Vi Nhơn Nan ...
#31
(2018-01-11, 04:22 PM)SaoDen Wrote: Chào anh Anatta,

Tôi thấy luật lệ và giáo điều là những điều khiến người ta không còn "TÙY" theo tình huống . Thí dụ con nhà Phật đụng chuyện thì cứ từ bi . Con nhà Nho thì cứ căn theo nhân , nghĩa mà làm, Con nhà TCG thì chống satan tội ác , con Hồi Giáo thì cũng như vậy .

Anh thấy có phải không ?

Vậy muốn "Biết Sống" , "Tùy hoàn cảnh hành xử" thì phải phá vở giáo điều đó . Anh nghỉ sao ?

Theo cá nhân tôi nghĩ, mấy cái giáo luật này kia chỉ nên xem như là guidelines, hoặc gợi ý, suggestions chứ khg nên xem như law là những điều tuyệt đối bắt buộc phải tuân theo. 

Cái câu mà anh anatta dẫn trong Kinh Dịch:"Khi nào tấn, khi nào thối, chỉ có bậc thánh nhân mới biết ứng xử mà thôi", theo thiển ý cá nhân thì khg có nghĩa rằng phải đạt tới bậc thánh thì mới nên hay biết ững xử theo thời mà chỉ có nghĩa là: chỉ có bậc thánh mới có thể ứng dụng chữ thời một cách rốt ráo mà thôi.

Nói cách khác, bậc phàm nhân vẫn có thể và nên theo chữ thời. 

Lý luận như anh anatta nghe cũng có lý, tuy nhiên, tôi nghĩ, cái nghich lý ở chỗ, nếu bước đầu vào đạo thi giới rất cần để hướng dẫn, nhưng nếu sau 10, 20 năm hay 30 năm  mà cứ khư khư theo luật triệt để thì sẽ khg bao giờ người hành giả bước ra khỏi level sơ cơ/beginner  để lên level trung cấp/intermediate chứ đừng nói tới ngưỡng của bậc thánh.  Tôi lấy thí dụ chơi cờ, mới vô thì nên theo những chỉ dẫn của các bậc master (khi nào ra xe, khi nào chống sĩ..) , nhưng nếu chơi bao nhiêu năm mà cứ máy móc theo sát những nguyên tắc đó thì khg khá nổi.
Reply
#32
Trích 1 đoạn tùy bút đọc khoảng chục năm trước.

Một lần chúng tôi ngồi nói chuyện gẫu trên hai chiếc ghế gỗ nhìn ra sân chùa im mát dưới bóng mấy cây nhãn, bạn tôi (một nhà sư theo Bắc Tông) xin lỗi:
"Bạn tới chơi mà không có trà lá chi mà mời. Chùa Lào không có nấu nướng bếp núc chi."
"Nước nôi chi, ngồi chơi một lát đói bụng ra ngoài phố làm mấy hột vịt lộn hoặc mì cháo chi cũng có. Anh ăn
 mặn được chứ ?"
"Mình thọ giới từ bên nhà, ăn chay. Nhưng mà qua đây, họ cho chi, mình ăn cái đó. Giữ giới mà phiền cho người khác cũng tổn đức."
(Đó Đây, 129 - 130)

Thích thái độ của sư này, biết tùy thời.
Reply
#33
(2018-01-12, 05:19 PM)duoctue Wrote: Trích 1 đoạn tùy bút đọc khoảng chục năm trước.

Một lần chúng tôi ngồi nói chuyện gẫu trên hai chiếc ghế gỗ nhìn ra sân chùa im mát dưới bóng mấy cây nhãn, bạn tôi (một nhà sư theo Bắc Tông) xin lỗi:
"Bạn tới chơi mà không có trà lá chi mà mời. Chùa Lào không có nấu nướng bếp núc chi."
"Nước nôi chi, ngồi chơi một lát đói bụng ra ngoài phố làm mấy hột vịt lộn hoặc mì cháo chi cũng có. Anh ăn
 mặn được chứ ?"
"Mình thọ giới từ bên nhà, ăn chay. Nhưng mà qua đây, họ cho chi, mình ăn cái đó. Giữ giới mà phiền cho người khác cũng tổn đức."
(Đó Đây, 129 - 130)

Thích thái độ của sư này, biết tùy thời.

(2018-01-11, 07:19 PM)duoctue Wrote: Theo cá nhân tôi nghĩ, mấy cái giáo luật này kia chỉ nên xem như là guidelines, hoặc gợi ý, suggestions chứ khg nên xem như law là những điều tuyệt đối bắt buộc phải tuân theo. 

Cái câu mà anh anatta dẫn trong Kinh Dịch:"Khi nào tấn, khi nào thối, chỉ có bậc thánh nhân mới biết ứng xử mà thôi", theo thiển ý cá nhân thì khg có nghĩa rằng phải đạt tới bậc thánh thì mới nên hay biết ững xử theo thời mà chỉ có nghĩa là: chỉ có bậc thánh mới có thể ứng dụng chữ thời một cách rốt ráo mà thôi.

Nói cách khác, bậc phàm nhân vẫn có thể và nên theo chữ thời. 

Lý luận như anh anatta nghe cũng có lý, tuy nhiên, tôi nghĩ, cái nghich lý ở chỗ, nếu bước đầu vào đạo thi giới rất cần để hướng dẫn, nhưng nếu sau 10, 20 năm hay 30 năm  mà cứ khư khư theo luật triệt để thì sẽ khg bao giờ người hành giả bước ra khỏi level sơ cơ/beginner  để lên level trung cấp/intermediate chứ đừng nói tới ngưỡng của bậc thánh.  Tôi lấy thí dụ chơi cờ, mới vô thì nên theo những chỉ dẫn của các bậc master (khi nào ra xe, khi nào chống sĩ..) , nhưng nếu chơi bao nhiêu năm mà cứ máy móc theo sát những nguyên tắc đó thì khg khá nổi.

Chào anh duoctue,

Lề lối Biết Sống dựa trên nền tảng Đạo Đức thì tuỳ theo quan niệm lựa chọn cung cách sống và hành xử của mỗi người mà thôi. Tôi nghĩ Trang chỉ ra đạo đức làm nền tảng để khi tuỳ thời hành xử thì nếu lợi ta thì sẽ không tổn hại cho nguời. Còn nếu không có đạo đức thì có thể lợi ta nhưng mà hại cho người. Như vậy, có thể dẹp giới luật, hoặc là tu dưỡng theo giới luật để sống và tùy thời xử sự là do ý muốn tự do cá nhân.

Về thí dụ cờ tướng mà anh đưa ra, cá nhân tôi cho rằng: nền tảng giới luật cũng giống như quy luật đi và ăn quân của Xe Pháo Mã, Tướng, Sĩ, Tượng, và Chốt .v.v... Biến hóa trong các thế cờ, nước đi, là do chơi nhiều, suy ngẫm và học hỏi người hay hơn.

Nói về giới luật như anh đưa ra thí dụ ông sư Bắc Tông tùy thời phải ăn mặn, vì không thể đòi hỏi bá tánh cúng dường thực phẩm chay. Như post tôi trả lời SaoDen, thì tôi có nói nhà Phật đề ra 5 giới căn bản. Tôi bàn đôi lời cái thí dụ tùy thời ăn mặn của anh đưa ra:

- Thật ra, vị sư cũng có thể ăn cơm trắng với muối cũng được, tuy nhiên ăn măn ở đây cũng không là vấn đề. Hệ phái Nguyên thủy, các sư cũng đi trì bình, bá tánh dâng cái gì thì ăn cái đó, không có chọn lựa. Trở lại chuyện vị sư Bắc Tông, sư không muốn làm phiền gây khó khăn cho người cúng dường, có sao thì ăn vậy, thì đây cũng thể hiện sự cảm thông của sư, cũng là lòng Từ của sư.

- Nhưng, tôi nghĩ là sư vẫn giữ 4 giới kia chứ, phải không? Hơn nữa, nhà sư thì giữ giới luật nhiều hơn phật tử tại gia, cho nên tôi nghĩ sư phải giữ ít lắm thập thiện giới và nhiều hơn. Tức là trong cái hành động tùy thời đó của ông vẫn có đủ 4 giới hoặc nhiều hơn (vì ông là nhà sư), chứ đâu phải là phá bỏ hầu hết giới luật.

Để kết luận tôi nghĩ, một hành động tùy thời mà không không có hàm dưỡng đạo đức 5 giới luật căn bản trong tâm thì khi hành động đó khi thể hiện sẽ lợi/hại cho mình và hại cho người. Cho nên, phàm nhân tu dưỡng được đầy đủ 5 giới thì tốt, còn không thì tu tập được giới nào thì hay giới đó, 3 giới thì lợi ích nhiều hơn là 1 giới.
Cheer
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#34
(2018-01-11, 06:52 PM)duoctue Wrote: 1. Sự chỉ trích mả có thiện ý, nói như Mỹ là constructive criticism, đôi khi vừa khg thể tránh được lại vừa cần thiết nữa, chứ nhiều khi mình thấy có gì đó khg tốt cho 1 cá nhân hay tập thể, mà ngại khg có ý kiến khác họ thì có hậu quả khg hay. Một người làm được như vậy là thể hiện đủ 3 đức nhân trí dũng: nhân vì quan tâm tới tha nhân, trí vì sáng suốt thấy vấn đề, dũng vì khg e ngại ý kiến phản đối của mình sẽ gây ác cảm với một số người. 

2. Đồng ý với anh, ngườii nào khg ham mê địa vị, quyền lực thì người ta thường quý mến.

Chào anh Đuoctue,

Chỉ trích hay phê phán cũng tuỳ thời tuỳ lúc , đôi khi không được việc mà còn hại thân mình . Người Mỹ sống trong xã hội dân chủ chưa chắc mọi ý kiến đều được lắng nghe . Lại nửa, nếu boss anh đưa ra 1 sáng kiến, 1 tuần sau anh chỉnh ông ta, sửa cho nó tốt , dù ngoài mặt ông ta vui vẻ, nhưng chưa chắc trong lòng không bị quê . Và có thể đó là mầm mống mâu thuẩn sau nầy .

Đọc Khuất Nguyên có đoạn ông đánh cá bảo KN là "Nếu mọi người đều đục thì ông đưa chân quậy cho nó nổi bùn lên" . Có thể câu này hơi quá đáng, nhưng không thích thì cũng có thể bỏ quan mà đi , cần gì đưa nhiều ý kiến và tâm huyết đến nổi phải tức tối nhảy sông tự tử .

Tôi chỉ không thích 1 điều là cái gì cũng hùa theo thì có vẻ như con người không chủ kiến và nhu nhược quá

Cheer


"Chỉ có chân tình mới đổi lại được chân tình"
Reply
#35
(2018-01-12, 07:56 PM)anatta Wrote: Chào anh duoctue,

Lề lối Biết Sống dựa trên nền tảng Đạo Đức thì tuỳ theo quan niệm lựa chọn cung cách sống và hành xử của mỗi người mà thôi. Tôi nghĩ Trang chỉ ra đạo đức làm nền tảng để khi tuỳ thời hành xử thì nếu lợi ta thì sẽ không tổn hại cho nguời. Còn nếu không có đạo đức thì có thể lợi ta nhưng mà hại cho người. Như vậy, có thể dẹp giới luật, hoặc là tu dưỡng theo giới luật để sống và tùy thời xử sự là do ý muốn tự do cá nhân.

Về thí dụ cờ tướng mà anh đưa ra, cá nhân tôi cho rằng: nền tảng giới luật cũng giống như quy luật đi và ăn quân của Xe Pháo Mã, Tướng, Sĩ, Tượng, và Chốt .v.v... Biến hóa trong các thế cờ, nước đi, là do chơi nhiều, suy ngẫm và học hỏi người hay hơn.

Nói về giới luật như anh đưa ra thí dụ ông sư Bắc Tông tùy thời phải ăn mặn, vì không thể đòi hỏi bá tánh cúng dường thực phẩm chay. Như post tôi trả lời SaoDen, thì tôi có nói nhà Phật đề ra 5 giới căn bản. Tôi bàn đôi lời cái thí dụ tùy thời ăn mặn của anh đưa ra:

- Thật ra, vị sư cũng có thể ăn cơm trắng với muối cũng được, tuy nhiên ăn măn ở đây cũng không là vấn đề. Hệ phái Nguyên thủy, các sư cũng đi trì bình, bá tánh dâng cái gì thì ăn cái đó, không có chọn lựa. Trở lại chuyện vị sư Bắc Tông, sư không muốn làm phiền gây khó khăn cho người cúng dường, có sao thì ăn vậy, thì đây cũng thể hiện sự cảm thông của sư, cũng là lòng Từ của sư.

- Nhưng, tôi nghĩ là sư vẫn giữ 4 giới kia chứ, phải không? Hơn nữa, nhà sư thì giữ giới luật nhiều hơn phật tử tại gia, cho nên tôi nghĩ sư phải giữ ít lắm thập thiện giới và nhiều hơn. Tức là trong cái hành động tùy thời đó của ông vẫn có đủ 4 giới hoặc nhiều hơn (vì ông là nhà sư), chứ đâu phải là phá bỏ hầu hết giới luật.

Để kết luận tôi nghĩ, một hành động tùy thời mà không không có hàm dưỡng đạo đức 5 giới luật căn bản trong tâm thì khi hành động đó khi thể hiện sẽ lợi/hại cho mình và hại cho người. Cho nên, phàm nhân tu dưỡng được đầy đủ 5 giới thì tốt, còn không thì tu tập được giới nào thì hay giới đó, 3 giới thì lợi ích nhiều hơn là 1 giới.
Cheer

Chào anh Anatta,

Bản thân của Dịch Kinh là Biến Dịch . Anh muốn giử nghiêm ngặt giới luật mà lại "Tuỳ hoàn cảnh" thì chuyện đó không thể xẩy ra .

Con người thường gặp những trường hợp có nhiều sự lựa chọn , thí dụ anh gặp 1 cháu bé đang đói, anh không có tiền, xin người ta không cho , vậy thì nhìn đứa bé đói hay anh ăn cắp, đó là sự lựa chọn của anh . Nếu đứng trên vấn đề từ bi mà hành xự thì đành phá luật thôi


"Chỉ có chân tình mới đổi lại được chân tình"
Reply
#36
(2018-01-12, 10:36 PM)SaoDen Wrote: Chào anh Anatta,

Bản thân của Dịch Kinh là Biến Dịch . Anh muốn giử nghiêm ngặt giới luật mà lại "Tuỳ hoàn cảnh" thì chuyện đó không thể xẩy ra .

Con người thường gặp những trường hợp có nhiều sự lựa chọn , thí dụ anh gặp 1 cháu bé đang đói, anh không có tiền, xin người ta không cho , vậy thì nhìn đứa bé đói hay anh ăn cắp, đó là sự lựa chọn của anh . Nếu đứng trên vấn đề từ bi mà hành xự thì đành phá luật thôi

Giới luật mà anatta bàn, không phải là cố gắng để giữ nghiêm nhặt, mà là tu tập biến nó thành máu huyết của mình, dù là 1 giới hay 2 giới, hoặc là đủ 5 giới.

Dĩ nhiên là trên đời không có gì tuyệt đối. Ít ra, khi mình hành xử dựa trên nền tảng đạo đức thì không thẹn với lòng, lương tâm không bất an, vì không gây tổn thương đến người khác. Có thể một hai trường hợp nào đó xảy ra trong đời khó xử như SD đề cập, thì mình ăn cắp thức ăn cho em bé, nhưng khi tâm mình như vậy là mình không vì dục vọng cá nhân, mà là cứu đói cứu mạng người khác, và mình sẽ chấp nhận nhận hậu quả bị xử phạt. Nhưng, tại sao mình làm vậy? Có phải là có lòng từ ái, lòng nhân nghĩa? Bởi vậy, Trang nói: ta thì xử giữa tài và bất tài, tuỳ theo thời,... nhưng dựa trên nền tảng của Đạo và Đức.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#37
Nói thêm một tí, giới thứ nhất cúa nhà Phật là không sát sanh, cũng có nghĩa là không bạo lực , không gây tổn hại người khác, là cũng giúp phát triển lòng từ.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#38
hehehe...... Anh Anatta, tôi nhớ hình như Lão và Trang có đã phá Đạo đức thì phải

:59:


"Chỉ có chân tình mới đổi lại được chân tình"
Reply
#39
(2018-01-12, 11:30 PM)SaoDen Wrote: hehehe...... Anh Anatta, tôi nhớ hình như Lão và Trang có đã phá Đạo đức thì phải

:59:

Lão và Trang thì có khả năng phá, nhưng chúng ta thì chưa như họ thì lấy gì mà phá? Grinning-face-with-smiling-eyes4 .

Phải có đạo đức thì mới phá được chứ, phải không?

Nhà Phật cũng thế, khi đã đến bờ bên kia, thì không có mang theo cái bè nữa.

Vì thế muốn qua sông thì trước hết cần có bè. Clap 

Cheer
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#40
(2018-01-12, 11:36 PM)anatta Wrote: Lão và Trang thì có khả năng phá, nhưng chúng ta thì chưa như họ thì lấy gì mà phá? Grinning-face-with-smiling-eyes4 .

Phải có đạo đức thì mới phá được chứ, phải không?

Nhà Phật cũng thế, khi đã đến bờ bên kia, thì không có mang theo cái bè nữa.

Vì thế muốn qua sông thì trước hết cần có bè. Clap 

Cheer

Tôi thấy hình như Trang dạy chúng ta xem nhẹ lề luật, tôn trọng tư nhiên đó chứ . Bản thân Ngài đến chết chũng không muốn ma chay hay nghi lễ gì , vợ ngài mất thì ông cũng ca hát .

Tôi cảm thấy ngược lại với lơi anh , đạo lý của Ấn Độ thì dạy người ta tiệm tu , Lão Trang thì dạy người ta trưc chỉ vào tim . Nên Trang chú trọng "Trực giác" , bỏ nhân nghĩa mà vào đại đạo . Vì "Mất đạo mới sinh đức, mất đức mới sinh nhân ...." nên các đệ tử bỏ qua nhân nghĩa chỉ nhấm vào đại đạo . Anh cũng thấy, giá trị Nhân và giá trị Nghĩa theo thời gian cũng thay đổi , nó vốn không ổn định, thì làm sao làm kim chỉ nam ? Van vật luôn biến đổi thì các luật lệ của anh làm sao trường tồn ? Giới luật của Bắc Tông và Nam Tông khác nhau, vậy theo bên nào mới là đúng ? Rồi mỗi nơi giới luật mỗi khác , anh chắc gì cái giới anh giữ là phải, người ta là sai ?

Thiên Vân nói : "Bậc chí nhân thời xưa mượn con đường “nhân” mà đi, ghé quán “nghĩa” mà nghỉ (chứ không ở đó lâu), thảnh thơi tiêu dao, sống đạm bạc và độc lập. Ai nhắm việc làm giàu thì không từ bỏ được lợi lộc; ai nhắm sự vinh hiển thì không từ bỏ được cái danh; ai nhắm quyền thế thì không nhượng quyền bính cho người được; nắm giữ nó thì run sợ mà buông ra thì rầu rĩ. Những người đó không có gì để tự răn mà hãm bớt thị dục, họ bị trời hành hạ."

Anh Anatta bám chặt vào giới luật của anh mà không mở lòng ra, xem nhẹ nó, coi chừng nó là gánh nặng của anh .Biggrin

:59:


"Chỉ có chân tình mới đổi lại được chân tình"
Reply
#41
Nan Vi Nhân : Mục tiêu làm người

Có 1 ông lão nghe danh Mặc Địch là 1 hiền tài trong thiên hạ nên mang con đến xin được theo học . Mặc Địch là 1 khoa học gia đệ nhất thời ấy , chú trọng đề xướng "Công bằng bác ái dân chủ" , rao giảng khiêm ái , nên thường hay giúp những nước yếu khi bị xâm lăng . Trong 1 lần giúp người ta chống giặc, con ông lão đã chết . Hay tin, ông lão đau khổ vô cùng . Vẫn tưởng con ông theo học để 1 ngày thi đậu làm quan, nay lại đi giúp người đánh giặc mà chết . Ông lão tìm đến Mặc Địch .

- Ông lão : Con tôi đâu , ông hảy trả con lại cho tôi
-Mặc Tử : Con ông chết rồi .
- Ông lão : Tôi mang con đến cho ông dạy, cho nó học thành người, nay ông lại để cho nó chết . Ông trả con lại cho tôi .
-Mặc Tử : Ông mang con đến cho tôi dạy , nay nó đả thành Nhân, ông còn đòi gì nửa ?

Innocent


"Chỉ có chân tình mới đổi lại được chân tình"
Reply
#42
Anh Anatta có mục tiêu phấn đấu cao cả, có lý tưởng đời người , tiếp xúc với những người có tư tưởng phàm tục như tôi, thiệt là làm khó anh .

Cheer


"Chỉ có chân tình mới đổi lại được chân tình"
Reply
#43
(2018-01-13, 05:33 PM)SaoDen Wrote: Anh Anatta có mục tiêu phấn đấu cao cả, có lý tưởng đời người , tiếp xúc với những người có tư tưởng phàm tục như tôi, thiệt là làm khó anh .

Cheer

Lấy cái nick Không Té là biết người có chí nhớn rồi  Biggrin
Reply
#44
(2018-01-13, 05:33 PM)SaoDen Wrote: Anh Anatta có mục tiêu phấn đấu cao cả, có lý tưởng đời người , tiếp xúc với những người có tư tưởng phàm tục như tôi, thiệt là làm khó anh .

Cheer

Không khó gì đâu, SD đừng ngại. Vì mỗi người mỗi tư tuởng quan niệm lẽ sống. Anatta có ý không muốn nói thêm về Sống tuỳ thời phá tung luật lệ, nhưng mà lo là sẽ vô tình bị hiểu lầm là nói cạnh khoé (I do not). Chẳng lẽ bàn tiếp, không bị ngán à?

Mà cái thread "vi nhơn nan" này thiệt đúng, làm người là khó. Khó xử, khó ăn, khó nói. Grinning-face-with-smiling-eyes4 Từ thân nhân với nhau, đến bạn bè, đến cả... tình nhân. Lol

Sẵn dịp, phải cảm ơn SD một lần nữa cho bài thơ Khai Bút "Vi Nhơn Nan". I love it. :78:
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#45
Nói thêm một tí. Cá nhân anatta là phải phấn đấu thôi, đời người có bao nhiêu năm. Anatta không muốn bản thân mình cứ tiếp tục bị dục vọng chính mình chi phối sai sử mà đôi khi bản thân mình không dè. Nên vẫn phải đốt đèn đọc lại lời dạy đạo đức của cổ nhân. Và bớt bị nô lệ bởi dục vọng một chút nào, thì thêm một tí tự do. Please
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply