Krishnamurti Vấn Đáp: Bàn về Giáo dục ○ 20
Life Ahead 10

Student: Nếu một người có tham vọng trở thành một kỹ sư, điều đó có nghĩa là anh ta không quan tâm hay thích thú trong công việc kỹ sư?

J. Krishnamurti: Có phải em muốn nói rằng quan tâm (1) tới việc gì đó là tham vọng? Chúng ta có thể cho cái danh từ ‘tham vọng (2)’ những ý nghĩa đa dạng. Với tôi, tham vọng nảy sinh từ sợ hãi. Giả như tôi là một thanh niên trẻ, tôi thích thú được là một kỹ sư vì tôi muốn xây dựng những cấu trúc đẹp, hệ thống dẫn thủy nhập điền tuyệt dịu, những con đường nhựa êm ái bóng loáng, có nghĩa là tôi yêu (3) công việc kỹ sư – kỹ thuật tính toán, thiết kế, kết cấu và xây dựng; đó không phải là tham vọng. Trong tình yêu không có sợ hãi.

Cho nên, tham vọng và thích thú là hai điều khác nhau, không phải thế sao? Nếu tôi thực lòng quan tâm đến hội họa, nếu tôi yêu vẽ tranh, trong trường hợp đó tôi chẳng có ganh đua để là một họa sĩ giỏi nhất hoặc nổi tiếng nhất. Tôi chỉ yêu hội họa thôi. Có thể em vẽ tranh đẹp hơn tôi, nhưng tôi không so sánh giữa bản thân tôi với em. Khi tôi vẽ tranh, tôi yêu cái việc hội họa tôi đang làm, và với tôi công việc đó là đủ trong bản chất của chính nó.

*****

Student: Mục đích thực sự của cuộc đời là gì?

J. Krishnamurti: Trước hết, đó là ý kiến, ý tưởng hay quan niệm của em về nó. Và quan niệm này là mục đích của cuộc đời.

Student: Như chúng ta đã thảo luận đến nay thì thật ra nó phải là một cái gì khác. Em không có quan tâm đặc biệt về mục đích cá nhân, nhưng em muốn biết cái mục tiêu chung cho mỗi người.

J. Krishnamurti: Em sẽ tìm hiểu nó như thế nào? Ai sẽ chỉ ra cho em? Em có thể khám phá nó bằng cách đọc sách? Nếu em đọc, có lẽ tác giả này chỉ cho em một phương pháp cá biệt nào đó, rồi tác giả kia có thể lại đưa ra một phương pháp hoàn toàn khác. Nếu em hỏi người đàn ông đang bị đau khổ, ông ta sẽ nói mục đích của cuộc đời là hạnh phúc. Nếu em đến gặp người đang bị đói, ăn uống thiếu thốn mấy năm trời, thì mục đích của ông ta sẽ là có bữa ăn hả hê. Nếu em gặp một chính trị gia, thì mục tiêu của ông ta là trở thành vị giám đốc hay chủ tịch, một nhà cai trị của một quốc gia trên thế giới này. Nếu em hỏi người đàn bà trẻ, thì cô sẽ cho biết, “Mục tiêu của tôi là sanh em bé.” Nếu em đến viếng một nhà tu hành, thì cứu cánh của ông là tìm thấy God. Cứu cánh hay mục đích, là bề mặt của lòng khao khát dục vọng của con người, thông thường là tìm kiếm cái gì để thỏa mãn, vừa lòng, thoải mái; họ muốn có một kiểu an ninh, bảo đảm, an toàn để họ sẽ không còn bị phiền với những vấn đề, không còn nghi ngờ, lo lắng, bất ổn và sợ hãi. Hầu hết chúng ta đều muốn sự trường cữu, sự cố định lâu dài để chúng ta có thể bám víu vào, phải thế?

Vậy thì, mục đích chung cuộc sống của con người là niềm hy vọng, an toàn nào đó, có tính trường tồn bao lâu đó. Đừng vội nói, “Đó là tất cả?” Đó là sự kiện ngay trước mắt, và trước hết em phải làm quen với nó. Em phải đặt nghi vấn toàn bộ sự kiện đó – có nghĩa là, em phải tra vấn chính bản thân mình. Mục đích chung của đời sống con người nằm trong bản thân em, bởi vì em là một phần của toàn thể nhân lại. Em tự thân cũng muốn được an toàn, cố định lâu dài, hạnh phúc; em muốn cái gì cố định để bám chặt vào.

Bây giờ, để tìm khám phá xem có cái gì khác vô hạn, cái chân lý gì đó mà nó không thuộc về tâm trí, thì tất cả ảo tưởng của tâm trí buộc phải chấm dứt; tức là em phải thấu hiểu những ảo giác, ảo tưởng và đặt chúng sang một bên. Chỉ khi đó em mới có khả năng phát hiện ra cái điều thật, dù cho mục đích có hay là không. Quy định rằng phải có một mục đích cho cuộc đời, hoặc tin rằng mục đích là có, thì chỉ là mang thêm một ảo tưởng khác. Nhưng, nếu em có thể tra vấn hết thảy những xung đột, những vật lộn tranh giành, những niềm đau, thói kiêu căng hợm hĩnh, chuyện phù hoa hư danh, những tham vọng, những hy vọng và những nỗi sợ của em, và em khảo sát chúng cho thật là kỹ cang và tường tận, rồi em vượt ra và vượt lên trên khỏi chúng, khi ấy em sẽ phát hiện ra, ngộ ra.

*****

Student: Nếu em phát triển những năng lực có sức ảnh hưởng cao hơn, thì rốt cùng em sẽ phát ngộ ra cái cứu cánh tối hậu?

J. Krishnamurti: Làm thế nào em có thể nhận ra cái tối hậu trong khi còn đó những chướng ngại giữa em và cái tối hậu? Trước hết, em phải dời đi những chướng ngại. Em không thể ngồi trong căn phòng đóng kín cửa mà biết được không khí tươi mát, trong lành bên ngoài trời ra làm sao. Để có không khí tươi mát, em phải mở toang các cửa sổ của căn phòng. Tương tự như vậy, em phải nhận thấy ra hết thảy những trở ngại, tất cả những hạn định và những duyên do, điều kiện bên trong bản thân em; em cần phải thấu hiểu chúng và rồi để chúng sang một bên. Khi đó, em sẽ phát hiện ra. Nhưng, ngồi ở bờ bên này và cố gắng khám phá ra bờ bên kia thì vô nghĩa.


*****

(1) Interest.
(2) Ambition.
(3) Love.


*****

Is it not very important while you are young that you should be helped to awaken your own intelligence and thereby find your true vocation? Then you will love what you do, right through life, which means there will be no ambition, no competition, no fighting another for position, for prestige; and then perhaps you will be able to create a new world. In that new world all the ugly things of the older generation will cease to exist -- their wars, their mischief, their separative gods, their rituals which mean absolutely nothing, their sovereign governments, their violence. 

Jiddu Krishnamurti

***
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Life Ahead 11

Student: Tại sao lại có cảnh buồn thảm và đau khổ trên thế giới này?

J. Krishnamurti: Tôi tự hỏi không biết cậu học sinh trẻ này có biết những từ ngữ đó nghĩa là gì chăng? Có thể em đã thấy cảnh con lừa mang trên lưng nó khối đồ vật nặng nề quá tải đến nỗi chân của nó đuối sức hầu như kiệt quệ, sụm xuống; hoặc một đứa trẻ đang gào khóc; hoặc một bà mẹ đang đánh đứa con. Rồi có cái chết, thể xác được mang đi để hỏa thiêu; có kẻ xin ăn; có cảnh lầm than nghèo khổ, bệnh hoạn, già nua; có sự đau khổ, không chỉ là ở thế giới bên ngoài thôi, mà cả ở bên trong nội tâm chúng ta. Vì vậy em ấy mới hỏi, “Tại sao lại có cảnh buồn thảm?” Các em khác cũng không muốn biết sao? Em có bao giờ tự hỏi về nguyên nhân đau khổ của chính mình? Khổ đau là gì, và tại sao nó hiện hữu, tồn tại? Nếu em muốn cái gì đó và không thể có được nó, em cảm giác đau buồn; nếu tôi muốn thêm nhiều bộ trang phục mới, thêm nhiều tiền, hoặc tôi muốn mình trông đẹp đẽ hơn, và tôi không thể có được cái điều tôi muốn, tôi không được hạnh phúc. Nếu tôi muốn yêu một người nhất định nào đó, và người đó chẳng yêu tôi, thì tôi lại bị buồn khổ. Cha tôi chết, tôi rơi vào tâm trạng đau thương.

Tại sao chúng ta không cảm thấy hạnh phúc khi không thể có được cái điều chúng ta muốn? Tại sao chúng ta nhất thiết nên có cái chúng ta muốn? Chúng ta nghĩ đó là quyền lợi của mình, không phải thế sao? Nhưng, chúng ta có bao giờ tự hỏi chính mình rằng chúng ta có cần cái mình muốn chăng trong khi hằng triệu người thậm chí chẳng có được nhu cầu thiết yếu trong đời sống mà họ cần? Và ngoài ra, tại sao chúng ta muốn nó? Nhu cầu của chúng ta về thực phẩm, quần áo, và nhà cửa chỗ ở đã có; nhưng, chúng ta lại không thỏa mãn. Chúng ta muốn nhiều hơn. Chúng ta muốn được thành công, muốn được kính trọng, được yêu mến, được ngưỡng mộ; chúng ta muốn được quyền lực, chúng ta muốn được là những thi sĩ nổi tiếng, những vị thánh, những nhà hùng biện, chúng ta muốn được là thủ tướng, tổng thống. Tại sao vậy? Em đã có từng nhìn vào bên trong lòng tham muốn này? Tại sao chúng ta muốn tất cả mọi thứ này? Tôi không có ý nói rằng chúng ta phải thõa mãn với hiện trạng chúng ta là gì; điều đó thật ngốc nghếch. Nhưng, tại sao lại có nỗi háo hức thèm muốn không ngừng để có được nhiều, nhiều thêm, và nhiều thêm hơn nữa? Nỗi thèm khát này chỉ ra rằng chúng ta không thỏa mãn, không vừa lòng; nhưng, không thỏa ý với cái gì? Với sự tình chúng ta hiện là gì đó? Tôi như thế này, tôi không thích nó, và tôi muốn được là thế kia. Tôi nghĩ rằng mình sẽ trông đẹp hơn nhiều với cái áo khoác mới, hoặc bộ trang phục mới, vì vậy tôi muốn nó. Nghĩa là tôi không thỏa mãn với hiện trạng tôi là gì, và tôi nghĩ có thể trốn tránh khỏi sự không vừa lòng của mình bằng cách sở hữu thêm quần áo, xe cộ, quyền lực, và v.v… Nhưng, nỗi bất toại ý, không vừa lòng vẫn còn đó, phải thế chăng? Tôi chỉ mới nói về áo quần, xe cộ, quyền thế.

Vì vậy, chúng ta phải khám phá xem làm thế nào để hiểu ra chúng ta là gì. Chỉ quẩn quanh che đậy mình với vật chất sở hữu như sản nghiệp và của cải, với quyền lực và tước vị... thì chẳng có ý nghĩa gì cả, bởi vì chúng ta vẫn không được hạnh phúc. Thấy rõ, hiểu ra được sự tình này, kẻ không hạnh phúc, kẻ đang ở trong tình trạng đau khổ không chạy trốn khỏi đau khổ của mình để tìm đến các đạo sư (gugus); kẻ đó không giấu mình trong vật chất sở hữu, trong quyền lực; trái ngược lại, kẻ đó muốn biết cái gì nằm bên dưới, đàng sau sự đau khổ của hắn ta. Nếu em tiến vào phía đàng sau nỗi đau buồn của bản thân mình, em sẽ thấy ra rằng em rất nhỏ mọn, hoang trống, rỗng tuếch, hạn hẹp, và em đang tranh giành để đạt được, để trở thành. Sự vật vã tranh đấu để giành được, để trở nên như thế nào đó là nguyên nhân của khổ đau. Nhưng, nếu em bắt đầu hiểu ra thực tế em là gì, rồi tiến càng lúc càng sâu vào và sâu xa hơn nữa vào bên trong nó, khi ấy em sẽ phát hiện ra rằng một cái gì đó hoàn toàn mới mẻ, khác lạ xảy đến.

*****



[Image: 850512.jpg]

Jiddu Krishnamurti
1895-1986

***

Ambitious men and women do not know what love is -- and we are dominated by ambitious people.
That is why there is no happiness in the world, and why it is very important that you, as you grow up, should see and understand all this,
and find out for yourself if it is possible to discover what love is. You may have a good position, a very fine house, a marvellous garden, clothes;
you may become the prime minister; but without love, none of these things have any meaning.

Life Ahead
J. Krishnamurti

***
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Hầu hết chúng ta đều muốn được người đời và xã hội chấp nhận vì vậy mình tự giam cầm mình bằng cách tuân theo các chuẩn mực xã hội và tự đánh lừa bản thân mình khi nghĩ rằng cuộc sống này phải là một chiến trường. Mình mãi làm những gì đó để được người khác thích, ngưỡng mộ, khen ngợi và tự biến mình thành một tù nhân trong phòng giam của chính bản thân mình tạo nên. Nếu đập vỡ được bức tường của ngục tù đầy tham vọng, đầy sự phụ thuộc và sự sợ hãi có thể lúc đó mình sẽ tìm đến một sự tự do vượt xa nơi mình sống và cách mình sống.

Cảm ơn anh anatta đã chia sẻ những lời của ông Krishnamurti.
"Give every day the chance to become the most beautiful day of your life."
(2020-10-05, 09:22 PM)Sophie Wrote: Hầu hết chúng ta đều muốn được người đời và xã hội chấp nhận vì vậy mình tự giam cầm mình bằng cách tuân theo các chuẩn mực xã hội và tự đánh lừa bản thân mình khi nghĩ rằng cuộc sống này phải là một chiến trường. Mình mãi làm những gì đó để được người khác thích, ngưỡng mộ, khen ngợi và tự biến mình thành một tù nhân trong phòng giam của chính bản thân mình tạo nên. Nếu đập vỡ được bức tường của ngục tù đầy tham vọng, đầy sự phụ thuộc và sự sợ hãi có thể lúc đó mình sẽ tìm đến một sự tự do vượt xa nơi mình sống và cách mình sống.

Cảm ơn anh anatta đã chia sẻ những lời của ông Krishnamurti.

Chào Sophie,

Đọc qua nhận xét về lời của ông K của cô Sophie, cũng như cảm nghĩ giảm bớt buộc ràng vào sự lệ thuộc các tiêu chuẩn, giá trị xã hội để bản thân được tự do hơn, thì tôi có nhớ đến một học sinh hỏi ông K làm thế nào để tự do khỏi thành kiến hay định kiến (prejudice) trong quyển K. On Education. Vì thành kiến của mình càng giảm đi chừng nào thì tự thân mình sẽ được tự do nhiều chừng nấy. Chúng ta ai ai cũng có thành kiến, là những quan niệm, ý kiến cá nhân trên một hay nhiều vấn đề nào đó. Chẳn hạn như về tôn giáo, chính trị, xã hội, tình yêu và hôn nhân... đến những chuyện nhỏ hơn như khuynh hướng về cái ăn cái mặc .v.v... Sẵn dịp xin được bẻ cua nói thêm ngoài lề một chút. Ta cho rằng khi nói lên suy tư hay ý kiến cá nhân là chính kiến, thì tôi nghĩ không hẳn vậy; gọi là thành kiến thì hợp lẽ hơn. Gọi là chính kiến thì nói nghe cho sang thôi :), vì chính kiến hàm nghĩa là ý kiến, suy nghĩ đúng, phải không? Và nếu mình cho rằng phát biểu ý kiến cá nhân là chính kiến, thì chẳng lẽ người khác đưa ra ý kiến của họ đối lại với mình là... không-chính-kiến, tức ý kiến sai sao? Vậy, trong thảo luận, khi người ta nói rằng họ đưa ra chính kiến của họ thì tôi cho rằng đó thành kiến của cá nhân họ.

Trở lại với câu hỏi về thành kiến của học sinh trên, theo K. thì sự thông minh (intelligence) giúp không bị ảnh hưởng bởi thành kiến hay định kiến. Thông minh là khả năng hiểu biết tức thời, trực tiếp (direct understanding) mà không thông qua kiến thức chúng ta đã tích luỹ. Phần trả lời K chỉ cách thức đơn giản cho học sinh để làm khởi phát sự thông minh này, và hướng dẫn của ông có nói về phong cảnh thiên nhiên mà tôi thấy cũng là sở thích riêng của Sophie. Nên trích câu hỏi đó ra đây, nếu cô thích thì có thể tham khảo nó. Phần dịch Việt cho câu hỏi này chưa có nên đăng lại ở đây nguyên văn English mà có lẽ cô Sophie ưa thích hơn.

*****

Student: How can one be free from prejudice?

Krishnamurti: When you say, "how", what do you mean by that word? How am I to get up from this place? All that I have to do is to get up. I never ask how I am to get up? Use your intelligence. Do not be prejudiced. First be aware that you are prejudiced. Do not be told by others that you are prejudiced. They are prejudiced, so do not bother what other people say about your prejudices. First be aware that you are prejudiced. You see what prejudice does - it divides people. Therefore you see that there must be intelligent action, which is that the mind must be capable of being free from prejudice, not ask "how" which means a system, a method. Find out whether your mind can be free from prejudice. See what is involved in it. Why are you prejudiced? Because part of your conditioning is to be prejudiced, and in prejudice there is a great deal of comfort, a great deal of pleasure. So first become aware, become aware of the beauty of the land, become aware of the trees, the colour, the shades, the depth of light, and the beauty of the moving trees, and watch the birds, be aware of all that is around you; then gradually move in, find out, be aware of yourself, be aware how you react in your relationships with your friends - all that brings intelligence. Is that enough for this morning? Then we will do something else.

First of all sit completely quiet, comfortably, sit very quietly, relax, I will show you. Now, look at the trees, at the hills, the shape of the hills, look at them, look at the quality of their colour, watch them. Do not listen to me. Watch and see those trees, the yellowing trees, the tamarind, and then look at the bougainvillaea. Look not with your mind but with your eyes. After having looked at all the colours, the shape of the land, of the hills, the rocks, the shadow, then go from the outside to the inside and close your eyes, close your eyes completely. You have finished looking at the things outside, and now with your eyes closed you can look at what is happening inside. Watch what is happening inside you, do not think, but just watch, do not move your eyeballs, just keep them very, very quiet, because there is nothing to see now, you have seen all the things around you, now you are seeing what is happening inside your mind, and to see what is happening inside your mind, you have to be very quiet inside. And when you do this, do you know what happens to you? You become very sensitive, you become very alert to things outside and inside. Then you find out that the outside is the inside, then you find out that the observer is the observed.

*****


Intelligence is the quality of the mind that is very sensitive, very alert, very aware. Intelligence does not hold on to any particular judgement or evaluation, but is capable of thinking very clearly, objectively. Intelligence has no involvement. (Krishnamurti On Education)

J. Krishnamurti

...
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Hi anh anatta,

Sophie đồng ý với những gì anh anatta đã chia sẻ về đề tài thành kiến.

Đôi khi mình cảm thấy bực bội thậm chí còn tức giận khi nghe những người khác phát biểu "ý kiến" của họ. Sở dĩ mình có cảm giác khó chịu vì những thành kiến đó rất khác và đi ngược lại niềm tin (belief) của mình. Niềm tin của mỗi một con người bị ảnh hưởng bởi văn hóa, giáo dục, tôn giáo và những kinh nghiệm mình đã tích lũy, v.v. (our mind is conditioned by culture, education, religion, experiences, etc.). Những gì mình thấy quen thuộc mình dễ chấp nhận (we want our beliefs to be confirmed and reassured) còn những gì khác biệt (anything that contradicts our beliefs) sẽ gây ra phản ứng mạnh mẽ và mình vội vàng từ chối và chống lại. Ai cũng muốn chiến đấu cho niềm tin, cho "sự thật" và cho suy nghĩ của mình nhưng ít ai nghĩ rằng niềm tin, "sự thật" hay suy nghĩ của mình chưa hẳn là đúng. Conflict is born due to our conditioned or habitual response to life.

Sự thành kiến và sự nhận thức (perception) về người khác không hẳn nói lên bản chất của người mình đang đánh giá mà là mình đang xác định chính bản thân mình và sự thành kiến của mình thật ra nói lên con người của mình.
 
Thành kiến ngăn cản sự hoàn thiện bản thân và phát triển cá nhân nên nếu mình từ bỏ thành kiến được thì tâm trí của mình sẽ được mở rộng ra để mình có thể học những điều mới lạ và có khả năng nhìn mọi thứ từ một góc độ khác.

Sophie rất thích câu: "When you talk, you are only repeating what you already know. But if you listen, you may learn something new."
 
Nhắc đến thiên nhiên làm cho Sophie nhớ lại câu này của ông Krishnamurti:
"When one loses the deep intimate relationship with nature, then temples, mosques, and churches become important."
"Give every day the chance to become the most beautiful day of your life."
Life Ahead 12

Student: Nếu một người đàn ông đang bị đói và em cảm thấy là có thể tương trợ ông, hành động này là tham vọng hay tình thương?

J. Krishnamurti: Điều này tùy thuộc vào động lực mà em muốn giúp ông ấy. Sự giúp đỡ có tánh cách đổi chác thì không phải là tình thương.

Student: Sự giúp đỡ của em làm cho ông ta dịu đi cơn đói khát, đó không phải là tình yêu sao?

J. Krishnamurti: Ông ta đang bị đói khát và em trợ giúp thực phẩm cho ông ấy. Đó là tình yêu ư? Tại sao em muốn giúp ông ta? Em không có động cơ, sự thúc đẩy nào khác ngoại trừ khao khát muốn cứu đói ông ấy? Em không có ý định thu bất cứ lợi ích nào từ sự trợ giúp? Hãy nghĩ cho ra điều này, đừng vội nói: ‘có ’ hoặc ‘không’. Nếu em đang tìm kiếm lợi ích nào đó từ sự giúp đỡ, về chính trị hoặc về mặt nào khác như lợi lạc bên trong nội tâm hay bên ngoài, thế thì em chẳng có yêu thương ông ta gì cả. Nếu em trợ cấp ông ta thức ăn thức uống để được người ta biết đến, hoặc với hy vọng là bạn hữu của em sẽ giúp lại em, đưa em đi tham quan các thành phố lớn xa hoa và lộng lẫy, đi thăm viếng những thắng cảnh, thế thì đó không phải là tình thương. Nhưng nếu em cung cấp thức ăn cho ông với tình thương, thì em sẽ không có động cơ thầm kín về sau, không muốn bất cứ sự đền đáp nào. Nếu em trợ giúp ông ta, và ông ấy không biết ơn em, thì em có bị tổn thương chăng? Nếu em bị buồn bã, vậy thì em không có tình thương. Nếu ông ấy nói với em và những kẻ khác rằng em là một thanh niên tốt bụng, tuyệt vời, rồi em cảm thấy hãnh diện và khoan khoái, vậy có nghĩa là em chỉ đang lo nghĩ cho bản thân của em mà thôi; chắc chắn đó không phải là tình thương. Vì vậy, ta phải hết sức tỉnh táo để khám phá ra xem ta có ý thu lợi gì từ việc ta giúp đỡ người khác hay không, và động cơ gì khiến dẫn ta đến việc trợ giúp những người nghèo đói, thiếu thốn.

*****

Student: Giả sử là em muốn về nhà và vị hiệu trưởng nói, ‘không được’. Nếu em không vâng lời thì em sẽ đối diện với hậu quả bất tuân. Nếu em tuân lời thì em sẽ bị đau lòng, em nên làm sao đây?

J. Krishnamurti: Có phải ý em muốn nói là em không thể bàn thảo chi tiết với vị hiệu trưởng, em không tin cậy ông để nói ra vấn đề của em với ông ta? Nếu ông vẫn tiếp tục bảo em không được phép về nhà, rất có thể là ông cố chấp, nghĩa là có điều gì sai lệch nơi vị hiệu trưởng. Mặt khác, biết đâu ông có lý do hợp lẽ để nói ‘không’, và em cần phải tìm hiểu. Thế nên, điều này đòi hỏi sự tín nhiệm cả hai bên. Em phải có lòng tín nhiệm với vị hiệu trưởng, và ông ta cũng phải đối xử với em như vậy. Cuộc sống không phải là tương quan một chiều. Em và vị hiệu trưởng là con người, nên cả hai đều có thể lầm lỗi. Vì vậy, cả hai nên sẵn lòng bàn thảo và cân nhắc suy xét để giải quyết vấn đề. Có lẽ em rất muốn về nhà, nhưng có thể là chưa hội đủ lý do; biết đâu cha mẹ em đã viết thư cho vị hiệu trưởng không cho phép em về nhà. Phải có một cuộc trao đổi, đối thoại của hai bên, hẳn thế? Để cho em sẽ không bị buồn lòng, để cho em không cảm giác bị đối xử tệ bạc, hoặc bị nhẫn tâm gạt bỏ; và điều này chỉ xảy đến khi em tín nhiệm nơi vị thầy và ông ấy cũng có lòng tin với em. Nói cách khác, cần phải có tình thương thật sự; và một môi trường như thế nên được cung ứng bởi nhà trường.

*****

Student: Tại sao chúng ta không nên thực hành nghi thức lễ bái, tụng niệm?

J. Krishnamurti: Phải chăng em đã biết ra tại sao người lớn đọc kinh, cầu nguyện? Họ chỉ là bắt chước, sao chép lại, không phải vậy sao? Em có để ý là họ yêu thích khi khoác lên những bộ lễ phục riêng biệt dành cho các buổi lễ bái, cầu nguyện thế nào không? Vì vậy, trước khi nêu thắc mắc tại sao em không nên thực hành tụng niệm lễ lạy, em hãy hỏi người lớn tại sao họ làm vậy. Họ làm thế, trước nhất, vì theo tục lệ truyền thống, vì tổ tiên đã thực hành như thế. Và nghi lễ tụng niệm, lặp đi lặp lại những từ ngữ mang đến cho họ cái cảm giác bình an nào đó. Em có hiểu điều này không? Từ ngữ được lặp đi lặp lại đều đều khiến cho tâm trí mê mờ, đờ đẫn, và tình trạng này cho em có cái cảm giác yên lặng. Đặc biệt, những ngôn từ Phạn ngữ có những độ rung động, chấn động nhất định nào đó khiến em có cảm giác rất yên tĩnh. Người lớn cũng tụng niệm lễ bái bởi vì mọi người khác đều đang thực hành; và em, độ tuổi còn non trẻ, muốn mô phỏng họ. Có phải em tụng niệm, lễ lạy bởi vì có người bảo rằng đó là việc chính đáng để thực hành? Phải chăng em thực hành vì em tìm được cái hiệu quả đê mê khoan khoái khi lặp đi lặp lại những từ ngữ đã định nào đó? Trước khi làm bất điều gì, chẳng lẽ em không cần tìm hiểu tại sao em muốn thực hành việc đó? Thậm chí nếu có hằng triệu người tin tưởng trong nghi lễ, cầu nguyện, tụng niệm đi nữa, chẳng lẽ em cũng không cần vận dụng tâm trí của chính mình để khám phá ra cái ý nghĩa ảnh hưởng thực sự của nó?

Em thấy đó, chỉ việc lặp đi lặp lại các từ ngữ Phạn âm (Sankrit), hoặc là các cử chỉ điệu bộ của hai tay, bắt ấn, sẽ không thực sự giúp em phát ngộ ra chân lý hay sự thật là gì, God là gì. Để khám phá ra, em phải biết thực hành thiền như thế nào. Nhưng, thiền quán là một vấn đề hoàn toàn khác biệt – hoàn toàn khác hẳn với việc thực hành nghi thức lễ bái, tụng niệm. Biết bao nhiêu triệu người thực hành nghi thức lễ lạy, đọc kinh, cầu nguyện, nhưng mà việc đó có mang lại một thế giới hạnh phúc hơn chăng? Những người như thế có tính sáng tạo? Phẩm chất sáng tạo có được khi tinh thần hoàn toàn độc lập, khi tràn đầy tình thương, lòng tử tế, tốt bụng, thông cảm, trắc ẩn, quan tâm. Em còn non trẻ, nếu thực hành nghi thức lễ lạy, tụng niệm và cứ tiếp tục làm đi làm lại, em sẽ trở thành một cái máy. Nhưng, nếu em bắt đầu đặt câu hỏi, biết hoài nghi, tra xét… khi đó có thể em sẽ khám phá ra việc hành thiền là như thế nào. Thiền quán, nếu em biết thực hành đúng đắn, là một trong các phúc lành vĩ đại nhất.

*****


Most people are afraid to stand alone; they are afraid to think things out for themselves, afraid to feel deeply, to explore and discover the whole meaning of life. Therefore they say they love God, and they depend on what they call God; but it is not God, the unknown, it is a thing created by the mind.

J. Krishnamurti

***
*
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Life Ahead 13

Student: Sự vĩ đại, cao cả thực sự là gì và làm thế nào để em có thể được cao cả, vĩ đại.

J. Krishnamurti: Em biết không, điều đáng thương là chúng ta muốn được vĩ đại, cao thượng, cao quý. Tất cả chúng ta đều muốn được vĩ đại. Chúng ta muốn là một Gandhi hoặc một thủ tướng. Chúng ta muốn trở thành nhà đại phát minh, đại văn hào. Tại sao lại thế? Trong giáo dục, trong tôn giáo và trong tất cả lãnh vực của cuộc sống, chúng ta có những gương mẫu. Đại thi sĩ, đại hùng biện, đại chính khách, đại thánh, đại anh hùng – những người như thế được xem như là những tấm gương, và chúng ta muốn được như họ.

Như vậy, khi em muốn mình giống như một kẻ khác, em đã tạo nên cái khuôn khổ, kiểu mẫu để hành động theo đó, có phải không? Em đã đặt để cái khung giới hạn cho tư tưởng của em, bao quanh nó với những hạn định. Vì thế, tư tưởng của em bị cô đặc lại, hẹp hòi, giới hạn, ngột ngạt. Tại sao em muốn được vĩ đại, cao thượng? Sao em không nhìn xem em là gì – what you are – và hiểu biết nó. Em thấy đó, giây khắc em muốn giống như kẻ khác thì khi đó có sự bất lạc, xung đột, mâu thuẩn, khi đó có sự tỵ hiềm và đau khổ. Nếu em muốn giống như vị Phật thì điều gì xảy ra? Em tranh đấu không ngừng nghỉ để đạt đến mộng tưởng đó. Nếu em ngu ngốc và ham muốn được khôn khéo, ngay khi ấy em gạt bỏ bản thân em vốn dĩ là gì qua bên và tiến đến mục đích khác. Nếu em xấu xí và muốn được đẹp, em khát vọng được đẹp mãi cho đến khi em chết; hoặc em tự lừa gạt bản thân nghĩ rằng mình đẹp. Vì vậy, chừng nào mà em còn cố gắng để là gì đó khác hơn chính mình, thực tế em là gì, tâm trí em sẽ bị mỏi mòn kiệt quệ chừng đó. Tuy nhiên, nếu em nhìn nhận, “Tôi hiện là thế này đây, nó là một sự kiện thực, và tôi sẽ thẩm sát và thấu hiểu nó”, khi ấy em sẽ vươn xa; vì em sẽ thức ngộ ra rằng hiểu biết được em hiện tại là gì mang đến sự an bình và mãn túc, đại trí – nhìn thấu bản chất sự vật, và đại từ – tình thương vô biên.

*****

Student: Tình yêu không phải là dựa trên sự hấp dẫn, thu hút sao?

J. Krishnamurti: Giả như em có sức hấp dẫn với người phụ nữ xinh đẹp hoặc là đàn ông điển trai. Có gì sai lầm với sự hấp dẫn không? Chúng ta sẽ cố gắng tìm hiểu xem. Em biết chăng, khi em có sức thu hút với một người đàn bà, đàn ông, hoặc đứa trẻ, nói chung thì điều gì thường xảy ra? Em không chỉ muốn ở chung với người đó, mà em cũng muốn chiếm hữu, và gọi người đó là của em. Thân thể em và của người đó phải cận kề nhau. Vậy thì em đã làm gì? Sự kiện là khi em có sức hấp dẫn, em muốn chiếm hữu, em không muốn người đó nhìn đến những ai khác; khi em xem một người khác như là của em thì có tình yêu không? Hiển nhiên là không. Khoảnh khắc mà tâm trí em tạo nên cái hàng rào như là ‘của tôi’ xung quanh người đó, thì không có tình yêu.

Sự kiện là tâm trí của chúng ta hành xử như thế này mọi lúc. Đó là lý do tại sao chúng ta bàn thảo những chuyện này – thấy được cái tâm trí đang làm việc thế nào; và rồi có thể, chú tâm vào những hoạt động của nó, thì tâm trí đó sẽ yên lặng trong sự hòa hợp đồng điệu của chính nó.

***
*
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Life Ahead 14

Student: Chúng ta nên cầu xin God điều gì?

J. Krishnamurti: Em rất quan tâm đến God, phải không? Tại sao? Bởi vì tâm trí em đang nài xin một điều gì, muốn cái gì đó. Vì vậy, nó lo toan, xôn xao không ngừng. Nếu tôi đòi hỏi hoặc kỳ vọng ở em điều gì, tâm trí tôi xao động, phải vậy không?

Cậu học sinh trẻ này muốn biết phải cầu xin God điều gì. Em ấy không biết God là gì, hoặc em ấy thực sự muốn cái gì. Nhưng có nỗi e sợ chung chung, cái cảm giác, “Tôi phải hỏi xin, Tôi phải cầu nguyện, Tôi phải được che chở.” Cái tâm trí luôn luôn tìm kiếm trong mọi ngóc ngách để được điều gì; nó luôn muốn có, nắm giữ, dáo dác, xông xáo, so sánh, xét nét, vì thế nó chẳng bao giờ yên lặng. Ngắm nhìn tâm trí của em rồi em sẽ thấy nó đang làm gì, nó cố gắng kiểm soát tự chính nó thế nào, như chi phối, kềm chế để tìm một hình thức thỏa mãn nào đó; cách thức mà nó liên tục đòi hỏi, van nài, tranh đấu, so sánh ra sao. Chúng ta gọi cái tâm trí như vậy là tỉnh táo hay nhanh nhẹn; nhưng nó có tỉnh táo, nhanh nhẹn không? Nhất định, một tâm trí tỉnh táo, nhạy bén là tâm trí yên tĩnh, không phải cái tâm trí như con bướm hết vờn lượn nơi này đến nơi khác. Chỉ có một tâm trí tĩnh lặng mới có thể hiểu biết God là gì. Một tâm trí yên tĩnh chẳng bao giờ cầu xin God bất cứ điều gì. Chỉ có cái tâm trí suy nhược, nghèo nàn mới cầu khẩn, van xin; nó chẳng bao giờ có được điều cầu xin, vì cái mà nó thực sự muốn là bảo đảm một cuộc sống an nhàn sung túc, bền vững. Nếu em hỏi xin God bất cứ điều gì, em sẽ chẳng bao giờ tìm thấy God.

*****

Student: Cầu nguyện là gì? Nó có quan trọng trong đời sống hằng ngày không?

J. Krishnamurti: Tại sao em cầu nguyện? Cầu nguyện là gì? Hầu hết sự cầu nguyện chỉ là thỉnh cầu, đòi hỏi. Em ưa thích nếp cầu nguyện này khi em bị đau khổ. Khi em cô đơn, khi em bị đắm chìm vào nỗi đau buồn, chán chường, thất vọng, phiền muộn, ngã lòng, rồi em cầu xin God giúp đỡ. Vì vậy, cái điều mà em gọi là cầu nguyện là sự thỉnh cầu. Hình thức cầu nguyện có thể đa dạng, nhưng ý định, mục đích đằng sau nó thì giống nhau. Cầu nguyện với hầu hết mọi người là một sự thỉnh cầu, van lơn, đòi hỏi. Em có đang làm vậy không? Tại sao em cầu nguyện? Tôi không có ý nói là em nên hoặc đừng nên cầu nguyện. Nhưng mà, tại sao em cầu nguyện? Phải chăng nó cho thêm tri thức, hoặc được hòa bình hơn? Có phải em cầu nguyện cho thế giới này có thể thoát khỏi thống khổ, đau thương? Có loại cầu nguyện nào khác hơn nữa không? Có  một loại cầu nguyện mà nó thực ra không phải là cầu nguyện, là rải lòng từ bi, gởi đi những ý niệm, những thiện ý.

Khi em cầu nguyện, thông thường em hỏi xin God, hoặc thánh, rót đầy cái tô rỗng không của em, phải thế không? Em không thỏa mãn với điều đang xảy ra hiện có, được cho, nhưng lại muốn cái tô đó được làm cho đầy theo những ao ước của em. Sự cầu nguyện của em chỉ là van nài, đòi hỏi, yêu cầu mà em cảm thấy thỏa lòng, thế nên chẳng phải là cầu nguyện gì cả. Em nói với God, “Con đang đau khổ, xin an ủi con, xin trao trả lại con trai của con, anh của con. Xin cho con được giàu có.” Em cứ mãi đòi hỏi, yêu cầu, và đó hiển nhiên không phải là cầu nguyện. Điều chân chính là thấu hiểu chính bản thân mình, thấy được duyên do mà em vẫn mãi khẩn cầu cái gì đó, tại sao có sự yêu cầu, đòi hỏi này bên trong em, cái nỗi niềm thúc đẩy van xin. Em càng biết về chính mình xuyên qua sự chú tâm những gì em suy nghĩ, cảm giác, thì càng lúc em dần phát hiện ra sự thật của cái-đang-là (what is); chính chân lý này giúp em được tự do, tự tại.

***
*
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Anh anatta cho Sophie hỏi câu này hơi lạc đề nha.

Sophie thấy signature của anh anatta và có đi tìm câu này bằng tiếng anh. Sau khi đọc 

"Let me light my lamp", says the star,
"And never debate
If it will help to remove the darkness"
  
Sophie có suy nghĩ về ý nghĩa của metaphors này nhưng không dám chắc mình hiểu đúng.

Theo anh anatta ông R. Tagore có ý gì trong câu "Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không."?
"Give every day the chance to become the most beautiful day of your life."
(2020-10-23, 04:42 PM)Sophie Wrote: Anh anatta cho Sophie hỏi câu này hơi lạc đề nha.

Sophie thấy signature của anh anatta và có đi tìm câu này bằng tiếng anh. Sau khi đọc 

"Let me light my lamp", says the star,
"And never debate
If it will help to remove the darkness"
  
Sophie có suy nghĩ về ý nghĩa của metaphors này nhưng không dám chắc mình hiểu đúng.

Theo anh anatta ông R. Tagore có ý gì trong câu "Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không."?


Hi Sophie,

Thật ra, tôi cũng chỉ hiểu câu của ông Tagore theo hiểu biết của mình, nên không chắc là trùng hợp với ý của nhà thơ Tagore được chút nào không. Ngọn đèn, ngụ ý nói về trí tuệ nội tại hay là con đường khai mở trí tuệ, và ông đã có kinh nghiệm mức độ nào đó về trí tuệ này. Và với cái nhìn insight của trí tuệ này, nội tâm ông đã giải thoát phần nào khỏi sự lo âu, sợ hãi về tâm lý, và nội tâm cũng được tự do theo chừng đó. Ngọn đèn cũng là biểu hiện ánh sáng nội tại. 

Thời đó, ông Tagore là người nổi tiếng về văn thơ, và cũng là một triết gia. Ông được xem là một nhà thơ vĩ đại của Ấn Độ. Ông đã từng giao thiệp tiếp xúc với các văn gia, học giả, khoa học gia, và chính trị gia. Và chắc hẳn là trong giao thiệp, trao đổi một số những người đó đã chất vấn, thảo luận với ông về "con đường nội tại này" hay tư tưởng sống của ông. Họ ngờ vực, nói ra nói vào... đến một lúc nào đó, ổng cảm thấy đủ phiền nên mới phát biểu câu nói đó để trả lời cho họ. Đã là ngọn đèn, là ánh sáng thì dĩ nhiên nó phải xua đi bóng tối rồi, mà ở đó cứ bàn tán không hiểu ngọn đèn có làm tan được bóng tối không há? Thiệt là đồ khỉ mà. :) Có lẽ họ chỉ sống với ngôn từ mà thiếu đi kinh nghiệm nội giới nên thích bình luận ngớ ngẩn như vậy.

Ông Krishnamurti cũng có khuyên: Mỗi người hãy tự là ánh sáng cho chính mình.

Và có thêm câu này của K mà anatta thích: "Đường lối hay cách thức đúng đắn đi đến vấn đề tạo ra một lòng tin lạ thường mà tôi quả quyết rằng, ngài có thể dời đi được những rặng núi – những dãy núi của những thành kiến của riêng mình, sự nô lệ qui định của riêng mình."

Còn suy nghĩ của Sophie thì thế nào nếu không ngại chia sẻ?

...
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
(2020-10-24, 05:22 PM)anatta Wrote: Hi Sophie,

Thật ra, tôi cũng chỉ hiểu câu của ông Tagore theo hiểu biết của mình, nên không chắc là trùng hợp với ý của nhà thơ Tagore được chút nào không. Ngọn đèn, ngụ ý nói về trí tuệ nội tại hay là con đường khai mở trí tuệ, và ông đã có kinh nghiệm mức độ nào đó về trí tuệ này. Và với cái nhìn insight của trí tuệ này, nội tâm ông đã giải thoát phần nào khỏi sự lo âu, sợ hãi về tâm lý, và nội tâm cũng được tự do theo chừng đó. Ngọn đèn cũng là biểu hiện ánh sáng nội tại. 

Thời đó, ông Tagore là người nổi tiếng về văn thơ, và cũng là một triết gia. Ông được xem là một nhà thơ vĩ đại của Ấn Độ. Ông đã từng giao thiệp tiếp xúc với các văn gia, học giả, khoa học gia, và chính trị gia. Và chắc hẳn là trong giao thiệp, trao đổi một số những người đó đã chất vấn, thảo luận với ông về "con đường nội tại này" hay tư tưởng sống của ông. Họ ngờ vực, nói ra nói vào... đến một lúc nào đó, ổng cảm thấy đủ phiền nên mới phát biểu câu nói đó để trả lời cho họ. Đã là ngọn đèn, là ánh sáng thì dĩ nhiên nó phải xua đi bóng tối rồi, mà ở đó cứ bàn tán không hiểu ngọn đèn có làm tan được bóng tối không há? Thiệt là đồ khỉ mà. :) Có lẽ họ chỉ sống với ngôn từ mà thiếu đi kinh nghiệm nội giới nên thích bình luận ngớ ngẩn như vậy.

Ông Krishnamurti cũng có khuyên: Mỗi người hãy tự là ánh sáng cho chính mình.

Và có thêm câu này của K mà anatta thích: "Đường lối hay cách thức đúng đắn đi đến vấn đề tạo ra một lòng tin lạ thường mà tôi quả quyết rằng, ngài có thể dời đi được những rặng núi – những dãy núi của những thành kiến của riêng mình, sự nô lệ qui định của riêng mình."

Còn suy nghĩ của Sophie thì thế nào nếu không ngại chia sẻ?

...

Cảm ơn anh anatta đã chia sẻ và đã giúp cho Sophie hiểu thêm về câu này của ông Tagore. Những gì anh anatta giải thích Sophie thấy rất có lý. Vậy là Sophie hiểu cũng tương tự một phần nào nhưng không sâu sắc như anh anatta.

Ban đầu Sophie suy nghĩ thường ngọn đèn được tượng trưng cho trí tuệ và kiến thức. Khi ngọn đèn được thắp lên thì nó soi sáng những gì xung quanh nó cũng giống như một người có trí tuệ, có kiến thức có thể cung cấp và chia sẻ nó cho nhiều người khác mà không phải bận tâm đến những lời chỉ trích hoặc bất đồng.

Nhưng rồi Sophie chợt nghĩ…có khi nào mình suy nghĩ xa xôi lắm không? Có khi nào câu này của ông Tagore rất đơn giản là khi mình có một sự thật cụ thể, một nguồn xác thực đúng đắn, một trí tuệ vững bền thì mình không cần thảo luận vu vơ nữa. Theo như câu: "Đã là ngọn đèn, là ánh sáng thì dĩ nhiên nó phải xua đi bóng tối rồi, mà ở đó cứ bàn tán không hiểu ngọn đèn có làm tan được bóng tối không há? Thiệt là đồ khỉ mà." 

Sophie thấy mắc cười câu "Thiệt là đồ khỉ mà” của anh anatta. Làm Sophie nghĩ đến đôi khi mình chứng kiến hai người gây gổ với nhau dữ dội về một chuyện rất nhỏ nhặc. Sophie thầm nghĩ: Chắc họ nghĩ rằng họ sống mãi mãi nên mới phí thì giờ để đi gây gổ về ba cái chuyện gì đâu không. Thiệt tình!

Muốn đến vỗ vai nói rằng: "Life is a short trip. Make it a good one!” mà sợ bị gõ đầu nên thôi.  Biggrin
"Give every day the chance to become the most beautiful day of your life."
(2020-10-27, 12:40 PM)Sophie Wrote: Cảm ơn anh anatta đã chia sẻ và đã giúp cho Sophie hiểu thêm về câu này của ông Tagore. Những gì anh anatta giải thích Sophie thấy rất có lý. Vậy là Sophie hiểu cũng tương tự một phần nào nhưng không sâu sắc như anh anatta.

Ban đầu Sophie suy nghĩ thường ngọn đèn được tượng trưng cho trí tuệ và kiến thức. Khi ngọn đèn được thắp lên thì nó soi sáng những gì xung quanh nó cũng giống như một người có trí tuệ, có kiến thức có thể cung cấp và chia sẻ nó cho nhiều người khác mà không phải bận tâm đến những lời chỉ trích hoặc bất đồng.

Nhưng rồi Sophie chợt nghĩ…có khi nào mình suy nghĩ xa xôi lắm không? Có khi nào câu này của ông Tagore rất đơn giản là khi mình có một sự thật cụ thể, một nguồn xác thực đúng đắn, một trí tuệ vững bền thì mình không cần thảo luận vu vơ nữa. Theo như câu: "Đã là ngọn đèn, là ánh sáng thì dĩ nhiên nó phải xua đi bóng tối rồi, mà ở đó cứ bàn tán không hiểu ngọn đèn có làm tan được bóng tối không há? Thiệt là đồ khỉ mà." 

Sophie thấy mắc cười câu "Thiệt là đồ khỉ mà” của anh anatta. Làm Sophie nghĩ đến đôi khi mình chứng kiến hai người gây gổ với nhau dữ dội về một chuyện rất nhỏ nhặc. Sophie thầm nghĩ: Chắc họ nghĩ rằng họ sống mãi mãi nên mới phí thì giờ để đi gây gổ về ba cái chuyện gì đâu không. Thiệt tình!

Muốn đến vỗ vai nói rằng: "Life is a short trip. Make it a good one!” mà sợ bị gõ đầu nên thôi.  Biggrin


_ Sẵn dịp tôi muốn bàn một chút về ngọn đèn của ông Tagore mà có lẽ không phải là điều cô Sophie quan tâm. Định nói trong post trước, nhưng có đi xa hơi chút với  câu hỏi của Sophie. Bàn thêm để phòng hờ sự ngộ nhận về đường lối của ông Tagore.

Ông Tagore còn được xem như là triết gia, hiểu biết về Áo Nghĩa Thư của Ấn giáo, khuynh hướng của ông thuộc về Huyền Bí học, Theosophy -- Theos = god; Sophy = wisdom [how about Sophie? :) ]. Việt dịch thơ của ông chỉ thấy có tập thơ Tâm Tình Hiến Dâng do Đỗ Khánh Hoan. Nhớ hồi đó nghe người ta nói ông là đại thi hào, tôi cũng bắt chước mua cuốn tập thơ Tâm Tình Hiến Dâng về đọc, đọc mà chẳng hiểu bao nhiêu. Bây giờ đọc lại thì hiểu khá hơn hồi đó. Trong tập thơ này, ông có đề cập về God (thượng đế) một cách tôn kính, và dùng những danh từ ẩn dụ khó hiểu, như: Bên Kia Bao La, Miền Xa Khó Tìm, Tận Cùng Xa Nhất. Những danh từ này, ngụ ý có thể nói về trạng thái bình an nội tâm sâu xa gì đó và có lẽ cũng ám chỉ tới 'cõi' hay 'nơi chốn siêu hình' nào đó bên ngoài nội tâm mà ông có kinh nghiệm. Sở dĩ anatta nói dài dòng một chút để trình bày suy nghĩ của mình là: Ngọn đèn của ông Tagore có lẽ là ngọn đèn 'tha lực'. Tức là ông tĩnh tâm cầu nguyện hay theo một phương pháo nào đó vừa là tự lực mà cũng là tha lực -- tương giao để tiếp nhận ân điển từ một đấng vô hình. Dù là tha lực, nhưng cũng tìm thấy ánh sáng, an bình và tự do ở mức độ nào đó cho tâm hồn mà thôi, vì còn lệ thuộc. Dĩ nhiên đây chỉ là cái nhìn của anatta.

Chữ "ngọn đèn" khi nói về đạo học thì đã được đề cập từ xa xưa, đức Phật đã dùng danh từ này hơn 2500 năm trước. Trong kinh Đại Bát Niết Bàn, trước khi Phật nhập diệt, ngài có khuyên răn các vị đệ tử: "... hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một gì khác. Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một gì khác..."

Cũng như câu của K sau này: Be a light unto yourself. (*)

Vậy, con đường của ông Tagore có thể nói là 'tha lực'. Còn con đường của đức Phật hay K là con đường 'tự lực' và cũng là con đường mà anatta đang học hỏi.

_ Nhận định thêm một chút về suy nghĩ của Sophie về ý nghĩa câu của ông Tagore. Ông vốn dĩ được thế giới xem là nhà đại thi hào, vì vậy câu nói về 'ngọn đèn' của ông có thể ẩn chứa không chỉ là một hai nghĩa. Dùng chữ 'ngọn đèn', có thể ông ngụ ý nói về trí tuệ kiến thức mà Sophie đề cập; vì ông đã góp phần thay đổi tạo khuôn mặt mới cho văn chương, âm nhạc, và nghệ thuật Ấn độ. Và có thể ông có ý nói là 'ngọn đèn' nội tại mà anatta đã nói trong post trước. Rồi biết đâu ông vừa có ý ám chỉ về trí tuệ do kiến thức học hỏi, nghiên cứu cùng sáng tác của ông, và cũng vừa là trí tuệ hay nguồn sáng của nội tại do dưỡng tâm chiêm nghiệm mà có? Trường hợp sau cùng thì cả Sophie và tôi đều suy nghĩ có phần nào trùng hợp với ý của ông. :)

...

(*) Link: Be A Light Unto Yourself
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
(2020-10-29, 05:52 PM)anatta Wrote: _ Sẵn dịp tôi muốn bàn một chút về ngọn đèn của ông Tagore mà có lẽ không phải là điều cô Sophie quan tâm. Định nói trong post trước, nhưng có đi xa hơi chút với  câu hỏi của Sophie. Bàn thêm để phòng hờ sự ngộ nhận về đường lối của ông Tagore.

Ông Tagore còn được xem như là triết gia, hiểu biết về Áo Nghĩa Thư của Ấn giáo, khuynh hướng của ông thuộc về Huyền Bí học, Theosophy -- Theos = god; Sophy = wisdom [how about Sophie? :) ]. Việt dịch thơ của ông chỉ thấy có tập thơ Tâm Tình Hiến Dâng do Đỗ Khánh Hoan. Nhớ hồi đó nghe người ta nói ông là đại thi hào, tôi cũng bắt chước mua cuốn tập thơ Tâm Tình Hiến Dâng về đọc, đọc mà chẳng hiểu bao nhiêu. Bây giờ đọc lại thì hiểu khá hơn hồi đó. Trong tập thơ này, ông có đề cập về God (thượng đế) một cách tôn kính, và dùng những danh từ ẩn dụ khó hiểu, như: Bên Kia Bao La, Miền Xa Khó Tìm, Tận Cùng Xa Nhất. Những danh từ này, ngụ ý có thể nói về trạng thái bình an nội tâm sâu xa gì đó và có lẽ cũng ám chỉ tới 'cõi' hay 'nơi chốn siêu hình' nào đó bên ngoài nội tâm mà ông có kinh nghiệm. Sở dĩ anatta nói dài dòng một chút để trình bày suy nghĩ của mình là: Ngọn đèn của ông Tagore có lẽ là ngọn đèn 'tha lực'. Tức là ông tĩnh tâm cầu nguyện hay theo một phương pháo nào đó vừa là tự lực mà cũng là tha lực -- tương giao để tiếp nhận ân điển từ một đấng vô hình. Dù là tha lực, nhưng cũng tìm thấy ánh sáng, an bình và tự do ở mức độ nào đó cho tâm hồn mà thôi, vì còn lệ thuộc. Dĩ nhiên đây chỉ là cái nhìn của anatta.

Chữ "ngọn đèn" khi nói về đạo học thì đã được đề cập từ xa xưa, đức Phật đã dùng danh từ này hơn 2500 năm trước. Trong kinh Đại Bát Niết Bàn, trước khi Phật nhập diệt, ngài có khuyên răn các vị đệ tử: "... hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một gì khác. Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một gì khác..."

Cũng như câu của K sau này: Be a light unto yourself. (*)

Vậy, con đường của ông Tagore có thể nói  là 'tha lực'. Còn con đường của đức Phật hay K là con đường 'tự lực' và cũng là con đường mà anatta đang học hỏi.

_ Nhận định thêm một chút về suy nghĩ của Sophie về ý nghĩa câu của ông Tagore. Ông vốn dĩ được thế giới xem là nhà đại thi hào, vì vậy câu nói về 'ngọn đèn' của ông có thể ẩn chứa không chỉ là một hai nghĩa. Dùng chữ 'ngọn đèn', có thể ông ngụ ý nói về trí tuệ kiến thức mà Sophie đề cập; vì ông đã góp phần thay đổi tạo khuôn mặt mới cho văn chương, âm nhạc, và nghệ thuật Ấn độ. Và có thể ông có ý nói là 'ngọn đèn' nội tại mà anatta đã nói trong post trước. Rồi biết đâu ông vừa có ý ám chỉ về trí tuệ do kiến thức học hỏi, nghiên cứu cùng sáng tác của ông, và cũng vừa là trí tuệ hay nguồn sáng của nội tại do dưỡng tâm chiêm nghiệm mà có? Trường hợp sau cùng thì cả Sophie và tôi đều suy nghĩ có phần nào trùng hợp với ý của ông. :)

...

(*) Link: Be A Light Unto Yourself

Cảm ơn anh anatta đã nói thêm về "ngọn đèn" của ông Tagore. Sẵn dịp Sophie cũng được học thêm vài từ ngữ Việt như "thi hào" (poet) và "siêu hình" (metaphysical).

Sophie là tên tiếng Pháp (French form) của Sophia, có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp "Sophos", nghĩa là "Wisdom".

Nói về "tự lực" cũng như về "awareness" và "attention" được ông Krishnamurti mô tả trong link "Be A Light Unto Yourself" làm Sophie nghĩ đến câu "Knowing yourself is the beginning of all wisdom" của ông Aristotle và câu "There's only one corner of the universe you can be certain of improving, and that's your own self" của ông Aldous Huxley.

Chúc anh anatta một cuối tuần vui vẻ.
"Give every day the chance to become the most beautiful day of your life."
A meditative mind is silent. It is not the silence which thought can conceive of; it is not the silence of a still evening; it is the silence when thought - with all its images, its words and perceptions - has entirely ceased. This meditative mind is the religious mind - the religion that is not touched by the church, the temples or by chants.

The religious mind is the explosion of love. It is this love that knows no separation To it, far is near. It is not the one or the many, but rather that state of love in which all division ceases. Like beauty, it is not of the measure of words. From this silence alone the meditative mind acts.

Tâm Thiền định thì im lặng. Không phải sự im lặng mà tư tưởng có thể nắm bắt, không phải sự im lặng của một buổi chiều tĩnh mịch, đó là sự im lặng khi tư tưởng - với đủ thứ hình ảnh, ngôn từ và cảm nhận - dừng bặt hoàn toàn. Tâm Thiền định đó chính là tâm thức tôn giáo - một tôn giáo mà nhà thờ, đền chùa hay thánh ca không tiếp chạm được.

Tâm thức tôn giáo là tình yêu bùng vỡ. Chính tình yêu đó không biết đến biệt ly, tuy xa mà gần. Không phải một cũng chẳng phải nhiều, hơn thế nữa tâm thái yêu thương này không còn phân chia. Cũng như chơn mỹ, tình yêu không nằm trong phạm vi của ngôn ngữ. Từ sự im lặng đó chỉ có tâm Thiền định vận hành.


MEDITATION (*)
Tác giả: J. Krishnamurti
Dịch: Ẩn Hạc







(*)  Hoa Thiền




*****

Meditation, if you know how to do it properly, is one of the greatest blessings.
J. Krishnamurti

***
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Life Ahead 15

Student: Tại sao chúng ta cảm thấy hãnh diện khi thành công, thành đạt?

J. Krishnamurti: Hãnh diện đi theo với thành đạt? Thành đạt là gì? Em đã có từng bao giờ suy xét là phải thành đạt ra sao để được xem như là một nhà văn, thi sĩ, họa sĩ, thương gia hoặc chính trị gia? Em cảm giác đã đạt được, làm chủ được chính mình mức độ nào đó ở nội tâm mà những kẻ khác chưa thể, hoặc là em đã vươn đến chỗ thành công nơi mà kẻ khác thất bại. Cảm giác rằng em giỏi hơn kẻ khác, em trở nên một người thành đạt, em được nể trọng, ngưỡng mộ và được xem như là hình mẫu trong mắt những kẻ khác – toàn bộ sự tình này biểu lộ điều gì? Thường là khi em có cái cảm giác này, thì có niềm kiêu hãnh: Tôi đã đạt, đã hoàn thành; tôi quan trọng. Cảm giác về cái ‘Tôi’ của niềm hãnh diện là rất tự nhiên. Vì vậy, kiêu hãnh nẩy nở cùng với sự thành đạt; ta tự hào cảm thấy mình rất là quan trọng khi so sánh với kẻ khác. Sự so sánh này của em với người khác cũng tồn tại trong việc theo đuổi cái biểu tượng, lý tưởng, và điều đó đem lại cho em niềm hy vọng, cho em sức mạnh, mục đích, thúc dục… chỉ làm mạnh thêm cái “Tôi”, cái cảm giác hài lòng mãn nguyện là em quan trọng hơn nhiều so với bất cứ ai khác; và cái cảm giác đó, cảm thấy khoan khoái, là bắt đầu của niềm kiêu hãnh, tự phụ.

Hãnh diện đưa đến sự kiêu căng tự phụ, trương phồng bản ngã. Em có thể quan sát điều này nơi người lớn và trong chính bản thân em. Khi vượt qua một bài thi, em thấy mình có vẻ khôn ngoan hơn người khác, cái cảm giác khoan khoái thỏa ý trổi lên. Cũng giống như thế khi em tranh luận giỏi hơn một ai khác, hoặc khi em nhận thấy mình có sức mạnh hay vẻ đẹp trội hơn kẻ khác về thể chất – ngay tức khắc cái cảm giác em là người quan trọng lộ ra. Cái cảm giác quan trọng quá về cái “chính là tôi” này tất nhiên tạo ra sự xung đột, phấn đấu, niềm đau bởi vì em phải duy trì vai trò quan trọng của em mọi nơi, mọi lúc.


*****

Student: Làm thế nào chúng em có thể tự do khỏi sự kiêu căng, hãnh diện?

J. Krishnamurti: Nếu em đã thực sự lắng nghe câu trả lời cho câu hỏi vừa rồi, em đã có thể hiểu được làm cách nào để thoát khỏi sự kiêu hãnh, và sẽ tự do khỏi nó. Nhưng em đã lo nghĩ làm thế nào để đặt câu hỏi kế tiếp, phải không? Vì lẽ đó, em đã không lắng nghe câu trả lời. Nếu em thực tâm lắng nghe điều đã nói, em sẽ tìm thấy ra sự thật của nó cho chính bản thân mình.

Giả như tôi tự hào vì đã đạt được gì đó. Tôi đã trở thành vị Hiệu trưởng; tôi đã từng đi đến Châu âu; tôi đã làm được nhiều điều tuyệt vời, hình ảnh của tôi đã xuất hiện trên các tờ báo, và vân vân… Cảm thấy hãnh diện, tôi tự nói với chính mình, “Làm thế nào tôi được tự do khỏi niềm kiêu hãnh, tự phụ?”

Giờ đây tôi muốn tự do khỏi sự kiêu hãnh, tại sao? Đó là một câu hỏi quan trọng, chứ không phải là làm thế nào để được tự do. Đó là động cơ gì, lý do gì, thúc dục gì? Phải chăng tôi muốn tự do khỏi sự kiêu hãnh tự phụ bởi vì tôi tìm thấy ra là nó gây nguy hại cho tôi, nỗi đau, không tốt về tinh thần? Nếu đó là động cơ, thì khi tôi cố gắng để tự do khỏi niềm kiêu hãnh lại là một hình thức khác của kiêu hãnh, không phải thế sao? Tôi vẫn bận tâm tới việc thành đạt. Thấy ra rằng kiêu căng rất là tổn thương và xấu về mặt tinh thần, tôi tự nhủ rằng tôi phải được tự do khỏi nó. “Tôi phải được tự do” hàm chứa cái động cơ y như “Tôi phải thành đạt”. Cái “Tôi” vẫn còn quan trọng, nó chính là trung tâm sự tranh đấu để được tự do của tôi.

Vậy, vấn đề không phải là làm thế để được tự do khỏi niềm kiêu hãnh, nhưng là thấu hiểu cái “Tôi”; và cái “Tôi” thì rất là tinh vi, khó thấy. Năm nay nó muốn cái này, năm tới nó muốn cái khác; và khi có biến đổi trở thành bất mãn khó chịu, thì nó lại muốn cái gì đó khác nữa. Vì thế, chừng nào mà trung tâm của cái “Tôi” tồn tại, dù đó là sự tự hào hay được cho là khiêm tốn của ta đi nữa thì cũng chỉ có ý nghĩa rất nhỏ nhoi. Đó chỉ là những chiếc áo khoác khác nhau. Khi một chiếc áo khoác đặc trưng nào đó có vẻ hợp nhãn với tôi thì tôi mặc nó lên; năm kế đến, tùy theo sở thích nhất thời và khao khát của tôi, tôi lại khoác lên mình chiếc áo khác.

Cái mà em cần phải thấu hiểu là cái “Tôi” hình thành như thế nào. Cái “Tôi” hiện hữu xuyên qua cảm giác thành đạt trong những hình thức đa dạng khác nhau. Điều này không có nghĩa là em không phải làm gì; nhưng cái cảm giác mà em đang hành động, mà em đang vươn đạt tới được, mà em buộc phải không được kiêu hãnh, cảm giác này cần phải được thấu hiểu. Em phải hiểu được sự cấu trúc của cái “Tôi”. Em phải ý thức sự suy nghĩ của chính mình; em phải quan sát cách thức em đối xử với người phục vụ của em, cha mẹ và thầy cô của em ra sao; em phải ý thức xem cung cách em ứng xử với những người cao trọng hơn em và những thấp kép hơn em như thế nào, những người em kính trọng và những người em khinh rẻ. Tất cả sự tình này sẽ bộc lộ ra chiều hướng, lề thói, ứng xử của cái “Tôi”. Xuyên qua việc thấu hiểu khuynh hướng, lề thói phản ứng của cái “Tôi”, thì sẽ có sự tự do khỏi cái “Tôi”. Đó mới thực sự là vấn đề, chứ không phải chỉ là làm cách nào để tự do khỏi kiêu hãnh mà thôi.


***
*
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore