Nhờ các Anh Chị Phật Giáo giải thích giùm.
#1
Vốn chẳng biết tìm chỗ nào thích hợp để hỏi nên đành phải lập một cái thread riêng ở đây để nhờ các Anh Chị nào theo Phật giáo giải thích giùm ạ. Và nghĩ nó chỉ là chuyện nhỏ, rất nhỏ nên hỏi ở đây có vẽ tiện hơn là vào Phòng Tìm Hiểu Tôn Giáo để hỏi.

Xin giải thích giùm 2 việc như sau:

1/ Do còn đang trong những ngày tháng 7 Âm Lịch và theo tôi hiểu thì bắt đầu từ ngày 1 đến ngày rằm 15 là lễ Vu Lan, tức là ngày báo hiếu cho Mẹ, mọi người thường đi chùa, hễ ai còn Mẹ thì cài bông hồng đỏ, ai không còn thì cái bông hồng trắng. Và sau đó, bắt đầu từ ngày 16 cho đến hết tháng 7 Âm lịch mới là ngày xá tội vong nhân, hay còn gọi là ngày cúng cô hồn các đảng, quan niệm này đúng hay sai ạ?.

2/ Câu hỏi này hơi tế nhị một chút nhưng theo tôi thì không phải là hỏi không được. Số là hôm nay tôi có đi về một ngôi chùa nho nhỏ ở Nhà Bè, gần phà Bình Khánh có chút việc riêng, cùng với nhà chùa phát một số quà nhỏ, cứ tạm cho là một cách cúng cô hồn đi. Mọi chuyện diễn ra rất êm đẹp, tôi có chụp một số hình riêng cho mình. Mang ra khoe với người bạn cho vui. Trong đó có cảnh một ngôi chánh điện, dĩ nhiên là phải có tượng Phật rồi. Khi bạn tội xem xong mới buộc miệng hỏi một câu, Thấy trong chùa các sư i cũng để đầu trọc hết, tại sao trên đầu của đức Phật lại có tóc?. Tôi cãi lại, cái đó không phải là tóc, dường như đó là cái mũ đan bằng vải màu nâu đen dùng để đội lên cho có vẽ nghiêm trang chứ đâu phải là tóc. Cãi qua cãi lại cũng chẳng ai chịu ai sai. Vậy xin thật tâm hỏi đấy là cái gì, tóc hay mũ ạ?.

Xin cảm ơn trước.

Hình minh họa:

[Image: IMG-0317.jpg]

Xin thêm một chút:

- Bạn tôi là Phật tử.

- Nếu thấy thread này để ở đây không thích hợp lắm nhờ các Mods chuyển giùm đến nơi thích hợp hơn. Cảm ơn.
Love is now or never...
Reply
#2
Trong khi chờ những anh chị Phật giáo vào giải thích, anh Đan. cho Cỏ để 2 cái links này nêu lý do tại sao. 

Có thể có những links khác chính xác hơn, cho Cỏ xin lổi trước vì sự sai sót của Cỏ nhen.


_____________

Các nghệ nhân bao gồm thợ điêu khắc chạm trổ và các họa sĩ khi khắc chạm và vẽ tượng hay ảnh của Đức Phật thì dựa vào 32 tướng đại nhân được mô tả trong các Kinh. Một trong 32 tướng đại nhân mà đức Phật có là tướng tóc xoắn mà theo nhân tướng học Ấn độ là biểu tượng của người thông minh. Và theo một số kinh sách, đức Phật có tướng tốt nhục kết và tóc xoăn thành vòng theo chiều bên phải nên khi tạc tượng, hay vẽ tranh ảnh ngài, tướng nhục kế và tóc xoăn hình trôn ốc được khắc họa nổi bật khiến chúng ta được khắc họa nổi bật khiến chúng ta thấy như chỉ có các Tỷ kheo và Tỷ kheo ni mới cạo tóc, còn Phật thì không.

https://phatgiao.org.vn/vi-sao-duc-phat-...41818.html


_____________

Giai đoạn Phật Giáo Đại Thừa Bắt đầu từ thế kỷ I đến đầu thế kỷ II sau CN, xuất hiện hai trung tâm tạc tượng nỗi tiếng là Mathura (Ấn độ) và Gandhara (Pakistan). Họ không có cơ sở nào để làm tượng của Đức Phật cả vì không có tượng mẫu, ảnh mẫu để làm theo.
 
Cuối cùng là cả hai trung tâm tạc tượng này đều cùng tạo ra những bức tượng Đức Phật có tóc, hoàn toàn khác biệt với những vị đệ tử bình thường khác.

Và đó hoàn toàn là kết quả do sức tưởng tượng của các nghệ nhân làm tượng khi họ không có được một bức ảnh cụ thể nào ghi lại chính xác Đức Phật, tất cả đều từ mô tả của sách vở và họ tưởng tượng ra để phác họa lại. 

Có thể nói sai lầm này xuất phát từ các nghệ nhân đầu tiên muốn phác họa lại hình ảnh của Phật. Các nghệ nhân bao gồm thợ điêu khắc chạm trổ và các họa sĩ khi khắc chạm và vẽ tượng hay ảnh của Đức Phật thì dựa vào 32 tướng đại nhân được mô tả trong các Kinh. 

Một trong 32 tướng đại nhân mà đức Phật có là tướng tóc xoắn mà theo nhân tướng học Ấn độ là biểu tượng của người thông minh. Và theo một số kinh sách, tướng tốt của Đức Phật bao gồm nhục kết và tóc xoăn thành vòng theo chiều bên phải nên khi tạc tượng.

Theo mô tả thì Đức Phật có tướng tốt nhục kế nổi cao và tóc xoăn thành vòng theo chiều bên phải. Tướng nhục kế hình thành nhờ công đức tu hành trong vô lượng đời kiếp ở quá khứ. Kinh Bảo Nữ Sở Vấn (q.4) ghi, chư Phật có tướng nhục kế nhờ các đời quá khứ biết kính thờ hiền Thánh và các bậc tôn trưởng.

Nhục kế, theo Từ điển Phật học Huệ Quang (tập IV, tr.3384), là thịt xương (có sách nói búi thịt-nhục) trên đảnh của Phật nổi cao lên như búi tóc. Kinh Brahmayu (Trung bộ kinh), kinh Tướng (Trường bộ kinh) đều ghi nhận tướng tốt nhục kế nhô lên trên đỉnh đầu của Phật, biểu thị trí tuệ.
 
Cùng với hảo tướng nhục kế là một tướng tốt khác, tóc xoăn thành vòng theo chiều bên phải. Vì thế, khi tạo hình tượng Phật thì những nghệ nhân phải thể hiện rõ các tướng tốt này. 

Cho nên khi vẽ tranh ảnh ngài, tướng nhục kế và tóc xoăn hình trôn ốc được khắc họa nổi bật khiến chúng ta được khắc họa nổi bật khiến chúng ta thấy như chỉ có các Tỳ kheo và Tỳ kheo ni mới cạo tóc, còn Phật thì không.
 
Dù cho Phật đi xuất gia cho đến lúc ngài qua đời thì đức Phật cạo tóc đều mỗi tháng. Nhưng vì chúng ta quen 32 tướng đại nhân đó mà ở Trung Quốc và Việt Nam thường dịch trật là 32 tướng tốt cho nên khi nắn tượng và vẽ hình đức Phật thì người ta vẫn quen việc để tóc cho Ngài để nhấn mạnh.
 
Việc không có hình ảnh cụ thể, tất cả chỉ nhờ dựa vào vài dòng chữ và sức tưởng tượng thì vì sai sót là hoàn toàn có thể xảy ra. Từ đó, mà tam sao thất bản, cho đến nay cũng ta đã quá quen với hình ảnh "có tóc" của Ngài nên

https://lichngaytot.com/tam-linh/vi-sao-...06797.html


____________
.
.
.[Image: caeb7acbb406d4a771315fc46fadb8c3_w200.webp]
Keep your face always toward the sunshine,
and shadows will fall behind you
- Walt Whitman



Reply
#3
Phone của LTP dở quẻ. 2leluoi

Post lại:

1/ LTP dự lễ vào Ngày Vu Lan, nhưng không biết Mùa Vụ Lan.

2/ HỎI: Xin hỏi, vì sao Đức Phật còn tóc mà chư Tăng thì không?

ĐÁP:
Bạn Trần Anh thân mến!

Đức Phật Thích Ca, sau khi vượt thành Ca-tì-la-vệ, Ngài đã xuống tóc xuất gia. Đến khi đắc đạo, hóa độ đệ tử, thành lập Tăng đoàn, Thế Tôn và các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni đều mang hình tướng “đầu tròn, áo vuông”.

Tuy nhiên, Đức Phật có tướng tốt nhục kế nổi cao và tóc xoăn thành vòng theo chiều bên phải. Nhục kế, theo Từ điển Phật học Huệ Quang (tập IV, tr.3384), là thịt xương (có sách nói búi thịt-nhục) trên đảnh của Phật nổi cao lên như búi tóc. Kinh Brahmayu (Trung bộ kinh), kinh Tướng (Trường bộ kinh) đều ghi nhận tướng tốt nhục kế nhô lên trên đỉnh đầu của Phật, biểu thị trí tuệ.

Cùng với hảo tướng nhục kế là một tướng tốt khác, tóc xoăn thành vòng theo chiều bên phải. Vì thế, khi tạo hình tượng Phật thì những nghệ nhân phải thể hiện rõ các tướng tốt này. Do đó, ta thấy tranh tượng Ngài có tóc, còn chư Tăng thì không.

https://vedepphatphap.vn/vi-sao-duc-phat...hong-.html
Reply
#4
(2022-08-21, 11:33 AM)Dan. Wrote: Xin giải thích giùm 2 việc như sau:

1/ Do còn đang trong những ngày tháng 7 Âm Lịch và theo tôi hiểu thì bắt đầu từ ngày 1 đến ngày rằm 15 là lễ Vu Lan, tức là ngày báo hiếu cho Mẹ, mọi người thường đi chùa, hễ ai còn Mẹ thì cài bông hồng đỏ, ai không còn thì cái bông hồng trắng. Và sau đó, bắt đầu từ ngày 16 cho đến hết tháng 7 Âm lịch mới là ngày xá tội vong nhân, hay còn gọi là ngày cúng cô hồn các đảng, quan niệm này đúng hay sai ạ?.
 
Theo tôi hiểu ...

 Ngày lễ Vu Lan Bồn trong Phật giáo (Bắc truyền) là ngày rằm tháng Bảy mỗi năm.  Tùy theo cách tính dương lịch mà mỗi năm sẽ rơi vào ngày nào của tháng 8.  Ví dụ như năm nay là ngày 12 tháng Tám. Nghĩa là đã qua ngày lễ Vu Lan Bồn 9 ngày rồi. Mùa Lễ Vu Lan Bồn là người ta nói theo kiểu chung chung tháng này có lễ lớn (lễ trọng bên đạo Chúa). Nhưng ngày lễ Vu Lan Bồn chính thức chỉ có một ngày. Đó là theo giáo lý Phật giáo (theo Bắc Tông).  Phật giáo Nam tông (Phật giáo nguyên thỉ) có thể sẽ không có lễ Vu Lan Bồn, vì kinh Vu Lan Bồn là quyển kinh của bên Phật giáo Bắc tông. Có thể bên nguyên thỉ không tin.
Còn ngày xá tội vong nhân (Nôm na là cúng cô hồn) cũng rơi vào rằm tháng Bảy. Nhưng không phải xuất phát từ Phật giáo. Tuy nhiên các chùa cũng làm các buổi lễ đại cầu siêu cho các vong linh vất vưởng được siêu thoát nhân ngày rằm tháng Bảy vì lý do dân chúng tin theo truyền thống có vẻ tà kiến bên Tàu. Trên lý thuyết, nếu thân nhân muốn cầu siêu muốn an ủi các vong linh thân nhân của họ thì cũng đến chùa xin cầu siêu dịp này. 

Thật ra trong mỗi ngày công phu chiều, các vị đại đức, hòa thượng trong chùa luôn có phần đọc sớ cầu siêu và hồi hướng công đức, nếu Phật tử xin cầu siêu cho thân nhân. Chứ không cần đợi đến rằm tháng Bảy. Ngày xá tội vong nhân trên lý thuyết không liên quan gì đến Phật giáo cả. 

Đó là sự khác biệt và các liên hệ theo truyền thống dần dà hình thành. Còn ngày lễ thì chỉ có một ngày duy nhất. Không phải nguyên cả tháng Bảy. Tuy nhiên "lĩnh vực ăn theo" ngày nay cũng sâu rộng. Làm ra thành một tháng thì kinh doanh càng nhiều lợi tức. Có lẽ là như vậy.
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
#5
Phụ chú của tôi về hình tượng. Tin vào Phật giáo là tin vào con đường đức Phật hướng dẫn cho người ta tự tu tập, và tự giác ngộ. Chứ không tin vào việc xì xụp đảnh lễ hay vái lạy cái tượng. Cho nên càng không nên suy nghĩ nhiều về tượng Phật nếu tin theo Phật giáo. Cái tượng và chùa chỉ là nơi cho người ta lui tới dễ dàng tu tập hơn, vì con người vốn dĩ tin vào cái gì mình thấy. Vật lý. Có hình tướng. 

 Các Phật tử thuần thành, thường nghe về các tướng của Bồ Tát Quan Thế Âm. Ngài chọn thân nữ, để dễ dàng hóa độ chúng sinh. Do đó chấp vào hình tượng, rồi tóc tai này nọ, là chấp vào cái ngã không thật bên Phật giáo. Là chuyện không nên làm.  Shy
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
#6
Cảm ơn các A/C giải thích giùm.  Tulip4

Vậy thì có thể hiểu rằng:

- Ngày rằm tháng 7 chính thức chỉ là ngày lễ Vu Lan. Bởi thấy vào ngày này ở các chùa các Sư cũng hay giảng về việc báo hiếu cho Mẹ và các Phật tử dự lễ ai cũng đeo bông hồng trắng, bông hồng đỏ khi tham dự. Còn việc làm lễ xá tội vong nhân chỉ là việc ăn theo.

- Riêng việc đức Phật có tóc hay không thì đã rõ, tức là Ngài cũng giống mọi Tỳ kheo khác, cạo đầu mỗi tháng, nhưng khi làm tượng thì không để đầu trọc như các Sư khác nên phải thêm vào.

Có những việc tuy nhỏ, không quan trọng thật nhưng thắc mắc vẫn luôn là thắc mắc, thế nên mới hỏi cho ra lẽ chứ không thể vì xấu hổ mà không dám hỏi là vậy. Tôi thì chỉ theo phong tục (tập tục, tập quán, truyền thống... gọi là gì cũng đúng nhỉ?), là thờ cúng ông bà, cha mẹ thôi nhưng vẫn có tâm tìm hiểu những điều sơ đẳng về một số tôn giáo khác nên kiến thức chỉ mới i, tờ, hiểu một cách đơn giản thôi. Như khi nhìn tượng Chúa đầu đội mũ gai, bị đóng đinh trên cây Thập tự giá thì nghĩ đến việc Ngài xuống thế để chịu đựng sự đau khổ cho nhân loại, thế nên có đôi lúc gặp những khuôn mặt đau khổ của một ai đó tôi lại nhớ đến cảnh Ngài đang bị đóng đinh trên cây thánh giá, còn khi nhìn vào tượng đức Phật lại ghĩ đến sự Từ Bi, Hỉ xả và Buông bỏ vậy.  Smiling-face-with-halo4

Và lâu lâu cũng vui vẻ bắt chước các Sư "thọ trai" một bữa, nôm na ra là ăn chay đi, không nhất thiết phải đúng ngày rằm. Như hôm qua, được ăn nguyên một mâm như này, bánh mì ăn với cà-ry gà, bánh hỏi heo quay cộng với thịt bò nướng là lốt, dĩ nhiên là đồ chay mà tên thì mặn!. Công nhận mỳ căn miếng nào miếng nấy dai dai, sực sực, lạ miệng, ngon thật. Làm xong mâm này là no cành hông luôn.  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

[Image: IMG-0295.jpg]
Love is now or never...
Reply
#7
🙋🏻‍♀️ Anh Dan. nè...Lan đọc 2 post của anh rồi mà Lan thấy anh nói ngày/tháng Lễ Vu Lan là lễ báo hiếu cho Mẹ...Anh có typo không? Tại Lan tưởng Lễ Vu Lan là lễ báo hiếu cho cả Cha lẫn mẹ chứ! Sorry anh Dan. vì Lan là người Việt Gốc Khmer mà lại theo Đạo Phật Nguyên Thủy nữa, mà Đạo Phật Nguyên Thủy hình như không có Lễ Vu Lan này....Lan là người rất yếu về Đạo Giáo Học nên Lan có nói sai thì Lan nhờ anh LeThanhPhong hay anh thầy abc chỉnh hay giảng dạy lại dùm Lan về vụ Lễ Vu Lan nha. Cảm ơn anh LTP và anh thầy abc trước thật nhiều.... Hello
Bởi chúnɡ tɑ khônɡ thể thɑy đổi được thế ɡiới xunɡ quɑnh,
nên chúnɡ tɑ đành phải sửɑ đổi chính mình,
đối diện với tất cả bằnɡ lònɡ từ bi và tâm trí huệ.
                                                                                                            
Reply
#8
(2022-08-21, 07:15 PM)TTTT Wrote: 🙋🏻‍♀️ Anh Dan. nè...Lan đọc 2 post của anh rồi mà Lan thấy anh nói ngày/tháng Lễ Vu Lan là lễ báo hiếu cho Mẹ...Anh có typo không? Tại Lan tưởng Lễ Vu Lan là lễ báo hiếu cho cả Cha lẫn mẹ chứ! Sorry anh Dan. vì Lan là người Việt Gốc Khmer mà lại theo Đạo Phật Nguyên Thủy nữa, mà Đạo Phật Nguyên Thủy hình như không có Lễ Vu Lan này....Lan là người rất yếu về Đạo Giáo Học nên Lan có nói sai thì Lan nhờ anh LeThanhPhong hay anh thầy abc chỉnh hay giảng dạy lại dùm Lan về vụ Lễ Vu Lan nha. Cảm ơn anh LTP và anh thầy abc trước thật nhiều.... Hello

Ý của tui muốn nói theo cách mà mình hiểu là vào ngày rằm tháng 7 Âm Lịch hàng năm thì người theo Phật giáo sẽ hiểu là ngày lễ Vu Lan, còn gọi là ngày Báo Hiếu. Còn Báo Hiếu cho ai cho ai thì thiệt tình là không biết, nhưng thấy vào những ngày này vào chùa đều thấy Phật tử nào dường như cũng đeo một cái bông hồng trên ngực áo, hỏi ra thì mới biết ý nghĩa của hai màu hoa hồng này, ai còn Mẹ thì mang bông hồng đỏ, ai mất Mẹ thì mang bông hồng trắng, đại khái thế. Còn có hay không chuyện báo hiếu cho Cha vào ngày đó thì tui không rành lắm. 

Đã bảo tui là người dốt về mấy chuyện này mà, nên cách hiểu của tui chắc có nhiều sai sót là vậy. Kể cả bạn tui cũng là Phật tử mà còn thắc mắc chuyện về "mái tóc" của Phật mà không dám hỏi, huống chi là tui. Rồi còn chuyện phân biệt Nam tông, Bắc tông, Nguyên thỉ với Nguyên Thủy tui càng mù tịt hơn. Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Haizzz, nhiều chiện rắc rối thiệt. Chắc phải nghe lời của ba mình quá, vì nhớ hồi đó ổng hay chỉ vào mặt tui, bảo, Ngữ mài nên theo đạo "Thờ Bà" là đúng nhất!. 

Becuoi
Love is now or never...
Reply
#9
(2022-08-21, 07:42 PM)Dan. Wrote: Ý của tui muốn nói theo cách mà mình hiểu là vào ngày rằm tháng 7 Âm Lịch hàng năm thì người theo Phật giáo sẽ hiểu là ngày lễ Vu Lan, còn gọi là ngày Báo Hiếu. Còn Báo Hiếu cho ai cho ai thì thiệt tình là không biết, nhưng thấy vào những ngày này vào chùa đều thấy Phật tử nào dường như cũng đeo một cái bông hồng trên ngực áo, hỏi ra thì mới biết ý nghĩa của hai màu hoa hồng này, ai còn Mẹ thì mang bông hồng đỏ, ai mất Mẹ thì mang bông hồng trắng, đại khái thế. Còn có hay không chuyện báo hiếu cho Cha vào ngày đó thì tui không rành lắm. 

Đã bảo tui là người dốt về mấy chuyện này mà, nên cách hiểu của tui chắc có nhiều sai sót là vậy. Kể cả bạn tui cũng là Phật tử mà còn thắc mắc chuyện về "mái tóc" của Phật mà không dám hỏi, huống chi là tui. Rồi còn chuyện phân biệt Nam tông, Bắc tông, Nguyên thỉ với Nguyên Thủy tui càng mù tịt hơn. Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Haizzz, nhiều chiện rắc rối thiệt. Chắc phải nghe lời của ba mình quá, vì nhớ hồi đó ổng hay chỉ vào mặt tui, bảo, Ngữ mài nên theo đạo "Thờ Bà" là đúng nhất!. 

Becuoi

Becuoi Becuoi
Edit: Đọc lại lời anh Dan. nói Lan mới nhớ tới vụ bông hồng cài áo trong ngày Lễ Vu Lan...Lạ thật héng....Tại sao ngày Lễ VL người ta chỉ cài bông hông để tượng trưng cho Mẹ còn hay mất thôi anh héng? Còn có gì tượng trưng cho người Cha không ta? Suytu Nếu không có thì hơi lạ à nha!😜
Bởi chúnɡ tɑ khônɡ thể thɑy đổi được thế ɡiới xunɡ quɑnh,
nên chúnɡ tɑ đành phải sửɑ đổi chính mình,
đối diện với tất cả bằnɡ lònɡ từ bi và tâm trí huệ.
                                                                                                            
Reply
#10
(2022-08-21, 07:54 PM)TTTT Wrote: Becuoi  Becuoi

Cô dám cười cái đạo "Thờ Bà" của tui hả, tui méc mấy Mods cho coi.  Rollin

Đạo của tui chủ trương Bà theo đạo gì tui theo đạo đó, Bà dạy gì tui nghe theo vậy, hứa sẽ luôn ngoan đạo, thề không bao giờ bỏ Bà, bỏ đạo, dĩ nhiên phải cho tui ăn cơm ngày ba bữa, tắm rửa hai ba lần, không được bỏ đói, đói quá tui bò ra quán ăn phở, ăn hủ tíu ráng chịu. 

Becuoi

(2022-08-21, 07:54 PM)TTTT Wrote: Edit: Đọc lại lời anh Dan. nói Lan mới nhớ tới vụ bông hồng cài áo trong ngày Lễ Vu Lan...Lạ thật héng....Tại sao ngày Lễ VL người ta chỉ cài bông hông để tượng trưng cho Mẹ còn hay mất thôi anh héng? Còn có gì tượng trưng cho người Cha không ta? Suytu Nếu không có thì hơi lạ à nha!😜

Chuyện này thì nhờ mấy A/C rành rẽ về PG giải thích giùm, trong PG có ngày của Cha không, chứ cô hỏi tui, tui biết hỏi ai đây?.  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c
Love is now or never...
Reply
#11
(2022-08-21, 07:54 PM)TTTT Wrote: Becuoi  Becuoi
Edit: Đọc lại lời anh Dan. nói Lan mới nhớ tới vụ bông hồng cài áo trong ngày Lễ Vu Lan...Lạ thật héng....Tại sao ngày Lễ VL người ta chỉ cài bông hông để tượng trưng cho Mẹ còn hay mất thôi anh héng? Còn có gì tượng trưng cho người Cha không ta? Suytu Nếu không có thì hơi lạ à nha!😜

Hình như từ câu chuyện Mục Liên Thanh Đề xuống địa ngục thăm mẹ mình.
Mất mẹ là mất tất cả vì cha có tỉ mỉ thế nào cũng không thể chu đáo như phần đông các bà mẹ.
“Mồ côi cha ăn cơm với cá, mồ côi mẹ liếm lá đầu đường”
Chị đoán vậy Shy
Vấn thế gian, tình là chi...


Reply
#12
(2022-08-21, 08:21 PM)LýMạcSầu Wrote: Hình như từ câu chuyện Mục Liên Thanh Đề xuống địa ngục thăm mẹ mình.
Mất mẹ là mất tất cả vì cha có tỉ mỉ thế nào cũng không thể chu đáo như phần đông các bà mẹ.
“Mồ côi cha ăn cơm với cá, mồ côi mẹ liếm lá đầu đường”
Chị đoán vậy Shy

Tô đậm lên để đọc cho rõ ràng, đồng thời đi méc mấy Mods về cái chiện chị Sầu có ý kỳ thị, phân biệt giớ tính khi cho rằng Cha chăm sóc con không chu đáo bằng Mẹ.  Grinning-face-with-smiling-eyes4

Méc Mods cũng đang là phong trào, rất chi là hot, không ăn theo coi chừng lỗ. 

Becuoi
Love is now or never...
Reply
#13
(2022-08-21, 08:21 PM)LýMạcSầu Wrote: Hình như từ câu chuyện Mục Liên Thanh Đề xuống địa ngục thăm mẹ mình.
Mất mẹ là mất tất cả vì cha có tỉ mỉ thế nào cũng không thể chu đáo như phần đông các bà mẹ.
“Mồ côi cha ăn cơm với cá, mồ côi mẹ liếm lá đầu đường”
Chị đoán vậy Shy

Chào chị Sầu, Lan đã định logout ra rồi mà thấy chị input về vụ Mục Liên, Thanh Đề....nên nán lại....Nếu nói sự tích Lễ Vu Lan có từ điển tích ML, TĐ vậy thì Lễ VL là Lễ dành cho Mẹ thôi sao? Lan thấy làm vậy là không công bằng cho Cha rồi đó nha...Vì dù gì thì có Cha, Người mới tạo ra hình hài của mình được ra đời...Vậy mà câu ca dao đó lại xem nhẹ công Cha...Thấy buồn dùm mấy ông thì thôi luôn! Crying-face4
Bởi chúnɡ tɑ khônɡ thể thɑy đổi được thế ɡiới xunɡ quɑnh,
nên chúnɡ tɑ đành phải sửɑ đổi chính mình,
đối diện với tất cả bằnɡ lònɡ từ bi và tâm trí huệ.
                                                                                                            
Reply
#14
(2022-08-21, 08:29 PM)Dan. Wrote: Tô đậm lên để đọc cho rõ ràng, đồng thời đi méc mấy Mods về cái chiện chị Sầu có ý kỳ thị, phân biệt giớ tính khi cho rằng Cha chăm sóc con không chu đáo bằng Mẹ.  Grinning-face-with-smiling-eyes4

Méc Mods cũng đang là phong trào, rất chi là hot, không ăn theo coi chừng lỗ. 

Becuoi

Hahaha, biết trước nên chị để vô chử phần đông các bà Mẹ Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c
Nói chứ cha của chị giống 1 người Mẹ đối với chị hơn mẹ chị đấy, nên nghe những bài hát về mẹ, chị không có cảm xúc nhiều Shy
Vấn thế gian, tình là chi...


Reply
#15
(2022-08-21, 08:39 PM)TTTT Wrote: Chào chị Sầu, Lan đã định logout ra rồi mà thấy chị input về vụ Mục Liên, Thanh Đề....nên nán lại....Nếu nói sự tích Lễ Vu Lan có từ điển tích ML, TĐ vậy thì Lễ VL là Lễ dành cho Mẹ thôi sao? Lan thấy làm vậy là không công bằng cho Cha rồi đó nha...Vì dù gì thì có Cha, Người mới tạo ra hình hài của mình được ra đời...Vậy mà câu ca dao đó lại xem nhẹ công Cha...Thấy buồn dùm mấy ông thì thôi luôn! Crying-face4

Lan nên đi đọc lại về Vu Lan và Mục Liên Thanh Đề đi. Đâu ai coi nhẹ công cha đâu, và còn tuỳ mỗi gia đình, vai trò cha mẹ đối với con cái sao thôi. Ở những xứ Châu Á người ta đề cao mấy bà Mẹ, nhưng mấy ông là chủ gia đình, hét ra lửa, đánh đập vợ con, như vua rồi, còn tội nghiệp gì nữa Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c
Vấn thế gian, tình là chi...


Reply