Krishnamurti Vấn Đáp: Bàn về Giáo dục ○ 20
#76
(2020-05-18, 10:03 PM)Sophie Wrote: Làm Sophie nhớ lại câu "You cannot be lonely if you like the person you are alone with."

Sophie có đọc qua một cuốn sách của ông Krishnamurti và vẫn còn nhớ những lời này của ông:

Những gì chúng ta nghĩ về tình yêu không phải là tình yêu mà nó là một sự làm hài lòng lẫn nhau (mutual gratification), là một sự khai thác/lợi dụng lẫn nhau (mutual exploitation). 

Tình yêu không phải là một phản ứng. Nếu tôi yêu anh bởi vì anh yêu tôi...đó chỉ là một giao dịch và là một thứ được mua trên thị trường. Khi yêu mình không mong đợi hay đòi hỏi bất cứ điều gì được đáp lại, thậm chí không cảm thấy rằng mình đang cho đi thứ gì đó.

Có câu danh ngôn nói rằng "If you feel lonely when you are alone, you're in bad company". (Jean Paul Sartre)

Nếu yêu mà khg hề mong đợi, hy vọng được người khác đáp lại, vậy thì chỉ có tình thương của cha mẹ dành cho con cái mà thôi.  

Tình yêu nam nữ khg nhiều thì ít cũng ẩn chứa một lượng sự ích kỷ, vị kỷ trong đó, cho dù là những mối tình chân thật, true love. Còn những cái gọi là tình yêu, love, mà trong đó, hai bên đều chỉ muốn dựa vào, lợi dụng, khai thác người kia để xoa dịu, khỏa lấp nỗi cô đơn, buồn chán, một cuộc sống vô vị, tẻ nhạt đơn điệu lặp đi lặp lại thì cái đó khg đáng để dùng hai chữ tình yêu.
#77
Tình Bạn

Hỏi: Thế nào là một tình bạn thật sự nếu không có lòng tin và tôn trọng ?

Krishnamurti: Làm thế nào để có được tình bạn mà thiếu lòng tin tưởng và tôn trọng ? Tôi thật sự không biết. Nhưng thưa ông, trước hết tại sao ông muốn có một người bạn ? Phải chăng bởi vì ông muốn dựa vào, trông cậy vào anh ta, muốn có bạn đồng hành ? Phải chăng bởi vì cô đơn, thiếu thốn trong lòng cho nên ông dựa vô một người khác để lấp đầy lỗ trống đó, ông lợi dụng người khác để che đậy sự thiếu thốn, sự trống rỗng trong nội tâm, rồi ông gọi người đó là bạn ? Có phải anh ta là người bạn của ông theo nghĩa trên: lợi dụng anh ta nhằm đem lại sự thoải mái, vui vẻ cho ông ? Thưa ông, ông cứ làm như vậy, đừng tán thành với những gì tôi nói.

Đa số chúng ta đều rất cô đơn, tuổi tác càng chồng chất thì chúng ta càng cô đơn và nhận ra sự trống trải trong lòng.

Khi ông ở tuổi thanh xuân, thì ông không thấy những điều ấy, nhưng khi ông trưởng thành - nếu ông đạt tới tuổi trưởng thành - thì ông nhận ra cảm giác cô đơn, trống trải, không có lấy một người bạn nào cả bởi vì ông đã sống một cuộc sống hời hợt, giả tạo, luôn dựa dựa dẫm, lợi dụng người khác. Ông đã dồn hết tâm tư, tình cảm vô người khác, đến khi họ yên giấc ngàn thu hoặc rời xa ông thì ông cảm thấy vô cùng cô đơn, trống trải, rồi từ cảm giác trống trải đó, ông than thân trách phận, và nghĩ đến việc tìm một người khác để lấp đầy lỗ trống đó.

Việc này xảy ra trong suốt cuộc đời chúng ta.

Bây giờ, ông đã hiểu điều tôi vừa trình bày và rút ra được bài học nào không ? Bài học ở đây bao gồm hiểu rõ nỗi cô đơn và không bao giờ tránh né nó nữa. Hãy quan sát nó, cùng sống với nó, nhận ra những liên lụy của nó, để rồi từ đó ông sẽ không còn dựa vào ai về mặt tinh thần. Khi ấy, ông sẽ hiểu tình yêu là gì.

Dược Tuệ dịch
#78
(2020-05-19, 03:57 PM)duoctue Wrote: Có câu danh ngôn nói rằng "If you feel lonely when you are alone, you're in bad company". (Jean Paul Sartre)

Nếu yêu mà khg hề mong đợi, hy vọng được người khác đáp lại, vậy thì chỉ có tình thương của cha mẹ dành cho con cái mà thôi.  

Tình yêu nam nữ khg nhiều thì ít cũng ẩn chứa một lượng sự ích kỷ, vị kỷ trong đó, cho dù là những mối tình chân thật, true love. Còn những cái gọi là tình yêu, love, mà trong đó, hai bên đều chỉ muốn dựa vào, lợi dụng, khai thác người kia để xoa dịu, khỏa lấp nỗi cô đơn, buồn chán, một cuộc sống vô vị, tẻ nhạt đơn điệu lặp đi lặp lại thì cái đó khg đáng để dùng hai chữ tình yêu.

Cho Sophie xin phép được viết tiếng anh vì Sophie không rành tiếng việt cho lắm nên có thể không viết đúng theo những suy nghĩ và quan sát của ông Krishnamurti về tình yêu. Sophie hiểu ý ông ta nói như thế này:

Our idea of love is influenced by ideology, culture and society we live in. For most people love means reassurance, security and a guaranteed supply of continuous emotional satisfaction. Quite a lot of people mistake jealousy, pleasure, desire to possess and to control another person's behavior/thinking for love. However, to him dependence, self-pity, jealousy, fear, possessiveness and domination are not love. He goes on to say that what we have thought of love is not love at all. It's a mutual gratification, a mutual exploitation. The way he describes his observation of typical human love is harsh, somewhat amusing and quite unromantic, but it's definitely not farfetched at all. 

Theo Sophie nghĩ ông Krishnamurti không phải nói về những tình yêu giả dối có tính chất lợi dụng và lường gạt lẫn nhau mà ông đang mô tả sự quan sát của ông về tình yêu thông thường giữa vợ chồng và tình yêu trai gái. Những quan sát của ông ta về tình yêu có thể làm mình đọc xong rồi ngẫm nghĩ vì trước đây quan điểm và lối suy nghĩ cố định của mình không cho phép mình có một tầm nhìn khác hơn để nhận thức ra được ý nghĩa của tình yêu một cách khác hơn là những gì mình luôn nghĩ và hình dung.

Như anh duoctue đã nêu lên là mỗi một con người của chúng ta ai ai cũng có một chút ích kỷ và kỳ vọng cho riêng mình nên luôn có nhu cầu cần phải được đáp ứng. Có lẽ cũng tùy thuộc vào mức độ ích kỷ của hai người trong cuộc mà đánh giá phẩm chất của "tình yêu". Tuy nhiên định nghĩa của tình yêu cho chính mình chắc luôn phụ thuộc vào tầm nhìn và quan điểm của mình. What people believe is the truth for them.
"Give every day the chance to become the most beautiful day of your life."
#79
(2020-05-19, 08:28 PM)Sophie Wrote: Cho Sophie xin phép được viết tiếng anh vì Sophie không rành tiếng việt cho lắm nên có thể không viết đúng theo những suy nghĩ và quan sát của ông Krishnamurti về tình yêu. Sophie hiểu ý ông ta nói như thế này:

Our idea of love is influenced by ideology, culture and society we live in. For most people love means reassurance, security and a guaranteed supply of continuous emotional satisfaction. Quite a lot of people mistake jealousy, pleasure, desire to possess and to control another person's behavior/thinking for love. However, to him dependence, self-pity, jealousy, fear, possessiveness and domination are not love. He goes on to say that what we have thought of love is not love at all. It's a mutual gratification, a mutual exploitation. The way he describes his observation of typical human love is harsh, somewhat amusing and quite unromantic, but it's definitely not farfetched at all. 

Theo Sophie nghĩ ông Krishnamurti không phải nói về những tình yêu giả dối có tính chất lợi dụng và lường gạt lẫn nhau mà ông đang mô tả sự quan sát của ông về tình yêu thông thường giữa vợ chồng và tình yêu trai gái. Những quan sát của ông ta về tình yêu có thể làm mình đọc xong rồi ngẫm nghĩ vì trước đây quan điểm và lối suy nghĩ cố định của mình không cho phép mình có một tầm nhìn khác hơn để nhận thức ra được ý nghĩa của tình yêu một cách khác hơn là những gì mình luôn nghĩ và hình dung.

Như anh duoctue đã nêu lên là mỗi một con người của chúng ta ai ai cũng có một chút ích kỷ và kỳ vọng cho riêng mình nên luôn có nhu cầu cần phải được đáp ứng. Có lẽ cũng tùy thuộc vào mức độ ích kỷ của hai người trong cuộc mà đánh giá phẩm chất của "tình yêu". Tuy nhiên định nghĩa của tình yêu cho chính mình chắc luôn phụ thuộc vào tầm nhìn và quan điểm của mình. What people believe is the truth for them.

Quan điểm về tình yêu của Krishnamurti theo như sự trình bày của Sophie, theo tôi thấy thì phiến diện, harsh and farfetched. Tình yêu bao gồm vị kỷ: fear, jealousy, dependence, control, possessiveness... Những thứ nầy tự bản thân chúng khg phải là tình yêu, nhưng chúng là một phần của tình yêu. Tình yêu nam nữ bình thường khg thể thiếu mấy thứ đó. Nếu khg thì đó là thứ tình thương, lòng nhân của bậc thánh hay tình thương của cha mẹ dành chỗ còn cái. Tình yêu cũng còn có lòng vị tha là sự quan tâm lo lắng, hy sinh, nhường nhịn ... cho nên khg thể khẳng định tình yêu chỉ là sự lợi dụng lẫn nhau, mutual exploitation.
#80
(2020-05-20, 03:22 PM)duoctue Wrote: Quan điểm về tình yêu của Krishnamurti theo như sự trình bày của Sophie, theo tôi thấy thì phiến diện, harsh and farfetched. Tình yêu bao gồm vị kỷ: fear, jealousy, dependence, control, possessiveness... Những thứ nầy tự bản thân chúng khg phải là tình yêu, nhưng chúng là một phần của tình yêu. Tình yêu nam nữ bình thường khg thể thiếu mấy thứ đó. Nếu khg thì đó là thứ tình thương, lòng nhân của bậc thánh hay tình thương của cha mẹ dành chỗ còn cái. Tình yêu cũng còn có lòng vị tha là sự quan tâm lo lắng, hy sinh, nhường nhịn ... cho nên khg thể khẳng định tình yêu chỉ là sự lợi dụng lẫn nhau, mutual exploitation.

Xin anh duoctue đọc kỹ lại. Ông Krishnamurti không hề khẳng định tình yêu chỉ là sự lợi dụng lẫn nhau. Ông cũng không phủ nhận tình yêu có lòng vị tha là sự quan tâm lo lắng, hy sinh, nhường nhịn.

Anh duoctue kết luận câu đầu theo quan điểm của mình là tình yêu bao gồm tính vị kỷ: fear, jealousy, dependency, control, possessiveness etc. và chấp nhận những thứ đó là một phần của tình yêu mà không thể thiếu. Ngược lại ông Krishnamurti không hề thấy những thứ đó là đặc tính của tình yêu nên kết luận như trên là không đúng.

Để Sophie đem sự ghen tuông ra làm ví dụ và những gì Sophie viết sau đây chỉ là suy nghĩ của riêng mình. 
Cô A thấy người yêu anh B của mình đẹp trai giỏi giắn thường được mấy cô khác hâm mộ. Họ cứ chọc ghẹo anh ta và thường có cử chỉ lẳng lơ trước mặt anh ấy nhưng anh ta không hề làm gì sai trái với cô A vì hành vi của những người phụ nữ kia nằm ngoài tầm kiểm soát của anh ấy. Tuy nhiên cô A không đè nén được cảm súc của mình nên cứ mỗi lần thấy cô nào õng ẹo với anh B thì nổi ghen lên rồi gây sự với người yêu mình. Có phải sự ghen tuông đó đã đem phiền phức đến cho cả hai không? Sự ghen tuông đó có phải là vì cô A yêu anh B mà ra không? Hay ghen tuông xuất phát từ sự thiếu tin tưởng vào bạn đời và vào chính bản thân mình? Hay sự ghen tuông kia chứa đựng cảm giác không thỏa đáng, kém cỏi làm cô A so sánh bản thân mình với những cô gái khác, sợ minh không đủ tốt, sợ mất anh B? Hoặc là cô A tự tưởng tượng đủ điều rồi nghi ngờ đến sự chung thủy của người yêu mình và buộc tội anh B ngoại tình làm cô ta cảm thấy vô cùng lo lắng, sợ hãi và bị sỉ nhục? Vậy nguyên nhân thật sự của sự ghen tuông là vì yêu hay vì nó là một cảm xúc tiêu cực xuất phát từ tính chất possessiveness, control, fear và thiếu tự tin?

Thay vì cô A nhất quyết khẳng định sự ghen tuông đó là dấu hiệu của tình yêu và khăng khăng bảo rằng vì mình yêu mới ghen rồi gây lên bao sóng gió, đem bao phiền não đến cho người mình yêu... có lẽ cô A nên xét lại cảm súc của chính cô ấy vì đâu mà ra và tìm cách giải quyết một cách sáng suốt và khôn ngoan hơn để tránh làm tổn thương người mình yêu và hủy hoại hạnh phúc của chính mình. Hành vi đó mới đúng theo nghĩa yêu. Còn nếu cô A cứ chỉ tập trung vào cảm xúc, nhu cầu và sự ích kỷ của riêng mình rồi làm người yêu mình đau khổ vậy đó có phải là tình yêu không?

Những gì ông Krishnamurti nêu lên có thể rất khó tiếp nhận nếu tâm trí, niềm tin lẫn quan điểm của mình đã được cố định không thể lung lay. Nhưng điều đó không có nghĩa là những gì ông nói đều sai hay phiến diện.

Sophie xin kết thúc tại đây vì mọi người có một nhận xét và quan điểm khác nhau nên không thể tránh những bất đồng vì thật sự ai cũng nghĩ mình đúng cả nên cuộc thảo luận sẽ không đi đến đâu.

Thank you for the discussion and have a good night, anh duoctue.
"Give every day the chance to become the most beautiful day of your life."
#81
(2020-05-20, 11:24 PM)Sophie Wrote: Xin anh duoctue đọc kỹ lại. Ông Krishnamurti không hề khẳng định tình yêu chỉ là sự lợi dụng lẫn nhau. Ông cũng không phủ nhận tình yêu có lòng vị tha là sự quan tâm lo lắng, hy sinh, nhường nhịn.

Anh duoctue kết luận câu đầu theo quan điểm của mình là tình yêu bao gồm tính vị kỷ: fear, jealousy, dependency, control, possessiveness etc. và chấp nhận những thứ đó là một phần của tình yêu mà không thể thiếu. Ngược lại ông Krishnamurti không hề thấy những thứ đó là đặc tính của tình yêu nên kết luận như trên là không đúng.

Để Sophie đem sự ghen tuông ra làm ví dụ và những gì Sophie viết sau đây chỉ là suy nghĩ của riêng mình. 
Cô A thấy người yêu anh B của mình đẹp trai giỏi giắn thường được mấy cô khác hâm mộ. Họ cứ chọc ghẹo anh ta và thường có cử chỉ lẳng lơ trước mặt anh ấy nhưng anh ta không hề làm gì sai trái với cô A vì hành vi của những người phụ nữ kia nằm ngoài tầm kiểm soát của anh ấy. Tuy nhiên cô A không đè nén được cảm súc của mình nên cứ mỗi lần thấy cô nào õng ẹo với anh B thì nổi ghen lên rồi gây sự với người yêu mình. Có phải sự ghen tuông đó đã đem phiền phức đến cho cả hai không? Sự ghen tuông đó có phải là vì cô A yêu anh B mà ra không? Hay ghen tuông xuất phát từ sự thiếu tin tưởng vào bạn đời và vào chính bản thân mình? Hay sự ghen tuông kia chứa đựng cảm giác không thỏa đáng, kém cỏi làm cô A so sánh bản thân mình với những cô gái khác, sợ minh không đủ tốt, sợ mất anh B? Hoặc là cô A tự tưởng tượng đủ điều rồi nghi ngờ đến sự chung thủy của người yêu mình và buộc tội anh B ngoại tình làm cô ta cảm thấy vô cùng lo lắng, sợ hãi và bị sỉ nhục? Vậy nguyên nhân thật sự của sự ghen tuông là vì yêu hay vì nó là một cảm xúc tiêu cực xuất phát từ tính chất possessiveness, control, fear và thiếu tự tin?

Thay vì cô A nhất quyết khẳng định sự ghen tuông đó là dấu hiệu của tình yêu và khăng khăng bảo rằng vì mình yêu mới ghen rồi gây lên bao sóng gió, đem bao phiền não đến cho người mình yêu... có lẽ cô A nên xét lại cảm súc của chính cô ấy vì đâu mà ra và tìm cách giải quyết một cách sáng suốt và khôn ngoan hơn để tránh làm tổn thương người mình yêu và hủy hoại hạnh phúc của chính mình. Hành vi đó mới đúng theo nghĩa yêu. Còn nếu cô A cứ chỉ tập trung vào cảm xúc, nhu cầu và sự ích kỷ của riêng mình rồi làm người yêu mình đau khổ vậy đó có phải là tình yêu không?

Những gì ông Krishnamurti nêu lên có thể rất khó tiếp nhận nếu tâm trí, niềm tin lẫn quan điểm của mình đã được cố định không thể lung lay. Nhưng điều đó không có nghĩa là những gì ông nói đều sai hay phiến diện.

Sophie xin kết thúc tại đây vì mọi người có một nhận xét và quan điểm khác nhau nên không thể tránh những bất đồng vì thật sự ai cũng nghĩ mình đúng cả nên cuộc thảo luận sẽ không đi đến đâu.

Thank you for the discussion and have a good night, anh duoctue.

Tôi công nhận mình đã hiểu lầm quan điểm của Krishnamurti.  

Tuy nhiên, ông ta cho rằng tình yêu giống như cuộc mua bán thì tôi khg đồng ý.  Nếu ông so sánh việc khách làng chơi vô xóm đèn đỏ mua vui (hoặc dịch vụ mướn bạn trai, bạn gái, vợ chồng) thì tôi thấy nó đúng. Vì nó có sự trao đổi qua lại: tôi muốn cái X (thú vui, sex) thì tôi phải đưa ra cái Y (tiền), và ngược lại, vice versa. Ở đây khg có chuyện tình cảm, trong khi tình yêu là có tình cảm. Thí dụ, tôi gặp cô A, nói chuyện một thời gian thì tôi bắt đầu có cảm tình, dần dần cảm tình đó lớn lên thành tình yêu. Dĩ nhiên, đã yêu ai thì phải kỳ vọng được người ta yêu lại nhận lại tình yêu từ đối phương. Một trường hợp khác,  anh A để ý thấy cô B đẹp quá, anh ta khg có tình cảm gì cả, nhưng tìm cách chinh phục con tim cô ta để thỏa mãn như cầu xác thịt. Thế là anh ta đầu tư tiền bạc, thì giờ ... nhằm đạt mục tiêu. Trường hợp nầy, nếu so sánh với cuộc mua bán thì hợp lý.

Còn vấn đề ghen tuông. Như Sophie cũng có nói trong phần cuối của cái post trước của mình rằng "phẩm chất" của tình yêu tuỳ thuộc mức độ vị kỷ của mọi người, cho nên, ghen nhiều hay ít tuỳ thuộc vào mức độ vị kỷ. Nếu một người như cái cô trong thí dụ trên của Sophie ghen thuộc loại ghen bóng ghen gió, ghen như Hoạn Thư thì rõ ràng, cô ta hơi bị dư lượng vị kỷ trong quả tim, ngược lại một người ít ghen, ghen hợp tình hợp lý thì mức vị kỷ thấp, hay nói cách khác mức vị tha cao. Tuy nhiên, tôi vẫn giữ lập trường của mình rằng: mức độ vị kỷ nhiều ít khác nhau tùy người, nó vẫn là một trong nhiều thành phần của tình yêu. Giống như trong nồi nước lèo phở, muối, tự bản thân nó khg phải là nước phở, nhưng dù ít hay nhiều, bắt buộc phải có, chỉ khác nhau về liều lượng tùy theo người nấu.

Cảm ơn Sophie đã chia sẻ ý kiến của mình về đề tài này. Thật ra nếu nói có lý (dĩ nhiên đối với cái nhìn của tôi) thì tôi vẫn có thể thay đổi. Có những chuyện nghiêm trọng hơn nhiều mà tôi thay đổi được, huống chi đây là chuyện tình yêu.
#82
(2020-05-18, 10:03 PM)Sophie Wrote: Làm Sophie nhớ lại câu "You cannot be lonely if you like the person you are alone with."

Sophie có đọc qua một cuốn sách của ông Krishnamurti và vẫn còn nhớ những lời này của ông:

Những gì chúng ta nghĩ về tình yêu không phải là tình yêu mà nó là một sự làm hài lòng lẫn nhau (mutual gratification), là một sự khai thác/lợi dụng lẫn nhau (mutual exploitation). 

Tình yêu không phải là một phản ứng. Nếu tôi yêu anh bởi vì anh yêu tôi...đó chỉ là một giao dịch và là một thứ được mua trên thị trường. Khi yêu mình không mong đợi hay đòi hỏi bất cứ điều gì được đáp lại, thậm chí không cảm thấy rằng mình đang cho đi thứ gì đó.


Quote:... tùy thuộc vào mức độ ích kỷ của hai người trong cuộc mà đánh giá phẩm chất của "tình yêu"


Chào bạn Sophie,


Đọc mấy dòng của Sophie diễn đạt ngắn gọn đầy đủ về tình yêu nam nữ, vợ chồng theo cái nhìn của ông K thì tôi thật ngạc nhiên. Cám ơn Sophie rất nhiều về cái post trên đã bổ túc cho cái post Love and Friendship của Duoctue và để làm rõ thêm về quan niệm tình yêu của ông K. Và nói chung, tôi cũng có sự tương đồng với Sophie qua những posts mà Sophie nói chuyện với Duoctue về tư tưởng của Sophie và của K về quan niệm tình yêu. Giả sử tôi có trao đổi với Duoctue thì cũng không suy nghĩ được tinh tế và viết rõ ràng mạch lạc như Sophie.

Sẵn tiện, xin chia sẻ thêm những suy nghĩ của tôi về vài điểm được tô đậm mà tôi nghĩ là chúng ta có thể thực hiện được cái tình yêu nam nữ hay vợ chồng như ông K gợi ý, chứ không hẳn là không thể được, hay chỉ có thánh nhân.

Đâu phải chỉ có ông K mới nói thế, mà tài liệu về giáo dục tâm lý tình yêu nam nữ cũng nói đến một tình yêu nam nữ chân thật và diễn đạt một cách đơn giản mà tôi nhớ nằm lòng: "Yêu, tức là hy sinh. Hy sinh là quên mình (cái tôi, ego, self). Lấy hạnh phúc của mình làm cho người mà mìnhh yêu được hạnh phúc. Lấy đau khổ của người làm đau khổ của mình." Chỉ có một tình yêu như thế mới khả dĩ đem đến sự hoà hợp, ấm êm, và vui vẻ cho cả hai. Có khó để thực hiện quá không? Tôi nghĩ là không hẳn.

Trước hết, phải nhận chân rằng, chúng ta đàn ông và đàn bà đều có lòng vị kỷ. Và chính cái lòng ích kỷ này đã sanh ra những ghanh tỵ, nhỏ nhen, chiếm hữu, sân hận, và từ đó chúng gieo rắc tang thương, đau khổ cho lứa đôi. Khi mình nhận thức thực sự được như vậy, thì mình đâu có dại dột mà tạo ra khổ não cho nhau. Và do đó mình sẽ thấy ra được điều này, là để không có đố kỵ, ghen ghét trong tình yêu thì cả hai cần có sự tín nhiệm lẫn nhau. Để có được tin tưởng lẫn nhau thì cần có sự hiểu biết lẫn nhau. Có thể gọi là Biết... yêu. Một cuộc tình như vậy thì có thể xem ra vững bền.

Vả lại, trong đời sống đâu có gì là trường cửu. Dòng đời luôn luôn thay đổi. Dù cho cả hai người nam nữ đều đã hiểu biết nhau rõ ràng lắm, tin rằng sẽ thỉ chung như nhất bên nhau đến bạc đầu. Nhưng, khó học được chữ ngờ . Có khi sau 10, 20 năm,... một trong hai người thay lòng đổi dạ và rời bỏ đi thì người còn lại hẳn sẽ đau khổ vô vàn khó quên đi người kia, sẽ bị uất hận và có thể có những suy nghĩ hay hành động hại mình, hại người. Có thể mình tìm cách giữ lại người bạc tình kia bằng tiền bạc hay danh vọng, nhưng cũng đâu thể giữ được trái tim của họ. Có sống chung nhau cũng nấn ná, gượng gạo mà sống, đồng sàng mà dị mộng thì cũng khổ thầm không kém. Nên mình phải tự học cách buông bỏ những gì không thuộc về mình, vì chúng ta ai cũng có vị kỷ không ít thì nhiều.

Theo tôi, thì tự tập phát khởi lòng Từ và Bi -- là hai phẩm chất tiềm ẩn sẵn trong mỗi con người -- là cách để chịu đựng và đủ khả năng buông bỏ khi tình cảm bất như ý xảy đến. Chính lòng từ bi này là sự hy sinh đã vừa nói qua, và cũng là phẩm chất mà K gợi ý. Lòng từ bi càng lớn mạnh thì "Khi yêu mình không mong đợi hay đòi hỏi bất cứ điều gì được đáp lại, thậm chí không cảm thấy rằng mình đang cho đi " càng nhiều, khả năng  buông bỏ sự chiếm hữu tức là sự dínhh mắc vào đối tượng mà mình yêu càng dễ dàng. Mình cũng sẽ buồn khi người kia bạc bẽo với mình chứ, nhưng rồi nỗi buồn sẽ qua nhanh, vết thương sẽ chóng lành. Ta có thể nhận thấy khả năng buông bỏ sự dính mắc vào đối tượng mà mình yêu này trong đời thường hằng ngày. Có người tự tử khi bị thất tình, thiểu khả năng chấp nhận sự thật để buông bỏ. Người thì phải trải qua 5-10 năm mới có thể buông bỏ đi được sự đau buồn. Và có người chỉ mất vài tháng hay một năm. Có người thì ít hơn nữa. Cái khả năng chấp nhận và buông bỏ này là sự mạnh mẽ trong nội tâm của mỗi người. "Thắng người là có sức (sức lực cơ bắp), thắng mình là... mạnh. (*)".

Vậy, hạnh phúc hay đau khổ nằm ở trong tay mình.



(*) Lão Tử.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
#83
(2020-05-21, 06:18 PM)duoctue Wrote: Tôi công nhận mình đã hiểu lầm quan điểm của Krishnamurti.  

Tuy nhiên, ông ta cho rằng tình yêu giống như cuộc mua bán thì tôi khg đồng ý.  Nếu ông so sánh việc khách làng chơi vô xóm đèn đỏ mua vui (hoặc dịch vụ mướn bạn trai, bạn gái, vợ chồng) thì tôi thấy nó đúng. Vì nó có sự trao đổi qua lại: tôi muốn cái X (thú vui, sex) thì tôi phải đưa ra cái Y (tiền), và ngược lại, vice versa. Ở đây khg có chuyện tình cảm, trong khi tình yêu là có tình cảm. Thí dụ, tôi gặp cô A, nói chuyện một thời gian thì tôi bắt đầu có cảm tình, dần dần cảm tình đó lớn lên thành tình yêu. Dĩ nhiên, đã yêu ai thì phải kỳ vọng được người ta yêu lại nhận lại tình yêu từ đối phương. Một trường hợp khác,  anh A để ý thấy cô B đẹp quá, anh ta khg có tình cảm gì cả, nhưng tìm cách chinh phục con tim cô ta để thỏa mãn như cầu xác thịt. Thế là anh ta đầu tư tiền bạc, thì giờ ... nhằm đạt mục tiêu. Trường hợp nầy, nếu so sánh với cuộc mua bán thì hợp lý.

Còn vấn đề ghen tuông. Như Sophie cũng có nói trong phần cuối của cái post trước của mình rằng "phẩm chất" của tình yêu tuỳ thuộc mức độ vị kỷ của mọi người, cho nên, ghen nhiều hay ít tuỳ thuộc vào mức độ vị kỷ. Nếu một người như cái cô trong thí dụ trên của Sophie ghen thuộc loại ghen bóng ghen gió, ghen như Hoạn Thư thì rõ ràng, cô ta hơi bị dư lượng vị kỷ trong quả tim, ngược lại một người ít ghen, ghen hợp tình hợp lý thì mức vị kỷ thấp, hay nói cách khác mức vị tha cao. Tuy nhiên, tôi vẫn giữ lập trường của mình rằng: mức độ vị kỷ nhiều ít khác nhau tùy người, nó vẫn là một trong nhiều thành phần của tình yêu. Giống như trong nồi nước lèo phở, muối, tự bản thân nó khg phải là nước phở, nhưng dù ít hay nhiều, bắt buộc phải có, chỉ khác nhau về liều lượng tùy theo người nấu.

Cảm ơn Sophie đã chia sẻ ý kiến của mình về đề tài này. Thật ra nếu nói có lý (dĩ nhiên đối với cái nhìn của tôi) thì tôi vẫn có thể thay đổi. Có những chuyện nghiêm trọng hơn nhiều mà tôi thay đổi được, huống chi đây là chuyện tình yêu.

Cho Sophie nói thêm vài lời...

Anh duoctue khẳng định rằng tình yêu bao gồm tính vị kỷ và theo anh những thứ đó là một phần của tình yêu mà không thể thiếu được.

Nếu anh duoctue nói những tính vị kỷ đó là một phần của cái "romantic relationship" giữa một người đàn ông và đàn bà thì có thể dễ chấp nhận hơn. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tính vị kỷ của hai người trong cuộc mà mối quan hệ trai gái (relationship) đó được tồn tại hay bị tan vỡ. Nhưng theo Sophie nghĩ tính vị kỷ đó nó không liên quan gì đến ý nghĩa của tình yêu (meaning of love) và cũng không phải là nét đặc tính của tình yêu (characteristics of love) mà nó là những phẩm chất xấu như sự ích kỷ, tính sở hữu, tính háo thắng, ghen tuông v.v. của mỗi một con người của chúng ta.

Ý ông Krishnamurti muốn nói là rất nhiều người lầm lẫn những thứ đó là tình yêu (như anh duoctue đang lầm lẫn vậy đó… Biggrin *nói xong rồi bỏ chạy*). Đó là quan điểm chính mà ông Krishnamurti muốn nêu lên ở đây. 

Sophie nghĩ nguyên nhân thật sự của sự ghen tuông ...dù có ghen bóng ghen gió hay ghen có hợp pháp…cũng vẫn không phải vì yêu mà là nó xuất phát từ bản chất của possessiveness, control, fear và insecurity.

Sao Sophie đâu có thấy ông Krishnamurti nói là tình yêu giống như cuộc mua bán đâu. Hình như ý ông nói là tình yêu không nên như một cuộc mua bán mà. Chắc anh duoctue cũng đang hiểu lầm quan điểm này của ông Krishnamurti rồi...hay vì tiếng việt của Sophie quá tệ nên nói lên điều gì cũng bị hiểu lầm hết.  Grinning-face-with-smiling-eyes4
"Give every day the chance to become the most beautiful day of your life."
#84
(2020-05-21, 06:22 PM)anatta Wrote: Chào bạn Sophie,


Đọc mấy dòng của Sophie diễn đạt ngắn gọn đầy đủ về tình yêu nam nữ, vợ chồng theo cái nhìn của ông K thì tôi thật ngạc nhiên. Cám ơn Sophie rất nhiều về cái post trên đã bổ túc cho cái post Love and Friendship của Duoctue và để làm rõ thêm về quan niệm tình yêu của ông K. Và nói chung, tôi cũng có sự tương đồng với Sophie qua những posts mà Sophie nói chuyện với Duoctue về tư tưởng của Sophie và của K về quan niệm tình yêu. Giả sử tôi có trao đổi với Duoctue thì cũng không suy nghĩ được tinh tế và viết rõ ràng mạch lạc như Sophie.

Sẵn tiện, xin chia sẻ thêm những suy nghĩ của tôi về vài điểm được tô đậm mà tôi nghĩ là chúng ta có thể thực hiện được cái tình yêu nam nữ hay vợ chồng như ông K gợi ý, chứ không hẳn là không thể được, hay chỉ có thánh nhân.

Đâu phải chỉ có ông K mới nói thế, mà tài liệu về giáo dục tâm lý tình yêu nam nữ cũng nói đến một tình yêu nam nữ chân thật và diễn đạt một cách đơn giản mà tôi nhớ nằm lòng: "Yêu, tức là hy sinh. Hy sinh là quên mình (cái tôi, ego, self). Lấy hạnh phúc của mình làm cho người mà mìnhh yêu được hạnh phúc. Lấy đau khổ của người làm đau khổ của mình." Chỉ có một tình yêu như thế mới khả dĩ đem đến sự hoà hợp, ấm êm, và vui vẻ cho cả hai. Có khó để thực hiện quá không? Tôi nghĩ là không hẳn.

Trước hết, phải nhận chân rằng, chúng ta đàn ông và đàn bà đều có lòng vị kỷ. Và chính cái lòng ích kỷ này đã sanh ra những ghanh tỵ, nhỏ nhen, chiếm hữu, sân hận, và từ đó chúng gieo rắc tang thương, đau khổ cho lứa đôi. Khi mình nhận thức thực sự được như vậy, thì mình đâu có dại dột mà tạo ra khổ não cho nhau. Và do đó mình sẽ thấy ra được điều này, là để không có đố kỵ, ghen ghét trong tình yêu thì cả hai cần có sự tín nhiệm lẫn nhau. Để có được tin tưởng lẫn nhau thì cần có sự hiểu biết lẫn nhau. Có thể gọi là Biết... yêu. Một cuộc tình như vậy thì có thể xem ra vững bền.

Vả lại, trong đời sống đâu có gì là trường cửu. Dòng đời luôn luôn thay đổi. Dù cho cả hai người nam nữ đều đã hiểu biết nhau rõ ràng lắm, tin rằng sẽ thỉ chung như nhất bên nhau đến bạc đầu. Nhưng, khó học được chữ ngờ . Có khi sau 10, 20 năm,... một trong hai người thay lòng đổi dạ và rời bỏ đi thì người còn lại hẳn sẽ đau khổ vô vàn khó quên đi người kia, sẽ bị uất hận và có thể có những suy nghĩ hay hành động hại mình, hại người. Có thể mình tìm cách giữ lại người bạc tình kia bằng tiền bạc hay danh vọng, nhưng cũng đâu thể giữ được trái tim của họ. Có sống chung nhau cũng nấn ná, gượng gạo mà sống, đồng sàng mà dị mộng thì cũng khổ thầm không kém. Nên mình phải tự học cách buông bỏ những gì không thuộc về mình, vì chúng ta ai cũng có vị kỷ không ít thì nhiều.

Theo tôi, thì tự tập phát khởi lòng Từ và Bi -- là hai phẩm chất tiềm ẩn sẵn trong mỗi con người -- là cách để chịu đựng và đủ khả năng buông bỏ khi tình cảm bất như ý xảy đến. Chính lòng từ bi này là sự hy sinh đã vừa nói qua, và cũng là phẩm chất mà K gợi ý. Lòng từ bi càng lớn mạnh thì "Khi yêu mình không mong đợi hay đòi hỏi bất cứ điều gì được đáp lại, thậm chí không cảm thấy rằng mình đang cho đi " càng nhiều, khả năng  buông bỏ sự chiếm hữu tức là sự dínhh mắc vào đối tượng mà mình yêu càng dễ dàng. Mình cũng sẽ buồn khi người kia bạc bẽo với mình chứ, nhưng rồi nỗi buồn sẽ qua nhanh, vết thương sẽ chóng lành. Ta có thể nhận thấy khả năng buông bỏ sự dính mắc vào đối tượng mà mình yêu này trong đời thường hằng ngày. Có người tự tử khi bị thất tình, thiểu khả năng chấp nhận sự thật để buông bỏ. Người thì phải trải qua 5-10 năm mới có thể buông bỏ đi được sự đau buồn. Và có người chỉ mất vài tháng hay một năm. Có người thì ít hơn nữa. Cái khả năng chấp nhận và buông bỏ này là sự mạnh mẽ trong nội tâm của mỗi người. "Thắng người là có sức (sức lực cơ bắp), thắng mình là... mạnh. (*)".

Vậy, hạnh phúc hay đau khổ nằm ở trong tay mình.



(*) Lão Tử.

Cảm ơn anh anatta. Sophie cố gắng viết được bao nhiêu đó bằng tiếng việt. Vừa viết vừa tra từ điển. Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c Grinning-face-with-smiling-eyes4 Anh anatta hiểu được là Sophie vui lắm rồi. 

Sophie cũng cảm ơn anh anatta đã chia sẻ suy nghĩ của mình qua những lời văn rất lưu loát, trung thực và thẳng thắn…. đã giúp cho Sophie được học hỏi rất nhiều.  Hello
"Give every day the chance to become the most beautiful day of your life."
#85
(2020-05-21, 09:54 PM)Sophie Wrote: Cho Sophie nói thêm vài lời...

Anh duoctue khẳng định rằng tình yêu bao gồm tính vị kỷ và theo anh những thứ đó là một phần của tình yêu mà không thể thiếu được.

Nếu anh duoctue nói những tính vị kỷ đó là một phần của cái "romantic relationship" giữa một người đàn ông và đàn bà thì có thể dễ chấp nhận hơn. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tính vị kỷ của hai người trong cuộc mà mối quan hệ trai gái (relationship) đó được tồn tại hay bị tan vỡ. Nhưng theo Sophie nghĩ tính vị kỷ đó nó không liên quan gì đến ý nghĩa của tình yêu (meaning of love) và cũng không phải là nét đặc tính của tình yêu (characteristics of love) mà nó là những phẩm chất xấu như sự ích kỷ, tính sở hữu, tính háo thắng, ghen tuông v.v. của mỗi một con người của chúng ta.

Ý ông Krishnamurti muốn nói là rất nhiều người lầm lẫn những thứ đó là tình yêu (như anh duoctue đang lầm lẫn vậy đó… Biggrin *nói xong rồi bỏ chạy*). Đó là quan điểm chính mà ông Krishnamurti muốn nêu lên ở đây. 

Sophie nghĩ nguyên nhân thật sự của sự ghen tuông ...dù có ghen bóng ghen gió hay ghen có hợp pháp…cũng vẫn không phải vì yêu mà là nó xuất phát từ bản chất của possessiveness, control, fear và insecurity.

Sao Sophie đâu có thấy ông Krishnamurti nói là tình yêu giống như cuộc mua bán đâu. Hình như ý ông nói là tình yêu không nên như một cuộc mua bán mà. Chắc anh duoctue cũng đang hiểu lầm quan điểm này của ông Krishnamurti rồi...hay vì tiếng việt của Sophie quá tệ nên nói lên điều gì cũng bị hiểu lầm hết.  Grinning-face-with-smiling-eyes4

"Cho Sophie nói thêm vài lời...". Nói thế này mà gọi là vài lời.  Biggrin
Tại vì nhớ đến cái câu này của Sophie viết:  "Tình yêu không phải là một phản ứng. Nếu tôi yêu anh bởi vì anh yêu tôi...đó chỉ là một giao dịch và là một thứ được mua trên thị trường."

Đọc lại thì thấy đúng là hiểu lầm ý của ông Krishnamurti rồi.
#86
(2020-05-21, 09:54 PM)Sophie Wrote: Cho Sophie nói thêm vài lời...

Anh duoctue khẳng định rằng tình yêu bao gồm tính vị kỷ và theo anh những thứ đó là một phần của tình yêu mà không thể thiếu được.

Nếu anh duoctue nói những tính vị kỷ đó là một phần của cái "romantic relationship" giữa một người đàn ông và đàn bà thì có thể dễ chấp nhận hơn. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tính vị kỷ của hai người trong cuộc mà mối quan hệ trai gái (relationship) đó được tồn tại hay bị tan vỡ. Nhưng theo Sophie nghĩ tính vị kỷ đó nó không liên quan gì đến ý nghĩa của tình yêu (meaning of love) và cũng không phải là nét đặc tính của tình yêu (characteristics of love) mà nó là những phẩm chất xấu như sự ích kỷ, tính sở hữu, tính háo thắng, ghen tuông v.v. của mỗi một con người của chúng ta.

Ý ông Krishnamurti muốn nói là rất nhiều người lầm lẫn những thứ đó là tình yêu (như anh duoctue đang lầm lẫn vậy đó… Biggrin *nói xong rồi bỏ chạy*). Đó là quan điểm chính mà ông Krishnamurti muốn nêu lên ở đây. 

Sophie nghĩ nguyên nhân thật sự của sự ghen tuông ...dù có ghen bóng ghen gió hay ghen có hợp pháp…cũng vẫn không phải vì yêu mà là nó xuất phát từ bản chất của possessiveness, control, fear và insecurity.

Sao Sophie đâu có thấy ông Krishnamurti nói là tình yêu giống như cuộc mua bán đâu. Hình như ý ông nói là tình yêu không nên như một cuộc mua bán mà. Chắc anh duoctue cũng đang hiểu lầm quan điểm này của ông Krishnamurti rồi...hay vì tiếng việt của Sophie quá tệ nên nói lên điều gì cũng bị hiểu lầm hết.  Grinning-face-with-smiling-eyes4

Sophie,  
Tối qua ngồi suy nghĩ lại thì thấy Krishnamurti, Sophie nói đúng. Những thứ như ghen tuông, fear, control, chiếm hữu, tự ti, đa nghĩ v.v không phải là tình yêu. Anh đã nhầm lẫn love va romantic relationship.
Lần nữa, cảm ơn Sophie đã chia sẽ ý kiến. Chúc Sophie một cuối tuần vui vẻ, bình an. Hy vọng sẽ có dịp cùng trò chuyện cùng Sophie trong một dịp khác.
#87
TIẾN HÓA VỀ TÂM LÝ ???

Hỏi: Ngài nói rằng chúng ta cần xóa bỏ đi cái khuôn mẫu, quy định, lề thói tạo ra sự xung đột giữa con người với nhau. Câu hỏi của tôi là: ngài có nhận biết một sự việc gì đó thuộc về trình tự tiến hóa chắc chắn sẽ xảy ra không thể nào tránh được chăng? Hoặc có phải ngài nhận thấy một điều gì đó mà chúng ta phải nỗ lực làm hết sức mình để đạt được nó? Tại sao tôi lại hỏi ngài về vấn đề này, là vì trong một ý nghĩa nào đó sự việc này có thể sẽ xảy ra hoặc không xảy ra trong tương lai, nhưng làm thế nào ngài biết được rằng nó xảy ra?

J. Krishnamurti: Thưa ngài, tôi hoàn toàn không hiểu câu hỏi của ngài.

Hỏi: Được, tôi xin nói lại. Ngài nói về việc phá vỡ đi cái khuôn mẫu, quy định mà loài người thì có khuôn mẫu, trí não có khuôn mẫu, và khuôn mẫu này cần phải được phá bỏ đi để hòa bình xuất hiện trên trái đất này.

J. Krishnamurti: Đúng vậy.

Hỏi: Vậy thì theo ngài, hành động phá vỡ khuôn mẫu đó là một hoạt động chuyển biến tích cực, hoặc đó là tiến trình phát triển tự nhiên trong sự tiến hóa của loài người?

J. Krishnamurti: Thưa ngài, chúng ta có tiến hóa chút nào từ trước đến nay chăng?

Hỏi: Tôi nghĩ rằng chúng ta vẫn đang tiếp tục trong tình trạng tiến hóa.

J. Krishnamurti: Thế là ngài chấp nhận sự tiến hóa – tiến hóa về mặt tâm lý, chúng ta không nói đến sự tiến hóa về sinh vật hoặc kỹ thuật ở đây – mà là bàn thảo về tiến hóa tâm lý. Sau một triệu năm, rồi khoảng thời gian năm chục ngàn năm vừa qua, chúng ta có thay đổi một cách sâu xa gì chăng? Không phải là chúng ta vẫn còn rất dã man, mọi rợ như thời kỳ tiền sử ăn lông ở lổ sao? Vì vậy tôi xin hỏi, ngài có suy xét xem có chút nào sự tiến hóa tâm lý chăng? Tôi tự hỏi thế, với tư cách cá nhân của diễn giả, tôi không thấy có bất cứ sự tiến hóa về tâm lý nào cả: điều cần có duy nhất hiện tại là chấm dứt sự đau khổ, mối lo âu muộn phiền, hiu quạnh, nỗi tuyệt vọng chán chường, toàn bộ những tâm trạng đó... Con người đã sống với những nỗi niềm này cả triệu năm rồi. Nếu chúng ta chỉ dựa trên thời gian – tư tưởng chính là thời gian, tư tưởng và thời gian đi cùng với nhau – nếu chúng ta tin cậy vào sự tiến hóa, thế thì trong một ngàn năm sắp tới hoặc hơn, chúng ta cũng vẫn dã man, mọi rợ và hung tàn.

Hỏi: Câu hỏi của tôi là: Cần phải có điều đó gì xảy ra để có được sự tiến hóa về tâm lý – như diễn giả đã hiểu biết về nó?

J. Krishnamurti: Cái gì là tiến hóa về tâm lý? Tôi hoàn toàn không hiểu được câu hỏi.

Hỏi: Ngài diễn giải rằng không có tiến hóa về tâm lý. Vậy câu hỏi của tôi là: Cái gì có thể xảy đến để mà nhờ đó sẽ có được, có thể có được sự tiến hóa về tâm lý?

J. Krishnamurti: Thưa bà, tôi e ngại là chúng ta chưa thông hiểu lẫn nhau rồi. Chúng ta đã sống trên trái đất này khoảng năm mươi ngàn năm – theo tra cứu lịch sử niên đại cổ xưa. Suốt trong khoảng thời gian tiến hóa dài dằng dặc đó, nói về mặt tâm lý nội giới, chủ thể, ít nhiều gì chúng ta vẫn còn dã man mọi rợ, và hung bạo – vẫn thù ghét và tàn sát giết hại lẫn nhau. Và sự tiến hóa, tức là yếu tố thời gian thì không giải quyết được vấn đề. Vì thế nếu có thể được, chúng ta hãy hỏi xem – mỗi người, những người còn lại của thế giới này – rằng sự vận hành về tâm lý có thể dừng lại, và nhận thấy một điều gì đó tươi tắn mới lạ xảy ra hay chăng?

Hỏi: Tôi muốn hỏi ngài câu hỏi tương tự nhưng được diễn đạt trong một hình thức khác: Chúng ta nên làm gì để gây tác động hóa giải sự đối kháng bất đồng hướng về sự tiến hóa này. Tôi chỉ muốn nói thêm một điều. Tháng vừa qua, tiến sĩ Bohm, một khoa học gia, bằng một phương thức khác, cũng trình bày giải thích vấn đề tiến hóa tương tự như ngài nói hôm nay. Tôi tự hỏi, ngài nghĩ chúng ta có thể làm gì ngay bây giờ để gây tác dụng và đem lại hiệu quả vấn đề này?

J. Krishnamurti: Tôi hiểu ý ngài. Chúng ta có thể làm gì ngay bây giờ? Phải thế? Thay đổi hoàn toàn! – về tâm lý (nội giới) và ngoại giới. Bắt đầu cuộc cách mạng tâm lý ngay hiện tại, không phải là sự tiến hóa, mà bằng cuộc cách mạng hoán chuyển toàn triệt. Đó là hành động chân chính của nhân loại hiện nay, đừng cố công phí sức lực thời gian làm những điều vớ vẩn ở ngoại vi.

(Krishnamurti's Talk at the United Nations in April 1985)


********

  • One learns to look at oneself non-verbally. It's the word, the image that divides the observer from the observed -- when the image, the word, the symbol, the remembrance is not, then the observer is the observed. Then there takes place a tremendous transformation, because in that there is no duality, there is no conflict, when there is no conflict then you have all the energy to go beyond 'what is' (*). 
    - J. Krishnamurti.



(*) What is: Cái-đang-là; cái gì đang xảy ra trong giây khắc hiện tại; thực tại.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
#88
Krishnamurti giảng rất hay á.  10_point 

Cảm ơn huynh Anatta.  Hello Clap Kaos-1

I liked "The observer is the observed"   Kaos-1 LOL-4
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
#89
Ý THỨC LÀ GÌ?
What is Consciousness?

HỎI: Ý-thức của chúng ta là gì? Phải chăng có những tầng lớp ý-thức khác nhau? Có một ý-thức nào khác siêu vượt cái ý-thức mà chúng ta thường ngày nhận biết? Có thể nào rũ sạch đi toàn bộ những gì chất chứa trong ý-thức để nó trở nên trống rỗng chăng?

J. KRIHSNAMURTI: Tôi có thể sử dụng từ ngữ để diễn giải, nhưng điều gì, sự việc gì được đặt tên và diễn tả thì không phải là sự-kiện (fact); vì vậy xin đừng bị dính mắc bởi sự diễn giải này.

Ý-thức của chúng ta là gì? Đó là ý thức, nhận biết về sự việc gì đang diễn biến, không phải chỉ ở ngoại giới không thôi, mà còn ở nội giới nữa; đây là sự vận hành của ý thức. Ý thức của chúng ta chính là sản phẩm giáo dục, văn hóa, di truyền chủng tộc, và thành quả tranh đấu của chúng ta. Tất cả những tín ngưỡng, học thuyết, lễ nghi giáo điều, khái niệm, ganh tị, lo âu, khoái lạc của chúng ta, và cái mà chúng ta gọi là tình yêu – những điều này là ý thức của chúng ta. Nó chính là cái cấu trúc tiến triển từ ngàn năm này đến ngàn năm khác – qua chiến tranh, đau khổ, phiền muộn, nước mắt và nụ cười: tất cả những điều trên tạo nên ý thức của chúng ta. Một số người cho rằng bạn không thể nào thay đổi ý thức được. Bạn có thể bổ khuyết và đánh bóng nó lên, nhưng bạn phải chấp nhận và tận dụng nó, vì nó hiện hữu sẵn đó rồi mà. Như chúng ta biết, không có hàm chứa nội dung trên, ý thức chẳng tồn tại.

Vị thính giả hỏi rằng: Có thể nào làm cho ý thức được trống không, giũ sạch toàn bộ nội dung của nó – những đau khổ, xung đột, tranh đấu, những mối quan hệ bạc bẽo giữa người và người, những cuộc tranh cãi, nỗi bất an, lòng đố kị, xúc cảm, ham muốn nhục dục? Ý thức có thể nào được làm cho trống không chăng? Nếu ý thức được trống rỗng rồi, thì có một loại ý thức nào khác nữa hay không? Phải chăng ý thức có những tầng lớp khác nhau, những cấp bực khác nhau?

Những bậc cổ nhân ở Ấn Độ đã chia ý thức ra thành: ý thức bậc thấp, ý thức bậc cao, và ý thức bậc cao hơn. Phân chia thì có đo lường, cái giây phút có sự phân chia thì bắt buộc phải có sự đo lường rồi, mà ở đâu có sự đo lường thì ở đó buộc phải có nỗ lực. Dù ý thức có thể hàm chứa bất cứ tầng lớp gì đi nữa, nó cũng vẫn nằm trong ý thức. Sự phân chia ý thức là sự đo lường, vì vậy nó chính là tư tưởng. Bất cứ những gì mà tư tưởng sắp xếp đặt để lại với nhau cũng là một phần của ý thức, tuy nhiên bạn lại ưa thích chia chẻ ý thức ra.

Có thể nào xóa sạch hoàn toàn nội dung này của ý thức không? Tính chất của nội dung này là tư tưởng, tư tưởng sắp xếp kết hợp nội dung này lại với nhau thành cái “tôi” – cái “tôi” là sự khát vọng, tham lam, ham gây hấn. Cái “tôi” đó là bản chất nội dung của ý thức. Có thể nào cái “tôi” đó cùng với toàn bộ cái cấu trúc ích kỷ này được chấm dứt hoàn toàn không? Tôi có thể khẳng định rằng, “Được, nó có thể được chấm dứt một cách hoàn toàn”. Nghĩa là, hành động và suy nghĩ của bạn không bắt nguồn từ trung tâm nào cả. Bản chất của trung tâm là sự đo lường, là nỗ lực để trở nên, trở thành… Sự trở nên, trở thành này có thể nào chấm dứt được không? Bạn có thể nói: “Có thể lắm, nhưng nếu một người chấm dứt sự trở thành, trở nên này, thì tận cùng của sự chấm dứt này là cái gì ?”

Trước hết, bạn hãy tự khám phá xem sự trở nên, trở thành này có triệt tiêu được chăng. Bạn có thể bỏ xuống, chấm dứt điều gì bạn yêu thích, điều gì đem đến cho bạn khoái lạc sâu xa, mà bạn không cần đến động lực nào, cũng không cần nói, “Tôi có khả năng thực hiện được nếu có cái gì đó xảy ra ở nơi tận cùng của sự chấm dứt”? Bạn có thể ngay lập tức dứt tuyệt điều gì, việc gì đem đến cho bạn niềm vui sướng to tát không? Bạn hẳn nhận thấy điều này khó khăn thế nào rồi chứ. Như người hút thuốc, cơ thể anh ta bị nhiễm độc bởi chất ni-cô-tin, khi anh ta dừng hút thuốc, cơ thể thèm khát chất ni-cô-tin, vì thế anh ta tìm cái gì khác thay thế để làm thỏa mãn cơ thể. Bạn có khả năng chấm dứt hẳn điều gì đó một cách phải lẽ, trong sáng, mà không vì được tưởng thưởng hoặc trừng phạt?

Lòng ích kỷ ẩn núp trong nhiều cách thức: trong hành động tìm kiếm chân lý, phụng sự xã hội, trong việc bán rẻ mình cho một tư tưởng, một khái niệm, hay cho một người nào đó. Tôi phải chú tâm hay tỉnh giác những hành động trên, và điều đó đòi hỏi năng lực, nhưng toàn bộ năng lực hiện tại đang bị phung phí trong những nỗi xung đột, sợ hãi, đau khổ, trong những công việc làm lụng vất vả, cực nhọc cho cuộc sống. Năng lực đó cũng đang bị phung phí trong cái gọi là thiền-định. Sự tỉnh giác(*) đòi hỏi năng lực to lớn, không phải là năng lực cơ thể, nhưng là cái năng lực tiềm tàng chưa từng bao giờ bị lãng phí. Khi ấy, ý thức mới có thể trống-không được, và khi ý thức trống-không, tôi mới có cơ may khám phá thêm được một cái-gì đó, nó tùy thuộc ở tôi. Tôi có thể mong muốn có thêm một cái-gì đó để được bảo đảm, nhưng không có bất cứ sự bảo đảm nào cả.

(Question & Answer Meeting in Saanen, July 1980 )


(*) Awareness, mindfulness.


********


The thinker is the thought.
...
There Is No Thinker, Only Conditioned Thinking.

  • Thought creates the thinker; it is the thinking process that brings the thinker into being. Thought comes first, and later the thinker; it is not the other way round. If we do not see this to be a fact, we shall be led into all kinds of confusion (...) The thinker and his thought are a unitary process, neither has an independent continuance; the watcher and the watched are inseparable. All the qualities of the watcher are contained in his thinking; if there's no thinking, there's no watcher, no thinker. This is a fact, isn't it? -- J. Krishnamurti.

---

Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
#90
LIÊN HỆ Giữa TƯ TƯỞNG Và Ý THỨC


Người hỏi: Sự liên quan giữa tư-tưởng và ý-thức thì như thế nào ? Tại sao chúng ta dường như không thể vượt thoát khỏi tư tưởng?

J. Krishnamurti: Tư tưởng là gì, ý thức là gì? Hai cái đó có khác nhau chăng? Khi ngài nói mối quan hệ giữa tư tưởng và ý thức là gì, không phải điều đó ngụ ý rằng có hai thực thể khác nhau, hoặc là hai sự vận hành khác nhau sao? Trước hết chúng ta hãy cùng nhau xem xét tư-tưởng là gì, vì toàn thể câu hỏi cho thấy rằng tất cả hành vi đạo đức, cách cư xử, hoạt động của chúng ta đều dựa trên tư tưởng. Tư-tưởng là một phần của những xúc động, cảm giác, phản ứng và sự thừa nhận những phản ứng này. Còn ý-thức là gì? Ý thức một điều gì đó, hay có khả năng nhận ra, nhận thức, hiểu biết, đó là toàn bộ phạm vi mà tâm trí hoạt động, không nhiều thì ít đó là điều chúng ta ám chỉ ý thức.

Người hỏi: Mối quan hệ giữa cả hai là gì? Hết thảy hoạt động của chúng ta đều dựa trên tư-tưởng, với những hình ảnh của nó, những hoài niệm đã qua hoặc dự định về tương lai, và những hoạt động định hướng to tát về kỹ thuật chuyên môn, tâm lý học, khoa học tự nhiên. Sư tương giao của chúng ta với nhau đều đặt nền tảng trên tư tưởng, chính tư tưởng này đã tạo tác nên hình ảnh bên trong nội tâm ngài về người khác, và tư tưởng người đó cũng phác họa hình ảnh về ngài bên trong họ. Tư tưởng đó chắc hẳn là bắt nguồn từ kiến thức, kinh nghiệm, và ký ức rồi. Phản ứng hay đáp ứng của ký ức là suy nghĩ. Và kinh nghiệm, học thức, trí nhớ, và sự di động của tư tưởng thuộc về tiến trình vật chất. Vì thế tư-tưởng luôn luôn bị giới hạn, bởi vì kiến thức thì luôn luôn có hạn định. Không thể có được kiến thức hoàn toàn về bất kỳ điều gì cả -- ngoại trừ sự chấm dứt kiến thức, đó là một vấn đề khác. Vì vậy, ở đâu mà có sự tác động của kiến thức và sự vận hành của ký ức, thì ở đó có sự hạn chế, giới hạn, minh định của tư tưởng.

Tư tưởng đóng vai trò gì trong ý-thức? Tất cả kiến thức mà chúng ta tích lũy, tất cả những kinh nghiệm, không phải chỉ là kinh nghiệm cá thể không thôi, mà bao gồm cả ký ức tập thể, những đáp ứng có tính cách di truyền, kinh nghiệm tích trữ được truyền từ thế này đến thế hệ khác, hết thảy mọi nỗi nhọc nhằn vất vả, lo âu, niềm sợ hãi và sung sướng, những học thuyết tôn giáo, những tín ngưỡng, những quyến luyến dính mắc, nỗi thống khổ -- toàn bộ các điều đó là ý thức của chúng ta. Ngài có thể thêm vào hay bớt ra nội dung của ý thức, tuy nhiên đó vẫn là sự vận hành của tư tưởng, cũng là của ý thức. Tôi có thể nói rằng có một loại siêu-ý-thức , nhưng nó vẫn là một phần của tư tưởng. Ý thức thì vận hành liên miên bất tuyệt, phân ra “ngài” và “tôi”. Ý thức chúng ta được tạo thành từ nội dung của nó; không có nội dung đó thì ý thức của chúng ta là gì? Có một ý thức nào hoàn toàn khác hẳn cái mà nó được tạo nên bởi những hoạt động đa dạng của tư tưởng mà chúng ta gọi là ý thức? Để đến được điểm đó, tôi phải khám phá xem tư tưởng có thể nào chấm dứt, không phải là tạm thời, cũng không phải là kẽ hở trống không giữa hai ý nghĩ, hoặc một khoảng thời gian yên lặng hay vận hành vô ý thức. Tư tưởng có thể chấm dứt hẳn chăng? Đây là điều khó hiểu đối với những người nghiêm túc khi họ đi sâu vào trong nó bằng thiền định. Có thể nào tư tưởng mà nó có lực lượng vô cùng mạnh mẽ, và tích chứa năng lực to lớn như vậy, cái năng lực được tạo thành từ hằng ngàn năm qua – từ những lĩnh vực khoa học, kinh tế, tôn giáo, xã hội và cá nhân – có thể nào toàn bộ hoạt động đó đi đến chỗ chấm dứt? Nghĩa là: tư tưởng dựa trên những điều đó, sự việc đó để xây dựng nên ý thức của chúng ta, từ đó chúng ta được tạo nên, chính là cái bồn chứa của ý thức, có thể nào chấm dứt nó được không?

Tại sao chúng ta muốn chấm dứt tư tưởng? Động cơ thúc đẩy nào nằm ẩn phía sau sự khao khát muốn kết thúc tư tưởng? Có phải là chúng ta đã phát hiện ra là tư tưởng tạo nên quá nhiều nỗi nhọc nhằn, lo âu về tương lai, từ trong quá khứ và hiện tại, và đem đến một cảm giác hoàn toàn cô lập và đơn độc như vậy?

Khi bạn đặt câu hỏi: “Tư tưởng có thể kết thúc được không?” thì phải chăng bạn đang tìm một phương pháp, cái hệ thống mà bạn thực hành ngày này qua ngày nọ để chấm dứt nó? Nếu bạn thực hành ngày này sang ngày khác, thì chính sự thực hành đó làm cho tư tưởng mạnh mẽ thêm lên – tự nhiên là thế. Vậy thì ta phải làm sao đây? Ta nhận thức được tính cách tự nhiên của tư tưởng, tính nông cạn hời hợt của nó, những cái trò chơi trí thức mà nó diễn tuồng. Ta biết được tư tưởng phân chia ra sao, phân chia chủng tộc, tín ngưỡng tôn giáo và… vân vân; và sự xung đột không ngừng nghỉ kể từ lúc chúng ta chào đời cho đến lúc chết đi. Có phải đó là lý do bạn muốn chấm dứt tư tưởng? Ta phải hết sức rõ ràng cái động lực ham muốn chấm dứt tư tưởng – nếu điều đó có thế được – bởi vì cái động lực này sẽ sai khiến và ra lệnh. Ta có thể sống trong ảo tưởng rằng tư tưởng đã đi đến chỗ chấm dứt rồi. Rất nhiều người tin tưởng thế, nhưng ảo tưởng đó chỉ là một phóng ảnh khác của tư tưởng mà nó khao khát tự chấm dứt chính nó.

Tư tưởng và những sự việc mà tư tưởng đã xây dựng nên như là ý thức cùng với tất cả nội dung hàm chứa trong ý thức có thể nào đi đến chỗ chấm dứt được không? Nếu diễn giả cho là điều đó có thể được, thì điều đó có giá trị gì không? Không, không có bất cứ giá trị nào cả. Nhưng ta có thể nào nhận thức được sự vận hành tự nhiên của tư tưởng như là một tiến trình vật chất và quan sát nó – ta có thể làm được điều này không? Ta có thể nào quán sát sự di chuyển của tư tưởng, không phải như là một người quan sát đang ngắm nhìn tư tưởng, nhưng mà là tư tưởng tự nó nhận thức được sự vận hành của chính nó; sự tỉnh thức của tư tưởng và tư tưởng tự nó quán sát sự chuyển biến của nó. Lấy thí dụ rất đơn giản như là sự tham lam chẳng hạn: quan sát nó khi nó hiện lên bên trong ta, và kế đến ta hãy tự hỏi, “người quan sát, người tư tưởng có khác biệt với tư tưởng hay không?” Quán sát sự suy nghĩ thì khá dễ dàng. Tôi tách biệt tôi ra như là một người quan sát và xem xét tư tưởng của tôi, đó là điều mà phần đông chúng ta làm. Nhưng mà, sự phân chia này chỉ là ảo tưởng, trá hình mà thôi, bởi vì người tư tưởng chính là tư tưởng. Thế thì, có thể nào người quan sát vắng mặt trong sự quan sát của anh ta không? Kẻ quan sát, kẻ tư tưởng đều thuộc về quá khứ - những hồi ức, những hình ảnh, kiến thức, những kinh nghiệm, tất cả những điều này hắn ta đã tích lũy theo thời gian chính là kẻ quan sát. Kẻ quan sát đặt tên cho một phản ứng nào đó như là sự tham lam, và trong việc đặt tên cho nó hắn ta đã bị nắm bắt bởi quá khứ rồi. Chính sự đặt tên cho một phản ứng mà chúng ta gọi tên là tham lam, chúng ta đã thiết lập nó trong quá khứ. Trái lại, nếu không có đặt tên nhưng chỉ thuần nhất quan sát thôi – trong đó không sự phân chia giữa kẻ quan sát và đối tượng được quan sát, kẻ tư tưởng và tư tưởng, kẻ kinh nghiệm và điều kinh nghiệm – khi đó thì cái gì xảy ra đây? Sự quy định của chúng ta khiến tạo ra sự phân chia giữa người quan sát và đối tượng được quan sát, và đó là lý do mà chúng ta bị phiền não vô cùng khi kiềm chế điều đang bị quan sát. Tôi tham lam, đó là sự phản ứng. Tuy nhiên, chúng ta lại nói, “Tôi khác với sự tham lam và vì thế tôi có thể khống trị nó, tôi có thể điều khiển nó, tôi có thể đè nén nó, tôi có thể thụ hưởng nó, tôi có thể làm một điều gì đó với nó”. Sự thực là, người suy nghĩ là sự suy nghĩ. Không có người suy nghĩ mà lại không có sự suy nghĩ.

Vì vậy, quan sát mà không có những ký ức quá khứ và những phản ứng tự phóng tưởng chính chúng ngay khi trong sự quan sát; quan sát một cách trong suốt, thuần nhất mà không theo một phương cách nào, không có bất cứ động cơ nào; khi đó ta sẽ khám phá được nếu ta đã đi vào bên trong nó sâu thẳm, thì tư tưởng đi đến chỗ kết thúc. Tư tưởng là sự di động và thời gian là sự di động, vì vậy thời gian là tư tưởng. Đây là chân thiền định: hãy để tư tưởng nhìn xem sự di chuyển của chính nó, nó xuất hiện thế nào, nó tạo nên hình ảnh và đeo bám theo hình ảnh đó ra sao; tức là quan sát để mà không có sự nhận diện đối với điều được quán sát. Nói đơn giản như thế này: quan sát cội cây mà không đặt tên cho nó, cũng không cần phải thắc mắc cội cây đó được dùng vào việc gì, chỉ đơn thuần quan sát nó thôi. Khi đó, sự phân cách giữa bạn và cội cây sẽ chấm dứt – nhưng, bạn không có trở thành cội cây nhé, tôi hy vọng là không! Sự phản ứng của hệ thần kinh đối với từ ngữ sẽ tạo thành sự phân chia. Nghĩa là, ta có thể quan sát người vợ mình hay một ai khác mà không có từ ngữ xen vào và vì thế sẽ không tạo ra hình ảnh và tất cả hồi ức của mối quan hệ đó không? – tức là chỉ thuần quan sát mà thôi? Lúc đó, trong sự quan sát như thế, chỉ có sự chú ý hoàn toàn, không phải là tư tưởng sẽ chẳng dứt bặt sao? Điều này đòi hỏi sự chuyên tâm vô cùng, từng bước từng bước xem xét, giống như là một nhà khoa học giỏi xem xét một cách rất, rất là cẩn thận. Khi ta thực hiện như thế, tư tưởng sẽ đi đến chỗ chấm dứt, và vì vậy thời gian (tâm lý) dừng bặt.


(Question & Answer Meeting -- Brockwood Park in September 1980 – Thought And Consciousness)



********

Truth is A Pathless Land.
Chân lý là Mảnh đất không lối vào.

(J. Krishnamurti)

---
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore