Đạo Công Giáo Có Thờ Lậy Đức Mẹ Không ?
#16
Về việc cúi mình trước ảnh tượng


Về cử chỉ cúi đầu trước hình tượng, nhiều người cho rằng điều này đi ngược lại sách Đệ nhị luật 5:8-9b:
“Ngươi không được tạc tượng vẽ hình bất cứ vật gì ở trên trời cao cũng như dưới đất thấp, hoặc ở trong nước, phía dưới mặt đất, để mà thờ. Ngươi không được phủ phục trước những thứ đố mà phụng thờ”.
Như chúng tôi đã trình bày trên đây, việc Thiên Chúa cấm là việc thờ lạy ảnh tượng như là thần linh cạnh tranh hay đối nghịch lại với Thiên Chúa, còn chuyện tạc tượng hay vẽ hình để thờ phượng Thiên Chúa thì Thiên Chúa không cấm. Câu 8 trên đây ghi rõ mệnh lệnh không tạc tượng hay vẽ hình để thờ, tức là không được coi ảnh tượng như thần linh. Việc bày tỏ thái độ cung kính trước ảnh tượng Chúa Giêsu, trước ảnh tượng các thánh (kể cả Đức Maria) không thể xếp vào thứ tội thờ ngẫu tượng. Hơn thế nữa, cử chỉ cúi mình, thậm chí quì gối, có thể là cử chỉ thờ phượng, nhưng lại cũng có thể chỉ là cử chỉ bày tỏ long kính trọng. Ngay trong Kinh Thánh, việc quì lạy được kể lại trong sách Các Vua quyển thứ hai, chương 2, câu 15, hẳn không thể coi là một hành vi thờ phượng: ”Các anh em ngôn sứ Giêrikhô thấy ông ở đằng xa thì nói: “Thần khí của ông Êlia đã ngự xuống trên ông Êlisa”. Họ đến đón ông và sụp xuống đất lạy ông”. Người Nhật Bản cúi mình chào nhau, trong trường hợp này, cử chỉ cúi mình của người Nhật tương đương với cử chỉ bắt tay. Trong truyền thống của nhiều nước, một người dân quì gối trước nhà vua mà không hề nghĩ rằng họ dành cho nhà vua việc thờ phượng dành cho thần linh. Việc cúi mình, hay quì gối trước ảnh tượng đơn giản chỉ là một tư thế thân thể giúp cho việc cầu nguyện dễ dàng hơn, không nên xem đó là hành vi thờ lạy ảnh tượng, càng không thể xem đó là tội thờ ngẫu tượng!
Bài viết này được sắp xếp lại, dựa trên câu trả lời cho thắc mắc mà chúng tôi đã nêu ra ngay ở phần đầu, với mục đích giúp cho các tín hữu Tin lành và Công giáo hiểu nhau hơn, cũng là để tránh những hiểu lầm và thành kiến không đáng có. Chúng tôi hi vọng rằng Lời Chúa và lòng yêu mến Lời Chúa chân thành có thể giúp cho các Kitô hữu xích lại gần nhau hơn, nhờ đó, công cuộc loan báo Tin Mừng tại Việt Nam sẽ hữu hiệu hơn.
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#17
Khờ dữ những gì cần vào đây ....khi nào có ai muốn lấy ra làm gì thì làm ...không cần đi kiếm ...mất thời gian ....sẽ còn cần dài dài ...

Innocent
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#18
DO CATHOLICS WORSHIP MARY?

The simple answer is no, Catholics don’t worship Mary. We pray to Mary, but not in the same way we pray to God—and not to worship her as a god.
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#19
Jesus loved and honored his mother, and so we, too, love and honor her.

Think of it in this way: If you got sick and asked a friend to pray for you, they probably would. Our relationship with Mary operates under this same principle. We believe that Mary (and the saints) are dead to this world, but we also believe they live on with God for eternity in the next world.

And we believe that their prayers are just as powerful now that they are in heaven—even more powerful—than they were when they were here on earth. We are essentially saying to them, “We have problems down here. You know what it’s like, because you’ve been here. Please, pray for us!”

Add to that Mary’s unique perspective on the life of Jesus. Imagine the incredible insights we can gain by praying to her! Too often we squeeze the humanity out of our spiritual perspectives and exercises. Mary was a woman, a wife, a mother, a human—and the mother of Jesus. She laughed and cried, made dinner, changed diapers, and suffered anguish we will never know. If Mary invited you to lunch, what would you ask her?
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#20
A mother has a unique perspective. Nobody sees the life of a child the way that child’s mother does—not even the father. This is Mary’s perspective of Jesus’ life.

Mary has a unique perspective. It seems that every genuine Christian, not just Catholics, should be interested in that perspective—and not just interested, but fascinated.
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#21
(2019-10-30, 01:48 PM)BVCN Wrote:  Khờ về quỳ gối học lại 10 điều răn đức Chúa trời nhe... 

banana-skipping-rope-smiley-emoticon

Khờ quỳ gối ăn năn tội , xin ơn tha tội nha .. chịu không ?

Innocent
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#22
(2019-10-30, 04:20 PM)BVCN Wrote: Yeah! Tốt nhất là đọc kỹ lại điều thứ nhất trong 10 điều răn đức Chúa trời rồi khi thông hiểu thì sau đó sẽ không còn bao giờ hỏi là " Có nên thờ lạy đức mẹ không !!! "


Please Please Please

Khờ đâu có hõi ? Khờ nói Đạo CG có dạy thờ Đức Mẹ không ? 
Trong giáo lý ... không có câu nào dạy thờ Đức Mẹ
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#23
Thiên Thần truyền tin cho Đức Bà chịu thai » (7.10.2019 – Lễ Đức Mẹ Mân Côi)


« Thiên Thần truyền tin cho Đức Bà chịu thai »
(Lc 1, 26-38)

26 Bà Ê-li-sa-bét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáp-ri-en đến một thành miền Ga-li-lê, gọi là Na-da-rét,27 gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giu-se, thuộc dòng dõi vua Đa-vít. Trinh nữ ấy tên là Ma-ri-a.
28 Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà.”29 Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì.
30 Sứ thần liền nói: “Thưa bà Ma-ri-a, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa.31 Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giê-su.32 Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít, tổ tiên Người.33 Người sẽ trị vì nhà Gia-cóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận.” 34 Bà Ma-ri-a thưa với sứ thần: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng! ”
35 Sứ thần đáp: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa.36 Kìa bà Ê-li-sa-bét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng.37 Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được.”
38 Bấy giờ bà Ma-ri-a nói: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói.” Rồi sứ thần từ biệt ra đi.
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#24
1 – Nhìn ngắm Đức Maria

Vị trí của Đức Maria thật là lớn lao và duy nhất trong tương quan với Thiên Chúa và loài người chúng ta : Đức Maria là Mẹ Giáo Hội, trong đó có chúng ta, và Đức Maria cũng là Mẹ Thiên Chúa. Tuy nhiên, tất cả những ơn huệ lớn lao của Mẹ đã bắt đầu bằng một biến cố thật hạn hẹp, thật nhỏ bé, thật khiêm tốn, thật âm thầm và kín ẩn, đó là biến cố Truyền Tin. Nhỏ bé và âm thầm, nhưng đó chính là một kinh nghiệm thiêng liêng làm thay đổi cuộc đời của Đức Maria, và của lịch sử cứu độ.
Trình thuật Truyền Tin có thể được gói gọn trong tiếng « Xin Vâng » của Đức Mẹ ; và chúng ta thường hiểu tiếng « Xin Vâng » là câu trả lời tức khắc của Mẹ khi nghe lời đề nghị của Thiên Chúa, qua trung gian của sứ thần Gabrien. Tuy nhiên, nếu chúng ta đặt lời « Xin Vâng » của Mẹ vào trong diễn tiến của trình thuật Tin Mừng, chúng ta sẽ nhận ra rằng, tiếng « Xin Vâng » của Mẹ là điểm tới của cả một cuộc trao đổi khá dài, và nhất là đầy biến động trong tâm hồn.

Trước hết, chúng ta hãy tự hỏi Đức Maria là ai ? Mẹ là một thiếu nữ Israel, ngụ tại Galilê, làng Nazarét. Mẹ là một thiếu nữ đã đính hôn, như bao thiếu nữ khác khi đến tuổi trưởng thành. Một cách chính xác, Mẹ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc dòng dõi Đa-vít. Như thế, lúc ban đầu, Mẹ là một cô gái như bao cô gái khác (và cũng tương tự như thế, đối với phái nam). Và có lẽ chúng ta cũng đã như vậy trước khi bước vào hành trình ơn gọi dâng hiến : một cô gái với thân phận bình thường, và với ước mơ về đời mình cũng thật bình thường. Nhưng Mẹ lại không được vậy, vì, có thể nói, Chúa đến làm xáo trộn cuộc đời của Mẹ.
Ở đây chúng ta có thể nhìn lại hành trình ơn gọi của mình và tự hỏi : đâu là những dấu chỉ, những cách thức Chúa dùng để làm xáo trộn cuộc đời chúng ta, làm cho chúng ta không thể sống như những cô gái (hay một người) bình thường ? Và trong trình thuật Truyền Tin, Chúa không đến trực tiếp, nhưng qua trung gian sứ thần Gabrien ; vậy đâu là những người « trung gian » của Chúa trong cuộc đời và nhất là hành trình ơn gọi của chúng ta ?
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#25
2 – Lắng nghe Sứ thần Gabrien và Đức Mảia

Cuộc đối thoại giữa Sứ Thần và Đức Maria được « đóng khung », nghĩa là khởi đầu và kết thúc, bởi chuyển động vào và ra của sứ thần : « Sứ Thần vào nhà trinh nữ » (c. 28), và sau đó, « Rồi Sứ Thần từ biệt ra đi » (c. 38). Cuộc đối thoại có thể chia làm ba bước. Chúng ta hãy lắng nghe từng bước, nhưng không quên nhìn ngắm và quan sát cung cách đối thoại của Đức Mẹ, vốn diễn tả những tâm tình nội tâm, chẳng hạn sự bối rối lúc ban đầu.

a. Bước thứ nhất

Sứ Thần ngỏ lời với Đức Maria : « Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà ». Lời chào của sứ thần dành cho Đức Maria trở thành lời chào của chúng ta, vì Kinh Kính Mừng hằng ngày của chúng ta, của cả Giáo Hội bắt đầu bằng lời chào này : « Kính Mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng bà ». Nhưng ở ngọn nguồn, lời chào này làm cho Đức Maria rất bối rối.

Chúng ta hãy hình dung ra Đức Maria đang trong trạng thái bối rối và tự hỏi tại sao ? Chúng ta có kinh nghiệm tương tự như vậy bao giờ chưa ? Chúng ta có bối rối như Mẹ không ? Nếu chưa, nghĩa là chưa có kinh nghiệm về tình yêu nhưng không Thiên Chúa dành cho chúng ta từ thủa đời đời, thì Mẹ sẽ chia sẻ cho chúng ta, bởi vì tất cả những gì Mẹ nhận được là để chia sẻ. Ơn huệ lớn nhất mà Mẹ nhận được là Đức Giê-su, và Mẹ đã chia sẻ hết cho chúng ta và Mẹ vẫn chia sẻ mỗi ngày.

Và Đức Mẹ tự hỏi về ý nghĩa của lời chào. Không phải vì Mẹ không hiểu điều sứ thần muốn công bố, là ân sủng Thiên Chúa dành cho Mẹ cách nhưng không, nhưng Mẹ không hiểu ý nghĩa của ân sủng : qua ân sủng Thiên Chúa ban cho Mẹ tràn đầy, Chúa muốn nói gì với Mẹ, Chúa muốn mời gọi Mẹ thực hiện điều gì ? Vì thế, ngay sau đó, sứ thần mặc khải điều Thiên Chúa mời gọi Mẹ thực hiện : « Này đây, bà sẽ thụ thai… ». Có lẽ chúng ta cũng vậy, khi Chúa đến ngỏ lời với chúng ta, một lúc nào đó trong quá khứ và nhất là trong những biến cố quan trọng của hành trình ơn gọi : chúng ta cũng bối rối và tự hỏi : tại sao Chúa lại chọn con, tại sao Chúa ưu ái với con cách nhưng không như vậy ? Chúa mời gọi con làm gì ?
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#26
b – Bước thứ hai

Sứ thần xác chuẩn ơn huệ nhưng không Chúa ban cho Mẹ : « Bà được đẹp lòng Thiên Chúa », và sau đó, loan báo sứ mạng mà Thiên Chúa muốn trao cho Mẹ : « Này đây bà sẽ thụ thai… ». Như thế, ơn huệ luôn đi đôi với sứ mạng ; và đó chính là cung cách hành xử của Thiên Chúa trong lịch sử cứu độ, trong lịch sử Hội Dòng và trong hành trình ơn gọi của mỗi người chúng ta.

Sứ mạng thụ thai, hạ sinh con trai, vốn là « Con Đấng Tối Cao », là sứ mạng quá lớn, lớn hơn tất cả những gì Mẹ có và Mẹ là. Vì thế, Mẹ không thể không nêu câu hỏi, và câu hỏi của Mẹ chất chứa một ngăn trở, cũng rất lớn : « Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng ? » Chính ở nhịp thứ hai này của cuộc đối thoại, mà chúng ta cảm nhận được Đức Mẹ thật sống động, thật mạnh mẽ và cũng thật lý sự nữa. Vì thế, Mẹ thật gần gũi với chúng ta, vì can đảm đặt câu hỏi, nêu ra khó khăn và trở ngại đối với lời mởi gọi của Thiên Chúa. Chúng ta cũng được Chúa ban ơn huệ để thi hành sứ mạng, một sứ mạng be bé, nhưng chúng ta cũng đã và còn sẽ nêu ra rất nhiều khó khăn và trở ngại.

Còn có một điều bất ngờ lớn lao nữa, mà chắc chắn lúc này, Mẹ chưa hình dung ra hết được, bởi vì Mẹ sẽ phải khám phá ra từ từ, đó là cách Đức Giê-su trở nên cao cả, trở nên Con Đấng Tối cao, và nhất là cách Ngài thừa kế ngai vàng vua Đa-vít. Biến cố Đức Giêsu giáng sinh trong máng cỏ, việc dâng Hài Nhi cho Đức Chúa trong Đền Thờ và nhất là lời tiên tri của ông cụ Simeon : « một lưỡi gươn sẽ đâm thâu tâm hồn bà », sẽ hướng Mẹ tới con đường Thập Giá của Con Mẹ.

Sứ mạng Chúa muốn trao cho chúng ta, khi mời gọi chúng ta đi Đức Ki-tô trong đời sống dâng hiến, luôn luôn vượt qua khả năng của chúng ta. Như khi Đức Giê-su mời gọi : « Thì chính anh em hãy cho họ ăn đi ». Hay như kinh nghiệm của Thánh Phao-lô : « Đã ba lần tôi xin Chúa cho thoát khỏi nỗi khổ này. Nhưng Người quả quyết với tôi: Ơn của Thầy đã đủ cho anh, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối » (2Cr 12, 8-9). Mẹ thật gần gũi với chúng ta, vì can đảm đặt câu hỏi, nêu ra khó khăn và trở ngại đối với lời mởi gọi của Thiên Chúa. Chúng ta cũng được Chúa ban ơn huệ để thi hành sứ mạng, chúng ta hãy ca đảm, giống như Mẹ, dãi bày cho Chúa nghe những khó khăn và trở ngại của chúng ta : « việc ấy xẩy ra thế nào được ? »
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#27
c. Bước thứ ba

Sứ thần rất coi trọng ngăn trở mà Đức Mẹ nêu ra ; vì thế, để thuyết phục, ngài đã không dựa vào điều gì khác, ngoài quyền năng riêng của Thiên Chúa. Chúng ta hãy dừng lại thật lâu để suy niệm từng lời của sứ thần. Vì lời của sứ thần rất thuyết phục, thuyết phục đến độ, Đức Maria đã thốt ra lời « Xin Vâng » liều lĩnh, hướng đến rất nhiều thách đố, nguy nan và những điều bất ngờ. Trước hết, theo lời của Sứ Thần, Người Con Mẹ sẽ cưu mang và sinh ra, là hoàn toàn do quyền năng của Thiên Chúa và thuộc về Thiên Chúa : « Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, … ». Làm phát sinh sự sống, ở nơi mà loài người không thể làm gì được, đó chính là quyền năng sáng tạo của Thiên Chúa.

Sứ thần Gabriel đến gặp Đức Maria, vào thời điểm bà Elizabeth có thai được sáu tháng ; vì thế, trong lời đối thoại với Đức Mẹ, sứ thần long trọng nêu ra trường hợp bà Elizabeth để thuyết phục Đức Mẹ. Sự kiện bà Elizabeth với cung lòng vừa hiếm muộn và vừa già cỗi nhưng lại mang thai, có ý nghĩa đặc biệt trong lời xin vâng của Mẹ và trong mầu nhiệm Nhập Thể của Ngôi Lời Thiên Chúa :
Trường hợp bà Elizabeth nhắc nhớ Lịch sử cứu độ ; và lời xin vâng của Mẹ đặt trên nền tảng hành động của Thiên Chúa trong lịch sử cứu độ.
Lời xin vâng của Mẹ làm cho lịch sử cứu độ được hoàn tất : hoàn tất bao gồm 2 chiều kích : liên tục nhưng mới mẻ

Người con bà Elizabeth sinh ra sẽ gắn bó đến cùng với Người Con Mẹ Maria sinh ra.
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply