GÓP NHẶT HOA THƠM.
NHÂN QUẢ KỲ LẠ CỦA 4 ANH EM .
( Uy thần,công đức của kinh Địa tạng và chú Đại Bi)

Tôi (cư sĩ Quả Khanh) có biết một gia đình kia, trong nhà có bốn anh em trai: người anh cả trước 40 tuổi chuyên sát sinh ăn thịt, tính trong thập ác nặng hay nhẹ cũng đều phạm, không ác nào mà chẳng làm. Đến 40 tuổi nhờ đọc Lục Tổ Đàn Kinh mà phát tâm tu hành, tính đến nay đã 20 năm. Tuy trải qua đủ mài giũa gian lao, nhưng anh trọn chẳng thối tâm. Anh kể cho các bạn đồng tu nghe: nhờ công phu tu tập nhiều năm, tôi đã nhớ ra các kiếp trước, nhiều đời trước tôi từng là đệ tử Phật, do dâm tâm chưa đoạn nên bị đọa làm rồng. Đến đời nay gặp lại Phật pháp, nhờ Bồ Tát Quan Thế Âm từ bi cứu độ mà biết đường “về nhà”.

Nếu không nhờ tu học theo Phật Pháp thì chắc chắn mãn đời này anh sẽ vào bụng bò, dê (do anh ăn thịt bò, dê quá nhiều nên biết mình chết rồi ắt sẽ làm bò, dê), e là phải nếm cảnh bị lột da xẻ thịt mấy trăm lần rồi tiếp theo phải làm heo trả nợ, tiếp đó là làm cá, tôm, kiến, trùng, muỗi, v.v... nghĩa là phải làm súc vật vô số kiếp để trả nợ sát sinh, như vậy thì biết đến bao giờ mới được mang thân người lại? Có tính cũng không tính xuể. Nhờ công phu tu tập mà anh khai mở túc mệnh thông, nhìn thấu các kiếp.


Anh kể về chú hai (em mình) lúc 30 tuổi đã bị chết vì bướu não. Anh nhận ra chú hai vốn là từ trong loài heo tới, giờ lại đầu thai làm heo nữa, chính là con heo trắng đầu to đang nuôi trong nhà. Biết rõ điều này rồi, vì thương em nên anh thiết lập bàn hương án, chí thành lễ Phật quỳ tụng 108 biến “Chú Đại Bi” cầu cho em, sau đó anh theo dõi thấy con heo trắng đầu to bỗng lăn ra chết bất ngờ và được sinh lên cõi trời, anh nhìn thấy rõ cảnh chú em hiện giờ đang quét vườn hoa trên thiên giới. Anh nói thầm : “Được ở trên trời thì dù có quét hoa viên cũng còn sướng hơn là bị đọa trong cõi ác (địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh), anh hi vọng nhị đệ dưới lực gia trì của “Chú Đại Bi”, tương lai sẽ về nhân gian tu hành, học Phật , xuất ly tam giới, viên thành Phật quả”…


Phần chú ba và chú tư, ngay từ lúc bé đã không ưa chơi đùa cùng nhau, lớn lên hay vì chút chuyện nhỏ mà đánh nhau, nên nhiều lần bị cha mẹ trách mắng. Sau khi họ thành gia rồi lại vì đất đai mà tranh giành, gây hấn nhau suốt mấy mươi năm. Anh cả dùng đủ cách giáo hóa mà chú tư tuy có tin Phật nhưng nếu buộc phải bỏ tranh chấp thì khó hơn lên trời!


Anh cả kể: hai chú em này kiếp trước là loài súc sinh có linh giác, kiếp đó họ cũng không hòa thuận, một bề gây đánh nhau cho đến khi đầu thai vào nhân gian (kiếp này nếu họ không hóa giải oán hận, thì chắc chắn do những ác nghiệp đã tạo, họ sẽ xuống địa ngục. Rồi từ địa ngục sẽ đọa vào súc sinh, tiếp tục tranh đấu mãi không dứt). Anh cả tâm sự : Mình đã khuyên giải họ hơn hai mươi năm nay mà vô hiệu, đây là do bởi nhiều đời họ tạo nghiệp ác sâu nặng, đối với Phật Pháp không có lòng kính tin.


Gia đình hội tụ cùng nhau là do thiện duyên hay ác duyên, vô duyên thì không tụ, hoặc vì đòi nợ hay trả nợ mà đến, không nợ thì chẳng tới.
Sau này anh cả đã vì cha mẹ và hai em tụng 108 bộ “Kinh Địa Tạng”. Hai tháng sau, mẫu thân bắt đầu thay đổi trước tiên, tiếp theo là chú ba, chú tư quyết định buông bỏ oán thù xưa, không còn tranh giành ầm ĩ với nhau nữa.
Cho dù đây chỉ là bắt đầu, nhưng mối oán kết suốt hơn ba mươi năm được chuyển hóa trong một ngày, đây không thể không ca ngợi uy thần công đức của Kinh Địa Tạng.
Tôi kể câu chuyện có thực này ra là mong các đệ tử Phật sớm buông bỏ hết mọi ân oán cá nhân, đừng do dự nữa. Vì một khi vô thường tới, những ân oán chưa kết thúc này sẽ biến thành chướng ngại mạnh mẽ ngăn cản bạn ra khỏi tam giới.


(Trích “ Nhân quả phụ giải Lương Hoàng Sám” - Quả Khanh, biên dịch: Hạnh Đoan).

[/color]
[Image: modify_inline.gif]
Reply
TÔI DÙNG PHƯƠNG PHÁP NÀY RẤT CÓ HIỆU QUẢ, TÔI ĐÃ DÙNG 60 NĂM.
(Pháp sư TỊNH KHÔNG)

* Phật pháp đã nói ra đạo lí này: “Tất cả pháp đều từ tâm tưởng sanh ra”, thế giới Cực Lạc là tâm tưởng của Phật A Di Đà sanh, 48 nguyện là tâm tưởng, 5 kiếp tu hành là tâm tưởng. Tâm tưởng của chúng ta không thể so sánh với Phật, đức Phật ngày ngày đều nghĩ đến một việc, đây gọi là: “Chế tâm một chỗ, không việc gì không làm được”, sức mạnh của ngài lớn như vậy.
Tâm của chúng ta tán loạn, nghĩ ĐƯỢC MẤY NGÀY không có kết quả THÌ BỎ CUỘC, vậy có được chăng? Người ta có thể nghĩ 5 kiếp không bỏ cuộc, chúng ta nghĩ mấy ngày thì đã bỏ cuộc không nghĩ nữa, cho nên không được.
Niệm Phật, niệm vài tháng, niệm được một hai năm không có kết quả thì không niệm nữa, vậy thì làm sao có thể thành tựu!
Chúng ta nếu muốn được một chút hiệu quả, vậy thì quý vị phải biết ÍT NHẤT 10 năm.
 
Nếu như quý vị nghĩ việc này chuyên tâm 10 năm, nhất định có hiệu quả. TẬP TRUNG tinh thần, hiệu quả càng thù thắng, tư tưởng càng rời rạc, tán loạn, như vậy nghĩ gì cũng không thể thành công, đạo lí đức Phật đã giảng rất nhiều. Phật A Di Đà biểu diễn là làm ví dụ cho chúng ta, ngài làm như vậy có thể thành tựu, chúng ta làm như vậy cũng có thể thành tựu.
* Nếu như chân thành niệm câu Phật hiệu này, quý vị phát tâm khẩn thiết để niệm, nhất định phải niệm đến lúc có thể chế phục được phiền não, đây là kết quả. Ý niệm tham sân si mạn nghi của chúng ta mới khởi lên, vừa khởi lên thì A Di Đà Phật, câu thứ hai chính là A Di Đà Phật, thì chế phục được nó, đây mới là hữu hiệu.
Nếu như vừa niệm Phật phiền não vẫn khởi lên, như vậy không có lợi ích gì. Do đó chúng ta hiểu được, lúc niệm Phật vọng niệm nhiều, đã phá hoại hoàn toàn công phu niệm Phật. Niệm Phật vốn dĩ là chế phục phiền não, bây giờ lúc niệm Phật vẫn còn bị phiền não phá hoại, công phu chưa đắc lực, vấn đề là ở đây. Do đó TỰ CHÚNG TA HIỂU căn tánh của mình, tật xấu của mình là gì, DÙNG CÁCH GÌ để đối trị để có hiệu quả nhất, MỖI NGƯỜI không giống nhau.

Lúc trẻ tôi niệm Phật cũng không chế ngự được phiền não, tôi dùng cách nào? Tôi dùng cách đọc kinh, đọc kinh phiền não ít. Một bộ kinh, kinh dài một tí như: Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, phải cần bốn năm giờ đọc liên tục như vậy. Bốn năm giờ phiền não rất ít, vọng niệm rất ít, niệm Phật không được, vọng niệm nhiều. Vì sao? Ở đây là có ý nghĩa, lúc vọng tưởng khởi lên thì ý nghĩa không còn, đây là do thiện căn mỗi người khác nhau, tôi dùng phương pháp này rất có hiệu quả, tôi đã dùng 60 năm. MỖI NGÀY tôi đọc kinh ÍT NHẤT bốn năm giờ, bốn giờ lên lớp chia sẻ với mọi người, điều này cũng không có vọng niệm, có vọng niệm tôi có thể nói sai, gọi là nói vớ vẫn.
Cho nên tôi mỗi ngày có thể duy trì ít nhất 8 giờ, quả thật không dễ. LÂU NGÀY GÌN GIỮ như vậy mới có một chút cảm ứng, mới có thể hiểu được ý nghĩa trong kinh nhiều hơn những gì chú giải nói.
Nếu như tâm không thanh tịnh thì không thấy được, ý nghĩa tượng trưng cũng không dễ gì thấy được, đây là những gì chúng ta thấy được trong quá trình tu học.
Người niệm Phật không thể không lĩnh hội được ý nghĩa của Phật A Di Đà, điều này không thể không lĩnh hội được. Biết được ý nguyện của Phật A Di Đà, không có gì khác, chỉ một sự việc, giúp chúng sanh đến thế giới Cực Lạc, đến thế giới Cực Lạc để làm Phật, đây là bổn nguyện của Phật A Di Đà. Ý của Di Đà là chỉ nguyện cho chúng sanh vãng sanh về nước đó, được đạo niết bàn, đều được thành Phật.

Vị Phật mới thành, lại độ chúng sanh, chúng sanh được độ, lại đều thành Phật, sau khi thành Phật, lại độ chúng sanh, cho nên gọi là triển chuyển giáo thọ. Cứ truyền mãi như thế, số lượng đó không thể tính đếm được, cho nên trong kinh mới nói: Chuyển tướng giáo thọ, chuyển tướng độ thoát, triển chuyển như thế, không thể tính kể. Chúng ta ở trong hoàn cảnh hiện tại, điều này là điều nên làm, thật sự là đệ tử Phật Di Đà, chúng ta phải nghe lời không thể không làm.
Công phu chính mình còn chưa chín muồi, còn chưa được, có một số bằng hữu tốt, có thể khuyên họ cùng đến nghe, cùng đến học Phật, đây đều là ý của A Di Đà Phật. Kinh thực sự không dễ xem, nghe tương đối dễ. Sau khi nghe vài lần rồi xem kinh sẽ cảm nhận được, vì sao? Hiểu được ý nghĩa, hiện nay có băng đĩa.
Người xưa có một câu nói rất hay: “Đọc sách nghìn lần, nghĩa nó tự thấy”, KHÔNG CÓ xảo diệu nào bằng THUẦN THỤC, thuần thục TRIỆT ĐỂ thì bản thân SẼ CÓ chỗ ngộ, thuần thục triệt để là gì? Công phu của quý vị đã dày, người có công phu sâu thì phiền não nhẹ, trí tuệ tăng, là đạo lí nhất định. Phiền não nhẹ, trí tuệ tăng là nương vào công phu, chúng ta có thể chuyên sâu một môn, cho nên thực sự muốn học thì chúng ta phải nghe kinh, nghe một bộ.

Quý vị nghe Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Vô Lượng Thọ tôi giảng LẦN THỨ 11, quý vị nghe lần nào? NGHE LẦN NÀY LÀ ĐƯỢC, KHÔNG CẦN NGHE MẤY LẦN GIẢNG TRƯỚC, NÊN NGHE LẦN NÀY. Càng giảng sau cùng nhất định tốt hơn trước, đây là đạo lý gì? Học Phật mỗi năm đều có tiến bộ, mỗi tháng đều có tiến bộ, hôm nay giảng chắc chắn tốt hơn hôm qua, thì quý phải hiểu đạo lý này. Tức nghe bộ sau cùng, bộ này nghe xong, nghe lại từ đầu, vẫn nghe bộ này.
Nghe 10 năm như vậy, quý vị có thể không khai ngộ ư? Chắc chắn khai ngộ, vì sao? Nghe kinh vừa mới giảng là một cách chế phục phiền não. NẾU KHÔNG chuyên tâm nghe, sẽ không nghe hiểu, dễ bỏ sót, NHẤT ĐỊNH PHẢI chuyên tâm. Đây là một cách nhiếp tâm, TUYỆT ĐẠI ĐA SỐ người áp dụng đều có hiệu quả.
Nên khi đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, 49 năm giảng kinh dạy học, nếu như chúng ta chỉ cần đọc không cần nghe, đương nhiên loại căn tánh này cũng có, không phải không có. Họ có thể chuyên tâm để đọc tụng, cũng có thể đọc đến tam muội hiện tiền cũng có thể đại triệt đại ngộ, chỉ là tương đối ít.

Cho nên đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi đó không có thị hiện ra pháp môn này, chỉ đọc kinh không giảng kinh, họ không có thị hiện pháp môn này. Cũng không có mở niệm Phật đường, lãnh đạo mọi người tu Phật thất, không có. Trong kinh không có đề cập đến, cũng không có đem mọi người đi tham thiền, Đức Phật tại thế pháp môn duy nhất là dạy học, tu hành là việc của mỗi người, đức Phật không quản, mỗi người tu mỗi pháp môn, quýuý vị muốn tu như thế nào cũng được.

Trên mặt lí luận, phương hướng, phương pháp, nói với mọi người một nguyên tắc chung, dùng cách gì để tu đều được, vì thế có 8 vạn 4 ngàn pháp môn. Người học tập thường hay thay đổi, ngày nay dùng phương pháp này, ngày mai dùng phương pháp khác, xem phương pháp nào hiệu quả. Đã THỬ NGHIỆM NHIỀU LẦN sau đó mới chuyên tu một môn, ở thời đại ngày nay của chúng ta, thời đại đó của đức Phật Thích Ca Mâu ni cũng KHÔNG NGOẠI LỆ. Nên từ lâu ngài đã thị hiện nhiều cách cho chúng ta tham khảo, làm gương cho chúng ta.
NGÀY NAY áp dụng chính là đọc kinh, nghe kinh, niệm Phật. Phương pháp này ở thời đại này rất hữu dụng, tụng kinh, nghe giáo có thời gian nhất định, niệm Phật thì không có thời gian nhất định, thời gian nào cũng được. Phương hướng mục tiêu là một: đoạn phiền não, thành bồ đề. Đoạn phiền não chính là chế phục được phiền não, dứt bỏ được phiền não. Bồ Đề là gì? Chính là thanh tịnh bình đẳng giác, trên đề kinh này đã nói như vậy. Trước tiên phải tu thanh tịnh tâm đây là bước thứ nhất, bình đẳng là bước thứ hai. Tâm không thanh tịnh thì làm gì có bình đẳng! Mọi lúc mọi nơi giác mà không mê, như thế nào gọi là không mê? Phàm những gì chướng ngại tâm thanh tịnh đều là mê, phải hiểu điều này. SAU KHI hiểu rồi, tất cả những chướng ngại tâm thanh tịnh, chúng ta đều PHẢI PHÒNG VỆ, ĐỀU PHẢI rời xa. Giúp tâm địa chúng ta thanh tịnh cần PHẢI GIỮ LẤY, phải hiểu đạo lí này.

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Tập 452
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Chuyển ngữ: Trung Tấn
Biên tập: Nguyên Tâm
Thời gian: 13.06.2011

Địa điểm: Cang Sơn Tịnh Tông Học Hội_Nhật Bổn[/size][/color]
[Image: modify_inline.gif]
Reply
QUÝ VỊ CÓ BIẾT LỢI DỤNG THỜI GIAN MÀ TU HÀNH KHÔNG?
Lão Hòa thượng Diệu Liên

Nếu quý vị lấy thời gian coi ti vi, tới và rời sở làm, ngồi xe, đi bộ mà niệm Phật, lấy thời gian đọc sách ngày thường mà đọc kinh Phật, tu hành như vậy là đủ rồi, ai nói không có thời gian rảnh rỗi vậy?

Làm thế nào mà tránh khỏi người nhà sanh ly tử biệt?

Phật pháp có tình người nhất, chỉ cần cả nhà quý vị già trẻ đều niệm Phật thì trong tương lai sẽ cùng sanh Tây Phương, vĩnh viễn ở với nhau mà không bị nhận chịu nỗi khổ sanh ly tử biệt, đời đời tu với nhau trong cùng một cõi mãi đến khi thành Phật đạo.

Làm sao cho tà thần, ác quỷ đừng tới nhà quý vị?
Trong nhà thường vặn máy niệm Phật hiệu, hào quang của Phật chiếu vào thì tà thần, ác quỷ sẽ không dám tới nhà! Không những tà thần, ác quỷ sợ mà ngay cả Diêm Vương chính trực vô tư cũng không muốn người ta đi gặp mình, ông ta rất thích chúng ta được gặp Phật A Di Đà.

Tại sao phải niệm Phật khi làm việc?
Nếu không niệm Phật lúc làm việc thì sẽ hay có vọng tưởng, hai người với nhau sẽ tán dóc, uổng phí thời gian! Tại sao không vừa làm việc, vừa niệm Phật thì không những sẽ làm tốt công việc, mà đồng thời cũng được trau dồi phước huệ, một công đôi ba việc, quá tốt rồi còn gì
!
Xin thường niệm A Di Đà Phật.
Reply
Quote:Làm sao cho tà thần, ác quỷ đừng tới nhà quý vị?

Trong nhà thường vặn máy niệm Phật hiệu, hào quang của Phật chiếu vào thì tà thần, ác quỷ sẽ không dám tới nhà! Không những tà thần, ác quỷ sợ mà ngay cả Diêm Vương chính trực vô tư cũng không muốn người ta đi gặp mình, ông ta rất thích chúng ta được gặp Phật A Di Đà.



Chị Rau Sam mến,

LTP có vài ý đóng góp với post #663 trên của chị.

"Nguyện mọi chúng sinh an vui."

Chúng ta nguyện như vậy không có nghĩa là:
1/  "mọi" chúng sinh được an vui ngoại trừ tà thần ác quỷ, vì ai ai cũng muốn mình an vui hạnh phúc kể cả tà thần ác quỷ.
2/ Mở băng niệm Phật để tà thần ác quỷ sợ hãi lánh xa có khác gì dùng băng niệm Phật như bùa chú của phù thuỷ ?

Một trong bốn vô lượng tâm là tâm Từ vô lượng. Đã gọi là vô lượng, tất không phân biệt thiện ác. Chúng ta cần tu tập làm sao để cho dù ở mọi nơi mọi chốn nào, sự hiện diện của chúng ta đem lại an lành, trong sáng cho TẤT CẢ sinh linh.  Có thế chúng ta mới không khiến sinh linh nào sợ hãi, và cho kết quả là chính bản thân chúng ta cũng không sợ hãi mặc dù ở cảnh giới thiên đàng hay địa ngục.

Đó mới thật sự là tu tập Tâm Từ Vô Lượng.

Nguyện mọi chúng sinh an vui.
May all beings be happy.

Mến,
LTP
Reply
Thầy Tinh Không nói vắn tắt cho mọi người áp dụng, ai cũng được lợi ích dù có hiểu sâu xa hay không. Theo RS ,thường vặn máy niệm Phật hiệu trong nhà để cột tâm mình vô câu Phật hiệu, mỗi khi nghe . Khi tâm mình an trú trong câu Phật hiệu thì tâm tà, tâm ác làm sao còn cơ hội trổi dậy. Đó là phương tiện để trừ tà thần , ác quỷ trong tâm mình . Trong không có thì làm sao chiêu vời tà thần, ác quỷ bên ngoài vô nhà. Cũng vậy,Bắc tông dùng tụng kinh, trì chú để dẹp tâm ma tâm quỷ bên trong trước. Phương tiện này tuyệt vời, bà lão, người dốt khi thực hành đều được ích lợi, tâm định tỉnh thì muôn đức lành tự có, bao gồm cả từ, bi, hỷ, xã.
Reply
(2023-01-03, 08:29 PM)Rau Sam Wrote: Thầy Tinh Không nói vắn tắt cho mọi người áp dụng, ai cũng được lợi ích dù có hiểu sâu xa hay không. Theo RS ,thường vặn máy niệm Phật hiệu trong nhà để cột tâm mình vô câu Phật hiệu, mỗi khi nghe . Khi tâm mình an trú trong câu Phật hiệu thì tâm tà, tâm ác làm sao còn cơ hội trổi dậy. Đó là phương tiện để trừ tà thần , ác quỷ trong tâm mình . Trong không có thì làm sao chiêu vời tà thần, ác quỷ bên ngoài vô nhà. Cũng vậy,Bắc tông dùng tụng kinh, trì chú để dẹp tâm ma tâm quỷ bên trong trước. Phương tiện này tuyệt vời, bà lão, người dốt khi thực hành đều được ích lợi, tâm định tỉnh thì muôn đức lành tự có, bao gồm cả từ, bi, hỷ, xã.

Đó là lời dạy của Ngài Diệu Liên, không phải là của Ngài Tịnh Không, chị ạ.

Các vị không nên dạy vắn tắt khi hoằng dương Giáo Pháp, trái lại cần dạy tới nơi tới chốn.  Khi dạy không đầy đủ,  để rồi ai muốn hiểu sao thì hiểu, chư vị đã không làm tròn phận sự của một vị Thầy hướng dẫn tâm linh. Không thể nói người nghe không có đủ khả năng hiểu lời mình dạy.  Chẳng phải Lục tổ Huệ Năng rất sáng suốt dù xuất thân nghèo khó sao?Hơn nữa, hiểu sai một ly không phải là đi một dặm, vì có thể người nghe sẽ trôi lăn bao nhiêu kiếp vì không hiểu rõ ràng lời dạy của chư vị.

Dù sao, LTP rất may mắn có con đường đi của mình, nên góp ý vài hàng với chị mà thôi. Mong chị không phiền.

Thân chúc chị luôn an vui, tu hành tinh tấn.

Nguyện mọi chúng sinh an vui.
May all beings be happy.
Reply
LTP may mắn dược học hỏi thấu đáo, nhưng thật sự để độ cho số đông chúng sanh căn tánh thô sơ, kiếm ăn vất vã, thì dạy như vậy là thích hợp , đủ để tu và  được ích lợi rồi.. Còn biết bao nhiêu nơi ,ruộng đồng thô lậu thì Đức HUỲNH PHÚ SỔ phải lập đạo Hoà Hảo, cũng dạy dỗ họ làm lành lánh dữ, ăn chay và niệm Phật , ngâm kệ dạy đạo du dương họ mới nghe ; đạo Cao đài họ độ cũng được 1 số đông . Bên Tây tạng núi cao chớn chở ,lấy Mật tông mà dùng. Và các nước phương Tây thì họ cũng dùng đạo TCG độ cho dân họ, các  nước trung Đông có Mohamed .Nói chung bên Tiểu thừa chỉ độ được một số rất nhỏ và thời buổi bây giờ biểu người ta học Kinh , luận khó còn hơn lên trời . Bên Bắc tông dùng nhiều phương tiện hơn Nam tông nên độ được nhiều người hơn.Thầy DL cũng là 1 cao tăng bên TQ , độ được một số lớn tín đồ đủ mọi giai tầng. RS hiểu được thời mạt pháp mà thực hành được chuyện niệm Phật cho đúng đắn cũng không để . Thôi thì việc các thầy lớn tùy căn cơ mà dạy , mình không nên phê phán. Có rất nhiều tông phái ,mình không thể thông suốt hết được , tạm dừng ở đây. Mình chỉ giới thiệu nhiều đường , nhiều thầy, ai thích hợp thì hành theo, ý tốt thế thôi.
Reply
(2023-01-04, 12:37 AM)Rau Sam Wrote: LTP may mắn dược học hỏi thấu đáo, nhưng thật sự để độ cho số đông chúng sanh căn tánh thô sơ, kiếm ăn vất vã, thì dạy như vậy là thích hợp , đủ để tu và  được ích lợi rồi.. Còn biết bao nhiêu nơi ,ruộng đồng thô lậu thì Đức HUỲNH PHÚ SỔ phải lập đạo Hoà Hảo, cũng dạy dỗ họ làm lành lánh dữ, ăn chay và niệm Phật , ngâm kệ dạy đạo du dương họ mới nghe ; đạo Cao đài họ độ cũng được 1 số đông . Bên Tây tạng núi cao chớn chở ,lấy Mật tông mà dùng. Và các nước phương Tây thì họ cũng dùng đạo TCG độ cho dân họ, các  nước trung Đông có Mohamed .Nói chung bên Tiểu thừa chỉ độ được một số rất nhỏ và thời buổi bây giờ biểu người ta học Kinh , luận khó còn hơn lên trời . Bên Bắc tông dùng nhiều phương tiện hơn Nam tông nên độ được nhiều người hơn.Thầy DL cũng là 1 cao tăng bên TQ , độ được một số lớn tín đồ đủ mọi giai tầng. RS hiểu được thời mạt pháp mà thực hành được chuyện niệm Phật cho đúng đắn cũng không để . Thôi thì việc các thầy lớn tùy căn cơ mà dạy , mình không nên phê phán. Có rất nhiều tông phái ,mình không thể thông suốt hết được , tạm dừng ở đây. Mình chỉ giới thiệu nhiều đường , nhiều thầy, ai thích hợp thì hành theo, ý tốt thế thôi.


Chị RS,

Hy vọng chị không gọi Phật Giáo Nam Tông là Tiểu Thừa nữa, vì chị đã dùng danh từ của Phật giáo Bắc Tông để  phỉ báng Giáo Pháp của Đức Thế Tôn.

Chúng ta không đi cùng đường, nhưng chúng ta đều hiểu cần giữ tâm luôn trong sạch.

May quá, LTP mới được nghe đoạn YouTube ngắn sau đây ngày hôm qua. Hôm nay, LTP hân hạnh chia xẻ cùng chị:

Tiểu thừa và Nguyên Thủy là một hay khác ?




Mến,
LTP
Reply
Xin lỗi xưa nay tôi đã nghỉ Tiểu thừa là Nam Tông ,là Nguyên thủy luôn . Đừng phán là tôi phỉ báng Phật giáo . Hết vui rồi bạn và tui thật sự không rảnh lắm.
Reply