Sống trong Thiện Lành - Trầm Cảm và Vô Ngã
#1

Sống trong Thiện Lành


Có một người đàn ông làm nghề tài xế, và ông hỏi vị sư thầy rằng:

- Tài xế: Thưa sư, con làm nghề tài xế suốt ngày quá mệt mỏi rồi, đâu còn hơi sức nữa đâu mà tu?

- Vị sư : Thí dụ như anh lái xe hằng ngày, có khi đụng con lươn (curb) ngoài đường, cạ cột đèn hoặc gốc cây thì anh có xem lại tại sao mình bị như vậy không?

- Tài xế: Vâng, con sẽ xem xét để tránh phải đụng lần sau nữa.

- Vị sư: Phải rồi. Phải suy nghĩ xem coi tại sao anh lại lái xe bất cẩn như vậy để mà sửa đổi. Vì nếu không chịu xem xét sửa đổi, thì nay mai có thể xảy ra tai nạn gây tổn thất nguy hại hơn nhiều. Thí dụ như đụng xe người khác hay là khách bộ hành chẳng hạn, thì phải bồi thường thiệt hại vật chất và thương tích nặng nề thêm, bị mất bằng lái xe, và có thể bị ở tù. Tương tự như vậy, tu là xem xét và nhận thức ra được những  bất thiện của mình, những tật xấu, sân hận,... để mà sửa đổi mà hoàn thiện bản thân.



*** Ta là tài xế của đời mình. Cuộc đời mình sẽ như thế nào là do chính sự lèo lái của mình.***
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#2
(2018-05-15, 04:25 PM)anatta Wrote:

Sống trong Thiện Lành


Có một người đàn ông làm nghề tài xế, và ông hỏi vị sư thầy rằng:

- Tài xế: Thưa sư, con làm nghề tài xế suốt ngày quá mệt mỏi rồi, đâu còn hơi sức nữa đâu mà tu?

- Vị sư : Thí dụ như anh lái xe hằng ngày, có khi đụng con lươn (curb) ngoài đường, cạ cột đèn hoặc gốc cây thì anh có xem lại tại sao mình bị như vậy không?

- Tài xế: Vâng, con sẽ xem xét để tránh phải đụng lần sau nữa.

- Vị sư: Phải rồi. Phải suy nghĩ xem coi tại sao anh lại lái xe bất cẩn như vậy để mà sửa đổi. Vì nếu không chịu xem xét sửa đổi, thì nay mai có thể xảy ra tai nạn gây tổn thất nguy hại hơn nhiều. Thí dụ như đụng xe người khác hay là khách bộ hành chẳng hạn, thì phải bồi thường thiệt hại vật chất và thương tích nặng nề thêm, bị mất bằng lái xe, và có thể bị ở tù. Tương tự như vậy, tu là xem xét và nhận thức ra được những  bất thiện của mình, những tật xấu, sân hận,...  để mà sửa đổi mà hoàn thiện bản thân.

XX liked!  10_point Clap



*** Ta là tài xế của đời mình. Cuộc đời mình sẽ như thế nào là do chính sự lèo lái của mình.***
Reply
#3
Hãy Cẩn Thận với Lời Thề Nguyền

Vào thời Đức Phật Thích Ca tại thế, có một người nữ tên là Patàcàrà được Phật độ, và cô đắc quả vị A La Hán, giác ngộ giải thoát. Duyên do là trước khi gặp Phật, trong một ngày đêm cô Patàcàrà gặp tai họa thảm thiết. Chồng cô bị rắn cắn chết. Hai đứa con nhỏ, một đứa mới sanh bị chim diều hâu cắp tha đi, một đứa thì bị nước cuốn trôi. Và cùng lúc cha mẹ và em gái cô cũng bị chết bởi nhà sập. Người thân đã chết hết! Nỗi đau đớn mất mát quá to lớn khiến cô nổi điên xé rách quần áo đi lang thang kêu khóc. May thay cô lại đi nhằm đến ngay tịnh xá của Phật đang giảng pháp, và cô cầu xin nhờ Phật giúp đỡ. Và Phật đã giảng pháp và dạy cô tu tập. Không lâu sau đó, cô đạt đạo quả giải thoát A La Hán.

Thắc mắc được đặt ra: thánh nữ Patàcàrà có thể đắc đạo quả thánh trong hiện kiếp đó, thì hẳn nhiên phước trí, công đức của cô phải rất cao cả, dồi dào, thế thì tại sao cô lại lâm vào cảnh thống khổ, tang thương trước khi gặp Phật Thích Ca như thế? Phật mới giảng rằng, trong nhiều kiếp trước thánh nữ Patàcàrà đã từng làm phước, bố thí, cúng dường tam bảo, học hỏi và tu tập giáo pháp, và cô cũng được một vị Phật quá khứ trước Phật Thích Ca thọ ký cho cô rằng khi đến đời của Phật Thích Ca thì cô sẽ thành đạo quả.

- Thứ nhất do lý do vun trồng công đức nhiều đời mà khi cô đang bị điên loạn lại may mắn đi đến ngay tịnh xá Phật Thích Ca. Và được Phật độ.

- Thứ hai. Một trong những kiếp quá khứ, cô là vợ lớn của một người giàu có. Nhưng vì cô không sanh con được, nên mới cưới thiếp về để sanh con nối dưỡng tông đường cho chồng. Cô và người thiếp rất tôn trọng và chăm sóc thương yêu lẫn nhau. Tuy nhiên khi người thiếp mang thai lần đầu, thì cô chợt suy nghĩ lại nếu người thiếp mà sanh con ra thì gia đình chồng và chồng sẽ đổ dồn tình thương cho người thiếp. Thế nên, cô sanh lòng ganh tỵ và thuốc cho người thiếp hư thai. Lần thứ hai, người thiếp lại mang thai và may mắn đã sanh ra được em bé, thì cô Patàcàrà cũng tìm cách hại đứa bé chết. Cả nhà sanh nghi là cô ám hại nên mới thưa đến quan dù không dủ bằng chứng. Khi ở công đường cô Patàcàrà đã thề độc rằng: nếu cô có hảm hại người thiếp, thì đời đời kiếp kiếp cô sẽ bị trời phạt, chồng sẽ bị rắn cắn, con cái thì sẽ bị chim ăn, lũ lụt cuốn trôi, còn cha mẹ anh chị em thì sẽ bị nhà sập mà chết. Cô thề nguyền độc địa như vậy, nên quan công đường tin mà không bắt tội cô. Do thề nguyền độc như vậy nên những kiếp sống về sau cô thường bị tai họa thảm khốc ý như lời thề. Và đến kiếp Phật Thích Ca tại thế, thì cô cũng gặp tai họa y như lời đã thề nguyền, tuy nhiên cô đã được đắc đạo quả thánh A La Hán, không còn phải luân hồi tái sanh nữa.

-----------------------


Một chút suy tư: Cô Patàcàrà vốn là người nhân ái, nhưng chỉ một phút ganh tỵ nông nổi mà đầu óc trở nên si mê để tâm bất thiện sân hận khống chế và gây ra tội ác. Để rồi cô phải trải qua khổ đau bao nhiêu kiếp sống. Vậy, điều bất thiện dù nhỏ mấy cũng nên cố gắng ngăn chặn nó lại, khiến nó không có cơ hội nẩy nở và lớn mạnh, vì "đừng khinh thường việc nhỏ, lổ nhỏ cũng có thể làm đắm thuyền".
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#4
Đùa vui: Lợi và Hại

Tôi có nghe một câu chuyện như sau.

Có 2 thầy trò là giáo sư và sinh viên ở thành phố đi làm thực tập ở miền đồng quê. Khi đi đến một cánh đồng, anh học trò thấy đôi dép của một bác làm ruộng để lại tạm trên bờ ruộng. Anh ta mới nói với người thầy là hãy giấu đôi dép của bác nông dân vào bụi cỏ, rồi chúng ta núp lại để chờ xem khi bác ấy làm xong và quay lại loai quay tìm dép chắc sẽ vui lắm. Vị thầy mới bảo, con đừng nên làm vậy. Thay vì thế, con hãy lấy tiền của con và nhét vào đôi dép rồi ta núp lại sau bụi cây nhìn xem sao. Anh sinh viên nghe lời thầy lấy tiền mình ra và để vào đôi dép, sau đó hai thầy trò núp lại để theo dõi. Một lúc sau, bác nông dân từ ngoài đồng ruộng nước quay trở vào bờ, rửa chân và xỏ chân vào dép thì cảm giác cái gì cồm cộm dưới chân. Bác nhìn xuống thì thấy tiền. Bác tự hỏi, ở nơi đồng không mông quạnh này không thấy ai cả thì tiền ở đâu ra, nhìn quanh dáo dác thì bác không thấy ai. Bác tiếp tục xỏ chân vào chiếc dép còn lại thì cũng phát hiện ra tiền nữa. Ngạc nhiên sững sờ, bác cầm tiền lên và cảm động rưng rưng nước mắt. Bác nhìn lên trời cao nét mặt thành khẩn và xúc động cảm ơn trời đất đã giúp đỡ cho bác, vì hoàn cảnh hiện tại của bác rất nghèo nàn và túng quẩn. Vợ bác thì bị bệnh mà không có đủ tiền để mua thuốc thang. Con cái thì nheo nhóc, cơm nước bửa thiếu bửa no. Sau đó, bác đi về nhà.

Kế đến hai thầy trò mới bước ra khỏi chỗ ẩn núp. Vị thầy mới nói với học trò rằng: con thấy không, dù là chuyện đùa, nếu con giấu dép thì nó có thể khiến bác nông dân lo lắng, hoảng hốt và khổ sở khi đi tìm đôi dép. Ngược lại, con để tiền vào dép, thì tâm bác được an ổn, nhẹ nhàng, vơi bớt đi nỗi lo toan cho hoàn cảnh khốn cùng của bác ấy. Người học trò mới nói, dạ thầy nói đúng. Trông thấy tình cảnh của bác nông dân, con hết sức xúc động, và cõi lòng cũng cảm thấy hân hoan và thơ thới khi giúp được bác ấy, dù rằng số tiền đó đối với con không phải là nhiều.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#5
(2018-06-05, 07:41 PM)anatta Wrote: Đùa vui: Lợi và Hại

Tôi có nghe một câu chuyện như sau.

Có 2 thầy trò là giáo sư và sinh viên ở thành phố đi làm thực tập ở miền đồng quê. Khi đi đến một cánh đồng, anh học trò thấy đôi dép của một bác làm ruộng để lại tạm trên bờ ruộng. Anh ta mới nói với người thầy là hãy giấu đôi dép của bác nông dân vào bụi cỏ, rồi chúng ta núp lại để chờ xem khi bác ấy làm xong và quay lại loai quay tìm dép chắc sẽ vui lắm. Vị thầy mới bảo, con đừng nên làm vậy. Thay vì thế, con hãy lấy tiền của con và nhét vào đôi dép rồi ta núp lại sau bụi cây nhìn xem sao. Anh sinh viên nghe lời thầy lấy tiền mình ra và để vào đôi dép, sau đó hai thầy trò núp lại để theo dõi. Một lúc sau, bác nông dân từ ngoài đồng ruộng nước quay trở vào bờ, rửa chân và xỏ chân vào dép thì cảm giác cái gì cồm cộm dưới chân. Bác nhìn xuống thì thấy tiền. Bác tự hỏi, ở nơi đồng không mông quạnh này không thấy ai cả thì tiền ở đâu ra, nhìn quanh dáo dác thì bác không thấy ai. Bác tiếp tục xỏ chân vào chiếc dép còn lại thì cũng phát hiện ra tiền nữa. Ngạc nhiên sững sờ, bác cầm tiền lên và cảm động rưng rưng nước mắt. Bác nhìn lên trời cao nét mặt thành khẩn và xúc động cảm ơn trời đất đã giúp đỡ cho bác, vì hoàn cảnh hiện tại của bác rất nghèo nàn và túng quẩn. Vợ bác thì bị bệnh mà không có đủ tiền để mua thuốc thang. Con cái thì nheo nhóc, cơm nước bửa thiếu bửa no. Sau đó, bác đi về nhà.

Kế đến hai thầy trò mới bước ra khỏi chỗ ẩn núp. Vị thầy mới nói với học trò rằng: con thấy không, dù là chuyện đùa, nếu con giấu dép thì nó có thể khiến bác nông dân lo lắng, hoảng hốt và khổ sở khi đi tìm đôi dép. Ngược lại, con để tiền vào dép, thì tâm bác được an ổn, nhẹ nhàng, vơi bớt đi nỗi lo toan cho hoàn cảnh khốn cùng của bác ấy. Người học trò mới nói, dạ thầy nói đúng. Trông thấy tình cảnh của bác nông dân, con hết sức xúc động, và cõi lòng cũng cảm thấy hân hoan và thơ thới khi giúp được bác ấy, dù rằng số tiền đó đối với con không phải là nhiều.

Chào anh Anatta!  Tulip4

Đọc câu chuyện của anh Anatta mang về thật là ý nghĩa.  Tulip4

Khi nào anh Anatta có ý định đùa giấu tiền trong giày thì nhớ chỉ chỗ cho Phương Vy với nhe.  Please
Live in harmony with one another. Romans 12:16 
Reply
#6
TÌNH NGƯỜI


Đời người được mấy mươi năm
Nụ cười san sẻ hỏi thăm tiếng chào
Mai sau còn có gặp nhau
Niềm vui sơ ngộ ta cùng cảm thông.


Anatta có nghe kể lại một câu chuyện đã xảy ra ở trong nước mình khoảng mười năm trước. Mỗi khi nhớ lại tôi cảm thấy bùi ngùi.

Có hai bà cháu sống trong một căn nhà nhỏ xiêu vẹo tồi tàn. Bà độ khoảng 70 tuổi, đứa cháu trai khoảng hơn 10 tuổi.  Hoàn cảnh đời sống chỉ vừa đủ cái ăn. Nhu cầu thiếu thốn nhiều thứ. Ngày kia đứa cháu đi chơi về chân bị chảy đứt chảy máu vì đạp nhằm miểng chai. Mấy ngày sau, vết thương nhiễm trùng sưng lên. Bà đâu có đủ tiền để đưa cháu đi khám bác sĩ hay bệnh viện. Nên chỉ mua thuốc trụ sinh cho đứa cháu uống. Vết thương càng ngày càng nhiễm trùng viêm nặng thêm, ít lâu sau đứa cháu trai bị chết. Bà đau đớn và khó rất nhiều. Và sau đó mỗi ngày người ta thường hay thấy bà lụm cụm đi dọc theo bãi biển (nơi bà ở cũng gần bãi biển) để lượm rác -- ở VN lượm rác để bán phế liệu cũng là một nghề mưu sinh cho những người nghèo nàn. Hằng ngày đều có nhiều người ra tắm biển, phơi nắng. Mỗi khi thấy bà đi lượm rác ngang qua nơi chỗ họ tắm, thì một số người tắm biển vội vã chạy lên chỗ họ để đồ và vội vàng lấy cell phones bỏ vào túi, vì sợ bà đi ngang qua sẽ lấy trộm đi. Sự việc xảy ra như thế nhiều ngày. Có một ngày, một người khách tắm biển hiếu kỳ mới đến hỏi thăm bà, "lý do gì mỗi ngày bà đều đi nhặt rác ở bải biển"? Và bà mới thuật lại chuyện đứa cháu trai bị chết. Thế nên, bà vừa đi nhặt rác phế liệu, vừa nhặt những mảnh chai, thuỷ tinh bị vỡ, để tránh cho những đứa trẻ hay người khác có thể sẽ bị đạp trúng mảnh chai và có thể sẽ bị viêm độc chết như cháu trai của bà. Khi nghe bà kể xong thì họ mới vỡ lẽ ra là bấy lâu nay nghĩ lầm bà cụ giả bộ lượm rác rồi thừa lúc để lấy cắp phones hay đồ của họ.

_________________________________


*** Qua câu chuyện trên, những ai hơi cực đoan thì có thể cho rằng những người khách tắm biển đó tham đắm của cải mà khinh bỉ người nghèo. Chỉ trích như vậy, anatta nghĩ có hơi quá đáng. Vì nghĩ lại, cell phones chứa rất nhiều thông tin cá nhân, nên ngoài giá trị của phones ra thì thông tin cá nhân có lẽ còn quan trọng hơn nhiều. Cho nên, người ta lo sợ mất phones cũng phải.

Tuy nhiên, nhìn ở khía cạnh tình người, sự cảm thông với nhau, thì những người khách tắm biển đó hơi khá lạnh lùng. Một số nhỏ người nào đó giàu có thường hay có khuynh hướng tự nhiên suy nghĩ đa nghi rằng, những kẻ nghèo nàn tâm địa thường bất chính, khó tin tưởng, vì sự nghèo túng nên những kẻ đó có thể trộm cắp, chôm chỉa, hoặc hành động bất hợp pháp gây bất lợi cho họ. Hơn nữa, giả như lúc đầu khi thấy bà cụ lượm rác đi ngang chỗ để đồ, họ có thể hỏi thăm, chào bà cụ thì họ đã biết hoàn cảnh của bà rồi. Phải không? Đối với bà cụ, tôi nghĩ khi có những người tắm biển nào đó đến cất tiếng chào hỏi thì hẳn cõi lòng bà cũng cảm thấy vui vẻ và ấm áp tình người! Đời người ngẫm nghĩ dài lắm là 100 năm, rồi chúng ta cũng phủi tay mà đi, nhà cửa tài sản, người thân yêu cũng mất. Nhọc nhằn sướng khổ gì cũng qua. Gặp người lạ mà chào hỏi ta, hẳn ta cũng cảm thấy lòng dâng lên niềm hoan hỉ, và nhẹ nhàng, tạm quên đi một chút nào đó căng thẳng của cuộc sống làm việc, mưu sinh trong ngày.***


Xin mượn bốn câu thơ của vị Tiểu Lục Thần Phong (*) để kết thúc post này:


Chắp tay trong cõi vô thường
Chào nhau ở giữa con đường biếc xanh
Chúc em cuộc lữ an lành
Chờ nhau khoảnh khắc mà thành trăm năm.




[Image: chap-tay.jpg]


ANATTA

_________
Ghi chú:
(*) Chắp Tay trong cõi Vô thường
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#7
(2018-06-18, 08:18 PM)anatta Wrote: TÌNH NGƯỜI


Đời người được mấy mươi năm
Nụ cười san sẻ hỏi thăm tiếng chào
Mai sau còn có gặp nhau
Niềm vui sơ ngộ ta cùng cảm thông.


Anatta có nghe kể lại một câu chuyện đã xảy ra ở trong nước mình khoảng mười năm trước. Mỗi khi nhớ lại tôi cảm thấy bùi ngùi.

Có hai bà cháu sống trong một căn nhà nhỏ xiêu vẹo tồi tàn. Bà độ khoảng 70 tuổi, đứa cháu trai khoảng hơn 10 tuổi.  Hoàn cảnh đời sống chỉ vừa đủ cái ăn. Nhu cầu thiếu thốn nhiều thứ. Ngày kia đứa cháu đi chơi về chân bị chảy đứt chảy máu vì đạp nhằm miểng chai. Mấy ngày sau, vết thương nhiễm trùng sưng lên. Bà đâu có đủ tiền để đưa cháu đi khám bác sĩ hay bệnh viện. Nên chỉ mua thuốc trụ sinh cho đứa cháu uống. Vết thương càng ngày càng nhiễm trùng viêm nặng thêm, ít lâu sau đứa cháu trai bị chết. Bà đau đớn và khó rất nhiều. Và sau đó mỗi ngày người ta thường hay thấy bà lụm cụm đi dọc theo bãi biển (nơi bà ở cũng gần bãi biển) để lượm rác -- ở VN lượm rác để bán phế liệu cũng là một nghề mưu sinh cho những người nghèo nàn. Hằng ngày đều có nhiều người ra tắm biển, phơi nắng. Mỗi khi thấy bà đi lượm rác ngang qua nơi chỗ họ tắm, thì một số người tắm biển vội vã chạy lên chỗ họ để đồ và vội vàng lấy cell phones bỏ vào túi, vì sợ bà đi ngang qua sẽ lấy trộm đi. Sự việc xảy ra như thế nhiều ngày. Có một ngày, một người khách tắm biển hiếu kỳ mới đến hỏi thăm bà, "lý do gì mỗi ngày bà đều đi nhặt rác ở bải biển"? Và bà mới thuật lại chuyện đứa cháu trai bị chết. Thế nên, bà vừa đi nhặt rác phế liệu, vừa nhặt những mảnh chai, thuỷ tinh bị vỡ, để tránh cho những đứa trẻ hay người khác có thể sẽ bị đạp trúng mảnh chai và có thể sẽ bị viêm độc chết như cháu trai của bà. Khi nghe bà kể xong thì họ mới vỡ lẽ ra là bấy lâu nay nghĩ lầm bà cụ giả bộ lượm rác rồi thừa lúc để lấy cắp phones hay đồ của họ.

_________________________________


*** Qua câu chuyện trên, những ai hơi cực đoan thì có thể cho rằng những người khách tắm biển đó tham đắm của cải mà khinh bỉ người nghèo. Chỉ trích như vậy, anatta nghĩ có hơi quá đáng. Vì nghĩ lại, cell phones chứa rất nhiều thông tin cá nhân, nên ngoài giá trị của phones ra thì thông tin cá nhân có lẽ còn quan trọng hơn nhiều. Cho nên, người ta lo sợ mất phones cũng phải.

Tuy nhiên, nhìn ở khía cạnh tình người, sự cảm thông với nhau, thì những người khách tắm biển đó hơi khá lạnh lùng. Một số nhỏ người nào đó giàu có thường hay có khuynh hướng tự nhiên suy nghĩ đa nghi rằng, những kẻ nghèo nàn tâm địa thường bất chính, khó tin tưởng, vì sự nghèo túng nên những kẻ đó có thể trộm cắp, chôm chỉa, hoặc hành động bất hợp pháp gây bất lợi cho họ. Hơn nữa, giả như lúc đầu khi thấy bà cụ lượm rác đi ngang chỗ để đồ, họ có thể hỏi thăm, chào bà cụ thì họ đã biết hoàn cảnh của bà rồi. Phải không? Đối với bà cụ, tôi nghĩ khi có những người tắm biển nào đó đến cất tiếng chào hỏi thì hẳn cõi lòng bà cũng cảm thấy vui vẻ và ấm áp tình người! Đời người ngẫm nghĩ dài lắm là 100 năm, rồi chúng ta cũng phủi tay mà đi, nhà cửa tài sản, người thân yêu cũng mất. Nhọc nhằn sướng khổ gì cũng qua. Gặp người lạ mà chào hỏi ta, hẳn ta cũng cảm thấy lòng dâng lên niềm hoan hỉ, và nhẹ nhàng, tạm quên đi một chút nào đó căng thẳng của cuộc sống làm việc, mưu sinh trong ngày.***


Xin mượn bốn câu thơ của vị Tiểu Lục Thần Phong (*) để kết thúc post này:


Chắp tay trong cõi vô thường
Chào nhau ở giữa con đường biếc xanh
Chúc em cuộc lữ an lành
Chờ nhau khoảnh khắc mà thành trăm năm.




[Image: chap-tay.jpg]


ANATTA

_________
Ghi chú:
(*) Chắp Tay trong cõi Vô thường

Viết hay!  Thumbs-up4 :handshake_1f91d:
"Sáng nay thức dậy choàng thêm áo
Vũ trụ muôn đời vẫn mới tinh".
Reply
#8
Chào bạn KhuyetDanh... :-)

Cheer
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#9
Thiền Quán

Ðêm tịch mặc ta làm con ếch nhỏ
Ngó bóng mình vời vợi ánh trăng khuya
Nghe sinh tử đi qua từng hơi thở
Một lần đi sẽ mãi mãi không về

Ao nước nhỏ chở hết niềm biển lớn
Ta ngồi nghe cuộn chảy những ba đào
Những chân trời màu thiên thanh vô tận
Mắt Phật hiền giữa lồng lộng trăng sao

Chợt xa khuất những phố đời huyên náo
Ta buông tay niềm nhân ngã sau lưng
Dốc đồi hẹn, em về sương ướt áo
Xa lạ rồi… những tri kỷ cố nhân


(Thơ Hải Thệ)
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#10
Quán Tâm



Truyện Thiền


Ở một ngôi chùa kia, có một vị sư ông và một người học trò. Ngày nọ người đệ tử mới đến bạch với thầy là xin được hoàn tục, trở về đời sống thường bên ngoài chùa.

Sư thầy mới hỏi lý do thì người đệ tử trả lời: Thưa thầy, con tu hành dở quá, học kinh thì không nhớ và hiểu được bao nhiêu, quên tới quên tới quên lui. Giữ giới cũng trầy trật, bị rớt, bị phạm giới hoài. Con cảm thấy con không có tu tập được cái gì hết. Tu hành khó với con quá. Cảm thấy xấu hổ cho chính bản thân. Nên con xin thầy cho rời khỏi chùa trở về đời sống trần tục.

Vị sư thầy mới hỏi tiếp: Thầy hiểu ý con, nhưng con ra đời con làm gì để mưu sinh?

Đệ tử: Con cũng chưa biết làm gì để sinh sống. Nhưng ở lại chùa mà con tu tập không được gì hết, nhọc công thầy, và tốn cơm nước của chùa.

Sư thầy: Trước khi con đến chùa để thọ giới tu học, thì con làm nghề gì để sinh sống?

Đệ tử: Con không có nghề nghiệp chính đáng gì hết, nên con ăn trộm để kiếm sống qua ngày.

Sư: À, con làm nghề ăn trộm. Vậy con nói cho thầy nghe về nghề trộm của con.

Người đệ tử nghe thầy hỏi vậy thì thích thú hớn hở vì đó là nghề của anh ta, vì thế anh mới kể cho vị sư thầy: “Trước khi con đi trộm nhà nào đó, thì dành một thời gian đi lòng vòng lân cận để rình rập, quan sát, nghe nghóng nhà đó. Xem gia chủ, người trong nhà, thói quen giờ giấc họ thường hay vào ra khỏi nhà khi nào. Đồ đạc của cải của họ thường để ở đâu. Có gì đáng quý giá. Sau khi xem xét kỹ càng, thì con chờ đợi khi nào người trong nhà vừa rời khỏi nhà, thì con lẻn mở cửa vào trộm chớp nhoáng, xong tẩu thoát ra.”

Vị sư thầy: Con có khả năng ăn trộm được thì sẽ tu hành được. Tu tập y chang như đi ăn trộm vậy.

Người đệ tử bán tín bán nghi nghĩ rằng nếu tu tập giống dễ như ăn trộm thì anh ta sẽ làm được, vì ăn trộm với anh ta thì dễ dàng do đã quen, nhưng nếu tiếp tục làm nghề ăn trộm xui rủi có ngày bị bắt thì sẽ bị tù tội đánh đập khổ thân, nên mới hỏi thầy cho chắc: “Thật vậy sao thầy?”

Vị thầy: Thật như vậy. Con cũng không cần phải lo về việc giữ giới không trọn.

Đệ tử mừng rỡ: Vậy thì xin thầy chỉ cho con phương pháp tu tập giống như ăn trộm, con sẽ ở lại chùa không trở về đời sống trần tục.

Vị thầy mới giảng: “Như thế này. Khi con ăn trộm thì con hướng ra ngoài quan sát, theo dõi rình nhà người ta. Thay vì thế, khi tu tập con quay trở vào trong rình chính tâm của con, theo dõi từ những ý nghĩ trạng thái xấu, tốt, ưa ghét, đố kỵ, sân hận, ham muốn .v.v… hiện lên trong tâm của con ra sao, rồi chộp lấy những ý nghĩ đó, sau đó trình lên thầy biết. Con chỉ làm vậy thôi. Rất đơn giản, phải không?

Người đệ tử nghe xong mừng quá, chấp nhận, vì rình nhà người ta ăn trộm thì hồi hộp lo sợ bị bắt gặp, thường sống trong sợ hãi. Con rình rình những ý nghĩ trong tâm của mình thì dễ làm hơn vì tâm là của mình, đâu có lo ngại gì. Từ đó về sau người đệ tử ở lại chùa tu học với thầy.

--------------

Lời bàn: Lời vị sư dạy cho người học trò là pháp quán tâm, một trong bốn lĩnh vực thiền quán mà Phật đã dạy, đó là Tứ Niệm Xứ: Thân, Thọ, Tâm, và Pháp. Tuỳ theo căn cơ thích thợp từng người mà cá nhân chọn cho mình một trong bốn đề mục trên để tu tập thiền quán. Chẳng hạn như người học trò trong truyện trên, thay vì hướng tâm ra bên ngoài rình rập, quan sát người ta, thì bây giờ hướng trở vào bên trong mà tự theo dõi rình rập những ý nghĩ, hay trạng thái tâm khác nhau trong anh ta -- quán tâm.

Đời sống tương giao gia đình, xã hội và mưu sinh, nên ta ít có thời gian cho riêng mình. Nếu có thể dành ra ít phút mỗi ngày để quan sát tâm tư mình, dần dà hiểu được tâm tư thêm một chút, nhận thấy chút nào đó lẽ vô thường, vô ngã (không có cái Tôi, cái của Tôi) sinh diệt của các trạng thái tâm, giúp mình xem nhẹ hơn một chút đối với niềm ngã mạn, cái tôi... thì tâm hồn cũng được nhẹ nhàng thảnh thơi hơn. Cái Tôi hay Ngã này được cấu thành bởi chính các trạng thái tâm liên tục thay đổi, hiện lên rồi diệt đi trong từng giây, từng phút hằng ngày, cứ như thế tiếp nối mãi mãi không thôi. Đâu có cái gì là thực tồn tại, cố định và vững bền mãi mãi đâu?!

Xin trích ra đây một đoạn Phật dạy quán tâm trong Kinh Đại Niệm Xứ, chỉ đơn giản “thuần nhận biết” trạng thái tâm gì thôi, mà không so sánh và diễn giải chúng, cũng không xua đuổi, tránh né, hay áp chế chúng.

Này các Tỷ kheo, như thế nào Tỷ kheo sống quán tâm trên tâm?

Này các Tỷ kheo, ở đây vị Tỷ kheo: "Với tâm có tham, biết rằng tâm có tham"; hay "Với tâm không tham, biết rằng tâm không tham"; hay "Với tâm có sân, biết rằng tâm có sân"; hay "Với tâm không sân, biết rằng tâm không sân"; hay "Với tâm có si, biết rằng tâm có si"; hay "Với tâm không si, biết rằng tâm không si"; hay "Với tâm thâu nhiếp, biết rằng tâm được thâu nhiếp"; hay "Với tâm tán loạn, biết rằng tâm bị tán loạn"; hay "Với tâm quảng đại, biết rằng tâm được quảng đại"; hay "Với tâm không quảng đại, biết rằng tâm không được quảng đại"; hay "Với tâm hữu hạn, biết rằng tâm hữu hạn"; hay "Với tâm vô thượng, biết rằng tâm vô thượng", ; hay "Với tâm có định, biết rằng tâm có định"; hay "Với tâm không định, biết rằng tâm không định"; hay "Với tâm giải thoát, biết rằng tâm có giải thoát"; hay "Với tâm không giải thoát, biết rằng tâm không giải thoát".

Như vậy vị ấy sống quán tâm trên nội tâm; hay sống quán tâm trên ngoại tâm; hay sống quán tâm trên nội tâm, ngoại tâm. Hay sống quán tánh sanh khởi trên tâm; hay sống quán tánh diệt tận trên tâm; hay sống quán tánh sanh diệt trên tâm. "Có tâm đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ kheo, như vậy vị Tỷ kheo sống quán tâm trên tâm.” (Kinh Đại Niệm Xứ)
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#11
Dzị XX phải làm người ăn trộm thường xuyên rình tư tưởng mình á.  Rollin

Truyện thiền hay lắm á anh Anatta. Thanks a bun.  10_point  Clap
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#12
(2018-07-10, 11:17 AM)Xí Xọn Wrote: Dzị XX phải làm người ăn trộm thường xuyên rình tư tưởng mình á.  Rollin

Truyện thiền hay lắm á anh Anatta. Thanks a bun.  10_point  Clap

Chúc cho Xí Xọn ăn nên làm ra, càng ngày nghề trộm tâm càng phát đạt. Grinning-face-with-smiling-eyes4
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#13
TUỆ TRI (HIỂU RÕ) BẤT THIỆN  PHÁP VÀ THIỆN PHÁP

Tôn giả Sāriputta (Xá-Lợi-Phất ) nói :

-- Chư Hiền, khi Thánh đệ tử tuệ tri (hiểu rõ) được bất thiện và tuệ tri được căn bổn bất thiện, tuệ tri được thiện và tuệ tri được căn bổn thiện, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.

Chư Hiền, thế nào là bất thiện, thế nào là căn bổn bất thiện, thế nào là thiện, thế nào là căn bổn thiện? Chư Hiền, sát sanh là bất thiện, lấy của không cho là bất thiện, tà hạnh trong các dục là bất thiện, nói láo là bất thiện, nói hai lưỡi là bất thiện, ác khẩu là bất thiện, nói phù phiếm là bất thiện, tham dục là bất thiện, sân là bất thiện, tà kiến là bất thiện. Chư Hiền, như vậy gọi là bất thiện.

Và chư Hiền, thế nào là căn bổn bất thiện? Tham là căn bổn bất thiện, sân là căn bổn bất thiện, si là căn bổn bất thiện. Chư Hiền, như vậy gọi là căn bổn bất thiện.

Và này chư Hiền, thế nào là thiện? Từ bỏ sát sanh là thiện, từ bỏ lấy của không cho là thiện, từ bỏ tà hạnh trong các dục là thiện, từ bỏ nói láo là thiện, từ bỏ nói hai lưỡi là thiện, từ bỏ ác khẩu là thiện, từ bỏ nói phù phiếm là thiện, không tham dục là thiện, không sân là thiện, chánh tri kiến là thiện. Chư Hiền, như vậy gọi là thiện.

Chư Hiền, thế nào là căn bổn thiện? Không tham là căn bổn thiện, không sân là căn bổn thiện, không si là căn bổn thiện. Chư Hiền, như vậy gọi là căn bổn thiện.

Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri bất thiện như vậy, tuệ tri căn bổn bất thiện như vậy, tuệ tri thiện như vậy, tuệ tri căn bổn thiện như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên, tẩy sạch sân tùy miên, nhổ tận gốc kiến mạn tùy miên "Tôi là", đoạn trừ vô minh, khiến minh khởi lên, diệt tận khổ đau ngay trong hiện tại. Chư Hiền, như vậy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.


 (Trung Bộ Kinh số 9 : Kinh Chánh Tri Kiến)
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#14
Tọa Thiền

Chân xếp kiết già, nghe hơi thở
Buồn vui từ đó cũng mù sương
Em về trong một làn khói mỏng
Ta ngó bình yên, quán vô thường


(Thơ Hải Thệ)
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#15
(2018-08-01, 07:28 PM)anatta Wrote: Tọa Thiền

Chân xếp kiết già, nghe hơi thở
Buồn vui từ đó cũng mù sương
Em về trong một làn khói mỏng
Ta ngó bình yên, quán vô thường


(Thơ Hải Thệ)

Thơ hay!  Clap Thx anh Anatta.  Clap [Image: cute-smiling-smiley-emoticon.gif]
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply