Vi Nhơn Nan ...
#16
(2018-01-09, 07:15 PM)anatta Wrote: Cool.... Grinning-face-with-smiling-eyes4 

Cơn mê tình ái đó xảy ra cũng khá lâu rồi, hẳn là cô ấy biết chứ.

Khi mờ khi tỏ? Bây giờ ngồi nhớ lại không biết khoảng thời gian đó tui... lu lu, hay lờ mờ, hay tỏ tỏ nữa ?....Rolling-on-the-floor-laughing4
Cheer

Tiểu đệ chào huynh ,

Con gái cái tính ngộ lắm e thẹn lại hay mắc cở ,lại nói có là không nói không là có ,  bởi ông bà xưa có câu : đẹp trai không bằng trai mặt mà nếu huynh  có 1 hoặc cả 2 thì Đệ tin ắt huynh sẻ thành công .

Đệ củng thất bại trong tình yêu nên Đệ củng trai mặt .
Một Linh Hồn Tầm Thường , Một Trái Tim Rực Cháy 
Một Thân Xác Đơn Sơ, Một Giấc Mơ Rộng Lớn
Một Đời Sống Hy Sinh , Một Thời Đã Quên Mình 
Xin Chúa Ở Cùng Con .
Reply
#17
(2018-01-09, 09:26 PM)SaoDen Wrote: Chào bạn Fan,

Phật kêu chúng ta phải biết trân trọng tấm thân làm nguòi , đây là 1 co* hội thoát tam gio*'i . Khổng bảo làm chuyện gì cũng phải trả 1 giá , tâm phải thuần, ý phải kiên , kha('t kỷ phục lễ vi nhân .

Thánh nhân đả chỉ đuòng, phân còn lại muốn hay không o*? mình

Cheer

Chào huynh Sao Đen ,

Huynh nói theo Phật vì đạo Phật thì tu cho chính mình và tìm chân lý hạnh phúc cho chính mình , 

Tiểu Đệ lại học theo Đạo Kito , thì lại tìm hạnh phúc chân lý sống và hy sinh cho tha nhân nhiều hơn cho chính mình . 

Đúng là muốn hay không ở mình ...và củng 1 phần ở ơn .
Một Linh Hồn Tầm Thường , Một Trái Tim Rực Cháy 
Một Thân Xác Đơn Sơ, Một Giấc Mơ Rộng Lớn
Một Đời Sống Hy Sinh , Một Thời Đã Quên Mình 
Xin Chúa Ở Cùng Con .
Reply
#18
Nguời ta làm 1 việc xấu chưa hẳn là người đó bản chất xấu .
Còn tuỳ vào thời gian thời điểm thuận hoà hay nghịch cảnh .

Đúng chổ đúng thời đúng điểm tự bộc phát .
Một Linh Hồn Tầm Thường , Một Trái Tim Rực Cháy 
Một Thân Xác Đơn Sơ, Một Giấc Mơ Rộng Lớn
Một Đời Sống Hy Sinh , Một Thời Đã Quên Mình 
Xin Chúa Ở Cùng Con .
Reply
#19
(2018-01-09, 09:58 PM)Fan Wrote: Chào huynh Sao Đen ,

Huynh nói theo Phật vì đạo Phật thì tu cho chính mình và tìm chân lý hạnh phúc cho chính mình , 

Tiểu Đệ lại học theo Đạo Kito , thì lại tìm hạnh phúc chân lý sống và hy sinh cho tha nhân nhiều hơn cho chính mình . 

Đúng là muốn hay không ở mình ...và củng 1 phần ở ơn .

