Methanol là gì
#1
Chiều ngày 10/3. Tại bệnh viện Bạch Mai ghi nhận một trường hợp (Nam 54 tuổi, sống tại phố Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội) nhập viện phải tiến hành lọc máu khẩn cấp do “uống nhầm” cồn 70 độ được bán tại các hiệu thuốc. Qua điều tra, loại cồn uống nhầm được xác định là MEOH có nồng độ 56% được bán tại một cửa hàng thuốc cùng quận. Dù đã được xác nhận chỉ định và công dụng ghi trên nhãn mác. Tuy nhiên, điều không khỏi thắc mắc là cồn công nghiệp tại sao lại bán ở tiệm thuốc tây?

[Image: 20200127_073653_427694_methanol.max-800x800.jpg]

Hóa chất methanol là gì? 
hóa chất methanol hay cồn methanol là một hợp chất được tổng hợp từ xenlulozơ có trong gỗ cây. Thông qua quá trình chiết xuất ở nhiệt độ cao khoảng 600 - 800 độ C. Quá trình này bẻ gẫy các phân tử xenlulozơ và tạo ra C2H5OH và Nước + khí CO2.
Sở dĩ việc tổng hợp được là vì cả tinh bột glucozơ và xenlulozơ đều có công thức phân tử là: -C6H12O5-
Tên gọi khác của methanol
Tên gọi khác của cồn methanol là MeOH hay CH3OH, methylen,.
Methanol được chiết xuất từ xenlulozơ (thành phần chính có trong gỗ cây) còn được gọi là cồn gỗ, rượu gỗ,..có màu đặc trưng là màu nâu nhạt. Tuy nhiên qua quá trình xử lý mà loại cồn gỗ này đạt được màu tinh khiết tuyệt đối. Giúp hỗ trợ rất nhiều trong các ngành công nghiệp. 


ảnh


Thật không may điều này lại thành trở ngại đối với việc phân biệt và sử dụng cồn công nghiệp so với cồn y tế.


Vì sao trong rượu có methanol? Biểu hiện ngộ độc methanol ? cách sơ cứu
Rượu có chứa methanol có nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, có thể kể đến một số nguyên nhân khách quan chủ yếu như sau:
[Image: anh-ruou-m-1487149952904.jpg]
  1. methanol sinh ra trong quá trình chưng cất “rượu” truyền thống
Quá trình chưng cất rượu truyền thống dựa trên nhiệt độ bay hơi của cồn nói chung so với nước nói riêng. Giai đoạn đầu sẽ tạo ra methanol hay aldehyde, methyl và cả ethanol. Tất cả đều thuộc họ nhà cồn tuy nhiên duy chỉ có ethanol là uống được và an toàn với con người.
Các chất này, do có nhiệt độ sôi thấp hơn cồn ethanol sẽ bốc hơi đầu tiên. Nước đầu trong quá trình nấu rượu truyền thống chứa hàm lượng methanol và aldehyde cao. Vì thế cần phải loại bỏ và không được sử dụng. 
Tuy nhiên, vì giá “xăng” tăng cao hay do không hiểu biết về phương pháp nấu rượu mà nhiều người vẫn đem sử dụng lại dẫn đến rượu đưa ra thị trường có chứa methanol trong thành phần. 
  1. người bán pha nhầm methanol vào “rượu”
cồn ethanol hoàn toàn có thể được sản xuất qua quá trình công nghiệp. Từ các nhà máy lớn dùng phương pháp hiện đại, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật mà cho ra sản lượng vô cùng lớn đáp ứng nhu cầu sản xuất và sử dụng cồn trong thực phẩm và trong y tế. Hiểu rõ điều này, một số người thường đi mua cồn ethanol rồi pha với nước và một chút rượu gạo truyền thống để tạo mùi. Bằng cách này, tiết kiệm được rất nhiều công sức, thời gian, và chi phí. Cách “nấu rượu” kiểu này tồn tại rất nhiều rủi ro bởi vì:
  1. cồn ethanol được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp vẫn có chứa
hàm lượng methanol ở mức được BYT cho phép theo quy chuẩn VN5. (khoảng 1-3mg/mol) Tức vẫn có khả năng gây nhức đầu, chóng mặt. Nếu uống nhiều vẫn có thể gây ngộ độc.
  1. Sự không am hiểu về nhóm “cồn” dẫn đến mua nhầm cồn methanol thay vì cồn ethanol về pha rượu. Việc mua cồn ethanol về pha rượu đã là sai phạm pháp luật, tuy nhiên. Một số người do không tìm hiểu kĩ, và còn mơ hồ dẫn đến mua nhầm cồn công nghiệp methanol về pha rượu. Hậu quả gây ra là vô cùng nghiêm trọng.
  2. mua phải cồn ethanol kém chất lượng về “nấu rượu” cũng là nguyên nhân rất thường xuyên. Nên nhớ rằng cồn ethanol cũng có cồn “this” cồn “that”.

  1. do quá trình ủ men sai cách trong quá trình nấu rượu truyền thống khiến cho độc tố sinh ra nhiều hơn mức bình thường.


cap: xuất hiện nhiều những lò nấu rượu không cần củi ở hà nội.
  1. người bán dùng methanol trong quá trình chưng cất rượu có chủ đích:
Bằng cách sử dụng “cồn khô” (một dạng tồn tại khác của cồn). Trong quá trình chưng cất rượu sẽ làm cồn nhanh chóng được chiết xuất và dậy mùi hơn. Tuy nhiên phương pháp này cực kỳ nguy hiểm vì cồn khô cũng có cồn được sản xuất từ ethanol cũng có loại cồn sản xuất từ methanol. Việc mua nhầm loại cồn khô được sản xuất từ methanol cũng không khác gì pha methanol nào rượu cả. 


Công thức hóa học của methanol?
Công thức hóa học của methanol được định nghĩa bao gồm một nhóm -OH liên kết với một nguyên tử Cacbon và 3 Nguyên tử Hydro. 



Tính chất vật lí của cồn methanol


Cồn công nghiệp có đầy đủ các tính chất vật lí của nhóm cồn nói chung như: không màu, có vị ngọt, cay khi nuốt và không mùi. độ bay hơi tỉ lệ thuận với độ tinh khiết của cồn. 
Ví dụ cồn 99.9% có khả năng bay hơi nhanh trong không khí hơn so với cồn 70 và cồn 90 độ.
Tỷ trọng của cồn công nghiệp methanol 99.9% so với nước là 0.79 ~ 0.8. Tức 1 lít cồn nặng xấp sỉ 0.792 lít nước hay 1kg nước = 1.2kg methanol.
Cồn nói chung và methanol nói riêng có khả năng tan vô hạn trong nước.
Cồn công nghiệp có khả năng bắt lửa tốt, dễ cháy và không có khói. Khi cháy có màu xanh ở điều kiện ánh sáng yếu, và gần như không màu, trong suốt, khó nhận biết trong quá trình cháy ở điều kiện ánh sáng bình thường.
Tính chất hóa học của cồn methanol? Ứng dụng của cồn methanol
Cồn methanol thuộc nhóm dãy đồng đẳng ancol “no” và là cồn có công thức hóa học đơn giản nhất.
Cồn công nghiệp là hợp chất có tính phân cực và thường được sử dụng như dung môi phân cực tốt mà giá thành rẻ trong ngành sơn, in ấn, ngành tẩy rửa, pha keo..
Cồn methanol làm biến tính cồn ethanol và tạo kết tủa trắng đục. Là nguyên liệu sản xuất các acid khác như: formadehyd, axit acetic, nhóm methyl,.


cồn methanol có sát khuẩn được không?
methanol hay ethanol hay nhóm chất “cồn” đều có khả năng sát khuẩn bởi khả năng gây biến tính màng tế bào protein của vi khuẩn. Phản ứng gây biến tính làm phá hủy hoàn toàn màng tế bào protein. Mất đi lớp màng bảo vệ. Vi khuẩn trở nên dễ dàng bị tiêu diệt bởi vô vàn các tác nhân khác mà không cần phải kể đến cồn.


Phiếu an toàn hóa chất MSDS methanol 
bạn có thể tại xuống phiếu an toàn hóa chất MSDS methanol tại đây


Tác hại của cồn công nghiệp methanol? Ngửi mùi cồn có độc hại không?


cồn công nghiệp methanol hoàn toàn không thích hợp để sử dụng cho con người hay sinh vật sống. Cồn công nghiệp chỉ được sử dụng để điều chế, làm phụ gia, dung môi trong các ngành công nghiệp khí đốt, công nghiệp sơn, in ấn, sản xuất các loại axit độc hại khác. Hoàn toàn không được sử dụng trong các ngành sản xuất nước rửa tay, cồn xịt khuẩn, cồn 70 độ hay 90 độ,. Do độc tính cao, nguy hiểm. Một số tác hại khi sử dụng cho con người có thể kể đến như:
Vô tình uống với hàm lượng <100ml trong 30-60 phút đầu có thể khiến chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, đỏ mắt, sưng giác mạc,.. Chân tay không có cảm giác, đi lại giống như người say rượu.
Các triệu chứng xuất hiện sau khoảng từ 60 phút sau đó kéo dài từ 4-6 tiếng. Khi cơ thể bắt đầu tiếp nhận và phân giải. 
Các triệu chứng nguy hiểm như chảy máu tai, mù tạm thời, bắt đầu xuất hiện sau từ 8-12 tiếng nếu không sơ cứu kịp thời bằng cách cho uống nhiều nước có thể nguy kịch.
Nạn nhân uống nhầm cần được đưa đến cơ sở điều trị sớm nhất sau khi được sơ cứu. Cần tiến hành lọc máu do hàm lượng methanol sau khi được đưa vào cơ thể khoảng 30-60 phút sẽ bị oxy hóa tạo thành formaldehyde. Chất này sau đó tiếp tục bị oxy hóa thành acid formic - chất còn được gọi là acid kiến. Tìm thấy nhiều ở loại kiến vàng. Cuối cùng acid formic được chuyển hóa thành CO2 và nước.
Khoảng 3-6% lượng methanol không thể bị phân giải sẽ bị đào thải qua đường nước tiểu.
Nồng độ an toàn của methanol mà cơ thể con người có thể đào thải và hoàn tất quá trình phân giải thành CO2 và nước là 0.1mg/mol. Vượt quá hàm lượng 100ml có thể tử vong.

Ngửi mùi cồn có độc hại không?
[Image: 20210318_090349_449598_ngo-doc-methanol.max-800x800.jpg]
Ngửi mùi cồn để phân biệt cồn công nghiệp và cồn y tế là phương pháp chủ yếu và được nhiều người áp dụng. Bằng cách này một số người có kinh nghiệp có thể dễ dàng đâu là cồn ethanol đâu là cồn công nghiệp methanol. tuy nhiên việc thường xuyên hít phải cồn methanol là điều không nên bởi vì cồn methanol ở trong không khí bị oxy hóa thành formaldehyde. Việc chúng ta hít thường xuyên loại khí độc này có thể gây tổn thương các cơ quan khứu giác dẫn đến mất khứu giác tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Việc ngửi mùi cồn nhiều trong thời gian dài có dẫn đến các triệu chứng đau đầu, thần kinh tê liệu, có biểu hiện đi không vững giống với say rượu.
Giải thích điều này giống với việc thay vì chúng ta uống rồi để cơ thể phân giải thì việc hít đi vào cơ thể và nên não nhanh hơn.
Cách phân biệt cồn công nghiệp và cồn y tế

Tham Khảo thêm bài viết Cách nhận biết cồn methanol để có thể nhận biết và chọn mua đúng loại cồn y tế 70 độ được BYT công nhận và sử dụng trong lĩnh vực sản xuất và buôn bán nước rửa tay sát khuẩn nhé.!
https://quangtrungchem.com.vn/ 
Reply
#2
Dĩ nhiên, chúng ta không nên uống Methanol, nhưng ngay đến Ethanol cũng cần phải tránh xa vì nó tác hại đến não bộ (there’s really no “safe” amount of alcohol since even moderate drinking can negatively impact brain health.)

https://www.healthline.com/health/alcoho...short-term

-------------------------------------

Tác hại của rượu bia đến sức khỏe con người

Tổng Biên Tập - 29 January 2021

https://soyt.langson.gov.vn/vi/node/4569

Đã từ lâu, rượu, bia được coi là đồ uống không thể thiếu trong mỗi dịp liên hoan, cưới hỏi,... đặc biệt là khi Tết đến, xuân về. Sử dụng rượu, bia ở liều lượng chừng mực để chúc nhau những điều tốt đẹp nhất đã trở thành văn hóa ở nước ta. Tuy nhiên, sử dụng rượu, bia quá nhiều, sai cách có tác động lên hầu hết các cơ quan trong cơ thể con người, cụ thể như sau:

Bệnh về gan: Gan là nơi chuyển hóa tất cả chất cồn từ rượu, bia sau khi uống vào cơ thể. Trong quá trình này, gan phải chuyển hóa và đào thải rất nhiều độc tố. Nếu tần suất uống rượu, bia nhiều, theo thời gian gan bị tổn thương và tích tụ nhiều chất béo dẫn tới gan nhiễm mỡ. Chất béo hạn chế lưu lượng máu đến các tế bào gan, khiến gan bị suy và dần mất chức năng, trở thành mô sẹo. Sử dụng rượu bia liên tục và trong thời gian dài, mô sẹo tại gan tăng lên và không hồi phục được có thể dẫn tới xơ gan, ung thư gan.

Ảnh hưởng tới não bộ: Khi một lượng cồn lớn vào trong cơ thể chúng gây rối loạn bộ não của cơ thể, khiến bộ não của chúng ta không còn kiểm soát, điều chỉnh được các hoạt động của các trung tâm dưới vỏ. Từ đó gây ra các hành động tiêu cực của người uống như đi đứng loạng choạng, phản ứng chậm, mất kiểm soát, suy giảm trí nhớ và tinh thần không ổn định…

Ảnh hưởng đến tim mạch: Rượu bia làm cho cơ tim bị thoái hóa, bộ máy tim mạch bị tổn thương, có thể gây ra suy tim. Dùng rượu mạnh trong thời gian dài có thể gây giãn cơ tim, phì đại tâm thất và xơ hóa; Rượu bia cũng làm tăng khả năng cao huyết áp, tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ lớn của đột quỵ và nhồi máu cơ tim; Những người uống nhiều rượu bia thường có lối sống không lành mạnh, ảnh hưởng đến giấc ngủ, nên càng dễ mắc bệnh tim mạch.

Tác hại đến thận: Vai trò quan trọng nhất của thận là lọc máu để loại bỏ các chất độc hại ra ngoài cơ thể. Khi uống nhiều rượu bia có thể làm thay đổi chức năng của thận và khiến thận không thể lọc máu dẫn đến suy thận.

Tác hại đến dạ dày: Theo một số nghiên cứu, khi rượu bia vào trong cơ thể sẽ bị phân hủy từ ethanol thành các acetaldehyde (chất rất độc) có thể gây viêm loét dạ dày; Rượu kích thích niêm mạc dạ dày, khiến cho nó tiết nhiều axit tiêu hóa hơn. Khi rượu và cả axit tích tụ trong dạ dày, bạn có thể thấy buồn nôn và nôn.

Làm tổn thương tuyến tụy, gây tiểu đường: Thông thường, tụy là nơi sản xuất insulin, giúp điều hòa nồng độ đường trong máu và một loạt các hooc-môn khác giúp ruột tiêu hóa thức ăn. Khi uống nhiều rượu, quá trình sản sinh các hooc-môn này sẽ bị gián đoạn hoặc làm chậm. Cùng với đó, các độc chất tích tụ vào tụy có thể gây viêm tụy, dần già dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng hơn. Một ngày nào đó, khi tuyến tụy bị mất chức năng, không thể tạo ra insulin, bạn sẽ bị mắc tiểu đường type 2. Rượu cũng làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy.

Gây loãng xương, tiêu cơ bắp: Tiêu thụ nhiều rượu có thể làm giảm lượng canxi trong cơ thể. Cùng với cách nó ảnh hưởng đến các hooc-môn tăng tưởng, rượu sẽ ngăn chặn quá trình hình thành tế bào xương mới. Khi đó, bạn sẽ dễ bị loãng xương; Chất cồn hạn chế máu đến cơ bắp, theo thời gian sẽ khiến bạn bị tiêu giảm cơ bắp và yếu hơn.

Ngoài ra, rượu làm đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi; hủy hoại nhân cách, tha hóa đạo đức, sa sút tâm thần, giảm khả năng làm việc, là gánh nặng cho gia đình và xã hội;…

Gây tai nạn giao thông: Thường thấy là mất khả năng kiềm chế, mất khả năng kiểm soát hoạt động cơ thể, đi đứng xiêu vẹo,... Đây là lý do không làm chủ tay lái, phóng xe nhanh, chạy ẩu gây tai nạn cho chính người uống rượu và cho người khác.

Chén rượu, cốc bia mừng xuân mới. Để bảo đảm sức khỏe trong dịp Tết cổ truyền Tân Sửu 2021 và các ngày lễ hội đầu Xuân, người dân nên thực hiện khuyến cáo:

- Tuân thủ thực hiện tốt các quy định của Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia.
- Hãy hạn chế uống rượu, bia vì không có ngưỡng nào là an toàn. Người dân có ý thức sử dụng sao cho vừa đủ vui, bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng, để không xảy ra những tai họa, những điều bất hạnh cho chính gia đình mình và xã hội.
- Đặc biệt, không sử dụng rượu bia trong các trường hợp: điều khiển phương tiện cơ giới, vận hành máy móc, phụ nữ đang mang thai, có các tình trạng bệnh lý mà rượu bia làm cho bệnh nặng lên.
- Không nên tham gia vào các hoạt động ngoài trời hoặc ở những nơi nguy hiểm, không an toàn vì dễ bị ngã, va chạm, chấn thương,…Tuyệt đối không điều khiển phương tiện giao thông sau khi uống rượu, bia. 
- Chỉ uống rượu, bia rõ nguồn gốc, đảm bảo chất lượng. 


                                                                          Phạm tiến Dũng: Trung tâm KSBT
Reply