Tạp ghi
Mình nhìn cái bàn ăn của mình sẽ thấy đa phần là mình ăn cái mình thích. Bây giờ khá rồi là tại internet, rồi ti vi, rồi báo chí này nọ thì mình bắt đầu mới biết kiêng khem, chừng mực nầy nọ, sợ bịnh. Chớ còn đa phần trong chúng ta khi ăn toàn là kiếm cái ngon mà ăn, cái lành không quan trọng, mặc dù là mình nói đủ chữ là ngon lành. Một bữa ăn ngon lành nhưng mà thật ra là ngon thôi chứ lành là mình tính sau. Cái ngon là cái mình thích, còn lành là cái mình cần. Quý vị có hiểu cái đó không? Mỗi bữa ăn như vậy, nó gồm có hai phần ngon với lành; mà chúng ta đa phần là tập trung cái ngon nhiều hơn cái lành. Cái lành là đồ ăn sạch, rau sạch, nguồn sạch. Người mình đa phần là tập trung vô cái mình thích, tập trung vô cái ngon không hà, còn cái lành thì không để ý. Đó là nói về thức ăn, thực đơn trong mâm ăn. Thực đơn cũng vậy. Mình toàn là tập trung trong cái mình thích không hà còn cái mình cần thì nó hiếm, hiếm lắm.
SGN
Reply
Trăng

Có một đêm trăng đó, Đức Phật Ngài ngồi trước mặt chư tăng, Ngài hỏi: - Các tỳ kheo có nhìn thấy vầng trăng đang treo trên trời hay không?

- Dạ bạch Thế Tôn, con có thấy.

Ngài nói: - Trăng không có ai mời, vẫn đến. Không ai tiễn, trăng vẫn đi. Đúng ngày đúng duyên thì trăng đến, đúng ngày đúng duyên thì trăng đi. Trăng không có lưu luyến nơi nào. Không có sự lưu luyến ở vầng trăng. Vị tỳ kheo đến và đi với cuộc đời này như vầng trăng vậy.
Reply
ba la mật


Những lời dạy vàng nhân kỷ niệm ngày sinh Thiền sư Sayadaw U Jotika ( 05.08.1947)


[Image: 1f490.png]“...Mục đích của kiếp sống làm người là để có được trí tuệ.
Tinh tuý của cuộc đời là trí tuệ.
Loại trí tuệ quan trọng bậc nhất là trí tuệ giải thoát.”




[Image: 1f490.png]“Nếu không có được trí tuệ, thì khi ở bên cạnh cái chết chúng ta còn lại được gì? Tất cả những gì chúng ta có được sẽ mất hết. Những thứ ấy chẳng thể thay đổi được gì cả. Bạn không thể mang bất cứ cái gì đi theo. Bạn không thể mang đi theo mình dù chỉ là một cái tăm. “



[Image: 1f490.png]Cuộc sống làm người là một cơ hội để học hỏi và trưởng thành. Bạn có những bài học cần phải học hỏi để phát triển trí tuệ. Nếu không học mộtcách sâu sắc, bạn sẽ phải quay lại để học nữa.



[Image: 1f490.png]Những hiểu biết sâu sắc nhất chỉ có thể thu được từ chính cuộc đời. Bạn hãy tự hỏi bản thân mình mỗi ngày: Ngày hôm nay tôi có thu được thêm chút hiểu biết hay trí tuệ gì không? Một ngày trôi qua mà không có thêm được chút trí tuệ nào, chỉ ngập trong ăn, uống, khóc, cười là một ngày mất mát, một ngày uổng phí. Những ngày như thế chẳng mang lại sự khác biệt nào cho bạn, ngoại trừ rằng nó đưa bạn đến gần cái chết thêm một ngày nữa.



[Image: 1f490.png]Chúng ta ăn để sống, chứ không phải sống để ăn. Làm ăn kiếm sống để đáp ứng những nhu cầu của cái thân. Con người chúng ta không thể tránh được điều ấy, chúng ta phải làm việc. Tuy nhiên, mục đích của cuộc sống con người là phát triển trí tuệ tâm linh. Hãy cố gắng đạt được trí tuệ ấy...



[Image: 1f490.png]Chúng ta không thể đánh giá, cân đo đong đếm cuộc đời một con người dựa trên tiền của hay địa vị hay bất cứ cái gì mà người ấy đang sở hữu



[Image: 1f490.png]Nếu tôi phải đánh giá cuộc đời của một người nào đó, tôi sẽ đánh giá họ bằng chính trạng thái tâm của họ. Nếu họ là những người từ ái, nhân hậu và biết đủ và nếu tâm của họ an lạc và trong sáng, họ sẽ sống một cuộc đời tốt đẹp. Vì vậy, cuộc sống là sự phản ánh các trạng thái tâm của bạn, cuộc đời bạn thành công hay thất bại là tùy thuộc vào trạng thái tâm của bạn, chứ không phải vào những gì bạn có.



[Image: 1f490.png]Sống một cuộc đời có ý nghĩa quan trọng hơn là sống sung sướng, hạnh phúc. Một cuộc đời có ý nghĩa là một cuộc đời tràn đầy mãn nguyện.Sự mãn nguyện hay biết đủ với những gì đang có là một loại hạnh phúc



[Image: 1f490.png]"Con người ta luôn ôm ấp hy vọng về một tương lai tươi sáng hơn. Không biết trân trọng giây phút hiện tại là một thiếu sót lớn của con người. Đừng nghĩ đến một nơi nào đó hay một lúc nào đó ở tương lai, hãy thực hành ngay ở đây và bây giờ! Hãy sống với chánh niệm và tỉnh thức, hãy hành thiền càng nhiều càng tốt, và luôn tìm hiểu tâm mình."



[Image: 1f490.png]"Hãy quan sát tâm mình và xem nó đang làm gì. Nếu bạn thấu hiểu tâm mình, hầu hết mọi vấn đề của bạn sẽ biến mất, bởi vì hầu hết tất cả mọi vấn đề của con người đều do tâm tạo – không có cái gì có thực bên ngoài tâm mình cả."
Sayadaw U. Jotika 5-8-2020


ps: những gì tui hoc được ở sư Viên Minh giảng gần giống với những gì tui đọc được từ  Sayadaw U. Jotika 
Reply
Trong kinh kể khi Đức Thế Tôn Ngài đang đi bát ông Bāhiya ông quỳ dưới chân Phật, ông nói "Bạch Thế Tôn thuyết pháp cho con, xin thiện thệ hãy thuyết pháp cho con." Đức Phật từ chối và nói "Phi thời rồi, Như Lai đang đi bát không thể thuyết pháp." Ông nói thế này "Bạch Thế Tôn không biết rồi Thế Tôn sẽ viên tịch hay là con sẽ qua đời trước khi con được nghe pháp." 

Tại sao Đức Phật từ chối? Thật ra buổi sáng hôm đó Ngài đã biết rồi. Ngài biết bữa nay ta đi bát đến quãng đường đó sẽ gặp con người đó; con người này đã tu tập một trăm ngàn đại kiếp được xem khả năng tốc chứng đắc nhanh nhất trong đệ tử của ta và người này gặp ta; ta phải nói cái gì; người này đắc La Hán xong là chết liền không kịp để gặp ta. Ngài biết hết. Nhưng mọi sự diễn ra giống như tình cờ. Ông năn nỉ Ngài 3 lần mà tại sao Ngài từ chối? Vì ông chỉ mới nhìn dung nghi ngoại diện của Ngài niềm hoan hỷ của ông dâng trào. 

Khi 5 quyền của ông dâng trào thì tín, tấn, niệm, định, tuệ của ông không cân bằng. Bởi vì khi nó trào như vậy cái định nó nằm ở đâu? Cái niệm nó nằm ở đâu? Ngài thấy không được nên Ngài từ chối. Khi Ngài từ chối tâm ông lắng xuống, ngay lúc lắng đó Ngài nói vắn tắt "Thấy chỉ là thấy, ở đây không có ai thấy. Nghe chỉ là nghe, ở đây không có ai nghe. Ngửi, Nếm, Đụng chạm và Suy nghĩ cũng vậy. Chỉ có sự thấy, sự nghe, sự ngửi, sự nếm, sự đụng chạm mà không có ai thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng chạm. Có thấy như vậy thì con mới không bị mắc kẹt trong ở đây kiếp này kiếp sau. Và khi con không bị kẹt trong quá khứ, hiện tại và vị lai thì con không còn chỗ nào để tái sanh nữa." Ngài nói xong ôm bát Ngài đi. 

Ông Bāhiya nghe như vậy ông bước vào lề đường vô gốc cây ngồi xếp chân, gió thổi lá rụng xuống và ông đắc vừa khít không dư không thiếu. Mình không có duyên gặp Phật và không có duyên xem kinh chánh tạng bằng chữ gốc cho nên mình không ngờ được là kinh điển từng chữ như vậy.

Sư GN
Reply
[Image: 118587739_2836391439923873_5454296305321...e=5F7CB2BD]
Reply
bới chủ nhà .... ơi ời  Becuoi
Reply
(2020-09-09, 09:20 AM)abc Wrote: [Image: 118587739_2836391439923873_5454296305321...e=5F7CB2BD]

Ba hay nói với tôi ...Nên dùng cái tâm cùa mình mà đối xử với người đời, cho dù người đó đối xử với mình như thế nào, lấy tâm mình là chính.
Tôi chọn cuộc sống cho mình hạnh phúc 
chứ không phải sống để người khác ngưỡng mộ!
Reply
Một thiền sư Nhật Bản trên đường hoằng pháp qua các châu lục đã ghé ngang Hoa Kỳ, và khi được các phóng viên hỏi ngài có ấn tượng nào sâu sắc nhất khi tận mắt nhìn thấy đủ thứ ở các nước mà ngài dừng chân. Sau một giây ngẫm nghĩ, vị thiền sư đăm chiêu: “Ở đâu thì cũng chỉ có vậy thôi, điều làm tôi ngạc nhiên là ai cũng biết sống chết là chuyện bất trắc nhưng cứ thích nghĩ chuyện lâu bền chắc chắn”.
Reply
HỎI
Con mới đọc bài sư giảng về : Với một người hiểu rốt ráo 4 Đế thì họ không còn tha thiết trong việc tạo nghiệp lành, đừng nói gì nghiệp xấu... con có đôi chỗ chưa được hiểu ạ , con xin sư giảng cho con và mọi người rõ hơn ạ. Không tha thiết trong tạo nghiệp lành thì như con đang làm các việc thiện như xây nhà , xây trường học, cầu,.. cho hộ nghèo miền núi thì bây giờ con sẽ phải chỉ tu học phải không ạ? con xin sư chỉ dạy cho chúng con ạ.
ĐÁP
Nói là không tha thiết việc lành ở đây phải hiểu theo hai trường hợp:
-Trước đây mình làm lành lánh dữ vì muốn được quả báo nhân thiên, sung sướng vui vẻ ở cõi nầy cõi nọ. Nay hiểu được rằng mọi công đức đều nên dồn hết cho lý tưởng giải thoát. Chẳng hạn bố thí không phải để cầu được giàu có, mà để bớt đi tánh tham lam bủn xỉn. Việc hành thiện lúc này giống như việc người bệnh uống thuốc, không còn cái háo hức nông cạn kiểu trước đây nữa.
-Trường hợp thứ hai, người đã đắc thánh thì cái hiểu trên đây còn rốt ráo hơn nữa. Thánh nhân thấy rằng Thiện ác đều là nhân sinh tử và buồn vui đều là vô ngã, vô thường, nên dù trên hình thức sống thì rất thánh thiện nhưng về nội tâm thì như người vừa ra tù hay kẻ mới xuất viện, không muốn quay lại nơi mình vừa ra đi. Xin chúc an lành .
Sư Giác Nguyên
Reply
Phật rằng hai bốn thứ duyên
thế gian chỉ biết duyên khi tương phùng
ngỡ rằng khi đã hết duyên 
chia xa là chuyên đương nhiên hẳn rồi ...

gặp nhau ắt phải có duyên
xa nhau thì cũng phải nhờ có duyên
do duyên nên phải gặp nhau
cũng duyên hai kẻ hai đường song song
chử duyên nói mãi khôn cùng
thôi thì tóm lại .... cái gì cũng duyên
Reply
"Tuyệt đối không ngồi thiền, nhưng thiền bất cứ khi nào ngồi"

Sư VM
Reply
(2021-01-04, 04:14 PM)abc Wrote: "Tuyệt đối không ngồi thiền, nhưng thiền bất cứ khi nào ngồi"

Sư VM

 Sư Cao Thăng thiền ở phương nào,
Có nghe Xuân tới mau mau trở về...
Thầy Ây Bi Ci ơi hỡi ABC,
Xuân về rồi đó "Tạp Ghi" đang chờ...

[Image: 5sKEGkG2r_m_BfsGx0E8-lilOTMgHyDvfz7nV5Di...O1AYRtFrDM]

Reply
(2021-01-26, 11:34 AM)Mimo Wrote:  Sư Cao Thăng thiền ở phương nào,
Có nghe Xuân tới mau mau trở về...
Thầy Ây Bi Ci ơi hỡi ABC,
Xuân về rồi đó "Tạp Ghi" đang chờ...

[Image: 5sKEGkG2r_m_BfsGx0E8-lilOTMgHyDvfz7nV5Di...O1AYRtFrDM]

mỗi năm hoa đào nở
lại thấy bạn Mí mồ
bày nhiều trò, này nọ
cho bọn trẻ vui đùa
...
năm nay cô vít nở
bạn chẳng sợ tẹo nào
lại lập ban trình sớ 
méc lên tới Ngọc Hoàng
nào bị cấm đi chơi
toàn ở nhà cãi vã
hết Trùm lại đến Bin
chuyện thâm cung bí sử
mà cứ ngỡ chuyện nhà
rồi bèn phán lung tung
cãi với nhau chí choé
ai cũng tưởng mình hay
ai cũng cho người dại
ngẫm lại thấy tức cười
bạn Mi mô có rõ
thì hãy để tui yên
bày mưc tàu giấy đỏ
ra rồi lại xếp vào
vì tết đến lại đi
người lại thêm một tuổi
đời chẳng có gì vui
nên vài hàng bạn rõ

bạn rõ cái mà bạn rõ
Reply
Này anh bạn già ơi,
Đời người có hai nửa,
Nửa buồn và nửa vui,
Chọn chi cái nửa buồn
hãy sống với cái vui
Buồn chỉ là một thoáng
Vui sẽ mãi muôn đời 
Giờ khong chịu kiếm vui
Sau này muốn tìm nó
Vui trốn hoài khong ra...

Tết đến rồi lại đi
Trốn Tết chẳng được gì
Hãy vui cùng với tết
Thoi khong thích vẩn vơ 
Với sớ táo dài vô tận
Thì tìm trang giấy nhỏ
Viết vài cau chúc tết
Gởi "Giọng ải giong ai".
Thôi khong thích zumba
Thì Dưỡng sinh thay thế....
Tulip4 Musical-note_1f3b5 Musical-note_1f3b5




Reply
đời chẳng có gì vui 
không có nghĩa đời buồn
tết sẽ đến và đi
không việc gì phải trốn
...
chỉ không biết chúc gì
cho qua ba ngày tết
chúc trẻ mãi không già
là những lời nói xạo
chúc hạnh phúc đầy nhà
còn khổ đau ai chịu ?
...
thôi thì ráng một lời
chúc cô bác gần xa
đừng cứ mãi bôn ba
sống từng giây hiện tại
làm gì thì biết nấy
gì rồi cũng sẽ qua
ta rồi cũng sẽ già
cũng sẽ về với đất

với đất cái mà với đất
Reply