Việt Nam Cọng Hòa Những Giờ Phút Cuối Cùng
#1
https://thanhthuy.me/2015/06/22/nguoi-ch...uoc-chien/

Ký giả người Pháp Jean Larteguy đã chứng kiến những giờ phút cuối cùng ở Sài Gòn:  sáng thứ hai 28 tháng 4 thành phố còn yên tĩnh. Các đơn vị của một lữ đoàn Dù đóng ở những vị trí của họ sau bức tường hay trong những khu vườn. Họ không buồn rầu và không tuyệt vọng. Họ điều động như thể đang tham dự thêm một lần thao dượt. Đôi lúc họ còn cười với nhau và liệng cho nhau những chai Coca Cola. Họ không nuôi một ảo tưởng gì về số phận của họ, về kết quả của trận đánh tối hậu này. Nhưng tôi có cảm tưởng là họ nhất định chiến đấu tới cùng, và sẽ tự chôn mình trong những đổ nát của Saigon. “Và những binh sĩ tuyệt vời này vẫn còn có được các cấp chỉ huy ở bên họ. Một trong các cấp đó là một đại tá. Tôi hỏi ông ta xem tình hình ra sao? Ông trả lời: “Chúng tôi sẽ chiến đấu, và chúng tôi sẽ là những người lính cuối cùng chiến đấu. Hãy nói cho mọi người biết rằng chúng tôi chết không phải vì Thiệu, vì Hương hay vì Minh.”

Từ ngày hôm trước các đơn vị cộng quân đã bị chận tại gần Hóc Môn, gần nơi có Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù do Lữ Đoàn 4 của Sư Đoàn Dù trấn giữ dưới sự chỉ huy của đại tá Vinh, sĩ quan to con, mặt phong trần, nhất định bất chấp lệnh ngưng bắn. Các đơn vị Cộng quân bị thiệt hại nhiều. Sau đó họ còn phải giao tranh 2 lần trên đường phố Saigon. 

- Một lần trước trụ sở Cảnh sát Công Lộ, nơi đây có chừng 100 cảnh sát viên chiến đấu oanh liệt trong hơn một giờ trước khi bị xe tăng Cộng Sản đề bẹp. 

- Lần thứ hai ở ngã tư Hồng Thập Tự và Lê Văn Duyệt là nơi chỉ có 4 người lính Dù võ trang đại liên và Bazzoka mà chiến đấu được 50 phút. Đến khi hết đạn, họ đi ra ngoài, nắm vai nhau, lập thành vòng tròn rồi cho nổ một tràng lựu đạn tự sát. 

Đến chiều tối 400 chiến sĩ Dù Mũ Đỏ gom được từ trận Hốc Môn và từ phi trường tụ lại quanh đại tá Vinh và chiến đấu gần chợ chính và các nơi có ruộng lúa của Chợ Lớn. Đến 10 giờ đêm, đại tá Vinh cho lệnh các binh sĩ chia thành toán nhỏ, lợi dụng bóng đem để rút về đồng bằng còn ông đã ở lại vị trí và tự sát.

[Image: 1TD3ND.jpg]

Sinh viên trường Võ Bị Ðà Lạt, lực lượng trừ bị chót của Quân Lực Việt Nam Cọng Hòa tiến ra trận địa trong những bộ đồng phục mới, giầy chùi xi bóng láng. Các sinh viên anh dũng của Trường Võ Bị Ðà Lạt đang đi vào chỗ chết. Họ ra đi thật hào hùng, đi như diễn binh, chỉ thiếu có cái mũ diễn hành và đôi bao tay trắng -  Ký giả Raoul Coutard đã thu được cảnh xuất quân bi tráng ngay vào máy quay phim và cố nén xúc động để hỏi các sinh viên sĩ quan: “Các anh có biết là sắp bị giết chết không?” Một thiếu úy trả lời: “Chúng tôi biết chứ!” - “Vì sao?” - “Tại vì chúng tôi không chấp nhận Chủ Nghĩa Cộng Sản!”....

[Image: 2VBDL.jpg]
Võ Bị Đà Lạt

Nhưng hai trận đánh trên cũng chưa phải là trận đánh cuối cùng trong ngày 30 tháng 4. Trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu đã chiến đấu mãnh liệt từ trong khuôn viên trường cho đến khoảng 2 giờ trưa. Lúc này, cộng sản đã cầm chắc chiến thắng trong tay nên họ không muốn chết thêm nữa. Họ ngưng bắn và điều đình với các em. Các em đòi phải ngưng bắn và rút ra xa để các em tự giải tán. Khoảng ba giờ chiều, các em hát bài quốc ca, làm lễ hạ cờ. Xong rồi bỏ đồng phục, mặc quần áo thường và từ từ ra khỏi trại, nước mắt ràn rụa trên má ...

[Image: 3TTSQ.jpg]
Trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu


Chiến Sĩ Việt Nam Cọng Hòa Vị Quốc Vong Thân

Bùi Quang Bộ (Thượng Sĩ Truyền Tin)

Đặng Sĩ Vĩnh cùng vợ con (Thiếu Tá) - Đỗ Công Chính (Chuẩn Úy Nhảy Dù) - Đỗ Văn Phát (Thiếu Tá)

Hà Ngọc Lương cùng vợ con (Trung Tá Hải Quân) - Hồ Ngọc Cẩn (Đại Tá Tiểu khu trưởng Chương Thiện bị bắt và bị xử tử) 

Lê Anh Tuấn (Thiếu Tá Hải Quân bào đệ Trung Tướng Lê Nguyên Khang) - Lê Cầu (Đại Tá) - Lê Nguyên Vỹ (Chuẩn Tướng Tư lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh) - Lê Phó (Trung Tá chỉ huy trưởng Cảnh Sát Quốc Gia An Xuyên bị bắt và bị xử tử) - Lê Văn Hưng (Chuẩn Tướng Tư lệnh phó Quân Đoàn IV) - Lương Bông (Thiếu Tá)

Mã Thành Liên cùng với vợ (Thiếu Tá) 

Nguyễn Đình Chi (Trung Tá) - Nguyễn Gia Tập (Trung Tá Không Quân) - Nguyễn Hữu Thông (Đại Tá) - Nguyễn Khoa Nam (Thiếu Tướng Tư lệnh Quân Đoàn IV) - Nguyễn Văn Cảnh (Trung Úy Cảnh Sát Quốc Gia) - Nguyễn Văn Hoàn (Trung Tá) - Nguyễn Văn Long (Trung Tá Cảnh Sát Quốc Gia bên dưới tượng đài Thủy Quân Lục Chiến, Sài Gòn) - Nguyễn Văn Phúc (Thiếu Tá Tiểu đoàn trưởng Tiểu Khu Hậu Nghĩa) - Nguyễn Xuân Trân (Trung Tá) - 

[Image: 4NVL.jpg]
Trung Tá Cảnh Sát Quốc Gia Nguyễn Văn Long dưới tượng đài Thủy Quân Lục Chiến Sài Gòn

Phan Hữu Cương (Đại Úy) - Phạm Đức Lợi (Trung Tá/nhà văn Phạm Việt Châu) - Phạm Thế Phiệt (Trung Tá) - Phạm Văn Phú (Thiếu Tướng cựu Tư lệnh Quân Đoàn II) - Phạm Xuân Thanh (Thượng Sĩ Truyền Tin)

Tạ Hữu Di (Đại Úy) - Trần Minh (Trung Sĩ) - Trần Thế Anh (Thiếu Tá) - Trần Văn Hai (Chuẩn Tướng tư lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh)

Vũ Đình Duy (Trung Tá) - Vũ Khắc Cẩn (Đại Úy)

Còn một số quân nhân thuộc nhiều binh chủng khác nhau trong Quân Lực VNCH thì đã tự sát tập thể để khỏi rơi vào tay quân địch bằng cách cùng nhau mở lựu đạn hoặc đồng loạt nổ súng vào đầu nhau trong biến cố 30 Tháng Tư, 1975, thật vô cùng bi tráng!

[Image: 5TheBai.jpg]
Thẻ Bài

[Image: 6TS.jpg]
Tử Sĩ

[Image: 7RVN.jpg]
Remembering Vietnam

[Image: 8VNWMR.jpg]
Vietnam War Memorial Reflection 1.3-3.9 Millions People Died
Reply