Câu Chuyện Sa Di Pandita
#1
                                                               Vấn đáp về thiền Minh sát

[Image: thiensu_716909957.jpg&size=article_medium]
Thiền sư U. Silananda
Mục tiêu tối hậu của Thiền Minh Sát là để loại trừ những bợn nhơ trong tâm. Trước khi đạt được mục tiêu này thiền sinh sẽ có được những lợi ích thực tại như sẽ có được một tâm hồn bình an và tĩnh lặng và có đủ khả năng để chấp nhận những gì xảy ra đến cho mình.

 

  1. Do đâu mà có Thiền Minh Sát?
Thiền Minh Sát là một loại thiền căn bản và chính yếu của Phật Giáo Nguyên Thủy.

 

  1. Vipassana nghĩa là gì? 
Chữ "Vipassana" được chia làm hai phần "Vi" có nghĩa là "bằng nhiều cách"; và "Passana" có nghĩa là "nhìn thấy". Vậy "Vipassana" có nghĩa là thấy được bằng nhiều cách khác nhau. (Minh sát).

 

  1. Thiền Minh Sát đem lại lợi ích gì cho tôi? 
Mục tiêu tối hậu của Thiền Minh Sát là để loại trừ những bợn nhơ trong tâm. Trước khi đạt được mục tiêu này thiền sinh sẽ có được những lợi ích thực tại như sẽ có được một tâm hồn bình an và tĩnh lặng và có đủ khả năng để chấp nhận những gì xảy ra đến cho mình. Thiền Minh Sát giúp ta nhìn sự vật đúng thực tướng của chúng chứ không phải thấy chúng qua những biểu hiện bên ngoài. Sự vật xuất hiện trước mắt ta dưới trạng thái trường tồn, vững bền, đáng yêu và có thực chất, nhưng thực tế thì chúng không phải như vậy. Khi thực hành thiền minh sát bạn sẽ chính mình thấy được sự sinh và diệt của hiện tượng vật chất và tinh thần. Đồng thời bạn cũng ý thức được một cách rõ ràng hơn những diễn biến trong tâm và thân bạn. Bạn sẽ có đủ khả năng chấp nhận mọi chuyện xảy đến cho bạn với một tư thái an nhiên chứ không bị xao động hay xúc cảm và đương đầu với hoàn cảnh một cách lạc quan hơn.

 

  1. Người nào cần phải hành Thiền Minh Sát? 
Thiền Minh Sát là phương thuốc để chữa trị các chứng bệnh của tâm, những bệnh nằm dưới dạng thức các phiền não như: Tam, Sân, Si ... Hầu như chúng ta lúc nào cũng mang những tâm bệnh này, vì vậy ít nhiều chúng ta cũng phải cần đến Thiền Minh Sát.

 

  1. Khi nào cần phải hành Thiền Minh Sát? 
Vì phiền não luôn luôn sát cánh với chúng ta nên lúc nào chúng ta cũng cần phải thực hành thiền minh sát. Sáng, trưa, chiều, trước khi đi ngủ hay trong những lúc làm việc, nói chuyện, rửa chén, .... đều là cơ hội để hành thiền. Và mọi lứa tuổi đều có thể thực hành thiền minh sát.

 

  1. Phải chăng chỉ có Phật tử mới hành Thiền Minh Sát được? 
Không có yếu tố tôn giáo trong thiền minh sát. Vì vậy mọi người, dầu theo tôn giáo nào cũng đều có thể thực hành thiền minh sát. Thiền minh sát là sự theo dõi và quan sát chính bản thân mình một cách khoa học. Bạn chỉ cần chú tâm quan sát những diễn biến của thân và tâm bạn trong khoảnh khắc hiện tại mà thôi.

 

  1. Thiền Minh Sát có khó thực hành không? 
Cũng khó mà cũng dễ. Thiền Minh Sát nhằm kiểm soát tâm, mà tâm thì luôn luôn vọng động. Khi hành thiền chính bạn sẽ thấy tâm mình. Việc hành thiền không phải dễ, bởi vì rất khó kiểm soát tâm và giữ tâm trên một đề mục duy nhất. Mặt khác, Thiền Minh Sát cũng rất dễ thực hành vì không cần phải sửa soạn lễ nghi công phu hay phải học hỏi nhiều mới có thể thực hành. Bạn chỉ cần ngồi xuống, theo dõi chính mình và chú tâm vào đề mục là được. 

 

  1. Thực hành Thiền Minh Sát có đòi hỏi điều kiện tiên quyết gì không? 
Bạn cần phải thực sự muốn thực hành thiền và sẵn sàng tuân theo lời chỉ dẫn một cách chặt chẽ. Bởi vì nếu bạn không thực hành đúng thì bạn sẽ không gặt hái trọn vẹn lợi ích của thiền. Bạn cũng cần phải tin tưởng vào việc hành thiền, tin tưởng thiền sư, có một tâm hồn cởi mở để thực hành thiền và thấy được những gì mà thiền có thể đem lại cho bạn. Đức kiên nhẫn cũng rất quan trọng. Khi hành thiền bạn phải kiên nhẫn để đương đầu với nhiều thứ. Sẽ có phóng tâm, có cảm giác khó chịu trên thân thể và bạn sẽ phải đương đầu với cái tâm của bạn. Bạn phải kiên trì và cương quyết theo đuổi việc hành thiền đến cùng mỗi khi sự phóng tâm đến quấy nhiễu bạn khiến bạn không thể chú tâm vào đề mục được. Một điều rất quan trọng cần nhớ là bạn phải giữ giới luật thật trong sạch, vì nếu giới không trong sạch thì không thể nào đạt được sự chú tâm hay có được sự bình an của tâm hồn. Khi làm điều gì sau đó bạn sẽ suy tư về những điều mình đã làm nhiều lần, nhất là lúc bạn đang hành thiền. Đó là một trở ngại lớn lao khiến bạn khó đạt được sự trụ tâm.

 

  1. Cần phải có những chuẩn bị gì để hành Thiền Minh Sát? 
Thực ra bạn chẳng cần phải cụ bị gì cả. Những thứ bạn cần chỉ là một chỗ thuận tiện để bạn có thể ngồi nhắm mắt và chú tâm vào đề mục. Nói như thế không có nghĩa là bạn không thể dùng gối, đòn ngồi, ghế hay những dụng cụ khác trong lúc hành thiền, vì lúc thiền bạn cũng cần phải có một vài sự thoải mái tối thiểu nào đó. Nếu bạn không muốn đau đớn khó chịu trong lúc hành thiền thì bạn cũng không nên tạo cho mình quá thoải mái. Vì khi quá thoải mái thì sự lười biếng, thụ động sẽ phát sinh dẫn đến sự buồn ngủ.

 

  1. Phải giữ tư thế nào khi hành Thiền Minh Sát? 
Giữ tư thế nào cũng được. Đi, đứng, nằm, ngồi đều có thể thực hành Thiền Minh Sát, miễn sao bạn tỉnh thức là được.

 

  1. Lúc hành thiền có nhất thiết ngồi xếp bằng không? 
Mặc dầu theo thói quen hay theo truyền thống, lúc hành thiền, thiền sinh ngồi xếp bằng trên sàn, nhưng không nhất thiết phải thế. Bạn có thể ngồi cách nào mà bạn thấy có thể giúp bạn ngồi lâu và thoải mái là được. Điều quan trọng trong thiền minh sát là sự tỉnh thức chứ không phải là ở tư thế.

 

  1. Có phải nhắm mắt trong lúc thiền không? 
Nhắm mắt được thì tốt nhưng bạn có thể mở mắt nếu bạn thích. Cách nào bạn thấy ít bị phóng tâm là được. Nhưng nếu trong lúc mở mắt bạn chợt để ý nhìn vật gì thì bạn phải biết rằng mình đang "thấy" và ghi nhận nó, điều thiết yếu là đạt được sự trụ tâm chứ việc nhắm hay mở mắt lúc hành thiền không quan trọng.

 

  1. Lúc hành thiền, tay nên để như thế nào? 
Không có một luật lệ bó buộc nào về việc để tay trong lúc hành thiền minh sát. Tay bạn đặt thế nào cũng được. Thường người ta hay ngồi xếp bằng; đặt tay này lên tay kia để trước bụng, trên hai đùi. Bạn cũng có thể đặt hai tay bạn lên hai đầu gối nếu bạn muốn.

 

  1. Thời gian hành thiền kéo dài bao lâu? 
Điều đó tùy thuộc vào khả năng mỗi người. Không có một qui tắc bó buộc nào. Ngồi được một giờ thì thật tốt, nhưng lúc đầu bạn chưa thể ngồi được một giờ bạn hãy ngồi chừng 30 hay 15 phút rồi dần dần kéo dài thời gian ngồi thiền ra cho đến khi bạn có thể ngồi lâu hơn. Nếu bạn có thể ngồi trên một tiếng đồng hồ mà vẫn thấy thoải mái thì bạn có thể ngồi được hai hay ba tiếng đồng hồ.

 

  1. Có cần phải thực tập hằng ngày không? 
Mỗi ngày chúng ta đều phải ăn để nuôi dưỡng cơ thể. Tại sao chúng ta không dành một ít thì giờ trong ngày để thanh lọc tâm vì phiền não luôn sát cánh với ta như bóng với hình? Mỗi sáng nên dành một khoảng thời gian để ngồi thiền vì lúc ban sáng thân và tâm bạn đã được an nghỉ, bạn không còn phải lo lắng băn khoăn về những việc đã xảy ra trong ngày trước. Thiền lúc tối trước khi đi ngủ cũng tốt. Nhưng lúc nào bạn cũng có thể hành thiền được. Nếu bạn tạo được thói quen hành thiền mỗi ngày bạn sẽ gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp và lợi ích hơn.

 

  1. Hành Thiền Minh Sát có cần phải có thiền sư không?  
Điều này rất quan trọng. Bất kỳ học một môn học mới nào bạn cũng đều cần phải có thầy chỉ dạy. Nhờ những lời chỉ dẫn của thầy bạn có thể đạt kết quả nhanh và đi đúng đường. Bạn cần có một vị thầy có đủ tư cách để chỉ dẫn cho bạn, vì thầy sẽ giúp bạn điều chỉnh sai lầm và hướng dẫn bạn lúc bạn gặp phải những trở ngại trong lúc hành thiền. Nhiều thiền sinh nghĩ rằng mình đã tiến triển trong thiền nhưng thực ra họ chưa đạt được chút tiến bộ nào, lại cũng có nhiều thiền sinh nghĩ rằng việc hành thiền của mình không có kết quả hay không có chút tiến bộ nào trong khi đó thì họ đã tiến triển rất nhiều. Chỉ có vị thiền sư mới có thể biết được mức độ tiến bộ của bạn để điều chỉnh và hướng dẫn bạn trong những lúc cần thiết. Nếu bạn không tìm ra thiền sư bạn có thể nhờ vào sách, nhưng không một cuốn sách nào có thể hoàn toàn thay thế cho một vị thầy. Bạn có thể đạt được một số tiến bộ khi đọc kỹ lời chỉ dẫn và thực hành đúng theo những điều hướng dẫn trong sách, nhưng bạn phải cần thường xuyên trao đổi ý kiến và thảo luận với thầy nữa, mới có thể đạt được thành quả khả quan.

 

  1. Có thể áp dụng Thiền Minh Sát vào đời sống hàng ngày không? 
Bạn có thể "tỉnh thức" trong mọi tác động bạn đang làm. Bất kỳ bạn đang làm việc, đang đi, đang nói, v.v..., bạn đều có thể thiền. Mặc dầu mức độ tỉnh thức trong lúc hoạt động không mạnh bằng lúc ngồi thiền hay lúc đang theo một khóa thiền tập nhiều ngày, nhưng nói chung trong lúc hoạt động bạn vẫn tỉnh thức được. Áp dụng thiền minh sát vào đời sống bạn có thể đối phó với chính bạn một cách có hiệu quả. 

 

18. Thế nào là một khóa thiền tập?

 

Khóa thiền tập giúp cơ hội cho bạn được thực tập thiền một cách tích cực và nỗ lực hơn nhờ sự hỗ trợ của hoàn cảnh chung quanh và sự hướng dẫn của vị thiền sư kinh nghiệm. Mọi việc bạn làm trong khóa thiền tập đều là đề mục hành thiền. 

 

19. Khóa thiền tập tổ chức ra sao?

 

Ngày thiền tập bạn sẽ thực hành thiền minh sát liên tục, hết ngồi (thiền) lại đi (thiền), hết đi lại ngồi ... Thiền tọa và thiền hành (hoặc kinh-hành) cứ xen kẽ liên tục như thế. Vào buổi tối sẽ được nghe giảng pháp và trình pháp với thầy. Nhờ ở sự tỉnh thức trong mọi hoạt động trong ngày mà việc thực tập thiền quán được liên tục tiến triển. Trong thời gian thiền tập phải tuyệt đối giữ im lặng. Khóa thiền tập có thể kéo dài một ngày, hai ngày cuối tuàn, một tuần hay lâu hơn.

 

20. Tại sao phải tham dự khóa thiền tập?

Nỗ lực tinh tấn thực hành thiền liên tục trong khóa thiền tập khiến tâm bạn được an trụ và tĩnh lặng. Vì sự trụ tâm rất cần yếu cho việc phát sanh trí tuệ, nên khóa thiền tập là cơ hội tốt nhất giúp bạn tự thân thấy được thực tướng của mọi vật.

 

Dịch giả: Tỳ kheo Khánh Hỷ & Lưu Bình
Nguồn: Buddha Sasana

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#2
Đức Phật dạy thiền đâu có phải tìm lợi ích, nếu vì tìm lợi ích thì mắc chi đệ tử Phật xả thân cầu đạo cạo đầu? ngay cả khi lợi ích tự có như có thần thông mà đức Phật còn không cho dùng  Grinning-face-with-smiling-eyes4 thiền để tìm lợi ích thì ngoại đạo dạy.
Reply
#3
Mục tiêu tối hậu của Thiền Minh Sát là để loại trừ những bợn nhơ trong tâm. Trước khi đạt được mục tiêu này thiền sinh sẽ có được những lợi ích thực tại như sẽ có được một tâm hồn bình an và tĩnh lặng và có đủ khả năng để chấp nhận những gì xảy ra đến cho mình.


Không biết có phải bạn RachViec nói đoạn trên này về chữ lợi ích? Như lời thầy Silanada thì trước khi đạt cứu cánh giải thoát (loại trừ những bợn nhơ trong tâm), thì tâm hành giả sẽ được lợi ích là an tĩnh.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#4
(2018-01-14, 10:25 AM)anatta Wrote: Mục tiêu tối hậu của Thiền Minh Sát là để loại trừ những bợn nhơ trong tâm. Trước khi đạt được mục tiêu này thiền sinh sẽ có được những lợi ích thực tại như sẽ có được một tâm hồn bình an và tĩnh lặng và có đủ khả năng để chấp nhận những gì xảy ra đến cho mình.


Không biết có phải bạn RachViec nói đoạn trên này về chữ lợi ích? Như lời thầy Silanada thì trước khi đạt cứu cánh giải thoát (loại trừ những bợn nhơ trong tâm), thì tâm hành giả sẽ được lợi ích là an tĩnh.

Đâu phải lấy cái này loại trừ cái kia thì tâm được an tĩnh. Tâm đối trị làm sao an tĩnh.  Grinning-face-with-smiling-eyes4 Bợn nhơ lắng xuống chỉ lắc một cái là bợn nhơ nổi lên lại.
Reply
#5
(2018-01-16, 11:03 AM)Rách Việc Wrote: Đâu phải lấy cái này loại trừ cái kia thì tâm được an tĩnh. Tâm đối trị làm sao an tĩnh.  Grinning-face-with-smiling-eyes4 Bợn nhơ lắng xuống chỉ lắc một cái là bợn nhơ nổi lên lại.

Tôi nghĩ trong trao đổi thì cần dùng đến ngôn từ. Mà khi dùng đến ngôn từ, thì có đối đãi rồi, có phải có quấy, không tránh được. Ngôn từ chuyển đạt cái ý. Nếu hiểu được cái ý thì đủ rồi.

Bợn nhơ cũng có nghĩa là lậu hoặc hay phiền não. Chẳng hạn như Phật nói tinh tấn tu tập hành thiền để diệt trừ phiền não, đâu có khác với nghĩa loại trừ phiền não! Vậy thì sao đây? Chẳng lẽ cho rằng không thể lấy hành thiền mà loại trừ phiền não?

Vậy theo bạn RV thì làm gì để không còn phiền não, đau khổ, để được giải thoát?

Tâm đối trị sao được an tĩnh? Vậy theo bạn RV thế nào để tâm được an tịnh?
(Tôi thì không nghĩ rằng ý thầy giảng là "tâm đối trị" trong đoạn đó, nhưng hỏi để tìm hiểu sao bạn RV cho rằng đó là "tâm đối trị" ?)
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#6
(2018-01-16, 06:16 PM)Hanatta Wrote: Tôi nghĩ trong trao đổi thì cần dùng đến ngôn từ. Mà khi dùng đến ngôn từ, thì có đối đãi rồi, có phải có quấy, không tránh được. Ngôn từ chuyển đạt cái ý. Nếu hiểu được cái ý thì đủ rồi.

Bợn nhơ cũng có nghĩa là lậu hoặc hay phiền não. Chẳng hạn như Phật nói tinh tấn tu tập hành thiền để diệt trừ phiền não, đâu có khác với nghĩa loại trừ phiền não! Vậy thì sao đây? Chẳng lẽ cho rằng không thể lấy hành thiền mà loại trừ phiền não?

Vậy theo bạn RV thì làm gì để không còn phiền não, đau khổ, để được giải thoát?

Tâm đối trị sao được an tĩnh? Vậy theo bạn RV thế nào để tâm được an tịnh?
(Tôi thì không nghĩ rằng ý thầy giảng là "tâm đối trị" trong đoạn đó, nhưng hỏi để tìm hiểu sao bạn RV cho rằng đó là "tâm đối trị" ?)

Đó là cây gậy tạm thời Phật cho chống để đi, khi đi được bình thường thì gậy một nơi, nếu không thể lìa cây gậy được thì phào niễn với cây gậy như hiện tại.

Nếu còn cảm thấy phiền não, đau khổ thì chống đỡ cây gậy nào đó từ Phật cho thích hợp với mình mà đi. Tới đi được bình thường thì đâu còn phào niễn đô khảu, lúc này còn muốn được giải thoát nữa sao?

An tịnh cũng là đối trị, lấy cái này lọi cái kia là đối trị. Thiền Tông từ Phật Thích Ca Mâu Ni gọi nó là tâm trộm cấp.
Reply
#7
(2018-01-18, 10:57 AM)Rách Việc Wrote: Đó là cây gậy tạm thời Phật cho chống để đi, khi đi được bình thường thì gậy một nơi, nếu không thể lìa cây gậy được thì phào niễn với cây gậy như hiện tại.

Nếu còn cảm thấy phiền não, đau khổ thì chống đỡ cây gậy nào đó từ Phật cho thích hợp với mình mà đi. Tới đi được bình thường thì đâu còn phào niễn đô khảu, lúc này còn muốn được giải thoát nữa sao?

An tịnh cũng là đối trị, lấy cái này lọi cái kia là đối trị. Thiền Tông từ Phật Thích Ca Mâu Ni gọi nó là tâm trộm cấp.


Bạn Rách Việc có thể trích ra lời Phật Thích Ca gọi tâm an tịnh là tam trộm cắp không?

Khi tu tập,trước khi đạt giải thoát, tâm sẽ an tịnh (thay Silananda) -- đó là quả.
Giống như đói bụng, ăn cơm thì no.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#8
(2018-01-19, 03:40 PM)anatta Wrote: Bạn Rách Việc có thể trích ra lời Phật Thích Ca gọi tâm an tịnh là tam trộm cắp không?

Khi tu tập,trước khi đạt giải thoát, tâm sẽ an tịnh (thay Silananda) -- đó là quả.
Giống như đói bụng, ăn cơm thì no.

(2018-01-19, 03:40 PM)anatta Wrote: Bạn Rách Việc có thể trích ra lời Phật Thích Ca gọi tâm an tịnh là tam trộm cắp không?

Khi tu tập,trước khi đạt giải thoát, tâm sẽ an tịnh (thay Silananda) -- đó là quả. 
Giống như đói bụng, ăn cơm thì no.




Tui đâu có nói Phật Thích Ca gọi như vậy đâu mà bác kêu tui trích ra? coi chừng bác hiểu lầm hông? Tui nói “Thiền Tông từ Phật Thích Ca...”  Grinning-face-with-smiling-eyes4 bác xem lại xem?

Theo tui thì tu tập là đang mất dần, sẽ mất dần... chứ không phải đạt cái này cái kia... tu tập đến khi không còn gì để mất thì còn cái gì trói bác mà đòi đạt giải thoát.
Reply
#9
(2018-01-20, 04:08 PM)Rách Việc Wrote: Tui đâu có nói Phật Thích Ca gọi như vậy đâu mà bác kêu tui trích ra? coi chừng bác hiểu lầm hông? Tui nói “Thiền Tông từ Phật Thích Ca...”  Grinning-face-with-smiling-eyes4 bác xem lại xem?

Theo tui thì tu tập là đang mất dần, sẽ mất dần... chứ không phải đạt cái này cái kia... tu tập đến khi không còn gì để mất thì còn cái gì trói bác mà đòi đạt giải thoát.

Tôi hiểu nhõm chữ "thiền tông từ Phật Thích Ca", và đoán rằng bạn tu tập theo thiền tông. Tôi hỏi là vì bạn đem tên Phật vào đó, nên muốn xác minh lại xem Phật có nói hay không. Như vậy, "tâm trộm cắp" là từ lời nói của vị thầy thiền tông nào đó sau này.

Chỉ khác nhau cách nói thôi. Đạt giác ngộ, đạt giải thoát, hay " tu tập đến khi không còn gì để mất....", thì có khác nhau sao? Bạn khó tánh còn hơn ông nội của tui Grinning-face-with-smiling-eyes4 .
Ngôn từ dùng để trao đổi, hiểu là được rồi, có cần phải bắt bẻ từng chữ không, bạn Rách Việc?
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#10
(2018-01-20, 06:01 PM)anatta pid= Wrote:Tôi hiểu nhõm chữ "thiền tông từ Phật Thích Ca", và đoán rằng bạn tu tập theo thiền tông. Tôi hỏi là vì bạn đem tên Phật vào đó, nên muốn xác minh lại xem Phật có nói hay không. Như vậy, "tâm trộm cắp" là từ lời nói của vị thầy thiền tông nào đó sau này.

Chỉ khác nhau cách nói thôi. Đạt giác ngộ, đạt giải thoát, hay " tu tập đến khi không còn gì để mất....", thì có khác nhau sao? Bạn khó tánh còn hơn ông nội của tui Grinning-face-with-smiling-eyes4 .
Ngôn từ dùng để trao đổi, hiểu là được rồi, có cần phải bắt bẻ từng chữ không, bạn Rách Việc?



Nếu bác nghĩ đạt được cái này cái kia thì khác ghê lắm  Grinning-face-with-smiling-eyes4 
Tăng: con muốn được giải thoát
Tổ: ai trói ông?
Tăng: không ai trói con
Tổ: không ai trói sao còn muốn giải thoát?
Tăng: _()_

Ngôn từ dễ làm mù mắt người cho nên đâu thể dễ duôi nói như người mớ.
Reply
#11
Tôi là người mới, về thực hành thì đang chập chững ở bước ban đầu.
Cách nói phá tướng phá chấp của bạn về thiền tông của bạn thì dành cho người đã tu tập lâu, đã có kinh nghiệm.

Lấy thí dụ thread này nói về bài giảng thiền minh sát của thầy Silananda cho các thiền sinh đang học hỏi. Pháp hành họ học chưa rành rẽ, đang mày mò học hỏi tu tập, mà bảo họ đừng cầu giải thoát đừng mong an tịnh, thì họ tu học làm cái gì?

Thầy Silananda giảng pháp thiền thuộc về hệ nguyên thuỷ, mà bạn dùng cái nhìn pháp thiền tông để chê trách thì nó lạc chỗ rồi. Bạn có từng nghiên cứu và thử tu tập qua pháp thiền minh sát chưa? Có biết rõ lộ trình của nó chưa?
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#12
PHP Code:
Nếu bác nghĩ đạt được cái này cái kia thì khác ghê lắm 

Ghê là do bạn RV nghĩ thôi. (bạn đừng có lấy bụng ta suy bụng người)

Khi tôi nói chuyện, tôi muốn diễn đạt đơn giản rõ ràng cho người đối thoại hiểu điều mình trình bày.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#13
(2018-01-21, 02:58 PM)anatta Wrote: Tôi là người mới, về thực hành thì đang chập chững ở bước ban đầu.
Cách nói phá tướng phá chấp của bạn về thiền tông của bạn thì dành cho người đã tu tập lâu, đã có kinh nghiệm.

Lấy thí dụ thread này nói về bài giảng thiền minh sát của thầy Silananda cho các thiền sinh đang học hỏi. Pháp hành họ học chưa rành rẽ, đang mày mò học hỏi tu tập, mà bảo họ đừng cầu giải thoát đừng mong an tịnh, thì họ tu học làm cái gì?

Thầy Silananda giảng pháp thiền thuộc về hệ nguyên thuỷ, mà bạn dùng cái nhìn pháp  thiền tông để chê trách thì nó lạc chỗ rồi. Bạn có từng nghiên cứu và thử tu tập qua pháp thiền minh sát chưa? Có biết rõ lộ trình của nó chưa?

Bác nói tới chỗ "đạt được giải thoát" chứ phải đang chập chững ở bước ban đầu.  Grinning-face-with-smiling-eyes4
Nếu thật người đang học, đang ở bước ban đầu thì sẽ chỉ có hành đâu dám nói xa tới chỗ chưa tới.
Tui thì quê mùa, học kinh đọc kệ quên trước quên sau nên đâu dám đi lung tung chỉ nhắm thẳng một đường từ Phật Thích Ca Mâu Ni chỉ dẫn mà bước. Nên thú thật tui không có hành thiền Minh Sát. Nhưng theo tui biết tất cả các phương tiện Phật truyền lại đều phải phá chấp thật.
Reply
#14
(2018-01-21, 03:19 PM)O anatta Wrote:
PHP Code:
Nếu bác nghĩ đạt được cái này cái kia thì khác ghê lắm 

Ghê là do bạn RV nghĩ thôi. (bạn đừng có lấy bụng ta suy bụng người)

Khi tôi nói chuyện, tôi muốn diễn đạt đơn giản rõ ràng cho người đối thoại hiểu điều mình trình bày.


Cở như ngài Anan kề cận đức Phật cho tới lúc đức Phật nhập diệc mà quý đại đệ tử lớn đã thành tựu quả vị A-la-hán còn phải đợi cho ngài  Anan thành tựu quả vị mới cho ngài Anan diễn đạt lại những điều mắt thấy tai nghe từ Đức Phật.
Tại sao phải như thế bác biết không? Grinning-face-with-smiling-eyes4
Phật Pháp không phải chỉ nghe rồi nói, cho nên Phật Pháp khác triết học chỗ này.
Xem chừng bác chủ quan về bác.
Reply
#15
(2018-01-21, 03:50 PM)Rách Việc Wrote: Cở như ngài Anan kề cận đức Phật cho tới lúc đức Phật nhập diệc mà quý đại đệ tử lớn đã thành tựu quả vị A-la-hán còn phải đợi cho ngài  Anan thành tựu quả vị mới cho ngài Anan diễn đạt lại những điều mắt thấy tai nghe từ Đức Phật.
Tại sao phải như thế bác biết không? Grinning-face-with-smiling-eyes4
Phật Pháp không phải chỉ nghe rồi nói, cho nên Phật Pháp khác triết học chỗ này.
Xem chừng bác chủ quan về bác.


Tôi không có viết là tôi đạt giác ngộ, nhưng tôi viết là theo như lời giảng của thầy Silananda "mục đích tối thượng của vipassana là loại trừ bợn nhơ trong tâm", thì tôi hiểu và diễn đạt lại rằng, tu tập để đạt giải thoát hoặc giác ngộ. Và bạn RV cứ theo bắt bẻ, cái gì trói mà giải, mà đạt .v.v...

Bạn hẳn cũng biết, tu học Phật pháp có Văn-Tư-Tu. Văn là học hỏi bằng cách đọc, nghe, và thảo luận. Tư là suy tư để hiểu biết những điều mình đã "Văn". Tu là thực hành những gì từ Văn và Tư. Vì thế, những gì tôi và bạn trao đổi hầu hết là thuộc về VĂN & TƯ. Căn tánh mỗi người mỗi khác, nên cái TƯ nó cũng không giống nhau hoàn toàn. Dĩ nhiên là chủ quan rồi, vì là sự hiểu biết (TƯ) riêng của mỗi người. Nói xa hơn một chút, thậm chí người thực hành -- TU --  mà có kinh nghiệm gì đi nữa, đó cũng là chủ quan, sự trải nghiệm riêng của họ. Trên các diễn đàn tranh luận, đa số là tranh luận về TƯ của mỗi cá nhân. Phật pháp là triết lý khi nó chỉ dừng ở chỗ Văn và Tư, và lẩn quẩn ở đó. Và tôi cũng đã nói là phần TU tôi còn sơ cơ.

Như vậy, những gì tôi đọc từ kinh sách lời giảng của Phật và nói hay viết lại những điều đó khi trao đổi, thảo luận, học hỏi lẫn nhau với các thành viên trong diễn đàn, đâu có gì gọi là sai trái. Thí dụ như có ai đó hỏi tôi, Phật dạy cốt yếu là gì? Tôi trả lời: Phật dạy, đạo của ngài chỉ dạy về Khổ và con đường Thoát Khổ. Vậy có gì không đúng? Ngày xưa Phật còn khuyên các tỳ kheo (xuất gia) cũng nên thảo luận giáo pháp để học hỏi lẫn nhau.

Tôi học hỏi Phật pháp và lên diễn đàn này để thảo luận trao đổi với mọi người, và cả chính bạn đây, và bây giờ bạn lại phán: "Phật Pháp không phải chỉ nghe rồi nói, cho nên Phật Pháp khác triết học chỗ này." Vậy thì bạn vào thread của thầy Silananda giảng về thiền Minh sát, rồi bạn nói phê bình, và không đồng ý để tôi hoặc người khác lên tiếng hay sao, khi không có suy tư, hiểu biết về Phật pháp (TƯ) giống như bạn?! Và khi lên tiếng thì bạn lại bắt bẻ là Phật pháp không phải là nói, là.. triết học ... Bởi vậy, tôi  đã có nói trước đây: "bạn khó tánh còn hơn ông nội của tôi nữa"  Biggrin .

Đây là post sau cùng trong thread này cho bạn, nay mai gặp lại bạn RV ở thread khác, thì không phải lặp lại những điều về từ ngữ: "đạt giác ngộ, đạt giải thoát" này.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply