Góc an nhiên: Tin những giọt nước mắt - Truyện Ngắn PG
#46
Tài tử "Thập diện mai phục" quy y Phật, thay đổi đời sống


Tài tử "Thập diện mai phục' - Kim Thành Vũ - sống ngang bướng, bi quan trước khi quy y tại chùa Ấn Độ năm 1997.

Sau phim Thích anh (This Is Not What I Expected, 2017), Kim Thành Vũ chưa có phim mới ra mắt, cũng vắng bóng ở sự kiện giải trí. Trên Elle, tài tử nói anh du lịch nhiều nơi trên thế giới như sa mạc, Bắc Cực, Nam Cực, vẽ truyện tranh... Trừ các buổi quảng bá phim mới, Kim Thành Vũ hiếm tham gia sự kiện giải trí, ít xuất hiện trên truyền thông. "Cuộc sống của tôi rất nhạt nhẽo. Tôi ít ra ngoài, quay phim xong là về nhà ngủ hoặc đọc sách, xem phim. Thi thoảng tôi đi ăn mỳ ở quán nhỏ gần nhà', Kim Thành Vũ kể.


[Image: kim-thanh-vu-9355-1570007153_jpg.jpg]
Kim Thành Vũ thuở đôi mươi. Anh có cha người Nhật, mẹ người Đài Loan. Ảnh: Mtime.

Trang Sohu viết ở thời các ngôi sao luôn muốn tạo sự chú ý, dạo phố, đi ăn cũng đăng lên Weibo, Kim Thành Vũ không sử dụng Weibo. "Có lẽ, ở thời đại này, chỉ còn Kim Thành Vũ là mỹ nam tĩnh lặng", trang này bình luận.


Lối sống ẩn dật của Kim Thành Vũ bắt nguồn từ việc anh quy y năm 1997 tại chùa ở Ấn Độ. Trước đây, nam diễn viên bi quan, luôn nghĩ các vấn đề theo chiều hướng xấu nhất. "Sau khi quy y, tôi có cách nhìn khác về cuộc sống. Tôi lạc quan và biết tùy duyên hơn", anh nói. Tài tử không còn bận tâm tới danh tiếng, không cảm thấy công việc áp lực. Thành công đối với anh là từ người bi quan trở thành lạc quan chứ không phải tiền bạc hay danh vọng.

[Image: kim-thanh-vu-9549-1570004385_jpg.jpg]
Vẻ lãng tử của Kim Thành Vũ  Ảnh: Mtime.


Kim Thành Vũ cảm thấy theo đạo Phật là kỳ duyên. "Hồi nhỏ tôi ngang bướng, nghịch ngợm. Mỗi khi cùng mẹ đi chùa, tôi đều chạy lăng xăng. Một lần sau khi ở chùa về, mẹ đeo vào tay tôi tràng hạt. Từ đó tôi bỗng dưng ngoan ngoãn hơn. Mẹ tôi luôn cảm thấy điều đó kỳ lạ", Kim Thành Vũ kể.

Đạo diễn Trần Khả Tân từng tiết lộ Kim Thành Vũ niệm Phật suốt một tháng. "Tôi chưa thấy người trẻ nào như cậu ấy. Thành ngôi sao khi mười mấy tuổi nhưng đến nay không tham vọng điều gì. Có thanh niên nào không thích đi chơi? Vậy mà Kim Thành Vũ không thích. Cậu ấy ít ra ngoài, tâm hồn rất bình lặng", Trần Khả Tân nói trên Takungpao.

Anh hợp tác Trần Khả Tân trong nhiều tác phẩm Võ hiệp, Đầu danh trạng, Nếu như yêu, Thích anh. Tự nhận không phải diễn viên giỏi nhưng tài tử được các đạo diễn tên tuổi lựa chọn. Ngoài Trần Khả Tân, anh đóng Thập diện mai phục (đạo diễn Trương Nghệ Mưu), Xích Bích (Ngô Vũ Sâm), Nàng rẽ trái, Chàng rẽ phải (Đỗ Kỳ Phong), Trùng Khánh sâm lâm, Đọa lạc thiên sứ (Vương Gia Vệ).

Vương Gia Vệ từng nhận xét: "Đôi mắt của Trương Quốc Vinh có câu chuyện, đôi mắt của Lương Triều Vỹ có động sâu, đôi mắt của Kim Thành Vũ có cuộc đời". 

Khi quảng bá phim năm 2017, Kim Thành Vũ bị một số khán giả nhận xét già, không còn đẹp trai như trước. Anh nói: "Đẹp trai là biểu hiện nhạt nhẽo nhất của một người đàn ông".

[Image: kim-thanh-vu-3-4576-1570004385_jpg.jpg]
Kim Thành Vũ tuổi tứ tuần. Ảnh: Mtime.


Ở lần phỏng vấn gần đây nhất, anh nói sống độc thân. "Tôi không giỏi trong chuyện tình cảm và cũng không đặt tình yêu hàng đầu. Tình yêu luôn luôn có vui vẻ lẫn buồn đau. Với tôi, tình bạn có vị trí cao hơn". Anh cho rằng yêu đương mang đến nhiều phiền toái. Trước đây, tài tử từng bị đồn hẹn hò các nữ diễn viên Rie Miyazawa, Dương Thái Ni... Anh còn vướng tin đồn yêu đồng tính song không phản hồi chuyện đời tư.

Như Anh
(VnExpress)


GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#47
Thiền sư & đạo sĩ

GN - Thiền sư già và đạo sĩ trẻ cùng tu trên một quả đồi, tuy nước sông không phạm nước giếng nhưng mối quan hệ có vẻ chẳng mấy thật lòng. Với chút kiến thức có được, đạo sĩ thường hoạnh họe, luôn cố tình chơi khăm, bôi nhọ thiền sư giữa đám đông mỗi khi có dịp. Còn lão tăng thì luôn tỏ ra khiêm nhường và tôn trọng hậu bối, đặc biệt cẩn thận với tôn giáo bạn.


[Image: aminhhoa.jpg]


Dân chúng ở nơi đây cũng tự động hóa phân theo hai luồng tư tưởng, họ thường đả kích nhau để đề cao thầy mình. Điều này tạo hưng phấn cho vị đạo sĩ trẻ, nhưng lại là nỗi suy tư của thiền sư. Nhiều lúc sư muốn ra đi để trả lại sự bình yên cho địa phương dân chúng vì không muốn có sự mâu thuẫn, mất đoàn kết xảy ra. Mặc dầu là người đến trước, nhưng sư luôn cảm thấy có lỗi, mắc một món nợ với dân nơi đây. Những thân hữu, bà con dân làng thành khẩn nài nỉ lắm, sư mới chịu ở lại cùng dân, giúp dân tu tập.


Thời gian cứ trôi, cái tôi “khùng điên” to tướng của đạo sĩ ngày một nhân đôi, thiền sư thì ngày càng “cứng đạo” bởi những ma chướng cận lân.


Một hôm, nhà vua cho thỉnh hai vị cùng vào cung để xin ý kiến về bố cục trang trí cũng như phong thủy sắp đặt mọi thứ. Đạo sĩ hiên ngang thông báo tin vui đến với các tín đồ, ông ta bồn chồn muốn đi ngay và luôn nên cứ thôi thúc thiền sư nhanh chóng thu xếp đồ đạc để cùng lên đường. Trong khi đó, cũng được mời, nhưng sao thiền sư cứ bình chân như vại, không một chút suy tư dính trán, ngài vẫn cứ ung dung làm những thứ cần làm cho hôm nay và chả quan tâm gì đến chuyện ngày mai.


Nóng ruột để được vào cung yết kiến vua, đạo sĩ sang tận thảo am của vị thầy chùa già mà kêu toáng. Sau thời khóa công phu khuya, thiền sư điểm tâm nhẹ bằng củ khoai được bà lão dưới xóm cúng từ chiều qua. Mặc cho đạo sĩ cung ngâm oán khúc, hô sấm gọi mưa trước ngõ, thiền sư vẫn thế, từ từ mà xuống núi đúng giờ đã định, không chút vội vã. Thái độ đó khiến đạo sĩ vốn đã không mấy thiện ý với thiền sư lại càng thêm ghét hận.

Trên đường đi, đạo sĩ luôn chọc tức thiền sư dù không được đáp lại dẫu chỉ cái tằng hắng. Đạo sĩ nghĩ thầm:


- Với kiến thức của ta thì hỏi trên thiên văn, vấn dưới địa lý đều là chuyện nhỏ, vả lại phong thủy tướng số chả phải là món chuyên của ta hay sao. Hoàng thượng chắc có ý tốt với ta nên mới cố ý mời thêm ông lão thầy chùa đi xem, đến đó rồi thì ai hiền ai ngu tự khắc biết, ta sẽ cho ông ta không còn chỗ nào trốn núp.


Đạo sĩ cứ hỷ hoan với dòng suy nghĩ đi trước của mình.


Mặc cho đang đi với ai, đi làm việc gì, vị thiền sư đều rất thận trọng, ngài khoan thai, hình như đi chỉ để mà đi. Hành trang của ngài là bộ y rách với thêm một túi hạt giống hoa cúc vàng trên núi. Đi đến đâu, ngài cũng làm sạch đẹp con đường mình vừa qua, vừa đi vừa rải những hạt giống dọc ven đường.


Đạo sĩ nghĩ đến việc làm hài lòng vua, khi được thánh thượng ban lộc rồi thì dân chúng sẽ tự động theo mình, cứ thế mà thái độ kiêu ngạo với mọi người. Về phần thiền sư, ngài quan niệm chủ đạo vẫn lấy dân làm gốc, quan thì nhất thời còn dân thì vạn đại, quan cũng là dân, sống là sống với dân, không tách dân ra được. Tâm niệm như thế mà đến đâu, ngài cũng được dân chúng kính mến.


Cuối cùng, hai vị cũng vào đến cung với sự đón tiếp niềm nở, kính trọng của vua cùng bá quan văn võ. Sau mọi thứ chào hỏi, bố trí chỗ ăn ở đặc biệt cho hai vị thượng khách, nhà vua đi vào vấn đề chính. Vua dẫn hai vị đi đến những chỗ đang băn khoăn, cần sự giúp đỡ để xin hảo kiến của hai vị tôn đức. Ở đây toàn chứa những thứ hảo hạng nhất trên đời mà người bình thường chắc chắn sẽ không bao giờ nghĩ đến được, vượt khỏi ngưỡng suy nghĩ của thường dân.


Thấy đức vua khiêm tốn quá mức, đạo sĩ ta bắt đầu lên mặt, ra vẻ có giá, tự nghĩ tất cả quần thần trong nước ngoài ta thì không ai có cửa để làm ổn chuyện này. Ông ta khoác lác, phô trương tài nghệ của mình, chỉ trỏ dựng cái này ở bên này, đẩy cái kia vào góc kia,… mấy chốc mà mọi thứ như muốn đảo hết cả lên.


Trong khi đó, vị thiền sư lặng lẽ một mình đi khắp các phòng ốc, ngài phát hiện ra ở đây cũng có chứa đựng rất nhiều thứ hữu ích, bổ túc cho kiến thức lâu nay còn thiếu hụt. Thay vì phải căng não để tìm cái chưa hoàn hảo để thay đổi như vị đạo sĩ kia thì thầy sống cuộc sống thư thái không khác chi mấy ở thảo am của mình.


Sau một tuần vào cung, hai vị cũng hài lòng với công việc đóng góp của mình. Xong thì biết bao giờ cho xong, nhưng hiện tại như thế là coi như ổn định. Hai vị đều được vua quan tâm hết mức, tấm tắc khen ngợi và chuẩn bị phần quà khủng để hậu tạ. Đạo sĩ vểnh mặt lên trời hầu muốn vùi chôn thành quả không đáng bao của thiền sư, mặc cho lão tăng vỗ tay hết lời khen ngợi tài nghệ của ông ta.


Quần thần có mặt rất đông, dân chúng cũng thế, họ chờ đợi lời bình của đấng thiên hạ chi nhất. Phần lớn cho rằng đạo sĩ là người đáng được tôn kính bởi tài năng và sự nhiệt huyết.


Vua rằng:


- Thực ra quả nhân cho triệu thỉnh hai vị vào cung không phải để giúp trẫm bài trí lại mọi thứ, ta chỉ muốn thân cận vị thiện tri thức, bậc trưởng lão mà thôi. Bố cục trong không gian này là do tiên đế để lại, ta không muốn đụng chạm và thay đổi chúng đi bởi sự kính trọng đối với tiền nhân. Suy cho cùng thì nó có lộn xộn hay không là do tâm của chúng ta, người lộn xộn trong tâm thì sẽ cố gắng sắp xếp lại các thứ bên ngoài cho phù hợp. Nhưng làm sao có sự chính xác tuyệt đối trong khi cái nhìn của mỗi người là khác nhau và luôn tương đối.


Sao cứ lăng xăng chạy đua với nhân thế, trong khi “tu” là việc chính của người tu cơ mà. Ngoài tu sửa mình ra thì mọi thứ còn lại ngoài thân đều không nhất thiết phải sửa, đừng tác động lên cái gọi là tự nhiên đó dù tốt hay xấu, bởi tốt xấu là việc của thợ.


Trẫm nghe hai vị đều có danh tiếng, đều là bậc thầy lãnh đạo tinh thần của nhân dân nên muốn mời chư vị vào để học hỏi cách an tâm cho quần chúng. Và rồi trẫm hiểu được việc an dân thì trước tiên phải an nơi bản thân mình trước, nếu chưa có nội lực bình an thì làm sao cho người khác an được. Đây há chẳng phải là “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” hay sao.


Khi có trong mình công phu thâm hậu thì đi đến đâu cũng thấy an lạc, trẫm không học nhiều nhưng biết đó là câu “tùy sở trú xứ thường an lạc” mà trong nhà Phật thường nhắc đến.


Không biết hai vị tu hành ở bổn xứ có an nhiên, nhưng khi vào đây thì đã trả lời với thanh thiên là một an và một không an.


Sống thực với bản thân mình là điều quan trọng, bởi vì sống là sống cho ta chứ không phải vì ai, cho một ai. Vậy cho nên, tội gì mà vì một ai đó, thế lực nào đó mà làm thay đổi cái lý tưởng sống, cái niềm vui sống của chính mình. Đánh mất chính mình là sự mất mát lớn nhất trong cuộc đời, là thứ mà mất đi rồi thì rất khó tìm lại được.


Vua ho lớn một tiếng và hỏi giữa quần thần:


- Là nhà lãnh đạo, nếu không từ dân mà lên thì từ đâu mà chui ra?

- Là nhà lãnh đạo mà không sống với dân, do dân và vì dân thì sống với ai?


Tất cả im lặng như tờ, không một tiếng thở mạnh.


Vua nghiêm nghị phê bình đạo sĩ rồi quay về phía thiền sư làm lễ sát đất và đứng lên tuyên bố:


- Đây là thầy của ta, là quốc sư.


Chỉ có con người bình an tuyệt vời này mới giúp ta an hòa lòng dân, là người vô sự giữa cuộc đời, đã làm tất cả những việc cần làm.

Truyện ngắn của Tuệ Quang Minh Đăng

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#48
Giấc mơ cánh cò

GN - Chiều đông, gió se sắt. Mấy khóm chuối ố vàng vì những ngày mưa. Chị ngồi bên cửa sổ nhìn ra hè, cách vườn chuối chừng vài mét là cánh đồng xanh cỏ. Chúng rộng thênh thang. Một vài cánh cò điểm lên nền xanh gợi lên nỗi buồn sâu thẳm. Chị nhớ nhà, lâu quá không về bên ấy. Khi làm xong căn nhà của mình thì chị cũng hết tiền, vì thế chị ít về nhà mẹ đẻ. Mọi bận về nhà, chị đều mua hoa cắm lên bàn, mua bánh lễ và quà cáp cho mấy đứa cháu.

Quen với những thứ đó, giờ đi tay không sao đành. Đến lúc này chị nhận ra vật chất quyết định khá nhiều thứ ở đời, kể cả tình thương. Nhưng chẳng lẽ, cứ như thế. Một vài ngày tới, thậm chí tháng này chị chẳng lấy đâu ra tiền. Thử một lần đi tay không. Chị mở cánh cửa chính, mất một hồi rất lâu vì trước đó chị khóa chặt nó không muốn ai vào nhà. Chạy xe mất hơn năm phút chị đã đứng trước bàn thờ mẹ, chị đã khóc khi thấy những bông cúc tàn rớt xuống trên bàn.


[Image: canhco.jpg]


Vẫn tựa cửa nhìn ra cánh đồng trước ngôi nhà mẹ. Chị nhớ rất rõ, khu vườn ngày xưa mẹ hay quét lá, cánh đồng có những con bò gặm cỏ, lũ trẻ tranh nhau mùn dế cuối mùa. Chính ở đó ghi lại nhiều ký ức lúc chị còn trẻ con. Đa số là tấm ruộng, mẹ cùng làm cỏ với mấy chị em gái trong nhà. Không biết khi nào có thể gặp lại được mẹ, chị thoáng nghĩ đến. Có phép nhiệm mầu nào không, nếu có, chị sẵn sàng đánh đổi. Ước mơ rất xa xăm, nhưng biết đâu có thể. Người ta nói, có duyên gặp lại. Và chị nghĩ rằng chị và mẹ chị có duyên. Chí ít trong mối tương quan, hai người cùng cầm tinh một con vật, chỉ cách nhau ba giáp. Những người cùng tuổi thường cảm nhận tốt về nhau và thường hiểu nhau hơn. Suy nghĩ ấy khiến chị khóc thêm lần nữa. Ngôi nhà trống không, em trai chị đi làm, mấy đứa cháu đến trường nhưng nhà vẫn để cửa, lỡ mẹ có về không có đường vô.

Mưa lăn phăn ướt trên từng ngọn lá. Chị sửa soạn ra về thì trời mưa to. Lục trong thùng giấy cũ có chiếc áo mưa màu tím. Chị biết chắc đó là chiếc áo mưa của mẹ chị. Chiếc áo dài tầm mét rưỡi, cứ mưa là chị nhớ dáng mẹ thấp thỏm đi về, tay xách làn mang thức ăn cho cả đàn con háu ăn. Những lúc đó chị thấy mẹ rất vui. Cảm giác hạnh phúc của người mẹ khi nhìn những đứa con ăn khen ngon tíu tít. Đứng nhìn lên bàn thờ rồi chị mỉm cười. Có thể, đây cũng là duyên phận. Khi chiếc áo mưa để gần hai năm vẫn còn thơm mùi mồ hôi mẹ và nó được tìm thấy ngay trong một chiều mưa. Chị đưa tay vuốt lên tấm hình mẹ, nỗi nhớ vỡ òa, chị thì thầm, mẹ ơi, con đã có thai.

Chị có đời chồng dang dở, thêm một người chồng hờ hững nên đứa con gần tháng tuổi nằm trong bụng khiến chị đắn đo. Chị nhớ câu nói của anh, chuyện đó dễ giải quyết mà. Nhanh, nhẹ và như chuyện quyết định không liên quan đến sinh mệnh con người. Cơ bản thế, chị thấy khinh ghét và sự tổn thương cộng với lo lắng khiến chị cũng trù trừ. Có để đứa con này hay không? Đẻ lấy gì nuôi. Chị thức trắng mấy đêm, rồi đếm, mẹ chị đẻ hơn chục người con, chị là đứa thứ mười hai. Sao mẹ có thể giỏi đến vậy. Điều này khiến chị suy nghĩ, và cuộc sống hiện đại khiến chị trù trừ. Chẳng biết phải làm sao. Chị điện thoại cho em trai mình, nó là đứa có thể giải quyết cho chị một con đường khi chị gặp khó khăn. Em trai chị bảo, con cái không trù trừ, có duyên hai người mới tìm được nhau. Đừng có làm điều dại dột…

Đêm rằm, trăng trôi trên bầu trời. Có thể nhìn thấy những đám mây trắng mênh mang trên trời đông xanh biếc. Một đêm rất hiếm hoi, chị ngồi nhìn trăng. Chẳng biết có mẹ ở trên ấy không, chị nghe người ta bảo, người chết về trời. Ngồi nhìn mỏi mắt rồi cuối cùng chị cũng bắt gặp hình ảnh thân quen của mẹ trên bầu trời đầy trăng. Không hiểu sao, chị thấy mẹ buồn. Nụ cười lúng liếng ngày xưa không còn nữa. Hình ảnh đó lướt ngang và chị chỉ kịp với tay thì đứa con gái ba tuổi kêu chị vào ngủ. Con trai chị, nó hơn hai mươi, tối nào cũng qua nhà hàng xóm đợi con bé lên lớp mười hai rồi sau đó bỏ học. Và một hôn lễ diễn ra. Chẳng biết hạnh phúc hay khổ đau. Tạm thời trước mắt chị thấy hai đứa thương nhau lắm, mặc dù chúng không hợp tuổi.

Băng ca, một vài dụng cụ inox kêu loảng xoảng. Chị nhắm nghiền mắt. Hai tay run bần bật. Chị có suy nghĩ lại không? Cô y tá hỏi. Chị không trả lời. Không nghĩ đến mình, chị hỏi cô y tá.

- Cô làm bao nhiêu trường hợp rồi.
- Không nhớ, mà điều đó có ý nghĩa gì với chị.
- Sao cô ác thế.
- Tôi không biết. Có thể kiếp sau tôi sẽ chẳng tìm cho mình được một người mẹ.

Một cơn đau như rút, chị lặng người đi. Giờ đó chị bắt đầu dấy lên sự tội lỗi. Nhìn chiếc bóng đèn trắng xóa, nước mắt chị chảy. Mẹ xin lỗi con. Trong giờ đó chị thấy đứa bé mỉm cười, nụ cười của mẹ chị. Chị thảng thốt ngồi chồm dậy.

- Cô làm rồi ư.
- Xong rồi.
- Sao cô không hỏi tôi thêm lần nữa.
- Tôi không biết, đứa bé và chị đã lỡ duyên.
- Nếu đứa bé, là mẹ tôi thì sao?
- Tôi không biết, tôi không phải là thầy tướng số.

Đêm rằm, không có trăng. Bầu trời đen kịt, chỉ có đốm lửa từ cây nhang hiện lên một chấm đỏ. Có nhiều điều không thể trở lại để thực hiện nó, chị lẩm nhẩm lời cầu xin tha thứ. Những đêm rằm như thế cứ trôi đi, chị chờ trăng, không thấy. Trời cũng chẳng mưa, trăng bỏ đi từ ngày đó. Chị hay mơ về mẹ chị, đoạn hai giờ sáng. Mẹ đi, mắt ngước lên trời, kiểu sợ cúi xuống nước mắt sẽ rơi.

Cuối mùa thu năm sau, trăng tròn xuất hiện. Chị nhìn trời, lòng nhẹ nhõm hẳn lên. Người chồng hờ muốn đặt vào người chị những tình yêu, chị từ chối. Cảm giác về đàn ông trong chị đã mất. Khi nghĩ về một bào thai khác sẽ hình thành khiến chị run rẩy. Chị bảo với anh, đừng trở về nhà chị, hoặc giả anh có về thì nói để chị còn ra đi.

Từ sau anh không đến nhà, đứa con trai riêng của chị lấy vợ anh cũng không tới. Con gái anh lấy chồng cũng không. Giờ nhà vắng, chị ở một mình. Thi thoảng con chị về nhà, rồi nó đi làm ăn xa. Chị nuôi một đàn gà để chăm cho đỡ buồn. Chúng phát triển nhanh về số lượng. Nhìn đàn gà con tíu tít bên mẹ, chị lại mủi lòng nghĩ về đứa bé. Gạt nước mắt, biết bao nhiêu lời xin lỗi. Chỉ là đơn phương, đứa trẻ thoát ra từ bụng chị giờ có thể là con của một người đàn bà khác, hoặc nó phải chờ thêm vài chục năm nữa để tìm cho mình một người mẹ. Chị thở dài nhìn cánh đồng. Bất cứ mùa nào trong năm thì cánh đồng đều tạo nên sự trống trải vô cùng tận. Chiều, chị xếp một ít áo quần trở về nhà mẹ đẻ. Chị nói với đứa em trai, chị sẽ ở lại đây vài ngày.

Những đêm trắng mùa thu, chị không ngủ được. Điệu nhạc trong ngôi nhà này mấy chục năm không thay đổi. Đó là những bài hát được ghi vào thẻ nhớ của mẹ chị. Em trai chị giờ cũng đã già. Nếu ngồi cạnh chị ắt nó sẽ già hơn. Đôi lần chị tự hỏi, nó chẳng đáng tội gì sao tóc bạc trắng như thế. Rồi chị lại nghĩ, có lẽ có, nhưng chị không biết. Hoặc sự yêu thương của nó đối với mẹ cũng làm nên tội với lòng mình, với tuổi xuân của nó. Những ngày ở đây, chị chăm sóc những khóm hồng, của mẹ chị trồng và đứa em dâu nhân giống từ đó. Cả khu vườn hoa hồng, giống hoa cũ xưa, mòn ký ức về mẹ. Đứa em trai thỉnh thoảng cười buồn, có lần hỏi chị. Không biết giờ mẹ ở đâu, không biết mẹ đã tìm được người để gửi duyên chưa… chị lặng im nhìn nó rồi nhìn trời. Không dám nói suy nghĩ thoáng qua trong đầu mình, về sự lỡ duyên.

Chị rủ em trai đi xem bói đầu năm. Nhà thầy tướng đông nghịt người, em trai lại đèo chị về. Đến giữa đường thì nó dừng xe hỏi.

- Sao chị không đợi?
- Nhiều người quen quá.
- Có sao đâu.
- Thôi về đi cậu, chiều hẵng sang.

Chiều muộn, chị sang nhà thầy tướng. Ngôi nhà vắng tênh, thầy nằm ốm ở giường. Sao có thể nhanh như thế. Mới hồi sáng thầy còn ngồi phán thân phận của mọi người. Như hiểu được sự thắc mắc, thầy nói:

- Có nhiều người còn chết trong nháy mắt, tôi ốm đã là may.
- Thưa thầy…
- Nếu chị để cái thai, nó sinh hợp tuổi chị. Mà người đó có duyên với chị, tìm quay quắt mới nhanh được như thế.
- Thầy…
- Chị cứ khóc, có thể đó là người đã từng yêu thương chị nhất cuộc đời mình…

Sau câu đó thầy tướng mất. Chị nắm lấy tay thầy mà khóc đến khi bàn tay nguội lạnh. Người làng đến đông, chị ra về, nước mắt vẫn nhòe mi. Họ đoán đủ thứ chuyện ở đời. Kể cả chuyện tình duyên của thầy. Nghe đồn thầy tướng từng yêu một cô gái nào đó nhưng hai người lỡ duyên, cô gái lấy chồng, thầy bỏ xứ đi.

Trăng cứ trôi mênh mang từ mùa này sang mùa khác. Cánh đồng hiện lên dưới trăng bằng cả một khoảng rộng lớn mênh mông đến không ngờ. Chị thường chốt cửa chính lúc sáu giờ tối và mở chúng lúc hai giờ sáng. Đó chỉ là một thói quen. Chị ít ngủ, giấc ngủ cứ nhập nhằng bằng những giấc mơ trở đi trở lại về một người đàn bà lang thang trên cánh đồng, một đứa bé thỉnh thoảng chới với cùng với người đàn bà. Ai là con chị, ai là mẹ chị. Cánh đồng cũng chắp vá vào giấc mơ, bằng những cánh cò lệch lạc, bay chao nghiêng rồi rớt tõm xuống đám cỏ xanh, lúc chị giật thót mình tỉnh giấc...


Truyện ngắn của Hoàng Hải Lâm
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#49
Thiền sư & đạo sĩ

GN - Thiền sư già và đạo sĩ trẻ cùng tu trên một quả đồi, tuy nước sông không phạm nước giếng nhưng mối quan hệ có vẻ chẳng mấy thật lòng. Với chút kiến thức có được, đạo sĩ thường hoạnh họe, luôn cố tình chơi khăm, bôi nhọ thiền sư giữa đám đông mỗi khi có dịp. Còn lão tăng thì luôn tỏ ra khiêm nhường và tôn trọng hậu bối, đặc biệt cẩn thận với tôn giáo bạn.


[Image: aminhhoa.jpg]


Dân chúng ở nơi đây cũng tự động hóa phân theo hai luồng tư tưởng, họ thường đả kích nhau để đề cao thầy mình. Điều này tạo hưng phấn cho vị đạo sĩ trẻ, nhưng lại là nỗi suy tư của thiền sư. Nhiều lúc sư muốn ra đi để trả lại sự bình yên cho địa phương dân chúng vì không muốn có sự mâu thuẫn, mất đoàn kết xảy ra. Mặc dầu là người đến trước, nhưng sư luôn cảm thấy có lỗi, mắc một món nợ với dân nơi đây. Những thân hữu, bà con dân làng thành khẩn nài nỉ lắm, sư mới chịu ở lại cùng dân, giúp dân tu tập.


Thời gian cứ trôi, cái tôi “khùng điên” to tướng của đạo sĩ ngày một nhân đôi, thiền sư thì ngày càng “cứng đạo” bởi những ma chướng cận lân.


Một hôm, nhà vua cho thỉnh hai vị cùng vào cung để xin ý kiến về bố cục trang trí cũng như phong thủy sắp đặt mọi thứ. Đạo sĩ hiên ngang thông báo tin vui đến với các tín đồ, ông ta bồn chồn muốn đi ngay và luôn nên cứ thôi thúc thiền sư nhanh chóng thu xếp đồ đạc để cùng lên đường. Trong khi đó, cũng được mời, nhưng sao thiền sư cứ bình chân như vại, không một chút suy tư dính trán, ngài vẫn cứ ung dung làm những thứ cần làm cho hôm nay và chả quan tâm gì đến chuyện ngày mai.


Nóng ruột để được vào cung yết kiến vua, đạo sĩ sang tận thảo am của vị thầy chùa già mà kêu toáng. Sau thời khóa công phu khuya, thiền sư điểm tâm nhẹ bằng củ khoai được bà lão dưới xóm cúng từ chiều qua. Mặc cho đạo sĩ cung ngâm oán khúc, hô sấm gọi mưa trước ngõ, thiền sư vẫn thế, từ từ mà xuống núi đúng giờ đã định, không chút vội vã. Thái độ đó khiến đạo sĩ vốn đã không mấy thiện ý với thiền sư lại càng thêm ghét hận.

Trên đường đi, đạo sĩ luôn chọc tức thiền sư dù không được đáp lại dẫu chỉ cái tằng hắng. Đạo sĩ nghĩ thầm:


- Với kiến thức của ta thì hỏi trên thiên văn, vấn dưới địa lý đều là chuyện nhỏ, vả lại phong thủy tướng số chả phải là món chuyên của ta hay sao. Hoàng thượng chắc có ý tốt với ta nên mới cố ý mời thêm ông lão thầy chùa đi xem, đến đó rồi thì ai hiền ai ngu tự khắc biết, ta sẽ cho ông ta không còn chỗ nào trốn núp.


Đạo sĩ cứ hỷ hoan với dòng suy nghĩ đi trước của mình.


Mặc cho đang đi với ai, đi làm việc gì, vị thiền sư đều rất thận trọng, ngài khoan thai, hình như đi chỉ để mà đi. Hành trang của ngài là bộ y rách với thêm một túi hạt giống hoa cúc vàng trên núi. Đi đến đâu, ngài cũng làm sạch đẹp con đường mình vừa qua, vừa đi vừa rải những hạt giống dọc ven đường.


Đạo sĩ nghĩ đến việc làm hài lòng vua, khi được thánh thượng ban lộc rồi thì dân chúng sẽ tự động theo mình, cứ thế mà thái độ kiêu ngạo với mọi người. Về phần thiền sư, ngài quan niệm chủ đạo vẫn lấy dân làm gốc, quan thì nhất thời còn dân thì vạn đại, quan cũng là dân, sống là sống với dân, không tách dân ra được. Tâm niệm như thế mà đến đâu, ngài cũng được dân chúng kính mến.


Cuối cùng, hai vị cũng vào đến cung với sự đón tiếp niềm nở, kính trọng của vua cùng bá quan văn võ. Sau mọi thứ chào hỏi, bố trí chỗ ăn ở đặc biệt cho hai vị thượng khách, nhà vua đi vào vấn đề chính. Vua dẫn hai vị đi đến những chỗ đang băn khoăn, cần sự giúp đỡ để xin hảo kiến của hai vị tôn đức. Ở đây toàn chứa những thứ hảo hạng nhất trên đời mà người bình thường chắc chắn sẽ không bao giờ nghĩ đến được, vượt khỏi ngưỡng suy nghĩ của thường dân.


Thấy đức vua khiêm tốn quá mức, đạo sĩ ta bắt đầu lên mặt, ra vẻ có giá, tự nghĩ tất cả quần thần trong nước ngoài ta thì không ai có cửa để làm ổn chuyện này. Ông ta khoác lác, phô trương tài nghệ của mình, chỉ trỏ dựng cái này ở bên này, đẩy cái kia vào góc kia,… mấy chốc mà mọi thứ như muốn đảo hết cả lên.


Trong khi đó, vị thiền sư lặng lẽ một mình đi khắp các phòng ốc, ngài phát hiện ra ở đây cũng có chứa đựng rất nhiều thứ hữu ích, bổ túc cho kiến thức lâu nay còn thiếu hụt. Thay vì phải căng não để tìm cái chưa hoàn hảo để thay đổi như vị đạo sĩ kia thì thầy sống cuộc sống thư thái không khác chi mấy ở thảo am của mình.


Sau một tuần vào cung, hai vị cũng hài lòng với công việc đóng góp của mình. Xong thì biết bao giờ cho xong, nhưng hiện tại như thế là coi như ổn định. Hai vị đều được vua quan tâm hết mức, tấm tắc khen ngợi và chuẩn bị phần quà khủng để hậu tạ. Đạo sĩ vểnh mặt lên trời hầu muốn vùi chôn thành quả không đáng bao của thiền sư, mặc cho lão tăng vỗ tay hết lời khen ngợi tài nghệ của ông ta.


Quần thần có mặt rất đông, dân chúng cũng thế, họ chờ đợi lời bình của đấng thiên hạ chi nhất. Phần lớn cho rằng đạo sĩ là người đáng được tôn kính bởi tài năng và sự nhiệt huyết.


Vua rằng:


- Thực ra quả nhân cho triệu thỉnh hai vị vào cung không phải để giúp trẫm bài trí lại mọi thứ, ta chỉ muốn thân cận vị thiện tri thức, bậc trưởng lão mà thôi. Bố cục trong không gian này là do tiên đế để lại, ta không muốn đụng chạm và thay đổi chúng đi bởi sự kính trọng đối với tiền nhân. Suy cho cùng thì nó có lộn xộn hay không là do tâm của chúng ta, người lộn xộn trong tâm thì sẽ cố gắng sắp xếp lại các thứ bên ngoài cho phù hợp. Nhưng làm sao có sự chính xác tuyệt đối trong khi cái nhìn của mỗi người là khác nhau và luôn tương đối.


Sao cứ lăng xăng chạy đua với nhân thế, trong khi “tu” là việc chính của người tu cơ mà. Ngoài tu sửa mình ra thì mọi thứ còn lại ngoài thân đều không nhất thiết phải sửa, đừng tác động lên cái gọi là tự nhiên đó dù tốt hay xấu, bởi tốt xấu là việc của thợ.


Trẫm nghe hai vị đều có danh tiếng, đều là bậc thầy lãnh đạo tinh thần của nhân dân nên muốn mời chư vị vào để học hỏi cách an tâm cho quần chúng. Và rồi trẫm hiểu được việc an dân thì trước tiên phải an nơi bản thân mình trước, nếu chưa có nội lực bình an thì làm sao cho người khác an được. Đây há chẳng phải là “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” hay sao.


Khi có trong mình công phu thâm hậu thì đi đến đâu cũng thấy an lạc, trẫm không học nhiều nhưng biết đó là câu “tùy sở trú xứ thường an lạc” mà trong nhà Phật thường nhắc đến.


Không biết hai vị tu hành ở bổn xứ có an nhiên, nhưng khi vào đây thì đã trả lời với thanh thiên là một an và một không an.


Sống thực với bản thân mình là điều quan trọng, bởi vì sống là sống cho ta chứ không phải vì ai, cho một ai. Vậy cho nên, tội gì mà vì một ai đó, thế lực nào đó mà làm thay đổi cái lý tưởng sống, cái niềm vui sống của chính mình. Đánh mất chính mình là sự mất mát lớn nhất trong cuộc đời, là thứ mà mất đi rồi thì rất khó tìm lại được.


Vua ho lớn một tiếng và hỏi giữa quần thần:


- Là nhà lãnh đạo, nếu không từ dân mà lên thì từ đâu mà chui ra?

- Là nhà lãnh đạo mà không sống với dân, do dân và vì dân thì sống với ai?


Tất cả im lặng như tờ, không một tiếng thở mạnh.


Vua nghiêm nghị phê bình đạo sĩ rồi quay về phía thiền sư làm lễ sát đất và đứng lên tuyên bố:


- Đây là thầy của ta, là quốc sư.


Chỉ có con người bình an tuyệt vời này mới giúp ta an hòa lòng dân, là người vô sự giữa cuộc đời, đã làm tất cả những việc cần làm.

Truyện ngắn của Tuệ Quang Minh Đăng

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#50
Kỷ vật

GN - Kỷ vật chắc phải là một thứ gì đó ghê gớm lắm, nếu không đẹp thần kỳ thì chí ít cũng phải nguyên vẹn tròn trịa chứ. Không hẳn, như trong câu chuyện này, kỷ vật là chiếc vòng kiềng đeo cổ bằng vàng bị gãy.


Chiếc vòng kiềng xuất hiện trong một đám cưới làng quê cách đây hai mươi năm. Người đến dự trầm trồ khi mẹ chồng năm mươi tuổi bật nắp hộp xốp bọc nhung màu đỏ tía, lấy chiếc vòng đeo vào cổ cô con dâu. Chỉ trong tích tắc, cái vòng gãy đôi.


[Image: vongkieng.jpg]
Ảnh minh họa


Bà kể lại một cách ráo hoảnh về giây phút trao quà cưới ấy, ngữ điệu bình thường nhạt nhòa của một người đứt hơi. Có lẽ vì ngay cái tích tắc ấy bà đã chết, theo một nghĩa nào đó. Mấy trăm cặp mắt trong tiệc cưới đã vày vò một phụ nữ năm mươi trên sân khấu. Có chừng đó việc mà làm không xong, huống chi sống kiếp đời với dâu con. 


Đám cưới to nhất vùng hóa thành cái đám thừa mứa, vô duyên. Không có những gã đàn ông loạng choạng rớt bờ chúi bụi, họ nhạt mồm nhạt miệng ra về. Chỉ còn ba người say: ba mẹ chú rể và chú rể.


Ông già năm mươi tuổi, một tay đào vàng bụi bặm, trước đấy hai ngày quyết tâm từ giã núi rừng, gom một cú vét cuối cùng thổi được cái vòng kiềng làm quà cưới con trai, giờ cũng sõng soài trên thềm hiên. Chú rể nhận những ly rượu chúc mừng, hay chia buồn tiếc nuối, không kịp bắt tay tiễn bạn đã úp mặt xuống bàn. Bà năm mươi cả đời không đụng giọt rượu, giờ chỉ chuốc dăm chén lảo đảo rớt xuống giường nặng trịch.


Chỉ cô dâu không say, cô bần thần ngồi góc nhà, ngỡ đám đông đưa dâu không tới được nhà trai mà ào tới chỗ tòa án, có hai người gật đầu đồng ý tự nguyện ly hôn. Nhẹ nhàng êm ái vì không có tài sản gì nhiều. À, đúng ra là có một cái vòng gãy đôi có thể chia rất dễ. Nhưng cái vòng đó thất lạc đâu rồi không ai nhớ ra nên coi như khỏi chia. Hay cô dâu tưởng tượng cái đám rước linh đình đi qua nghĩa trang thì mắc kẹt, một người chết trẻ nằm trong quan tài, một người trẻ khác là vợ hoặc chồng bần thần gục xuống. Gãy gọn một tiếng kêu như chiếc đòn gánh bị đứt giữa đường.


Chính xác hai cảnh tượng này cô thấp thoáng thấy được trong mắt những người đi dự đám cưới. Gãy kiềng, rơi nhẫn, tuột khuyên / trắng tang đứt gánh, chia riêng nẻo đường. Giá mà uống được, thì cô cũng gắng nuốt những chén cay cho đến say.


Sáng hôm sau, những người say đã tỉnh, chợt thấy mình cần phải bù đắp cho một người mới có mặt trong gia đình này. Ông nói dậy đi bây, cũng phải sống đường hoàng tử tế cho người ta biết.


Bà chứng minh tình thương bù đắp của mình đầu tiên bằng cách trút tất cả phong bì mừng cưới vào một cái túi mang vào cho con dâu. Mẹ cho cả, để dành vốn làm ăn.


Cô dâu ước chừng cái túi tiền có thể làm được chục cái vòng kiềng khác. Nhưng chục cái vòng vẹn nguyên sau đám cưới không giá trị bằng một cái vòng lúc ra mắt tiệc tùng. Tại vì chục cái vòng đó không được sự chứng kiến của người đời. Bao nhiêu cái đám hỷ người ta gắng sắm vàng bạc chỉ để chưng diện trên sân khấu cho họ hàng đôi bên, cho bạn bè đôi lứa trầm trồ. Cô bẽ bàng, tiền không mua được danh dự, không mua được điều tiếng thiên hạ.


Ngôi nhà rộng thênh, bốn người ở thoải mái. Thế mà có cảm giác mọi sự chuyển động đều dè dặt, mọi chuyện đi đứng đều có chút khép nép co mình lại. Sợ những va chạm có thể làm sứt một góc tường, nứt một cái chậu nhựa, vỡ một cái bình sứ.


Kiêng dè đến mấy cũng có lúc sơ sểnh. Lần chị pha ấm trà cho bố chồng, vụng tay tuột cả ấm xuống nền nhà. Mẹ chồng luống cuống chạy vào vội vàng gom những mảnh sành như kiểu chính bà là người làm vỡ. Cái ấm này ông rất quý, phải nhờ một người quen mang từ bên Tàu về.


Thôi vỡ rồi thì mua lại cái khác, ông nói không chút tiếc nuối, đồ vật nó cũng đến lúc mỏi mệt rệu rã, can hại chi phải bận tâm.


Anh giã nát mấy lá khoai lang non đắp vào tay vợ cho đỡ phỏng, xuýt xoa an ủi chắc chỉ bị nhẹ thôi, từ nay những thứ nóng và nặng cứ để anh làm.


Dâu mới về nhà, việc bếp núc đúng ra phải kham tất, nhưng bà đã giành hết. Mẹ làm quen rồi, con cứ ngủ cho đủ giấc. Đi chợ cũng chỉ mình mẹ chồng. Chị chạy theo xin đi cùng. Bà bảo dâu mới về làng ra chợ người ta nhòm ngó, không hay.


Một tháng sau ngày cưới, người ta chắc chưa quên cảnh bà mẹ vụng về trên sân khấu. Đời lạ lắm, cái cầu bắc qua sông bị gãy xôn xao ba bữa hết chuyện, cái đập nước mới xây xong đã nứt toác TV phản ánh một hai lượt rồi thôi. Người ta không nhớ qua được ngày thứ tư. Thế nhưng cái đám cưới miệt quê xứ này thì nhớ dai, ăn món gì ngon dở ra sao được bàn tán cả tháng trời. Vàng cho bao nhiêu khâu bao nhiêu lượng khách ước tính được hết. Ít thì bị gièm pha túng bấn, nhiều bị chê cười khoe mẽ. Và chuyện bất trắc trong đám cưới thì khó nguôi được trong một năm, nhiều năm sau.


Chị bảo với chồng nhà mình ai cũng như đang đóng phim, cứ diễn diễn thế nào ấy.


Chồng cười, sướng nhất em rồi, được mẹ chồng cưng như nâng trứng. Câu nói của chồng khiến chị bật cười theo. Chính anh cũng vừa nói như lời thoại trên truyền hình.


Một năm sau ngày cưới, chị sinh thằng cu kháu khỉnh. Bà tỉa cành dâu làm chuỗi cườm cho thằng cu đeo tránh gió. Bà mua len đan áo ấm mũ đông.


Chị khen mẹ khéo tay quá. Mấy cái việc nữ công bà đâu có tệ, ngon nữa là đằng khác, không hiểu sao cái lần đó trao kiềng bà sơ ý thế thôi. Ngắm thằng cháu xinh xắn, bà mừng. Ít ra tới lúc này chưa có chuyện gì hệ trọng xảy ra với con trai con dâu.


Vợ chồng trẻ đôi khi cũng xích mích to tiếng qua lại. Bà xông vào can ngăn, khuyên bên này dỗ bên kia. Hai đứa đánh mẹ đi cho đỡ tức. Bà hét lên, cứ như chính bà là nguyên nhân gây ra chuyện. Bà lại nghĩ dại, có khi nào vì một lần căng thẳng nào đó mà xảy ra chuyện tan đàn xẻ đám. Nghĩ như vậy, bà thấy hiện lên hình ảnh chiếc vòng bất trắc ngày đám cưới. Lúc đó, người ta sẽ thỏa mãn cái sự nghi ngờ bấy lâu, rằng dân gian bày chuyện cũng có căn cơ, sự trời sắp đặt có báo hiệu hết, đừng đùa.


Tới tối vợ chồng đã làm lành được với nhau, đã cười nói hú hí trong buồng còn bà vẫn day dứt. Ông động viên bà, vợ chồng trẻ nông nổi là chuyện thường tình, bà với tui hồi xưa cũng thế thôi. Đến lúc nào thì hết. Có lẽ tới khi ra ở riêng.


Ông bà mua đám đất trong làng, ngay mặt tiền đường liên xã. Gom hết mấy thứ vàng dành dụm xây cho vợ chồng trẻ một cái nhà cấp bốn kiên cố, lợp ngói đỏ ngon lành, cũng nhứt xóm. Ông yên tâm từ nay vợ chồng con sẽ hết cãi cọ, hoặc nếu có to tiếng qua lại thì bà cũng không nghe thấy, đỡ nặng lòng.


Nhưng bà thính, rất thính. Buổi tối nghe tiếng chó sủa bên xóm, chạy qua y chang cảnh con trai say rượu, con dâu nằm úp mặt khóc. Xoong nồi chén bát chỏng chơ trước sân. Mình bà dọn dẹp cất đặt. Cái chén cái dĩa vỡ hoặc sứt mẻ thì gom vứt ngay, nhất quyết không để dấu vết đổ vỡ trước nhà. Chỗ này mặt tiền gần đường sát ngõ, người làng qua về thấy cảnh sẽ đặt điều không hay. Dọn xong bà lủi thủi đi về. Đứng ở đấy chướng mắt, chúng nó vùng dậy ẩu đả lại như chơi. 


Bà nhiều lúc thấy lòng mình rất mỏng, chỉ một chút xao động nhỏ cũng có thể quặn run lên. Chẳng hạn có hôm sang nhà con, nghe dâu bảo anh ấy đi nhậu chưa về. Bà ngồi chờ, ruột gan nóng bừng theo từng nhịp đồng hồ. Bà tưởng tượng ra cảnh thằng con say trúng gió nằm thẳng cẳng đâu đó. Hoặc con trai chạy xe máy loạng choạng đâm vào cột điện nứt đầu.


Bà hỏi con dâu dạo này nó có hay say xỉn không. Con dâu đáp vẫn nhậu đều, anh đi làm mối quan hệ này nọ, kiêng sao được. Tới khi thấy con trai về tận nhà, bà mới yên tâm. Qua được một lần sốt ruột.


Ông bảo chúng nó đã ở riêng, bà ra đấy làm gì để chuốc lo vào thân thêm khổ. Nhưng thói quen khiến bà ngày nào cũng phải ghé qua nhà con ít nhất một lần. Có khi nửa đêm, chỉ cần nghe chộn rộn tiếng chó cắn nhau đầu ngõ, bà lủi thủi mò đi coi. Chẳng có chuyện gì ngoài mấy con chó ngứa răng.


Bà hỏi ông hồi đó ông có chắc là thầy bói bảo chúng nó hợp tuổi không. Ông ngẫm nghĩ một lúc bảo hình như ông thầy nói không xung không khắc, ở với nhau được.


Thôi chết rồi, ông thầy nói lưng chừng thế chắc là không hợp tuổi rồi.


Không tin thì bà tự đi mà coi, ông đáp.


Và bà đi thật, mình bà đi bộ chục cây số để gặp ông thầy bói nghe nói coi duyên số hay. Ông thầy bấm đốt ngón tay nhẩm tính bảo hai tuổi đó bình thường.


Bình thường là sao, sống với nhau được chừng nào.


Cũng tùy cơ duyên, tốt lành trăm năm, xui xẻo thì chục, mười lăm năm cũng có. À, mà để coi, hai đứa này trúc trắc kể từ hồi nạp lễ nhận dâu, đúng không.


Bà gật đầu, lạnh cả sống lưng. Thầy tiếp, vậy thì hay hục hặc nhau.


Bà kể hết chuyện cái vòng kiềng, xin thầy chỉ cách hóa giải giúp.


Thầy phán muốn thoát tai ương, phải làm cái lễ cắt đứt quan hệ mẹ con. Ông thầy vẽ lên giấy một cái bùa đưa bà đem về nhà, đợi đúng ngày giờ năm xưa bà sinh thằng con thì đốt cái bùa đó đi.


Sau lần ấy bà chuyển cách xưng hô. Bà xưng tôi, gọi con trai là anh, gọi con dâu là chị. Khách sáo như những người xa lạ. Bà cũng không còn qua về thường xuyên nhà con trai nữa. May có thằng cháu nội năm tuổi ngày nào cũng tới chơi với bà nội. Thằng cu thành kênh kết nối thông tin từ bên nhà về cho bà.


Lâu lâu không thấy mẹ sang chơi, vợ chồng anh chị qua nhà lại bị mẹ làm mặt lạnh nhạt như không quen biết, hỏi bâng quơ một hai câu.


Chị nói với chồng dạo này hình như mẹ bị bệnh trầm cảm. Chồng bảo có thể là bệnh tuổi già của người hay bận tâm. Những người đó họ mất cả đời lo lắng, nên về già được thảnh thơi bỏ qua mọi chuyện. Cũng đúng.


***


Khi bà nội mất, ông nội lấy cái hộp màu đỏ đưa cho tôi, bảo nửa đời bà đau đầu và suy sụp vì cái này đây. Tới khi ông nội thanh thản qua đời, tôi mới đem cái vòng kiềng đi nhờ người bạn làm nghề kim hoàn hàn lại cho nguyên.


Anh bạn cười bảo cái này hàn lại dễ ợt, nhưng là vàng giả mày ơi, vàng thật năm chỉ nó chắc chắn chứ đâu có gãy dễ như vậy. Người thợ kim hoàn mà nội tôi thuê thổi kiềng ngày đó đã tráo trở.


Tôi định đem chuyện này kể cho mẹ biết, để mẹ sẻ chia với sự bất trắc của bà nội hai chục năm về trước. Nhưng nghĩ lại nói ra chỉ làm mẹ thêm một lần nghĩ ngợi. Những thứ giả dối hành hạ người ta như thế là quá nhiều rồi.


Tôi bảo bạn kệ, cứ hàn đi, tuy biết vết thương quá khứ làm gì cũng không lành được nữa.

Truyện ngắn của Hoàng Công Danh
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#51
Chiếc váy dưới đáy hòm

GN - Tiếng gõ mõ, mùi nhang thơm thoang thoảng, có cả mùi của giấy đốt, mùi nhựa khét lẹt, mùi vải cháy cùng lúc trộn vào nhau bay lên.


[Image: khoinhang.jpg]


Hôm nay Vấn làm lễ cúng bốn chín ngày cho vợ. Trong nhà mọi nghi lễ đã xong xuôi, ông thầy cúng nhắc Vấn đem tiền vàng ra hóa, ông còn dặn thêm khi sống vợ Vấn có gì thì cũng đem hết ra hóa cùng. Vấn nhớ ra cái hòm tôn mà vợ gã vẫn hay dùng để cất mấy thứ lặt vặt và đồ cá nhân của phụ nữ. Mở nắp hòm, gã thấy hơi tò mò. Thật ra, bấy nhiêu năm chung sống, gã cũng không mấy quan tâm đến chiếc hòm vì nghĩ chắc cũng chẳng có gì quan trọng. Mà đúng, chả có gì thật: Này là lược, này là quyển sổ ghi linh tinh, này là chiếc khăn quàng cổ, này là...

Vấn giật mình khi thấy ở đáy hòm có cái gì đó được gói khá kỹ trong túi ni-lông màu đỏ. Gã tò mò giở ra xem, đó là một chiếc váy hoa màu tím vẫn còn mới nguyên. Gã ngơ ra một lúc, vẻ nghĩ ngợi, rồi gã nấc lên, hai tay cầm chặt chiếc váy, vỗ thùm thụp vào ngực mình, nghẹn ngào. Bất ngờ Vấn khóc rống lên, tiếng khóc của một người đàn ông dễ làm cho người ta thấy cảm động. Nhưng tất cả những người có mặt vẫn không biết lý do gì mà gã lại có hành động lạ thường như thế khi nhìn thấy chiếc váy hoa.




***



Phấn trắng trẻo và xinh gái nhất xóm, ai cũng khen. Chẳng biết có phải do cái tên mẹ đặt cho hay không mà Phấn trắng thế. Có người bảo ai được bà mụ yêu thì bà nặn ra xinh đẹp da trắng, má hồng, duyên dáng… Chẳng ai kiểm chứng được điều đó cả. Nhưng đám trai làng rập rình trước ngõ nhà Phấn mỗi đêm là có thật, đám trai làm lũ chó nhà Phấn sủa ầm lên hết đợt này qua đợt khác. Đám trai trai ấy ganh nhau, gầm ghè nhau, cốt để có cơ hội được tiếp cận Phấn.

Vấn cũng như đám trai làng, Vấn mê Phấn lắm. Đêm nào Vấn cũng thập thò trước ngõ nhà Phấn, nhưng chẳng mấy khi có cơ hội thể hiện gì với người đẹp. Đám trai làng đông quá, họ hàng đêm ngồi như thách thức nhau ở nhà Phấn, họ hầu như quên đi cái mục đích chính là làm sao giành được cảm tình của Phấn rồi, thành thử càng ngày Phấn càng thấy mệt mỏi.

Vấn đã có cơ hội chạm vào đôi mắt của Phấn. Đó là lần đi vét ngòi ở ngoài đồng, người làng đi đông lắm, người xúc bùn, người chuyển lên đắp bờ ngòi. Vấn vốn hay nói, những câu chuyện có duyên và hài hước làm người làng cười lên từng đợt khoan khoái. Vấn thường liếc qua phía Phấn, nhưng hình như cô nàng không để ý mấy tới những câu chuyện mà chàng đang thao thao. Kỳ thực Phấn đã thấy bị lôi cuốn vì những câu chuyện mà Vấn kể, cô nàng lặng lẽ dõi theo và thầm cười duyên. Cô nàng đứng trên bờ đón những cục bùn mà người khác đưa lên và cần mẫn xếp vào bờ ngòi. Chợt Phấn chới với, lớp bùn non làm chân cô trượt đi. Phấn ngã. Một vòng tay rắn chắc đã ôm lấy ngang eo Phấn, cô vẫn kịp nhận ra đó là Vấn. Bốn mắt nhìn nhau, bối rối, ngỡ ngàng, xao động. Hai má Phấn đỏ bừng, đôi mắt đẹp to tròn nhìn Vấn chớp chớp. Vấn cứ đứng im, tay vẫn ôm ngang eo người đẹp, bên tai hai người là những tiếng cười, tiếng trêu đùa, gán ghép. Kể từ hôm ấy, hàng đêm hai người bắt đầu hò hẹn.

Rồi Phấn và Vấn cũng nên vợ nên chồng. Vấn yêu Phấn lắm, càng ngày Vấn càng thấy yêu vợ hơn. Vấn luôn lo lắng một ngày nào đó Phấn sẽ rời xa mình, nỗi lo sợ làm Vấn muốn cất giữ Phấn như một món đồ, cất thật kỹ, Phấn là của riêng Vấn, không ai khác ngoài Vấn. Những lời khen, những ánh mắt ngắm nhìn của người khác dành cho vợ làm Vấn thấy cuộn lên trong lòng như những hậm hực, buồn lo và cả sự nghi ngờ. Càng ngày Vấn càng khắt khe với vợ. Những sự khắt khe ấy đều bắt nguồn từ sự lo sợ những ánh mắt của đám đàn ông trong làng dành cho vợ mình. Đôi khi nghe thấy những lời trêu đùa của ai đó với Phấn là máu trong người Vấn lại sôi lên, đầu óc nóng như đốt lửa.

Thế rồi hôm đó Phấn sẽ phải đối mặt với những lời chất vấn, hằn học, gầm gừ của chồng. Càng ngày Phấn càng thấy mình mất tự do và bất an. Phấn đi đâu cũng phải e dè, giữ khoảng cách với đàn ông bởi chỉ một lời khen, một nụ cười thôi là về nhà Phấn lại phải đối mặt với những căn vặn vô lý. Phấn biết chồng rất yêu mình. Nhưng Phấn không tài nào lý giải được thứ tình yêu ấy. Có phải khi dành quá nhiều tình yêu cho một ai đó mà thành ra làm khổ người ấy, làm khổ chính mình không? Người ta bảo Vấn đã mắc bệnh ghen quá nặng rồi. Phấn thật sự cũng không biết sự ghen ấy nó lớn thế nào, nặng đến đâu nhưng thực sự có một sức nặng đang đè bẹp cuộc sống của Phấn. Thậm chí đi đâu mà mặc quần áo đẹp Phấn cũng không dám, thà chịu xấu mặt với người ngoài còn hơn bị Vấn săm soi.

Cuộc điện thoại từ Thu - đứa bạn thân làm Phấn thấy vui lên. Đã bao nhiêu năm rồi không gặp nhau kể từ ngày nó lên xe hoa theo chồng là người ngoại quốc. Nghe kể thì nó rất hạnh phúc, chồng tâm lý và chiều chuộng nó hết cỡ. Nghe giọng nó oang oang nói chuyện mà Phấn thấy thèm. Nhưng biết làm sao, mỗi người một hoàn cảnh không thể so bì. Chẳng còn mấy ngày nữa mà tới ngày họp lớp, ngày ấy hai đứa gặp nhau sẽ vui lắm.

Thu về, vừa bước vào nhà Phấn nó đã cười rộn lên. Nó nói tranh cả phần của Phấn. Hai đứa cứ thế ôn lại bao nhiêu chuyện quá khứ, nó kể cho Phấn những chuyện ở nước ngoài. Rồi Thu nhất định đưa Phấn sang thành phố để chơi và mua sắm.

- Mày chọn đi. Chọn mấy bộ quần áo cũng được, tao trả tiền cho. Đừng ngại. À, mai họp lớp bọn mình cùng mặc váy nhé - Thu tíu tít như một đứa trẻ.
Phấn rụt rè:

- Tao đã mặc thế bao giờ đâu.
- Thôi đi bà. Quê vừa vừa thôi.

Thực ra không phải Phấn không muốn mà là vì nếu có mua về Phấn cũng không dám mặc. Phấn sợ Vấn lại căn vặn như những lần trước. Mà càng ngày Vấn càng tỏ ra khó chịu. Những câu vặn hỏi, những lời đay nghiến của chồng như những gai nhọn cào vào trái tim vốn đã buồn phiền của Phấn. Mấy lần đi ăn cưới, những dịp hội phụ nữ thôn liên hoan thấy mấy chị em váy vóc, áo dài mà Phấn khát khao. Ở quê bây giờ chị em cũng biết ăn mặc lắm chứ không như ngày trước. Phấn cũng đã từng ước mình diện một chiếc váy đứng trước đám đông giống như mọi người. Phấn biết mình đẹp, mọi người khen Phấn đẹp và nói sao Phấn không ăn mặc diện một chút. Phấn chỉ cúi đầu không nói. Phấn không muốn vì điều không đâu mà tình cảm vợ chồng lại thành ra lạnh nhạt. Thực ra Phấn đã hy sinh những điều ước muốn, cho dù rất nhỏ như thế vì hạnh phúc gia đình.

Ngày họp lớp, Phấn đã xuất hiện với chiếc váy hoa màu tím trước sự trầm trồ của mọi người. Thu nhìn Phấn mà ngây người, tròn mắt. Lúc sau nó xuýt xoa khen Phấn đẹp. Mà đẹp thật, chiếc váy vừa vặn bó sát thân người lộ ra những điểm gợi cảm, màu tím càng tôn làn da của Phấn lên làm cho khuôn mặt như sáng lên. Thực ra Phấn đã định không mặc như thế này nhưng vì nể Thu, sợ nó giận nên Phấn quyết định mặc. Và Phấn cũng nghĩ thì cứ thử mặc đẹp một lần xem sao, đã lâu lắm rồi Phấn không có được cảm giác mình ăn diện. Phấn phải lựa lúc Vấn không có nhà mới dám mặc rồi vội vã phóng xe máy đi.




***



Một cánh tay chắc nịch nắm lấy tay Phấn rồi giật ra phía sau, Phấn chỉ kịp nhận ra có một người đàn ông đang lôi mình đi ra khỏi nhà hàng. Nhiều ánh mắt đổ dồn về phía hai người, Thu cũng bất ngờ vì điều vừa xảy ra. Cả mấy chục người bạn học đang ăn uống vui vẻ bỗng nhốn nháo lên vì chuyện của Phấn.

Phấn bị Vấn lôi đi, đôi bàn chân Phấn dường như chưa chạm mặt đất.

- Anh Vấn! Anh làm gì thế?

Vấn càng nắm chặt tay Phấn làm cổ tay đỏ lên và đau tức. Phấn cảm thấy hoang mang và xấu hổ trước những hành động của chồng mình. Phấn có thể nhìn thấy những mạch máu đang giần giật trên hai thái dương và cổ Vấn.

- Về nhà ngay! Đú đởn vừa vừa thôi - giọng Vấn nói như quát.
- Anh đừng nói thế - Phấn nói trong nước mắt.

Vấn đẩy Phấn ngã, gầm lên:
- Về nhà ngay! Không nói nhiều. Về!

Cuối cùng Phấn cũng phải răm rắp làm theo lời chồng, ngoan ngoãn như một đứa trẻ biết lỗi.




***



Phấn chết vì chứng bệnh ung thư vòm họng. Cái chết ấy khiến không ít người bất ngờ. Vấn không thể tin rằng vợ mình đã ra đi, sự thật ấy làm cho Vấn bàng hoàng. Cả đêm Vấn thức trắng bên quan tài vợ. Những ký ức hiện về mồn một làm cho lòng Vấn quặn xoắn nghẹn ngào. Nước mắt tuôn chảy vào tim xót xa, chát mặn.

Vấn cầm chiếc váy hoa rồi ôm chặt vào ngực mình. Hình ảnh về người vợ khi còn sống hiện về, những tiếng nấc làm cho đôi vai người đàn ông góa vợ rung lên liên hồi. Chiếc váy hoa màu tím được thả vào ngọn lửa, Vấn đứng đó nhìn trân trân cho đến khi mảnh vải cuối cùng bị lửa liếm sạch. Mắt Vấn nhòa đi, mọi vật xung quanh nhòa đi, chỉ còn lại hình ảnh chiếc váy và khuôn mặt Phấn chập chờn sau làn khói. Vấn khẽ gọi tên vợ rồi lại nấc lên từng hồi.


Truyện ngắn của Lê Minh Hải
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#52
Người của mây trời

GN - Chiều nay nhìn về núi Tượng, thấy mây trôi chậm hơn, ngôi chùa ở lưng chừng dốc mờ mờ khói tỏa, không rõ khói hương hay gió sương; lòng mình chợt trắng xóa một nỗi niềm nhớ thương không chỗ gửi.

Dẫu biết con đường đang đi rồi cũng sẽ đến một nơi, hoặc gặp lại những người xưa vội bước, hoặc chờ đợi một điều gì đó, như cuộc tạm nghỉ chân. Dù cố ủi an bằng ý niệm gì, thì mình vẫn thấy sự ra đi của mỗi người đều chất chứa một vết chân đột ngột.


[Image: aminhhoa.jpg]

Ảnh minh họa


Mười sáu tuổi, mình đến Ba Chúc lần đầu, cô Tư vẫn còn mạnh khỏe ngồi bên “ngôi nhà chung” của những người “vội bước”. Nhìn người đàn bà tốt tướng, gương mặt phúc hậu, ít ai nghĩ rằng đó là người duy nhất rơi lại từ nắm tay đầy của hung thần mang tên Chết. Người xóm nói, bữa gặp lại cô đi liêu xiêu từ cánh đồng Xác trở về, người ta hoảng loạn chạy như gặp ma. Bởi không ai nghĩ rằng còn có người sống sót trong đống xác người. Cũng không ai hình dung ra được rằng người đàn bà này có thể trở về sau hàng tá đạn bắn nát cả mặt núi.

Cô Tư về, tá túc vào những người sống sót để nuôi hy vọng tìm cho được xác chồng con. Suốt nhiều năm đi lật xác người trên đồng vắng hay ngách đá, cô vẫn không thôi nuôi hy vọng tìm được những người thân đã chết trước mặt mình. Những mẩu xương, những hình hài không nguyên vẹn được cô Tư cùng xóm đem về chất chung trong ngôi chùa bị đạn phá gần như tan nát. Lúc ấy cô vẫn tin rằng chồng con mình còn ở đâu đó với đất núi này, với làng quê Bảy Núi. Dù ở trong đống xương chung, hay ở bờ tre ngọn suối thì họ vẫn mãi ở lại đây. Vậy nên khi có người kêu, cô bỏ xứ này đi nơi khác đi, ở đây nhìn cảnh này chịu sao cho thấu. Nhưng cô biết đi đâu, người thân mình còn ở đây này, thì mình ở lại đây, đến chết cũng ở lại đây, với cô bác, chồng con...

Hai mươi tuổi, mình trở lại Ba Chúc lần nữa. Lúc này mình đã biết đằng sau những bức ảnh đen trắng còn có một màu đỏ của lửa và máu nữa. Đằng sau nụ cười đôn hậu của bà chủ quán nước bên nhà mồ, còn có một hố sâu thăm thẳm. Mình nhìn vào những hố mắt sâu của lớp sọ người, cảm giác như có ai đó ẩn nấp trong đó, nhìn mình với ánh nhìn tủi thân, rụt rè và ngần ngại. Chỉ ngồi nhìn, mình không dám hỏi cô Tư câu nào, vì nghĩ rằng bất cứ gợi nhắc gì cũng gây cho cô thêm một lần chết nữa…

Những năm sau, khi trí nhớ người đàn bà duy nhất sống sót ở tại chùa Phi Lai bắt đầu có dấu hiệu hóa khói sương mờ. Nhiều người muốn ghi lại câu chuyện do cô kể để làm tài liệu quý giá, nhỡ sau này không còn kịp nữa thì sao… Mình cũng từng nghĩ điều nhỡ ấy, nhưng nghĩ về hơi thở của cô. Hơi thở mà súng gươm lửa đạn cố bứt không đứt, hơi thở mà ký ức phủ men chua chát vẫn không lìa. Hơi thở ấy lẽ nào để thời gian lặng lẽ trôi qua, lặng lẽ bào mòn, mất đi, lặng lẽ…

Lần cuối cùng đến thăm, cô Tư không còn nhận ra người thân nữa. Những cơn ác mộng không còn cơ hội cấu xé người đàn bà mỗi khi mưa đêm rả rích. Chỉ duy nhất cảm giác lặng lẽ, cúi nhìn khi máy quay lia vào khóe mắt đã cạn khô từ hồi trí nhớ hóa khói bay bay của cô, làm mình không cầm chắc tay được máy. Mình thử hình dung một ngày cô Tư đi xa, thì những thước phim trong máy sẽ không là gì cả. Hơi thở của người, mình còn không nâng niu giữ được thì mấy thước phim ghi lại cảnh cô ngồi trầm tư, lạnh lẽo và không khóc trước hai mươi sáu bát nhang, có đem lại niềm an ủi cho những người quá vãng?

Sau lần đó, mình nghĩ nhiều về cuộc ra đi của cô Tư, khi biết mỗi lúc đã mỗi gần hơn. Thấy lòng mình sao mà ích kỷ, níu kéo hơi sống của một người chỉ bằng mơ ước cầu mong, có đủ hay không, có được hay không? Không biết những năm tháng cuối đời, những ngày trí nhớ hóa mây trắng bay thong dong, cô Tư có thấy mình đang sống cho mình hay không?

Chiều nay như bao buổi chiều khác, một người lớn tuổi lặng lẽ ra đi như bao cuộc về “đoàn tụ” diễn ra trong ngôi làng sơn cước nhỏ này. Tôi mở lại thước phim quay cô cách đây một năm. Cô Tư ngồi trên tấm phản, tay cố gượng không để té, hình như tay cô đang có một vết bỏng nho nhỏ. Hình như đêm qua, trong cơn tỉnh táo hiếm hoi, cô kéo bát nhang của con, lửa nhang rơi trên tay mà cô vẫn không hay biết. Lúc ấy người đàn bà nghĩ gì, và chúng tôi nghĩ gì khi chăm chú quay phút phim sắp trở thành tài liệu hiếm hoi, mà quên rằng trên tay cô mới in một vết bỏng, dẫu nhỏ...

Tản văn của Lê Quang Trạng
GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#53
Màu hạnh phúc



GN - Sáng nay có đi học không? Rảnh không? - Hôm nay tôi được nghỉ, nhưng rảnh hay không thì còn tùy. Nếu chị Hân rủ đi chợ thì tôi rảnh, còn đi chùa thì không. Vu lan đi chùa để nhận cái bông màu trắng cài lên áo, buồn lắm.


- Hả? Rảnh không? - Chị Hân lặp lại.


Tôi rề rà:


- Thì em được nghỉ, nhưng...


- Đừng nhưng nhị gì nữa. Dạy giùm chị bữa nay đi.


Tôi há miệng:


- Dạy? Em dạy? Em làm sao mà dạy học trò viết chữ nổi?


- Nói là dạy nhưng hôm nay không phải giảng bài chấm bài, hôm nay là môn định hướng.


- Nhưng...


- Chỉ là dắt bọn nhỏ đi chơi thôi, như chị vẫn thường kể cho em nghe đó.


- Trời ơi, chỉ nghe chị kể thôi mà em có thể trở thành cô giáo được sao?


Chị Hân bật cười:


- Hôm nay rằm, làm phước đi mà.


- Mà hôm nay chị đi đâu?


- Chị ở nhà nấu mấy món chay thắp nhang cho má.


Lý do này thì tôi nín thinh.


- Hay là em ở nhà nấu? - Chị Hân vừa nói vừa cười như đi guốc vào bụng tôi.


Nấu bữa cơm thường ngày thì tạm ổn chứ nấu món đặc biệt để bày bàn cúng thì chắc là tôi nấu xong thì... tự ăn hết luôn cho rồi!


*


Lớp học đặc biệt này chỉ có mười học trò. Và dù chỉ mười nhưng cũng ồn ào như mọi lớp học trên thế gian này khi vắng cô giáo. Tôi dừng lại ngay cửa.



[Image: rose-1711224_1280.jpg]
Thằng Khoa và bé Ly và bé Thùy đều mồ côi mẹ, mà vì thích được nghe chúc mừng hạnh phúc giống các bạn nên cả ba đứa im luôn để được cài hoa hồng...



Một cậu bé đang áp cái đồng hồ sát tai, vang tiếng lảnh lót “ten past eight”. Tôi đã nghe chị Hân kể về cậu bé tên Hùng và cái đồng hồ biết nói này, nhưng chưa biết là nó nói tiếng Anh.


Hùng cao giọng:


- Tám giờ mười rồi đó.


Cả lớp nhao nhao:


- Trễ mười phút.


- Tụi mình sẽ đòi cô Hân bù lại mười phút.


- Hơn mười phút.


- Sao?


- Tại vì bây giờ cô vẫn chưa tới, tí nữa cô tới là coi như trễ hơn mười phút.


Tôi bật cười, nghe tính toán kiểu này thì đích thị là Minh, cậu bé giỏi toán nhất lớp.


Tiếng cười của tôi khiến mọi nhao nhao im bặt, cả lớp nghiêng tai về phía cửa.


- A, cô tới..


- Cô...


- Không phải cô.


- Chào các em - Tôi nói - Cô là Hà, hôm nay cô dạy thay cô Hân.


Cả lớp lí nhí:


- Dạ... chúng em chào cô.


Tiếng thở phì ra không che giấu. Có vẻ như tất cả đều đang cùng chung ý nghĩ là môn học định hướng hấp dẫn của hôm nay sẽ bị thay bằng cái môn chán ngắt nào đó và người dạy thì rất xa lạ với thế giới khiếm thị.


Tôi đã định nói tôi là em chị Hân, hầu như ngày nào tôi cũng nghe kể về các em, có thể nói tôi và các em đã quen nhau rồi.


Nhưng  bây giờ tôi sẽ không nói gì cả. Không khí chùng xuống của cả lớp khiến cục tự ái trong tôi dâng lên.


Không cần là em của chị Hân tôi cũng sẽ khiến hôm nay trở thành một kỷ niệm khiến bọn nhỏ không thể quên, thật đặc sắc, chắc chắn vậy.


Tôi im lặng để bọn nhỏ bí xị thêm chút nữa, giống như trước kia má tôi thường giấu bịch chè dưới đáy giỏ cho tới khi tôi đành chịu chắc là không có quà cho mình thì má mới đưa ra. Niềm vui bất ngờ không gì sánh bằng.


Những bàn tay lần tìm cái dùi và cuốn vở mà ngập ngừng không biết nên lấy cuốn vở của môn nào.


- Thưa cô, hôm nay mình học môn gì ạ? - Câu hỏi thốt lên bằng giọng cam chịu.


- Theo thời khóa biểu thì hôm nay lớp mình học môn gì hả các em?


- Dạ thưa cô môn định hướng - Câu trả lời có vẻ nhấp nhỏm chờ đợi.


Tôi nhả từng tiếng:


- Vậy thì đương nhiên là chúng ta sẽ học môn định hướng.


- A...


- Ô...


- Á...


Tiếng reo và tiếng cái dùi rơi thả rơi xuống hộc bàn kêu “cong cong...” tiếng loạt xoạt của những cuốn vở úp lại rất nhanh, tiếng đậy nắp bàn rất nhanh, không khí lập tức dậy sức sống.


- Hôm nay mình đi đâu hả cô?


- Các em đã đi chơi những nơi nào rồi?


- Dạ, quảng trường.


- Công viên.


- Thế giới trò chơi.


- Hôm nay mình đi công viên nữa hả cô?


Tôi không muốn lặp lại. Tôi muốn một nơi nào đó thật mới mẻ các em chưa từng đến, và những điều các em chưa từng biết, thật đặc biệt.


- Hôm nay cô sẽ đưa các em đi chùa - Tôi buột miệng - Các em có bao giờ được cài hoa ngày Vu lan chưa?


- Dạ chưa.


- Chưa cô ơi.


- Cài hoa...


- Cài hoa ngày... ngày...


- Ngày Vu lan.


- Là sao hả cô?


Tràn đầy tò mò và háo hức.


- Mấy giờ rồi hả Hùng? - Giọng Minh cao hẳn lên.


Cái đồng hồ lảnh lót “twenty five past eight” và tất cả nhao nhao:


- Tụi em có được bù hai mươi lăm phút không hả cô?


*


Việc đầu tiên là tôi hướng dẫn các em cầm tay nhau ôm quanh thân cây bồ-đề để biết cây to chừng nào, thả dép ra để di lòng bàn chân lần theo những cái rễ to tướng trồi lên gồ ghề quanh gốc.


- Trời ơi, cái rễ này to như thân cây bàng ở trường mình - Hùng trầm trồ.


- Lá bồ-đề có hình dáng rất đẹp và đầy ý nghĩa, đố các em đó là hình gì? - Tôi vừa nói vừa cúi lượm chục cái lá đưa cho mỗi đứa một cái.


Bỗng đụng phải nhiều ánh mắt đang nhìn tới các em và tôi, cảm giác hơi khó chịu khiến tôi lúng túng và nhận ra hồ sen không đông lắm.


- Bây giờ mình đi tới hồ sen nghe các em - Tôi lấy giọng vui vẻ.


- Lá bồ-đề hình gì hả cô? - Minh không quên.


Chùm lá hình trái tim đong đưa trong tầm tay tôi, quá nhiều cái nhìn tò mò đầy vẻ tội nghiệp khiến tôi bỗng giơ tay bứt phựt chùm lá. Vậy, tôi đã… đã phá hoại. Nếu mỗi người đi chùa hái lộc là một chùm lá thì cây cối sẽ trơ trụi, đã có người nói vậy, và tôi vừa góp phần làm trơ trụi mà chẳng phải vì hái lộc.


Tôi tự giận mình vì chợt thấy yếu ớt.


Chị Hân từng kể cho tôi nghe cảm giác bị nhìn này. Các em không biết mình đang trở thành đối tượng của lòng thương hại, và nhiệm vụ của cô giáo là giúp cho các em giữ được nguyên vẹn niềm vui được đi chơi như trước khi bước chân ra khỏi lớp.


Ước gì có chị Hân ở đây. Nhưng không có chị, chỉ mình tôi thôi. Tôi phải tự xoay xở sao cho buổi học định hướng hôm nay trở thành ngày đi chơi vui vẻ cho các em.


Và cái nhìn của hai cô gái mặc áo dài màu lam.


Ngập ngừng một chút rồi hai cô tiến về phía các em và tôi, trên tay hai cô là hai khay hoa, một khay đựng hoa màu hồng và một khay đựng hoa màu trắng. Đây chính là điều hay nhất, chính vì điều này mà tôi đưa các em đến chùa ngày hôm nay.


Tôi nói thật nhanh, các em cần được giải thích trước khi hai khay hoa tới nơi.


- Các em biết không, Vu lan được gọi ngày lễ báo hiếu. Các em được nghe kể về tích báo hiếu chưa?


- Dạ chưa…


- Chưa cô…


- Cô kể đi cô.


- Ngày mai hãy đòi cô Hân kể cho các em nghe. Còn hôm nay… - Như một người kể chuyện lão luyện, tôi ngừng một hồi để nỗi sốt ruột thêm nặng ký rồi nhả từng tiếng - Ai-đến-chùa-đều-được-cài-hoa.


- A ha…


- Ai cũng được hả cô?


- Tụi em cũng được hả cô?


- Ừ, tất cả đều được. Bạn nào may mắn còn có mẹ thì được cài hoa màu hồng, không thì cài hoa trắng.


- Tớ hoa hồng - Hùng reo lên.


- Tớ cũng hoa hồng.


- Tớ cũng…


Minh chạm vào tay tôi:


- Em không biết còn mẹ hay không thì cài hoa gì hả cô?


Tôi chưa biết nói sao thì hai cô gái áo dài lam đã đi tới trước mặt, sau lưng hai cô là hàng trăm đôi mắt nhìn theo.


Lẽ ra họ không nên nhìn như vậy.


Cố gạt cảm giác đơ đơ, tôi cười thật tươi chào hai cô gái.


Chợt vang lên tiếng hỏi:


- Mấy giờ rồi hả Hùng?


Hùng áp đồng hồ vào tai, tiếng lảnh lót vang lên “twenty five past ten”.


- Mười giờ hai mươi lăm - Hùng nói to.


Cô gái ngạc nhiên nhìn Hùng rồi nhìn tôi:


- Em... m...u...ù... em này biết tiếng Anh à?


Nhận ra câu hỏi của bạn mình thất thố, cô gái kia nói nhanh:


- Giỏi quá.


Hùng nhoẻn cười.


Minh thầm thì:


- Cô ơi, chừng nào mình phải đi về hả cô?


- Nhưng mà chưa cài hoa mà cô - Một giọng khác.


- Hôm nay bọn mình sẽ đi chơi suốt buổi luôn - Tôi nói nhanh - Hùng không cần phải canh chừng đồng hồ nữa đâu. Các em sẽ được cài hoa ngay bây giờ đây. Hùng, đứng yên, đừng nhúc nhích kẻo bị kim đâm - Tôi vừa nói vừa gài cây kim đính bông hoa màu hồng vào ngực áo của Hùng.


Giọng cô gái dịu dàng vang lên:


- Xin chia vui với em vì niềm hạnh phúc được còn có mẹ trên đời.


Hai hốc mắt Hùng nhướng lên, khuôn mặt rạng ngời, những ngón tay Hùng rờ rẫm bông hoa.


Minh dấn bước tới, ngực ưỡn ra chờ đợi. Tôi hơi ngập ngừng, làm sao đây? Rồi thì tôi cầm bông hồng cài lên ngực áo Minh.


Giọng du dương của cô gái lại vang lên:


- Xin chia vui với em vì niềm hạnh phúc được còn có mẹ trên đời.


- Cô ơi - Minh nghiêng đầu về phía tôi thì thào - Em không biết…


Tôi ngắt lời Minh:


- Một khi chưa biết rõ thì mình hãy chọn hy vọng đi em.


Minh nhoẻn cười tươi tắn. Tôi cắn môi. Hạnh phúc trong phút giây này cũng xứng đáng...
Một cách quả quyết, những ngón tay tôi tiếp tục thò tới khay hoa màu hồng và lần lượt tôi cài cho tất cả.



- Các em thật hạnh phúc, xin chúc mừng - Cô gái áo dài lam vui vẻ nói.


Bọn nhỏ mân mê bông hoa, vẻ hân hoan lạ lùng như được chạm tay vào một điều bí ẩn. Còn tôi thì quên luôn những cặp mắt tò mò tội nghiệp ban nãy. Như thể màu hoa cho người ta thêm tự tin và chung quanh bỗng tươi sáng hơn.


*


Hôm sau, đi dạy về, chị Hân nói.


- Bữa nay tụi nhỏ kể chị nghe chuyện hôm qua đi chơi chùa… - Ngừng một chút, chị nói khẽ - Thằng Khoa và bé Ly và bé Thùy đều mồ côi mẹ, mà vì thích được nghe chúc mừng hạnh phúc giống các bạn nên cả ba đứa im luôn để được cài hoa hồng.


Tôi ngó lơ ra cửa. Rồi thì tôi quyết định nói thật:


- Tại vì em đã không hỏi rõ từng đứa, là em tự chọn màu hoa.


- Chị biết mà. Đáng nói là tụi nhỏ đòi chị miêu tả màu hồng.


- Chị tả sao?


- Chị hẹn ngày mai. Mà bây giờ vẫn còn đang nghĩ cách đây.


- Chị đã từng miêu tả những màu gì rồi?


- Giơ cánh tay ra trời nắng cảm giác ấm nóng là màu vàng, đứng giữa sân không có gió không có mưa mà lạnh gai gai người là màu xám…


Tôi vui vẻ ngắt lời:


- Vậy thì bọn nhỏ đã hiểu màu hồng là như thế nào rồi đó.


Chị Hân nhíu mày trong một giây, rồi bật cười “À há...”


Truyện ngắn Nguyên Hương


May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#54
Măng rừng



GN - Nay bán được bao nhiêu hả chị? Thằng Bỉnh thấy Thắm, chị nó đi chợ bán măng đã về liền hí hửng chạy ra hỏi.


- Được 50 ngàn Bỉnh à. Hơn hôm trước 10 ngàn. - Thằng bé Bỉnh ra hiệu cho chị đưa cái gùi cho mình cầm để chị đỡ mỏi. Nó lẩm nhẩm đếm mấy ngón tay rồi nhoẻn miệng cười.


- Mình phải cố gắng dành tiền bán măng để xuống trạm xá thăm mẹ vào cuối tuần này. Em nhớ mẹ lắm.


- Ừ. Chị cũng nhớ mẹ lắm.


Hai chị em Thắm lủi thủi đi vào nhà. Ngôi nhà lụp xụp, tuềnh toàng, chẳng có gì là giá trị ngoài là chỗ che mưa che nắng của ba mẹ con Thắm.


Anh Vững, chồng chị Thân mất từ khi thằng bé Bỉnh còn là cái bào thai tám tháng nằm trong bụng mẹ. Con bé Thắm lúc đó đã lên bảy, lẽo đẽo khóc chạy theo mẹ ngày đưa tang ba nó. Đời người âu ai cũng có cái số. Dẫu chị có khóc lóc, van xin, anh cũng chẳng thể ở lại với mẹ con chị được. Cuối cùng, chị đành phải gắng gượng sống tiếp để còn nuôi con.


Kể từ ngày anh Vững mất vì bạo bệnh, ngôi nhà mái lá hai gian của mẹ con chị Thân càng trở nên xộc xệch, rúm ró. Đặc biệt, từ khi chị Thân lâm bệnh, chị em Thắm phải vừa chăm sóc nhau vừa tất tả lên rừng hái măng đem bán những mong có tiền để lo cho mẹ. Người dân trong vùng, ai cũng động lòng thương hoàn cảnh của mẹ con chị Thân, song họ cũng chẳng thể giúp đỡ được gì.


[Image: gui%20mang%20rung.jpg]
Lên rừng bẻ măng - Ảnh minh họa từ internet


Căn bệnh kinh niên dăm bữa nửa tháng lại bắt chị Thân phải bỏ bê công việc để đến nằm dưỡng bệnh tại trạm xá. Chị thường xuyên mệt mỏi, đau thắt ngực rồi ngất xỉu. Không có tiền đi khám bệnh lấy thuốc, chị cầm chừng bằng cách nằm nghỉ ở nhà, nặng thì xuống trạm xá nằm. Bác sĩ chẩn đoán chị bị suy tim. Họ còn bảo, bệnh này nếu không chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến cả tính mạng. Chị nghe mà bủn rủn. Không phải chị sợ chết.


Chị lo hai đứa con sẽ bơ vơ, mồ côi khi chị không còn sống trên đời này nữa. Rồi chúng sẽ như thế nào... Chị bơ phờ. Chốc nhắm mắt chốc lại mở mắt. Bên ngoài khung cửa sổ đã hoen gỉ nơi trạm xá, mưa vẫn rả rích. Tiếng mưa rơi lộp bộp trên mấy tàu lá chuối làm lòng chị thêm não nề. Không biết hai đứa nhỏ ở nhà thế nào? Chị nghĩ tới con, lòng vừa nhớ thương lại vừa ngập tràn lo lắng.


- Chị thấy trong người thế nào rồi? - Y tá Hường bước đến bên giường chị Thân nằm, ân cần hỏi.


- Tôi thấy mình hãy còn nhức mỏi, khó thở lắm. Không nhấc nổi mình. - Chị thều thào từng tiếng khó nhọc.


- Chị cứ nằm đây thêm vài ngày nữa. Bệnh của chị phải kiêng làm việc nặng. Nếu không sẽ biến chứng nguy hiểm. Bệnh có thể chữa được. Chỉ tội, phải có tiền, trong khi đó…


- Nhà tôi có ba mẹ con. Cơm ăn còn chẳng no thì lấy đâu ra tiền mà chữa bệnh hả cô? - Chị Thân bộc bạch. Nước mắt chị cứ thế nhạt nhòa.





- Chị ơi, cơm chín rồi. Chờ luộc măng nữa thôi.


- Ừ. Chút nữa là có cơm ăn.


- Hôm nay mưa cả ngày, chắc đêm măng nứa, măng mai, măng hóa… sẽ lớn nhanh lắm chị nhỉ? Sáng mai mình phải dậy thật sớm lên rừng kẻo mọi người sẽ lấy hết.


- Măng là món quà quý mà mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho người dân vùng núi. Bao đời nay, nhờ có những ngọn măng ấy mà họ vượt qua bao nhiêu là mùa đói. Những bụi tre nứa cứ thế mọc, cứ thế hút chất dinh dưỡng từ đất đồi mà sống. Mùa khô thì xơ xác, cỗi cằn nhưng mùa mưa lại xanh mướt, um tùm. Những cây măng úc núc, mập mạp tràn trề nhựa sống.


- Chị nhìn mấy củ măng mai này này! Tuy là mấy củ mình loại ra rồi nhưng trông nó vẫn ngon lắm. Trong mấy loại măng, em thích nhất măng mai. Thằng Bỉnh vừa nói vừa mở cái nắp nồi kiểm tra măng đang luộc.


- Chắc được rồi chị ạ. Nãy giờ tiếng lốp bốp kêu liên hồi. Ngọn nào ngọn nấy mềm hết cả rồi. - Bỉnh học theo Thắm, mỗi lần muốn kiểm tra măng luộc chín hay chưa thì cứ nghe tiếng kêu lốp bốp khi măng đang sôi, hay sờ tay vào ngọn măng thấy mềm là được. Thắm nhìn em tủm tỉm cười.


Bữa cơm chiều của chị em Thắm đạm bạc chỉ với măng luộc, măng muối. Thế mà thằng Bỉnh ăn ngon lành.


Trời mới tờ mờ sáng, sau khi lót bụng bằng mấy muỗng cơm nguội với ít măng muối, Thắm và Bỉnh mỗi đứa đeo sau lưng một chiếc gùi và bắt đầu lên núi. Ngôi nhà nhỏ khuất dần sau lưng hai đứa trẻ và những tán cây trập trùng. Hai cái bóng nhỏ bé, chênh vênh men theo con đường rừng cheo leo đi tìm măng sau trận mưa đêm vừa dứt. Thắm đi trước dẫn đường, chỉ cho Bỉnh từng bước để tránh giẫm phải đá nhọn, gai sắc. Bỉnh miệng dạ vâng, chân thoăn thoắt bước. Nó cũng tỏ ra mình đã là người lớn nên thi thoảng nghe chị nhắc nhở, nó lại cười: “Em lớn rồi mà chị”.


Tuy mệt nhưng Bỉnh không kêu than như mấy ngày đầu theo chị đi hái măng nữa. Giờ thạo đường và đi quen, nó tỏ ra hào hứng hẳn. Nhiều lúc thấy chị Thắm mệt, nó toe toe hát rồi kể chuyện để chị vui. Thắm hỏi nó mệt không, nó đứng thẳng người, cười híp mí: “Chỉ cần kiếm được nhiều măng, bán được nhiều tiền để mẹ chữa bệnh là em không mệt gì cả”. Nghe vậy, Thắm càng thấy thương nó. Thắm biết mình là chị cả, biết mình cần phải thay mẹ lo lắng cho em, biết mẹ bệnh còn đau hơn chị em nó leo núi hái măng gấp trăm ngàn lần. Thắm học theo mẹ. Mọi thứ ngon và quan trọng, nó đều dành cho Bỉnh hết. Vả lại chẳng bao giờ nó to tiếng với em. Cũng chưa bao giờ thằng Bỉnh cãi lời Thắm cả.


- Chị Thắm xem này! Hai cái búp măng to tròn chưa kìa! Nhưng nó nằm giữa bụi tre rồi... - Bỉnh sung sướng reo lên nhưng cũng băn khoăn nghĩ ngợi. Thắm cười tươi rói. Đúng là măng rừng thường lớn về đêm. Đặc biệt là đêm mưa, măng càng chóng lớn.


Mấy hôm trước, cũng ở chỗ này, Thắm mới thấy cái mầm măng bé tí, vậy mà giờ nó đã to bằng bắp chân người lớn. Cái nào cái nấy khoác lên mình chiếc áo tím pha đen, mập ú, trông thật thích mắt. Thằng Bỉnh loay hoay mãi rồi cũng chinh phục được những búp măng khó chịu nằm giữa bụi tre. Nó luôn tự hào vì mình nhỏ người nên việc luồn lách và băng qua mấy bụi nhiều gai đơn giản hơn chị Thắm. Thắm thì tỉ mỉ. Nó quan sát kỹ từng bụi. Những cái măng nó hái được cũng không thua em là mấy.


Mặt trời đã đứng bóng. Thắm đã thu được gần đầy gùi măng, trong khi thằng Bỉnh thì còn thiếu dăm cái nữa. Nó bảo với Thắm:


- Em phải lấy những cái măng to nhất, đẹp nhất! Như thế bán mới được nhiều tiền. Có tiền, chị em mình sẽ đi thăm mẹ, mua sữa cho mẹ để mẹ nhanh khỏe chị ạ.


Nhìn em với ánh mắt đong đầy yêu thương, Thắm mỉm cười gật đầu.


- Nay là tháng mấy rồi chị nhỉ? Tội nghiệp thằng bé. Từ ngày mẹ bệnh, hai chị em phải nghỉ học vì không có tiền mua sách vở, nó quên dần ý niệm về thời gian. Bỉnh thích đi học lắm. Nhưng nó thương mẹ hơn. Nó bảo, khi nào mẹ khỏi bệnh, nó và chị Thắm sẽ xin đi học lại. Nó vẫn nhớ lời cô giáo bảo, có học thì sau này mới hết khổ. Nó tin rằng một ngày nào đó, nó sẽ lại đến trường.


- Gần đến ngày Tết Thiếu nhi đấy. - Thắm bảo.


- Ngày Tết Thiếu nhi là ngày mùng 1 tháng 6 hả chị?


- Ừ…! Còn ít ngày nữa thôi. - Nghe Thắm nói, Bỉnh ngồi bần thần nghĩ ngợi. Còn Thắm thì nhớ đến ngày Tết Thiếu nhi những năm trước của hai chị em. Chị em Thắm thường rủ nhau lên rừng hái bao nhiêu là thứ quả ngọt về. Nào bày biện, nào sắp xếp, cũng thành một cái mâm nho nhỏ bằng những chiếc lá bản to. Rồi cả hai cùng chia nhau ăn. Mẹ thường ngồi bên, khi cười vui vẻ, khi kể chuyện cho chị em Thắm nghe… Đơn giản là thế mà vui biết mấy. Năm nay chắc chị em mình cũng lại như vậy. Thắm nghĩ rồi nhìn Bỉnh mỉm cười.


Vượt đoạn đường bộ khoảng hai cây số, chị em Thắm cũng tới được trạm xá để thăm mẹ. Cả hai đứa áo quần ướt sũng, mặt mũi lem nhem, chân bám đầy bùn đất. Vừa đến cổng trạm, Bỉnh đã cất tiếng gọi mẹ. Đã hơn một tuần chị Thân nằm ở trạm xá. Thắm và Bỉnh nhớ mẹ khôn nguôi. Thấy mẹ, dù rất muốn nhưng cả hai không dám ôm chặt mẹ vì sợ mẹ đau. Chúng chỉ nắm chặt lấy tay mẹ, vui vẻ chuyện trò.


- Mẹ ơi, chị và con mua sữa cho mẹ này! Mẹ uống sữa đi cho mau khỏe, mẹ nhé! - Thằng Bỉnh đặt mấy lốc sữa hộp trên bàn, miệng đon đả. Chị Thân xoa đầu hai con. Mắt chị không giấu được niềm yêu thương.





Bắt đầu một ngày mới. Chị em Thắm lại đeo gùi lên rừng hái măng. Nghe cô y tá Hường thông báo sắp tới sẽ có một đoàn thiện nguyện lên bản. Họ sẽ tài trợ khám chữa bệnh miễn phí cho những bệnh nhân nghèo, trong đó có mẹ của Thắm và Bỉnh. Trên suốt đoạn đường rừng, hình ảnh những búp măng mập ú trồi lên trên mặt đất chan hòa ánh nắng mai, nhất là hình ảnh chị Thân được chữa khỏi bệnh, vui vẻ trở về cứ chập chờn trong đầu hai đứa trẻ...


Truyện ngắn Lê Thị Xuyên

GNOL


May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#55
Hương từ chữ bay ra…


GN - Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.

Mẹ cười bảo: “Để mãi trong ngăn bàn ở cơ quan. Giờ phải dọn về trả chỗ cho người mới”. Mẹ loay hoay không biết treo chúng ở đâu trong nhà giữa những hàng giấy khen của mấy đứa cháu nội, của chồng và các con mình. “Thôi tốt nhất là mang cất đi. Cũng chẳng để làm gì”.


[Image: anhtruyenngan-mh-9030.jpg]
Ảnh minh họa từ Internet



Mẹ ngồi hồi lâu trong phòng làm việc nhìn từng chồng báo đã phủ bụi. Bao khuôn mặt bỗng hiện ra trong tâm trí mẹ rõ đến từng ánh mắt khắc khoải, lam lũ và chứa đầy ẩn ức. Họ là những người mẹ từng gặp trong đời. Có người trong số họ tự tìm đến mẹ. Có người do số phận đẩy đưa mà mẹ tìm đến họ. Để lắng nghe và thấu hiểu những nỗi oan khuất vẫn tồn tại đâu đó trong đời. Suốt những năm cầm bút, mẹ hay bị tỉnh giấc giữa đêm vì những tiếng kêu cứu vang lên. Có thể bằng một cuộc gọi từ số máy lạ. Có lúc ai đó tìm đến tận cửa nhà. Có khi tiếng kêu vang lên trong tâm thức của một nhà báo trăn trở với nghề khi nhìn thấy đầy dẫy những bất công trong xã hội. Nhiều lần mẹ rời nhà lúc nửa đêm, đơn độc trong hành trình đi tìm lẽ phải. Rồi lặng lẽ trở về khi kết thúc cuộc hành trình mang tên “công lý”. Dù buổi sáng hôm ấy có thể rất nhiều người cầm trên tay tờ báo có bài phóng sự điều tra của mẹ. Họ bàn tán xôn xao, họ phẫn nộ tận cùng hay họ đang xót xa cay đắng cho số phận một con người, một dòng sông, một làng nghề nào đó.

Mẹ vẫn cặm cụi với từng con chữ, không đao to búa lớn, không khoe mẽ phô trương. Mẹ như thân cây sống một cuộc đời tỏa bóng.

Cứ tưởng về nghỉ hưu mẹ sẽ sống những tháng ngày thanh thản, nhẹ nhõm chẳng phải bận tâm chi. Ấy vậy mà nhiều đêm liền mẹ không ngủ được, cứ ngồi với ấm trà xanh ở góc vườn nghe sương rơi trên từng phiến lá. Tôi đoán mẹ ít nhiều hụt hẫng như hầu hết những người khác khi mới về hưu. Tự nhiên thấy chân tay thừa ra, đầu óc rảnh rang không biết nghĩ chuyện gì. Mẹ thường nhắc: “Giờ này tòa soạn chắc đang họp giao ban. Sáng nào đến mẹ cũng hay xem thư bạn đọc gửi về”. Có buổi trưa nắng như đổ lửa mẹ nhìn trời nhắc nhớ: “Cây phượng bên cửa sổ chỗ mẹ hay ngồi chắc là inh ỏi tiếng ve. Mỗi lần mệt mỏi mẹ hay nhìn cái màu đỏ ấy để thấy mình được tiếp thêm năng lượng. Mà hôm về mẹ còn chưa kịp chào ông bảo vệ già. Trời nắng thế này phòng bảo vệ nhỏ xíu chẳng có điều hòa. Chiếc quạt chạy suốt ngày chỉ càng thêm nóng. May mà còn có tán cây”. Đến tận khi xếp quần áo vào va li để chuẩn bị đi du lịch, mẹ vẫn còn lấn cấn với một dự án từ thiện nào đó mà tòa soạn nơi mẹ từng làm việc vẫn phát động hàng năm. Tôi động viên mẹ:

- Làm việc cả đời rồi giờ đến lúc nghỉ ngơi. Mẹ cứ đi chơi một chuyến rồi về tính tiếp.

- Nhưng phải kịp để sửa sang trường học nhân lúc tụi nhỏ nghỉ hè. Con mà lên trên đó vào mùa mưa chắc cũng sẽ chẳng cầm lòng được. Năm ngoái cả tòa soạn kêu gọi đóng góp sửa được một đoạn đường đến trường đã không còn lầy lội. Năm nay tính sửa trường, thay ít bàn ghế hỏng, mua cho tụi nhỏ bộ quần áo mới.

- Mẹ cứ góp chút tiền là được. Cả tòa soạn biết bao nhiêu người mẹ sợ gì không có ai lo.

- Biết vậy. Nhưng mẹ vẫn muốn đi. Mảnh đất ấy mẹ còn nợ nhiều ân tình lắm.

Mẹ bắt đầu hồi tưởng lại quãng đường trèo đèo lội suối, ăn ngủ với rừng hơn mười năm trước. Khi đó nhiều cánh rừng phòng hộ ở miền núi phía Bắc bị tàn phá dữ dội. Nhiều nơi còn xuất hiện chợ gỗ trái phép ngang nhiên hoạt động công khai mà không bị cơ quan chức năng nào xử lý. Đất trống, đồi núi trọc những cơn mưa đổ xuống rào rào. Chẳng mấy chốc từng bản nhỏ trở thành rốn lũ. Hàng trăm người chết, không biết bao nhiêu ngôi nhà đổ sập, gia súc gia cầm bị cuốn trôi. Cứ mùa mưa đến là đời sống của người dân chìm trong biển nước. Ban đầu mẹ về đó để viết bài mùa lũ. Sau vì đau đớn xót xa mà đi tìm căn nguyên của lũ. Vang lên trong đầu mẹ là tiếng kêu cứu của những cánh rừng phòng hộ đầu nguồn. Nơi bàn chân mẹ đi qua còn dấu rìu để lại. Nhựa của cây rỉ ra như máu. Đất đai thì bị lũ xói mòn còn trơ sỏi đá. Trong suốt thời gian làm phóng sự điều tra về hành trình gỗ lậu, mẹ được người dân tận tình giúp đỡ. Nhờ có họ mà mẹ vượt qua mọi gian khổ hiểm nguy để cất lên tiếng nói của rừng.

Loạt bài phóng sự của mẹ đã phơi bày và đấu tranh với tội ác của những kẻ tàn phá rừng, đồng thời lên án các cơ quan chức năng đã làm ngơ khi nhìn máu của rừng phải chảy hàng ngày. Bài đã viết xong, nhiệm vụ đã hoàn thành. Mẹ rời đi mà lòng vướng lại nơi lớp học nghèo, những mái nhà xiêu vẹo và ánh nhìn khắc khoải của những người đàn bà gấu váy nhăn nheo, móng tay đen nhẻm. Thương những em nhỏ nơi đây đói cơm khát chữ, khi đường đến trường còn quá đỗi gian nan. Những trăn trở về một vùng đất mình đã từng qua đã thôi thúc mẹ nhiều lần trở lại. Mẹ gom từng đôi ủng, chiếc áo ấm, cuốn vở mới còn thơm mùi giấy làm quà cho lũ nhỏ. Mẹ kêu gọi những tấm lòng hảo tâm đóng góp cho những bữa cơm có thịt, cho áo ấm mùa đông, cho đường đến trường bớt đi những nhọc nhằn. Mỗi lần quay lại vùng đất ấy, lòng mẹ hân hoan khi thấy rừng đã xanh trở lại, không còn cảnh lũ lụt khi mùa mưa đến. Tiếng của lá non ngọn biếc hòa với tiếng cười của những đứa trẻ nơi đây cho mẹ thấy một cuộc đời ý nghĩa.

Trước kia mẹ cứ ước chừng nào nghỉ hưu sẽ cùng bố đi du lịch khắp nơi, xuống bất cứ sân ga nào mình muốn. Rồi sẽ về sống những tháng ngày bình yên trong căn nhà vườn cách thành phố gần năm mươi cây số. Mẹ sẽ chăm những luống hoa, thưởng trà, vào bếp muối dưa làm kẹo. Sẽ lên chùa vào những ngày cuối tuần. Sẽ dành thời gian viết vài thứ “linh tinh” cho riêng mình. Mẹ còn tính học viết kịch bản phim hoạt hình. Tính sẽ mua cái máy khâu nho nhỏ may rèm cửa, khăn trải bàn, váy vóc cho cháu gái. Tính nuôi mấy chục con gà đẻ trứng, đào cái ao thả cá để có đồ ăn sạch. Vậy mà trước chuyến đi du lịch đầu tiên sau khi nghỉ việc mẹ vẫn còn lấn cấn với nghề. Sáng nay đồng nghiệp của mẹ gọi điện hỏi thăm. Họ nói có độc giả quen thuộc từ Bắc Giang mang xuống tòa soạn thùng vải thiều cứ hỏi thăm mẹ mãi. Tòa soạn mùa nào cũng được biếu hoa thơm quả ngọt. Cũng có khi là mấy bó măng đắng, ít rau quê, vài cân lạc ngẫy. Họ đến để kể về dòng sông năm ấy đã hồi sinh, cánh đồng năm ấy giờ vào mùa thu hoạch, những đứa trẻ mồ côi trong ngôi chùa năm ấy giờ đã lớn. Mẹ thấy nhớ những cuộc ghé thăm, những mặt người chất phác.

Còn nhớ, ngày tôi quyết định sẽ theo nghề báo, mẹ từng hỏi: “Con đã suy nghĩ kỹ chưa? Gia tài của một đời cầm bút không phải là những tấm bằng khen, càng chẳng có tiền tài địa vị. Thứ mà mẹ có được nằm trong lòng người khác. Trong màu xanh bạt ngàn của một khu rừng. Trong khu chợ với những mảng tối một thời giờ đã bình yên bán mua sớm tối. Tuổi trẻ các con có khi nhìn nghề bằng đôi mắt mơ hồ huyễn hoặc. Nếu không có tình yêu với nghề, mẹ sợ sau này con không đủ can đảm để dấn thân?”. Lời của mẹ ngấm vào tâm trí tôi như cơn mưa mùa hạ.

Mẹ đi du lịch, nhà cửa trống vắng hơn. Tôi cần tìm một cuốn sách nên vào phòng làm việc của mẹ. Căn phòng đó là nơi mọi người trong gia đình ít khi bước vào. Phần vì tôn trọng không gian yên tĩnh để mẹ làm việc, phần vì trong đó vốn chẳng có gì ngoài những chồng sách báo. Trong góc phòng treo vài bức ảnh mẹ chụp chung với vài người đàn bà miền núi, những đứa trẻ vây quanh mắt lấp lánh như sao. Trên chân chúng đang đeo đôi ủng mới. Thấp thoáng phía xa là con đường núi mới được sửa sang vẫn còn màu đất mới. Mẹ cùng họ nở nụ cười rạng rỡ, trên trán còn lấm tấm những giọt mồ hôi. Một bức ảnh chụp khi mẹ chắc ngoài hai mươi lúc mới vào nghề. Mẹ đẹp quá, trong đôi mắt thấy tràn đầy nhiệt huyết. Thêm một bức ảnh khác mẹ chụp trên cây cầu bắc qua con sông nhỏ. Đó chắc hẳn là cây cầu mẹ và các đồng nghiệp xây cho lũ trẻ nghèo đi học, để không còn lo mỗi mùa lũ đến, những mầm non đất nước phải bất chấp cả tính mạng của mình cắp sách đến trường. Tôi ngắm nhìn những bức ảnh dung dị đời thường mới thấm thía về niềm vui của cuộc đời cầm bút.

Những chồng báo bụi đã phủ mờ, nhưng tôi tin câu chữ ấy được lưu giữ trong lòng độc giả. Vài cuốn sách hình như mẹ mới mở ra xem. Tôi nhặt được sợi tóc bạc còn vương trên trang sách. Tôi ngồi lặng yên trong căn phòng nhỏ để ngắm nhìn gia tài của mẹ. Thấy những khó khăn mà mình đang gặp phải đâu có thấm tháp gì. Cứ đi rồi sẽ đến. Không phải cuối con đường nhọc nhằn nào cũng có hoa thơm trái ngọt nhưng ít ra sẽ thấy lòng thanh thản. Tôi nhắm mắt lại, chợt ngửi thấy mùi hương từ con chữ vừa rũ bụi bay ra…

Truyện ngắn Vũ Thị Huyền Trang
GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#56
Đôi Dép

GN - Căn chung cư năm tầng được xây từ những năm sáu mươi giờ đã xuống cấp nhiều. Mấy váng rêu chiếm gần hết bức tường phía ngoài. Tường đổ một màu đen, xám, xanh quện lại thành một hỗn hợp đậm màu xưa cũ. 

Vậy đó mà chung cư cũng gồng mình che chở cho bao nhiêu con người. Ở chung cư này có duy nhất một cái cầu thang đi lên xuống. Lối đi giữa các căn hộ tối om được thắp sáng bằng thứ đèn tròn nặng điện. Ánh sáng cứ mờ mờ. Những căn hộ được xây đối diện với nhau. Đây là nơi chung sống của nhiều gia đình công nhân viên chức, làm thuê, tạp dịch,... và rất nhiều nghề khác nữa. Họ đi làm từ sáng đến tối mịt mới về. Họ quần quật với cái con cơm nước

[Image: chungcu-cu-8644.jpg]



Chung cư này nhìn kỹ giống như một cái hộp lớn, trong cái hộp lớn là những cái hộp con. Trong những cái hộp con lại là những thế giới, những ốc đảo bị vây bọc bởi muôn trùng sóng biển. Vậy nên nhà ai cũng im ỉm khóa. Mở cửa có đụng mặt, họ sẽ cười cười rồi quay thật nhanh vào đóng cửa lại. Hôm trước, cô Giang nhà số 419 gặp bà Tư nhà 420 bên cầu thang:

- Bác bệnh sao con thấy nước da bác không được mạnh?
- Ừ, tôi nằm viện hai tháng nay rồi, mới xuất viện ba tuần trước.
Hôm qua anh Hải gặp bé Bông, anh hỏi:
- Em đi kiếm ai?
- Nhà con ở số 434 cách hai căn với nhà chú mà! Con mới đi học về!
- Ờ ờ… con mau lớn quá!...

Ngày hôm kia, anh Xuân gặp bà Hồng… Ngày hôm kìa chị Loan gặp chị Thảo… Khu chung cư này hay có những câu hỏi và những câu trả lời ngồ ngộ như vậy. Hình như rất lâu rồi những con người ở đây đã xem nhu cầu “hỏi thăm” chỉ như là một thứ thủ tục để khỏi sượng sùng khi phải cùng đi với nhau trên cái cầu thang chung.

Nhà chị Đan Tâm nằm ở số 451, chồng chết sau cuộc vật lộn mỏi mòn với căn bệnh ung thư nan y. Cô về sống tại căn hộ cũ cùng với đứa con 10 tuổi. Rồi cánh cửa nhà cô cũng im ỉm đóng. Cô chọn cho mình một tuyến thời gian riêng, một mảng không gian riêng. Và tất nhiên chúng sẽ tạo cho cô một thế giới riêng, tách bạch khỏi những cái nhìn. Lâu dần, mẹ con chị Đan Tâm rơi tõm xuống miền Quên. Nhưng rồi có một lần người ta vớt chị lên và đặt chị vào vị trí trung tâm của miền Nhớ. Người đầu tiên dang tay vớt chị lên là bà Béo, một người đàn bà luống tuổi, mặt nần nẫn, môi thật đỏ nhưng không mọng vì đã qua nhiều lần biến cải quy luật của tạo hóa bằng kỹ thuật laser. Khi đi, hai tay bà đánh xa mỗi bên hơn nửa mét. Vạch cho bà Béo một đường thẳng, bà không mảy may đi chệch bao giờ. Tuy tốn khá nhiều tiền cho các thẩm mỹ viện có tiếng, nhưng khi nhìn bà, người ta vẫn rất dễ nhận ra những nét xộc xệch thiếu tự nhiên. Mấy hôm nay bà Béo làm được một công việc vĩ đại. Bà bắt đầu nối kết tình làng nghĩa xóm ở khu chung cư này bằng một câu chuyện được tô vẽ công phu, càng về sau càng đặc sắc. Xung quanh câu chuyện ấy luôn được đơm thêm những cái nhếch môi khe khẽ, và cả những tiếng thì thầm trên cái cầu thang chung.

Chị Đan Tâm vẫn quen với việc mình đang ở miền Quên nên đột nhiên người ta lại lôi chị về miền Nhớ, chị thấy không quen, chị thấy ngộp như con cá nước ngọt bị quẳng xuống nước mặn. Bao bọc chị lúc này là những ánh nhìn. Cái nhìn của con người nhiều khi tàn nhẫn đến lạ lùng, tàn nhẫn đầm sâu hơn cả những lời đau. Chị không hiểu, chị cảm thấy chới với.

Hãy để tôi yên!

Chị muốn vùng vẫy thoát khỏi những ánh nhìn đang vây bủa nhưng vô vọng. Những cái nhìn cứ ám chị. Những tiếng rì rầm khi lên cầu thang cứ văng vẳng bên tai chị. Nhưng họ đồn cái gì chứ, họ rì rầm cái gì chứ. Chị đã sống như một cái bóng mờ trong ngần ấy năm kể từ khi chồng chị mất. Cái bóng ấy chưa từng một lần sóng bước cùng bất cứ một cái bóng nào ở khu chung cư này. Vậy họ đồn đại cái gì? Cuối cùng rồi thì chị cũng hiểu. Họ nói chị hồi xuân. Bà Béo đã nói như đinh đóng cột: “Bà thấy một đôi dép đàn ông to bành bành đặt ngay trước cửa căn hộ của chị không chỉ một lần mà rất nhiều lần”. Và mọi người bắt đầu để ý thì: “Ờ ờ… hình như tôi cũng thấy vậy”. Khốn nạn cho thân chị. Chị uất nghẹn lời.

Tháng Mười trời mưa, mưa tầm tã. Một tiếng kêu thất thanh vọng lại từ căn hộ 451. Mọi người chạy xổ về hướng căn hộ của chị Đan Tâm. Sau bao nhiêu năm mọi người mới lại được vào cái khoảng không gian riêng của chị. Trước cánh cửa căn hộ mọi người cũng lại thấy một đôi dép to bành bành. Cửa mở toang, mọi người bước vội vào. Vẫn những thứ đồ đạc của ngày xưa cũ, như khi chồng chị còn sống, giản dị, thanh nhã. Mỗi món đồ trong căn hộ nhỏ này đều lẩn khuất những nét thâm u, trầm mặc như chính cuộc đời của chủ nhân nó. Chị nằm đó, sóng sượt trên chiếc giường cũ. Tóc tai rũ rượi, chị xanh như tàu chuối. Nhưng hai mày vẫn nhíu lại. Hình như những bận bịu trần gian vẫn còn chưa tiêu tan trong lòng chị, ngay cả khi chị sắp làm một chuyến đi xa. Bên cạnh chị là một dáng vóc đàn ông cao lớn có đôi bàn chân to: thằng Đức Phương, con trai duy nhất của chị. Và trong căn phòng này mọi người không thấy ai khác ngoài nó và mẹ nó đang rũ rượi nằm kia. Nó lớn nhanh quá. Ai cũng nhìn nó như nhìn một sinh thể lạ. Vậy mà sinh thể lạ ấy đã và đang tồn tại bên cạnh họ trong từng bấy nhiêu năm. Thằng Đức Phương nhìn trân, thảng thốt vào lồng ngực của mẹ khi những nhịp thở cuối cùng hổn hển, nhè nhẹ, rồi lịm tắt. Nó ôm mẹ nó vào lòng. Bờ vai chị đầm đìa ướt. Bà Béo là người đầu tiên khóc. Giọt nước mắt rỉ ra làm cho khuôn mặt và bờ môi cắt sửa trở nên tự nhiên hơn bao giờ hết.

Những căn hộ trong khu chung cư lúc này, giữa các lối đi ánh sáng của cái đèn nặng điện vàng vàng vẫn tỏa sáng, bóng sáng mờ mờ, các cánh cửa mang số 1, 2, 3, 4,… 412, 413,… vẫn đóng im ỉm.

Tr.Th.T

https://giacngo.vn/truyen-ngan-tram-than...54604.html
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#57
Bán "Thân"


[Image: 3754_444A3705.jpg]


GN - Đã đầu giờ chiều mà chưa thấy thằng Căng đi bán vé số. Ông Tường trưa không ngủ, đem chiếc ghế nhựa đỏ ra trước hiên ngồi, chân vắt hình chữ ngũ. Cây trứng cá cứ hễ có gió là lay qua lay lại, rớt vài chiếc lá hay đánh bộp vài quả trên mái tôn nóng hổi. Con Lu nằm gần đó ngả nào cũng giật mình.

Đấy, mới nói đã thấy thằng Căng đến. Hắn nằm trên một tấm gỗ dài, tấm gỗ trông bẩn nhưng như thể được đánh bóng bởi cái thân hình què quặt của hắn. Chiếc quần cũ chỉ đủ bao được đến đầu gối, để lộ hai cẳng chân teo tóp, huơ huơ trong không khí, yếu ớt. Âm thanh từ chiếc máy radio lại rền rền nghe sao mà não ruột. Mấy bản nhạc tân cổ phát ra từ chiếc loa nhỏ, cứ chốc chốc lại chập chờn nghe không rõ. Mặt hắn hôm nay trông hốc hác hơn mọi hôm, đầu tóc thì bết dính, lâu lâu hắn đưa bàn tay phải với móng tay đen thui thủi lên đầu gãi sột soạt.

- Mua cho con tờ vé số, chiều xổ ông ơi.

- Lấy hai tờ.

- Dạ. Mà ông cho con xin ca nước, nãy đi vội nên con quên mang theo, giờ khát khô cả cổ.

Mặt hắn nhăn lại vì bị nắng chói hẳn vào mắt. Hắn đưa cánh tay quệt mồ hôi chảy từ trán xuống, mồ hôi mặn chát. Ông Tường ra nhà sau rót đầy một ca nước, với theo chai nước suối chưa khui.

- Cảm ơn ông.

Gương mặt của hắn không có nhiều thịt nên trông cái cổ cứ dài ngoằng ra. Hắn uống ngụm nào ngụm nấy là thấy rõ mồn một sau lớp da mỏng dính màu đỏ hung vì cháy nắng ở cần cổ.

- Mày không cầm theo cái nón lá mà đội vào, đổ bệnh thì chết nha con.

Những ngày đầu mới “vào nghề” hắn có đội nón, cái xe đẩy cũng có mái che nhưng than ôi, người ta thấy hắn ngồi mát quá nên có thương mà giúp hắn đồng nào nên thành ra hắn phải làm mình thảm thương thêm nữa.

Hắn cười trừ rồi lết đi, bàn tay chống xuống nền đất bẩn thỉu, hắn rẩy rẩy rồi chùi lên áo, giữ bàn tay trông có vẻ sạch để đưa vé số và thối tiền cho khách.

Sắp nhỏ ở đầu xóm Miễu đã bớt tò mò hơn về hắn. Ngày thằng Căng mới dọn về mảnh đất này ở, tụi nhỏ hay nấp sau bức tường gạch, thích thú nhưng sợ hãi rồi bàn tán về con người có thân hình kỳ lạ kia.

- Người gì sao ghê quá vậy?

- Trời ơi, nằm vậy sao mà thở nổi? Bé Liên giọng biểu cảm.

- Mày nói đi, tối ổng vào giường ổng bóp cổ á nghen.

Tụi nó hét lên rồi chạy tán loạn sau lời trêu chọc của Bách. Giờ thì khác, thằng Căng nó hiền mà, nên tụi nhỏ cũng thích chơi cùng. Có hôm các anh em còn chơi cả trò chạy đua trong khu đất trống. Hắn vẫn cười ngô nghê, hai tay xỏ hai chiếc dép, chống xuống nền đất. Tụi nhỏ luôn đứng thụt về phía sau một đoạn. Đôi khi bình đẳng cũng cần có nhượng bộ chứ nhỉ?

- Tụi em chấp anh chạy trước luôn á.

Giọng mấy đứa nhỏ léo nhéo, chúng lấy đà rồi chạy. Hắn cũng chạy hết sức. Hắn chạy bằng đôi tay ốm o gầy mòn đó, ra sức mà đẩy, đẩy thật nhanh. Hắn luôn thua, nhưng hắn vui.

Ai đời anh hắn hôm nay mò đến, quét hết mớ tiền hắn dành dụm rồi cuốn mất. Đời bạc bẽo lắm, trông hắn lại thảm thương hơn trước nữa.

- Dì Tám, mua dùm con ít tờ, chiều xổ trúng lớn dì ơi.

- Thôi không mua.

Ông Khải từ trong nhà bước ra.

- Lấy tao 5 tờ, lấy số giống nhau nha mày.

Ông nhìn sang mấy người đứng gần đó, nói thêm.

- Mua cho nó ít tờ, chừng đó tiền bỏ vào mồm cái một hết trơn.

Người ta ậm ừ rồi cũng có người mua thêm. Mới đi tới giữa chợ hắn đã bán được kha khá rồi. Tối đó anh hắn lại về mang theo chiếc xe lăn cũ.

- Anh mày có thứ này, ngồi không xơi của ngon đấy.



- Trả tiền của tôi đây.

- Tiền quái gì, tao vay của mày thôi, sau này kiếm bộn thì tao trả gấp đôi cho chú em. Làm cái gì cứ lải nhải như bọn đàn bà.

Mới tờ mờ sáng anh ta đã vác chiếc xe lăn đi, chiếc xe được bọc trong bao tải màu xanh. Anh ta đi, tối không rõ mặt người mới trở về. Kiếm được bộn tiền hả hê lắm. Căng ngồi dựa hẳn lưng vào bức tường cũ, tối nay chân hắn bị nhức do tiết trời trở chứng.

Anh ta lấy từ bị ra một xấp tiền lẻ, lác đác vài tờ tiền cứng. Hắn ngồi bệt xuống nền đất mà đếm tiền.

- Mày giỏi thật, nằm trên cái tấm ván đấy cả ngày, tao đây ngồi không giả mù mà còn toát mồ hôi hột, trưa nắng muốn xỉu tới nơi.

Căng trợn mắt, nhận rõ cái sự xảo trá kinh tởm của anh ta.

- Đấy, trả mày món nợ, cho thêm vài đồng mà tiêu.

- Khốn nạn!

Anh ta nổi điên, đứng phắt dậy ném bể chiếc ly thủy tinh hắn vừa lượm được bên bờ kè.

- Mày cũng như tao thôi chứ hơn ai, bán “thân” hết cả, cao thượng gì.

- Tôi què quặt ra đây, anh thì lành lặn thế kia. Đồ lừa đảo!

- Ui giời, mày cứ chửi, tao vẫn có tiền xài, bữa nào cũng no nê, có sức thì để dành mà lết. Tao đã bảo giả mù đi, tao mướn người đẩy mày đi, mày trông vẫn còn lành lặn quá.

- Anh Hào, anh của trước kia có phải là người đi lừa lọc như thế này đâu? Anh thương tôi, thương ba má đã nằm xuống mà sống cho đàng hoàng tử tế.

Anh ta lại đi, một tuần trôi qua anh ta thu được món hời béo bở. Dù sao thằng Căng vẫn lo cho anh ta lắm. Một ngày trôi qua, hai ngày trôi qua không thấy anh ta về nữa. Hắn vẫn đi bán vé số với tấm thân khổ sở và mòn mỏi này. Ông Tường lại cho nó thêm chai nước chưa khui nắp, còn nguyên.

- Đời con nó bẽo quá ông ơi!

Tự nhiên hắn than. Bấy lâu nay hắn có não nề một lời nào.

- Mày đi làm đồ thủ công không? Tháng tới thằng cháu tao bên tỉnh về, hắn có cái xưởng đan lát, để tao hỏi xin cho mày cái chân thợ. Không biết thì học, mày còn đôi tay. Chậm cũng được nhưng sẽ đỡ hơn việc cứ lết ngoài đường thế này con ạ.

- Thân con vầy, có người nào họ cưu mang sao ông?

- Bây cứ yên, sớm tao đánh điện hỏi liền. Cứ sống cho thẳng thì lo chi, đời hẳn cho phúc. Tao coi bây như con cháu trong nhà. Bây phải sống thế nào tao mới giúp chứ bất nhơn thì tao có đoái hoài gì.

Thằng Căng vui hơn, hắn bỗng thấy nhẹ nhõm vì tin vào cái mai mốt nào đó hắn không cần phải bán cái bộ dạng thảm thương này cho ai khác. Hắn muốn sự tay kiếm tiền, tạo ra thứ giá trị gì đó.

Nhưng giờ, ở cách đó chỉ một cái huyện, anh hắn bị người ta đánh gãy cả chân.

- Bọn lừa đảo, đánh cho nó chết.

- Bố mày, dám giả tàn tật hả con, tao đánh cho mày vừa què vừa mù luôn.

- Đánh nó đi, đánh cho nó chết.



Người nọ đá một cái vào ngực, người kia đấm hai cái vào lưng, uỳnh uỵch, nháo nhào, càng lúc càng đông. Người đứng ngoài không đánh tới thì ném cho anh ta mấy quả trứng gà, chúng nhầy nhụa vào đầu, vào mặt, vào áo quần. Lo gì, ai cũng có phần thì chẳng thể bắt hết đi đâu được. Đông người lại đánh hung hơn. Anh ta như ngộp thở đến nơi, đau quá! Không chịu nổi nữa. Cái chân anh ta như chỉ có thể lết. Hẳn giờ anh ta nhớ đến cái chân tật nguyền của thằng Căng. Anh ta ngửi được cả mùi đất nồng xộc lên mũi, nếm cái vị lạt nhách của đất, xoàng xoạc, bám hết vào môi, vào lưỡi, vào lợi. Đời chiều anh ta, mong gì được nấy.


Đinh Lăng

GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#58
Điều mẹ cho con


[Image: untitled-1-3586.jpg]



GN - Nghe tin lốc nhà của tôi bị phong tỏa, sau rất nhiều lô khác, mẹ tôi sụt sùi: Rồi làm sao con? Thì làm như mẹ thôi! Mẹ cũng đang bị giăng dây mà, có phải mình con đâu? Mẹ con mình đâu thể làm gì cho nhau đoạn này ngoài việc “gìn vàng giữ ngọc”.

Quả thật, đang gần nhau mà bỗng chốc xa xôi mịt mù. Mà có biến động gì cho cam, trước ngày có quyết định phong tỏa, cả gia đình chúng tôi đều gần như ở yên trong nhà, thảng hoặc mới ra ngoài những khi cần thiết. Dẫu vậy, khi thực sự nhìn thấy những chiếc ghế đá chặn ngang lối ra vào hai đầu chung cư, cao hơn là một sợi dây giăng chiếu lệ, thang máy thì bị khóa tầng hầm, cảm giác thật kỳ quặc.

Gần như một cơn sốc nhẹ, một niềm tuyệt vọng ập tới. Chỉ là một hai sợi dây giăng trước cửa, sao có thể làm chúng ta suy sụp, thật kỳ lạ! Và rồi khi quay lưng đi lên lại nhà, tôi ngồi nghĩ: “thực ra thì có dây hay không dây thì cuộc sống của tôi đâu có khác gì, vậy tại sao tôi (chúng tôi) lại sa sút tinh thần đến vậy. Có phải mọi sự chỉ là cảm giác của mình không? Nếu không là cảm giác thì là gì? Nếu là cảm giác thì sao? Thì những sợi dây vẫn còn đó, nhưng cảm giác sợ hãi hay hoảng loạn sẽ thay đổi. Nhất là khi ta nhận ra được bản chất của vấn đề (nếu đó là vấn đề).


Lòng vòng nghĩ ngợi một hồi lại thấy những giọt nước mắt của má mình hẳn không phải là vô cớ. Theo đúng lịch thì giờ này tụi nhỏ đang nghỉ hè ở quê ngoại, nhưng chưa kịp tổng kết năm học thì tất cả đã rục rịch với những chuyển động của “cô vy”. Rồi một cuộc hội ý đã được đưa ra rằng nên về hay nên ở. Về thì mấy đứa nhỏ có thể sẽ an toàn hơn, nhưng rồi nếu lỡ có chuyện gì thì, không biết phải làm sao. Vì vậy cả nhà thống nhất quyết định ở lại cùng nhau.

Chẳng cần đi đâu xa, ngay mùa giãn cách này, ít nhất tôi cũng đã chứng kiến hai người bạn phải một mình vô khu cách ly để con nhỏ lại nhà. Nghĩ mà thương, thương cả con lẫn mẹ. Hồi chưa giãn cách toàn xã hội, thỉnh thoảng nghe má “méc: Thằng Tư con Út nó gọi về hăm má; dặn ba mẹ tuyệt đối ở nhà, hết sức giữ gìn sức khỏe vì ba mẹ mà có bề gì tụi con không có về được đâu. Có về được thì khi ra khỏi khu cách ly, cỏ cũng đã xanh rồi. Nghe hăm he lên giọng vậy thôi; má cười khành khạch, còn con thì lấy tay lén quệt nước mắt. Đầu điện thoại bên kia cười vậy thôi chớ thấy lật đật cúp máy là biết ngay cũng đang giấu nước mắt vào trong (mà không thành công). Má dù sao cũng chỉ lo một bề con.


Những người “một bổn hai ba quê” vừa là con vừa là mẹ, lòng hẳn đang bời bời như bão nổi. Vừa lo con nhỏ vừa lo mẹ già. Mà cách ly nối tiếp cách ly, giãn cách tiếp tục giãn cách, chưa hết hạn cách ly đã nghe có tiếp F0. Lo mãi, căng thẳng mãi cũng chán. Đúng là cảm xúc (không riêng gì cảm xúc), cái gì có sinh thì có diệt là thật. Hẳn “cô tên Vy” gì đó cũng thế. Không biết là mình tự AQ hay lại đang vướng vào toxic positivity (lạc quan độc hại), nhưng hẳn cô ấy cũng không thể thoát khỏi quy luật sinh diệt của vũ trụ.


Có điều chờ cô ấy mỏi mòn mà cô ấy cứ mãi nhởn nhơ, không có dấu hiệu thoái lui. Vấn đề chỉ còn là thời gian và độ “lì” hay chữ “nhẫn” của chúng ta. Hiếm khi nào ta có thời gian nhiều như đoạn này, nếu cô ấy muốn ta thực hành hạnh kham nhẫn thì ta sẽ thực hành. Mỗi ngày chúng tôi đều tìm cách đánh lừa bộ não. Thay vì phải ngậm bút chì trong miệng để làm như mình đang cười, tôi chọn cách tự trào hoặc bóp méo câu chuyện theo một cách hài hước nào đó để những tiếng cười có thể cất lên.



Những bữa ăn vội vàng mọi khi được khuyến khích thành “ăn chậm, nhai kỹ”. Cô Út người hay để những cái note đáng yêu khắp nhà được mọi người đặt hàng “những tranh cổ động” với những câu trích dẫn hay những thông điệp dễ thương để mọi người có thể khích lệ mình. Mỗi người sẽ được đặt hàng một bức. Anh con trai ưa vận động thì lên lịch và đưa bài tập cho cả nhà. Anh còn nghĩ ra cái trò chơi giấu đồ cho đỡ chán. Ví dụ ba ưa cầm điện thoại sẽ bị giấu điện thoại đâu đó trong nhà. Ảnh tình nguyện để mọi người giấu iPad, vật bất ly thân của mình. Chị Bột sẽ bị giấu sách vì chị ấy có thể sống thiếu điện thoại chớ không thể thiếu sách nên ít vận động kiểu gì chị ấy cũng phải đi tìm cuốn sách.


Mẹ, vốn là một kẻ ưa cà khịa bèn nhân trò chơi để ghẹo: Vậy thì các con giấu ba chỗ nào đi. Tìm ra hay không ra ba thì mẹ cũng lời! Trời, mẹ gian quá! Nhờ vậy, những tiếng cười lại có dịp cất lên. Và bà mẹ “cơ hội” bèn nhân lúc mọi người đều vui bèn nhờ vả: Hay mình dọn cái bàn này lên cho phòng khách rộng chút, chí ít thì cũng có chỗ để cùng xem tivi chung. Mọi người vui vẻ dọn cái bàn rồi đến cái ghế, rồi đến cái cây treo đồ…


Giờ thì phòng khách đã có chỗ để tụ tập, mọi người trong nhà không còn mỗi người “hùng cứ một phương cùng với sĩ “màn hình phẳng” của mình nữa, ít nhất là một vài ngày. Rồi ta sẽ lại bày keo khác để chơi. Trong đó có trò mở tủ lạnh tự chọn nguyên liệu và làm một món ăn bất kỳ, để phòng khi có chuyện gì con cũng học được cách nấu vetula (vét tủ lạnh). Ở tuổi các con mẹ chỉ hy vọng đến đó thôi. Mẹ không dám nghĩ thêm vì ai mà biết được ngày nào tủ lạnh sẽ trống không còn gì để vét, thậm chí tủ lạnh cũng không còn để mà trống. Hoặc có ngày không còn (người) để vét. Có thể lắm chứ, ai mà biết được điều gì. “Cô vy” không thể ra khỏi quy luật sinh diệt và cô “người” cũng thế!



Cô “người” may mắn hơn (nhờ những thuận duyên mà được làm người) nên may mắn biết đến Pháp, biết Phật, biết đến Tăng. “Cô vy” là một đại dịch, một nghịch duyên, là một nỗi hoảng loạn lớn lao nhưng ở khía cạnh nào đó “cô ấy” đã dạy cho chúng ta học cách quán chiếu cuộc sống, nhắc chúng ta về lẽ vô thường và thân người hiếm quý! Không phải vậy sao? Và đây chính là thời điểm vô cùng thích hợp để học cách quán chiếu cuộc sống, để suy gẫm và cả tìm phương thức nào đó để có thể làm một người gieo hạt. Tôi rất muốn thay bằng hình ảnh một shipper, giao món hàng này cho chính những đứa bé trong gia đình, nhưng tôi không chắc mình đã có hàng hay vẫn chỉ là một người đang kiếm tìm và xoay xở. Nhưng thôi, khi ta đã gieo một niệm thanh tịnh, chắc là một cây thanh tịnh nào đó sẽ mọc lên. Rồi bọn trẻ sẽ hiểu nỗ lực giao hàng của mẹ chúng trong cuộc tồn sinh này.

Như tôi đã hiểu tình thương và nỗ lực của mẹ tôi…


Sơn Ý/ Báo GIác Ngộ

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#59
Góc an nhiên: Tin những giọt nước mắt

GN - Những ngày trước khi siết chặt lệnh giãn cách, tôi đi giữa thành phố, đường vắng xe, vắng tiếng người cười nói hay cãi cọ, vắng những tiếng lao xao trộn tiếng Việt vào tiếng Anh, tiếng Hàn.

Tôi đi. Sài Gòn im ắng như thể nghe tiếng Trái đất thở nặng nhọc trong cơn sốt đại dịch. Đường Đồng Khởi vắng, các cửa hàng đại diện các thương hiệu cao cấp giờ đóng cửa im lìm, những trung tâm thương mại, những cửa hàng xa xỉ từng là biểu tượng cho sự xa hoa ở thành phố này, hiện thời dường như bớt long lanh hơn như để chứng minh dù thuộc giai tầng xã hội nào, tất cả đều chung hoạn nạn. Đường Nguyễn Du vắng, những quán cà-phê không bao giờ vắng khách, giờ bên trong bàn ghế xếp chồng lên nhau.

Người bán vé số lững thững bước đi trên đường. Sài Gòn có bao nhiêu người như ông? Những người không chỗ trú chân, đang bơ vơ giữa lòng thành phố này. Họ không có hộ khẩu, không có tạm trú, nhiều khi giấy tờ tùy thân chắc cũng không. Họ có lẽ họ không bao giờ nghĩ mình được trợ cấp, họ chỉ đơn giản mong chờ vào lòng tốt của những người khác, như họ đã từng. Những địa điểm phát cơm từ thiện, những quán 0 đồng, nhu yếu phẩm, xuất hiện nhiều hơn, dễ tìm hơn. Có lẽ lòng tốt của người thành phố là thứ duy nhất không bị tác động bởi dịch bệnh.



[Image: 200920532-836974833607467-73267769245995...42-501.jpg]
Tranh minh họa - Họa sĩ Lê Sa Long




Nếu không có lòng tốt ấy, bác trung niên chạy ba gác không biết trưa nay ăn gì, từ ngày các cửa hàng ngưng hoạt động, không ai thuê chở đồ. Đến chị ve chai thường chỉ dừng lại ở quán nhậu đầu hẻm để gom vỏ lon với thùng cạc-tông, giờ vào tận hẻm, gọi từng nhà mà cũng chạy xe không về vì đến ve chai cũng chẳng có mà mua.


Nhắc đến hẻm nhỏ ở nhà, vốn là lối tắt mà mỗi trưa công nhân viên từ tòa nhà gần đó hay đi qua để mua đồ ăn trưa, một tháng nay yên ắng hẳn. Chắc có lẽ những nhân viên ấy cũng đang ở nhà, chật vật với nỗi lo giảm lương hay thậm chí là mất việc.


Nhưng kỳ lạ là không ai chịu từ bỏ mảnh đất này, như một cô cao tuổi phụ quán ăn gần nhà. Ngày thường chỉ quen mặt mà chẳng biết tên, cứ thấy cô cần mẫn tháng rồi lại năm ở quán. Dịch dã kéo dài, quán bán mang đi một thời gian rồi thấy không khả quan cũng đóng cửa. Mấy tuần trước cô phụ quán đi các nhà trong xóm, run run không phải vì đói mà có lẽ vì xấu hổ khi giờ đây cô chỉ có thể nương nhờ lòng tốt của mọi người.



Cô nói mình chỉ dám đi xin dọc hẻm này vì nghĩ mọi người biết mặt cô, rằng cô vốn dĩ siêng năng dù già cả vẫn tự lao động, rằng khốn cùng rồi cô mới phải ngửa tay xin mọi người. Ái ngại hỏi sao cô không về quê, cô nén nước mắt nói ở quê không sống được mới tìm lên thành phố, dù dịch dã không có việc làm, nhưng ở đây vẫn sống được nhờ những quán cơm từ thiện, những “ATM gạo”. Và quan trọng, cô tin Sài Gòn sẽ sớm bình phục, lúc đó cô lại đi làm liền, khỏi tốn công tốn tiền từ quê lên lại thành phố. Cô cảm ơn rồi quay vội đi, giấu nhanh những giọt nước mắt.


Quote:Dịch bệnh khiến chúng ta nhận ra mình bình đẳng trước tự nhiên. Để thấy rằng một thay đổi nhỏ, một con người làm công việc mà ngày thường chúng ta xem nhẹ, nhưng thiếu họ trong hoạn nạn thì công việc cũng đình trệ biết bao...



Không giống như tên bộ phim Moskva không tin vào những giọt nước mắt của điện ảnh Liên Xô, Sài Gòn tin những giọt nước mắt, những giọt nước mắt thành thật nhiều hơn trong những ngày này. Những lời động viên “lạc quan lên” hẳn quan trọng vào thời điểm nguy nan, nhưng những giọt nước mắt cũng cần thiết. Nước mắt hẳn không phải là yếu đuối. Tôi đã thấy những giọt nước mắt cảm thương đến từ những mạnh thường quân trước các mảnh đời, những giọt nước mắt bất lực vì không giúp được nhiều thêm, những giọt nước mắt rơi vội rồi được chùi đi nhanh thay bằng nụ cười, gắng gỏi lao đi tìm kế sinh nhai.


Tôi thấy điều đó trong những chuyến xe lẻ loi ra đường. Đôi khi họ lao vào cuộc trong thời buổi như vầy không chỉ để mưu sinh, mà có người chia sẻ rằng dưới mình còn bao nhiêu nhân viên, phải cố vừa phòng dịch vừa làm sao cho anh em còn có cái ăn.


Thành phố đang sống chậm đi nhưng không dừng lại. Còn rất nhiều người bằng khả năng và điều kiện của mình ủng hộ vật chất cho những người khó khăn hơn, họ san sẻ những gánh nặng, cố duy trì công việc trong điều kiện cho phép. Vì thế mà chúng ta không nỡ bỏ thành phố này, kể cả giờ đây nó đang gặp nhiều khó khăn đến thế. Cũng giống như những lưu dân xưa đã tìm đến đất Gia Định vì tin vào sự trù mật lẫn cái trượng nghĩa, cái tình yêu thương đùm bọc của phương Nam.


Dịch bệnh khiến chúng ta nhận ra mình bình đẳng trước tự nhiên. Để thấy rằng một thay đổi nhỏ, một con người làm công việc mà ngày thường chúng ta xem nhẹ, nhưng thiếu họ trong hoạn nạn thì công việc cũng đình trệ biết bao. Tôi đi giữa thành phố, thấy những giọt nước mắt, đôi lúc không hẳn đã cạn hết lạc quan. “Nhưng biết sao giờ”, tôi nghe nhiều người nói vậy, để rồi sau câu nói đó họ vắt óc nghĩ suy, làm việc để sống qua tao đoạn này. Và đặc biệt họ không rời đi. Ta gọi điều này là gì? Một mãnh lực của vùng đất này, hay chỉ đơn giản vì chúng ta trót hít chung một bầu không khí, đi chung những con đường và vì chúng ta thật sự cần nhau hơn chúng ta nghĩ.


Nguyên Vấn/ Báo Giác Ngộ

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply