Cuộc chuyển giao vũ khí lớn nhất châu Âu kể từ Chiến tranh Lạnh
#1
10 NGÀY CHIẾN DỊCH QUÂN SỰ CỦA NGA TẠI UKRAINE XOAY CHUYỂN HOÀN TOÀN THẾ GIỚI


[Image: istock-876656164.jpg?itok=6tGSbUjn]

Sau 10 ngày kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, giới quan sát nhận định rằng, cuộc chiến đã gây tác động mạnh mẽ tới toàn thế giới.

Kể từ ngày 24/2 - thời điểm Nga quyết định có hành động quân sự với Ukraine, thế giới hướng sự chú ý về tình hình chiến sự căng thẳng trên tiền tuyến. Nhưng cuộc chiến không dừng ở đó. Những tác động gián tiếp của chiến dịch này đã, đang và sẽ gây ảnh hưởng tới toàn thế giới, từ giá nhiên liệu ở Mỹ tới an ninh lương thực ở châu Phi, cũng như tác động tới cán cân địa chính trị toàn cầu.

Các chuyên gia đã chỉ ra, 4 thay đổi lớn với thế giới do cuộc xung đột Nga - Ukraine gây ra. 
[img=770x0]https://icdn.dantri.com.vn/2022/03/07/thiet-bi-nga-1646621406201.jpeg[/img]
Các phương tiện quân sự được cho là của Nga bị phá hủy tại Kiev, Ukraine ngày 3/3 (Ảnh: Reuters).

THAY ĐỔI TRẬT TỰ ĐỊA CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI

Theo giới quan sát, chiến dịch quân sự của Nga được xem là một trong những sự kiện gây ra thay đổi có tác động mạnh nhất tới trật tự địa chính trị thế giới kể từ sau sự kiện vụ tấn công khủng bố tại Mỹ ngày 11/9/2001.

Trong nhiều năm, chiến dịch tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố toàn cầu được các nhà lãnh đạo phương Tây chú trọng. Phương Tây cho rằng các tổ chức khét tiếng như Al Qaeda và ISIS là những kẻ thù mà họ phải tiêu diệt.

Cũng trong suốt nhiều năm, Mỹ dường như không còn xem Nga là mối đe dọa nghiêm trọng như trước đây. Tuy nhiên, trong thời gian này, Tổng thống Nga Vladimir Putin dường như đã có những sự chuẩn bị để thay đổi lại trật tự hậu Chiến tranh Lạnh mà phương Tây đã định hình trong hàng chục năm qua.

Từ những năm 1999, ông Putin, khi đó là Thủ tướng Nga, đã sử dụng quân đội để chống lại lực lượng ly khai ở Chechnya nhằm đảm bảo an ninh nội địa cho Nga. Năm 2008, Moscow mở chiến dịch quân sự ở Gruzia, và công nhận 2 vùng ly khai của nước này. Vào thời điểm đó, Gruzia có xu hướng xích lại gần phương Tây.

Năm 2014, sau khi Ukraine xảy ra sự kiện đảo chính dẫn tới việc lật đổ tổng thống, Nga đã quyết định sáp nhập bán đảo Crimea, cũng như bày tỏ sự ủng hộ với 2 vùng ly khai ở Donbass, Đông Ukraine. Nga đã bị phương Tây trừng phạt sau sự kiện này và căng thẳng giữa 2 bên leo thang. 

Sau đó, Nga điều quân tới Syria để thực hiện cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố vào năm 2015 và thành công giúp chính quyền Damascus hiện tại giành lại phần lớn lãnh thổ.
[img=770x0]https://icdn.dantri.com.vn/2022/03/07/kremlinreuters-1646614000527.jpg[/img]
Thập niên 2010 đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ của Nga tới bản đồ địa chính trị thế giới (Ảnh minh họa: Reuters).

Trong những năm 2010, Nga đã trở lại mạnh mẽ trên bản đồ địa chính trị thế giới và củng cố vị thế trên trường quốc tế với vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố IS, cũng như là một trong những bên giúp đàm phán hiệp ước hạt nhân Iran năm 2015. Nga cũng là nhà cung cấp nhiên liệu lớn cho châu Âu trong suốt những năm qua. Vị thế của Nga với phương Tây vừa là đối thủ nhưng cũng vừa là đối tác trong các lĩnh vực nhất định.

Tuy nhiên, theo giới quan sát, sau sự kiện chiến dịch quân sự hôm 24/2, mọi thứ có thể đã khác. Sau 1/4 thế kỷ, phương Tây dường như cho rằng ông Putin "đã đi quá giới hạn" và họ quyết định có phản ứng quyết liệt, mạnh mẽ với Nga như những gì xảy ra trong những ngày gần đây.

Để đáp trả, phương Tây đã tung ra các gói trừng phạt chưa từng có tiền lệ với Nga, với mục tiêu gây tác động mạnh mẽ tới hệ thống tài chính và kinh tế, cũng như làm đồng nội tệ của Moscow tụt giảm. Các lệnh trừng phạt cũng được áp vào ông Putin và những nhân vật thân cận với ông.

Tổng thống Mỹ Joe Biden nhận định rằng, các biện pháp trừng phạt của phương Tây trong những ngày qua đã khiến nhà lãnh đạo Nga "bị cô lập chưa từng thấy với thế giới".

Theo New York Times, chỉ trong 10 ngày, thế giới đã chứng kiến những sự thay đổi mà không ai có thể nghĩ tới. Một tháng trước, không một ai có thể dự đoán rằng Đức sẽ đảo ngược hàng thập niên do dự đầu tư vào quốc phòng, nhưng sau hành động của Nga, Berlin đã quyết định tăng chi tiêu quân sự với mức trên 2% GDP - một thay đổi có tính bước ngoặt trong chính sách của nước này.
[img=770x0]https://icdn.dantri.com.vn/2022/03/07/chay-loan-ukrainereuters-crop-1646621490688.jpeg[/img]
Các nhà báo và người dân đang chạy khỏi một khu vực bị trúng hỏa lực ở Irpin, gần Kiev ngày 6/3 (Ảnh: Reuters).

Cũng không ai có thể tưởng tượng được Thụy Sĩ, một quốc gia được xem luôn theo đuổi chính sách trung lập, nay đã áp lệnh trừng phạt lên các tài phiệt Nga. Phần Lan và Thụy Điển, 2 quốc gia trung lập khác, giờ đây được xem đang cân nhắc các vấn đề liên quan tới gia nhập NATO. Thụy Điển cũng viện trợ vũ khí cho Ukraine, đi ngược với truyền thống không cung cấp vũ khí cho những quốc gia đang xảy ra xung đột của nước này nhiều năm qua. Thế giới cũng chứng kiến phong trào trên diện rộng chống lại Nga, từ cả các lĩnh vực vốn được xem là phi chính trị như thể thao. 

Giới quan sát nhận định rằng, nguyên nhân khiến Nga quyết đoán với chiến dịch ở Ukraine là vì họ muốn có động thái thay đổi hoặc thậm chí thiết lập lại trật tự mà phương Tây định đoạt trong nhiều năm qua - vốn được xem là gây bất lợi cho Moscow.

Ông William Wohlforth, giáo sư chính trị quốc tế tại Đại học Dartmouth (Mỹ), nhận định: "Số phận của trật tự toàn cầu vẫn cần sự cân bằng. Những gì đang xảy ra ở Ukraine là bởi vì trật tự sau Chiến tranh Lạnh đã được xây dựng trên một kiến trúc an ninh ở châu Âu, xoay quanh NATO. Và nó được xây dựng dựa trên nguyên tắc rằng bất kỳ quốc gia láng giềng nào của NATO đều có thể tham gia liên minh, ngoại trừ Nga. Nga không bao giờ ủng hộ điều đó đặc biệt là khi Ukraine có thể gia nhập NATO. Nếu như chiến dịch của Nga có thể khiến cho nguyên tắc trên dừng lại, thì ở một mức độ nào đó, đó sẽ là một sự thay đổi so với những gì đã xảy ra hậu Chiến tranh Lạnh". 

MỘT CHÂU ÂU ĐOÀN KẾT HƠN
[img=770x0]https://icdn.dantri.com.vn/2022/03/07/eureuters-1646613265328.jpg[/img]
Phản ứng của các lãnh đạo EU sau bài phát biểu ngày 1/3 tại Nghị viện châu Âu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (Ảnh: Reuters).

Theo các chuyên gia, chiến dịch quân sự của Nga đã khiến Liên minh châu Âu (EU) trở nên đoàn kết hơn, khi họ đã có thể đưa ra các quyết định an ninh chung mà chỉ vài tuần trước được xem là rất khó để có thể được thực hiện.

Dù EU trong nhiều năm qua là một trong những nền kinh tế mạnh nhất thế giới, nhưng các nước trong khối vẫn có sự chia rẽ nhất định trong nội bộ về đường hướng đối ngoại của khối. Điều này được xem ít nhiều khiến cho khối không chuyển hóa sức mạnh kinh tế trở thành sức mạnh địa chính trị tương đương. Ví dụ, đường ống khí đốt Dòng chảy Phương Bắc 2 nối từ Nga sang Đức đã khiến châu Âu chia rẽ nội bộ với 2 luồng ý kiến đối lập trong nhiều năm về việc cấp phép cho dự án.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc chiến sự bùng phát trở lại tại châu Âu lần đầu tiên sau nhiều năm giống như "cú sốc" với EU. Nó đã khiến các thành viên trong khối trở nên đoàn kết hơn. EU đã quyết định sử dụng sức mạnh kinh tế để thực thi mục tiêu địa chính trị khi áp gói trừng phạt mạnh chưa từng có lên Nga.

EU lần đầu tiên trong lịch sử cung cấp hỗ trợ tài chính để Ukraine mua vũ khí. Đức, quốc gia trong hàng chục năm không hứng thú với việc đưa quân sự vào chính sách đối ngoại, hiện đang tham gia vào nỗ lực viện trợ vũ khí cho Ukraine. 

Ba Lan và Hungary - 2 quốc gia vốn có quan điểm cứng rắn với chính sách của EU nhằm đón chào người di cư từ Syria và các nước xảy ra chiến sự - giờ đây trở thành những nơi quan trọng nhất trong việc tiếp nhận người tị nạn từ Ukraine đổ sang. 

"Cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã phá vỡ suy nghĩ rằng an ninh và ổn định ở châu Âu là thứ miễn phí. Giờ đây đã có một cuộc chiến ở gần biên giới của chúng ta. Chúng ta hiểu rằng mình phải chi ngân sách và hành động cùng nhau", một nhà ngoại giao cấp cao của châu Âu cho biết.

"Đó là sự tái sinh của một châu Âu mới. Thành thật mà nói là tôi rất bất ngờ. Đó là một sự thay đổi có tính lịch sử. Tôi nghĩ điều này sẽ mang lại những tác động lớn tới tương lai của châu Âu, tới tương lai của liên minh xuyên Đại Tây Dương, tới tương lai của NATO", cựu Đại sứ Mỹ tại Nga Michael McFaul bình luận về phản ứng đồng lòng của EU với chiến dịch quân sự của Nga.

CUỘC KHỦNG HOẢNG DI CƯ
[img=770x0]https://icdn.dantri.com.vn/2022/03/07/di-cuap-1646614365821.jpeg[/img]
Chuyên gia cảnh báo rằng, châu Âu có thể sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng di cư nghiêm trọng trong thời gian tới (Ảnh: Reuters).

Hơn một triệu người ở Ukraine đã di tản khỏi nơi ở trong 7 ngày kể từ khi chiến dịch quân sự bắt đầu. Đây được xem là một trong những cuộc di cư nhanh và quy mô lớn nhất trong những năm qua. Để so sánh, người tị nạn rời Syria năm 2013 mất 3 tháng mới có thể đạt được con số một triệu.

Nếu chiến sự tiếp tục, giới quan sát cảnh báo rằng, điều tồi tệ nhất sẽ đón chờ châu Âu ở phía trước, khi họ sẽ có thể đối mặt với một cuộc khủng hoảng tị nạn chưa từng có tiền lệ. 

Filippo Grandi, quan chức của Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR), cho biết: "Tôi đã hoạt động trong lĩnh vực về người tị nạn trong gần 40 năm, và hiếm khi tôi thấy một cuộc di cư nhanh chóng như lần này".

UNHCR dự báo, có thể có khoảng 4 triệu người Ukraine trở thành người tị nạn di cư ra nước ngoài, trong khi bên trong Ukraine, hàng triệu người khác sẽ buộc phải bỏ chạy khỏi nơi ở để tránh "bom rơi, đạn lạc". 

Tương lai của hàng triệu người tị nạn này cũng chưa rõ ràng. Liệu sau khi chiến sự kết thúc, họ có muốn về nước? Hoặc nếu họ muốn về, thì họ còn có nhà để trở về? Ai sẽ hỗ trợ họ sau chiến sự? Vấn đề an ninh lương thực và cuộc sống của họ sẽ ra sao? Có rất nhiều câu hỏi đang bỏ ngỏ và chưa thể giải đáp vào lúc này.

Phản ứng từ các quốc gia châu Âu khác đối với cuộc khủng hoảng người tị nạn được Liên Hợp Quốc đánh giá là đang diễn ra cũng rất nhanh chóng và thống nhất. Các nước thành viên EU thông báo rằng họ sẽ kích hoạt quy định nhằm cho phép người tị nạn Ukraine quyền sống và làm việc tại EU trong tối đa 3 năm mà không cần thị thực. 

UNHCR đã hoan nghênh những nỗ lực trên khắp châu Âu nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng người tị nạn nhưng kêu gọi tinh thần đoàn kết hiện tại cần được duy trì trong suốt những tháng tới và có khả năng là nhiều năm khi tình hình Ukraine hiện còn chưa rõ ràng. 

KHỦNG HOẢNG NĂNG LƯỢNG VÀ LƯƠNG THỰC
[img=770x0]https://icdn.dantri.com.vn/2022/03/07/khi-dotreuters-1646616256343.jpeg[/img]
Nga là nhà cung cấp khí đốt, dầu mỏ hàng đầu thế giới (Ảnh minh họa: Reuters).

Giá nhiên liệu ở Mỹ đã tăng chóng mặt, ở mức lớn nhất kể từ siêu bão Katrina vào năm 2015. Các chuyên gia lo ngại rằng, giá thực phẩm cũng sẽ tăng phi mã. Và công ty Moody's cảnh báo rằng, chuỗi cung ứng toàn cầu - vốn đã bị tàn phá bởi dịch Covid-19 - giờ đây có thể tiếp tục rơi vào rối loạn. Cổ phiếu trên toàn thế giới tụt giảm vào ngày 4/3, với châu Âu đang chịu ảnh hưởng mạnh.


Chiến sự ở Ukraine đang gây ra thiệt hại về con người và kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực năng lượng.
Nga hiện là nhà cung cấp dầu mỏ và khí tự nhiên hàng đầu của EU. Châu Âu vẫn có thể vượt qua được nếu Nga dừng cung cấp mặt hàng trên vì EU vẫn có những nguồn cung khác, nhưng nó sẽ không còn rẻ và dễ dàng nữa. Hiện châu Âu đang trải qua khủng hoảng năng lượng với giá cả liên tục chạm đỉnh. Với vị thế của Nga trong lĩnh vực năng lượng, bất cứ lệnh trừng phạt nào nhằm vào ngành này của họ có thể đẩy giá mặt hàng tăng vọt và có tác động nghiêm trọng tới toàn thế giới.

Nhưng không chỉ là năng lượng, cả Nga và Ukraine đều là những nhà sản xuất lúa mì hàng đầu thế giới. Cả 2 nước chiếm 23% nguồn cung toàn cầu. Giờ đây, các nông dân Ukraine có thể đang trở thành người tị nạn ở châu Âu, hoặc họ cũng đang cầm súng để đối phó với lực lượng Nga. Các cảng đóng cửa khiến việc chuyển lúa mì và các thực phẩm khác tới thế giới bị đình trệ. Trong khi đó, Nga - một cường quốc về xuất khẩu nông nghiệp, có thể sẽ bị phương Tây áp lệnh trừng phạt. Sự đứt gãy trong chuỗi cung ứng có thể dẫn đến khan hiếm nguồn cung đẩy giá cả tăng cao. Thế giới sẽ hứng chịu hậu quả rõ rệt từ những biến động này.

Anna Nagurney, giáo sư về chuỗi cung ứng, hậu cần và kinh tế tại Đại học Massachusetts Amherst (Mỹ), cho biết: "Lúa mì, ngô, dầu, lúa mạch, bột mì là vô cùng quan trọng đối với an ninh lương thực đặc biệt là ở những vùng nghèo hơn trên toàn cầu". Giờ đây, chuyên gia này lo ngại những tác động của chiến sự có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh kế của những người dễ tổn thương nhất trên thế giới.
Đức Hoàng
Theo New York Times, Vox, CNBC, Guardian
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#2
Cuộc chuyển giao vũ khí lớn nhất châu Âu kể từ Chiến tranh Lạnh

[Image: images?q=tbn:ANd9GcTkG_OEf7_qTmk2DOl_wWS...U&usqp=CAU]



Trong vòng hai tuần, chiến dịch quân sự của Nga nhắm vào Ukraine đã tạo ra một trong những cuộc chuyển giao vũ khí quy mô lớn và nhanh nhất lịch sử.

Chỉ riêng tuần trước, Cộng hòa Czech gửi 10.000 súng phóng lựu chống tăng (RPG) bằng đường bộ và đường sắt cho quân đội Ukraine.

Ở Ba Lan, sân bay Rzeszow nằm cách biên giới Ukraine khoảng 60 km. Nơi đây tập trung nhiều máy bay vận tải quân sự đến nỗi hôm 5/3, một số chuyến bay đã phải chuyển hướng tạm thời để đợi có chỗ hạ cánh, theo Wall Street Journal.


Trên đường cao tốc Ba Lan, xe cảnh sát hộ tống xe tải vận tải quân sự đến biên giới, trong khi các đoàn xe khác tiến vào Ukraine qua đường núi.


Cuộc chạy đua cung cấp vũ khí cho Ukraine đang nổi lên như hoạt động cung ứng quân sự hiếm thấy trong lịch sử. Các đồng minh phương Tây từ chối bố trí quân đội trên bộ ở Ukraine, nhưng cố gắng hỗ trợ thiết bị, vũ khí và các vật tư quân sự khác cho nước này.


Nỗ lực hỗ trợ chưa từng có

Trong khi các tàu chiến của Nga đang trấn giữ bờ Biển Đen, còn không phận Ukraine thì không an toàn, Mỹ gấp rút vận chuyển vũ khí vào đất liền trước khi quân đội Nga chặn đường.


Một lượng lớn thiết bị được chuyển đến Ukraine từ các thành viên NATO ở Trung Âu. Washington và các đồng minh NATO gửi khoảng 17.000 vũ khí chống tăng vào Ukraine trong 6 ngày.

Thiết bị quân sự của Pháp được dỡ xuống từ một máy bay chở hàng tại Căn cứ Không quân Mihail Kogalniceanu ở Romania để vận chuyển vào Ukraine ngày 3/3. Ảnh: AFP



[Image: dc_weapons_ukraine_AFP.jpg]



[Image: dc_weapons_ukraine_AFP.jpg]

Thiết bị quân sự của Pháp được dỡ xuống từ một máy bay chở hàng tại Căn cứ Không quân Mihail Kogalniceanu ở Romania để vận chuyển vào Ukraine ngày 3/3. Ảnh: AFP.


Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết họ đã chuyển giao gần hết gói hỗ trợ quân sự trị giá 350 triệu USD cho Ukraine - được chính quyền Tổng thống Joe Biden cam kết vào cuối tháng trước.


Tại Điện Capitol, các nhà lập pháp đang xem xét một dự thảo hỗ trợ quân sự thêm, một khi gói hỗ trợ 350 triệu USD được chuyển giao hết.


Dự luật, nếu được thông qua, sẽ cung cấp 12 tỷ USD cho Ukraine và các đồng minh Đông Âu, gần một nửa trong số đó sẽ được dành để hỗ trợ Ukraine về mặt quân sự. Bộ Quốc phòng Mỹ mô tả những nỗ lực của họ là chưa từng có.


Một số chiến dịch gây quỹ cộng đồng đã được mở, quyên góp 20 triệu USD từ các nhà tài trợ cá nhân ở Cộng hòa Czech. Chính phủ nước này chi thêm 30 triệu USD để mua vũ khí và hầu hết chúng đã được gửi đi.


“Mọi thứ mà các đồng minh của Ukraine yêu cầu chúng tôi làm, chúng tôi sẽ làm sớm nhất có thể”, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Czech Tomas Kopecny cho biết.

Các nước từng chần chừ chuyển giao vũ khí cho Ukraine cũng đang bắt đầu vào cuộc.


Thụy Điển cam kết hỗ trợ 5.000 vũ khí chống tăng. Đức đang gửi hơn 2.000 vũ khí chống tăng và phòng không, dù cách đây 3 tuần họ đã ngăn Estonia chuyển cho Ukraine kích pháo do Đức sản xuất. Italy cũng hứa hẹn cung cấp vũ khí, và Tây Ban Nha đã hỗ trợ súng phóng lựu.


Filip Bryjka, một nhà phân tích an ninh tại Viện Các vấn đề Quốc tế Ba Lan, cho biết việc chuyển giao hàng trăm triệu USD vũ khí là điều ít có tiền lệ trong thời hiện đại.

Chưa từng có cuộc chuyển giao vũ khí nào của phương Tây có tốc độ và quy mô như vậy ở châu Âu kể từ khi ông Harry S. Truman - Tổng thống Mỹ khi đó - yêu cầu Quốc hội duyệt 400 triệu USD hỗ trợ quân sự, kinh tế cho Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ trong những tháng đầu tiên của Chiến tranh Lạnh.




[Image: chuyen_giao_vu_khi_ukraine_2_fortune.jpg]

Binh sĩ Mỹ đứng cạnh hệ thống phòng không Patriot. Ảnh: Fortune.





Theo Wall Street Journal, những nỗ lực giúp đỡ Ukraine của các nước phương Tây được người dân trong nước ủng hộ. Một số người nói họ đang đặt hàng các thiết bị săn bắn qua mạng và chuyển cho những người đang tiến về phía Ukraine. Điều này có thể giúp “lách” các quy tắc cấm vận chuyển thiết bị quân sự.


Ở Warsaw, một phụ nữ 67 tuổi phụ trách tìm cách chuyển kính ngắm trong đêm cho lực lượng phòng vệ Ukraine.


Trong các nhà nghỉ gần biên giới Ba Lan - Ukraine, mọi người hỏi nhau cách vận chuyển áo giáp đến những thành phố lớn của Ukraine trước khi quân đội Nga kiểm soát hết các cung đường.


Những người Ukraine sống bên ngoài đất nước cũng tham gia “chiến đấu” bằng cách bỏ tiền túi để mua thiết bị quân sự nhằm hỗ trợ cho lực lượng phòng vệ quốc gia.


Vẫn chưa đủ

Tuy nhiên, người Ukraine nói rằng những hỗ trợ như vậy là chưa đủ.


Trong các video được đăng tải lên mạng xã hội từ Văn phòng Tổng thống Ukraine ở Kyiv, ông Volodymyr Zelensky đã thúc giục phương Tây gửi thêm vũ khí và thiết lập vùng cấm bay - đòi hỏi NATO phải triển khai không quân và máy bay đến không phận Ukraine - để ngăn các cuộc không kích vào dân thường.

Cuối tuần trước, ông đề nghị Mỹ hỗ trợ thêm máy bay chiến đấu và tên lửa.


Những lời kêu gọi như vậy không chỉ đến từ các lãnh đạo cấp cao của đất nước. Lực lượng phòng vệ tiền tuyến của Ukraine đã đăng lên mạng xã hội nhờ hỗ trợ những thiết bị mà họ cần, bao gồm mũ bảo hộ, ống nhòm, máy dò tầm bắn cùng với các nhu cầu cơ bản hơn như mì gói...


Andriy Malets, một doanh nhân 53 tuổi, đã đăng ký tham gia chiến đấu bảo vệ thị trấn Kryvyi Rih, Ukraine, nói: “Chúng tôi cần nhiều hơn nữa”. Ông đang phải chờ đợi vì số súng hiện có tại địa phương chỉ bằng 1/5 số tình nguyện viên. Thay vào đó, người dân ở Kryvyi Rih giờ đây dành thời gian để pha bom xăng.


[Image: chuyen_giao_vu_khi_ukraine_1_reuters.jpg]

Lính Ukraine ở Kyiv bốc dỡ một lô hàng viện trợ quân sự của Mỹ, được giao vào tháng 2. Ảnh: Reuters.



Quan chức Ukraine, khi đàm phán với Ba Lan và Mỹ, đã thúc giục các đồng minh NATO cung cấp máy bay chiến đấu phản lực từ thời Liên Xô mà các phi công Ukraine có thể lái, cùng với nhiều tên lửa chống tăng, máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ và tên lửa tầm nhiệt có khả năng bắn hạ trực thăng hoặc máy bay chiến đấu.


Một quan chức cấp cao của Ukraine nói: “Chúng tôi rất vui (vì những hỗ trợ) nhưng chúng tôi chưa hài lòng. Những gì chúng tôi có là không đủ vì quân đội Nga vẫn ở Ukraine”.


Các quan chức Mỹ cảnh báo tốc độ tiếp tế có thể sẽ chậm lại nếu Nga giành quyền kiểm soát các đường cao tốc và thành phố ở miền Tây Ukraine - khu vực giáp ranh với Ba Lan, Slovakia và Romania vận chuyển vũ khí vào Ukraine.


Ngoài việc vận chuyển vũ khí bằng máy bay vận tải và xe tải có thể dễ dàng nhìn thấy, hoạt động hỗ trợ cho Ukraine ở nhiều quốc gia vẫn được thực hiện bí mật. Một số quốc gia Trung và Đông Âu lo ngại các chuyến hàng vượt mức có thể chọc giận Nga.

Ông Bryjka nói: “Hầu hết quốc gia không muốn chia sẻ chi tiết (về việc vận chuyển vũ khí) vì họ sợ phản ứng từ Nga, cũng như vì để giảm khả năng tình báo Nga nắm được thông tin”.

Zings
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply