GÓP NHẶT HOA THƠM.
TRỞ  VỀ BỔN TÂM THANH TỊNH  .TÔNG BỔN ĐẠI SƯ ( Sư bà Hải Triều Âm giãng).

https://m.youtube.com/watch?v=LON4x6orU24      (1/3)

https://www.youtube.com/watch?v=XhLdElc2zGg   (2/3)

https://www.youtube.com/watch?v=_S8BdcyEueQ&t=3006s      ( 3/3)
Reply
MỘT SỐ BÀI PHÁP THOẠi HAY CỦA SƯ BÀ HẢI TRIỀU ÂM GIÃNG

https://m.youtube.com/watch?v=dmuqr5ZZ01o
Reply
MILAREPA CON NGƯỜI SIÊU VIỆT . (Cuộc đời của vị Thánh Tăng Tây tạng thời cận đại) .(Part 1&2)

https://m.youtube.com/watch?v=XYysKwJb5vk  (part 2)
https://m.youtube.com/watch?v=dmuqr5ZZ01o  (part 1)
Reply
MILAREPA CON NGƯỜI SIÊU VIỆT(Cuộc đời của vị Thánh tăng Tây Tạng thời cận đại)

Bản Việt dịch của Đổ Đình Đồng. (Thư  Viện Hoa sen)

https://thuvienhoasen.org/a16079/milarep...-sieu-viet
Reply
AN TRÚ NƠI CÔ TỊCH LÀ THỰC HÀNH CỦA MỘT BỒ TÁT
Dilgo Khyentse Rinpoche

Khi từ bỏ những nơi chốn không thuận lợi, những cảm xúc hỗn loạn dần dần phai nhạt;
Khi không có những phóng dật, các hoạt động tích cực phát triển một cách tự nhiên;
Khi sự tỉnh giác trở nên trong trẻo hơn, niềm tin nơi Giáo Pháp tăng trưởng –
An trú nơi cô tịch là thực hành của một Bồ Tát.
 
Khi bạn sống ở một nơi cô tịch, những cảm xúc tiêu cực của bạn dần dần giảm bớt, sự tự chủ và tiết chế của bạn tăng trưởng.
Chính Gyalse Thogme đã nói:

Ở một nơi cô tịch,
Không có kẻ thù để đánh bại,
Không có người thân để bảo vệ,
Không có người trên để tôn kính,
Không có thuộc hạ để chăm nom.
Vì thế, ngoài việc điều phục tâm mình,
Bạn sẽ phải làm điều gì khác ở đó, hỡi những người trì tụng Mani?

Không bị quấy rầy bởi bằng hữu và người thân, không bị xáo trộn bởi nhu cầu kiếm sống bằng việc thương mại hay canh tác đất đai, bạn sẽ có thể nhất tâm tập trung vào thực hành tâm linh sâu xa và vì thế thực hiện sự tiến bộ tâm linh với thân, ngữ và tâm bạn. Tâm bạn sẽ trở nên tự chủ, tĩnh lặng, trong trẻo và tràn đầy sự xác quyết về chân lý của Giáo Pháp. Đây là lý do vì sao tất cả các bậc hiền triết trong quá khứ đã sống ở nơi hoang vu, trong chốn cô tịch, những vùng núi non có lợi cho thực hành tâm linh. Như Shantideva đã nói:

Và như thế, nhàm chán bởi dục vọng và khao khát của ta,
Giờ đây ta hãy vui thú trong chốn cô tịch,
Ở những nơi mọi tranh chấp và xung đột ngừng dứt,
Sự thanh bình và tĩnh lặng của rừng xanh.2
Và cũng có nói:
Không bị dính mắc vào lợi dưỡng, hãy giống như gió, hãy giống như chim.
Sống nơi hoang dã, giống như một con thú nhút nhát.
Hành động đúng đắn, bạn sẽ an trụ thanh thản.

Nếu bạn muốn hoàn toàn tập trung vào Giáo Pháp thay vì bị đong đưa liên tục đó đây bởi những con sóng tham muốn và ganh ghét, hãy từ bỏ chúng và đi tới một nơi cô tịch. Hãy xoay tâm bạn vào trong, nhận biết những khiếm khuyết của bạn, thoát khỏi chúng, và phát triển mọi phẩm tính tốt lành cố hữu của bạn. Hãy hài lòng với lượng thực phẩm đủ để nuôi sống, quần áo đủ để che thân, và thực hành của bạn sẽ tiến bộ từng ngày, từng tháng và từng năm.

Một khi bạn thoát khỏi mọi điều kiện làm sao lãng, thực hành của bạn sẽ mang lại cho bạn sự tiến bộ dọc theo con đường. Đó là lý do vì sao mọi yogi (hành giả) trong quá khứ đã lang thang từ nơi cô tịch này tới một nơi cô tịch khác. Ngay cả một tháng duy nhất ở một nơi yên tĩnh và hiu quạnh cũng đủ để sự thù hận của bạn được thay thế bằng ước muốn làm lợi lạc chúng sinh, và sự bám luyến vào bằng hữu được thay thế bằng một cảm xúc mãnh liệt về sự vô thường và cái chết cận kề.

Như Đức Atisha đã nói: “Các sao lãng làm hại thực hành của bạn cho tới khi bạn đạt được sự kiên cố. Hãy sống trong cảnh cô tịch nơi rừng rậm và núi non. Thoát khỏi những hoạt động rối loạn, bạn sẽ có thể hoàn toàn hiến mình cho việc thực hành Giáo Pháp, và bạn sẽ không hối tiếc vào lúc chết.
Và Drom Tönpa3 nói: “Thời đại suy đồi này không phải là lúc để một người bình thường giúp đỡ những người khác ở bên ngoài, nhưng đúng hơn đó là lúc để sống trong những nơi cô tịch và tu tập lòng từ và bi của Bồ đề tâm.”

Sự mê lầm và những tập khí mạnh mẽ tới nỗi vào lúc đầu việc thực hành Pháp dường như rất khó khăn; nhưng những khó khăn này sẽ dần dần lắng dịu. Một khi bạn đã thấu hiểu điểm cốt yếu của các giáo lý, bạn sẽ không còn phải trải nghiệm sự gian khổ hay khó khăn với giáo lý. Những cố gắng của bạn sẽ mang lại cho bạn niềm vui. Cũng giống như việc phát triển bất kỳ thiện xảo nào – bởi bạn quán triệt những điểm trọng yếu, vấn đề càng lúc càng dễ dàng hơn, sự xác tín của bạn càng lúc càng phát triển, khả năng và nỗ lực của bạn tiếp tục tăng trưởng.

Mọi thiền định hay quán chiếu bạn đã thực hiện sẽ chẳng bao giờ bị lãng phí. Lợi lạc mà nó mang lại sẽ hiện diện trong dòng tâm thức của bạn vào lúc bạn chết, và nó sẽ giúp bạn tái sinh ở một nơi Giáo Pháp nở rộ, thân cận một vị Thầy tâm linh chân chính. Đời này sang đời khác, bạn sẽ tiến triển từ một hành giả tầm thường tới một hành giả trung bình, và từ một hành giả trung bình tới một hành giả xuất sắc. Tinh túy của việc học tập là quán chiếu, và tinh túy của sự quán chiếu là thiền định. Khi bạn tiến càng lúc càng sâu vào ý nghĩa của giáo lý, những phẩm chất phi thường của Giáo Pháp sẽ càng lúc càng rõ ràng hơn, giống như mặt trời rực rỡ hơn khi bạn bay lên cao hơn nữa.

Dấu hiệu cho thấy bạn đã hoàn toàn hấp thu được việc học Pháp của bạn là bạn trở nên an bình tự bản chất. Dấu hiệu của việc bạn đã hấp thu được việc thiền định của bạn là bạn thoát khỏi những cảm xúc che chướng (phiền não chướng). Bởi việc học tập dẫn đến sự quán chiếu và quán chiếu chuyển hóa thành thiền định, việc bạn mê say những hoạt động dối gạt của đời này sẽ suy giảm và thay vào đó bạn sẽ khát khao Giáo Pháp.

Mọi sự bạn làm phù hợp với Giáo Pháp, dù nó có vẻ nhỏ bé hay tầm thường, sẽ mang lại lợi lạc. Như Kinh Hiền Ngu nói:
Đừng xem thường những thiện hạnh nhỏ bé,
Nghĩ rằng chúng khó có thể mang lại lợi lạc;
Bởi từng giọt từng giọt nước
Cuối cùng có thể làm đầy một chiếc bình khổng lồ.

Tương tự như vậy, cho dù bạn chỉ thực hành mỗi ngày một giờ với niềm tin và sự hứng khởi, những phẩm tính tốt đẹp sẽ phát triển một cách vững chắc. Việc thực hành đều đặn làm cho tâm bạn chuyển hóa dễ dàng. Từ việc chỉ nhận ra chân lý tương đối, cuối cùng bạn sẽ đi đến một sự xác quyết sâu xa nơi chân lý tuyệt đối.

Chướng ngại chính yếu của việc phát triển những phẩm tính như thế là sự sao lãng (phóng dật). Sao lãng có thể xảy ra trong từng giây phút. Nếu bạn để thời gian trôi qua một cách vô ích, vào lúc chết bạn sẽ hối tiếc rằng bạn đã không thực hành Giáo pháp. Nhưng đến lúc ấy thì quá trễ, và sự hối tiếc của bạn sẽ chẳng giúp ích được gì. Bây giờ là lúc bạn đi tới một nơi hẻo lánh và đưa những giáo huấn bạn đã nhận từ vị Thầy của bạn vào thực hành. Như thế mỗi khoảnh khắc của đời bạn sẽ trở nên quý giá và ý nghĩa, đưa dẫn bạn càng lúc càng xa rời sinh tử và tiến gần đến sự giải thoát hơn nữa.

Chú thích:

1. Người trì tụng Mani (mani pa): người trì tụng Mani, thần chú của Đức Quán Thế Âm, Đức Phật của lòng Bi mẫn. Ở đây, “những người trì tụng Mani” được dùng như một thuật ngữ đầy trìu mến để chỉ các hành giả  thực hành Giáo Pháp.

2. The Way of the Bodhisattva (Nhập Bồ Tát Hạnh), trang 121.

3. Drom Tönpa Gyalwai Jungne (‘brom ston pa rgyal ba’i ‘byung gnas, 1004-1064): đệ tử người Tây Tạng thân thiết nhất của Đức Atisha, người đã ở với vị Thầy này mười tám năm. Ngài sáng lập tu viện Reting (rwa sgreng) nơi ngài an trú và giảng dạy bảy năm trước khi thị tịch ở tuổi sáu mươi.

4. Xem The Words of My Perfect Teacher (Lời Vàng của Thầy Tôi), trang 237.

Thanh Liên trích dịch từ nguyên tác:
“The Heart of Compassion – The Thirty-Seven Verses on The Practice of a Bodhisattva” by Dilgo Khyentse Rinpoche
Reply
GỬI LẠI TRẦN GIAN (Jetsun Milarepa, vị Thánh Tăng tây Tạng.)
Bản dịch: ĐỖ ĐÌNH ĐỒNG

TUỔI GIÀ VÀ SỰ CHẾT

Ô thính giả Pedarbum,
Hãy lắng nghe hỡi trinh nữ kính tôn đầy tín đức.
Cuộc du hành của những đời sau còn dài hơn cuộc du hành của đời này.
Nàng đã tạo sẵn lương thực để du hành?
Hãy cầu nguyện cho nàng có tinh thần bố thí , cúng dường.
Kẽ nào có kẻ thù gọi là bần tiện nhốt kín,
Mặc dù hắn nghĩ hắn đã tự lợi, hắn chỉ tự hại đấy thôi.
Nàng biết chăng bần tiện là kẻ thù?
Nếu biết, nàng hãy biết ném nó lại phía sau.
 
Ô thính giả Pedarbum, sự đen tối của những đời sau còn đen tối hơn sự đen tối của đời này.
Nàng đã tạo sẵn ngọn đèn để soi sáng?
Nếu nàng chưa tạo sẵn ngọn đèn để soi sáng
Hãy cầu nguyện cho nàng có ngọn tịnh đăng thiền định.
Kẻ nào ngủ mê trong bàn tay kẻ thù gọi là vô minh,
Mặc dù hắn nghĩ hắn đã tự lợi, hắn chỉ tự hại đấy thôi.
Nàng biết chăng vô minh là kẻ thù?
Nếu biết, nàng hãy ném nó lại phía sau.
 
Ô thính giả Pedarbum, sự sợ hãi của những đời sau còn nhiều hơn sự sợ hãi của đời này.
Nàng đã tạo sẵn cho mình lối thoát?
Nếu nàng chưa tạo sẵn cho mình lối thoát
Hãy cầu nguyện cho nàng đón nhận và thực hành thánh đạo.
Kẻ nào để mình bị kẻ thù gọi là thân nhân cản trở,
Mặc dù hắn nghĩ hắn đã tự lợi, hắn chỉ tự hại đấy thôi.
Nàng biết chăng thân nhân là kẻ thù?
Nếu biết, nàng hãy biết ném họ lại phía sau.
 
Ô thính giả Pedarbum,
Con đường của những đời sau còn dài hơn con đường của đời này.
Nàng đã tạo sẵn sàng một tuấn mã để đi?
Nếu nàng chưa tạo sẵn sàng tuấn mã để đi
hãy cầu nguyện cho nàng có nhiều nhiệt tâm và cần mẫn.
Kẻ nào bị kẻ thù gọi là giải đãi lung lạc,
mặc dù hắn nghĩ hắn đã tự lợi,
hắn chỉ tự hại đấy thôi.
Nàng biết chăng giải đãi là kẻ thù?
Nếu biết, nàng hãy biết ném nó lại phía sau.
 
Hỡi những kẻ hân hoan như thế trong các lâu đài và nhà lá,
Hãy nhớ rằng khi chết các ngươi sẽ bỏ lại chỗ ở trống không.
 
Hỡi những kẻ hân hoan như thế trong đống lời chửi mắng,
Hãy nhớ rằng khi chết các ngươi sẽ đến một nơi,
Mà các ngươi không có chỗ nương tựa hay dung thân.
 
Hỡi những kẻ hân hoan như thế giữa thân nhân và bè bạn,
Hãy nhớ rằng khi chết các ngươi sẽ chia tay với tất cả người thân.
 
Hỡi những kẻ hân hoan như thế 
Giữa tôi tớ, vợ con và giàu có,
Hãy nhớ rằng khi chết ta sẽ ra đi,
Với hai bàn tay trắng và thân thể trần truồng.
 
Hỡi những kẻ hân hoan như thế trong sức mạnh, sắc đẹp và tài năng,
Hãy nhớ rằng khi chết các ngươi phải quán tưởng ba thân.(5)
 
Hỡi những kẻ hân hoan như thế trong khôn lanh và khỏe mạnh,
Hãy nhớ rằng khi chết tri thức các ngươi đâu còn hữu dụng.

Hỡi những kẻ hân hoan như thế trong cao lương mỹ vị,
Hãy nhớ rằng khi chết các ngươi sẽ van xin nước lã.
Vì thế, các ngươi hãy ghi nhớ những điều này và thực hành thánh tín.
 
Bây giờ, hỡi kẻ bố thí hãy chú ý thật nhiều,
Để tri giải tuổi già đau khổ:
Khi các bộ phận của thân xác trở nên mong manh
Thì sự đau khổ của tuổi già là tên phá hoại.

Hình hài thẳng đứng khi sinh ra gù xuống;
Bước chân đi vững vàng trở thành lảo đảo.
Mái tóc quăn đen bóng khi sinh ra bạc trắng;
Con mắt, giác quan trong suốt nhất, trở nên mờ;
Cái đầu, chủ tể của tứ chi, lúc lắc;
Lỗ tai, nghe âm thanh lãng điếc;
Vùng máu hồng trên đôi má khô đi;
Chiếc mũi, tạo phẩm đẹp mắt, xẹp xuống;
Hàm răng như vỏ ốc, là phần xương tốt nhất, rụng rơi;

Chiếc lưỡi, vị vua ngôn ngữ, thều thào;
Chí rận nhiều như nợ nần ẩn núp.
Mặc dù người già mời bạn bè yến tiệc, bè bạn chạy dài;
Mặc dù hắn cố tránh thất vọng đớn đau, nó vẫn đến luôn;
Mặc dù hắn nói sự thật cũng chẳng ai nghe.
Con cái hắn đã nuôi nấng yêu chiều lại oán hận hắn;
Không ai tỏ ra biết ơn trước những sở hữu huy hoàng của hắn.
Hắn chậm chết, chúng nguyền rủa chẳng tiếc lời.

Trừ phi kẻ nào hiểu chân lý mới luôn luôn siêu việt tuổi già,
Sự đau khổ của tuổi già vượt quá sức tưởng tượng của hắn.

Lãng quên thánh tín trong lúc tuổi già
Là hình phạt của những hành vi thuở trước.

Trong khi một người còn thở
Thực hành thánh tín là điều hay.

Ôi các ngươi, những chúng sinh hữu tình nơi trần thế!
Mặc dù các ngươi giữ gìn, giữ gìn thân xác các ngươi như ngọc quý
Hoàn cảnh sẽ làm nó gãy đổ như cây già.
Hãy bình tĩnh đề phòng món nợ đòi không báo trước.

Mặc dù các ngươi tích tụ,
Tích tụ giàu sang như mật ngọt
Hoàn cảnh sẽ làm nó tiêu ma như sương bạc phù vân.
Hãy bình tĩnh đề phòng món nợ đòi không báo trước 

Mặc dù các ngươi kết giao, kết giao với bạn bè như nai núi
Hoàn cảnh sẽ đến với họ như tên thợ săn.
Hãy bình tĩnh đề phòng món nợ đòi không báo trước.

Mặc dù các ngươi ấp ủ, 
Ấp ủ con cái các ngươi như trứng mỏng
Hoàn cảnh sẽ đập vào chúng như viên đá trên đường.
Hãy bình tĩnh đề phòng món nợ đòi không báo trước

Mặc dù nhan sắc các ngươi như hoa trong rừng thẳm
Hoàn cảnh sẽ vây quanh nó như trận mưa rào.
Hãy khoảnh khắc chuyển ngộ toàn thể thế gian về món nợ đòi không báo trước.

Mặc dù các ngươi là bạn tốt, 
Bạn tốt như mẹ với con
Hoàn cảnh sẽ khiến các ngươi cãi nhau như thù địch.
Hãy đánh thức lòng thương xót chúng sinh về món nợ đòi không báo trước.

Mặc dù các ngươi ấm áp trong hạnh phúc như mặt trời
Cảnh bất hạnh sẽ dập vùi các ngươi như gió lốc.
Hãy từ ái với kẻ nghèo vì món nợ đòi không báo trước.

Mãi mãi các ngươi những kẻ bố thí tụ hội nơi đây, nam và nữ,
Nếu các ngươi không thực hành tí đúc tin thiêng liêng và cao cả'
Thì quãng đời lê thê cuả các người như một khúc hát lê thê,
Và nổ lực các người trong việc làm sẽ là một việc làm buồn khổ.

Con xin cúi đầu dưới chân thầy, Phật đà của ba thời tròn đủ.
Cầu nguyện người chuyển tâm của đại chúng nơi này vào chánh pháp.

Cuộc đời giống như bọt nước bập bềnh chóng vánh
Và lòng mong cầu đạo sư không mãi mãi trường tồn.

Tính giải đãi giống như việc đánh cướp một ngôi nhà trống;
Các ngươi không biết xa lìa cái trống ấy sao?

Tuổi trẻ giống như đóa hoa mùa hạ
Nó sẽ không héo tàn và chết đi không báo trước?

Tuổi già giống như lửa bắt gỗ mồi;
Các ngươi sẽ không biết rằng nó sẽ cháy đến tận tim?

Sinh và tử giống như mặt trời mọc lặn;
Chúng sẽ nối tiếp hoài hoài giống như Phật đà đã dạy.

Sự ốm đau giống như chim non trong cơn bão;
Các ngươi không biết rằng dũng lực sẽ tiêu ma?

Sự sống giống như ngọn đèn dầu;
Thực sự nó sẽ không trường tồn mãi mãi với thời gian.

Sự ác giống như thác nước trong vũng sâu;
Ta chưa từng thấy nó chảy ngược lên đồi.

Kẻ ác giống như thân cây độc;
Ai bám vào ắt sẽ mất đời

Sự chểnh mảng bổn phận giống như đậu ve bị băng sương phá hoại;
Kẻ nào không làm việc phải, ắt sẽ hư thân.
Sự thực hành đức tin giống như canh tác ruộng đồng;
Ai theo đuổi tận tâm sẽ gặt về điều lợi.

Bậc đạo sư giống như thuốc tẩm mật ong
Ai tin cậy sẽ được nhiều lợi ích.

Lời trọng thệ giống như chiếc tháp của lính canh;
Ai canh giữ thật tâm sẽ là người thừa kế.

Hành động thiện ác giống như vòng tròn hiện hữu;
Ai phạm vào ắt sẽ thấy khổ đau.

Vòng luân hồi giống như gai tẩm độc;
Ai nhào vô ắt đến số rồi.
Sự chết giống như bóng dưới mắt trời;
Ta chưa từng thấy ai ngăn được.

Khi những điều như thế đến
Mà xa lìa thánh tín
Thì còn ai đủ sức bảo vệ mình?

Thánh tín có từ chư Phật đã viên thành,
Nhưng giờ đây đâu còn ai ham thích.
Chuyện hôn phối thế gian gây ra hành động xấu
Và hành động xấu cố gắng khao khát chuyện sinh.

Kẻ nào vui lòng nói về tín đức,
Khi đối mặt với chân như
Sẽ được tơi bời chuếnh choáng.

Ôi, kẻ bố thí, xin chớ thêm lời hùng biện
nhưng hãy thực hành thánh tín cho tròn.
Reply
NHÂN QUẢ GIẢI THEO PHẬT GIÁO.( Ni sưHạnh Đoan)

https://m.youtube.com/watch?v=zMdphsmL05k
Reply
BÁO ỨNG HIỆN ĐỜI .Tập 7( Trích trong Thiền Phật Giáo.org)
Ni su Hanh Đoan phien dich.
https://thienphatgiao.org/07/bao-ung-hien-doi-tap-7/
Reply
BÁO ỨNG HIỆN ĐỜI TẬP 6. Ni su Hanh Đoan phien dich.


https://thienphatgiao.org/07/bao-ung-hien-doi-tap-6/
Reply
BÁO-ỨNG HIỆN ĐỜI .Tập 5. (Nhân quả giải theo Phật giáo) Ni sư Hạnh-Đoan phiên dịch.

https://thienphatgiao.org/07/bao-ung-hien-doi-tap-5/

BÁO-ỨNG HIỆN ĐỜI .Tập 4. Ni sư Hạnh-Đoan phiên dịch.

https://thienphatgiao.org/07/bao-ung-hien-doi-tap-4/

BÁO-ỨNG HIỆN ĐỜI .Tâp 3. Ni sư Hạnh-Đoan phiên dịch.

https://thienphatgiao.org/07/bao-ung-hie...doan-dich/

BÁO-ỨNG HIỆN ĐỜI . Tập 2. Ni sư Hạnh-Đoan phiên dich

https://thienphatgiao.org/07/bao-ung-hie...doan-dich/

BÁO-ỨNG HIỆN ĐỜI . Tập 1. Ni sư Hạnh-Đoan phiên dich.

https://thienphatgiao.org/03/bao-ung-hien-doi/
Reply
NHÂN-QUẢ PHỤ-GIẢI LƯƠNG HOÀNG SÁM (Cư sỉ Quả-Khanh) Ni-Sư Hanh-Đoan phiên dich.

https://www.youtube.com/watch?v=k4GD6DcauKE (phần 1)

https://m.youtube.com/watch?v=XHe6jRuwV_8 (phần 2).
Reply
Nghe online toàn bộ 7 quyễn Báo ứng hiện đời ,( trong lúc nấu ăn hay làm vườn,tiet kiem thi gio)

https://thienphatgiao.org/05/bao-ung-hien-doi-video/
Reply
BÁO ỨNG HIỆN ĐỜI Tập 11 . Ni sư Hạnh Đoan phiên dịch..





BÁO ỨNG HIỆN ĐỜI Tập 12. Ni sư Hạnh Đoan phiên dịch.





BÁO ỨNG HIỆN ĐỜI Tập 13 .Ni Sư Hạnh Đoan phiên dịch.



Reply
BÁO ÚNG HIỆN ĐỜI Tập 14 . Ni sư Hạnh Đoan phiên dịch.





BÁO ỨNG HIỆN ĐỜI Tập 15. Ni su Hạnh Đoan phiên dịch.











Reply
21. TÌNH THƯƠNG CỦA KHỈ LÔNG VÀNG
Có một hòa thượng 65 tuổi, kể về hồi trẻ lúc chưa xuất gia rất ưa săn bắn. ông kể chuyện của mình như sau:
“Năm 1978, tôi ở huyện Tùng Phan tỉnh Tứ Xuyên, sống bằng nghề trồng thảo dược và săn bắn. Ngày nọ ba người chúng tôi cùng đi săn. Lưng đeo súng, tay dắt chó, đi đến một vùng thọ lâm nọ, thì thấy trên cây có một bầy khỉ lông vàng. Chúng tôi vội vàng nâng súng lên bắn. Bầy khỉ lông vàng hết sức hoảng sợ, nhưng vì dưới cây có chó săn, nên chúng vô phương đào thoát. Thế là khỉ bị trúng đạn chết trên cây, con nào trúng đạn mà chưa chết, thì rơi xuống cũng bị chó săn cắn chết.
Lúc này tôi nhìn thấy một con khỉ mẹ đang cõng khỉ con, tôi vừa chỉa súng vào nó chuẩn bị bắn thì thấy khỉ mẹ vội vàng đặt khỉ con xuống một bên, nó dùng tay chỉ chỉ vào con rồi hướng tôi xua xua tay, sau đó lại chỉ vào mình nỏ, ra hiệu như muốn tôi bắn nó. Tôi hiểu ra, khỉ mẹ muốn hi sinh, tỏ ý sẵn sàng chịu chết và van tôi đừng giết con nó. Tôi bị khỉ mẹ làm cảm động, nước mắt trào ra, vội hạ súng xuống.
Tối đó, đồng bạn nấu thịt khỉ, tôi bị tinh huống vừa rồi ám ảnh nên không muốn ăn. Trong lòng tôi không ngớt tự trách mình. Tại sao lại muốn ăn thịt khỉ, tại sao lại nhẫn tâm giết, bán da, xương của nó? Tôi đã sát sinh hại mạng rất tàn nhẫn, trong khi con khỉ vẫn có tình càm không khác người, ôi! Thật là tội lỗi!
Hòa thượng còn kể bạn ông có tài thiện xạ, ưa bắn phá tổ chim. Những con chim bắt được, anh ta đem bán, hoặc giết dầm rượu, nhiều vô số kể. Anh ta cũng ưa bắt lươn, cá, ếch, rùa, trạnh; thậm chí còn dùng thuốc để đánh cá, giết chúng rất tàn nhẫn.
Sau này bạn ông trên thân nổi một mụn ghẻ rất to, bác sĩ bảo là ung bướu độc. Không những thế, khắp người anh ta còn mọc những mụn bọc nước lớn như trứng bồ câu, không bao lâu, thi da thịt anh bị thối rữa nằm trên giường kêu đau đớn.
Một đêm mưa to, anh đi ra ngoài, bất cần sau đó nên té chết dưới mương mà không ai hay. Sau đó vợ anh đi tìm, thấy xác anh nồi lên có vô số rùa, trạnh ếch, cá, chim tranh nhau rỉa thịt.
Hòa thượng nói:
-Từ đó tôi bỏ hẳn nghề sán bắn và thệ không sát sinh
Gương mặt ông chim trong suy tư, hối hận. Ông nói tiếp:
– Tôi mong sao tất cả những người săn bắn đều có thể buông súng xuống, dừng tâm giết hại và hiểu rằng loài vật cũng tham sống sợ chết, cũng có tình cảm yêu thương và hi sinh giống như người. Tội sát sinh một khi quả báo đến thỉ rất đáng sợ.
22. HỨA TIÊN SINH
Vợ chồng Hứa tiên sinh là thương gia, ngụ ở Mã Lai(Malaysia). Họ có đứa con trai tên là Vu Hùng. Hùng không chăm chỉ học hành, lại ưa giao du bạn xấu, ngày ngày ở ngoài chơi hoang lêu lổng.
Hứa tiên sinh đành cho con đến Anh quốc học, mong nó lìa xa bạn xẩu, may ra nên người.
Đến Anh Quốc, Hùng vẫn chứng nào tật nấy, ngày ngày đi khắp nơi tung tiền mua vui.
Cho đến khi Hứa tiên sinh làm ăn thất bại, kinh tế túng bấn, đành kêu con ngưng học hồi hương. Thế nhưng thằng Hùng đã ghiền ma túy, không những nó vồ phương trợ giúp sự nghiệp cho cha, mà còn đem ngôi nhà và toàn bộ tài sản còn lại của ông bán hết. ông Hứa buồn rầu sinh bịnh, trước phút lâm chung ông mới ăn năn sám hối kể ra một sự thật mà từ trước tới giờ không ai biết như sau:
Hồi xưa, ông làm thư ký cho một phú thương. Nhưng ông lại có tình ý với vợ chủ nhân. Lần nọ, nhân lúc ông chủ về thăm quê, ông đã giăng bẫy tạo nên tai nạn xe khiến chủ nhân chết thảm. Thế là toàn bộ những gì của ông chủ, gồm gia sản và bà chủ đều rơi vào tay ông.
Những gì mong cầu đều đã đạt thành, ông Hứa và vợ phú thương bèn xa chạy cao bay, đi đến nơi khác xây tổ uyên ương.
Một năm sau họ sinh con, chính là cậu quý từ Vũ Hùng.
Và cuối cùng, sau khi tiêu xái hết tiền bạc của cha. Hùng đã đem toán bộ gia sản của cha bán sạch, đến nỗi ngay sau khi cha mất rồi, phí quan tài Hùng cũng không đủ sức để mua. Mẫu thân y cũng bị ung bướu mà chết. Cố thể nối họ Hứa hoàn toàn lâm vào cảnh “gia phá nhân vong”.
23. NGỌC LAN
Một phụ nữ Hoa kiều (tạm gọi là Lan) sang Brazil (Ba-tây) lập nghiệp và đến bịnh viện làm nghĩa công. Sau ba tháng thọ huấn, Lan được cử đến nhà xác, lãnh công tác mà đa số đều sự và không dám nhận.
Lan vốn là đệ tử thuần thành của Phật, bất kẻ hoàn cảnh người chết ra sao: vô thừa nhận, chết thảm, chết oan, chết bất ngờ v.v… đều được Lan chăm lo chu đáo. Cô vừa niệm Phật, vừa tắm rửa cho người mất, thay y phục v.v… Lan tình nguyện làm việc nghĩa này ròng rã bao năm dài.
Mười năm trôi qua, sở làm chồng Lan bị đóng cửa, hai vợ chồng bèn dời đến đô thị, tìm công việc mới. Hai vợ chồng bắt đầu buôn bán nhỏ. Không bao lâu thi họ gặp một người bạn thân, có hảo ý mời họ làm đại lý cho một cửa hàng bán linh kiện máy vi tính ở Đài Loan. Thế là họ nhận lời.
Họ chăm chỉ kinh doanh, công việc dần phát, mấy năm sau thi họ trở thảnh tỷ phú.
Vị đệ tử Phật này chẳng vì việc làm ăn phát như rồng gặp mây mà quên đi bổn phận. Lan vẫn tiếp tục xuất tiền, xuất lực cúng dường Tam bảo, tự viện, và đóng gốp cho các nhà thương, bịnh nhân và các việc từ thiện trong xã hội.
Do hai vợ chồng siêng năng tạo phúc tích đức nên con cái cũng đồng tâm hướng thiện giống cha mẹ. Chúng vừa có hiếu, vừa có tài. Sau khi các con họ tốt nghiệp đại học xong, không những họ cố sự nghiệp thành đạt, cống hiến không nhỏ với đất nước, xã hội, mà còn tiếp nối chí nguyện từ thiện của cha mẹ, luôn biết tích đức, tạo phúc.
Đọc đến đây chúng ta có thể hiểu là nhân nào quả nấy, hành thiện gặp thiện báo. Mọi sự do ta gieo và tự gặt hái.
Hi vọng mọi người đều hiểu rõ luật nhân quả, siêng tạo duyên lành, nhân lành, sự nghiệp lành. Cầu mong ai cũng sáng tâm, huệ phát, tinh tấn dũng mãnh, giữ gìn thân khẩu ý, lèo lái bản thân đi trong đường thiện,để cuộc sống luôn được hạnh phúc.
24. CON LỪA
Mùa thu năm Mậu Ngọ, Đời vua Khang Hi triều Thanh, gia đình Trương Nguyên ngụ ở Bắc Kinh có mua về một con lừa, tính nó rất hung hăng, không những ưa đá, mà còn cắn người nữa. Chỉ có ba cha con Trương Nguyên lả cưỡi được nó thôi. Mỗi khi họ cưỡi, nó tỏ vẻ rất ngoan hiền, thuần phục.
Nhưng một lần, có vị họ Dương đến mượn con lừa kia, cưỡi thử. Thật quái lạ, con lừa ngoan ngoãn để cho ông Dương cưỡi đi.
Tối đến, ông Dương nằm mộng thấy một người mặc áo đen nói:
– Tôi là con lừa trong nhà Trương Nguyên. Đời trước tôi vay ông ba trăm đồng mà không trả, nên kiếp này phải bồi thường cho ông. Hôm qua ông đã cưỡi tôi đi 280 dặm, sáng mai xin ông hãy cưỡi tôi 20 dặm nữa, như vậy số nợ tôi thiếu ông xem như được trả xong.
Ông Dương hỏi: -Thế ngươi thiếu Trương gia bao nhiêu tiền?
Người áo đen mặt lộ vẻ buồn rầu, nói:
– Nhiều, nhiều lắm, kể không hết!
Ông Dương sau khi thức giấc, tìm đến Trương gia mượn con lừa, đi một đoạn dài, thì con lừa bỗng nhảy lên hất ông tẻ ngã. ông Dương tinh toán, thấy mình đi vừa đúng 20 dặm. Vì vậy mà ông cảm thấy chuyện này thật thú vị và con lừa này quả rất đặc biệt, ông Dương bảo nó:
– Bây giờ thì ta đã rõ và tin nguyên nhân ngươi để ta cưỡi rồi. Nhưng hiện giờ chỗ này cách nhà ta mười dặm, nếu ngươi không cho cưỡi, thì làm sao ta trở về được đây? Thôi thì ta tính thế này nhé, ta cưỡi ngươi về xong, sẽ bỏ ra mười quan tiền mua cỏ cho ngươi ăn, chịu không hả?
Con lừa đứng đó, nhìn ông Dương một hồi lâu, rồi đồng ỷ đề cho ông cưỡi về nhà.
(Trích báo Phật ân quyển 4)
Reply