là tiếng nói Thiêng Liêng của cái Tượng. (...) Những con số là những tượng hình vĩnh cửu, bất diệt, được khắc sâu và không bao giờ phai vào "Tiềm Thức Chung" của con người từ vạn cổ. Chúng là những "khuôn thức bất di bất dịch" được gọi là những "khuôn thiêng" (...) mà Tạo Hoá đã dùng làm mô hình để tạo thành vạn vật. Nếu chẳng phải là một vật dùng làm biểu tượng độc lập để mà hiểu thấu được thần minh, thấu rõ được sự biến hoá của Trời Đất mà biểu tượng ấy là những con số, thì làm sao ta có đủ điều kiện để tham dự vào công việc sáng tạo huyền bí của Tạo Hoá."

Vì vậy, tôi nghĩ, muốn áp dụng được chữ Thời của Dịch, thì cần phải hiểu thấu được phần Hình Nhi Thượng nhất nguyên của nó, tức là Tượng pháp và con Số của nó, thì chắc mới có thể gọi là tuỳ duyên đúng thời hợp thế.

Tôi thích câu ngắn gọn này của Kinh Dịch: "Lý sương kiên băng chí." (Chân dẫm lên sương mà biết trước được mùa băng giá sắp đến chẳng còn bao lâu. -- Nguyễn Duy Cần dịch)
Cheer

Tui nhớ hồi còn nhỏ, tui rất mê kinh Dịch. Tui cũng có đọc sách của sư phụ Nguyễn Duy Cần giống như bạn Anatta. Có đọc một cuốn sách nào đó sư phụ nói rằng muốn học Dịch, phải người lớn tuổi có kinh nghiệm đời mới hiểu được. Còn con nít không học dược, làm tui vừa buồn vừa tức nên tui quyết chí học và tự nói rằng, (ai mà kỳ thị quá, sao lại phân biệt ra người lớn và con nít?  if there is a will, there is a way!  đó là ý mình muốn nói vậy thôi chứ thời đó mình đâu biết tiếng Mỹ đâu mà nói câu đó.)

Thế rồi tui mua những sách kinh Dịch (nhập môn, sơ cấp, trung cấp, v.v.. ) của sư phụ NDC mà mình có thể tìm được mang về , và đọc thất chậm, nghiền ngẫm thật kỹ, mỗi lần chỉ đọc có một paragraph thôi và suy nghĩ cho đến khi nào hiểu rồi mới đọc paragraph kế tiếp. Một phần vì trình độ tiếng Việt của mình mới khoảng lớp 8, mà dám đọc sách đại học nên cũng giống như mình đang học ngoại ngữ vậy, phải tra từ điển tiếng Việt liên tục, mà nhiều chữ đọc tự điển cũng không hiểu luôn.

Học được như vậy khoảng một hai năm thì có một hôm bổng dưng tui chợt hiểu và nắm được lý thuyết Kinh Dịch, I saw the big picture! Hình nhi thượng học!  Trong thời gian 2 năm đó, mỗi tuần tui thường hay chia sẻ và dạy lại cho thằng em họ, xem như để trả bài luôn, và thằng đó cũng chịu khó lắng nghe và bàn cãi cãi lộn về những điểm nó không hiểu lắm. Cho đến lần chót khi tui giải thích cho nó thì nó nói rằng, nó nghĩ tui đã hiểu được và nói theo tiếng Mỹ bây giờ là ... you got this.  Sau đó, nó không cãi với tui nữa.

Nhưng sau khi hiểu rồi thì tui lại bị hụt hẳng một thời gian, vì bây giờ tui không cần đọc sách nữa, nhưng hiểu kinh dịch rồi thì mình làm gì đây?

Confused
Reply
#63
To make the story short, tui nghĩ rằng Kinh Dich là một môn học rất quan trọng, hữu ích và thật là uổng phí nếu sau này không còn ai biết môn này nứa. Tui nghĩ bọn mình may mắn có gs NDCần là một ông thầy hay, là người giữ kho tàng và đã để lại kho tàng này cho thế hệ sau. Không có ông, công việc học Kinh Dich sẽ rất ư là khó khăn.

Cái hay của Kinh Dịch là nó sẽ làm cho bạn thay đổi toàn bộ cách nhìn đời, nhìn vấn đề theo một khía cạnh có chiều sâu thẳm hơn, thay đổi và rèn luyện cách suy nghĩ của bạn. Kinh dịch giống như một viên đá khởi đầu để xây những bực thang vững chắc cho bạn bước lên.

Nhưng muốn hiểu được ý nghĩa sâu xa của Kinh Thánh hay Kinh Phật , đòi hỏi bạn phải có Thần Khí hay (giác) ngộ được chút chút, chứng quả nho nhỏ gần gần nhập lưu cở như nhún ngón cẳng cái xuống giòng nước thì mới bắt đầu hiểu kinh được ...

Bằng chứng là GS NDC giỏi về dịch học, nhưng về Phật Học hay TCG thì sự hiểu biết của ông chỉ ở mức trung bình ....

Dù vậy, Kinh Dịch rất là lợi hại trong cách nhìn và suy nghĩ .. là bước đầu cho những môn khác.
Reply
#64
Lấy thí dụ như câu ... Phật cao một trượng, ma cao mười trượng ... chẳng hạn

Tui có thể dùng kinh Dịch để giải thích như vầy ...

Phật .. tượng trưng cho những điều tốt nên mình có thể gọi là  dương  +

Ma .. tượng trưng cho tính xấu, điều xấu nên mình cho đó là  ..  Âm tính .. --


Theo qui luật của vũ trụ qua Kinh Dịch, thì ... "Dương nội âm ngoại tụ .."

có nghĩa là sự vật khi thành hình thường có:

(1) cái Dương ở bên trong và (2) Âm bao bọc bên ngoài.  (dương nội, âm ngoại,  tụ = hình thành)

Thí dụ:  Trứng gà có tròng đỏ (dương) bên trong, và tròng trắng (âm) bên ngoài.

Thái dương hệ có  Mặt trời (Dương) ở giữa và các tinh tú (Âm) xoay chung quanh.

Nguyên tử  Atom có Protons, Neutrons ở giữa và các  electrons xoay chung quanh.

Của đàn ông thì gọi là dương (thing) +++ , còn của đàn bà thì gọi là âm (road) --- và again dương nằm bên trong, âm bao chung quanh ...


Thế cho nên Phật là điều tốt dương tính thì chỉ cao có một trượng thôi, còn ma thì âm tính nên cao (đông) đến mười trượng và bao vây chung quanh.

Vì thế người tu đắc thì ít, mà thế gian xấu tính thì nhiều ...

Make sense to ru ???

Nói tóm lại, kinh Dich nó là như thế,  một cái qui luật chỉ có 5 chữ thôi, thí dụ, "dương nội, âm ngoại, tụ.) 

mà suy ra thì tràng giang đại hải.
Reply
#65
(2018-11-07, 11:43 PM)quexua Wrote: Tui nhớ hồi còn nhỏ, tui rất mê kinh Dịch. Tui cũng có đọc sách của sư phụ Nguyễn Duy Cần giống như bạn Anatta. Có đọc một cuốn sách nào đó sư phụ nói rằng muốn học Dịch, phải người lớn tuổi có kinh nghiệm đời mới hiểu được. Còn con nít không học dược, làm tui vừa buồn vừa tức nên tui quyết chí học và tự nói rằng, (ai mà kỳ thị quá, sao lại phân biệt ra người lớn và con nít?  if there is a will, there is a way!  đó là ý mình muốn nói vậy thôi chứ thời đó mình đâu biết tiếng Mỹ đâu mà nói câu đó.)

Thế rồi tui mua những sách kinh Dịch (nhập môn, sơ cấp, trung cấp, v.v.. ) của sư phụ NDC mà mình có thể tìm được mang về , và đọc thất chậm, nghiền ngẫm thật kỹ, mỗi lần chỉ đọc có một paragraph thôi và suy nghĩ cho đến khi nào hiểu rồi mới đọc paragraph kế tiếp. Một phần vì trình độ tiếng Việt của mình mới khoảng lớp 8, mà dám đọc sách đại học nên cũng giống như mình đang học ngoại ngữ vậy, phải tra từ điển tiếng Việt liên tục, mà nhiều chữ đọc tự điển cũng không hiểu luôn.

Học được như vậy khoảng một hai năm thì có một hôm bổng dưng tui chợt hiểu và nắm được lý thuyết Kinh Dịch, I saw the big picture! Hình nhi thượng học!  Trong thời gian 2 năm đó, mỗi tuần tui thường hay chia sẻ và dạy lại cho thằng em họ, xem như để trả bài luôn, và thằng đó cũng chịu khó lắng nghe và bàn cãi cãi lộn về những điểm nó không hiểu lắm. Cho đến lần chót khi tui giải thích cho nó thì nó nói rằng, nó nghĩ tui đã hiểu được và nói theo tiếng Mỹ bây giờ là ... you got this.  Sau đó, nó không cãi với tui nữa.

Nhưng sau khi hiểu rồi thì tui lại bị hụt hẳng một thời gian, vì bây giờ tui không cần đọc sách nữa, nhưng hiểu kinh dịch rồi thì mình làm gì đây?

Confused

Chào bác Quê Xưa  Hello
Không dễ tìm thấy người đã thông hiểu Kinh Dịch, vì môn học này rất khó. Theo lời bác nói bác đã hiểu Kinh Dịch rồi thì bác có nhiều việc để làm lắm đấy!  Thumbs-up4 10_point
Làm thày giải quẻ Kinh Dịch là việc đầu tiên bác có thể giúp giải đáp những thắc mắc của những người khác. ...Chẳng hạn như nhà cháu ạ!  Cảm ơn bác trước  Please
Reply
#66
(2018-11-08, 12:06 AM)quexua Wrote: To make the story short, tui nghĩ rằng Kinh Dich là một môn học rất quan trọng, hữu ích và thật là uổng phí nếu sau này không còn ai biết môn này nứa. Tui nghĩ bọn mình may mắn có gs NDCần là một ông thầy hay, là người giữ kho tàng và đã để lại kho tàng này cho thế hệ sau. Không có ông, công việc học Kinh Dich sẽ rất ư là khó khăn.

Cái hay của Kinh Dịch là nó sẽ làm cho bạn thay đổi toàn bộ cách nhìn đời, nhìn vấn đề theo một khía cạnh có chiều sâu thẳm hơn, thay đổi và rèn luyện cách suy nghĩ của bạn. Kinh dịch giống như một viên đá khởi đầu để xây những bực thang vững chắc cho bạn bước lên.

Nhưng muốn hiểu được ý nghĩa sâu xa của Kinh Thánh hay Kinh Phật , đòi hỏi bạn phải có Thần Khí hay (giác) ngộ được chút chút, chứng quả nho nhỏ gần gần nhập lưu cở như nhún ngón cẳng cái xuống giòng nước thì mới bắt đầu hiểu kinh được ...

Bằng chứng là GS NDC giỏi về dịch học, nhưng về Phật Học hay TCG thì sự hiểu biết của ông chỉ ở mức trung bình ....

Dù vậy, Kinh Dịch rất là lợi hại trong cách nhìn và suy nghĩ .. là bước đầu cho những môn khác.

Góc nhìn của bác thật mới lạ "Nhưng muốn hiểu được ý nghĩa sâu xa của Kinh Thánh hay Kinh Phật , đòi hỏi bạn phải có Thần Khí hay (giác) ngộ được chút chút, chứng quả nho nhỏ gần gần nhập lưu cở như nhún ngón cẳng cái xuống giòng nước thì mới bắt đầu hiểu kinh được …"

Có thật như lời bác nói ở trên "để hiểu Kinh Dịch thì cần có Thần Khí hay giác ngộ được chút chút…." ...khi hiểu Kinh Dịch rồi thì sẽ hiểu ý nghĩa sâu xa của Kinh Thánh hay Kinh Phật…"???
Bác có thể giải thích thêm, và cho dẫn chứng cụ thể không...?  Confused Please
Reply
#67
lúa xin chào anh Quê Xưa, ạnh Riêng Một Góc Trời, và các anh chị em chưa gặp lần nào ới ời ơi,


Trong đây có đại hội quần hùng mà sao luá không biết vậy nè.  Các anh chị cho lúa xin phép lót dẹp ngồi xuống ở góc cuối phòng theo dõi đại hội vui vẻ này chút nha.

Thân gửi,
lúa miệt vườn
Reply
#68
(2018-11-08, 04:21 AM)Riêng Một Góc Trời Wrote: Góc nhìn của bác thật mới lạ "Nhưng muốn hiểu được ý nghĩa sâu xa của Kinh Thánh hay Kinh Phật , đòi hỏi bạn phải có Thần Khí hay (giác) ngộ được chút chút, chứng quả nho nhỏ gần gần nhập lưu cở như nhún ngón cẳng cái xuống giòng nước thì mới bắt đầu hiểu kinh được …"

Có thật như lời bác nói ở trên "để hiểu Kinh Dịch thì cần có Thần Khí hay giác ngộ được chút chút…." ...khi hiểu Kinh Dịch rồi thì sẽ hiểu ý nghĩa sâu xa của Kinh Thánh hay Kinh Phật…"???
Bác có thể giải thích thêm, và cho dẫn chứng cụ thể không...?  Confused Please

Phải nói rằng trên thế gian này có ba bộ Kinh, mà bộ nào cũng hay tuyệt vời hết. Chỉ tiêc rằng người ta thường chỉ biết rành một bộ kinh này hoặc riêng bộ kia, nhưng ít ai biết rành cả 3 bộ.

Nếu có ai đọc quyển Nhập Môn Triết Học Đông Phương của tác giả Nguyễn Duy Cần, người đó sẽ thấy rằng toàn bộ quyển sách đó thật ra chỉ là phần giới thiệu về bộ môn Kinh Dịch. Điều đó cho thấy rằng Kinh Dịch là một bộ Kinh rất quan trọng gôm tóm trọn gói Triết Đông.

Phải công nhận rằng Kinh Dịch rất khó. Khi xưa QX học xong phần Hình Nhi Thượng học rồi, muốn học tiếp phần Hình Nhi Hạ, tức là phần 2 của quyển Kinh Dịch, mới đi tìm sách của bác Duy Cần để học tiếp, thì tiếc rằng bác chưa viết phần 2 này, chỉ mới sắp sửa đi in thôi, thì miền nam thất thủ. GS Nguyễn Duy Cần sau đó biến mất, sau này mới biết là ông đi ẩn dật vì sợ  bị bắt đi cải tạo, vì ông là khoa trưởng ngành triết của trường đại học Văn Khoa, lúc mà qx khám phả ra những quyển sách Kinh Dịch và hiểu cái hay của ông thì ông đã biến mất lâu rồi. Không biết đâu mà tìm để theo xin học, mặc dù mình chỉ là một thằng bé con chắc ổng sẽ cười lăn nếu thấy qx xin làm đệ tử. Vâng, Nguyễn Duy Cần đích thực là một triết gia hàng đầu của Việt Nam. Ngoài ra còn có cha Kim Định cũng là một triêt gia nổi tiếng. QX có gặp cha Kim Định một vài lần ở San Jose lúc cha còn sống. Cha Kim Định cũng là một giáo sư dạy trường Văn Khoa khi xưa ở VN và cũng rất giỏi về Kinh Dịch.
Reply
#69
Nhưng dầu vậy, qx cũng không bị mất mát nhiều khi chưa hiểu phần Hình Nhi Hạ, vì phần đầu, Hình Nhi Thượng mới là phần quan trọng và hay tuyệt. Phần đầu là học về vũ trụ vạn vật và những quy luật của vũ trụ. Còn phần sau là học về con người, cũng như những áp dụng cho con người. Nhưng phần sau không quan trọng lắm vì QX đã hiểu biết về con người qua học Kinh Thánh và Kinh Phật cũng như những sự học hỏi của riêng mình.

Có lẻ sau này có thời gian, QX cũng sẽ quay trở lại và tự học, nghiên cứu tiếp về phần Hinh Nhi Hạ của Kinh Dich, tức Hâu Thiên Bát Quái, để xem có điều gì mình còn thiếu sót không?
Reply
#70
Sau đây là một vài thí dụ khi dùng Kinh Dịch để giải Kinh Thánh và Kinh Phật.

Phật Giáo 

Vì Dich học là môn học nói về sự vân hành của vũ trụ và vạn vật. Đồng thời cũng giải thích về sự vận hành nội tại của một vật. Quá trình biến chuyển của vật còn có thể gọi là Sắc. Sắc là một chữ thường dùng trong PG để biểu tượng cho cái Có, để đối đãi với cái Không. Sắc Không là những cặp nhị nguyên đối đãi. Nên Kinh Dịch cũng không xa lạ gì lắm với những người học Phật, chỉ khác nhau ở chổ ứng dụng.



Kinh Thánh

Có nhiều đoạn trong Kinh Thánh có thể giải thích bằng Dịch Lý, để từ từ QX sẽ mang ra. Nhưng đoạn dưới đây là một đoạn hay và rất có ý nghĩa về thần học và đáng để nghiên cứu 



Sáng Thế Ký 2

9 ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa khiến từ đất mọc lên đủ mọi thứ cây trông thì đẹp, ăn thì ngon, với cây trường sinh ở giữa vườn, và cây cho biết điều thiện điều ác.

16 ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa truyền lệnh cho con người rằng: "Hết mọi trái cây trong vườn, ngươi cứ ăn;
17 nhưng trái của cây cho biết điều thiện điều ác, thì ngươi không được ăn, vì ngày nào ngươi ăn, chắc chắn ngươi sẽ phải chết."


(Đây là đoạn sau khi Adam/Eve bị con rắn dụ dổ ăn trái cấm)

22 ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa nói: "Này con người đã trở thành như một kẻ trong chúng ta, biết điều thiện điều ác. Bây giờ, đừng để nó giơ tay hái cả trái cây trường sinh mà ăn và được sống mãi."

Có bạn nào có thể giải thích đoạn trên theo Kinh Dich hay thần học được không? 

Gợi ý... Cây hiểu biết về điều thiện ác là gì?  Tại sao lại cấm không được ăn? 

Cây trường sinh là gì ?  Tại sao ăn vào lại được sống mãi ?

Cheer Innocent Hello
Reply
#71
(2018-11-08, 10:10 AM)Hai Lúa Wrote: lúa xin chào anh Quê Xưa, ạnh Riêng Một Góc Trời, và các anh chị em chưa gặp lần nào ới ời ơi,


Trong đây có đại hội quần hùng mà sao luá không biết vậy nè.  Các anh chị cho lúa xin phép lót dẹp ngồi xuống ở góc cuối phòng theo dõi đại hội vui vẻ này chút nha.

Thân gửi,
lúa miệt vườn

Xin chào bạn Hai Lúa,

Chu mẹt ơi, đi dự đại hội quần hùng mà sao lại có màn lót dép ngồi được bạn?  Nếu bạn có mang theo kiếm thì phải thọt kiếm vô, không có kiếm thì lấy côn trượng quơ vào, nếu không có côn trượng hay đã cẩu bổng quơ quào, thì lấy dép liệng vô ... 

Nói chơi chứ wéo cơm và xin mời bạn tự nhiên lót dép ngồi, nhớ cẩn thận kẻo bị đánh lây hay bị mất dép.

Cheer Hello
Reply
#72
(2018-11-07, 11:27 AM)OneSunday Wrote: Sau cuộc bầu cử kỳ này tui không thấy xuống đường, đập phá, đốt xe.  Tất cả được an lành.  Chắc nhờ đảng Dân Chủ thắng phiếu.

Chào bạn OneSunday,

Nói đi thì cũng nói lại dù sao thì ở Mỹ xuống đường cũng là một trong những quyền tự do của người dân để nói lên tiếng nói của mình. Khi nào bị cấm không được xuống đường, hay xuống đường mà bị công an bắt, hành hung những người cầm đầu, rồi bị thanh niên xung phong, trật tự theo canh, rồi chính quyên còn sai côn đồ ra đánh người như ở VN thì mình mới  thấy khốn nạn cho người dân thấp cổ bé miệng. Và thấy rằng quyền dược biểu tình là một quyên tự do đáng trân quí ... Bằng không thì đi kêu gào công đạo ở đâu bây giờ?

Phải không bạn.

:slightly-smiling-face4: :handshake_1f91d:
Reply