Vi Nhơn Nan ...
#46
(2018-01-12, 10:28 PM)SaoDen Wrote: Chào anh Đuoctue,

Chỉ trích hay phê phán cũng tuỳ thời tuỳ lúc , đôi khi không được việc mà còn hại thân mình . Người Mỹ sống trong xã hội dân chủ chưa chắc mọi ý kiến đều được lắng nghe . Lại nửa, nếu boss anh đưa ra 1 sáng kiến, 1 tuần sau anh chỉnh ông ta, sửa cho nó tốt , dù ngoài mặt ông ta vui vẻ, nhưng chưa chắc trong lòng không bị quê . Và có thể đó là mầm mống mâu thuẩn sau nầy .

Đọc Khuất Nguyên có đoạn ông đánh cá bảo KN là "Nếu mọi người đều đục thì ông đưa chân quậy cho nó nổi bùn lên" . Có thể câu này hơi quá đáng, nhưng không thích thì cũng có thể bỏ quan mà đi , cần gì đưa nhiều ý kiến và tâm huyết đến nổi phải tức tối nhảy sông tự tử .

Tôi chỉ không thích 1 điều là cái gì cũng hùa theo thì có vẻ như con người không chủ kiến và nhu nhược quá

Cheer

Vâng, anh SaoDen nói rất đúng ở điểm nêu ý kiến phải đúng lúc. Cái câu trong Dịch nói "khi nào tấn, khi nào thối chỉ có thánh nhân mới có thể ứng xử" cũng có hàm ý vấn đề đúng lúc đó, timing, right time.

Khi mình góp ý, nếu người ta, chẳng hạn như thí dụ của anh, ông boss có bất mãn mình hay khg, thì tùy 2 yếu tố: mình và ông ta. Có khi lỗi do mình, vì cách nói khg hay. Bởi vậy một điều quan trọng là cách nói, cổ nhân VN ta cũng có dạy "Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Khg phải nịnh mà chỉ là biết khéo, Mỹ gọi là tactful. Rồi cũng có khi, người ta, ông boss khó chịu, đó là do tâm địa ông ta hẹp hòi, thiển cận. Nhiều khi cũng khó xử, nếu khg nói thì áy náy, nếu nói thì liệu ông ta có nghe khg, hay nổi giận hoặc nghe miễn cưỡng. Rốt cục vẫn là sự phán đoán của mỗi cá nhân, mà sự phán đoán này dựa vào trí tuệ, trí tuệ lại dựa vào kinh nghiệm sống, kiến thức học hỏi cũng như khả năng thiên phú.

Trường hợp Khuất Nguyên, tôi cũng nghĩ như anh, nếu mình cố gắng và có thiện chí tới mức nào đó mà khg được đáp ứng thì từ quan, về ở ẩn như rất nhiều ông quan trong lịch sử. Người hay hùa theo thì người ta khg thích vì thiếu chính kiến, lập trường mà còn vì người như vậy khg thành thật. Anh nghĩ xem, một người nói gì cũng hùa theo, chứng tỏ anh ta giả dối nhằm lấy lòng mình thì sao mình thích và tin cậy cho được.
Reply
#47
(2018-01-13, 11:46 PM)duoctue Wrote: Vâng, anh SaoDen nói rất đúng ở điểm nêu ý kiến phải đúng lúc. Cái câu trong Dịch nói "khi nào tấn, khi nào thối chỉ có thánh nhân mới có thể ứng xử" cũng có hàm ý vấn đề đúng lúc đó, timing, right time.

Khi mình góp ý, nếu người ta, chẳng hạn như thí dụ của anh, ông boss có bất mãn mình hay khg, thì tùy 2 yếu tố: mình và ông ta. Có khi lỗi do mình, vì cách nói khg hay. Bởi vậy một điều quan trọng là cách nói, cổ nhân VN ta cũng có dạy "Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Khg phải nịnh mà chỉ là biết khéo, Mỹ gọi là tactful. Rồi cũng có khi, người ta, ông boss khó chịu, đó là do tâm địa ông ta hẹp hòi, thiển cận. Nhiều khi cũng khó xử, nếu khg nói thì áy náy, nếu nói thì liệu ông ta có nghe khg, hay nổi giận hoặc nghe miễn cưỡng. Rốt cục vẫn là sự phán đoán của mỗi cá nhân, mà sự phán đoán này dựa vào trí tuệ, trí tuệ lại dựa vào kinh nghiệm sống, kiến thức học hỏi cũng như khả năng thiên phú.

Trường hợp Khuất Nguyên, tôi cũng nghĩ như anh, nếu mình cố gắng và có thiện chí tới mức nào đó mà khg được đáp ứng thì từ quan, về ở ẩn như rất nhiều ông quan trong lịch sử. Người hay hùa theo thì người ta khg thích vì thiếu chính kiến, lập trường mà còn vì người như vậy khg thành thật. Anh nghĩ xem, một người nói gì cũng hùa theo, chứng tỏ anh ta giả dối nhằm lấy lòng mình thì sao mình thích và tin cậy cho được.

Anh ĐuocTue,

Tôi nhớ đọc trong sách, khi quân thần bàn việc, người nào đưa ý kiến gì, vua thấy hay thì thường hay kêu chính người đó đi làm . Kẻ nào hùa theo bảo là ý đó tốt thì cũng thường hay được kêu đi phụ người chánh 1 tay . Cho nên , ..heheheh..... Muốn khen cái gì thì phải suy nghỉ kỷ về chuyện đó 1 chút , phải hiểu về chuyện đó, cái lợi cái hại của nó rồi mới khen . Nếu không thì trở thành tai hại . Thí dụ như không biết mà khen bậy bạ, ông vua kêu làm mà không biết , làm không được thì thảm lắm .

Chuyện ông Khuất Nguyên, có thể ông ta là người hăng say hết lòng chăng ? Mới quan tâm đến như vậy ? Có thể ông ta là người mang nhiều hoài bảo, muốn thực hiện 1 chuyện gì đó theo ý mình nhưng không được mới thất vọng nặng nề mà tự tử như vậy ? Coi chừng ... vì cái ngã quá lớn, khi ý kiến nói không ai nghe, không ai làm theo , quê độ mà tự tử .


"Chỉ có chân tình mới đổi lại được chân tình"
Reply
#48
(2018-01-13, 06:35 PM)anatta Wrote: Không khó gì đâu, SD đừng ngại. Vì mỗi người mỗi tư tuởng quan niệm lẽ sống. Anatta có ý không muốn nói thêm về Sống tuỳ thời phá tung luật lệ, nhưng mà lo là sẽ vô tình bị hiểu lầm là nói cạnh khoé (I do not). Chẳng lẽ bàn tiếp, không bị ngán à?

Mà cái thread "vi nhơn nan" này thiệt đúng, làm người là khó. Khó xử, khó ăn, khó nói. Grinning-face-with-smiling-eyes4 Từ thân nhân với nhau, đến bạn bè, đến cả... tình nhân. Lol

Sẵn dịp, phải cảm ơn SD một lần nữa cho bài thơ Khai Bút "Vi Nhơn Nan". I love it. :78:

Chào anh Anatta,

Anh coi như bạn bè thì không có gì ngại cả . Ai muốn ý kiến gì thì ý , muốn nghỉ gì thì nghỉ mà . 4 câu thơ trên chỉ là chuyện nhỏ, ai cũng viết được , mong anh đừng quan tâm .

Vi nhân nan .... có thể chi đối với 1 số người có lòng thôi . Ngoài đời nhiều người làm chuyện bỉ ổi mà vẩn tỉnh bơ .


"Chỉ có chân tình mới đổi lại được chân tình"
Reply
#49
(2018-01-14, 04:39 PM)SaoDen Wrote: Chào anh Anatta,

Anh coi như bạn bè thì không có gì ngại cả . Ai muốn ý kiến gì thì ý , muốn nghỉ gì thì nghỉ mà . 4 câu thơ trên chỉ là chuyện nhỏ, ai cũng viết được , mong anh đừng quan tâm .

Vi nhân nan .... có thể chi đối với 1 số người có lòng thôi . Ngoài đời nhiều người làm chuyện bỉ ổi mà vẩn tỉnh bơ .

Nè SD, kêu anatta bằng tên được rồi. OK? Grinning-face-with-smiling-eyes4 

Anh coi như bạn bè thì không có gì ngại cả . Ai muốn ý kiến gì thì ý , muốn nghỉ gì thì nghỉ mà .

Yes, sir. :chay: Rolling-on-the-floor-laughing4
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#50
(2018-01-13, 12:47 AM)SaoDen Wrote: Tôi thấy hình như Trang dạy chúng ta xem nhẹ lề luật, tôn trọng tư nhiên đó chứ . Bản thân Ngài đến chết chũng không muốn ma chay hay nghi lễ gì , vợ ngài mất thì ông cũng ca hát .

Tôi cảm thấy ngược lại với lơi anh , đạo lý của Ấn Độ thì dạy người ta tiệm tu , Lão Trang thì dạy người ta trưc chỉ vào tim . Nên Trang chú trọng "Trực giác" , bỏ nhân nghĩa mà vào đại đạo . Vì "Mất đạo mới sinh đức, mất đức mới sinh nhân ...." nên các đệ tử bỏ qua nhân nghĩa chỉ nhấm vào đại đạo . Anh cũng thấy, giá trị Nhân và giá trị Nghĩa theo thời gian cũng thay đổi , nó vốn không ổn định, thì làm sao làm kim chỉ nam ? Van vật luôn biến đổi thì các luật lệ của anh làm sao trường tồn ? Giới luật của Bắc Tông và Nam Tông khác nhau, vậy theo bên nào mới là đúng ? Rồi mỗi nơi giới luật mỗi khác , anh chắc gì cái giới anh giữ là phải, người ta là sai ?

Thiên Vân nói : "Bậc chí nhân thời xưa mượn con đường “nhân” mà đi, ghé quán “nghĩa” mà nghỉ (chứ không ở đó lâu), thảnh thơi tiêu dao, sống đạm bạc và độc lập. Ai nhắm việc làm giàu thì không từ bỏ được lợi lộc; ai nhắm sự vinh hiển thì không từ bỏ được cái danh; ai nhắm quyền thế thì không nhượng quyền bính cho người được; nắm giữ nó thì run sợ mà buông ra thì rầu rĩ. Những người đó không có gì để tự răn mà hãm bớt thị dục, họ bị trời hành hạ."

Anh Anatta bám chặt vào giới luật của anh mà không mở lòng ra, xem nhẹ nó, coi chừng nó là gánh nặng của anh .Biggrin

:59:


1/. Trước hết nói về giới luật. Tôi thấy 5 giới căn bản của nhà Phật từ xưa đến nay vẫn đúng và giúp cho tâm tham dục, sân hận, si mê của con người. Đó là điều thứ nhất. Áp dụng những điều đó, thì sẽ giúp ích cho tâm mình  bớt hung hăng, bớt tham dục, bớt u mê. Dục vọng của người xưa đâu khác người thời nay! Tôi thắc mắc là tại sao SD lại cho rằng những giới luật giúp ích cho tâm mình nếu minh tu tập, thì lại là bám chặt, xem nhẹ nó? Nên nhớ rằng, chúng ta là phàm tục, không phải là thánh nhân nên chưa thể và không thể xem nhẹ. Như tôi đã nói, Lão Trang thì có khả năng xem nhẹ, có thể phá, vì các ngài đã trải qua. Chính Trang đã nói về cách xử thế của ông, và dạy các đệ tử phải lấy Đạo Đức làm nền tảng nữa.

2/. Hãy xem lại về Lão. Tôi không cho rằng Lão Tử bảo phải trực chỉ vào tim mà không thông qua đạo đức, tức là các giới luật để làm căn bản. Lão nói gì? Ta có 3 của báu hằng ôm ấp: đó là Từ, Kiệm, và Không-dám-đứng-trước-thiên-hạ. Nói gọn, Từ là thương mọi người không phân biệt sang hèn, ưu liệt. Kiệm là đời sống tiết độ, không xa xỉ, mực thước. Của báu thứ ba là Khiêm cung. Và muốn đạt được Đạo, thì ông bảo phải vượt khỏi trên Nhân Nghĩa, thiện ác, chứ không phải sống theo nhân nghĩa lễ trí tín như Khổng chu trương là sai lầm. Nên phân biệt điểm rõ điểm này: lòng chúng ta chưa biết rõ, chưa phân được thiện ác (hoặc nhân nghĩa) thì lấy cái gì mà vượt lên ???

3/. Nói về Trang Tử. Toàn bộ học thuyết của ông là nói về Tiêu Diêu Du, là Tự Do tuyệt đối (và Bình đẳng). Nhưng muốn đạt đến nó thì ông có nói về phương pháp Dụng Tâm Nhược Kính = xử dụng Tâm mình như tấm gương trong. Tôi mượn lời bác Cần chú giải về phương pháp này như sau, và cũng có thể nói như SD là trực chỉ tâm.

Sử dụng con Tâm mình như mặt gương, là thu nhận tất cả, chứ không có sự lựa chọn, nghĩa là không chọn riêng những gì mình ưa thích và loại bỏ một cách triệt để những gì mình không ưa thích hay ghét bỏ. Phải có một thứ tình như tình mẫu tử không bao giờ ghét những đứa con hư. Đó là lòng đại từ bi, năng hỉ xả của bậc Bồ tát (...) Nhưng rồi cũng không ôm ấp lưu giữ gì cả nơi lòng. Phải để cho con Tâm như mặt nước hồ thu trong vắt : những đàn cò trắng bay qua đều được hiện rõ trên mặt hồ… Nhưng khi đàn cò bay mất, mặt hồ cũng không còn lưu giữ hình ảnh cũ của cái gọi là quá khứ kia, dù nó có tốt đẹp đến bực nào. Bởi vậy, Trang Tử mới bảo : “ứng nhi bất tàng”. Bởi không chứa giữ mà tâm hồn mới luôn luôn trong sáng như mặt gương không vẩn đục.

(...) Được thế, lâu ngày ta sẽ mất lần cái gọi là bản ngã chứa đầy quá khứ (thành kiến) để thể nhập vào tâm hồn kẻ khác, mới có thể “dĩ bách tánh tâm vi tâm”, lần hồi đi đến tâm trạng của kẻ đã huyền đồng cùng Vũ trụ Vạn vật, cảm thấy rõ ràng “ngô TÂM tiện thị VŨ TRỤ, VŨ TRỤ tiện thị ngô TÂM”.

Điều gì mình thích thì hay ôm giữ, và cái gì mình ghét thì lại khó quên. Rồi còn những thành kiến, phong tục, tập quán ăn sâu trong tâm mình, nhưng gì mình đã được giáo dục nhà trường bảo phải làm thế này. phải sống như thế kia .v.v... Cho nên, để quan sát tâm mà được khách quan, thì không phải là dễ dàng nữa nếu thiếu giới luật hỗ trợ. Đó cũng là lý do mà nhà Phật dạy tam vô lậu học: Giới, Định, Tuệ.

Về lời nói của Thiên Vân thì tôi lờ mờ, vì chưa hiểu được tư tưởng của ông là gì? Có dịp SD lòng chỉ điểm về ông.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#51
(2018-01-14, 11:22 PM)anatta Wrote: 1/. Trước hết nói về giới luật. Tôi thấy 5 giới căn bản của nhà Phật từ xưa đến nay vẫn đúng và giúp cho tâm tham dục, sân hận, si mê của con người. Đó là điều thứ nhất. Áp dụng những điều đó, thì sẽ giúp ích cho tâm mình  bớt hung hăng, bớt tham dục, bớt u mê. Dục vọng của người xưa đâu khác người thời nay! Tôi thắc mắc là tại sao SD lại cho rằng những giới luật giúp ích cho tâm mình nếu minh tu tập, thì lại là bám chặt, xem nhẹ nó? Nên nhớ rằng, chúng ta là phàm tục, không phải là thánh nhân nên chưa thể và không thể xem nhẹ. Như tôi đã nói, Lão Trang thì có khả năng xem nhẹ, có thể phá, vì các ngài đã trải qua. Chính Trang đã nói về cách xử thế của ông, và dạy các đệ tử phải lấy Đạo Đức làm nền tảng nữa.

2/. Hãy xem lại về Lão. Tôi không cho rằng Lão Tử bảo phải trực chỉ vào tim mà không thông qua đạo đức, tức là các giới luật để làm căn bản. Lão nói gì? Ta có 3 của báu hằng ôm ấp: đó là Từ, Kiệm, và Không-dám-đứng-trước-thiên-hạ. Nói gọn, Từ là thương mọi người không phân biệt sang hèn, ưu liệt. Kiệm là đời sống tiết độ, không xa xỉ, mực thước. Của báu thứ ba là Khiêm cung. Và muốn đạt được Đạo, thì ông bảo phải vượt khỏi trên Nhân Nghĩa, thiện ác, chứ không phải sống theo nhân nghĩa lễ trí tín như Khổng chu trương là sai lầm. Nên phân biệt điểm rõ điểm này: lòng chúng ta chưa biết rõ, chưa phân được thiện ác (hoặc nhân nghĩa) thì lấy cái gì mà vượt lên ???

3/. Nói về Trang Tử. Toàn bộ học thuyết của ông là nói về Tiêu Diêu Du, là Tự Do tuyệt đối (và Bình đẳng). Nhưng muốn đạt đến nó thì ông có nói về phương pháp Dụng Tâm Nhược Kính = xử dụng Tâm mình như tấm gương trong. Tôi mượn lời bác Cần chú giải về phương pháp này như sau, và cũng có thể nói như SD là trực chỉ tâm.

Sử dụng con Tâm mình như mặt gương, là thu nhận tất cả, chứ không có sự lựa chọn, nghĩa là không chọn riêng những gì mình ưa thích và loại bỏ một cách triệt để những gì mình không ưa thích hay ghét bỏ. Phải có một thứ tình như tình mẫu tử không bao giờ ghét những đứa con hư. Đó là lòng đại từ bi, năng hỉ xả của bậc Bồ tát (...) Nhưng rồi cũng không ôm ấp lưu giữ gì cả nơi lòng. Phải để cho con Tâm như mặt nước hồ thu trong vắt : những đàn cò trắng bay qua đều được hiện rõ trên mặt hồ… Nhưng khi đàn cò bay mất, mặt hồ cũng không còn lưu giữ hình ảnh cũ của cái gọi là quá khứ kia, dù nó có tốt đẹp đến bực nào. Bởi vậy, Trang Tử mới bảo : “ứng nhi bất tàng”. Bởi không chứa giữ mà tâm hồn mới luôn luôn trong sáng như mặt gương không vẩn đục.

(...) Được thế, lâu ngày ta sẽ mất lần cái gọi là bản ngã chứa đầy quá khứ (thành kiến) để thể nhập vào tâm hồn kẻ khác, mới có thể “dĩ bách tánh tâm vi tâm”, lần hồi đi đến tâm trạng của kẻ đã huyền đồng cùng Vũ trụ Vạn vật, cảm thấy rõ ràng “ngô TÂM tiện thị VŨ TRỤ, VŨ TRỤ tiện thị ngô TÂM”.

Điều gì mình thích thì hay ôm giữ, và cái gì mình ghét thì lại khó quên. Rồi còn những thành kiến, phong tục, tập quán ăn sâu trong tâm mình, nhưng gì mình đã được giáo dục nhà trường bảo phải làm thế này. phải sống như thế kia .v.v... Cho nên, để quan sát tâm mà được khách quan, thì không phải là dễ dàng nữa nếu thiếu giới luật hỗ trợ. Đó cũng là lý do mà nhà Phật dạy tam vô lậu học: Giới, Định, Tuệ.

Về lời nói của Thiên Vân thì tôi lờ mờ, vì chưa hiểu được tư tưởng của ông là gì? Có dịp SD lòng chỉ điểm về ông.

Chào Anatta,

Các giới điều đúng . SD không dám thách đố với các thánh hiền . Hẳn nhiên họ cũng đứng từ gốc độ cải thiện tâm tính con người mà có giới luật . SD cũng không đả phá giới luật, mà chỉ muốn nói lên rằng bản thân SD sẻ không giữ giới 1 cách cực đoan , có những giới quan trọng thì chắc chắn chết cũng không dám phá, những giới nhẹ thì còn tùy hoàn cảnh -- Vẩn còn hoàn cảnh , còn những quan hệ chung quanh có cường độ ảnh hưởng mạnh hơn .

SD trích "Thiên vận" là vì nghỉ rằng Thiên Vận bảo mọi chuyện nên xem nhẹ 1 chút . Đừng coi giới luật hay tín điều nặng quá mà nó như gong cùm bị mang trong người . Hẳn nhiên, với những người nghiêm giới chắc cũng cảm thấy quen .

Tất nhiên, đối với 1 người giữ giới luật nghiêm ngặt thì tốt hơn là không giử . Bản thân tôi cũng giữ 1 số giới luật như không trộm, không cướp, không vô lễ vơi cha mẹ ...

Cheer


"Chỉ có chân tình mới đổi lại được chân tình"
Reply
#52
Mặc Học

Mặc Học để gọi học thuyết của Mặc Địch , là 1 nhân vật ngang hàng với Khổng Tử thời Xuân Thu. Mặc Tử chẳng những là 1 triết gia vĩ đại, ông còn là 1 khoa học gia nghiên cứu về quang học, động lực học . Đặc biệt là 1 nhà phát minh chế ra những chiến cụ dùng trong chiến tranh . Chiến cụ ông phát mình đa số chỉ dùng để phòng thủ .

Mặc tử nổi tiếng với thuyết Khiêm Ái , đề cao tinh thần công bằng, tự do , bác ái , cũng là 1 người đề cao tinh thần dân chủ đầu tiên trong xả hội cổ đại Trung Quốc , ông chủ trương tiển dụng hiền tài từ mọi tầng lớp , các quý tộc nếu bất tài thì nên xuống để hiền tài thay chổ , ông chú trọng không xa xỉ, hoang phí (không nghe nhạc kịch, không uống rượu mua say, không hậu táng người chết hay luật lệ giữ mồ 3 năm ....) ông đề cao những thực dụng trong đời sống . Khiêm Ái của ông đề ra là chẳng những yêu gia đình, yêu gia tộc, yêu làng xã , quốc gia, mà con yêu cả con dân của nước khác . Mặc Tử quan niệm, chỉ có Khiêm Ái mới chấm dứt được chiến tranh , mới thoát nghèo đói, mới có 1 xả hội lý tưởng . Những điều ông đưa ra gồm có :

1, Thượng đồng : Tuyển chọn hiền tài để thống trị (Không câu nệ xuất thân) , do hiền tài thống nhất pháp độ, pháp luật .

2, Thượng hiền : chú trọng nhân tài , người giỏi thì giao chức, loại bỏ cái quý tộc vô dụng .

3, Tiết táng : Bỏ những nghi lễ tuẩn táng phức tạp , bỏ những nghi thức lãng phí nhân lực và vật lực , những ngôi mộ vĩ đại . Vì nó sẻ khiến dân nghèo, dẩn đến nước nghèo, sinh loạn lạc .

4, Tiết dụng : Mọi người dân và hoàng tộc phải tiết kiệm chi tiêu, mọi sử dụng đều chỉ nhấm vào lợi ích của người dân .

5, Phi lạc : Từ gốc độ công lợi của xả hội, Mặc tử nhận thấy chế độ lễ lạc của các quý tộc vừa lãng phí lại không thực dụng , làm tăng gánh nặng cho người dân, ảnh hưởng kinh tế quốc gia .

6, Phi mệnh : Đả phá thuyết thiên mệnh (Cơ hội trở mình cho người nghèo mà hiền đức) , vì nếu con người tin theo số mạng đả an bài thì sẻ trở nên lười biếng mất đấu chí, không cầu tiến . Các vua chúa tin theo thiên mệnh đả giao quyền cho họ thì sẻ thẳng tay hà hiếp người dân .

7, Thiên chí : Nói rằng có 1 Ông Trời có nhân cách, có thưởng phạt . Mọi người dân nênchỉ làm điều thiện mà tránh điều ác . ( Có 3 tầng , tầng cao là trời, tầng giửa là quỷ thần, tầng dưới là người )

8, Minh quỷ : Có thần linh và ma quỷ giám sát hành động con người để thưởng và phạt . Đó là 1 điều răn đe để kiềm hảm hành vi của con người .

9, Khiêm ái : Mặc Tử nhận thấy thiên hạ đại loạn là do con người không yêu thương nhau, các quý tộc tham lam tranh giành và không thông cảm được nổi khổ của người nghèo . Ông đề cao công bằng và bác ái , coi người như mình, thì sẻ không có chiến tranh , trộm cướp, chiếm đoạt .

10, Phi công : Chủ trương khiêm ái yêu thiên hạ , nước và nước không tấn công, người và người không bài xích , hảm hại nhau .

Cheer


"Chỉ có chân tình mới đổi lại được chân tình"
Reply
#53
(2018-01-14, 04:39 PM)SaoDen Wrote: Chào anh Anatta,

Anh coi như bạn bè thì không có gì ngại cả . Ai muốn ý kiến gì thì ý , muốn nghỉ gì thì nghỉ mà . 4 câu thơ trên chỉ là chuyện nhỏ, ai cũng viết được , mong anh đừng quan tâm .

Vi nhân nan .... có thể chi đối với 1 số người có lòng thôi . Ngoài đời nhiều người làm chuyện bỉ ổi mà vẩn tỉnh bơ .


Anh Sao Đen Mến. :)


MN đồng ý với Anatta, MN thấy bài thơ "Vi Nhơn Nan" là một thơ hay. :)

Chỉ trong một bài thơ ngắn gọn, mà anh có thể diễn đạt được dòng chảy nghiệp quả đau khổ của 

chúng sanh qua Giáo pháp của nhà Phật. :) 

MN chúc anh an vui. :)

Mến. 

MN. 

Heavy-black-heart4 Heavy-black-heart4 Heavy-black-heart4
Phong huyền thông đảnh
Chẳng phải nhân gian
Ngoài tâm không pháp
Đầy mắt núi xanh.
Reply
#54
(2018-01-15, 12:41 AM)Minh Nguyệt Wrote: Anh Sao Đen Mến. :)


MN đồng ý với Anatta, MN thấy bài thơ "Vi Nhơn Nan" là một thơ hay. :)

Chỉ trong một bài thơ ngắn gọn, mà anh có thể diễn đạt được dòng chảy nghiệp quả đau khổ của 

chúng sanh qua Giáo pháp của nhà Phật. :) 

MN chúc anh an vui. :)

Mến. 

MN. 

Heavy-black-heart4 Heavy-black-heart4 Heavy-black-heart4

Chào Minh Nguyệt,

Đả lâu không gặp, dạo này Minh Nguyệt khoẻ ?

Anh không thể nghiệm Phật Giáo sâu sắc nên chắc khó phát hoạ được hết ý . Anh tin tưởng nếu Minh Nguyệt viết thì sẻ hay hơn .

Xin chúc Minh Nguyệt luôn an khang

SD


"Chỉ có chân tình mới đổi lại được chân tình"
Reply
#55
(2018-01-15, 12:33 AM)SaoDen Wrote: Mặc Học

Mặc Học để gọi học thuyết của Mặc Địch , là 1 nhân vật ngang hàng với Khổng Tử thời Xuân Thu. Mặc Tử chẳng những là 1 triết gia vĩ đại, ông còn là 1 khoa học gia nghiên cứu về quang học, động lực học . Đặc biệt là 1 nhà phát minh chế ra những chiến cụ dùng trong chiến tranh . Chiến cụ ông phát mình đa số chỉ dùng để phòng thủ .

Mặc tử nổi tiếng với thuyết Khiêm Ái , đề cao tinh thần công bằng, tự do , bác ái , cũng là 1 người đề cao tinh thần dân chủ đầu tiên trong xả hội cổ đại Trung Quốc , ông chủ trương tiển dụng hiền tài từ mọi tầng lớp , các quý tộc nếu bất tài thì nên xuống để hiền tài thay chổ , ông chú trọng không xa xỉ, hoang phí (không nghe nhạc kịch, không uống rượu mua say, không hậu táng người chết hay luật lệ giữ mồ 3 năm ....) ông đề cao những thực dụng trong đời sống . Khiêm Ái của ông đề ra là chẳng những yêu gia đình, yêu gia tộc, yêu làng xã , quốc gia, mà con yêu cả con dân của nước khác . Mặc Tử quan niệm, chỉ có Khiêm Ái mới chấm dứt được chiến tranh , mới thoát nghèo đói, mới có 1 xả hội lý tưởng . Những điều ông đưa ra gồm có :

1, Thượng đồng : Tuyển chọn hiền tài để thống trị (Không câu nệ xuất thân) , do hiền tài thống nhất pháp độ, pháp luật .

2, Thượng hiền : chú trọng nhân tài , người giỏi thì giao chức, loại bỏ cái quý tộc vô dụng .

3, Tiết táng : Bỏ những nghi lễ tuẩn táng phức tạp , bỏ những nghi thức lãng phí nhân lực và vật lực , những ngôi mộ vĩ đại . Vì nó sẻ khiến dân nghèo, dẩn đến nước nghèo, sinh loạn lạc .

4, Tiết dụng : Mọi người dân và hoàng tộc phải tiết kiệm chi tiêu, mọi sử dụng đều chỉ nhấm vào lợi ích của người dân .

5, Phi lạc : Từ gốc độ công lợi của xả hội, Mặc tử nhận thấy chế độ lễ lạc của các quý tộc vừa lãng phí lại không thực dụng , làm tăng gánh nặng cho người dân, ảnh hưởng kinh tế quốc gia .

6, Phi mệnh : Đả phá thuyết thiên mệnh (Cơ hội trở mình cho người nghèo mà hiền đức) , vì nếu con người tin theo số mạng đả an bài thì sẻ trở nên lười biếng mất đấu chí, không cầu tiến . Các vua chúa tin theo thiên mệnh đả giao quyền cho họ thì sẻ thẳng tay hà hiếp người dân .

7, Thiên chí : Nói rằng có 1 Ông Trời có nhân cách, có thưởng phạt . Mọi người dân nênchỉ làm điều thiện mà tránh điều ác . ( Có 3 tầng , tầng cao là trời, tầng giửa là quỷ thần, tầng dưới là người )

8, Minh quỷ : Có thần linh và ma quỷ giám sát hành động con người để thưởng và phạt . Đó là 1 điều răn đe để kiềm hảm hành vi của con người .

9, Khiêm ái : Mặc Tử nhận thấy thiên hạ đại loạn là do con người không yêu thương nhau, các quý tộc tham lam tranh giành và không thông cảm được nổi khổ của người nghèo . Ông đề cao công bằng và bác ái , coi người như mình, thì sẻ không có chiến tranh , trộm cướp, chiếm đoạt .

10, Phi công : Chủ trương khiêm ái yêu thiên hạ , nước và nước không tấn công, người và người không bài xích , hảm hại nhau .

Cheer


Cám ơn SD.
Thiên Vân là tên của Mặc Tử.
Tôi có nghe nói đến thuyết Khiêm Ái của Mặc, nhưng chưa có đọc qua học thuyết chủ trương của ông. Nếu xã hội thực thi được điều 9 & 10 thôi thì thế gian này có hoà bình lâu rồi. Điều 6 rất hữu ích, khiến con người không buông tay phó mặc, mà cố gắng vươn lên để cải tiến số phận. Điều 7 & 8 khuyên con người hành thiện tránh ác cũng là trọng tâm nền tảng của các bậc cổ đức. Những điều con lại, anatta thấy hoàn toàn okay.

Cheer
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#56
(2018-01-15, 02:38 PM)anatta Wrote: Cám ơn SD.
Thiên Vân là tên của Mặc Tử.
Tôi có nghe nói đến thuyết Khiêm Ái của Mặc, nhưng chưa có đọc qua học thuyết chủ trương của ông. Nếu xã hội thực thi được điều 9 & 10 thôi thì thế gian này có hoà bình lâu rồi. Điều 6 rất hữu ích, khiến con người không buông tay phó mặc, mà cố gắng vươn lên để cải tiến số phận. Điều 7 & 8 khuyên con người hành thiện tránh ác cũng là trọng tâm nền tảng của các bậc cổ đức. Những điều con lại, anatta thấy hoàn toàn okay.

Cheer

Chào Anatta,

Mặc Học bị dìm hàng mấy ngàn năm, tại có hại cho tầng lớp thống trị và quý tộc . Ngược lại Nho được ưu đãi .

Cheer


"Chỉ có chân tình mới đổi lại được chân tình"
Reply
#57
(2018-01-14, 04:34 PM)SaoDen Wrote: Anh ĐuocTue,

Tôi nhớ đọc trong sách, khi quân thần bàn việc, người nào đưa ý kiến gì, vua thấy hay thì thường hay kêu chính người đó đi làm . Kẻ nào hùa theo bảo là ý đó tốt thì cũng thường hay được kêu đi phụ người chánh 1 tay . Cho nên , ..heheheh..... Muốn khen cái gì thì phải suy nghỉ kỷ về chuyện đó 1 chút , phải hiểu về chuyện đó, cái lợi cái hại của nó rồi mới khen . Nếu không thì trở thành tai hại . Thí dụ như không biết mà khen bậy bạ, ông vua kêu làm mà không biết , làm không được thì thảm lắm .

Chuyện ông Khuất Nguyên, có thể ông ta là người hăng say hết lòng chăng ? Mới quan tâm đến như vậy ? Có thể ông ta là người mang nhiều hoài bảo, muốn thực hiện 1 chuyện gì đó theo ý mình nhưng không được mới thất vọng nặng nề mà tự tử như vậy ? Coi chừng ... vì cái ngã quá lớn, khi ý kiến nói không ai nghe, không ai làm theo , quê độ mà tự tử .

Anh SaoDen,
Tôi cũng nghĩ Khuất Nguyên do cái tôi, ngã lớn bị va chạm mạnh sinh ra trầm cảm nặng, lúc đó thì đâu còn sáng suốt nên tự tử. Thật ra cái tâm lý Khuất Nguyên vẫn còn trong một số người ngày nay, chẳng hạn như đang nói chuyện chỉ dù là có tánh cách tán gẫu trong lúc trà dư tửu hậu nhưng khi đưa ra ý kiến gì đó mà họ nghĩ là hay, ngờ đâu khg ai đếm xỉa thì lấy làm buồn phiền, hờn giận.
Reply
#58
(2018-01-15, 05:49 PM)duoctue Wrote: Anh SaoDen,
Tôi cũng nghĩ Khuất Nguyên do cái tôi, ngã lớn bị va chạm mạnh sinh ra trầm cảm nặng, lúc đó thì đâu còn sáng suốt nên tự tử. Thật ra cái tâm lý Khuất Nguyên vẫn còn trong một số người ngày nay, chẳng hạn như đang nói chuyện chỉ dù là có tánh cách tán gẫu trong lúc trà dư tửu hậu nhưng khi đưa ra ý kiến gì đó mà họ nghĩ là hay, ngờ đâu khg ai đếm xỉa thì lấy làm buồn phiền, hờn giận.

Hello anh ĐuocTue,

Nếu gặp Khuất Nguyên thì tôi sẻ tặng ổng vài câu 


Trời đất sinh ta một khiếp người
Ta như lữ khách đến vui chơi
sông sâu lặn ngụp cùng bùn đất
Núi biếc cheo leo đạp đỉnh trời

Khúc hát say ngân theo gió bảo
Vui đùa nhật nguyệt dạo ngàn khơi
Dang chân đạp đổ điều quy ước
Sống trọn chân tâm chết mĩm cười   :full-moon-with-face4:

Cheer


"Chỉ có chân tình mới đổi lại được chân tình"
Reply
#59
(2018-01-18, 06:22 PM)SaoDen Wrote: Hello anh ĐuocTue,

Nếu gặp Khuất Nguyên thì tôi sẻ tặng ổng vài câu 


Trời đất sinh ta một khiếp người
Ta như lữ khách đến vui chơi
sông sâu lặn ngụp cùng bùn đất
Núi biếc cheo leo đạp đỉnh trời

Khúc hát say ngân theo gió bảo
Vui đùa nhật nguyệt dạo ngàn khơi
Dang chân đạp đổ điều quy ước
Sống trọn chân tâm chết mĩm cười   :full-moon-with-face4:

Cheer

Thơ hay nhưng ổng khg đọc được tiếng Việt  Biggrin
Reply
#60
(2018-01-18, 07:13 PM)duoctue Wrote: Thơ hay nhưng ổng khg đọc được tiếng Việt 




ủa, sao hổng ai viết gì ở đây nữa dzị há? Dzị XX rượt bướm trong này đó nhe. [Image: chase.gif]


Ayaaa! Vui quá đi á. [Image: chase.gif][Image: chase.gif][Image: chase.gif]

Tha hồ mà chơi trong này, hổng ai phá mình á. [Image: chase.gif][Image: chase.gif][Image: chase.gif]

[Image: chase.gif][Image: chase.gif][Image: chase.gif]
Reply