Tâm Linh Thiên Hạ Sự - Cô Bác sĩ của tôi - Toại Khanh
#31

Chị nói thế nhằm ‘thuyết phục’ quay trở lại nhà. Nhưng tôi trả lời một cách khẳng khái:
‘Kệ, không có cá cũng không sao’.

Miệng thì nói vậy, nhưng  trong lòng đã có ‘chủ trương’ rồi: ‘nhà mình gần ruộng đồng, dễ dàng bắt cá ăn, còn chùa thì ở ngoài thị xã nên không bắt cá được, nhưng mình có thể đi mua mà’. Vì tôi nhớ không lầm, mình được một lần theo mẹ đi chợ ở ngoài thị xã, chợ đó lớn và bán nhiều đồ lắm, lo gì không có cá.

Và thực tế, đúng như lời của chị tôi: ở chùa không có cá để ăn. Còn tôi thì:  'không có cá cũng không sao'.

Chúc Hội

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#32
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#33
Không có thời gian để già

Đại Trí là đệ tử của Thiền sư Phật Quang. Sau 20 năm đi tham học trở về, Đại Trí kể lại những điều nghe thấy lúc ra ngoài tham học với sư phụ, Thiền sư Phật Quang luôn tươi cười lắng nghe. Cuối cùng Đại Trí hỏi:

- Thưa thầy, nhiều năm nay, thầy vẫn khỏe chứ?



Thiền sư Phật Quang trả lời:
- Rất khỏe! Rất khỏe! Dạy học, thuyết pháp, viết lách, chép kinh, mỗi ngày ta đều bơi lội trong biển Phật pháp, trên đời không có cuộc sống nào có thể vui hơn được nữa, mỗi ngày ta bận rộn đến nỗi rất vui vẻ.

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#34
Điều Gì Là Trân Quý Nhất?



Hòa Thượng hỏi: Thế gian điều gì là trân quý nhất?
Đệ tử: Thưa sư phụ đó chính là thứ đã mất đi và điều chưa đạt được ạ
Hòa Thượng không nói gì…
Sau khi trải qua mấy năm xảy ra nhiều biến đổi tang thương.
Hòa Thượng hỏi lại đệ tử, đệ tử trả lời: Thế gian không có gì trân quý hơn là thứ mình đang có ạ!

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#35
Thiền sư nói: “Trong cuộc sống, lựa chọn quan trọng hơn cố gắng!”


Một người phải đi con đường của mình, bản thân không sai nhưng mấu chốt là đi như thế nào? Đi con đường của mình mà khiến người khác nói cũng không có sai, mấu chốt là con đường mình đi có đúng không?

[size=medium]Trước đây, có một người thanh niên vô cùng chăm chỉ, so với những người bên cạnh thì anh ta luôn là người chăm chỉ và các phương diện cũng nổi bật hơn. Nhưng, trải qua nhiều năm cố gắng như vậy, mà cuộc sống và sự nghiệp vẫn không có cải biến gì. Anh buồn rầu tìm đến một vị thiền sư và xin thỉnh giáo.



Vị thiền sư này gọi ba đệ tử của mình đang đốn củi tới và dặn dò: “Các ngươi hãy cùng vị thí chủ này lên núi cách đây 5 dặm để đốn củi, hãy đốn lượng củi mà mình thấy thỏa mãn nhất và mang về nhà!”



Người trẻ tuổi này cùng với 3 vị đệ tử kia đi dọc con sông đến một ngọn núi cách đó 5 dặm và đốn củi.



Tới chiều tối, bốn người họ lần lượt mang củi trở về.



Người thanh niên cả người đầy mồ hôi, thở hổn hển và hai chân khập khiễng gánh hai bó củi trở về.



Ngay đằng sau là hai vị đệ tử, một người trong họ gánh 4 bó củi còn người kia đang ung dung đi đằng sau.



Đúng lúc này, một chiếc bè xuất hiện trên sông, vị đệ tử út cùng với 8 bó củi cũng đã về đến trước mặt vị thiền sư.



Người thanh niên trẻ và hai vị đệ tử đứng trên bờ tròn mắt nhìn nhau kinh ngạc. Chỉ có vị thiền sư và vị tiểu đồ đệ nhìn nhau thản nhiên mỉm cười.





Vị thiền sư thấy vậy hỏi: “Sao vậy? Các ngươi không hài lòng với mình phải không?”



Người trẻ tuổi nói: “Đại sư! Xin ngài cho chúng tôi đi đốn lần nữa được không!”



Người trẻ tuổi lại cúi đầu và nói: “Tôi ban đầu đã đốn được 6 bó củi, gánh đến giữa đường, thì không gánh nổi nữa, nên phải ném đi hai bó. Sau đó lại đi được một lát, vẫn là thở không nổi, lại đành phải ném đi hai bó nữa. Cuối cùng tôi gánh hai bó củi này về nhà. Đại sư! Nhưng mà là tôi đã cố gắng hết sức mình rồi!”



Vị đại đệ tử nói: “Con và sư đệ thì hoàn toàn ngược lại, ngay từ đầu mỗi người chúng con đã đốn được 2 bó. Sau đó, đem cả 4 bó buộc vào đòn gánh, rồi thay phiên nhau gánh đi theo vị trẻ tuổi này. Cho nên, hai người chúng con không thấy mệt lắm, thậm chí còn thấy dễ chịu!”



Vị tiểu đệ tử nói: “Vóc dáng của con nhỏ, sức lực lại kém. Đừng nói là hai bó mà ngay cả một bó mà đường lại xa như thế con cũng không thể mang về nổi. Cho nên con chọn đi đường thủy…”



Vị thiền sư nhìn các đồ đệ gật đầu và tán thưởng. Sau đó, ông quay sang nhìn người thanh niên trẻ tuổi, vỗ nhẹ vào vai anh ta và nói: “Một người phải đi con đường của mình, bản thân không sai nhưng quan trọng là đi như thế nào? Đi con đường của mình mà khiến người khác nói cũng không có sai, mấu chốt là con đường mình đi có đúng không? Cậu hãy ghi nhớ rằng: Lựa chọn so với cố gắng còn quan trọng hơn đấy!”



Theo [color=#c81e0f]Cmoney.tw
Mai Trà biên dịch



DNK


May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#36
Bậc Thánh nhân
cầu Tâm chứ không cầu Phật

[Image: bac-thanh-nhan-cau-tam-chu-khong-cau-pha...notzip.jpg]


Trong kinh Phật viết: Muốn được tịnh thổ thì phải tịnh tâm mình, tâm mình tịnh rồi đó mới là tịnh thổ. Bậc Thánh nhân cầu tâm chứ chẳng cầu Phật, còn kẻ ngu muội chỉ cầu Phật mà chẳng cầu tâm…

[Image: word-t.png]
ruyện kể rằng, tại biên giới tỉnh Tây Khương tiếp giáp với Tây Tạng, có một bà lão sống trong túp lều tranh chật hẹp. Chồng và đứa con trai duy nhất của bà đã qua đời, chỉ còn lại bà với mảnh vườn trồng những hạt ngũ cốc. Tháng năm vần vũ, tử biệt sinh ly, bà đã nếm trải quá nhiều đắng cay cho một kiếp người, vậy nên nguyện ước duy nhất của bà là sống sao cho tâm hồn thanh thản bình yên.


Mãi sau này, một người đồng hương tốt bụng dạy cho bà câu thần chú của Quán Thế Âm Bồ Tát, gọi là “Lục tự đại minh chân ngôn” gồm có sáu chữ vàng: “Úm Ma Ni Bát Mê Hồng” (Om Mani Padme Hum), và khuyên bà hãy trì niệm thường hằng để tiêu trừ tội nghiệp.

Nhưng bà vốn không biết chữ, lại rất khó ghi nhớ dù là điều nhỏ nhặt nhất, nên mặc dù trên đường về nhà bà đã nhẩm đi nhẩm lại, vậy mà vẫn đọc nhầm thành “Úm Ma Ni Bát Mê Hành”.

Từ đó, ngày nào bà cũng tụng niệm câu thần chú, cả khi ăn, khi làm việc nhà, khi xới đất trồng vườn, hay khi ngồi tĩnh lặng trong căn buồng hiu quạnh, không lúc nào bà dám buông lơi. Và để khích lệ cho việc trì chú, bà đặt ra hai cái chén, một chén rỗng, còn một chén thì chứa đầy hạt đậu. Mỗi khi đọc xong một lần, bà lại nhặt một hạt đậu trong chiếc chén đầy bỏ sang cái chén rỗng, và khi chén rỗng đã đầy thì lại làm ngược lại.

Cứ như thế, bà đã thành tâm tụng niệm câu thần chú suốt 30 năm không ngơi nghỉ. Lòng thành kính của bà làm cảm động cả những hạt đậu vô tri, khiến chúng không héo, không tàn, mà cứ tròn mẩy chắc nịch như thế. Giờ đây, hạt đậu không còn cần đến bàn tay của bà nhặt lấy, mà hễ câu thần chú vừa dứt thì một hạt đậu tự động nhảy sang chiếc chén bên cạnh. Bà lão thấy những hạt đậu tự nhảy qua nhảy lại, nên không bao giờ biết buồn chán, và lại càng chuyên chú tụng niệm thành kính hơn.

Một ngày kia, có vị cao tăng từ Tây Tạng đi vân du, khi ngang qua mái nhà tranh lụp xụp của bà, ông bỗng nhìn thấy ánh hào quang toả ra rực rỡ. Vị cao tăng đã đi khắp góc bể chân trời, nhưng chưa bao giờ ông thấy có ánh hào quang nào trong trẻo và thanh khiết đến vậy. Phải chăng bên trong túp lều kia là một bậc chân tu đắc Đạo? Nghĩ vậy, ông liền bước vào, nhưng chỉ thấy đó là một bà lão thôn quê mộc mạc, không có vẻ đạo sĩ cũng chẳng phải thánh tăng. Ông bèn hỏi:

– Chẳng hay nữ thí chủ tu luyện bao nhiêu năm rồi? Ở đây còn có ai khác nữa không?

– Thưa ngài, ở đây chỉ có mình tôi sống cô độc đã hơn 30 năm.

– Vậy bà ở một mình chắc buồn lắm nhỉ?

– Ồ không, tôi tuy ở một mình nhưng nhờ có câu kinh tụng niệm hàng ngày nên tôi không bao giờ thấy buồn khổ.

– Xin hỏi thí chủ, bà đang tụng niệm kinh sách nào vậy?

[Image: bac-thanh-nhan-cau-tam-chu-khong-cau-pha...notzip.jpg]


– Tôi không biết chữ nên không thể đọc sách, mà chỉ tụng niệm duy nhất câu thần chú này thôi, là “Úm Ma Ni Bát Mê Hành”. Vị cao tăng lấy làm tiếc thay cho bà lão vì tụng nhầm câu thần chú, bèn nói:

– Bà lão ơi, bà đã đọc sai rồi, đúng ra phải là “Úm Ma Ni Bát Mê Hồng” chứ không phải là Bát Mê Hành. Là “Hồng” chứ không phải “Hành”, bà nhớ nhé.

Đến lúc này bà lão mới biết là mình đã đọc sai câu thần chú, vậy là uổng công tụng niệm suốt 30 năm qua. Cho đến khi từ biệt vị cao tăng kia rồi, bà vẫn chưa hết đau buồn vì cái sự đãng trí của mình. Và bà lại quay trở lại với công việc trì chú của mình, tất nhiên thì lần này bà đã nhớ nằm lòng, chính xác đến từng từ từng chữ của câu thần chú kia rồi.

“Úm Ma Ni Bát Mê Hồng”… “Úm Ma Ni Bát Mê Hồng”… nhưng sao thế này, miệng bà thì tụng niệm mà cái đầu không sao tĩnh tại lại được, trong tâm ngổn ngang hỗn độn với biết bao ưu phiền. Những hạt đậu trong chén cũng lặng thinh, không còn nhảy lên như lúc trước. Bà lão tụng niệm mà nước mắt cứ không ngừng tuôn rơi, bà nghĩ, chỉ vì sự nhầm lẫn kia mà công quả của biết bao năm qua thảy đều trôi theo làn gió, thật đúng là dã tràng xe cát biển Đông mà!

Vị cao tăng đi được một đoạn đường, ông ngoái đầu nhìn lại túp lều tranh của bà lão lần cuối. Nhưng kìa, lạ chưa, hào quang lúc trước đâu mất rồi, sao chỉ thấy một túp lều liêu xiêu trong cát bụi? Lúc trước mây lành quấn quýt bao nhiêu, thì bây giờ chỉ còn lại vẻ âu sầu buồn bã bấy nhiêu! Ông giật mình hiểu ra tất cả, vội vã quay đầu lại.

– Nữ thí chủ ơi, là bần tăng đã nhầm, xin bà lượng thứ. Bà cứ tụng niệm như trước kia là được rồi nhé!

– Ồ vậy sao? Cảm ơn thánh tăng, thật may quá, tôi cứ tưởng công sức của 30 năm qua đều đổ sông đổ biển.

Nhà sư lại tiếp tục lên đường, còn bà lão thì trở lại với câu thần chú trước kia của mình. Lúc này tâm hồn bà rộn rã tươi vui, thậm chí còn vui vẻ hơn trước vạn lần, câu thần chú vừa ra khỏi miệng, thì hạt đậu lại nhảy sang chiếc chén bên cạnh. Từ trên đỉnh núi cao nhìn xuống, vị cao tăng thấy hào quang toả ra từ túp lều làm rực sáng cả một góc trời.

[Image: bac-thanh-nhan-cau-tam-chu-khong-cau-pha...notzip.jpg]
Đi đến đỉnh núi cao nhìn lại vị cao tăng thấy ánh hào quang từ ngôi nhà tỏa sáng cả góc trời… (Ảnh minh họa: pixabay.com)

[size=undefined][Image: word-c.png][/size]âu chuyện trên được ghi chép trong một cuốn sách của tác giả Lâm Thanh Huyền. Nhớ lại lần đầu tiên đọc được, tôi luôn cảm thấy một dư vị nào đó, rất khó diễn tả thành lời.


Bà lão trong câu chuyện không phải bậc chuyên tu, nhưng tấm lòng thành kính lại có thể đạt đến độ tinh khiết, thuần tịnh, trong tâm nhẹ nhàng thản đãng như một bầu trời không gợn áng mây. Thế nên, dẫu phát âm sai câu thần chú, thì cái tâm thuần tịnh của bà lại có thể cảm hoá cả đất trời, ứng nghiệm tới cả những hạt đậu vô tri. So sánh với khi trong tâm âu lo bất ổn, thì dẫu có đọc chuẩn xác đến đâu, thì niệm lực vẫn bị những tạp niệm trong tâm làm vấy đục. Thế mới biết, lòng thành là quan trọng, tâm thuần tịnh còn quý giá hơn cái đúng sai trên bề mặt vạn lần.

Nhà văn Bạch Lạc Mai có một câu rất nổi tiếng rằng, “hồng trần và cõi Phật chỉ cách nhau một ngưỡng cửa mà thôi, trong cửa là lòng thiền mây nước, ngoài cửa là sóng đục cuộn trào”.

Chúng ta, ai ai cũng mong muốn đạt được sự thanh thản trong tâm hồn. Người bình thường cầu yên ổn, bậc chân tu cầu thanh tịnh, vô vi. Thế nên, kẻ không tu thì lên chùa bái Phật, còn người tu hành thì tụng niệm kinh thư. Nhưng thử hỏi, mấy ai tụng kinh niệm Phật có thể đạt đến độ “nhất tâm bất loạn”, trong tâm hoàn toàn là một lòng hướng Phật, không hề truy cầu đến tư lợi?

[Image: bac-thanh-nhan-cau-tam-chu-khong-cau-pha...notzip.jpg]

Người ngày nay miệng thì niệm danh Phật, nhưng trong lòng cái gì cũng nghĩ đến, nào là danh lợi, nào là thăng quan tiến chức, nào là phát lộc phát tài, nào là cầu sinh quý tử, nào là mong gặp tình duyên… Những gì phát ra từ cái miệng đang tụng niệm ấy, e rằng không phải hào quang, mà chỉ là một thứ khí đục đầy rẫy những danh – lợi – tình của kẻ tục tử phàm phu.

Kinh “Duy Ma Cật” chép rằng: “Dục đắc tịnh thổ, đương tịnh kỳ tâm, tuỳ kỳ tâm tịnh, tức Phật thổ tịnh”, còn “Lục Tổ Đàn Kinh” thì viết: “Thánh nhân cầu tâm bất cầu Phật, ngu nhân cầu Phật bất cầu tâm”, nghĩa là: Muốn được tịnh thổ thì phải tịnh tâm mình, tâm mình tịnh rồi đó mới là tịnh thổ. Bậc Thánh nhân cầu tâm chứ chẳng cầu Phật, còn kẻ ngu muội chỉ cầu Phật mà chẳng cầu tâm.

[Image: bac-thanh-nhan-cau-tam-chu-khong-cau-pha...notzip.jpg]


Chỉ khi tâm bình hoà tĩnh lặng, mới có thể quét sạch gió mây vần vũ, mới có thể thoát khỏi cái long đong chìm nổi của thế gian. Như đoá sen tinh khôi dẫu mọc lên từ bùn mà không hề nhiễm bẩn, bởi mọi bụi bặm thế gian đã được gạn lọc đi rồi, thế nên hoa kia mới có thể rực sáng dưới ánh mặt trời. Con người cũng vậy, hãy để cho lòng này là chiếc gương sáng không vướng bụi trần ai…

Tâm Minh
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#37
Tôi Như Thế Nào?


Có một thanh niên trẻ tuổi hỏi vị thiền sư: “Thưa ngài, có người nói tôi là thiên tài nhưng cũng có người lại mắng tôi là đồ đại ngốc, vậy theo thiền sư tôi là thế nào?

Thiền sư hỏi lại người thanh niên: “Vậy ngươi đối đãi như thế nào với chính bản thân mình?

Người thanh niên nghe xong câu hỏi cảm thấy mờ mịt…

Ví dụ 1kg gạo, nếu ở trong con mắt người đầu bếp nó sẽ là mấy bát cơm, nếu ở trong con mắt của thợ làm bánh thì nó sẽ là mấy chiếc bánh nướng, trong con mắt của người nấu rượu thì nó lại là rượu, nhưng gạo vẫn chính là gạo đấy thôi! Cũng giống như vậy, ngươi vẫn là ngươi, có được bao nhiêu tiền đồ là do tự ngươi đối đãi với bản thân mình như thế nào.” 

Người thanh niên nghe xong cảm thấy thông hiểu, rộng mở…

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#38
TU TRONG MỘT CÂU



Đệ tử hỏi Thiền Sư

"Xin Thầy chỉ cho con cách tu trong một câu."

Thiền Sư vẽ một gạch dài trên đất rồi hỏi. 

"Đường vẽ này ngắn hay dài?"

Đệ tử nhìn làn vẽ rồi trả lời. 

"Thưa Thầy, con hiểu rồi."
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#39
Thỏi vàng tốt hơn hay một đống bùn nhão tốt

Thiền sư hỏi đệ tử: Ngươi cảm thấy một thỏi vàng tốt hơn hay một đống bùn nhão tốt hơn?
Đệ tử: Thưa thầy, đương nhiên là thỏi vàng tốt hơn rồi ạ!
Thiền sư cười và nói: Nếu như ngươi là một hạt giống thì sao?
Kỳ thực, thay đổi tâm thái một chút bạn sẽ có thể đạt được sự giải thoát

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#40
Giảm bớt tính phàn nàn


Một vị thiền sư nọ có một đệ tử rất hay phàn nàn. Một hôm vị thiền sư đem một thìa muối đổ vào trong một cốc nước và bảo đệ tử này uống.
Đệ tử nói: Mặn đến phát khổ như vậy con làm sao uống được?

Vị thiền sư không nói gì, lại đem thìa muối đổ xuống một hồ nước và bảo đệ tử của mình uống.
Đệ tử sau khi uống một ngụm liền nói: Thưa thầy nước vẫn ngọt ạ!

Vị thiền sư bấy giờ mới nói: “Những thống khổ trong cuộc đời giống như muối, độ mặn độ nhạt của nó là do vật chứa đựng nó mà ra. Con nguyện làm một cốc nước hay muốn làm một hồ nước đây?

Vị đệ tử hiểu ra và từ đó giảm bớt tính phàn nàn đi rất nhiều, luốn mở rộng lòng và đón nhận mọi điều trong cuộc sống.

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#41
Lòng biết ơn và niềm mơ ước

Posted on August 11, 2017 by Mr Cường


Một ngày nọ, một gia đình quý tộc giàu có nước Anh đã đưa con về miền quê nghỉ mát. Trong khi nô đùa, tai nạn đã xảy ra: cậu con trai nhỏ của họ sa chân ngã xuống vực nước sâu. Tất cả tưởng chừng như vô vọng, không còn phương cách nào cứu sống cậu bé không biết bơi. Thế rồi, từ xa, nghe tiếng kêu thất thanh, một chú bé nhem nhuốc, con của một nông dân nghèo trong vùng đã chạy đến tiếp cứu.

Nhà quý tộc đã hết sức biết ơn cậu bé nhà nghèo.Thay vì chỉ nói lời cảm ơn và kèm theo một ít tiền hậu tạ, ông ân cần hỏi cậu bé:
– Khi lớn lên, cháu muốn làm gì?
Cậu bé nhỏ nhẹ thưa:
– Thưa ông, chắc cháu sẽ tiếp tục nghề làm ruộng của cha cháu.

Nhà quý tộc lại gặng hỏi:
– Thế cháu không còn ước mơ nào lớn hơn nữa sao?

Cậu bé im lặng cúi đầu một lúc rồi mới trả lời:
– Dạ thưa bác, nhà cháu nghèo thế này thì cháu còn biết ước mơ điều gì nữa đây?

Lại tiếp tục một câu hỏi chân tình:
– Nhưng bác muốn biết, nếu cháu được phép mơ ước thì cháu sẽ ước mơ điều gì?

Và lần này cũng lại là một câu trả lời thật thà:
– Thưa bác, cháu muốn được đi học, cháu muốn trở thành một bác sĩ!

Sau này, cậu bé ngày xưa không biết bơi được cứu sống đã trở thành một vĩ nhân, đã làm cho cả nước Anh hãnh diện tự hào, đó chính là Thủ tướng Winston Churchill.
Còn cậu bé quê nhà nghèo sau đó đã không còn chỉ biết đặt ước mơ đời mình nơi cụm cỏ bờ đê.Cậu đã cố gắng tự bươn trải để đi học và đã trở thành một bác sĩ lừng danh thế giới, cũng đồng thời là ân nhân của cả nhân loại khi tìm ra được thuốc trụ sinh penicillin.Tên của ông là Alexander Fleming.

Không ai ngờ rằng đến khi thủ tướng nước Anh lâm bệnh trầm trọng, cả vương quốc Anh đã đi tìm những vị danh y lẫy lừng để cố cứu sống nhà lãnh đạo tối cao của mình.Tất cả đã bó tay. Thế rồi bác sĩ A.Fleming đã tự ý tìm đến và ông đã cứu sống, một lần nữa, người bạn mà ông đã từng cứu sống năm xưa…
Không ai đánh thuế ước mơ. Còn bạn, bạn có dám ước mơ?

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#42
Đánh giá một người là thế nào không phải là chuyện đơn giản


Một lần, vua Pasenadi ngồi bên cạnh Phật, tại lâu đài Migaramatu, thì thấy có một số du sĩ ngoại đạo đi ngang gần đấy. Người thì bện tóc, người thì lõa thể, người thì chỉ mặc một y. Vua hỏi Đức Phật là trong số các du sĩ đó, ai là người đã chứng quả A la hán, ai là người đang trên đường tiến tới chứng quả A la hán. 

Đức Phật trả lời là đối với nhà vua đang sống trong vòng dục lạc, dùng các loại hương chiên đàn từ xứ Kasi, trang sức với vòng hoa, hương thơm, dầu sáp, dùng nhiều vàng bạc, thì thật là khó biết trong số các du sĩ vừa đi qua, ai là A La Hán và ai đang trên con đường tiến tới chứng quả A La Hán. Hơn nữa phải cùng sống lâu với một người, lại phải biết chú ý, xem xét và phải có trí tuệ, thì mới có thể biết được người đó có giới hạnh hay không, phải cùng chung một nghề, mới biết được một người có thanh tịnh hay không, phải qua sự thử thách của một thời gian bất hạnh mới biết được một người có trung kiên hay không, phải qua đàm đạo với một người mới biết được người đó có trí tuệ hay không. Hơn nữa, phải trải qua một thời gian dài có chú ý, xem xét và phải có trí tuệ thì mới có thể đánh giá một con người là thế nào,… 

Và cuối cùng Đức Phật khuyên vua xem xét người, không nên chỉ nhìn bộ mặt bề ngoài, có thể là giả dối che đậy.  

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#43
THAM ÁI LÀ THỨ GÂY NGHIỆN


[Image: image1-21.jpeg?resize=860%2C860&ssl=1]

Câu chuyện là thế này: Một anh què và một anh mù ngồi nói chuyện với nhau. Khi bất đồng quan điểm lên tới cao trào. Anh què tức quá nói với anh mù: “Tôi đạp cho ông một cái bây giờ”. Anh mù khó chịu đáp lại: “Nhìn ông kìa, nhìn trông ngứa cả mắt”. Anh què thì thích đạp, còn anh mù thì thich nhìn.

Khi tôi đọc bài về người nghiện ma tuý. Cuối bài có nhiều bình luận mắng mở, lên án người nghiện ma tuý. Tôi chợt nhớ câu chuyện về anh mù và anh què kể trên. Hoá ra chúng ta cũng như anh mù mắng anh què. Người nghiện ma tuý thì nghiện ảo giác do chất ma tuý đem lại. Chúng ta nghiện ảo giác do tham ái mang lại. Ma tuý có thể cai nghiện vài tháng, vài năm và không bị nghiện trở lại nếu cách ly tốt với môi trường có ma tuý. Còn tham ái dù sống đơn độc một mình thì vẫn hiện khởi trong tâm suốt đời. Không nghiện dục giới thì rơi vào nghiện sắc giới và vô sắc giới. Nước mắt đau khổ do ma tuý gây ra đựng bằng chậu, thùng phuy. Nhưng đau khổ do tham ái gây ra trong luân hồi thì nhiều hơn biển cả.

Để biết chúng ta nghiện tham ái đến mức độ nào, Đức Phật đã để lại phâp hành Tứ Niệm Xứ để chúng ta có thể kiểm tra (test) chính mình. Tứ Niệm Xứ vừa là phương phâp kiểm tra và cũng là phương pháp diệt trừ chất nghiện tham ái. Bạn hãy ngồi xuống, nhắm mắt lại, chú tâm vào hơi thở vào hơi thở ra nơi đầu mũi hay phùng ra xẹp vào ở bụng. Bạn quan sát xem mình chú tâm được bao lâu. Một phút, hai phút, ba phút….Chẳng bao lâu cơn nghiện tham ái sẽ khởi sinh và dắt bạn đi hưởng cảnh hiện khởi trong tâm mà nó muốn. Bạn chẳng còn biết gì đến hơi thở nữa. Cơn nghiện tham ái đã chạy trốn hơi thở nhạt nhẽo, không màu, không mùi, không vị này. Tiếp tục trú tâm vào hơi thở trở lại, bạn nhận ra rằng, mỗi lần hơi thở có mặt là cơn nghiện tham ái bị cắt đứt. Hạnh phúc sẽ tràn ngập trong bạn khi bạn nhân ra cơn nghiện tham ái của mình. Chữa trị lâu ngày bằng Tứ Niệm Xứ, bạn sẽ dần dần cắt được cơn nghiện tham ái. Đức Phật nói rằng nếu bạn thực hành Tứ Niệm Xứ (thân, thọ, tâm, pháp) như vậy liên tục từ 7 ngày đến 7 năm. Cơn nghiện tham ái sẽ dứt từng phần và toàn phần.

(Thấy Biết)


May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#44
Anh là ai ?

[Image: 4-loi-khuyen-cua-vi-thien-su-goi-gon-chi...-sac-3.jpg]


Một lần trong sân bay Kennedy ở Mỹ, một phóng viên đã tiến hành một cuộc phỏng vấn truyền hình. Anh đặt ra một câu hỏi cho những người đi qua: “Theo bạn cái gì là thứ đáng sợ nhất trên đời?”. Có người nói “chiến tranh”, người khác nói “sự phản bội” .v…v. Khi thấy một tu sĩ Phật giáo, đây chính là vị Thiền sư Seung Sahn, phóng viên đưa câu hỏi này cho ông ta. Thay vì trả lời, vị Thiền sư Seung Sahn hỏi anh ta: “Anh là ai?”

“John Smith” – Phóng viên nói.

“Đây là tên của anh, nhưng anh là ai?”

“Tôi là một phóng viên truyền hình từ một công ty…”

“Đó là công việc của anh, nhưng anh là ai?”

“Nói cho cùng, tôi là một con người!”

“Đó là tên gọi của loài vật, nhưng anh là ai?”

Sau đó, phóng viên cuối cùng đã hiểu ra những gì anh đã hỏi. Anh muốn mở miệng ra để nói nhưng không thể thốt lên lời.

Thiền sư nói: “Không biết mình là ai… – đây chính là điều đáng sợ nhất trên đời.”

nguồn: Intenet.



Ghi chú: Các câu truyện thiền của thiền sư Seung Sahn (Sùng Sơn)
Thiền sư Seung Sahn là thiền sư người Hàn Quốc (1924-2004), là thiền sư ngộ đạo, dạy thiền  nổi  tiếng với câu nói Only Don’t Know (Chỉ không biết)

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#45
(2019-06-25, 12:43 AM)Nonregister Wrote:
Anh là ai ?

[Image: 4-loi-khuyen-cua-vi-thien-su-goi-gon-chi...-sac-3.jpg]


Một lần trong sân bay Kennedy ở Mỹ, một phóng viên đã tiến hành một cuộc phỏng vấn truyền hình. Anh đặt ra một câu hỏi cho những người đi qua: “Theo bạn cái gì là thứ đáng sợ nhất trên đời?”. Có người nói “chiến tranh”, người khác nói “sự phản bội” .v…v. Khi thấy một tu sĩ Phật giáo, đây chính là vị Thiền sư Seung Sahn, phóng viên đưa câu hỏi này cho ông ta. Thay vì trả lời, vị Thiền sư Seung Sahn hỏi anh ta: “Anh là ai?”

“John Smith” – Phóng viên nói.

“Đây là tên của anh, nhưng anh là ai?”

“Tôi là một phóng viên truyền hình từ một công ty…”

“Đó là công việc của anh, nhưng anh là ai?”

“Nói cho cùng, tôi là một con người!”

“Đó là tên gọi của loài vật, nhưng anh là ai?”

Sau đó, phóng viên cuối cùng đã hiểu ra những gì anh đã hỏi. Anh muốn mở miệng ra để nói nhưng không thể thốt lên lời.

Thiền sư nói: “Không biết mình là ai… – đây chính là điều đáng sợ nhất trên đời.”

nguồn: Intenet.



Ghi chú: Các câu truyện thiền của thiền sư Seung Sahn (Sùng Sơn)
Thiền sư Seung Sahn là thiền sư người Hàn Quốc (1924-2004), là thiền sư ngộ đạo, dạy thiền  nổi  tiếng với câu nói Only Don’t Know (Chỉ không biết)


Cố Thiền Sư Seung Sahn là một trong vài người trong thời đại gần đây mà qx thích và đọc nhiều. Tiếc là đến cuối đời ông bị vài vết nhơ. Nếu không thì qx  có thể kết luận rằng ông chứng ngộ rồi.

Smiling-face-with-halo4
Reply