Phục dạng Chân dung Chúa Jesus
#1
Nghiên cứu hé lộ hình dáng của Chúa Jesus

Chúa Jesus được khắc họa với chiều cao trung bình, mắt nâu, tóc đen và mặc áo choàng trong nghiên cứu mới của một giáo sư người Anh.


[Image: Capture-JPG-5117-1519787921.jpg]

Phục dựng chân dung Chúa Jesus. Ảnh: Cathy Fisher.


Sách Phúc âm trong Kinh Thánh viết Chúa Jesus là một người Do Thái sinh vào khoảng năm 4 trước Công nguyên ở Bethlehem thuộc Judea, theo Live Science. Khi còn nhỏ, Ngài sống ở Ai Cập một thời gian ngắn trước khi chuyển đến Nazareth. Các ghi chép này không đề cập Chúa Jesus trông như thế nào, ngoại trừ một số ám chỉ về trang phục của Ngài và các môn đồ, Joan Taylor, giáo sư Nguồn gốc Thiên Chúa giáo và đạo Do Thái kỷ nguyên Second Temple ở Đại học King's tại London, viết trong cuốn sách "Chúa Jesus có hình dáng như thế nào?"

Những mô tả nghệ thuật sớm nhất về Chúa Jesus có niên đại từ ít nhất hai thế kỷ sau khi Ngài qua đời cung cấp rất ít thông tin đáng tinh cậy về hình dáng của Ngài. Để tìm hiểu về gương mặt của Chúa Jesus, Taylor dựa vào khảo cổ học và các văn bản mang đến gợi ý về hình dáng chung của người Do Thái ở Judea và Ai Cập vào thời điểm Chúa Jesus sinh sống. Bà cũng xem xét những hình ảnh nghệ thuật trên tiền xu và tranh vẽ xác ướp Ai Cập.

Theo nghiên cứu của Taylor, thay vì cao lớn hơn hẳn những người dân ở Judea, Chúa Jesus cao khoảng 1,7 mét. Đây là chiều cao trung bình của những hài cốt đàn ông sống tại đó đương thời. Người dân ở Judea và Ai Cập thường có mắt nâu, tóc đen và nước da màu olive, dựa trên các hài cốt còn lưu lại, văn bản lịch sử và mô tả trong những bức tranh chân dung xác ướp.

Người dân Judea cũng tiếp xúc với những người châu Âu (nước da sáng hơn), người Sudan và Ethiopia (nước da tối hơn). Nhưng do người Do Thái ở Judea và Ai Cập có xu hướng cưới đồng hương, nước da, màu mắt và tóc của Chúa Jesus có thể giống đa số người dân ở Judea và Ai Cập.

Các ghi chép lịch sử cũng chỉ ra người dân ở Judea để tóc, râu tương đối ngắn và chải gọn gàng, có thể để tránh lây chấy, một vấn đề lớn ở thời điểm đó. Nhiều khả năng Chúa Jesus cũng làm tương tự. Ngài có thể sử dụng một con dao để cắt tóc và râu, bởi cư dân thời cổ đại giỏi dùng dao hơn người hiện đại.

Trong sách Phúc âm, Chúa Jesus được mô tả như một thợ mộc đi bộ nhiều nhưng đôi khi ăn uống rất kham khổ. Lối sống tích cực hoạt động nhưng thường xuyên thiếu thức ăn này có nghĩa Ngài có thể gầy gò nhưng rắn chắc. Một số đặc điểm khác trên gương mặt Chúa Jesus như khuôn miệng và gò má chỉ là suy đoán, theo Taylor. Ngài có thể có những vết sẹo hoặc tổn thương da trên mặt, dấu vết từ công việc thợ mộc, nhưng không có cách nào để khẳng định chắc chắn.

Taylor tỏ ra hoài nghi đối với những mô tả khẳng định Chúa Jesus rất đẹp trai. Bà lý giải nếu Chúa Jesus thực sự đẹp, các tác giả sách Phúc âm sẽ mô tả Ngài tương tự như đối với Moses (nhà tiên tri dẫn dắt người Israel và David, người giết chết tên khổng lồ Goliath, trong Kinh Thánh.

Các sách Phúc âm cùng với nhiều tài liệu khảo cổ còn lưu lại hé lộ một số chi tiết về trang phục của Chúa Jesus. Nhiều khả năng Ngài mặc một chiếc áo trùm dệt len không nhuộm màu để lộ cẳng chân hoặc một chiếc áo choàng không tay để giữ ấm. Giày của Ngài có thể mang kiểu dáng giống dép sandal hiện đại.

Trong số những học giả về Kinh Thánh đã đọc cuốn sách của Taylor, Helen Bond, giáo sư thần học ở Đại học Edinburgh, Scotland và Jim West, giáo sư nghiên cứu Kinh Thánh ở Đại học Thần học Ming Hua, Hong Kong, đều đưa ra nhiều đánh giá tích cực cho nghiên cứu.

02/2018
Phương Hoa
vnexpress.net
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#2
Hình ảnh nghi chân dung Chúa Jesus trên đồng xu cổ

Một đồng xu nhỏ bằng đồng có niên đại từ thế kỷ thứ nhất được cho là lưu giữ hình ảnh duy nhất của Chúa Jesus.

[Image: manu-coin-001-1160-1490933133.jpg]

Đồng xu được cho là khắc họa chân dung của Chúa Jesus. Ảnh: SWNS.


Trong nhiều thế kỷ, các nhà sử học đã tranh cãi về chân dung thật sự của Chúa Jesus. Trong một nghiên cứu, nhà sử học Ralph Ellis cho rằng một đồng tiền cổ với hình người đàn ông có râu chính là hình ảnh khắc họa Chúa Jesus, Mirror đưa tin.

Đồng xu này từng được cho là khắc họa khuôn mặt vua Manu, người cai trị vương quốc Edessa, ngày nay là vùng đông nam Thổ Nhĩ Kỳ. Sau gần 30 năm nghiên cứu, Ellis cho rằng vua Manu và Chúa Jesus là cùng một người. Ông coi đây là một trong những khám phá quan trọng nhất trong lịch sử hiện đại.

Nhà sử học Ellis nghiên cứu cuộc sống của hai người này, sau đó kiểm tra chéo tất cả bằng chứng và giai thoại được ghi lại. Ông tin rằng những điểm tương đồng nổi bật giữa họ không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Nếu nhận định này chính xác, hình ảnh trên đồng xu sẽ là chân dung duy nhất từng được biết của Chúa Jesus.

Jesus là nhân vật được vẽ nhiều nhất trong các tác phẩm nghệ thuật phương Tây, nhưng không hề có mô tả chính xác về ông trong Kinh thánh. Hình ảnh quen thuộc nhất của Chúa Jesus là người đàn ông mặc áo choàng trắng với mái tóc dài để xõa, được cho là xuất hiện vào thế kỷ 6.

[Image: 4-6337-1490947781.jpg]
Chân dung Chúa Jesus được lưu truyền từ thế kỷ 6. Ảnh: AP

"Vương miện truyền thống của vua Edessan, như có thể nhìn thấy trên đồng xu, được bện từ gai. Việc Chúa Jesus là tử tội duy nhất phải đội vương miện bằng gai khi bị dẫn đi hành hình cho thấy ông có liên hệ với vị vua này", Ellis khẳng định.

Tuy nhiên, Ellis thừa nhận kết luận của ông gây tranh cãi và mâu thuẫn với câu chuyện truyền thống về Chúa Jesus. Ellis từng bị phản ứng dữ dội khi xuất bản cuốn sách về chủ đề này ở Mỹ vào năm 2012. Các nhà phê bình chỉ ra nhiều sai sót trong giả thuyết của ông, đặc biệt là một số mâu thuẫn trong mốc thời gian giữa cuộc đời của Chúa Jesus và vua Manu.

Tuy nhiên, Ellis vẫn tin tưởng vào nhận định của mình. "Bất cứ kết luận nào trái với câu chuyện truyền thống về Chúa Jesus đã được lưu truyền suốt 1.500 năm qua đều hứng chịu nhiều chỉ trích", ông nói. "Nhưng nhìn từ khía cạnh lịch sử, có nhiều chứng cứ cho thấy Chúa Jesus và vua Manu chính là một người".

Hòa Việt
vnexpress.net
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#3
Những thánh tích bí ẩn liên quan đến Chúa Jesus

Chén Thánh, tấm vải liệm Turin, chiếc khăn của Veronica là ba trong số những thánh tích bí ẩn liên quan đến cái chết của Chúa Jesus.

[Image: 1-1485020395_680x0.jpg]

Thánh giá Thật (True Cross) được tin là cây thánh giá Chúa Jesus bị đóng đinh. Đây là một biểu tượng quan trọng đối với các tín đồ theo đạo Cơ Đốc, theo Live Science. Theo ghi chép của nhà sử học Socrates Scholasticus sống ở thế kỷ 4, mẹ của hoàng đế La Mã Constantine yêu cầu phá hủy nhà thờ xây dựng trên địa điểm Chúa Jesus bị đóng đinh. Bà phát hiện ba cây thánh giá bên dưới nhà thờ. Hiện nay, có hàng trăm mảnh gỗ vụn được tôn kính như những mảnh Thánh giá Thật ở khắp châu Âu. Ảnh: Dreams Time.




[Image: 2-1485020395_680x0.jpg]

Chiếc khăn của Veronica đang nằm trong Nhà thờ Thánh Peter, Rome, Italy, là một mảnh vải nổi tiếng in hình khuôn mặt Chúa Jesus. Truyền thuyết kể rằng khi Chúa Jesus được mang tới cây thánh giá trước khi bị đóng đinh, một phụ nữ tên là Saint Veronica lau mồ hôi trên trán của ngài bằng khăn trùm đầu. Sau đó, khuôn mặt của Chúa Jesus sau đó xuất hiện trên mảnh vải. Ảnh: Hans Memling.



[Image: 3-1485020396_680x0.jpg]

Theo Kinh Thánh, các binh sĩ La Mã chế nhạo Chúa Jesus bằng cách đặt một vòng gai trên đầu ngài trước khi qua đời. Hiện nay, chiếc vòng gai này được cho là nằm ở Nhà thờ Notre Dame, Paris, Pháp. Ảnh: Anneka.



[Image: 4-1485020396_680x0.jpg]

Nhà thờ San Salvador, Tây Ban Nha, là nơi cất giữ khăn mặt Oviedo, một mảnh vải đẫm máu quấn quanh đầu của Chúa Jesus sau khi Ngài qua đời. Nó được trưng bày công khai ba lần mỗi năm. Năm 2016, Juan Manuel Miñarro tại Đại học Seville, Tây Ban Nha, phát hiện thấy các vệt máu tương tự giữa khăn mặt Oviedo và tấm vải liệm Turin. Điều này cho thấy chúng được đậy trên xác của cùng một người. Ảnh: Historic Mysteries.



[Image: 5-1485020397_680x0.jpg]

Nhiều tín đồ tin rằng số lượng đinh dùng để đóng Chúa Jesus vào cây thánh giá là 3 hoặc 4. Nhưng theo Bách khoa Toàn thư Công giáo, không ít hơn 30 chiếc đinh được tôn kính như là thánh tích liên quan đến cái chết của Ngài. Ảnh: Stephanie Pappas.



[Image: 6-1485020397_680x0.jpg]

Chén Thánh là chén được sử dụng bởi Chúa Jesus trong bữa ăn tối cuối cùng trước khi qua đời. Câu chuyện về Chén Thánh xuất hiện trong thần thoại Celtic. Ảnh: Dante Gabriel Rossetti.



[Image: 7-1485020398_680x0.jpg]

Tấm vải liệm Turin là một trong những biểu tượng tôn giáo thiêng liêng nhất. Tín đồ Cơ Đốc giáo coi đây là tấm vải dùng để liệm xác và lưu giữ hình ảnh Chúa Jesus. Hiện nay, tấm vải liệm Turin được cất giữ tại nhà thờ Saint John the Baptist ở Turin, Italy. Ảnh: Wikipedia.



Lê Hùng
vnexpress.net
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#4
anatta hình như là Phật tử ?? 


:full-moon-with-face4:
Reply
#5
Yes, Tuyetvan.

:-)
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#6
Cảm ơn anh Anatta nhiều lắm.  Tulip4

Mặc dù đã xem những bài viết như thế này rất nhiều lần. Lần nào cũng vậy, mỗi lần đọc Phương Vy thật là xúc động anh Anatta ạ.  Tulip4

Cảm nhận sâu xa tình yêu thương của Chúa Jesus dành cho nhân loại trong đó có Phương Vy.  Heavy-black-heart4

Hello sis TuyetVan  Hello
Reply
#7
Không có chi P Vy.  Tulip4

Anh đọc được các bài báo về Chúa Jesus trong chủ đề về khoa học của trang VnExpress, nên đăng vào phòng Khoa Học này .
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#8
interesting  .. anatta là PT , nhưng interested vào Chúa Jesus  Hello


đó là 1 điểm đặc biệt về Chúa Jesus ... không cần biết anh  tôn giáo nào ... Ngài đều thu hút hết mọi người 


btw , Kinh thánh không nói rỏ Chúa Jesus giống thế nào , nên người ta nghĩ thế nào , thì vẻ thế đó ... nhưng đó cũng là 1 điểm cho thấy .. mọi người đều find Ngài so fascinating  :kiss:
Reply