Phật Học Thường Thức-Trang Hỏi Đáp: Hiểu đúng về chữ "nợ" khi con bất hiếu.
#91
Hiểu đúng về tạo nghiệp sát

GN - HỎI: Tôi là Phật tử, ăn chay, nhưng tôi có ý định muốn bán bánh mì thịt làm kế sinh nhai. Vậy cho tôi hỏi, làm nghề bán bánh mì thịt có gây tạo nghiệp sát sinh không?


(PHƯƠNG ANH, nguyenhaphanh...@gmail.com)


[Image: nghiepsat.jpg]


ĐÁP: Bạn Phương Anh thân mến!


Theo lời Đức Phật dạy, có năm nghề buôn bán mà hàng Phật tử không được làm: “Có năm nghề buôn bán, này các Tỳ-kheo, một nam cư sĩ không nên làm. Thế nào là năm? Buôn bán đao kiếm, buôn bán người, buôn bán thịt, buôn bán rượu, buôn bán thuốc độc” (Kinh Tăng chi bộ, chương 5, phẩm Nam cư sĩ, phần Người buôn bán).


Điều đáng lưu tâm và bàn bạc ở đây là lời dạy Không bán thịt. Hiện có hai khuynh hướng luận giải, giải thích khác nhau về lời dạy này: 1- Không bán thịt là không làm nghề đồ tể (trực tiếp giết hại), 2-Không bán thịt là chẳng những không giết hại mà còn không buôn bán thú vật, không bán thịt sống và cả thịt chín (dù không trực tiếp giết hại).


Trước hết là vấn đề bán thịt có trực tiếp giết hại. Thời xa xưa, những người bán thịt hầu hết đều kiêm luôn giết mổ. Muốn có thịt để bán cho khách thì người hàng thịt phải sát sinh. Cho nên bán thịt (sống hay chín) mà kiêm đồ tể, giết mổ để lấy thịt đem bán là hoàn toàn không được, vì tạo nghiệp sát rất nặng nề.


Còn vấn đề bán hay trao đổi vật nuôi để lấy sản vật, thiển nghĩ trong bối cảnh xã hội nông nghiệp thời cổ đại, người nông dân chủ yếu trồng trọt và chăn nuôi nên việc bán hoặc trao đổi gia súc để lấy các sản vật khác là hoạt động bình thường. Do đó, cụm từ “không bán thịt” ở đây không hẳn là Đức Phật cấm trao đổi gia súc, thú vật nói chung.


Thực tiễn hiện nay, người bán hàng ăn mặn như bán bánh mì thì tuy “có bán thịt” nhưng hầu hết đó đã là thực phẩm được làm sẵn. Và như vậy họ không hội đủ 5 yếu tố để tạo nên nghiệp sát, gồm: 1- Có chúng sinh, 2- Biết rõ chúng sinh ấy, 3- Có tâm giết hại, 4- Cố gắng giết hại (tự giết, bảo người giết, tìm cách giết), 5- Chúng sinh ấy chết. Trong trường hợp này, người bán bánh mì thịt tuy có liên hệ trong tương quan cộng nghiệp nhưng không tạo nghiệp sát sinh.


Dĩ nhiên người Phật tử thì không nên mở cửa hàng, tiệm sạp chuyên bán thịt tươi sống. Vì những hình ảnh thịt xương máu huyết ngổn ngang ám ảnh lâu ngày sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm thức. Nhưng “bán bánh mì thịt” thì trong chừng mực nào đó, nếu chưa tìm được nghề khác để mưu sinh vẫn có thể chấp nhận. Vì như đã nói, họ chỉ có liên hệ cộng nghiệp mà thôi chứ không tạo nên nghiệp sát.


Liên hệ đến các nghề khác trong cuộc sống, dù cao quý đến mấy, không ai mà không tạo nghiệp, nên gọi là nghề nghiệp. Người Phật tử nguyện sống và làm ăn lương thiện, tránh xa hoặc hạn chế đến mức thấp nhất các biệt nghiệp xấu ác nhưng chắc chắn không thể tránh hết các liên hệ cộng nghiệp vốn vô lượng vô biên không thể kể hết được. Do đó, thành tâm sám hối nghiệp chướng hàng ngày, trong mỗi nửa tháng là việc cần làm. Song hành với sám hối là nỗ lực làm mọi việc phước thiện, tốt lành khác trong khả năng có thể để vun bồi thêm phước đức.


Chúng tôi nghĩ rằng, người Phật tử luôn phát huy trí tuệ và từ bi để tìm một nghề mưu sinh thích hợp với hoàn cảnh và khả năng của mình. Không chạy theo lợi nhuận mà bất chấp tất cả nhưng cũng không quá cứng nhắc, không dám làm gì vì thấy nghề nào cũng có tội. Bởi “không dám làm gì” thì sẽ dẫn đến túng thiếu, mà “cùng tắc biến” lại chính là nguyên nhân tạo ra vô số tội nghiệp khác.

Chúc Bạn Tinh Tấn

GNOL


May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#92
Có nên nhận lộc chùa?


GN - HỎIKhi đến thăm một số chùa, thỉnh thoảng tôi được các Tăng (Ni) ban lộc, thường là bao đỏ (có tiền mệnh giá nhỏ hay một câu kinh ngắn) và ít bánh trái. Vì cả nể nên tôi đành nhận, về nhà tôi suy nghĩ lộc chùa cũng là tài vật của bá tánh, mình nhận như vậy sẽ không tốt vì mang nợ. Xin hỏi quý Báo, vậy tôi có nên nhận không?



(THỌ LÊ, vinhtho...@gmail.com)


[Image: DSC_0223.JPG]
Người dân thường đến chùa lễ Phật, xin lộc vào ngày đầu năm mới... - Ảnh minh họa



ĐÁP:


Bạn Thọ Lê thân mến!


Hiện nay, các cá nhân, gia đình hay đoàn khách Phật tử phương xa hành hương đến chùa chiêm bái, thăm viếng, nếu có báo trước thì đều được nhà chùa tiếp đón (nếu đến đột xuất thì tùy duyên). Nếu khách thăm viếng, lễ bái và vãn cảnh rồi đi thì nhà chùa mời nghỉ chân uống nước, ăn bánh trái. Nếu Phật tử muốn dùng bữa thì nhà chùa mời cơm chay thanh đạm. Nếu Phật tử có nhu cầu ở lại chùa vài ngày để trải nghiệm sống thiền theo chư tôn đức Tăng Ni thì một số chùa lớn có điều kiện cũng trợ duyên. Và hầu như tất cả sự đón tiếp này đều trên tinh thần tự nguyện sẻ chia, mọi sự đều tùy tâm và tùy duyên (cùng nhau làm việc, có gì dùng nấy), mọi người ai ai cũng đều hoan hỷ.


Một số chùa vừa thể hiện đạo tình và vừa phương tiện hoằng pháp nên lúc chia tay thường tặng khách thập phương món quà nhỏ (dân gian gọi là lộc chùa hay lộc Phật), có thể là bao đỏ đựng câu kinh, quyển kinh sách nhỏ, các vật phẩm chùa làm v.v… Hoặc sau những cuộc lễ, các chùa thường có chút lộc Phật như chai nước hay bánh trái gửi biếu thập phương bá tánh. Và hầu hết các Phật tử cũng như khách thập hương đều rất trân quý, hoan hỷ với lộc Phật này.


Theo tinh thần Giới luật của đạo Phật, các loại tài vật khi được mời thỉnh hoặc được cho, tặng, biếu một cách chính đáng là tài vật hợp pháp. Vì thế các Phật tử và khách hành hương được nhà chùa cho, tặng, biếu thì cứ hoan hỷ tùy duyên thọ dụng. Người hữu duyên nhận lộc Phật rồi gieo duyên lành với Tam bảo mà phát tâm hướng thiện là điều rất hay, tất cả đều được phước. Trên một phương diện khác, tài vật cho những chuyến từ thiện do nhà chùa chủ trương đều là của thí chủ, các nhà hảo tâm ủng hộ. Những người nhận sự giúp đỡ, sẻ chia từ nhà chùa tuy nhận của bá tánh nhưng không hề mắc nợ vì người cho, vật cho và người nhận đều trong sạch.


Do vậy, cần phân biệt rõ ràng giữa việc thọ dụng vật thực nhà chùa mời hay nhận lộc nhà chùa cho, hoàn toàn khác với lạm dụng của đàn na tín thí cúng dường Tam bảo, tư lợi cho riêng mình. Đành rằng vật thực ở chùa là của tín thí, nhưng khi được nhà chùa mời hay ban phát lộc Phật thì chúng ta cứ như pháp tùy duyên thọ dụng và không có gì phải e ngại. Vì thực chất, lộc Phật mang giá trị tinh thần là chính (giá trị vật chất rất nhỏ) và mục đích của sự thọ dụng này là quảng kết thiện duyên mà quy hướng Tam bảo, tu sửa chính mình, phụng sự tha nhân. Nếu thọ nhận lộc Phật như mục đích đã nói trên thì chẳng những không mang nợ tín thí mà còn được phước vô lượng.

Chúc bạn tinh tấn.

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#93
“Năm vóc sát đất” là gì?


GN - HỎI: Tôi đọc sách và được biết lạy Phật nên “năm vóc sát đất” mới thể hiện lòng cung kính với Tam bảo, nhất là với Đức Phật. Xin hỏi lạy “năm vóc sát đất” là thế nào? 

Tôi cũng thấy nhiều người lạy Phật với những cách thức khác nhau: Có người ngửa hai lòng bàn tay, đặt trán vào lòng bàn tay. Có người thì trán chạm xuống đất, còn hai bàn tay ngửa đưa ra phía trước. Có người thì úp hai bàn tay xuống đất, trán đặt vào lưng bàn tay. Có người khi lạy xuống sát đất, giữ yên một lúc mới đứng dậy. Có người cúi lạy xuống thì liền đứng lên ngay. Như vậy, lạy Phật theo cách nào là đúng nhất?

(Tâm Lạc, minhnguyen...@gmail.com)



[Image: namvoc%202.jpg]



ĐÁP:

Bạn Tâm Lạc thân mến!

Lạy Phật “năm vóc sát đất” (ngũ thể đầu địa) có nghĩa là năm bộ phận thân thể gồm đầu, hai tay và hai chân gieo xuống sát đất. Theo Phật Quang đại từ điển (tập 3) dẫn sách Đại Đường Tây Vực ký (quyển 2), nói về cách lạy Phật “năm vóc gieo xuống đất” gồm: Trước hết, quỳ gối bên phải (gồm toàn bộ đầu gối, ống chân và mu bàn chân) sát đất, kế đến là gối bên trái, rồi đến hai khuỷu tay sát đất, hai bàn tay ngửa ra duỗi thẳng quá trán, sau cùng là đỉnh đầu đặt sát đất, giữ yên một lúc, như thế gọi là một lạy cung kính (cung kính lễ).

Động tác “hai khuỷu tay sát đất, hai bàn tay ngửa ra duỗi thẳng quá trán” biểu thị cho việc hai tay người lạy nâng bàn chân của Thế Tôn cung kính đặt trán và đỉnh đầu lên hai bàn chân Phật mà đảnh lễ. Cho nên, cách lạy này còn gọi là “đầu diện tiếp túc quy mạng lễ” (đầu mặt chạm chân Thế Tôn cung kính lễ lạy). Như vậy, cách lạy Phật “trán cúi chạm xuống đất, còn hai bàn tay ngửa đưa ra phía trước trán” là đúng với quy cách lạy Phật “năm vóc sát đất”.

Việc lạy Phật cần chậm rãi, thong thả, trang nghiêm và thành kính. Nên “khi lạy xuống sát đất, giữ yên một lúc mới đứng dậy” là rất cần thiết vì không chỉ thân mà cả tâm đều cung kính lễ. Do đó, cần một khoảng thời gian để dốc hết tâm tư kính cẩn lạy Phật. Vì thế những ai “cúi lạy xuống thì liền đứng lên ngay” là chưa đúng với quy cách lạy Phật “năm vóc sát đất”. Gieo “năm vóc sát đất” có ý nghĩa nhiếp phục sự kiêu mạn của bản thân và tỏ lòng thành kính, tâm quy mạng đối với Thế Tôn. Lạy Phật như vậy mới tội diệt phước sinh, công đức vô lượng.

Chúc bạn tinh tấn.

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#94
Gặp vị sư khất thực, Phật tử phải làm sao cho đúng?


GN - HỎI: Là Phật tử, khi ra đường gặp những vị sư ôm bát khất thực, tôi phải làm sao cho đúng?

(SEN BÚP, senbup…@gmail.com)




[Image: khatthuc.jpg]
Để nhận diện các vị sư khất thực đúng pháp, cách đơn giản nhất là họ thường im lặng đi theo đoàn, chỉ nhận thực phẩm (không nhận tiền) - Ảnh minh họa



ĐÁP: Bạn Sen Búp thân mến!



Trước hết, cần xác định khất thực là một truyền thống tốt đẹp, là pháp hành cao quý của mười phương chư Phật và của chư vị Tăng Ni. Được cúng dường thực phẩm (hay bốn vật dụng thiết yếu) đến vị Tăng đang ôm bình bát khất thực, sống bằng vật thí thanh tịnh của bá tánh là phước lành của hàng Phật tử.



Ở các nước Phật giáo Nam tông (Nguyên thủy), chư Tăng mỗi ngày đều đi khất thực, Phật tử chuẩn bị sẵn thực phẩm chờ chư Tăng đi qua để dâng cúng. Hoặc Phật tử chuẩn bị thực phẩm mang đến chùa viện sớt bát cúng dường chư Tăng trước giờ thọ trai.



Riêng tại xứ ta, phần lớn theo truyền thống Phật giáo Bắc tông (Đại thừa), chư Tăng Ni không đi khất thực mà nấu ăn tại chùa. Ngoài ra, còn có hệ phái Phật giáo Nam tông và Khất sĩ, chư Tăng vẫn tùy duyên duy trì hạnh tu khất thực. Nói tùy duyên bởi vì không phải chư vị khất thực hàng ngày, phần lớn vẫn nấu ăn tại chùa viện như chư Tăng Phật giáo Bắc tông.



Tuy nhiên do những năm gần đây, xuất hiện ngày càng nhiều việc giả sư khất thực phi pháp làm tổn hại đến uy danh của Tăng-già nên Giáo hội đã đề nghị tạm ngưng việc khất thực (nếu có thì chỉ khất thực trong khuôn viên chùa viện, hoặc khất thực bên ngoài thì phải đúng pháp và có cả Tăng đoàn của chùa viện ấy). Như vậy, có thể nói, các vị sư khất thực một mình nơi phố chợ hiện nay hầu hết là giả sư.



Để nhận diện các vị sư khất thực đúng pháp, cách đơn giản nhất là họ thường im lặng đi theo đoàn, chỉ nhận thực phẩm (không nhận tiền), y bát đầy đủ, oai nghi tề chỉnh, về chùa trước 12 giờ trưa. Những vị đi khất thực mà thiên về nhận tiền, đứng hoài một chỗ, y phục nhếch nhác thì chắc chắn họ là giả sư.


Là một Phật tử, khi thấy một hay nhiều vị sư ôm bát khất thực, nếu có học giáo pháp thì dễ dàng nhận ra các vị sư ấy đang khất thực đúng pháp hay không và những vị nào là giả sư khất thực. Trong trường hợp chưa biết rõ họ có giả sư hay không thì chúng ta cần giữ tâm cung kính bình đẳng với người mang hình tướng “đầu tròn, áo vuông”. Tuy nhiên, muốn cúng dường hay giúp đỡ họ cần phải cân nhắc vì hiện tại hầu hết họ là giả sư. Có thể bố thí cho các vị ấy đồ ăn thức uống nhưng tuyệt đối không được cúng tiền. Vì cúng tiền cho những vị đi khất thực là không đúng pháp, mặt khác là tiếp tay cho nạn giả sư hoành hành, lợi dụng sự kính tín của Phật tử để tư lợi và làm tổn hại Chánh pháp.

GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#95
Cách nào để định tâm?



GN - Tôi xuất gia đã ba năm nhưng tâm không định được, hay suy nghĩ vẩn vơ, khó tập trung vào việc tụng kinh, niệm Phật. Có cách gì để định tâm? (Ý LÊ, lehuynhnhuy...@gmail.com)


[Image: thiendinh-5654.jpg]




Bạn Ý Lê thân mến!

Định tâm là nội dung tu tập quan trọng của Giới-Định-Tuệ, cốt tủy của pháp hành Phật giáo. Nếu không thực hành và thành tựu các cấp độ của Định (Chánh định) thì dẫu có nhân danh là gì đi nữa cũng đang đứng ngoài cửa đạo. Là người xuất gia, tu tập Định để lắng đọng và thanh lọc tâm lại càng cấp thiết hơn.



Muốn tu tập Định, trước phải thành tựu Giới. Không giữ giới hoặc có giữ mà bị khiếm khuyết thì rất khó để thành tựu Định. Kế đến cần chọn một đề mục an trụ tâm thích hợp. Ngoài các thời khóa công phu thực hành cùng đại chúng (tụng kinh, lạy Phật…), muốn tu tập Định cần tìm ra và hành trì miên mật đề mục của riêng mình.



Có đề mục thiền Chỉ, có đề mục thiền Quán, có đề mục gồm cả Chỉ và Quán. Có thể tinh chuyên với một đề mục, có thể vận dụng linh hoạt các đề mục khác nhau để đối trị những tâm tưởng khác nhau. Nhận rõ năm triền cái, năm chướng ngại tâm (tham dục, sân hận, hôn trầm, trạo cử, nghi ngờ) và tìm cách phát triển năm thiền chi (tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm) để chuyển hóa chúng.

Thiền chỉ là tập trung, chú tâm chuyên nhất vào đề mục. Thiền quán là phát huy tỉnh giác cao độ thấy rõ sự vô thường, sinh diệt của đối tượng. Chỉ và quán hỗ trợ nhau, nếu hành trì đúng đắn và tinh tấn sẽ đưa đến tâm được lắng dịu, an trú, nhất tâm. Trong Phật giáo, Định có nhiều cấp độ. Bốn bậc thiền (Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền) chính là nội dung tu tập Chánh định.

Không hiểu biết, không thực hành pháp môn tu tập Định mà mong được định tâm, điều ấy sẽ không xảy ra.


Chúc các bạn tinh tấn!

GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#96
“Năm vóc sát đất” là gì?

GN - HỎI: Tôi đọc sách và được biết lạy Phật nên “năm vóc sát đất” mới thể hiện lòng cung kính với Tam bảo, nhất là với Đức Phật. Xin hỏi lạy “năm vóc sát đất” là thế nào? 

Tôi cũng thấy nhiều người lạy Phật với những cách thức khác nhau: Có người ngửa hai lòng bàn tay, đặt trán vào lòng bàn tay. Có người thì trán chạm xuống đất, còn hai bàn tay ngửa đưa ra phía trước. Có người thì úp hai bàn tay xuống đất, trán đặt vào lưng bàn tay. Có người khi lạy xuống sát đất, giữ yên một lúc mới đứng dậy. Có người cúi lạy xuống thì liền đứng lên ngay. Như vậy, lạy Phật theo cách nào là đúng nhất?


(Tâm Lạc, minhnguyen...@gmail.com)

[Image: namvoc%202.jpg]



ĐÁP: 



Bạn Tâm Lạc thân mến!



Lạy Phật “năm vóc sát đất” (ngũ thể đầu địa) có nghĩa là năm bộ phận thân thể gồm đầu, hai tay và hai chân gieo xuống sát đất. Theo Phật Quang đại từ điển (tập 3) dẫn sách Đại Đường Tây Vực ký (quyển 2), nói về cách lạy Phật “năm vóc gieo xuống đất” gồm: Trước hết, quỳ gối bên phải (gồm toàn bộ đầu gối, ống chân và mu bàn chân) sát đất, kế đến là gối bên trái, rồi đến hai khuỷu tay sát đất, hai bàn tay ngửa ra duỗi thẳng quá trán, sau cùng là đỉnh đầu đặt sát đất, giữ yên một lúc, như thế gọi là một lạy cung kính (cung kính lễ).



Động tác “hai khuỷu tay sát đất, hai bàn tay ngửa ra duỗi thẳng quá trán” biểu thị cho việc hai tay người lạy nâng bàn chân của Thế Tôn cung kính đặt trán và đỉnh đầu lên hai bàn chân Phật mà đảnh lễ. Cho nên, cách lạy này còn gọi là “đầu diện tiếp túc quy mạng lễ” (đầu mặt chạm chân Thế Tôn cung kính lễ lạy). Như vậy, cách lạy Phật “trán cúi chạm xuống đất, còn hai bàn tay ngửa đưa ra phía trước trán” là đúng với quy cách lạy Phật “năm vóc sát đất”.



Việc lạy Phật cần chậm rãi, thong thả, trang nghiêm và thành kính. Nên “khi lạy xuống sát đất, giữ yên một lúc mới đứng dậy” là rất cần thiết vì không chỉ thân mà cả tâm đều cung kính lễ. Do đó, cần một khoảng thời gian để dốc hết tâm tư kính cẩn lạy Phật. Vì thế những ai “cúi lạy xuống thì liền đứng lên ngay” là chưa đúng với quy cách lạy Phật “năm vóc sát đất”. Gieo “năm vóc sát đất” có ý nghĩa nhiếp phục sự kiêu mạn của bản thân và tỏ lòng thành kính, tâm quy mạng đối với Thế Tôn. Lạy Phật như vậy mới tội diệt phước sinh, công đức vô lượng.


Chúc Bạn Tinh Tấn.

GNOL.
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#97
Tu cách nào để bớt nóng giận & biết yêu thương mọi người?


GN - Tôi xuất gia đã khá lâu, với thâm niên như thế đáng ra đã có lòng từ, tha thứ và yêu thương.
Nhưng thời gian qua, tôi nhận thấy mình rất hẹp hòi, không có tình thương với chúng sinh, hay nổi nóng tức giận. Xin hỏi quý Báo, tu cách nào để trở nên hiền lành, biết yêu thương mọi người?

(Ý LÊ, lehuynhnhuy...@gmail.com)







[Image: 111-3007.jpg]
Rải tâm từ - Ảnh minh họa








Bạn Ý Lê thân mến!



Việc xuất gia ở chùa đã lâu và có lòng từ bi, biết tha thứ là hai vấn đề hoàn toàn khác biệt. Bởi cho dù xuất gia có bao lâu đi nữa, nếu không tu tập để phát triển và nuôi dưỡng tâm từ thì vẫn thiếu vắng yêu thương, cứ hẹp hòi và hay nóng giận như thường.



Điều cốt tủy là bạn cần học và hành thiền rải tâm từ. Trước khi rải tâm từ, bạn nên quán niệm về sự tha thứ. Bạn đã từng gây khổ đau cho người nên cầu xin sự tha thứ. Người khác từng gây khổ đau cho bạn, bạn cũng rộng lòng tha thứ. Bạn cũng tự tha thứ cho chính mình và phát nguyện tu tập. Quán niệm về sự tha thứ sẽ giúp tâm tư thanh thản, nhẹ nhàng, dễ rải lòng từ bi hơn.



Kế đến, bạn cần hiểu rõ tâm từ là lòng thương yêu không điều kiện, không vị kỷ, không phân biệt; cầu mong sự lợi ích, sự tấn hóa, sự an lạc lâu dài cho mình và hết thảy chúng sinh. Tâm từ, khác với tâm ái (chứa tham - sân), phải được chế tác và nuôi lớn trong tâm mỗi ngày.



Để thực hành rải tâm từ, bạn cần ngồi yên và rải tâm từ đến các đối tượng: Nguyện cho tôi có đđủ sức khỏe, thân không bệnh tật, tâm không phiền nãocuộc sống được hạnh phúc yên vui. Nguyện cho các bậc thầy, cho cha mẹ, cho ông bàcho bà con, cho những ân nhân, cho những người tôi không quen, cho những người không thích tôi, cho các oan gia trái chủ của tôi… có đầy đủ sức khỏe, thân không bệnh tật, tâm không phiền não, cuộc sống được hạnh phúc yên vui.



Bạn cũng có thể rải tâm từ đến chúng sinh theo khu vực: Nguyện cho các chúng sinh trong nhà của tôi có đầy đủ sức khỏe, thân không bệnh tật, tâm không phiền não, cuộc sống được hạnh phúc yên vui. Nguyện cho các chúng sinh trong xã, trong huyện, trong tỉnh, trong nước, trên địa cầu nàycó đầy đủ sức khỏe, thân không bệnh tật, tâm không phiền não, cuộc sống được hạnh phúc yên vui.



Hoặc rải tâm từ rộng khắp mười phương: Nguyện cho tất cả chúng sinh ở phương Đông có đầy đủ sức khỏe, thân không bệnh tật, tâm không phiền não, cuộc sống được hạnh phúc yên vui. Nguyện cho tất cả chúng sinh ở phương Đông-Nam, phương Nam, phương Tây-Nam, phương Tây, phương Tây-Bắc, phương Bắc, phương Đông-Bắc, phương Trên, phương Dưới, khắp cả mười phương…  đy đủ sức khỏe, thân không bệnh tật, đầy đủ sức khỏe, thân không bệnh tậttâm không phiền nãocuộc sống được hạnh phúc yên vui.


Bạn phải chuyên cần thực tập rải tâm từ theo thời khóa cố định hoặc tùy duyên, cầu mong tha thứ, nuôi lớn từ tâm mỗi ngày cho đến khi sung mãn, tràn đầy. Song hành với tâm từ là tâm bi, tâm hỷ, tâm xả cũng được nuôi dưỡng, vun bồi cho thật sự lớn mạnh. Bấy giờ, bạn mới có thể trở n hiền lành, biết yêu thương mọi người.

Chúc bạn tinh tấn. 

GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#98
Quan niệm trả báo theo Phật giáo

[Image: minh-hoa-tu-van-bao-giac-ngo-4106.jpg]
nhân quả tương tục, tiếp nối không ngừng nên quả báo luôn hiện hữu trong đời sống, người Phật tử cần tiếp nhận quả báo xảy ra hàng ngày với trí tuệ - Ảnh: Shuterstock


GN - Tôi có nghe thuyết pháp, vị sư giảng rằng khi mình gặp những chuyện xấu ác, đó là quả báo tới, phải trả quả báo của mình, như vậy mình mới hết tội. Xin hỏi, theo Phật giáo quan niệm trả báo thế nào?

Tôi có nghe thuyết pháp, vị sư giảng rằng khi mình gặp những chuyện xấu ác, đó là quả báo tới, phải trả quả báo của mình, như vậy mình mới hết tội. Xin hỏi, theo Phật giáo quan niệm trả báo thế nào? Khi bị người khác hãm hại, mình có nên chống lại hoặc đề phòng, cảnh giác, tìm cách tránh né không? Hay cứ nghĩ đó là quả báo của mình, mình phải trả cho nhân xấu đã tạo trong quá khứ nên cứ cam chịu để trả quả cho hết?

(HỒNG TÚ, dthong...@gmail.com)



Bạn Hồng Tú thân mến!


Trả báo là cách gọi dân gian của việc tiếp nhận quả báo xấu ác hình thành do những nghiệp nhân bất thiện đã gieo. Theo Phật giáo, khi một nghiệp nhân được tạo ra, trải qua thời gian cùng với sự tương tác của các duyên (những nhân phụ), nghiệp quả sẽ được hình thành. Nghiệp quả này thường không đồng nhất với nghiệp nhân, trong nhiều trường hợp nghiệp quả sai khác rất nhiều, bởi có sự can thiệp và chi phối của các duyên. Thế nên, nói nhân-quả là nói tắt, nói đủ phải là nhân-duyên-quả. Biểu thức này xác quyết một điều, tùy thuộc vào sự chi phối của duyên mà có quả khác biệt nhiều hay ít so với nhân.


Ví dụ, chúng ta mua hạt giống bắp (nhân) loại tốt nhất về gieo trồng, nhưng vì thời tiết, thổ nhưỡng và kỹ thuật chăm sóc (duyên) không phù hợp nên đến khi thu hoạch trái bắp (quả) với chất lượng không tốt như giống của nó; hoặc tình huống ngược lại. Điều này cho thấy biểu thức nhân-nào-quả-nấy không chính xác tuyệt đối vì duyên chi phối sẽ khiến cho quả lệch hướng với nhân. Do vậy, nhận thức đúng về nhân quả theo Phật giáo, cần chú trọng đến yếu tố duyên, tức các nhân phụ. Nhân quá khứ đã định, duyên một phần thuộc quá khứ và một phần đang tiếp diễn ngay trong hiện tại, quả sẽ xảy ra ở tương lai gần hoặc xa. Và như thế, nhân quả cần được nhìn nhận trong tương quan duyên khởi, các pháp vừa là nhân, vừa là duyên, vừa là quả chi phối lẫn nhau trùng trùng điệp điệp.


Thành ra, khi quả báo xấu thình lình xảy đến (quả đã chín muồi) thì chúng ta hãy mặc nhiên hay an nhiên thọ quả. Nhưng trong trường hợp quả báo chưa đến hoặc đang đến mà ta có thể biết được (như có người đang tâm hại mình) thì cần nỗ lực để chuyển hóa. Những cố gắng này chính là đang tạo thêm duyên mới để can thiệp vào quả. Việc này hoàn toàn có tính chủ động, phụ thuộc rất nhiều vào bản lĩnh, ý chí cùng trí tuệ của người trong cuộc. Giống như, tài xế đang chạy xe xuống đèo và phát hiện xe mất phanh, quả báo sẽ thế nào? Bấy giờ, ngồi yên chịu chết hay bình tĩnh và nhanh trí vận dụng hết kỹ năng lái xe có được để vượt qua hiểm nạn. Ngồi yên chịu chết không phải là trả báo theo quan điểm nhân quả Phật giáo. Cũng như biết người xấu đang triển khai kế hoạch hại mình mà an phận chấp nhận chờ trả quả, đó quan niệm và hành xử thiếu trí tuệ, không phải là thái độ ứng xử đúng Chánh pháp.



Do vậy, khi biết người khác đang tìm cách hãm hại mình, việc đầu tiên mình nghĩ ngay đến nhân quả của mình. Không có việc gì mà chẳng có nguyên nhân, chắc chắn mình đã tạo nhân bất thiện trong quá khứ gần hay xa với họ. Khi biết vậy rồi liền tìm mọi cách tạo duyên để chuyển hóa. Nếu hiểu nhầm thì lập tức hòa giải, nếu gây thiệt hại thì nhanh chóng thương lượng đền bù, nếu họ tức giận thì tìm cách xoa dịu, nếu tình hình nghiêm trọng hơn thì báo các ban ngành chức năng để được bảo vệ và xử lý theo pháp luật v.v… Từ chỗ hiểm nguy chúng ta phải phát huy trí tuệ và từ bi tìm cách thoát ra để an toàn cho mình và người. Tất cả những nỗ lực này là rất cần thiết và hoàn toàn đúng đắn với quan điểm nhân-duyên-quả của Phật giáo. Vì nhân quả tương tục, tiếp nối không ngừng nên quả báo luôn hiện hữu trong đời sống, người Phật tử cần tiếp nhận quả báo xảy ra hàng ngày với trí tuệ.



Khi đã thấy rõ sự vận hành của nhân quả bằng trí tuệ, người Phật tử sẽ linh động tùy duyên trong ứng xử, chuyển hóa và tiếp nhận mọi quả báo thuận hay nghịch, tốt hoặc xấu. Tất cả đều hoàn toàn chủ động, kể cả một số trường hợp an nhiên chấp nhận trả quả cũng phải chủ động phát nguyện. Phát huy tuệ giác, tích cực và chủ động tạo ra nghiệp mới (duyên) thiện lành để góp phần chuyển hóa các nghiệp quả xấu ác chính là tu, đó cũng chính là nhận thức và hành xử đúng đắn theo nhân quả theo Phật giáo.


Chúc bạn tinh tấn!

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#99
Phật lịch được tính như thế nào?


[Image: hinh-phat-dep-hd-1-3248.jpg]


GN - Niên đại Đản sinh và nhập Niết-bàn của Đức Phật Thích Ca, về phương diện nghiên cứu độc lập hiện tồn nhiều thuyết khác nhau, nhưng về phương diện phổ quát, Phật giáo thế giới đều thống nhất. 

GN - Hỏi: Xin hỏi quý Báo về các vấn đề liên quan đến Phật lịch như: Phật lịch được tính từ năm nào? Cách tính Phật lịch? Ngày nào trong năm sang trang năm mới của Phật lịch?Cách tínhPhật lịch và ngày sang năm mới của Phật lịch giữa hai truyền thống Phật giáo Nam truyền và Bắc truyền có giống hay khác nhau?

(LƯU LY, luuly…@gmail.com)



Bạn Lưu Ly thân mến!



Niên đại Đản sinh và nhập Niết-bàn của Đức Phật Thích Ca, về phương diện nghiên cứu độc lập hiện tồn nhiều thuyết khác nhau, nhưng về phương diện phổ quát, Phật giáo thế giới đều thống nhất Đức Phật Thích Ca đản sinh năm 624 (trước Công nguyên) và nhập Niết-bàn năm 544 (trước Công nguyên), trụ thế 80 năm.



Về Phật lịch, Phật giáo thế giới lấy mốc năm Đức Phật Thích Ca nhập Niết-bàn để tính năm đầu Phật lịch (544 trước Công nguyên). Khởi nguyên từ Đại hội Phật giáo Thế giới tổ chức lần thứ I tại Sri Lanka (Tích Lan) vào năm 1950, toàn thể đại biểu Phật giáo đại diện 26 quốc gia thống nhất lấy năm Đức Phật Thích Ca nhập Niết-bàn làm mốc để tính năm đầu Phật lịch (cờ Phật giáo thế giới cũng được quyết nghị công bố và áp dụng tại Đại hội lịch sử này). Đến Đại hội Phật giáo thế giới lần thứ VI, tổ chức tại Campuchia (Cam-bốt) vào năm 1961, thống nhất ngày kỷ niệm Phật đản sinh trên toàn thế giới là ngày rằm tháng Tư âm lịch (ngày trăng tròn tháng Vesak của Ấn Độ).



Cách tính Phật lịch là lấy năm Đức Phật nhập Niết-bàn cộng với năm hiện tại. Ví dụ, năm 2021 thì Phật lịch được tính: 544 + 2021 = 2565. Tuy nhiên, nói năm 2021 ứng với Phật lịch 2565 là nói chung, chính xác phải tính được ngày để sang năm mới Phật lịch.



Hiển nhiên, Phật giáo thế giới đã chọn năm Phật Thích Ca nhập diệt làm mốc tính năm đầu Phật lịch thì chắc chắn ngày sang trang Phật lịch trong năm phải là ngày kế sau ngày Đức Phật nhập diệt. Nhưng thực tế hiện nay, ngày sang trang Phật lịch trong năm lại là ngày kế sau ngày Đức Phật đản sanh (ngày 16-4 âm lịch). Vì sao như vậy? Theo Phật giáo Bắc truyền, Đức Phật Thích Ca đản sanh ngày 15-4 âm lịch (trước năm 1960 là ngày 8-4 âm lịch), Thành đạo ngày 8-12 âm lịch và Nhập diệt ngày 15-2 âm lịch. Theo Phật giáo Nam truyền, ngày 15-4 âm lịch (ngày trăng tròn tháng Vesak) là ngày Đại lễ Tam hợp, kỷ niệm ba sự kiện Phật Thích Ca Đản sanh, Thành đạo và nhập Niết-bàn. Hiện Phật giáo thế giới đã chuẩn hóa ngày sang trang Phật lịch là ngày kế sau ngày Phật Niết-bàn (ngày 16-4 âm lịch) hàng năm. Nhưng vì ngày Phật nhập diệt trùng với ngày Phật đản sanh (theo Phật giáo Nam truyền) nên khiến nhiều người nghĩ rằng sau ngày Phật đản là ngày sang trang Phật lịch.



Như vậy, sau khi xác định được ngày sang trang năm mới Phật lịch là ngày 16-4 âm lịch hàng năm, thì ngay trong năm 2021, trước ngày 16-4 âm lịch (trước 27-5-2021) Phật lịch vẫn tính 2564, từ ngày 16-4 âm lịch (27-5-2021) trở đi cho đến Phật đản năm sau, Phật lịch được tính 2565.



Như đã trình bày, hai truyền thống Phật giáo lớn trên thế giới đều thống nhất về năm Phật lịch đầu tiên là năm Đức Phật nhập Niết-bàn. Tuy vậy, về ngày Đức Phật nhập Niết-bàn giữa hai truyền thống Phật giáo có chút khác biệt (Nam truyền ngày 15-4 âm lịch, Bắc truyền ngày 15-2 âm lịch), và Phật giáo thế giới chọn ngày 16-4 âm lịch để sang trang năm mới Phật lịch là theo Phật giáo Nam truyền.


Chúc bạn tinh tấn!

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
Vô tình sát sinh tội có nặng không?


[Image: hoangphap-khong-sat-sinh-full-21452020-094541-1492.jpg]
Một trong năm giới căn bản của Phật giáo là "Không sát sinh" - Ảnh minh họa

GN - Hỏi: Tôi là một Phật tử, trong công việc ruộng rẫy hàng ngày thường vô tình cày cuốc trúng phải giun dế, khi quét lá ở sân thì có lúc vừa quét vừa giẫm cả sâu kiến. Tôi biết vậy là sát sinh, làm tổn hại các sinh vật. Khi đó tôi có sám hối, niệm Phật và hồi hướng công đức cho chúng nhưng tôi vẫn sợ tội lỗi. Xin quý Báo cho biết tội ấy có nặng không, nếu không tránh được thì tôi phải làm sao?
(TUỆ VĂN, vantue...@gmail.com)

Bạn Tuệ Văn thân mến!

Người Phật tử sau khi quy y Tam bảo thường phát nguyện thọ trì năm giới. Giới thứ nhất là “Cố ý tránh xa sự sát hại chúng sinh”, giới này thường gọi vắn tắt là “Không sát sinh”. Thực tiễn đời sống cho thấy “Cố ý tránh xa sự sát hại chúng sinh” thì có thể giữ được, chứ chỉ đơn thuần “Không sát sinh” thì rất khó giữ, bởi những người làm nông hay sống ở ruộng đồng rừng núi thường vô tình làm tổn hại các sinh vật nhỏ nhít khá nhiều.

Mặt khác, để phạm giới “Không sát sinh” phải hội đủ 5 yếu tố:

1- Có một sinh vật (người hay động vật)
2- Sinh vật ấy còn sống
3- Khởi tâm giết hại

4- Tìm mọi cách để giết hại
5- Sinh vật ấy bị chết.

Không hội đủ các yếu tố kể trên thì chỉ bị khuyết giới chứ không phạm giới. Do vậy, nếu bạn vì công việc đồng áng vô tình làm tổn hại các sinh vật thì không phạm giới sát sinh, chỉ bị giới kém khuyết chưa trọn mà thôi.

Khi bị khuyết giới hay giới kém, bạn đã khởi lòng ăn năn, thành tâm sám hối lỗi lầm không cố ý là việc cần làm. Mặt khác, bạn cần thực hành các thiện pháp để bù lại chỗ phước đức có phần hao tổn do vô tình khuyết giới gây ra. Bạn cần nỗ lực bảo vệ môi trường, tích cực phóng sinh đúng pháp cùng thực thi các việc lành trong khả năng để tạo ra phước đức.\

Trong kinh Tăng chi (phẩm Hạt muối) Đức Phật có nói đến ý này. Nghiệp cũ xấu ác đã tạo ví như nắm muối, nếu nghiệp mới thiện lành chỉ là bát nước thì tất nhiên bát nước ấy sẽ mặn chát. Còn nghiệp mới thiện lành liên tục được tạo ra mênh mông như nước sông Hằng thì nắm muối kia chẳng có tác dụng gì. Vì vậy, do vô tình làm tổn hại chúng sinh mà bị hao hụt chút phước rồi sau đó biết nỗ lực tích phước, hành thiện thì phước đức vẫn được bảo tồn để nâng đỡ bạn bình an.

Chúc bạn tinh tấn!

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
Hóa giải nghiệp cô độc


[Image: f8c98b21-91d1-4fa7-8df4-1488715e728e-7275.jpeg]



GN - Tôi là Phật tử, cha mẹ đã mất, chỉ còn người anh ở xa. Tôi lập gia đình được sáu năm, có một cháu trai. Tôi và chồng có nhiều điểm không hợp nhau nên đã chia tay. Vấn đề là hiện tôi thấy buồn tủi cho bản thân mình, không người thân, không bạn bè, không bà con, sống cô độc, sáng đi làm chiều về phòng một mình. Ngay cả đi chùa, tôi cũng chỉ trò chuyện qua loa với các Phật tử khác chứ cũng không có bạn đạo thân. Bản thân tôi cũng vui vẻ, cởi mở với mọi người nhưng không chơi thân với ai được lâu. Mỗi lần rời xa môi trường nào là tôi mất liên lạc với nơi đó. Tôi biết tất cả đều do nghiệp duyên của tôi đã tạo. Hiện tôi rất buồn, thường hay khóc vì cô đơn và tủi thân. Tôi thấy nhiều người về già sống một mình, côi cút, bệnh tật mà liên tưởng đến bản thân mình. Tôi chỉ mong có những người bạn hay Phật tử thân để gặp mặt hay trò chuyện chia sẻ buồn vui trong cuộc sống mà không có. Mong quý Báo chỉ cho tôi cách hóa giải nghiệp cô độc để tôi có người thân thiết và được sống an vui.
(HIẾU LÊ, baobao...@gmail.com)


Bạn Hiếu Lê thân mến!

Theo thuyết Nhân quả - Nghiệp báo, sự cô độc hay các việc thuận nghịch xảy ra trong đời sống thảy đều có nguyên nhân. Bạn “biết tất cả đều do nghiệp duyên của tôi đã tạo” là điều tốt. Tuy vậy, để hiểu đầy đủ về nghiệp cô độc cũng như cách hóa giải hiệu quả thì có nhiều việc phải bàn.

Trước tiên cần nói đến nghiệp cũ, nghiệp này có hai giai đoạn, ở các đời trước và quá khứ của đời này. Nếu đời trước tạo các nghiệp xấu liên quan đến những việc như phá hoại sự đoàn kết, cố tình gây chia rẽ, khiến cho người và vật đau khổ vì ly tán, xa lìa… thì hiện đời sẽ chịu quả báo cô độc. Trong quá khứ của đời này (tính từ hiện tại trở về lúc mới sinh) do ảnh hưởng của quả báo xấu đời trước nên dù rất cố gắng bạn vẫn không tạo dựng được thiện cảm với mọi người, họ thường có cảm giác không thân thiện hoặc thiếu tin cậy và an toàn khi tiếp xúc với bạn, cuối cùng bạn bị người xa lánh mà chẳng biết vì sao.

Để chuyển hóa nhóm nghiệp cũ đời trước, phương pháp phổ biến là thành tâm sám hối những oan nghiệp tiền khiên, nguyện hóa giải hết các oán kết trong quá khứ. Bạn có thể lễ Phật sám hối hay tâm niệm hoặc đối thú sám hối, sau đó cầu xin tha thứ mọi lầm lỗi, nguyện tháo gỡ các oán thù, hồi hướng công đức mong cho mọi người mọi loài được hạnh phúc, an vui. Nỗ lực sám hối và tháo gỡ oán kết cho đến khi nhẹ nghiệp, các oán đối hữu hình hay chướng ngại vô hình giảm dần. Bạn có thể cảm nhận được điều này khi những người xung quanh bắt đầu thân thiện với bạn, các trở ngại trong giao tiếp cũng bớt dần, sự kết nối dễ dàng hơn.

Đối với nghiệp cũ đời này, do nghiệp đời trước tác động nên hình thành một cá nhân với quan điểm, tính cách, dáng vẻ, nói năng, giao tiếp, ứng xử… mang đặc thù của riêng bạn. Dù bạn tự nhận là mình cũng “vui vẻ, cởi mở với mọi người” nhưng thực tế dường như còn nhiều bất ổn, do đó bạn vẫn khó kết nối và thân thiện với người khác. Phương pháp chuyển hóa căn bản là thay đổi bản thân dựa trên việc thực hành chánh niệm. Có thể bắt đầu từ thực hành niệm Phật, niệm hơi thở… để từ đó nhận diện rõ hơn về chính con người của mình.

Bạn cần để ý rằng có nhiều vấn đề theo bạn là đúng, rất hợp lý nhưng đối với những người bạn đang tiếp xúc thì không hẳn như thế, thậm chí họ có thể nhận định là sai, vô lý. Nếu sau khi tiếp xúc, người ta tìm cách lảng tránh hoặc biệt tăm thì bạn phải biết là giao tiếp của mình có vấn đề. Nên cần thay đổi bản thân sao cho có thể tương tác, kết nối, đồng cảm, hòa nhập với mọi người. Đây chính là chủ động tạo ra nghiệp mới tích cực để làm lệch hướng và thay đổi nghiệp cũ.

Nghiệp cũ thì bị động nhưng nghiệp mới thì ta có thể chủ động tạo ra theo ý chí của mình. Do vậy, để hóa giải nghiệp cô độc, ngoài việc sám hối nghiệp cũ, bạn cần thực hành chánh niệm để thấy rõ bản thân mà thay đổi những hạn chế, khắc phục các nhược điểm, đồng thời nỗ lực tạo ra nghiệp mới thiện lành. Cố gắng sống thân thiện, gắn kết, chân thành thì chắc chắn bạn sẽ tìm ra người đồng cảm, thân thương, cùng sẻ chia với bạn.

Chúc bạn tinh tấn!

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
Cách Nào Để Làm Chủ Cảm Xúc?



[Image: meditation-4015.jpg]
Ảnh minh họa


GN - Theo Phật giáo, để làm chủ cảm xúc cần phải huấn luyện và làm chủ tâm bằng cách thực hành thiền định.

Hỏi: Tôi là người nhạy cảm, hay suy nghĩ, tủi hờn và rất dễ rơi nước mắt. Chỉ cần ai đó gợi lại những chuyện buồn tôi vừa trải qua hoặc hỏi đến những việc mà tôi đang kìm nén thì liền bật khóc. Thật sự tôi không muốn khóc trước mặt mọi người. Theo Phật giáo, tôi phải rèn luyện thế nào để có thể làm chủ cảm xúc của mình?

(YẾN YÊN, yenanh...@gmail.c
Bạn Yến Yên thân mến!

Không làm chủ được xúc động, bật khóc không kiểm soát là biểu hiện của hội chứng rối loạn cảm xúc. Y học ngày nay có khoa tâm lý chuyên trị liệu những rối loạn cảm xúc này. Trong các liệu pháp về thể chất và tinh thần của y học hiện đại dùng để điều chỉnh rối loạn cảm xúc, nhận thấy có sự thừa tiếp một số liệu pháp chuyển hóa và trị liệu tâm bệnh của Phật giáo.

Theo Phật giáo, để làm chủ cảm xúc cần phải huấn luyện và làm chủ tâm bằng cách thực hành thiền định.

Đơn giản nhất là thực tập thiền tập trung tâm ý vào hơi thở (hít vào - thở ra đếm 1… tiếp tục cho đến đếm 10 và quay lại đếm 1… cho đến 10). Sự tập trung vào hơi thở sẽ khiến tâm an tịnh, ít bị phân tán, dễ dàng nhận diện được cảm xúc (hình thành, phát triển, suy yếu, tan biến) để có thể kiểm soát cảm xúc được tốt hơn.

Có thể thực hành thiền chánh niệm, chú tâm theo dõi hơi thở vào ra, tỉnh giác để thấy rõ các thay đổi trong tâm, nhận diện tất cả các cảm xúc sinh diệt mà không phản ứng hay phán xét. Nhờ chánh niệm mà ta có thể chấp nhận được các biến đổi, tăng cường khả năng tự chủ để vượt qua sự quá nhạy cảm, xúc động của bản thân.

Tập suy nghĩ tích cực, nhận thức vấn đề theo hướng lạc quan sẽ khiến cho tâm mình bớt u ám. Mạnh dạn nói ra những điều không vừa ý đang dồn nén trong lòng. Khi trút bỏ được một phần phiền muộn, bực bội, bất mãn (được thải độc) thì tâm sẽ mạnh mẽ, cứng rắn, vững vàng hơn.


Thực hành thiền tha thứ bằng cách tha thứ cho những người đã làm khổ mình. Cầu mong người tha thứ cho mình khi mình từng gây đau khổ cho họ. Tự mình cũng tha thứ cho lầm lỗi của chính mình và phát nguyện sống cao thượng, trong sạch. Tập thiền tha thứ sẽ giúp nội tâm bớt dằn vặt, nhờ đó mà giảm thiểu và kiềm chế được các xúc động mạnh.

Rải tâm từ, trải lòng yêu thương rộng lớn đến với mọi người, mọi loài rộng ra khắp cả mười phương. Tâm từ một khi được nuôi lớn, trưởng dưỡng sẽ mang đến an vui, hỷ lạc, bình an, tĩnh tại trong tâm, nhờ vậy mà làm chủ được cảm xúc.



Thiết nghĩ, những rối loạn cảm xúc khi được xác định là bệnh thì trước cần phải điều trị theo y học. Sau đó kết hợp một cách đúng đắn, phù hợp với thiền Phật giáo để nâng cao hiệu quả trị liệu. Thiền Phật giáo có chức năng chính là thành tựu định, tuệ và giải thoát. Ngoài ra, thiền có tác dụng chữa lành những sang chấn do các tổn thương tâm lý gây ra. Vì thế, khi vận dụng thiền để hỗ trợ trị liệu một số hội chứng tâm lý, người bệnh cần phải tuân thủ theo phác đồ cùng những chỉ định, giám sát, điều chỉnh của các nhà chuyên môn.

Chúc bạn tu hành tinh tấn. 

GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
Ðang Yên Đi Xem Bói Về Bị Trầm Cảm

GNO - Tôi năm nay 27 tuổi, đã kết hôn được hai năm, hiện tâm lý tôi đang gặp vấn đề nghiêm trọng. Bởi vừa rồi tôi đi xem tử vi, bị thầy phán rằng chồng tôi sẽ mất sớm và số tôi phải hai đời chồng; một lá số vô cùng vất vả...

Tôi năm nay 27 tuổi, đã kết hôn được hai năm, hiện tâm lý tôi đang gặp vấn đề nghiêm trọng. Bởi vừa rồi tôi đi xem tử vi, bị thầy phán rằng chồng tôi sẽ mất sớm và số tôi phải hai đời chồng; một lá số vô cùng vất vả.


Từ ngày đi xem bói về đến giờ tôi sống trong buồn khổ lo âu, gần như trầm cảm vì chuyện này. Tâm tôi lúc nào cũng lo lắng bất an, ảnh hưởng rất xấu đến cuộc sống của tôi hiện tại. Sau khi nghe tin dữ, tôi tìm đến Phật pháp nhằm tìm hiểu về nhân quả cũng như quan niệm nhà Phật về tử vi bói toán. Tôi tự trấn an mình phải tin theo lời Phật dạy về nhân quả, “nhân nào quả nấy, đức năng thắng số”, mình đang tạo nhân lành nên chắc chắn sẽ có quả tốt. Nhưng gần cả tháng nay, tôi vẫn chưa thể kéo mình ra khỏi nỗi bất an này.


Điều khiến tôi băn khoăn là tôi đã xem lá số tử vi nơi thầy này đến 5 lần, những lần trước thầy đều nói lá số tôi rất tốt. Vậy mà không hiểu sao vừa rồi thầy lại nói lá số tôi rất xấu. Tôi thực sự rất khổ sở, kính mong quý Báo giúp tôi cách nào để thoát ra được chuyện này. Hồng Thắm.


Bạn Hồng Thắm thân mến!

Bạn đang quá tin vào những điều mà thực sự chưa xảy ra và cũng không có gì đảm bảo là tuyệt đối chính xác. Bất cứ niềm tin nào, tin mà không hiểu thì gọi là mê. Để thoát ra khỏi buồn khổ, lo lắng, bất an, trầm cảm vì thầy tử vi phán chồng sẽ chết sớm, đôi ngả chia lìa, gia đạo tan nát…, bạn cần bình tĩnh, ngồi yên lại để phân tích, suy ngẫm từng việc một, từ đó biết rõ điều gì nên tin, điều gì cần vứt bỏ để sống vui an lạc.



Đầu tiên, thiết nghĩ bạn nên hiểu khái lược về tử vi. Tử vi là một khoa học tiên đoán về thân phận, đời sống căn cứ vào kết quả của lá số được thiết lập dựa trên cơ sở dữ liệu giờ-ngày-tháng-năm sinh của mỗi người. Lá số tử vi được xem như bộ khung cơ bản của một thân phận. Từ nền tảng này, tùy theo thời điểm (lúc xem), tùy thuộc công việc (xem gì), chuyên gia tử vi sẽ tính toán và đưa ra những tiên đoán cùng khuyến nghị cụ thể. Dĩ nhiên có người tin và có người không tin khoa tử vi bởi kết quả của những tiên đoán này thật khó phân minh, đúng sai lẫn lộn. Thông thường, nếu đúng thì mọi người đồn thổi tung hô thầy tử vi như thánh sống, còn sai thì người xem tự mặc nhiên im lặng.



Điều cần lưu ý là vị thầy ấy đã lập lá số cho bạn và xem cho bạn nhiều lần. Những lần trước thầy đều khen lá số của bạn rất tốt. Lần xem gần đây nhất thầy lại nói lá số bạn rất xấu (trong khi về căn bản lá số gần như cố định vì giờ-ngày-tháng-năm sinh của bạn không thay đổi). Nói riêng về lá số thì chắc chắn có sự nhầm lẫn hay một dụng ý nào đó ở đây. Nếu không may gặp vị thầy phán xong rồi kêu bạn chi một khoản tiền lớn để “đảo số” cho gia đạo an ổn thì chắc chắn bạn sẽ bị lừa tiền mất tật mang. Nói cách khác, nếu bạn gặp một vị thầy tử vi thiếu tâm và kém tầm thì lợi bất cập hại, tin càng nhiều thì chỉ thân bại danh liệt.



Duyên may cho bạn biết nghe Phật pháp, tìm hiểu về nhân quả. Theo Phật giáo, không có bất cứ tác động nào đến thân, tâm và hoàn cảnh sống của bạn mà không có nguyên nhân. Nhân-duyên-quả vận hành tương tục, làm nhân làm duyên làm quả cho nhau vô cùng vô tận. Người Phật tử tin hiểu nhân quả sẽ nhận ra điểm trọng yếu là “đức năng thắng số”. Tử vi chỉ nói lên cái “số”. Nhân quả Phật giáo hướng dẫn người bồi “đức”, gieo trồng phước đức để vượt thắng và chuyển hóa cái “số” ấy. Thành ra, giả như thầy tử vi nói đúng chính xác hoàn toàn mà ta chỉ ngồi yên buồn rầu, lo sợ, trầm cảm thì phỏng có ích gì? Người Phật tử tin nhân quả biết chấp nhận quả xấu (vì trước mình đã tạo nhân xấu) và nỗ lực tạo duyên tốt để góp phần chuyển hóa nhằm cho kết quả tốt hơn.



Mặt khác, điều thầy tử vi nói chồng bạn sẽ chết sớm và bạn phải đi bước nữa mới nghe thì rất khủng khiếp. Tuy nhiên Đức Phật cũng thường dạy, mạng người trong hơi thở, khi hơi thở ra mà không vào thì qua đời khác. Không chỉ bạn, chồng bạn mà chúng tôi, tất cả mọi người, mọi loài, mọi lúc, mọi nơi đều bị nguy hiểm và bất an luôn chờ chực, uy hiếp mạng sống. Người Phật tử phải thấy rõ vô thường của thân mạng, tâm tư, hoàn cảnh trong mỗi phút giây và chấp nhận nó là bản chất của cuộc sống này. Nhờ nhận chân sự thật vô thường nghiệt ngã ấy nên người Phật tử không ảo tưởng về một sự trường cửu, vững chắc nào cả.



Tất cả đều tương đối, chuyển dịch, vận động nên tùy duyên tiếp vật để an nhiên trước mọi biến động. Nếu vô thường theo hướng tích cực, vừa ý (thành, được…) cũng không quá mừng, ngược lại vô thường theo hướng tiêu cực, không vừa ý (bại, mất…) cũng không quá đau buồn.



Do vậy, người Phật tử luôn phát huy tuệ giác để thấy rõ vô thường, sẵn sàng chấp nhận các biến động, mọi thay đổi nếu nó xảy ra. Không chấp nhận vô thường thì chỉ đau khổ thêm mà thôi. Mặt khác, tin sâu nhân quả để tích cực làm thiện nhằm chuyển hóa các nhân xấu trong quá khứ, tạo ra quả lành ở tương lai. Thấy rõ vô thường, tin sâu nhân quả (nhìn quả hiện tại liền biết nhân quá khứ, nhìn nhân hiện tại liền biết quả tương lai) thì chúng ta đang là thầy tử vi của chính mình, không cần tìm thầy xem. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà người Phật tử còn xem tử vi thì nên cẩn trọng, cân nhắc xem tử vi như một phương tiện để đối chiếu, tham khảo. Còn xem rồi tin mụ mị, lo sợ, trầm cảm thì thật không nên.





Chúc bạn tinh tấn!




GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
Làm việc trong trang trại bò sữa có mắc tội?


[Image: trang-trai-chan-nuoi-8951.jpg]
Ảnh minh họa



Hỏi: Tôi là Phật tử, hiện đang bắt đầu công việc mới tại trang trại bò sữa. Tuy mỗi người một việc khác nhau nhưng đều góp phần để làm ra sản phẩm sữa bò. Với tôi, công việc này phù hợp với hoàn cảnh hiện tại, có điều tôi đang lo lắng là mình đã phạm vào tội bóc lột động vật vì lấy sữa của nó. Không biết tôi có tội và có bị đọa lạc gì không? Những suy nghĩ về việc ấy khiến tôi lo lắng và bất an. Rất mong được quý Báo cho những lời khuyên.


(LÊ VŨ, vule...@gmail.com)
Bạn Lê Vũ thân mến!
Mỗi người sống trên đời đều có một nghề để mưu sinh, đã làm nghề dĩ nhiên là có nghiệp. Khái quát thì những nghề nghiệp nào được pháp luật cho phép thì đó là nghề chính đáng. Nhà Phật khuyến khích tín đồ mưu sinh bằng chánh mạng, ngoài việc tuân thủ luật pháp thì tránh không làm đồ tể, không buôn bán vũ khí, không buôn bán người, không buôn bán thuốc độc.

Nuôi bò lấy sữa dù theo phương pháp thủ công hay công nghiệp cũng có chút phần tạo nghiệp “bóc lột động vật”. Người nông dân gieo trồng, sử dụng trâu bò cày kéo cũng tạo nghiệp thuộc nhóm này. Ngay cả những nghề cao quý như bác sĩ, giáo viên nếu sơ suất cũng tạo ác nghiệp nghiêm trọng. Thế nên, người đệ tử Phật chọn nghề nghiệp mưu sinh trong khuôn khổ pháp luật cho phép, không rơi vào tà mạng thì được xem là nghề chân chính.

Vì mỗi nghề mỗi nghiệp, nên việc đầu tiên, người Phật tử cần ý thức sâu sắc về mặt trái tạo nghiệp của nghề. Đơn cử như nuôi bò lấy sữa bằng phương pháp công nghiệp. Đã có điều tra cho biết một số trang trại cố tình khai thác sữa đến tối đa khiến cho vật nuôi suy kiệt, tàn tạ và có thể chết. Đây là lối tư duy cũng như hành động chỉ biết lợi mình sẽ tạo ra nghiệp “bóc lột động vật”, chịu quả báo nặng nề.

Tuy vậy, nhiều trang trại khác không áp dụng cách này, họ khai thác sữa vừa phải, cân bằng giữa tài nguyên (vật nuôi cung cấp sữa) và sản phẩm, lợi nhuận. Chính việc này đã giúp ít tạo nghiệp hơn, đồng thời giúp cho sự phát triển cân đối, hài hòa, bền vững hơn. Không chỉ trong ngành nuôi bò sữa mà trong mọi ngành nghề, nếu chỉ nghĩ đến lợi nhuận mà khai thác tài nguyên đến cùng kiệt thì sẽ nhanh chóng mất cân bằng, dẫn đến cả hai đều tổn hại.

Về phương diện tích cực thì nghề nuôi bò sữa đã tạo ra một thực phẩm tốt cho sức khỏe con người. Hầu hết con người trên thế giới hiện nay ít nhiều đều có dùng sữa và các chế phẩm từ sữa. Làm nghề mà góp phần giúp cho con người khỏe mạnh hơn thì đó là thiện nghiệp. Giống như bác sĩ giúp bệnh nhân được lành, thầy giáo giúp học trò thêm tri thức để trở thành người tốt, đó là những thiện nghiệp.

Do trong mỗi ngành nghề chính đáng đều tồn tại hai mặt thiện và bất thiện nên vấn đề là cần hiểu biết cả hai đặc tính tốt và xấu của nghề để tự điều chỉnh, giảm phần xấu lại, tăng phần tốt lên. Ngay cả khi mình chỉ là nhân viên, làm theo sự chỉ đạo của cấp trên thì cũng phải biết cân nhắc và điều chỉnh nghiệp thiện ác của mình.

Mặt khác, khi biết nghề mưu sinh của mình có phần tạo ra chút ác nghiệp thì tự thân cần chủ động tạo thiện nghiệp ở các phương diện khác trong cuộc sống. Thiện nghiệp được tạo ra nhờ bố thí, trì giới, tu tâm, cung kính, phục vụ, hồi hướng, tùy hỷ, nghe pháp, thuyết pháp, chánh kiến. Cần tích lũy thêm phước báo cho bản thân bằng cách làm mười điều phước thiện này trong khả năng có thể.

Nếu làm được như vậy thì chúng ta sẽ vun bồi được phước báo nhiều hơn những tội báo. Nhân quả sẽ cân đối thiện ác, nếu thiện nghiệp nhiều hơn sẽ lấn át và chuyển hướng ác nghiệp. Như nắm muối nếu bỏ vào tô nước sẽ không uống được, nếu bỏ vào dòng sông thì nước vẫn ngọt bình thường. Hiểu đúng và thực hành trọn vẹn những điều trên, chúng ta không còn lo lắng khi làm nghề có chút nghiệp xấu và cũng không còn băn khoăn về việc tạo ác nghiệp để rồi sau này bị đọa lạc.

Chúc bạn tinh tấn!
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
Sống tùy duyên có thụ động, tiêu cực?

[Image: 2033082227-van-su-tuy-duyen-6290.jpg]
Vạn sự tùy duyên - Ảnh minh họa



Hỏi: Tôi đi chùa và thường nghe mọi người bảo nhau là mọi chuyện cứ tùy duyên. Xin hỏi, tùy duyên là thế nào? Quan niệm ấy có thụ động, tiêu cực vì tợ như buông xuôi, phó mặc cho chuyện gì đến sẽ đến?

(HƯƠNG NAM, namhuong...@gmail.com)

Bạn Hương Nam thân mến!


Tùy duyên có nghĩa là các pháp tùy thuộc vào nhân duyên mà sinh, trụ, dị, diệt hay thành, trụ, hoại, không. Khi đủ nhân (nguyên nhân chính), đầy duyên (các nhân phụ) thì sự việc (vật) thành; thiếu nhân, kém duyên thì sự việc (vật) chưa thành. Sự thành, trụ, hoại, không của thế giới, sự vật, hiện tượng; sự thịnh, suy, được, mất hay sinh, lão, bệnh, tử của đời người hoàn toàn tùy thuộc vào nhân duyên.


Bởi có quá nhiều nhân duyên cho một sự thành công nên không ai có thể nói trước bất cứ điều gì. Người biết sống tùy duyên thì những nhân duyên nào trong khả năng của mình hãy cố gắng làm cho thật tốt, còn những nhân duyên khác có tính khách quan thì hy vọng, mong cầu thuận lợi. Người xưa đã khái quát về sự thành công cần phải hội đủ thiên thời, địa lợi, nhân hòa.


Khi biết các pháp đều tùy thuộc nhân duyên mà tốt hay xấu, thành công hay thất bại nên chúng ta chủ động nỗ lực tạo ra các nhân duyên tốt, tích cực để mong nhận được quả báo tốt đẹp. Về sau nếu thành công thì chúng ta cũng không quá tự hào, vì biết duyên lành đã tròn đủ. Hoặc sau khi đã hết sức cố gắng mà sự việc vẫn không như ý thì mình cũng an nhiên, hoan hỷ với thực tại vì chưa đủ duyên.


Cho nên quan niệm sống tùy duyên trong Phật giáo không hề “thụ động, tiêu cực vì tợ như buông xuôi, phó mặc cho chuyện gì đến sẽ đến” như bạn nghĩ. Ngược lại, biết tùy duyên là tâm thái sống minh triết, chủ động và tích cực chuyển hóa để đi đến thành công, đặc biệt là khả năng chấp nhận thực tại, an nhiên trước mọi biến động thuận nghịch, thăng trầm vốn dĩ của cuộc đời.


Chúc bạn tinh tấn!

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply