Câu Chuyện Sa Di Pandita
#31
Chỉ có trí tuệ mới hiểu

[Image: Analayo_meditation_DDM.jpg]


Thiền sinh: Chúng ta vẫn thường nói đến sự xung đột giữa thói quen và vô thức luôn luôn thúc đẩy mình phải hành động theo một kiểu nhất định nào đó, và tâm thiền luôn cố gắng huân tập những thói quen mới, cố gắng thực hành thiền Vipassanā. Có một cách nào khác hay một công cụ nào khác ngoài Định lực (sự tập trung) để giải quyết những xung đột đó mà không cản trở sự tiến bộ trong thiền hay không? 
 
Thiền sư: Có hai cách để thay đổi thói quen, một là dùng Định, hai là dùng Tuệ. Rắc rối với cách dùng Định là nó chỉ tạm thời trấn áp xung đột mà thôi. Nếu bạn rất giỏi về Định, bạn có thể làm được điều đó cả trong một thời gian dài. Nhưng cách này lại chẳng giải quyết được những căn nguyên, gốc rễ của xung đột. Vì thế xung đột đó sẽ lại nổi lên với sức mạnh nguyên xi như cũ nếu bạn không thực hành thiền định nữa. Chỉ khi chúng ta nhìn vào sự việc một cách phân tích thì mới học hiểu ra được những điều kiện và nguyên nhân đằng sau của nó và mới phát triển được trí tuệ cần thiết nhằm giải phóng tâm mình khỏi những xung đột đó. Định chỉ cố gắng khu trú, cách ly xung đột, còn tuệ mới thấu hiểu nó. 
 
Thiền sinh: Mỗi khi con bị bất cứ một cảm giác đau nào, bất cứ là đau ở thân hay đau đớn về tình cảm, thì ngay lập tức trong con luôn có sự phản ứng lại tức thời. Nó xảy ra rất nhanh và rất là tự động, những phản ứng tâm lý đó nhanh và mạnh đến mức con chẳng thể áp dụng được cách tư duy của thiền Vipassanā vào đó nữa. Con thấy hình như thực hành thiền chỉ (Samatha) có lẽ lại là một cách hay để đối phó với những tình huống như vậy, nó giúp mình tạm thời bình tĩnh trở lại. 
 
Thiền sư: Thiền Vipassanā không phải chỉ mỗi ngồi và quán sát. Trong những tình huống như thế, bạn cần tự nhắc mình có thái độ đúng đắn đối với những gì đang xảy ra. Bạn phải thừa nhận những gì đang diễn ra và chấp nhận nó- như nó đang là. Rồi sau đó xem xét những gì đang diễn ra và cố gắng học hỏi từ nó, cố gắng hiểu bản chất của thể loại tâm đó, cố gắng thấu hiểu hoạt động của nó như thế nào. Nhưng điều này cần phải có thời gian, cần có rất nhiều lần quán sát như thế nữa thì sự hiểu biết mới thực sự này sinh được. Một khi đã hiểu được vấn đề hay một tình huống xung đột,tâm sẽ được giải thoát khỏi đau khổ (do xung đột đó gây ra cho mình). Chỉ khi đó nó mới không còn phản ứng lại mỗi khi gặp những tình huống như vậy nữa. Để có được tầm mức trí tuệ này tất nhiên không phải là chuyện dễ. Thực hành theo cách này có thể sẽ tương đối khó, nhất là trong giai đoạn đầu. Chúng ta cần rất nhiều kiên nhẫn và duy trì thực hành đều đặn. 
 
Thiền sinh: Bạch thầy, con có một kinh nghiệm rất hay ngày hôm qua và con không biết đó có phải là tuệ giác hay không. Bỗng nhiên con thấy ra con đang chấp giữ một suy nghĩ là khóa thiền của mình ở đây đã hoàn toàn thất bại, chẳng đạt được tiến bộ nào cả. Điều đó đã giáng cho con một đòn rất đau, con rất đau đớn khi nhận ra rằng mình đã ôm giữ cái tà kiến đó bao lâu nay. Nhưng trong những giờ thiền sau đó, tâm con trở nên rộng mở hơn và nhạy cảm hơn. Con có thể cảm nhận được làn gió mát trên làn da mình và đi lại chậm rãi hơn, bình thường thì con đi nhanh lắm. Khi tiếp xúc với người khác, con có thể cảm nhận được những phản ứng rất vi tế trong tâm mình và thấy được những thứ ở trong tâm mà bình thường trước kia con không thấy được.Mọi thứ trở nên rõ ràng hơn trước nhiều. Thực ra con cũng không biết chắc được đó có phải là một tuệ giác không. 
 
Thiền sư: Đúng,đó chính là tuệ giác. Khi một tuệ giác khởi sanh, nó đem lại cho tâm nhiều sức mạnh; nó làm tăng cường những phẩm chất tốt đẹp trong tâm. Cung cách của tâm mình thay đổi một cách mạnh mẽ và nhanh chóng ghê gớm, thay cách một cách đáng kinh ngạc đúng không? Chỉ có những hiểu biết thực sự mới có những tác động lớn lao như vậy đến tâm mình. Khi chứng nghiệm được một điều gì đó một cách rõ ràng như vậy thì đó chính là tuệ giác đấy. Người ta không thể chắc chắn lắm liệu một kinh nghiệm nào đó có phải là kết quả của một tuệ giác hay không – như trong trường hợp của bạn chẳng hạn – nhưng không thể nghi ngờ gì về sự thực những điều bạn đã nhận ra, đúng không? 
 
Thiền sinh: Dạ, vâng. Đúng như thế ạ.  
 
Thiền sư: Đó chỉ mới là một tuệ giác nhỏ mà thôi. Hãy thử nghĩ xem một tuệ minh sát, một tuệ giác xuyên thấu đến bản chất của các Pháp còn có tác động ghê gớm như thế nào nữa.  
 
Theo: Chỉ mới chánh niệm thôi thì không đủ
Người dịch: Tỳ kheo Tâm Pháp

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#32
Vun bồi hạt giống chánh niệm

Bởi
 quanghien


[Image: ord05-bintabad.jpg]


Từ tâm thức vận hành như một máy vi tính (computer) có nhiều nút, Đức Phật đã chọn ra nút chánh niệm hay là trí nhớ trong hiện tại để làm chuẩn. Bấm đúng được nút này, các trạng thái tâm bất thiện sẽ bị đoạn trừ, các trạng thái tâm thiện khởi sanh và nhờ vậy tâm được an vui. Tâm luôn vô thường, không ngừng tạo tác vì muốn trở thành cái khác hơn, mới hơn. Chỉ khi kinh nghiệm được cái thường, cái bình an rồi, tâm mới không còn phóng dật, tạo tác nữa. 

 

Những ngày thiền đầu tiên, hành giả đã nhận được hạt giống chánh niệm. Công việc của hành giả là cố gắng vun bồi sao cho nó lớn mạnh bằng cách liên tục theo dõi, ghi nhận các hiện tượng thân, tâm sanh khởi nổi bật ngay trong giây phút hiện tại, từ thô đến tế. Đến lúc thuần thục, chánh niệm sẽ làm việc nhịp nhàng với các trạng thái tâm khác. Bấy giờ tâm sẽ dễ dạy, không còn phải nhắc bảo từng chút nữa. Tâm sẽ ở yên, không còn lang thang đây đó và kế tiếp sẽ tiến tới kinh nghiệm, hiểu biết những sự thật thâm sâu về danh sắc. 

 

Giống như đầu tiên ta nhận được một hột xoài, kế đến ươm xuống đất, rồi hàng ngày phải tưới nước cho đến khi hột nẩy mầm thành cây con. Lúc cây còn non, phải thường xuyên chăm sóc như bắt sâu, nhổ cỏ và mỗi năm phải bón phân vài lần. Đến khi lớn mạnh, cây đủ sức tự hút nước sâu trong lòng đất , trổ cành, ra hoa và cho ta nhiều trái ngọt. 

 

Theo: Vài làn hương Pháp
Trích soạn: Thitasīla Thùy Khanh, ban Tu Thư Như Lai Thiền Viện hiệu đính 

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#33
Thông tin hướng dẫn trí thông minh- Trí tuệ

[Image: 61f3ffc08dee31511109f9d03da1f31f.jpg]

Thiền sinh: Thầy luôn luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của những hiểu biết và thông tin đúng đắn về phương pháp thực hành để thực hành cho đúng. Xin thầy giảng giải thêm về cơ chế hoạt động của quá trình thu thập và áp dụng những hiểu biết và thông tin này. 

 

Thiền sư: Gần đây tôi có nghe về một mô hình rất hay được sử dụng trong công nghệ thông tin. Bắt đầu từ việc thu thập các dữ liệu, những dữ liệu được thu thập lại sẽ trở thành các thông tin, thông tin phát triển thành kiến thức và sử dụng các kiến thức này một cách thông minh chính là trí tuệ. 

 

Đó chính xác là những gì chúng ta làm trong thiền. Khi chú ý đến những gì mình đang hay biết và kinh nghiệm được là chúng ta đang thu thập dữ liệu. Một khi đã có nhiều dữ liệu, chúng ta gọi nó là thông tin. Bằng cách này, một thiền sinh sẽ có được rất nhiều dòng thông tin: dữ liệu thu thập được từ thân sẽ cung cấp thông tin về các tiến trình thể lý (của cơ thể mình), dữ liệu từ các tiến trình tâm sẽ thu thập các thông tin về các trạng thái tình cảm, cảm xúc… Tập hợp tất cả những thông tin này lại với nhau sẽ giúp bạn hiểu rõ các tiến trình thân tâm này tương tác với nhau ra sao, và đó chính là sự hiểu biết. 

 

Chánh niệm hoạt động ở tầng dữ liệu; chánh niệm chỉ làm mỗi một việc là thu thập dữ liệu đầu vào. Trí tuệ bẩm sinh, sự thông minh của chính chúng ta sẽ thu thập và định hướng dữ liệu thành các dòng thông tin, và bằng cách so sánh đối chiếu các dòng thông tin này mà nó đẻ ra sự hiểu biết. Trí tuệ sau đó sẽ sử dụng những hiểu biết về sự tương tác giữa các tiến trình thân tâm này một cách khéo léo để gây ảnh hưởng tích cực đến các sự kiện diễn ra. Khi trí tuệ thấu được nhân-quả, nó sẽ biết phải làm việc trên nhân và quả đó như thế nào. 

 

Thiền sinh: Kính bạch thầy, những thông tin hướng dẫn mà thầy dạy chúng con có vị trí, chức năng như thế nào trong toàn bộ tiến trình ấy? 

 

Thiền sư: Tôi đã từng đi qua và hoàn thành xong tiến trình từ thu thập dữ liệu- thông tin- hiểu biết đến trí tuệ này. Tôi cố gắng trao truyền lại cho các bạn những hiểu biết của tôi về phương pháp thực hành đúng đắn. Tôi dạy các bạn cách thức thu thập và định hướng dữ liệu thành các dòng thông tin, cách xử lý các dòng thông tin đó để chúng biến thành kiến thức và sự hiểu biết, và cách sử dụng những hiểu biết đó để đạt được nhiều trí tuệ hơn nữa. Chính bản thân bạn sẽ phải tự làm tất cả các công việc đó; tôi chỉ có thể dạy các bạn làm cách như thế nào thôi. Một khi đã thấy được lợi ích từ cách làm này và thành thục trong việc thực hiện tất cả tiến trình làm việc đó, bạn sẽ tiếp tục mở rộng nó ra và phát triển trí tuệ của mình hơn nữa. Thực hành như vậy, chánh niệm và trí tuệ nhất định sẽ luôn luôn có mặt và tuệ giác sẽ sanh khởi. 

 

Tuệ giác sẽ xuất hiện ngay trong những trường hợp vô cùng bình thường. Đề mục quán sát của bạn có thể rất đơn giản và trực tiếp, song tuệ giác có thể đến rất sâu sắc, vén mở ra trước mắt bạn cả một thế giới khác biệt hẵn so với sự đơn giản của đề mục quán sát. Đối tượng quán sát đó có thể là những thứ bạn chạm mặt với nó mỗi ngày, nhưng tuệ giác thu được thì có thể làm chuyển đổi toàn bộ cả tâm thức bạn. Chẳng hạn trong lúc ngửi thấy mùi xà phòng thơm khi tắm, bỗng nhiên thật sâu, bạn chợt nhận ra rằng chỉ có mỗi cái mùi và sự hay biết ở đó, không có một ai đang ngửi, đang biết cả, chỉ đơn giản là những tiến trình khách quan đang tự nó diễn ra trước mặt bạn mà thôi. 

 

Thiền sinh: Con đang cố gắng để chánh niệm trên bất cứ những gì đang diễn ra. Thầy đã dạy chúng con là phải chánh niệm một cách thông minh. Xin thầy giảng kỹ hơn cho con một chút về vấn đề này ạ. 

 

Thiền sư: Miễn là tâm bạn giữ được trạng thái quân bình, buông xả thì tất cả những việc bạn cần phải làm chỉ là để tâm mình rộng mở và thu nhận (tất cả những gì đang đến, đang diễn ra). Bất cứ cái gì đến, bạn phải tư duy về nó một cách trí tuệ (như lý tác ý). Là một thiền sinh hành thiền Vipassanā, trước hết bạn phải biết chấp nhận bất cứ điều gì đang diễn ra. Bạn phải biết bây giờ mình đang lo lắng, bây giờ mình đang đau ốm… Nhưng sau đó bạn phải tự hỏi lại mình: “Tôi phải làm gì với nó bây giờ đây?” Bạn phải đưa trí tuệ của mình vào đó. Phiền não sẽ không thể làm gì được nếu bạn dành sự ưu tiên cho trí tuệ. Bạn cần phải sử dụng cách suy nghĩ trí tuệ để quyết định, xử lý mọi việc; chỉ mỗi cố gắng chánh niệm thì không đủ đâu. Chỉ cố gắng mỗi như thế thì không đủ. Phiền não vốn ngự trị rất nhiều, rất mạnh trong tâm chúng ta,chúng rất có kinh nghiệm và rất ranh ma và sẽ luôn thắng lướt nếu chúng ta không hay biết sự có mặt của chúng. Nếu không nhận rõ bộ mặt của chúng và đưa trí tuệ của mình vào, nhất định chúng sẽ chiếm hữu và làm chủ tâm mình ngay lập tức. 

 

Thiền sinh: Thầy nói rằng trí tuệ, dưới dạng này hay dạng khác, luôn luôn có mặt mỗi khi tâm chúng ta vắng bóng tham, sân, si. Vậy, bạch thầy, làm sao để con biết được trí tuệ này đang có trong mình? 

 

Thiền sư: Trước hết bạn phải tự hỏi mình “ Mình có thực sự hay biết được sự việc, kinh nghiệm hiện tại không?” Rồi hỏi tiếp “ Mình nghĩ thế nào về kinh nghiệm này? Cái nhìn, cách nghĩ của mình về nó ra sao?” Nếu bạn nhận ra được chánh kiến (quan điểm hay cách nhìn đúng đắn) đang có ở đó, thì đó chính là trí tuệ đang làm việc. Nhưng rất có thể ngay phút sau đó bạn đã lại thấy có tà kiến khởi lên rồi, khi đó điều quan trọng là phải luôn để mắt đến nó. Những gì mình hay biết và kinh nghiệm được sẽ luôn biến đổi, chánh kiến, tà kiến luôn đến và đi, có rồi không, không rồi có, vì vậy bạn phải luôn quán sát, tìm hiểu các kinh nghiệm của mình trong từng khoảnh khắc, không để gián đoạn một giây phút nào. 

 

Thiền sinh: Con đang suy nghĩ về sự khác biệt giữa cái gọi là thái độ chân chánh và Chánh Tinh Tấn trong Bát Chánh Đạo. Đối với con, hình như chúng rất mâu thuẫn với nhau. Thái độ chân chánh khi hành thiền dường như chỉ là sự không can thiệp (vào những gì đang diễn ra), sự chấp nhận và để mặc sự việc diễn tiến tự nhiên theo nó. Mặt khác, Chánh Tinh Tấn cứ như là phải can thiệp; phải tinh tấn loại bỏ các bất thiện pháp đã sanh khởi và ngăn chặn các bất thiện pháp chưa sanh, nuôi dưỡng và phát triển các tâm thiện. 

 

Thiền sư: Cái gì ngăn chặn phiền não sanh khởi và cái gì loại bỏ phiền não đã sanh khởi? Cái tâm nào làm việc đó? Chánh niệm không thể nào làm được việc đó, chỉ có trí tuệ mới làm được. Vì vậy, khi Đức Phật thuyết giảng về vấn đề này, ý Ngài thực sự muốn nói là mọi người hãy phát triển trí tuệ để ngăn chặn và loại bỏ phiền não. Bởi vì không hiểu được lời dạy của Đức Phật nên chúng ta cứ nghĩ rằng chính cá nhân mình phải cố mà ngăn chặn và loại bỏ phiền não. 

 

Chúng ta có thể sử dụng tinh tấn hoặc có thể sử dụng trí tuệ để thực hành đều được cả. Kinh Tứ Niệm Xứ dạy chúng ta phải sử dụng trí tuệ để thực hành. Nếu muốn sử dụng tinh tấn thì bạn cứ vẫn phải quan sát cái tâm của mình – bởi vì phiền não sanh lên từ trong tâm – và bạn phải quán sát tâm mình một cách liên tục nữa. Làm gì có cách nào khác để có thể ngăn chặn được phiền não bây giờ? Bạn có luôn luôn có mặt ở đó, trong từng giây phút, từng sát-na, với chánh niệm, luôn luôn sẵn sàng, bạn sẽ ngăn chặn được phiền não không xâm nhập tâm mình.  Bạn phải lấp đầy từng khoảnh khắc bằng chánh niệm, và điều đó đòi hỏi rất nhiều cố gắng, rất nhiều tinh tấn. Bạn phải là một thiền sinh thật nhiệt tâm và phải làm rất nhiều việc đấy. Bạn có thể nghĩ là mình có thể làm được một khối lượng công việc nhiều đến thế không? 

 

Một phương cách nữa là cố gắng tu tập để phát triển những tâm thiện. Nếu luôn tu tập thiện tâm, những tâm bất thiện sẽ tự động bị thay thế. Thế nên Đức Phật mới dạy chúng ta không làm mọi điều ác, làm tất cả việc lành. Bạn có thể sử dụng cái tâm của mình trong mọi lúc để làm mọi thứ chánh: Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Tư Duy. Nếu lúc nào tâm cũng đầy những cái Chánh như thế, thì tâm bất thiện chẳng thể nào xen vào được. Chúng ta phải quán sát tâm mình suốt cả ngày, trong mọi lúc. Phải đeo cho nó một cái biển đề tên (dễ bể, coi chừng nó), luôn biết những gì đang diễn ra và làm việc với chúng. Đó là một công việc phải dành trọn thời gian. Khi bạn bận rộn làm việc tốt thì chẳng lấy đâu ra thời gian mà làm việc xấu cả. 

 

Nếu muốn thực hành bằng tinh tấn, hãy chỉ nghĩ những ý nghĩ thiện, chỉ nói điều thiện và làm mọi việc thiện. Cái đó dành cho những người có tính cách thiên về tinh tấn. Đối với họ, phương pháp này rất hiệu quả bởi vì họ là những con người luôn phải làm một việc gì đó. Có những người trội về chánh niệm, họ rất nhạy cảm, tỉnh giác, rất sắc và luôn biết mình, những người như thế nên dành nhiều thời gian để thực hành chánh niệm. Người thiên về trí tuệ nên sử dụng Chánh Kiến và Chánh Tư Duy. Người có sức định tốt nên bắt đầu từ việc thực hành thiền chỉ (samatha) và rồi sau đó chuyển sang thiền tuệ Vipassanā). Người căn tánh đức tin có thể bắt đầu bằng niệm ân đức Phật, ân đức Pháp, ân đức Tăng. Đức Phật dạy rất nhiều phương pháp thực hành bởi vì có rất nhiều loại người, rất nhiều loại căn tánh khác nhau. Nhưng dù theo bất cứ phương pháp nào, nếu không biết tâm của mình, bạn cũng sẽ chẳng bao giờ thực hành được đâu. 

 

Thiền sinh: Như vậy trí tuệ đến từ sự hiểu biết, đúng không? Chẳng hạn như khi con nhìn cái tâm sân cuả mình… 

 

Thiền sư: Trí tuệ bắt đầu từ thông tin. Thông tin đúng về pháp hành chính là một phần của trí tuệ. Sau đó chúng ta sử dụng trí thông minh, khả năng suy luận lo-gic của mình để tìm ra cách sử dụng những thông tin đã có. Tất cả những công việc này đều là hoạt động của trí tuệ cả. Biết cách làm một công việc gì đó, đó chính là trí tuệ. Thời Đức Phật, tất cả những người đắc đạo quả ngay sau khi nghe một bài pháp của Ngài đều là những người thuộc căn tánh tuệ. Những người còn lại thì phải tiếp tục thực hành nữa. 

 

Trí tuệ là con đường nhanh nhất. Bất kể bạn bắt đầu bằng pháp hành nào, cuối cùng vẫn phải thực hành thiền tuệ Vipassanā. Khi phiền não còn rất nhiều, rất mạnh trong tâm, đừng bao giờ cố nhìn hay cố hiểu cho rõ nó – đó là việc không thể làm được. Chúng ta chỉ có thể giữ chánh niệm về bất cứ cái gì đang diễn ra và thu nhặt được chút ít trí tuệ. Khi phiền não còn rất mạnh thì không thể phát triển trí tuệ sâu sắc được. Song nếu chúng ta cứ chịu khó thu nhặt từng mẫu vụn như thế, trí tuệ sẽ lớn mạnh dần. Càng có nhiều trí tuệ thì phiền não sẽ càng giảm dần. 

 

Có một lần, một thiền sinh hỏi tôi rằng liệu người ta có thể bỗng nhiên “nhập vào” Niết Bàn một cách tình cờ được không. Chẳng bao giờ có chuyện đó đâu. Chẳng có lý do gì để được tự nhiên rơi vào Niết Bàn như thế cả. Bạn phải trả cái giá cho nó chứ. Chỉ khi các nhân duyên đã đầy đủ thì quả mới trổ sanh. Hãy kiên nhẫn và thực hành một cách miên mật. Đừng nghĩ về nó và cũng đừng hy vọng nữa, cứ tiếp tục thực hành đi thôi. Nếu mình còn rất xa Niết Bàn, bạn sẽ biết và nếu đang sắp đến gần, bạn cũng sẽ biết ngay thôi mà. 

 

Theo: Chỉ mới chánh niệm thôi thì không đủ

Dịch giả: Tỳ kheo Tâm Pháp



PTVN
 
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#34
Không đủ năng lượng – Cảm giác mệt mỏi buồn ngủ

[Image: henepola-gunaratana.jpg]

Thiền sư:  Điều này thường xảy đến đối với các thiền sinh khi họ hành thiền suốt cả ngày.  Họ cảm thấy tươi mới vào buổi sáng, có rất nhiều năng lượng nhưng rồi toàn sử dụng đến cạn sạch.  Bạn cần kiểm tra xem mình đã dùng đến bao nhiêu sức?  Bạn có bị căng thẳng do cách mình dùng sức hay không?  Bạn có sử dụng quá nhiều năng lượng hay không?  Bạn có thực hành hăng hái quá mức hay không?  Nếu bạn thực sự lưu ý đến những điều đó và chỉ dùng sức vừa đủ, bạn có thể hành thiền đến tận 9-10 giờ tối. 

Bạn cũng phải tự nhắc mình không cần thiết phải tiêu phí quá nhiều năng lượng để chằm hăm chú tâm vào đề mục làm gì.  Bạn có cần phải chú tâm dỏng tai lên mới nghe được hay không?  Bạn có cần phải  chằm hăm nhìn thì mới thấy được hay không?  Bạn có cần thiết cứ phải tập trung chú tâmn mới hay biết được hay không? 


Thiền sinh:  Thưa thầy, con có một khó khăn là rất hay buồn ngủ khi ngồi thiền.  Cơn buồn ngủ đến rất thường xuyên, nhất là trong những ngày đầu mới hành thiền. 

Thiền sư: Khi bạn ngồi bạn có thấy sự lờ đờ của tâm mình hay những dấu hiệu đầu tiên của cơn buồn ngủ không? 


Thiền sinh:  Chỉ thỉnh thoảng thôi ạ. 


Thiền sư:  Không chỉ quan sát những gì đang diễn ra mà hãy cố gắng đặt câu hỏi để tăng thêm sự hứng thú cho tâm mình.  Hãy tự hỏi mình “Tâm có hay biết không? Đang hay biết cái gì? Tâm đang làm gì?” Thường thì những câu hỏi như thế sẽ giữ cho tâm được tỉnh táo và năng động. Hình như bạn đã có thói quen buồn ngủ ngay từ khi mới đến hành thiền, hình như bạn đã để buông trôi, chấp nhận cho nó đến.  Đặt câu hỏi sẽ giúp đánh thức tâm bạn dậy. Nếu có thái độ hành thiền đúng đắn và thực hành một cách kiên trì, bạn sẽ thấy rằng – với thời gian trôi qua – năng lượng trong tâm sẽ tăng dần lên; bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo hơn, chánh niệm hơn và tỉnh giác hơn. 


Thiền sinh:  Nếu làm vậy cũng không được thì con phải làm thế nào? Có lúc con cảm thấy mình phải cố vật lộn để ngồi cho hết một giờ và cảm thấy rất bực mình vì cứ buồn ngủ suốt. 


Thiền sư:  Không nên coi nó là một cuộc vật lộn hay chiến đấu gì cả.  Nếu thấy không áp dụng cách nào thành công, cũng chẳng thể quan sát hay tìm hiểu trạng thái tâm hôn trầm  được tý nào cả mà chỉn cố vật lộn để giữ cho tỉnh táo thì tốt nhất là bạn nên đứng dậy mà làm việc khác – như đi kinh hành chẳng hạn. 


Thiền sinh:  Trong khóa thiền này con bị hôn trầm rất nhiều.  Khi không hôn trầm thì tâm lại phóng lung tung  và lại còn suy nghĩ mãi về việc phóng tâm đó nữa. Tuần trước con nhận ra rằng căn bản giới của mình không còn vững chắc như xưa.  Năm nay con đã làm nhiều việc phạm giới.  Con cũng nhận thấy mình hay phê phán, đánh giá người khác và nghĩ rằng có thể con làm như thế là để tự trấn an mình không phải là người xấu. Hình như đó là mấy trò lưu manh của tâm nó bày vẽ ra để cảm thấy đỡ tội lỗi về những việc mình đã làm. Câu hỏi của con là: Phải làm thế nào để có được giới hạnh trong sạch trở lại?  Con cảm thấy mình sẽ không thể tu tập tốt được như xưa nếu không trở thành một con người có giới trong sạch. 


Thiền sư: Bạn không thể thay đổi được quá khứ.  Đừng nghĩ về quá khứ nữa. 


Thiền sinh: Vâng, con cần tiếp tục đi tiếp.  Nhưng làm thế nào để con làm được điều đó? 


Thiền sư: Nếu bạn có sự định tĩnh (samādhi) ngay lúc này là giới của bạn đã trong sạch rồi.  Tại sao cứ nghĩ về giới hạnh quá khứ để làm gì? Bạn đã làm nhiều việc sai lầm, được rồi, nhưng bạn có thể quay lại quá khứ được không? 


Thiền sinh: Không. 


Thiền sư: Thế thì hãy để nó lại đằng sau đi. 


Thiền sinh: Có phải chính phiền não cứ bám giữ vào việc đó không? 


Thiền sư: Đúng. Bạn bám giữ vào chính những sai lầm mình đã làm trong quá khứ. Lý do nào khiến bạn không giữ được giới hạnh trong sạch?  Đó có phải là tâm tham không? 


Thiền sinh: Vâng. 


Thiền sư: Tâm tham đó có phải là “bạn”không? 

Thiền sinh: Không. 


Thiền sư:  Vậy thì bạn phải hiểu rằng bởi vì có quá nhiều tâm tham nên giới hạnh không được trong sạch.  Giới hạnh trong sạch đó không phải là giới của bạn.  Và ngay bây giờ, khi định tâm tăng trưởng thì giới đã trong sạch trở lại rồi. 


Thiền sinh:  Đây là những điều mà con cảm thấy khó chấp nhận được vì con vốn sinh trưởng trong một xã hội Thiên chúa giáo. [1]  


Thiền sư:  Giới trước kia không trong sạch, nhưng bây giờ đã trong sạch.  Hãy đem chánh niệm vào giây phút hiện tại và làm giới hạnh của mình được trong sạch ngay bây giờ. 


Bạn cũng nói buồn ngủ là một vấn đề khó khăn.  Chính bởi vì bạn cho rằng buồn ngủ là khó khăn nên tâm bạn mới quanh quẩn nghĩ ngợi tại sao mình lại buồn ngủ như thế.  Bởi thế nó mới bắt đầu nghĩ ngợi về quá khứ và lôi mình vào tất cả rắc rối này. Rồi bạn đi đến kết luận là giới không trong sạch nên mới bị hôn trầm (buồn ngủ).  Đó là tà kiến, là kết luận sai lầm.  Bạn cần phải nhận ra nguyên nhân của sự hôn trầm ngay trong hiện tại này, chứ đừng nghĩ đến cả một câu chuyện có thể có đằng sau nó như thế.  Bạn muốn biết cái gì đang diễn ra trong tâm mà khiến mình buồn ngủ như thế này.  Càng quan sát các hoạt động của tâm một cách thành thục, bạn sẽ càng dễ thấy được nguyên nhân tại sao trạng thái tâm của mình thay đổi. 


Cách hiểu của tôi về hôn trầm rất đơn giản.  Tôi tin rằng lý do tâm trở nên buồn ngủ là bởi vì nó không có hứng thú.  Có thể chánh niệm vẫn làm việc, có thể định tâm vẫn có, nhưng nếu tuệ căn không hoạt động, tâm không hứng thú thì nó vẫn hôn trầm.  Nếu tâm thực sự hứng thú với những tiến trình đang diễn ra, nếu nó muốn hiểu rõ đối tượng quán sát, các cảm thọ, các phản ứng tâm lý và cách thức chúng tương tác, liên hệ với nhau ra sō, nó sẽ không bao giờ cảm thấy buồn ngủ. 


Điều đó hay xảy ra với những người hành thiền nhiều là định (samādhi) tăng mà tuệ thì không theo kịp.  Chúng ta phải quán chiếu, phải thẩm xét các pháp, phải sử dụng trí tuệ.  Một khi đã có được định tâm, đã có được sự tĩnh lặng và quân bình trong tâm, chúng ta phải biết đặt các câu hỏi cho tâm mình (để quán chiếu, thẩm sát và tìm hiểu).  Mình có thực sự hay biết được những gì đang diễn ra trong tâm không ?  Tâm hay biết thế nào về đối tượng quan sát và tâm quan sát. 


Thiền sinh : Thiền nói là lấy chính tâm mình làm đối tượng hay biết nghĩa là thế nào ạ ? 


Thiền sư : Đúng thế.  Bạn không chỉ biết tâm mình đang tĩnh lặng, mà còn phải biết cái tâm đang biết sự tĩnh lặng đó nữa.  Chớ dừng lại đối tượng quan sát hay kinh nghiệm, mà phải đi tới cái tâm đang hay biết đối tượng đó. Nếu chỉ dừng lại ở chánh niệm và tiếp tục hay biết sự có mặt của nó, nó sẽ tăng trưởng mạnh lên.  Nhưng nếu ta quên không làm điều này (biết tâm quan sát) mà chỉ nhìn mỗi vào định tâm mạnh đó thôi, thì chánh niệm dần dần suy yếu mà chúng ta không biết được điều đó.  Bạn làm gì khi đã có được sự tĩnh lặng ? 


Thiền sinh : Thường thì con chỉ thả mình vào trong cảm giác đó. Nhưng hôm nọ con cũng đã quay chánh niệm của mình lại theo dõi những gì đang diễn ra trong tâm.  Câu hỏi của con lúc đó là xem có phiền não nào có mặt trong tâm không.  Con không thấy có phiền não nào nhưng ngay lập tức con lại nghĩ rất có thể có những phiền não vi tế hơn mà mình không nhìn thấy được.  Thế rồi, lúc sau con nghĩ đến một người thân đang có nhiều xích mích, ngay lập tức các  phiền não nổi lên rất mạnh. 


Thiền sư : Lúc đó bạn có bị buồn ngủ không ? 


Thiền sinh : Không ạ. 


Thiền sư : Chỉ khi tâm không hoạt động, nó mới bị buồn ngủ.  Khi tâm tĩnh lặng và bình yên là lúc nó sẵn sàng để quán chiếu.  Nhưng bạn không cần thiết phải dùng đến những suy nghĩ bằng ý niệm [2]. Bạn có thể chỉ cần thẩm xét  xem cách tâm đang làm việc  như thế nào.  Bạn có biết (mình đang) chánh niệm hay không ? Chánh niệm đứng yên như cũ hay luôn mới mẻ trong từng khoảnh khắc. 

Bạn không cần phải tìm câu trả lời ! 


Chỉ cần đưa ra câu hỏi, cho tâm một chủ đề để làm việc, và khuyến khích nó hứng thú với những gì đang diễn ra. 


Thiền sinh :  Thưa thầy, con đã thực hành theo những gì thầy chỉ dẫn nhưng con thấy rất dễ mệt mỏi. Con không thấy cách thực  hành của mình có gì sai.  Hình như việc quán sát các hoạt động của tâm làm con bị mệt. 


Thiền sư : Chính điều đó làm tâm mệt mỏi.  Nếu bạn thấy rằng mình thường phản ứng rất mạnh lại những gì đang quán sát thì tốt nhất nên thực hành thiền chỉ (samātha).  Chẳng hạn khi có tâm sân khởi lên, bạn hãy nhận biết nó rồi chuyển sang một đề mục trung tính khác như hơi thở  hay một cảm giác nào đó trên thân chẳng hạn (không tiếp tục quan sát tâm sân nữa, tránh để cho tâm tiếp tục phản ứng- ND).  Quan sát đề mục đó một lúc để tâm dịu trở lại, rồi sau đó nhìn tâm sân ấy lại một  lúc nữa – cứ tới lui lại như vậy.  Nhiều người cảm thấy quan sát tâm liên  tục là một việc quá khó đối với họ. 


Khi chưa có trí tuệ thực sự, khi bạn còn phụ thuộc vào việc áp dụng trí tuệ từ bên ngoài vào, bằng con đường tri thức như vậy, thì chúng ta phải sử dụng thêm thiền chỉ (samātha) để làm cho tâm dịu xuống và tĩnh lặng trở lại [3] 


Chú thích : 


[1] Tâm của thiền sinh này bị mặc cảm giày vò vì chịu ảnh hưởng quan điểm của Thiên Chúa giáo, họ coi những việc xấu mình đã lỡ làm trong quá khứ như một tội lỗi.  Mặc cảm mình là một người tội lỗi, kém cõi, không được xã hội chấp nhận và tha thứ được cho chính mình là một căn bệnh tâm lý rất phổ biến và khó chữa trị ở xã hội Phương Tây. 


[2] Suy nghĩ bằng ý niệm (conceptual thinking) là những suy nghĩ sử dụng ngôn ngữ, danh xưng chế định: tôi, anh, đàn ông, đàn bà, thân, tâm, nhà cửa, cây cối… Là những suy nghĩ chúng ta vẫn thường sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.  Các suy nghĩ nặng nề phiền não, phóng tâm, mơ mộng tương lai, tiếc nuối quá khứ… đa phần là những suy nghĩ loại này.  Các suy nghĩ dùng trong quán chiếu các pháp không cần dùng nhiều đến ngôn ngữ chế định mà chủ yếu là những tác ý  để định hướng tâm quán chiếu, tìm hiểu bản chất các Pháp hay cơ chế hoạt động của thân tâm và sự tương tác giữa chúng với nhau- ND 


[3]  Đây là điều rất quan trọng trong pháp hành.  Nhiều thiền sinh nói rằng việc áp dụng quán chiếu liên tục thường làm tâm họ thêm bất an và khó giữ chánh niệm hơn, bởi vì chánh niệm chưa miên mật, tâm chưa đủ độ ổn định và tĩnh lặng cần thiết (hoặc đã tĩnh nhưng chưa thực sự ổn định), nên không thể mở rộng tâm để tự nhận biết, quán chiếu nhiều đề mục khác nhau hoặc chỉ làm vậy được một chút là tâm trở nên xáo động và mệt mỏi.  Càng cố, tâm càng tháo động và mất sức, phiền não càng xâm nhập.  Chính vì vậy, thiền sinh cần phải quán sát pháp hành của mình một cách cẩn thận và liên tục để biết khi nào cần mở rộng tâm mình ra để quán chiếu, khi nào cần thu hẹp lại một, hai đề mục đơn giản, trung bình ( như hơi thở, cảm giác xúc chạm…) để tăng cường định tâm, làm cho tâm ổn định và tĩnh lặng trở lại. 


Nhiều người bị vướng vào chỗ này do quá dựa vào tri thức, vào những hiểu biết về thiền qua sách vở, đánh giá thấp sức mạnh của phiền não và đánh giá quá cao bản thân mình mà thiếu công phu tu tập Định, Niệm nên tính thời gian tu đã lâu, song phiền não vẫn còn thô rõ, đôi khi còn biến tướng của sân, si, ngã mạn ẩn tàng, phức tạp hơn. Một số không đi sâu được vào pháp hành thì quay sang chấp theo kiểu thiền "ung dung tự tại" trong cuộc sống, đa phần do tâm dễ duôi, dính mắc đẻ ra ; không muốn buông bỏ lợi dưỡng, chỉ muốn được cả mà không muốn trả giá, coi thường cách tu hành tinh tấn, viễn ly cuộc sống thế gian, khép mình trong giới luật.  Đây cũng là một cực đoan không kém phần nguy hiểm. – ND 





Theo: Chỉ mới chánh niệm thôi thì không đủ
Dịch giả: Tỳ kheo Tâm Pháp

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#35
Ngồi thiền

[Image: images?q=tbn:ANd9GcQVhhe4kFG61QJ-BXg9gsl...zOp0LSrOSg]
 

Thiền sư: Nếu muốn bạn có thể ngồi lâu hơn. Nhưng tôi không khuyến khích thiền sinh ngồi lâu quá; đừng ngồi quá một tiếng rưỡi. Những người thích tĩnh lặng thường muốn ngồi lâu, người thích chánh niệm thì ưa hoạt động hơn. Tôi khuyến khích thiền sinh nên hoạt động bởi vì nó buộc tâm mình luôn “rón rén”, luôn “tỉnh giác”, có thể nói như vậy, và phải thực sự làm việc để chánh niệm trong phút giây hiện tại. Thật không may là ở đây chúng tôi chẳng có việc vặt để cho các thiền sinh làm như một số thiền viện ở các nước phương tây. 

 

Đi kinh hành 

 

Thiền sinh: Khi đi kinh hành thì lúc nào mắt cũng phải nhìn xuống hay là có thể nhìn ngó xung quanh cũng được? 

 

Thiền sư: Đừng cố ý làm bất cứ điều gì (trong hai thứ đó). Chỉ cần tự nhiên và chánh niệm về tất cả những gì tâm bạn đang hay biết. Nếu nhìn quanh, bạn hãy chánh niệm rằng mình đang nhìn quanh, nếu đang thu thúc nhìn xuống, bạn hãy biết rằng mình đang thu thúc nhìn xuống. Hãy chánh niệm về tất cả những gì đang thực sự diễn ra. 

 

Thiền sinh:   Xin thầy cho con một vài lời khuyên về việc đi kinh hành và cách quán chiếu khi đi kinh hành. 

 

Thiền sư: Trước tiên, hãy nhận biết rằng mình đang đi. Sau đó, bạn có thể tự đặt ra những câu hỏi cho mình. Chẳng hạn: Tâm và thân đang tương tác, liên hệ với nhau ra sao? Bạn đang đi với trạng thái tâm như thế nào? Tại sao mình đi kinh hành [1]? Ai đang đi [2] Đặt ra những câu hỏi như thế giúp bạn tăng dần khả năng quan sát và thẩm xét các pháp. 

 

Chú thích: [1] Để nhận rõ những động cơ, tâm tham hay sân … hay những thái độ hành thiền không chân chánh khác sanh khởi bên trong tâm mình trong khi đi kinh hành – ND 

 

[2] Để thấy rõ và loại bỏ ảo tưởng về một cái ngã (cái tôi) bên trong thân (đang đi) và tâm (đang quan sát sự đi) này, thấy ra sự thật đó chỉ là một kết hợp và tương tác giữa danh (tâm) và sắc (thân) mà thôi – ND  

 

Theo: Chỉ mới chánh niệm thôi thì không đủ
Dịch giả: Tỳ kheo Tâm Pháp

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#36
Niệm và niệm nữa

[Image: images?q=tbn:ANd9GcRZzKNuNuk6v0tgMrtCi37...y7xdyYjp3Q]


Đau là cảm giác phát sinh trước những thay đổi không ngừng nghỉ trong thân. Đức Phật dạy sắc uẩn chỉ là sắc uẩn, cảm thọ chỉ là cảm thọ. Cảm thọ chỉ là một trạng thái của tâm mà thôi. Vì vậy, sau khi chết, dù người ta đem thân đi thiêu đốt hay chôn vùi nhưng cảm giác đau đớn đâu có phát sinh vì không còn tâm. 

 

Bình thường ta cũng biết đau. Nhưng trong khi thiền tập, tâm càng tĩnh lặng, minh mẫn, cảm giác đau đớn càng dữ dội. Thiền sinh vẫn nỗ lực, kiên trì chịu đựng để tiếp tục ghi nhận cảm giác đau. Chánh niệm như thuốc tê dùng trong cuộc giải phẩu cắt bỏ một ung nhọt đau nhức. 

 

Chỉ niệm cảm giác đau mà không suy tưởng có phải đau đến từ da ta, thịt ta, xương ta hay không… Dần dà, cái thường tưởng "cơn đau là tôi, tôi đau, cơn đau của tôi" bắt đầu lung lay, loại trừ. Tưởng điên đảo đi rồi, cảm giác dễ chịu đến. Thiền sinh tiếp tục ghi nhận cảm giác dễ chịu mới sinh. 

 

Tâm dần êm dịu. Niệm và niệm nữa. Niệm cả tâm dễ chịu và êm dịu. 

 

Theo: Vài làn hương Pháp

Trích soạn: Thitasīla Thùy Khanh, ban Tu Thư Như Lai Thiền Viện hiệu đính



PTVN
 
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#37
  • ĂN TRONG KHÓA THIỀN



[Image: 04961433e6750f2b5664.jpg]

Tham, sân, si tùy điều kiện nhân duyên mà sanh khởi, lúc có, lúc không. Trong khi đó, nếu cố gắng huân tập, chánh niệm sẽ có mặt đều đều trong mọi hoạt động hằng ngày.

Ở mỗi giờ ăn trong khóa thiền, nếu chú tâm theo dõi, thiền sinh sẽ thấy được hàng loạt diễn trình của thân tâm, thấy sự hoạt động của các căn như thế nào trong lúc ăn theo giới, định, huệ.
  • - Giới: Ngoài việc thọ bát quan, thiền sinh còn quán tưởng các thức ăn này là của xã hội nên rải tâm từ và lòng biết ơn đến thí chủ, thiện tín tới làm công quả. Đồng thời thiền sinh cũng quán dùng thức ăn như dùng thuốc để độ thân mạng và nguyện giữ giới trong sạch, cố gắng tu tập cho xứng đáng với vật thực đang thọ dụng.- Định: Chú tâm ghi nhận ý muốn, cử động lớn nhỏ trong lúc ăn để thấy được sự làm việc của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và ý. Từ đó cũng ghi nhận được tâm thích hay không thích khi dùng các món ăn.- Huệ: Hiểu rõ hơn bản chất của các đối tượng đang sanh khởi - chỉ thấy liên tục ý muốn ăn và thân đang ăn mà không thấy có tôi, có ta đang ăn. Từ đó, dần dần loại bỏ bớt tham, sân khi ăn, bớt chấp vào thức ăn như trước nữa (ngon, dở, chay, mặn v.v...)
  • - Định: Chú tâm ghi nhận ý muốn, cử động lớn nhỏ trong lúc ăn để thấy được sự làm việc của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và ý. Từ đó cũng ghi nhận được tâm thích hay không thích khi dùng các món ăn.- Huệ: Hiểu rõ hơn bản chất của các đối tượng đang sanh khởi - chỉ thấy liên tục ý muốn ăn và thân đang ăn mà không thấy có tôi, có ta đang ăn. Từ đó, dần dần loại bỏ bớt tham, sân khi ăn, bớt chấp vào thức ăn như trước nữa (ngon, dở, chay, mặn v.v...)DDTK
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#38
TỰ DO KHỎI CẢM XÚC



[Image: Beginners-Meditation-Techniques.jpg]




Hỏi:  Khi con không hành Thiền, thì con thấy bình thường. Nhưng khi con có chủ ý là tập trung tư tưởng thì tâm trí rối loạn"


Đáp (Sư cô Hương Thiền): Mọi cố gắng để bắt buộc tâm mình an ổn chính là tâm Tham muốn, mong cầu, điều đó lại càng khiến tâm rối loạn

Tâm đang rối loạn mà nay lại thêm ý muốn là mình phải làm được cho nó yên lặng, chỉ làm tăng thêm sự rối loạn.

Biết như vậy, hành giả chỉ cần ghi nhận những ý nghĩ, cảm giác nổi lên mà không nắm giữ chúng như 1 điều mình đang sở hữu, cũng không chối bỏ vì không thich chúng, để chúng tự nhiên chỉ thuần hay biết thì tự chúng sẽ qua đi.

Đó là thiền sinh đã biết tách rời tâm và cảm giác, không để tâm bị cảm giác chi phối. Chúng ta tự do khỏi cảm xúc chính là vậy đó.


TGDT

PTVN
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#39
Phản ứng

[Image: Thay-tu.jpg]

Ta cứ sống bình thường như vậy mà chẳng thấy khổ đau hay mệt mỏi gì cả. Vì tâm ta luôn thỏa thích với sắc tốt, tiếng hay, hương thơm, vị ngon, xúc chạm êm ái, ý tưởng phiêu bồng. Những đối tượng vừa ý này luôn tô điểm cho suy nghĩ và quan kiến của ta.

 Giờ đây ta đang đi ngược dòng đời. Ta đang tập dừng lại không chạy theo những tên trộm cướp đã luôn dụ dỗ lừa đảo ta từ muôn kiếp trong vòng luân hồi dài bất tận. Ta tập thu thúc thân, tập tâm dừng suy nghĩ nên cảm thấy rất khó chịu. Phải hiểu rõ đây là một nhân không thoải mái nhưng sẽ đem đến một quả trong sạch, thiện lành. Ta đang trau dồi tâm không tham, không sân, không si và những thiện tâm này không bao giờ đi chung với các tâm bất thiện nên lúc đầu bao giờ cũng có phản ứng. 

 

Giống như khi đau bịnh buộc phải uống thuốc thế nào cũng có phản ứng phụ với thuốc. Hay giống như nước không thể nào đi chung với lửa. Dùng nước để dập tắt lửa, ban đầu lửa thường bừng lên rất mạnh. Chỉ đến lúc sức nước lấn áp được sức lửa, lửa mới chịu hạ xuống và biến mất. Hay ví như dùng nước đục để giặt quần áo, áo quần sẽ không bao giờ sạch. Phải dùng nước trong, xà bông tốt, máy giặt tốt, tạo phản ứng mạnh mới nhanh chóng tẩy sạch được quần áo dơ. Cũng vậy, thân, khẩu, ý hằng bị ô nhiễm nên phải kiên trì dùng giới và định để thanh lọc thân, tâm dù bị phản ứng thì trí tuệ mới sanh khởi được. 

 

Theo: Vài làn hương Pháp
Trích soạn: Thitasīla Thùy Khanh, ban Tu Thư Như Lai Thiền Viện hiệu đính

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#40
Nuôi dưỡng hứng thú trong Pháp hành

[Image: ngoi-thien-hkst-04.jpg]

Thiền sinh: Làm thế nào để đưa tâm mình quay về với Pháp? Làm thế nào để phát triển đức tin trong Pháp? 

 

Thiền sư Sayadaw U Tejaniya:  Khi mới thực hành Pháp, bạn sẽ không thể có nhiều đức tin trong Giáo Pháp bởi vì trong tâm còn có nhiều phiền não [1]. Để làm tăng trưởng đức tin trong Phật Pháp, bạn phải hiểu rõ lợi ích công việc mình đang làm. Bạn phải thấy được Phật Pháp đã đưa đến lợi ích như thế nào cho cuộc đời mình. Hiểu rõ điều đó chính là trí tuệ, và chính trí tuệ này sẽ làm tăng trưởng đức tin của bạn. 

 

Chú thích: [1] Phiền não là những ô nhiễm trong tâm, những gốc bất thiện gồm có 10 loại phiền não gốc là thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, tham dục, sân, sắc ái, vô sắc ái, trạo cử, ngã mạn và vô minh. Trong tiếng Anh, từ defilement thường dịch là ô nhiễm, song từ gốc i, kisela, được dịch ra và thường sử dụng trong kinh điển là phiền não thì đúng hơn, bởi vì chúng chính là những nguyên nhân căn để tạo nên đau khổ luân hồi cho tất cả mọi chúng sinh trong tam giới – chú thích của người dịch (ND). 

 

Bạn có thấy được sự khác nhau giữa khi có chánh niệm (có sự ghi nhớ, biết mình) và khi thất niệm ( mất chánh niệm, quên mình) hay không? 

 

Thiền sinh: Khi có chánh niệm con biết được những điều đang diễn ra, con biết mình cần phải làm gì. 

 

Thiền sư:  Bạn biết mức độ chánh niệm của mình đến mức nào? Khi chánh niệm bạn thu được những lợi ích gì?  Bạn phải tự khám phá ra chính những điều này. Bạn phải cần liên tục học hỏi từ những kinh nghiệm của chính mình.  Nếu biết nuôi dưỡng sự hứng thú liên tục này trong pháp hành, bạn sẽ hiểu biết ngày càng nhiều hơn. 

 

Chỉ mỗi chánh niệm thôi thì không đủ! Bạn cũng cần phải biết rõ mức độ chánh niệm của mình và thấy xem trí tuệ có mặt ở đó hay không nữa.  Một khi đã thấy rõ sự khác biệt của chất lượng tâm mình giữa khi chánh niệm đầy đủ với trí tuệ và lúc thất niệm, bạn sẽ không bao giờ ngừng thực hành đâu. 

 

Sự hứng thú của bạn sẽ ngày càng tăng, bạn sẽ thực hành nhiều hơn, hiểu biết nhiều hơn và do vậy lại càng thực hành nhiều hơn nữa – đó là một vòng tuần hoàn, tự nó nuôi nó.  Nhưng tiến trình này cần phải có thời gian; cần phải có thời gian để cho chánh niệm của bạn vững mạnh hơn và để mức độ hiểu biết được tăng trưởng. 

 

Thiền sinh: Có lúc con thấy bị mất hứng thú vì mãi mà chẳng thấy mình tiến lên được tí nào. 

 

Thiền sư: Đó là vì bạn không học hỏi được gì. Bạn không thực sự hứng thú với công việc mình đang làm. Bạn mong chờ kết quả. Bạn cần phải học hỏi từ chính những gì bạn đang làm, chứ không phải chỉ ngồi đấy mà chờ đợi kết quả sẽ đến. Bạn phải luôn hay biết và học hỏi từ chính những gì đang diễn ra bây giờ, phải nhình vào chính quá trình thiền tập ấy của mình.

 

Đừng bao giờ nản lòng mỗi khi mất chánh niệm. Mỗi khi phát hiện ra mình mất chánh niệm, lẽ ra bạn phải vui mừng mới đúng.  Bởi vì ngay khi bạn nhận ra mình mất chánh niệm, nghĩa là khi đó bạn đã chánh niệm trở lại rồi.  Hãy cứ theo sát quá trình mất chánh niệm rồi lấy lại chánh niệm và học hỏi từ nó.  Khi mất chánh niệm thì thế nào, khi có chánh niệm trở lại thì ra sao?  Tại sao mất chánh niệm, làm thế nào để bạn lấy lại được nó? Hãy có hứng thú với bất cứ gì đang diễn ra, dù nó là tốt hay xấu.  Tất cả mọi kinh nghiệm, mọi việc đang diễn ra đều là Pháp, nó đúng như chính cách nó đang là.  Tốt hay xấu đều là những đánh giá phán xét của cá nhân bạn mà thôi. Nếu có chánh kiến, bạn sẽ chấp nhận được bất cứ cái gì đang diễn ra như nó đang là. 

 

Theo: Chỉ mới chánh niệm thôi thì không đủ
Dịch giả: Tỳ kheo Tâm Pháp

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#41



[Image: buddhist-1807526_960_720.jpg]

0


Thân, khẩu trong sạch ví như hòn đá mài.  Tâm yên lặng ví như lưỡi dao. Phải bền tâm đem dao đặt với mặt đá mài đúng chiều, đúng cách thì lưỡi dao mài mới sắc bén.  Phải luôn nhớ đem tâm đặt nơi sáu cửa giác quan và chánh niệm ghi nhận các hiện tượng sanh khởi nổi bật qua mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý một cách chính xác.  Phải siêng năng trong sáu niệm không bao giờ ngừng nghỉ để ngăn ngừa kẻ thù tham, sân, si xâm chiếm tâm.  Nhưng nếu các nhân đem đau khổ này khởi sanh thì hãy dùng ngay vũ khí tâm linh sắc bén là chánh niệm và tỉnh giác kịp thời nhận diện và chặt đứt kẻ thù phiền não vừa mới sanh khởi.  

 
Theo: Vài làn hương Pháp
Trích soạn:  Thitasīla Thùy Khanh, ban Tu Thư Như Lai Thiền Viện hiệu đính

PTVN
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#42
Lễ Đức Phật Thắng


[Image: what-are-major-schools-of-buddhism.jpg]


Mara Namuci (hay Tử Thần) cùng mười đạo binh ma hùng hậu, suốt bảy năm trời đã dai dẳng tìm mọi cơ hội để cản trở đạo sĩ Gotama đạt quả vị giải thoát. Nhưng Đức Bồ Tát đã kiên cường chống trả mãnh liệt khi đang tham thiền bên bờ sông Ni Liên: 
 
“ Này Ma Vương Namuci cùng với binh lực của kẻ xấu ác, si lười! Ta thấy ngươi đã lên lưng voi và đội quân của ngươi đang sẵn sàng bủa vây quanh ta. Ta sẽ lâm trận để các người không thể đẩy lui được ta ra khỏi chỗ ngồi này. Như viên đá làm bể cái bình đất chưa nung, ta sẽ dùng trí tuệ để tiêu diệt đội binh vô địch của ngươi mà cả thế gian và chư thiên chưa hề chiến thắng nổi. Với cái tâm thuần thục, dũng mãnh và luôn được trang bị bằng chánh niệm, ta quyết thành đạt mục tiêu giải thoát. Ta sẽ đi từ nơi này đến nơi khác dạy dỗ chúng sinh. Ai năng nổ và tinh cần hành theo giáo huấn của ta, giáo huấn của một người không còn tham ái, sẽ đến được nơi an toàn, thoát khỏi ách thống trị của Ma Vương”. [1]
 
Chú thích: [1] Trích trong Kinh Padgaba Sutta (Sutta Nipata III. 2)  
 
Với những lời lẽ cương quyết đầy oai lực này, Đức Bồ Tát đã cảm thắng Ma Vương, và cũng từ sau đó, Đức Phật đã để lại “công thức tự chiến thắng” cho những ai có ý chí muốn diệt trừ mọi đau khổ, đạt đến an vui tuyệt đối như Ngài. 
 
Các hành giả đến đây để thực tập thiền quán trong mấy ngày nay là những người có duyên lành với Phật pháp, may mắn nhận được công thức này. Công thức tuy đơn giản nhưng khi thực hành cần phải có đức tin và nổ lực mới đủ sức mạnh tiêu diệt kẻ thù nội tâm đã giam hãm ta mãi trong ngục tù trầm luân. Phải dũng cảm và kiên trì mới dứt trừ được bệnh tham, sân, si đã chi phối ta từ muôn vạn kiếp mà không vị lương y nào chữa trị được ngoài Đức Phật. 
 
*** Đây là đoạn đầu của bài pháp thoại đầu tiên thuyết cho nhóm Như Lai Thiền Viện vào năm 1989, tức năm 2533 Phật lịch tại tu viên TuangpuluSanta Cruz.
 
Theo: Vài làn hương Pháp
Trích soạn: Thitasīla Thùy Khanh, ban Tu Thư Như Lai Thiền Viện hiệu đính

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#43
Lời ngỏ đầu khóa thiền

[Image: HT-KimTrieu.jpg?height=400&width=268]

Đức tin rất quan trọng. Thiền sinh ở đây, hoặc là đã có niềm tin, hoặc đang đi tìm niềm tin. Hãy đặt niềm tin cho đúng với mục tiêu tu tập của chúng ta, đó là sự an vui. Đức Phật đã đạt được trạng thái an vui này, nay chúng ta phải nổ lực thực hành lời dạy của Ngài để hiểu rõ ta là ai mới thì có được lợi lạc đó. Như vậy, đồng thời với niềm tin nơi Tam Bảo, ta cũng phải tin tưởng vào chính mình, và vào luật nhân quả, nghiệp báo của thiên nhiên. 

 

Tinh tấn khi hành thiền không phải thuộc thân mà chính là thuộc tâm. Đó là nổ lực thanh lọc tâm mình cho được trong sạch. Ngồi thiền hay kinh hành đều đòi hỏi sức tinh cần liên tục của tâm. Sanh ra hơn một năm là con người đã biết ngồi, biết đi rồi. Bây giờ ngồi, đi có khác một điểm là gom tâm lại trong thân, thân đâu tâm đó ngay trong giây phút này, không trước, không sau.  Đây là cố gắng rất khác thường, tức là nổ lực để luôn luôn có trí nhớ chú tâm ghi nhận các hiện tượng danh sắc hay thân tâm đang sanh khởi qua sáu cửa giác quan ngay trong khoảng khắc hiện tại.  Ghi nhận để kinh nghiệm hay hiểu biết được thực tánh của thân gồm đất, nước, gió, lửa (quán thân), của cảm giác (quán thọ), của tâm (quán tâm), của những đối tượng tổng quát của tâm (quán pháp) là ta đang hành thiền Minh Sát Niệm Xứ hay thiền Quán.  Trọn tiến trình hành thiền có thể chỉ gom lại là có trí nhớ hay biết ngay trong hiện tại hay chánh niệm mà thôi. 

 

Con người chỉ thấy đất, nước đem vào thân mỗi ngày mấy lần nhưng ít khi để ý đến gió. Đây là sinh chất tối cần thiết mà chỉ hơn ba phút không có nó là con người có thể chết. Và ngược lại, nếu hết lòng chú tâm đến yếu tố này cũng chỉ trong ba phút, ta có thể đạt đến trạng thái an vui và trong lành không gì so sánh được.  Đừng nói đến ba phút, chỉ cần ba giây mà tâm có sự tỉnh giác về đặc tánh của gió, của hơi thở thì đó cũng là một tiến bộ tâm linh đáng kể rồi.  Khi ngồi cũng như khi đi, chỉ cần theo dõi yếu tố này một cách tự nhiên, nó làm sao ta ghi nhận như vậy, thân tâm ta sẽ quân bình, dễ chịu. 

 

Theo dõi hơi thở đúng cách theo cách hành thiền Vắng lặng (thiền Chỉ), hành giả có thể đi đến cõi trời sắc giới. Nhưng nếu lãnh hội được đặc tánh vô ngã của hơi thở theo pháp hành thiền Minh Sát Niệm Xứ (thiền Quán), hành giả có thể chứng ngộ Niết Bàn.  Đây là khám phá của đấng Giác Ngộ, một pháp hành vi diệu, mà hành giả đã đặt niềm tin mạnh mẽ vào nên mới quyết tâm đến dự khóa thiền này. 

 

Nguyện cầy hồng ân Tam Bảo hộ trì cho các hành giả an vui, tinh tấn tu hành, sớm đạt được mục tiêu giải thoát. 

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.  



PTVN

 

Theo : Vài làn hương Pháp
Trích soạn : Thitasīla Thùy Khanh, ban Tu thư Như Lai Thiền Viện hiệu đính 
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#44
Chánh niệm

[Image: Watpailom_03.jpg]

Đặc tính của chánh niệm là chìm sâu vào đề mục chứ không hời hợt, bềnh bồng trên bề mặt. Công năng của chánh niệm là không xa rời đề mục nhưng bám giữ đề mục. Biểu hiện của chánh niệm là đối diện với đề mục và bảo vệ tâm khỏi sự chi phối của phiền não. Nguyên nhân phát sinh chánh niệm là sự ghi nhận chính xác, tức thì và liên tục đề mục đang sanh khởi. 

Phattuvietnam.net

 

Như vậy, nhiệm vụ của thiền sinh là chánh niệm ghi nhận tất cả mọi đối tượng tốt cũng như xấu đang sanh khởi nổi bật trong hiện tại một cách khách quan mà không lựa chọn, phân biệt hay phê phán. Công việc của thiền sinh cũng giống như công việc của người gác cổng quan sát khách vào ra. Hay như phần hành của người thư ký chuyên ghi chép tất cả sự kiện trên mọi giấy tờ nào đến văn phòng. 

 

Thường thiền sinh chỉ thích ghi nhận hoặc tường trình những kinh nghiệm nào tốt, cảm giác nào thoải mái mà ít chịu chấp nhận hay chú tâm theo dõi những gì cho là xấu, không dễ chịu. Đối tượng tự nó không tốt, không xấu và nhiệm vụ của thiền sinh là hay biết, ghi nhận đối tượng ngay khi chúng sanh khởi. Bụng phồng biết là phồng, bụng xẹp biết là xẹp, đau biết là đau, ngứa biết là ngứa, phóng tâm biết phóng tâm, tâm định biết tâm định, tâm hoài nghi biết tâm có hoài nghi, tâm mong cầu biết là tâm có mong cầu, tâm đánh giá biết là tâm đang đánh giá, tâm có tham biết là tâm có tham, tâm có sân biết tâm có sân, tâm có si biết là tâm có si, nghe biết là nghe, thấy biết là thấy… Đề mục như thế nào hành giả khách quan chú tâm ghi nhận đúng như nó là vậy, không thêm không bớt. Đó là chánh niệm. 

 

Tham,sân, si làm tâm thay đổi, như màu bỏ vào nước trong làm nước đổi màu. Thay đổi gây đau khổ. Si làm tâm quên. Sự quên là cái chết vi tế trong từng sát na mà ta không hay biết. Hành thiền là để loại bỏ các trạng thái tham, sân, si của tâm. Hay chính xác hơn, để tâm được thanh lọc và thấy rõ bản chất thực sự của các hiện tượng danh sắc hầu loại trừ sự dính mắc vào các hiện tượng này, ta phải tu tập Giới, Định, Huệ. Đây là con đường Bát Chánh Đạo để vun bồi tâm linh đặt căn bản trên pháp hành thiền Minh Sát Niệm Xứ là “con đường duy nhất để thanh lọc tâm, vượt khỏi sự sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí và chứng ngộ Niết Bàn”. 

 

Khi sự ghi nhận được liên tục, chánh niệm sẽ vững vàng và tâm định trở nên mạnh mẽ có khả năng xuyên thấu để thấy đặc tính riêng và đặc tính chung vô thường, khổ, vô ngã của các hiện tượng danh sắc đang sanh khởi. Như vậy, chánh niệm là chìa khóa của trí tuệ. Do đó, thiền sinh nên nỗ lực ghi nhận đề mục liên tục để vun bồi chánh niệm hầu phát triển tuệ giác minh sát trong suốt khóa thiền.  

 

Theo: Vài làn hương Pháp
Trích soạn: Thitasīla Thùy Khanh, ban Tu Thư Như Lai Thiền Viện hiệu đính
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#45
Niềm vui trong tu tập

[Image: henepola-gunaratana.jpg]

Thiền sinh: Con có một câu hỏi về niềm vui trong tu tập. Con hỏi vấn đề này, bởi vì con cứ có ý nghĩ là mình thích một cái gì đó, như vậy là không tốt.   Chẳng hạn có hôm con ngắm bình minh lên và nhận thấy một niềm vui trào dâng trong lòng. Con cảm thấy nó rất là tự nhiên. Liệu có gì xấu khi mình thưởng thức những điều như thế không?

 

Thiền sư: Hãy để nó diễn ra một cách tự nhiên. Trong thiền Vipassanā, tôi không bảo các bạn là không được cảm nhận mọi thứ. Chỉ luôn hay biết rằng có điều đó đang xảy ra. Mỗi khi bạn nhận biết cái gì đó đang diễn ra nghĩa là tâm bạn đang thu thập thêm một số thông tin. Khi chánh niệm liên tục và quán sát những việc tương tự như vậy nhiều lần, bạn sẽ hay biết được tác động của một số trạng thái tâm nhất định. Bạn nhìn nó chỉ như một hiện tượng tự nhiên đang diễn ra trong giây phút hiện tại. 

 

Tôi không bảo các bạn đi ra ngoài tiêu khiển,mà cũng chẳng bảo các bạn không được thưởng thức. Nếu sự thưởng thức sanh khởi một cách tự nhiên trong giây phút hiện tại, hãy hay biết rằng nó đang diễn ra. Nhưng đừng để bị nó lôi cuốn mình đi, đừng dính mắc, đừng tham gia vào nó và cũng đừng đè nén nó. Chỉ nhận biết những gì đang diễn ra và quan sát nó. Đi tìm thú vui hay cố gắng có được nhiều thú vui hơn nữa là một cực đoan, đè nén nó là một cực đoan thứ hai. Đức Phật dạy chúng ta đi theo con đường trung đạo, nhận biết sự thưởng thức với thái độ đúng đắn. Một cảm giác chỉ là một cảm giác, sự thưởng thức chỉ là sự thưởng thức. 

 

Theo: Chỉ mới chánh niệm thôi thì không đủ

Dịch giả: Tỳ kheo Tâm Pháp



PTVN
 
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply