Hàng chục nghìn người Mỹ biểu tình chống bạo lực súng đạn
#1
Hàng chục nghìn người Mỹ biểu tình chống bạo lực súng đạn

Hàng chục nghìn người biểu tình đổ về Washington và nhiều địa điểm khác trên khắp nước Mỹ vào ngày 11/6 để phản đối nạn bạo lực súng đạn sau nhiều vụ xả súng chấn động.


Tổ chức March for Our Lives (MFOL) ước tính 40.000 người đã tập trung tại công viên quốc gia gần Tượng đài Washington vào ngày 11/6, để yêu cầu các nhà lập pháp thông qua đạo luật hạn chế súng đạn. Tổ chức này được thành lập bởi những học sinh sống sót sau vụ thảm sát năm 2018 tại một trường trung học ở Parkland, Florida.






[Image: 2022_06_11T231001Z_798990148_RC2TPU9WO3Z...STS_1_.JPG]








Tổ chức March for Our Lives (MFOL) ước tính 40.000 người đã tập trung tại công viên quốc gia gần Tượng đài Washington vào ngày 11/6, để yêu cầu các nhà lập pháp thông qua đạo luật hạn chế súng đạn. Tổ chức này được thành lập bởi những học sinh sống sót sau vụ thảm sát năm 2018 tại một trường trung học ở Parkland, Florida.

Những người biểu tình mặc áo của MFOL tập trung tại công viên quốc gia ở Washington, mang theo tấm biển với dòng chữ "hãy bảo vệ trẻ em, thay vì súng".




[Image: 2022_06_11T184525Z_1876629445_RC2RPU9FIR...OTESTS.JPG]






Những người biểu tình mặc áo của MFOL tập trung tại công viên quốc gia ở Washington, mang theo tấm biển với dòng chữ "hãy bảo vệ trẻ em, thay vì súng".



Bà Courtney Haggerty, một thủ thư 41 tuổi, từ Lawrenceville, New Jersey, đã đến Washington cùng con gái Cate, 10 tuổi và con trai Graeme, 7 tuổi, để tham gia cuộc biểu tình. Bà Haggerty cho biết vào tháng 12/2012, vụ xả súng tại trường tiểu học Sandy Hook ở Newtown, Connecticut, cướp đi sinh mạng của 26 người, chủ yếu là học sinh 6-7 tuổi, xảy ra chỉ một ngày sau sinh nhật đầu tiên của con gái bà.


[Image: 2022_06_11T185420Z_1513358469_RC2TPU98BM...OTESTS.JPG]




Bà Courtney Haggerty, một thủ thư 41 tuổi, từ Lawrenceville, New Jersey, đã đến Washington cùng con gái Cate, 10 tuổi và con trai Graeme, 7 tuổi, để tham gia cuộc biểu tình. Bà Haggerty cho biết vào tháng 12/2012, vụ xả súng tại trường tiểu học Sandy Hook ở Newtown, Connecticut, cướp đi sinh mạng của 26 người, chủ yếu là học sinh 6-7 tuổi, xảy ra chỉ một ngày sau sinh nhật đầu tiên của con gái bà.



X Gonzalez, người sống sót sau vụ xả súng ở Marjory Stoneman Douglas vào năm 2018 và đồng sáng lập tổ chức MFOL, phát biểu tại cuộc biểu tình vào ngày 11/6. “Chúng tôi đang bị sát hại”, cô nói. "Nhưng Quốc hội đã không làm gì để ngăn chặn (điều đó)".




[Image: 2022_06_11T184438Z_485417171_RC2UPU9NWLZ...OTESTS.JPG]








X Gonzalez, người sống sót sau vụ xả súng ở Marjory Stoneman Douglas vào năm 2018 và đồng sáng lập tổ chức MFOL, phát biểu tại cuộc biểu tình vào ngày 11/6. “Chúng tôi đang bị sát hại”, cô nói. "Nhưng Quốc hội đã không làm gì để ngăn chặn (điều đó)".



Một người biểu tình cầm biểu ngữ với dòng chữ "Tôi muốn sống ở một đất nước trân trọng người dân họ hơn súng đạn". Bà Kay Klein, 65 tuổi, một giáo viên về hưu đến từ Fairfax, Virginia, tham gia cuộc biểu tình ở Washington, nói rằng người Mỹ nên bỏ phiếu loại các chính trị gia từ chối hạn chế súng đạn trong cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11 tới. “Nếu thực sự quan tâm đến trẻ em và gia đình, chúng ta cần bỏ phiếu bất tín nhiệm”, bà nói.




[Image: 2022_06_11T184526Z_1685571834_RC2SPU9II8...OTESTS.JPG]




Một người biểu tình cầm biểu ngữ với dòng chữ "Tôi muốn sống ở một đất nước trân trọng người dân họ hơn súng đạn". Bà Kay Klein, 65 tuổi, một giáo viên về hưu đến từ Fairfax, Virginia, tham gia cuộc biểu tình ở Washington, nói rằng người Mỹ nên bỏ phiếu loại các chính trị gia từ chối hạn chế súng đạn trong cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11 tới. “Nếu thực sự quan tâm đến trẻ em và gia đình, chúng ta cần bỏ phiếu bất tín nhiệm”, bà nói.



Jaclyn Corin, trưởng ban tổ chức của MFOL và là người sống sót sau vụ xả súng năm 2018 tại trường trung học Marjory Stoneman Douglas, đứng bên cạnh lắng nghe Yolanda King, cháu gái của Martin Luther King Jr., phát biểu trong cuộc biểu tình tại Washington, hôm 11/6.






[Image: 2022_06_11T192344Z_1182553196_RC2TPU9MN7...OTESTS.JPG]





Jaclyn Corin, trưởng ban tổ chức của MFOL và là người sống sót sau vụ xả súng năm 2018 tại trường trung học Marjory Stoneman Douglas, đứng bên cạnh lắng nghe Yolanda King, cháu gái của Martin Luther King Jr., phát biểu trong cuộc biểu tình tại Washington, hôm 11/6.





David Hogg, người sống sót sau vụ xả súng tại trường trung học Marjory Stoneman Douglas năm 2018 ở Parkland, Florida, và là người sáng lập phong trào MFOL, bày tỏ sự cảm thông với gia đình nạn nhân trong vụ xả súng ở Parkland.







[Image: 2022_06_11T231013Z_1915650978_RC2TPU974K...OTESTS.JPG]





David Hogg, người sống sót sau vụ xả súng tại trường trung học Marjory Stoneman Douglas năm 2018 ở Parkland, Florida, và là người sáng lập phong trào MFOL, bày tỏ sự cảm thông với gia đình nạn nhân trong vụ xả súng ở Parkland.
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#2


Những người biểu tình ở gần Đài tưởng niệm Washington. Hai học sinh trung học từ vùng ngoại ô Washington Zena Phillip, 16 tuổi và Blain Sirak, 15 tuổi, cho biết họ chưa bao giờ tham gia biểu tình trước đây nhưng cảm thấy có động lực sau vụ xả súng ở Texas. "Chỉ cần biết rằng có khả năng (một vụ xả súng) có thể xảy ra trong chính trường học của mình khiến tôi kinh hoàng", Phillip nói. "Rất nhiều đứa trẻ đã chết lặng vì điều này đến mức tuyệt vọng".

Sirak cũng cho biết cô ủng hộ nhiều hạn chế súng hơn và vấn đề này còn vượt ra ngoài các vụ xả súng hàng loạt, khi số lượng bạo lực súng hàng ngày đang gia tăng. “Ai cũng có thể mua súng quân sự ở Mỹ. Điều đó hoàn toàn vô lý", cô nói.





[Image: 2022_06_11T185658Z_60343112_RC2UPU91AQWR...STS_1_.JPG]




Sirak cũng cho biết cô ủng hộ nhiều hạn chế súng hơn và vấn đề này còn vượt ra ngoài các vụ xả súng hàng loạt, khi số lượng bạo lực súng hàng ngày đang gia tăng. “Ai cũng có thể mua súng quân sự ở Mỹ. Điều đó hoàn toàn vô lý", cô nói.



Một người ủng hộ súng thể hiện thái độ trong cuộc biểu tình ở Washington, vào ngày 11/6. Chuỗi hoạt động biểu tình phản đối bạo lực súng được tổ chức sau khi hàng loạt vụ xả súng xảy ra trên khắp nước Mỹ. Trong đó, một tay súng đã giết chết 19 trẻ em và 2 giáo viên tại một trường tiểu học ở Uvalde, Texas,vào ngày 24/5, 10 ngày sau khi một tay súng khác sát hại 10 người trong một cửa hàng tạp hóa ở Buffalo, New York.



[Image: 2022_06_11T182158Z_1492520835_RC2UPU918B...OTESTS.JPG]




Một người ủng hộ súng thể hiện thái độ trong cuộc biểu tình ở Washington, vào ngày 11/6. Chuỗi hoạt động biểu tình phản đối bạo lực súng được tổ chức sau khi hàng loạt vụ xả súng xảy ra trên khắp nước Mỹ. Trong đó, một tay súng đã giết chết 19 trẻ em và 2 giáo viên tại một trường tiểu học ở Uvalde, Texas,vào ngày 24/5, 10 ngày sau khi một tay súng khác sát hại 10 người trong một cửa hàng tạp hóa ở Buffalo, New York.



Các vụ xả súng đã thúc đẩy các cuộc tranh luận về bạo lực súng đạn tại Mỹ. Tuy nhiên, hy vọng về một đạo luật kiểm soát súng cấp liên bang vẫn rất mong manh, do sự phản đối của đảng Cộng hòa đối với bất kỳ hạn chế vũ khí nào. Trong ảnh, một người ủng hộ sở hữu súng đang đáp trả những người biểu tình.




[Image: 2022_06_11T182458Z_2025012924_RC2UPU9YXB...OTESTS.JPG]




Các vụ xả súng đã thúc đẩy các cuộc tranh luận về bạo lực súng đạn tại Mỹ. Tuy nhiên, hy vọng về một đạo luật kiểm soát súng cấp liên bang vẫn rất mong manh, do sự phản đối của đảng Cộng hòa đối với bất kỳ hạn chế vũ khí nào. Trong ảnh, một người ủng hộ sở hữu súng đang đáp trả những người biểu tình.

Những người biểu tình cố gắng che biểu ngữ của một người ủng hộ súng. Trong những tuần gần đây, một nhóm chính trị gia lưỡng đảng ở Thượng viện Mỹ đã tuyên bố sẽ đạt được một thỏa thuận về vấn đề này. Nhưng nỗ lực của họ tập trung vào những thay đổi tương đối khiêm tốn, chẳng hạn khuyến khích các bang thông qua luật "cờ đỏ", cho phép chính quyền thu giữ súng của những cá nhân bị coi là nguy hiểm.



[Image: 2022_06_11T182345Z_554395828_RC2UPU9AKUC...OTESTS.JPG]




Những người biểu tình cố gắng che biểu ngữ của một người ủng hộ súng. Trong những tuần gần đây, một nhóm chính trị gia lưỡng đảng ở Thượng viện Mỹ đã tuyên bố sẽ đạt được một thỏa thuận về vấn đề này. Nhưng nỗ lực của họ tập trung vào những thay đổi tương đối khiêm tốn, chẳng hạn khuyến khích các bang thông qua luật "cờ đỏ", cho phép chính quyền thu giữ súng của những cá nhân bị coi là nguy hiểm.


Nhân viên an ninh bắt giữ một người đàn ông làm xáo trộn khoảng thời gian tưởng niệm các nạn nhân trong cuộc biểu tình hôm 11/6, tại Washington.






[Image: 2022_06_11T180909Z_622920631_RC2UPU9M1QU...OTESTS.JPG]


Nhân viên an ninh bắt giữ một người đàn ông làm xáo trộn khoảng thời gian tưởng niệm các nạn nhân trong cuộc biểu tình hôm 11/6, tại Washington.

Zingnews. 
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#3
Bà này coi chừng bị gắn nhãn quảng cáo là "ANTIFA". 

[Image: 2022_06_11T184526Z_1685571834_RC2SPU9II8...OTESTS.JPG]
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
#4
Cấm luôn mấy games bắn ì xèo
Be Vegan, make peace.
Reply
#5
Thấy cái này của ai đó trên FB cũng có lý, một súng bắn hai chim  Wink  .

[Image: 2022-06-11-222253.png]
Reply
#6
Thực tế nếu cấm hoàn toàn thì không nên, vì hiến chương của Mỹ đã có cho phép người ta giữ súng. Nhưng có thể giới hạn tuổi tác, lý lịch, tiền án, tâm lý để được cho phép mua hay giữ súng, và cũng giữ luật lệ nghiêm khắc với những người bán súng. Vì thực tế là, vủ khí không giết người mà chính con người giết con người. Tôi có nên giữ súng để bảo vệ gia đình hay người thân khi họ bị đàn áp không ? Khi thấy con tôi, người thân bị cướp hay nguy hiểm tới tính mạng thì làm sao? Gọi cảnh sát đã quá muộn rồi
Reply
#7
Tin tức vài ngày trước, một cậu bé 12 tuổi đi cướp gas station.





Nước mỹ càng ngày càng tệ, giáo dục cũng như an ninh. Những hãng thuốc & games kiếm tiền nhiều nhất từ người dân. Sẽ không có chuyện những hãng thuốc sẽ cho ra những viên thuốc trị hết bịnh ung thư cho người dân uống, cũng như những trò chơi games bạo lực sẽ bị ngăn cấm. Người bịnh sẽ phụ thuộc vào thuốc, giới trẻ cũng sẽ cứ mãi ham chơi games.
Tôi chọn cuộc sống cho mình hạnh phúc 
chứ không phải sống để người khác ngưỡng mộ!
Reply
#8
(2022-06-12, 09:09 AM)Lảo đại Wrote: Thực tế nếu cấm hoàn toàn thì không nên, vì hiến chương của Mỹ đã có cho phép người ta giữ súng. 

 Sửa lại. 
 Hiến chương của Hoa Kỳ có một đống "tu chính". Cho nên nếu muốn sửa hoặc bỏ hẳn, bên nhánh lập pháp làm được hết.

 Thật ra vì không muốn bỏ cho nên cậy vào hiến pháp. Tôi nói Lão Đại như vầy, ví dụ ở Sài-Gòn, cướp hoành hành, giật vòng vàng, chận xe cướp của. Có hai cách, tự mua súng, tự xử, tiếng Anh là Self-judgment.  Hai là cậy vào cảnh sát, cảnh sát là lực lượng để bảo vệ dân. Nếu lực lượng này làm không xuể, thì dân xuống đường biểu tình phản đối, bắt chính phủ lấy thuế má của dân chúng thì phải lo cho dân. Giữ trật tự trị an. Chứ một quốc gia mà tự xử thì khó sống. 

Nhưng không sao đâu. Hoa Kỳ lập quốc chỉ mới có 249 năm, mới non 2 thế kỷ rưỡi thôi. Biết đâu thế kỷ thứ 3, là thêm 50 năm nữa, đời sống an ninh hơn, khiến người ta không cần phải sợ hãi rồi mua súng tự vệ nữa.
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
#9
(2022-06-11, 11:36 PM)Chân Nguyệt Wrote: Cấm luôn mấy games bắn ì xèo

 Vụ này thì làm không được. Phải có tự do chơi. Không thể cấm được. 
 Hoặc là làm các game cho giả thấy rõ. Giống mấy ông tàu làm phim chưởng oánh máu phun phèo phèo nhìn thấy giả quá, chẳng ai tin và mê cầm kiếm ra đường.  Shy
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
#10
(2022-06-12, 12:00 PM)005 Wrote:  Vụ này thì làm không được. Phải có tự do chơi. Không thể cấm được. 
 Hoặc là làm các game cho giả thấy rõ. Giống mấy ông tàu làm phim chưởng oánh máu phun phèo phèo nhìn thấy giả quá, chẳng ai tin và mê cầm kiếm ra đường.  Shy

Từ chơi game mới đưa đến nông nổi nầy ...bắn chơi thành bắn thiệt ..tình cờ thấy ai chơi game bắn ì xèo mình củng tóc muốn dựng đứng .
.
Be Vegan, make peace.
Reply
#11
(2022-06-12, 12:12 PM)Chân Nguyệt Wrote: Từ chơi game mới đưa đến nông nổi nầy ...bắn chơi thành bắn thiệt ..tình cờ thấy ai chơi game bắn ì xèo mình củng tóc muốn dựng đứng .
.

XX thấy trẻ con chơi game bắn nhau nhiều, xem cảnh bạo loạn lớn lên chắc biến thành vô cảm. [Image: thinking-hard-smiley-emoticon.gif]
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#12
Dường như đã có một sự tiến bộ, tuy còn quá giới hạn, nhưng cũng là một thiện chí.

Các TNS Đạt Thỏa Thuận Lưỡng Đảng Về An Toàn Súng Đạn
WASHINGTON – Các TNS ở Thượng Viện thông báo họ đã đạt được thỏa thuận lưỡng đảng về các biện pháp an toàn súng đạn, một bước quan trọng để gỡ bỏ bế tắc đã tồn tại đằng đẵng nhiều năm ở Quốc Hội, theo trang NYTimes đưa tin ngày Chủ Nhật, 12 tháng 6 năm 2022.


Thỏa thuận do 10 TNS Cộng Hòa và 10 TNS Dân Chủ đưa ra, được Tổng thống Biden và các TNS hàng đầu của đảng Dân Chủ tán thành. Gói dự luật mới sẽ bao gồm những điều khoản sau:


- Siết chặt kiểm tra lý lịch để giúp các nhà chức trách có thời gian kiểm tra hồ sơ sức khỏe tâm thần của bất kỳ người mua súng nào dưới 21 tuổi.

- Điều khoản cấm những kẻ bị buộc tội bạo hành gia đình sở hữu súng.

- Cung cấp kinh phí để các bang thực thi luật ‘cờ báo động’ cho phép cảnh sát tạm thời tịch thu súng từ những người bị coi là nguy hiểm, cũng như chi phí sử dụng cho các dịch vụ sức khỏe tinh thần, trong đó có mạng lưới phòng khám toàn quốc, cũng như chi cho các sáng kiến an toàn trường học.

- Ban hành luật cấm buôn lậu súng và cấm các vụ mua bán nhỏ lẻ thay mặt cho những người mua chưa được kiểm tra tiểu sử.

-  Đặt ra các yêu cầu mới cho việc ghi danh để làm cửa hàng, đại lý bán súng.


Các điều khoản vẫn chưa được hoàn thiện và vẫn phải đối mặt với một con đường đầy chông gai trong Quốc Hội, do sự chia rẽ đảng phái sâu sắc và các vấn đề liên quan tới chính trị. Dù không bằng những cải cách rộng rãi mà ông Biden, các nhà hoạt động kiểm soát súng đạn và đa số dân cử Dân Chủ ủng hộ từ lâu, chẳng hạn như lệnh cấm vũ khí tấn công và kiểm tra lý lịch phổ quát, nhưng nhìn chung đã đã có tiến bộ đáng kể trong việc thu hẹp khoảng cách giữa hai đảng phái chính trị về cách giải quyết bạo lực súng đạn.


20 TNS, dẫn đầu bởi TNS Christopher S. Murphy (Dân Chủ, Connecticut), và John Cornyn, TNS Cộng Hòa của Texas, cho biết trong một tuyên bố chung: “Hôm nay, chúng tôi sẽ công bố một đề xuất hợp lý của lưỡng đảng, để bảo vệ trẻ em Hoa Kỳ, giữ cho trường học được an toàn và giảm nguy cơ bạo lực trên khắp đất nước chúng ta. Nhà nhà đều đang sợ hãi, và chúng ta phải cùng nhau làm điều gì đó để lấy lại cảm giác an toàn và an ninh trong cộng đồng.”


TNS Mitch McConnell, Lãnh Đạo Cộng Hòa tại Thượng Viện, người đã đóng vai trò trung tâm trong các biện pháp an toàn súng trong những năm gần đây, đã ca ngợi điều mà ông gọi là “tiến bộ” trong các cuộc thảo luận, dù không hứa hẹn liệu cuối cùng ông có ủng hộ gói luật này hay không.

Ông McConnell nói: “Các nguyên tắc được công bố hôm nay cho thấy giá trị của đối thoại và hợp tác. Tôi vẫn hy vọng các cuộc thảo luận sẽ mang lại một dự kiến lưỡng đảng có ý nghĩa quan trọng về các vấn đề chính như sức khỏe tâm thần và an toàn trường học, tôn trọng Tu Chính Án Số Hai, giành được sự ủng hộ rộng rãi tại Thượng Viện và tạo ra sự khác biệt cho đất nước của chúng ta.”


Trong tháng 3, Đảng Cộng Hòa đã cản trở việc đưa ra điều luật để giải quyết vấn đề “đề phòng kẽ hở bạo lực” trong Đạo Luật Chống Bạo Lực Phụ Nữ (Violence Against Women Act) - một đạo luật nhằm ngăn chặn bạo lực gia đình, rình rập và tấn công tình dục - buộc Đảng Dân Chủ phải loại bỏ nó để đạo luật được thông qua.


Ông Biden đã thúc giục Quốc Hội nhanh chóng thông qua các biện pháp an toàn súng đạn, vì “không có lý do gì để trì hoãn.” Ông nói: “Mỗi ngày trôi qua, càng có thêm nhiều trẻ em bị giết ở đất nước này. Đề luật được đưa đến bàn của tôi càng sớm chừng nào, thì tôi có thể ký tên càng sớm chừng đó.”


Tuy nhiên, một dấu hiệu cho thấy đây không phải là điều được tán thành về mặt chính trị, không ai trong số 10 TNS Cộng Hòa tán thành thỏa thuận hôm Chủ Nhật phải ra tranh cử trong năm nay. Nhóm bao gồm 4 TNS Đảng Cộng Hòa sẽ rời Quốc Hội vào cuối năm - Roy Blunt của Missouri, Richard M. Burr của Bắc Carolina, Rob Portman của Ohio và Patrick J. Toomey của Pennsylvania - và 5 người không tái tranh cử trong bốn năm nữa: Ông Cornyn, Thom Tillis của Bắc Carolina, Bill Cassidy của Louisiana, Susan Collins của Maine và Lindsey Graham của Nam Carolina. TNS Mitt Romney của Utah, người cũng tán thành thỏa thuận, sẽ tham gia bầu cử vào năm 2024.


Các TNS Đảng Dân Chủ đã ký vào tuyên bố bao gồm ông Murphy cũng như các TNS Kyrsten Sinema của Arizona, Richard Blumenthal của Connecticut, Cory Booker của New Jersey, Chris Coons của Delaware, Martin Heinrich của New Mexico, Mark Kelly của Arizona, Joe Manchin III của Tây Virginia và Debbie Stabenow của Michigan. Ngoài ra còn có Angus King, TNS độc lập của Maine.


Thỏa thuận được công bố nhân kỷ niệm 6 năm vụ xả súng hàng loạt tại Pulse, một hộp đêm dành cho người đồng tính nam ở Orlando, Fla., Nơi một tay súng giết 49 người, một trong những vụ xả súng đẫm máu nhất trong lịch sử nước Mỹ hiện đại.


Những ngày gần đây, áp lực gia tăng buộc Quốc hội phải hành động, các TNS đã liên tục họp trực tuyến online trên Zoom, qua điện thoại và trong văn phòng ở Điện Capitol để có thể đạt được thỏa thuận trước khi Thượng Viện bước vào kỳ nghỉ ngày 4 tháng 7.


Đối với một số gia đình nạn nhân trong vụ Uvalde, thỏa thuận của Thượng Viện sẽ không đi tới đâu. Leonard Sandoval, có cháu trai 10 tuổi là bé Xavier Lopez đã chết trong vụ xả súng trường tiểu học Robb, cho biết điều ông thực sự muốn là lệnh cấm các loại vũ khí bán tự động được sử dụng trong hầu hết các vụ xả súng hàng loạt lớn trong thập niên trước.

Ông Sandoval nói: “Những vũ khí đó dành cho binh lính, chứ không phải để ai đó mang đi nã đạn vào chúng tôi. Họ cần phải cấm những thứ đó trước đã. Đây là những vũ khí mà các can phạm đã sử dụng trong nhiều vụ xả súng hàng loạt. Người thường chẳng việc gì cần phải có quyền mua và sử dụng chúng. Chúng dành cho chiến tranh.”
/* nguồn: https://vietbao.com/a312433/hoa-ky-cac-t...n-sung-dan
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
#13
(2022-06-12, 11:53 AM)005 Wrote:  Sửa lại. 
 Hiến chương của Hoa Kỳ có một đống "tu chính". Cho nên nếu muốn sửa hoặc bỏ hẳn, bên nhánh lập pháp làm được hết.

 Thật ra vì không muốn bỏ cho nên cậy vào hiến pháp. Tôi nói Lão Đại như vầy, ví dụ ở Sài-Gòn, cướp hoành hành, giật vòng vàng, chận xe cướp của. Có hai cách, tự mua súng, tự xử, tiếng Anh là Self-judgment.  Hai là cậy vào cảnh sát, cảnh sát là lực lượng để bảo vệ dân. Nếu lực lượng này làm không xuể, thì dân xuống đường biểu tình phản đối, bắt chính phủ lấy thuế má của dân chúng thì phải lo cho dân. Giữ trật tự trị an. Chứ một quốc gia mà tự xử thì khó sống. 

Nhưng không sao đâu. Hoa Kỳ lập quốc chỉ mới có 249 năm, mới non 2 thế kỷ rưỡi thôi. Biết đâu thế kỷ thứ 3, là thêm 50 năm nữa, đời sống an ninh hơn, khiến người ta không cần phải sợ hãi rồi mua súng tự vệ nữa.


 Hiến chương của Mỹ có tu chính sao ? Sao tôi công dân Mỹ mà không biết vậy, giới hạn lại nhưng không thay đổi hay bỏ bất cứ hiến chương nào, vì đó là hiến chương của quốc gia Mỹ. Anh đặt từ self judgement chẳng có dính líu gì tới hiến chương thứ 2 của Mỹ, vậy anh có đọc kỹ và hiểu hiến chương 2 không ? Nước Mỹ là nước tự do cho nên cho phép biểu tình, phãn đối không bạo lực. Đất nước Mỹ rộng gấp mấy lần nước khác và có thể rộng khoảng Châu Âu hợp lại đó. Đem 1 nước lớn tự do hoàn toàn mà so sánh với các nước bé nhỏ , phải sữa đổi hiến chương hoài thì gọi băng tên khác đi, chứ gọi Hiến Chương nghe chướng tai lắm. Cái anh nói trên là self judgement đó
Reply