Tạp ghi
Cái Chốt Trống

Đây là một trong những bài kinh đáng được đọc tụng mỗi ngày và treo trên vách nhà.

Đức Phật dạy rằng ngày xửa ngày xưa, có một dân tộc Dasārahā giống như dân Chàm, dân Đại Việt, dân Văn Lang của người Việt xưa. Người Việt mình có trống đồng Ngọc Lũ, Đông Sơn v.v... thì dân tộc Dasārahā có một cái trống tên là Ānaka dùng để hiệu triệu. Người dân nghe tiếng trống thì tập trung lại họp mặt. Đức Phật nói cái trống này lâu quá thì hư, chỗ nào bằng gỗ thì sửa bằng gỗ, chỗ bằng da thì vá bằng da. Cái trống Ānaka nguyên thủy không còn nữa nhưng người ta vẫn kêu cái trống bằng tên cũ là Ānaka.

Đức Phật báo cho mình biết sẽ có một ngày tứ chúng đệ tử phàm phu của Ngài không còn tha thiết với lời dạy nguyên thủy của Ngài nữa mà họ sẽ thêm mắm dặm muối bằng những văn chương, thơ ca, tạp nhạp vào trong đó. Người ta vẫn gọi là Phật pháp nhưng buồn thay nó chỉ là cái tên thôi, như cái trống Ānaka sửa hoài, chằm vá miết, tên trống thì vẫn còn, nhưng bản thân cái trống không còn nữa. Sẽ có một ngày đi đâu cũng nghe nói là Phật pháp, nhưng nội dung thì không còn là Phật pháp nữa. Trong Bắc Tông có câu: “Y kinh giải nghĩa tam thế Phật oan, ly kinh nhất tự tức đồng ma thuyết”. Khổ thay người đời sau sẽ có một lúc không còn phân biệt nữa, cứ thấy áo vàng không tóc thì gọi là thầy. Khi tin họ theo kiểu nhắm mắt nhắm mũi là có cái họa: họ bày tào lao thì mình mất cả đời, và khi phát hiện ra họ là đồ dỏm thì mình hận. Khi bất mãn là vơ đũa cả nắm. Nhiều người bỏ đạo vì một tăng một ni nào đó. Phật pháp là của chung, vì giận cá nhân nào đó mà bỏ đạo thì giống như giận ông bác sĩ nào đó rồi bịnh không uống thuốc. Bài kinh này rất là hay. Khi tôi ngưng rồi bà con tự đọc thầm bài kinh này một lần nữa. Chính Ngài nói, sẽ có một ngày, lời dạy của Ngài không còn được người ta nghe nữa, mà người ta sẽ kiếm những thơ ca, văn chương khác mà nghe, lời Phật thì bỏ qua một bên....

Sư Giác Nguyên (Những Bài Giảng Kinh Tương Ưng , Tập III)
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Reply
HỎI

Sư có tin chuyện mình thờ Phật, đeo tượng Phật mà không sợ ma không?

ĐÁP
Đức Phật còn bị ma phá nói gì mình. Dĩ nhiên Phật không sợ.
Tôi tin thờ Phật, ma vẫn phá, và tôi tin thờ Phật đúng cách thì không còn sợ ma nữa. Chuyện,ma có phá hay không, không quan trọng, quan trọng là ta có sợ hay không. Đây là kinh nghiệm bằng vàng đó là :
- Khi nào trước bàn thờ Phật mình không dám nghĩ bậy, làm bậy, nói bậy, mình có cảm giác rằng ngài đang ở trước mặt mình, thì mai này có sợ hãi gì, chỉ cần bước vào gian thờ, mình nhìn lên ngài thì mình vững bụng.Thờ Phật bằng kiến thức giáo lý của người Phật tử, mỗi lần lạy Phật là lạy với tất cả lòng kính thương và tri ân vô bờ đối với ngài, thờ như vậy thì không sợ ma.
Còn nếu mình thờ cho vui, thỉnh tượng đẹp, đắc tiền cho bằng chị bằng em, kiếm cặp đèn crystal kwarovski cho sang lên. Kiểu thờ này mai kia có lòng sợ hãi, có cảm giác cô đơn buồn tẻ, vào gian thờ, lòng sẽ không vơi giảm một tí nào.

Còn chuyện đeo tượng Phật trên người, tôi trăm ngàn vạn lần can bà con đừng đeo vì tới một ngàn lý do :
- Bức tượng mình đeo trên người là dễ bị mình lãng quên nhất. Mình đeo và mang ngài vô tất cả nơi chốn cực kỳ bất tịnh và chưa kể khi đeo bức tượng ngài trên người, thân mình bất tịnh và mình làm những chuyện bất tịnh, và bắt ngài phải chứng kiến những chuyện bất tịnh, như vậy có nên hay không?
- Tôn kính bậc đạo sư là phải học hiểu giáo lý đến mức độ khi cần nghĩ tới ngài thì mình có cảm giác ngài đang ở trước mặt mình, và mình đang quỳ trước mặt ngài thì đó gọi là lòng tôn kính.
- Tôn kính do hiểu ngài chứ không phải là do nghe tăng ni hù dọa.
- Tôn kính ngài là do hiểu được ngài, ngài đã vì mình, vì chúng sanh mà máu lệ vô số kiếp sanh tử, khi thành Phật rồi ngài giác ngộ tất cả mọi thứ ở đời : Cái gì ngài cũng biết, ai ngài cũng thương và đức lành nào ngài cũng có.
- Giáo lý càng nhiều, mình hiểu Phật càng sâu càng rộng thì lòng kính thương và tri ân nó mới bao la vô bờ.
*Với chánh pháp cũng vậy. Chánh pháp không phải nghe những lời kinh huyền diệu xa vời mông lung huyễn hoặc, mà chánh pháp chính là đạo sống, lẽ sống, là nguyên tắc sống, là chuẩn mực sống, để chúng ta theo đó làm cho mình trở nên tốt hơn, an lạc hơn và khiến những người quanh ta cũng vậy. Lòng tôn kính chánh pháp của chúng ta như thế nào thì hoàn toàn tuỳ thuộc vào khả năng hiểu biết nhận thức của chúng ta đối với giáo lý.

Dốt đặc như cán cuốc, kiến thức học le que như là lá me thì làm sao đối với chánh pháp bằng một lòng tôn kính.
Tại sao tôi thường nói quí vị làm gì thì làm phải có khái niệm về 4 Đế. Phải hiểu mọi thứ là khổ thì mình mới thấy được chánh pháp là đáng quí cỡ nào. Chánh pháp là con đường Đức Phật dạy mình tu được bao nhiêu thì bớt khổ bấy nhiêu.
- Đêm đêm lạy Phật phải nhớ : Phật là người đã thoát khổ, đã hành trì con đường thoát khổ và bản thân đã thoát khổ.
- Chánh pháp chính là nguyên tắc hành trì để không còn khổ nữa, dầu chư Phật ba đời mười phương, hay là người đệ tử nhỏ nhất của các ngài cũng đều phải hành trì con đường ấy để thoát khổ.

Thánh chúng đệ tử của Thế Tôn là những người đã hành trì con đường đó qua lời dạy của chư Phật, và đã hành trì thành công thành tựu. Chứ còn lơ mơ như mình thì chưa được gọi là thánh chúng.
- Chúng ta phải nhớ rằng đâu đó dưới gầm trời này, và trong vô lượng vũ trụ hiện đã đang và sẽ - có vô số thánh chúng của chư Phật ba đời mười phương, những người lắng nghe chư Phật, hiểu chánh pháp và thực hiện đúng mức để không còn tiếp tục mê lầm điên đảo mộng tưởng nữa.

Điên đảo mộng tưởng là sao?
Là trong cái vô thường thấy rõ nó là vô thường, trong cái khổ biết rõ nó là khổ, trong cái vô ngã biết nó là vô ngã, trong cái bất mỹ bất tịnh biết nó là bất mỹ bất tịnh.
Có thờ Phật, thờ tam bảo như vậy mới được gọi là cung kính đạo sư, cung kính chánh pháp và cung kính chúng tăng.
Còn mình thấy đầu không tóc, quấn y vàng, rồi quỳ lại, bởi vì nghe nói đó là phước điền, đó là ruộng phước thì kẹt quá. Mình đến với nhau dễ quá, mai này mình cũng bỏ nhau dễ lắm quí vị biết không.
Mình không học giáo lý, mình lạy Phật một cách đơn giản, lạy thầy tu, tăng, ni một cách đơn giản, mai này mình cũng lìa bỏ tam bảo một cách rất đơn giản.
Mình muốn cưới nhau thì phải tìm hiểu nhau, để rồi mai này có mất nhau rồi mình vẫn còn tiếp tục nhớ nhau. Còn tìm hiểu nhau, đến với nhau dễ dàng, thì sớm muộn cũng dễ dàng mất nhau như đã dễ dàng lấy nhau.

Sư GN , st
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Reply
HỎI

Sư ơi con lớn tuổi, không học được giáo lý, con đã học hết tiểu học. Sư có thể gom gọn lại được không?

ĐÁP
- Học hết tiểu học thì biết cộng, trừ, nhân, chia. Cứ tu theo kiểu cộng, trừ, nhân, chia, cái gì cần cộng thì cộng, cái gì cần trừ thì trừ, cái gì cần nhân thì nhân, cái gì cần chia thì chia.

- Tài sản thì nên chia

- Thiện pháp thì nên nhân

- Người lành thì nên cộng

- Người xấu việc xấu thì nên trừ.

* Người biết cộng trừ nhân chia, biết cân đong đo đếm thì gọi là con người.

Còn ngoài ra những loài sa đọa, thì nó không bao giờ biết cộng, trừ, nhân, chia, không biết cân, đong, đo, đếm, không biết lựa chọn cái gì, không biết chuyện gì nên và không nên.

Sư GN , st
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Reply
Hỏi: Thưa Thầy, trong "Nhân chi sơ tính bản thiện" của Mạnh Tử, chữ Thiện ở đây có phải là lương thiện hay còn có nghĩa khác?


- Chữ THIỆN trong “tính bản thiện” không phải là khái niệm thiện ác tương đối trong tục đế mà là tính hoàn hảo trong chân đế. Chữ SƠ trong “nhân chi sơ” cũng không có nghĩa là trẻ sơ sinh, mà là bản nguyên của con người. Không phải chỉ người mà bất cứ gì "sơ" như nó vốn là chưa qua tưởng là, cho là, muốn phải là, mong sẽ là… cũng đều hoàn hảo.
Nói cách khác, bản nguyên của các pháp đều hoàn hảo. Thí dụ như cái hoa này là như vậy, nó hoàn hảo trong chính nó, còn như nói hoa này xấu hay đẹp, to quá hay nhỏ quá v.v... là ý niệm mỗi người xen vào. Bất kỳ pháp nào đúng như bản chất tự nhiên của nó đều là pháp thực tướng, thực tánh. Còn cái gì qua tưởng là, cho là, phải là, sẽ là… đều không còn “chi sơ” nữa. Tất cả cái "chi sơ" như đá chi sơ, nước chi sơ... đều là thực tánh bản nguyên hoàn hảo của chính nó, là chân đế.
Khi đặt thêm cho nó khái niệm này khái niệm nọ là đã trở thành pháp chế định, tục đế. Con người thường muốn mọi sự mọi vật “hoàn hảo” theo tư kiến, tư dục của mình nên biến chúng trở nên bất toàn. Ví dụ trái mít lúc non, lúc già, lúc chín thì lúc nào là hoàn hảo? Người thích ăn mít chín thì cho lúc chín là hoàn hảo, người muốn mít non để nấu canh thì cho lúc non là hoàn hảo. Nhưng thực ra mọi khoảnh khắc của trái mít đều hoàn hảo với thời-vị-tính của chính nó.

Sư Viên Minh , st
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Reply
There is nothing is nothing!
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Reply
- Người giàu nhất trên đời không phải là cái gì cũng có mà người giàu nhất là sống được với bất cứ cái gì họ có.

- Cách làm giàu dễ nhất ai cũng làm được là bớt đi nhu cầu.

- Khi anh bỏ tiền ra mua một thứ không cần thì anh đã lấy đi một phần tiền cho những thứ cần thiết.

- Cứ mua thứ không cần thì sẽ có lúc ta phải bán đi thứ ta đang rất cần.
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Reply
Đức Phật ngài dạy rằng: không cần phải đợi đến nhiều thứ tội lỗi, chỉ cần một vài thứ cũng vẫn đủ sa đọa.


Tất cả việc thiện ở đời thì mình nên làm, tất cả việc ác ở đời thì mình nên tránh. Chư Phật dạy không làm ác, nên làm thiện, giữ tâm trong sạch. Nhưng mình thấy muốn tránh ác tâm phải trong sạch, muốn hành thiện, tâm cũng phải trong sạch, mặc dù tâm trong sạch nó có nhiều định nghĩa còn sâu nữa, nhưng bây giờ mình nói nghĩa cạn của nó.

Anh muốn tránh ác anh phải có tâm trong sạch bậc hạ, anh muốn hành thiện anh cũng phải có tâm trong sạch. Thiện ác nó chính là con đường dẫn mình đi lên hoặc đi xuống trong tam giới. Kinh này dạy có ba cách hành thiện hoặc sống ác.

Có 3 cách hành thiện:
1- Ra sức hành thiện,
2- Khích lệ người khác hành thiện,
3- Vui theo kẻ hành thiện.

Có người nói thế này: “làm không được mà chỉ toàn là nói" , nhưng tôi lại nghĩ khác: nếu mình làm được, mình nói được và mình vui theo kẻ làm được thì mình viên mãn cả ba. Còn nếu mình làm không được, nhưng mình luôn luôn khích lệ người khác, và vui với việc thiện của họ, như vậy tuy mình không được ba, mình cũng được hai hoặc được một.

Còn đằng này mình bắt chước người ta nói chữ mà lại dốt. Tôi sợ nhất là người biết hai, ba câu danh ngôn rồi lận lưng đi ăn giỗ, đi đâu cũng móc câu đó ra nói, nó nghèo dữ lắm.

Có 3 cách hành ác:
1- Ra sức hành ác,
2- Khích lệ người khác hành ác,
3- Vui theo kẻ hành ác.

Riêng với sát sanh tự mình làm, xúi người khác làm, vui theo việc sát sanh người khác làm đều đủ để sa đọa. Vấn đề ở đây phải biết rõ thêm nó là bao nhiêu, thời gian là bao lâu và đối tượng đó là ai.

- Trong kinh nói sát sanh tập thể thì tội nặng hơn là số ít, mà số ít tội nó nặng hơn là một cá nhân, một đối tượng. Số đông tội nhiều hơn là số ít, mình xúc phạm đối tượng đức độ, tội nhiều hơn là đối tượng không đức độ hoặc là kém đức độ. Thí dụ giới nói dối, mình nói cái gì và mục đích tại sao mình nói dối, người nói dối là ai, chứ không phải lúc nào chuyện nói dối cũng nhẹ hoặc nặng. Nó tuỳ trường hợp, sát sanh cũng vậy. Cái quan trọng là tuy ta không sát sanh, ta không xúi, nhưng ta vui với sát sanh của người khác. Tất cả những chuyện xấu trên đời nó cũng nằm trong trường hợp đó.

- Ta không làm nhưng ta xúi gợi ý, tạo cảm hứng với chủ ý hướng dẫn suy nghĩ, chú ý để họ làm, hoặc mình không làm, không xúi nhưng mình vui theo.

- Mình giữ giới mình không sát sanh, mình không xúi, nhưng mình thích ăn ngon, thích đồ tươi, thì không khéo đó cũng là một cách tuỳ hỉ.

Cách đây ba mươi mấy năm về trước ở trong chùa Long Thành, có cô Phật tử đi chợ nấu cơm cho các sư. Cô kể mình giữ giới không được giết, nhưng mình dặn người ta, đi một vòng mua rau cải, rồi quay trở lại lấy, thì mình đâu có giết. Tuy mình không giết, nhưng đó là một cách cộng nghiệp.

- Mình không ăn cắp ăn trộm, không xúi ai, nhưng mình mở tiệm cầm đồ, và ngày nào mình cũng mong có ai đó đến cầm đồ, đó cũng là một cách.

- Chuyện tiêu thụ của gian, mình không trộm cướp, không xúi ai, nhưng có lòng vui theo, có lòng mong đợi bữa nay có ai tới bán đồ rẻ, đồ tốt cho mình, đó cũng là một cách cộng nghiệp. Bởi vì đó là mình tiêu thụ đồ gian. 

Nhiều lắm, có vô số tội ác trên đời mình không có tự làm, không xúi, nhưng mình kín đáo lặng lẽ âm thầm vui theo thì đó cũng là một cách cộng nghiệp.


SƯ TOẠI KHANH

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Mi Phật
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Reply
(2019-04-25, 11:30 AM)caothang Wrote: There is nothing is nothing!

There is nothing, sometime it means something.
There is something, sometime it means nothing.

Reply
(2019-05-03, 11:12 AM)Mimo Wrote: There is nothing, sometime it means something.
There is something, sometime it means nothing.

bạn Mimo, 

there is nothing is nothing , còn có thể hiểu là there is not such thing called nothing
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Reply
(2019-05-03, 01:58 PM)caothang Wrote: bạn Mimo, 

there is nothing is nothing , còn có thể hiểu là there is not such thing called nothing

 Anh CT cho ví dụ thử điiiiiiiiiiiiiii, please...

Reply
(2019-05-06, 11:20 AM)Mimo Wrote:  Anh CT cho ví dụ thử điiiiiiiiiiiiiii, please...

there is nothing is nothing thì lấy cái gì mà ví dụ   :full-moon-with-face4:
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Reply
(2019-05-06, 12:01 PM)caothang Wrote: there is nothing is nothing thì lấy cái gì mà ví dụ   :full-moon-with-face4:

Vậy ha? Vậy Câu trên sẽ bị yếu đi vì không có dẫn chứng nha...

Chứ bên Mm có ví dụ nha... "There is nothing, sometime it means something."


VD như mỗi ngày anh nhỏ nhà Mm đi học về, Mm hỏi : Bửa nay ở trường ra sao?
Ảnh nói : Nothing.
Hỏi vậy chứ họ 8h ở trường mà "nothing" sao được...

- Cậu bé dấu đằng sau tay cái bánh ngọt mới chôm, mẹ hỏi: Cái gì trong tay con?....Nothing?

- Bà thấy ông đi làm mỗi ngày, về hỏi, cũng nói: Nothing......Vài bửa lòi ra bà bé...

Seeeeeeeeeeeee, Behind cái "nothing"...always có cái gì đó "something" happened Wink

Reply
(2019-05-06, 12:29 PM)Mimo Wrote: Vậy ha? Vậy Câu trên sẽ bị yếu đi vì không có dẫn chứng nha...

Chứ bên Mm có ví dụ nha... "There is nothing, sometime it means something."


VD như mỗi ngày anh nhỏ nhà Mm đi học về, Mm hỏi : Bửa nay ở trường ra sao?
Ảnh nói : Nothing.
Hỏi vậy chứ họ 8h ở trường mà "nothing" sao được...

- Cậu bé dấu đằng sau tay cái bánh ngọt mới chôm, mẹ hỏi: Cái gì trong tay con?....Nothing?

- Bà thấy ông đi làm mỗi ngày, về hỏi, cũng nói: Nothing......Vài bửa lòi ra bà bé...

Seeeeeeeeeeeee, Behind cái "nothing"...always có cái gì đó "something" happened Wink
 
you still don't get it
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Reply
HỎI
Con chào Sư ạ. Con muốn hỏi Sư việc này hiện giờ con đang thờ Phật tại gia mà có bát hương khi cúng dường mỗi ngày con có thắp nhang, giờ con muốn bỏ bát nhang và thay vào đó mỗi ngày con cúng dường bằng dầu thơm không đốt nhang nữa. Như vậy có được không ạ và có ảnh hưởng gì không ạ?

ĐÁP
Khói nhang dứt khoát là độc hại cho phổi và mắt, chưa kể nguy cơ hỏa hoạn. Một tí nước hoa xịt vào không khí hay pha vào bát nước cũng là giải pháp hay, nhưng xài thứ rẻ tiền cũng độc không kém nhang và mùi nước hoa rẻ tiền dễ gây phản cảm. Nhưng nói gọn lại, tất cả mùi thơm nhân tạo đều nên tránh. Nếu phải dùng, đừng lạm dụng. Xin chúc an lành.

SGN
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Reply
bóng tối đồng loã với tội ác

dưới ánh sáng thì một cái ngã có muốn tạo nghiệp ác thì nó cũng do dự một chút

khi không mình đem bóng tối che lấp ánh sáng .. là tạo duyên cho cái ác có dịp trổ mòi ... đây cũng là một cách cộng nghiệp
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Reply