TIN THẾ GIỚI
Bộ Ngoại giao Nga ngày 8/8 thông báo tạm thời rút khỏi các hoạt động kiểm tra theo Hiệp ước cắt giảm và hạn chế vũ khí tấn công chiến lược (START) với Mỹ.

Trong tuyên bố, Bộ Ngoại giao Nga cho rằng, các biện pháp trừng phạt của Mỹ và đồng minh đã tạo ra nhiều trở ngại cho công việc của các thanh sát viên Nga theo hiệp ước START, trong khi các thanh sát viên Mỹ không gặp bất kỳ khó khăn nào. Nga tạm thời rút các cơ sở của mình khỏi các hoạt động kiểm tra. “Việc miễn trừ này cũng áp dụng cho các địa điểm có thể tổ chức các buổi trình chiếu theo thỏa thuận”.


Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh rằng, đây là một biện pháp bắt buộc, vì Mỹ tìm cách “khởi động lại các hoạt động thanh tra ngay lập tức với các điều kiện không tính đến thực tế hiện có, tạo ra lợi thế đơn phương cho Mỹ và thực sự tước đoạt của Liên bang Nga quyền thực hiện các cuộc thanh tra trên lãnh thổ Mỹ".


Tuyên bố của Bộ Nggoại giao Nga trích dẫn tình huống với giao thông hàng không, giữa Nga và Mỹ đã ngừng hoạt động, không phận của các quốc gia là đồng minh và đối tác của Mỹ cũng đóng cửa đối với máy bay Nga chở các đoàn kiểm tra của Nga. “Đồng thời, không có trở ngại nào tương tự đối với việc các thanh sát viên Mỹ đến Nga”.
Trung Quốc phản ứng gay gắt với chuyến thăm Đài Loan vào đầu tháng 8-2022 của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi.

Ngày 5-8, Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố Bắc Kinh quyết định chấm dứt hợp tác với Mỹ về nhiều lĩnh vực quân sự và dân sự để trả đũa. Các lĩnh vực bị ngắt liên lạc gồm các cuộc làm việc giữa bộ quốc phòng hai nước, tham vấn an ninh hàng hải, hợp tác chống di cư bất hợp pháp, hỗ trợ tư pháp, tội phạm xuyên quốc gia, kiểm soát ma túy và biến đổi khí hậu.

Một ngày sau đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho rằng động thái của Trung Quốc là "vô trách nhiệm" và kêu gọi Bắc Kinh nối lại trao đổi.

Trung Quốc cũng tiến hành các cuộc tập trận quanh Đài Loan bắt đầu từ 4-8 đến 7-8. Quân đội Trung Quốc cho biết các cuộc tập trận huy động lực lượng trên biển và trên không, diễn ra ở các khu vực nằm phía bắc, tây nam và đông của Đài Loan, tập trung vào khả năng tấn công trên bộ và trên biển.

Tình hình vẫn căng thẳng đến những giờ cuối cùng của đợt tập trận. Một nguồn tin của Reuters  cho biết trong sáng 7-8, khoảng 10 tàu chiến của Trung Quốc đã xuất hiện bên kia đường trung tuyến phân định trên eo biển Đài Loan. Một vài tàu trong số này đã băng qua ranh giới trên biển.
Đài Loan cũng điều khoảng 10 tàu chiến tới khu vực và thực hiện điều mà Reuters ví von là trò "mèo vờn chuột".

..................
Phát biểu với CBS, một quan chức cấp cao trong Nhà Trắng cho biết, chính quyền Biden không hề hay biết về vụ khám xét cho đến khi cựu Tổng thống Trump đưa ra thông báo về vụ việc.
“Không có bất cứ thông báo trước nào về điều này. Chúng tôi chỉ biết thông qua mạng xã hội”, quan chức này khẳng định.


[Image: photo-1-1660020095822690244943.jpeg]
Xe cảnh sát tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của ông Trump. Ảnh: AP


Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 8/8 cho biết, các nhân viên của FBI đã bất ngờ khám xét khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của ông ở Palm Beach, Florida, thậm chí phá két sắt. Động thái này diễn ra sau khi Cơ quan Lưu trữ Quốc gia Mỹ yêu cầu Bộ Tư pháp điều tra liệu ông Trump có phạm pháp khi lấy đi các tài liệu mật của chính phủ và mang tới dinh thự ở Mar-a-Lago hay không.

“Đây là điều chưa từng xảy ra đối với một cựu tổng thống Mỹ. tôi đã hợp tác với tất cả các cơ quan chính phủ có liên quan và vì vậy cuộc đột kích không báo trước vào nhà của tôi là không cần thiết, không phù hợp", ông Trump cho biết.
Cựu Tổng thống Mỹ cũng cáo buộc văn phòng công tố viên đã thực hiện hành vi sai trái và cho rằng vụ khám xét của FBI là một phần của âm mưu xuất phát từ động cơ chính trị nhằm ngăn ông tranh cử tổng thống vào năm 2024.

.........................
[Image: photo-5-16600490388261304564501.jpeg]


Bộ Tư pháp Mỹ hiện đang tiến hành ít nhất 2 cuộc điều tra liên quan đến cựu tổng thống, bao gồm một cuộc điều tra về nỗ lực lật ngược kết quả bầu cử năm 2020 và vụ người biểu tình xông vào Điện Capitol ngày 6/1/2021. Cuộc điều tra còn lại liên quan đến việc xử lý các tài liệu mật.


...............
[Image: photo-8-16600490379512015635054.jpg]


Một nguồn thạo tin cho biết đã có liên lạc giữa FBI và Sở Mật vụ Mỹ trước khi lệnh khám xét được thực hiện hôm thứ Hai, cho phép FBI tiếp cận khu nhà mà không gặp phải trở ngại. Chỉ có một nhóm nhỏ mật vụ ở Mar-a-Lago vào thời điểm FBI tiến hành vụ khám xét, vì ông Trump đang không có mặt ở đây. Bộ Tư pháp Mỹ và FBI hiện chưa bình luận về những thông tin này.

...........................

Cựu tổng thống Trump từ chối cho lời khai suốt 6 giờ gặp tổng chưởng lý. Ngày 10-8, ông Trump cho biết bản thân đã từ chối trả lời câu hỏi trong lần xuất hiện trước tổng chưởng lý New York, trong một cuộc điều tra về các hoạt động kinh doanh của gia đình ông.

Theo Hãng tin Reuters, tổng chưởng lý New York, bà Letitia James, đang dẫn đầu cuộc điều tra về việc liệu Tập đoàn Trump có thổi phồng giá trị bất động sản để có được các khoản vay ưu đãi, cũng như hạ giá trị tài sản thấp hơn để được giảm thuế hay không.

"Tôi từ chối trả lời các câu hỏi theo như các quyền và đặc quyền dành cho mọi công dân của Hiến pháp Mỹ", ông Trump nói trong tuyên bố được đưa ra khoảng 1 giờ sau khi ông đến văn phòng giám đốc Sở Tư pháp New York.

Một tòa án phúc thẩm liên bang Mỹ ngày 9-8 ra phán quyết rằng Ủy ban Cách thức và Phương tiện của Hạ viện có thể nhận được hồ sơ thuế của cựu Tổng thống Donald Trump.
Đài ABC News cho biết đây là cú đòn mới nhất giáng lên cựu Tổng thống Donald Trump kể từ khi ông tìm cách bảo vệ hoạt động tài chính của bản thân trước các đảng viên Dân chủ.

Ông Donald Trump đã tìm cách giữ kín hồ sơ thuế của mình kể từ khi khởi động cuộc tranh cử tổng thống vào năm 2015, đồng thời tuyên bố sẽ công bố hồ sơ thuế nếu không còn bị Sở Thuế vụ kiểm toán.

Việc ông Donald Trump từ chối công bố hồ sơ thuế dẫn tới nhiều đồn đoán về tài chính, hoạt động kinh doanh trong quá khứ và tài sản cá nhân của ông.

Phán quyết của toà án ngày 9-8 được xem một chiến thắng dành cho Đảng Dân chủ.

Phán quyết được đưa ra 1 ngày sau khi Cục Điều tra Liên bang (FBI) khám xét dinh thự Mar-a-Lago của ông Donald Trump ở bang Florida. Cuộc khám xét được thực hiện liên quan đến việc cựu tổng thống chuyển các tài liệu mật về nhà sau khi rời Nhà Trắng hồi năm ngoái, theo các nguồn tin của ABC News.
Rảnh quá, chuyện bên Mỹ, người Mỹ đéo lo .mầy bên hóc bà tó lo làm mịa gì ? Muốn gây chuyện hay kiếm chuyện à
[Image: 2022-08-10t180123z1190273375rc2elu95frh2...183511.jpg]

Một người thu gom rác thải trèo xuống núi rác đang bốc khói tại bãi rác Bhalswa ở thủ đô New Delhi, Ấn Độ - Ảnh: REUTERS

* Các bãi rác đang làm Trái đất nóng lên. Một nghiên cứu mới phát hiện chất thải thực phẩm tại các bãi rác ở những đô thị như Buenos Aires (Argentina), Delhi, Mumbai của Ấn Độ và Lahore (Pakistan) đang thải ra hàng ngàn tấn khí mêtan và làm Trái đất nóng lên.

Theo Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ, nồng độ khí mêtan trong khí quyển đang tăng với tốc độ kỷ lục, với khoảng 570 triệu tấn khí nhà kính thải ra hằng năm từ các quá trình công nghiệp và tự nhiên.
Mỹ đẩy Nga về phía Trung Quốc và nguy cơ chiến tranh


Học giả Pyne (cựu sĩ quan tham mưu của lục quân Mỹ, lấy bằng thạc sĩ an ninh quốc gia tại Đại học Georgetown) cho rằng trong thế kỷ 21, chính sách đối ngoại của Mỹ nên là ly gián quan hệ quân sự giữa Nga và Trung Quốc. Nhưng thực tế, theo quan sát của ông Pyne, Mỹ hiện đang theo đuổi một chiến lược đối ngoại khác, đó là tiến hành một cuộc chiến không tuyên với Nga ở Ukraine và chiến lược này đang thúc đẩy Nga và Trung Quốc tiến tới một liên minh quân sự thay vì chia tách họ. Theo Pyne, điều này trái ngược căn bản với các lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ cũng như chính Chiến lược An ninh quốc gia 2022 của chính quyền Tổng thống Biden, vốn tập trung vào cạnh tranh nước lớn với Trung Quốc.

Khi nguy cơ chiến tranh giữa Mỹ với Nga và Trung Quốc tiếp tục gia tăng, Mỹ vẫn chưa hình thành được một chiến lược răn đe hạt nhân để có thể răn đe thành công, chưa nói tới chuyện chiến thắng, trong một cuộc chiến tranh đồng thời với cả hai cường quốc hạt nhân.

Đô đốc Richard - Tư lệnh Bộ chỉ huy Chiến lược Mỹ, đã tuyên bố rằng Mỹ bắt buộc phải tư duy lại chiến lược hạt nhân của mình để làm được như thế.

Lợi thế áp đảo của Nga trong xung đột hạt nhân chiến thuật

Nhiều nhà lãnh đạo Mỹ đã phớt lờ tác động thực sự của việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật. Họ cho rằng việc sử dụng vũ khí như thế tất yếu dẫn tới việc “hủy diệt thế giới”, bất kể thực tế số vũ khí hạt nhân được sử dụng là ít và có sức công phá hạn chế, có thể chỉ dùng cho mục tiêu quân sự, và khi chưa rõ cách thức Mỹ phản ứng.

Theo Pyne, những vị này đã nhầm lẫn khi tin rằng giới lãnh đạo chính trị và quân sự của Nga có cùng cách giả định với phương Tây, đó là trong chiến tranh hạt nhân, không có bên chiến thắng, từ đó bác bỏ khả năng Nga và Trung Quốc sử dụng vũ khí hạt nhân vì đó là hành động tự sát quốc gia. Pyne cho rằng các nhà lãnh đạo đó đã mặc định khi nghĩ Mỹ có thể chiến đấu an toàn chống lại Nga và Trung Quốc trong các cuộc xung đột quân sự trực tiếp với nguy cơ leo thang hạt nhân ở mức tối thiểu.

Tuy nhiên, sự thật là giới lãnh đạo Nga tin rằng chiến tranh hạt nhân, đặc biệt là chiến tranh hạt nhân giới hạn, vẫn có thể phát động và mang lại chiến thắng cho bên nào chuẩn bị tốt nhất cho điều đó. Trên thực tế, không quốc gia nào trên thế giới chuẩn bị tốt nhất cho việc tiến hành và giành chiến thắng trong chiến tranh hạt nhân như Liên bang Nga.

Nga có 3.300 đầu đạn hạt nhân chiến lược trong khi Mỹ chỉ có 1.515 đầu đạn hạt nhân chiến lược hoạt động được và 2.000 đầu đạt hạt nhân chiến lược đã bị dỡ bỏ một phần - số đầu đạn này không thể khôi phục về trạng thái sẵn sàng chiến đấu vào thời điểm 6 tới 24 tháng sau khi Mỹ ban bố sắc lệnh hành pháp cho việc này.
Một điểm nữa, trong lúc Mỹ đang nỗ lưc gia tăng năng lực chế tạo đầu đạn hạt nhân lên mức 8 quả một năm thì cựu Giám đốc Cơ quan tình báo quốc phòng Mỹ tướng Robert P. Ashley, Jr tuyên bố hồi năm 2019 rằng Nga đã nâng cao năng lực sản xuất vũ khí hạt nhân của mình lên mức có thể chế tạo vài ngàn đầu đạn hạt nhân mỗi năm. Còn Trung Quốc cũng đang xây dựng kho vũ khí hạt nhân lên mức khá cao. Đô đốc Charles Richard - Tư lệnh Bộ chỉ huy Chiến lược Mỹ, ước tính quá trình xây dựng kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc sẽ hoàn thiện cơ bản vào đầu năm 2024.

Ngoài ra, Nga còn sở hữu số tên lửa đạn đạo (ABM) nhiều gấp hơn 225 lần và các trung tâm chỉ huy tác chiến hạt nhân khó bị xuyên thủng kể cả hi bị trúng trực tiếp đòn tấn công hạt nhân. Nga có các hầm trú ẩn kiên cố có khả năng bảo vệ 60 triệu dân, tương đương 40% dân số nước này.

Nga tin rằng có thể giành chiến thắng trong chiến tranh hạt nhân, “đặc biệt là trước các quốc gia không sở hữu vũ khí hạt nhân như Ukraine”, tương tự như chiến thắng hạt nhân của Mỹ đối với Nhật Bản vào năm 1945.
Trên thực tế, Nga đã triển khai 5.000 vũ khí hạt nhân phi chiến lược, một nửa trong số là các vũ khí hạt nhân hiện đại cấp chiến trường, với sức công phá nhỏ từ 0,1 đến 1 kiloton, không phát ra bụi phóng xạ. Các vũ khí tân tiến này bảo đảm khi được sử dụng sẽ gây ra rủi ro ở mức thấp nhất đối với các lực lượng quân sự Nga bố trí gần đó.

Trong khi đó, Mỹ mới chỉ triển khai xấp xỉ 200 quả bom trọng trường B-61 tại 5 quốc gia thành viên ở Tây Âu, tạo cho Nga ưu thế hạt nhân áp đảo và thế chủ động trong leo thang căng thẳng.
Áp lực bơm vũ khí cho Ukraine của châu Âu


Đức chần chừ viện trợ xe tăng cho Ukraine làm dấy lên những câu hỏi lớn hơn về sức bền của phương Tây trong cuộc đua bơm vũ khí.
Giới chuyên gia nhận định Ukraine cần đảm bảo dòng chảy vũ khí từ phương Tây đến tiền tuyến không đứt gãy nếu muốn củng cố kiểm soát những vùng lãnh thổ vừa giành lại được ở Kharkov, biến tỉnh đông bắc thành bàn đạp chiến lược cho những mũi tiến công mới vào Donbass.

Thực tế này đang thúc đẩy giới chức Ukraine gây áp lực lên phương Tây, kêu gọi chuyển giao thêm nhiều vũ khí hạng nặng hiện đại như xe tăng chủ lực và thiết giáp. Cuộc đấu khẩu những ngày qua giữa Kiev và Berlin là một trong những ví dụ mới nhất về sức ép viện trợ vũ khí vào chiến trường Ukraine.


"Nhiều tín hiệu đáng thất vọng từ Đức, giữa lúc Ukraine cần Leopard và Marder để giải phóng và giải cứu đất nước. Họ không đưa ra bất kỳ lập luận nào hợp lý khi từ chối cung cấp những vũ khí này ngoài nỗi sợ và viện cớ mơ hồ", Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba tuần trước công kích giới lãnh đạo Đức.


[Image: -6378-1663919073.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr...FnrL0YwUUQ]



Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht phát biểu tại nhà khách chính phủ Schloss Meseberg gần thị trấn Gransee, bang Brandenburg, ngày 30/8. Ảnh: Reuters.

Trên thực tế, Đức đang là thành viên Liên minh châu Âu (EU) hỗ trợ kinh tế nhiều nhất cho Ukraine từ khi chiến sự bùng phát vào tháng 2. Họ xếp thứ 4 thế giới về hỗ trợ kinh tế cho Ukraine với tổng cam kết hơn 1,150 tỷ euro (gần 1,4 tỷ USD) xếp sau lần lượt Canada, Anh và Mỹ.


Đức cũng chi viện cho Ukraine một số vũ khí hiện đại, trong đó có pháo phòng không tự hành Gepard. Những tương trợ về mặt quốc phòng từ Berlin dù vậy vẫn không đạt kỳ vọng của Kiev lẫn Washington. Giới lãnh đạo Ukraine muốn Đức sớm hỗ trợ thêm xe tăng chiến đấu chủ lực cùng thiết giáp.


Trước sức ép ngoại giao, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht tuần qua nhấn mạnh nước này không muốn hành động một mình. Chưa nước nào trong nhóm đồng minh hay NATO đồng ý cung cấp xe tăng hiện đại do phương Tây thiết kế.
Không riêng nước Đức, các cường quốc châu Âu đang đối mặt chung bài toán về viện trợ vũ khí hạng nặng cho giai đoạn thứ ba của chiến sự Ukraine, khi nước này tổ chức phản công giành lại lãnh thổ, còn Nga vừa phát lệnh động viên để triệu tập thêm 300.000 quân.


Sau gần 7 tháng hỗ trợ quốc phòng cho Ukraine, kho vũ khí của những đồng minh châu Âu sắp đạt điểm giới hạn. Phần lớn vũ khí những tháng qua thuộc diện vũ khí thế hệ cũ, đã qua bảo dưỡng và nâng cấp. Từ bỏ số vũ khí này có lẽ không phải là quyết định quá khó khăn đối với các nước châu Âu ủng hộ Ukraine, theo Vox.


Thế nhưng, viện trợ vũ khí hiện đại thế hệ mới lại là câu chuyện khác. Lời đề nghị lần này đặt các nước phương Tây vào tình thế cần suy xét kỹ về tác động an ninh dài hạn, khi phải chấp nhận rút tiềm lực quân sự của mình hỗ trợ Kiev.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz nhận định vũ khí từ nước này và các đồng minh phương Tây rót vào Ukraine đã "góp phần dẫn đến cục diện khác xa kế hoạch của Tổng thống Nga". Theo Trung tâm Điều phối Viện trợ Quốc tế (IDCC), thuộc Bộ tư lệnh Lực lượng Mỹ ở châu Âu (USEUCOM) đặt tại thành phố Stuttgart của Đức, phương Tây đã viện trợ cho Ukraine hơn 172.000 tấn thiết bị quân sự và hơn 164 triệu đơn vị thiết bị quân sự sát thương lẫn phi sát thương.


Duy trì ổn định quy mô như vậy, đồng thời nâng cấp hỏa lực viện trợ cho Ukraine, đã trở thành là bài toán khó cho phương Tây. Thách thức lần này không còn mang tính chất ý chí chính trị mà là tính thực tế. Kho vũ khí của phương Tây, và quan trọng hơn nữa là khả năng sản xuất bù vào lượng vũ khí đã chia sẻ, đều có giới hạn nhất định. Bản thân Mỹ còn đang căng mình đối phó sức ép năng lượng và lạm phát, trong khi tình thế của châu Âu còn đáng lo hơn.


[Image: -9452-1663919073.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr...B95XpRKLRw]

Quân nhân Ukraine vận phành pháo Caesar 155 mm của Pháp viện trợ, tại chiến trường Donbass vào ngày 15/6. Ảnh: AFP.

Chiến sự Ukraine càng kéo dài, những nước châu Âu nhiệt tình nhất với Kiev càng tiến gần đến thời điểm hết lựa chọn dễ dàng mỗi khi rút kho vũ khí viện trợ cho đồng minh, theo Siemon Wezeman, nhà nghiên cứu cấp cao về chuyển giao vũ khí tại Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI). Các nước đang bước đến giai đoạn "dốc túi" hỗ trợ Ukraine, đặc biệt là đạn pháo hạng nặng.


"Khi đó, họ sẽ bắt đầu thấy mình cạn túi, phải tìm cách lấp lại khoảng trống và phải làm điều đó càng nhanh càng tốt", ông nhận định.
Các đồng minh phương Tây chùn bước trước đề nghị hỗ trợ vũ khí tối tân và đắt giá cho Kiev vì họ nhận thấy tình thế tiến thoái lưỡng nan. Nếu không nhanh chóng bơm thêm những vũ khí hạng nặng như xe tăng, thiết giáp và pháo tầm xa, những đầu tư trong 7 tháng cho Kiev có nguy cơ đổ bể một khi quân đội Nga mở đợt phản kích mùa đông và Ukraine thiếu nguồn lực cần thiết để chống trả.


Mặt khác, chứng kiến Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine, các nước châu Âu nhận thấy họ cần điều chỉnh lại chiến lược và tăng đầu tư quốc phòng để bảo vệ chính mình, tránh rơi vào kịch bản không ai ngờ tới.


Nếu chuyển giao vũ khí tối tân cho Ukraine, các nước châu Âu buộc phải chấp nhận tự làm suy yếu năng lực quốc phòng trong một thời gian dài vì họ khó có khả năng tái sản xuất hoặc mua bổ sung đủ nhanh với bối cảnh hiện nay, theo Max Bermann, giám đốc chương trình châu Âu thuộc Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) của Mỹ.


Cũng vì nỗi lo dòng chảy vũ khí bị gián đoạn mà Kiev đang tập trung sức ép ngoại giao vào Berlin. Theo giới chuyên gia, mọi nước phương Tây, trong đó có Mỹ, dường như đều đang trông chờ Đức là nước tiên phong chuyển xe tăng và thiết giáp hiện đại cho Ukraine. Kiev cũng nắm bắt được tâm lý này và muốn thuyết phục Berlin phát huy vai trò dẫn dắt.


"Nhiều nước châu Âu nghĩ rằng Đức vốn sẵn lòng gửi vũ khí cho Ukraine, thế nên họ có thể gửi nhiều hơn nữa", theo Nele Marianne Ewwers-Peters, chuyên gia về an ninh châu Âu tại Đại học Các lực lượng Vũ trang Liên bang ở Hamburg.
Tuy nhiên, theo Alexander Graef, nhà nghiên cứu tại Viện Hòa bình và Chính sách an ninh thuộc Đại học Hamburg, Berlin không muốn đơn độc gánh vác trách nhiệm.


Giới lãnh đạo Đức muốn bước tiếp theo của chiến lược viện trợ Ukraine cần có sự đồng thuận và hành động thống nhất ở phương Tây, san sẻ gánh nặng hy sinh nguồn lực quốc phòng. Các chính phủ châu Âu cần thay đổi mô hình mỗi nước một kiểu quyên góp như hiện nay, vạch ra kế hoạch phối hợp với tầm nhìn xa hơn nếu không muốn "hụt hơi", tìm lời giải cho những bài toán mở rộng quy mô công nghiệp quốc phòng, cân bằng nhu cầu an ninh giữa Ukraine và EU.
"Cung cấp vũ khí cho Ukraine là vấn đề cấp bách. Ukraine không thể chiến đấu mà không có vũ khí và họ muốn càng nhiều vũ khí càng tốt. Vấn đề của phương Tây là tìm vũ khí ở đâu vào thời điểm này để chuyển giao", Wezeman nhận định.


Thanh Danh (Theo Vox)
Thread Tin Thế Giới trong phòng War Room được đóng lại, chủ thread RH không còn thấy vào đây nữa. Biết bao chuyện bất đồng, xung đột, chỉ trích nặng nề đã xảy ra ở thread này, không khéo lại tái diễn trong tương lai. Khi nào chủ thread RungHoang vào yêu cầu mở thread thì tôi sẽ mở nó lại.

MT