Đệ Tam Nhãn - Con mắt thứ 3
#1
https://kienthuc.net.vn/song-4-mau/su-th...67505.html

Astonished-face4 Smiling-face-with-halo4

Sự thật choáng về quý bà ''siêu nhân 3 mắt'' ở Hòa Bình

(Kiến Thức) - Bà Hoàng Thị Thiêm (46  tuổi ở thôn Bùi Trám, xã Hòa Sơn, huyện  Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) được mọi người biết đến với siêu danh “siêu nhân 3 mắt"", "Thiêm ba mắt”.
Ngày mới xuất hiện trong “giới siêu nhân”, bà có khả năng đọc sách dù mắt bị bịt kín. Khả năng đó của bà tồn tại hàng chục năm nay, nhưng các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải.

Phát hiện “con mắt thứ ba” nhờ học thiền

Trong căn nhà nhỏ cuối xóm, ''siêu nhân 3 mắt'' Hoàng Thị Thiêm cho biết, cuộc sống gia đình bà nhiều năm qua xáo trộn cũng từ khi “con mắt thứ ba xuất hiện”. Bà Thiêm quê gốc ở huyện Yên Khương, tỉnh Lào Cai. Ngày nhỏ đi học bà đã thể hiện là người thông minh hơn đám bạn cùng trang lứa. Tuy nhiên, bà phát hiện mình có con “mắt thần” trong một lần rất tình cờ.

[Image: su-that-choang-ve-quy-ba-sieu-nhan-3-mat-o-hoa-binh.jpg]
Dù bịt mắt nhưng bà Thiêm vẫn đọc sách vanh vách. 

“Năm 2003 gia đình tôi chuyển về Hòa Bình sinh sống. Ở một thời gian tôi thấy người tự nhiên rất khó chịu, tay chân bủn rủn, nhiều lúc bị tê, cầm gì cũng có cảm giác không thật. Có lúc cầm dao bên tay này chặt vào tay kia mà không hiểu sao. Một hôm, tôi ra nhà anh họ bên chồng ở Hà Nội ăn giỗ. Anh ấy thấy tôi có nhiều biểu hiện lạ, sức khỏe yếu nên đã giới thiệu tôi đến học bộ môn năng lượng sinh học, ngồi thiền nâng cao sức khoẻ. 

Buổi đầu tiên thầy giáo nói mở luân xa cho tôi, yêu cầu tôi nhắm mắt ngồi thiền. Sau đó, thầy hỏi khi nhắm mắt mọi người có nhìn thấy gì không, người thì bảo thấy ngôi sao, người bảo toàn màu đen, riêng tôi không nhìn giống mọi người. Nghĩ trong bụng sao mình lại nhìn thấy thầy nhỉ, sợ nói ra không ai tin nên tôi không nói. Đến buổi thứ 3 tôi mới dám nói cho cả lớp, khi ngồi thiền tôi nhìn thấy thầy giáo và mọi người. Mặt tôi phừng phừng nói nếu mọi người không tin bịt mắt tôi lại, mang sách vở tôi đọc cho mà xem”, bà Thiêm kể.

Cả lớp nhốn nháo, chưa tin đó là sự  thật, một nhóm đem sách vở đến, nhóm kia cởi áo, tìm khăn bịt kín mít hai hốc mắt của bà Thiêm lại, nhưng bà vẫn đọc được. Bà Thiêm bảo, khả năng này của bà không phải lúc đó mới có mà có từ nhỏ, chỉ có điều ngày nhỏ bà nghĩ ai cũng giống mình nên chưa có dịp nói ra.

[Image: su-that-choang-ve-quy-ba-sieu-nhan-3-mat...hinh-2.jpg]
Các chuyên gia vẫn chưa lý giải vì sao bà Thiêm có khả năng đó. 

Người Nhật khẳng định bà là “siêu nhân”

Ngay sau khi khả năng của bà Thiêm phát lộ, nhiều cơ quan khoa học, nghiên cứu mời bà đến kiểm nghiệm. “Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người, làm các cuộc khảo nghiệm, phân tích về con mắt thứ 3 của tôi. Họ chưa thể giải thích vì sao khi bịt kín mắt tôi vẫn có thể đọc sách, nhìn thấy đồ vật. Ngày mọi người mới biết khả năng của tôi, đi đến đâu nhiều cũng quây lại, lấy khăn bịt mắt, thậm chí họ lấy cả băng dính, quấn một vòng quanh mắt để thử nghiệm. Nhiều lần bị quấn như vậy, khiến lông mi trên mắt của tôi rụng nhiều đến mức giờ thì không thể mọc lại được”, bà Thiêm nhớ lại.

Khi Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng chuyên mục “Chuyện lạ Việt Nam”, ghi lại những khả năng huyền bí của ''siêu nhân 3 mắt'', nhiều nước trên thế giới rất quan tâm đến bà. Trong đó thông qua Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Đài Truyền hình NHK của Nhật bản đã tiếp cận và mời bà sang Nhật Bản để khảo nghiệm. Họ bảo, trước khi quyết định mời bà họ đi tìm kiếm nhiều quốc gia mà chưa tìm được người ưng ý. Bà là người duy nhất được họ lựa chọn để khảo nghiệm.

Bà Thiêm cho biết, ban đầu họ đưa bà vào bệnh viện hiện đại, kiểm tra tổng quát sức khoẻ. Họ kiểm nghiệm, đo đạc rất tỉ mỉ các bộ phận trên cơ thể. Họ so sánh các chỉ số đó với người bình thường. Trên cơ thể bà chằng chịt các loại dây điện. Lúc đầu bà cũng lo lắng, thậm chí người run lên cầm cập. Nhưng thông qua phiên dịch viên giải thích quy trình kiểm nghiệm bà Thiêm yên tâm.

[Image: su-that-choang-ve-quy-ba-sieu-nhan-3-mat...hinh-3.jpg]
Bà Thiêm đang được các chuyên gia nước ngoài thực nghiệm. 

Trong các bộ phận trên cơ thể bà Thiêm, các chuyên  gia Nhật Bản chú ý hơn cả  là đôi mắt. Họ tiến hành đo đạc kích thước đôi mắt, độ dày võng mạc xem có giống người bình thường hay không. Khi khảo nghiệm họ mời tôi lên sân khấu, dưới sự chứng kiến của các nhà khoa học, đội ngũ y tế và được đài truyền hình quay đi quay lại rất nhiều lần. 

Khi khảo nghiệm họ bôi lên đôi mắt bà Thiêm bằng một thứ bột dẻo để bịt kín đôi mắt của bà lại. Người bình thường, bôi lớp bột đó vào mắt còn chẳng mở được ra, chưa nói là đọc được. Nhưng lạ kỳ thay, bà Thiêm vẫn có thể đọc sách vanh vách, đi lại trong phòng bình thường. Chưa hết, ban tổ chức còn tổ chức một trò chơi mang tính chất khảo nghiệm. 

“Trước đó, họ không cho tôi biết sẽ tham gia trò chơi này. Trò chơi này có tên gọi bịt mắt đập con lật đật. Sau khi đặt 10 con lật đật trên sân khấu, tôi cùng một người sẽ thi đập. Khi con lật đật nhô đầu lên thì người chơi sẽ đập vào nó để tính điểm. Thực sự người bình thường chơi còn khó. Vì con lật đật trong máy nhô lên, tụt xuống rất nhanh, không nhanh mắt, nhanh tay thì không thể đập trúng nó. Tuy nhiên, tôi vẫn có thể đập được 9/10 lần. Khi nhìn thấy khả năng của tôi như vậy, cả hội trường vỗ tay reo hò. Các nhà khoa học nước Nhật nói rằng tôi là siêu nhân mới làm được như thế”.

Các nhà khoa học nơi đây mời bà Thiêm ở lại để nghiên cứu. Họ hứa sẽ chu cấp lương thưởng hằng tháng cho gia đình bà sinh sống. Nhưng bà đã từ chối. Bởi bà không thích mình là vật thí nghiệm cho việc nghiên cứu.

[Image: su-that-choang-ve-quy-ba-sieu-nhan-3-mat...hinh-4.jpg]
Bà Thiêm đi xe máy nhờ “con mắt thứ ba”. 

“Chục năm nay con mắt thứ ba” vẫn hoạt động

Để kiểm chứng khả năng của "siêu nhân 3 mắt'' ở Hòa Bình, chúng tôi lấy trong ba lô ra cuốn sách, lấy chiếc khăn bịt kín vào mắt mình thử đọc sách nhưng mắt không thể mở được chưa nói là đọc sách. Cũng chiếc khăn đó tôi thít chặt vào đôi mắt của bà Thiêm. Tôi ngỡ ngàng khi bà vẫn đọc từng chữ. Bà Thiêm bảo bao nhiêu năm qua “con mắt thứ 3”, của bà vẫn tồn tại.

Đến nay, các nhà khoa học ở Việt Nam và thế giới vẫn chưa thể giải thích tại sao bà Thiêm lại có khả năng đó. Mọi người mới chỉ đặt ra các giả thiết cũng như nhận định. Ngay cả ông Nguyễn Phúc Giác Hải - người nghiên cứu về bà Thiêm kỹ càng cũng mới chỉ đưa ra nhận định: Bà Thiêm có con mắt thứ ba, con mắt đặc biệt mà “cả thế giới chưa ai có”. 

Trường hợp của bà Thiêm có thể do thế giới tâm linh mở cho, nếu con người khai mở được luân xa 6 thì  những người khiếm thị cũng có thể nhìn bằng con mắt thứ ba.

Cơ thể thay đổi

Bà Thiêm cho biết, từ ngày bà phát lộ con mắt thứ ba, cơ thể bà có nhiều thay đổi. Bà như lột xác thành người khác. Bà từng mắc chứng nói lắp nhiều năm, tìm nhiều cách chữa không khỏi, nhưng khi con mắt thứ ba của bà xuất hiện tự nhiên căn bệnh này biến mất. Tuy nhiên, sức khỏe của bà không được khoẻ mạnh như trước, cứ trái gió trở trời bà lại đau ốm.

“Trong công việc hằng ngày của tôi cũng không được thuận lợi. Khi giặt da tay bong tróc. Làm việc gì tay tôi cũng run run. Đặc biệt, khi tôi cởi giầy, dép ra không thể đi lại được”, bà Thiêm kể.

Nói về những khả năng của mình, bà Thiêm cho biết, mọi người thường nói bà có ba mắt. Tuy nhiên, điều đó chưa đúng. Theo bà, đó là con mắt về mặt tâm linh, con mắt ngoại cảm, con mắt đó thần Phật đã ban tặng cho bà. Chính bà cũng không hiểu vì sao mình có khả năng đó. Bà rất mong các nhà khoa học trong và ngoài nước có thể tìm lời lý giải.
Reply
#2
Theo truyền thuyết, đệ tam nhãn - con mắt thứ ba - còn được gọi là thần nhãn. Đây là một giác quan đặc biệt nằm tiềm ẩn ở giữa trán. Người khai mở được Đệ Tam Nhãn có thể thấy được nhiều thứ mà mắt thường không thấy được. Tuy nhiên, những gì họ thấy được tuỳ theo từng người, từng trường hợp, không ai giống ai. Như là một cái gift được ban tặng để họ làm những gì cần thiết trong từng hoàn cảnh.

Qx tui xin post một truyện dài dưới đây là tự truyện của một vị Lạt Ma Tây Tạng, dù không chính thức được thừa nhận, vì sách này đã lâu rồi. Theo tác giả, tự truyện của ông là có thật, tin hay không thì tuỳ người đọc. Nhưng QX thích cuốn sách này vì lối viết dí dõm và đồng thời kể cho ta thấy nhiều điều thích thú về cõi tâm linh ...

QX xin phép anh Hư Vô được post truyện trong trang này, vì nó có phần tâm linh, huyền bí, và đồng thời làm chổ để chạy ra chạy vô đây trùm mền đọc ...

Rolling-on-the-floor-laughing4 Innocent
Reply
#3
Đệ Tam Nhãn 

 Tác giả:  Lobsang Rampa  - Dịch giả: Nguyễn Hữu Kiệt  -  phỏng lai:  Quê Xưa


Ồ! Ồ! Đã bốn tuổi rồi mà ngươi vẫn không ngồi vững được trên con ngựa ! Mi sẽ không bao giờ nên người được ! Liệu người cha đáng kính của ngươi sẽ nói sao?

 
Nói xong, lão Tzu thẳng tay quất vào mông con ngựa một ngọn roi da, đầu ngọn roi cũng đét luôn cả vào người kỵ mã vô phúc, rồi nhổ một bãi nước bọt xuống đất.
 
Những nóc nhà và ngọn tháp bầu bịt vàng của điện Potala lóng lánh dưới ánh mặt Trời chói lọi . Gần bên, hồ nước biếc của ngôi Đền Rắn gợn sóng lăng tăng ghi dấu những con ngỏng bơi qua. Phía xa xa, trên đường đá gồ ghề , những khách lữ hành vừa rời khỏi thủ đô Lhassa cố gắng thúc giục những con Yak (giống bò Tây Tạng) đi mau hơn, với những tiếng hét la inh ỏi. Từ những đồng cỏ xanh ở kế cận, vọng đến tai tôi những tiếng kèn khổng lồ do những sư sãi nhạc công thực tập thổi kèn ở một nơi vắng vẻ.
 
Nhưng tôi không có thời giờ cho những thứ thường nhật đó. Công việc nghiêm trọng của tôi là ngồi vững trên lưng con ngựa nhỏ bất kham. Nhưng con ngựa con tên Nakkim lại có những ý nghĩ khác. Nó muốn tách rờ khỏi người kỵ mã tí hon, để được tự do ăn cỏ, và nằm lăn qua lăng lại dưới đất, chổng bốn vó lên trời một cách thoải mái.
 
 
Ông Tzu là một ông thầy rất khó chịu. Suốt đời, ông luôn luôn nghiêm khắc và khó tánh. Bây giờ, trong vai trò võ sư quyền thuật và huấn luyện viên kỵ mã cho một đứa trẻ bốn tuổi, ông thường tỏ ra bất mãn và nổi nóng hơn là kiên nhẫn. Xuất xứ từ vùng Kham, ở miền Đông xứ Tây Tạng, ông được chọn lựa cùng với vài người khác nhờ bởi vóc vạc cao lớn và lực lưỡng, còn nhiều người có vóc cao hơn hai thước thì được tuyển dụng làm những sư sãi cảnh binh trong các tu viện. Họ mặc áo dài và độn vai rất cao để cho có vẻ to lớn, lấy lọ boi mặt để cho có vẻ hung tợn, và mang theo những cây gậy to và dài để trừng phạt những kẻ bất hảo.
 
Lão Tzu đã từng là một vị sư sãi cảnh binh, nhưng bây giờ ông là người chăm nom cho một cậu bé con nhà quý tộc!
 
Không thể đi đứng được lâu vì bị thương tật ở chân, ông ta chỉ di chuyển bằng cách đi ngựa. Năm 1904, quân Anh dưới quyền chỉ huy của đại tá Younghusband, chiếm đóng xứ Tây Tạng và gây nên nhiều sự tàn phá, thiệt hại. Chắc hẳn là họ nghĩ rằng phương tiện tốt nhất để thu phục được tình thân hữu của Tây Tạng là bắn phá nhà cửa, làng mạc và giết hại người dân của xứ ấy. Trong cuộc phòng thủ chống kẻ thù địch, ông Tzu đã bị đạn bắn vẹt mất một phần xương háng bên trái khi ông chiến đấu ngoài mặt trận.
 
Cha tôi là một trong những viên chức lãnh đạo trong Chánh phủ. Người thuộc dòng quý tộc và có thế lực rất mạnh trong việc quốc chính. Cha tôi cao gần tới hai thước, và có một sức mạnh phi thường. Hồi còn thanh niên người đã có lần ra sức giở hỏng một con lừa khỏi mặt đất; người là một trong số ít những người Tây Tạng có thể giao đấu với những thổ dân vùng Kham trong những cuộc so tài về môn đô vật và trở ra chiến thắng.
 
Hầu hết người Tây Tạng có tóc đen và mắt màu nâu sẫm. Cha tôi là một ngoại lệ, tóc ông màu nâu hạt dẻ, và mắt ông màu xám. Ông thường có những cơn giận dữ đột ngột mà chúng tôi không biết lý do.
 
Chúng tôi rất ít khi được gặp cha. Xứ Tây Tạng đã trải qua một thời kỳ loạn ly. Năm 1904 khi quân đội Anh xâm lăng lãnh thổ Tây Tạng, vị Quốc vương xứ này là Đức Đạt Lai Lạt Ma sang tị nạn bên xứ Mông Cổ, giao quyền nhiếp chính lại cho cha tôi và cùng với những viên chức trong nội các trong khi Ngài vắng mặt. Năm  1909, Ngài trở về nước sau một thời gian sống tại Bắc Kinh. Năm 1910, quân Trung Hoa, được khích lệ tinh thần bởi cuộc xâm lăng thành công trước đây của quân đội Anh, bèn đem quân tấn công thủ đô Lhassa. Một lần nữa đức ĐạtLai Lạt Ma lại lưu vong tị nạn nhưng lần này ngài sang Ấn Độ. Năm 1911, trong cuộc cách mạng Trung Hoa, quân Tàu bị đánh bật ra thủ đô Lhassa, sau khi đã gây nhiều cảnh giết chóc tang thương đối với dân chúng TâyTạng. Năm 1912, đức Đạt Lai Lạt Ma trở vể thủ đô Tây Tạng. Trong khi ngài vắng mặt, suốt thời kỳ vô cùng khó khăn ở quốc nội, cha tôi đã cùng với các quan chức đồng liêu trong nội các đảm đương trọng trách của ChánhPhủ. Mẹ tôi thường nói rằng trách nhiệm nặng nề đó đã làm cho cha tôi giảm thọ rất nhiều. Một điều chắc chắn là người không có thời giờ săn sóc con cái và người không hề có dịp biểu lộ tình phụ tử đậm đà đối với chúng tôi.
 
Dường như tôi có cái khả năng đặc biệt là hay làm cho cha tôi nóng giận nên ông Tzu, bản tính vốn đã khắc nghiệt, lại được cha tôi giao phó trách nhiệm là buộc tôi phải vâng lời tuyệt đối, bằng lời êm dịu hay “Bằng roi vọt nếu cần.”
 
Lão Tzu lại coi việc cưỡi ngựa dở của tôi như là một sự sỉ nhục cho vai trò huấn luyện viên của ông. Ở Tây Tạng, trẻ con trong các gia đình quý tộc tập cưỡi ngựa trước khi tập đi! Làm một người kỵ mã giỏi là một điều tối cần thiết trong một xứ núi non không có phương tiện giao thông, một xứ mà mọi sự di chuyển đều là bằng cách đi bộ hay cưỡi ngựa. Con nhà quý phái tập cưỡi ngựa hàng giờ hàng phút mỗi ngày. Khi họ đã tập luyện tinh nhục đến mức tuyệt luân, họ có thể đứng vững trên yên ngựa đang phi nước đại, và bắn cung hay bắn súng vào các mục tiêu di động.
 
Đôi khi từng đoàn kỵ mã đã tập luyện thuần phục phi nước Đôi khi từng đoàn kỵ mã đã tập luyện thuần phục phi nước đại trong những cánh đồng, và trong khi sãi ngựa như bay, họ đổi ngựa với nhau bằng cách nhảy từ yên ngựa này sang yên ngựa khác. Tôi, ở con số 4 năm tuổi, cảm thấy rất khó khăn để có thể ngồi vững được trên một chiếc yên ngựa.
 
Con ngựa của tôi, Nakkim, có bộ lông bờm xờm, và có cái đuôi dài. Cái đầu hẹp của nó rất thông minh. Nó biết vô số cách lạ lùng để hất ngã kẻ thiếu tự tin cưỡi nó. Một trò đùa tai quái ưa thích của nó là chạy một đoạn ngắn, sau đó đột ngột dừng lại và chúi đầu xuống. Khi tôi trượt về trước lên cổ và rồi lên đầu nó, nó mới hất lên bất thình lình để tôi bị lộn nhào trước khi rơi xuống đất. Sau đó nó đứng nhìn tôi với vẻ hài lòng và thoả mãn.
Reply
#4
Xứ Tây Tạng là một nước sùng thượng thần quyền. Sự “Tiến bộ” của thế giới bên ngoài không làm cho dân tộc xứ ấy ham thích. Người Tây Tạng chỉ muốn tự do thiền định suy tư và vượt qua những giới hạn của thể xác. Từ lâu, những nhà hiền triết của xứ này vẫn từng biết rằng những tài nguyên phong phú của xứ Tây Tạng khêu gợi lòng tham của các nước Tây Phương, và họ biết rằng khi nào người ngoại bang đến xứ này là sẽ không có hòa bình. Giờ đây sự xâm lăng của Công sản ở Tây Tạng đã chứng minh điều đó là đúng.

Nhà tôi ở tại khu Lingkhor, một khu vực sang trọng của thủ đô Lhassa, ở bên đường lộ bao quanh đường phố, và ở dưới bóng mát của điện Potala. Chung quanh Lhassa có ba đường vòng đồng tâm, con đường ở vòng ngoài, cũng gọi là đường Ling Khor là con đường quen thuộc của khách hành hương.

Cũng như tất cả các ngôi nhà khác ở Lhassa, vào lúc tôi mới sinh, nhà tôi chỉ có hai tầng ở phía day mặt ra đường lộ. Mọi người đều bị tuyệt đối cấm ngặt không được cất nhà nhiều tầng và vượt quá chiều cao đó, vì không ai được phép từ trên cao nhìn xuống Đức Đạt Lai Lạt Ma. Nhưng vì lệnh cấm này thật ra chỉ áp dụng mỗi năm có một lần vào dịp rước lễ hằng năm, nên nhiều người dân Tây Tạng cất trên nóc bằng của nhà họ thêm một tầng nữa bằng cây ván có thể tháo gỡ được dễ dàng, mà họ có thể sử dụng mỗi năm trong mười một tháng.

Nhà tôi ở là một ngôi kiến trúc cổ bằng đá, hình vuông, xây trên một khu đất rộng và bao quanh một cái sân giữa. Gia súc được nuôi ở tầng trệt, còn chúng tôi sống ở tầng trên. Chúng tôi may mắn có cầu thang với những bậc bằng đá dẫn từ tầng trệt đi lên; hầu hết các nhà ở Tây Tạng đều có một cái thang hoặc trong những nhà tranh của nông dân, đều có một cái cột mà người ta dùng để thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp. Nó rất trơn, khi sử dụng, những người nông dân xoa tay bằng bơ con yak rồi bám vào cột và nhanh chóng trượt xuống tầng dưới.

Năm 1910, trong cuộc xâm lăng của quân Trung Hoa, nhà tôi bị tàn phá hết một phần, nhất là những vách tường phía trong. Về sau, cha tôi đã cho xây cất lại bốn tầng lầu. Vì những tầng lầu này không day ra ngoài đường cái, tức con đường Ling Khor, nên chúng tôi không thể từ trên cao nhìn xuống đức Đạt Lai Lạt Ma trong cuộc rước lễ hằng năm, thành thử không ai phàn nàn hay phản đối.

Cánh cửa lớn trổ ra cái sân giữa rất kiên cố và trở nên xám xịt với thời gian. Quân Tàu không chọc thủng nổi cánh cửa dày và chắc nịch này nên chúng đã triệt hạ một góc tường để lọt vào nhà. Từ một văn phòng đặt ngay trên cái cửa này, người quản gia quan sát những kẻ ra vào. Ông ta có quyền thâu dụng  hoặc sa thải những kẻ nô bọc, và chăm lo chu đáo mọi việc lớn nhỏ trong nhà. Khi những tiếng kèn trong những tu viện đón chào bóng hoàng hôn, đánh dấu một ngày sắp tàn, thì những kẻ hành khất của thủ đô Lhassa tề tựu đến trước cánh cửa sổ của vị quản gia để nhận lãnh những phần ăn của họ trong chiều hôm đó. Theo tục lệ đó, tất cả những nhà danh giá quý tộc bố thí cho kẻ nghèo ở trong vùng họ ở. Những kẻ tù phạm bị xiềng xích cũng thường đến xin ăn vì khám đường rất hiếm nên họ đi rảo khắp các nẻo đường để xin của bố thí.

Ở Tây Tạng, những kẻ tu phạm giới không bị khinh khi hay đối xử tàn tệ như những kẻ hạ cấp. Người ta biết rằng phần nhiều trong thành phần của họ có lẽ ở vào tình trạng của những người tù phạm kia nếu họ bị bắt quả tang, vậy nên những kẻ phạm pháp ít may mắn hơn được đối xử một cách tương đối dễ chịu.

Có hai vị sư trụ trong các phòng phía tay phòng của vị quản gia; đó là các vị tư tế có phận sự cầu nguyện Trời Phật gia hộ cho gia đình chúng tôi. Những gia đình quý tộc bậc trung hay bậc thấp hơn chỉ có một vị tư tế trong nhà; cấp đẳng xã hội của gia đình tôi bắt buộc phải có hai vị. Các vị tư tế này không được hỏi ý kiến trước mỗi biến cố hay quyết định quan trọng, và họ có bổn phận cầu nguyện các đấng Thiêng Liêng che chở và ban ân huệ cho gia đình chúng tôi. Ba năm một lần, họ lại trở về tu viện của mình, và những vị sự khác đến thay thế.

Mỗi chái ở hai bên hông nhà là một đền thờ nhỏ, trong đó những ngọn đèn thắp bằng bơ cháy sáng ngày cũng như đêm trên một bàn thờ bằng gỗ chạm. Trên bàn thờ, bảy chén nước Thánh được lau chùi sạch bóng và được thay nước mới nhiều lần trong ngày.

Các vị tư tế được ăn uống đầy đủ, dùng thức ăn như người trong gia đình để những lời cầu nguyện của họ được sốt sắng hơn và để thần thánh biết rằng họ được biệt đãi.

Ở bên trái phòng vị quản gia, là phòng của vị cố vấn luật pháp, vị này có phận sự xem xét cách giữ gìn nhà cửa của gia đình tôi cho đúng theo nghi thức của nhà quyền quí. Người Tây Tạng rất tôn trọng luật lệ, và để làm gương cho dân chúng, cha tôi phải xử thế như một công dân gương mẫu.
Reply
#5
Chuyện lạ có thật? Bạn có tin không?



Reply
#6
Chào anh quê xưa ,
Mấy chuyện này có thật không ? Khi nào có dịp về VN Bee nhất định sẽ đi đến tận nơi để xem cho biết .
Smiling-face-with-halo4 siêu nhân thiệt .

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply