Luật sư: Trịnh Xuân Thanh có thể thoát án tử nếu trả tài sản tham
#1
Thứ hai, 8/1/2018 | 01:58 GMT+7
    [/url]
Luật sư: Trịnh Xuân Thanh có thể thoát án tử nếu trả tài sản tham ô

Theo Bộ luật Hình sự 2015, nhà chức trách không thi hành án tử hình với tội phạm tham ô nếu nộp ít nhất 3/4 tài sản đã tư lợi và tích cực hợp tác điều tra.


Trong vụ án đại án xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty Xây lắp dầu khí (PVC) với 22 người phải hầu toà tại TAND Hà Nội từ ngày 8/1, chỉ có ông Trịnh Xuân Thanh (cựu chủ tịch HĐQT PVC) và Vũ Đức Thuận (cựu tổng giám đốc PVC) bị truy tố về hai tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (điều 165 Bộ luật Hình sự 1999) và Tham ô tài sản (điều 278 Bộ luật Hình sự 1999).

Ngoài ông Thanh, Thuận, trong nhóm tội Tham ô tài sản còn có 8 người nữa với khung hình phạt như nhau - cao nhất lên tới án tử hình.

[Image: Untitled-3-2376-1515351055.jpg]
Ông Trịnh Xuân Thanh khi còn đương chức.

Ông Thanh bị cáo buộc, trong quá trình thực hiện dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 đã chỉ đạo cấp dưới sử dụng hơn 1.100 tỷ đồng trong số tiền tạm ứng vào mục đích khác gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 119 tỷ đồng. Ông Thanh còn chỉ đạo thuộc cấp lập khống hồ sơ rút hơn 13 tỷ đồng từ ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch để chia nhau sử dụng cá nhân. Trong đó, ông Thanh bị cáo buộc tham ô 4 tỷ đồng và gia đình đã nộp khắc phục hậu quả 2 tỷ đồng.

Theo luật sư Vũ Tiến Vinh, 10 người bị truy tố tội Tham ô tài sản với cùng khoản 4 Điều 278 Bộ luật hình sự năm 1999. Tuy nhiên sau khi bị kết án, những người này sẽ được xem xét tình tiết giảm nhẹ theo điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 1/1), nếu nộp tiền khắc phục hậu quả tham ô.

Cùng quan điểm, luật sư Đặng Văn Cường cho biết, theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, người bị kết án tử hình về tội Tham ô tài sản mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì không thi hành án tử hình với họ.

Trong vụ đại án này, ông Cường nói rằng nếu ông Thanh cùng 9 người trong nhóm tội Tham ô nộp khắc phục hậu quả ít nhất ba phần tư tài sản tham ô thì hình phạt tử hình có thể được chuyển thành tù chung thân. Ai nộp chưa đến ba phần tư tài sản cũng vẫn được xem xét giảm nhẹ một phần trách nhiệm hình sự song sẽ khó có cơ sở để được thoát án tử hình.

Đồ hoạ: [url=https://vnexpress.net/infographics/phap-luat/ong-trinh-xuan-thanh-bi-cao-buoc-nhung-toi-gi-3695072.html]Ông Trịnh Xuân Thanh bị cáo buộc những tội gì?


[Image: Untitled-1-2330-1515351055.jpg]
Hiện, vài ngày trước khi TAND Hà Nội mở phiên xử, gia đình ông Thanh đã tự nguyện nộp 2 tỷ đồng để khắc phục thiệt hại.

Theo cáo trạng, tính đến cuối tháng 12/2017, ông Thuận chưa nộp tiền khắc phục khi bị cáo buộc tham ô 800 triệu đồng, Lương Văn Hòa (cựu giám đốc Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch) bị cáo buộc tham ô 757 triệu đồng song gia đình đã tự nguyện nộp 2,4 tỷ đồng.

Bị cáo Nguyễn Thành Quỳnh (cựu giám đốc kỹ thuật công nghệ Tổng công ty CP Miền Trung - Công ty CP Đà Nẵng) cùng vợ là Lê Thị Anh Hoa (cựu giám đốc Công ty TNHH MTV Quỳnh Hoa) bị cáo buộc tham ô gần 2 tỷ đồng, đã nộp khắc phục hậu quả 977 triệu đồng. Bùi Mạnh Hiển (cựu giám đốc PVC) bị cáo buộc tham ô 400 triệu đồng và sử dụng chung 1,5 tỷ đồng với ông Thanh và Thuận, tuy nhiên đã nộp khắc phục hậu quả 300 triệu đồng.

Ngoài vụ án này, ông Thanh còn liên quan vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần bất động sản điện lực dầu khí (PVP Land) do bị cáo buộc tham ô 14 tỷ đồng.



Phạm Dự
Reply
#2
Phải chi mà toà án luơng tâm xử trước khi toà này xử , và nếu bị cáo chịu thi hành án lúc bấy giờ, hứa không tái phạm ... thì bây giờ đâu có phiên toà này

khi làm gì cũng ráng lắng nghe cái "tâm" nó mách bảo
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Reply