Krishnamurti Vấn Đáp: Bàn về Giáo dục ○ 20
#46
(2019-03-14, 01:40 PM)Mong manh Wrote: Thì hằng ngày tổng thống của mình cứ nói láo hoài đó ... gần nửa nước Mỹ tin là sự thật mà   Biggrin

Rollin
#47
(2019-03-14, 02:11 PM)quexua Wrote: Rollin

Nói láo đến nỗi danh luôn. Siêu thiệt! - KD
"Sáng nay thức dậy choàng thêm áo
Vũ trụ muôn đời vẫn mới tinh".
#48
(2019-03-14, 01:14 PM)quexua Wrote: Sự thật được lăp lại nhiều lần thì thành sự láo khoét?

Còn sự láo khoét được lặp lại nhiều lần thì thành sụ thật ..!   

Umm ... yea.  :face-with-tears-of-joy4:  Cheer

Câu 1, là ngón tay chỉ trăng thôi, không phải vậy sao.

Câu 2, bạn Mongmanh đã trả lời một cách vui, hóm hỉnh.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
#49
(2019-03-15, 04:12 PM)anatta Wrote: Câu 1, là ngón tay chỉ trăng thôi, không phải vậy sao.

Câu 2, bạn Mongmanh đã trả lời một cách vui, hóm hỉnh.

Bạn Anatta ơi,

Tui không hiểu cho lắm ? Ngón tay chỉ trăng thì đâu dính dáng gì tới sự thật lập lại hoài thì thành giả dối hỉ? 

Bạn có thể giải thích gõ gàn hơn ko?

 Biggrin
#50
(2019-03-15, 07:11 PM)quexua Wrote: Bạn Anatta ơi,

Tui không hiểu cho lắm ? Ngón tay chỉ trăng thì đâu dính dáng gì tới sự thật lập lại hoài thì thành giả dối hỉ? 

Bạn có thể giải thích gõ gàn hơn ko?

 Biggrin

Thầy Quexua định gài độ tui đây mà.

I know, I know...
Cheer
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
#51
(2019-03-15, 04:12 PM)anatta Wrote: Câu 1, là ngón tay chỉ trăng thôi, không phải vậy sao.

Câu 2, bạn Mongmanh đã trả lời một cách vui, hóm hỉnh.

Theo tui hiểu bạn nói như vậy là trên đời này có hai loại chân lý ...

Một chân lý tạm goi là Chân Lý  Mặt Trăng ... Giả dụ như mặt trăng là một chân lý thật sự và không thay đổi. Giả sử như chân lý này là Chúa, Phật, Thiên Đàng, Niết Bàn. Nhưng vì Chúa, Phật, Thiên Đàng, Niết Bàn, là điều khó hiểu, khó hình dung được tính chất thật sự. Đúng không?

Chân lý thứ hai, gọi là ngón tay chỉ về hướng mặt trăng. Là một chân lý tạm bợ, không phải tuyệt đối là chân lý như chân lý Một ở trên. Chân lý Hai có thể là Kinh Thánh, Kinh Phật, Lời dạy, pháp ... để dẫn đến chân lý Một  Chân lý Hai có thể ví như hình ảnh của một cái bánh, nhưng không phải là cái bánh. Với chân lý 2, bạn chỉ có thể ăn ngó chứ không ăn thật được, như chân lý 1 là chính món ăn đó.  

Tui đặt giả thuyết vậy có đúng không thầy Anatta ...  :face-with-tears-of-joy4: Thầy có đồng ý không ?
#52
Như vậy thì chân lý 2 (ngón tay) tự bản chất nó đã là không thật (giả dối) so với chân lý 1.

Chứ chân lý 2 không phải là thật mà lập lại riết thì thành giả dối như Krishnamurti nói ?  Winking-face4
#53
(2019-03-20, 02:37 PM)QueQua Wrote: Như vậy thì chân lý 2 (ngón tay) tự bản chất nó đã là không thật (giả dối) so với chân lý 1.

Chứ chân lý 2 không phải là thật mà lập lại riết thì thành giả dối như Krishnamurti nói ?  Winking-face4

anatta nhận thấy nó chỉ là ngôn từ, mà ngôn từ thì dù cho có lập đi lập lại hoài hoài cũng không thể thành chân lý 1.

Lấy thí dụ như trong bài đó có thí dụ: "hãy thương yêu mọi người", hay là câu này "hãy yêu người láng giềng của mình".  Người ta lập đi lập lại hằng ngàn năm rồi, nhưng vẫn chém giết người láng giền của mình khi có xung đột lợi ích hay ý thức hệ. Vậy thì là giả dối rồi.
Cheer
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
#54
(2019-03-21, 02:59 PM)anatta Wrote: anatta nhận thấy nó chỉ là ngôn từ, mà ngôn từ thì dù cho có lập đi lập lại hoài hoài cũng không thể thành chân lý 1.

Lấy thí dụ như trong bài đó có thí dụ: "hãy thương yêu mọi người", hay là câu này "hãy yêu người láng giềng của mình".  Người ta lập đi lập lại hằng ngàn năm rồi, nhưng vẫn chém giết người láng giền của mình khi có xung đột lợi ích hay ý thức hệ. Vậy thì là giả dối rồi.
Cheer

I don't know about this Krishnamurti dude ... Thật ra qx không hiểu ổng muốn nói cái gì và nhắm vào mục đích gì?

Giả sử như bây giờ bạn Anatta đọc kinh Tứ Niệm Xứ và đọc đi đọc lại mỗi ngày .. vậy thì kinh đó có thành giả dối không ? ... See what I mean ? ...

   Rollin
#55
(2019-03-21, 05:02 PM)quexua Wrote: I don't know about this Krishnamurti dude ... Thật ra qx không hiểu ổng muốn nói cái gì và nhắm vào mục đích gì?

Giả sử như bây giờ bạn Anatta đọc kinh Tứ Niệm Xứ và đọc đi đọc lại mỗi ngày .. vậy thì kinh đó có thành giả dối không ? ... See what I mean ? ...

   Rollin

Cũng là the same thing như anatta đã nói thôi.

Dầu cho đọc kinh TNX ngàn năm đi nữa, mà mình không thực hành để chứng nghiệm thật sự trong tâm thì những lời mình tụng đó cũng là giả dối.

Bản thân của lời kinh, lời dạy không có gì là giả dối hay thật cả. Giả dối hay thật là do ở chính con người thực hiện những lời gợi ý đó như thế nào.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
#56
Về Sự ĐỐN NGỘ
(On Immediate Realization)

HỎI: Chúng ta có thể thực hiện ngay lập tức Chân Lý ngài đề cập mà không cần chuẩn bị sẵn từ trước?

KRISHNAMURTI: Đối với ngài, chân lý nghĩa là gì? Chúng ta không nên dùng một tiếng mà chúng ta không biết ý nghĩa; chúng ta có thể dùng một tiếng giản dị hơn, một tiếng trực tiếp hơn. Ngài có thể hiểu được, lý hội được một vấn đề một cách trực tiếp? Đó là những gì ngụ ngầm tiềm tàng trong câu hỏi, phải thế không? Ngài có thể hiểu được hiện thể một cách lập tức, ngay bây giờ? Trong việc hiểu được hiện thể ngài sẽ hiểu được ý nghĩa quan trọng của chân lý; nhưng nói rằng mình phải hiểu chân lý, nói như vậy thì chẳng có ý nghĩa gì cả. Ngài có thể nào hiểu được một vấn đề trực tiếp, một cách trọn vẹn và giải thoát khỏi vấn đề? Dó là ngụ ý của câu hỏi, phải thế không? Ngài có thể hiểu một sự khủng hoảng, một sự thách thức ngay lập tức, thấy được ý nghĩa trọn vẹn của sự khủng hoảng ấy và giải thoát khỏi sự khủng hoảng ấy? Khi ngài hiểu được một điều gì thì điều ấy không để lại dấu vết; do đó, sự hiểu biết hoặc chân lý chính là điều giải phóng. Ngay bây giờ ngài có thể được giải phóng khỏi một vấn đề, khỏi một sự thách thức? Phải chăng cuộc đời là một chuỗi dài gồm những sự thách thức và những đáp ứng, và nếu đáp ứng của ngài đối với một sự thách thức mà bị qui định, bị giới hạn, không trọn vẹn thì lúc ấy sự thách thức kia để lại dấu vết của nó, cặn bã của nó, và dấu vết cặn bã ấy được củng cố hơn nữa bởi một sự thách thức mới khác. Vì thế, mình vẫn luôn luôn giữ lại một trí nhớ cặn bã, gồm những sự tích trữ, những vết sẹo; và mang trong lòng tất cả những vết sẹo ấy, ngài lại cố gắng đón nhận sự mới lạ, do đó, ngài không bao giờ đón nhận sự mới lạ được. Vì thế ngài không bao giờ hiểu được điều gì cả, không bao giờ ngài giải thoát được khỏi bất cứ sự thách thức nào của đời sống.

Vấn đề câu hỏi là như vầy: tôi có thể nào hiểu được một sự thách thức một cách trọn vẹn, một cách trực tiếp; hội cảm tất cả ý nghĩa của sự thách thức ấy; chiều sâu thẳm của nó, vẻ đẹp và sự xấu của nó và nhờ thế mà giải thoát khỏi sự thách thức ấy. Mọi sự thách thức đều vẫn luôn luôn mới lạ, phải thế không? Chẳng hạn vấn đề của ngài vào ngày hôm qua đã biến đổi hẳn đến nỗi ngày hôm nay ngài đón gặp vấn đề ấy thì nó hoàn toàn mới lạ hẳn rồi. Nhưng ngài đón gặp vấn đề ấy qua phạm trù cũ kỹ, và ngài đón gặp vấn đề ấy mà tâm thức ngài không có gì thay đổi, ngài chỉ biến thể đôi chút tư tưởng của chính ngài.

Tôi xin trình bày lại một cách khác. Tôi đã gặp ngài vào ngày hôm qua. Trong thời gian ngắn sau sự gặp gỡ ấy ngài đã thay đổi hẳn. Ngài đã biến đổi, biến thể, nhưng tôi vẫn giữ hình ảnh của ngài vào ngày hôm qua. Ngày hôm nay tôi gặp lại ngài với hình ảnh của tôi về ngài vào ngày đã qua, và do đó tôi không hiểu được ngài – tôi chỉ hiểu hình ảnh của ngài mà tôi đã thu được vào ngày đã qua. Nếu tôi muốn hiểu được ngài, một thực thể thiên chuyển, hóa thân, tôi phải xua bỏ đi, thoát đi hình ảnh của ngày hôm qua. Nói một cách khác, muốn hiểu một sự thách thức luôn luôn mới lạ, tôi phải đón nhận nó một cách tươi tắn mới lạ, không để rơi lại cặn bã của ngày hôm qua, vì thế tôi phải giã biệt với ngày đã qua.

Sau rốt, cuộc đời là gì? Đó là cái gì vẫn luôn luôn mới lạ, phải thế không? Đó là cái gì vẫn luôn thiên chuyển, thay đổi không ngừng, luôn luôn tạo ra một cảm giác mới mẻ. Ngày hôm nay không bao giờ giống như ngày hôm qua và đó là vẻ đẹp mê hồn của cuộc đời. Ngài và tôi, chúng ta có thể nào đón gặp mọi vấn đề một cách mới lạ? Khi trở về nhà, ngài có thể đón gặp vợ con ngài một cách mới lạ, đón gặp sự thách thức một cách tươi tắn mới mẻ? Ngài sẽ không có khả năng làm như thế nếu ngài đeo mang chĩu nặng những kỷ niệm của ngày hôm qua. Vì thế, muốn hiểu sự thật của một vấn đề, của một mối tương quan thì ngài phải đến vấn đề một cách tươi tắn – chứ không phải với một “tâm trí cởi mở”, vì điều này chẳng có ý nghĩa gì cả. Ngài phải đến vấn đề mà không mang những vết sẹo của những kỷ niệm ngày hôm qua – nghĩa là đối với mỗi sự thách thức vừa khởi phát, ngài phải có trực thức về tất cả những đáp ứng của ngày hôm qua; và khi trực thức về cặn bã ngày qua, kỷ niệm ngày qua, ngài sẽ thấy rằng những cặn bã, những kỷ niệm ấy rơi mất đi mà ngài không phải chống trở, vì thế, tâm trí ngài mới được tươi tắn.

Mình có thể thực hiện chân lý ngay lập tức, không phải chuẩn bị? Tôi nghĩ rằng điều này nhất định có thể thực hiện được – tôi xác định như thế không phải vì đà lòng hứng khởi nhất thời, không phải vì ảo tưởng nào đó; tôi xác định như thế, và ngài hãy thể nghiệm điều ấy đứng về mặt tâm lý và ngài sẽ thấy rõ. Hãy lấy thí dụ về bất cứ sự thách thức nào, bất cứ sự việc ngẫu xuất nào – đừng đợi đến một cuộc khủng hoảng to tát nào – và ngài sẽ thấy ngài phản ứng với nó thế nào. Ngài hãy để ý trực tiếp về nó, ý thức trực tiếp về những đáp ứng của ngài, về những ý định của ngài, về những thái độ của ngài, và ngài sẽ hiểu những cái đó, ngài sẽ hiểu bối cảnh của ngài. Tôi quả quyết rằng ngài có thể thực hiện chân lý ngay lập tức nếu ngài đặt trọn vẹn sự chú tâm vào đó. Nếu ngài tìm kiếm ý nghĩa trọn vẹn của bối cảnh ngài, bối cảnh ấy sẽ ban cho ngài ý nghĩa của nó và lúc ấy trong một thoáng chốc ngài sẽ khám phá ra chân lý, hiểu được vấn đề. Sự hiểu biết chỉ xuất hiện từ trong hiện tại, ngay bây giờ, tức là vẫn luôn luôn ở ngoài thời gian. Dù điều ấy có thể xảy đến ngày mai nhưng nó vẫn là ngay bây giờ; chỉ triển hạn, chuẩn bị đón nhận những gì xảy đến vào ngày mai là tự ngăn chận không cho hiểu được những gì đang là ngay bây giờ. Chắc chắn ngài có thể hiểu được trực tiếp hiện thể ngay bây giờ, có được không? Muốn hiểu được “cái đang là”, tức là hiện thể, ngài phải không bị quấy động, xao lãng, ngài phải để trọn tâm trí vào nó. Đó là sự chú tâm quan hệ duy nhất ngay khoảnh khắc bây giờ, một cách trọn vẹn. Lúc ấy hiện thể mới ban cho ngài sự sâu thẳm trọn vẹn của nó, ý nghĩa trọn vẹn của nó, và nhờ thế, ngài mới thoát khỏi vấn đề.

Nếu ngài muốn biết chân lý, ý nghĩa tâm lý của tài sản, chẳng hạn, nếu ngài muốn thực sự hiểu nó một cách trực tiếp, ngay bây giờ, làm thế nào ngài đi đến nó? Dĩ nhiên ngài phải cảm thấy thân thuộc, đồng nhất thể với vấn đề, ngài không nên sợ hãi vấn đề, ngài không phải có bất cứ tín ngưỡng nào, bất cứ câu trả lời nào, giữa ngài và vấn đề. Chỉ lúc nào ngài được tương quan trực tiếp với vấn đề thì ngài mới thấy được câu trả lời. Nếu ngài đưa ra sẵn câu trả lời, nếu ngài phê phán, có một khuynh hướng tâm lý đối nghịch thì lúc ấy ngài sẽ triển hoãn, ngài sẽ chuẩn bị hiểu nó vào ngày mai, mà điều ấy chỉ có thể hiểu được vào ngay “bây giờ”. Vì lý do ấy, ngài sẽ không bao giờ hiểu được gì cả. Trực nhận chân lý không cần chuẩn bị gì cả; sự chuẩn bị ngụ ý về thời gian, và thời gian không phải là phương tiện để hiểu chân lý. Thời gian là sự kế tục, và chân lý thì nằm ở ngoài thời gian không có tính cách kế tục tiếp diễn. Sự hiểu biết giao cảm không có tính cách lưu diễn liên tục, sự hiểu biết nằm ngay từ khoảnh khắc này đến khoảnh khắc khác, không giữ lại cặn bã nào.

Tôi ngại rằng tôi đang làm vấn đề có vẻ như rắc rối, có thế không? Nhưng thực ra thì vấn đề rất dễ dàng, giản dị, nếu ngài chỉ thể nghiệm với nó. Nếu ngài mơ mộng vớ vẩn rồi suy tưởng trầm tư về vấn đề thì vấn đề trở nên rất khó khăn. Khi không còn hàng rào ngăn cách giữa ngài và tôi thì tôi hiểu được ngài. Nếu tôi mở phơi ra trước ngài, tôi sẽ hiểu ngài một cách trực tiếp – và việc mở bày ấy không phải là một vấn đề thời gian. Thời gian có thể làm tôi cởi mở? Sự chuẩn bị, ý thức hệ, kỷ luật có thể làm tôi cởi mở với ngài? Nhất định là không. Điều làm tôi cởi mở với ngài là ý định tìm hiểu của tôi. Tôi muốn cởi mở phơi bày vì tôi không có gì để giấu giữ lại, tôi không sợ hãi gì cả; vì thế tôi cởi mở, và sự giao cảm trực tiếp được thành hình, chân lý được xuất hiện. Muốn đón nhận chân lý, muốn biết được vẻ đẹp mê hồn của chân lý, muốn biết được niềm vui tuyệt trần của chân lý, mình phải cởi mở đón nhận lập tức, không bị vẩn đục ám khói bởi những lý thuyết, bởi những nỗi sợ hãi, bởi những câu trả lời.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
#57
J. Krishnamurti: "Tôi ngại rằng tôi đang làm vấn đề có vẻ như rắc rối, có thế không?"

Không!  Không phải thế , khi nói gặp một vấn đề giả dụ như người bình thường sẽ nói là :

2 + 2 = 4


Thì ngài Krishnamurti sẽ nói là :

2 * 8 = 16 - 4 = 12 / 3 = 4 - 2  + 19 = 21 /3 = 7 / 2 = 3.5 - 1.5 + 2  = 4


Lol



Nói tóm lại có ai hiểu Krishnamurti nói gì không?  xin giảng lại bằng một, hai câu đơn giản cho tui được hiểu ??   :78: Heavy-black-heart4
#58
32. VỀ SỰ GIẢN DỊ
(The Simplicity)


HỎI: Sự giản dị là gì ? Có phải ngụ ý rằng nhìn thấy rõ ràng những gì chính yếu và loại bỏ tất cả mọi sự khác?

KRISHNAMURTI: Chúng ta hãy nhìn xem những gì không phải là sự giản dị. Đừng nói – “Đó là sự phủ nhận” hoặc “Hãy đưa cho chúng tôi một điều gì xây dựng, tích cực hơn”. Nói như vậy chỉ là phản ứng ấu trĩ, vô ý tứ. Những kẻ nào mang đến cho các ngài một điều gì “tích cực xây dựng” đều là những kẻ khai thác lợi dụng ; những kẻ ấy mang đến cho các ngài điều mà các ngài muốn có, và nhờ việc ấy họ lợi dụng các ngài. Chúng ta không làm như vậy. Chúng ta thử cố gắng tìm thấy sự thật về tính giản dị. Vì thế, các ngài phải loại bỏ, xua bỏ những ý tưởng và quan sát điều mới lạ. Kẻ nào có nhiều vật sở hữu thì sợ cách mạng, cách mạng nội tâm và cách mạng ngoại giới.

Chúng ta hãy tìm xem những gì không phải là sự đơn giản. Một tâm trí phức tạp thì không giản dị, phải thế? Một đầu óc khôn khéo thì không giản dị; một tâm thức mang một cứu cánh trước mặt để đeo đuổi hành động tìm kiếm một phần thưởng, sợ hãi một hình phạt, tâm thức ấy thì không giản dị, phải thế? Một đầu óc chĩu nặng kiến thức không phải là một đầu óc giản dị ; một tâm trí bị tàn phế què quặt vì những tín ngưỡng thì không phải là một tâm trí giản dị, phải không ? Một tâm trí tự đồng hóa với một thực thể to tát và cố gắng giữ lại trạng thái đồng hóa kia thì không phải là một tâm trí giản dị, phải thế? Chúng ta nghĩ rằng mình sống giản dị khi mình chỉ có một hoặc hai mảnh vải quấn người, chúng ta muốn phô trương sự giản dị bên ngoài và chúng ta dễ bị lường gạt về hình thức bên ngoài ấy. Đó là lý do cắt nghĩa tại sao kẻ giàu sang phú quí thường hay sùng bái thờ lạy người xuất gia, xuất thế.

Sự giản dị là gì? Sự giản dị có thể là sự loại bỏ những gì không chính yếu và đeo đuổi những gì chính yếu – nghĩa là một tiến trình chọn lựa, tuyển trạch? Điều ấy có nghĩa là chọn lựa – chọn lựa những gì chính yếu và xua bỏ những gì không chính yếu? Tiến trình chọn lựa này là gì? Thực thể chọn lựa là gì? Có phải đó chính là tâm trí? Ngài muốn gọi đó là gì thì cứ gọi, điều ấy không quan trọng. Ngài nói, “tôi sẽ chọn cái này, vì cái này là chính yếu, cần thiết”. Làm thế nào ngài biết cái gì là chính yếu? Hoặc là ngài có một khuôn mẫu tùy theo những gì người khác đã nói hoặc chính kinh nghiệm của ngài cho rằng điều nào đó là chính yếu. Ngài có thể nương cậy vào kinh nghiệm của ngài? Khi ngài chọn lựa thì sự chọn lựa của ngài đã được đặt trên lòng thèm khát, phải thế không? Những gì ngài gọi là “chính yếu” là điều đã đem đến sự thỏa mãn cho ngài. Vì thế, ngài lại trở về với tiến trình như xưa, phải thế không? Một tâm trí tán loạn có thể chọn lựa? Nếu tâm trí ấy chọn lựa thì sự chọn lựa ấy cũng chỉ là tán loạn thôi.

Vì thế, sự tuyển trạch chọn lựa giữa điều chính yếu và điều không chính yếu chẳng phải là sự giản dị. Đó chỉ là sự xung đột. Một tâm trí đang ở trạng thái xung đột và hỗn loạn thì không bao giờ có thể đơn giản. Khi ngài loại bỏ, khi ngài thực sự quan sát và nhìn thấy được tất cả sự việc sai lầm này, những mưu mẹo của tâm trí, khi ngài nhìn thẳng vào tâm trí và có trực thức về tâm trí ấy thì lúc ấy ngài sẽ tự thấy bản chất của sự giản dị. Một tâm thức bị triền phược trong tín ngưỡng không bao giờ là một tâm thức giản dị. Một tâm trí bị què quặt bởi kiến thức thì không giản dị được. Một tâm thức bị xao lãng lôi kéo bởi Thượng đế, bởi đàn bà, bởi âm nhạc thì không phải là một tâm thức giản dị. Một tâm trí đầu óc bị vướng kẹt trong công việc nhàm chán đều đặn của văn phòng, của những lễ nghi, của những bài kinh kệ thì tâm trí như thế không thể nào giản dị được. Sự giản dị là hành động không có ý tưởng. Tuy nhiên điều này là một việc rất hiếm, hy hữu; đó có nghĩa là tỉnh thức sáng tạo. Khi mà mình không có tỉnh thức sáng tạo; chúng ta chỉ là những trung tâm điểm gây ra sự ác tâm, sự thống khổ và sự phá hoại. Sự giản dị không phải là một điều mà ngài có thể đuổi theo và thể nghiệm. Sự giản dị hiện đến như một đóa hoa mãn khai đúng lúc, khi mỗi người đều hiểu được trọn vẹn tiến trình của sự hiện hữu và của sự tương giao. Vì chúng ta đã không bao giờ nghĩ về điều ấy, quan sát nó, cho nên chúng ta không có trực thức về nó, chúng ta đánh giá tất cả những hình thức bên ngoài, như việc có ít vật sở hữu, chẳng hạn, nhưng những thứ này không phải là sự giản dị. Sự giản dị không thể tìm thấy được. Nó không phải ở nơi sự lựa chọn giữa điều chính yếu và điều bất chính yếu, sự giản dị chỉ hiện đến khi nào bản ngã vắng mất, khi tâm trí không vướng kẹt trong những suy tưởng xa xôi, trong những kết luận, những tín ngưỡng, những sự vận hành của ý niệm. Chỉ có một tâm trí tự do như vậy mới có thể tìm thấy chân lý. Tâm thức như thế mới duy nhất có thể đón nhận sự vô lượng, vô biên, bất khả danh; và đó mới là sự giản dị đơn sơ.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
#59
Cho qx xin được đóng góp một đoạn của nhà văn / cư sĩ Nguyên Giác Phan Tấn Hải ...

--------------------------------------------------

Tất cả các bước đề nghị trên đều là các cảnh giới của vô niệm, chỉ trừ nghi niệm là hiện tiền thôi.


Thiền Đốn Ngộ còn được diễn bày bằng một ngôn ngữ mới của thế kỷ 20 bởi Krishnamurti (ở đây chúng ta sẽ viết tắt tên không là K.). K. được nhiều người tin như một hóa thân của Phật Di Lặc. K. không từng đọc kinh Phật, không uyên bác nhưng tất cả những lời nói, thuyết giảng đều hiển Tông chỉ Thiền Đốn Ngộ. Trong sách "Krishnamurti, the Open Door," tác giả là bà Mary Lutyens ghi lại là, học giả Phật giáo nổi tiếng Jagannath Upadhyaya chuyên nghiên cứu các bản văn cổ Tây Tạng đã tìm ra từ đó một lời tiên tri về sự xuất hiện của K. như hóa thân của Phật Di Lặc (Lord Maitreya), trang 92-93 sách trên.

K. cho rằng chân lý là mảnh đất không lối ngõ để tới, hoàn toàn không thể do tu tập, tụng kinh, niệm Phật, cầu nguyện... mà được. Các sách cuối đời ông mang sức mạnh như kinh điển Đại Thừa, khảo sát về các vấn đề căn bản về Tâm (The Mind), về Nhất Chân Pháp Giới Tâm (mượn chữ này của kinh Lăng Nghiêm để dịch chữ The Universal Mind), về trật tự vũ trụ (Cosmic Order), về Đốn Ngộ (cannot be done in time).

Tông chỉ Thiền Đốn Ngộ hiển hiện rõ ràng nhất ở hai sách, tường thuật các cuộc đối thoại giữa K. và ông David Bohm mang phong thái kinh Phật viết ở thể đối thoại giữa Phật và các ông A Nan, Xá Lợi Phất... Nhưng thú vị là Dr. David Bohm lại là một ông A Nan ngang bướng ưa vặn hỏi từng ý nhỏ, một Xá Lợi Phất uyên bác về khoa học vật lý đầy thắc mắc ngờ vực. Hai sách đó là:

(1) The Ending of Time. J. Krishnamurti and David Bohm, Harper & Row, California, 1985.
(2) The Future of Humanity. J. Krishnamurti and David Bohm, Harper & Row, California, 1986.

"Tông phong" của K. cực kỳ vi diệu vì chính hai người viết tiểu sử (biography) đời ông đều thú nhận là chưa hiểu K. muốn nói gì mặc dù đã cảm được sức mạnh của chân lý trong lời giảng dạy của ông. Hai người này đều là bạn thân nhiều thập niên với ông, gần như đọc và nghe tất cả những gì ông nói, là hai bà Mary Lutyens và Pupul Jayakur. Đó là một sự thật, cũng như các vị pháp sư, luận sư hểu tất cả tư tưởng Đại Thừa, thuộc lòng các kinh Hoa Nghiêm, Lăng Nghiêm vân vân... nhưng khi được nghe hiển Tông chỉ Thiền Đốn Ngộ thì cũng mịt mịt mờ mờ vậy.

Ở phần phụ lục sách này, có trích dịch một số đoạn nói về Thiền định từ cuốn Krishnamurtís Notebook.

Có thể nói tóm tắt về ý chỉ của K. không?

Câu trả lời nên là, hoàn toàn không một pháp để trao cho người. Tuy nhiên, trong các lời phương tiện, K. cũng đề nghị các thứ như, nên sống với vô tâm (vacant mind, empty mind), với vắng lặng (stillness), với tỉnh thức (watchfullness, attentiveness), với sự bùng vỡ thanh tịnh (shattering purity), thấy Tánh (realization of the Otherness), vân vân... Tất cả các đề nghị đó đều được nhấn mạnh là không do một nỗ lực của Tâm mà thành được (effortless but one cannot try to touch it), không do sự huân tập từ từ (cannot be done in time).

Sau khi đã duyệt qua về các tông phong và phương tiện khác của Thiền Đốn Ngộ, chúng ta có thể khẳng định thế nào là Tông chỉ?

Hoàn toàn không có lời khẳng định được về Tông chỉ. Tất cả các hình thức diễn bày đều ở trong thể phủ định, không phải cái này, không phải cái kia, không phải cái nọ, vân vân... Ngôn ngữ văn tự không dùng được cho tối hậu cú đó. Và bây giờ chúng ta thử bước vào thế giới của Tín Tâm Minh để xem Ngài Tăng Xán đã hiển Tông chỉ thế nào.

GHI CHÚ:
Ở trên một công án đã được sửa ý. Trong chính văn Trung Hoa nghĩa là: "Muốn biết ý cùng tận, Bắc đẩu nhìn về Nam." Khi ở Việt Nam tôi lại nghe là: "Muốn thấy sao Bắc đẩu, hãy nhìn về phương Nam." Sửa để làm chi? Và ai, vị Thiền Sư nào của Việt Nam đã sửa lại? Chữ ai này hẳn là khó hơn chữ ai của Niệm Phật Thị Thùy vậy. Mới biết, thế giới của Thiền đầy những sương mù của ngộ và mê vậy.
#60
VỀ SỰ THIỂN BẠC, HỜI HỢT
(Superficiality)


HỎI: Một kẻ hời hợt thì làm thế nào trở nên đứng đắn nghiêm chỉnh?

KRISHNAMURTI: Trước hết, chúng ta phải có ý thức trực tiếp rằng chúng ta hời hợt, nông cạn, phải thế không? Hời hợt, thiển bạc có nghĩa là gì? Một cách chính yếu thì đó có nghĩa là sống tùy thuộc, nương cậy vào một cái gì đó, phải thế không? Nương cậy, lệ thuộc vào kích thích tố, lệ thuộc vào sự thách thức, nương dựa vào một người khác, vịn tựa vào một số giá trị, một số kinh nghiệm, một số kỷ niệm, vịn tựa vào đó về đường tâm lý – phải chăng tất cả sự nương tựa ấy làm thành sự nông cạn hời hợt? Khi tôi nương tựa vào việc đi nhà thờ mỗi buổi sáng hoặc mỗi buổi lễ để được thăng hoa tâm hồn, để được giúp đỡ, phải chăng điều này đã làm tôi trở thành nông cạn, thiển bạc? Nếu tôi phải thi hành một số lễ nghi nào đó để duy trì cảm giác nguyên vẹn thuần tính hoặc để lấy lại một cảm giác nào mà trước kia tôi đã trải qua, phải chăng điều này đã làm tôi trở nên nông cạn, hời hợt? Phải chăng điều này đã làm tôi trở nên thiển bạc cạn cợt khi tôi tự hiến thân mình cho một đất nước, cho một kế hoạch hoặc cho một đoàn thể chính trị đặc thù nào đó. Nhất định toàn thể tiến trình tùy thuộc nương tựa này chỉ là sự thoát ly bản thân của tôi; tinh thần đồng hóa này, đồng hóa với một thực thể to tát chỉ là chối bỏ hiện thể của tôi. Nhưng tôi không thể phủ nhận hiện thể của tôi; tôi phải hiểu hiện thể của tôi và không cố gắng tự đồng hóa với vũ trụ, với Thượng đế, với một đoàn thể chính trị đặc biệt nào đó hoặc bất cứ cái gì khác. Tất cả những thứ này đều đưa dẫn đến sự suy tư cạn cợt và từ sự tư duy thiển cận ấy mới phát xuất ra hành động tàn ác hằng cửu dù đứng về tỉ lệ lớn rộng của thế giới hoặc đứng về mức độ cá thể.

Thoạt tiên hết, chúng ta có tri nhận rằng chúng ta đang làm mọi sự như vậy? Chúng ta không tri nhận gì cả, chúng ta chỉ biện minh chúng. Chúng ta nói, “Tôi sẽ làm gì nếu tôi không làm những việc này? Tôi sẽ còn tệ hại hơn nữa; thần trí tôi sẽ đổ nát đi. Vậy bây giờ, ít ra tôi cũng đang chống trở để hướng đến một cái gì vĩ đại hơn“. Chúng ta càng chống chỏi thì chúng ta càng trở nên nông cạn hời hợt. Tôi phải thấy như vậy trước tiên hết, phải thế không? Đó là một trong những việc khó khăn nhất: thấy rằng tôi là gì, nhận rằng tôi ngu xuẩn, rằng tôi nông cạn, rằng tôi hẹp hòi, rằng tôi ghen tuông. Nếu tôi thấy tôi là gì, nếu tôi nhận tôi là thế, lúc ấy tôi mới bắt đầu được. Nhất định một trí óc nông cạn là một trí óc muốn trốn thoát hiện thể. Muốn không chạy trốn, mình cần phải khảo nghiệm gian nan, phủ nhận sự ù lỳ, bất động, nọa tính. Vừa lúc tôi biết rằng tôi không sâu sắc, thì lúc ấy một tiến trình sâu thẳm đã thoáng hiện – nếu tôi không làm gì cả với sự nông cạn kia. Nếu tâm thức nói, “tôi thấp hèn bần tiện, và tôi sắp khảo sát điều ấy, tôi sắp hiểu được trọn vẹn sự bần tiện này, tác động hẹp hòi này”, lúc ấy mình mới có khả tính thay hình đổi dạng, chuyển hóa toàn triệt; nhưng trái lại một người có một trí óc bần tiện, nhận thấy rằng mình bần tiện và cố gắng không bần tiện, bằng cách đọc sách, bằng cách gặp gỡ người đời, bằng cách du lịch, đi đây đi đó, bằng cách hoạt động tích cực liên miên như một con khỉ thì trí óc đó vẫn là bần tiện.

Vả lại, ngài thấy rằng chỉ có một cuộc cách mạng thực sự là khi nào chúng ta đối trị vấn đề, đi đến vấn đề một cách chính đáng. Cách lối đứng đắn đi đến vấn đề tạo ra một lòng tin lạ thường mà tôi quả quyết rằng ngài có thể dời đi được những rặng núi – những dãy núi của những thành kiến của riêng mình, sự nô lệ qui định của riêng mình. Khi ý thức về tâm trí cạn cợt của mình thì ngài đừng cố gắng sâu sắc. Một đầu óc nông cạn không bao giờ có thể biết được sự sâu thẳm vĩ đại. Một đầu óc nông cạn có thể được nhét đầy kiến thức, đầy tin tức, nó có thể lặp đi nhắc lại những lời những tiếng – ngài thừa biết tất cả những mớ sở hữu tích lũy trong một đầu óc nông cạn hiện hoạt. Nhưng nếu ngài biết rằng ngài nông cạn, thiển bạc, nếu ngài ý thức trực tiếp về sự thiển bạc ấy, quan sát tất cả mọi sự sinh hoạt của nó mà không phê phán, không kết án, lúc ấy chẳng mấy chốc ngài sẽ thấy rằng sự thể nông cạn kia đã biến tiêu đâu mất một cách toàn triệt mà không cần tác động của ngài đối với nó. Điều ấy đòi hỏi sự kiên nhẫn , tỉnh thức, châu đáo mà không có lòng háo hức khao khát muốn đạt đến một kết quả nào đó, một sự thành đạt nào đó. Chỉ có một đầu óc nông cạn mới ham kết quả, ham thành công, thành đạt.

Ngài càng ý thức trực tiếp về toàn thể tiến trình này thì ngài càng khám phá những sinh hoạt của tâm thức, nhưng ngài phải quan sát chúng mà không dụng công chấm dứt chúng, vì vừa lúc ngài tìm kiếm một cứu cánh, thì ngài lại bị kẹt vào sự phân hai giữa cái “tôi” và cái “không phải tôi” – điều này lại chỉ lưu diễn vấn đề như cũ.

***
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore