Lời Đức Phật Dạy - CHA MẸ VÀ CON CÁI
(2020-03-01, 11:57 PM)Nonregister Wrote: Cảm ơn bạn LTP. 

Thân mến. 

NR  Cheer

LTP phải cảm ơn Mod mới phải.

Thank you, Mod.   Cheer
Reply
LỜI ĐỨC PHẬT DẠY

KHÓ LÀM
 
Một thời, Tôn giả Sàriputta trú ở Maghadha, làng Nàlaka. Rồi du sĩ Jambukhàdaka đi đến, sau khi chào đón hỏi thăm và nói với Tôn giả Sàriputta:
Này hiền giả Sàriputta, trong Pháp – Luật này cái gì là khó làm?
Xuất gia này Hiền giả, là điều khó làm trong Pháp – Luật này.
Đối với người đã xuất gia, này Hiền giả Sàriputta, cái gì là khó làm?
Đới với người đã xuất gia, này Hiền giả, hoan hỷ là điều khó làm.
Này Hiền giả Sàriputta, đối với người đã hoan hỷ, cái gì là khó làm?
Này Hiền giả, đối với người đã hoan hỷ, điều khó làm là sự thực hành đúng pháp và tùy pháp.
Có lâu không, này Hiền giả Sàriputta, một người đã thực hành đúng pháp và tùy pháp có thể thành vị A la hán?
Không lâu, này Hiền giả.

(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ IV, chương 4, Tương ưng Jambukhàdaka, phần Khó làm, NXB Tôn Giáo 2001, tr.416)
 
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
(2020-04-01, 12:22 AM)Nonregister Wrote:
LỜI ĐỨC PHẬT DẠY

KHÓ LÀM
 
Một thời, Tôn giả Sàriputta trú ở Maghadha, làng Nàlaka. Rồi du sĩ Jambukhàdaka đi đến, sau khi chào đón hỏi thăm và nói với Tôn giả Sàriputta:
Này hiền giả Sàriputta, trong Pháp – Luật này cái gì là khó làm?
Xuất gia này Hiền giả, là điều khó làm trong Pháp – Luật này.
Đối với người đã xuất gia, này Hiền giả Sàriputta, cái gì là khó làm?
Đới với người đã xuất gia, này Hiền giả, hoan hỷ là điều khó làm.
Này Hiền giả Sàriputta, đối với người đã hoan hỷ, cái gì là khó làm?
Này Hiền giả, đối với người đã hoan hỷ, điều khó làm là sự thực hành đúng pháp và tùy pháp.
Có lâu không, này Hiền giả Sàriputta, một người đã thực hành đúng pháp và tùy pháp có thể thành vị A la hán?
Không lâu, này Hiền giả.

(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ IV, chương 4, Tương ưng Jambukhàdaka, phần Khó làm, NXB Tôn Giáo 2001, tr.416)
 


Này Hiền giả, đối với người đã hoan hỷ, điều khó làm là sự thực hành đúng pháp và tùy pháp.
Reply
LỜI ĐỨC PHẬT DẠY

HÓA DUYÊN


  

Một thời, Thế Tôn trú ở Kosambì, Ngài cho gọi các Tỷ kheo:


Này các Tỷ kheo, thành tựu năm pháp này, Tỷ kheo thân cận các gia đình, không được các gia đình ái mộ, thích ý, kính trọng và noi gương để tu tập. Thế nào là năm?

Vị ấy thân mật với người không thân tín, can thiệp vào việc không có thẩm quyền, ra vào với các phần tử chống đối, nói riêng một bên tai và xin quá nhiều.


Này các Tỷ kheo, thành tựu năm pháp này, Tỷ kheo thân cận các gia đình, được các gia đình ái mộ, thích ý, kính trọng và noi gương để tu tập. Thế nào là năm?


Vị ấy không thân mật với người không thân tín, không can thiệp vào việc không có thẩm quyền, không ra vào với các phần tử chống đối, không nói riêng một bên tai và không xin quá nhiều.


(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ II, chương 5, phẩm Andhakavinda, phần Đi đến các gia đình, VNCPHVN ấn hành 1996, tr.529)



 

LỜI BÀN:


Trong bốn chúng đệ tử Phật, hàng cư sĩ có vai trò và vị trí quan trọng. Ngoài việc nương tựa chúng Tăng để tu học, những nam cư sĩ còn đảm trách sứ mạng hộ pháp. Vì thế, hàng cư sĩ áo trắng còn được gọi là những Cận sự của Tam bảo. Trong quan niệm của người Phật tử thì “Tăng đáo như Phật lai”, chư Tăng đến nhà như Phật đến. Thật vinh dự và hạnh phúc cho gia chủ khi lời thỉnh cầu thọ trai hoặc pháp sự được chư Tăng chấp nhận hay vì một duyên sự nào mà chư Tăng hiện hữu trong gia đình.


Đối với Tỷ kheo, vị xuất gia cầu giải thoát khi thân cận hàng Phật tử tựu trung không ngoài Phật sự, bi nguyện độ sanh. Vị Tỷ kheo đối với tín đồ phải là người thầy, bậc mô phạm để Phật tử quy ngưỡng, kính trọng và noi gương tu tập. Tuy nhiên, không phải vị Tỷ kheo nào thân cận với Phật tử cũng để lại ấn tượng tốt đẹp. Thảng hoặc đây đó trong hàng ngũ xuất thế, một vài Tỷ kheo sau khi tiếp cận với tín đồ không đem lại tịnh tín cho họ. Không chỉ không được các gia đình ái mộ, thích ý, kính trọng và noi gương để tu tập thậm chí còn làm suy giảm, thối thất niềm tin nơi Tam bảo.


Theo kinh nghiệm Thế Tôn, nếu không phải vì hóa duyên thì nên tránh xa những nơi ồn náo, tụ lạc. Khi có duyên sự phải đến nhà cư sĩ thì phải tránh năm điều: không thân mật với người không thân tín, không can thiệp vào việc không có thẩm quyền, không ra vào với các phần tử chống đối, không nói riêng một bên tai và không xin quá nhiều. Gặp đúng người, nói đúng việc, giữ vững uy nghi khi vào tư gia của Phật tử là điều bắt buộc đối với một vị Tỷ kheo. Đặc biệt là không nên vận động hay quyên góp quá nhiều, dù rằng việc làm này đem đến phước báo cho người Phật tử nhưng sẽ tốt hơn nên để họ phát tâm, tự lượng sức để ủng hộ, cúng dường mà không làm suy kiệt hoặc ảnh hưởng đến kinh tế.

Lân mẫn, thân cận để trợ duyên cho Phật tử tu học đồng thời giữ vững phong thái của một bậc thầy là trách nhiệm của vị Tỷ kheo. Hướng về giải thoát, làm đạo sư của trời người, vị Tỷ kheo phải tinh chuyên để hoàn thiện mình, xứng đáng làm nơi nương tựa cho hàng Phật tử quy ngưỡng, noi gương tu học.

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
LỜI ĐỨC PHẬT DẠY

THIỀN VÀ GIÁO
 


Một thời, Tôn giả Mahàcunda trú ở Cetì, tại Sahajàti. Tại đây, Tôn giả gọi các Tỷ kheo:


Này chư Hiền, một số Tỷ kheo chuyên tâm về Pháp không ưa thích các Tỷ kheo tu Thiền, nới như sau: “Những người này thiền cái gì? Thiền có lợi ích gì? Thiền như thế nào?”. Các Tỷ kheo chuyên tâm về Pháp không hoan hỷ và các Tỷ kheo tu Thiền cũng không hoan hỷ; hành động như vậy không đưa đến hạnh phúc và an lạc cho nhiều người; không đưa đến lợi ích, an lạc cho chư Thiên và loài người.


Ở đây, này các chư Hiền, một số Tỷ kheo tu Thiền không ưa thích các Tỷ kheo chuyên về tâm Pháp, nói như sau: “Họ tháo động, thất niệm, lắm lời….Những người này chuyên tâm về cái gì? Pháp có lợi ích gì? Chuyên tâm về pháp như thế nào?”. Các Tỷ kheo tu Thiền không hoan hỷ và các Tỷ kheo chuyên tâm về Pháp cũng không hoan hỷ; hành động như vậy không đưa đến hạnh phúc và an lạc cho nhiều người; không đưa đến lợi ích, an lạc cho chư Thiên và loài người.


(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ III, phẩm Dhamika, phần Mahàcuda [trích], VNCPHVN ấn hành 1996, tr.124)





 

LỜI BÀN:


Trong vô lượng pháp môn tu mà Thế Tôn đã tuyên thuyết, tuy phong phú và đa dạng nhưng đều có một điểm chung, thuần nhất, đó chính là an lạc và giải thoát. Phương tiện thì tùy theo can cơ có vô vàn sai biệt nhưng cứu cánh Niết bàn chỉ có một, duy nhất.


Tu Thiền hay chuyên tâm về Pháp, Tông môn hoặc Giáo môn thảy đều là phương tiện và dĩ nhiên mỗi phương tiện đề có một đặc trưng riêng. Vì lẽ các pháp môn tu đều lưu xuất từ tuệ giác của Thế Tôn cho nên chắc chắn sẽ đưa hành giả đến giải thoát Niết bàn, như trăm sông đều xuôi về biển cả.

Tuỳ theo căn cơ, hoàn cảnh, nhân duyên…mà mỗi người con Phật tự chọn cho mình một pháp môn tu thích hợp. Tuy các pháp môn phương tiện có nhanh chậm, khó dễ khác nhau nhưng pháp môn nào cũng thù thắng, đều đưa đến giải thoát và an lạc. Do đó, người tu ngoài nắm vững pháp môn của mình cần tìm hiểu để biết thêm về các pháp môn khác nhằm trợ duyên hay ít ra cũng tránh được việc chỉ trích, phê phán đồng đạo, những pháp lữ có nhân duyên với những pháp môn tu tập khác nhau.

Vì vậy, không thể quy kết, tự cho pháp môn của mình là tối thắng. Sự tối thắng, theo quan điểm của Thế Tôn, chính là sự thực hành trọn vẹn theo pháp môn đã chọn. Ngày nay, thảng hoặc vẫn còn sự “xung đột” về quan điểm tu tập giữa các tông phái (có thể vô tình hay cố ý xiểng dương tông phái của mình) là điều không nên có. Vì như lời Tôn giả Mahàcunda đã học được từ Thế Tôn: “Hành động như vậy không đưa đến hạnh phúc an lạc cho nhiều người; không đưa đến lợi ích, an lạc cho chư Thiên và loài người”.

TVHS
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
LỜI ĐỨC PHẬT DẠY

ĐẾN VỚI GIA CHỦ

 

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, dạy các Tỷ kheo:



Hãy giống như mặt trăng, này các Tỷ kheo, khi đi đến các gia đình, thân tâm phải dè dặt, luôn luôn là người mới giữa các gia đình, chớ có đường đột xông xáo.



Này các Tỷ kheo, ví như một người nhìn cái giếng cũ, sườn núi dốc hay thác nước, thân tâm phải dè dặt, không có đường đột xông xáo.

Này các Tỷ kheo, các ông nghĩ thế nào một Tỷ kheo xứng đáng đi đến các gia đình?



Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản, lấy thế tôn làm lãnh đạo, lấy Thế Tôn làm sở y.



Này các Tỷ kheo, ví như bàn tay này giữa hư không, không bị dính vào, không bị nắm lấy, không bị trói buộc. Cũng vậy, vị Tỷ kheo đi đến các gia đình, tâm không bị dính vào, không bị nắm lấy, không bị trói buộc, nghĩ rằng: “Những ai muốn được lợi, hãy được lợi! Những ai muốn công đức, hãy làm các công đức!”



(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ II, chương 5, phần Ví dụ với tăng [trích], VNCPHVN ấn hành 1993, tr.341)

 
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
LỜI ĐỨC PHẬT DẠY

DÙNG CHÁNH PHÁP LÀM NGỌN ĐÈN


 

Một thời, Thế Tôn trú tại Vesàli, làng Veluva, gọi các Tỷ kheo:


Này các Tỷ kheo, hãy an cư vào mùa mưa, chỗ nào có bạn bè, có người quen biết. Ta sẽ an cư mùa mưa tại làng Veluva này.


Trong mùa an cư ấy, Thế Tôn bị bệnh trầm trọng, cảm thọ đau đớn khốc liệt nhưng Thế Tôn vẫn chánh niệm, tỉnh giác, không than vãn.


Rồi Thế Tôn thoát khỏi cơn bệnh, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:


Bạch Thế Tôn, con được chút an ủi rằng Thế Tôn sẽ không diệt độ nếu Ngài không có lời di giáo lại cho chúng Tỷ kheo.


Này Ananda, Như Lai không nghĩ rằng: “Ta sẽ là cầm đầu chúng Tỷ kheo”, hay “Chúng Tỷ kheo chịu sự giáo huấn của Ta”, thì này Ananda, làm sao Như Lai lại có lời di giáo cho chúng Tỷ kheo ?


Này Ananda, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một điều gì khác. Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một điều gì khác. Những vị ấy, này Ananda là những vị tối thượng trong hàng Tỷ kheo của Ta.

(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ V, chương 3, phẩm Ambapàli, phần Bệnh [trích], NXB Tôn Giáo 2002, tr.237)

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
LỜI ĐỨC PHẬT DẠY

TRÁNH XA HAI CỰC ĐOAN



 

Một thời, Thế Tôn trú ở Bàrànasi, tại Isipatana. Tại đấy, Thế Tôn bảo các Tỷ kheo:



Có hai cực đoan này, này các Tỷ kheo, một người xuất gia không nên thực hành theo. Thế nào là hai ?



Một là đắm say trong các dục, hạ liệt, phàm phu, không xứng bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích. Hai là tự hành khổ mình, khổ đau, không xứng bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích. Tránh xa hai cực đoan này, này các Tỷ kheo, là con đường Trung đạo, do Như Lai chánh giác, tác thành trí, đưa đến an tịnh, giác ngộ, Niết bàn.



Này các Tỷ kheo, thế nào là con đường Trung đạo ? Chính là con đường Thánh đạo tám ngành, tức là: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tin tấn, chánh niệm, chánh định. Đây là con đường Trung đạo, do Như Lai chánh giác, tác thành trí, đưa đến an tịnh, giác ngộ, Niết bàn.

TVHS


(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ V, chương 12, phẩm Chuyển pháp luân, phần Như Lai thuyết [trích], NXB Tôn Giáo 2000, tr.610)
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
LỜI ĐỨC PHẬT DẠY

DÒNG ĐỜI XUÔI NGƯỢC



 
Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Vajji, tại làng Bhanda. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ kheo:

Có bốn hạng người, này các Tỷ kheo, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn ? Hạng người đi thuận dòng, hạng người đi nghịch dòng, hạng người tự đứng lại, hạng người đã vượt qua bờ bên kia, đứng trên đất liền.

Này các Tỷ kheo, thế nào là hạng người đi thuận dòng ? Hạng người thọ hưởng các dục và làm các ác nghiệp gọi là đi thuận dòng.

Thế nào là hạng người đi ngược dòng ? Này các Tỷ kheo, có hạng người không thọ hưởng các dục, không làm ác nghiệp, sống Phạm hạnh viên mãn thanh tịnh gọi là đi ngược dòng.

Này các Tỷ kheo, thế nào là hạng người tự đứng lại ? Hạng người do diệt tận năm kiết sử, được hóa sanh, không còn trở lại đời này nữa gọi là tự đứng lại.

Thế nào là hạng người đã vượt qua bờ bên kia, đứng trên đất liền ? Này các Tỷ kheo, có hạng người do diệt các lậu hoặc, chứng ngộ và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát là đã vượt qua đến bờ bên kia, đứng trên đất liền.

Này các Tỷ kheo, có bốn hạng người như vậy có mặt ở đời.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương 4, phẩm Bhandagàma, phần Thuận dòng, VNCPHVN ấn hành 1996, tr.557)

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
Lời Đức Phật Dạy

SANH TỬ LÀ VIỆC LỚN
 
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tai Jetavana. Rồi Tôn giả Malunkyaputta khởi lên sự tư duy như sau: “Có một số vấn đề Thế Tôn không trả lời, loại bỏ ra một bên: Thế giới là thường hay vô thường. Thế giới là hữu biên hay vô biên. Sinh mạng và thân này là một hay khác. Như Lai có tồn tại hay không tồn tại sau khi chết….” Thế Tôn không trả lời cho ta biết. Vậy ta phải đi tìm Thế Tôn để hỏi những ý nghĩa này.

Nghĩ như vậy rồi Tôn giả Malunkyaputta đi đến bạch Thế Tôn về những nghi vấn ơ trên, thỉnh cầu Thế Tôn trả lời dứt khoát rằng: “biết hoặc không biết” đồng thời suy nghĩ nếu Thế Tôn trả lời thì ta sẽ sống Phạm hạnh theo hướng dẫn của Thế Tôn, bằng không ta sẽ hoàn tục.

Này Malunkyaputta, ví như một người bị bắn bởi mũi tên có tẩm độc. Bạn bè, bà con mời một y sĩ đến trị thương nhưng người ấy nói: “Tôi sẽ không rút mũi tên ra nếu chưa biết rõ dòng tộc, tên họ, hình dáng, nơi ở của người bắn; Tôi sẽ không rút mũi tên ra nếu chưa biết cung tên được làm bằng chât liệu và cấu tạo thế nào? Tẩm chất độc gì?....” Này Malunkyaputta, người ấy sẽ chết và vẫn không biết được gì.

Cũng vậy, này Malunkyaputta, nếu có ai nói như sau: “Ta sẽ sống theo Phạm hạnh nếu Thế Tôn trả lời ta: Thế giới là thường còn hay vô thường….” thì người ấy sẽ chết mà vẫn không được Như Lai trả lời.

(ĐTKVN, Trung Bộ II, Tiểu kinh Malunkya [trích], số 63, VNCPHVN ấn hành 1992, tr.193)


TVHS
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
Lời Đức Phật Dạy

CHỚ KHINH THƯỜNG TRẺ TUỔI


Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana. Rồi vua Pasenadi nước Kosala đi đến, sau khi chào hỏi, ngồi xuống một bên, bạch Thế Tôn:

Tôn giả Gotama có tự cho mình đã chứng Vô thượng chánh đẳng chánh giác không ?


Thưa đại vương, nếu ai có thể nói là mình đã chứng vô thượng chánh đẳng chánh giác, thời người ấy phải chính là Ta. Thưa Đại vương, Ta đã chứng Vô thượng chánh đẳng chánh giác.


Thưa Tôn giả Gotama, có những vị Sa môn, Bà la môn là giáo chủ, hội chủ, sư trưởng có tiếng tăm, có danh vọng, được quần chúng tôn sùng như các ngài Purana Kassapa, Nigantha Nàtaputta….Khi con hỏi các vị ấy “Có tự xem là đã chứng vô thượng chánh đẳng chánh giác không ?”, thì họ trả lời là không tự xem đã chứng Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Vậy tại sao Tôn giả Gotama trẻ tuổi, sanh sau đẻ muộn và chỉ mới xuất gia lại tự cho mình như vậy ?


Thưa Đại vương, có bốn loại tuổi trẻ không nên khinh thường, không nên miệt thị vì họ là trẻ. Thế nào là bốn ? Đó là vị vương tử trẻ tuổi, một con rắn trẻ tuổi, một ngọn lửa trẻ tuổi và một vị Tỷ kheo trẻ tuổi.


Thưa Đại vương, bốn loại trẻ tuổi này không nên khinh thường, không nên miệt thị vì chúng là trẻ.



(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ I, chương 3, phẩm Thứ nhất, phần Tuổi trẻ, VNCPHVN ấn hành 1993, tr.159)

[/url][url=https://thuvienhoasen.org/p15a16175/phan-7]TVHS
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
Lời Đức Phật Dạy

NẮM LÁ TRONG TAY

 

Một thời, Thế Tôn trú ở Kosambi, tại rừng Simsapà. Thế Tôn lấy tay nhặt lên một ít lá Simsapà, rồi bảo các Tỷ kheo:



Các ông nghĩ thế nào, này các Tỷ kheo, cái gì là nhiều hơn, một số ít lá Simsapà mà Ta nắm lấy trong tray hay lá trong rừng Simsapà ?



Thật quá ít, bạch Thế Tôn, một ít lá Simsapà mà Thế Tôn nắm lấy trong tay và thật là quá nhiều, lá trong rừng Simsapà.



Cũng vậy, này các Tỷ kheo, thật là quá nhiều, những gì Ta đã thắng tri mà không nói cho các ông ! Thật là quá ít những gì Ta nói ra.\


(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ V, chương 12, phẩm Rừng Simsapà, VNCPHVN ấn hành 1993, tr.635)
https://thuvienhoasen.org/p15a16175/phan-7
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
Lời Đức Phật Dạy


HẠT MUỐI

 

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, Jetavana, tại vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Thế Tôn gọi các Tỷ kheo:


Ở đây, này các Tỷ kheo, có người thân không tu tập, giới không tu tập, tâm không tu tập, tuệ không tu tập, hạn hẹp, nhỏ nhen. Người như vậy, làm nghiệp ác nhỏ mọn và nghiệp ác ấy đưa họ vào địa ngục.


Ở đây, này các Tỷ kheo, có người thân được tu tập, giới được tu tập, tâm được tu tập, tuệ được tu tập, không có hạn hẹp, rộng lượng. Người như vậy, có làm việc ác nhỏ mọn tương tợ, nghiệp ác ấy đưa họ đến cảm thọ ngay trong hiện tại cho đến chút ít cũng không thấy được (trong đời sau), nói gì là nhiều.


Này các Tỷ kheo, vì như có người bỏ nắm muối vào trong một chén nước nhỏ, nước trong chén ấy vì nắm muối trở thành mặn và không uống được. Nhưng có người bỏ nắm muối vào nước sông Hằng, khối nước ấy rất lớn không vì nắm muối này mà trở thành mặn và không uống được.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương 3, phẩn Hạt muối, VNCPHVN ấn hành 1996, tr.451)

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
Lời Đức Phật Dạy

TINH CẦN

 

Một thời, Thế Tôn sống giữa dân chúng Bhagga, rừng Bhesakala, vườn Lộc Uyển. Bấy giờ, vương tử Bodhi thỉnh Thế Tôn và chúng Tỷ kheo đế nhà thọ trai. Sau khi thọ trai xong, vương tử Bodhi bạch Thế Tôn:



Khoảng bao lâu, bạch Thế Tôn, một vị Tỷ kheo tu tập theo giáo pháp của Như Lai, chứng đạt và an trú vô thượng cứu cánh Phạm hạnh ?



Này vương tử, có năm tinh cần chi này. Thế nào là năm ? Ở đây, này vương tử: Vị Tỷ kheo có lòng tin, tin tưởng sự giác ngộ của Như Lai; Vị ấy ít bệnh, ít não, có sức khẻo; Vị ấy không gian trá, như thật đối với bậc Đạo sư và các đồng Phạm hạnh; Vị ấy siêng năng từ bỏ các bất thiện pháp, tu tập các thiện pháp; Vị ấy có trí tuệ về sự sanh diện của các pháp.



Này vương tử, vị Tỷ kheo thành tựu năm tinh cần chi này có thể đắc lậu tận trong bảy năm, cũng có thể là sáu năm, bốn, ba, hai, một năm, nửa tháng, cho đến bảy ngày, có thể có người được giảng dạy buổi sáng thì buổi chiều đã chứng đắc.


(ĐTKVN, Trung Bộ II, kinh Bồ đề vương tử [trích], VNCPHVN ấn hành 1992, tr.565)

https://thuvienhoasen.org/p15a16175/phan-7
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
Lời Đức Phật Dạy


SỢ HÃI


 
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, gọi các Tỷ kheo:

Này các Tỷ kheo, có bốn sự sợ hãi này. Thế nào là bốn ? Sợ hãi tự mình trách, sỡ hãi người khác trách, sợ hãi hình phạt, sợ hãi ác thú.

Thế nào là sợ hại tự mình trách ? Ở đây, này các Tỷ kheo, có hạng người suy xét: “Nếu thân ta làm ác, lời ta nói ác, ý ta nghĩ ác, thời chính ta có thể trách ta: Sao lại làm nghiệp ấy ?”. Người ấy do sợ hãi tự trách, bỏ ác làm lành, sống đời trong sạch. Này các Tỷ kheo, đây gọi là sợ hãi tự trách.

Thế nào là sợ hãi người khác trách ? Ở đây này các Tỷ kheo, có hạng người suy xét: “Nếu ta làm ác, nói lời ác, ý nghĩ ác, thời người khác có thể trách ta: Sao lại làm nghiệp ấy ?”. Người ấy do sợ hãi người khác trách, bỏ ác làm lành, sống đời trong sạch. Này các Tỷ kheo, đây gọi là sợ hãi người khác trách.
Thế nào là sợ hãi hình phạt ? Ở đây, này các Tỷ kheo, có người thấy các vua chúa khi bắt được kẻ trộm cướp liền dùng nhiều hình phạt sai khác. Họ đánh bằng roi, bằng gậy cho đến lấy gươm chặt đầu. Người ấy vì sợ hãi hình phạt, không có đi trộm cắp tài sản của người khác. Này các Tỷ kheo, đây gọi là sợ hãi hình phạt.

Thế nào là sợ hãi ác thú ? Ở đây, này các Tỷ kheo, có người suy nghĩ như sau: “Những ai thân làm ác, nói lời ác, ý nghĩ ác thì có ác báo trong tương lai”. Người ấy vì sợ hãi ác thú, đọa xứ nên đoạn tận thân làm ác, nói lời ác và ý nghĩ ác. Này các Tỷ kheo, đây gọi là sợ hãi ác thú.

Này các Tỷ kheo, có bốn loại sợ hãi này.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ II, chương 4, phẩm Sợ hãi, phần Tự trách [trích], VNCPHVN ấn hành 1996, tr.46)

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply