GRT: Tĩnh Lặng - LTP
#1
[Image: Duc-Phat.jpg]

Daily Buddhist  Theravada Pali Chanting by VenVajiradhamma Thera


To download the above chanting PDF file:

Divine Chants of Buddha I HARIHARAN I Buddham Saranam Gachchami I Full Audio Song





Bát Chánh Đạo | 37 phẩm trợ đạo | Phật Pháp Căn Bản | sư Hạnh Tuệ




4 như ý túc, 5 căn, 5 lực, 7 giác chi | 37 phẩm trợ đạo | Phật Pháp Căn Bản | sư Hạnh Tuệ



Tứ niệm xứ - Tứ chánh cần | 37 phẩm trợ đạo | Phật Pháp Căn Bản | sư Hạnh Tuệ




Tứ Niệm Xứ: #173 và #174, p 12

Tứ Chánh Cần, # 178, p 12

Như Lai (zh. 如來, sa., pi. तथागत tathāgata) là một danh hiệu của Đức Phật được dịch từ tathāgata của tiếng Phạn. 

Chiết tự của tathāgata là tathā + āgata, và có thể được hiểu là "Người đã đến như thế" hoặc "Người đã đến từ cõi chân như".

  1. Sinh thời, Đức Phật sử dụng danh từ này để tránh sử dụng ngôi thứ nhất "ta", "tôi" trong lúc giảng dạy, thuyết Pháp, để thể hiện sự khiêm tốn.
  2. Về sau, Như Lai được biến đổi thành một danh hiệu chỉ một Thánh nhân đã đến bậc giác ngộ cao nhất, bậc Chính đẳng chính giác (sa. samyakbuddha).
Như Lai là một trong mười danh hiệu của một vị Phật.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C6%B0_Lai

Đọc bài của Thiền Sư Sayadaw U Silananda để hiểu rốt ráo nghĩa của "Như Lai" tại đây:

http://vietbestforum.com/showthread.php?tid=15534&pid=428030#pid428030 trang 60, post #891

--ooOoo--


Nên đọc nhiều sách, nhưng nếu không biết lựa sách để đọc thì đọc cả đời cũng vô công. Xin nhớ giùm, thời gian ta có không nhiều, mà thứ không đáng đọc phải tính bằng số triệu.

Quen biết nhiều thì tốt, nhưng không biết lựa bạn lành thì coi như trao thân nhầm chỗ.

Ăn gì cũng thấy ngon miệng có thể nói là chuyện tốt, nhưng gặp gì cũng ăn thì là chuyện xấu.

Đi nhiều chưa hẳn là xấu, nhưng đi không có mục đích đàng hoàng chỉ là lang thang trôi dạt: Phí tiền, phí sức, phí thời gian, phí đủ thứ.

Giai đoạn tu học nào cũng tốt, nhưng một khi dừng lại để tâm đắc với nó thì coi như tiêu tùng. Giới luật, thiền định, tri kiến,… đều vậy cả.

Yêu nước không tệ, nhưng đi theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan (Ultra-nationalism) thì lập tức không xài được.

Bớt ngủ nghỉ thì tuyệt, nhưng bệnh mất ngủ thì tuyệt không nên có.

Phật giáo không có chùa chiền thì tứ chúng sinh hoạt thế nào, nhưng coi nặng chùa chiền hơn việc đào tạo nhân sự tài đức thì hỏng.

Không có tín nữ thì Tăng ni có mà chết, nhưng để họ ngồi hẳn chiếu trên thì coi chừng loạn.

Bài xích hay chống đối tôn giáo khác là chuyện không nên, nhưng nên lưu ý việc họ cải đạo các Phật tử. Họ giỏi hay ta dở? Vấn đề không phải là sự tranh giành, mà là nhiều chuyện khác.

Muốn giữ nước hay giữ đạo đều không thể bỏ qua mấy điều này: Có lý thuyết ngon lành nhưng thiếu hành động thì chỉ là đánh trận trong mơ. Có hành động nhưng thiếu một lý thuyết ngon lành thì chỉ là cờ lau tập trận.

Chỉ vì khoái mùi vị máu thịt mà ăn mặn là gieo chủng tử loài ăn thịt sống. Chỉ biết cắm cổ ăn chay mà không biết gì hơn, là gieo chủng tử loài ăn cỏ. Thực đơn (Menu) trong đầu quan trọng hơn trên bàn ăn.

Chỉ biết lo sướng thân mà không màng gì ngoài ra, dù trong đạo hay ngoài đời, chỉ là trẻ con. Biết mà không dám bày tỏ, là người câm. Có người bày tỏ mà mình vẫn không màng, đó là người điếc. Nghe bày tỏ mà không nhận thức nổi vấn đề, đích thị người điên. Biết mà không hành động, hẳn là người bại liệt.

Những kẻ chống đối này nọ thường mang trong máu những thứ mà họ đang chống đối. Chống độc tài nhưng khoái bá quyền; chống mê tín trong khi mình cuồng tín; chống Tư bản khi mình vẫn thích tư hữu ích kỷ; chống Cộng sản khi mình tham, ác, dốt, dối đủ cả.

Mê đắm trong ngũ dục là luân hồi kiểu hạ cấp, mê đắm thiền định là luân hồi kiểu cao sang, tu Quán mà chưa thật sự chán sợ sinh tử thì coi chừng Tăng Thượng Mạn (adhimāna), tức còn hơi sức để soi gương trong ngôi nhà đang cháy.

Không biết gì để nói, là dốt. Nói quá chỗ biết của mình là phét. Nói không kiểm chứng là ẩu. Biết không cần thiết mà vẫn nói là nhảm. Biết điều cần thiết mà không nói là hiểm.

Biết mình là thượng đế của mình chắc chắn dễ sống hơn là tin rằng mình được ai đó an bài mọi thứ. Thật lạ khi không hiếm kẻ trí thức vẫn cứ chọn cách nhận thức thứ hai. Rõ ràng nhận thức về tính Vô Ngã giúp ta thanh thản hơn sự tin tưởng vào một cái gì đó. Nhưng cũng là lạ khi phần lớn thiên hạ cứ sợ mình bị mất.

Nhiều người cứ tưởng lúc NHẬN vui hơn lúc CHO, nhưng nằm nghĩ lại đi, hình như phải thấy ngược lại mới đúng. Hiếm có món quà nào có thể khiến ta vui suốt mấy chục năm, nhưng một nghĩa cử đẹp ta trao ra lần nào đó sẽ khiến ta vui hoài không chán.

Ai cũng tưởng đông người chung quanh sẽ vui hơn sự cô độc. Nhưng kỳ thực, sự lẻ loi hiếm khi làm khổ ta như sự chung đụng. Ngồi ngó bóng mình trên vách lâu ngày sẽ nghiện chứ chẳng chơi!

Cái gì dễ được cũng dễ mất. Tình, tiền hay chuyện tu tập đều như thế.

Cứ tưởng có một căn phòng riêng tĩnh mịch để sống tâm linh gì đó thiệt cao siêu, ai ngờ lúc có rồi cứ ngại bước vào, hoặc có vào cũng chỉ để nằm nghĩ vẩn vơ một lát rồi ngủ là nhiều.

Tình cảm là mật đắng, không phải mật ngọt. Có điều nó thơm và đẹp. Nhưng khôn hồn đừng chạm vào. Ai biết chữ Tình bằng cả lục căn thì chỉ có chết!

Nhiều người cứ tưởng mình thông minh hay trí thức, nhưng thực ra đời sống của họ rất dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều thứ: Chuyện lớn có thể là cuộc bầu cử ở Mỹ, đại hội Đảng của Trung Cộng; và nhỏ hơn, có thể chỉ là điệu nhảy Gangnam Style của anh chàng Park Jae Sang thoạt nhảy ra từ bóng tối.

Có viết đến ngàn năm nữa cũng không hết được điều muốn nói, tôi bỗng dưng muốn kết thúc bài viết bằng một câu nói của Edith Sitwell, một nhà thơ người Anh (1887-1964): I am patient with stupidity but not with those who are proud of it. Tạm dịch là: Thằng ngu thì tôi còn gượng chịu đựng được, chứ đứa kiêu ngạo với cái ngu của mình thì tôi bó tay!

11/16/12
Toại Khanh 

http://vietbestforum.com/showthread.php?tid=3994&pid=428391#pid428391  Trang 81, post # 1204


Sách Hay Cần Học

Những ai chỉ muốn chuyên nhất về Nam tông thì sống chết gì cũng phải đọc những bộ này:

1.  Sớ giải của Thắng Pháp Tập Yếu,
2.  Sớ giải của bộ Pháp Tụ,
3.  Sớ giải của bộ Phân Tích,
4.  Sớ giải của bộ Luận điểm Kathāvatthu.

Kathāvatthu là bộ thứ 5 của A-tỳ-đàm, ngài Tịnh Sự dịch là Bộ Ngữ Tông, sau này trong nước có người dịch là Bộ Luận Sự.

Trên 7 tỷ người chỉ có một người là tôi dịch Kathavatthu là Luận Điểm; người Việt, người Tàu, người Nhật, người Đại hàn nghe đều hiểu chữ này.

Bộ Vô Ngại Giải Đạo đã hay mà Sớ giải của Vô Ngại Giải Đạo càng rất hay nữa.

Nên bỏ ra hai phần tư hoặc ba phần tư thời gian và tài sản để đọc những bộ sách trên mới không uổng kiếp người. 

Cứ học, đọc và ghi nhớ 

  1. để thấy mình chỉ là một chiếc lá bé mọn và vô nghĩa,
  2. để thấy mình chỉ quẩn quanh trong một thế giới nhỏ hẹp, tăm tối mù mịt, tanh tưởi không lối thoát;  
  3. để thấy thế nào là Phật trí, 
  4. để tin trên đời này có nhất thiết trí, 
  5. để tin trên cuộc đời này có con đường giải thoát thật sự, 
  6. để thấy mình có nhiều cách sống tuyệt vời chứ không phải là một lối sống quẩn quanh chật vật như từ xưa giờ đã sống.

https://www.facebook.com/notes/811966092896263/


Sách "Độc Giác Truyện"

Dịch Giả: Sư Giác Nguyên


Sách "Khảo Cứu Pháp Chân Đế"

(Vi Diệu Pha'p) Khảo cứu pháp chân đế 

Tác giả: Sujin Boriharnwanaket 

Chuyển ngữ: Vietnam Dhamma Home



Sách "Giáo Án Trường Bộ Kinh"

Tác giả: Sư Sán Nhiên


================================

Học Đạo

Muốn đi sâu đi xa trong Phật pháp thì : 

  1. Cứu cánh là chứng đạo
  2. dưới là hành đạo
  3. dưới hành là học đạo.

Mà đã nói học đạo thì 

  1. anh bắt buộc phải đọc được kinh Phật bằng Pali . 
  2. Còn không nữa anh phải học được từ nguồn nào gần Pali nhất, và
  3. anh phải tiếp cận kinh điển Chánh Tạng từ nguồn nào gần chú giải nhất.


Thời gian học, thời gian hành

Đúng là theo trong kinh 


  1. Xuất gia tuổi trẻ: 2/3 thời gian học, 1/3 hành ; 
  2. Xuất gia tuổi trung niên: nửa học, nửa hành ; 
  3. Xuất gia tuổi già thì không phải 2/3 mà 3/4: 3 hành, 1 học; 
  4. Còn giây phút cận tử cuối đời là: 100% cho pháp hành, cho thực tập, thực tập chánh niệm, thực tập thiền định.
Như vậy, không hề có chỗ trống cho khoảng thời gian tu hành để trau dồi những kiến thức ngoại điển, thế học, thế trí biện thông của ngoài đời.  Chỉ mất chút ít thời gian mà biết thêm những cái mà nó bổ trợ, nhưng nhớ : ƯU TIÊN CHO CÁI GÌ ?

https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=...%E1%BB%8Fi


Tình Trạng Không Định Hướng

Hoài nghi (một trong 10 kiết sử) là trạng thái không có định hướng. 

Trong Kinh có thí dụ một người đi trong đêm đen tối hoàn toàn không nhìn thấy gì. Người này không thể ngồi im một chỗ trong khu rừng đó.

Quí vị mà lái xe bị lạc đường thì biết. Đã lạc rồi thì ngồi im không được mà phải chạy. Mà chạy thì tới lui, xuôi, nguợc. Người trong tâm trạng hoài nghi vậy thì họ vùng vẫy rất nhiều, xông xáo rất nhiều, nắm bắt rất nhiều, mà tất cả những thứ đó đều là hoang phí. Cho đến khi họ thấy trời chớp một cái họ thấy được phía trước là một căn nhà hay là một cái gì đó thì họ định được hướng và họ nhắm chỉ đi về đó thôi. Lúc đó từng bước chân của họ đều có giá trị, không hoang phí chút nào.


Khi ta thấy được hướng đi rõ ràng thì ta sẽ không hoang phí năng lực của ta nữa.

Một người thấy được giá trị của Phật Pháp Tăng thì người đó sẽ mạnh dạn và tận dụng hết những gì họ cần phải làm trong đời sống này. Quí vị thấy hôm nay trái đất có hơn 6 tỷ người. Trong 6 tỷ người đó sinh hoạt của nhân loại rộn rịp hơn bao giờ hết. Chúng tôi đi những phi trường lớn như phi trường Kennedy, Los, Atlanta đứng trên nhìn xuống thấy vô số người. 

Nhìn dòng người ngược xuôi đó ta sẽ thấy một điều rất dễ sợ là chúng ta chạy ngược chạy xuôi trong một đời mà không thực sự tìm thấy hướng đi rõ rệt nào hết! Khi nào ta tìm được hướng đi rõ rệt thì ta có thể ta ngồi trong im lặng hơn là vẫy vùng như vậy. 

Lúc đó chúng ta mới hiểu ý nghĩa chữ ‘hoài nghi’ và tại sao Đức Phật nói đó là sự cột trói trong cuộc đời. Vì chúng ta chạy ngược chạy xuôi làm rất nhiều việc trong cuộc đời là vì ta không biết cái chân giá trị thực sự của cuộc sống là gì, cái hướng nào là hướng nên đi, nên ta cứ mãi như vậy.

-- Sư Giác Đẳng

https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=JcSSvrj6Jj4&abt=T%C3%A2m+%C4%91%C3%A1o+%C4%91%E1%BA%A1i

Ngài U Silananda Giải Thích Tại Sao Khó Thấy Vô Ngã

Phần lớn không thể thấy được Anatta của sự vật. Bởi vì bản chất Anatta hay Vô Ngã bị che lấp bởi ý niệm “toàn khối”. Chúng ta xem một vật dưới cái nhìn toàn khối. Bởi vì chúng ta nhìn sự vật dưới cái nhìn toàn khối, nên chúng ta không thấy được bản chất Vô Ngã (Anatta) của sự vật.

Sự vật bị che lấp bởi “toàn khối” có nghĩa là chúng bị che lấp bởi “ý niệm toàn khối”. Chúng ta tưởng rằng: chúng ta là một khối: Vật Chất này là toàn khối và Tâm này cũng toàn khối. Bao lâu chúng ta còn nghĩ rằng: chúng ta là toàn khối thì chúng ta chưa thể thấy được sự không có bản chất của chúng ta.

Bởi vì chúng ta không chú ý đến sự tan vỡ của các yếu tố nên bị ý niệm toàn khối che lấp bản chất của các yếu tố. Bao lâu chúng ta còn thấy Vật Chất và Tâm là toàn khối bấy lâu chúng ta chưa thấy được bản chất Vô Ngã. Nhưng khi chúng ta đập vỡ Thân và Tâm này thành những yếu tố. Đó là những yếu tố đã kết hợp lại thân tâm này thì chúng ta sẽ thấy sự không có cốt lõi hay không có bản chất của sự vật.

Nhiều người, ngay cả Vật Chất và Tâm là hai chuyện riêng biệt mà họ cũng không thấy được.   

Đôi lúc họ nghĩ Vật Chất và Tâm chỉ là một.   Bao lâu chúng ta chưa thấy được sự tách rời hay sự riêng rẽ của “Vật Chất và Tâm” (cùng“những yếu tố khác tạo nên Vật Chất”, và “những yếu tố khác tạo nên tâm”) thì bấy lâu chúng ta chưa thể thấy rõ được chúng; chúng ta chưa thể phá vỡ ý niệm về sự toàn khối. Nếu chúng ta không thể phá vỡ ý niệm về sự toàn khối thì chúng ta sẽ không thấy được bản chất của Vô Ngã (Anatta). Khi chúng ta chú tâm quán sát vào những gì đang xảy ra đối với chúng ta, những gì xảy ra trong thân chúng ta, hoặc những sự vật trong hiện tại thì chúng ta sẽ thấy rõ ràng những gì trước đây chúng ta nghĩ là toàn khối thật ra là sự kết hợp của những thành phần rất nhỏ. Nếu chúng ta không hành Thiền Minh Sát thì chúng ta sẽ nghĩ rằng: chỉ có một cái tâm làm tất cả các nhiệm vụ thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm và suy nghĩ. Nhưng khi chúng ta quán sát kỹ càng tâm mình thì sẽ thấy và hiểu rõ rằng:

1/ Ta thấy với một cái tâm khác;
2/ ta nghe với một cái tâm khác

3/ ta ngửi với một cái tâm khác;
4/ ta nếm với một cái tâm khác,
5/ ta suy nghĩ với một tâm khác…

Chúng là những tâm riêng biệt, chúng là những yếu tố riêng biệt.

Nhiều yếu tố kết hợp vào trong đó. 


Có bốn yếu tố chính là đất, nước, gió, lửa. Khi chúng ta thấy rõ ràng những yếu tố này tách rời hẵn nhau thì chúng ta sẽ phá vỡ ý niệm về toàn khối. Chúng ta có thể phá vỡ ý niệm toàn khối của sự vật vì chúng ta hiểu rõ rằng: những cái mà chúng ta tưởng rằng: có cốt lõi, có bản chất thật ra chẳng có cốt lõi hay bản chất gì cả. Như vậy, ta thấy được chúng là Vô Ngã. Khi ta thấy những yếu tố tách rời hẳn nhau, cái này khác cái kia, và khi chúng ta thấy rõ chúng khởi sinh rồi biến mất tùy thuộc vào những điều kiện thì chúng ta sẽ hiểu rõ rằng: chẳng có một thẩm quyền nào có thể hành xử chúng. Chẳng hạn như trường hợp Tâm Thấy hay Thức Thấy: Khi có một vật thấy, và khi vật ấy đi vào lộ trình của mắt thì sẽ có Thức Thấy. Bạn không thể nào ngăn trở hay kiểm soát Thức Thấy khi có đủ điều kiện để thấy. Dầu cho bạn có mong muốn Thức Thấy đừng khởi sinh thì Thức Thấy cũng sinh khởi bởi vì có những điều kiện để Thức Thấy khởi sinh. Như vậy, chẳng có một thẩm quyền nào hành xử hay kiểm soát của Thức Thấy. 

Thức Thấy tùy thuộc vào những điều kiện. Bao lâu có đủ điều kiện, thì bấy lâu Thức Thấy khởi sinh. Bạn không có thẩm quyền trên chúng. Không có thẩm quyền trên chúng là một biểu hiện của sự Vô Ngã. Khi thực hành, chúng ta có thấy thật sự, thấy rõ bản chất Vô Ngã của sự vật. 

Chỉ khi nào chúng ta hành Thiền Minh Sát (Vipassana), chỉ khi nào chúng ta chú tâm chánh niệm vào sự vật thì mới thấy rõ chúng không có bản chất, không có cốt lõi và không bị sai khiến, không nhận chịu một sự hành xử hay chủ quyền nào.

(Trích từ cuốn Phật Pháp Căn Bản II, Sư Khánh Hỷ dịch)

--ooOoo--


Người Việt mình có nói đến “tứ khoái”. Theo tinh thần của đoạn văn giảng dưới đây, tứ khoái chỉ là “để trả nợ trăm năm, trả nợ kiếp người, là cực hình, chứ không có khoái lạc chi hết.”

Tại sao mình ăn ngon? 

Trong kinh nói rõ lắm. 

Có những người quán tưởng rằng món ăn này vốn không dơ nhưng cơ thể mình bất tịnh nên chỉ chạm vào cơ thể bất tịnh của mình, dính tí nước bọt thì đã dơ rồi. Nói gì là nó đã đi qua đường ruột đường bài tiết. 


  1. Người hạ căn nghĩ như vậy thì mới ly tham trong chuyện ăn uống. 
  2. Bậc thượng căn thì nghĩ mình ăn ngon là do nghiệp dục giới mình đã sanh vào thân người, không ăn thì sẽ chết.

Con cú thích ăn thịt chuột, con cá thích ăn rong, con nai thích ăn cỏ, con người thích ăn lung tung. 

Như vậy cái ngon ở đây chỉ là một thứ nhu cầu rất là sinh học, rất là khoa học và thuần túy mang tính kỹ thuật mà thôi. 


Chúng ta thấy ngon vì nghiệp đẩy mình làm thân người, hễ mang thân người thì có nhu cầu ăn uống. Nếu ăn không thấy ngon làm sao nuốt được. 


Do nghiệp khiến cho mình đói, thèm ăn. Đến giờ thì cơ thể cần thêm dưỡng tố để sống. Ăn chỉ là chuyện trả bài mà thôi, ăn để sống để tiếp tục trả nợ đời trăm năm, trả nợ kiếp người. Hiểu như vậy mới thấy ăn là một thứ cực hình chớ không phải là một thứ khoái lạc để mình hưởng thụ.


STK (Fb - Giang Ngay 22-5-2014 Chuong 1. Tuong Ung Chu Thien - I. Pham Cay Lau)

Đến với Đạo bằng hiểu biết

Bắt buộc chúng ta phải có 3 loại trí, văn, tư, tu. Tùy thuộc văn, tư, tu của mình nhiều hay ít, sâu cạn rộng hẹp thế nào mà công đức mình khác nhau. Thí dụ, cũng cùng bỏ tiền xây chùa, in kinh, đúc tượng, nhưng người có kiến thức Phật pháp họ làm với nhận thức khác. Người kia thuần túy niềm tin.

Nó đặc biệt thế này: 

  1. Nếu đến với đạo thuần túy niềm tin, mai này cũng chỉ vì niềm tin trục trặc, bị thử thách là mình buông đạo ngay.
  2. Nếu đến với đạo  bằng nhận thức, hiểu biết thì mai này trời có sập xuống mình vẫn cứ thờ Phật, thờ Pháp.


Nếu mình đến với đạo thuần túy là niềm tin thông qua một cá nhân, tập thể nào đó thì một lúc nào đó khi cá nhân, tập thể không được như mình nghĩ, qua mắt quan sát hay qua thị phi tai tiếng thì lập tức toàn bộ niềm tin Tam Bảo bị sập đổ ngay. Bởi vì, niềm tin Tam Bảo mình ngay buổi đầu được thiết lập trên nền tảng niềm tin thuần túy, thiếu trí. Nhớ cái đó. Cái đó rất quan trọng. Cho nên, đây là lý do vì đâu chúng ta phải học giáo lý.

Thứ hai nữa, chỉ có học giáo lý chúng ta mới có cái nhìn khác đi về thế giới này. Bởi vì thế giới này ra sao, tùy thuộc cái nhìn của mình.
Thí dụ, cũng cuộc đời này, cũng trái đất, hành tinh này,cũng cây cỏ, đất đá, kênh rạch, sông ngòi, con người, chim muông, … nhưng anh mù bẩm sinh cảm nhận thế giới khác, anh bị điếc bẩm sinh cảm nhận thế giới khác, anh bị tâm thần bẩm sinh cảm nhận thế giới khác. Chưa hết. Người bị bao tử, sỏi thận cảm nhận thế giới khác. Người thường xuyên bị nhức đầu, chóng mặt, cao máu,… họ nhìn thế giới khác. Dù họ cũng mắt tai mũi lưỡi như mình, nhưng suốt ngày nhăn nhăn, nó khổ như táo bón. Khi mình có 1 vấn đề về tâm sinh lý, thân thì bệnh, tâm có mối âu lo nội kết nào đó, thì cái nhìn chúng ta về thế giới đương nhiên nó không giống người khác. Lúc bấy giờ mình nhìn qua lăng kính của bản thân.

Cho nên, chúng tôi quay lại. Phật pháp cũng vậy.

Chúng ta biết Phật pháp thì cái nhìn chúng ta về bản thân, về những người chung quanh, về thế giới, vũ trụ, đương nhiên có khác. Vì Phật pháp cung cấp cho ta một cái nhìn.

Kiến thức nào cũng vậy. Một người có kiến thức hóa chất, vật lý, đại số, hình học, lượng giác, .. thấy vậy nhưng thêm một kiến thức thì cái nhìn của mình về thế giới khác người ta. Khác chắc chắn. Nội khoản logic, logic trong đầu thằng giỏi toán lý hóa. Với logic đó nó nhìn thế giới khác. Mặc dù trước trước mắt học xong nó về làm chuồng gà cho vợ nhưng ít ra nó có toán lý hóa đầu nó suy nghĩ khác. Đó là đời.

Còn Đạo:

  1. Khi mình có kiến thức Phật pháp thì cách nhìn, cảm nhận của mình về bản thân, về cuộc đời đương nhiên khác đi. Đạo Phật cung cấp cho mình một cái nhìn. Cái nhìn trước mắt là mình thông thoáng, cảm thông, có khả năng chia sẻ tốt hơn. 
  2. Cái thứ hai nữa, cái nhìn cung cấp cho mình một khả năng thông thoáng, không giam hãm trong các định kiến. Học Phật cho đúng là không giam hãm trong định kiến. Lát nữa chúng ta bàn sâu chỗ này. 
  3. Cái thứ ba, khi học Phật là mình đang vượt thoát khỏi cảnh giới, trình độ hiện tại của bản thân. Cái đó là điều rất đặc biệt. Mình vượt thoát khỏi trình độ hiện tại. Vì cái nguy nhất của thế giới phàm phu là gì? Là đụng đâu dính đó. Sinh ra, lớn lên trong môi trường, trong hoàn cảnh nào thường người ta bị giam hãm, dính mắc, bị vướng kẹt trong đó, người ta không nghĩ đó là nhà tù của mình. Bi kịch của nhân loại, bi kịch của chúng sinh phàm phu là chỗ đó. Sinh trưởng trong môi trường nào thì thường bị giam nhốt trong môi trường đó.

Kể cả những người có bằng cấp học vị, giàu có, tiếng tăm, quyền lực, uy tín, … họ tưởng thế giới họ ngon lành hơn thế giới người nghèo, người dốt. Họ quên, chẳng qua nhà tù họ rộng hơn, lớn hơn một tí và, sợi dây xích xiềng họ bằng vàng, chỉ vậy thôi. Các vị tưởng tượng đi, phòng giam 10m2 với 100m2 nó khác nhau chỗ nào? Khác nhau chỗ rộng hơn tí, nhưng vẫn là giam. Sợi dây xích dầu bằng sắt rỉ sét hay sợi dây xích đúc bằng vàng khối. Nó khác về chất liệu nhưng giống về tác dụng: Giam hãm đời người.

Cho nên, nguy hại nhất của Phàm phu là hài lòng với nhà giam chính mình. Mình bị giam nhốt trong sự hài lòng, mình bị giam nhốt trong sự bất mãn. Ghê như vậy đó. Các vị nghe giam nhốt trong sự hài lòng các vị nghe hơi kỳ kỳ rồi, mà mình bị giam nhốt trong cái bất mãn, trong cái thích, cái ghét. Có nghĩa, khi mình ghét cái gì dầu người hay vật = lúc đó, mình tự giam nhốt trong thế giới định kiến, thành kiến. Khi mình thích cái gì mình cũng tự giam nhốt mình trong thế giới của định kiến. Cho nên đây là lý do vì đâu chúng ta học giáo lý. Học để tự tháo cởi, tự giải thoát, tự khai phóng bản thân mình. Đây là lý do mà chúng ta phải tìm đến Phật pháp.

Đừng bao giờ nghĩ học Phật pháp vì nghe nói học vì Phật pháp là lời Phật. Phật là vĩ đại, Phật là linh thiêng, vậy học lời Phật có phước. Vậy là chết rồi. Đức Phật không muốn mình học Ngài như học bùa. Không phải. Ngài chia sẻ cho mình những tia sáng, những góc nhìn. Ngài chia sẻ cho mình những chiều cao, chiều sâu, chiều rộng để mình nhìn thế giới tốt hơn. Mình khổ là vì mình hiểu lầm. Mình khổ là vì mình tự giam nhốt mình trong môi trường sinh trưởng. Mình học Phật pháp thì Phật pháp cung cấp cho mình cái nhìn vượt thoát định kiến. Cái đó là cái rất quan trọng.

Trong buổi học đầu tiên của lớp kinh tạng, trong nội bộ vui miệng thì mình gọi Nhật tụng Kalama, gọi vậy thì có vẻ đóng khung. Phải gọi là Kinh tạng trích diễm (diễm = hay, đẹp).

Bài kinh nào cũng đẹp hết cũng hay hết, chúng tôi cố ý sưu lục, select bài kinh chúng tôi cho rằng, thông qua đó Phật tử có được cái nhìn nền tảng, mang tính thứ lớp. Chứ tự một mình bươn chải, bôn ba trong kinh tạng đuối lắm. Vô gặp mấy bài khó. Khó là sao? Tại số người gặp Phật căn có khác nhau. Nhiều người họ đến họ đặt ra những câu hỏi hóc búa theo trình độ của họ, và đương nhiên đức Phật trả lời câu hỏi đó một cách tương ứng, những bài kinh đó với nhiều người chịu không nổi.

Tôi ví dụ, bà con mở Trung Bộ đọc dùm Kinh Đại Phương Quảng (MN43). Bài kinh đó quan trọng lắm, nhưng tôi e 99% đại chúng đọc bài đó chảy máu mắt, đọc không hiểu. Chúng ta sẽ từng bước làm quen những bài kinh đó, sau thời gian tìm hiểu mấy bài kinh nền trước.

Đến hôm nay chúng ta có bản thảo quyển Kalama 4. Kalama 3 đang hoàn tất công đoạn cuối để gửi nhà in. Như vậy, chúng ta là chúng tôi bên đâu đang sửa soạn hoàn tất quyển 3 và quyển 4 có một phần bản thảo rồi.

Đầu tiên chúng ta học Kalama 1. Tôi nói các vị đừng run, chúng ta học kinh tạng bằng Commentary, sớ giải của kinh, không phải học kinh tạng thông qua tư kiến người giải thích. Ổng thích sao ổng giải thích vậy thì kẹt lắm. Nếu kinh tạng dễ hiểu vậy nó đâu phải di sản của Tuệ giác vĩ đại như đức Phật. Nếu kinh Phật mà ai cũng có thể tùy thích giải thích, giảng giải thì đạo Phật không còn nữa.

Ai đó nói rằng “ôm chặt từng trang kinh là chấp thủ” thì tôi cũng đành chịu. Nhưng phải nói rằng, nếu đọc kinh tạng mà không thông qua chú giải, mạnh ai muốn nói gì thì nói thì đạo Phật mất từ lâu rồi. 

Cái gì cũng phải có cái gốc.

https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=audio/2021%20Kalama/20211220.Kinh%20Kalama
[/size]
Reply
#2
[Image: buddha.jpg]


[Image: tinh-lang-giua-cd.jpg]


[Image: tinhlang-1.jpg]


[Image: binh-an.jpg]

Gặp được Phật Pháp là điều rất khó và hoan hỷ trong Phật Pháp lại là khó hơn. Và thực hiện đúng như lời Phật dạy lại càng khó khăn hơn nữa. 
(Sư Toại Khanh)


Chánh Niệm
https://toaikhanh.com/qna.php?lan=vn

HỎI
Sư ơi! Con cũng tu chánh niệm, tu sao cho đúng?
ĐÁP
Tôi nói thiệt biết trả lời sao cho vừa lòng. Tôi chỉ trả lời theo kiểu suy nghĩ của tôi.
- Thứ nhất là so với bài kinh Tứ Niệm Xứ mình có làm trật lời dạy của Phật hay không, Phật dạy rằng làm gì biết nấy.
- Thứ hai tu đúng là mình có khả năng nhìn mình như là nhìn người khác với tất cả sự nghiêm khắc và khách quan.

  1. Trong kinh Tứ Niệm Xứ chỉ nói có một chuyện là sống chánh niệm, 
  2. chánh niệm lâu ngày cộng với ba-la-mật . Hễ có ba-la-mật là chánh niệm sẽ làm nền cho trí tuệ, 
  3. trí tuệ lúc đó sẽ cho mình thấy cái này là Danh, cái này là Sắc, là vô thường, vô ngã, cái này là nhân, cái này là quả. Đây là đi, là ý muốn đi, đây là ngồi là ý muốn ngồi, đó là chuyện về sau. 
Nhưng đầu tiên phải giữ chánh niệm trước, rồi lâu ngày khi có ba-la-mật hỗ trợ, với nền tảng chánh niệm ấy, trí tuệ sẽ làm việc, chứ buổi đầu vô bày đặt quán chiếu đó là tào lao, biết cái gì mà quán.

Discipline leads to habits.
Habits lead to consistency.
Consistency leads to growth.

Reply
#3
Reply
#4
[Image: vipassana9.jpg]


[Image: Sen-1.jpg]


[Image: Sen.jpg]


[Image: sen-trang-1.jpg]

Reply
#5
[Image: Buddha-3.jpg]

[Image: King-Ashoka.jpg]

Vua A Dục (King Ashoka)


[Image: canh-dep-1.jpg]

Như lý tác ý: Xét việc, không xét người .

"Tập xét việc không xét người . Khi mà tâm nó còn dính mắc người này người kia thì tác ý: Ai cũng thương, không dễ thương thì cũng đáng thương ... đó là xét người ."
Reply
#6
Tại các chùa Thái Lan,, trên bàn thờ Phật, Đức Thế Tôn ngự ở giữa, bên tay phải của Đức Thế Tôn là Ngài Xả Lợi Phất, bên tay trái của Đức Thế Tôn là Ngài Mục Kiền Liên.

Nhưng Chùa này thờ 4 vị dưới Đức Thế Tôn  Smiling-face-with-halo4 .  

[Image: Thai-Temple-Shrine.jpg]
Reply
#7
Những Ngày Vô Vị là Những Ngày Vô Sự

https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=RE3ETK1OLlQ&abt=S%E1%BB%91ng+Ch%C3%A1nh+Ni%E1%BB%87m+%281%29

Ngày tôi còn trẻ tôi rất sợ những ngày phải thức dậy thấy vô vị, tẻ nhạt, không biết đi đâu, về đâu, làm gì, gặp ai. Nhưng ở tuổi này, những sáng thức dậy thấy nó vô vị, tôi mừng vì nó là vô sự. 

Vô vị chính là vô sự. Và chúng ta phải biết cảm ơn những ngày vô sự, những ngày mà chúng ta không phải làm những cái chuyện mình không thích, không phải đi đến cái chỗ mình không thích, không phải gặp cái người mà mình không thích. 

Từ đó, đối với người Phật tử phải biết trân quý thời gian bởi vì thời gian vô sự không có nhiều lắm đâu thưa quý vị! Tin tôi đi, thời gian vô sự không có nhiều lắm đâu. Vô sự là ngày mình được free 100%, tin tôi đi, hiếm lắm. 

Mà do mình có vô minh dày quá, cho nên mình sợ sự tĩnh lặng, sợ cái ngày ở không. Sợ tĩnh lặng là mình phải mở tivi, bốc cái phone gọi đầu này đầu kia, mình không yêu được sự tĩnh lặng. 

Cái hạnh phúc của con người là thứ hạnh phúc không thể chia sẻ, không phải là ích kỉ nhưng mà nó là sự rốt ráo của hiện hữu. Mà bản chất rốt ráo của hiện hữu là gì, là cô đơn. 

Các vị nhìn ra một vườn hoa thấy cả trăm bông hoa nhưng mỗi đứa nó tự lớn, tự nở và tự héo. Tôi chưa thấy đóa hoa nào nó gọi phone cho đóa hoa nào hết.
Reply
#8
Bản chất rốt ráo của hiện hữu là cô đơn. -- Sư Toại Khanh

[Image: Alone.jpg]

Ai không đủ duyên lành với Phật Pháp sẽ không thể ngồi yên lắng nghe những vấn đề giáo lý xem chừng không liên quan đến đời sống của mình.

Ta sẽ có một tuổi già như thế nào, những ngày nằm bệnh ra sao, giây phút lìa đời thế nào và sẽ đi về đâu, đều tuỳ thuộc vào cách hiểu đạo và sống đạo của ta hôm nay.

Sẽ có một ngày bà con buông hết mọi thứ, ngồi yên để nhìn thân tâm. Sẽ có một ngày mình nằm liệt giường, vợ chồng con cái thờ ơ ghẻ lạnh, lúc đó mới thấm thía cuộc đời và hiểu rằng, thì ra mình đến với cuộc đời này vốn dĩ bằng sự cô đơn và mai này lìa đời trong sự cô đơn. Tất cả những tài sản, vợ chồng, con cái chỉ là ngoại thân.

Phải luôn tâm niệm cái gì có được rồi sẽ mất. Những buồn vui thiện ác nào đang diễn ra trong đầu mình lúc này chắc chắn rồi cũng sẽ qua đi

SGN

http://vietbestforum.com/showthread.php?tid=3994&pid=430037#pid430037

Thread Tạp Ghi, trang 81, post # 1211
Reply
#9
Mời Gọi

Khi làm một điều gì như xem video hay đọc sách, chúng ta sẽ mất thì giờ, mà thì giờ quý báu. Rất nhiều khi thì giờ còn quý hơn tiền bạc nữa.


Vì thế, chúng ta phải lựa chọn tài liệu nào nên nghe, nên đọc. Chúng ta không thể nghe lời dụ dỗ ngon ngọt để mất thì giờ, công sức như: "Nghe đi.  Đọc đi.  Mất có vài phút thôi.  Hay lắm đó.  Hiệu nghiệm vô cùng. Lợi lạc vô song."

Ta phải hiểu mọi sự ở đời xảy ra là do đủ duyên, không phải vì mình lặp đi lặp lại mời gọi như rao hàng lạc xoong là có kết quả như ý muốn.
Reply
#10
[Image: haiau.jpg]


IM LẶNG

Đêm khuya là thời gian lý tưởng để học sự im lặng. Lúc ấy, không có ai bên cạnh để mở miệng. Hầu như mọi động vật đều trở thành tĩnh vật. Màn đêm làm tăng vẻ bao la của tĩnh mịch. Tĩnh mịch cũng làm cho đêm càng thêm sâu thẳm. Thường khi không có biên giới giữa đêm và sự tĩnh mịch. Cái gì vô hạn thì có thể hòa lẫn vào nhau. Cái gì tự khép trong giới hạn của hình tướng và tiếng động thì dù bé nhỏ, cũng trở thành ngăn ngại, cản trở, đụng chạm, xô xát nhau. Vậy nên, học bài học của đêm và sự tĩnh mịch chính là học về sự bất động của hình sắc và âm thanh. Học cách thế trả lời và phản ứng của vô hạn. Cũng có nghĩa là học im lặng.

Nếu ai cũng nói nhiều, hãy im lặng.
Nếu ai cũng im lặng, hãy im lặng.
Nếu có người chửi mắng mình vô cớ, hãy im lặng.
Nếu có người chửi mắng mình hữu lý, hãy im lặng.
Nếu có người khen tặng, tán thưởng mình, thật hay giả vờ, hãy im lặng.
Nếu có người hiểu mình, hãy im lặng.
Nếu có người không hiểu gì mình cả, hãy im lặng.
Nếu có người thương mình mà không nói, hoặc đã nói ra, nhưng mình lại chẳng biết nói gì để đáp lại, hãy im lặng.
Nếu mình thương người quá đỗi mà e rằng không thể biểu lộ hết bằng lời, hãy im lặng.
Nếu kẻ ấy hiểu lầm mình đủ thứ chuyện mà mình không thể giải thích thỏa đáng, hãy im lặng.
Nếu lời yêu thương nói ra không biết có đúng lúc không, hãy im lặng.
Nếu lời yêu thương nói ra biết chắc là đã đúng lúc, hãy im lặng.
Nếu người ấy đẹp quá, chẳng bút mực nào tả xiết, hãy im lặng.
Nếu ai đó làm cho mình nhớ nhung thắt cả tim, xiêu cả óc, hãy im lặng.
Nếu người kia xấu nết quá, chẳng ai trên đời có thể chịu nổi, hãy im lặng.
Nếu người nọ hám danh và phô trương quá, hãy im lặng.
Nếu kẻ ấy thường dối trá, hãy im lặng.
Nếu kẻ kia thường nói lời trung thực, hãy im lặng.
Nếu người nọ khiêm cung, lễ độ quá, hãy im lặng.
Nếu lời của kẻ ấy chẳng đáng lọt vào tai, hãy im lặng.
Nếu lời của người kia đáng để lắng nghe chiêm nghiệm, hãy im lặng.
Nếu thực sự chẳng có gì đáng để nói, hãy im lặng.
Nếu thực sự cần nói, hãy im lặng.
Nếu cả thế giới đồng lúc khóc rống lên, hãy im lặng.
Nếu cả thế giới đồng lúc cười rộ lên, hãy im lặng.
Nếu cả thế giới đồng lúc im lặng, hãy im lặng.

Thế thì còn trường hợp nào, còn con người nào trong cuộc đời này có thể làm cho ngươi lên tiếng, hỡi người học sự im lặng của đêm sâu tĩnh mịch? Ừm, câu hỏi khá hóc búa và buồn cười đấy nhỉ! Im lặng.

Vĩnh Hảo
(2009)

------------------------------------------

Ông bà VN ta có câu "Học ăn, học nói, học gói, học mở". Những hành động trên đều nằm trong lĩnh vực đối nhân xử thế. Nhưng thiển nghĩ, học sự im lặng cũng rất quan trọng, nếu khg nói là quan trọng hơn các việc kia, mà cũng khó hơn hết. Biết điều khiển cái miệng lưỡi mình, nói đúng lúc, đúng chỗ, đúng việc đã là hay, nhưng biết im lặng đúng lúc thì càng hay hơn, đáng quý hơn, bởi thế tiếng Anh mới có câu "Silence is golden". Trong Kinh Dịch có nói thánh nhân biết tiến thoái, tồn vong. Có thể nói thêm rằng, thánh nhân cũng biết khi nào động (nói), khi nào tĩnh (im lặng).

Post # 83
http://vietbestforum.com/showthread.php?tid=21928&page=6

Cám ơn bạn TNNA. Cám ơn tác giả Vĩnh Hảo.
Reply
#11
[Image: quy-kinh-tam-bao.jpg]

Cốt lõi của Phật Giáo là Bát Chánh Đạo

Cốt lõi của Phật Giáo là Bát Chánh Đạo .  Bát Chánh Đạo được coi là "Trung Đạo".

"Đây là con đường duy nhất, không  con đường nào khác đưa đến Giác Ngộ”.


Nghiêm cẩn hành trì Tam học (Giới Định Tuệ): 
  1. Giới Học: Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng .
  2. Định Học: Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định .
  3. Tuệ Học: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy .

--ooOoo--


[Image: gieo-duyen.jpg]

Con đường giải thoát:

Nầy Subhada, nếu giáo pháp nào mà không hàm chứa Bát Chánh Đạo thì giáo pháp đó không đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ nhất (Dự lưu, Tu đà hoàn), không đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ hai (Nhất lai, Tư đà hàm), không đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ ba (Bất lai, A na hàm), không đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ tư (Vô sanh, A la hán).

Nầy Subhada, nếu giáo pháp nào có hàm chứa Bát Chánh Đạo thì giáo pháp đó sẽ đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ nhất (Dự lưu, Tu đà hoàn), sẽ đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ hai (Nhất lai, Tư đà hàm), sẽ đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ ba (Bất lai, A na hàm), sẽ đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ tư (Vô sanh, A la hán).

Nầy Subhada, giáo pháp của Ta có hàm chứa Bát Chánh Đạo nên giáo pháp đó đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ nhất (Dự lưu, Tu đà hoàn), đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ hai (Nhất lai, Tư đà hàm), đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ ba (Bất lai, A na hàm), đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ tư (Vô sanh, A la hán). Các hệ giáo pháp khác đều không đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thánh, đắc tuệ giải thoát. Nầy Subhada, khi nào các vị sa môn tu tập và truyền giảng Chánh Pháp một cách đúng đắn thì thế giới nầy sẽ không bao giờ trống vắng các bậc A la hán giải thoát.

-- Kinh Đại Niết Bàn, Trường Bộ Kinh, 16:214
 
--ooOoo--

Phật Tử rất cần học Phật Pháp .  Sau đây là hai cuốn Phật Pháp Căn Bản (tập 1 và tập 2) do Ngài Thiền Sư U Silananda thuyết giảng và đã được Sư Khánh Hỷ dịch .

PHẬT PHÁP CĂN BẢN TẬP 1 – THIỀN SƯ U SILANANDA SAYADAW
https://theravada.vn/wp-content/uploads/...adaw-1.pdf

PHẬT PHÁP CĂN BẢN TẬP 2 – THIỀN SƯ U SILANANDA SAYADAW
https://theravada.vn/wp-content/uploads/...ayadaw.pdf
Reply
#12
[Image: vutru_pg.jpg]

Nên nhớ: Toàn thể vũ trụ trong Tam Giới đều là Khổ. Khổ không phải chỉ nằm trong 4 đường ác đạo.

https://budsas.net/hoc/vutru_pg.htm

Các biểu đồ Phật học:
https://budsas.net/hoc/index.htm



89-121 loại tâm (Thức Uẩn) 

A/ 12 tâm bất thiện: (thập ác, cho 7 tâm quả bất thiện thuộc nhóm B --> 4 ác đạo)
8 tâm tham
2 tâm sân
2 tâm si

B/ 18 tâm vô nhân:
7 tâm quả bất thiện
8 tâm quả thiện vô nhân
3 tâm duy tác vô nhân

C/ 24 tâm tịnh hảo dục giới: 
8 tâm đại thiện
8 tâm đại quả
8 tâm đại duy tác

D/ 15 tâm thiền sắc giới:
5 tâm thiện thiền sắc giới
5 tâm quả thiền sắc giới
5 tâm duy tác thiền sắc giới

E/ 12 tâm thiền vô sắc
4 tâm thiện thiền vô sắc
4 tâm quả thiền vô sắc
4 tâm duy tác thiền vô sắc

[b]F/ 8-40 tâm siêu thế: [/b](4-20 đạo tâm, và 4-20 quả tâm)
1-5 Nhập lưu đạo tâm
1-5 Nhất lai đạo tâm
1-5 Bất lai đạo tâm
1-5 A la hán đạo tâm

1-5 Nhập lưu quả tâm
1-5 Nhất lai quả tâm
1-5 Bất lai quả tâm
1-5 A la hán quả tâm


-----------------

A+B+C: 54 Dục giới tâm
D: 15 Sắc giới tâm
E: 12 Vô sắc giới tâm
F: 8-40 Siêu thế tâm

(A+B+C)+D+E: 81 tâm Hiệp Thế
F: 8-40 tâm Siêu Thế 



CẢNH GIỚI, CHÚNG SANH, THỌ MẠNG

VÀ TÂM CỦA CHÚNG SANH

http://chuaxaloi.vn/thong-tin/canh-gioi-.../1230.html



Thuở tại thế, Đức Phật đã không chủ trương bàn luận về các vấn đề siêu hình học, bản thể học hay vũ trụ học và thần thông. Với Nhứt thiết trí của Như Lai (Sabbannutanana), với thần lực của Như Lai (Tathagatabala), Ngài thấu rõ căn tánh của chúng sanh, nghiệp và kết quả của nghiệp của chúng sanh cũng như thấy rõ tất cả thế giới trong mười phương, nhưng Ngài đã im lặng trước các câu hỏi của đệ tử Ngài hoặc của ngoại đạo liên quan đến các vấn đề trên vì chúng không mang lại lợi ích cho người tu hành đang trên lộ trình giải thoát. Như trong kinh Ba Lê (Pathika), Trường Bộ kinh, Đức Phật nói: “Này Sunakkhatta! Khởi nguyên của thế giới có giải thích hay không giải thích, mục đích của Thế Tôn thuyết giảng chánh pháp là đưa người thực hành tới chỗ tận diệt khổ đau. Này Sunakkhatta! Như vậy, thời giải thích về khởi nguyên thế giới có lợi ích gì cho ngươi?”, hay như trong Luật tạng, Đức Phật không cho phép các tỳ kheo thi triển thần thông.
 [Image: 21_Canh_gioi_chung_sanh_tho_mang_va_tam_...anh_01.jpg]
Tuy nhiên, thỉnh thoảng trong một vài trường hợp, Ngài đã thuyết giảng giáo pháp liên quan đến thế giới luận, ngã luận (Kinh Khởi thế nhân bổn, Kinh Jaliya, Kinh Đoạn giảm,…) và bản thân Ngài cũng đã nhiều lần quảng triển thần thông (chẳng hạn khi Đức Phật trở về kinh Thành Ca Tỳ La Vệ, Ngài đã hiện song thông để nhiếp hóa hoàng thân quốc thích, rồi Ngài hiện thần thông và chỉ bước hai bước đã lên đến trời Đao Lợi thuyết pháp cho thân mẫu ngài nghe, hoặc đích thân Ngài thí triển thần thông khi ngoại đạo thách thức, mặc dầu nhiều đệ tử của Ngài xin phép để thi đấu, nhưng đều không được Đức Phật cho phép,…) mục đích vẫn là khai mở tâm tánh chúng sanh, chỉ cho chúng sanh thấy sự thù thắng của các cảnh giới, mà trong đó, chỉ có chúng sanh nào có thiện nghiệp, có tu giới, định, tuệ mới được tái sanh vào.
Trong Tam tạng kinh điển, có rất nhiều bài pháp do Đức Phật thuyết như kinh Khởi thế nhân bổn (Trường Bộ), kinh Tiểu Nghiệp phân biệt (Trung Bộ), kinh Ngoài Bức tường (Tiểu Bộ), kinh Hiền ngu (Trung Bộ),… và các đại đệ tử của Ngài thuyết như kinh Phúng Tụng (Trường Bộ, Ngài Xá Lợi Phất), kinh Atthakanagara (Trung Bộ, Ngài A Nan), kinh Tệ Túc (Trường Bộ, Ngài Kumara Ca Diếp,) kinh Madhura (Trung Bộ, Ngài Ma ha Ca Chiên Diên),… đề cập đến cảnh giới, các loại chúng sanh, hành tướng, luân hồi… của chúng sanh. Đặc biệt, Tạng Abhidhamma (Luận tạng Nguyên thủy) phân tích rất chặt chẽ về tâm và cảnh giới của chúng sanh.
A. Cảnh giới
Thế giới dưới trí tuệ của Đức Phật là vô lượng, vô biên và bất khả tư nghì. Kinh điển Đại thừa thường gọi là Hằng hà sa số thế giới (số thế giới nhiều như số cát sông Hằng).
Trong hằng hà sa số thế giới đó, cõi nhân gian chúng ta đang sống chỉ là một cõi thuộc về Tam giới. Tam giới cũng nằm trong thế gian chứ không phải xuất thế gian. 31 cõi của Tam giới không chỉ tồn tại ở vũ trụ này mà mỗi thế giới ở hằng hà sa số thế giới ở mười phương đều có 31 cõi như thế.
31 cõi của Tam giới từ thấp đến cao như sau:
I. Dục giới: 11 cõi.
a. Bốn cõi dục khổ:
1. Địa ngục
2. Súc sanh
3. Ngạ quỷ
4. A tu la.
b. Bảy cõi dục lạc:
5. Cõi người
6. Trời Tứ Đại thiên vương
7. Trời Tam thập tam thiên (Trời Đao Lợi, Vua trời Đế Thích ngự ở đây)
8. Trời Dạ Ma
9. Trời Đâu Suất Đà
10. Trời Hóa Tự Tại
11. Trời Tha Hóa Tự Tại.
II. Sắc giới: 16 cõi.
a. Ba cõi tầng thiền thứ nhất:
12. Trời Phạm chúng
13. Trời Phạm phụ
14. Trời Đại Phạm.
b. Ba cõi tầng thiền thứ hai:
15. Trời Thiểu Quang
16. Trời Vô lượng quang
17. Trời Quang Âm.
c. Ba cõi tầng thiền thứ ba:
18. Trời Thiểu Tịnh
19. Trời Vô lượng tịnh
20. Trời Biến Tịnh.
d. Bảy cõi tầng thiền thứ tư:
21. Trời Quảng quả
22. Trời Vô tưởng 
Ngũ tịnh cư thiên:
23. Trời Vô phiền
24. Trời Vô nhiệt
25. Trời Thiện kiến
26. Trời Thiện hiện
27. Trời Sắc cứu cánh.
III. Vô Sắc giới: 4 cõi.
28. Trời Không vô biên xứ
29. Trời Thức vô biên xứ
30. Trời Vô sở hữu xứ
31. Trời phi tưởng phi phi tưởng.
Trong 31 cõi này, chỉ có cõi người là đầy đủ cả vui lẫn buồn, hạnh phúc lẫn đau khổ và có đủ thiện duyên để tu tập thiện căn và gieo trồng phước đức. Các cõi khác hoặc vì quá khổ (như trong bốn cõi khổ) mà không được tu tập và làm phước đức và không có điều kiện để gieo trồng thiện căn, hoặc vì quá vui sướng (như chư thiên ở các cõi trời và cõi phạm thiên) nên chỉ biết hưởng quả mà quên mất việc tu tập và gieo trồng thiện căn cho đời sau.
Thế giới chịu sự biến hoại vô thường nên không có một cõi nào là thường hằng. Không có thiên đường vĩnh viễn và cũng không có địa ngục vĩnh viễn. Chúng sanh trong địa ngục khi đã mãn nghiệp tái sanh vào các cõi khác. Chúng sanh từ cõi trời Dục giới và cõi người hết phước và làm các hạnh ác cũng đọa vào bốn đường khổ sau khi chết. Chúng sanh ở các cõi trời phạm thiên nếu hết phước cũng đọa xuống các cõi thấp hơn, nhưng họ không tái sanh trực tiếp từ các cõi trời phạm thiên xuống bốn ác thú mà từ cõi phạm thiên, họ thác sanh vào các cõi trời Dục giới hoặc cõi người rồi từ các cõi đó, nếu lơ tơ mơ, họ sẽ đọa xuống bốn ác thú.
Trong 31 cõi,  chỉ có cõi người và trời Tứ Đại thiên vương có đủ 11 hạng chúng sanh (trừ hạng vô nhân cõi khổ), có nghĩa là có đủ thánh, phàm cùng cư trú. Trong các cõi khác, có cõi có 3, 8 hoặc 9 hoặc 10 hạng chúng sanh, thậm chí có cõi chỉ có 1 hạng chúng sanh sinh sống như bốn ác thú và trời Vô tưởng (xem bảng A bên dưới).
B. Chúng sanh
Đức Phật tuệ tri hành nghiệp của chúng sanh, con đường đi đến cõi tái sanh, và Ngài cũng thấu suốt rõ ràng chúng sanh đi về đâu sau khi chết (Đại kinh Sư tử hống, kinh Hiền ngu,… Trung bộ kinh).
Chúng sanh ở các cõi (trừ chúng sanh ở Ngũ tịnh cư thiên không còn luân hồi) cứ xoay vòng luân chuyển từ cõi này sang cõi khác. Chúng sanh nào làm thiện nghiệp như bố thí, cúng dường, tu tập giới, tuệ, thiền tập thì được sanh vào thiện thú thiên giới. Chúng sanh nào làm ác nghiệp, không tu giới, định, tuệ thì tái sanh vào bốn cõi khổ.
Do sự sai biệt về nghiệp trong quá khứ mà chúng sanh thọ báo khác nhau. Có kẻ giàu sang và hạnh phúc, có người giàu nứt đố đổ vách nhưng lại khổ tâm, người thì kiếp nghèo đạm bạc nhưng suốt ngày cứ bầu rượu túi thơ làm bạn, người thì ăn không hết kẻ lần không ra, người thì khôn lanh tài trí anh hùng, kẻ ngu si mê muội, người thì đẹp chim sa cá lặn đến nỗi trời đất cây cỏ phát ghen, người thì xấu ma chê quỷ hờn, người thì nhất hô bá ứng, kẻ thì kêu nài mỏi miệng chẳng ai nghe,… Ngay cả thiên chúng trên trời cũng có sự khác nhau về sắc đẹp, cung điện to nhỏ và tùy tùng nhiều ít cũng khác nhau. Tất cả đều là do nghiệp kiếp trước của chúng sanh tạo ra cả.
Tạng Abhidhamma liệt kê 12 hạng chúng sanh như sau:
a.Tám bậc thánh nhân (Tất cả tám bậc thánh nhân đều là những người ba nhân).
1.Tu Đà Hoàn đạo,    2.Tu Đà Hoàn quả
3.Tư Đà Hàm đạo,     4.Tư Đà Hàm quả
5.A Na Hàm đạo,     6. A Na Hàm quả
7. A La Hán đạo và   8.A La Hán quả
Khi Tâm Đạo vừa sanh thì liền diệt và ngay sau đó là Tâm quả sanh, nên tám hạng thánh nhân cũng coi như chỉ còn bốn: Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm và A La Hán.
b. 4 hạng phàm phu:
9.  Hạng Vô nhân cõi khổ
10. Hạng Vô nhân cõi lạc
11. Hạng hai nhân
12. Hạng ba nhân.
+ Hạng Vô nhân cõi khổ: Bao gồm chúng sanh ở các cõi khổ như loài vật, ma quỷ, chúng sanh trong địa ngục. Những chúng sanh này tái sanh bằng Tâm quả bất thiện vô nhân.
+ Hạng Vô nhân cõi lạc: Bao gồm cả loài người và một số chư thiên ở trời Tứ Đại thiên vương. Đó là những chúng sanh bị dị tật bẩm sanh như bị điếc, bị mù, bị câm hoặc người bị thiểu năng. Những chúng sanh này tái sanh bằng Tâm quả thiện vô nhân.
+ Hạng hai nhân (vô tham và vô sân): Bao gồm cả loài người và chư thiên thiếu trí tuệ. Họ tái sanh bằng Tâm đại thiện ly trí. Những người này không thể chứng đắc các tầng thiền và đạo quả cho dù họ nỗ lực tu tập đến mức nào đi nữa. Tuy nhiên, do nỗ lực tu tập trong đời này mà đời sau họ có thể trở thành chúng sanh ba nhân, tiếp tục tu tập và chứng đạo.
+ Hạng ba nhân (vô tham, vô sân và vô si): Bao gồm loài người và chư thiên có trí tuệ và chúng phạm thiên. Họ tái sanh bằng Tâm đại thiện tương ưng trí. Họ có thể chứng đắc các tầng thiền và đạo quả trong đời hiện tại nếu họ nỗ lực tu tập.
Thọ mạng của chúng sanh
Thọ mạng của chúng sanh trong các cõi khác nhau.
Trong bốn cõi khổ và cõi người, thọ mạng của chúng sanh dài, ngắn bất định.
Thọ mạng của chúng sanh ở trời Tứ Đại Thiên vương là 500 năm, càng lên cảnh giới cao hơn thì thọ mạng càng dài (xem Bảng A bên dưới).
-1 ngày ở cõi Trời Tứ Đại thiên vương bằng 50 năm ở cõi người. 500 năm ở cõi này bằng 9 triệu năm của cõi người.
-1 ngày ở cõi Trời Trời Đao Lợi = 100 năm ở cõi người. 1000 năm ở cõi này bằng 36 triệu năm của cõi người.
-1 ngày ở cõi Trời Dạ Ma = 200 năm ở cõi người. 2.000 năm ở cõi này bằng 144 triệu năm của cõi người.
-1 ngày ở cõi Trời Đâu Suất Đà = 400 năm ở cõi người. 4.000 năm ở cõi này bằng 576 triệu năm của cõi người.
-1 ngày ở cõi Trời Hóa Tự Tại = 800 năm ở cõi người. 8.000 năm ở cõi này bằng 2.304 triệu năm của cõi người.
-1 ngày ở cõi Trời Tha Hóa Tự Tại = 1.600 năm ở cõi người. 16.000 năm ở cõi này bằng 9.216 triệu năm của cõi người.
- Thời gian từ khi thọ mạng của con người tăng từ 10 tuổi cho đến số lượng không đếm được rồi lại giảm dần xuống đến 10 tuổi là một Trung kiếp (Antara-kappa).
- 64 Trung kiếp là một A tăng kỳ kiếp (Asankheyya-kappa).
- 4 A tăng kỳ kiếp là một Đại kiếp (Maha-kappa).
Mùa an cư thứ bảy, Đức Phật lên cung trời Đao Lợi thuyết pháp cho hội chúng chư thiên Đao Lợi suốt 90 ngày. Không ai ở cõi người có thể nghe một bài pháp suốt 90 ngày như thế, nhưng 90 ngày của nhân gian chỉ bằng 3,6 phút của cõi trời này nên thiên chúng ở đây nghe bài pháp trong 3,6 phút không khó khăn gì. (The Essence of the Buddha Abhidhamma, Dr. Mehm Tin Mon, tr. 194)
 

Bảng A: Chúng sanh ở các cõi, thọ mạng và tâm tái sanh của chúng sanh

[Image: 21_Bang_A-1_new_1.jpg]

[Image: 21_Bang_A-2_new.jpg]

[Image: 21_Bang_A-3_new.jpg]

[Image: 21_Bang_A-4_new.jpg]

 

C. Tâm của chúng: 89/121 Tâm.

Tạng Abhidhamma phân tích tâm chúng sanh thành 89 tâm trong đó có 81 tâm thế gian và 8 tâm xuất thế gian như sau:

- 81 Tâm thế gian gồm:

1. 54 Tâm cõi dục giới, bao gồm:

- 12 Tâm bất thiện: 8 tâm có gốc tham, 2 tâm có gốc sân và 2 tâm có gốc si.

- 18 Tâm vô nhân:

+ 7 tâm quả vô nhân bất thiện: Nhãn thức, nhỷ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức (thọ khổ), tiếp thọ tâm (thọ xả) và quán sát tâm (thọ xả).

+ 8 tâm quả vô nhân thiện: Nhãn thức, nhỷ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức (thọ lạc), tiếp thọ tâm (thọ xả), quán sát tâm (thọ xả) và quán sát tâm (thọ hỷ).

+ 3 Tâm duy tác vô nhân: Ngũ môn hướng tâm, Ý môn hướng tâm và Tiếu sanh tâm (Chỉ có chư Phật và A la hán mới có Tiếu sanh tâm).

- 24 Tâm dục thiện hảo: 8 Tâm đại thiện, 8 Tâm đại quả và 8 Tâm đại duy tác.

2. 15 Tâm cõi Sắc: 5 Tâm thiện, 5 Tâm quả và 5 Tâm duy tác.

3. 12 Tâm cõi Vô sắc: 4 Tâm thiện, 4 Tâm quả và 4 Tâm duy tác.

- 8 Tâm xuất thế gian gồm 4 thánh đạo tâm và 4 thánh quả tâm. 8 tâm xuất thế gian này nếu nhân với 5 tầng thiền thì sẽ có 40 tâm xuất thế gian, nâng số tâm thành 121 tâm (81 tâm thế gian+40 tâm xuất thế gian).

Số lượng tâm của chúng sanh trong Tam giới (xem bảng B bên dưới).

1. Hạng Vô nhân cõi khổ trong Bốn cõi khổ chỉ có 37 tâm.

2. Hạng Vô nhân cõi lạc và hạng Hai nhân trong cõi Dục có 41 tâm.

3. Hạng Ba nhân ở cõi Dục có 45 tâm, cõi Sắc có 39 tâm và ở cõi Vô Sắc có 24 tâm.

4. Tu Đà Hoàn ở cõi Dục có 41 tâm, cõi Sắc có 35 tâm và ở cõi Vô Sắc có 20 tâm.

5. Tư Đà Hàm ở cõi Dục có 41 tâm, cõi Sắc có 35 tâm và ở cõi Vô Sắc có 20 tâm.

6. A Na Hàm ở cõi Dục có 39 tâm, cõi Sắc có 35 tâm và ở cõi Vô Sắc có 20 tâm.

7. A La Hán ở cõi Dục có 35 tâm, cõi Sắc có 31 tâm và cõi Vô Sắc có 15 tâm.

Bảng B: Số lượng tâm của chúng sanh trong Tam giới

 [Image: 21_Bang_B-1_new.jpg]

[Image: 21_Bang_B-2_new_2.jpg]

Như đã nói, Đức Phật không chủ trương bàn luận về các vấn đề liên quan đến thế giới, khởi nguyên của thế giới, hay thậm chí cả vấn đề thần thông. Việc giảng giải về thế giới, về sự thù thắng và thống khổ của các cõi chỉ nhằm mục đích khuyến tấn chúng sanh tu tập nghiệp lành để được sanh lên về các cảnh giới an lành mà thôi. Việc phân tích tâm cũng vậy, chỉ để hướng dẫn chúng sanh trở về sống một cách an lạc với tự tâm, vì tâm bình thì thế giới mới bình được. Vì vậy, những bài pháp do Đức Phật nói, cho dù là phân tích về thế giới, về chúng sanh, về thọ mạng dài ngắn cũng chỉ để dẫn dắt chúng sanh lên lộ trình giải thoát, tìm lại an lạc tự tâm cho chính mình, cho tha nhân và cho muôn loại mà thôi.[Image: Logo_hoa_sen_ket_thuc_bai.jpg]



Tham khảo:

- Kinh Trường Bộ: kinh Phạm Võng, kinh Chủng Đức, kinh Tệ Túc, kinh Ba Lê, kinh Khởi thế nhân bổn, kinh Jaliya, kinh Đoạn giảm, kinh Trường Trảo,…

- Kinh Trung Bộ: kinh Phạm Thiên cầu thỉnh, kinh Hiền ngu, kinh Veranjara, kinh Đại Nghiệp phân biệt, kinh Tiểu Nghiệp phân biệt…

- Kinh Tiểu Tụng: kinh Ngoài Bức tường, Chuyện tiền sanh, Ngạ quỷ sự,...

- A Comprehensive Manual of Abhidhamma, Bhikkhu Bodhi, Buddhist Publication Society, Srilanka.

- Abhidhamma (higher level), Department of Abhidhamma, I.T.B.M. University, Yangon, Myanmar.

- The Working of Kamma, The Pa-Auk Sayadaw, Pa-Auk Meditation Centre, Singapore.

- Fundamental Abhidhamma, Dr. Nandamalabhivamsa, International Institute of Abhidhamma, Myanmar.
-阿毗達摩概要精解,尋法比丘,慈善精舍,臺灣.
Reply
#13
Vị Tư Đà Hoàn "Tôn kính Tam Bảo và Hành Trì Tam Học" Như Thế Nào?

Người đầy đủ tri kiến là vị Tu đà Hoàn.


Các vị Tu Đà Hoàn luôn luôn tôn kính Phật Pháp Tăng Tam Bảo và hành trì Tam Học.


Tôn Kính Phật Bảo

  1. Hiểu rất rõ là kể từ bây giờ dòng sanh tử của mình đã bị chận đứng.
  2. Mình chỉ còn tái sanh nhiều lắm là vài kiếp nữa thôi, chắc chắn là mình phải chấm dứt sanh tử luân hồi.
  3. Nghĩ tới nỗi khổ trong 3 cõi 6 đường, ngũ thú lục đạo, lúc đó mới thấy cái ơn của Phật đối với mình lớn cỡ nào: Nhờ Đức Phật, mình không có sợ hãi trong cái chuyện sanh tử trầm luân nữa. 
  4. Ơn đó không có bút mực, trời biển nào mà tả hết, không có không gian nào có thể sánh được cái lòng tri ơn vô bờ vô hạn ấy. 

Tôn Kính Pháp Bảo

Khi thờ kính Phật như vậy, tất nhiên mình cũng thờ kính Pháp bảo, tức là lời dạy của Phật.

Biểu hiện lòng tôn kính pháp là gì? Qua Văn Tư Tu:

  1. nghe pháp một cách tôn kính, nghe pháp một cách cẩn thận, 
  2. suy tư một cách cẩn thận, 
  3. thực hành một cách cẩn thận
chính là lòng tôn kính Pháp. 


Tôn Kính Tăng Bảo

Khi mà có niềm kính tin nơi Phật Bảo, kính tin nơi Giáo Pháp thì đương nhiên kính tin nơi Chư Thánh Tăng. Bởi vì:
  1. Thánh Tăng chính là mặt nước phản chiếu ánh trăng Chánh Pháp, ánh trăng Phật Đà. 
  2. Nghĩa là nhìn Tăng chúng Thánh nhân mà thấy qua đó cái bóng dáng Thế Tôn, thấy qua đó bóng dáng của Chánh Pháp. 

Nghiêm cẩn hành trì Tam học (Giới Định Tuệ): 

  1. Giới Học: Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng .
  2. Định Học: Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định .
  3. Tuệ Học: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy .

https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=audio/2019%20Youtube/20190618.KTC.6.92%20B%E1%BA%ADc%20%C3%90%E1%BA%A1o%20S%C6%B0
Reply
#14
Zen Garden Rain- Relaxation, Peace & Meditation (no music, just rain)


Reply
#15
[Image: thien-1.jpg]
Reply