Krishnamurti Vấn Đáp: Bàn về Giáo dục ○ 20
Life Ahead 16

Student: Làm thế nào để cái điều đẹp đẽ có thể là niềm vui mãi mãi?

J. Krishnamurti: Đó là suy nghĩ của em hay em trích lại của ai khác? Em có muốn tìm hiểu xem cái đẹp có hoại diệt mất chăng, và khả dĩ có hay không niềm vui miên viễn, bất biệt?

Student: Cái đẹp hiện hữu trong những hình thể nhất định nào đó.

J. Krishnamurti: Nét đẹp trong cội cây, chiếc lá, dòng sông, người đàn bà, người đàn ông, những người dân làng vừa đi và vừa đội trên đầu họ đồ vật nặng nề. Cái đẹp có tàn phai mất không?

Student: Những người dân làng đi qua, nhưng họ để lại ấn tượng của cái đẹp.

J. Krishnamurti: Họ đi qua rồi, cảnh đó lưu lại trong trí nhớ. Em thấy một cái cây, một chiếc lá, và ký ức ghi lại vẻ đẹp đó.

Vậy thì trí nhớ về cái đẹp có phải là sự vật sống động không? Khi em thấy một điều gì đó xinh đẹp, lập tức có niềm hoan hỷ; em nhìn cảnh mặt trời lặn thì tức khắc nảy sinh niềm vui. Vài giây khắc sau, niềm vui đó trở thành dấu vết trong trí nhớ. Sự sao chép lại niềm vui này là sự thể sống động chăng? Sự tưởng nhớ lại của em cảnh mặt trời lặn có phải là cảnh vật sống động thực? Nó là điều đã chết rồi, phải thế không? Xuyên qua điều đã chết đó của cảnh mặt trời lặn, em muốn nắm bắt lại niềm vui. Mà trí nhớ thì tự nó không sản sinh ra niềm vui; nó chỉ là ghi lại hình ảnh sự vật gì đó mà đã biến mất đi rồi sau khi tạo lên niềm vui. Có niềm hoan hỷ nảy sinh hồi đáp tức khắc với cái đẹp, nhưng trí nhớ xen vào và tiêu hủy nó đi. Nếu có sự nhận thấy vẻ đẹp một cách kiên định mà không có sự tích lũy của trí nhớ xen vào – chỉ khi đó khả dĩ có niềm vui miên viễn.

Tuy nhiên, thật không dễ dàng để thoát được sự tích lũy, góp nhặt của ký ức, bởi vì cái khoảnh khắc em thấy điều gì rất vui thích, em cho nó vào trong trí nhớ và em bám giữ nó. Khi em nhìn một vật đẹp đẽ, đứa bé dễ thương, cội cây xinh đẹp, ngay tức khắc có niềm hoan hỷ; nhưng kế đến em muốn hoan hỷ hơn nữa. Muốn được thêm niềm vui chính là sự tích lũy của trí nhớ. Khi muốn được nhiều hơn, em vô tình bắt đầu cho tiến trình phân rã, và không có niềm vui trong tiến trình đó. Trí nhớ chẳng bao giờ có thể tạo ra niềm vui mãi mãi. Niềm vui vĩnh cửu hiện hữu chỉ khi nào có sự đáp ứng không gián đoạn và cùng lúc với cái đẹp, sự bất mỹ, với mọi thứ khi mà không có kích hoạt sự ghi nhận của trí nhớ – tức là sự mẫn cảm cao độ ở nội tâm và ngoại giới, khi có tình thương chân thật.

*****


Student: Tại sao kẻ nghèo hạnh phúc và người giàu thì không?

J. Krishnamurti: Phải chăng người nghèo thì hạnh phúc cá biệt ở phương diện nào đó? Họ có lẽ ca hát, nhảy múa; nhưng họ có hạnh phúc chăng? Họ không có đủ cái ăn, họ có ít ỏi hoặc không có cái mặc, họ không thể ăn ở sạch sẽ, họ phải làm việc từ sáng đến tối hết năm này sang năm nọ. Có lẽ họ thỉnh thoảng có được những khoảnh khắc vui vẻ; nhưng họ thực sự chẳng có hạnh phúc, phải thế?

Rồi có phải người giàu thì không được hạnh phúc? Họ sung túc và dư dật mọi thứ, họ có chức vụ cao, họ du lịch khắp nơi. Họ không vui vẻ khi bị thất bại trong tình thế nào đó, họ bị cản trở và không thể có được cái điều họ muốn.

Với em, hạnh phúc có nghĩa là gì? Có người cho rằng hạnh phúc gói gọn trong việc đạt được những gì em muốn. Nếu em muốn chiếc xe và có được nó thì em hạnh phúc, ít ra cũng là thời gian hiện có. Tương tự như vậy, dù là em muốn có bộ trang phục hàng hiệu, hoặc là chuyến du lịch đi Châu Âu: Nếu em có được cái điều em muốn, thì em hạnh phúc. Nếu em muốn được là một giáo sư danh tiếng nhất, hay một chính trị gia vĩ đại, thì em sẽ hạnh phúc khi đạt được, đau buồn khi không thể có được.

Vậy, cái mà em gọi là hạnh phúc là kết quả của việc đạt được cái điều em muốn, vươn tới được thành công, hoặc trở nên sang trọng, cao quý. Em muốn cái gì đó, và chừng nào mà em còn có thể giữ nó trong tay, chừng đó em còn cảm nhận được niềm hạnh phúc viên mãn, em không bị ngã lòng và phiền muộn. Nhưng nếu em chẳng thể có được cái điều em mong muốn, khi đó khổ đau bắt đầu.

Tất cả chúng ta đều quan hoài với vấn đề này, không chỉ là người giàu hay kẻ nghèo. Người giàu và kẻ nghèo giống nhau, đều muốn sở hữu những gì đó cho họ, và nếu họ bị ngăn trở, họ sẽ không được hạnh phúc. Tôi không có ý nói rằng kẻ nghèo không nên có được cái gì họ muốn hoặc cần. Đó không phải là câu hỏi mà chúng ta đang xem xét. Chúng ta đang cố khám phá xem hạnh phúc là gì, và hạnh phúc có phải là cái điều mà em ý thức được.

Khi em ý thức rằng em hạnh phúc, thì khi đó có phải là hạnh phúc không? Nó chẳng phải là hạnh phúc, phải thế? Nó giống như sự khiêm nhường, khiêm tốn: khoảnh khắc mà em ý thức là em khiêm tốn, thì em không còn khiêm tốn nữa. Vì vậy, em không thể đuổi bắt được hạnh phúc; nó không phải là một vật để đeo đuổi, mưu cầu. Nó hiện đến; nhưng nếu em truy cầu nó, nó sẽ lảng tránh em.


***
*
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Life Ahead 17

Student: Dù rằng có sự tiến bộ trong các lãnh vực khác nhau, nhưng tại sao không có được tình huynh đệ?

J. Krishnamurti: Ý em muốn nói “tiến bộ” gì?

Student: Tiến bộ về khoa học.

J. Krishnamurti: Từ xe bò ngựa kéo cho đến máy bay phản lực – đó là tiến bộ, không phải vậy sao? Nhiều thế kỷ trước đây, chỉ có xe bò, xe ngựa; nhưng dần dần trải qua thời gian, chúng ta đã phát triển làm ra máy bay. Phương tiện giao thông thời xa xưa rất chậm chạp, bây giờ nó rất là nhanh; em có thể có mặt ở London chỉ vài tiếng đồng hồ. Tiến bộ qua việc cải thiện điều kiện vệ sinh, qua việc chăm sóc dinh dưỡng hợp lý và thuốc men, y tế. Và cũng đạt được sự cải tiến đáng kể trong những vấn đề về sức khỏe thể chất. Tất cả những điều này là sự tiến bộ khoa học; tuy nhiên chúng ta vẫn chưa phát triển hay tiến bộ tương đương như thế trong tình huynh đệ đại đồng.

Vậy thì tình huynh đệ có phải là vấn đề của tiến bộ? Chúng ta biết ý nghĩa “tiến bộ” là gì rồi khi nói về nó. Nó là sự tiến triển, đạt được cái gì đó theo dòng thời gian trôi. Các nhà khoa học cho rằng chúng ta đã tiến hóa từ loài khỉ; họ nói thế, xuyên suốt qua nhiều triệu năm, chúng ta đã phát triển từ những hình thái sự sống thấp nhất cho đến sự sống cao nhất là con người. Nhưng, tình huynh đệ có thật là cần có sự phát triển như vậy không? Nó có phải điều mà có thể được tiến hóa theo thời gian? Có sự hợp nhất của những cá thể trong một đơn vị của gia đình, đơn vị của một xã hội riêng biệt hoặc quốc gia nào đó; từ một quốc gia, bước tiếp theo là chủ nghĩa (đơn vị) quốc tế, và kế đến là ý tưởng về một thế giới đại đồng. Khái niệm một thế giới đại đồng là sự giao cảm mà chúng ta gọi là tình huynh đệ. Nhưng mà cảm giác của tình huynh đệ có thực chăng là vấn đề của sự tiến hóa? Cái cảm giác về tình huynh đệ có phải cần được vun đắp, bồi dưỡng chầm chậm lần lần qua những trình tự từ gia đình, cộng đồng, quốc tế, và rồi đến một thế giới hợp nhất? Bản chất của tình anh em là sự yêu thương, chẳng phải thế sao? Và yêu thương có cần được vun đắp theo từng bước, từng bước một? Yêu thương là vấn đề của thời gian sao? Em có hiểu được những điều tôi đang nói?

Nếu tôi nói là sẽ có tình anh em đại đồng trong mười, hoặc ba mươi, hoặc một trăm năm tới, thì điều đó ngụ ý gì? Điều đó cho biết chắc chắn rằng tôi hiện tại không có tình thương, tôi chẳng có cảm xúc gì về tình huynh đệ. Khi tôi nói, “tôi sẽ có tình huynh đệ, tôi sẽ yêu thương”, thì sự kiện thực tế là tôi không có yêu thương, không có tình cảm huynh đệ. Bao lâu mà tôi còn suy nghĩ kiểu như “tôi sẽ là...” thì bao lâu đó tôi không là như thế. Trái lại, nếu tôi dỡ bỏ cái khái niệm sẽ có tình huynh đệ trong tương lai ra khỏi tâm trí tôi, khi ấy tôi có thể thấy được thực tế tôi là gì; tôi nhận thấy rằng tôi không có tình huynh đệ, và tôi bắt đầu khám phá lý do tại sao.

Thấy ra được tôi là gì trong hiện tại hoặc phỏng đoán tôi sẽ là gì mai này, cái nào quan trọng hơn? Chắc chắn rằng điều quan trọng là nhận thấy hiện tại tôi là gì, bởi vì thế tôi mới có thể tương tác với nó được. Còn tương lai mai này tôi sẽ ra sao, tương lai thì không thể dự đoán được. Sự kiện thực tế là tôi chẳng có cảm giác tình anh em, tôi thật sự không có tình thương; và với sự kiện đó tôi bắt đầu cất bước, tôi có thể tức khắc làm việc với nó. Nhưng, cho rằng ta sẽ là gì đó trong tương lai thì chỉ là ý niệm, lý tưởng hóa, mà nhà lý tưởng là người chối bỏ cái-đang-là; hắn ta chạy trốn khỏi sự kiện thực mà nó chỉ ở trong hiện tại.

*****

Student: Tự thân tình yêu là gì?

J. Krishnamurti: Tình yêu nội tại là gì? Ý của em là vậy phải không? Thế nào là tình yêu mà không có động cơ, không có phần thưởng, khích lệ? Hãy lắng nghe cẩn thận và em sẽ tìm thấy ra. Chúng ta đang khảo sát câu hỏi; chúng ta không tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi. Khi học toán, hay đặt một câu hỏi, hầu hết các em quan tâm đến việc tìm ra câu trả lời hơn là thấu hiểu vấn đề. Nếu em nghiên cứu vấn đề, nhìn vào bên trong nó, khảo sát nó, hiểu biết nó, thì em sẽ thấy ra rằng câu trả lời nằm trong vấn đề. Vì vậy, chúng ta hãy tìm hiểu vấn đề là gì, và đừng lo kiếm câu trả lời dù là trong Bhagavad Gita (Chí Tôn Ca), trong Koran, trong Kinh thánh, hoặc từ một giáo sư, giảng viên nào đó. Nếu chúng ta thực sự có thể hiểu vấn đề, câu trả lời sẽ đến từ đó; bởi vì câu trả lời nằm trong vấn đề, nó không tách rời khỏi vấn đề.

Vấn đề là: Tình yêu gì mà không có động cơ? Có thể có tình yêu mà không có bất kỳ động cơ nào, không ham muốn hay đòi hỏi thứ gì đó cho bản thân vì tình yêu? Có hay chăng yêu thương mà không có cảm giác bị tổn thương khi tình yêu không được đáp lại? Nếu tôi đề nghị với em tình bạn của tôi và em quay mặt đi, tôi chẳng bị đau lòng sao? Cảm giác bị tổn thương đó có phải là hậu quả của tình bạn, của sự độ lượng, của sự thông cảm? Chắc chắn là chừng nào tôi còn cảm thấy bị tổn thương, chừng nào còn sợ hãi, chừng nào tôi còn giúp em với hy vọng rằng em có thể sẽ giúp lại tôi – cái gọi là dịch vụ đổi chác – thì không có tình yêu.

Nếu em hiểu điều này, câu trả lời nằm ở đó.

***
*
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Life Ahead 18

Student: Tôn giáo là gì?

J. Krishnamurti: Em muốn câu trả lời từ tôi hay em muốn tự mình tìm hiểu? Em đang tìm kiếm câu trả lời từ ai đó, dù uyên thâm hay ngu ngốc? Hay là em đang thực sự cố gắng tìm hiểu chân tôn giáo là gì?

Để tìm ra tôn giáo thực sự là gì, em phải gạt mọi thứ cản trở con đường tìm kiếm sang một bên. Nếu phòng em có các cửa sổ với màu sắc hoặc vết bẩn trên đó và muốn nhìn thấy ánh sáng mặt trời trong lành rọi vào, em phải lau chùi hoặc mở cửa sổ, hoặc đi ra ngoài đón ánh nắng. Tương tự, để tìm ra chân tôn giáo là gì, trước tiên em phải xem xét những gì không phải là tôn giáo đích thực, và gạt nó sang một bên. Sau đó, em có thể khám phá ra, bởi vì khi đó có sự nhận biết trực tiếp (direct perception). Vì vậy, chúng ta hãy nhận thấy ra những gì không phải là tôn giáo chân chính.

Thực hiện nghi lễ cầu nguyện, bái lạy, hay nghi thức tụng niệm, đó có phải là tôn giáo không? Các em lặp đi lặp lại nhiều lần những câu kinh, câu chú nào đó trước bàn thờ hoặc một thần tượng, nó có thể mang lại cho em cảm giác thích thú, cảm giác hài lòng; nhưng đó có phải là tôn giáo không? Khoác lên mình sợi dây vải thiêng liêng, tự gọi mình là người theo đạo Hindu, người theo đạo Phật hay người theo đạo Thiên chúa, chấp nhận một số truyền thống, giáo điều, niềm tin – tất cả những điều này có liên quan gì đến tôn giáo không? Rõ ràng là không. Vì vậy, tôn giáo phải là một cái gì đó chỉ có thể được tìm thấy ra khi tâm trí đã thấu hiểu và đặt tất cả những điều này sang một bên.

Tôn giáo, theo đúng nghĩa của từ này, không mang lại sự chia rẽ, phải thế? Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi em là người Hồi giáo và tôi là người theo đạo Thiên chúa, hoặc khi tôi tin vào điều gì đó và em không tin vào nó? Niềm tin khác nhau đã phân cách chúng ta; do đó niềm tin của chúng ta không liên quan gì đến tôn giáo. Việc chúng ta tin tưởng God, hay không tin vào God có ý nghĩa rất nhỏ nhoi; bởi vì điều chúng ta tin, hay không tin được định đoạt bởi điều kiện, quy ước của chúng ta, phải thế? Xã hội xung quanh chúng ta, nền văn hóa mà chúng ta được giáo dục, in sâu vào tâm trí một số niềm tin, nỗi sợ hãi, và mê tín mà chúng ta gọi là tôn giáo; nhưng chúng không liên quan gì đến tôn giáo. Việc em tin theo đường lối này và tôi theo lối khác, phần lớn phụ thuộc vào nơi chúng ta sinh ra, dù ở Anh, ở Ấn Độ, ở Nga, hoặc Hoa Kỳ. Vì vậy, niềm tin không phải là tôn giáo, nó là hậu quả của việc bị điều kiện, quy định hóa.

Kế đến là việc truy cầu cho sự cứu rỗi của cá nhân. Tôi muốn được an toàn; tôi muốn đạt đến Niết bàn, hay Thiên đàng; tôi phải truy tìm một nơi chốn bên cạnh Chúa Giêsu, bên cạnh Đức Phật, hoặc được ngự bên tay phải của một vị God cá biệt nào đó. Niềm tin của em không mang lại cho tôi sự hài lòng và thỏa mãn sâu xa, cho nên tự thân tôi có niềm tin riêng mà nó đem đến sự thỏa mãn cho tôi. Và đó có phải là tôn giáo chăng? Chắc chắn, tâm trí của ta phải giải thoát ra khỏi tất cả những điều này để tìm thấy ra tôn giáo chân chính là gì.

Vả lại, có phải tôn giáo chỉ đơn thuần là làm điều tốt, phục vụ hay giúp đỡ người khác chăng? Hay là làm điều gì đó hơn thế nữa? Điều đó không có nghĩa là chúng ta đừng có rộng lượng hay tử tế. Nhưng đó có phải là tất cả không? Chẳng phải tôn giáo là cái gì đó vĩ đại hơn, thuần khiết hơn, bao la hơn, dung thông hơn nhiều so với bất cứ thứ gì do tâm trí suy tưởng, lập thành?

Vì vậy, để khám phá ra đâu là tôn giáo đích thực, em phải thoát khỏi sợ hãi và tìm hiểu sâu xa về tất cả những điều này. Nó giống như đi ra khỏi một ngôi nhà tối tăm rồi đắm mình trong ánh nắng mặt trời. Khi đó em sẽ không còn hỏi tôn giáo chân chính là gì nữa; em sẽ biết. Và sẽ có kinh nghiệm trực tiếp về cái đó mà nó chính là chân lý.


*****

Student: Nếu ai đó không vui vẻ và muốn hạnh phúc, đó có phải là tham vọng không?

J. Krishnamurti: Khi em đang đau khổ, rồi em muốn thoát ra khỏi đau khổ; đó chẳng phải là tham vọng, phải không? Đó là bản năng tự nhiên của mỗi người. Nó là bản năng tự nhiên của tất cả chúng ta, không muốn có sợ hãi, không muốn có đau đớn về thể xác hoặc tình cảm. Nhưng cuộc sống của chúng ta là như vậy đó, chúng ta liên tục gặp phải sự đau đớn, muộn phiền, bất toại nguyện. Tôi ăn một thứ gì đó không hợp với tôi, và tôi bị đau bụng. Ai đó nói điều gì đó với tôi, và tôi cảm thấy bị tổn thương. Tôi bị ngăn cản làm một việc mà tôi hằng ao ước, và tôi cảm thấy thất vọng, đau khổ. Tôi buồn bã vì cha tôi hoặc con trai tôi đã chết, vân vân. Cuộc sống không ngừng tác động lên tôi, cho dù tôi thích hay không, và tôi luôn bị tổn thương, thất vọng và có những phản ứng cũng đau đớn. Vì vậy, những gì tôi phải làm là hiểu biết toàn bộ tiến trình này. Nhưng em thấy đó, hầu hết chúng ta đều chạy trốn khỏi nó.

Khi em đau khổ về nội tâm, tâm lý, em sẽ làm gì? Em tìm kiếm ai đó để được an ủi; em đọc một cuốn sách, bật đài radio, hoặc đi thực hành nghi lễ cầu nguyện, tụng kinh. Những dấu hiệu này cho thấy em đang chạy trốn khỏi đau khổ. Nếu em trốn tránh điều gì đó, hiển nhiên là em không hiểu nó. Nhưng nếu em nhìn vào sự đau khổ của mình, quan sát nó từng khoảnh khắc một, từ khoảnh khắc này tới khoảnh khắc kế, thì em bắt đầu hiểu được vấn đề liên quan với nó, và đây không phải là tham vọng. Tham vọng khởi sinh khi em chạy trốn khỏi nỗi đau khổ của mình, hoặc khi em bám lấy vào nỗi buồn đau, hoặc khi em đối kháng với nó, hoặc khi em dần dần xây dựng những lý thuyết và niềm hy vọng chung quanh nó. Khoảnh khắc em chạy trốn khỏi đau khổ, cái điều mà em nghĩ về, vương vấn tới trở nên rất quan trọng, bởi vì em vô tình đồng hóa mình với nó. Khi em đồng hóa bản thân với đất nước của em, với chức vị của em, với God của em, đây chính là hình thái của tham vọng.

*****

You cannot be free if you are everlastingly comparing yourself with the ideal, with what you should be. To understand what you actually are -- however ugly or beautiful, or however frightened you may be -- is not a matter of remembrance, the mere recollection of an ideal. You have to watch, to be aware of yourself from moment to moment in daily relationships. To be conscious of what you actually are, is the process of understanding. 

J. Krishnamurti

***
*
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Life Ahead 19

Student: Cái đẹp thuộc về chủ quan hay ở đối tượng khách quan?

J. Krishnamurti: Em thấy điều gì đó đẹp như là dòng sông; hoặc em thấy một em bé trong bộ dạng quần áo rách rưới, tả tơi đang gào khóc. Nếu em không mẫn cảm, nếu em không ý thức mọi sự diễn ra chung quanh em, khi ấy em chỉ lướt qua và rồi sự kiện ấy có phẩm giá rất nhỏ nhoi. Một người phụ nữ đội trên đầu khối vật nặng nề bước đi qua. Quần áo của cô lấm đầy bụi đất; cô đang đói khát và mệt lả. Em có ý thức vẻ đẹp trong bước đi của cô, hay có nhạy cảm với trạng thái thể chất mệt nhọc của cô? Em có nhận thấy màu sắc của tấm áo đầm sari của cô, tuy rằng có lẽ nó bị nhơ bẩn? Những đối tượng khách quan ở môi trường chung quanh này ảnh hưởng đến em; và nếu em không mẫn cảm, em sẽ chẳng bao giờ nhận chân được chúng, phải không?

Mẫn cảm là ý thức không chỉ với những điều đẹp đẽ, mà gồm luôn cả những điều xấu xí. Dòng sông, những cánh đồng xanh, những cội cây từ phía đàng xa, những cụm mây lênh đênh trong một buổi hoàng hôn – chúng ta gọi những cảnh tượng này là xinh đẹp. Những người dân quê lấm lem bụi đất, bữa đói bữa no, những người sống trong những nơi chốn nghèo nàn và bẩn thỉu, hoặc những người có khả năng yếu kém trong suy nghĩ, có rất ít cảm giác – tất cả những điều này chúng ta cho là xấu xí. Bây giờ, nếu em quan sát thì em sẽ thấy ra rằng hầu hết chúng ta có khuynh hướng bám vào những đối tượng đẹp đẽ, và loại trừ những đối tượng xấu xí. Nhưng, chẳng phải là không quan trọng hay sao để nhạy cảm với cả những điều đẹp đẽ cũng như xấu xa? Chính là sự nghèo nàn khả năng nhạy cảm này nên chúng ta đã phân chia sự sống ra thành cái xấu và cái đẹp. Nhưng, nếu chúng ta mở lòng, đón nhận, nhạy cảm với cái xấu lẫn cái đẹp, khi đó chúng ta sẽ thấy ra là cả hai đều tràn đầy ý nghĩa, và sự nhận biết này làm cho cuộc sống chúng ta dồi dào và phong phú lên.

Vậy, cái đẹp là chủ thể hay khách thể? Nếu em bị mù, nếu em bị điếc và không thể nghe được bất cứ khúc nhạc nào, em sẽ không có được vẻ đẹp gì sao? Hay cái đẹp là điều gì đó ở nội tại? Em có lẽ không thấy được bằng đôi mắt, có lẽ không nghe được bằng tai; nhưng nếu có kinh nghiệm của cõi lòng rộng mở thực thụ, mẫn cảm với mọi thứ; nếu em ý thức sâu xa hết thảy sự tình xảy ra trong nội tâm em, ý thức mỗi một ý nghĩ, mỗi một cảm giác – chẳng lẽ nào mà không có cái đẹp trong đó sao? Nhưng em thấy đó, chúng ta cho rằng cái đẹp là điều gì đó ở bên ngoài chúng ta. Đó là lý do tại sao chúng ta đi mua những bức tranh về và treo chúng trên tường. Chúng ta muốn sở hữu những chiếc áo đầm sari xinh xắn, những bộ com-lê đẹp, những chiếc khăn quàng và nón mỹ thuật, chúng ta muốn những đồ vật đẹp đẽ xung quanh mình; vì chúng ta lo sợ khi không có một vật thể khách quan nhắc nhở, chúng ta sẽ mất đi điều gì đó ở nội tâm. Nhưng mà em có thể nào phân chia sự sống, cái tiến trình tổng thể của sự hiện sinh ra thành chủ quan và khách quan? Nó chẳng phải là một tiến trình đơn nhất sao? Không có nội giới thì chẳng có ngoại giới, không có nội tại thì cũng chẳng có ngoại cảnh.

*****

Student: Chết là gì?

J. Krishnamurti: Sự chết là gì? Đây là câu hỏi từ một cô bé!

Em đã từng thấy những xác chết được mang đi hỏa thiêu, chôn cất; em đã thấy những chiếc lá tàn úa rơi rụng, những cội cây chết; em cũng biết hoa quả trái cây rồi phải khô héo và thối rửa. Rồi cảnh chim chóc tràn đầy sức sống vào buổi sáng, chúng líu lo nói chuyện với nhau, kêu gọi nhau, và về đêm thì im lặng bất động như đã chết. Một người đang sống hôm nay có thể bị tai họa giáng xuống ngày mai. Chúng ta thấy tất cả những điều này đang diễn tiến. Cái chết là lẽ thường với tất cả chúng ta. Tất cả chúng ta rồi sẽ kết liễu như thế. Em có lẽ sống được ba mươi, năm mươi, hoặc tám mươi tuổi với những vui thú, đau khổ, và sợ hãi; và rốt cùng thì cũng đi đến cái chết.

Cái mà em gọi là sống là cái gì, và cái gì là sự chết? Đó quả là vấn đề phức tạp, rắc rối và tôi không biết em có muốn đi vào sâu bên trong nó không? Nếu chúng ta có thể tìm thấy ra, nếu chúng ta có thể hiểu sống là gì, khi đó chúng ta sẽ biết chết là gì. Khi chúng ta mất người ta yêu mến, chúng ta cảm thấy hụt hẫng, lạc lõng; thế nên chúng ta cho rằng cái chết không có tương quan với cái sống. Chúng ta tách rời sự chết ra khỏi sự sống. Nhưng, cái chết có tách biệt với cái sống chăng? Sống không phải là tiến trình của sự chết sao?

Đối với hầu hết chúng ta, sống có nghĩa là gì? Nó có nghĩa là tích trữ, chọn lựa, nước mắt, và nụ cười. Và ở trong thâm tâm, đằng sau tất cả niềm vui và nỗi đau, có nỗi sợ hãi – lo sợ đến hồi kết thúc, lo sợ không biết cái gì sẽ xảy ra vào ngày mai, lo sợ không có được tên tuổi và danh vọng, không có tài sản và chức vị, bởi do tất cả các điều này, chúng ta muốn tiếp tục sống. Nhưng mà, cái chết thì không tránh khỏi; cho nên chúng ta mới tư lự, đăm chiêu, “Cái gì xảy ra sau cái chết?”

Vậy thì, cái gì đang diễn tiến cho đến khi kết thúc, tức là cái chết? Có phải nó là cái sống? Sống là gì? Có phải sống chỉ là tiến trình hít và thở? Ăn uống, tranh giành, thâu tóm, sở hữu, so sánh, ganh tỵ, yêu đương, oán hận – đây là những điều mà đa số chúng ta gọi là sống. Với hầu hết chúng ta, sống là khổ, là chiến trường bất tận của niềm vui và nỗi đau, hy vọng và thất vọng. Những điều này có thể nào đi đến chấm dứt hẳn được không? Chúng ta không nên chết đi sao? Vào mùa thu, khí trời se lạnh, những chiếc lá vàng úa lìa cành, và rồi chúng tái hiện lại vào mùa xuân. Tương tự như thế, chẳng lẽ chúng ta không nên chết đi với mọi sự của ngày hôm qua, với hết thảy những gom góp, tích trữ và hy vọng, với hết thảy những thành đạt mà chúng ta thu thập được? Chẳng lẽ chúng ta không nên chết đi với tất cả mọi thứ đó và sống lại ngày mai sao – như chiếc lá mới, chúng ta tươi tắn, mềm mại, và mẫn cảm? Một người mà đang chết đi không ngừng thì chẳng có chết. Nhưng, kẻ mà nói, “Tôi là ông này hay bà nọ và tôi phải tiếp tục...”, với kẻ ấy thì luôn luôn có cái chết với những nghi thức, lễ lạc, cầu xin khi hỏa táng, chôn cất; và kẻ đó không biết đến tình yêu.


*****

Freedom is at the beginning, and not at the end.
...

Freedom is not something to be gained at the end of a long endeavor, 
it must be at the very beginning of the journey.

J. Krishnamurti

***
*
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Life Ahead 20

Student: Chân lý là tương đối hay tuyệt đối?

J. Krishnamurti: Trước hết, chúng ta hãy xem xét ý nghĩa của từ ngữ này trong câu hỏi. Chúng ta đều muốn điều gì đó mang chất tuyệt đối, chẳng phải thế sao? Con người thì khao khát điều gì được thường tồn, cố định, bất biến, vĩnh cửu; cái gì mà không bị tan rã, không bị chết đi – một lý tưởng, một cảm giác, một trạng thái tồn tại mãi mãi, để tâm trí có thể bám víu vào nó. Chúng ta phải hiểu lòng tham dục này trước, rồi chúng ta mới có thể hiểu được câu hỏi và trả lời nó một cách chánh đáng.

Tâm trí con người muốn sự trường tồn trong mọi thứ – trong tương giao, tài sản, đức hạnh. Nó muốn cái gì không thể bị diệt vong. Đó là lý do tại sao chúng ta cho rằng God là hằng hữu, hoặc sự thật hay chân lý là tuyệt đối.

Nhưng, chân lý là gì? Có phải chân lý mang vẻ huyền bí lạ thường, là điều gì xa lạ, trừu tượng, không thể hình dung? Hay sự thật là cái gì mà em có thể khám phá từ khoảnh khắc này đến khoảnh khắc kế, ngày này sang ngày nọ? Nếu sự thật có thể tích lũy, góp tụ lại qua kinh nghiệm, thế thì nó không phải là sự thật. Vì đằng sau sự gom tụ này là cái tinh thần ham tích trữ lợi lộc. Nếu sự thật là điều gì xa lạ mà chỉ có thể tìm thấy xuyên qua một hệ thống thiền định, qua từ bỏ và hy sinh, cũng thế nó không phải là chân lý, vì nó vẫn là tiến trình của tánh thích tích trữ, hám lợi.

Chân lý cần được khám phá và thấu hiểu trong mỗi hành động, mỗi ý nghĩ, mỗi cảm giác, dù cho nó tầm thường hoặc thoáng qua; nó phải được quan sát từng khoảnh khắc trong mỗi ngày; nó cần được lắng nghe trong những gì người vợ hay chồng nói, những gì người làm vườn nói, những gì bạn em nói, và trong tiến trình suy nghĩ của em. Suy nghĩ của em có lẽ sai lầm, nó có thể bị điều kiện hóa, giới hạn; và khám phá ra sự suy nghĩ của em là bị điều kiện hóa, bị hạn hẹp, đó chính là sự thật. Sự phát hiện đúng đắn đó làm cho tâm trí em giải thoát khỏi giới hạn. Nếu em khám phá ra là em tham lam hám lợi – nếu tự thân em khám phá nó mà không phải được nói lại bởi một ai khác – sự phát hiện đó chính là chân lý, và chân lý đó tự nó có tác động thích ứng với lòng tham lam của em.

Sự thật không phải là cái điều mà em có thể thu gom, tích trữ, chất chứa và sau đó dựa vào như là sự hướng dẫn. Đó chỉ là hình thức khác của chiếm hữu. Và rất khó khăn để cho cái tâm trí không có thâu tóm, không còn chất chứa. Khi nhận thức được tầm trọng đại này, em sẽ phát ngộ ra sự thật là một điều lạ thường. Chân lý là phi thời gian, nhưng giây khắc mà em nắm bắt được nó – rồi em nói, “Tôi đã phát hiện ra chân lý, nó là của tôi” – thì nó không phải là chân lý nữa.

Vì vậy, cho dù sự thật là “tuyệt đối” hoặc phi thời gian hay không thì tùy thuộc ở tâm trí. Khi cái tâm trí cho rằng, “Tôi muốn cái tuyệt đối, cái thực thể chẳng bao giờ bị suy tàn, chẳng biết đến sự chết”, cái thực thể mà nó thực sự muốn là cái gì đó vĩnh hằng để bám tựa vào; vì vậy tâm trí sáng tạo nên cái vĩnh hằng. Nhưng, với một tâm trí mà nó ý thức mọi điều đang xảy ra bên ngoài cũng như bên trong chính nó, và thấy được cái sự thật của nó – một tâm trí như thế là vượt thời gian; và chỉ có cái tâm trí như vậy mới có thể biết cái-đó, cái vượt ra ngoài mọi danh xưng, vượt ra khỏi sự vô thường và sự thường hằng.

*****

Student: Có đúng là những khám phá khoa học giúp cuộc sống của chúng ta dễ thở hơn?

J. Krishnamurti: Chúng đã không làm cho cuộc sống của em dễ dàng hơn sao? Em có điện lực để xài, phải không? Em bật cái công tắc là có ánh sáng. Em có thể nói chuyện bằng điện thoại, nếu muốn, với một người bạn ở Bombay hoặc New York. Điều đó không dễ dàng lắm sao? Hoặc em có thể đi bằng máy bay rất nhanh đến New-Delhi hoặc London. Những tiện nghi này đều là thành quả của những khám phá khoa học, và chúng đã khiến cho cuộc sống trở nên dễ dàng hơn. Khoa học đã giúp chữa bệnh tật; nhưng tiếc là nó cũng đã mang lại bom khinh-khí, bom nguyên tử có thể giết chết hàng nghìn người. Vì vậy, trong khi khoa học liên tục khám phá càng ngày càng nhiều, nếu chúng ta không bắt đầu sử dụng kiến thức khoa học bằng trí thông minh, bằng tình yêu thương, chúng ta sẽ tự hủy diệt chính mình.


***
*

If you begin to understand what you actually are from moment to moment, from day to day, you will find that out of this understanding there comes an extraordinary feeling of vastness, of limitless comprehension. That is, if you are greedy, what matters is to understand your greed and not try to become non-greedy; because the very desire to become non-greedy is still a form of greed.

J. Krishnamurti

...
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Life Ahead 21


Student: Nhận thức ngoại cảnh hay bên ngoài là gì?

J.Krishnamurti: Em không nhận thức là em đang ngồi trong hội trường này sao? Em có nhận biết những cây cối, ánh sáng mặt trời? Em không ý thức tiếng con quạ đang kêu, tiếng chó đang sủa? Em không nhận thấy màu sắc của những bông hoa, sự lay động, đung đưa của những chiếc lá, người đang đi qua? Đó là nhận thức ngoại cảnh. Khi em ngắm nhìn cảnh mặt trời lặn, những ngôi sao về đêm, ánh trăng trên mặt nước, tất cả những điều đó là nhận biết bên ngoài, chẳng phải sao? Và trong khi em ý thức bên ngoài thì em cũng có thể ý thức bên trong về những ý nghĩ và cảm giác, động cơ và thúc giục, thiên kiến, ganh tỵ, tham lam và kiêu hãnh của em. Nếu em thực sự ý thức ngoại giới, thì ý thức nội giới cũng bắt đầu thức tỉnh, và em càng lúc càng trở nên ý thức nhiều hơn về phản ứng của em với những gì người ta nói, người ta đọc, và .v.v… Sự phản ứng hoặc đáp ứng với ngoại giới trong tương giao của em với người khác là kết quả từ trạng thái mong muốn, hy vọng, lo âu, và sợ hãi trong nội tâm em. Sự ý thức hướng ngoại và hướng nội này là một tiến trình bất nhị mà nó mang đến sự hợp nhất toàn diện cho sự hiểu biết của con người.

*****

Student: Tại sao kẻ mạnh đàn áp kẻ yếu?

J. Krishnamurti: Emhiếp đáp kẻ yếu không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu. Trong một cuộc tranh cãi, hoặc những vấn đề thể lực, em không hất em trai của mình – người nhỏ hơn mình – ra xa sao? Tại sao? Vì em muốn khẳng định chính mình. Em muốn thể hiện sức mạnh của mình, em muốn thể hiện mình giỏi hơn hoặc mạnh hơn bao nhiêu, nên em lấn lướt, em đứa trẻ nhỏ ra xa; em lượn qua lượn lại để biểu diễn trọng lượng, sức mạnh của em xung quanh. Người lớn cũng vậy. Họ to hơn em, họ biết đọc sách hơn một chút, họ có địa vị, tiền bạc, quyền thế, nên họ chèn ép đẩy em; em chấp nhận bị gạt sang bên. Sau đó đến lượt em trấn áp ai đó thấp kém hơn. Mỗi người đều muốn biểu lộ chính mình, muốn thống trị, chứng tỏ rằng mình có uy lực đối với kẻ khác. Hầu hết chúng ta đều chẳng muốn mình không cả. Chúng ta muốn trở thành nhân vật nào đó.

Student: Đó chính là lý do tại sao cá lớn nuốt cá bé?

J. Krishnamurti: Trong thế giới động vật, lẽ tự nhiên là cá lớn sống dựa vào cá nhỏ. Đó là điều mà chúng ta không thể thay đổi. Nhưng, người to lớn, quan trọng đâu cần sống dựa vào người nhỏ hơn, thấp cổ bé miệng hơn. Nếu chúng ta biết sử dụng trí thông minh của mình, chúng ta có thể ngừng sống dựa vào nhau, không chỉ về mặt thể chất mà còn cả về mặt tâm lý. Thấy ra vấn đề này và hiểu nó, tức là có trí tuệ, là ngừng sống lợi dụng kẻ khác. Nhưng hầu hết chúng ta muốn sống trên người khác, vì vậy chúng ta lợi dụng ai đó yếu kém hơn mình. Tự do không có nghĩa là được thoải mái làm bất cứ điều gì mình thích. Tự do thực sự khả dĩ chỉ có khi có sự thông minh; và trí thông minh có được nhờ hiểu biết sự tương giao giữa em và tôi, và giữa mỗi một người trong chúng ta với người khác.


*****

If you begin to understand what you are without trying to change it, then what you are undergoes a transformation.

J. Krishnamurti

***
*
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Life Ahead 22

Student: Hạnh phúc thật và bất diệt là gì?

J. Krishnamurti: Khi em khỏe mạnh thì em không chú ý lắm đến cơ thể của em, phải không? Chỉ khi có bệnh, không thoải mái, đau đớn thì em trở nên ý thức đến thân thể. Khi em suy nghĩ một cách hoàn toàn tự do, không gặp phản đối, thì không có ý thức về sự suy nghĩ. Chỉ khi có xích mích, tắc nghẽn, hạn chế thì em mới bắt đầu ý thức về cái người suy nghĩ. Tương tự như thế, hạnh phúc có phải là cái gì đó mà em ý thức được? Trong khoảnh khắc hoan hỷ, em có ý thức rằng em hoan hỷ? Chỉ khi đau khổ, em mới muốn được hạnh phúc; và khi ấy câu hỏi này hiện lên, “Cái gì là chân hạnh phúc bất diệt?

Em thấy chăng, cách thức mà tâm trí giở trò ma mảnh trên chính nó? Bởi vì em bị sầu muộn, đau khổ, lâm vào những tình cảnh nghèo túng, và... vân vân, nên em mong muốn một điều gì đó bất diệt, một hạnh phúc vĩnh hằng. Và quả là có điều như vậy chăng? Thay vì hỏi han về hạnh phúc miên viễn, em hãy tìm thấy ra làm thế nào để giải thoát khỏi những tật bệnh đang gậm nhấm, bào mòn em, đang tạo nên nỗi đau đớn cho cả thể chất và tâm lý. Khi em được tự do thì không còn phiền toái, đừng hỏi có hay không niềm hạnh phúc vĩnh cửu, hoặc là niềm hạnh phúc đó là gì. Chính kẻ lười biếng và ngốc nghếch đang ở trong tù mới muốn biết tự tại là gì; và rồi lại do người biếng nhác và xuẩn động sẽ cho hắn ta biết. Với kẻ ở trong tù, tự do chỉ là ước đoán viễn vông. Tuy nhiên, nếu thoát khỏi cái tù ngục đó, hắn không còn phỏng đoán về sự tự do.

Vì vậy, chẳng cần thiết lắm sao, thay vì hỏi hạnh phúc là gì, hãy khám phá xem tại sao chúng ta không được hạnh phúc? Tại sao cái tâm trí bị què quặt, khập khiễng? Tại vì sao tư tưởng, ý nghĩ của chúng ta hạn hẹp, nhỏ mọn, bần tiện? Nếu chúng ta có thể hiểu biết sự hạn hẹp của tư tưởng, thấy ra được chân lý của nó, trong sự phát ngộ đó của chân lý, có sự giải thoát xuất sinh.

*****

Student: Tại sao người ta ham muốn điều này, cái kia?

J. Krishnamurti: Em không muốn thực phẩm khi em đói sao? Em không muốn áo quần và ngôi nhà để che chở em khỏi nắng gió mưa sa? Đây là những nhu cầu thông thường, phải không? Những kẻ lành mạnh thì tự nhiên nhận chân rằng họ cần những vật dụng nhất định nào đó. Chỉ có kẻ bệnh hoạn hoặc mất quân bình mới nói, “Tôi không cần thực phẩm”. Chính cái tâm trí lệch lạc mới muốn phải có nhiều nhà cửa, hoặc không cần ngôi nhà nào để cư ngụ.

Thân thể của em bị đói vì em sử dụng năng lực, vì vậy nó cần thêm thức ăn; đó là thường tình. Nhưng nếu em cho rằng, “Tôi phải thụ hưởng đồ ăn mùi vị ngon nhất, tôi phải thưởng thức chỉ những món ăn thức uống khoái khẩu, làm thỏa mãn vị giác của tôi”, khi đó sự hư lệch bắt đầu. Hết thảy chúng ta – không chỉ kẻ giàu có, mà là mỗi người trên thế giới này – cần phải có thức ăn, áo quần và chỗ ở; tuy nhiên, nếu những nhu cầu vật chất thiết yếu này có giới hạn, bị cai quản và dành riêng chỉ cho một số người, khi ấy có sự lũng đoạn; một tiến trình sái lẽ thường được đặt để và diễn tiến. Nếu em bảo, “Tôi phải tích góp, tôi phải có mọi thứ cho bản thân mình”, đó là em đang tước đoạt của những kẻ khác các phương tiện, vật dụng, nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống hằng ngày của họ.

Em thấy đó, vấn nạn không hề đơn giản, bởi vì chúng ta muốn có những thứ khác ngoài ra những gì cần yếu cho cho nhu cầu hằng ngày của ta. Tôi có thể thỏa mãn với chút thực phẩm, một ít đồ mặc và căn phòng nhỏ để sống; nhưng tôi lại muốn có những gì khác nữa. Tôi muốn trở thành một người nổi danh, tôi muốn có chức vị, quyền lực, thanh thế; tôi muốn được ở gần bên God nhất, tôi muốn bạn bè nghĩ hay ho về tôi, và v.v… Những ham muốn bên trong này làm tổn hại đi những lợi ích bên ngoài của mỗi con người. Vấn đề gây chút bất ổn vì niềm khao khát nội tại muốn là một người giàu nhất hoặc có quyền lực nhất, sự thúc giục để là một nhân vật nào đó phụ thuộc vào sự có đủ mọi thứ, gồm có thực phẩm, áo quần, nhà cửa. Tôi dựa vào những điều kiện này để trở nên giàu có ở nội tâm; nhưng chừng nào mà tôi còn ở trong trạng thái lệ thuộc này thì khi đó tôi không thể nào tôi có được giàu có phong phú ở bên trong, mà nó chỉ có ở một nội tâm đơn giản hoàn toàn.

*****

(...) It is really important to understand because remembrance is a dead thing.

You have had certain experiences, you have learned how to run an office, how to put up a building or a bridge, and according to that background, you get further experience. You cultivate experiences, which is memory; and with that memory, you meet life.

Like the river, life is running, swift, volatile, never still; and when you meet life with the heavy burden of memory, naturally you are never in contact with life. You are meeting life with your own knowledge, experience, which only increases the burden of memory; so knowledge and experience gradually become destructive factors in life.

J. Krishnamurti


***
*
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Life Ahead 23

Student: Sự thông minh có tạo dựng nên tính cách không?

J. Krishnamurti: ‘Tính cách’(*) có nghĩa là gì, đối với em? Và theo ý em, ‘thông minh’ nghĩa là gì? Mỗi một nhà chính trị – dù cho là dạng chính khách ở thủ đô, hay dạng khoa trương rỗng tuếch ở địa phương – thường hay sử dụng những từ ngữ như: ‘tính cách’, ‘lý tưởng’, ‘thông minh’, ‘tôn giáo’, ‘God’. Chúng ta hay nghe những danh từ này tại những buổi tụ họp đông người, vì các từ ngữ này hình như rất quan trọng. Hầu hết chúng ta sống với từ ngữ; và từ ngữ càng trau chuốt, càng hoa mỹ, tinh tế, kêu vang thì chúng ta càng cảm thấy thỏa mãn hơn. Vậy, chúng ta hãy tìm hiểu xem ‘thông minh’, và ‘tính cách’ có nghĩa là gì? Đừng cho là tôi không trả lời các em một cách rõ ràng. Truy tìm những định nghĩa, tóm tắt hay kết luận, là một trong những mánh khóe của tâm trí, và điều đó có nghĩa là em không muốn điều tra nghiên cứu và hiểu biết, em chỉ muốn theo đuổi trên mặt ngôn từ.

Thông minh là gi? Nếu một gã đàn ông sợ sệt, lo âu, ganh tỵ, tham đắm; nếu tâm trí hắn ta sao chép, bắt chước, được làm đầy với những kinh nghiệm và kiến thức của những người khác; nếu suy nghĩ của hắn ta hạn hẹp, bị uốn nắn bởi xã hội, bởi hoàn cảnh, môi trường – một kẻ như thế có thông minh chăng? Hẳn là không, phải thế? Và có thể nào một kẻ mà lo sợ, chẳng thông minh, lại có tính cách – tính cách là cái gì đó nguyên bản, nguồn cội, không cứ chỉ biết lặp đi lặp lại những gì nên làm và không nên làm theo tập tục, định lệ của truyền thống? Có phải tính cách là đáng được tôn trọng?

Em có hiểu danh từ ‘tư cách đáng trọng’ nghĩa là gì không? Em được trọng vọng khi được ngưỡng mộ, được tôn trọng bởi đa số người quanh em. Và đa số người – người nhà, những người thuộc số đông – họ kính trọng cái gì? Họ lưu tâm đến những sự vật mà chính bản thân họ muốn và đã trù định như là cho một mục đích hoặc lý tưởng; họ tôn trọng những điều mà họ thấy tương phản với tình trạng thấp kém tầm thường của chính họ. Nếu em giàu sụ và có thế lực, hoặc có được tên tuổi lớn trong chính trường, hoặc đã viết những quyển sách thành công, em được kính trọng bởi đa số mọi người. Do đó, điều gì mà em phát biểu có lẽ chẳng có ý nghĩa chi cả, khi em nói thì người ta lắng nghe, họ xem em như là bậc danh nhân. Và khi em đã chiếm được lòng tôn trọng của nhiều người, số đông quần chúng theo ủng hộ như thế, điều đó mang đến cho em cái ý nghĩa về sự đáng được trọng vọng, cái cảm giác thành đạt. Nhưng, kẻ được gọi là tội lỗi thì lại gần God hơn là kẻ được tôn trọng, bởi vì kẻ được trọng vọng thì khoác lên bộ mặt đạo đức giả. Có phải tính cách là hậu quả của sự mô phỏng, của tình trạng bị chi phối từ sự lo sợ về dư luận của mọi người? Có phải tính cách chỉ là làm mạnh thêm lên khuynh hướng và thành kiến của chính kẻ đó? Phải chăng nó là sự gìn giữ, duy trì cái nền truyền thống, định lệ, dù là của Ấn Độ, của Châu Âu, hoặc Hoa Kỳ? Đó là những gì thường được gọi là tính cách – hãy là một người mạnh mẽ ủng hộ truyền thống tục lệ địa phương và kẻ đó sẽ được nể trọng bởi số đông người. Tuy nhiên, khi em có định kiến, mô phỏng, bị bó buộc theo truyền thống, hoặc khi em khiếp sợ, khi ấy có sự thông minh, có tính cách không? Mô phỏng, chạy theo ủng hộ ai đó, suy tôn thần tượng, có những lý tưởng – đường lối đó đưa đến sự nể trọng, nhưng không phải là sự thấu hiểu. Một kẻ có lý tưởng thì được kính trọng, nhưng hắn ta sẽ không bao giờ gần gũi bên God. Kẻ đó sẽ chẳng bao giờ biết được tình yêu, nó chính là gì, bởi vì những lý tưởng của hắn ta là phương tiện dùng để che đậy nỗi niềm sợ hãi, sự mô phỏng, và cô độc của hắn.

Vì vậy, không hiểu biết về bản thân em, không ý thức tất cả mọi điều đang hoạt động trong tâm trí của chính em – em suy nghĩ thế nào, dù cho là em sao chép, mô phỏng, dù cho rằng em sợ sệt, dù cho rằng em đang truy cầu quyền lực – thì không thể nào có sự thông minh. Và chính sự thông minh sáng tạo nên tính cách, chứ không phải là sự tôn thờ anh hùng hoặc theo đuổi một lý tưởng nào đó. Sự thấu hiểu về tự thân, về cái-tôi hết sức phức tạp của bản thân mình, sự thấu triệt này hiển bày tính cách.

*****

Student: Tại sao ta cảm thấy bối rối khi có kẻ khác chăm chú nhìn vào anh ta?

J. Krishnamurti: Em có cảm thấy hồi hộp khi có ai đó nhìn em? Khi một người phục dịch, người dân quê – một ai đó mà em xem như thấp kém – nhìn em, thậm chí em không biết anh ta đang ở đó, em chỉ đi lướt qua; em chả cần để tâm đến hắn ta. Nhưng khi cha mẹ em, hoặc thầy cô của em nhìn em, thì em có cảm giác phập phồng bởi vì họ biết nhiều hơn em, và họ có lẽ phát hiện nhiều điều về em. Lên cao hơn một chút, nếu một giới chức chính phủ hoặc một vị khách nổi tiếng ghé thăm lưu ý đến em, em cảm thấy vui lòng, bởi vì em hy vọng có được điều gì đó từ ông ta, một công việc làm hay một dạng ân huệ, tưởng thưởng gì đó. Và nếu một kẻ nào chăm chú nhìn em mà em không mong muốn bất cứ điều gì từ hắn ta, em hoàn toàn hờ hững, dửng dưng, chẳng phải thế sao? Vì vậy, quan trọng là tìm thấy ra hiện trạng gì đang hoạt động trong tâm trí của chính em khi người ta nhìn em, bởi vì phản ứng từ nội tâm của em với cái nhìn hoặc nụ cười từ người khác có ý nghĩa nhiều lắm.

Bất hạnh thay, hầu hết chúng ta chẳng mấy khi ý thức hết thảy những điều này. Chúng ta không bao giờ để ý đến người ăn mày rách rưới, hoặc người dân làng đang khuân vác đồ vật nặng nề, hoặc chú chim vẹt đang bay. Chúng ta bị lấp đầy với những khổ đau, mong mỏi, sợ hãi, với những lạc thú và nghi lễ đọc kinh thờ phụng đến nỗi chúng ta chẳng có ý thức nhiều điều trọng đại, có ý nghĩa trong cuộc sống.



(*) Character.


*****

Understanding is the liberating factor, not the things you have stored up in your mind. And understanding is not the future. The mere cultivation of memory brings about the idea of the future; but if you understand directly, that is, if you see something very clearly for yourself, then there is no problem.

What is important, then, is not what you know, not the knowledge or the experience you have gathered, but to see things as they are and to understand them immediately, because comprehension is immediate, it is not in the future.

J. Krishnamurti


***
*
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Life Ahead 24

Student: Chúng ta có thể trau giồi sự thấu hiểu không? Khi chúng ta cố gắng không ngừng để hiểu biết, đó không phải là chúng ta đang đào luyện sự thấu hiểu sao?

J. Krishnamurti: Thông hiểu, có thể được trau dồi chăng? Nó có phải là điều gì được tập luyện như là em thực tập cầu lông, hay đàn dương cầm, hoặc khiêu vũ? Em có thể đọc đi đọc lại một cuốn sách cho đến khi em hoàn toàn quen thuộc với nó. Sự thấu hiểu giống như thế chăng, có phải học hỏi điều gì đó xuyên qua việc lặp đi lặp lại không dứt mà thực ra đó là tiến trình vun bồi trí nhớ? Không phải sự thấu hiểu chính là xảy ra từ khoảnh khắc này đến khoảnh khắc kế, cho nên nó không thể thực tập được?

Khi nào em có sự thấu hiểu? Cái trạng thái của tâm trí và trái tim em ra sao khi có sự lãnh hội thông suốt? Khi em nghe tôi diễn đạt những gì đó rất thật về ganh tỵ – ganh tỵ mang tính chất hủy hoại, sự đố kỵ là yếu tố làm bại hoại đi sự tương quan của con người với nhau – rồi em phản ứng thế nào? Em có thấy sự thật của nó tức thời chăng? Hoặc em bắt đầu suy nghĩ về tật đố, phân tích nó và chiều hướng hóa nó sao cho hợp lý với em? Phải chăng sự thông hiểu là một tiến trình... hoặc là làm cho hợp lý hóa, hoặc là phân tích chầm chậm? Sự thông hiểu có thể nào được trau giồi như là em vun bồi khu vườn nhà em để sản sinh ra trái cây hay bông hoa? Chắc chắn rằng, thấu hiểu là thấy ra chân lý của điều gì đó trực tiếp mà không bị ngăn che bởi từ ngữ, thành kiến, hoặc động cơ.



Student: Cái năng lực thấu hiểu có giống nhau trong tất cả từng cá nhân không?

J. Krishnamurti: Giả sử một sự thật nào đó hiện bày với em, và em thấy ra sự thật đó trong tích tắt, sự thông hiểu của em là lập tức bởi vì em không bị rào cản nào. Em không có quan trọng hóa lấy bản thân mình, em hăm hở khám phá, vì vậy em có nhận thức ngay lập tức. Còn tôi thì có quá nhiều rào cản ngăn che, nhiều thành kiến. Tôi có lòng tật đố, bị giằng xé với những xung đột do ganh ghét, do quá xem trọng bản thân. Tôi đã tích trữ nhiều điều trong cuộc sống rồi, và tôi tự mãn mà không cần muốn biết chi thêm nữa; vì vậy tôi chẳng thấy được, tôi không thấu hiểu.


*****


When you merely remember certain phrases, sentences, or ideas about envy, for example, that remembrance prevents you from looking at the fact of envy. But if you see and understand the envy which lurks behind the facade of good works, of philanthropy, of religion, and behind your own desire to be great, to be saintly -- if you really see and understand this for yourself, then you will discover what extraordinary freedom there is from envy, from jealousy.

J. Krishnamurti


***
*
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Life Ahead 25

Student: Ta không thể dỡ bỏ những chướng ngại từ từ trong khi liên tục cố gắng để thông hiểu?

J. Krishnamurti: Không thể được. Tuy nhiên, tôi có thể dời đi những chướng ngại không phải bằng nỗ lực để thông hiểu, mà chỉ là khi tôi thật tâm cảm nhận được sự quan trọng khi không có những chướng ngại này – nghĩa là tôi cần phải sẵn lòng để thấy được những ngăn ngại này. Chẳng hạn em và tôi nghe ai đó nói rằng đố kỵ mang tánh chất phá hoại. Em lắng nghe và thấu hiểu tầm quan trọng cùng chân lý của nó, rồi em thoát khỏi cái cảm giác đố kỵ, cảm giác ganh ghét. Nhưng nếu tôi không muốn thấy cái chân lý của nó, bởi vì nếu tôi làm thế thì nó sẽ gây thiệt hại cho cung cách sống của tôi.

Student: Em cảm thấy sự cần thiết dời bỏ những chướng ngại.

J. Krishnamurti: Tại sao em cảm thấy thế? Có phải em muốn loại bỏ những chướng ngại do bởi hoàn cảnh, tình thế? Phải chăng em muốn dỡ bỏ chúng bởi vì ai đó đã bảo em nên làm như thế? Chắn chắn là những chướng ngại được tẩy trừ chỉ khi em thấy ra ở bản thân em rằng những trở ngại dù bất cứ dạng nào cũng tạo nên một tâm trí bị bại hoại dần dần. Và khi nào em thấy ra tình trạng này? Khi em đau khổ? Nhưng mà, có cần thiết đến đau khổ để làm cho em tỉnh ngộ cái tầm quan trọng của việc dỡ bỏ đi hết thảy những rào cản này chăng? Hoặc trái lại nó khiến em tạo thêm những ngăn ngại?

Em sẽ phát hiện ra là tất cả chướng ngại rơi rớt đi khi em, tự bản thân mình, đang bắt đầu biết lắng nghe, quan sát, khám phá. Không thể có bất cứ lý do gì để xóa bỏ những trở ngại; khoảnh khắc mà em có một lý do nào đó thì em không tẩy trừ chúng được. Phép lạ, phước lành kỳ diệu nhất là em có cái cơ hội sử dụng tiềm năng nhận thức vốn có của nội tâm của chính mình để gỡ bỏ đi những chướng ngại. Nhưng, khi em cho rằng cần phải loại trừ những trở ngại này, rồi em thực hành để loại bỏ chúng, thì đó chỉ là cái tác phẩm của tâm trí, mà cái tâm trí thì chẳng thể dỡ đi những trở ngại được. Em phải thấy ra được rằng không có nỗ lực nào bởi chính em có thể dời bỏ đi những chướng ngại. Rồi khi ấy, tâm trí đó trở nên rất yên tĩnh, rất vắng lặng; và trong trạng thái thanh tịnh này, em phát hiện ra cái gì là chân lý.


*****


Student: Có yếu tố sợ hãi trong niềm kính trọng không?

J. Krishnamurti: Em nói gì? Khi em bày tỏ niềm tôn trọng với thầy cô của em, cha mẹ em, đạo sư của em, và tôn trọng người phục dịch em; khi em đá những kẻ chẳng quan trọng với em, và hạ mình liếm giày của những kẻ ở trên em, những giới chức, những chính trị gia, những ông bà tai to mặt lớn – không có yếu tố sợ hãi hay sao? Từ những ông này bà kia, từ những thầy cô, người giám khảo, giáo sư, từ cha mẹ em, từ nhà chính trị hoặc giám đốc ngân hàng, em kỳ vọng thu được điều gì đó; vì vậy em có lòng kính trọng. Nhưng còn những kẻ nghèo khổ thì có thể cho em được gì đây? Thế nên, em không tôn trọng những kẻ nghèo hèn; em đối xử họ với thái độ khinh rẻ, em thậm chí chẳng nhận biết họ khi em đi ngang qua họ trên đường phố. Em chẳng màng nhìn đến họ, cũng chẳng quan hoài đến tình cảnh họ run rẩy trong cái lạnh, họ dơ bẩn và đói khát. Nhưng em sẵn lòng trao cho những ông bà lớn, những người vĩ đại của đất nước này, ngay cả khi em có rất ít thôi, để em nhận được thêm những đặc ân, chiếu cố, che chở, quý mến từ họ. Trong nỗi niềm tôn trọng này nhất định là có yếu tố của sợ hãi, không phải thế sao? Chẳng có tình yêu. Nếu em có tình thương trong trái tim mình, em sẽ tỏ niềm kính trọng đến những kẻ không có gì cả và những kẻ có mọi thứ; em sẽ chẳng sợ sệt những người có mọi điều, cũng chẳng khinh miệt những người chẳng có thứ chi. Tỏ lòng kính trọng với hy vọng được ân huệ là hậu quả của niềm sợ hãi. Trong tình yêu không có nỗi lo sợ.

***
*
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Life Ahead 26

Student: Mục đích của sự sáng tạo là gì?

J. Krishnamurti: Em thực sự thích thú về điều đó? Ý của em về sự sáng tạo là gì? Mục đích của cuộc sống là gì? Tại sao em tồn tại, tại sao em đọc, học hỏi, vượt qua các kỳ thi cử? Cái gì là mục đích của sự tương giao – mối quan hệ của cha mẹ và con cái, của vợ chồng? Sự sống là gì? Có phải đó là những gì em ngụ ý khi đặt câu hỏi này, “Mục đích của sự sáng tạo là gì?” Khi nào em mới hỏi một vấn đề như thế? Khi em không thấy được một cách trong sáng bên trong bản thân mình; khi em bị lẫn lộn, mờ mịt, sầu khổ, chìm trong tăm tối; khi em không nhận thức hoặc cảm thấy sự thật của vấn đề, của sự việc cho chính mình, khi ấy em muốn biết cái gì là mục đích của đời sống?

Hiện thời, có nhiều người sẽ bảo cho em biết mục đích của sự sống; họ sẽ nói cho em điều gì mà những quyển sách thánh chỉ bảo. Những kẻ khôn khéo sẽ tiếp theo bày chế ra thêm những mục đích đa dạng của sự sống. Nhóm chính trị gia sẽ tạo ra một mục đích, và hội đoàn tôn giáo sẽ có một mục đích khác, và vân vân… Còn em thì làm sao để khám phá ra cái gì là mục đích của sự sống trong khi tâm tư em lẫn lộn, mơ hồ? Chắc chắn là chừng nào mà em còn rối rắm thì chừng đó em chỉ khả dĩ nhận được cái giải đáp cũng mờ mịt, lẫn lộn. Nếu tâm trí em bị loạn động, nếu nó không thực sự yên lặng, thì bất cứ sự trả lời nào mà em nhận được sẽ đi qua bức màn của sự hỗn độn, lo âu, sợ sệt; thế nên giải đáp đó sẽ bị hiểu sai lệch. Vậy, điều trọng yếu là đừng hỏi mục đích của đời sống là gì, nhưng hãy dọn dẹp cho sạch sẽ sự nhầm lẫn, mờ mịt bên trong em. Nó giống như là kẻ mù hỏi, “Ánh sáng là gì?” Nếu tôi cố gắng bảo cho anh ta nghe ánh sáng ra sao, thì anh ta chỉ biết mường tượng tùy thuộc theo tình trạng mù của anh ta, theo tình cảnh sinh hoạt trong bóng tối của anh ta mà thôi. Nhưng, kể từ cái giây khắc đầu tiên mà anh ta có khả năng thấy được, anh ta sẽ chẳng bao giờ đặt câu hỏi ánh sáng là gì nữa. Nó hiện hữu ngay tại đó.

Tương tự, nếu em có thể gạn lọc sự hỗn loạn, lầm lạc ra khỏi bản thân mình, lúc ấy em sẽ phát ngộ cái gì là mục đích của cuộc sống; em sẽ không còn hỏi, em sẽ không còn phải tìm kiếm nó nữa. Để được tự do khỏi sự hỗn mang, em phải thấy và hiểu những nhân tố tạo ra sự hỗn độn, mà những nguyên nhân của sự hỗn độn, nhầm lẫn, lạc lối thì rất rõ ràng. Chúng có gốc rễ từ “cái tôi”; và cái ‘ta’ này liên tục ham muốn khuếch đại chính nó xuyên qua sự chiếm hữu, qua sự trở nên, qua sự thành đạt, qua sự mô phỏng; và triệu chứng của nó là lòng bỏn xẻn, tật đố, ganh tỵ, tham đắm, lo sợ. Chừng nào mà nội tại còn hỗn mang, mịt mờ, thì chừng ấy em vẫn luôn luôn truy cầu những giải đáp từ bên ngoài; nhưng, khi nào mà sự hỗn độn bên trong em được tẩy sạch, nội tâm sáng sủa, khi đó em sẽ biết ý nghĩa quan trọng của đời sống.

*****

It is very necessary to be aware of the words, the symbols, the images that are crippling your thinking. To be aware of them and to find out whether you can go beyond them is essential if you are to live creatively, without disintegrating (...).

So it is very important, while you are young, to think out, to feel out these things for yourself, and thereby lay the foundation for the discovery of truth.

Jiddu Krishnamurti

***
*
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Life Ahead 27

Student: Tại sao chúng ta cảm thấy thấp kém trước những người giỏi hơn.

J. Krishnamurti: Em suy xét ai là những người hay giỏi đối với em? Những người mà em biết? Những ai có tước hiệu, học vị? Những ai mà em muốn điều gì đó, như là phần thưởng hoặc chức vị. Khi mà em xem một ai đó là cao cả thì chẳng phải em cũng xem một kẻ khác là thấp hèn?

Tại sao chúng ta có sự phân biệt kẻ cao cả người thấp kém? Chỉ vì khi chúng ta muốn cái gì đó, không phải thế sao? Tôi cảm thấy ít thông minh hơn em, tôi không có nhiều tiền bạc hoặc năng lực, nhân cách như em; tôi không được hạnh phúc trông như em, hoặc tôi muốn điều gì đó từ nơi em; vì vậy tôi cảm thấy mình tệ hơn em. Khi tôi đố kỵ với em, hoặc khi tôi cố gắng mô phỏng em, hoặc khi tôi thích cái gì đó từ nơi em, tôi tức khắc trở thành hèn kém, bởi vì tôi đã đặt em lên trên bệ, tôi đã định cho em cái giá trị hay giỏi. Vậy, về mặt tâm lý bên trong, tôi tạo nên cả kẻ hay và người dở; tôi tạo nên cảm giác bất bình đẳng giữa những kẻ có và người không có.

Giữa con người, có sự bất bình đẳng to lớn về năng lực, chẳng phải sao? Người thì thiết kế máy bay, người thì lái máy cày. Những khác biệt lớn về năng lực này – tri thức, ăn nói hoạt bát, thể chất – là không tránh khỏi. Nhưng, em thấy không, chúng ta gắn cái ý nghĩa quan trọng cho những chức năng nhất định. Chúng ta xem thống đốc, thủ tướng, nhà phát minh, khoa học gia là những nhân vật trọng yếu hơn người phục dịch; vì vậy, chức năng mặc định thân thế. Chừng nào mà chúng ta còn dán nhãn cho vị thế với những chức năng riêng biệt, chừng đó sẽ có cảm giác bất bình đẳng, và cái khoảng cách giữa những kẻ có năng lực và người không có sẽ trở nên không thể nối kết được. Nếu chúng ta duy trì việc tước chức năng khỏi địa vị, khi ấy khả dĩ mang đến cảm giác bình đẳng thực sự. Nhưng để có được điều này thì cần phải có tình yêu; bởi vì chính tình yêu làm tan vỡ đi ý niệm người cao trọng và kẻ thấp hèn.

Thế giới được phân chia thành những người có dư giả – người giàu, người quyền thế, người có năng lực, những người có mọi thứ – và những người thiếu hụt, chẳng có gì. Và có thể nào khiến cho thế giới với sự phân chia giữa những kẻ dư thừa và người túng thiếu không còn tồn tại chăng? Thực tế, điều đang xảy ra là thế này: hãy nhìn xem sự chia lìa, cái hố sâu phân cách giữa người giàu và kẻ nghèo, giữa người có năng lực vượt trội với kẻ có năng lực yếu kém hay vô năng, các nhà chính trị và kinh tế gia đang nỗ lực giải quyết vấn nạn này bằng cải cách kinh tế và xã hội. Điều này cũng được thôi. Nhưng, cuộc chuyển hóa thực sự chẳng thể nào xảy ra cho đến chừng nào mà chúng ta chưa hiểu toàn bộ tiến trình của sự đối lập, sự tị hiềm, ác ý; bởi vì chỉ khi nào tiến trình này được thông hiểu và đi đến kết thúc, thì chúng ta khả dĩ mới có tình yêu trong trái tim mình.

*****

Real peace is as creative and as pure as war is destructive; and to find that peace, one must understand beauty. That is why it is important, while we are very young, to have a beauty about us - the beauty of buildings that have proper proportions, the beauty of cleanliness, of quiet talk among the elders. In understanding what beauty is, we shall know love, for the understanding of beauty is the peace of the heart.

Peace is of the heart, not of the mind. To know peace you have to find out what beauty is. The way you talk, the words you use, the gestures you make - these things matter very much, for through them you will discover the refinement of your own heart. Beauty cannot be defined, it cannot be explained in words. It can be understood only when the mind is very quiet.

J. Krishnamurti

***
*
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Life Ahead 28

Student: Có thể nào đạt được bình yên trong đời sống của chúng ta hay không khi ta đang đối phó với hoàn cảnh, môi trường chung quanh trong từng giây từng phút?

J. Krishnamurti: Hoàn cảnh của chúng ta là gì? Là môi trường xã hội, kinh tế, tôn giáo, quốc gia và giai cấp mà chúng ta lớn lên trong đó, và gồm cả khí hậu nữa. Hầu hết chúng ta đang vật lộn để thích ứng, để điều chỉnh bản thân với hoàn cảnh xã hội, bởi vì chúng ta muốn đạt được công việc mưu sinh từ môi trường đó, chúng ta kỳ vọng có được những phúc lợi của xã hội riêng biệt đó. Nhưng, xã hội đó được hình thành do đâu? Em đã từng bao giờ nghĩ về điều này chưa? Em có từng quan sát kỹ cang cái xã hội mà em đang sống và tự mình điều tiết để thích nghi trong nó? Xã hội đó được thành lập dựa trên những niềm tin, phong tục, tập quán mà nó được gọi là tôn giáo, và dựa trên những giá trị kinh tế nhất định nào đó, không phải thế sao? Em là một phần của xã hội đó, và em đang chống chọi để chỉnh sửa bản thân mình cho thích ứng với nó. Nhưng mà, xã hội đó là hậu quả của tính ham tích trữ; nó chính là hệ quả của những sự ganh tương, tỵ hiềm, sợ hãi, tham lam, mưu cầu chiếm hữu, mà thỉnh thoảng có vài thoáng chớp yêu thương họa hoằn lóe lên. Và thế, nếu em muốn thông minh, một tinh thần vô úy, không mang tánh hám tích trữ, em có thể nào lại tự điều chỉnh bản thân mình để thích nghi với một xã hội như vậy? Có thể nào lại thế?

Chắc chắn là em phải tạo tác một xã hội mới mẻ, nghĩa là em với tư cách như một cá thể phải giải thoát khỏi tánh ưa tích trữ sự ganh tỵ, sự tham đắm; em phải tự do khỏi chủ nghĩa quốc gia, dân túy, và tất cả tư tưởng tôn giáo theo khuynh hướng hẹp hòi. Chỉ khi ấy em mới có thể sáng tạo một điều gì mới lạ, một xã hội hoàn toàn tươi tắn. Tuy nhiên, chừng nào mà em vẫn tranh đấu vật lộn một cách vô tâm để điều chỉnh bản thân thích nghi với nền tảng xã hội hiện tại, thì em chỉ là theo đuổi đường xưa lối cũ, khuôn mẫu của sự tương tranh, đố kỵ, của quyền lực và thanh thế, của những niềm tin, mà chúng vốn dĩ suy đồi.

Vậy, điều hết sức quan trọng là trong lúc em còn trẻ, hãy bắt đầu tìm tòi để thấu hiểu những vấn nạn này và rồi mang đến sự tự do chân chính trong bản thân mình; vì khi ấy các sẽ tạo nên một thế giới xán lạn, một xã hội mới lạ, một mối tương giao tươi tắn giữa người và người. Và để giúp em thực hiện được sự tình này thì chắc hẳn đó là nhiệm vụ hay chức năng chân chính của giáo dục.

*****

It is very important for you to understand this, for as you grow older you will be faced with the problems of war and peace. Is peace something to be pursued, caught, and tamed by the mind? What most of us call peace is a process of stagnation, a slow decay. We think we shall find peace by clinging to a set of ideas, by inwardly building a wall of security, safety, a wall of habits, beliefs; we think that peace is a matter of pursuing a principle, of cultivating a particular tendency, a particular fancy, a particular wish. We want to live without disturbance, so we find some corner of the universe, or of our own being, into which we crawl, and we live in the darkness of self-enclosure. That is what most of us seek in our relationship with the husband, with the wife, with parents, with friends. Unconsciously we want peace at any price, and so we pursue it.


J. Krishnamurti

***
*
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Life Ahead 29

Student: Tại sao chúng ta đau khổ? Tại sao chúng ta không thể tự do khỏi cái chết và bệnh tật?

J. Krishnamurti: Với sự cải thiện vệ sinh, với điều kiện sinh sống đúng mực, thích hợp, và thực phẩm dinh dưỡng, con người bắt đầu thoát khỏi những chứng bệnh nhất định nào đó. Qua những thủ thuật giải phẩu và điều trị đa dạng, khoa học y dược đang nỗ lực nghiên cứu tìm tòi cách chữa trị những bệnh nan y như là ung thư, chẳng hạn. Một bác sĩ giỏi thì làm mọi cách mà ông ta có thể để làm giảm bớt hay loại trừ tật bệnh.

Và có thể nào chế phục cái chết không? Nó là một điều hết sức lạ thường mà ở độ tuổi non trẻ của em, em lại quan tâm về sự chết. Tại sao em bị nó ám ảnh như thế? Phải chăng vì em thấy quá nhiều cái chết quanh em – tử thi được đưa đi chôn cất, hoặc hỏa thiêu và rải tro cốt ngoài sông biển? Với em, cái chết là cảnh quen thuộc, nó xảy ra không ngừng trước mắt em; và rồi có nỗi sợ về cái chết.

Nếu em không tự mình nghiền ngẫm và thấu hiểu những ẩn ý của sự chết, em sẽ liên tục đi nghe hết người thuyết giáo này đến kẻ giảng thuyết khác không ngừng, từ hy vọng này đến hy vọng khác, từ tín ngưỡng này sang tín ngưỡng nọ, cố gắng tìm ra giải pháp cho vấn đề của sự chết. Em hiểu chứ? Đừng cứ mãi đi hỏi kẻ khác, nhưng tự thân hãy tinh cần tìm hiểu, khám phá cho chính mình chân lý của vấn đề. Đặt vô số câu hỏi mà chưa từng nỗ lực tìm tòi hoặc khám phá là đặc tính của cái trí vụn vặt, nhỏ nhoi.

Em biết không, chúng ta sợ chết chỉ khi nào chúng ta bám chấp vào sự sống. Thông hiểu tiến trình tổng thể của đời sống thì cũng thấu triệt được tầm ý nghĩa quan trọng của sự chết. Chết chỉ là chấm dứt sự tương tục, và chúng ta kinh sợ khi không thể còn tiếp tục; nhưng cái gì mà tiếp nối thì chẳng bao giờ mang chất sáng tạo. Hãy suy nghiệm về điều đó; khám phá cho bản thân mình cái gì là chân thật. Chính chân lý giải thoát em ra khỏi sự sợ hãi của cái chết, chứ không phải là những lý thuyết tôn giáo của em, cũng chẳng phải là sự tin tưởng của em về sự tái sinh hoặc kiếp sống sau này. 

*****

While you are young and sensitive, it is essential that you -- as well as those who are responsible for you - should create an atmosphere of beauty. The way you dress, the way you walk, the way you sit, the way you eat -- all these things, and the things about you, are very important. As you grow up you will meet the ugly things of life -- ugly buildings, ugly people with their malice, envy, ambition, cruelty; and if in your heart there is not founded and established the perception of beauty, you will easily be swept away by the enormous current of the world. Then you will get caught in the endless struggle to find peace through the mind. The mind projects an idea of what peace is and tries to pursue it, thereby getting caught in the net of words in the net of fancies and illusions. (Life Ahead) 

J. Krishnamurti

***
*
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Life Ahead 30

Student: Sự vâng lời là gì? Chúng ta có nên tuân theo một chỉ thị hay sai bảo mà thậm chí chẳng hiểu gì về nó?

J. Krishnamurti: Không phải đó là hầu hết chúng ta làm theo sao? Cha mẹ, thầy cô giáo, người lớn bảo, “Hãy làm điều này”. Họ bảo một cách lịch sự, hoặc với chiếc roi, và vì chúng ta lo sợ, chúng ta tuân lời. Đó cũng là cái điều mà chính phủ, cái mà quân đội đối xử với chúng ta. Chúng ta được huấn luyện từ thời thơ ấu để vâng lời, mà không biết những gì về tuân phục. Cha mẹ càng có thẩm quyền, chính phủ càng độc tài, thì chúng ta càng bị thúc ép, bị uốn nắn từ những năm tháng tuổi thơ; và không hiểu biết tại sao chúng nên làm cái điều chúng ta được bảo để làm, chúng ta ngoan ngoản vâng lời. Tâm trí chúng ta bị tẩy sạch bất cứ ý nghĩ nào mà nó không được chấp nhận bởi Quốc gia, bởi những nhà cầm quyền địa phương. Chúng ta chẳng bao giờ được dạy hoặc giúp suy nghĩ, khám phá, ngoại trừ bị yêu cầu tuân lời. Thầy tu bảo thế, kinh sách tôn giáo nói thế, và nỗi sợ hãi nội tâm của chính ta thôi thúc chúng ta vâng phục; bởi vì nếu không vâng lời, chúng ta sẽ bị rối rắm, chúng ta sẽ bị lạc hướng.

Cho nên, chúng ta tuân phục vì chúng ta vô tâm, thiếu suy tư. Chúng ta không muốn suy nghĩ vì suy nghĩ thì nhức đầu, phiền toái. Để tư tưởng, chúng ta phải đặt vấn đề, tra hỏi, chúng ta phải khám phá chính bản thân mình. Người lớn không thích chúng ta tra vấn, họ không có đủ kiên nhẫn để lắng nghe câu hỏi của chúng ta. Họ quá bận rộn với những tranh chấp của riêng họ, với tham vọng và thiên kiến của họ, với những điều phải làm và không nên làm theo luân lý và để được tôn trọng. Và chúng ta, ở độ tuổi thanh xuân, lo sợ lạc lối sai lầm, vì chúng ta cũng muốn được mến mộ. Tất cả chúng ta không phải là muốn mặc cùng loại kiểu quần áo, để trông nhìn giống nhau sao? Chúng ta không muốn làm gì khác biệt, chúng ta không muốn suy nghĩ độc lập, đi đứng tách rời, bởi vì như thế thì chuốc lấy phiền nhiễu và bực bội; thế nên chúng gia nhập nhóm, hội đoàn.

Bất cứ ở độ tuổi nào đi nữa, hầu hết chúng ta đều tuân phục, đi theo, sao chép, bởi vì nội tâm chúng ta sợ hãi sự bất định, bất an. Chúng ta muốn được chắc chắn, cả tài chánh và đạo đức; chúng ta muốn được tán đồng, chấp thuận. Chúng ta muốn ở trong một vị thế an toàn, được bao bọc che chắn và chẳng bao giờ đối diện với phiền phức, đau đớn, buồn khổ. Nó là sự sợ hãi, ý thức hoặc tiềm thức, khiến chúng ta vâng lời vị chủ nhân, người lãnh đạo, vị thầy tu, chính quyền. Sự sợ hãi bị hình phạt ngăn ngừa chúng ta gây tổn hại kẻ khác. Vì vậy, đằng sau tất cả hành động của chúng ta, sự tham đắm bám víu và truy cầu của chúng ta, ẩn nấp nơi đó lòng khao khát sự chắc chắn, lòng mong mỏi được an ninh, an toàn, bảo đảm. Không có tự do khỏi sự sợ hãi mà chỉ biết tuân lời thì có ý nghĩa rất nhỏ nhoi. Cái mà mang tầm ý nghĩa quan trọng là ý thức nỗi sợ hãi này từ ngày này qua ngày nọ, ngày nọ kế tiếp ngày kia, là quan sát để xem sự sợ hãi bày tỏ chính nó trong những trạng thái, hình tướng, cách thức khác nhau ra sao. Chỉ khi nào được tự do khỏi sự sợ hãi thì khả dĩ ở nội tâm mới có được phẩm chất của sự thấu hiểu, trong sự cô đơn tĩnh tại đó không có sự thu góp kiến thức hoặc kinh nghiệm.

*****

Student: Người nông dân phải phụ thuộc vào vị bác sĩ để chữa trị sự đau đớn của thể xác. Có phải điều này cũng là mối tương quan lệ thuộc?

J. Krishnamurti: Như chúng ta đã thấy, nếu về mặt tâm lý tôi nương tựa vào em, thì sự quan hệ giữa tôi với em dựa trên nỗi lo sợ; và chừng nào mà sự lo sợ này còn tồn tại, thì chừng đó sẽ không có sự độc lập trong cuộc tương giao. Vấn đề nan giải để mà giải phóng tâm trí khỏi sự sợ hãi thì hết sức phức tạp, rối rắm.

Em biết chăng, điều quan trọng không phải là những gì ai đó trả lời tất cả những câu hỏi này, nhưng để cho em khám phá cho bản thân mình chân lý của vấn đề, sự việc bằng cách liên tục tìm tòi, tra xét – nghĩa là em không bị mắc kẹt trong bất cứ niềm tin hay hệ thống tư tưởng nào. Chính sự thẩm tra không ngừng làm khởi sinh tinh thần suy tư độc lập và đem đến sự thông minh. Chỉ biết thỏa mãn với câu trả lời sẽ làm cho tâm trí đần độn, mù mờ, trì trệ, ứ đọng. Thế nên, điều rất quan trọng cho em là đừng chỉ biết chấp nhận, mà hãy liên tục tra xét và bắt đầu tự do khám phá cho bản thân mình cái ý nghĩa toàn thể của đời sống.

*****

Religion as we generally know it is a series of beliefs, dogmas, rituals, superstitions; it is the worship of idols, charms, and gurus, and we think all this will lead us to some ultimate goal. The ultimate goal is our own projection; it is what we want, what we think will make us happy, a guarantee of the deathless state. Caught in this desire for certainty, the mind creates a religion of dogmas, of priestcraft, of superstitions and idol worship; and there it stagnates. Is that religion? Is religion a matter of belief, a matter of accepting or having knowledge of other people's experiences and assertions? Is religion merely the practice of morality? You know, it is comparatively easy to be moral -- to do this and not to do that. You can just imitate a moral system. But behind such morality lurks the aggressive self, growing, expanding, dominating. And is that religion? 

J. Krishnamurti

***
*
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore