Phật Học Thường Thức-Trang Hỏi Đáp: Hiểu đúng về chữ "nợ" khi con bất hiếu.
Nghề làm bánh ngọt có tà mạng?

[Image: lam-banh-4552.jpg]
Hình chỉ mang tính minh họa


GN - Tôi là Phật tử, hiện có ý định sản xuất và kinh doanh bánh ngọt. Được biết những năm gần đây ởnước ta, số người bị bệnh tiểu đường tăng lên rất nhiều. Tôi không có đủ trình độ để làm những nghề càng làm càng có phước như thầy thuốc, thầy giáo, chỉ mong làm nghề nuôi sống gia đình và không mang tội nên tôi muốn hỏi, nghề làm bánh ngọt này có tà mạng, có phạm tội gây bệnh tiểu đường cho người dùng không? Nếu không thì nghề này có phước gì không?

(KHANG AN, hungkhang...@gmail.com)



Bạn Khang An thân mến!

Về các nghề tà mạng, Đức Phật dạy: “Có năm nghề buôn bán này, này các Tỷ-kheo, một nam cư sĩ không nên làm. Thế nào là năm? Buôn bán đao kiếm, buôn bán người, buôn bán thịt, buôn bán rượu, buôn bán thuốc độc. Có năm nghề buôn bán này, này các Tỷ-kheo, một nam cư sĩ không nên làm” (Kinh Tăng chi bộ, chương 5, phẩm Nam cư sĩ, phần Người buôn bán).



Đây là nguyên văn lời Đức Phật dạy cho người cư sĩ về những nghề không nên làm trong xã hội Ấn Độ cổ đại. Ngày nay chúng ta có thể nhận thức linh động hơn như: Không buôn bán đao kiếm (không buôn bán các loại vũ khí), không buôn bán người (không buôn bán nô lệ, không tham gia vào các loại hình mại dâm), không buôn bán thịt (không làm nghề đồ tể, vì ngày xưa người bán thịt kiêm luôn giết mổ), không buôn bán rượu (không buôn bán các chất gây say, nghiện như rượu bia, ma túy), không buôn bán thuốc độc (ngoài việc không buôn bán các loại thuốc độc, còn có các hành vi đưa các chất gây ngộ độc và có hại cho người tiêu dùng vào thực phẩm vì lợi nhuận).



Riêng nghề sản xuất và kinh doanh bánh ngọt, đây là nghề nghiệp có từ lâu đời, nếu người sản xuất tuân thủ đúng theo các quy định của pháp luật hiện hành, là một nghề chánh mạng, đúng đắn và nên làm. Luận về mối liên hệ trách nhiệm giữa người sản xuất và tiêu dùng bánh ngọt để gây ra bệnh tiểu đường, chủ yếu là do nhận thức của người tiêu dùng chứ không phải do lỗi của người sản xuất. Bởi bánh ngọt là thực phẩm, có lợi ích cho sức khỏe nếu dùng đúng lượng và phù hợp với thể trạng. Trong trường hợp dùng sai cách và không phù hợp với thể trạng thì các loại thực phẩm nói chung đều không có lợi cho sức khỏe. Ngay cả các loại thuốc chữa bệnh hoặc thuốc bổ, dù tốt đến mấy cũng đều có tác dụng phụ, có thể gây biến chứng hoặc sinh ra các bệnh khác nếu sử dụng không đúng.



Mặt khác, bạn nghĩ “những nghề càng làm càng có phước như thầy thuốc, thầy giáo” cũng chưa hẳn đúng. Thầy thuốc mà sơ suất cũng có thể làm chết người; thầy giáo mà sai lầm, tà kiến cũng có thể làm hư cả một thế hệ. Nói chung, nghề nào cũng có nghiệp nấy. Nên làm bất cứ nghề nào cũng cần có thiện tâm, luôn hướng đến lợi ích cho mình và người, trong hiện tại và cả vị lai thì mới bền vững và được phước.



Vì thế, bạn hãy yên tâm với kế hoạch sản xuất và kinh doanh bánh ngọt của mình. Mưu sinh bằng nghề nghiệp này là chánh mạng, được pháp luật cho phép, và không hề phạm tội gây bệnh tiểu đường cho người tiêu dùng. Còn người nào lạm dụng các thực phẩm có nhiều đường dẫn đến mang bệnh liên quan đến rối loạn đường huyết là do ý thức tiêu dùng của chính họ. Trong đời sống hiện đại, các thực phẩm ăn uống rất đa dạng, dồi dào, người tiêu dùng cần cân nhắc, lựa chọn những thực phẩm phù hợp với thể trạng của mình để nâng cao sức khỏe. Người xưa đã đúc kết kinh nghiệm quý báu “bệnh tùng khẩu nhập” (bệnh từ nơi ăn uống mà vào) để cảnh tỉnh chúng ta có ý thức trong ăn uống nhằm nâng cao sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật.



Đối với vấn đề nghề làm bánh có tạo ra phước đức hay không? Như đã nói, người sản xuất bằng trí tuệ, công sức và lương tâm làm ra một sản phẩm đạt chuẩn là đã góp phần đa dạng hóa thị trường, tạo ra các việc làm, nộp thuế cho xã hội, phục vụ cộng đồng, cuối cùng là lợi ích cho bản thân và gia đình. Làm được như vậy chính là đã tạo ra phước đức.


Chúc bạn tinh tấn!

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
(2022-08-30, 06:13 PM)Nonregister Wrote:
Nghề làm bánh ngọt có tà mạng?

[Image: lam-banh-4552.jpg]
Hình chỉ mang tính minh họa


GN - Tôi là Phật tử, hiện có ý định sản xuất và kinh doanh bánh ngọt. Được biết những năm gần đây ởnước ta, số người bị bệnh tiểu đường tăng lên rất nhiều. Tôi không có đủ trình độ để làm những nghề càng làm càng có phước như thầy thuốc, thầy giáo, chỉ mong làm nghề nuôi sống gia đình và không mang tội nên tôi muốn hỏi, nghề làm bánh ngọt này có tà mạng, có phạm tội gây bệnh tiểu đường cho người dùng không? Nếu không thì nghề này có phước gì không?

(KHANG AN, hungkhang...@gmail.com)



Bạn Khang An thân mến!

Về các nghề tà mạng, Đức Phật dạy: “Có năm nghề buôn bán này, này các Tỷ-kheo, một nam cư sĩ không nên làm. Thế nào là năm? Buôn bán đao kiếm, buôn bán người, buôn bán thịt, buôn bán rượu, buôn bán thuốc độc. Có năm nghề buôn bán này, này các Tỷ-kheo, một nam cư sĩ không nên làm” (Kinh Tăng chi bộ, chương 5, phẩm Nam cư sĩ, phần Người buôn bán).



Đây là nguyên văn lời Đức Phật dạy cho người cư sĩ về những nghề không nên làm trong xã hội Ấn Độ cổ đại. Ngày nay chúng ta có thể nhận thức linh động hơn như: Không buôn bán đao kiếm (không buôn bán các loại vũ khí), không buôn bán người (không buôn bán nô lệ, không tham gia vào các loại hình mại dâm), không buôn bán thịt (không làm nghề đồ tể, vì ngày xưa người bán thịt kiêm luôn giết mổ), không buôn bán rượu (không buôn bán các chất gây say, nghiện như rượu bia, ma túy), không buôn bán thuốc độc (ngoài việc không buôn bán các loại thuốc độc, còn có các hành vi đưa các chất gây ngộ độc và có hại cho người tiêu dùng vào thực phẩm vì lợi nhuận).



Riêng nghề sản xuất và kinh doanh bánh ngọt, đây là nghề nghiệp có từ lâu đời, nếu người sản xuất tuân thủ đúng theo các quy định của pháp luật hiện hành, là một nghề chánh mạng, đúng đắn và nên làm. Luận về mối liên hệ trách nhiệm giữa người sản xuất và tiêu dùng bánh ngọt để gây ra bệnh tiểu đường, chủ yếu là do nhận thức của người tiêu dùng chứ không phải do lỗi của người sản xuất. Bởi bánh ngọt là thực phẩm, có lợi ích cho sức khỏe nếu dùng đúng lượng và phù hợp với thể trạng. Trong trường hợp dùng sai cách và không phù hợp với thể trạng thì các loại thực phẩm nói chung đều không có lợi cho sức khỏe. Ngay cả các loại thuốc chữa bệnh hoặc thuốc bổ, dù tốt đến mấy cũng đều có tác dụng phụ, có thể gây biến chứng hoặc sinh ra các bệnh khác nếu sử dụng không đúng.



Mặt khác, bạn nghĩ “những nghề càng làm càng có phước như thầy thuốc, thầy giáo” cũng chưa hẳn đúng. Thầy thuốc mà sơ suất cũng có thể làm chết người; thầy giáo mà sai lầm, tà kiến cũng có thể làm hư cả một thế hệ. Nói chung, nghề nào cũng có nghiệp nấy. Nên làm bất cứ nghề nào cũng cần có thiện tâm, luôn hướng đến lợi ích cho mình và người, trong hiện tại và cả vị lai thì mới bền vững và được phước.



Vì thế, bạn hãy yên tâm với kế hoạch sản xuất và kinh doanh bánh ngọt của mình. Mưu sinh bằng nghề nghiệp này là chánh mạng, được pháp luật cho phép, và không hề phạm tội gây bệnh tiểu đường cho người tiêu dùng. Còn người nào lạm dụng các thực phẩm có nhiều đường dẫn đến mang bệnh liên quan đến rối loạn đường huyết là do ý thức tiêu dùng của chính họ. Trong đời sống hiện đại, các thực phẩm ăn uống rất đa dạng, dồi dào, người tiêu dùng cần cân nhắc, lựa chọn những thực phẩm phù hợp với thể trạng của mình để nâng cao sức khỏe. Người xưa đã đúc kết kinh nghiệm quý báu “bệnh tùng khẩu nhập” (bệnh từ nơi ăn uống mà vào) để cảnh tỉnh chúng ta có ý thức trong ăn uống nhằm nâng cao sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật.



Đối với vấn đề nghề làm bánh có tạo ra phước đức hay không? Như đã nói, người sản xuất bằng trí tuệ, công sức và lương tâm làm ra một sản phẩm đạt chuẩn là đã góp phần đa dạng hóa thị trường, tạo ra các việc làm, nộp thuế cho xã hội, phục vụ cộng đồng, cuối cùng là lợi ích cho bản thân và gia đình. Làm được như vậy chính là đã tạo ra phước đức.


Chúc bạn tinh tấn!



 Nghề "luật sư" ngày xưa không có nên không có trong kinh Phật. Nghề này cũng không nên làm.
Shy
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
Làm gì để chuyển hóa đồng nghiệp buôn chuyện thị phi?

[Image: bc1fc362-6166-4013-b144-bc357e065347-1102.jpeg]
Buôn chuyện nơi công sở - Ảnh minh họa


HỎI: Tôi là nam Phật tử, 30 tuổi, hiện đang làm việc trong ngành ngân hàng. Nhờ chút hiểu biết Phật pháp nên trong cách nói chuyện của mình, tôi đều lựa lời mà nói để không làm tổn thương người khác. Những cuộc buôn chuyện của đồng nghiệp tôi ít khi tham gia. Tôi thấy người trẻ hiện nay dường như thích nói chuyện kiểu soi mói, những chuyện thị phi thì lúc nào cũng rộn ràng và được hưởng ứng rất nhiệt tình. Tôi chọn cách sống điềm đạm, chín chắn, hiền lành, tử tế, không biết lấp liếm, không thủ đoạn và mưu mô.


Tuy nhiên, cách sống của tôi như vậy được cho là nhàm chán, khô khan, tẻ nhạt, không có gì thú vị, giống “ông cụ non” nên đồng nghiệp ít thân thiết. Chẳng lẽ tôi phải thay đổi mình để hòa nhập với cách nói chuyện kiểu soi mói, chỉ trích, gièm pha, buôn chuyện thị phi như mọi người? Nói thật lòng, tôi không thích nói chuyện kiểu như vậy. Tôi cũng muốn thay đổi một chút trong phong cách sống để người trẻ bớt nói chuyện thị phi, bớt khẩu nghiệp lại. Tôi phải làm thế nào để có thể truyền đạt cho những đồng nghiệp hiểu, biết và thực hành việc chuyển hóa khẩu nghiệp?


(HOÀNG NAM, hoangnhutnam927@gmail.com)


Bạn Hoàng Nam thân mến!

Buôn chuyện thị phi thiên về soi mói, chỉ trích, gièm pha tưởng chừng như vô hại nhưng kỳ thực đang tàn phá thể chất và tinh thần của rất nhiều người. Hiện môi trường gia đình, họ tộc, bà con lối xóm, công sở, hội đoàn cho đến mạng xã hội đang có nguy cơ bị những chuyện phiếm thị phi như vậy làm cho xáo trộn, ô nhiễm nặng nề. Thế mới biết khẩu nghiệp có thể tổn mình, hại người thậm chí giết người mà không cần gươm đao.


Đức Phật đã cảnh báo tác hại khôn lường của khẩu nghiệp đồng thời kêu gọi thực tập ái ngữ, nói lời chánh niệm để mình và người cùng an vui. Bạn là Phật tử nên “chọn cách sống điềm đạm, chín chắn, hiền lành, tử tế, không biết lấp liếm, không thủ đoạn và mưu mô” và “lựa lời mà nói để không làm tổn thương người” là biết tu về khẩu nghiệp. Bạn nên tự hào về cách sống tử tế và nói năng ái ngữ của mình. Điều gì đáng nói thì nói, không đáng nói thì im lặng. Người xưa cũng từng đúc kết bài học kinh nghiệm “nói nhiều thì lỗi nhiều” (đa ngôn đa quá), đâu phải chuyện thị phi gì đều tham gia cũng là hay và vui, nhiều khi đó là nhân của buồn phiền và tai họa.



Bạn nghiêm túc, cẩn trọng trong lời nói khiến đồng nghiệp cảm thấy bạn không vui, thiếu hòa đồng nhưng chắc chắn trong lòng họ ngầm tôn trọng bạn. Nói năng chuẩn mực là nhân cách của người Phật tử, nhờ biết mở lời với chánh niệm nên phát ngôn của bạn luôn mang chất liệu yêu thương, được nhiều người tin tưởng, và nhất là tránh được nhiều tai họa do khẩu nghiệp gây ra.


Thiết nghĩ bạn không cần tìm cách chuyển hóa đồng nghiệp mà chỉ cần sống với phong cách Phật tử luôn nói lời ái ngữ của mình. Theo thời gian, trải qua nhiều hệ lụy vì thị phi mang lại, đồng nghiệp tự khắc sẽ nhận ra những cái hay của việc nói năng có chánh niệm, lợi ích của việc “trước khi nói uốn lưỡi bảy lần”. Bạn không buôn chuyện thị phi, nói lên sự thật, buông lời thương yêu, bạn và người đều vui thì đó chính là tấm gương sáng về tu tập chuyển hóa khẩu nghiệp cho mọi người.

Chúc bạn tinh tấn!

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
Ăn chay trường uống viên dầu cá được không?

[Image: 20191118-112444-548294-dau-camax-800x800-6029.jpg]

Hỏi: Tôi ăn chay trường, dạo gần đây bị khô mắt, đi khám bệnh thì được bác sĩ khuyên bổ sung thêm viên dầu cá. Như vậy, tôi có dùng được không? Có phạm giới sát sinh không?


(HOÀNG THÂN, hoangthan...@gmail.com)

Bạn Hoàng Thân thân mến!

Viên dầu cá là một loại chất béo được chiết xuất từ các mô của các loại cá có dầu như cá trích, cá ngừ, cá cơm, cá thu… Viên dầu cá rất giàu acid béo omega-3, giúp cơ thể chống lại một số bệnh tật, trong đó có việc tăng cường sức khỏe thị giác.



Người ăn chay có thể bổ sung omega-3 nguồn gốc thực vật để thay thế cho viên dầu cá. Tuy nhiên, omega-3 nguồn gốc thực vật chủ yếu là acid ALA (alpha-linolenic), trong khi các loại omega-3 chính trong dầu cá là acid EPA (eicosapentaenoic) và acid DHA (docosahexaenoic) mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn.



Điều cần suy tư là, các chất trong viên dầu cá được chiết xuất từ cá chứ không phải thực phẩm thịt cá. Mặt khác, hiện trên thị trường có khá nhiều loại thuốc và thực phẩm chức năng có thành phần được chiết xuất từ động vật. Người bệnh cực chẳng đã mới uống thuốc mà thôi.



Ngay trong việc dùng hóa dược hay thảo dược để trị bệnh (nhằm tiêu diệt những loài vi trùng có hại) hoặc ăn uống thuần chay thì cũng khó vẹn toàn việc không làm tổn hại các chúng sinh. Vậy nên, theo thiển ý, người ăn chay không dùng các loại thuốc có thành phần được chiết xuất từ động vật là rất tốt. Trường hợp sử dụng để chữa bệnh, trong tinh thần phương tiện, vẫn có thể chấp nhận được.



Vấn đề uống viên dầu cá có phạm giới sát sinh không? Có thể nói, việc uống viên dầu cá, dùng các loại thuốc có thành phần được chiết xuất từ động vật, kể cả việc ăn thịt-cá cũng đều không phạm giới sát sinh. Bởi phạm giới sát sinh phải hội đủ 5 yếu tố: 1- Có một sinh vật (người hay động vật), 2- Sinh vật ấy còn sống, 3- Khởi tâm giết hại, 4- Tìm mọi cách để giết hại, 5- Sinh vật ấy bị chết. Không hội đủ các yếu tố kể trên thì bị khuyết chứ không phạm giới sát sinh.


Do vậy, nếu bạn vì ăn uống để chữa bệnh hay gián tiếp hoặc vô tình làm tổn hại các sinh vật thì không phạm giới sát sinh, chỉ bị giới kém, giữ giới chưa trọn mà thôi.

GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
(2023-02-24, 04:39 PM)Nonregister Wrote:
Ăn chay trường uống viên dầu cá được không?

Do vậy, nếu bạn vì ăn uống để chữa bệnh hay gián tiếp hoặc vô tình làm tổn hại các sinh vật thì không phạm giới sát sinh, chỉ bị giới kém, giữ giới chưa trọn mà thôi.

GNOL

 Câu trả lời cuối cùng (màu đỏ)  theo "thuyết huề vốn".  hahaha

 Đã kết luận là không phạm giới (màu xanh) thì sao có thể có màu đỏ  là "giới kém". Shy
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
Tại sao: “Oan ức mà không cần biện bạch”?


[Image: anh-hoa-bo-cong-anh-dep-9514.jpg]

HỎI: Mặc dù con cố chiêm nghiệm lời dạy trên nhưng trong lòng con vẫn cảm thấy bất an khôn tả. Vậy con có nên áp dụng theo lời dạy trên hay không và khi gặp những chuyện phiền não bức bách, con phải giải quyết như thế nào?
(NGUYỄN THÁI SƠN, sonthai43…@gmail.com)
Bạn Nguyễn Thái Sơn thân mến,
“Oan ức không cần biện bạch vì làm như vậy là hèn nhát mà trả thù thì oán đối kéo dài” là điều tâm niệm sau cùng của Mười điều tâm niệm trong Luận Bảo Vương Tam Muội. Người Phật tử phát Bồ-đề tâm, thực hành Bồ-tát đạo, dấn thân vào chướng nạn, đối diện với nghịch cảnh, phải thường xuyên nhớ nghĩ điều ấy trong lòng để soi sáng cho mọi suy nghĩ, lời nói và hành động ngỏ hầu viên thành bi nguyện độ sanh, vô ngã, vị tha nhằm thành tựu giác ngộ.

Đây là cốt tủy, tinh túy, là đỉnh cao của pháp hành trên lộ trình Bồ-tát đạo. Một người chưa phát Bồ-đề tâm, chưa đạt đến vô ngã, thiếu bi nguyện độ sanh thì khó làm được. Do đó, “dù cố gắng chiêm nghiệm lời dạy trên nhưng trong lòng vẫn cảm thấy bất an” là chuyện bình thường đối với chúng sanh. Nguyên nhân của sự bất an này không phải lời dạy trên không có tác dụng tích cực khi ứng dụng vào cuộc sống mà chính ở chỗ tu tập và quán chiếu của tự thân chưa thấu đáo, chưa đạt được tuệ giác để vượt qua cái tôi của cá nhân.

Thói thường, khi cái tôi bị đe doạ, bị mất an ninh, lập tức tự ngã có một phản ứng để tự tồn. Sự tự vệ của cái tôi rất dữ dội, thậm chí rất ngoan cố bảo vệ cả những điều lầm lỗi. Vì vậy, “oan ức không cần biện bạch” là điều khó có thể chấp nhận. Do đó, chấp nhận sự sai lầm của bản thân là một nổ lực mạnh mẻ, xứng đáng để nhân loại ca ngợi, khâm phục. Vượt lên một bước, chấp nhận cả điều oan ức là lối hành xử cao thượng, là lẽ sống của Bồ-tát. Và điều này, chỉ duy nhất những vị mang trong mình tâm niệm Bồ-tát mới làm được. Bồ-tát nương vào sự tu tập, quán chiếu ngũ uẩn giai không, phát triển tuệ quán và thành tựu tuệ giác vô ngã. Khi đạt đến một nhận thức về tính không của tự ngã thì lúc ấy những rác rưởi đeo bám trên tự ngã tức khắc rơi rụng. Nhờ vậy, dù không cần biện bạch khi gặp những điều oan ức nhưng tâm của Bồ-tát vẫn an nhiên.

Bạn đã từng chiêm nghiệm lời dạy trên mà vẫn bất an vì bạn chưa thực sự phát Bồ-đề tâm, chưa nổ lực quán chiếu để nhận thức sâu sắc về tính không của tự ngã. Cái gọi là tự ngã, là tôi thực chất chỉ là một tổ hợp bao gồm năm yếu tố: Thân thể (Sắc), cảm thọ (Thọ), tri giác (Tưởng), tư duy (Hành) và nhận thức (Thức). Năm yếu tố này hòa quyện vào nhau để hình thành tự ngã. Đặc tính cơ bản của tự ngã là duyên sinh, đã duyên sinh thì cố nhiên không có tự tính, không thật thể và hoàn toàn vô ngã. Nỗ lực quán chiếu về vô ngã tính sẽ làm cho cái tôi cá nhân ngày càng thu hẹp lại cho đến đến triệt tiêu thì tự khắc tình yêu thương không phân biệt sẽ hiện ra. Chính tình yêu thương không phân biệt ấy mới đủ sức dung nhiếp, tha thứ và hoá giải tất cả mọi oan ức và thù hận.

Trong cuộc sống, nếu chưa đủ sức phát khởi Bồ-đề tâm, tu tập phát huy tuệ giác vô ngã thì bạn nên biện bạch. Vì biện bạch để làm sáng tỏ vấn đề, đem lại công bằng cho tự thân và mọi người là điều mà những người bình thường vẫn làm. Dù việc làm này không giải quyết triệt để vấn đề nhưng hơn hẵn sự chịu đựng trong bất an, đau khổ. Tuy nhiên, sự biện bạch để giải tỏa oan ức chỉ có tính chất tạm thời. Vì rằng, nếu còn bóng dáng tự ngã thì nổi oan này qua đi, nổi oan khác lại kéo đến và như thế cuộc đời là một chuổi biện bạch. Tự thân của sự biện minh là biểu hiện của tự ngã và đó là vòng luẩn quẩn của thân phận chúng sinh.

Mỗi khi gặp những chuyện phiền não bức bách, bạn nên bình tâm ngồi lại để chiêm nghiệm vấn đề. Hãy đối diện với chính mình, lắng nghe tiếng lòng tâm sự để thấy được căn nguyên của phiền não, bất an. Bạn sẽ thấy rằng phiền não chỉ là những đợt sóng lao xao nô đùa trên tự tâm bình lặng. Không cần xua đuổi hay hàng phục, chỉ quan sát chúng đến và đi một cách rõ ràng. Bạn sẽ mĩm cười khi phát hiện ra chúng tuy có đấy nhưng không thật. Không những phiền não mà ngay cả niềm vui, sự hạnh phúc tất cả đều là hoa đốm trong hư không.

Đạo Phật là đạo của trí tuệ, đỉnh cao là tuệ giác vô ngã. Vượt qua những chướng ngại trong cuộc sống nhờ sự soi sáng của trí tuệ là chủ trương của Đạo Phật. Nếu chỉ dồn nén và chịu đựng những điều oan ức mà không hoá giải thì đó không phải là sự hành xử của người Phật tử tu học theo lời Phật dạy. Sức chịu đựng và dung chứa của tâm có giới hạn, khi vượt qua ngưỡng thì sẽ bùng vỡ và đem đến hậu quả khôn lường. Do đó, bạn phải tu tập và ứng dụng lời dạy trên trong cuộc sống bằng cách phát huy tuệ giác vô ngã. Sự tu tập để từng bước thành tựu trí tuệ vô ngã sẽ giúp bạn hoá giải, vượt qua tất cả mọi trở ngại đồng thời đem lại cho bạn sự bình an, giải thoát.

Chúc an lành!

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
Hiểu đúng về chữ "nợ" khi con bất hiếu

[Image: cut-tuvan-9425.jpg]


GNO - Tôi nghe pháp, quý thầy giảng “con bất hiếu là do cha mẹ mắc nợ con nên nó lên đòi…”. Vậy cha mẹ phải khổ suốt đời? Những đứa con bất hiếu này có tạo nghiệp và phạm tội bất hiếu không?


(DIỆU ÂM, trangpham20...@yahoo.com)
Bạn Diệu Âm thân mến!
Nợ do trước đó đã vay mượn của người mà chưa trả nên mắc nợ. Nợ được vận dụng trong thuyết giảng Phật pháp để dễ hình dung về nhân quả. Nhân có vay thì quả phải trả, nhân mắc nợ thì phải bị quả đòi nợ bằng cách này hay cách khác. Cuộc sống muôn màu với nhiều hoàn cảnh và thân phận là biểu hiện của nhân quả, vay trả, trả vay. Hiểu về thuyết nhân quả - nghiệp báo của Phật giáo có thể giúp chúng ta biết rõ hơn về những điều này.

Người ta thường nói “gieo nhân nào thì gặt quả nấy”, điều ấy chỉ đúng một phần mà thôi. Để hiểu đúng nhân quả theo giáo lý Phật giáo, chúng ta cần biết về nhân - duyên - quả. Nhân là nguyên nhân chính, duyên là những nguyên nhân phụ giúp hình thành quả, quả là kết quả trong hiện tại. Trong đó duyên đóng vai trò rất quan trọng, có thể làm cho quả lệch hướng, khác biệt ít hoặc nhiều đối với nhân.

Tuy nhân - duyên - quả là một tiến trình nhưng chúng không vận hành độc lập mà luôn tương tác với các tiến trình nhân - duyên - quả khác. Nhân của tiến trình này vừa là duyên, là quả của tiến trình kia; duyên của tiến trình này vừa là nhân, là quả của tiến trình nọ; quả của tiến trình này vừa là duyên, là nhân của tiến trình khác. Chúng luôn vận động, tương tác lẫn nhau để hình thành thực tiễn sinh động, đa dạng, trùng trùng điệp điệp.

Giáo lý nhân - duyên - quả của Phật giáo phức tạp, đa chiều như thế, nhằm chỉ ra hai điều. Thứ nhất, nhân - duyên - quả đúng với sự thật vận động khách quan của vạn pháp. Thứ hai, chỉ ra vai trò quan trọng của duyên. Nhân thì đã tạo, mang tính thụ động, thuộc nghiệp cũ. Duyên thì đang tạo, mang tính chủ động, thuộc nghiệp mới. Người học đạo nắm được điều này để luôn nỗ lực kết duyên lành, tạo nghiệp mới tích cực thì quả được chuyển hóa tốt đẹp theo.
Kinh Tăng chi bộ, Đức Phật có dạy: Một nắm muối nếu bỏ vào chén nước thì không uống được. Cũng nắm muối ấy nếu bỏ vào sông Hằng thì uống bình thường. Nắm muối (nhân xấu) là nghiệp cũ. Nước trong chén (duyên chưa tốt) hay trong sông Hằng (duyên tốt) là nghiệp mới. Nếu nghiệp mới thiện lành được tạo ra như nước sông Hằng thì không ngại nắm muối kia.

Trở lại vấn đề, những gia đình có con bất hiếu với cha mẹ thường là cha mẹ đã mắc nợ xấu với con trong quá khứ. Như vậy, cha mẹ đang có một “nắm muối”. Nếu cha mẹ hiểu đúng nhân - duyên - quả thì cần nỗ lực tạo duyên lành. Duyên lành ở đây chính là trau dồi đạo đức (giữ năm giới), sống thiện lành (mười nghiệp lành) và tăng cường thương yêu, giáo dục con cái. Vì không thể bỏ con nên các bậc cha mẹ nào biết tạo duyên lành thì có thể cải thiện tình hình. Những gia đình có con cái hư đốn nhưng sau một thời gian con biết phục thiện, chí thú làm ăn, thương kính cha mẹ chính là nhờ phước đức của duyên lành như “nước sông Hằng” này.

Ngược lại, cùng hoàn cảnh con cái bất hiếu như thế nhưng nếu cha mẹ vụng tu, chỉ tạo ra “nước trong chén” thì gia đình tan nát, cha mẹ phải khổ suốt đời. Nhân quá khứ đã xấu, duyên lành hiện tại thì kém, không thể có quả an vui.

Đối với con cái, nếu bất hiếu với cha mẹ thì tạo nghiệp và phạm tội bất hiếu. Người ta thường nói: Cha mẹ sinh con, trời sinh tính. “Trời” đây chính là biệt nghiệp của người con, liên quan với cộng nghiệp của cha mẹ. Mỗi người khi sinh ra đều thừa tự nghiệp cũ của mình đồng thời chịu trách nhiệm với các nghiệp mới đang gây tạo.

Trường hợp “con bất hiếu là do cha mẹ mắc nợ con” là thuộc về nghiệp cũ, cha mẹ cần tạo duyên lành để chuyển hóa và loại trừ. Còn nhiều trường hợp khác, con bất hiếu là do nghiệp mới của nó, vì không được giáo dục tốt, học theo những điều xấu để rồi thành ra bất hiếu. Cả hai trường hợp này đều tạo nghiệp và phạm tội bất hiếu nặng nề.

Quan trọng là, cộng nghiệp hay biệt nghiệp đều không cố định, có thể thay đổi, chuyển hóa được. Vì thế các bậc cha mẹ cần sống đạo đức, theo thiện nghiệp, nỗ lực giáo dục và yêu thương thì có thể chuyển hóa con cái ngỗ nghịch.

Chúc bạn tinh tấn!

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



[-] The following 1 user Likes Nonregister's post:
  • TTTT
Reply