Câu Chuyện Sa Di Pandita
#16
(2018-01-21, 07:58 PM)anatta Wrote: Tôi không có viết là tôi đạt giác ngộ, nhưng tôi viết là theo như lời giảng của thầy Silananda "mục đích tối thượng của vipassana là loại trừ bợn nhơ trong tâm", thì tôi hiểu và diễn đạt lại rằng, tu tập để đạt giải thoát hoặc giác ngộ. Và bạn RV cứ theo bắt bẻ, cái gì trói mà giải, mà đạt .v.v...

Bạn hẳn cũng biết, tu học Phật pháp có Văn-Tư-Tu. Văn là học hỏi bằng cách đọc, nghe, và thảo luận. Tư là suy tư để hiểu biết những điều mình đã "Văn". Tu là thực hành những gì từ Văn và Tư. Vì thế, những gì tôi và bạn trao đổi hầu hết là thuộc về VĂN & TƯ. Căn tánh mỗi người mỗi khác, nên cái TƯ nó cũng không giống nhau hoàn toàn. Dĩ nhiên là chủ quan rồi, vì là sự hiểu biết (TƯ) riêng của mỗi người. Nói xa hơn một chút, thậm chí người thực hành -- TU --  mà có kinh nghiệm gì đi nữa, đó cũng là chủ quan, sự trải nghiệm riêng của họ. Trên các diễn đàn tranh luận, đa số là tranh luận về TƯ của mỗi cá nhân. Phật pháp là triết lý khi nó chỉ dừng ở chỗ Văn và Tư, và lẩn quẩn ở đó. Và tôi cũng đã nói là phần TU tôi còn sơ cơ.

Như vậy, những gì tôi đọc từ kinh sách lời giảng của Phật và nói hay viết lại những điều đó khi trao đổi, thảo luận, học hỏi lẫn nhau với các thành viên trong diễn đàn, đâu có gì gọi là sai trái. Thí dụ như có ai đó hỏi tôi, Phật dạy cốt yếu là gì? Tôi trả lời: Phật dạy, đạo của ngài chỉ dạy về Khổ và con đường Thoát Khổ. Vậy có gì không đúng? Ngày xưa Phật còn khuyên các tỳ kheo (xuất gia) cũng nên thảo luận giáo pháp để học hỏi lẫn nhau.

Tôi học hỏi Phật pháp và lên diễn đàn này để thảo luận trao đổi với mọi người, và cả chính bạn đây, và bây giờ bạn lại phán: "Phật Pháp không phải chỉ nghe rồi nói, cho nên Phật Pháp khác triết học chỗ này." Vậy thì bạn vào thread của thầy Silananda giảng về thiền Minh sát, rồi bạn nói phê bình, và không đồng ý để tôi hoặc người khác lên tiếng hay sao, khi không có suy tư, hiểu biết về Phật pháp (TƯ) giống như bạn?! Và khi lên tiếng thì bạn lại bắt bẻ là Phật pháp không phải là nói, là.. triết học ... Bởi vậy, tôi  đã có nói trước đây: "bạn khó tánh còn hơn ông nội của tôi nữa"  Biggrin  .

Đây là post sau cùng trong thread này cho bạn, nay mai gặp lại bạn RV ở thread khác, thì không phải lặp lại những điều về từ ngữ: "đạt giác ngộ, đạt giải thoát" này.


Bác viết theo thầy gì đó thì không còn văn tư tu  Grinning-face-with-smiling-eyes4 Chẳng những thế có thể sanh ra tâm trộm cắp. Nếu bác viết theo bác mới là văn tư tu.
Thật là sai lầm khi bác trả lời cho ai kia là cốt yếu Phật chỉ dạy về khổ và con đường thoát khổ, vì điều này chỉ là tuỳ bệnh Ngài cho thuốc. Nếu chỉ thoát khổ thì giảng cõi trời là chúng sanh đủ mê tít rồi. Điều này là bác thấy cốt yếu chứ đâu phải cốt yếu Phật dạy. "Các pháp tùng duyên sanh, các pháp tùng duyên diệt". Đại sự nhân duyên Ngài có mặt ở thế gian này là đánh thức chúng sanh (chúng sanh đang ở trong hai trạng thái nhắm mắt chiêm bao và mở mắt chiêm bao) ra khỏi chiêm bao, trực nhận bản tâm.
Reply
#17
Cảm giác xáo động – trạo cử

Thiền sư:  Điều quan trọng là bạn phải hay biết sự xáo động, bất an trong tâm mình và biết tại sao mình bất an như vậy.
 

Đừng bao giờ tin vào những suy nghĩ sanh lên khi tâm mình đang xao động, bất an. 



Nếu bạn tin vào chúng, bạn sẽ càng bất an hơn.  Mỗi khi bạn cảm thấy khó chịu về cái gì đó, thực ra tâm đang nói với bạn rằng nó muốn cảm thấy dễ chịu, muốn có được “ cảm giác tốt” cơ.  Một thiền sinh giỏi sẽ thấy thoải mái, không có vấn đề gì với những điều khó khăn hay những điều gây khó chịu cả, chỉ nhìn chúng như là những thách thức, như là những cơ hội để học hỏi mà thôi. Nếu không có hiểu biết, ngay lập tức bạn sẽ kháng cự lại những điều khó chịu đó.

 

Chúng ta phải học cách chấp nhận mọi việc như nó đang là, điều đó cũng có nghĩa là phải học cách chấp nhận mọi hoàn cảnh khó khăn – như nó đang là. 



Theo: Chỉ mới chánh niệm thôi thì không đủ
Dịch giả: Tỳ kheo Tâm Pháp

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#18
Nằm thiền

[Image: images?q=tbn:ANd9GcQ-uBRdzhVoxJ5pBiopdjU...dV-Z11q0qg]


Thiền sư: Khi chúng ta nằm xuống, tâm liền cho đó là một tín hiệu được thư giãn. Nó không còn phải dùng sức để nâng đỡ thân thể nữa. Khi ngồi, chúng ta chỉ cần (dùng một chút ít sức lực để) nâng đỡ cơ thể mình ngồi, nếu chúng ta không nhận biết được mức năng lượng cần dùng bao nhiêu là đủ thì, một cách tự nhiên, tâm thường đầu tư vào đấy đúng bằng mức năng lượng nó vẫn thường dùng như mọi khi. Nằm xuống là một cách rất hay để khám phá điều này. Sau đó rồi bạn sẽ so sánh và sẽ thấy được cần phải dùng bao nhiêu năng lượng (sức lực) để giữ mình trong tư thế ngồi, và dùng bao nhiêu sức ở trong các tư thế khác (đi, đứng, nằm…)
 
Khi bạn hành thiền nằm, hãy ghi nhận mức năng lượng sử dụng để có được điểm so sánh. Như vậy bạn sẽ biết được trong các tư thế khác cần bao nhiêu năng lượng, và biết mình có sử dụng quá nhiều sức và dẫn đến căng thẳng hay không.
 
Thiền sinh: Và trong mọi tư thế thì đều cần phải tư giãn, phải không ạ?
 
Thiền sư: Đúng vậy. Nếu trong tư thế nằm mà bạn vẫn vừa thư giãn vừa tỉnh thức được thì bạn có thể giữ được như vậy trong tất cả các tư thế khác và trong mọi hoạt động khác nữa. Nếu khi nằm mà buồn ngủ thì bạn phải nên biết rằng mình cần tiếp tục điều chỉnh thêm nữa (để giữ được tỉnh táo). 
 
Theo: Chỉ mới chánh niệm thôi thì không đủ
Dịch giả: Tỳ kheo Tâm Pháp

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#19
Niệm chi tiết

[Image: phat%20hoc.jpg]

Chẳng hạn, hết giờ ngồi thiền, trước khi đứng dậy để chuẩn bị đi kinh hành, ta phải ghi nhận ý muốn đứng dậy. Nếu có chánh niệm, ta sẽ thấy ngay khi ý muốn vừa sanh khởi, thân đang ở tu thế ngồi dần dần chuyển động từ thấp lên cao theo chiều thẳng đứng. Nếu ghi nhận được rõ ràng từng động tác của toàn thân, ta kinh nghiệm được trạng thái chuyển từ nặng khi ngồi thành nhẹ dần khi thân từ từ đứng lên. Đó là ta thấy được yếu tố Gió, Lửa đang có mặt. Kế đến, từ tư thế đứng chuyển đổi sang đi, ta cũng phải ghi nhận ý muốn bước đi trước khi chân bước đi. Từ sự ghi nhận chi tiết không gián đoạn này, ta kinh nghiệm được một điều là hễ tâm muốn (ý muốn) làm gì thì thân sẽ làm theo. 

 

Trong một ngày có biết bao nhiêu là hoạt động nhỏ nhặt như cử động co tay, duỗi chân, xoay mình hay chớp mắt … diễn ra nơi thân, tâm và ta phải nổ lực ghi nhận, theo dõi tất cả. Khi sự ghi nhận được liên tục, chánh niệm trở nên vững vàng, thuần thục giúp ta có thể ghi nhận ý muốn làm trước khi hành động xảy ra   Nhờ vậy, ta hiểu được tương quan nhân quả giữa thân và tâm. 

 

Trong tất cả sinh hoạt của thân thì sự xúc chạm hay “đụng” ở khắp toàn thân là nhiều và rõ ràng nhất. Trạng thái này đưa tới tâm thích hay không thích mà ta cần phải ghi nhận kịp thời. Nếu ta niệm chi tiết một cách liên tục, không kẽ hở thì phiền não tham, sân, si không có cơ hội sanh khởi nơi tâm. Nhờ đó, tâm được bảo vệ, trở nên trong sạch, an lạc và sự thiền tập sẽ càng ngày càng tiến bộ. 

 

Theo: Vài làn hương Pháp
Trích soạn: Thitasīla Thùy Khanh, ban Tu Thư Như Lai Thiền Viện hiệu đính 

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#20
Đi kinh hành


[Image: 326-Kinh%20hanh.jpg]




Thiền sư: Đừng cố ý làm bất cứ điều gì (trong hai thứ đó). Chỉ cần tự nhiên và chánh niệm về tất cả những gì tâm bạn đang hay biết. Nếu nhìn quanh, bạn hãy chánh niệm rằng mình đang nhìn quanh, nếu đang thu thúc nhìn xuống, bạn hãy biết rằng mình đang thu thúc nhìn xuống. Hãy chánh niệm về tất cả những gì đang thực sự diễn ra. 
 
Thiền sinh:   Xin thầy cho con một vài lời khuyên về việc đi kinh hành và cách quán chiếu khi đi kinh hành. 
 
Thiền sư: Trước tiên, hãy nhận biết rằng mình đang đi. Sau đó, bạn có thể tự đặt ra những câu hỏi cho mình. Chẳng hạn: Tâm và thân đang tương tác, liên hệ với nhau ra sao? Bạn đang đi với trạng thái tâm như thế nào? Tại sao mình đi kinh hành [1]? Ai đang đi [2] Đặt ra những câu hỏi như thế giúp bạn tăng dần khả năng quan sát và thẩm xét các pháp. 
 
Chú thích: [1] Để nhận rõ những động cơ, tâm tham hay sân … hay những thái độ hành thiền không chân chánh khác sanh khởi bên trong tâm mình trong khi đi kinh hành – ND 
 
[2] Để thấy rõ và loại bỏ ảo tưởng về một cái ngã (cái tôi) bên trong thân (đang đi) và tâm (đang quan sát sự đi) này, thấy ra sự thật đó chỉ là một kết hợp và tương tác giữa danh (tâm) và sắc (thân) mà thôi – ND  
 
Theo: Chỉ mới chánh niệm thôi thì không đủ
Dịch giả: Tỳ kheo Tâm Pháp

PTVN
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#21
Niệm đi

Bởi quanghien

[Image: kh6.jpg]
 -
Khi thiền hành, ta để tâm ghi nhận, theo dõi bước chân hay chuyển động của bàn chân qua nhiều giai đoạn trên đoạn đường ngắn được chọn để đi tới đi lui suốt thời gian thiền hành trong khóa thiền. Để ghi nhận kịp thời và liên tục bước chân, ta phải đi chậm lại. Bắt đầu bằng sự ghi nhận đơn giản là mặt bước, trái bước. Sau đó ghi nhận giở đạp và cuối cùng là giở, bước, đạp trong mỗi bước chân.
 
Khi chân giở, tâm hay biết giở; khi chân bước, tâm biết bước;khi chân đạp, tâm hay biết đạp v.v… Tuy nhiên, giở, bước hay đạp chỉ là tục đế vì liên hệ đến ý niệm, hình tướng của bàn chân. Quan trọng hơn là phải kinh nghiệm được đặc tính riêng như nặng, nhẹ, nóng, lạnh, chuyển động của tứ đại gồm đất, nước, gió, lửa và đặc tính chung của đề mục như vô thường, khổ và vô ngã trong lúc kinh hành.  
 
Theo dõi bước chân kinh hành, hành giả sẽ thấy nhẹ khi giở lên, đẩy về phía trước khi bước tới, nặng dần dần khi buông bàn chân xuống và nặng, cứng khi bàn chân đạp xuống mặt đất. Đó là hành giả kinh nghiệm được đặc tính riêng của tứ đại.  
 
Với sự ghi nhận chính xác, song hành và liên tục bước chân qua nhiều giai đoạn khác nhau trong khi thiền hành, chánh niệm trở nên vững vàng và nhờ vậy tâm định trở nên mạnh mẽ. Từ từ hành giả sẽ thấy được càng lúc càng rõ, càng nhanh, càng vi tế hơn từng cái giở, cái bước và cái đạp và kinh nghiệm sự thay đổi, sự sanh diệt của từng đề mục ghi nhận. Bước chân trở nên êm nhẹ như lướt trên mặt đất. Tâm trở nên tĩnh lặng, trong sáng và quân bình trên mỗi bước đi. Bấy giờ hành giả chỉ thấy ý muốn đi và thân đang đi mà không có ý niệm về người đi, tôi đi,ta đi nào hết. Mỗi khoảnh khắc thiền hành, chỉ có tâm chánh niệm ghi nhận khắn khít trên từng bước chân trong hiện tại mà thôi chứ không có trạng thái tâm suy nghĩ hay tham, sân, si nào sanh khởi hết. 
 
Đi như vậy gọi là đi không để lại dấu chân. 
 
Theo: Vài làn hương Pháp
Trích soạn: Thitasīla Thùy Khanh, ban Tu Thư Như Lai Thiền Viện hiệu đính 
 
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#22
Ngồi thiền

[Image: Buddhist+monk+meditation+on+Water.jpg]
 

Thiền sư: Nếu muốn bạn có thể ngồi lâu hơn. Nhưng tôi không khuyến khích thiền sinh ngồi lâu quá; đừng ngồi quá một tiếng rưỡi. Những người thích tĩnh lặng thường muốn ngồi lâu, người thích chánh niệm thì ưa hoạt động hơn. Tôi khuyến khích thiền sinh nên hoạt động bởi vì nó buộc tâm mình luôn “rón rén”, luôn “tỉnh giác”, có thể nói như vậy, và phải thực sự làm việc để chánh niệm trong phút giây hiện tại. Thật không may là ở đây chúng tôi chẳng có việc vặt để cho các thiền sinh làm như một số thiền viện ở các nước phương tây. 

 

Đi kinh hành 

 

Thiền sinh: Khi đi kinh hành thì lúc nào mắt cũng phải nhìn xuống hay là có thể nhìn ngó xung quanh cũng được? 

 

Thiền sư: Đừng cố ý làm bất cứ điều gì (trong hai thứ đó). Chỉ cần tự nhiên và chánh niệm về tất cả những gì tâm bạn đang hay biết. Nếu nhìn quanh, bạn hãy chánh niệm rằng mình đang nhìn quanh, nếu đang thu thúc nhìn xuống, bạn hãy biết rằng mình đang thu thúc nhìn xuống. Hãy chánh niệm về tất cả những gì đang thực sự diễn ra. 

 

Thiền sinh:   Xin thầy cho con một vài lời khuyên về việc đi kinh hành và cách quán chiếu khi đi kinh hành. 

 

Thiền sư: Trước tiên, hãy nhận biết rằng mình đang đi. Sau đó, bạn có thể tự đặt ra những câu hỏi cho mình. Chẳng hạn: Tâm và thân đang tương tác, liên hệ với nhau ra sao? Bạn đang đi với trạng thái tâm như thế nào? Tại sao mình đi kinh hành [1]? Ai đang đi [2] Đặt ra những câu hỏi như thế giúp bạn tăng dần khả năng quan sát và thẩm xét các pháp. 

 

Chú thích: [1] Để nhận rõ những động cơ, tâm tham hay sân … hay những thái độ hành thiền không chân chánh khác sanh khởi bên trong tâm mình trong khi đi kinh hành – ND 

 

[2] Để thấy rõ và loại bỏ ảo tưởng về một cái ngã (cái tôi) bên trong thân (đang đi) và tâm (đang quan sát sự đi) này, thấy ra sự thật đó chỉ là một kết hợp và tương tác giữa danh (tâm) và sắc (thân) mà thôi – ND 

 

Theo: Chỉ mới chánh niệm thôi thì không đủ

Dịch giả: Tỳ kheo Tâm Pháp


 
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#23
Ra quyết định
Quang Hiền

[Image: monk_pool_meditation.jpg?m=1344152013]

 

Thiền sư: Bạn muốn quyết định nhanh hay quyết định chính xác? Nhanh quan trọng hay đúng quan trọng hơn? Nếu tâm không có phiền não và luôn có chánh niệm tỉnh giác, có trí tuệ thì không cần phải nghĩ. Tâm luôn biết phải làm gì, bởi vì bạn lúc nào cũng ở trạng thái sẵn sàng, bởi vì trí tuệ luôn có mặt ở đó. Nhưng chỉ cần có chút thích hoặc không thích xen vào, có chút bất an nào trong tâm thì bạn sẽ không thể có quyết định đúng được. Mỗi khi phải ra quyết định mà tâm lại đang xáo động, bất an thì hãy đợi cho đến khi bình tĩnh trở lại rồi mới quyết định. 

 

Hãy tập thói quen canh chừng tất cả mọi xáo động tình cảm,mọi cảm xúc của mình. Khi đã dẹp bỏ được mọi xáo động, thì bạn không nóng lòng phải làm cho xong việc nữa, trí tuệ sẽ đến và quyết định. Tất nhiên là bạn cũng phải có đủ thông tin cần thiết để ra quyết định. 

 

Đừng bao giờ quyết định điều gì chỉ vì mình thích hoặc không thích. 

 

Luôn luôn thong thả, dành đủ thời gian để cân nhắc quyết định, kiểm tra lại thái độ của mình và dọn dẹp cho tâm mình sáng suốt.  

 

Thực hành như một người bệnh 

 

Thiền sinh: Con đang bị ốm (bệnh) và cảm thấy rất mệt nỏi, nặng nề. Nhưng thực ra như thế con lại thực hành rất tốt vì ít phải cố, không thể cố được nữa mà chỉ quan sát thôi ạ. 

 

Thiền sư: Thế là tốt. Đó chính xác là trạng thái tâm cần phải có khi tôi nói bạn phải thực hành như một người bệnh. Điều đó không có nghĩa là bạn phải chuyển động một cách chậm chạp. Cái tâm của người bệnh không muốn làm gì cả mà chỉ quan sát một cách thụ động và chấp nhận hoàn cảnh. 

 

Theo: Chỉ mới chánh niệm thôi thì không đủ
Dịch giả: Tỳ kheo Tâm Pháp  

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#24
Niệm căn trần

[Image: images?q=tbn:ANd9GcTwiE7wlnlauqT28mjUMzB...62OEvCsldA]

Bởi  quanghien

 

So với hơi thở, đề mục chuyển động phồng, xẹp dễ cho thiền sinh ghi nhận hơn. Lý do là chuyển động phồng, xẹp của bụng nổi bật và rõ ràng, dễ cho thiền sinh kinh nghiệm được sự sanh diệt của chuyển động mà không sợ rơi vào thiền vắng lặng như đề mục hơi thở. Hơi thở vào ra ở mũi nhẹ nhàng, vi tế, khó ghi nhận.  

Chuyển động phồng, xẹp là đề mục chính khi hành thiền. Tuy nhiên, khi nào có các đối tượng danh sắc khác nổi bật hơn qua sáu cửa giác quan gồm mắt, tai, mũi,lưỡi, thân, ý thì ta phải hướng tâm chánh niệm ghi nhận ngay tức khắc. Đây là phép niệm căn trần. 

 

Tại sao ta phải niệm thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng, suy nghĩ qua sáu cửa giác quan? Đó là do đời sống của con người có qúa nhiều phiền não tham, sân, si chen vào trong lúc thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc, chạm, suy nghĩ mà ta không hay biết. Ta khổ vì già, bịnh, chết cộng thêm khổ vì lo buồn, uất ức than trách, hối tiếc chuyện đã qua, mong cầu chuyện chưa tới. Đức Phật dạy chỉ có sự khổ mà ta đang kinh nghiệm, đối mặt ngay khoảnh khắc hiện tại mới có thể diệt trừ được mà thôi. Đối với sự khổ đã qua, ta không thể làm gì được cả và sự khổ trong tương lai thì chưa xảy ra. 

 

Ngay khi đối tượng (trần) vừa tiếp xúc với các giác quan (căn), ta nên có trí nhớ chánh niệm ghi nhận ngay.  Nếu không, tâm ta cứ mãi chạy theo quá khứ hay tương lai. Chánh niệm ghi nhận đối tượng nổi bật ngay trong hiện tại để ngăn ngừa phiền não xâm nhập vào tâm do mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, thân chạm, hay tâm suy nghĩ… Nếu không, trạng thái tâm thích hay không thích sẽ sanh khởi trong tâm, kéo theo bao đau khổ, phiền não khác. 

 

Để giải thoát được sự sanh, già, bệnh … mà ai cũng sợ và muốn tránh, phải thực tập chánh niệm. Thiếu chánh niệm, ta không thấy, không hiểu được bản chất thực của sắc pháp và danh pháp nhưng chỉ có tâm thích hay không thích suốt ngày, suốt đời mà thôi.  

 

Đức Phật dạy trong Mười Hai Nhân Duyên: Vì không biết, không thấy được mấu chốt tham ái này nên chúng sanh đã tạo biết bao nghiệp tốt xấu, thiện ác khiến bị tái sanh mãi trong vòng luân hồi. 

 

Nếu có minh, có trí tuệ thì sẽ không hành động sai lầm nên sẽ không có thức tái sanh sanh khởi và kết quả là không già, bệnh, chết. Nhờ chánh niệm ta kiểm soát được tâm khiến tâm không bị đầu độc bởi cái thích hay không thích ở mắt thấy, tai nghe, thân đụng chạm … Do đó, niệm căn trần là ta đang sống khi căn và trần đang làm việc với nhau mà không có mặt của tham, sân, si. Chỉ bằng ghi nhận đúng, thấy đúng, nghe đúng, không thêm không bớt thì ta sẽ không đau khổ, không đổ lỗi cho ta hay cho ai. 

 

Tu là sửa cái sai trong mắt thấy, tai nghe, tâm suy nghĩ… Các thánh nhân nghe sao, ghi nhận vậy, không thêm bớt, không đánh giá, không bị đối tượng chi phối. Vì thế các ngài luôn được an vui, giải thoát. 

 

Theo: Vài làn hương Pháp

Trích soạn: Thitasīla Thùy Khanh, ban Tu Thư Như Lai Thiền Viện hiệu đính
 
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#25
Tu tập chánh tinh tấn

[Image: 75f1fb0d3d4be2961db6503dae51b7ad.jpg]

Thiền sinh: Thưa thầy, con biết rằng nếu thực hành đúng và chăm chỉ thì ngã kiến (ảo tưởng về một tự ngã, một cái tôi thường còn) sẽ biến mất và bị thay thế bằng Chánh kiến. Nhưng bản thân quá trình tu tập thì giống như phải làm việc cật lực để hoàn thành một nhiệm vụ nào đó. Con cố gắng phấn đấu để thực hiện xong một công việc, và do đó luôn có một sự chấp thủ đi cùng với ảo tưởng về một cái ngã (cái tôi đang làm việc đó). Xin thầy giảng thêm cho con hiểu điều này. 

 

Thiền sư: Điều rất quan trọng là chúng ta phải có thông tin hướng dẫn đúng đắn trước khi bắt tay vào thực hành. Đừng tự đồng hóa mình với sự tinh tấn, với sự cố gắng đó mà hãy nhận rõ rằng: (quá trình mình) đang thực hiện công việc đó chính là sự tinh tấn, cộng thêm những phẩm chất tâm có liên quan khác. Tất cả những cái tâm đó đang thực hiện công việc , chứ không “tôi” đang tu tập. 

 

Bạn chỉ có thể thực hiện được Chánh Tinh Tấn nếu tâm có thông tin hướng dẫn đúng, nếu nó thực sự hiểu thế nào là Chánh Tinh Tấn. Chúng ta đang cố gắng tu tập để đạt đến mục đích của mình, nhưng đó là một việc sẽ xảy ra vào một ngày nào đó trong tương lai. Ngay bây giờ thì chúng ta chỉ cần hiểu được cách phải làm điều đó như thế nào. Chúng ta cần phải hiểu thế nào là Chánh Tinh Tấn và thế nào là thực hành đúng. 

 

Một cái tâm luôn luôn cố đạt đến một mục tiêu, luôn tập trung đạt đến một kết quả nhất định nào đó thường bị thúc đẩy bởi sự tham cầu. Trí tuệ hiểu rõ quan hệ nhân –quả và do đó sẽ tập trung hoàn thành các nhân duyên, các điều kiện cần thiết cho đầy đủ ( và quả sẽ tự động trổ sanh khi nhân duyên đã hội đủ ).

 

Thiền sinh: Đi kinh hành (thiền hành) thì dễ hiểu, tâm con thường sáng suốt và tỉnh thức trong suốt thời gian thiền hành. Nhưng ngồi thiền thì lại khác. Mới bắt đầu ngồi thì thấy tỉnh táo, nhưng sau đó tâm rơi vào trạng thái đờ đẫn, mù mờ. Con thực hành sai chỗ nào chăng? 

 

Thiền sư: Khi sự tỉnh thức mất dần đi, nó cho thấy bạn đang thiếu Chánh Tinh Tấn ( sự cố gắng một cách đúng đắn). Bạn phải chú ý nhiều hơn đến tâm quan sát của mình. Quan sát chất lượng (mức độ mạnh yếu) của tâm chánh niệm đó, và nhận biết sự lên xuống, thay đổi của nó. 

 

Cố gắng nhận rõ mức năng lượng nhiều ít khác nhau cần để giữ chánh niệm trong những tư thế khác nhau. Khi thiền hành, tâm tương đối bận rộn và chánh niệm trên nhiều đối tượng khác nhau. Khi ngồi, tâm ít việc hơn và do đó bạn phải học cách “hiệu chỉnh” tâm mình để giữ được sự tỉnh thức và sáng suốt trong tư thế đó. 

 

Thiền sinh: Con cố gắng dùng sức để giữ tỉnh táo khi ngồi, nhưng con nghĩ chắc là do con cố gắng quá mức hoặc cố gắng sai cách nên toàn tự làm mình mệt mỏi. Rồi sau đó con lại có ý nghĩ rằng cứ như thế này thật là phí thời gian vô ích. 

 

Thiền sư: Bạn cần sử dụng trí tuệ để giữ tâm tỉnh táo và có hứng thú. Làm cho tâm mình hứng thú với những gì đang diễn ra chính là “tinh tấn một cách có trí tuệ”. Loại tinh tấn của bạn mang tính chất dùng sức (cơ bắp) nhiều hơn nên mệt mỏi là chuyện không thể tránh khỏi. Nếu sự tò mò, ham tìm hiểu không thể khởi lên một cách tự nhiên thì bạn phải tự đặt những câu hỏi cho mình. Đặt câu hỏi giúp cho tâm hứng thú và do đó tỉnh thức hơn.

 

 

Theo: Chỉ mới chánh niệm thôi thì không đủ

Dịch giả: Tỳ kheo Tâm Pháp

 

PTVN
 
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#26
Không đủ năng lượng – Cảm giác mệt mỏi buồn ngủ

[Image: Businessman-meditating-in-corporate.jpg]

Thiền sư:  Điều này thường xảy đến đối với các thiền sinh khi họ hành thiền suốt cả ngày.  Họ cảm thấy tươi mới vào buổi sáng, có rất nhiều năng lượng nhưng rồi toàn sử dụng đến cạn sạch.  Bạn cần kiểm tra xem mình đã dùng đến bao nhiêu sức?  Bạn có bị căng thẳng do cách mình dùng sức hay không?  Bạn có sử dụng quá nhiều năng lượng hay không?  Bạn có thực hành hăng hái quá mức hay không?  Nếu bạn thực sự lưu ý đến những điều đó và chỉ dùng sức vừa đủ, bạn có thể hành thiền đến tận 9-10 giờ tối. 

Bạn cũng phải tự nhắc mình không cần thiết phải tiêu phí quá nhiều năng lượng để chằm hăm chú tâm vào đề mục làm gì.  Bạn có cần phải chú tâm dỏng tai lên mới nghe được hay không?  Bạn có cần phải  chằm hăm nhìn thì mới thấy được hay không?  Bạn có cần thiết cứ phải tập trung chú tâmn mới hay biết được hay không? 


Thiền sinh:  Thưa thầy, con có một khó khăn là rất hay buồn ngủ khi ngồi thiền.  Cơn buồn ngủ đến rất thường xuyên, nhất là trong những ngày đầu mới hành thiền. 


Thiền sư: Khi bạn ngồi bạn có thấy sự lờ đờ của tâm mình hay những dấu hiệu đầu tiên của cơn buồn ngủ không?
 

Thiền sinh:  Chỉ thỉnh thoảng thôi ạ. 

Thiền sư:  Không chỉ quan sát những gì đang diễn ra mà hãy cố gắng đặt câu hỏi để tăng thêm sự hứng thú cho tâm mình.  Hãy tự hỏi mình “Tâm có hay biết không? Đang hay biết cái gì? Tâm đang làm gì?” Thường thì những câu hỏi như thế sẽ giữ cho tâm được tỉnh táo và năng động. Hình như bạn đã có thói quen buồn ngủ ngay từ khi mới đến hành thiền, hình như bạn đã để buông trôi, chấp nhận cho nó đến.  Đặt câu hỏi sẽ giúp đánh thức tâm bạn dậy. Nếu có thái độ hành thiền đúng đắn và thực hành một cách kiên trì, bạn sẽ thấy rằng – với thời gian trôi qua – năng lượng trong tâm sẽ tăng dần lên; bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo hơn, chánh niệm hơn và tỉnh giác hơn.
 

Thiền sinh:  Nếu làm vậy cũng không được thì con phải làm thế nào? Có lúc con cảm thấy mình phải cố vật lộn để ngồi cho hết một giờ và cảm thấy rất bực mình vì cứ buồn ngủ suốt. 


Thiền sư:  Không nên coi nó là một cuộc vật lộn hay chiến đấu gì cả.  Nếu thấy không áp dụng cách nào thành công, cũng chẳng thể quan sát hay tìm hiểu trạng thái tâm hôn trầm  được tý nào cả mà chỉn cố vật lộn để giữ cho tỉnh táo thì tốt nhất là bạn nên đứng dậy mà làm việc khác – như đi kinh hành chẳng hạn. 


Thiền sinh:  Trong khóa thiền này con bị hôn trầm rất nhiều.  Khi không hôn trầm thì tâm lại phóng lung tung  và lại còn suy nghĩ mãi về việc phóng tâm đó nữa. Tuần trước con nhận ra rằng căn bản giới của mình không còn vững chắc như xưa.  Năm nay con đã làm nhiều việc phạm giới.  Con cũng nhận thấy mình hay phê phán, đánh giá người khác và nghĩ rằng có thể con làm như thế là để tự trấn an mình không phải là người xấu. Hình như đó là mấy trò lưu manh của tâm nó bày vẽ ra để cảm thấy đỡ tội lỗi về những việc mình đã làm. Câu hỏi của con là: Phải làm thế nào để có được giới hạnh trong sạch trở lại?  Con cảm thấy mình sẽ không thể tu tập tốt được như xưa nếu không trở thành một con người có giới trong sạch. 

Thiền sư: Bạn không thể thay đổi được quá khứ.  Đừng nghĩ về quá khứ nữa. 


Thiền sinh: Vâng, con cần tiếp tục đi tiếp.  Nhưng làm thế nào để con làm được điều đó? 


Thiền sư: Nếu bạn có sự định tĩnh (samādhi) ngay lúc này là giới của bạn đã trong sạch rồi.  Tại sao cứ nghĩ về giới hạnh quá khứ để làm gì? Bạn đã làm nhiều việc sai lầm, được rồi, nhưng bạn có thể quay lại quá khứ được không? 


Thiền sinh: Không. 

Thiền sư: Thế thì hãy để nó lại đằng sau đi. 

Thiền sinh: Có phải chính phiền não cứ bám giữ vào việc đó không? 

Thiền sư: Đúng. Bạn bám giữ vào chính những sai lầm mình đã làm trong quá khứ. Lý do nào khiến bạn không giữ được giới hạnh trong sạch?  Đó có phải là tâm tham không? 

Thiền sinh: Vâng. 

Thiền sư: Tâm tham đó có phải là “bạn”không? 

Thiền sinh: Không. 


Thiền sư:  Vậy thì bạn phải hiểu rằng bởi vì có quá nhiều tâm tham nên giới hạnh không được trong sạch.  Giới hạnh trong sạch đó không phải là giới của bạn.  Và ngay bây giờ, khi định tâm tăng trưởng thì giới đã trong sạch trở lại rồi. 


Thiền sinh:  Đây là những điều mà con cảm thấy khó chấp nhận được vì con vốn sinh trưởng trong một xã hội Thiên chúa giáo. [1]  


Thiền sư:  Giới trước kia không trong sạch, nhưng bây giờ đã trong sạch.  Hãy đem chánh niệm vào giây phút hiện tại và làm giới hạnh của mình được trong sạch ngay bây giờ. 


Bạn cũng nói buồn ngủ là một vấn đề khó khăn.  Chính bởi vì bạn cho rằng buồn ngủ là khó khăn nên tâm bạn mới quanh quẩn nghĩ ngợi tại sao mình lại buồn ngủ như thế.  Bởi thế nó mới bắt đầu nghĩ ngợi về quá khứ và lôi mình vào tất cả rắc rối này. Rồi bạn đi đến kết luận là giới không trong sạch nên mới bị hôn trầm (buồn ngủ).  Đó là tà kiến, là kết luận sai lầm.  Bạn cần phải nhận ra nguyên nhân của sự hôn trầm ngay trong hiện tại này, chứ đừng nghĩ đến cả một câu chuyện có thể có đằng sau nó như thế.  Bạn muốn biết cái gì đang diễn ra trong tâm mà khiến mình buồn ngủ như thế này.  Càng quan sát các hoạt động của tâm một cách thành thục, bạn sẽ càng dễ thấy được nguyên nhân tại sao trạng thái tâm của mình thay đổi. 

Cách hiểu của tôi về hôn trầm rất đơn giản.  Tôi tin rằng lý do tâm trở nên buồn ngủ là bởi vì nó không có hứng thú.  Có thể chánh niệm vẫn làm việc, có thể định tâm vẫn có, nhưng nếu tuệ căn không hoạt động, tâm không hứng thú thì nó vẫn hôn trầm.  Nếu tâm thực sự hứng thú với những tiến trình đang diễn ra, nếu nó muốn hiểu rõ đối tượng quán sát, các cảm thọ, các phản ứng tâm lý và cách thức chúng tương tác, liên hệ với nhau ra sō, nó sẽ không bao giờ cảm thấy buồn ngủ. 

Điều đó hay xảy ra với những người hành thiền nhiều là định (samādhi) tăng mà tuệ thì không theo kịp.  Chúng ta phải quán chiếu, phải thẩm xét các pháp, phải sử dụng trí tuệ.  Một khi đã có được định tâm, đã có được sự tĩnh lặng và quân bình trong tâm, chúng ta phải biết đặt các câu hỏi cho tâm mình (để quán chiếu, thẩm sát và tìm hiểu).  Mình có thực sự hay biết được những gì đang diễn ra trong tâm không ?  Tâm hay biết thế nào về đối tượng quan sát và tâm quan sát. 

Thiền sinh : Thiền nói là lấy chính tâm mình làm đối tượng hay biết nghĩa là thế nào ạ ? 

Thiền sư : Đúng thế.  Bạn không chỉ biết tâm mình đang tĩnh lặng, mà còn phải biết cái tâm đang biết sự tĩnh lặng đó nữa.  Chớ dừng lại đối tượng quan sát hay kinh nghiệm, mà phải đi tới cái tâm đang hay biết đối tượng đó. Nếu chỉ dừng lại ở chánh niệm và tiếp tục hay biết sự có mặt của nó, nó sẽ tăng trưởng mạnh lên.  Nhưng nếu ta quên không làm điều này (biết tâm quan sát) mà chỉ nhìn mỗi vào định tâm mạnh đó thôi, thì chánh niệm dần dần suy yếu mà chúng ta không biết được điều đó.  Bạn làm gì khi đã có được sự tĩnh lặng ? 

Thiền sinh : Thường thì con chỉ thả mình vào trong cảm giác đó. Nhưng hôm nọ con cũng đã quay chánh niệm của mình lại theo dõi những gì đang diễn ra trong tâm.  Câu hỏi của con lúc đó là xem có phiền não nào có mặt trong tâm không.  Con không thấy có phiền não nào nhưng ngay lập tức con lại nghĩ rất có thể có những phiền não vi tế hơn mà mình không nhìn thấy được.  Thế rồi, lúc sau con nghĩ đến một người thân đang có nhiều xích mích, ngay lập tức các  phiền não nổi lên rất mạnh.
 

Thiền sư : Lúc đó bạn có bị buồn ngủ không ? 


Thiền sinh : Không ạ. 


Thiền sư : Chỉ khi tâm không hoạt động, nó mới bị buồn ngủ.  Khi tâm tĩnh lặng và bình yên là lúc nó sẵn sàng để quán chiếu.  Nhưng bạn không cần thiết phải dùng đến những suy nghĩ bằng ý niệm [2]. Bạn có thể chỉ cần thẩm xét  xem cách tâm đang làm việc  như thế nào.  Bạn có biết (mình đang) chánh niệm hay không ? Chánh niệm đứng yên như cũ hay luôn mới mẻ trong từng khoảnh khắc. 

Bạn không cần phải tìm câu trả lời ! 


Chỉ cần đưa ra câu hỏi, cho tâm một chủ đề để làm việc, và khuyến khích nó hứng thú với những gì đang diễn ra. 


Thiền sinh :  Thưa thầy, con đã thực hành theo những gì thầy chỉ dẫn nhưng con thấy rất dễ mệt mỏi. Con không thấy cách thực  hành của mình có gì sai.  Hình như việc quán sát các hoạt động của tâm làm con bị mệt. 


Thiền sư : Chính điều đó làm tâm mệt mỏi.  Nếu bạn thấy rằng mình thường phản ứng rất mạnh lại những gì đang quán sát thì tốt nhất nên thực hành thiền chỉ (samātha).  Chẳng hạn khi có tâm sân khởi lên, bạn hãy nhận biết nó rồi chuyển sang một đề mục trung tính khác như hơi thở  hay một cảm giác nào đó trên thân chẳng hạn (không tiếp tục quan sát tâm sân nữa, tránh để cho tâm tiếp tục phản ứng- ND).  Quan sát đề mục đó một lúc để tâm dịu trở lại, rồi sau đó nhìn tâm sân ấy lại một  lúc nữa – cứ tới lui lại như vậy.  Nhiều người cảm thấy quan sát tâm liên  tục là một việc quá khó đối với họ. 

Khi chưa có trí tuệ thực sự, khi bạn còn phụ thuộc vào việc áp dụng trí tuệ từ bên ngoài vào, bằng con đường tri thức như vậy, thì chúng ta phải sử dụng thêm thiền chỉ (samātha) để làm cho tâm dịu xuống và tĩnh lặng trở lại [3] 

Chú thích : 

[1] Tâm của thiền sinh này bị mặc cảm giày vò vì chịu ảnh hưởng quan điểm của Thiên Chúa giáo, họ coi những việc xấu mình đã lỡ làm trong quá khứ như một tội lỗi.  Mặc cảm mình là một người tội lỗi, kém cõi, không được xã hội chấp nhận và tha thứ được cho chính mình là một căn bệnh tâm lý rất phổ biến và khó chữa trị ở xã hội Phương Tây. 

[2] Suy nghĩ bằng ý niệm (conceptual thinking) là những suy nghĩ sử dụng ngôn ngữ, danh xưng chế định: tôi, anh, đàn ông, đàn bà, thân, tâm, nhà cửa, cây cối… Là những suy nghĩ chúng ta vẫn thường sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.  Các suy nghĩ nặng nề phiền não, phóng tâm, mơ mộng tương lai, tiếc nuối quá khứ… đa phần là những suy nghĩ loại này.  Các suy nghĩ dùng trong quán chiếu các pháp không cần dùng nhiều đến ngôn ngữ chế định mà chủ yếu là những tác ý  để định hướng tâm quán chiếu, tìm hiểu bản chất các Pháp hay cơ chế hoạt động của thân tâm và sự tương tác giữa chúng với nhau- ND 


[3]  Đây là điều rất quan trọng trong pháp hành.  Nhiều thiền sinh nói rằng việc áp dụng quán chiếu liên tục thường làm tâm họ thêm bất an và khó giữ chánh niệm hơn, bởi vì chánh niệm chưa miên mật, tâm chưa đủ độ ổn định và tĩnh lặng cần thiết (hoặc đã tĩnh nhưng chưa thực sự ổn định), nên không thể mở rộng tâm để tự nhận biết, quán chiếu nhiều đề mục khác nhau hoặc chỉ làm vậy được một chút là tâm trở nên xáo động và mệt mỏi.  Càng cố, tâm càng tháo động và mất sức, phiền não càng xâm nhập.  Chính vì vậy, thiền sinh cần phải quán sát pháp hành của mình một cách cẩn thận và liên tục để biết khi nào cần mở rộng tâm mình ra để quán chiếu, khi nào cần thu hẹp lại một, hai đề mục đơn giản, trung bình ( như hơi thở, cảm giác xúc chạm…) để tăng cường định tâm, làm cho tâm ổn định và tĩnh lặng trở lại. 


Nhiều người bị vướng vào chỗ này do quá dựa vào tri thức, vào những hiểu biết về thiền qua sách vở, đánh giá thấp sức mạnh của phiền não và đánh giá quá cao bản thân mình mà thiếu công phu tu tập Định, Niệm nên tính thời gian tu đã lâu, song phiền não vẫn còn thô rõ, đôi khi còn biến tướng của sân, si, ngã mạn ẩn tàng, phức tạp hơn. Một số không đi sâu được vào pháp hành thì quay sang chấp theo kiểu thiền "ung dung tự tại" trong cuộc sống, đa phần do tâm dễ duôi, dính mắc đẻ ra ; không muốn buông bỏ lợi dưỡng, chỉ muốn được cả mà không muốn trả giá, coi thường cách tu hành tinh tấn, viễn ly cuộc sống thế gian, khép mình trong giới luật.  Đây cũng là một cực đoan không kém phần nguy hiểm. – ND

 

Theo: Chỉ mới chánh niệm thôi thì không đủ
Dịch giả: Tỳ kheo Tâm Pháp

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#27
Tu tập chánh tinh tấn

[Image: 52453688e69ad739440fba1def8a1b7e.jpg]


Thiền sinh: Thưa thầy, con biết rằng nếu thực hành đúng và chăm chỉ thì ngã kiến (ảo tưởng về một tự ngã, một cái tôi thường còn) sẽ biến mất và bị thay thế bằng Chánh kiến. Nhưng bản thân quá trình tu tập thì giống như phải làm việc cật lực để hoàn thành một nhiệm vụ nào đó. Con cố gắng phấn đấu để thực hiện xong một công việc, và do đó luôn có một sự chấp thủ đi cùng với ảo tưởng về một cái ngã (cái tôi đang làm việc đó). Xin thầy giảng thêm cho con hiểu điều này. 
 
Thiền sư: Điều rất quan trọng là chúng ta phải có thông tin hướng dẫn đúng đắn trước khi bắt tay vào thực hành. Đừng tự đồng hóa mình với sự tinh tấn, với sự cố gắng đó mà hãy nhận rõ rằng: (quá trình mình) đang thực hiện công việc đó chính là sự tinh tấn, cộng thêm những phẩm chất tâm có liên quan khác. Tất cả những cái tâm đó đang thực hiện công việc , chứ không “tôi” đang tu tập. 
 
Bạn chỉ có thể thực hiện được Chánh Tinh Tấn nếu tâm có thông tin hướng dẫn đúng, nếu nó thực sự hiểu thế nào là Chánh Tinh Tấn. Chúng ta đang cố gắng tu tập để đạt đến mục đích của mình, nhưng đó là một việc sẽ xảy ra vào một ngày nào đó trong tương lai. Ngay bây giờ thì chúng ta chỉ cần hiểu được cách phải làm điều đó như thế nào. Chúng ta cần phải hiểu thế nào là Chánh Tinh Tấn và thế nào là thực hành đúng. 
 
Một cái tâm luôn luôn cố đạt đến một mục tiêu, luôn tập trung đạt đến một kết quả nhất định nào đó thường bị thúc đẩy bởi sự tham cầu. Trí tuệ hiểu rõ quan hệ nhân –quả và do đó sẽ tập trung hoàn thành các nhân duyên, các điều kiện cần thiết cho đầy đủ ( và quả sẽ tự động trổ sanh khi nhân duyên đã hội đủ ).
 
Thiền sinh: Đi kinh hành (thiền hành) thì dễ hiểu, tâm con thường sáng suốt và tỉnh thức trong suốt thời gian thiền hành. Nhưng ngồi thiền thì lại khác. Mới bắt đầu ngồi thì thấy tỉnh táo, nhưng sau đó tâm rơi vào trạng thái đờ đẫn, mù mờ. Con thực hành sai chỗ nào chăng? 
 
Thiền sư: Khi sự tỉnh thức mất dần đi, nó cho thấy bạn đang thiếu Chánh Tinh Tấn ( sự cố gắng một cách đúng đắn). Bạn phải chú ý nhiều hơn đến tâm quan sát của mình. Quan sát chất lượng (mức độ mạnh yếu) của tâm chánh niệm đó, và nhận biết sự lên xuống, thay đổi của nó. 
 
Cố gắng nhận rõ mức năng lượng nhiều ít khác nhau cần để giữ chánh niệm trong những tư thế khác nhau. Khi thiền hành, tâm tương đối bận rộn và chánh niệm trên nhiều đối tượng khác nhau. Khi ngồi, tâm ít việc hơn và do đó bạn phải học cách “hiệu chỉnh” tâm mình để giữ được sự tỉnh thức và sáng suốt trong tư thế đó. 
 
Thiền sinh: Con cố gắng dùng sức để giữ tỉnh táo khi ngồi, nhưng con nghĩ chắc là do con cố gắng quá mức hoặc cố gắng sai cách nên toàn tự làm mình mệt mỏi. Rồi sau đó con lại có ý nghĩ rằng cứ như thế này thật là phí thời gian vô ích. 
 
Thiền sư: Bạn cần sử dụng trí tuệ để giữ tâm tỉnh táo và có hứng thú. Làm cho tâm mình hứng thú với những gì đang diễn ra chính là “tinh tấn một cách có trí tuệ”. Loại tinh tấn của bạn mang tính chất dùng sức (cơ bắp) nhiều hơn nên mệt mỏi là chuyện không thể tránh khỏi. Nếu sự tò mò, ham tìm hiểu không thể khởi lên một cách tự nhiên thì bạn phải tự đặt những câu hỏi cho mình. Đặt câu hỏi giúp cho tâm hứng thú và do đó tỉnh thức hơn.
 
 
Theo: Chỉ mới chánh niệm thôi thì không đủ
Dịch giả: Tỳ kheo Tâm Pháp

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#28
Dặn dò

[Image: thien-su.jpg]


Ở ngoài đời, khó có dịp để thực tập ghi nhận liên tục, chỉ ở khóa thiền mới có thời gian và cơ hội làm được như vậy. Khóa thiền càng dài, càng tích cực thì kết quả càng rõ ràng. Ban đầu ta phải nhắc bảo tâm từng giây, từng phút. Cho đến một thời điểm nào đó, chánh niệm tự động theo ta như bóng theo hình và trở lại kêu gọi, nhắc nhở ta. Lúc đó chánh niệm đem đến cho ta một của quý gọi là trí tuệ mà không ai có thể lấy đi được. 


Trí tuệ không bao giờ mất và càng thực tập càng phát triển. Trí tuệ này Đức Phật không cho ta, chư thiên không cho ta, không thể đánh đổi bằng tiền bạc hay tri thức thế gian.Ban đầu ta phải lựa chọn đề mục nơi bụng, nơi chân. Dần dần, bất cứ nơi nào trong thân ngũ uẩn này cũng đều là đề mục. Ban đầu ta cần thiền viện, chánh điện để ngồi, để đi. Dần dần, bất cứ chỗ nào ở ngoài đời cũng đều là đạo tràng, là đối tượng ghi nhận, quán sát.
 
Quý vị hay lo cho sư hàng ngày phải nhọc nhằn xa xôi lên dốc, xuống đồi từ tu cốc cheo leo sang tháp thiền đường. Nhưng núi non hiểm trở sao bằng hiểm nguy của cõi luân hồi. Đây là duyên may để sư cùng quý vị vun bồi ba la mật nhẫn nại và quyết định. Nhờ có khóa thiền, sư được cùng đi, cùng ngồi với quý vị. Chiếc xe một mã lực làm sao chạy bằng chiếc xe đồng tu nhiều mã lực. Cuộc luân hồi tuy dài nhưng nhiệt tâm và nổ lực tu hành sẽ thu ngắn con đường vô tận đó. 
 
Theo: Vài làn hương Pháp
Trích soạn: Thitasīla Thùy Khanh, ban Tu Thư Như Lai Thiền Viện hiệu đính


Phattuvietnam.net
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#29
Thực hành liên tục sẽ làm sâu sắc thêm hiểu biết

[Image: 59-2-1.jpg]

Thiền sinh: Thưa thầy, con thường cảm thấy có sự phản kháng lại, không muốn làm cái việc thẩm tra, quán xét đó. Con rất bận rộn vì phải luôn cố gắng chánh niệm và luôn sợ mình bỏ qua mất điều gì đó nếu con cứ bỏ công thẩm tra các kinh nghiệm như vậy. Con cảm thấy mình không có thời gian để làm việc đó. Có thể có chút tâm tham nào trong đó chăng? 

 

Thiền sư: Chỉ cần làm những việc quan trọng và bỏ qua những việc không quan trọng khác. Bạn để tâm mình rộng mở và thâu nhận chỉ khi nào tâm đã có sự quân bình, buông xả. Nhưng khi bạn đang trải qua một cảm xúc mạnh, thì hãy dành hết năng lượng để đối phó với chúng; đó chính là việc quan trọng trước mắt – bỏ qua tất cả những gì đang xảy ra. Nếu bạn bỏ qua việc thẩm xét cảm xúc đó mà cố theo dõi những thứ khác đang diễn ra, thì nó vẫn cứ còn ở bên trong tâm bạn. Khi có cơ hội, cảm xúc đó sẽ lại nổi lên và gây ra rất nhiều rắc rối cho bạn. Chức năng của chánh niệm là nhận diện mọi thứ đang diễn ra trong tâm. Trí tuệ quyết định cái nào là cái cần phải giải quyết. 

 

Thiền sinh: Vậy thì có nghĩa là con vẫn chưa có đầy đủ trí tuệ? 

 

Thiền sư: Bạn cần phải cho mình thêm thời gian. Hãy đi chậm chậm thôi, vừa đi vừa cảm nhận con đường của mình qua những gì đang diễn ra. Hãy cố gắng thấu hiểu và thu thập càng nhiều thông tin càng tốt [2]. Mỗi khi bạn cảm thấy có một vấn đề cần phải nhìn vào, hãy thẩm tra và quán xét nó. Những gì diễn ra trong tâm lúc đầu thì có vẻ như rất hỗn loạn. Bạn cần nhìn đi nhìn lại cùng một vấn đề đó nhiều lần và từ nhiều góc độ khác nhau. Khi chánh niệm liên tục hơn, tâm bạn sẽ trở nên định tĩnh hơn và bạn sẽ bắt đầu hiểu được vấn đề nào là quan trọng, vấn đề nào không.

 

Chú thích: [2] Đây là thông tin về các tiến trình thân tâm đang diễn ra mà hành giả thu được bằng chánh niệm- ND 

 

Thiền sinh: Có nghĩa là con chỉ cần tiếp tục kiên trì thực hành như thế phải không ạ? Thế nếu chỉ kiên nhẫn luôn tự nhắc mình chánh niệm, dù bất cứ việc gì xảy ra, thì tâm con có trở nên tĩnh lặng và bắt đầu có hiểu biết được không? 

 

Thiền sư: Có. Mức độ hiểu biết phụ thuộc vào trình độ tu tập của bạn, phụ thuộc vào việc bạn đang thực hành miên mật như thế nào. Lúc đầu bạn phải cần rất nhiều chánh niệm để xây dựng nên nền móng. Vì tự chúng ta chưa có được những hiểu biết của chính mình nên bạn cần phải dựa vào những nguồn thông tin trợ giúp bạn trong quá trình thực hành. Sau một thời gian thực hành chúng ta sẽ bắt đầu có được một chút ít hiểu biết, một chút ít trí tuệ.

 

Miễn là bạn tiếp tục duy trì thực hành đều đặn thì vẫn có thể giữ được mức hiểu biết này. Nếu không thực hành nhiệt tâm, hết mình mà chỉ lúc có, lúc không thì mức độ hiểu biết sẽ không tăng trưởng và chúng ta cũng không giỏi giang hơn được một chút nào. Trong trường hợp bạn ngừng thực hành, tâm si sẽ bắt đầu tăng trưởng trở lại. Nếu xao lãng thực hành cả một thời gian dài, tâm si sẽ bao trùm trở lại, che lấp tất cả những gì bạn đã từng hiểu biết trước kia.

  

Song nếu bạn chăm chỉ thực hành liên tục, chúng ta sẽ tiếp thu được thêm những hiểu biết và tuệ giác nho nhỏ như vậy. Nếu chúng ta luôn duy trì và tiếp thêm sức sống cho chúng một thời gian dài, chúng sẽ trở nên liên tục đến mức vận hành đồng thời cùng với chánh niệm. Một khi trí tuệđã song hành cùng chánh niệm, nó sẽ tiến lên tới một trình độ hiểu biết cao hơn. Chúng ta sẽ có được những tuệ giác lớn hơn nữa. 

 

Những hiểu biết ở trình độ cao hơn này có cuộc sống riêng của chúng và cũng có năng lực lớn hơn. Chúng sẽ không phụ thuộc vào chánh niệm nữa. Một khi bạn có được những tầng tuệ giác đó, chúng sẽ luôn luôn có mặt, mọi lúc mọi nơi; trí tuệ sẽ luôn luôn hiện diện. Đến giai đoạn này, chánh niệm sẽ lùi lại phía sau, có thể nói như vậy, và sẽ đóng vai trò thứ yếu. Nó sẽ vẫn luôn có mặt bởi vì trí tuệ sẽ không thể tồn tại nếu không có chánh niệm, nhưng đến lúc này, trí tuệ đã bắt đầu có cuộc sống riêng của chính nó. Chánh niệm sẽ tiếp tục nuôi dưỡng trí tuệ và hiểu biết của chúng ta ngày càng lớn mạnh. Ở trình độ này, tâm bạn sẽ luôn luôn biết phải làm gì, và một điều nữa là sự thực hành trở nên vô cùng thật dễ dàng đến mức bạn chẳng cần phải có chút cố gắng nào nữa. 

 

Thiền sinh: Vâng, con thấy điều này là có thể đạt được nếu mình sống trong cộng đồng những bạn đồng tu. Theo con thì con cho rằng chắc mọi người cũng đồng ý như thế thôi ạ. Con cảm thấy rất khó để thực hành miên mật được trong cuộc sống ngoài xã hội hiện đại ngày nay. 

 

Thiền sư: Ngày hôm qua cũng có một thiền sinh nói về vấn đề này. Anh ấy kể với tôi rằng anh thấy rất dễ chánh niệm trong mọi việc đang làm và luôn giữ được cái tâm quân bình, tĩnh lặng, nhưng khi phải ở cùng người khác, anh thấy rất khó giữ chánh niệm. Tôi chỉ ra cho anh ta thấy rằng điều khác nhau giữa hai hoàn cảnh đó chẳng qua là khi ở một mình thì tâm anh “quay vào trong”, trong khi ở cùng người khác thì tâm anh “hướng ra ngoài”. Nếu bạn chỉ tập trung hết “vào trong” thì sẽ không giao tiếp được với “bên ngoài”, nhưng nếu bạn hướng hết “ra ngoài” thì bạn lại không thể biết mình được. Bạn cần phải học cách làm cả hai thứ một lúc, và điều này cần phải có cả một quá trình thực hành. 

 

Thiền sinh: Con hiểu những điều thầy vừa nói, nhưng cái thế giới “ngoài kia” nó quá khác biệt so với môi trường của thiền viện và con thường bị cuốn vào đủ mọi thứ một cách rất nhanh chóng. 

 

Thiền sư: Tại sao bạn lại tự cho phép mình bị lôi cuốn như thế? Sự thực thì chẳng có ai lôi chúng ta cả, chẳng qua là cái tâm của bạn muốn nhào vào trong đó thôi. Ai quan trọng hơn, người ngoài hay chính bản thân mình? 

 

Thiền sinh: Dạ thưa, chính mình ạ. 

 

Thiền sư: Bạn chú ý ra “bên ngoài” là bởi vì bạn vẫn nghĩ nó là quan trọng đối với mình.Nếu tâm mình là thực sự quan trọng đối với mình, thì mình phải luôn lưu ý đến nó và chăm chút nó. Bạn phải luôn kiểm tra lại các trạng thái tâm của chính mình, trong tất cả mọi hoàn cảnh, mọi tình huống. Điều gì là quan trọng hơn, với nói chuyện với người khác hay cái tâm của bạn? 

 

Thiền sinh: Dạ, tâm mình quan trọng hơn. 

 

Thiền sư: Đúng vậy, bạn phải luôn lưu ý đến tâm mình trước rồi mới giao tiếp với người. 

 

Thiền sinh: Dạ, để thực hành được điều này quả là một thử thách lớn, nhưng chắc cũng sẽ rất thú vị để xem những gì sẽ xảy đến. 

 

Theo: Chỉ mới chánh niệm thôi thì không đủ

Người dịch: Tỳ kheo Tâm Pháp



Phattuvietnam
 
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#30
Tâm làm thinh
 [Image: phat%20hoc.jpg]


Giống như trẻ thơ được đặt vào nôi, khi nó cảm nhận được chuyển động của chiếc nôi đưa qua đưa lại từ tay ru của người mẹ, tâm bé sẽ dịu dần, không còn la khóc nữa. Cũng vậy, khi tâm đã quen chánh niệm ghi nhận các đề mục đang sanh khởi, tâm sẽ ngoan ngoãn nằm yên. 

Những kinh nghiệm này chỉ đến từ thực hành, không thể có từ lý thuyết. Càng chạy theo lý thuyết, tâm lại càng suy nghĩ rối ren. 



Theo: Vài làn hương Pháp
Trích soạn: Thitasīla Thùy Khanh, ban Tu Thư Như Lai Thiền Viện hiệu đính

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply