Bé trai TQ bị đóng băng tóc có cuộc sống thay đổi sau khi nổi tiếng
#1
Đi bộ đến trường, cậu bé 8 tuổi bị đóng băng toàn bộ tóc và lông mày
 10/01/2018 15:29 GMT+7  

Một cậu bé 8 tuổi ở Trung Quốc đi bộ 4,5 km trong cái lạnh 9 độ C để đến trường khiến toàn bộ mái tóc và lông mày bị đóng băng cứng đơ lại.


Hình ảnh cậu bé tại Trung Quốc với bộ tóc bị tuyết đóng băng, trắng xóa đang được lan truyền mạnh trên các phương tiện truyền thông.

[Image: 2018e5ae11b9-9d5c-4a26-9977-5918ffc8df3e.jpg]
Tóc và lông mày của cậu bé Fuman đóng băng khi đi bộ từ nhà đến trường.

Theo Daily Mail, cậu bé Wang Fuman, 8 tuổi, sống tại một vùng nông thôn Trung Quốc đã mất hơn 1 tiếng đồng hộ đi bộ quãng đường 4,5km từ nhà đến trường học trong điều kiện thời tiết mùa đông khắc nghiệt tại đây.

[Image: 201858fe40de-73d1-4bca-b70f-37e53fe2052b.jpg]
Hình ảnh Fuman dũng cảm lúc chưa bị biến thành "cậu bé tuyết".

Khoác một chiếc áo mỏng, cậu bé ở thị trấn Shaotong, tỉnh Vân Nam bất chấp thời tiết giá lạnh -9 độ C đi từ nhà đến trường để làm bài kiểm tra.

Theo tờ People’s Daily Online, cậu bé là học sinh lớp 3 của Trường Tiểu học Zhuanshanbao, sinh ra trong một gia đình kém may mắn. Cha của cậu bé là một công nhân đang làm việc tại thành phố khác, mẹ của cậu bé đã bỏ hai bố con để đi nơi khác. Fuman hiện đang sống cùng bà và chị gái trong một căn nhà đất.

Hiệu trưởng của Trường Tiểu học Zhuanshanbao cho biết, nhà của Fuman ở rất xa trường học và hằng ngày cậu bé phải đi bộ 1 tiếng đồng hồ từ nhà đến trường. Lớp học vùng xa xôi lại không được trang bị lò sưởi.

[Image: 2018905215c8-71cd-4098-a119-75f040264dae.jpg]
Đôi bàn tay tê cóng của cậu bé không thể ấm lại lúc vào lớp làm bài kiểm tra vì trường học không có hệ thống sưởi.

Hiệu trưởng nhà trường cũng cho biết, bài kiểm tra cuối kỳ bắt đầu từ ngày 8-1, đến sáng 9-1, nhiệt độ đột ngột giảm sâu xuống tới -9 độ C khiến mái tóc và lông mày của cậu bé khi đi từ nhà đến trường bị đóng băng hoàn toàn. Tuy nhiên, Fuman có vẻ không bận tâm lắm tới thời tiết khắc nghiệt.

Tuy sống trong điều kiện khó khăn, cậu bé học rất khá và rất đáng yêu, theo lời của hiệu trưởng. Bài kiểm tra toán của em đạt đến 99% số điểm.

[Image: 2018ac1cfd72-9d4a-4f6b-addd-eea0add30aa1.jpg]
Cậu bé sống cùng chị gái và bà trong ngôi nhà đất cách trường học 4,5km.

Ngoài ra, Fuman cũng là một người con ngoan, cậu bé chia sẻ với phóng viên rằng tay của cậu bị tê cóng lại vì phải giúp bà ngoại làm ruộng.

Sau khi hình ảnh và câu chuyện của Fuman được lan truyền trên mạng xã hội, nhiều người bày tỏ sự ngưỡng mộ tinh thần tích cực của cậu bé 8 tuổi và nhiều mạnh thường quân đã tỏ ý muốn giúp đỡ cậu.
Reply
#2
Bé trai Trung Quốc bị đóng băng tóc được tặng 2,6 triệu USD 
[color=rgba(144, 144, 144, 0.75)]12/01/2018 17:59 GMT+7[/color]

TTO - Bé trai người Trung Quốc Wang Fuman, 8 tuổi, đã được quyên tặng hàng triệu USD sau khi hình ảnh em đi học trong trời rét đến nỗi tóc bị đóng băng được chia sẻ lên mạng.

[Image: cau-be-trung-quoc-1515754055916.jpg]
Hình ảnh Wang Fuman được chia sẻ trên mạng cho thấy hoàn cảnh gia đình em khá khó khăn - Ảnh: WEIBO

Câu chuyện về cậu bé học sinh Trung Quốc can đảm đi bộ trong ngày mùa đông khắc nghiệt đến trường làm xúc động cư dân mạng, kéo theo một làn sóng ủng hộ chưa từng thấy cho cậu bé và ngôi trường em đang học.

Bắt đầu bằng khoản tiền hỗ trợ hơn 15.400 USD được gửi đến trường tiểu học Zhuanshanbao ở Zhaotong, tỉnh Vân Nam vào ngày 10-1, đến nay số tiền ủng hộ Wang và trường của em đã lên tới 2,6 triệu USD, tờ China Daily đưa tin.

Chính quyền địa phương cùng các tình nguyện viên cũng đã tìm đến trường em học và phân phát đợt hàng cứu trợ mùa đông đầu tiên cho 81 học sinh. Bố của Wang cũng được đề nghị một công việc ở quê nhà.

Bố của bé Wang, ông Wang Gangkui, nói với tờ Tin Bắc Kinh rằng nhiều người đã đề nghị giúp đỡ gia đình sau khi hình ảnh của bé lan truyền trên mạng, nhưng ông không muốn con trai nghĩ rằng điều tốt đẹp sẽ sẵn sàng rơi xuống cậu bé nếu không chăm chỉ để xứng đáng có nó.

Trước đó, cư dân mạng Trung Quốc lẫn thế giới bị xúc động mạnh sau khi hình ảnh Wang Fuman đi bộ đến trường 4,5 km trong giá rét khiến mái tóc đóng băng trắng xóa được đăng tải.

Bức ảnh do thầy hiệu trưởng Fu Heng chia sẻ cho thấy băng giá bám đầy trên tóc và lông mày của em sau gần một giờ đi bộ để tới trường làm bài kiểm tra vào sáng 8-1.

Cậu bé chỉ mặc một áo khoác mỏng trong thời tiết - 9 độ C. Em cho biết em có 3 chiếc áo ấm nhưng chúng đều bẩn và chưa giặt được vì trời quá lạnh không thể giặt áo bằng tay, vì vậy em đã đi học mà không mặc đủ áo ấm.

[Image: be-wang-1515752359133.jpg]

Bức ảnh khiến cư dân mạng rơi lệ - Ảnh: WEIBO

Ông Fu cho biết hôm đó là ngày đầu tiên của kỳ thi cuối kỳ và nhiệt độ giảm sâu chỉ trong nửa giờ, khi cậu bé đang trên đường đi học.

Wang sống trong một ngôi nhà mái tranh vách đất cùng bà và chị gái. Bố Wang là lao động chính, đã lên thành phố làm công nhân nuôi gia đình, mẹ em bỏ đi từ khi em còn bé.

Wang cho biết cậu bé làm việc đồng áng giúp bà, do đó bàn tay em bị nứt nẻ và bị tím bầm như trong hình. Em cũng đã không gặp bố vài tháng nay và rất nhớ bố.

Em chia sẻ mình rất yêu trường học và thích học môn Toán.

Wang chỉ là một trong hàng triệu trẻ em đang sống ở những vùng nông thôn nghèo ở Trung Quốc và câu chuyện của em cho thấy rõ sự bất bình đẳng trong giáo dục ở nước này.

Khao khát được học, trẻ em ở vùng nông thôn phải vượt đường xa tới trường và ngồi học trong những căn phòng không có hệ thống sưởi trong mùa đông. Điều này trái ngược với những gia đình giàu có ở các thành phố hạng nhất, những người sẵn sàng chi hàng nghìn tệ cho con cái học thêm và tham gia trại hè.

Một bài viết trên tờ Global Times cho rằng trẻ em ở nông thôn, đặc biệt là những em có bố mẹ đi làm xa được chăm sóc bởi họ hàng ở quê nhà cần được hỗ trợ nhiều hơn về giáo dục.

HỒNG VÂN

https://www.thesun.co.uk/news/5331772/ch...oes-viral/
Reply
#3
'Cậu bé tóc băng' và cuộc chiến chống đói nghèo ở Trung Quốc 
Thứ hai, 15/1/2018 | 09:54 GMT+7



Cậu bé 8 tuổi tóc đóng băng đến trường đại diện cho hàng triệu trẻ em bị bỏ lại nông thôn Trung Quốc vì bố mẹ đi làm ăn xa.

[Image: 20188a62faa0-34bb-4efa-8662-00246e7a89a1.jpg]
Fuman, cậu bé đại diện cho hàng triệu trẻ em nghèo vùng nông thôn Trung Quốc. Ảnh: AFP.

Một sáng mùa đông lạnh giá, Wang Fuman, 8 tuổi, tới trường như thường lệ. Cậu bé cuốc bộ gần 5 km đường đồi núi tới lớp, khiến các bạn bật cười vì tóc tai, lông mi, lông mày đóng băng trắng xóa, khiến Fuman giống như một người tuyết, theo New York Times.

Thầy giáo của em ở trường tiểu học Chuyển Sơn Bao, huyện miền núi Lỗ Điện, tỉnh Vân Nam, đã chụp ảnh và đưa lên WeChat, mạng xã hội nhiều người dùng nhất Trung Quốc. Ngay lập tức, Fuman trở thành một hiện tượng Internet, được ca ngợi như là biểu tượng vượt khó của người dân nông thôn.

Họ gọi Fuman là "cậu bé tóc băng", nói rằng em đã "khiến hàng triệu người lay động trái tim", thậm chí còn ca ngợi cậu bé là "anh hùng dân tộc".

"Chúng ta nhìn thấy vẻ đẹp và hy vọng qua khuôn mặt chất phác của cậu bé", một tờ báo bình luận. "Từ cậu bé này, người ngoại quốc sẽ cảm nhận được những nỗ lực tuyệt vời và sức mạnh to lớn của người Trung Quốc".

[Image: 20185066428f-33ff-452b-bd7c-b7ce58bb158a.jpg]
Nhà tranh vách đất nơi Fuman sống cùng bà nội và chị gái. Ảnh: AFP.

Tuy nhiên, chuyên gia nhận xét hình ảnh của Fuman phản chiếu cảnh ngộ của hàng chục triệu "trẻ em bị bỏ lại" ở các vùng nông thôn nghèo đói, nơi bố mẹ phải bỏ nhà đi kiếm ăn, để lại con cái cho ông bà hoặc người thân chăm sóc. Tổ chức xã hội ở vùng nông thôn Trung Quốc đang tan rã bởi hàng triệu người lao động xa quê theo đuổi giấc mơ giàu có.

Những đứa trẻ bị bỏ lại như Fuman thường sống cùng ông bà. Các em gặp nhiều khó khăn như đói ăn suy dinh dưỡng, sống trong cảnh nhà tranh vách đất, giao thông bất tiện. Nhiều trường học ở vùng nông thôn phải đóng cửa trong những năm gần đây, buộc các em phải đi xa để tới trường.

"Có vô số hoàn cảnh tương tự về trẻ em bị bỏ lại ở Trung Quốc mỗi ngày", Kam Wing Chan, giáo sư đại học Washington, người có nhiều năm nghiên cứu về sự phát triển của nông thôn - thành thị Trung Quốc, nhận định.

Theo giáo sư Chan, chính phủ có thể giúp đỡ các gia đình không bị chia xa bằng cách đặt ra cơ chế cho phép cả gia đình cùng chuyển nhà lên thành phố lớn. Tuy nhiên, nhiều thành phố đặt ra các quy định nghiêm ngặt về người có đủ tiêu chuẩn để được hưởng dịch vụ giáo dục và chăm sóc sức khỏe, khiến người nông thôn di cư lên thành phố bị coi là những công dân hạng hai.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề ra mục tiêu xóa đói giảm nghèo tới năm 2020, nhưng công việc này không dễ dàng. Nhiều gia đình sống ở các khu vực hẻo lánh, không thể tiếp cận với hệ thống điện đường trường trạm hiện đại. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), trong khi khu vực thành thị đang phát triển chóng mặt, thì khoảng 500 triệu người, tương đương 40% dân số Trung Quốc, đang sống dưới mức 5,5 USD một ngày.

Câu chuyện của Fuman khiến một số người hoài nghi về nỗ lực xóa đói giảm nghèo ở Trung Quốc.

"Chúng ta không thể giải quyết đói nghèo", một người bình luận trên Weibo, "nhưng chúng ta có thể ca tụng đói nghèo".

Những hình chụp bàn tay sưng đỏ của Fuman được chia sẻ trên mạng xã hội. Người dùng Internet khen chữ viết tay của em, lưu ý rằng bàn tay của em đặt ở tờ giấy kiểm tra có kết quả gần như tuyệt đối.

Học sinh trong trường của Fuman cho hay các em thiếu áo ấm, tay chân lạnh cóng sau quãng đường dài tới trường là chuyện thường nhật. Nhiều tổ chức từ thiện và thanh niên đã quyên góp cho nhà trường ít nhất 330.000 USD. Giới chức địa phương cho hay sẽ khởi động một chương trình phân phát áo ấm cho trẻ nghèo trong khu vực.

[Image: 201826d197e5-abad-4619-894d-b959f315db04.jpg]
Bàn tay nứt nẻ, sưng tấy vì lạnh của Fuman. Ảnh: Nhân dân Nhật báo.

Trả lời phỏng vấn đài truyền hình trung ương Trung Quốc, Fuman kể lại nhật trình tới trường. Hôm bị thầy giáo chụp ảnh, cậu bé nói để quên mũ và găng tay ở nhà.

Fuman và chị gái sống cùng bà nội ốm đau ở huyện Lỗ Điện. Bố cậu bé là Wang Gangkui đi làm xa nhà vì gia đình ngập trong nợ nần, còn ông nội đang ngồi tù. Ông Wang làm công nhân xây dựng ở Côn Minh, cách nhà hơn 400 km. Mẹ của Fuman đã bỏ nhà đi cách đây hai năm.

"Mọi người trong làng đều coi thường chúng tôi", ông cho hay. Người đàn ông đã hai năm chưa về nhà hy vọng con cái có tương lai sáng sủa hơn mình. "Tôi lúc nào cũng lo lắng cho các con. Tôi hy vọng cả hai đứa học lên đại học và tìm được việc làm ổn định".

Fuman muốn tới Bắc Kinh học đại học và trở thành cảnh sát hoặc khoa học gia.

"Dù bây giờ cháu đang là hiện tượng Internet nhưng cháu không thấy tự hào chút nào", cậu bé 8 tuổi nói.
Reply
#4
'Cậu bé đông đá' bị cho thôi học ở ngôi trường mới chỉ sau một tuần 
[color=rgba(144, 144, 144, 0.75)]10/03/2018 01:40 GMT+7[/color]


Đến học ở ngôi trường mới chỉ được một tuần, Phú Mãn đã phải chuyển về quê nhà, vì nhà trường không chịu nổi áp lực truyền thông dành cho cậu bé.

Vương Phú Mãn, 8 tuổi, đã trở thành một hiện tượng mạng vào đầu năm nay, sau khi bức ảnh chụp cậu bé đến trường tiểu học ở quận Chiêu Tông (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) với mái tóc và lông mày phủ đầy băng tuyết được lan truyền nhanh chóng.

Để đi học mỗi ngày, Phú Mã phải đi bộ 4,5km. Sáng hôm ấy, cậu bé phải đi bộ dưới tiết trời -8 độ C.

Ảnh này gần như thay đổi hoàn toàn cuộc sống của Mãn cũng như cuộc sống của nhiều trẻ em nghèo ở tỉnh Vân Nam. Từ đó, cậu bé được biết đến với tên gọi "cậu bé đông đá".

[Image: photo-1-1520620379304504234121.jpg]
Bức ảnh được lan truyền trên mạng xã hội giúp thay đổi số phận Phú Mãn - Ảnh do thầy giáo của Phú Mãn chụp

Biết đến câu chuyện của Phú Mãn, hiệu trưởng trường tư thục trong thành phố đã đề nghị đưa cậu bé này đến học ở trường mình miễn phí. Mãn sẽ sống ở trường, đồng nghĩa với việc không còn phải băng qua những ngọn núi trong tiết trời giá lạnh, và cậu sẽ có được nền giáo dục tốt hơn từ những giáo viên giàu kinh nghiệm và có trình độ trong trường.


Vì vậy, vào tuần trước, khi học kỳ mới bắt đầu, Phú Mãn bắt đầu học tại trường mới.

Tuy nhiên, vào chiều 6-3, ông Vương, cha của Phú Mãn đã được nhà trường mời đến đón con trai của mình trở về trường công lập cũ.

Hiệu trưởng Dương cho biết, nhà trường hy vọng đây là sự lựa chọn tốt hơn cho cậu bé. Nhà trường và Phú Mãn sẽ tránh được sự quan tâm quá mức của chính quyền và giới truyền thông.

Ông cho biết: "Lúc đầu, tôi không nhận ra sự tình này. Nhưng sau đó, tôi phát hiện ra rằng Phú Mãn đã được Bộ Giáo dục xác định là một nhân tố quan trọng để nhận sự giúp đỡ thuộc chương trình nỗ lực giảm nghèo của chính phủ. Có rất ít học sinh như vậy trong toàn tỉnh Vân Nam.

Do đó, trong những ngày cậu bé học ở đây, chúng tôi đã nhận được rất nhiều yêu cầu từ các cấp đến kiểm tra. Nhiều cơ quan truyền thông cũng khăng khăng đòi phỏng vấn. Nhà trường không thể nào từ chối nhiều yêu cầu này".

Ông Dương cũng đề cập việc một số giáo viên cho rằng trường nên công khai việc nhận học sinh mới trên các phương tiện truyền thông, nhưng ông muốn tránh xa những hào nhoáng này và tiếp tục điều hành một "trường học bình thường".

Ông nói thêm rằng ông có kế hoạch tiếp tục giữ Phú Mãn ở lại, nhưng tiếc thay cậu bé lại là "cậu bé đông đá" nổi tiếng cả thế giới. Khi ông Vương đến để đưa con trai của mình về, ông Dương gửi tặng cha con họ 15.000 nhân dân tệ.

Ông Vương choáng trước quyết định của nhà trường về việc cho con trai thôi học chỉ sau một tuần. Phú Mãn cũng cảm thấy thất vọng. Cậu từng chia sẻ với phóng viên: "Các thầy cô ở đây dạy tốt hơn các thầy cô ở trường tiểu học cũ. Học sinh không nói chuyện trong lớp và mọi người đều tập trung vào việc học.

Cháu sống ở đây và không cần phải đi một quãng đường dài để đến trường. Cháu chỉ cần tham gia tập thể dục vào mỗi buổi sáng. Cháu cũng ăn được nhiều hơn, không giống như ở nhà, vì bà cháu bận rộn, chị gái của cháu và cháu phải tự tìm thức ăn cho mình. Vì chúng cháu không biết nấu ăn nên chúng cháu chỉ luộc khoai tây lên và ăn".


[Image: photo-1-15206203801532099988669.jpg]
Ngôi nhà của Phú Mãn - Ảnh: Shanghaiist

Và như vậy, "cậu bé đông đá" của Trung Quốc phải trở về quê nhà của cậu, tiếp tục sống trong cảnh đói nghèo cùng với người bà lớn tuổi, em gái và người cha.

Trước đó, Phú Mãn và chị gái đã chọn cách ăn mừng năm mới bằng cách viết một lá thư cảm động cho mẹ, người đã rời bỏ hai chị em vào hai năm trước, nhắn nhủ mẹ trở về nhà ăn Tết cùng gia đình.

"Chúng con không muốn phải tiếp tục tìm kiếm mẹ nữa. Chúng con muốn mẹ là một người mẹ giống như những người mẹ khác, có thể đánh và la mắng chúng con cũng được, nhưng ít nhất là mẹ sẽ trở lại bên cạnh chúng con". Thật không may, mẹ cậu đã không về nhà. Thông tin về nơi ở của cô chưa được công bố.
Reply
#5
China’s ‘Ice Boy’ village has more to celebrate this Lunar New Year, but grinding poverty will not be easy to fix 
Clip: http://kabar.kg/eng/news/chinas-ice-boy-...sy-to-fix/
Reply
#6
https://www.scmp.com/news/china/society/...iral-photo


Cuộc sống đổi thay của 'cậu bé tóc băng' Trung Quốc sau khi nổi tiếng


06/01/2019 10:27:10

Một năm sau khi trở thành hiện tượng mạng, "cậu bé tóc băng" Trung Quốc đã chuyển đến ngôi nhà khang trang và gần trường học hơn.  

[Image: toc-bang-1-JPG-1911-1546743909.jpg]
Vương Phú Mãn (Wang Fuman) năm nay lên 9 tuổi. Ảnh: China Daily.
Câu chuyện cậu bé Vương Phú Mãn học lớp ba ở một vùng nông thôn tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đi bộ đến trường trong thời tiết -9 độ C (15F) đã làm lay động trái tim của nhiều người hồi tháng 1 năm ngoái. Bức ảnh lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc cho thấy băng giá bám đầy trên tóc và lông mày của em sau gần một giờ đi bộ, vượt quãng đường 4,5 km để tới trường làm bài kiểm tra với bàn tay tím tái và nứt nẻ.

Các phóng viên sau đó đã về tận nhà ngôi nhà đất, nơi cậu bé sống cùng bà và chị gái vì bố là công nhân đi làm xa, còn mẹ đã bỏ nhà ra đi. Các nhà hảo tâm đã quyên góp tổng số tiền lên đến 17 triệu tệ (2,6 triệu USD) tặng cho cậu bé và trường của em.

Cuộc sống của cậu bé 9 tuổi Vương Phú Mãn hiện cải thiện hơn rất nhiều so với một năm trước, theo SCMP . Cả gia đình đã rời khỏi ngôi nhà đất lụp xụp và dọn đến sống trong một ngôi nhà hai tầng mới xây ở làng khác. Quan trọng hơn cả, ngôi nhà mới chỉ cách trường học của cậu bé 10 phút đi bộ.

[Image: toc-bang-after-1-3276-1546743909.jpg]
Vương Phú Mãn (phải) ngồi học trong phòng học mới xây dựng lại. Ảnh: SCMP.
"Cuộc sống đã tốt hơn nhiều", cha của Vương nói. "So với ngôi nhà bao bằng tường đất và con đường lầy lội ở nơi chúng tôi từng sống, chúng tôi không còn phải lo mưa và gió nữa".

Bố của cậu bé làm việc tại một công trường xây dựng ở Côn Minh, tỉnh Vân Nam. Anh kiếm được khoảng 200 tệ (29 USD) mỗi ngày, mức thu nhập tương đối tốt so với mọi người ở quê. Gia đình thậm chí đủ tiền để mua một con lợn nặng hơn 100 kg chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán sắp tới.

Dù bỗng chốc nổi tiếng trên khắp các mặt báo, Vương vẫn là một đứa trẻ chăm chỉ, hồn nhiên, và vui tươi, theo phó hiệu trưởng trường tiểu học. "Cậu bé là một trong ba học sinh giỏi nhất môn Toán và đứng thứ 5 về điểm tổng kết", thầy giáo này cho hay. "Em cũng hòa đồng với các bạn".

Năm ngoái, Vương Phú Mãn cùng bố và chị gái được tài trợ tham quan thủ đô Bắc Kinh. Trong chuyến đi, cậu bé tới trụ sở của đơn vị cảnh sát đặc biệt và trường cảnh sát lớn nhất vì em từng nói mơ trở thành cảnh sát. Vương còn được đưa đi xem lễ thượng cờ ở quảng trường Thiên An Môn, Tử Cấm Thành và Vạn Lý Trường Thành. Hiện cậu bé vẫn ước mơ trở thành cảnh sát vì muốn "bắt những kẻ xấu".

[Image: toc-bang-after-2-8679-1546743909.jpg]
Vương Phú Mãn (áo xanh, quàng khăn) trong ký túc xá mới tại trường tiểu học. Ảnh: SCMP.
Câu chuyện cảm động của cậu bé tóc băng cũng khiến công chúng quan tâm hơn đến vấn đề đói nghèo ở vùng nông thôn. Các nhà hảo tâm trên khắp Trung Quốc đã quyên góp tiền mặt, đồ dùng học tập, dụng cụ tập luyện thể thao, quần áo và máy sưởi để giúp đỡ trường của cậu bé.

Sau khi có kinh phí, nhà trường đã cải tạo và tu sửa toàn bộ hệ thống lớp học, thậm chí, mở thêm một phòng dạy nghệ thuật, một phòng máy vi tính và thí nghiệm. Nhà trường cũng xây thêm nhà ăn và khu ký túc xá dành cho các học sinh nhà xa.

"Chăn dày hơn bình thường và được cung cấp miễn phí cho các em", phó hiệu trưởng cho biết một số phụ huynh đề nghị gửi con em lại trường vào dịp cuối tuần. "Sự chú ý mà công chúng dành cho chúng tôi khiến các học sinh cảm thấy thế giới thật kỳ diệu và cách suy nghĩ của bọn trẻ cũng thay đổi rất nhiều. Các em đã nhen nhóm ước mơ một ngày nào đó có thể đi xa khỏi những dãy núi này và đặt nhiều hy vọng vào tương lai".

[Image: toi-tham-nha-cua-cau-be-trung-quoc-toc-d...00x300.jpg]
Tới thăm nhà của cậu bé Trung Quốc tóc đóng băng đến trường Ngôi nhà đất của cậu bé Trung Quốc tóc đóng băng đến trường. Nguồn: China Daily.


[b]An Hồng
[/b]
Reply