GÓP NHẶT HOA THƠM.
NGUYÊN THẦN LY THỂ XUỐNG ĐỊA NGỤC CHỨNG KIẾN NHÂN QUẢ BÁO ỨNG. (Nguồn: Tinh Hoa.net)

Con người vốn không nhìn thấy thì không tin, vậy nên mà sinh tâm ngờ vực đối với nhân quả báo ứng và luân hồi. Tuy vậy, dù con người có tin hay không, thì báo ứng dưới địa ngục vẫn là những câu chuyện hết sức chân-thực.

Vào đời nhà Thanh, ở Ngô Giang, Giang Tô có một người tên là Khoái Lan Chu, là một vị cư sĩ Phật giáo rất thành kính. Bởi vì ông bản tính lương thiện, lại tín Phật, cho nên mọi người hễ gặp khó khăn thường tìm đến ông nhờ giúp đỡ. Còn ông thì chỉ cần người khác tìm đến cậy nhờ, ông sẽ ngay lập tức trợ giúp người ta không chút kêu ca. Khoái Lan Chu có một người con gái, tên là Ấu Lan, tự Tố Quyên, nàng cùng với cha đều là những Phật tử thành kính, đều tận sức giúp đỡ người khác.
Tuy nhiên, Khoái Lan Chu khi đến tuổi trung niên, trên lưng xuất hiện một vết loét dài, mãi vẫn không khỏi, cuối cùng đã qua đời. Phụ thân chết, Ấu Lan vô cùng đau buồn. Những người thân thích trong nhà lại nói một số lời ngờ vực, đại khái như là: Khoái Lan Chu khi còn sống thành tâm niệm Phật, lại thích làm việc thiện, lẽ nào Phật không phù hộ ông, tại sao lại qua đời sớm như vậy?…
Ấu Lan tâm trạng đang vô cùng đau buồn, lại nghe những lời này, càng thêm thương tâm, nước mắt tuôn lã chã, cuối cùng bản thân cũng đổ bệnh nằm trên giường không dậy nổi. Đến một ngày, Ấu Lan đột nhiên ngồi dậy, nói với người hầu: “Ta sắp chết rồi, sau khi ta chết không cần cử hành tang lễ, hãy để thân thể của ta ở trong phòng chăm sóc tốt, bảy ngày sau, ta sẽ sống lại”. Nói xong thì nàng ngồi xếp bằng đả tọa rồi tắt thở.
Mọi người trong nhà làm theo lời dặn của Ấu Lan, 7 ngày sau, thân thể của cô vẫn nguyên vẹn, hơn nữa sắc mặt lại bắt đầu hồng hào trở lại, lấy tay sờ vào thì thấy người ấm lên, tới nửa đêm ngày thứ 7 thì Ấu Lan liền tỉnh lại.
Sau khi tỉnh lại, nàng nói: “Khi đã tu Phật rồi, thì tuyệt đối không thể không tin nhân quả và báo ứng dưới Địa Ngục”. Tiếp đó nàng bắt đầu kể về những cảnh tượng ở không gian khác mà mình chứng kiến sau khi nguyên thần ly thể.

“Ta sau khi nguyên thần ly thể, thì không nhìn thấy đường đi, chỉ thấy khắp nơi đều là cát phủ, vì thế liền bắt đầu thành tâm niệm kinh Phật, chợt thấy mặt đất bừng sáng, lập tức nhìn thấy cờ quạt tung bay, rồi một vầng hào quang xuất hiện trên đám mây. Sau đó vầng hào quang bắt đầu chầm chậm hạ xuống, lúc này ta mới biết đó chính là Bồ Tát với khuôn mặt từ bi. Vì thế ta lập tức cúi lạy, thỉnh cầu Bồ Tát cứu giúp.

Bồ Tát nói: ‘Ngươi không nên tới nơi này, mau trở về đi thôi’. Lúc này ta nói với Bồ Tát: ‘Cha con hiện ở nơi nào? Cầu xin Người cho nhi nữ nhìn thấy mặt cha một lần’.

Bồ Tát nói: ‘Ông ấy hiện tại đang ở tầng thiên thứ 12 hưởng thanh phúc, nếu ngươi có thể tu thành chính quả, sẽ có hy vọng gặp lại cha ngươi, còn nếu không thì người và trời vĩnh viễn cách trở, khó mà gặp lại”.



Ta sau khi nghe xong, đã biết chỗ ở của cha mình thì buồn vui lẫn lộn, lại không ngừng khóc. Bồ Tát nói: ‘Thôi đừng khóc, ngươi đã đến nơi này, ta sẽ sai người dẫn ngươi xuống Địa Ngục du ngoạn một chuyến, để cho ngươi có thể biết trên đời này gieo nhân nào gặt quả đó, sau khi chết sẽ có một loạt các loại ác báo, khi còn sống làm điều ác, sau khi chết sẽ bị giày vò, không chút sai lệch’.

Lập tức có một vị thị hầu từ vầng sáng trên không trung bay ra, đưa ta xuống Âm ty. Đầu tiên phải bái kiến Diêm Vương, bên cạnh Diêm Vương có mấy tiểu quỷ, mỗi người đều có bộ mặt dữ tợn, giống như người đời miêu tả vậy. Vị người hầu nhìn thấy Diêm Vương, bèn truyền đạt lại lời Bồ Tát nói cho ông biết, Diêm Vương lập tức đứng lên chăm chú lắng nghe. Sau đó Diêm Vương sai tiểu quỷ chỉ dẫn đường, lấy chìa khóa mở cửa, đi qua mấy cánh cửa, bên trong đều là những cảnh tượng Địa ngục hãi hùng, mà bên trong mỗi cánh cửa ta đều nhìn thấy những người đã từng quen biết.

Ví dụ ta nhìn thấy một người phụ nữ ở phía Bắc Ngô Giang, bà thường ngày niệm kinh rất chuyên cần, thường khuyên người làm việc thiện và bố thí, người trong làng cũng coi bà là người lương thiện, nhưng hiện tại bà lại đang ở trong địa ngục chịu cảnh lạnh lẽo run người. Ta nhìn thấy mà giật mình, liền vội vàng hỏi: ‘Đây là một người rất tín Phật, vì sao lại phải chịu khổ như vậy?’ Tiểu quỷ nói: “Người này lòng tham quá lớn, bà ta sở dĩ khuyên người khác bố thí, nhưng thật ra lại tham ô đồ bố thí của người ta, bà ấy cả đời đã lấy của người ta không ít đâu! Hơn nữa bà ta còn cho vay nặng lãi, bóc lột người khác. Cho nên sau khi chết lập tức hạ Địa ngục”.
Không lâu sau, ta lại thấy chị dâu ta cũng đang ở dưới này, hai tay chị ấy bị đóng đinh trên cửa, vô cùng thống khổ, ta vừa nhìn thấy thế thì khóc to, nói chị ấy cũng là một người tín Phật tại sao lại chịu kết cục như vậy? Tiểu quỷ nói: ‘Người này khi còn sống rất đố kỵ, hơn nữa đối với người hầu nữ thì cực kỳ hà khắc, thường xuyên trách mắng ngược đãi, cho nên sau khi chết phải xuống nơi này’. Ta nói: ‘Chị ấy vẫn thường xuyên vào chùa miếu thắp hương bái Phật, điều này lẽ nào không làm tiêu tan tội lỗi của chị ấy sao?’ Tiểu quỷ nói: ‘Những việc ấy chỉ là một chút việc thiện, không đáng kể gì'”.
Sau đó Ấu Lan còn kể rất nhiều cảnh tượng chịu khổ của những người khác mà nàng chứng kiến, còn nói rõ nguyên nhân chịu khổ của họ là gì. Mọi người nghe xong thì sợ hãi đến sởn gai ốc, đều rút ra bài học cảnh tỉnh cho bản thân mình. Còn Ấu Lan sau khi sống lại, đã sống tiếp 36 năm sau và luôn thành tâm tu hành.
Reply
LA HÁN CHUYỄN THẾ THÀNH PHÚ-HÀO, NGỘ MỘT CHỮ NHẪN ,TRỞ LẠI TRỜI CAO.

[b]Trong quyển “Bố Đại hòa thượng nhẫn tự ký” của tác giả Trịnh Đình Ngọc triều Nguyên, có thuật lại câu chuyện Bố Đại hòa thượng cảm hóa phú hào. Sau này, vị phú hào đã tu thành La-Hán.[/b]


Trong thành Biện Lương có một phú hào họ Lưu tên Khuê, tự là Quân Tá. Tay trắng dựng lập cơ đồ, cả đời cần cù, kiếm được gia sản bạc triệu. Trong danh sách những người giàu có, Lưu phú hào đứng đầu Biện Lương, nhưng cũng là một người keo kiệt bủn xỉn, một xu cũng không chịu mất. Ai muốn lấy một quan tiền của ông ta, chẳng khác nào moi tim, xẻo thịt ông ta vậy.
Mùa đông năm nọ tuyết rơi nặng hạt, có một thư sinh họ Lưu tên là Quân Hữu, từ Lạc Dương đến Biện Lương để học hành. Vì túi tiền cạn kiệt, Lưu thư sinh mấy ngày liền chưa ăn gì, không chịu được đói rét, nằm bất tỉnh ở trước cửa nhà Lưu viên ngoại.
Mặc dù Lưu viên ngoại giữ của như giữ mạng, nhưng bản tính không phải là xấu, liền cứu thư sinh bị hôn mê. Khi hỏi họ tên, thì ra 500 năm trước vẫn là người một nhà, đều họ Lưu, đến cả danh tự cũng trùng khớp, chung tên đệm là Quân, một người tên là “Tá”, một người tên là “Hữu”. Lưu viên ngoại nhất thời cao hứng, liền nhận thư sinh làm nghĩa đệ. Từ đó, thư sinh ở trong phủ Lưu viên ngoại chăm chỉ cần mẫn làm những việc vặt vãnh như cho vay lấy lãi.


Chớp mắt nửa năm đã trôi qua. Bố Đại hòa thượng đến thành Biện Lương, vừa đi đường vừa giáo hóa, tự tại hát vang lời hát trong kinh Phật: “Hành dã Bố Đại, tọa dã Bố Đại, phương hạ Bố Đại, đáo đại tự tại”. Hòa thượng biết Lưu Quân Tá là người bủn xỉn keo kiệt. Vì muốn cảm hóa ông ta, nên đã cố ý đến trước cửa nhà họ Lưu.

Vì Bố Đại hòa thượng bụng phệ, Lưu gia nhân thi nhau chế nhạo ông. Bố Đại hòa thượng không tức giận cũng không buồn bã, chỉ cười ha ha nói: “Ngươi cười ta không có, ta lại cười ngươi có, vạn sự luôn xoay vần đổi thay, mọi người đều tay trắng”.

Lưu viên ngoại không hiểu Phật pháp là gì, Bố Đại hòa thượng muốn viết trên giấy cho ông ta vài chữ. Lưu viên ngoại coi của cải như mạng, không nỡ tốn một tờ giấy. Thế là Bố Đại hòa thượng liền viết lên tay ông ta một từ “nhẫn”, rồi dặn dò: “Chữ nhẫn là bảo bối ông phải luôn mang theo bên mình”. Sau khi Bố Đại hòa thượng đi, bất luận Lưu viên ngoại rửa thế nào, cũng không rửa sạch được chữ nhẫn ở trong lòng bàn tay.

Một hôm, người đòi nợ đến Lưu phủ, muốn đòi lại một khoản tiền mà Lưu viên ngoại nợ. Lưu viên ngoại tiếc của, không muốn trả, thế là xảy ra tranh chấp. Chủ nợ chửi bới đủ điều, Lưu viên ngoại nổi trận lôi đình, cuối cùng lỡ tay giết chết chủ nợ.

Theo pháp luật, giết người phải đền mạng. Lưu viên ngoại muốn vứt bỏ gia nghiệp, trốn đi nơi khác. Đúng lúc bị Bố Đại hòa thượng bắt gặp. Lưu viên ngoại khẩn cầu hòa thượng cứu mạng, đồng thời đồng ý từ giờ tình nguyện xuất gia, một lòng bái Phật. Bố Đại hòa thượng than rằng: “Ta dạy ngươi phải nhẫn nhịn, ngươi vẫn không nhẫn nhịn nổi”.

Để kết thúc ân oán giữa bọn họ ở nhân gian, Bố Đại hòa thượng cứu sống chủ nợ, làm chủ nợ chết đi sống lại. Lưu viên ngoại trả lại số tiền đã vay, nhưng lại hối hận không muốn xuất gia nữa. Gia nghiệp ruộng đất tài sản, vợ đẹp con thơ, làm sao có thể nhẫn tâm vứt bỏ?

Bố Đại hòa thượng bảo ông ta kết một am cỏ ở vườn sau, bảo ông ta tu hành tại gia một thời gian, còn dặn rằng: “Vạn sự phải nhẫn”.
Lưu viên ngoại nghĩ, cả đời mình đều bị tiền bạc giày vò đủ kiểu. Vì tiền, mà tâm can đảo lộn, ăn không ngon, ngủ không yên. Sợ trộm cắp, sợ cướp bóc, còn phải đề phòng hỏa hoạn. Ông ta nhìn chữ nhẫn trong lòng bàn tay, dần dần nghiệm ra chân lý: Thì ra bản thân mình là một kẻ hám tiền, đó chính là một con dao giết người.
Một mình ở trong am cỏ, nhìn hoa nở én bay, chớp mắt mùa xuân lại tới. Lưu viên ngoại tâm hồn thanh tịnh, dần dần có thể kiểm soát được tính cách bốc đồng nóng vội của mình. Nghĩ lại trước kia giở mọi chiêu trò để cưỡng ép người khác, thật không dám nhớ lại.


Một hôm, con trai của Lưu viên ngoại đột ngột đến báo, nói rằng thúc thúc và mẫu thân ngày ngày đều uống rượu bầu bạn. Lưu viên ngoại nghe xong, vô cùng kinh ngạc. Lúc đầu cứu thư sinh nọ, nhận hắn làm nghĩa đệ. Giờ mình tu hành tại gia, gia nghiệp đều giao cho hắn trông coi, hắn lại dám làm chuyện xằng bậy như vậy. Thật là tức chết!
Lưu viên ngoại nhịn không được, liền vào bếp lấy một con dao, muốn đi báo thù. Nhưng khi ông ta giơ dao lên, vô tình nhìn thấy chữ nhẫn ở trên tay. Ông ta nhận ra rằng, trái tim mình như đang bị một mũi dao đâm vào.
Lưu viên ngoại không để tâm ai đúng ai sai, không tham sân si, từ đó xuất gia tu hành. Nhiều năm về sau, Lưu viên ngoại biết được nguồn gốc của mình, thì ra là Tân Đầu Lô La Hán ở thượng giới. Vì trước đây lưu luyến trần tục, nên mới xuống hạ giới. Người đòi nợ đó là Phục Hổ thiền sư hóa thành, đến cả thê tử và con cái, đều là tiên nhân ở trên trời.

Lưu viên ngoại – Tân Đầu Lô La Hán hạ phàm phiêu bạt trần thế, sau khi trải nghiệm vinh hoa phú quý và những chuyện ân oán giữa người với người, lại trở lại thiên giới.  Một vở kịch ồn ào náo nhiệt, khi tiệc tan mộng tỉnh, mới biết rốt cuộc đôi bên là ai. Quả đúng là: “Ai ai cũng có một giấc mộng, thiên biến vạn hóa. Khi tỉnh dậy tâm tình hỗn loạn, tất cả đều do nội tâm mà ra”.
Reply
KHAI THỊ NIỆM PHẬT - HT THÍCH MINH THÔNG (Rất hay)



Reply
MIỆT MÀI TÌM KIẾM THUẬT DƯỠNG SINH, KỲ NHÂN ĐÃ HIỂU ĐƯỢC ĐẠO CỦA TRƯỞNG THỌ. (Nguồn :Tinh Hoa.net)

Lịch sử đã có rất nhiều ghi chép về những người trường thọ. Họ đều có một điểm chung chính là thường xuyên tĩnh tâm tọa thiền, ít ham muốn dục vọng, sống hòa hợp với thiên nhiên. Dưới đây là câu chuyện trường thọ của một kỳ nhân thời nhà Minh.
Thời nhà Minh, có một người trường thọ tên là Vương Sĩ Năng. Theo ghi chép trong “Canh Tỵ biên”, Vương Sĩ Năng là người Hải Châu, ông sinh ra vào thời nhà Nguyên năm Chí Chính thứ 24 (năm 1364), đến năm Thành Hóa Quý Mão (năm 1483), lúc này ông đã 120 tuổi. Minh Hiến Tông hạ chiếu mời Vương Sĩ Năng vào cung, hỏi han về đạo dưỡng sinh của ông.


Vương Sĩ Năng từ nhỏ đã có hứng thú với thuật dưỡng sinh trường sinh, từng rời bỏ quê hương để du ngoạn tứ phương tìm kiếm danh sư.
Có một năm, Vương Sĩ Năng đến Tứ Xuyên, nghe nói trên núi Tuyết Sơn có một cụ già thần kỳ đang cư ngụ, thế là bái mộ danh tiếng liền đến kính thăm.
Vương Sĩ Năng nhìn thấy cụ già khoác áo nỉ, nằm ở trên giường. Hình dáng cụ già thấp bé, nhưng diện mạo ngũ quan và chân tay lại như trẻ sơ sinh. Vương Sĩ Năng kính cẩn lễ bái, nhưng cụ già không trả lời. Vương Sĩ Năng một lòng muốn học đạo, nên can tâm tình nguyện hầu hạ cụ già.
Cụ già ăn rất ít, ở bên cạnh ghế ngồi có một cái túi, bên trong đựng một thứ trông giống như mì khô. Thỉnh thoảng, mang ra ăn một chút, hoặc là uống 1, 2 thâng nước suối từ khe núi.
Vương Sĩ Năng ở mấy ngày, số ngũ cốc mang theo đã ăn hết, liền quỳ trước mặt cụ già xin đồ ăn. Cụ già liền đem đồ ở trong túi chia cho ông. Sĩ Năng nếm thử một miếng, thấy vừa đắng vừa chát, quả thực là nuốt không trôi, đành phải vào trong núi nhặt quả dại, đào rễ củ rau rừng ăn chống đói.


Ở trên núi 3 năm, Vương Sĩ Năng rất cần mẫn hầu hạ cụ già, mặc dù vất vả nhưng ông không hề kêu than. Cụ già thương hại ông, một hôm liền nói: “Ta có thể truyền đạo cho người rồi. Ngươi cuối cùng rồi cũng phải xuất sơn. Sau này, nếu như không phải người có căn khí tốt, thì không được tùy tiện truyền thụ”.
Lập tức cụ già truyền thụ cho Vương Sĩ Năng phương pháp tu đạo trường sinh. Sau khi Vương Sĩ Năng học thành công, bèn nói lời từ biệt.


Rất lâu sau đó, Vương Sĩ Năng đến Tế Ninh, sống trong một ngõ sâu heo hút ở bên ngoài phía đông thành, hàng ngày hầu như không ăn thức ăn chín của nhân gian, chỉ ăn mấy quả táo, mấy cọng rau xanh, thậm chí hiếm khi uống nước.
Mặc dù đầu Vương Sĩ Năng bạc trắng, nhưng da dẻ mịn màng như một đứa trẻ, mọi người lúc bấy giờ đều cảm thấy ông kỳ lạ khác thường.
Vương Tuyên – Chỉ huy sứ Tế Ninh cũng là người Hải Châu, nghe nói có người đồng hương kỳ lạ như vậy, đặc biệt đến bái kiến. Khi biết tên của Vương Sĩ Năng, Vương Tuyên kinh ngạc nói: “Ta nghe tổ tiên nói, ta có một vị thúc tổ tên là Vương Sĩ Năng, từ nhỏ đã yêu thích đạo mà bỏ nhà đi, không ai biết thúc ấy đi đâu, không phải chính là ngài đó chứ?”
Hỏi han chuyện nhà cửa ngày xưa, câu trả lời của Vương Sĩ Năng và những gì mà Vương Tuyên biết đều trùng khớp. Sau đó, Vương Tuyên ngày nào cũng đến thăm Vương Sĩ Năng. Mọi người trong châu nghe chuyện, lũ lượt kéo đến biếu tặng quà, Vương Sĩ Năng đều cảm ơn và từ chối không nhận.


Một hôm, Vương Tuyên dẫn theo một quan viên đến gặp Vương Sĩ Năng. Vị quan viên muốn học một chút đạo thuật, Vương Sĩ Năng nhìn tướng mạo của người đó và nói: “Ngươi chìm đắm vào thanh sắc, ngày nào cũng làm chuyện phóng đãng, không thể là đệ tử của ta được!”. Vị quan viên đó vô cùng xấu hổ.


Sau đó vị quan viên này đã dâng tấu sớ lên triều đình, tiến cử Vương Sĩ Năng. Triều đình hạ lệnh các quan viên Sơn Đông phải chuẩn bị xe ngựa nghênh đón Vương Sĩ Năng vào kinh gặp thánh thượng. Vương Hiến Tông tiếp đón ông rất long trọng, còn trọng thưởng.
Vương Sĩ Năng sống trong ngõ sâu heo hút, ngày nào cũng nhắm mắt dưỡng thần, khoan thai tĩnh tọa. Mỗi lần có khách đến thăm, những lời răn dạy ông nói nhiều nhất với khách đó là: “Phải tĩnh tọa, tĩnh tâm ít dục vọng…”
Năm Bính Ngọ (năm 1486) tiên sinh Dương Nam Phong vì công vụ nên ghé qua Tế Ninh, cải trang đến thăm hỏi Vương Sĩ Năng, thấy ông đang mặc bộ thiền y màu trắng, ngồi ngay ngắn trên ghế gỗ.
Lúc này Vương Sĩ Năng đã 123 tuổi, nhưng trông như người mới 40-50 tuổi. Dương Nam Phong muốn thỉnh giáo đạo trường thọ của Vương Sĩ Năng, Vương Sĩ Năng nói: “Cũng không có phương pháp gì đặc biệt, chỉ có ăn chay, không lấy vợ, không tính toán, không tranh giành, không tức giận”. Dương Nam Phong cảm khái tán thán, cáo từ về nhà.

(Trích trong “Canh tỵ biên”, “Đô công đàm toản”)
Reply
CHỊ EM QUAN TÂM: Phẫu thuật thẩm mỹ liên quan đến vận khí như thế nào?

Thuật số phương Đông có thể từ nhân tướng, diện tướng mà nhìn ra vận khí của một đời người, thế thì một người qua phẫu thuật thẩm mỹ chỉnh sửa khuôn mặt rồi thì vận mệnh có thay đổi theo hay không? Chị em nào muốn cải biến nhan sắc thì hãy xem qua bài viết này nhé.

Từng có rất nhiều người hỏi tác giả rằng nếu có thể từ tướng mạo nhìn ra phú quý nghèo hèn của một người, vậy phải chăng thông qua phẫu thuật có thể thay đổi vận mệnh?

Căn cứ vào vấn đề này, tác giả trả lời như sau: “Có thể cải biến một bộ phận trong vận mệnh, nhưng phần lớn là sau khi phẫu thuật thẩm mỹ vận mệnh sẽ không tốt, chỉ số ít vận mệnh cải biến tốt”.
Bởi vì rất nhiều nhà phẫu thuật thẩm mỹ không hiểu nhân tướng học, nhận thức của họ về “Đẹp” và “Cát” tướng của diện mạo là không đồng nhất. Vậy nên thường phẫu thuật cho từng chỗ đều trở nên “Đẹp”, nhưng không còn “Cát” nữa. (Cát trong từ Cát Tường, tức là phúc lành).
Lòng thích cái đẹp, mọi người đều có, không có gì đáng trách, nhưng rất nhiều người đi phẫu thuật thẩm mỹ, là chiểu theo thần tượng nào đó mà làm, lại không hiểu, mỗi người có gen di truyền khác nhau, đều có lành dữ tương ứng, xương cốt của bạn.
Tướng mạo của bạn là từ gen của bạn mà ra, nếu đổi thành tướng mạo thành của người khác, đó chính là không tương đồng với gen của bản thân mình, tất sẽ làm cho vận khí bị đảo loạn.
Rất nhiều phẫu thuật thẩm mỹ thất bại, khiến không những không đẹp hơn mà ngược lại còn phá hủy đi dung nhan, chẳng phải có rất nhiều ví dụ rồi sao?
Để phẫu thuật thẩm mỹ, nhiều người phung phí món tiền khổng lồ, kết quả để lại hậu quả khôn lường, rất nhiều người phẫu thuật thẩm mỹ thất bại, gần như sống không bằng chết. Vì mù quáng phẫu thuật thẩm mỹ, khiến bản thân hối hận cả đời! Vận mệnh từ đó chuyển biến đột ngột!
Dù có người phẫu thuật thẩm mỹ thành công, nhưng vận mệnh lại không như ý, rất nhiều cô gái đi nâng mũi, kết quả mũi đã cao lên, nhưng hôn nhân thì tan vỡ, thân thể cũng trở nên không tốt.

Bởi vì cái mũi trong nhân tướng học thuộc cung vợ chồng, vị trí sống mũi thuộc về cung bệnh tật, động cái mũi, tương đương với động đến hôn nhân và thân thể. Cho nên rất nhiều cô gái sau khi nâng mũi, nếu hôn nhân không xảy ra vấn đề thì thân thể cũng sẽ xảy ra vấn đề một cách khó hiểu.
Nhiều cô gái thấy mũi mình không đẹp, mũi tẹt, thật ra cô gái có mũi tẹt thường là tướng vượng phu (trợ giúp chồng thành công), sống mũi mà cao, thì cắt giảm vận khí của chồng. Cho nên, một số phụ nữ chỉnh xong cái mũi thì vận khí của chồng họ lại tệ đi. Như vậy không phải tự tìm đến họa sao?
Quãng đời tốt đẹp lại không muốn sống, mò mẫm một hồi, kết quả “Đẹp” thì có, mà vận khí lại không. Thế gian chính là âm dương cân bằng như thế, cho bạn “Đẹp” chỗ này, tất nhiên cho vận khí của bạn “thấp đi” chút xíu, đó chính là được mất cân bằng, được “Đẹp” mất “Vận”.
Có cô gái, nhất là các cô gái trẻ tuổi thích cái cằm nhọn, cái cằm nhọn như mũi khoan, mọi người thường gọi là “mặt mũi khoan”. Loại khuôn mặt này, không biết quan điểm lệch lạc nào lại cho nó là rất tốt; trong mắt tôi, nó đặc biệt khó nhìn! Nhìn vào là thấy cơ cực, nhiều người nam đều không thích!
Nếu bạn có cái cằm rộng, không nên phẫu thuật mài thành nhọn, nếu làm vậy đồng nghĩa với đem cái phúc tướng tốt đẹp cải biến thành cơ khổ nghèo hèn. Trong nhân tướng học, thì thiên đình (trán) phải đầy đặn, địa các (cằm) phải vuông dày. Địa cát chính là cái cằm, lấy vuông dày làm tốt, chỗ này quản vận tuổi già, đại biểu phúc lộc. Cằm vuông dày, phúc lộc dày, vận khí tuổi già tốt, tuổi già có phúc không lo.
Bạn lại gọt thành cái cằm nhọn, đem phúc lộc đều gọt cho sạch, là điềm báo cho tuổi già vô phúc, cơ cực! Bạn nhìn có phụ nữ giàu sang hoặc có chồng quan quý chẳng phải đều có cái cằm vuông dày, rộng rãi đó sao? Nào ai có cằm nhọn? Chỉ có kẻ hèn mạt, gian xảo mới có gương mặt như vậy, nhưng cuối cùng đều không có kết cục tốt!
Trong nhân tướng học, mặt mũi khoan, cằm nhọn, là tướng đào hoa, hôn nhân không tốt; là tướng khắc chồng vô phúc! Là một trong những tướng mạo kém nhất! Các cô gái đừng nên giày xéo bản thân mình!
Đem “phúc tướng” tốt đẹp cải thành “hung tướng”. Bạn bây giờ cho rằng cái cằm nhọn là đẹp, khi bạn đến một độ tuổi khác, thẩm mỹ quan thay đổi, khi đó bạn sẽ nhìn cái đẹp khác trước kia. Khi đó mới muốn thay đổi trở lại, vô cùng khó. Đừng vì cảm xúc nhất thời mà tạo thành tiếc nuối cả đời. Hãy thận trọng!
Reply
NGƯỜI TU VÀ 3 THỨ NÊN BUÔNG  (Hòa Thượng Giới luật Sư Thích Minh Thông ) 



Reply
Hello Rau Sam

Thanks for sharing 



Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
YADK chịu khó nghe bài giãng là RS mừng lắm. Vì Hòa Thượng là một trong những vị Trưỡng lảo tài đức còn sót lại của Phật Gíáo VN. Hòa Thượng chuyên giãng dạy về Giới Luật cho Tăng ni trong các Trường Đại Học Phật Giáo ở VN , nên mình có thể tin tưỡng 100% vào những gì Ngài nói, và hành. Bài KHAI THI NIỆM PHẬT (mình post ở trên ) là bài hay nhất mà mình từng nghe ,Khờ nên nghe lại, để biết chút ít về tư cách và phẩm hạnh của các vị Cao tăng , vừa mới viên tịch vài năm gần đây.
Reply
(2019-11-19, 03:10 PM)Rau Sam Wrote: YADK chịu khó nghe bài giãng là RS mừng lắm. Vì Hòa Thượng là một trong những vị Trưỡng lảo tài đức còn sót lại của Phật Gíáo VN. Hòa Thượng chuyên giãng dạy về Giới Luật cho Tăng ni trong các Trường Đại Học Phật Giáo ở VN , nên mình có thể tin tưỡng 100% vào những gì Ngài nói, và hành. Bài KHAI THI NIỆM PHẬT (mình post ở trên ) là bài hay nhất mà mình từng nghe ,Khờ nên nghe lại, để biết chút ít về tư cách và phẩm hạnh của các vị Cao tăng , vừa mới viên tịch vài năm gần đây.


Cám ơn bạn ....

Lúc xưa Khở quen biết nhiều sư Thầy sư cô lắm .. họ rất thương mến Khờ và dạy Khờ nhiều điều hay ...

Khờ thích đi chùa ăn cơm chay ...

Innocent
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
Khờ cũng có 1 chút duyên với  Phật giáo . Khờ rất thân thiện , dể hòa đồng với mọi nngười ,có nhiều tâm hỹ , khó mà khiến Khờ buồn ,buồn đó nhưng rồi cũng quên ngay thôi. Rán bỏ thêm thì giờ để nghe giãng mổi ngày, nhiều bài khác nhau, để học hỏi thêm thì thấy học Phật pháp rất bổ ích, và phải chọn một Pháp môn để hành trì, thì mới thật sự được ích lợi, chứ nghe giãng không thì không đủ. Theo thiển ý của mình là : Tu tập Thiền định là để được định tâm . Thiền định là một món thuốc trị bệnh loạn tâm , nhưng kệt cuộc là khi mình chết phải có chổ để vể , vì vậy mình chọn Pháp môn niệm Phật để cầu về Cỏi Tịnh Độ của Đức Phật A DI Đà để được ở đó học và tu tiếp . Nếu không , chỉ tu thiền thôi , lúc lâm chung có thể trôi lạc vô nhiều cảnh giới khác nhau , tùy theo nghiệp lực đã tạo. Nhưng mình quên Khờ là người Công Giáo , nói nhiều quá về Phật pháp e không thích hợp. Khờ nghe cho vui thôi nha.
Reply
(2019-11-19, 03:42 PM)Rau Sam Wrote: Rán bỏ thêm thì giờ để nghe mổi ngày, nhiều bài khác nhau, để học hỏi thêm thì thấy học Phật pháp rất bổ ích, và phải chọn một Pháp môn để hành trì, thì mới thyật sự được ích lợi, chứ nghe giãng không thì không đủ. Theo thiển ý của mình là : Tu tập Thiền định là để được định tâm . Thiền định là một món thuốc trị bệnh loạn tâm , nhưng kệt cuộc là khi mình chết phải có chổ để vể , vì vậy mình chọn Pháp môn niệm Phật để cầu về Cỏi Tịnh Độ của Đức Phật A DI Đà để được ở đó học và tu tiếp . Nếu không , chỉ tu thiền thôi , lúc lâm chung có thể trôi lạc vô nhiều cảnh giới khác nhau , tùy theo nghiệp lực đã tạo. Nhưng mình quên Khờ là người Công Giáo , nói nhiều quá về Phật Giáo e không thích hợp.

Bạn Rau Sam ...

Đạo nào cũng tốt mà ... mỗi đạo có cái hay riêng 

Cám ơn bạn chia sẽ ... Khờ sẽ học hõi thêm và sẽ nhớ lời bạn chia sẽ ...
Người xưa có nói : đi 1 đàng học 1 sàng khôn ... học nơi nhà trường ... học nơi bạn bè và thực hành với người xung quanh 

Hug
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
NHẮC NHỞ TU HÀNH ( HÒA THƯONG THÍCH TRÍ TỊNH ). ( 95 tuổi).




Reply
(2019-11-20, 12:31 AM)Rau Sam Wrote: NHẮC NHỞ TU HÀNH ( HÒA THƯONG THÍCH TRÍ TỊNH ). ( 95 tuổi).



Hi Rau Sam ...
Khờ thấy cô bạn cũa Khở hay cho Khờ coi video clip cũa Thầy Thích Tâm Nguyên 
Khờ coi hoài ghiền luôn ... thầy nói chuyện có duyên ... giọng nói dễ thương đi sâu vào lòng người ...nhớ hoài Thầy hõi ... yêu ai cũng được .. nhưng yêu sư  Thầy sư cô thì là gì ? 
Heavy-black-heart4
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
Rau Sam cho phép Khờ ké 1 chút chia sẽ 1 clip mà Khờ thấy hay ...

Cám ơn Rau Sam nha nha nha ...






Heavy-black-heart4

Con mắt cũa trí tuệ ..
Mẹ cho em con mắt tuyệt vời
Đễ nhìn đời và đễ làm duyên
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
Khờ , vị thầy này có tài thuyết pháp cho giới trẻ .Ở VN giới trẻ rất thích nghe bài giãng của ông . Nhưng RS thì lại thích nghe các thầy lớn tuổi thuyết pháp , vì những vị này thường chỉ thẳng pháp tu hơn là nói mênh mông , rồi đi về nhà không biết cách thực hành. Từ nhỏ cho đến bây giờ , RS rất thích nghe thuyết pháp , nghe nhiều mà ít có vị thầy nào focus vô cách thực hành, hay công phu tu tập. Mãi về sau này , khi có duyên nghe được các vị Trưỡng lảo nổi tiếng giãng thì mới biết rỏ ràng đường đi. Đại khái thì thầy Thích Trí Tịnh (đã viên tịch lúc 98 tuỏi) ,giãng rất dể thực hành , cũng như Thầy Thích Minh Thông là đệ tử của Thầy TTT cũng rất đáng bậc Minh sư. Cho đến bây giờ 3 vị RS tôn kính nhất là 2 vị đó và thầy Thích Chơn Hiếu, rất chuyên tu về Pháp môn niệm Phật .Còn một vị mà RS cũng  rất yêu mến đó là Sư bà Hải Triều Âm .
Reply