MIT : Phat minh cây phát sáng thay đèn đường
#1
MIT : Cây phát sáng thay đèn đường



[Image: o6edfd.jpg]
A book, Paradise Lost, illuminated with nanobionic light-emitting watercress plants developed at MIT. 



Đội ngũ nhà khoa học tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và Đại học California (Mỹ) đã khơi dậy được tiềm năng phát sáng của cải xoong qua việc truyền các tiểu phân nano chuyên dụng vào lá của loài cây này.
Theo đó, luciferin (thành phần khiến đom đóm phát quang) và coenzyme A được bổ sung vào tiểu phân nano silica. Các nhà nghiên cứu chuyển hỗn hợp này thành dung dịch rồi truyền vào lá cây cải xoong. Từ đó, cây cải xoong có thể phát ra ánh sáng ở mức bằng một nửa microwatt LED. Ánh sáng này có thể duy trì trong 4 tiếng đồng hồ.
Các nhà khoa học kỳ vọng rằng công nghệ này có thể được áp dụng với những loài cây lớn hơn để chiếu sáng được diện tích rộng hơn.
Những nghiên cứu trước đây từng ghi nhận kết quả cây thuốc lá biến đổi gen có thể phát sáng tuy nhiên MIT nhận định công nghệ gen tốn nhiều nguồn lực hơn việc sử dụng luciferin.
Ngoài cải xoong, các nhà nghiên cứu Mỹ đã áp dụng công nghệ phát sáng tận dụng luciferin với rau chân vịt và cải xoăn. Bộ Năng lượng Mỹ là đơn vị tài trợ chi phí cho nghiên cứu cây phát sáng này.
Giáo sư Michael Strano tại MIT, người tham gia nghiên cứu, khẳng định ông tin tưởng việc các loại cây có thể phát sáng là khả thi. “Mục tiêu là tạo ra một loài cây có thể hoạt động như đèn bàn. Loại đèn mà bạn không phải cắm điện. Ánh sáng này được cấp năng lượng từ chính sự chuyển hóa năng lượng của cây”, ông Michael Strano phân tích.
Ông Michael Strano bổ sung: “Mục tiêu của chúng tôi là tác động vào hạt giống hoặc cây trưởng thành và để công dụng phát sáng này kéo dài trong cả quãng đời của cây”. Theo ông Strano, nghiên cứu cây phát sáng có thể "mở đường" cho việc thay thế đèn đường.
Ngoài ra, giáo sư Strano cũng tiết lộ phương pháp để tắt "đèn cây" là sử dụng tiểu phân nano chứa chất ức chế luciferase.

Theo Hà Linh


MIT researchers create plants that glow


Imagine a highway lined with trees that glow as opposed to street lamps, or using the plant on your nightstand as a reading light. A team of researchers at the Massachusetts Institute of Technology say they’ve figured out a way to make those things happen.

The team published a paper in the journal Nano Letters on Nov. 17 describing the process by which they embed plants with nanoparticles that take energy stored by photosynthesis and turn it into light, said Michael Strano, a chemical engineering professor at MIT and the paper’s senior author.
“The vision is a desk lamp that you never have to plug in,” he said. “It can provide light powered by the plant’s own photosynthesis.”
The researchers applied three types of nanoparticles to a plant’s leaf using a new technique invented in Strano’s laboratory, he said. The nanoparticles enter the leaf through the plant’s stomata, or microscopic pores, which Strano has already used to in order to get plants to predict droughts.



https://www.bostonglobe.com/metro/2017/1...story.html
Cô chủ nhà Vườn Hoa Việt  ♪♫

Reply
#2
Very Interesting ! Thanks for sharing! :)
____________________________
Con thấy hồn như cuốn mảnh chiều thu
Nhớ Cha Mẹ êm đềm dòng sông chảy
Biết làm sao được trông, được tìm lại
Ánh sắc ngời phủ trải của trăng son!
Nguyễn Thành Sáng

Reply