GÓP NHẶT HOA THƠM.


Reply


Reply


Reply


Reply



L
Reply
Thần chú vãng sanh.
https://www.chuabuuchau.com.vn/chuong/ng...51705.html

Vấn: Chúng con Liên hữu Liên tông Tịnh độ Non bồng, cư trú vùng đồng bằng sông Cửu long, thường xuyên thọ Bát Quan Trai, nghe pháp, học giáo lý, tu tập thiền tụng…Tuy nhiên từ trước đến nay khi tụng kinh ngang qua bài “Thần chú vãng sanh”, chúng con nhận thấy nhiều người phát tâm tụng công cứ, tụng rất nhiều, cả nước tụng, nhưng chưa biết nguồn gốc “Thần chú vãng sanh”, sự ứng dụng của thần chú, ý nghĩa của thần chú, cách thức tụng thần chú, công dụng của thần chú ra sao? Ngưỡng mong Sư từ bi hướng dẫn chúng con tu tập? Tụng nhiều, thường tụng, nhưng ít nghe giảng về thần chú vãng sanh, chúng con muốn học về thần chú vãng sanh?

Ðáp: Năm tuổi, Sư đã thuộc và tụng thần chú vãng sanh, cả nhà tụng chú, lớn tụng chú, nhỏ tụng chú, mỗi ngày tụng niệm từ mười chuổi trường trở lên, tụng xong tinh thần nhẹ, sảng khoai…cầm chắc trong tay ngày hôm nay không bị nghiệp chướng đè nặng thân tâm, không bị hôn mê, không bị đọa địa ngục. Nếu có người cõi âm chưa siêu thóat, nghe thấy biết được chú lực nầy sẽ được siêu thóat cực lạc tây phương.

Thần lực chú vãng sanh

Thần chú có lực rất mạnh, nên người Phật tử Việt nam hay thế giới đều tụng niệm thần chú vãng sanh; là người con Phật đều có niệm “Thần chú vãng sanh”

Những năm còn ở tại gia đi học, vào buổi tối “Đi khóa lễ tụng kinh”, đến bài thần chú thì niệm 3 biến, có khi niệm đến 7 biến hay 21 biến, lúc bấy giờ niệm như vầy:

Vãng sanh quyết định chơn ngôn

Bạt nhứt thiết nghiệp chướng căn bổn đắc sanh tịnh độ Ðà ra ni:


Nam mô A Di Ða bà dạ,
Ða tha dà đa dạ
Ða điệt dạ tha
A Di rị đô bà tỳ
A Di rị đa tất đam bà tỳ
A Di rịa đa tỳ ca lan đế
A Di rị đa tỳ ca lan đa
Dà di nị, dà dà na
Chỉ đa ca lệ ta bà ha
Câu cuối có niệm:

Nam mô A Di đà Phật

Tụng xong 21 biến, thân tâm nhẹ nhàng thư thái, không còn lo sợ cõi âm quấy nhiễu, sợ ma, vì họ đã siêu thoát theo lời cầu nguyện trong chú lực rồi.

Ðến ngày 30 tháng 7 năm Canh tý (1960) về non núi ở tu hành, thời công phu khuya, Ðức Tôn sư không cho tụng chú Thủ lăng nghiêm, bảo là các chú tiểu không đủ phước lực để tụng thần chú Thủ Lăng nghiêm, mà chỉ tụng kinh Phổ môn, Thập chú…đến khi nào có thọ giới pháp, khôn lớn làm Thầy, mang pháp y rồi mới tụng thần chú Thủ Lăng nghiêm. Nhưng ở non tu hành thì khổ hạnh lắm, công quả nhiều, ăn uống đơn giản, ăn ít, ít thực phẩm, không ăn hàng vặt. Mỗi ngày tụng kinh thật nhiều: - 6 giờ sáng có cả 600 Tăng Ni, Phật tử lạy Phật 30 phút - 8 giờ khóa lễ Vu Lan - 12 giờ khóa lễ tụng kinh Ðịa Mẫu, 16 giờ khóa lễ công phu chiều - 18 giờ có cả 600 Tăng Ni, Phật tử lạy Phật 30 phút - 19 giờ khóa lễ Tịnh độ tối - 24 giờ khóa lễ tụng kinh Ðịa Mẫu…

Mới 14 tuổi mà phải theo người lớn tụng niệm như thế, ai tụng đúng đủ thì được khen, ai trốn tụng kinh lạy Phật thì bị phạt, Ðức tôn sư la rầy, đêm đến mà trốn tụng kinh thì vị Trưởng chúng cho đốt đèn măng-xông đi kiếm, cho nên nói việc tu ở núi là cầm chắc trong tay thuộc diện tu “Thiệt tình”, tu đúng, tu đủ, “Không ăn gian” với đàn việt, đàn na tín thí. Ngoài các giờ tụng niệm thì học Phật pháp, công quả vận thủy sài đầu, đi rừng hái măng, cưa củi, cưa cây làm chùa.

Làm chú tiểu trên núi tại Non bồng là đúng nghĩa, làm Sơn Tăng tại Tổ đình Linh Sơn Non bồng là có chất lượng; xuất thân từ “Ðạo tràng Tây phương Bồng đão là “Ăn chắc mặt dày”; người làm nông gọi là “Lúa chắc, không lép”; người tu Phật ở Tổ đình Linh Sơn là “Tu sĩ thật”, là “Thiền gia chân chánh”; “Liên hữu chánh tông”.

Ngoài các việc trên, ai siêng thì tụng niệm chú Ðại bi, chú vãng sanh, đóng đại hồng chung niệm Phật; lại còn thêm phát nguyện: “Nguyện tu bất thối chuyển”, ở non núi “Sống gởi nạc, thác gởi xương”, nguyện không rời khỏi non núi.

Thuở thiếu niên Tăng, Sư được quý Thầy lớn dẫn tụng khóa lễ Tịnh độ tối, lúc tụng đến Thần chú vãng sanh thì tụng như sau:

Vãng sanh quyết định chơn ngôn

Bạt nhứt thiết nghiệp chướng căn bổn đắc sanh tịnh độ Ðà ra ni:

Nam mô A Di Ða bà dạ
Ða tha dà đa dạ
Ða điệt dạ tha
A Di rị đô bà tỳ
A Di rị đa tất đam bà tỳ
A Di rịa đa tỳ ca lan đế
A Di rị đa tỳ ca lan đa
Dà di nị, dà dà na
Chỉ đa ca lệ ta bà ha

Câu cuối có niệm:

Nam mô A Di đà Phật

Khi còn ở non núi tụng Thập chú đến bài chú vãng sanh tụng như sau:

Vãng sanh Tịnh độ thần chú:

Nam mô A Di Ða bà dạ,
Ða tha dà đa dạ
Ða điệt dạ tha
A Di rị đô bà tỳ
A Di rị đa tất đam bà tỳ
A Di rịa đa tỳ ca lan đế
A Di rị đa tỳ ca lan đa
Dà di nị, dà dà na
Chỉ đa ca lệ ta bà ha

Khi xuống núi tụng Thập chú đến bài chú vãng sanh tụng như sau:

Nam mô A Di Ða bà dạ,
Ða tha dà đa dạ
Ða điệt dạ tha
A Di rị đô bà tỳ
A Di rị đa tất đam bà tỳ
A Di rịa đa tỳ ca lan đế
A Di rị đa tỳ ca lan đa
Dà di nị, dà dà na
Chỉ đa ca lệ ta bà ha

Lúc xuống non, đi học ở Saigon ở tại Việt Nam Quốc Tự, chùa Trấn Quốc, chùa Thới Hòa, chùa Linh Sơn đi khóa lễ theo nhà thiền thì sau khi tụng kinh Bổ khuyết Bát nhã thì tụng thần chú vãng sanh như sau:

Vãng sanh Tịnh độ thần chú:

Nam mô A Di Ða bà dạ,
Ða tha dà đa dạ
Ða điệt dạ tha
A Di rị đô bà tỳ
A Di rị đa tất đam bà tỳ
A Di rịa đa tỳ ca lan đế
A Di rị đa tỳ ca lan đa
Dà di nị, dà dà na
Chỉ đa ca lệ ta bà ha…

Tiếp:

Nam mô A di đa bà dạ…

Năm 1968 khi về Quan Âm Tu Viện, dù có nhập thất hay không, thì ngày nào Sư cũng tụng 100 chuổi tràng hạt “Thần chú vãng sanh”, tụng công cứ cho đến ngày hòa bình.

Khuyến tấn:

Ngày nay lớn tuổi làm Hòa thượng, vẫn tụng “Thần chú vãng sanh” nhưng thường xuyên khuyến giáo chư Tăng Ni, Phật tử niệm công cứ chú vãng sanh để hồi hướng cho cửu huyền thất tổ ông bà cha mẹ nhiều đời đã qua siêu sanh lạc quốc, cầu cho âm siêu dương thạnh. Nhất là khuyến tấn những gia đình trước có sử dụng bùa phép, Lục Xiêm, Lục Miên, Lục Lèo, bình sanh lúc chưa tu Phật hay sên bùa ngãi ám hại người khác, cho phép người làm ăn, người làm nghề lổ bang xây nhà cửa làm việc trấn ếm; hoặc sinh tiền hay làm việc trấn ếm các việc khác…nay khi phát nguyện tu Phật thì tụng “Thần chú vãng sanh” thật nhiều để hồi hướng cho âm binh chướng khí nhà cửa sáng sủa trở lại, hoặc tụng thần chú vãng sanh cầu cho nghiệp lực tiêu pha, nhẹ nhàng tâm thảm, làm cho thanh tịnh pháp giới, chuyển hóa âm khí lạnh lùng đơn độc trở nên ấm áp nhà cửa ruộng vườn, âm dương phân tiết điều hòa, tam nghiệp ba đời được thoát hóa luân hồi.
Reply


Reply


Reply


Reply
KÍNH KHUYÊN NGƯỜI ĐỜI AI NẤY ĐỀU NGHĨ ĐẾN ĐIỀU NÀY THÌ SẼ THẤY HẾT THẢY CÁC THỨ THỊT GIỐNG NHƯ THỊT CỦA CHÍNH MÌNH. DẪU BỊ UY HIẾP, DÙNG CỰC HÌNH KHỐNG CHẾ VẪN CHẲNG DÁM ĂN, HUỐNG HỒ CHẲNG BỊ AI SAI KHIẾN Ư?”

"Sự tình sát sanh ăn thiệt thê thảm lắm thay, lại còn di hoạ vừa sâu vừa xa! Con người và loài vật đều cùng bẩm thụ sự sanh thành trưởng dưỡng của trời đất mà sống, cùng được hưởng cái thân huyết nhục, cùng có tánh linh tri, cùng biết tham sống sợ chết, hướng lành lánh dữ, quyến thuộc đoàn tụ thì vui sướng, ly tán bèn đau xót, được ban ân thì cảm ơn, bị làm khổ thì ôm lòng oán hận. Mỗi một điều đều giống như nhau. Hiềm rằng loài vật do sức ác nghiệp đời trước phải đoạ làm súc sanh, hình thể khác biệt, miệng chẳng thể nói được! Lẽ ra con người phải thương chúng nó bị đoạ lạc, mong cho chúng nó đều được sống yên vui. Sao lại nỡ lòng vì chúng nó hình dạng khác biệt, trí lực thấp kém, bèn xem chúng như thức ăn, cậy vào trí lực, tài lực của chính mình để vây bắt chúng khiến chúng nó chịu nỗi khổ cùng cực "dao chặt, nung nấu" nhằm sướng miệng, thoả bụng ta trong chốc lát vậy thay?

Kinh dạy: “Hết thảy những loài có mạng sống, không một loài vật nào chẳng yêu mến thọ mạng”. Cứ từ ta suy ra, ắt sẽ hiểu, đừng giết, đừng đánh đập. Ông Hoàng Sơn Cốc nói :
•Thịt ta, thịt chúng sanh,
Tên khác thể vốn đồng,
Vốn cùng một chủng tánh,
Chỉ thân xác khác nhau,
Khổ não bọn chúng chịu,
Béo ngọt ta hưởng riêng,
Chớ đợi Diêm vương xử,
Tự suy ắt biết mà.

Chỉ vì con người chẳng biết đặt mình vào hoàn cảnh ấy để xét lại, đến nỗi đem chuyện khổ sở cùng cực, thảm thiết cùng cực giáng xuống thân loài súc vật mà lòng vui sướng, tự bảo mình có phước, chẳng biết phước thọ đã vun bồi từ đời trước sẽ bởi đấy mà dần dần bị tiêu diệt, trong vị lai sẽ đời đời phải hứng chịu những khổ độc chẳng có lúc nào xong! Nếu trong lúc sát sanh ăn thịt mà nghĩ đến chuyện này, dẫu có kẻ đem cái chết uy hiếp buộc phải sát sanh, ăn thịt, vẫn chẳng dám làm!

Trong niên hiệu Đồng trị - Quang tự nhà Thanh, tiên sinh Lương Kính Thúc ở Phước Châu đã soạn Khuyến Giới Lục, ghi chép những quả báo nhãn tiền do sát sanh. [Trong sách ấy có chép truyện] huyện lệnh Bồ Thành là ông X... kiêng sát sanh đã lâu, nhưng bà vợ tánh nết bạo ngược, hung hăng lại ham ăn tục uống, hàng ngày lấy chuyện giết mổ chúng sanh làm điều khoái trá. Gặp ngày sinh nhật, sai đầu bếp chuẩn bị đầy đủ sẵn. Dưới bếp, lợn, dê lủ khủ, gà, ngỗng cả bày, vươn cổ kêu ai oán, sẽ đều bị giết sạch. Ông ta trông thấy, thương xót, bảo vợ: “Đúng hôm sinh nhật của bà, chúng nó sẽ lâm vào tử địa, lẽ ra nên phóng sanh để cầu phước thọ”. Bà vợ trả treo: “Nếu tuân theo lời dạy, cấm nam nữ chung đụng, kiêng sát sanh thì mấy chục năm sau nhân loại tiệt diệt, khắp thiên hạ đều là cầm thú! Ông đừng thốt lời lẩm cẩm ấy nữa! Tôi chẳng bị kẻ khác gạt đâu!” Ông ta biết không thể khuyên răn được, thở dài bỏ đi.

Đêm hôm ấy bà vợ ngủ say, bất giác mộng thấy thân đi xuống bếp, thấy đầu bếp mài dao xoèn xoẹt, bọn tôi trai tớ gái đứng quây quanh xem. Chợt thấy hồn mình hợp làm một với thân lợn. Gã đầu bếp trước hết trói chặt bốn vó lợn, đặt lên một cái ghế gỗ ta, chẹn đầu lợn, cầm dao bén chọc vào yết hầu lợn, đau thấu tâm can. Lại nhúng vào nước sôi sùng sục, cạo lông khắp thân, đau khắp mình mẩy. Lại xẻ từ cổ xuống đến bụng, đau đớn cùng cực khó chịu đựng được. Hồn bèn cùng với ruột gan tan nát, cảm thấy bồng bềng không nơi nương tựa. Một lúc lâu sau lại thấy gá vào thân dê, sợ hãi tột cùng, gào lên cuồng loạn, nhưng bọn tôi trai tớ gái vẫn ngây ngô cười hềnh hệch như thể không một đứa nào thấy nghe gì. Nỗi thảm do bị cắt xẻ nơi thân dê ấy còn gấp bội lần thân lợn. Rồi lại cắt cổ gà, mổ vịt, không con nào [bị làm thịt, bà ta] chẳng đích thân hứng chịu [nổi khổ].

Mổ xẻ khắp loạt rồi, vừa mới hơi hoàn hồn thì một người đầy tớ già cầm một con cá chép vàng óng ánh đến. Hồn bà ta lại nhập vào thân cá, nghe một đứa tớ gái vui vẻ hô: “Phu nhân khoái ăn món này lắm, bà ta đang ngủ say. Hãy mau giao cho nhà bếp làm món [canh] cá viên để làm món điểm tâm”. Liền có người cạo vảy, lóc mật, chặt đầu, vạt đuôi. Khi cạo vảy thì giống như bị tùng xẻo, khi cắt bỏ mật thì như mổ bụng. Rồi lại bị đặt lên thớt, phầm phập băm vụn ra. Khi ấy cứ mỗi nhát dao là một lần đau đớn, giống như đã hoá thành trăm ngàn vạn ức thân hứng chịu hình phạt lăng trì vậy! Tận hết sức hét lên như điên cuồng mới tỉnh ngủ, con hầu bé bước vào thưa: “Món cá viên đã nấu xong, mời phu nhân dùng điểm tâm”. Liền lập tức bảo bỏ đi. Hồi tưởng lại cảnh sợ hãi, mồ hôi đẫm như mưa, do vậy dặn đầy tớ bãi bỏ tiệc tùng. Ông cật vấn cặn kẽ, bà bèn thuật chuyện đầy đủ. Ông cười nói: “Bà một mực không chịu tin Phật. Nếu chẳng hứng chịu các nổi khổ não, làm sao có thể buông dao đồ tể xuống được?" Bà vợ chỉ lắc đầu không nói. Từ đây thôi ăn mặn mà ăn chay cùng giữ giới kiêng sát sanh. Đấy là chuyện trong niên hiệu Gia Khánh.

Hình thể giữa người và vật do tội hay phước mà sai khác. Đã may mắn được làm người thì phải thương xót loài vật cùng mang cái thân máu thịt này, cùng có tánh linh tri này mà tìm cách cứu với, che chở để bọn chúng thoát lìa sự giết chóc thì người ấy đời đời sẽ được làm người. Nếu lại còn có thể tín nguyện niệm Phật cầu sanh Tây Phương thì sẽ cậy vào sức từ tâm không giết ấy mà sẽ từ tạ Sa Bà mãi mãi, mau thoát nỗi khổ luân hồi, cao đăng An Dưỡng, vĩnh viễn hưởng niềm vui chân thường. Nếu coi loài vật là thức ăn rồi mặc tình tàn sát thì khi một hơi thở ra không hít vào được nữa, thần thức sẽ đoạ trong loài ấy, dẫu có hối hận cũng chẳng có ích gì.

Hơn nữa, vị phu nhân [được nhắc đến trong câu chuyện trên đây] tánh tình tàn nhẫn, hung ác, trọn chẳng đem tình lý khuyên nhủ được, nhưng do một đêm nằm mộng liền thôi ăn mặn mà ăn chay, kiêng giết, phóng sanh. Do vậy biết rằng con người và loài vật vốn không hai. Đời sống giống như giấc mộng, sự - lý tương đồng. Nếu chẳng mau chóng sửa đổi tâm trước, khó khỏi hứng chịu quả báo sau này. Hễ sanh làm dị loại thì đời đời kiếp kiếp thường bị giết chóc, muốn làm lại được thân người, trọn chẳng có lúc nào! Vì thế, sau khi nằm mộng bèn liền giác ngộ. Do [đích thân cảm nhận] nỗi khổ thảm khốc, chỉ sợ đời sau chịu đựng lần nữa. Nhưng vị phu nhân ấy trong đời trước vốn có thiện căn lớn lao nên mới lấy được người chồng từ thiện, nhưng vì mê muội sâu nặng nên trải qua mấy chục năm hun đúc vẫn chẳng thể cảm hoá được bà ta. Nếu chẳng nằm mộng thấy như thế thì nỗi khổ trong tương lai sẽ chẳng thể nào nói được nổi !

Kính khuyên người đời ai nấy đều nghĩ đến điều này thì sẽ thấy hết thảy các thứ thịt giống như thịt của chính mình. Dẫu bị uy hiếp, dùng cực hình khống chế vẫn chẳng dám ăn, huống hồ chẳng bị ai sai khiến ư? Quan Đạo Doãn xứ Cối Kê là Hoàng Hàm Chi bẩm tánh vốn nhân từ, ăn chay thờ Phật, do thấy gần đây thiên tai nhân hoạ liên tiếp xảy ra, nguyên do phần lớn là do sát sanh ăn thịt mà khởi. Do vậy, liền viết cuốn Khuyến Giới Sát Phóng Sanh Văn (Văn khuyên kiêng giết, phóng sanh) bằng thể văn bạch thoại, cho đúc bản kẽm để lưu truyền nhằm mong độc giả đều cùng phát khởi tấm lòng trung hậu, khoan dung, trắc ẩn, không nghĩa nào chẳng rõ, không điều gì chẳng cởi gỡ. Lại còn được Pháp Sư Đế Nhàn thuộc chùa Ấn Tông ước theo nghĩa “đồng thể duyên sanh” và ý của các kinh Phạm Võng, Lăng Nghiêm, Lăng Già v.v... để viết lời tựa, còn Quang thì dựa theo tình lý và những sự thực trong cõi đời gần đây để phụ hoạ thêm, ngõ hầu những ai biết yêu thương chính mình sẽ cùng yêu thương loài vật."

• Trích từ Lời tựa cho tập sách KHUYẾN GIỚI SÁT PHÓNG SANH VĂN trong sách ẤN QUANG ĐẠI SƯ VĂN SAO TAM BIÊN
ẤN QUANG ĐẠI SƯ

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Hoan nghênh chia sẻ công đức vô lượng
Reply
https://www.facebook.com/groups/34956642...194464042/

TRONG MƠ ĐƯỢC BỒ TÁT CỨU MẠNG.
( Một câu chuyện được chia sẻ từ Phạm Thị Anh Vũ, đia chỉ: 74 khu mã lạng, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TP HCM).
Hôm nay, tôi xin kể cho các bạn nghe về điều thần kỳ mẹ Quán Thế Âm Bồ Tát đã cứu mạng sống của em trai tôi như thế nào!
Em trai tôi bị bệnh suy thận mãn bảy năm, đã vào giai đoạn cuối và căn bệnh đó đã di căn qua các bệnh như viêm gan B, phổi, máu có mỡ.v.v.. đều trong giai đoạn cuối
Em tôi đi đứng không được, từ vệ sinh cá nhân.v.v.. đều do tôi làm cho em hết, em gái tôi phải đi vay mượn nhiều nơi nhưng cũng chỉ đủ cho em trai tôi cầm chừng cho mỗi lần chạy thận nhân tạo. Cuối cùng, các bác sĩ ở bệnh viện Chợ Rẫy đã trả em về vì lý do không chữa được, về nhà em trai tôi cũng nằm chờ chết chứ đi đứng không được.
Đêm đó, em nằm mơ thấy mẹ Quán Thế Âm Bồ Tát ở trong một ngôi chùa ở Trà Vinh, nhưng không chắc là ở đâu.
Sáng hôm sau, em trai tôi bắt em gái tôi phải thuê xe chở xuống dưới chùa đó ,em gái tôi phải đành lòng chiều theo ý nguyện của em trai tôi trước khi mất.
Hai đứa em tôi không hề biết nơi đó là nơi nào vì cũng chưa từng đến Trà Vinh bao giờ, nhưng không hiểu sao em trai tôi chỉ đường đến đó thành thạo như đã quen thuộc từ bao giờ vậy.
Đến nơi, các sư cô ra đón tiếp hai em tôi nồng hậu, cúng bái xong và ở lại chùa tính hôm sau sẽ về. Đêm đó, hai đứa em tôi không ngủ được, cứ ôm nhau khóc dưới chân tượng Quán Thế Âm Bồ Tát, và niệm danh hiệu – Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát ! Một hồi, rồi em trai tôi ngủ thiếp đi, còn em gái tôi thấy vậy không dám gọi dậy vô trong ngủ, vì biết em trai bị căn bệnh đó hành hạ từ lâu không ngủ được nên để giờ để em trai ngủ ở đó luôn.
Em trai tôi đang ngủ thì mơ mơ màng màng thấy mẹ Quán Thế Âm Bồ Tát hiện về và phun vài giọt nước lên mặt em tôi. Đến sáng sau, khi chào hỏi xin phép các sư cô ra về, tự dưng em trai tôi đứng lên đi bình thường, về đến nhà em tôi xin phép gia đình được vô chùa xuống tóc đi tu luôn, cả nhà đồng ý. Em xuất gia với Pháp danh Thích Hữu Vinh.
Tu được vài tháng tự nhiên có các nhà hảo tâm, trong đó có hội thiện nguyện Từ Bi đến thăm hỏi, hội đã đứng lên kêu gọi các mạnh thường quân ủng hộ và hỗ trợ giúp em tôi phẫu thuật thay thận bằng thận của tôi.
Mọi việc đều suôn sẻ cho ca phẫu thuật của tôi và em trai, từ xét nghiệm cho đến lúc phẫu thuật là gần ba tháng, một khoảng thời gian nhanh nhất cho một ca phẫu thuật ghép thận.
Sau đó, em tôi vẫn tiếp tục con đường tu tập của mình. Hiện nay, tuy hai chị em tôi sống mỗi người một trái thận nhưng sức khỏe rất tốt.
Qua sự việc này, gia đình tôi càng tăng thêm niềm tin sâu chắc nơi Đức Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát. Sự cứu độ của Quán Thế Âm Bồ Tát với mọi chúng sinh không phải là một huyền thoại, mà đó là một sự thật, rõ ràng và xác quyết ngay trong cuộc sống thật của chúng ta.
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát !
Reply


Reply


Reply


Reply


Reply