Chào bạn Fan,

Phật giáo Đại thừa có tôn chỉ là "Từ bi hỷ xả " . Là thương yêu,  thông cảm, chia sẻ niềm vui, không chấp chước.  Quan Âm tỷ tỷ thì cứu khổ cứu nạn mọi chúng sanh, Địa Tạng ca ca thì phán 1 câu "Ta không vào địa ngục thì ai vào địa ngục " , rồi phát nguyện là khi nào tất cả mọi chúng sanh giải thoát hết thì Ca Ca mới chứng đạo

Cheer


"Chỉ có chân tình mới đổi lại được chân tình"
Reply
#20
Anh Anatta,

Theo Anatta thì vi nhân nan là thế nào?

Cheer


"Chỉ có chân tình mới đổi lại được chân tình"
Reply
#21
Post copied từ Phòng Phật Giáo:


Quote:SaoDenChào các vị,

Khi nói về việc tiêu diêu và nhân quả, tiêu diêu có thoát khỏi nhân quả hay không ? Theo thiển ý , Tiêu diêu là vô vi, vô vi không phải không làm, mà là "Không làm theo ý riêng của mình" . Việc làm của mình là làm theo đại đạo , làm theo luật tụ nhiên . Mà nhân quả cũng là 1 quy luật tụ nhiên, nên Tiêu Diêu và Nhân quả có thể nói là Một, chú không mâu thuẩn nhau .

Cheer
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#22
(2018-01-10, 11:28 AM)SaoDen Wrote: Anh Anatta,

Theo Anatta thì vi nhân nan là thế nào?

Cheer

1. Là theo nghĩa của SaoDen khai diễn qua bài thơ. Tôi nghĩ có lẽ đó là nghĩa căn bản của nó, vì tôi nhớ không lầm là hình như trong Minh Tâm Bửu Giám cũng giải thích như thế: Sanh ra làm người là khó.
2. Một cách tổng quát về cách sống, xử thế ở đời, như Trang đã nói: Khôn chết, Dại chết, Biết sống!
3. Về đời sống thường nhật của cá nhân, nói chung:
- Trong gia đình, họ hàng, có những trường hợp: vừa lòng cha mẹ, thi mất lòng cô chú; vừa lòng ông anh, thì mất lòng bà chị. Cha mẹ đối với con cái, vui lòng đứa này thì buồn lòng đứa kia.
- Trong quan hệ bạn bè: hài lòng người bạn này thì đôi khi lại mích lòng người bạn kia .v.v...

Nói chung thiên hình vạn trạng tuỳ theo cảnh huống của mỗi người.

Clinking-beer-mugs4
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#23
(2018-01-10, 11:40 AM)anatta Wrote: 2. Một cách tổng quát về cách sống, xử thế ở đời, như Trang đã nói: Khôn chết, Dại chết, Biết sống!

Sẵn đây hỏi SD và anatta : thế nào gọi là "biết sống" ?
Reply
#24
(2018-01-10, 03:50 PM)duoctue Wrote: Sẵn đây hỏi SD và anatta : thế nào gọi là "biết sống" ?

Chào Đuoctue,

Tôi thì thuộc dạng không biết sống cho lắm nhưng có đọc lời dạy của các thánh nhân . Lão Tử thì bảo phải sông như nước . Trang Tử thì có đoạn trong Đức Sung Phù viết là :

"Nước Vệ có một người xấu xí, tên là Ai Đài Đà. Đàn ông nào ở với nó, nhớ không thể bỏ đặng. Đàn bà nào thấy nó, về xin cha mẹ rằng: thà làm vợ bé của nó hơn làm vợ lớn kẻ khác. Số người ấy có đến mười mấy rồi, thế mà cũng chưa hết. Chưa thường nghe nó xướng lên ý gì, chỉ có họa theo ý người mà thôi. Không có địa vị quyền thế gì để cứu người khỏi chết; không có tiền bạc của cải gì để nuôi ai no bụng, lại còn hình thù xấu xí để thiên hạ phải sợ. chỉ có họa mà không có xướng. Trí nó không ra ngoài bốn vách rào làng. Thế mà giống đực giống cái lại xúm xít trước mặt, ấy là kẻ tất phải có cái gì khác lạ hơn người. Quả nhân triệu nó đến xem, thì quả là hình thù xấu xí làm cho thiên hạ đều phải sợ. ở với Quả nhân không đầy một tháng, mà Quả nhân đã để ý đến cách ăn ở của nó. Không đầy một năm, Quả nhân tin nó. Nước không có kẻ cầm quyền chính, Quả nhân giao việc nước cho nó. Nó buồn buồn, thờ ơ ra vẻ chối từ làm cho Quả nhân hổ thẹn. Sau cùng nó nhận, nhưng rồi, không bao lâu lại bỏ Quả nhân mà đi. Quả nhân buồn bực như mất một vật gì, như không còn có người để cùng vui như trong nước nữa!"

Đại khái chúng ta ai cũng điều biết là phải làm sao . Nhưng tính mình có làm nổi như lời thánh nhân hay không thì mới là chuyện đáng nói . Thí dụ ai cũng biết Tham sân si là không tốt, mà ai cũng tham sân si . ;)


"Chỉ có chân tình mới đổi lại được chân tình"
Reply
#25
Sẳn nói về chuyện này, Lão Tử dạy người ta làm thì phải đi trước, ăn thì nên đứng sau , SD nhớ có 1 chuyện trong Tam Quốc :

Gia Cát Khác là con Gia Cát Cẩn, cháu kêu Khổng Minh là chú ruột . Gia Cát Khác rất thông minh nên được Tôn Quyền kêu vào cho học chung với thái tử con Tôn Quyền . 1 hôm đãi tiệc , Tôn Quyền sai Gia Cát Khác đi mời rượu, đến bàn Trương Chiêu, lão Chiêu không uống và bảo là "Đây không phải là vật dưỡng sinh" (Uống nhiều hại sức khỏe) . Tôn Quyền hỏi Gia Cát Khác : Con ép đại phu uống được không ?

Gia Cát Khác đến trước mặt Trương Chiêu và nói : "Lúc đánh giặc thì ông đứng sau, đến lúc uống rượu thì ông ngồi trước , vậy mà bảo là uống rượu không dưỡng sinh sao ? " ( Trương Chiêu là 1 quan văn, đánh giặc thì không có phần ổng,ai chết hết mới tới phiên ổng . Và ông là 1 quan lớn, nên đãi tiệc uống rượu thì mời ông ngồi trước )

heheheh.....

Cheer


"Chỉ có chân tình mới đổi lại được chân tình"
Reply
#26
(2018-01-10, 06:59 PM)SaoDen Wrote: Chào Đuoctue,

Tôi thì thuộc dạng không biết sống cho lắm nhưng có đọc lời dạy của các thánh nhân . Lão Tử thì bảo phải sông như nước . Trang Tử thì có đoạn trong Đức Sung Phù viết là :

"Nước Vệ có một người xấu xí, tên là Ai Đài Đà. Đàn ông nào ở với nó, nhớ không thể bỏ đặng. Đàn bà nào thấy nó, về xin cha mẹ rằng: thà làm vợ bé của nó hơn làm vợ lớn kẻ khác. Số người ấy có đến mười mấy rồi, thế mà cũng chưa hết. Chưa thường nghe nó xướng lên ý gì, chỉ có họa theo ý người mà thôi. Không có địa vị quyền thế gì để cứu người khỏi chết; không có tiền bạc của cải gì để nuôi ai no bụng, lại còn hình thù xấu xí để thiên hạ phải sợ. chỉ có họa mà không có xướng. Trí nó không ra ngoài bốn vách rào làng. Thế mà giống đực giống cái lại xúm xít trước mặt, ấy là kẻ tất phải có cái gì khác lạ hơn người. Quả nhân triệu nó đến xem, thì quả là hình thù xấu xí làm cho thiên hạ đều phải sợ. ở với Quả nhân không đầy một tháng, mà Quả nhân đã để ý đến cách ăn ở của nó. Không đầy một năm, Quả nhân tin nó. Nước không có kẻ cầm quyền chính, Quả nhân giao việc nước cho nó. Nó buồn buồn, thờ ơ ra vẻ chối từ làm cho Quả nhân hổ thẹn. Sau cùng nó nhận, nhưng rồi, không bao lâu lại bỏ Quả nhân mà đi. Quả nhân buồn bực như mất một vật gì, như không còn có người để cùng vui như trong nước nữa!"

Đại khái chúng ta ai cũng điều biết là phải làm sao . Nhưng tính mình có làm nổi như lời thánh nhân hay không thì mới là chuyện đáng nói . Thí dụ ai cũng biết Tham sân si là không tốt, mà ai cũng tham sân si . ;)

Trong Nam Hoa Kinh, có kể chuyện con nhạn khg biết gáy thì bi bắt để đãi khách, ngược lại cái cây có thân xấu xí vô dụng thì được yên thân, đám đệ tử Trang tử hoang mang thắc mắc lúc vô dụng thì được yên, nhưng có lúc vô dụng thì bị chết, vậy phải làm sao. Trang Tử bảo biết thì sống. Theo thiển ý dt thì biết đây là tùy thời, là linh động, quyền biến. Lão Tử khuyên nên sống như nước thật ra cũng cùng cái ý đó, là vì nước mềm mại, biết thích ứng theo hoàn cảnh như VN mình nói ở ống thì dài, ở bầu thì tròn. Bên Nho giáo, nhất là Kinh Dịch cũng chủ trương phải theo chữ Thời, còn nói theo phương Tây thì cần biết flexible, adaptable. Còn nhớ có mẩu giai thoại về Khổng Tử, có lần ông nói rằng Nhan Hồi có nhân, nhưng khg biết có lúc phải bất nhân, còn Tử Lộ biết dũng mà khg biết có lúc phải bất dũng, cho nên họ phải làm đệ tử của ông.

Về cái nhân vật Ai Đài Đà thì khg hiểu anh ta làm sao được nhiều người có cảm tình.
Reply
#27
(2018-01-10, 08:44 PM)duoctue Wrote: Trong Nam Hoa Kinh, có kể chuyện con nhạn khg biết gáy thì bi bắt để đãi khách, ngược lại cái cây có thân xấu xí vô dụng thì được yên thân, đám đệ tử Trang tử hoang mang thắc mắc lúc vô dụng thì được yên, nhưng có lúc vô dụng thì bị chết, vậy phải làm sao. Trang Tử bảo biết thì sống. Theo thiển ý dt thì biết đây là tùy thời, là linh động, quyền biến. Lão Tử khuyên nên sống như nước thật ra cũng cùng cái ý đó, là vì nước mềm mại, biết thích ứng theo hoàn cảnh như VN mình nói ở ống thì dài, ở bầu thì tròn. Bên Nho giáo, nhất là Kinh Dịch cũng chủ trương phải theo chữ Thời, còn nói theo phương Tây thì cần biết flexible, adaptable. Còn nhớ có mẩu giai thoại về Khổng Tử, có lần ông nói rằng Nhan Hồi có nhân, nhưng khg biết có lúc phải bất nhân, còn Tử Lộ biết dũng mà khg biết có lúc phải bất dũng, cho nên họ phải làm đệ tử của ông.

Về cái nhân vật Ai Đài Đà thì khg hiểu anh ta làm sao được nhiều người có cảm tình.

Chào anh ĐuôcTuê,

Trong đoạn văn trên, tôi thấy ông A Đài Đà có 2 điểm :

1, "Chưa thường nghe nó xướng lên ý gì, chỉ có họa theo ý người mà thôi." . Chỉ họa mà không xướng . Ông ta không có khởi phát chuyện gì cả, cũng không chê điểm này không tốt điều kia không hay, phải sửa đổi cái này phải thay thế cái nọ , mà chỉ họa theo ý người khác . (Vô vi - rất là vô vi đến vô vị)
Thí dụ ở VF này, trong 10 chuyện, tôi thấy 5 điều không thích nhưng không chống bán, thấy ai khởi lên 5 điều tốt thì tôi khen và phụ thêm 1 tay . Như vậy sẻ không có người ghét và có nhiều người thích tôi .

2,"Quả nhân giao việc nước cho nó. Nó buồn buồn, thờ ơ ra vẻ chối từ" , tôi thấy ông A Đài Đà này thêm điểm thành công nửa là không tham lam quyền tước , không nặng công danh hay không nặng quyền thế , maybe không coi nặng đồng tiền . Người không tham quyền và tiền chắc sẻ được nhiều người thương mến .

** Cùng 1 chuyện, 2 anh em ruột trong nhà cũng sẻ có 2 cách ứng phó , như chuyện 2 người con của Ngũ Xa là Ngũ Thượng và Ngũ Viên . Ngũ Thượng vào chết với cha, Ngũ Tử Tư trốn sang nước khác dẩn binh về trả thù .

Cheer


"Chỉ có chân tình mới đổi lại được chân tình"
Reply
#28
(2018-01-10, 11:40 AM)anatta Wrote: 1. Là theo nghĩa của SaoDen khai diễn qua bài thơ. Tôi nghĩ có lẽ đó là nghĩa căn bản của nó, vì tôi nhớ không lầm là hình như trong Minh Tâm Bửu Giám cũng giải thích như thế: Sanh ra làm người là khó.
2. Một cách tổng quát về cách sống, xử thế ở đời, như Trang đã nói: Khôn chết, Dại chết, Biết sống!
3. Về đời sống thường nhật của cá nhân, nói chung:
- Trong gia đình, họ hàng, có những trường hợp: vừa lòng cha mẹ, thi mất lòng cô chú; vừa lòng ông anh, thì mất lòng bà chị. Cha mẹ đối với con cái, vui lòng đứa này thì buồn lòng đứa kia.
- Trong quan hệ bạn bè: hài lòng người bạn này thì đôi khi lại mích lòng người bạn kia .v.v...

Nói chung thiên hình vạn trạng tuỳ theo cảnh huống của mỗi người.

Clinking-beer-mugs4

Chào anh Anatta,

Tôi thấy luật lệ và giáo điều là những điều khiến người ta không còn "TÙY" theo tình huống . Thí dụ con nhà Phật đụng chuyện thì cứ từ bi . Con nhà Nho thì cứ căn theo nhân , nghĩa mà làm, Con nhà TCG thì chống satan tội ác , con Hồi Giáo thì cũng như vậy .

Anh thấy có phải không ?

Vậy muốn "Biết Sống" , "Tùy hoàn cảnh hành xử" thì phải phá vở giáo điều đó . Anh nghỉ sao ?


"Chỉ có chân tình mới đổi lại được chân tình"
Reply
#29
(2018-01-11, 04:22 PM)SaoDen Wrote: Chào anh Anatta,

Tôi thấy luật lệ và giáo điều là những điều khiến người ta không còn "TÙY" theo tình huống . Thí dụ con nhà Phật đụng chuyện thì cứ từ bi . Con nhà Nho thì cứ căn theo nhân , nghĩa mà làm, Con nhà TCG thì chống satan tội ác , con Hồi Giáo thì cũng như vậy .

Anh thấy có phải không ?

Vậy muốn "Biết Sống" , "Tùy hoàn cảnh hành xử" thì phải phá vở giáo điều đó . Anh nghỉ sao ?

Chào SaoDen,

Anatta thì nghĩ hơi khác tí.

BIẾT SỐNG là do Trang nói trong Thiên Sơn Mộc. Tóm gọn, ông nói: "ta thì xử giữ Tài và Bất Tài", tuỳ theo THỜI, và lấy ĐẠO và ĐỨC căn bản. Như vậy, ĐẠO và ĐỨC phải am hiểu và tu dưỡng vững vàng, thì mới có thể hành xử Tuỳ theo Thời được. Đạo Đức của mình còn mỏng, tâm chưa đủ điềm đạm thì khó lắm. Nói về Luật lệ hay Giới điều của Phật, Chúa, Khổng, thì các vị đều đưa ra một số điều căn bản. Nhà Phật có Ngũ giới, Chúa có 10 điều răn, Khổng thì có Ngũ thường (nhân, lễ, nghĩa, trí, tín) để kềm giữ cái tâm tham, sân, u mê của con người. Nói theo nhà Phật, thì giới luật (ngũ giới) đó là chân lý, nếu ai tuân giữ hoàn hảo thì thân tâm sẽ được nhiều an lạc, gia đạo ấm êm hơn, thần trí thêm sáng suốt, và do đó mới có thể biết Tuỳ Thời nổi. Bởi nếu không giữ những giới điều căn bản, thì vô tình hành động của mình phần nhiều thường hay bị sai sử bởi mê lực của ái dục, sân hận, u mê, mà mình tưởng rằng đó là tự nhiên, tuỳ thời.

Nói về DỊCH học, thì toàn bộ hàm chứa chỉ một chữ THỜI. DỊCH còn cả quyết, "lúc nào nên tiến, lúc nào nên thối, chỉ có bậc THÁNH NHÂN mới  có thể ứng xử được mà thôi".
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#30
(2018-01-11, 04:09 PM)SaoDen Wrote: Chào anh ĐuôcTuê,

Trong đoạn văn trên, tôi thấy ông A Đài Đà có 2 điểm :

1, "Chưa thường nghe nó xướng lên ý gì, chỉ có họa theo ý người mà thôi." . Chỉ họa mà không xướng . Ông ta không có khởi phát chuyện gì cả, cũng không chê điểm này không tốt điều kia không hay, phải sửa đổi cái này phải thay thế cái nọ , mà chỉ họa theo ý người khác . (Vô vi - rất là vô vi đến vô vị)
Thí dụ ở VF này, trong 10 chuyện, tôi thấy 5 điều không thích nhưng không chống bán, thấy ai khởi lên 5 điều tốt thì tôi khen và phụ thêm 1 tay . Như vậy sẻ không có người ghét và có nhiều người thích tôi .

2,"Quả nhân giao việc nước cho nó. Nó buồn buồn, thờ ơ ra vẻ chối từ" , tôi thấy ông A Đài Đà này thêm điểm thành công nửa là không tham lam quyền tước , không nặng công danh hay không nặng quyền thế , maybe không coi nặng đồng tiền . Người không tham quyền và tiền chắc sẻ được nhiều người thương mến .

** Cùng 1 chuyện, 2 anh em ruột trong nhà cũng sẻ có 2 cách ứng phó , như chuyện 2 người con của Ngũ Xa là Ngũ Thượng và Ngũ Viên . Ngũ Thượng vào chết với cha, Ngũ Tử Tư trốn sang nước khác dẩn binh về trả thù .

Cheer

1. Sự chỉ trích mả có thiện ý, nói như Mỹ là constructive criticism, đôi khi vừa khg thể tránh được lại vừa cần thiết nữa, chứ nhiều khi mình thấy có gì đó khg tốt cho 1 cá nhân hay tập thể, mà ngại khg có ý kiến khác họ thì có hậu quả khg hay. Một người làm được như vậy là thể hiện đủ 3 đức nhân trí dũng: nhân vì quan tâm tới tha nhân, trí vì sáng suốt thấy vấn đề, dũng vì khg e ngại ý kiến phản đối của mình sẽ gây ác cảm với một số người. 

2. Đồng ý với anh, ngườii nào khg ham mê địa vị, quyền lực thì người ta thường quý mến.
Reply