Nữ Thiền Sư DIPA MA - Cuộc Đời Và Di Huấn
#16
Nữ Thiền Sư DIPA MA - Cuộc Đời Và Di Huấn

DIPA MA -- The Life and Legacy of A Buddhist Master


AMY SCHMIDT

Thiện Nhựt dịch



[Image: dipama-thiennhut.jpg]



Bài học thứ tư
Kiên trì trong luyện tập

"Kiên trì là một trong những đức tính quan trọng để tu luyện chánh niệm và chánh định"

Kiên trì được tôi luyện bằng cách kiên định gặp gỡ với giới hạn của mình. Nếu bạn theo đuổi việc luyện thiền của bạn, điều không thể tránh khỏi đó là khó khăn sẽ xuất hiện. Trong những hoàn cảnh đầy thách thức, chỉ cần tỏ ra mình đang có mặt. Rất có thể, chắc tất cả đều khả thi - Như vậy đã đủ rồi.

Kate Wheeler kể lại những hậu quả nơi tính kiên trì trong cuộc đời Dipa Ma như sau:"Bà đã phải chú tâm tới mọi đau khổ và đã vượt qua được tất cả. Sau này, khi đã qua khỏi lò lửa đó bà đã trở nên rất kiên định, đến nỗi bạn phải giật mình mỗi khi bà nhìn thẳng vào mặt bạn, vì bà đã nhận ra chính mình. Chẳng có nơi nào để che dấu cả. Bà nêu gương cho ta, không thể nào chỉ ngồi thiền và suy nghĩ vẩn vơ mà đạt đến giác ngộ được. Bạn phải nắm vững lấy chân lý đó một cách thâm sâu nhất nơi con tim bạn."

Con gái Dipa Ma nói về sự kiên trì của mẹ mình như sau, "Một ngày trước khi mẹ tôi qua đời, Rishi, lúc đó độ mười một tuổi, đã hành động sai trái, khi tôi sửa soạn đi làm. Tôi rất tức giận và có ý đánh cho nó một trận và nó chạy lại nấp ở đàng sau bà ngoại, tức mẹ tôi. Bà không để tôi đụng đến thằng bé. Tôi rất buồn và bắt đầu la mẹ tôi, "Mẹ không biết nó hư quá rồi, Con muốn phạt nó." Mẹ tiến lại gần tôi với một sự dịu dàng, bà hạ giọng và nói. "Dipa, con gái yêu của mẹ. Cả con cũng đã có thời không tốt đó mà. Mẹ đã không quẳng con ra khỏi nhà vì con đã không mấy tốt lành đó sao." Mẹ tôi nói về tình thương và lòng kiên trì và nói chậm rãi. Đó là một bài học tôi nhớ mãi.

Kiên nhẫn là một bài luyện tập suốt cả đời người, phải được tu luyện và tôi luyện luôn. Theo Dipa Ma, kiên nhẫn là điều cốt yếu để trưởng thành trí tuệ và chính vì thế đó là một trong những đức tính quan trọng nhất cần dược vun trồng.

Bài học thứ năm
Tâm giải thoát

"Tâm trí bạn đầy nhóc những câu chuyện"

Dipa Ma không nói tâm trí hầu như chỉ gồm toàn những câu truyện; bà chỉ muốn nói tâm trí ta chẳng có gì ngoài những câu truyện cả. Có rất nhiều thảm kịch cuộc đời được tạo ra và xác định ý nghĩa nhân cách cá nhân mỗi cá nhân chúng ta. "bạn là ai, bạn làm gì, bạn có thể và không thể làm được gì. Thiếu ý thức về điều đó, thì hàng loạt những giai thoại vô tận trong tâm trí ta sẽ sô đẩy ta và giới hạn cuộc đời chúng ta. Và như vậy những câu chuyện đó lại chẳng có một nội dung nào cả.

Dipa Ma đã thách thức các thiền sinh hãy tỏ niềm tin của mình nơi những chuyện kể của riêng họ và sự chấp thủ của họ với những câu truyện đó đến mức độ nào. Khi có ai đó nói là "Tôi không thể làm được điều đó." Bà hỏi lại,"Bạn có chắc không?" hay "Ai nói vậy" hay "Sao lại không?" Bà động viên các thiền sinh hãy quan sát kỹ các chuyện kể của mỗi người, để nhận ra trống rỗng bên trong đó. Và vượt qua những giới hạn áp đặt lên bạn. "Hãy đến xem sao" Bà thúc dục các thiền sinh,"thiền không phải chỉ có suy tư thôi đâu."

Cùng lúc đó, Dipa Ma dạy rằng trí tuệ không phải là một kẻ thù phải được trừ khử đi. Mà trong quá trình thuần hoá trí tuệ, ta cần khám phá ra và chấp nhận. Trí tuệ sẽ không còn là vấn đề nữa. Dipa Ma đã phát hiện được tự do tiếp theo sau qui trình đó; bà đã sống trong hiện trạng ý thức không còn phải suy tư nữa.

Trong một nhóm tham gia phỏng vấn, Jack Kornfield đã ngây thơ hỏi,"Trí tuệ của bà có gì trong đó thế.?"
Dipa Ma cuời, nhắm mắt lại, và trả lời cách bình thản, "Trong trí tuệ tôi có ba điều: Chánh Định, từ tâm và khinh an."
Jack không tin chắc những gì bà vừa nói, và vặn lại,"Chỉ có thế thôi sao?"

Dipa Ma trả lời "Vâng, chỉ có vậy"
Căn phòng trở nên yên tĩnh. Thế rồi ta thấy có một vài dấu hiệu và những tiếng cười nhè nhẹ, tiếp theo sau là tiếng thì thầm rõ ràng của Jack ta có thể nghe được, "Ôi tuyệt vời biết bao"


Bài học thứ sáu
Hãy làm dịu ngọn lửa cảm xúc.


"Sân hận là lửa đó"
Khi có ai đó đến thăm Dipa Ma, bất kể họ là ai, bất kể hiện trạng trí tuệ của người đó có như thế nào đi chăng nữa, và bất luận họ rơi vào những tình huống kiểu gì. Dipa Ma đã cư xử với mỗi người với sự chấp nhận hoan nghênh hết mình và đầy từ tâm.

Chúng ta có thể hân hoan chấp nhận cảm xúc nổi lên trong ta với cùng phương cách như vậy được không? Chúng ta có nhận ra những cảm xúc như là những vị khách cần phải được đối sử với từ tâm hay không? Chúng ta có thể đơn giản để cho sân hận và các cảm xúc khác nổi lên rồi qua đi, mà không có phản ứng gì trước những cách thức có thể quay trở lại hãm hại chúng ta không?

Dipa Ma nói, "Có quá nhiều biến cố nho nhỏ xẩy ra trong cuốc sống không đáng hoan nghênh chút nào cả. Đôi khi tôi cảm nhận được một số điều sân hận, nhưng tâm trí tôi lại quá lạnh lùng. Những bực bội đó sinh rồi diệt. Tâm trí tôi không hề mảy may bận tâm chút nào. Sân hận là một ngọn lửa. Nhưng tôi không cảm thấy sức nóng nào cả. Nó sinh rồi lại diệt tức khắc."

Tôi cảm hứng thấy nơi gương sáng của Dipa Ma. Nhưng tôi vẫn thắc mắc không hiểu có cơ hội nào khi sân hận lại tỏ ra thích hợp hay không? Đối với Dipa Ma câu trả lời là ,"Không, sân hận không bao giờ là điều chính đáng cả. Và bà tìm được cách để lèo lái sân hận qua cuộc sống để không còn sân hận nữa.

Sylvia Boorstein, một Thiền sư đã một lần tiếp Dipa Ma trong nhà mình vào năm 1980 cho biết là chồng bà đã một lần thách thức Dipa Ma về điểm này. "Dipa Ma đã đề cập về sự quan trọng phải duy trì cho được khinh an và hành xả và vô hận, và chồng tôi đã hỏi bà," Bà có thể làm được vậy không?" Điều gì sẽ xẩy ra nếu có ai đó hãm hại hay đe doạ cháu ngoại Rishi của bà.?"
Dipa Ma trả lời, "Đương nhiên tôi sẽ ngăn cản họ, nhưng không bằng sân hận đâu"


Bài học thứ bảy
Hãy khôi hài trong cuộc sống.


"Tôi rất hạnh phúc, nếu bạn đến cùng thiền với tôi, bạn cũng sẽ hạnh phúc cho mà xem"

Jack Engler hỏi Dipa Ma về vị thế hài hước trong việc luyện thiền như thế nào. Ông cho biết, "Tất cả chỉ toàn một mầu sám ảm đạm quá, nào là diệt dục, diệt sân hận, diệt tham muốn. Tất cả thứ đó xem ra có vẻ quá u ám, đâu là tinh hoa của việc hành thiền , thưa bà?."

Dipa Ma bật cười toáng lên, "ÔI ông bạn không hiểu gì cả, cuộc sống đời vẫn y nguyên như vậy cơ mà. Chúng ta luôn cảm nhận được mọi diễn biến trong cuộc sống qua lăng kính khác nhau. Có lúc thì tham lam, lúc lại sân hận, và ảo giác biến mất. Bạn cũng sẽ nhận ra nhiều điều tươi mát và mới mẻ trong đó. Mỗi giây phút đều là gì mới mẻ trong đó. Cuộc sống lúc đầu có thể khá nhàm chán, nhưng mỗi ngày, mỗi giây mỗi phút đều đầy ắp những hương vị và biết bao điều thú vị."

Eric Kolvig nhớ lại một lần trong một nhóm phỏng vấn, tính tinh nghịch của Dipa Ma đã được bộc lộ bằng một hình ảnh khó quên. "Cháu ngoại của Dipa Ma buồn vì gặp phải bất ổn trong nhà bếp. Ông tỏ ra cho mọi người biết những gì xẩy ra nơi đứa trẻ hai tuổi giống hệt như các nhà độc tài. Bà gọi đứa nhỏ lại bên cái trường kỷ bà đang ngồi. Bà đặt cháu ngoại nằm úp mặt xuống đất trên hai chân của bà và dỗ dành cháu ngoại bằng cách xoa lưng cháu và vỗ nhẹ vào mông- một cách ban phước lành rất đặc biệt. Có một chiếc xe ben đồ chơi bằng nhựa mầu xanh vàng vứt lăn lóc bên cạnh đó. Bà thanh thản chậm rãi nhặt lên, đặc úp ngược chiếc xe ben đồ chơi trên đầu. Và tiếp tục diễn giải về điểm Phật Pháp bà đang nói đến dở dang. Bà cứ tiếp tục như vậy cho đến hết cuộc phỏng vấn. Chính vì vậy mà tôi luôn nhớ đến bà: vỗ nhẹ lên mông đứa nhỏ làm trò cười cho mọi người để làm cho đứa cháu nguôi giận, đồng thời giảng Phật pháp và tiếp tục tranh luận đang khi còn để cả chiếc xe đồ chơi trên đầu. Dipa Ma là một chiến binh siêu nhiên vĩ đại nhất tôi chưa từng biết đến bao giờ. Chiếc xe đồ chơi bằng nhựa đó để trên đầu đã biến thành chiếc nón giáp quí tộc của người chiến binh. Tôi mới nói đùa chơi có một nửa mà thôi."


Bài học thứ tám
Đơn giản hoá


"Sống đơn sơ, một cuộc sống giản dị thì tốt đủ điều. Quá hào phóng lại cản trở việc luyện thiền vậy."
Mặc dù Dipa Ma và gia đình sống trong một căn hộ hai gian nhỏ xíu, đa số khách đến thăm đều nhận thấy hai phòng đó rộng rãi và sáng sủa lạ lùng. Một thiền sinh quan sát thấy rằng đang khi chúng ta người Phương Tây nghĩ rằng ta cần đến một không gian rộng rãi, điều Dipa Ma có đó là một khoảng không gian tâm linh rộng lớn bao la.

Dipa Ma sống rất đơn sơ về mọi mặt. Bà kiêng không hòa nhập vào với xã hội. Bà không giây mình vào những công việc không cần thiết. Bà không dây mình vào những mối quan tâm của người khác, đặc biệt là những lời phàn nàn oán trách. Nguyên tắc chỉ đạo của chính bà và các thiền sinh của bà chính là sống trung thực và không trách móc bất kỳ ai.

Dipa Ma thường nghỉ ngơi trong thinh lặng. Bà cho biết, "Bất kỳ khi nào tôi có thì giờ ở một mình tôi luôn luôn quay trở lại với nội tâm." Bà không bao giờ lẵng phí thời gian vào những hoạt động không cần thiết cho cuộc sống.

Như thế trong việc hành thiền chúng ta luyện tập chú ý hoàn toàn vào một công việc nhất định trong một khoảng thời gian nào đó. Dipa Ma thực hiện mỗi công việc hoàn toàn không lo lắng băn khoăn về những gì sẽ xẩy đến tiếp theo. Bà cho biết, "Những suy tư quá khứ, tương lai gây tổn hại thời giờ của tôi." Trong bất kỳ công việc nào đã được dự tính, bà dồn hết sức lực vào đó bằng thoải mái, yên tịnh và đơn sơ.


Bài học thứ chín
Vun 
đắp tinh thần chúc lành

"Nếu bạn chúc lành cho những người xung quanh, bạn sẽ được cảm hứng chăm chú đến từng giây phút một."

Dipa Ma đã biến cuộc đời mình thành một công việc chúc lành liên lỷ, bà chúc phúc cho tất cả mọi người. Bà chúc lành cho họ từ đầu đến chân. vái lạy họ, tụng kinh cho họ, và vuốt tóc họ.
Dipa Ma mời một thiền sinh là một phi công ban phước từ tâm và chúc phúc cho anh cùng với các đồng nghiệp điều hành chuyến bay. Bà cho biết, điều đó sẽ làm cho anh tỉnh táo hơn và làm cho mọi người được hạnh phúc.

Phước lành của bà không chỉ dành cho con người mà thôi. Truớc khi lên máy bay bà cũng chúc phúc lành cho cả máy bay nữa. Đi xe hơi cũng là cơ hội thuận tiện để bà chúc lành không chỉ cho chiếc xe nhưng còn cho cả chuyến đi và cho cả những người bán xăng nữa.

Thực thi tinh thần chúc lành suốt cả ngày có thể khiến cho những điều bình thường trở thành đặc biệt. Đó chính là cách tiếp cận với ân sủng từng giây từng phút một. Đó cũng là cách ta dâng lời cảm tạ, không chỉ trước bữa ăn, nhưng còn cả ngày, đối với bất cứ điều gì chúng ta làm.


Bài học thứ mười.
Đây là một cuộc hành trình lòng vòng.

"Hành thiền giúp ta hoà nhập với con người toàn diện"
Bạn tôi và Thiền sư Matthew Flickstein có một lần nói cho tôi hay, "Amy, bà biết không, bà đâu có được gần gũi với chân để hơn khi bạn mới khởi sự hành thiền mười tám năm về trước."
Điều kinh ngạc của tôi quá hiển nhiên.

"Bạn không gần gũi hơn với chân lý" ông ta cho biết, "là vì bạn chính là chân lý"

Các Phật tử thường nói bóng nói gió, "Từ giã cõi đời này" và "quay trở lại cõi đời này " nhưng trong thực tế chẳng có từ biệt hay trở lại cõi đời này đâu. Chúng ta đâu có từ bỏ hay trở lại với bản chất cơ bản được chân lý thấp nhất thuộc nhân loại chúng ta, vì điều này đã và đang là chân lý, nhưng là chân lý được dấu dưới một dạng phim nhựa mỏng manh vô minh mà thôi. Bạn không thể khám phá ra chân lý mà chỉ để cho chân lý tự xuất hiện mà thôi. Chân lý tự xuất hiện ra khỏi đám mây vô minh bao quanh chúng ta. Nhìn vào chính bản thân đích thực của bạn, có nghĩa là nhận ra mình bị trói buộc với hết mọi người và hết mọi sinh vật trên trần gian này, mà quả thực bạn cũng có một phần trách nhiệm đối với bất kỳ những gì xẩy ra trên trần gian này.

Cái đẹp nơi cuộc hành trình siêu nhiên chính là con đường bất biến giúp ta quay trở lại với điểm xuất phát. Khi Dipa Ma còn chịu cảnh son sẻ, chồng bà đã khôn khéo đề nghị với bà có thể nhận bất kỳ đứa trẻ nào bà muốn làm con nuôi. Nhưng trong những ngày khó khăn đó, trước khi bà gặp được Phật pháp có thể biến đổi cuộc đời, bà cũng đã phải chịu cảnh lạc lõng trong buồn khổ vì những gì bà không có được, cố gắng "trám đầy lỗ hổng" vào cuối đời, Pipa Ma đã được làm mẹ tất cả mọi người.Thay vì trám đầy lỗ hổng đó. Chỉ cần có trái tim luôn mở rộng mà thôi.


-ooOoo-
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#17
Nữ Thiền Sư DIPA MA - Cuộc Đời Và Di Huấn

DIPA MA -- The Life and Legacy of A Buddhist Master


AMY SCHMIDT

Thiện Nhựt dịch



[Image: dipama-thiennhut.jpg]





Chương XII
HIỆN DIỆN CỦA MỘT THIỀN SƯ





CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI

Những câu hỏi và trả lời dưới đây được thu thanh trong các cuộc phỏng vấn Dipa Ma tại Ấn Độ trong thập niên 70 và tại thiền viện IMS vào thập niên 80.



Bằng cách nào tôi có thể thực hiện hành thiền minh sát?



Hãy ngồi (thẳng lưng). Nhắm mắt lại và theo dõi hơi thở lên xuống, lên xuống nơi vùng bụng của bạn. Hãy cảm nhận hơi thở. Khi chăm chú theo dõi nhịp thở ra hít vào, hãy tự hỏi, "Cảm xúc hơi thở được cảm thấy ở chỗ nào? Hãy duy trì tiếp xúc liên tục với hơi thở. Bạn chẳng cần làm gì cả với hơi thở cả. Nếu hơi thở quá mạnh, hãy cứ giữ nguyên như vậy, nếu hơi thở bạn yếu cũng không sao, cố duy trì cùng một mức độ như thế. Nếu hơi thở của bạn điều hoà ổn định, cứ giữ nguyên như vậy. Bạn chỉ cần cảm thấy như vậy là đủ rồi.



Khi trí tuệ bạn đi thơ thẩn đâu đó, hãy ghi nhận tình trạng này và tự nhủ, "Suy nghĩ đi nào" và rồi lại trở lại với nhịp điệu hơi thở hít vào rồi hơi ra. Nếu bạn cảm thấy có cảm giác gì nổi lên đâu đó, tỷ dụ như, đau nơi bắp chân, hãy lưu ý đến chỗ đau đó và nghi nhận xem "đau đớn" đó ra sao. Và khi đau đớn đã qua hay tan biến, lúc này bạn lại quay trở lại tiếp xúc với hơi thở, nếu như phóng tâm (uddhacca) xuất hiện hãy ghi nhận lấy "phóng tâm"đó.



Nếu như bạn nghe thấy một tiếng động, hãy tự nhủ ," thính giác, thính giác" rồi sau đó quay trở lại ngay với hơi thở. Nếu một vài kỷ niệm nào đó xuất hiện, hãy nhận ra những "kỷ niệm" đó. Bất kỳ điều gì bạn nhìn thấy, bất kỳ điều gì xuất hiện trong tâm trí bạn, chỉ cần "ý thức" lấy điều đó. Nếu bạn nhìn thấy một cảnh tượng hay điểm sáng nào đó, chỉ cần ghi nhận lấy "quan sát" hay "điểm sáng" đó. Không nhất thiết phải giữ lại bất kỳ điều gì cả, chỉ cốt làm sao để "vật quan sát" và "điểm sáng" đó tồn tại, và chỉ đơn giản quan sát mà thôi.



Khi hành thiền minh sát, bạn đang quan sát nhịp thở ra và hít vào và những hiện tượng gì đang nổi lên nơi trí tuệ phát xuất từ những cảm giác đó. Cả những cảm giác đau đớn và dễ chịu. Rồi điều đó sẽ qua đi, và điều gì mới khác lại xuất hiện. Cứ như vậy luyện thiền minh sát là một phương pháp quan sát. Toàn bộ sáu giác quan (trí tuệ là giác quan thứ sáu) sẽ xuất hiện. Chỉ cần lưu ý quan sát các cảm giác đó xuất hiện rồi tan biến đi ra sao và rồi quay trở lại với hơi thở. Bất luận điều gì bạn nhìn thấy, bất luận điều gì xuất hiện trở lại với trí tuệ, bạn chỉ cần "ý thức" được là đủ.



Mục đích thiền minh sát là gì?



Thiền minh sát có mục đích đoạn trừ 10 kiết sử (samyojanas), là những nút cột hay là những tắc nghẽn cản trở nơi tâm trí bạn. Chỉ cần chậm rãi quan sát bằng "ý thức" từng giây phút một. Bạn sẽ gỡ được các nút cột hay tắc nghẽn đó. Có tới mười loại kiết sử (samyojanas) đó là: thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, tham, sân, ái, ái sắc giới, mạn, trạo cử, vô minh.

Ở mỗi giai đoạn giác ngộ, từ từ dần dần, từng thứ một, một số kiết sử sẽ bị dập tắt, cho đến khi đạt đến giai đoạn thứ tư hay là đạt đến Bậc A-la-hán, đến lúc đó thì mọi kiết sử sẽ tan biến hết. Các triền cái được gắn liền với sanh cùng một cách tương tự như dầu làm cho ngọn đèn được cháy trong đèn vậy. Các triền cái giống như dầu trong trí tuệ bạn. Khi dầu ngày càng cạn bớt đi. Cuối cùng sẽ cạn hết, thì ánh sáng cũng biến tan luôn. Một khi các triền cái được tận diệt thì chu kỳ tái sanh kết thúc. từ điều đó, bạn có thể hiểu được sanh và tái sanh đều nằm trong tay bạn.



Tôi phải làm gì khi hành thiền mà lại buồn ngủ?



Không hệ chi cả, các thiền sinh đôi khi cũng còn ngủ gục kiểu đó cơ mà, được gọi là "giấc ngủ của thiền sinh" điều này xẩy ra bình thường, đừng lo lắng gì cả. khi tôi mới bắt đầu hành thiền, tôi luôn phải bật khóc lên, vì tôi muốn theo những lời chỉ dẫn của Thiền sư đã toàn tâm toàn lực chỉ vẽ cho tôi, và phấn khởi hăm hở thực hiện, nhưng tôi không thể, là vì buồn ngủ luôn ngăn cản tôi, tôi không thể ngay cả thực hiện được hành thiền đứng hay bách bộ đúng cách cũng tại buồn ngủ. Khoảng độ năm năm trước đây. Tôi đã cố gắng ngủ lại, nhưng không tài nào ngủ nổi được nữa. Và hiện nay tôi như vậy đấy, tôi đang cố gắng hành thiền và buồn ngủ ngăn cản tôi thực hiện điều đó. Tôi đã sử dụng toàn bộ nghị lực để xua đuổi cơn buồn ngủ, nhưng tôi vẫn không thể làm được. Thế rồi một ngày kia thật là bất ngờ, khi tôi đạt đến một hiện trạng trong đó cơn buồn ngủ biến mất. Và tôi không còn cảm thấy gì nữa cơ, ngay cả nếu như tôi ngồi thiền hàng nhiều giờ liền.



Nghiệp chướng có tương tự như hồ sơ kế toán được lưu trữ hay không? nếu như vậy, nghiệp chướng được lưu trữ ở đâu?



Mỗi người trong chúng ta đều có bánh xe (luân hồi) nghiệp chướng riêng cho mình, bánh xe đó nằm trong tay bạn, chẳng có ai khác có thể lưu trữ được điều đó. Ngay khi bạn hành động thì tức khắc bánh xe nghiệp chướng đó đãlưu trữ, nghiệp chướng chảy vào dòng ý thức của bạn. Ngay ngày bạn sinh ra, nghiệp chướng này cùng xuất hiện với bạn. Người khác chỉ biết vẽ đường cho bạn, họ không thể thay đổi nghiệp chướng của bạn được đâu. Chẳng ai muốn nhận lấy nghiệp chướng của người khác cả. Bạn phải tự làm lấy cho mình mà thôi. Cũng chính do nghiệp chướng mà một số người tiến triển mau lẹ. Và một số khác lại tiến tới chậm chạp trong việc hành thiền. Một số lại gặp đau khổ rất nhiều, và số khác lại không phải đau khổ gì cả.



Nếu không có linh hồn, thế thì ai sẽ quan sát, nghe và biết?



Trí thông minh (wisdom).



Chúng ta phải làm gì khi nghị lực và cố gắng xuống thấp?



Đôi khi nghị lực của ta xuống quá thấp, đôi khi lại lên quá cao. Đôi khi ta lại ít cố gắng, đôi khi ta lại cố gắng nhiều hơn. Nhưng trong những giây phút như vậy, bạn chỉ cần ghi nhận "nghị lực yếu, cố gắng thấp" nếu như bạn ghi nhận được như vậy trong trường hợp nghị lực và ý thức không được cao lắm, tự động cả hai đều sẽ được điều chỉnh lại. Hãy nhận biết "nghị lực thấp" hay "nghị lực cao" Cho đến khi nào một loại trung bình xuất hiện, điều này phải được thực hiện một cách êm ả, từ từ và không được căng thẳng. Nghị lực và cố gắng chỉ được điều tiết bằng ghi nhận lấy mà thôi. Chúng ta không được trở thành nạn nhân của nghị lực.



Làm cách nào để yêu mà vô tham cùng một lúc?



Một ví dụ đơn giản đó là nước. Vô tham (alobha) có nghĩa là ta bơi trên mặt nước. Bạn không lặn hụp trong đó. Bạn nổi trên mặt nước chứ không chìm xuống khỏi mặt nước.



Một nhà hành thiền dứt khoát phải ăn chay có phải không?



Ăn chay hay không ăn chay, không thành vấn đề gì cả, điều quan trọng là tuỳ thuộc vào tâm tính của ta. Ngay cả khi bạn dùng đồ chay, với một tâm tính ô nhiễm do tham lam và sân hận, thì khẩu phần chay của bạn sẽ trở thành không kiêng cử. Đó là điều chính Đức Phật đã dạy. Nếu tâm trí ngươi đó được giải thoát khỏi tham lam, và sân hận, thì khẩu phần ăn không kiêng cử của ngươi đó cũng sẽ trở thành kiêng cử vậy. Đối với bất kỳ hành động nào, thể chất lời nói hay suy tư Đức Phật đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng ở mục đích hành động đó mà thôi.



Đôi khi tôi cảm thấy như muốn tự kết liễu đời mình, và thất vọng.



Thất vọng và có ý định muốn tự tử là một căn bệnh. Căn bệnh này có thể xẩy ra với thiền sinh. Vậy cố gắng đạt đến một quan điểm thực tiễn thôi. Mặt khác, bạn nên nhớ đến hậu quả do tự tử đem lại: Đây là một hành động nếu sai phạm, bạn không thể tự cứu mình được khỏi nhiều cuộc tái sanh. Các bạn cũng nên nhớ rằng cuộc sống con người quí báu vô cùng, tốt hơn hết là hãy nhập thiền minh sát và hãy sống cho hạnh phúc.



Trí thông minh có quan trọng trong qui trình hành thiền hay không?



Không đâu, tôi chẳng có một chút kiến thức nào cả, và tôi cũng chẳng biết chút gì về hành thiền hoặc các trạng thái ý thức. Tôi chỉ có một đức tin đơn sơ nơi Phật Pháp mà thôi. Tôi cảm thấy ở đó có gì đó cho tôi, với niềm tin đơn sơ này tôi đã bắt đầu hành thiền.



Chánh niệm có tác dụng gì hay không?



Tôi xin kể cho các bạn một ví dụ. Nếu như tôi chỉ cho bạn có một kho tàng dấu ở đâu đó, và tôi yêu cầu bạn đến đó và đào lấy, bạn có thể rời bỏ nhà cửa và đến nơi có kho tàng cất dấu đó. Trên đường đi kiếm kho tàng, bạn có thể gặp một trận chiến nổ ra, và bạn muốn dừng lại và nhìn xem trận đánh, nhưng sau đó một chút, bạn lại tiếp tục lên đường, bạn lại nhìn thấy một đám cưới diễn ra với trống kèn và bạn cũng muốn dừng chân lại ở đó để xem. Nhưng lại một lần nữa sau một chút bạn lại lên đường. Bạn nhìn thấy một cuộc diễn binh trên đường phố, và bạn lại muốn dừng lại để xem và sau đó lại lên đường. Nếu bạn không có ý thức, bạn không thể tiến tới địa điểm cất dấu kho tàng để chiếm lấy kho báu tôi muốn bạn đào lấy. Nhưng bất kỳ khi nào bạn có chánh niệm cho dù có trở ngại và ngăn trở, bạn cũng sẽ không lạc, bạn tiếp tục tiến lên. Chánh niệm giúp bạn đạt đến mục tiêu.



Có phải đa số các thay đổi quan trọng trong cuộc đời chỉ xuất hiện ở những thời điểm tu luyện thực sự căng, hay khi bạn chỉ sống cuộc sống đời bình thường một cách chánh niệm?



Những biến đổi to lớn diễn ra trong quá trình tu luyện căng thẳng và rồi bạn đã tu luyện được trong cuộc sống hàng ngày, chúng sẽ trở thành ngày càng rõ nét hơn.



Liệu những nỗi buồn và than khóc sẽ dần tan biến mất, hay lại xuất hiện nhanh chóng như là kết quả của minh sát hay không?



Dần dần tôi sẽ cảm thấy nó tan biến đi. Và rồi sau khi đã luyện thiền tốt hơn tôi sẽ gặt hái được hiểu biết nhiều hơn, và toàn bộ những điều đó sẽ biến mất.



Ai nên diễn giải thiền đây?



Có hai việc cần phải được diễn giải cho kỹ. Một là kiến thức và hiểu biết. Điều thứ hai là đạt đến hiểu biết đó. Đó là thiền bậc một và thiền bậc hai (những gì tiếp theo là do Jack Korfield ghi lại câu trả lời của Dipa Ma) các Ba La Mật (Paramis) hay các nhân đức hoàn hảo nhất để trở thành một Thiền sư hoàn toàn khác với các nhân đức của người hành thiền. Cơ bản chỉ là sự khác biệt nơi tài khéo mà thôi. Một số người có nhiều tiềm năng trong hành thiền và cuộc sống tinh thần và người khác lại có khả năng truyền cảm và diễn giải. Cả hai không nhất thiết phải giống nhau. Nhưng đối với một số người dạy thiền họ sẽ hy vọng có được cả hai đức tính đó nơi kinh nghiệm trong cuộc sống tinh thần và khả năng truyền đạt cho người khác.



Điều gì tốt nhất ta có thể làm được khi tham muốn giác quan nổi lên mạnh mẽ?



Trực tiếp hành thiền và tập trung chú ý của bạn vào đó. Nên nhận ra là những tham muốn đó rất mạnh mẽ. Nên biết rõ điều đó... thông qua am hiểu những thèm muốn giác quan khi chúng diễn ra. và rồi bạn có thể vượt qua được. Bạn có thể dừng lại nơi cảm giác giác quan, và vẫn có thể là một Phật Tử tốt, hiểu theo nghĩa là bạn không bị cuốn hút theo hay chấp thủ với chúng.



Những hiểu biết cơ bản của cuộc sống bạn có thay đổi hay không?



Quan điểm của tôi đã thay đổi khá nhiều, trước kia tôi tham lam đủ mọi thứ. Tôi muốn có mọi thứ. Tôi muốn đủ mọi thứ, nhưng hiện nay hình như tôi nổi bồng bềnh trên mặt nước. Tôi đang hiện diện ở đây, nhưng tôi có muốn điều gì đâu. Tôi chẳng muốn có được điều gì cả, chỉ đơn giản tôi đang sống mà thôi. Điều đó là quá đủ rồi.



Tôi phải hành thiền tâm Từ như thế nào?



[Dưới đây là tổng hợp những lời giảng dạy của Dipa Ma được thu băng và Michelle Levey đã sưu tầm. Levey là người đã thực hiện thiền từ tâm trong vòng hai mươi năm, và đã học hỏi được nơi Dipa Ma rất nhiều.]


Bạn nên chọn và dốc toàn tâm toàn lực vào phần luyện tập từ tâm hoặc giả bạn cũng có thể quyết định bắt đầu hay kết thúc luyện tập tuỳ hỷ. Cuối cùng thì năm bước có thể phối họp thành một phần mà thôi, nhưng lúc mới bắt đầu tốt hơn là tập trung chú ý vào từng bước lỗi lầm mà thôi.]

Bước thứ nhất

Bước một là tự yêu chính mình, trở thành người bạn tốt cho chính mình, hãy bắt đầu với việc trải rộng từ tâm trên chính mình cái đã. Bạn có thể sử dụng những lời sau đây hay những hình ảnh trí tuệ để hướng dẫn bạn và để tạo ra và hướng dẫn những cảm giác của bạn về từ tâm.



Hãy tự giải thoát mình khỏi kẻ thù.

Hãy tự giải thoát mình khỏi những mối nguy hiểm.

Hãy tự giải thoát mình khỏi những phiền sầu tâm linh

Hãy tận hưởng thời giờ của bạn với thân thể tráng kiện và tâm hồn minh mẫn.




Kẻ thù gồm cả kẻ thù bên ngoài và cũng như cả khi bạn trở thành kẻ thù của chính mình nữa. Kẻ thù có thể xuất hiện trong lãnh vực cảm giác, qua những bực dọc nhỏ mọn nhất, cho tới sân hận tổng lực và hiềm khích (vyapada) đối với chính mình và người khác.


Đang khi bạn nhắc thầm trong lòng những lời này, hãy có được hình ảnh của chính bạn chắc chắn và rõ ràng. Nếu bạn không thể hình dung ra được mình như thế nào, chỉ cần cố gắng nhớ lại hình ảnh của bạn trong gương. Nếu thực sự vẫn còn quá khó, bạn nên lấy ngay cái gương hay một bức hình mới chụp nào đó, chỉ đến khi nào bạn có thể nhận ra được chính mình một cách rõ ràng nơi tuệ nhãn của mình.


Hãy nhắc lại những câu trên theo thứ tự. Nếu trí tuệ của bạn đang suy nghĩ lan man và bạn quên mất bạn đang nhắc lại những câu nào, nên bắt đầu lại từ đầu. "Hãy tự giải thoát mình khỏi mọi kẻ thù". Kéo trí tuệ trở lại với câu vừa mới nhắc lại đó và luôn luôn đi sâu vào chánh định.


Điều quan trọng là đừng đi sâu vào ý nghĩa và cảm giác nơi các từ đó, hãy để cho những từ đó trở thành người dẫn đường chỉ lối cho bạn và hãy tiếp tục thả neo nơi việc luyện tập đó. Giữ lấy cảm giác sung sướng cho chính bạn trong trái tim và trí tuệ, cùng với hình ảnh tâm linh, và tiếp tục nhắc lại những câu trên trong đầu càng nhiều lần càng tốt nếu buổi luyện thiền đó cho phép.

Khi đã đạt đến độ thâm nhập nhất định, khi nào bạn cảm thấy thực sự yêu chính mình, khi bạn có thể giữ được rõ ràng và chắc chắn hình ảnh của mình rồi nếu bạn muốn bạn có thể tiến sang bước kế tiếp. Đó là lan trải rộng từ tâm sang bạn hữu của mình.


Bước thứ hai

Cũng sử dụng cùng những câu trên như đã nêu, hướng từ tâm của bạn sang một người bạn tốt hay một Thiền sư tỏ lòng quí mến bạn. Giống y như khi bạn đem từ tâm đến cho chính mình. Lúc này bạn giữ lấy hình ảnh của người bạn mình rõ ràng và kiên định trong đầu và tỏ từ tâm đến với họ.



Cầu mong bạn được thoát khỏi mọi kẻ thù.

Cầu mong bạn được thoát khỏi mọi nguy hiểm.

Cầu mong bạn được thoát khỏi mọi phiền muộn.

Cầu mong bạn có được những giây phút hạnh phúc nơi thân xác cũng như trong tâm hồn.




Khi nào bạn cảm thấy yêu bạn mình như chính mình, và khi nào bạn cảm thấy có thể giữ được hình ảnh của bạn mình rõ ràng và chắc chắn cùng với những câu đó, rồi nếu bạn muốn, bạn có thể đi tiếp sang bước kế tiếp.



Bước thứ ba

Nhóm chúng sanh thứ ba bạn phải trao từ tâm của bạn được gọi là "những người đau khổ" bất kỳ chúng sanh hay nhóm chúng sanh nào đang chịu đau khổ. Như thể trước khi bạn giữ được một hình ảnh vững chắc và tập trung vào một người nào đó, giờ đây hãy lan toả điểm tập trung chú ý của bạn để chứa đựng cả một nhóm người lớn hơn. hãy bắt đầu bằng cách giữ trong đầu toàn khối một nhóm sinh vật nào đó đang phải chịu đau khổ. Lan toả từ tâm của bạn y hệt như bạn đã làm với chính mình và người bạn thân của mình trước đó.



Ước mong bạn được thoát khỏi mọi kẻ thù

Ước mong bạn được thoát khỏi mọi nguy hiểm

Ước mong bạn được thoát khỏi mọi phiền muộn trong lòng.

Ước mong bạn được hưởng hạnh phúc nơi thân xác và trong tâm hồn.




Nếu như hình ảnh tự nhiên nổi lên về một nhóm người đang phải chịu đau khổ. Như là những người ở trong bệnh viện hay trong chiến tranh. Thì là điều tốt đẹp biết bao nếu như bạn hướng từ tâm của bạn đến với họ. Hãy thiền với một cách năng động với dòng chảy những hình ảnh đang biến đổi. Tiếp tục nhắc lại những câu trên đang khi bạn cảm thấy những cảm giác từ tâm đàng sau những câu nói đó.

Xuất phát từ căn bản tình yêu bản thân đích thực và sâu đậm, hãy quan sát xem tình yêu bản thân như là nền tảng và là nguyên liệu để yêu người khác. Trong khi tự yêu mình, các bạn sẽ yêu bạn mình như chính mình vậy. Rồi sau đó bạn sẽ yêu những người đau khổ như người bạn, cũng như chính mình. với luyện tập liên tục như vậy tất cả các nhóm sẽ được hoà quyện vào nhau.

Bước thứ tư

Bước thứ tư, tâm Từ và hành xả quyện vào nhau. việc luyện thiền chứa đựng một ý nghĩa rộng lớn bao trùm mọi sinh vật ta có thể liên tưởng tới. và chuyển từ tâm đến tất cả những sinh vật ấy. Bạn bè, người đau khổ, những người bạn chỉ có cảm giác khi khổ khi sướng, cả những người bạn gặp rắc rối và toàn thể bá tánh khắp nơi.



Nguyện cầu bá tánh được thoát khỏi mọi kẻ thù.

Nguyện cầu bá tánh thoát khỏi mọi nguy hiểm.

Nguyện cầu bá tánh thoát khỏi mọi lo âu phiền muộn trong lòng.




Để làm được điều này, cho phép tâm trí bạn trở thành từ tâm. Hãy thực hiện điều này để được chủ yếu lòng từ tâm. Những từ cũng như những câu bạn sử dụng cho đến thời điểm này chỉ đơn giản là những điểm chỉ cho bạn có được cảm giác. Cho phép tâm trí bạn trở thành từ tâm. Và an nghỉ trong đó với hành xả và thiện ý.

Bước thứ năm


Giai đoạn hoàn thiện thiền từ tâm là liên kết tất cả các bước đó lại với nhau và tập trung chú ý một lát về mỗi giai đoạn trong một qui trình hành thiền. Thực hiện theo phương án này, hành thiền trở thành giống như một buổi hoà nhạc thi thố từ tâm trong đó bạn khởi đầu với chính mình, và rồi mở ra, mở ra,mãi cho đến cuối cùng chúng ta được an nghỉ trong hành xả.

Còn tiếp

[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#18
Nữ Thiền Sư DIPA MA - Cuộc Đời Và Di Huấn


DIPA MA -- The Life and Legacy of A Buddhist Master



AMY SCHMIDT


Thiện Nhựt dịch




[Image: dipama-thiennhut.jpg]


Chương XIII
LẶN NGỤP TRONG ÂN SỦNG

Lời dạy của một vị Thiền sư tâm linh siêu nhiên vĩ đại có thể mang nhiều hình thức khác nhau. Một trong những hình thức mạnh mẽ và bí hiểm nhất là giảng dạy bằng sự hiện diện thuần tuý. Như nhiều người đã chứng thực điều này, cách hiện diện đơn sơ, trong sáng và đầy từ tâm của Dipa Ma trên thế gian này đã cống hiến cho nhiều người nguồn động viên đầy sức thuyết phục để tiến bước trên con đường Phật Pháp.

Ngay sau khi Dipa Ma đã viên tịch, nhiều thiền sinh tiếp tục cảm nhận được sự hiện diện của bà, Jack Kornfield đã cho biết nhiều lần ông gặp rắc rối to và nhận được cảm hứng to lớn, ông rất cảm kích do ý thức được tinh thần của Dipa Ma. Theo Munindra, nghiệp thiện nơi những chúng sanh giác ngộ giống như Dipa Ma hay đức Phật luôn luôn rất có giá trị cho việc luyện thiền của chính chúng ta, nếu chúng ta chân tình tìm kiếm sự hiện diện này.

Dipa Ma cũng hiện ra với rất nhiều người chưa bao giờ giáp mặt bà, và các tin đồn về sự xuất hiện của bà tiếp tục được ghi nhận hơn một thập niên qua sau cái chết của bà. Đối với nhiều thiền sinh, nhìn thấy Dipa Ma bằng thị kiến hoặc trong giấc mơ hay cảm thấy sự hiện diện của bà như nguồn sức mạnh được tiếp nối sau một giai đoạn tập trung tư tưởng và an bình thâm sâu. Một Thiền sư thường xuyên nghiệm được sự hiện diện của Dipa Ma cho biết,"Các bạn có thể gọi đó là ân sủng. Bất luận điều đó là gì đi chăng nữa. Khi điều đó xuất hiện, tôi thấy vô cùng cảm khoái. "

Dipa Ma đã đến với tôi bằng nhiều cách khác nhau. Một trong những điển hình đáng ghi nhận nhất đã xẩy ra khi tôi đang sống tại thiền viện vùng Tây Nam Hoa Kỳ và đang viết cuốn sách này.

Trên bức tường trước bàn làm việc của tôi có treo một bức chân dung mầu sao chụp khổ 3 x 5 của Dipa Ma đang ngồi trong tư thế hành thiền. Một ngày nọ, sau khi treo lên đó một bức hình mới đẹp hơn. Tôi vò và vứt tấm hình đó vào thùng rác. Rồi tôi cảm thấy đau nhói: "Có lẽ tôi không nên vứt bức hình đó vào thùng rác." Tôi ngờ ngợ nhớ lại một số lời khuyên của Đức Phật về việc dục bỏ những đồ Phật Pháp một cách bất cẩn, có thể mang lại nghiệp chướng bất thiện.

Tôi lưỡng lự trong giây lát. "Không hiểu hành vi này có quay trở lại ảm ảnh tôi không.?"
"Thật vô lý" cuối cùng tôi quyết định, "Đó chỉ là một bản sao chụp. Đã vứt vào thùng rác, và sắp sửa phải đổ đi. Tôi treo lên chỗ đó một bức hình đẹp hơn. Chắc là tôi không phạm phải điều bất kính đâu."

Kết thúc cuộc tranh luận.
Mấy tháng sau, vào một buổi trưa mùa hè nóng bức, tôi đến giúp gỡ cái cổng hậu siêu vẹo của thiền viện. Khi chúng tôi gỡ tấm bảng trên bức tường xuống, tôi nhìn thấy bên trong có một ổ chuột bỏ không. Chuột mẹ đã tha về đủ thứ đồ nhiều mầu sắc về làm tổ và tôi tò mò thích thú muốn nhìn xem có gì trong đó.

Khi lại gần, có điều gì đó đập vào mắt tôi. Ơ giữa ổ chuột kế những miếng xương rồng, giấy thiết vụn, mấy miếng nhựa mầu đỏ, phân chuột và một cây viết bi mầu xanh là bức ảnh Dipa Ma đang ngồi thiền vẫn còn nguyên vẹn.

Điều xẩy ra như vậy, đó chính là bức hình tôi đã bắt gặp lần đầu tiên ở cuối thư viện tôi đến thăm thiền viện IMS nhiều năm trước đây (tôi đã đề cập đến ở trên). Lần đầu tiên trên đời tôi gặp Dipa Ma, Khởi đầu cũng như kết thúc công việc viết cuốn sách này - tất cả đều trùng khớp nhau một cách kỳ lạ.

Hiện Bà Dipa Ma vẫn còn đang dạy cho tôi nhiều điều.

Giữa những đau khổ, một nhân vật sáng ngời.

Khi tôi gặp quá nhiều đau khổ, khi tôi gặp khách hàng đang phải chịu đau dớn khủng khiếp, hoặc giả khi tôi gặp phải những tình huống có quá nhiều đau khổ. Dipa Ma liền "hiện ra" với tôi. Không phải theo nghĩa như là một nhân vật hữu hình hiện ra với tôi, nhưng hơn kém là sự hiện diện đặc trưng của bà đang hiện diện thực sự giữa những người đau khổ. Bà hiện ra với tôi trong suy nghĩ trong những hoàn cảnh như vậy.

Khi điều nầy xẩy ra, tôi tìm được căn bằng nội tâm khá hơn, và từ tâm nơi tôi gia tăng đáng kể. Bà hiện ra với tôi ở một số trường hợp khi tôi đang làm đồng xe (body-work) với một người đang trong tình trạng đau khổ tột độ. Bà luôn là điều nhắc nhở tôi" giữa những đau khổ tột độ, vẫn còn le lói một tia ánh sáng." -- Roy Bonney.

Sức mạnh luyện tập của tôi luôn ở cùng bạn.

Tôi cảm thấy rất rõ như thể mình vẫn tiếp tục được nghe những lời thuyết pháp của bà. Một ví dụ điển hình đã xẩy ra ngay sau khi bà viên tịch vào đầu tháng chín năm 1980.

Tôi đến tham dự khoá huấn luyện thiền ba tháng tại thiền viện IMS năm đó, và khi đang ngồi thiền tôi cảm thấy đau nhức trong người một cách khủng khiếp, và thoáng trong tâm trí tôi một lời nguyền nổi lên là "Tôi sẽ tiếp tục ngồi thiền bất chấp phải chịu đau đớn đến cỡ nào, và tôi đã nhận được sức mạnh kỳ diệu để thực hiện lời nguyền đó." khi đau đớn hành hạ tôi dữ dội, thình lình tôi cảm thấy như Dipa Ma tràn ngập toàn thân tôi. Tôi cảm thấy sự hiện diện của bà và lời đề nghị của bà. "Sức mạnh luyện tập của tôi luôn ở cùng bạn" Chỉ có vậy thôi, và tiếp theo sau là sự gắng sức lạ lùng khiến tôi có thể vượt qua đau đớn. -- Janne Stark

Khiêm tốn.

Vào khoảng thời gian tôi sắp sửa được thụ phong xuất gia, cho dù đã nhiều năm sau ngày Dipa Ma đã viên tịch. Tôi cảm thấy hình như bà vẫn đến nói với tôi, nói rằng nghề của tôi là phải học hỏi nghiên cứu lòng khiêm tốn. Nhìn lại những năm tu luyện tại Chùa, tôi nhận ra lời nhắc bảo đó thật là chính xác đến chừng nào.

Chúng tôi đã trồng hai cây để tưởng nhớ đến Dipa Ma. Cây đầu tiên tại ngôi vườn dành cho các Ni sư trong Ngôi Chùa Cittaviveka [Chithurst] Anh quốc. Thiền viện trưởng và một số các nhà sư cùng tham gia với chúng tôi, các Ni sư xuống căn chòi tranh, chúng tôi tìm thấy một điểm và bắt đầu đào lỗ để trồng cây.

Khi đào chúng tôi phát hiện thấy một miếng gốm dưới lỗ đó. Lượm miếng gốm lên, chúng tôi thấy viết lời Kinh của Đấng Thế Tôn. Đây hình như là một minh chứng hùng hồn về việc truyền đạo sang đất nước này.

Vài năm sau, khu tưởng niệm Dipa Ma được mở rộng gồm cả cây cầu vượt qua một con suối nhỏ. trong ngôi vườn dành cho các ni sư. Tôi rất hài lòng với ý tưởng đó vì hình ảnh cây cầu vượt qua suối có liên quan mật thiết với bà nơi trái tim tôi.

Tuy nhiên, khi thương lượng những chi tiết để xây cây cầu đó, có điều gì đó xẩy ra khiến tôi vô cùng bực mình. Thực tế là, tôi đã tỏ ra vô cùng bực dọc và giận dữ đến tột độ. Sau này, tôi xuống xem cây chúng tôi đã trồng và thấy cây đó đang chết dần.

Cuối cùng cây chúng tôi trồng để tưởng niệm Dipa Ma đã chết. Đây là một thông điệp rõ ràng đối với tôi về hậu quả do sân hận đem lại. Đài kỷ niệm của Dipa Ma không thể thực hiện được một khi sân hận chưa được giải quyết. Cuối cùng thì cây cầu cũng được xây dựng với bia tưởng niệm Dipa Ma.

Chúng tôi cũng trồng thêm một cây sồi nữa để tưởng nhớ tới Dipa Ma tại vườn cây của tu viện Phật giáo Amaravati tại Hertfordshire, bên nước Anh gần bên hang động Đức Phật. Cây này tiếp tục lớn lên và phát triển mạnh mẽ.

Thường thường khi tôi cảm thấy buồn phiền hay bị thách thức, tôi lại đi dạo đến thăm cây sồi đó và ngồi dưới bóng và tụng kinh (mantra) và hát về Dipa Ma. Đôi khi tôi còn dựng một bàn thờ và hành thiền bách bộ. Khi tôi thực hiện những điều vừa kể trên tôi thường cảm thấy toàn thân tôi được thư dãn sau đó, như lọt vào cảm giác bình an nơi tình yêu và hiểu biết Dipa Ma đã mang lại cho tôi, cho dù hoàn cảnh bên ngoài vẫn còn y nguyên, vấn đề khó khăn không còn quá cấp bách nữa. -- Ajahn Thanasanti

Luôn luôn hiện diện

Bà giống như ánh sáng đèn cầy Phật Pháp lung linh vững vàng không lay chuyển đã ngự trị trong tâm hồn tôi. Bà luôn hiện diện nơi tôi.

Khi bà còn sống và ngay cả hiện nay khi bà đã viên tịch, sự hiện diện của bà vẫn không xa lìa tôi. Khi tôi hành thiền, món quà quí giá nhất chính là tôi có thể thấy được bà thực sự hiện diện trong tôi. Bà bảo với tôi, "Con sẽ có câu trả lời cho chính mình từ bên trong nội tâm. Hãy lắng nghe cho cẩn thận. -- Cichelle Levey

Hướng dẫn của bà không bao giờ chao đảo.

Tôi cùng ra phi trường với bà khi bà rời thiền viện IMS vào năm 1980. Tôi đã dành nhiều thời gian với bà và cảm thấy một nỗi buồn mang mác. Tôi đang khóc thầm, tâm hồn tôi nặng nề quá, và nỗi đau thảm khốc không thể tưởng tượng nổi, giống hệt như khi mẹ tôi bỏ đi khi tôi mới ba tuổi rưỡi Dipa Ma đã quay lại nhìn thẳng vào mắt tôi.
Bà nói, "Đừng lo lắng gì cả Mẹluôn ở cùng con"

Bà lấy tay và đặt ngay trên trái tim tôi và từ lúc đó, đau đớn, buồn phiền, tất cả đều tan biến hết và lòng tôi tràn đầy ánh sáng. Tôi giữ lấy kinh nghiệm đó cho chính mình trong nhiều năm này qua năm khác và nhất định không bao giờ chia sẻ với ai cả vì kinh nghiệm này quá sâu đậm và không dễ gì tỏ lộ ra bên ngoài.

Trong một thời gian dài nhất tôi vẫn nghi ngờ lời bà nói."Tôi luôn luôn ở cùng con." Nhưng sự hiện diện của bà đã ngự trị trong tôi và tăng sức mạnh cho tôi. Tôi đã khởi sự luyện thiền chánh niệm trong suốt mười tám năm qua và nhờ Dipa Ma hướng dẫn tôi đã không bao giờ chao đảo.

Nhiều người khác cũng cảm thấy được những giây phút như vậy. Năm nay tôi đến tham dự một nghi thức sám hối với vị Thiền sư niên trưởng Lakota Sioux nghi thức này đã được tổ chức đầu tiên của bà truyền lại. Đến một điểm trong nghi thức tôi hoàn toàn khiếp sợ. Tôi cảm mình đã chết, đã chết với bản ngã của mình. Tôi không chắc mình có thể qua khỏi nghi thức đó. Tôi cảm thấy muốn bỏ ngang nghi thức vì tôi nghĩ rằng nghi thức đó quá căng thẳng đối với tôi. Nước mắt chảy thấm mặt tôi, tôi úp mặt xuống đất, nhắm mắt lại và liên tưởng ngay đến Dipa Ma.

Ngay lúc đó một luồng sáng như bao phủ tôi và nỗi sợ hãi tan biến luôn. Một sự bình an thâm sâu tràn ngập con người tôi, mọi suy nghĩ trong tôi đều đổ dồn vào Dipa Ma. Ngay thời điểm đó vị niên trưởng phụ trách nghi thức Lakota nhìn tôi và nói."Bà tràn ngập ánh sáng."

Bằng trực giác tôi biết bà không trở lại với tôi bằng xương bằng thịt. Bà đang vui hưởng ở nơi bà đang thuyết pháp. Có đôi khi tôi cũng hình dung ra được một hình ảnh hết sức sinh động về nơi bà ở. Là nơi tràn ngập ánh sáng. Sự hiện diện của bà được cảm thấy bằng một luồng sáng mạnh mẽ.

Bà vẫn còn hướng dẫn chúng tôi trên cõi đời này cho đến khi nào chúng tôi vẫn còn cần đến bà. Bà là một trong những người hướng dẫn chúng tôi. Bà luôn bảo vệ chăm sóc chúng tôi. -- Sharon Kreider.

Nếu tôi làm được điều đó, con cũng có thể làm được.

Tôi đã gặp rất nhiều khó khăn trong khóa huấn luyện ba tháng. Tất cả những gì tôi phải làm là chiến đấu, chiến đấu và chiến đấu trong một khoảng thời gian khá dài.
Trong những giờ hành thiền, tôi cảm thấy mình muốn được gặp lại Dipa Ma và tự hỏi mình, "Không hiểu còn có cách nào để giao tiếp với bà được nữa hay không?"

Thình thình tôi cảm thấy như bà xuất hiện và giao tiếp với tôi. Tôi cảm thấy những lời lẽ động viên mạnh mẽ của bà, "Nếu tôi làm được điều đó, con cũng có thể làm được"

Sau kinh nghiệm đó tôi bước vào một hiện trạng tập trung tư tưởng kéo dàitrong vài tuần lễ. -- Vô danh

Yêu điều Không Thể Yêu.

Tôi chưa bao giờ nghe nói đến Dipa Ma cho tới khi một người bạn bắt đầu kể cho tôi nghe bà là một Thiền sư vĩ đại đến dường nào và tôi phải tìm hiểu thêm về bà như thế nào.
Vài ngày sau đó, tôi đang ngồi một mình trong căn phòng và đọc một bài viết về cuộc đời của bà. Khi tôi đọc đến trang thứ ba, tôi bắt đầu cảm thấy thanh thản khôn tả. Mọi sợ hãi và phiền muộn hoàn toàn biến mất. và tôi cảm thấy hoàn toàn thoải mái và dễ chịu không lường với chính mình và với đủ mọi sự trong cuộc sống. - một sự bình an tuyệt đối và cởi mở hoàn toàn. Chẳng giống bất kỳ điều gì tôi cảm nghiệm được trước kia.

Ngay lúc điều đó còn đang diễn ra. Tôi cảm thấy như có một sự hiện diện thể chất nào đó trước mặt tôi và từ từ tiến sang bên phải tôi. Cảm giác có ai đó đang đứng gần tôi như vậy kéo dài trong năm phút.

Trong hai ngày liên tiếp, tôi cảm thấy như mình đang trôi bồng bềnh và những gì trước kia khiến tôi phiền hà và lo lắng chỉ còn là chuyện nhỏ. Giống như tôi vừa bước qua cánh cổng lọt vào một cuộc sống hoàn toàn khác biệt. Tôi thường nghe Thiền sư của tôi nói về "Cõi lòng mở ra." Nhưng tôi chưa bao giờ hiểu điều đó cho đến tận bây giờ. Tôi bắt đầu nhận ra rằng trái tim chỉ lộ ra khi không còn sợ hãi. Thật sự là một kinh nghiệm hết sức tuyệt vời và điều gì đem đến cho tôi là cảm thấy phấn trấn một cách lạ lùng.

Kể từ ngày đó trở đi một giai đoạn mới chạy xuyên suốt tâm trí tôi, và tôi suy nghĩ đó hẳn phải là những gì Dipa Ma đã nhắn nhủ tôi: "Hãy yêu điều gì khó yêu". Pamela Kirby

Ngưi này là ai?



Khi tôi tham gia khoá huấn luyện từ tâm (metta) tại thiền viện IMS, một đêm nọ Joseph Goldstein đã nói chuyện một bài giảng tuyệt vời về từ tâm trong đó ông kể nhiều mẩu chuyện về Dipa Ma. Sau buổi nói chuyện, tôi rời phòng thiền và cảm thấy một nguồn nghị lực mạnh mẽ thôi thúc tôi. Tôi cảm thấy thân xác tôi giống như một chiếc La-bàn và đang di chuyển hướng về phía điều gì đó. Đây thực sự là một sức mạnh bên ngoài nào đó và chẳng phải do nội tâm hay tình cảm mà có.


Sau ít phút ban đầu lưỡng lự, tôi quyết định khám phá xem nguồn nghị lực này - xuất phát từ đâu, và dẫn tôi đến chỗ nào. Sau nhiều vòng đi lại và xem xét, tôi nhận ra nguồn nghị lực đó kéo tôi lên cầu thang trong toà nhà tại thiền viện. Rồi lại quay xuống phòng thiền số M101. Ngay khi tôi đưa tay cầm lấy nắm đấm cửa phòng, tôi biết chắc là vật gì đó đàng sau cánh của nhất định phải là nguồn sức mạnh đó.


Khi tôi bước vào trong phòng, cường độ năng lực hầu như bao trùm lấy toàn bộ căn phòng, tôi nhìn thấy một bức hình mà tôi cứ ngờ ngợ là hình một người đàn ông mặc toàn đồ trắng đang ngồi thiền .


Tôi đến ngay chỗ đó và thấy như một cơn xoáy lực hút. Kéo tôi lại gần tấm hình. Tôi bước lại đó và nhặt tấm hình lên. Kỳ lạ thay lực hút đó đổi hướng theo phương tôi di chuyển tấm hình. tôi đưa tấm hình lên xuống, di sang bên phải rồi bên trái. Đưa hình ra xa khỏi tôi, tôi đều cảm thấy rõ ràng nguồn lực đó ảnh hưởng trên tôi.


Tôi kinh ngạc "Không hiểu nhân vật trong bức hình đó là ai?" Và thế là tôi cảm thấy, "Sắp sửa từ bỏ gia đình và đi theo Thiền sư này. Đây thực sự là một điều mà mãnh lực khiến tôi không thể nào quên nổi.

Sau đó tôi còn lưu lại trong phòng một ít thời gian nữa và ngồi thiền cùng với bức hình đó, lặn hụp trong cảm giác mạnh mẽ này. Kinh nghiệm này tạo ra trong tôi cảm giác tập trung tư tưởng, tình yêu, và an bình kéo dài trong nhiều ngày liên tiếp, và thực sự vẫn còn ảnh hưởng quá sâu đậm nơi tôi từ hồi đó đến giờ.

Sau này một nhân viên trong ban điều hành cho tôi hay, tấm hình đó không phải là một người đàn ông, đó chính là hình của Dipa Ma. -- David Grant



Yêu cầu sự hiện diện của Dipa Ma.



Một số thiền sinh theo học thiền với Dipa Ma đã gợi ý, ta phải yêu cầu sức mạnh hiện diện của bà ra sao.

Tôi cầu nguyện với bà luôn. Bà là một phần của đời tôi trong nhiều năm liền. Sự hiện diện của bà không bao giờ thiếu cả. Một điều không thấy có khi hành thiền minh sát đó là khía cạnh sùng bái, chính vì thế nên tôi đã đưa vào việc luyện tập hàng ngày của tôi.


Mỗi buổi sáng tôi bắt đầu hành thiền bằng cách kêu cầu toàn thể Chư Phật, chư Bồ-tát, các Thiền sư và tất cả chúng sanh giác ngộ. Tôi cảm nhận được sự hiện diện của họ. Tôi cầu xin họ hướng dẫn và trở thành người dẫn lối chỉ đường cho tôi. Rồi, suốt cả ngày, tôi nghĩ đến những nhân vật đó, Dipa Ma là một trong số của họ. -- Jack Engler


Những người Tây Tạng đôi khi đề cập đến sức mạnh Milerapa hiện vẫn còn được phổ biến ở một số nơi. Tôi cảm thấy lời cam kết của Dipa Ma, sự nhiệt tình của bà, lòng quyết đoán, biết bao lần bà dứt bỏ đi được, làm sao bà vượt thắng được tất cả - tất cả những sức mạnh đó vẫn còn có tác dụng. Bằng cách tưởng nhớ đến bà, nghĩ về bà, khiến cho sức mạnh đó lại nổi dậy trong ta. Chúng ta có thể kêu cầu sức mạnh giác ngộ của bà.


Khi khó khăn xuất hiện. tôi cố gắng tưởng tượng, "Dipa Ma đang ở đâu?" hay liên lạc được với cảm giác nội tạng của bà. Đặc tính cứng tựa sắt của bà tôi vẫn còn cảm nhận được. Khi tôi nhớ lại cảm giác hay hình ảnh của bà, rồi ngừng không lặn hụp vào các câu chuyện trí tuệ đang kể cho tôi nghe. Tôi nhớ lại điều đó có thể vượt qua nổi. -- Kate Wheeler


Sau nhiều năm. tôi đã có một số các Thiền sư. Thường vào lúc bắt đầu ngồi thiền tôi liệt kê một những nhân vật hỗ trợ (refuge tree) với Đức Phật và các Thiền sư của tôi. Tôi hình dung ra từng người một, và rồi cảm nhận những đức tính nghị lực đặc biệt của mỗi người tôi mường tượng ra.


Thật là một mối liên lạc tuyệt vời với những nhân vật này. Đến khi tôi hình dung tới Dipa Ma tôi cảm nhận được sự phối hợp đặc biệt giữa trống rỗng và từ tâm. Hình ảnh của bà đem lại cho tôi một chiều sâu nội tâm bao la. -- Joseph Goldstein.


Việc luyện tập của chính tôi với Dipa Ma chính là đặt trái tim tôi trong trái tim của bà. Có một lần trong băng ghi của một nhóm đến nhà bà tại Ấn Độ. Tôi nghe được tiếng gọi đầy yêu thương của bà với một thiền sinh đến trễ, không kiếm được chỗ nào để ngồi, "Vào đây đi con. Nếu không còn chỗ nào nữa, hãy đến ngồi vào lòng tôi…. Bạn là con của tôi mà." Bất kể khi nào tôi cảm thấy buồn, tôi lại tưởng tượng ra tiếng bà gọi tôi, "Hãy đến ngồi vào lòng mẹ, con yêu." Trong tâm trí tôi chạy ngay với bà và đặt đầu tôi vào lòng bà, và bà chậm rãi và âu yếm vuốt tóc tôi trong khi đó tôi bắt đầu khóc.


Qua cái chết của Dipa Ma, cũng như bất kỳ Thiền sư vĩ đại nào qua đời. Chúng ta thường tìm kiến di sản của họ để lại trở thành của riêng của mỗi người. Bà đã trở thành ánh sáng chúng ta có thể hướng về mà làm được những gì bà đã thực hiện. Như Jack Kornfield cho biết, vấn đề không phải trở nên giống như Dipa Ma hay bất kỳ một Thiền sư, một vị thánh chúng ta đã đọc được. Nhưng vấn đề ở đây còn khó gấp bội đó là: tự thể hiện chính mình, và khám phá ra tất cả những gì bạn tìm kiếm phải được kiếm ra trong trái tim bạn, tại đây và vào lúc này,"


Nơi các chuyện kể này ngừng lại, ước gì các chuyện kể của bạn sẽ bắt đầu xuất hiện, và ước gì phước lành của Dipa Ma hướng dẫn bạn trên bước đường về quê nhà:



Bất kể điều gì tôi đã có - sức mạnh, từ tâm

Tôi trải rộng tới bạn đề bạn được niềm tin, để bạn được bình an.

Nhờ ơn sủng Đức Phật, Giáo Pháp và Tăng-già

Nguyện hết thẩy mọi điều tốt lành đến với bạn.

Ước mong bạn được hạnh phúc, 

Ước mong bạn được che chở khỏi mọi hiểm hoạ,

và được tiến triển trong việc hành thiền.



-ooOoo-


NHỮNG CỘNG TÁC VIÊN:



Dipa Barua là con gái của Dipa Ma. Cô là nhân viên nhà nước tại Kolkata (Calcutta) và tham gia rất nhiều tổ chức xã hội và tôn giáo.



Jyotishmoyee Barua là một bà nội trợ tại Kolkata và là bà mẹ có năm người con trai.



Pritimoyee Barua là một bà nội trợ tại Kolkata và là bà mẹ có hai người con trai



Rishi Barua là cháu ngoại của Dipa Ma đậu cử nhân tại trường đại học St. Xavier, Kolkata và đang theo học lấy bằng tiến sĩ thương mại tại Đại học Kilkata.



Sudipti Barua được Dipa Ma huấn luyện trở thành trợ lý Thiền sư và giúp tổ chức các khoá huấn luyện tại Bogh Gaya và Kolkata. Là bà mẹ với sáu người con, bà điều hành một cơ sở kinh doanh bánh ngọt tại Kolkata.



Rou Bonney là nhiếp ảnh, thợ làm đồng xe và uỷ viên tại thiền viện vùng San Francisco Bay, gặp Dipa Ma vào năm 1974



Sylvia Boorstein một Thiền sư sáng lập thiền viện Spirit Rock Meditation. Và là tác giả cuốn:It's easier than you think: the Buddhist Way to Happiness và một số cuốn sách khác về tu luyện Phật Pháp.



Daniel Boutemy là một thiền sinh thuộc phái Nam Tông. trong vòng 27 năm. Tự coi mình là người đam mê Phật giáo đã theo học với nhiều Thiền sư tại miền Tây Hoa kỳ và Á châu, cả theo truyền thống thiền minh sát và thiền định.



Robert Bussewitz là thiền sinh của trung tâm thiền từ năm1978, đã hành hương đến nhiều chố tại châu Á kể cả Tây tạng. Vừa rồi ông đến sống tại Jamaica Plain, Massachusetts.



Sukomol Chowdhury là một hiệu trưởng và giáo sư về hưu của Đại học Sanskrit. Giữ vị trí quan trọng trong nhiều tổ chức xã hội và tôn giáo trong cuốn sách này ông dịch ấn bản viết về cuộc đời Dipa Ma bằng tiếng Bangal sang tiếng Anh.



Howard Cohn luyện thiền hơn 20 năm là thành viên sáng lập Thiền viện Spirit Rock Ông điều hành các buổi huấn luyện khắp thế giới từ năm 1985. Huấn luyện của ông bao gồm nhiều truyền thống, kể cả Nam Tông, Zen, Dzogchen và Advaita Vedanta



Matthew Daniell là một thiền sinh lâu năm nghiên cứu về thiền quán, Ông dạy thiền Phật giáo và thiền sinh ở đại học Tufts.



Jack Engler là một nhà tâm lý học giảng dạy và điều trị bằng tâm lý trị liệu tại khoa phân tâm học tại trường Cambridge Hospital và Harvard Medical và là uỷ viên tại trung tâm Barre nghiên cứu về Phật giáo ông theo học Thiền sư Angarika Munindra, Thượng toạ Mahasi Sayadaw và Linh mục Thomas Merton. ông sống tại Massachusetts với vợ và con gái.



Lesley Fowler là một thiền sinh dài hạn tại Trung tâm Thiền Quán IMS và tác giả nhiều cuốn sách thơ và văn chương. Bà sống tại Úc



Andrew Getz luyện tập thiền quán khi còn là một thiếu niên. Kể cả giai đoạn huấn luyện tu trì tại Á châu. Ông đặc biệt quan tâm đến chăm sóc các thanh thiếu niên gặp nguy hiểm thông qua một tổ chức ông đồng sáng lập gọi là Youth Horizons



Joseph Goldstein Thiền sư đồng sáng lập và hướng dẫn thiền tại thiền viện IMS. Ông giảng các khoá huấn luyện thiền quán trên khắp thế giới từ năm 1974. Tác giả nhiều cuốn sách kẻ cả cuốn One Dharma and the Experience of Insight, là người sáng lập thiền viện Forsest Refuge - một thiền viện tu luyện và các khoá dài ngày.



David Grant giáo viên trung học tại Portland, Maine, ông sống ở đó với vợ và con gái.



Asha Greer một nghệ nhân, y tá, và Thiền sư cao niên theo truyền phái Sufi đồng sáng lập Lama Foundation tại New Mexico và phong trào nhà tế bần tại Charlettesville Virginia Bà sống tại Batesville Virginia.



Pamela Kirby là một biên tập viên tự do tại South Carolina. Bà sống tại Woodacra, California.



Sayadaw Khippananna (Thiền sư Kim Triệu) một nhà sư người Việt nam xuất gia hơn 50 năm trước. Trụ trì tại chùa Shakyamuni gần Los Angeles và Jetavana Vihara tại Washington, D.C, ngài giảng dạy thiền quán (Insight Meditation) từ năm 1982.



Fric Kolvig hướng dẫn các khoá học thiền quán (Insight meditation) và thuyết pháp khắp nước Mỹ ông sống tại New Mexico.



Jack Kornfiel từng là nhà sư tại Á Châu, là người sáng lập thiền viện IMS quốc tế từ năm 1974, ông viết một số sách về Phật Pháp kể cả cuốn A Path with the Heart và After the Ecstasy, the Laundry.



Sharon Kreider, một bà vợ và mẹ có hai đứa con bắt đầu luyện thiền quan (Insight meditation) tại An độ từ năm 1977. một nhà phân tâm làm việc với thanh thiếu niên và gia đình của các em. Bà dạy tâm lý học và sử lý độ quỵ tại Đại học Front Range Community tại Fort Collis, Colorado.



Carol Constantian Lazell bắt đầu luyện thiền quán (Insight meditation) tại thiền viện IMS từ năm 1978 và gia nhập ban điều hành thiền viện khoá 1978- 1983. Mẹ của một con gái 11 tuổi sống tại San Francisco và làm việc tại một thư viện trường tiểu học.



Michelle và Joel Levey là tác giả cuốn Living in Balance, Simple Meditation and Revelation, ... và các cuốn sách khác (xin xem liệt kê tại http://www.wisdomatwork.com). Cả hai đều luyện tập với nhiều Thiền sư khác nhau và giảng dạy rất rộng rãi. Đưa những nguyên tắc Phật Pháp vào cuộc sống thông qua công việc và lãnh đạo các tổ chức đoàn thể văn hoá.



Michal Liebenson Grady là một Thiền sư hướng dẫn tại CIM, ông đã thực hành thiền quán (Insight meditation) từ năm 1973.



Ann Lowe một thợ thiết kế sách. Sống tại San Loranzo, New Mexico với chồng và hai con chó.



Jacqueline Mandell là một Thiền sư. Mẹ của hai đứa con song sanh. Là chủ tịch lãnh đạo tại Pure Heart.



Michele McDonnald Smith luyện thiền quán (Insight meditation) từ năm 1975 thuyết pháp khắp thế giới có khiếu siêu tầm các giáo lý cổ và tìm cách diễn đạt cho hợp với thời đại này.



Maria Monroe luyện thiền quán (Insight meditation) với Munindra tại Bodh Gaya năm 1968 và đến thăm Dipa Ma vào năm 1970, bà giảng thuyết về thiền quán (Insight meditation) từ năm 1984 sống tại Portland, Oregon.



Angagarika Munindra là một Thiền sư quốc tế. Thụ phong làm nhà sư dưới sự hướng dẫn của Ngài Mahisi Sayadaw, thường trú tại hội Thiền Quán (Vipassana International Academay) của S.N. Goenka tại Igatpuri Ấn Độ.



Sandip Mutsuddhi là cha và công nhân viên nhà nước tại Kolkata, India



Daw Thant Myint là dì của Dipa Ma là một giảng viên đại học tại Miến Điện.



Susan O'Brien du hành sang Ấn Độ với Joseph, Sharon và một số người khác từ năm 1979 khi họ viếng thăm Dipa Ma tại Bodh Gaya và nhà của bà tại Calcutta. Bà bắt đầu thuyết pháp từ năm 1960 và điều phối viên các khoá huấn luyện tại IMS,



Hòa thượng Rastrapala Mahathera là giám đốc trung tâm Thiền quán (Vipassana International Center), tại đó ngài đặt tên cho phòng thiền là Dipa Ma để tưởng nhớ đến bà. Ngài là một nhà văn và Thiền sư thiền quán (Insight meditation).



Boh Ray là đồng sáng lập với vợ Dixie thiền viện Southwest Center for Spiritual Living. Bob hướng dẫn khoá huấn luyện thiền hàng tuần tại Las Vegas New Mexico.



Sharda Rogell luyện theo phái Phật giáo Nam Tông từ năm 1979 thuyết pháp khắp thế giới từ năm 1985. Bị nhóm Advaita Vedanta và Dzoghen ảnh hưởng, bà nhấn mạnh nhiều đến giác ngộ tâm Từ.



Janice Rubin là một nhiếp ảnh tác phẩm của ông đã được triển lãm trong nước và quốc tế từ năm 1976 (Muốn biết thêm chi tiết xin xem trang web: http://www.mikvahproject.com)



Sharon Salzberg là đồng sáng lập IMS, bà là một trong những Thiền sư hàng đầu. Luyện thiền từ năm 1974, tác giả nhiều cuốn sách, kể cả: Faith: Trusting your Own Deepest Experience and Lovingkindness. The Revolutionary Art of Happiness.



Katrina Schneider theo học tại tu viện trong rừng tại Burma dưới hướng dẫn của Taugpulu Sayadaw. Bà thường sống tại Mỹ và áp dụng thiền vào công việc cứu tế các bệnh nhân, và những người đau khổ do tâm thần.



Steven Schwartz đã luyện thiền quán (Insight meditation) hơn ba mươi năm là thiền sinh của Dipa Ma, là một trong các vị sáng lập IMS. Bà đã tiếp đón Dipa Ma ở trong nhà mình trong chuyến đi thứ nhất sang Mỹ.



Steven Smith là đồng sáng lập thiền Vipassana Hawaii. ông là Thiền sư hướng dẫn thiền quán tại thiền viện IMS. Ông hướng dẫn huấn luyện thiền khắp thế giới.



Janne Stark là một tấm lòng nhân hậu, một người mẹ và là nhà cung cấp chăm sóc cho các trẻ biết đi, và là giám đốc thị trường nông thôn (Farmers' Market Manager). Hướng dẫn một nhóm thiền tại Portland, Oregon.



Ajahn Thanasanti được giới thiệu nhập môn theo Phật giáo từ năm 1979 tại một khoá huấn luyện do Jack Engler thuyết pháp. 10 năm sau, bà đến tu viện Phật giáo Amaravati tại Anh quốc ở đó bà thực tập và trở thành ni sư năm 1991, được xuất gia với Hòa Thượng Ajahn Sumedho. Bà sống tại Úc.



Father Theophane là một tu sĩ dòng Trappist sống tại tu viện Snowmass, Colorado, ông là tác giả cuốn Tales of a Magic Manastery.



Kate (Lila) Wheeler tham dự khoá huấn luyện đầu tiên vào năm 1977 bà viết một tiểu thuyết . When the Mountains Walked, và một cuốn sách chuyện nhỏ. Not Where I Started From, cũng như một số bài cho tạp chí New York Times, Tricycle, the Buddhist Review, và một số ấn phẩm khác, bà sống tại Massachusetts.



Tác giả:



Amy Schmidt là một Thiền sư chính thức tại thiền viện IMS ở Barre. Massachusetts và là đồng sáng lập Tăng-già Southwest, là một trung tâm khóa tự tu tại nam New Mexico. Là một người hoạt động y tế xã hội, Amy là đồng tác giả cuốn thủ bản "Understanding Alzheimer", là cuốn sách hướng dẫn cho các gia đình, bạn bè và những người cung cấp dịch vụ y tế (University of Washington Press, 1993). Cuốn hoạt hình của bà xuất hiện trong Buddha Laughing (Bell Tower, 1999).



Biên tập viên:



Don Morreale là biên tập viên cuốn Complete Guide to Buddhist America. Là một thiền sinh Phật pháp dài hạn và là một văn sĩ tư (tự do) sống tại Denver, Colorado



Madelain Fahrenwald cũng là một biên tập viên tư và là một thiền sinh Phật pháp lâu năm.


Nếu muốn biết thêm thông tin về Dipa Ma, xin xem website: [i]www.dipama.com [/i]

[i]Hết.[/i]

[i]Budsas.org[/i]
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply