GRT: Tĩnh Lặng - LTP
#61
Khẩu Trang

Sống phải biết đeo khẩu trang. Thu thúc lục căn là đeo khẩu trang. Ngừa những tấn công từ bên ngoài, đồng thời đeo khẩu trang = trang nghiêm tam nghiệp, không để thân nghiệp, khẩu nghiệp gây tổn thương cho người khác.

Bản thân mình có mầm bệnh mà thôi cho nó ở trong thôi, để nó xì ra khổ người ta ghê lắm. Một câu nói, một hành động hấy nguýt lườm liếc, dằn mâm, xán chó, đuổi mèo, đá thúng đụng nia… đều là lây nhiễm phiền não sang người khác hết. 

Nhớ cái đó. Cái đó rất quan trọng.

SGN


Khổ

  1. Người học đạo ý thức đầu tiên là mọi thứ đều là khổ, thích ghét đều là khổ. 
  2. Ý thức tiếp theo là phải nhớ rằng những bất mãn, hờn giận, thành kiến, ác cảm ngay bây giờ bản thân đã là khổ, chưa nói đến khổ báo đời sau, chưa nói đến báo ứng đời sau, chỉ là nhớ chừng đó thôi.
SGN


http://vietbestforum.com/showthread.php?tid=3994&page=63

Posts # 942 và 944 , p 63
Reply
#62
Sáng hôm qua, LTP ra phi trường tiễn bạn đi Florida.  Trong lúc chờ bạn gửi hành lý, LTP  thấy nhân viên hàng không đưa một chàng trẻ tuổi ăn mặc tươm tất rất giống người trong bài và con chó dẫn đường đến quầy vé.  Con chó lặng lẽ ở sát cạnh chủ, trông rất xinh đẹp với bộ lông mướt rượt, rõ ràng là được thương yêu, săn sóc vô cùng chu đáo.  

Hình ảnh hai chủ tớ thật dễ thương làm sao ! 


Người Mù và Con Chó Dẫn Đường

Một ngày nọ, một người đàn ông mù cùng con chó dẫn đường của mình đang đi ngang qua ngã tư. Bỗng một chiếc xe tải mất lái đã đâm phải người mù. Con chó xông ra bảo vệ chủ nhân. Kết cục cả hai đều thiệt mạng.


[Image: photo-1-1462771115519.jpg]

Linh hồn của người đàn ông mù và con chó bay lên thiên đường.

Thiên thần canh cổng tỏ ra bối rối nói với người đàn ông mù: "Xin lỗi, hiện tại danh sách của thiên đường chỉ còn một chỗ trống. Một trong hai người phải có một người xuống địa ngục."

Người chủ mù nói: "Con chó của tôi không biết cái gì là thiên đường, cũng chẳng hiểu thế nào là địa ngục. Vậy có thể để tôi quyết định ai sẽ lên thiên đường được không?"

Thiên thần nhăn trán nghĩ ngợi. "Tôi rất xin lỗi. Các linh hồn đều bình đẳng như nhau. Hai người phải quyết định ai sẽ lên thiên đường thông qua một trò chơi."

Người chủ thất vọng, "trò chơi như thế nào?"

Thiên thần nói: "Trò chơi này rất đơn giản. Hai người sẽ thi chạy từ cổng này đến cửa chính của thiên đường. Ai đến đích trước sẽ là người chiến thắng, kẻ chậm chân sẽ phải xuống địa ngục. Nhưng ông không cần lo lắng. Hiện tại ông đã là một linh hồn, ông không còn bị mù nữa. Linh hồn càng thiện lương thì tốc độ di chuyển càng nhanh. Chắc chắn ông sẽ về đích trước con chó."

Người đàn ông mù suy nghĩ một chút, cuối cùng cũng đồng ý.

Thiên thần cho bắt đầu cuộc thi. Thiên thần đinh ninh người chủ mù sẽ chiến thắng. Nhưng ngạc nhiên thay, người đàn ông mù cứ bước đi chậm rãi, điềm tĩnh. Ngạc nhiên hơn nữa là con chó trung thành cũng lẽo đẽo đi bên cạnh chủ của nó.

Thiên thần chợt nhận ra: Chắc là nhiều năm qua, người mù đã huấn luyện chú chó luôn cạnh mình, đó đã trở thành một thói quen, chú vĩnh viễn hành động theo chủ nhân, luôn đi trước dẫn đường cho chủ nhân. 

Thì ra vậy, còn tên chủ nhân kia thật quá đáng, ông ta đã lợi dụng điểm này ra lệnh cho con chó dừng lại để tự mình về trước. Con chó chỉ cần bỏ mặc người đàn ông mù và chạy thật nhanh đến cửa thiên đường nhưng nó đã không làm vậy.

Thiên thần nhìn con chó trung thành và buồn bã nói, "mày vì chủ đã từ bỏ cuộc sống của mình. Bây giờ chủ của mày không còn bị mù nữa, mày không cần dẫn lối cho ông ta, hãy chạy đến cửa thiên đường đi!"

Thế nhưng cả người đàn ông mù và con chó đã bỏ ngoài tai những lời của thiên thần. Họ vẫn thản nhiên bước đi cùng nhau như những lần dạo chơi trong thành phố.

[Image: photo-2-1462771115522.jpg]

Gần đến cửa thiên đường, người đàn ông mù ra lệnh cho con chó ngoan ngoãn ngồi xuống. Nó dùng đôi mắt chứa chan tình cảm như mọi ngày nhìn người chủ.

Người chủ mù loà quay về phía thiên thần nói rằng, "tôi gửi con chó trung thành của tôi lên thiên đường. Tôi rất lo lắng nếu nó không chịu tự đi đến đây nên tôi đã đi cùng nó. Tôi chỉ muốn nhờ thiên thần hãy giúp tôi chăm sóc thật tốt cho nó."

Thiên thần sững sờ.

Người đàn ông lưu luyến cúi nhìn con chó của mình, nói tiếp, "con chó này đã theo tôi nhiều năm nay nhưng đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy nó bằng chính đôi mắt của mình. Nếu có thể, tôi không bao giờ muốn rời xa nó. Nhưng thiên thần đã nói chỉ có một trong hai được lên thiên đường nên tôi muốn nó đến đó và nhận sự chăm sóc tốt. Nó xứng đáng thuộc về nơi này."

Nói xong người chủ lại ra lệnh cho con chó chạy về phía trước, còn mình thì nhắm mắt lại, nhẹ nhàng rơi về phía địa ngục. Chú chó trung thành thấy vậy bèn vội vàng lao đầu chạy theo chủ nhân.

"Linh hồn càng thuần khiết, tốc độ di chuyển càng nhanh hơn." Thiên thần mở rộng đôi cánh đuổi theo chú chó nhưng không kịp. Rốt cuộc chú chó dẫn đường ấy lại quay về bên chủ nhân của nó. Dù ở dưới địa ngục, nó cũng sẽ mãi mãi bảo vệ người chủ mù loà của mình.

[Image: photo-3-1462771115524.jpg]

https://kenh14.vn/bai-hoc-nhin-nguoi-tu-cau-chuyen-con-cho-dan-duong-va-nguoi-chu-mu-loa-20160509122545165.chn



Lời bàn loạn của LTP:

Linh hồn thuần khiết rất nhẹ .  Như dầu luôn luôn nổi trên mặt nước và đá nặng phải chìm, hai linh hồn trong truyện phải vào Thiên Đường mới đúng .
Reply
#63
Đàm luận Phật Pháp
- 38 -
37 Phần Bồ-đề  
 
 [ Home ]

[Image: canban_pg.jpg]

 
[Image: 37phanbode.jpg]
 


Tham khảo:


1) Tương ưng bộ, thiên Ðại phẩmhttp://budsas.net/uni/u-kinh-tuongungbo/tu-00.htm


2) Ba mươi bảy phẩm trợ đạo (The Requisites of Enlightenment). Hòa thượng Ledi Sayadaw (Phạm Kim Khánh dịch), http://budsas.net/uni/u-37bd/37bd-00.htm  


3) Đường đến Giác ngộ: 37 phần Bồ đề. Tỳ khưu Chánh Minh. http://budsas.net/uni/u-chanhminh/37bode-01.htm  


4) Phật Học Khái Luận. Thích Chơn Thiện, http://budsas.net/uni/u-phathoc-kl/phkl-00.htm


5) Phật lý cơ bản, Thích Đức Thắng, http://budsas.net/uni/u-phatly/pl00.htm  


6) Wings to Awakening: An Anthology from the Pali Canon. Thanissaro Bhikkhu, http://www.accesstoinsight.org/lib/autho...index.html


7) The Buddhist Path to Awakening: A Study of the Bodhi-Pakkhiya Dhamma, R.M.L. Gethin, ISBN-10: 978-1851682850 http://budsas.net/sach/en42.zip


* * *




Các pháp đưa đến giác ngộ
(bodhipakkhiya dhammā)




Quote:Bodhi: Bồ-đề, giác ngộ; pakkhiya: liên hệ; dhamma: pháp, bodhipakkhiya dhammā: các pháp liên hệ / dẫn đến giác ngộ -
37 phần bồ đề, 37 phẩm trợ đạo, 37 yếu tố đưa đến giác ngộ (37 factors, constituents to enlightenment)
 
[size=undefined]

Tóm tắt 37 phần bồ-đề:

1) (Ðại kinh Bát-Niết-Bàn, Trường bộ 16)

Đức Thế Tôn nói với các vị Tỳ-khưu:

- Này các Tỳ-khưu, nay những pháp do Ta chứng ngộ và giảng dạy cho các ngươi, các ngươi phải khéo học hỏi, thực chứng tu tập và truyền rộng để phạm hạnh được trường tồn, vĩnh cửu, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài trời và loài người.

Này các Tỳ-khưu, thế nào là các pháp do Ta chứng ngộ và giảng dạy, các ngươi phải khéo học hỏi, thực chứng, tu tập và truyền rộng để cho phạm hạnh được trường tồn, vĩnh cửu, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài trời và loài người?

Đó chính là Bốn Niệm xứ, Bốn Chánh cần, Bốn Như ý túc, Năm Căn, Năm Lực, Bảy Bồ-đề phần, Tám Thánh đạo phần. Này các Tỳ-khưu, chính những pháp này do Ta chứng ngộ và giảng dạy, mà các ngươi phải khéo học hỏi, thực chứng, tu tập và truyền rộng để phạm hạnh được trường tồn, vĩnh cửu, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài trời và loài người.

2) (Ðại kinh Sakuludàyi, Trung bộ 77)

- Ta thuyết giảng con đường tu hành cho các đệ tử. Và các đệ tử của Ta y cứ theo đường tu hành này, tu tập Bốn Niệm xứ …, tu tập Bốn Chánh cần …, tu tập Bốn Như ý túc …, tu tập Năm Căn …, tu tập Năm Lực …, tu tập Bảy Giác chi …, tu tập Thánh đạo Tám ngành.

3) (Tăng chi 7.67)

- Này các Tỳ-khưu, Tỳ-khưu sống chú tâm trong sự tu tập, dầu cho không khởi lên ước muốn: "Mong rằng tâm ta được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ"; tuy vậy, tâm vị ấy được giải thoát khỏi các lậu hoặc không có chấp thủ.

Vì cớ sao? Phải nói rằng vì vị ấy có tu tập. Có tu tập cái gì? Có tu tập Bốn niệm xứ, có tu tập Bốn chánh cần, có tu tập Bốn như ý túc, có tu tập Năm căn, có tu tập Năm lực, có tu tập Bảy giác chi, có tu tập Thánh đạo tám ngành.

 
[/size]

 Bát chánh đạo
(Thánh đạo tám ngành, Bát chi thánh đạo – The Noble Eightfold Path)

Quote:Ariyo aṭṭhagiko maggo – ariyo : noble, thánh; aṭṭhagiko : eight factors/constituents, tám phần tử; maggo : path, con đường.

Tương ưng Đạo (Tương ưng 5.45)
[size=undefined]
Bát chánh đạo là Pháp thừa (Cỗ xe pháp):
- Thánh đạo Tám ngành này, này Ananda, là đồng nghĩa với cỗ xe thù thắng, cỗ xe pháp này. Vô thượng là sự chinh phục trong chiến trận.
Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định, này Ananda, được tu tập, được làm cho viên mãn, cuối cùng đưa đến nhiếp phục tham, nhiếp phục sân, nhiếp phục si.
Này Ananda, chính với pháp môn này, các ông cần phải hiểu như thế này: "Cỗ xe thù thắng, cỗ xe pháp, vô thượng là sự chinh phục trong chiến trận, là đồng nghĩa với Thánh đạo Tám ngành này".
Bát chánh đạo là con đường diệt khổ:
1) Này các Tỳ-khưu, nếu các du sĩ ngoại đạo hỏi các ông: "Này hiền giả, có con đường nào, có đạo lộ nào đưa đến liễu tri đau khổ này?" Ðược hỏi vậy, thời các ông hãy trả lời cho các du sĩ ngoại đạo ấy như sau: "Này chư hiền, có con đường, có đạo lộ đưa đến liễu tri đau khổ này".
 Này các Tỳ-khưu, thế nào là con đường, thế nào là đạo lộ đưa đến liễu tri đau khổ? Ðây là con đường Thánh đạo Tám ngành, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Này các Tỳ-khưu, đây là con đường, đây là đạo lộ đưa đến liễu tri sự đau khổ này.
2) Bạch Thế Tôn, thế nào là con đường đưa đến bất tử?
- Ðoạn tận tham, đoạn tận sân, đoạn tận si, này Tỳ-khưu, được gọi là bất tử. Con đường Thánh đạo Tám ngành này là con đường đưa đến bất tử, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.
3)
- Có tám pháp này, này các Tỳ-khưu, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa từ bờ bên này đến bờ bên kia (apàràpa ramgamanàya). Thế nào là tám? Tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.
4)
- Này các Tỳ-khưu, có năm hạ phần kiết sử này. Thế nào là năm? Thân kiến, nghi, giới cấm thủ, dục tham, sân. Này các Tỳ-khưu, đó là năm hạ phần kiết sử này. Chính vì mục đích thắng tri, liễu tri, đoạn diệt, đoạn tận năm hạ phần kiết sử này, Thánh đạo tám ngành này cần phải tu tập.
- Có năm thượng phần kiết sử này, này các Tỳ-khưu. Thế nào là năm? Sắc tham, vô sắc tham, mạn, trạo cử, vô minh. Này các Tỳ-khưu, đó là năm thượng phần kiết sử này. Chính vì mục đích thắng tri, liễu tri, đoạn diệt, đoạn tận năm thượng phần kiết sử này, này các Tỳ-khưu, Thánh đạo Tám ngành này cần phải tu tập.
[/size]

Định nghĩa về tám chi phần của Bát chánh đạo:

"Này các vị tỳ-khưu, thế nào là chánh tri kiến? Đó là sự thông hiểu về khổ, sự thông hiểu về nguyên nhân của khổ, sự thông hiểu về sự diệt khổ, và sự thông hiểu về con đường diệt khổ.

Thế nào là chánh tư duy? Đó là tư duy về sự xuất ly, tư duy về vô sân, tư duy về vô hại.

Thế nào là chánh ngữ? Đó là từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm.

Thế nào chánh nghiệp? Đó là từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ hành động tà dâm.

Thế nào là chánh mạng? Đó là đoạn trừ tà mạng, nuôi sống với chánh mạng.

Thế nào là chánh tinh tấn? Đó là tinh tấn ngăn chận không cho khởi sanh các bất thiện pháp chưa sanh, tinh tấn trừ diệt các bất thiện pháp đã sanh, tinh tấn phát khởi các thiện pháp chưa sanh, và tinh tấn duy trì các thiện pháp đã sanh.

Thế nào là chánh niệm? Đó là sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, điều phục mọi tham ưu trên đời; sống quán thọ trên thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, điều phục mọi tham ưu trên đời; sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, điều phục mọi tham ưu trên đời; sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, điều phục mọi tham ưu trên đời.

Thế nào là chánh định? Đó là ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú Thiền-na thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ; rồi làm cho tịnh chỉ tầm và tứ, chứng và trú vào Thiền-na thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh, nhất tâm; rồi ly hỷ trú xả, niệm, tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả và niệm lạc trú, chứng và trú vào Thiền-na thứ ba; rồi xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú vào Thiền-na thứ tư, không khổ không lạc, xả và niệm thanh tịnh."
[size=undefined]
 
[/size]

Tứ niệm xứ (Tứ lập niệm)

Tương ưng Niệm xứ (Tương ưng 5.47)
[size=undefined]
- Ở đây, này các Tỳ-khưu, Tỳ-khưu trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, nhiếp phục tham ưở đời; Tỳ-khưu trú, quán thọ trên các cảm thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, nhiếp phục tham ưở đời; Tỳ-khưu trú, quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, nhiếp phục tham ưở đời; Tỳ-khưu trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, nhiếp phục tham ưở đời.
Tứ niệm xứ là ngọn đèn:
- Vậy này Ananda, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một điều gì khác. Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một gì khác.
Và này Ananda, thế nào là Tỳ-khưu tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một điều gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác?
Này Ananda, ở đây, Tỳ-khưu trú, quán thân trên thân, quán thọ trên các thọ, quán tâm trên tâm, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.
Này Ananda, như vậy là Tỳ-khưu tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa cho chính mình, không nương tựa một điều gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một điều gì khác.
Kết quả:
- … Khi vị ấy trú, quán như thế (thân, thọ, tâm, pháp), tâm được ly tham, được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.
Tứ niệm xứ & Thất giác chi:
Ngài Xá-lợi-phất thưa với Đức Phật:
- Bạch Thế Tôn, tất cả các vị A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác trong quá khứ, tất cả vị Thế Tôn trong quá khứ đã diệt trừ Năm Triền cái, những pháp làm uế nhiễm khiến cho trí tuệ yếu ớt, đã an trú tâm vào Bốn Niệm xứ, đã chân chánh tu tập Bảy Giác chi, đã chứng được Vô thượng Chánh Ðẳng Giác. Bạch Thế Tôn, tất cả các vị A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác trong tương lai, tất cả Thế Tôn trong tương lai cũng sẽ diệt trừ Năm Triền cái, những pháp làm uế nhiễm khiến cho trí tuệ yếu ớt, sẽ an trú tâm vào Bốn Niệm xứ, chân chánh tu tập Bảy Giác chi, chứng được Vô thượng Chánh Ðẳng Giác. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hiện tại đã diệt trừ Năm Triền Cái, những pháp làm uế nhiễm khiến cho trí tuệ yếu ớt, đã an trú tâm vào Bốn Niệm xứ, đã chân chánh tu tập Bảy Giác chi, đã chứng được Vô thượng Chánh Ðẳng Giác.
 
[/size]

Tứ chánh cần

Tương ưng Chánh cần (Tương ưng 5.49)
[size=undefined]
- Này các Tỳ-khưu, có bốn chánh cần này. Thế nào là bốn ?
Ở đây, này các Tỳ-khưu, Tỳ-khưu đối với các ác, bất thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn không cho sanh khởi, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng.
Ðối với các ác, bất thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn đoạn tận, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng.
Ðối với các thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn làm cho sanh khởi, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng.
Ðối với các thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn làm cho an trú, không cho vong thất, làm cho tăng trưởng, làm cho quảng đại, tu tập, làm cho viên mãn, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng.
Như vậy, này các Tỳ-khưu, Tỳ-khưu tu tập bốn chánh cần, làm cho sung mãn bốn chánh cần, thiên về Niết-bàn, hướng về Niết-bàn, xuôi về Niết-bàn.
 
[/size]

Tứ Như ý túc
(cattāro iddhi-pādā)
[size=undefined]
Giải thích:
[/size]

Quote:Iddhi: power, magical power, success (thành tựu); iddhi-pādā: road/base to success
Dục định: chanda-samādhi, desire
Tinh tấn định: virya-samādhi, endeavour, persistence, energy
Tâm định: citta-samādhi, mind, intent, will, consciousness
Tư duy định: vīmaṃsā-samādhi , investigation, analysis, deliberation, examine (thẩm tra)

Dục, Cần, Tâm, Thẩm (Hòa thượng Tịnh Sự)
[size=undefined]
1) Theo Tỳ khưu Chánh Minh:
[/size]

Quote:Ijjhana iddhi iddhi nghĩa là thành-tựu; Iddhiyā pādo iddhipādo : Nền-tảng đạt đến sự thành-tựu gọi là như ý. Chữ pāda ngoài ý-nghĩa là cái chân, còn có nghĩa là nền-tảng, đứng vững. Iddhi được định nghĩa là sự thành-tựu. Ngoài ra, chữ iddhi còn có nghĩa là pháp thần-thông, ở đây ý-nghĩa thần-thông là sự thành-tựu đặc biệt.
Có bốn căn-bản cho sự thành-tựu (iddhipāda) là:
1- Chandiddhipāda : Dục như-ý túc.
2- Vīriyiddhipāda : Cần như-ý túc.
3- Ciṭṭiddhipāda : Tâm như-ý túc.
4- Vimaṃsiddhipāda : Trí như-ý túc.

Dục (chanda) là muốn có được, muốn đạt được, muốn thành-tựu. Ở đây, dục như-ý túc là sự biểu lộ ước muốn mãnh-liệt, không một chướng-ngại nào khởi lên từ bên ngoài hay bên trong có thể ngăn chặn được ước muốn ấy.
Ðược gọi là tấn như-ý túc, là sự nỗ-lực vượt trội hơn lúc bình thường đi kèm với ý muốn mãnh-liệt "đạt được mục tiêu". Một cách khác: tấn như-ý túc là sự nỗ-lực với ý muốn thành-tựu mục-đích, nếu không có ý muốn này thì chỉ là sự tinh-tấn suông giống như người đi dạo trong lúc nhàn rỗi, dù là thường xuyên đi tản bộ, nhưng không có mục-đích rõ rệt, chỉ là sự đi dạo bình thường.
Tâm như-ý túc là sự gắn bó khắn khít với pháp thành-tựu (iddhi), sự gắn bó này mang tính mong cầu tha thiết.
Người có tâm như-ý túc, là người có tâm hướng đến giải-thoát, cho dù sống giữa những xa-hoa xinh đẹp của thế-gian, giữa quyền lực, địa vị tiền tài cùng những điều an-vui thế-tục, giữa những bộ sách huyền thuật và đang nghiên cứu chúng. Người này vẫn không bị lôi cuốn bởi hạnh-phúc thế-gian, tâm luôn hướng đến những lợi-ích cao siêu, tức là tâm hướng đến thành-đạt (iddhi) sự giải-thoát khổ.
Người có trí như-ý túc, một loại trí suy-gẫm về sự thống-khổ cùng với phương-pháp thoát khỏi khổ, không còn cảm thấy vui thích với khoái-lạc của thế-gian. Người ấy chỉ thỏa-thích, hài lòng với pháp iddhi thâm sâu vi diệu. Nếu như ước muốn của người này càng to lớn cao cả thì trí này khi thành-đạt càng thâm-sâu vi-diệu bấy nhiêu.
[size=undefined]
2) Theo Thượng tọa Thích Đức Thắng:
[/size]

Quote:- Thiền định phát khởi là nhờ sức mạnh của ý muốn tư tưởng mà đạt được thần thông. Dục ở đây chỉ cho ước muốn, mong cầu một cách thiết tha, mong muốn đạt được những gì đang ở ngòai tầm tay hành giả; hay mong cầu những ước muốn của chúng ta cho đến khi đạt được những sở nguyện đó mới thôi, theo nghĩa dục như ý túc.
- Thiền định phát khởi là nhờ vào sức tinh tấn nổ lực tu tập của hành giả. Khi hành giả đã có mong cầu ước muốn rồi mà không có sự tinh tấn nổi lực để thực hành  tu tập thì ước muốn đó cũng thành vô dụng, chỉ có trên lý thuyết thôi, mà trong thực tế thì là con số không. Do đó tinh tấn nổ lực là điều kiện tất yếu để hòan thành bổn nguyện của hành giả.
- Thiền định phát sinh nhờ sức mạnh của tâm niệm. Một lòng chuyên nhất trụ nương vào sức mạnh của tâm, nên định dẫn phát mà khởi lên. Hành giả tu tập khi tâm mình định nhất vào một đối tượng nào đó một cách chuyên nhất thì, vọng tâm sẽ không khởi lên được và không bị tán loạn, khi đó không việc gì không thành tựu.  
- Thiền định phát sinh nhờ sức mạnh tư duy quán sát Phật lý. Hành giả nương vào sức mạnh tư duy quán sát nên định dẫn phát mà sinh khởi.Quán là dùng trí tuệ quán sát tư duy lý pháp mình đang tu và, nhờ đó mà định phát sinh và, khi định đã có thì định tuệ quân bình. Khi quán trí này do định phát sanh thì, trí này là tịnh trí, chính vì nhờ tịnh cho nên nó có thể thông đạt thật nghĩa của các pháp trong vũ trụ một cách như thật.

* * *

Tương ưng Như ý túc (Tương ưng 5.51)
[size=undefined]
- Có bốn như ý túc này, này các Tỳ-khưu, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa từ bờ bên này đến bờ bên kia[/size]

[*]. Thế nào là bốn?

[*]
Ở đây, này các Tỳ-khưu, Tỳ-khưu tu tập như ý túc, câu hữu với dục định tinh cần hành; tu tập như ý túc, câu hữu với tinh tấn định tinh cần hành; tu tập như ý túc, câu hữu với tâm định tinh cần hành; tu tập như ý túc, câu hữu với tư duy định tinh cần hành. Những pháp này, này các Tỳ-khưu, là bốn như ý túc, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa từ bờ bên này đến bờ bên kia.


[*] Các diễn giải khác của Đức Phật: (i) đưa đến chân chánh đoạn diệt khổ đau; (ii) đưa đến nhứt hướng yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn; (iii) đưa đến đoạn diệt các lậu hoặc, tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát; (iv) làm cho nhãn khởi lên, trí khởi lên, tuệ khởi lên, minh khởi lên, quang khởi lên.




[*] Theo Tk Chánh Minh: Ở đây, chữ câu hữu nghĩa là đi kèm, dính liền với. Ðịnh có nghĩa là dán chặt vào đối-tượng, nghĩa là có mục-đích (đối tượng) rõ ràng. Tinh-cần hành là kiên-trì tu-tập. Chính vì có mục-đích nên sự tinh-tấn có mục tiêu để đạt đến mới trở thành tấn như-ý túc.

[*]
Nền tảng là Bát chánh đạo:
- Này các Tỳ-khưu, thế nào là con đường đưa đến tu tập như ý túc? Ðây là Thánh đạo tám ngành, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Này các Tỳ-khưu, đây là con đường đưa đến sự tu tập như ý túc.
Chấm dứt, không vướng mắc:
- Khi Tỳ-khưu nào là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã đoạn tận, phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, hữu kiết sử đã đoạn, chánh trí, giải thoát. Lòng dục mà vị ấy có trước để chứng được A-la-hán thì khi chứng được A-la-hán rồi, lòng dục ấy được tịnh chỉ. Sự tinh tấn mà vị ấy có trước để chứng đạt A-la-hán, thì khi chứng được A-la-hán rồi, tinh tấn ấy được tịnh chỉ. Tâm mà vị ấy có trước để chứng đạt A-la-hán, thì khi chứng được A-la-hán rồi, tâm ấy được tịnh chỉ. Tư duy mà vị ấy có trước để chứng đạt A-la-hán, thì khi chứng được A-la-hán rồi, tư duy ấy được tịnh chỉ.
Reply
#64
Cuộc Đời 

Không lâu nữa ta sẽ rời trần thế 
Chuyên thị phi, phiền toái kiếp lang thang 
Chuyên lợi danh , sướng khổ hợp ly tan 
Còn chi nữa khi quan tài khép lại 
Tranh cho lắm cũng một ngày hai bữa 
Dành nhau chi chôn chỗ mấy tấc nằm 
Đời kéo dài lê lết một trăm năm 
Nhân nghĩa trọng hay oán hờn để lại 
Lúc nhắm mắt phần đông đều sợ hãi 
Tai nạn này hoặc bịnh nọ, bịnh kia 
Nhưng có người lúc nhắm mắt đời lìa 
Môi còn nở nụ cười đầy an lạc 
Đời chẳng qua là bến tàu rải rác 
Của kiếp người vô định trước và sau 
Sống an vui ai cũng muốn mau cầu 
Nhưng thiện nghiệp mấy ai ưa tạo tác 
Tu nhân, tích đức, làm lành, lánh ác 
Phải thương người như thể chính thương ta
Lòng từ bi nguồn suối chảy bao la 
Đến vạn loại chúng sanh đầy đau khổ 
Sống cho tha nhân, trăm hoa đua nở 
Rút ngắn luân hồi, tiến độ sinh linh 
Sống cho người sống tự tại hy sinh 
Xem Tam Giới ra vào như quán trọ 
Như mây trời bay thong dong đây đó 
Giúp chúng sanh thêm bóng mát nguồn mưa 
Nhẹ tưới dùm vườn rau cải nương dưa 
Cho mặt đất đơm đầy hoa kết nụ 
Làm xong việc ta trở về chốn cũ 
Giã từ đời, yên giấc ngủ ngàn thu... 

-Thầy Tịnh Đức 
Chùa Đạo Quang Garland, Texas  

Reply
#65
Thời gian tu ba la mật để thành Phật là thời gian cố định

Hai lần “non” thì không phải một lần “già”.  Hai lần hai bằng bốn, nhưng mà hai lần “non” không bằng một lần “già”. Ví dụ cái cây đó ba tháng là nó mới có trái. Từ khi nó ra hoa cho tới khi nó kết trái là nó mất một tháng nữa. Bây giớ nó mới có ra kịp một tuần, mình hái, mình dzú thời gian gấp đôi là nó giục luôn. Có những trường hợp mình không làm toán cộng được.

Cho nên trong Kinh mới nói: Thời gian tu ba la mật để thành Phật là thời gian cố định. Dầu cho vị Bồ Tát có tu tập tinh tấn mỗi ngày trong mỗi kiếp thì thời gian tu thành Phật không thể vì vậy mà ngắn hơn được. Vì mỗi thứ trái cần thời gian thích hợp để phát triển.
 
Và đây có những chuyện mà tôi nghĩ bản thân quý vị cũng giống tôi.
 
Có những chuyện tôi đã biết từ lâu lắm nhưng để thấm thía thì tôi cần một khoảng thời gian. Cách đây hai mươi năm tôi đã biết chuyện đó rồi. nhưng để thấm thía thì đến chiều nay tôi mới thật sự tôi thấm cái chuyện đó. Có hiểu không?
 
Thì cái chuyện đắc đạo nó y chang vậy. tức là vô số kiếp gặp Phật, chư Thánh Tăng, rồi nghe về bốn Diệu Đế, mười hai Duyên Khởi, mình nghe hoài, nghe hoài Uẩn, Xứ, Giới, Đế. Nghe hoài, nhưng không cách nào đắc được. Khi mà các ba la mật nó chín muồi rồi, tự nhiên mình hiểu đơn giản vô cùng. Không thể ép được.
 
Cho nên chữ Duyên trong đạo Phật nó quan trọng khiếp lắm.
 
Trong Kinh, các Ngài có cho một cái ví dụ mà tôi rất là thích. Các Ngài nói: “Có một cô vợ bé. Khi chồng chết, cô vợ cả mới nói: ‘Ảnh chết rồi. Theo lý, cô không có lý do gì mà ở cái nhà này. Nhưng nếu đứa bé trong bụng cô là con trai thì cô sẽ được chia một phần. Nhưng nếu trong bụng cô là con gái hoặc nếu cô không giữ bào thai này để sanh con ra thì coi như go out.’ Cô vợ bé nóng ruột quá cô mới lấy dao cô rạch ra để lấy coi đứa bé là trai hay gái.
 
Đó là câu chuyện ngụ ngôn trong Trường Bộ thôi. Nó cho mình thấy: Dầu các vị có tu bằng Trời, nhưng mà cái duyên nó chưa tới thì các vị cũng không gặt được quả lành.
 
Cách đây mười năm các vị rất là siêng. Các vị trồng rất nhiều trái. Sau khi trồng xong các vị trở thành một người đổ đốn: lười biếng, nghiệp ngập, chích hút. Đến bây giờ trong vườn quý vị vẫn có nhiều cây trái để ăn đúng không? Mặc dù mười năm qua quý vị rất lười biếng đúng không? Vì sao vậy? Vì đã làm mười năm trước. Nhưng mà cách đây ba năm, các vị rất là siêng, các vị trồng rất là nhiều cây trái. Chiều nay, những loại cây lâu năm nó có kịp ra trái cho quý vị ăn không?



https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=y3t5VtytobE&abt=Kh%C3%A1i+qu%C3%A1t+v%E1%BB%81+T%C3%A2m+Ph%C3%A1p
Reply
#66
[Image: Bat-Chanh-Dao.jpg]
Reply
#67
Sự Hiểu Lầm Rất Lớn về Chánh Niệm


1/ Chánh Niệm
Chánh Niệm nghĩa là làm bất cứ việc gì bằng sự cẩn trọng. 

Không phải đi với tâm niệm rằng tôi đang đi. Các vị hiểu cái này không ? Tôi nói nè. Hồi nãy làm bể cái ly đó nhen. Tôi hốt chưa có hết, thì quý vị đi bằng cái sự cẩn trọng. Sự cẩn trọng đó chính là niệm. chứ không phải là đang đi mà niệm « tôi đang đi».

Cái đó là ba trợn. cái đó là ba trợn. Những cái thằng ba trợn nó mới vừa đi vừa nói : Tôi đang đi. Chứ nó đang ngồi à ? 

Cho nên ở đây, cẩn trọng bằng cách khác. thò tay vào một cái chỗ mà mình không biết có cái gì bất trắc hay không nghe kịp không ? Thì thò vào đó với tất cả sự cẩn trọng, đúng không ta ? Thì đó là chánh niệm

Mình đưa cái bare foot, bàn chân trần của mình, vào một cái đám cỏ mà mình không biết có cái gì ở đó, thì mình đưa bàn chân xuống với tất cả sự careful, thì mình gọi đó là chánh niêm. Hiểu chưa ? 

Một người con gái mới về nhà chồng, ăn uống, nhai nuốt làm gì cũng ý tứ. thì cái ý tứ đó được gọi là chánh niệm

Hoặc Phật nói: Một người tử tù mà đội lên đầu một cái thau nước đầy, Vua nói : "Nhiễu ra một giọt sẽ bị chặt đầu." Người tử tù đó phải tập trung làm sao cho dầu đừng đổ gọi là niệm. Hiểu không ?

(LTP: Tương tự, khi đang mổ xẻ bệnh nhân, các bác sĩ phải hết sức cẩn trọng. Như vậy, các bác sĩ đang niệm, nhưng chưa có chánh niệm, vì chánh niệm cho hành giả kết quả GIẢI THOÁT)  

Chớ không phải là « Tôi đang đi biết là tôi đang đi » nói nguyên văn luôn « tôi đang đi » « Tôi đang thở ra ». Không phải. Chỉ cần mình thở ra với tất cả sự chú ý. Thở vào với tất cả sự chú ý, nghe kịp không ? thì như vậy gọi là niệm. Đó là những cái hiểu lầm rất là lớn mà hành giả không biết. 

2/ Niệm lại từ đầu
Và cái "Niệm lại từ đầu" nghĩa là sao ? Mình đang đi mà mình nghĩ tầm bậy, mình phát hiện ra «Ố ô . Phóng dật nha .» thì bắt đầu niệm tiếp, coi như phần quên là bỏ. Chớ không phải là mình retour trở lại. Cái đó là kỳ dữ lắm. Mà nó hiểu vậy đó. 

Nhớ cái đó tối quan trọng. 

Hoặc những cái chuyện nho nhỏ mà mình không biết. Khi bị đau đớn, chỉ ghi nhận rằng : « khổ thọ đang có mặt », hoặc « cơn đau đang có mặt ». Nó khác với cái chuyện là « mình đang bị đau » khi mình thấy rằng mình đang bị đau có nghĩa rằng, đó là cơn đau của mình. Mà khi có hai cái mình nó gắn liền, thì cơn đau sẽ bị duplicate. 

Duplicate là cái gì ta ? – nhân đôi. 

Chỉ cần ghi nhận cơn đau đang có mặt thì tình hình có khác. Vì sao ? Vì lúc đó mình với nó không có mắc mớ gì hết. 

Còn tôi đang bị đau là mình rước cái đau vô nhà mình. Hiểu không ? nó khác nhau nhiều lắm. 

3/ Phải học giáo lý
Cái lắt léo là sao phải học giáo lý, là để tránh mấy cái đó đó. Mình tránh mấy cái hiểu lầm đó đó. 

Nó quan trọng lắm. 

Với, nhớ một chuyện nữa. tất cả những gì quý vị có được được hay là bị nha trong thời gian tu tập tuệ quán, tất cả những cái đó chỉ là thứ mình nhìn

Nó đến đi là chuyện của nó. 

Không có sự đánh giá và sử dụng label, dán nhãn. Không. Không. Ví dụ như, lúc này mình chánh niệm tốt hơn hôm qua nhiều lắm. Đó là label. Hiểu không ? Sao lúc này ngồi nó dở quá. Tôi xuống cấp. Đó là label. Tinh tấn. Biết. Nó đến hay không. Cứ nhắm mắt. Cứ niệm ghi nhận. Mình như thế nào biết rõ như vậy. Mình như thế nào đừng có đánh giá, Lúc này nó lên xuống gì kệ nó. 

Rồi thấy nó xuống bắt đầu cái tâm nó buồn. Bậy ! Thấy nó lên cái tâm nó kiêu ngạo. Bậy ! cái nào cũng vậy hết, 

Cứ nhìn nó thôi. 

Cho nên tôi nói : 

  1. chưa biết đạo thì trốn khổ tìm vui, 
  2. biết đạo rồi thì làm lành lánh dữ, 
  3. tới lúc hành đạo thì cái giống gì cũng chỉ để nhìn thôi. 
Có hiểu không ta ? Có hiểu ba cái này không ? 

4/ Cái mặt thấy ghét
Khi Phật tử ở cái giai đoạn trốn khổ tìm vui, mình không nói . Cứ cái giai đoạn mà làm lành lánh dữ là cái mặt nó hất lên trời rồi. Bố thí nhiều thấy ghét lắm. Học giáo lý nhiều mặt thấy ghét lắm. Vô chùa thấy mặt Phật tử nào mà hất hất lên là biết liền:

  1. Một là tên này giỏi giáo lý nè. 
  2. Hai là tại gia làm phước nhiều nè. 
  3. Ba là ngồi thiền giỏi nè. 
  4. Bốn là chắc giữ bát quan thường nè. 
Tôi hứa luôn. Bảo đảm. Make sure luôn. Guaranty! Là cứ vô chùa, thấy em nào mặt thấy ghét là em đó công đức trùng trùng đó. Còn cái em nào mà mặt nó khiêm tốn là nó chưa có gì hết. Trong khi đó phải ngược lại mới đúng. Cái thứ mà nó tu dữ dằn là cái mặt nó rất là đơ, nó rất là khờ, nó rất là bư. Nó hiền lắm. Còn cái thứ tào lao mình nhìn là mình biết. Cái thời mạt pháp nó ngược lại. Cái tên nào mặt thấy ghét là đạo hạnh tràn đầy. Nó có ba mớ là mặt nó thấy ghét. 

Thật ra chúng ta có bố thí trì giới hành thiền bao nhiêu đi nữa, thì tất cả công đức chỉ là thuốc chữa bệnh , quý vị có biết không ? Không có cái đứa nào mà nó ba trợn đến mức mà nó khoe với người ta mỗi ngày nó uống 300 dollars tiền thuốc hết. Hiểu không ? Mà đứa nào nó đi khoe « em bị ung thư nè. Một ngày em uống 300 tiền thuốc » thì cái đứa đó nó vừa là bị ung thư mà vừa là bị khùng nữa. 

Tôi nhớ có cái bà đó bả đi bác sĩ mà bả nói, «Trời ơi, bác sĩ biết không ? Dạo này em ăn mà em bị đánh rắm hoài, mà được có cái là không có thúi.» Bác sĩ nói là «Vậy là bà bị cả cái tai mũi họng luôn rồi đó. Nãy giờ tôi muốn chết luôn mà bả không có biết !» . Bả cứ thụt thụt thụt đều đều mà bác sĩ ổng lịch sự ổng không có dám. Mà bả cứ làm đều đều đều vậy đó. Mà bả còn tự hào, «Đánh rắm được cái không có mùi .» Có hiểu không ? Bác sĩ mới nói «Bà không phải một chứng đâu. Bên đường ruột của bà có vấn đề rồi, mà bên tai mũi họng nữa. Bà phải chữa tùm lum, chứ không phải một thứ đâu .»


https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=Ps4t05k0acg&abt=Gi%C3%A1o+l%C3%BD+Duy%C3%AAn+Kh%E1%BB%9Fi
 
Reply
#68
Paṭṭhāna - Duyên Hệ Duyên

https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=cDdxF91xgwg&abt=Duy%C3%AAn+H%E1%BB%87+v%C3%A0+Duy%C3%AAn+Sinh


Trong Paṭṭhāna có hai mươi bốn Duyên hay điều kiện hay hai mươi bốn cách thức sự vật liên hệ với nhau hay điều kiện với nhau. Đó là:
  1. Hetu-paccayo: Root condition, Nhân Duyên.

  2. Ārammaṇa-paccayo: Fascination (Sense-Object) condition, Cảnh Duyên (Sở Duyên Duyên)

  3. Adhipati-paccayo: Predominance condition, Trưởng Duyên.

  4. Anantara-paccayo: Continuity condition, Vô Gián Duyên.

  5. Samanantara-paccayo: Contiguity condition, Đẳng Vô Gián Duyên (Liên Tục Duyên)

  6. Sahajāta-paccayo: Co-nascence condition, Câu Sinh Duyên (cùng khởi sinh, cùng thời)

  7. Aññamañña-paccayo: Mutuality condition, Hỗ Tương Duyên.

  8. Nissaya-paccayo: Dependence condition, Y Chỉ Duyên (Hỗ Trợ Duyên,)

  9. Upanissaya-paccayo: Strong-dependence condition, Thân Y Duyên (Hỗ trợ tích cực, cận y duyên)

  10. Purejāta-paccayo: Pre-nascence condition,Tiền Sinh Duyên (Duyên trước)

  11. Pacchājāta-paccayo: Post-nascence condition, Hậu Sinh Duyên (Duyên sau)

  12. Āsevana-paccayo: Repetition condition, Tập Hành Duyên (Thường Cận Y Duyên, lập đi lập lại nhiều lần)

  13. Kamma-paccayo: Kamma condition, Nghiệp  Duyên.

  14. Vipāka-paccayo: Resultant condition, Quả Duyên.

  15. Āhāra-paccayo: Nutriment condition, Vật Thực Duyên.

  16. Indriya-paccayo: Faculty condition, Căn Duyên (Quyền Duyên)

  17. Jhāna-paccayo: Jhana condition, Thiền Duyên.

  18. Magga-paccayo: Path condition, Đạo Duyên.

  19. Sampayutta-paccayo: Association condition, Tương Ưng Duyên (phối hợp, đi kèm)

  20. Vipayutta-paccayo: Dissociation condition, Bất Tương Ưng Duyên (không phối hợp, không đi kèm)

  21. Atthi-paccayo: Presence condition, Hữu Duyên. (Có mặt, hiện hữu duyên)

  22. Natthi-paccayo: Non-disappearance condition, Vô Hữu Duyên (Vắng mặt)

  23. Vigata-paccayo: Absence condition, Ly Khứ Duyên (Biến mất)

  24. Avigata-paccayo: Disappearance condition, Bất Ly Khứ Duyên (Không biến mất).
Notes: Cuốn sách Duyên Hệ Duyên Trong Đời Sống Hàng Ngày (Patthana in Daily Life), tác giả U Hla Myint, giải thích từng hệ duyên một rất chi tiết được tìm thấy tại:

http://www.tathagata.org/sites/default/f...20Life.pdf

1/ Nhân Duyên: khía cạnh thiện ác trong đời sống của chúng ta. Trong mỗi phút, chúng ta sống trong không thỉện thì ác.

2/ Cảnh Duyên: quan hệ giữa sáu trần . Sáu căn của anh mà nó thường sống với trần cảnh nào thì coi như anh đang âm thầm tạo dựng một cái tương lai cho anh thông qua trần cảnh ấy. 

Khi mà sáu căn biết sáu trần bằng tâm bất thiện, coi như sự hiện hữu của chúng ta có vấn đề. 

3/ Trưởng Duyên: Là cái gì mà nó được tô đậm nhất trong đời sống; sống nhiều với cái gì .

4/ Vô gián duyên: Là sự liên tục. 

7/ Hỗ Tương Duyên: Là lực đẩy qua lại giữa nhân và quả, nhờ vậy quả được hỗ trợ.
 
10/ Tiền sanh duyên: là bất cứ cái gì ta làm bây giờ nó sẽ là nền tảng cho một cái sau. Nhờ tu mai mốt mới có thể giác ngộ; "tu" là tiền sanh duyên.

11/ Hậu sanh duyên: Là bất cứ cái gì ta làm bây giờ nó sẽ là nền tảng  liên quan đến cái trước Muốn thành Phật thì phải tu; như vậy, "Phật" là hậu sanh duyên. 

12/ Thường Cận Y Duyên: Là thói quen. 

13/ Nghiệp Duyên: Là lực tác động từ cái chủ ý trong hành đông.

14/ Quả Duyên: Là lực đẩy của những thành quả thiện ác từ quá khứ .

15/ Vật Thực Duyên: tinh thần và vật chất . Đức Phật dạy có 4 thứ thực phẩm, nuôi sống muôn loài muôn vật:

  1. Đoàn thực: là thực phẩm nuôi dưỡng thân xác các loài động vật.
  2. Xúc thực: là hoạt động của 6 căn trước 6 trần
  3. Tư niệm thực: là chủ ý trong từng giây phút của đời sống. Tư niệm thực là tổng sở tư á. Có nghĩa là trong từng giây phút trôi qua, anh investment với cái vấn đề gì, thì đó là thực phẩm nuôi lớn anh.
  4. Thức thực: là cái tâm đầu thai vào các cõi, nghĩa là, tùy thuộc vào cái tâm đầu thai đó mà ta chọn cái gì để ta ăn. Thức thực này được tạo ra bởi cái thứ 3 là tư niệm thực. 
16/ Quyền Duyên: Là cái gì mà nó đóng vai trò cốt cán trong đời sống của mình. 

19/ Tương ưng duyên: Là lực đẩy có được từ sự hòa tan giữa nhân và quả. Nhân giúp quả bằng cách hòa tan vào nó.

20/ Bất Tương Ưng Duyên: nhân quả nó không cùng loại, nhưng giúp nhau; giúp nhau bằng cách tách rời ra . Ví dụ: Vợ chồng ly dị, nhưng là bạn .

21/ Hiện hữu duyên: Một cái được thêm vào thì sẽ có trăm thứ được lấy ra. 

23/ Ly khứ duyên: Một thứ được lấy ra sẽ có trăm thứ được thêm vào, giúp bằng cách vắng mặt . 



Ba cái chướng khó tránh:

1/ Nghiệp chướng: Là cái gì làm cho mình lận đận, như oan gia nghiệp chướng chẳng hạn . Khi đã tạo một cái trọng nghiệp nào đó rồi thì nó trở thành một cái ám ảnh tâm lý khôn nguôi. 

2/ Quả chướng: Là do tác động của một cái ác nghiệp quá khứ bây giờ ta phải chịu ác quả. Là tâm đầu thai, chúng ta đầu thai bằng cái tâm nào thì chính cái tâm đó ám chúng ta suốt một đời.

3/ Phiền não chướng: Khi mà ta sống nhiều với cái phiền não nào đó thì tinh thần của ta cũng không an lạc, Có 6:

1. Là mình có làm gì ai mà mình chưa xin lỗi
2. Mình có hứa cái gì mà mình quên
3. Mình có plan gì hay không
4. Sức khỏe bao gồm thực phẩm, thời tiết, chỗ ở luôn.
5. Giới luật của mình có vấn đề gì
6. Đề mục có vấn đề gì hay không?



--ooOoo--

BÀI GIẢNG 24 DUYÊN HỆ
****
DẪN NHẬP :
Toàn bộ thế giới này được thiết lập trên giả niệm – hạnh phúc & đau khổ. Do 3 thứ ( khuynh hướng tâm lý, môi trường sống, tiền nghiệp) ra sao mà chúng ta Thích và Ghét khác nhau.
Thế giới được gọi là ảo vì không có gì là nam, nữ, sông , núi …. Nó chỉ gồm lục đại – (6 thứ) ráp lại gồm :
(4) Tứ Đại + (1) Hư Không +(1) Thức - 6 thứ này gọi là vũ trụ.
+ Lục đại này làm nên 6 căn & 6 trần
+ 6 trần được gọi là 6 trần khi được 6 căn biết ßà và ngược lại
 
Sanh tử là do Vô Minh trong 4 Đế - không biết 6 căn , 6 trần là của nợ nên trốn khổ tìm vui bằng cách đầu tư vào Thiện, Ác – Luân hồi chỉ là chuỗi BUỒ, VUI – THIỆN, ÁC
 
ĐỊNH NGHĨA DUYÊN HỆ, DUYÊN SINH
Duyên sinh: là hành trình sinh tử của phàm phu với một chuỗi nhân quả ghép nối nhau của 4 thứ Nhân và Quả ; Thiện và Ác ( Nhân lành quả lành; nhân xấu quả xấu ). Nhân lành đưa chúng sanh về cõi an vui, vui mấy cũng vô thường. Nhân xấu đưa chúng sanh về cõi khổ, khổ mấy cũng vô thường. Dòng luân hồi là sự tiếp nối nhau của những thứ vô thường ấy.
Duyên hệ : là những cách thức của các mắt xích duyên sinh kết nối với nhau.
 
Về mối duyên hệ giữa duyên sinh & duyên hệ ta có thể hình dung qua ví dụ sau :
1.     Con cái phải nhờ cha mẹ à có mặt ở đời à rồi lớn khôn : khía cạnh này hiểu Duyên Sinh
2.     Cha Mẹ đã hỗ trợ cho con cái về các khía cạnh : thể chất di truyền, bú mớm cơm áo, y tế, học hành: khía cạnh này hiểu là Duyên Hệ
 
Duyên Sinh giải thích vì đâu ta có mặt ở đời, Duyên Hệ cho ta biết hành trình hiện hữu ấy diễn ra như thế nào.
 
CHI TIẾT CÁC DUYÊN
1/ Cảnh Duyên :
Là lực đẩy hay tác động từ những gì ta nhận biết trong đời sống.
Đời sống là sự cộng ghép của 6 căn + 6 trần. Tùy thuộc vào sự có mặt của 6 căn + 6 trần đó mà cõi sống của chúng ta ra sao ( sống với 6 căn, trần đó như thế nào -> kết quả như vậy ).
Bước đi triệt để là Tu Tứ Niệm Xứ để xem 6 trần như nhau không còn Thiện, Ác, Buồn, Vui mà chỉ còn Sanh, Diệt ( Tu với Cảnh Duyên )
2/ Nhân Duyên :
Là lực đẩy của khía cạnh thiện, ác của đời sống tâm lý tâm lý chúng sinh.
- Thập thiện, thập độ , 37 phẩm Bồ Đề - đều nằm trong nhân duyên
3/Quả Duyên :
Là lực đẩy của thiện ác từ quá khứ, chính chúng ta là nền tảng mượt mà của đời sống hiện tại của chúng ta
· Toàn bộ đời sống của chúng ta nằm trên lực đẩy của Nhân và Quả
· Quả đời này là Nhân của đời trước, thời khắc trước và chúng thường khi là điều kiện để ta tạo nên các nhân thiên ác đời này
4/ Đạo Duyên :
Dầu muốn dầu không, dầu vô tình hay hữu ý trong từng phút trôi qua, ta luôn có mặt trên những con đường dẫn về đâu đó
( Bài thơ Tình Khúc Hiên Mây – đạo duyên )
5/ Trưởng Duyên :
Là lực đẩy của những khía cạnh tâm lý mà ta thường sống trong đó mà không hề lưu ý
Là những gì tô đậm nhất trong đời sống của mình ( là hành trình nhân duyên )
- Bất cứ chuyện đời hay chuyện đạo ta cũng luôn cần đến 4 nguồn năng lượng chủ lực này :
+ Một ước muốn tha thiết – Dục : phải có ước muốn tha thiết trong cái ác thì ta mới có thể thực hiện điều đại ác – và ngược lại.
+ Một sự nỗ lực đúng mức – Cần
+ Một tâm thái thích hợp – Tâm : việc nào cũng đòi hỏi một tâm tham hay tâm sân mãnh liệt, có việc phải đòi hỏi một nội tâm ly dục & thiền định, có việc phải nhờ đến trí tuệ thánh nhân
+ Nhận thức về đường hướng hoạt động – Thẩm ( Trí Tuệ ) : với người làm việc lành không thể thiếu ánh sáng của trí tuệ, và một việc ác rất cần bóng tối của vô minh.
6/ Thường cận y duyên : ( trong 12 duyên luôn có duyên này )
Là thói quen được hình thành do hai chặng đường do Ghét và Thích. Vấn đề ghét gì, thích gì lập lại nhiều lần thành thường cận y
Tất cả 12 Nhân Duyên đều có Thường Cận Y Duyên này
Bất cứ một hành tốt xấu nào trong tâm thức đều để lại một dấu ấn -> gọi là thường cận y duyên
7/ Quyền Duyên : ( Quyền :thành phẩn chủ yếu, thành tố căn bản )
Là lực đẩy căn bản của 22 thành tố căn bản làm nên sự hiện hữu gồm :
+ 5 thần kinh ( 5 quyền vật chất ) :Thị, thính , khứu, vị , xúc giác( vạn vật chỉ tồn tại khi được ta nhận biết )
+ 2 sắc tố giới tính : Chúng sanh trong cõi Dục mới có nam , nữ. Sắc và Vô Sắc không có phái tính. Trong 5 dục vấn dề Nam nữ hàng đầu ( dục phái tính )
+ 1 Mạn Quyền : ( sinh lực , sức sống ) của mỗi người trong vũ trụ ( Danh mạnh Quyền )
+ 1 Tâm
+ 5 Quyền Tâm Linh ( Tín, tấn , niệm , định, tuệ )
o Tín quyền : niềm tin căn cứ trên cơ sở của trí tuệ
o Tấn quyền : là sự nỗ lực trogn việc làm
o Niệm : là sự cẩn trọng
o Định : khả năng tập trung tư tưởng. Có 2 nguồn ( do công việc , do tu tập )
o Tuệ : có 3 nguồn :
· Văn : nghe học đọc từ người khác
· Tư : là khả năng thấm thía, tiêu hóa thông qua sự suy nghĩ của cá nhân
· Tu : là khả năng liên quan đến công phu thiền định hay thiền tuệ. Người tu thiền Định có trí sắc bén, nhanh nhạy hơn người bình thường nhờ sự hỗ trỡ của Định Quyền ( khả năng tập trung tư tưởng ).Người tu thiền Tuệ - Tứ Niệm Xứ có trí sắc bén, nhanh nhạy hơn người bình thường nhờ sự hỗ trỡ của Niệm Quyền
Người cõi Dục nhờ có được 5 Quyền này mới có điều kiện tâm lý để sống thiện và an lạc hơn người. Ở mức độ cao hơn người Dục Giới có 5 quyền này có điều kiện sanh về Phạm Thiên. Ở người đủ túc duyên giải thoát thì 5 quyền này là điều kiện giúp họ chứng Thánh. Chính 5 quyền này cấu tạo nên vũ thụ và chúng sinh.
+ 5 cảm thọ thân và tâm ( khổ- thân , ưu – khổ tâm ,lạc – sướng thân , hỷ- vui lòng , xả - cảm giác hờ hững không buồn vui sướng khổ ) :
. Lý do và điều kiện sướng khổ của chúng sinh không hề giống nhau. Tùy phước duyên và trình độ nhận thức mà mỗi người thích cái gì, thích như thế nào / ghét cái gì, ghét thế nào.Chúng sinh cõi Dục buồn vui sướng khổ trên cơ sở vật chất. Chúng sinh cõi thiền định không còn buồn khổ mà chỉ còn vui sướng nhưng không trên cơ sở vật chất mà trên nền tảng Thiền Định. Như vậy chỉ cần nhìn cảm thọ của chúng sinh ta sẽ biết họ thuộc tầng lớp nào và vì sao lại như vậy. Nói thế có nghĩa là Cảm Thọ là một thành tố quan trọng cấu tạo nên vũ trụ
+ 3 khả năng Nhận Thức : ở đây bao gồm 2 Phàm Trí & 1 Thánh Trí :
* Phàm trí : 1 trí biết lý Nhân Quả để làm lành lánh dữ và 1 trí hiểu biết Lý Tam Tướng để nhàm chán sinh tử cầu đạo Bồ Đề.
* Thánh trí : 1 trí hiểu biết nhân quả để biết cái gì cũng do duyên cấu tạo . 1 trí hiểu biết lý Tam Tướngđể cắt đứt phiền não. Hai loại thánh trí này chia thành 3 cấp độ :
.a/ Vị tri quyền : là trí sơ quả - Tu Đà Hườn thấy được Tứ Dế ( 2 điều vừa nói trên ) ở mức độ thánh nhân lần đầu tiên, cái thấy đó đủ mạnh để vị này chấm dứt vĩnh viễn thân kiến và hoài nghi đồng thời khả năng luân hồi chỉ còn kéo dài trong 7 kiếp.
. b/Dĩ tri quyền : là trí tuệ 02 tầng thánh giữa tiếp tục thấy lại 2 điều trên với sự thuần thục của một người làm lại điều mình đã làm, thấy lại điều mình đã thấy.
. c/ Cụ tri quyền : là trí tuệ La Hán nhận biết rốt ráo Tứ Đế không còn góc khuất nào và do vậy chấm dứt vĩnh viễn tất cả phiền não không còn tái sinh thêm một kiếp nào nữa.
Sở dĩ nói trí tuệ là chất liệu cấu tạo nên vũ trụ là vì toàn bộ vũ trụ có được là do sự thiếu vắng Trí Tuệ trong 4 Đế. Thánh trí có lúc nào -> lìa bỏ vũ trụ lúc đó
Bonus : Thích ghét gì bằng ít căn càng tốt . Yên bằng 1 vài trong 6 căn thì ok , yêu bằng cả 6 căn thì le lưỡi )
Câu hỏi : Vì sao trí tuệ là chất liệu cấu tạo nên vũ trụ ?
- Do vô minh trong 4 Đế -> tạo các nghiệp thiện ác -> tạo tâm đầu thai các cõi -> có người đầu thai , có cõi ( cấu tạo nên vũ trụ ).
- Nếu có trí tuệ thánh nhân ngược lại
8/ Tiền Sanh Duyên :
Là lực đẩy của cái trước cho cái sau có mặt. Hay nói cách khác những gì ta làm bây giờ là duyên cho tương lai.
Cái nhân có trước . Bất cứ cái gì bây giờ làm đểu để lại quả.
VD : Tôi dọn xe để chiều tôi đi chợ. Dọn xe là Tiền sanh duyên cho đi chợ
9/ Hậu sanh Duyên :
Là lực đẩy của cái sau tác động cho cái trước có mặt. Hay nói cách khác những gì bây là thừa tiếp của quá khứ
VD : Vì chiều nay đi chợ nên tôi dọn chiếc xe . Đi chợ là hậu sanh duyên cho việc dọn xe
Ví dụ Ngày thứ 3 là Tiền Sanh Duyên của Ngày Thứ 4, Nhưng là Hậu Sanh Duyên của Ngày Thứ 2
10/ Vô Gián Duyên :
Là lực đẩy cho sự liên tục.
Tu hành là làm gián đoạn những thứ không cần liên tục và giữ liên tục những thứ cần phải gián đoạn.
11. Vô Hữu Duyên :
Nhờ vào sự vắng mặt của A mà B mới có mặt. Mối quan hệ như vậy gọi là Vô Hữu Duyên
12. Câu Sanh Duyên :
Nhờ sự có mặt đồng thời của A & B mà cả hai mới có mặt ( đôi khi cùng lúc là điều kiện cho cái gì đó vận hành )
13/ Hiện Hữu Duyên :
Là lực đẩy có được từ sự có mặt của cái gì đó.
Nhờ sự có mặt này thì cái kia mới có mặt ( Này là nền của cái khác ).
A giúp B bằng sự có mặt
14/ Ly Khứ Duyên :
Là lực đẩy có được từ sự có vắng mặt của cái gì đó.
A giúp B bằng sự vắng mặt
· Một cái được thêm vào thì có nhiều thứ khác bị lấy ra. Một cái bị lấy ra thì nhiều thứ khác được thêm vào.
VD : nhờ có hạnh lành này có mặt -> kéo theo hạnh lành kia có mặt
15 / Thiền Duyên :
Là lực đẩy có được từ việc đốt cháy hay xóa bỏ cái gì đó. Gồm có 7 sức đốt ( 7 thứ lửa ) còn gọi là 7 chi thiền gồm : Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc, Định, Ưu, Xã
- Tầm : là khả năng hướng tâm đến cảnh
- Tứ : là trạng thái quan sát đối tượng
· Trong kinh ví dụ Tầm như động tác bay tới của con ong, Tứ là động tác vờn quanh đóa hoa, 2 tâm sở này có mặt ở tất cả chúng sanh hưởng dục và ở tầng Sơ Thiền ( vốn ly dục nhưng chưa đủ mạnh ). Khi nào tâm ly dục rồi thì để nhận biết đối tượng ta cần bỏ 2 tâm sở này. Ngay cả với 1 vị la Hán tuy đã ly dục tuyệt đối nhưng khi nào tâm không trú thiền ( tức còn đang sống với 5 trần cảnh vật chất ) thì cũng phải xài 2 tâm này. Nói vậy có nghĩa là sự có mặt của 2 tâm sở này ngăn chặn sự có mặt của các tầng thiền từ Nhị Thiền trở lên. Tầm, Tứ giống cây nạng của người tàn tật, người nào còn dùng thì sức khỏe có vấn đề
· Thiền mà bị chướng ngại xét lại : giới luật , sự hối hận ( làm lỗi với ai chưa xin lỗi ), lời hứa chưa làm, công việc chưa xong, vật thực có thích hợp, đề mục có thích hợp.
16/ Vật thực duyên :
Toàn bộ cũ trụ gồm trời đất và chúng sinh trong đó với cả tinh thần và vật chất đều luôn tồn tại và vận hành với sự nuôi dưỡng của các dưỡng tố. Tinh thần có thức ăn của tinh thần, vật chất có thức ăn của vật chất. Từ hòn đá, ngọn cỏ cho đến đời sống tâm linh của một bậc thánh thảy đều nhờ đến dưỡng tố. Đức Phật thường nhắc đến 4 thực phẩm nuôi sống muôn loài muôn vật.
a/ Đoàn thực : là thực phẩm nuôi dưỡng thân xác của động vật. Tùy thuộc vào thức ăn và thể tạng của từng người mà bữa ăn nào có lợi và có hại cho thân xác của ta.
b/ Xúc thực : là hoạt động của 6 căn trước 6 trần. Tùy thuộc vào ta đang sống nhiều với trần cảnh nào mà phẩm chất của đời sống ta theo đó mà được quyết định. Có những thứ chủ đề tinh thần càng theo đuổi giúp ta đi lên, ngược lại có thứ đẩy ta đi xuống.
c/ Tư Niệm Thực : là chủ ý hành động trong từng phút giây của đời sống ( Tâm sở Tư ). Cũng chính là xúc thực chia chẻ ra
d/ Thức thực : là tâm đầu thai vào các cõi, được tạo ra từ Tư Niệm Thực ( Tùy vào đầu thai bằng tâm gì mà anh sẽ mang thân tương ứng với người đó )
17. Hỗ Tương Duyên :
Là lực đẩy qua lại giữa nhân và quả. Nhờ vậy quả được hỗ trợ
VD như cả hai cùng khiêng 1 vật nặng.
18. Tương Ưng Duyên :
Là lực đẩy có được từ sự độc lập, sự cách ly của nhân và quả
 
( - Dã Quỳ Nguyên Giang lượt ghi theo Course giảng của sư Toại Khanh tại Houston – Hoa Kỳ tháng 10/2019 - )
 
https://www.facebook.com/vongatanhkhong/...0680260300


--ooOoo--

24 Duyên theo A Tỳ Đàm

paṭṭhāna

Bộ cuối cùng trong 7 bộ A-tỳ-đàm có dung lượng lớn nhất trong cả Tạng bàn về 24 cách quan hệ giữa Danh Sắc với nhau. Đây là cách phân tích rốt ráo nhất về sự hiện hữu của tất cả hữu vi.

1. Nhân Duyên hetupaccaya: Gồm 6 nhân thiện và bất thiện trong mối tương quan với các tâm sở và sắc tâm, sắc nghiệp. 6 nhân được ví dụ như gốc rễ của một cội cây.

2. Cảnh Duyên ārammaṇapaccaya: Là mối quan hệ giữa 6 cảnh đối với tâm và tâm sở. 6 Cảnh ở đây được ví dụ như cây gậy của người tàn tật.

3. Trưởng Duyên adhipatipaccaya: Là mối quan hệ giữa Tứ Trưởng đối với các pháp đồng sanh, giống như quan hệ của một ông vua hay ông chủ đối với những người dưới quyền. Từ duyên gốc là Trưởng duyên, nếu phân tích thêm thì ta còn có 2 duyên nhánh là Cảnh Trưởng duyên (giúp bằng cách làm đối tượng lớn) và Câu Sanh Trưởng duyên (giúp bằng cách cùng xuất hiện và giữ vai trò chủ đạo).

4. Vô Gián Duyên anantarapaccaya: Là khía cạnh tiếp nối nhau không gián đoạn của Danh pháp trước và sau. Chính sự tương tục triền miên này là bộ mặt Vô thường, Vô Ngã của pháp hữu vi. Mối quan hệ này được ví dụ bằng hình ảnh một vị thái tử kế thừa ngai vàng của vua cha.

5. Đẳng Vô Gián Duyên samanantarapaccaya: Giống hệt như Vô Gián duyên. Kinh nói Phật giảng thêm duyên này vì nhắm đến những vị trời chưa kịp hiểu Vô Gián duyên.

6. Câu Sanh Duyên sahajātapaccaya: Là sự quan hệ giữa những thứ Danh Sắc phải đồng thời xuất hiện chung nhau mới có mặt được. Hình ảnh ví dụ là ngọn lửa mồi và ánh sáng của một ngọn đèn dầu.

7. Hỗ Tương Duyên aññamaññapaccaya: Là mối quan hệ giữa các pháp với nhau qua mô hình cái này phải tựa vào cái kia như một cái vạc ba chân: Chân nào cũng tuyệt đối quan trọng đối với hai chân còn lại.

8. Y Chỉ Duyên nissayapaccaya: Là mối quan hệ giữa các pháp với nhau trong trường hợp A giúp B bằnh cách làm chỗ dựa. Hình ảnh ví dụ là một người qua sông phải nhờ con thuyền hay mặt đất đối với các loài sinh vật trên cạn.

9. Cận Y Duyên upanisayapaccaya: Là sự tiếp sức lẫn nhau giữa các pháp như mưa đối với cây cỏ hay cha mẹ đối với con cái.

10. Tiền Sanh Duyên purejātapaccaya: Là sự hỗ trợ giữa các pháp với nhau bằng cách có trước để làm nền tảng. Như mặt trăng và mặt trời đối với các sinh vật trên hành tinh.

11. Hậu Sanh Duyên pacchājātapaccaya: Là trường hợp các pháp hỗ trợ nhau bằng cách xuất hiện muộn hơn. Hình ảnh ví dụ là một chú kên kên con. Theo luật thiên nhiên, kên kên mẹ không mớm mồi cho con, nên sau khi nở ra, có hình hài rồi, kên kên con phải tự tìm thức ăn. Cơn đói của kên kên con là Hậu Sanh duyên cho hình hài của nó.

12. Trùng Dụng Duyên āsevanapaccaya: Là trường hợp các pháp giúp nhau bằng cách lập lại nhiều lần tác dụng của mình. Đây cũng là chuyện thường thấy trong thiên nhiên. Nói rốt ráo thì chi pháp của duyên này thuộc về nội tâm chúng sinh (giai đoạn Đổng lực) nhưng khía cạnh trùng dụng thì ta có thể bắt gặp ở bất cứ đâu trong đời sống thường nhật. Như việc người ta phải đọc lại đôi lần để hiểu một đoạn văn khó, hay như một cái chuông gió, một dòng nước suối…chỉ có thể làm được việc khi chúng tái hiện nhiều lần cách vận động cũ.

13. Nghiệp Duyên kammapaccaya: Là trường hợp tâm sở Tư tác động lên các pháp cùng sanh hay sanh sau mình. Kể cả trường hợp tiền nghiệp quá khứ (tâm sở Tư trong nghiệp thiện ác kiếp xưa) đối với 5 uẩn bây giờ cũng là trường hợp Nghiệp duyên.

14. Dị Thục Duyên vipākapaccaya: Quả báo phải do nhân trước mà có, và nhân trước phải có quả sau mới được định danh (gọi tên). Như để gọi đó là nhân dục giới hay đáo đại thì phải xem quả của nó là gì. Khi các pháp giúp nhau trong vai trò một quả báo dị thục thì được gọi là Quả duyên.

15. Vật Thực Duyên āhārapaccaya: Mối quan hệ giữa các pháp với nhau khi A giúp B trong vai trò dưỡng tố, ở đây là một trong Tứ Thực.

16. Quyền Duyên indriyapaccaya: Là sự trợ giúp của một trong 22 Quyền đối với các pháp khác, như sự hỗ trợ của các vị bộ trưởng trong các ngành.

17. Thiền Na Duyên jhānapaccaya: Là sự trợ giúp của 7 chi thiền (Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc, Định, Ưu, Xả) đối với các pháp khác, Danh hoặc Sắc. Chi thiền ở đây gồm cả thiện lẫn ác.

18. Đồ Đạo Duyên maggapaccaya: Là sự trợ giúp của 12 chi đạo (8 chánh đạo và tà kiến, tà định, tà cần, tà tư duy) đối với Danh Sắc thích ứng.

19. Tương Ưng Duyên sampayuttapaccaya: Là trường hợp Danh pháp hỗ trợ nhau bằng cách đan xen hoà quyện vào nhau. Cách hỗ trợ này không thể kể Sắc pháp. Duyên này được ví dụ bằng hình ảnh của các thứ dịch chất trong một chiếc lọ.

20. Bất Tương Ưng Duyên vippayuttapaccaya: Là trường hợp các pháp hỗ trợ nhau mà vẫn giữ riêng vị thế độc lập. Duyên này được ví dụ như các món nữ trang trong một chiếc hộp, hay từng thứ linh kiện trong một cổ máy.

21. Hiện Hữu Duyên atthipaccaya: Là trường hợp các pháp giúp nhau bằng cách cùng có mặt như bà mẹ đối với đứa bé.

22. Vô Hữu Duyên natthipaccaya: Là trường hợp các pháp giúp nhau bằng sự vắng mặt của mình, khoa học hiện đại gọi đó là luật Phủ Định, cái này phải mất đi để nhường chỗ cho cái khác.

23. Lý Khứ Duyên vigatapaccaya: Là trường hợp các pháp giúp nhau bằng cách rời nhau, giống hệt như trường hợp Vô Hữu duyên.

24. Bất Ly Duyên avigatapaccaya: Là trường hợp các pháp giúp nhau bằng cách không rời nhau, giống hệt trường hợp Hiện Hữu duyên.

Kinh nói chỉ có Phật trí Toàn Giác mới có thể trình bày rốt ráo giáo lý Duyên Hệ này và chỉ có giáo lý Duyên Hệ mới là bản chất tận cùng của thế giới và điều thú vị là lâu nay nhiều thế hệ tăng tục Miến Điện vẫn xem bài tụng 24 Duyên là mật chú để trừ tà, xua đuổi mãnh thú hay ngăn chận thiên tai rất hiệu quả.

Trích Triết học A Tỳ Đàm

https://youtu.be/-JZd73_BRUY 
Reply
#69
Đức Phật dạy sự thật

Đức Phật không có dạy cái gì trên mây hết. Vấn đề là do mình không có học kỹ mình không biết nói cái gì.
 
Và một cái tôi không biết lỗi của ai, lỗi của nàng hay lỗi của chàng, thực sự tôi không biết người mập thích ăn nhiều, hay ăn nhiều mà mập, tôi không biết. Đó là do Phật tử không có nhu cầu nên ông sư không có chịu dạy, hay là do ông sư không dạy nên Phật tử không có nhu cầu. Hiểu không? Và đã nhiều thế hệ Phật tử VN và cả Bắc tông không có biết đến những giáo lý này. Có rất là nhiều, đến giờ tôi không có hiểu là lỗi ở chàng hay lỗi của nàng. Do tăng ni không dạy, không biết, hay không có nhu cầu mà không dạy. Mà đổ cho ông trời, cứ chửi ông trời đi. Lỗi do định mệnh. Nhưng mà nếu nói vậy là mình khỏi học đúng không.
 
Khi các vị học cái này các vị mới giật mình, là Phật tử mà không biết cái này nó thiệt thòi biết bao nhiêu. Nên khi mình không học, mình hiểu về giáo lý rất là mắc cười, mình học chi mất công. Khi mình học mình mới biết có những lỗ hổng, lẽ ra không nên có.
 
Khi các vị không học, các vị không biết là Đức Phật đã vĩ đại như thế nào. Mình không hình dung được Ngài. Mà nói xui, trong Kinh nói do cái ba la mật của mình tạo theo hướng nào nhiều hay ít, mà sinh ra mình coi nặng cái gì. Có nhiều vị ba la mật yếu quá, cái gì họ cũng coi nhẹ hết. Có vị thì tạo ba la mật nghiêng về cái gì, họ coi nặng cái đó, hiểu không? Người yếu quá, họ coi kinh Phật cái gì cũng đúng đúng, thế là thôi. 

Những người như vậy họ rất dễ là bỏ Phật, là bởi vì 
  1. Phật không hơn họ bao nhiêu hết, 
  2. bởi vì họ không biết gì về Phật, 
có hiểu không? Vì tôi không biết nhiều về Phật, nên tôi đâu thấy Phật hơn tôi bao nhiêu? Có hiểu câu nói này không?
 
Bởi tôi không biết Ngài bao nhiêu hết, nên tôi không biết Ngài hơn tôi cái gì. Bức quá tôi cũng nghĩ Ngài hơn tôi đó mà hơn vì sao, tôi không biết.
 
Cái thằng lớp 3 nó không biết ông tiến sĩ hơn nó cái gì. Nó biết ông này chắc chắn viết chữ đẹp hơn mình rồi á. Ông này ngồi trên trường lớp lâu hơn mình, mà nó biết nó mới hết hồn. Cái biết của 1 ông tiến sĩ kinh dị đến cỡ nào.
 
Khi ba la mật của mình yếu quá, cái gì mình cũng coi thường.
 
Còn có 1 khuynh hướng rất là lạ nè, là do không thích/không có điều kiện học nên coi thường chuyện học. Có biết cái đó không? Những người đi học mới biết kiến thức chỉ có lợi, không có hại.
 
Trong đạo, nguy hiểm nhất là không có biết giáo lý thì chuyện đầu tiên là anh tu cái gì? Mà sao nhiều người cứ nói tụi con ngồi thiền nè thầy tùm lum á. Nếu tôi là họ, tôi không dám nói. Nếu họ hiểu chữ thiền, họ không dám nói. Đi sở thú mà cái kiến thức của họ ít quá, nó không giống cái thằng biết nhiều, biết không? Chỉ là sở thú thôi. Đừng có nói cái chuyện ngồi thiền, nó bao nhiêu vấn đề, nó rối, nó là formless mà, nó vô hình mà họ hiểu sao họ gặp tôi họ khoe con ngồi thiền hàng ngày 2-3h là chuyện bình thường. Và trời ơi, tôi nói quý quá quý quá.
 
Tôi có cái ác này, thấy ghét là tôi đẩy cho mày chết luôn. Nếu mà thương, tôi hỏi thiệt, các vị biết thiền là gì không? Đừng có giỡn với nó, đừng có đùa với nó. 

Đi vào trong 1 chợ rau, mà không biết gì hết thì mua làm sao?
 
Đi vào 1 chợ cá mà không biết gì hết.
Có loại cá da trơn làm sao cho hết nhớt, rồi đánh vẩy, các vị biết không?
Có loại cá phải móc ruột, có loại không các vị biết không?
 
Đây là cá với rau thôi đấy, mà phải có kiến thức chứ nói gì nguyên cái mind của mình. Có hiểu không?
 
Con ngồi thiền mà
1.  tứ đế không biết,
2.  12 duyên khởi không biết,
3.  bố thí nói tầm bậy ***,
4.  trì giới nói sơ sài

mà cứ nói ngồi thiền. Ngồi thiền với cái gì tôi không biết.

Notes: ***see http://vietbestforum.com/showthread.php?...75&page=15 post # 225, p 15
 
Mà ở đây ai mà nội trợ dốt không có đi được đúng không? Tôi đã từng nghe mấy ông nói, “Có cái gì bà cũng đi hết, Sư ơi. Con ra ngoài, con không biết mua cái gì.” Tôi hoàn toàn thông cảm với nó. Khi mình không biết nấu ăn, mình không biết mua cái gì. Khi các bà biết nấu ăn, bà đi ngang cái đống rau om, bà biết về nấu canh chua. Nhìn giá, bà biết cái gì xài giá, rồi bà biết trường hợp nào nên xài tắc, trường hợp nào nên xài chanh.
 
Còn mình hoàn toàn mù tịt, mình không có biết gì hết, đi chợ đi không nổi. Mà dám ngồi ngồi thiền, ngồi thiền cái gì? Vậy mà còn bao nhiêu người VN đã tự hào là con đã dẹp hết, con không còn thiết gì nữa con chỉ thiền thôi. Đi chợ lơ mơ đã đi không được rồi, tiêu gừng ớt tỏi không phải dễ mua đâu quý vị. Mua về làm cái gì? Anh phải biết nấu căn bản vài món, chứ đừng nói tiêu gừng ớt tỏi là dễ mua nha.
 
Có vài trường hợp không dùng đường vàng được. Làm hư cái màu bánh đi.
 
Chỉ chuyện nhỏ xíu như vậy mà đòi hành thiền là thiền cái gì? Người ta nói thì giận. Khổ vậy đó. Người ta nói bị bệnh thì giận. Mà đi bác sĩ cái khen . Mà người ta nói mình đồi mồi, chỉ cái thuốc về bôi. Thế là giận. Đa phần vậy. Cứ đè ra khen là khoái thôi.
 
Tui sợ cái chuyện thuyết pháp chung chung. Rồi đem 3 cái đề tài an toàn,  đề tài gia đình rồi có hiếu, đạo vợ chồng, đạo thủy chung, người ta nghe người ta khoái dữ lắm.

  1. Mấy bà già bả nghe có hiếu là bả khoái dữ lắm. Mẹ khoái thì mẹ về mẹ khen. Mẹ khen thì con nó cũng chiều, thì con nó cũng quý ông Thầy đó. Cho nên làm sao mà lụm được cái bà già bỏ túi thì ngon.
  2. Có những chùa mở lớp Việt ngữ. Lớp Việt ngữ thì dù muốn dầu không cũng phải vào chùa. Mẹ thích vào chùa, thì mình cũng vào chùa.
  3. Chưa hết ai chết gởi xương, hủ cốt là mình phải vào chùa.
 
Cho nên mình đánh 3 mặt trận này thôi, con nít, người già, và hủ cốt. Đánh 3 cái đó thôi, đánh ráo riết, đánh trào máu, dùng hết vũ lực đánh 3 cái đó thôi. Coi như con nít lớp Việt ngữ, người già an ủi ve vuốt, hủ cốt thì tập trung. Tui đảm bảo ăn ngập mặt không hết, mà đạo Phật càng ngày càng lún xuống. 

Mà nó khổ, nói đúng nó chém mình.


https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=uV0STu-GYFk&abt=Qu%E1%BA%A3+Duy%C3%AAn+v%C3%A0+v%E1%BA%ADt+Th%E1%BB%B1c+Duy%C3%AAn
Reply
#70
LTP Chia Sẻ Những Điều Học Được Từ Sư Toại Khanh

1/ Vì múi giờ khác nhau, khắp nơi trên thế giới, ngày đêm liên tục có các chùa, nhà thờ, mosques, vân vân trên thế giới đang cầu nguyện và chúc phúc cho muôn loài. Như vậy, chúng ta hãy an hưởng các lớp sóng thiện lành đang hướng về chúng ta trong mọi lúc.

2/ Từng giây phút, chúng ta nhận quả từ những việc đã làm qua thân khẩu ý trong quá khứ. Từng giây phút, từ những quả đó, chúng ta đang tạo nhân cho tương lai.

3/ Chúng ta hãy sống với sự cẩn trọng từng giây phút, như các vị bác sĩ đang mổ xẻ bệnh nhân vì nếu sơ sẩy lơ đãng trong tích tắc, bệnh nhân có thể mất mạng. 

Cheer
Reply
#71
Các bạn có thể download bản Anh ngữ tại đây:

Five Visions of a Dying Man 
by Bhikkhu Rastrapal


Năm Hình Ảnh Trước Cửa Tử





Năm hình ảnh trước cửa Tử
Hòa Thượng Rastrapal
Hải Trần dịch Việt

https://www.budsas.org/uni/u-vbud/vbpha341.htm
[1]

Lời Tựa:

Cuộc sống sau cửa tử và sự hiện hữu của không gian bốn chiều [2] là hai nan đề đã làm điên đầu bao triết gia, tâm lý gia, và các học giả về bản chất con người. Có nhiều quan điểm khác biệt đã được nêu lên, nhưng tựu trung, tất cả đồng ý rằng chúng ta đều phải chết. Thêm vào đó, người hấp hối thường có những cử chỉ lạ lùng như thể họ đang sống trong một thế giới nào khác mà chúng ta không cảm nhận được. Lúc đó, dường như họ đang sống trong ảo tưởng. Thế nhưng, nếu quan sát một cách tường tận, chúng ta có thể sẽ thấy rằng những "ảo tưởng" đó tuy khó tin nhưng có thật. Nhiều năm trước đây, là một nhà sư, tôi chứng thực được điều đó khi đứng cạnh giường của một người đang hấp hối. Kinh nghiệm này đã chấn động tinh thần tôi đến độ sau đó tôi phải bỏ công tìm tòi học hỏi thêm các khái niệm về chư Thiên trong Kinh Tam Tạng Phạn ngữ (Pali).

Qua lời thỉnh cầu của chư Phật tử bốn phương, tôi xin viết lại câu chuyện trên với hy vọng rằng câu chuyện này sẽ trả lời được phần nào các thắc mắc đó. Nơi đây, tôi xin cám ơn sự khích lệ và đóng góp vào cuốn sách nhỏ này của các ngài Thiền sư Munindra, Tiến sĩ Arabinda Barua, Giáo sư Sunil Barua, và Bà Krishna Barua.


Tỳ kheo Rastrapal


-oOo-

Câu chuyện tôi sắp kể ra đây xảy ra vào năm 1957. Lúc đó tôi thọ giới tỳ kheo được bốn năm. Tôi hoan hỉ hăng say học Phật Pháp. Trong đó, có câu chuyện về Phật tử Dhammika trong quyển Chú giải Kinh Pháp Cú làm tôi quan tâm hơn cả.

Cư sĩ Dhammika là một Phật tử tín tâm thời Ðức Phật còn tại thế. Toàn thể gia quyến ông thực hành Phật Pháp rất nghiêm túc. Khi thọ bệnh, và nhận thấy mình sắp từ giã cõi đời, ông thỉnh cầu Ðức Phật cho phép Tăng chúng đến tụng kinh bên giường bệnh. Lời thỉnh cầu của ông được Ðức Phật chấp nhận. Ngài cử một số chư Tăng đến gia thất ông, và chư Tăng bắt đầu trì tụng Kinh Tứ Niệm Xứ.

Khi chư Tăng đang tụng kinh, thình lình ông la lớn: "Ngừng lại! Ngừng lại!". Nghe vậy, chư Tăng rất lấy làm ngạc nhiên. Vì nghĩ rằng ông Dhammika yêu cầu đừng tụng kinh nữa, chư Tăng bèn ngưng tụng và trở về tinh xá trình với Ðức Phật.

Ðức Phật hỏi sao chư Tăng về sớm vậy. Chư Tăng thưa rằng đó là vì cư sĩ Dhammika yêu cầu ngưng, và do đó chư Tăng quay trở về tuy chưa tụng hết bài kinh. Ðức Phật nói rằng mọi người đã hiểu lầm ý người bệnh. Ngài giảng giải thêm rằng ý của ông ta hoàn toàn khác hẳn. Ông muốn chư Thiên đang đem xe đến đón ông về thiên giới hãy ngừng lại, đừng đưa ông đi vội, vì ông đang nghe kinh. Ông ta không hề có ý yêu cầu chư Tăng ngưng tụng kinh.

Trong Tam Tạng Kinh Ðiển và trong các sách Chú Giải, tôi cũng từng đọc được nhiều câu chuyện về sự xuất hiện của chư Thiên và ngạ quỷ trong giờ phút lâm chung, tùy thuộc vào nghiệp quả đã làm trong suốt cuộc đời của người hấp hối. Tôi rất thắc mắc, vì những câu chuyện này đi ngược lại với đường lối tôi lý luận lúc đó. Tôi tìm đến Hòa Thượng Jnanishwar, một học giả uyên thâm về Phật học trụ trì tại một ngôi chùa nổi tiếng ở vùng Unainpura tại quốc gia Bangladesh, và trình lên Ngài nỗi thắc mắc của mình. Ngài bèn niệm bài kệ sau:

"Niraye aggikkhandho ca petalokanca andhakam,
tiracchanayoninca mamsakkhandhanca manusam,
vimanam devalokamhi nimittam panca dissare."


Có nghĩa là:
"Ai bị đọa xuống Ðịa Ngục sẽ thấy lửa; ai bị đọa làm ngạ quỷ sẽ thấy xung quanh mình tối tăm; ai sinh làm thú vật sẽ thấy rừng rú, súc vật và muông thú; ai sinh làm người sẽ thấy thân nhân đã khuất; và ai sinh lên cõi Trời sẽ thấy cung điện trên Thiên giới. Thường thường, năm hình ảnh này sẽ hiện ra cho người hấp hối." [3]

Ngài Hòa Thượng đã cố công giải thích câu kệ trên cho tôi rất cặn kẽ, nhưng tôi vẫn không đồng ý cho lắm. Phải có một kinh nghiệm thực chứng nào đó họa may mới có thể thuyết phục tôi hoàn toàn tin tưởng vào câu kệ trên.

-oOo-

Sau đó không lâu, tôi đã chứng thực được điều mình đang mong mỏi. Lúc ấy, tôi đang ở tại một ngôi chùa trong làng Tekota thuộc hải cảng Chittagong, nằm trong quốc gia Bangladesh. Một ngày kia, khi đi học về từ ngôi trường đại học cách chùa khoảng năm dặm, tôi cảm thấy rất mệt mỏi và muốn lên giường nằm nghỉ chốc lát. Bỗng đâu, có một cư sĩ ở làng bên đến chùa nhờ tôi đi thăm người anh rể tên là ông Abinash Chandra Chowdhury, vì ông này đau nặng và đang cơn hấp hối. Ông Chowdhury được năm mươi sáu tuổi, và là một Phật tử tín tâm, ai cũng biết đến tâm đạo của ông ta. Tôi đứng dậy và đi theo vị cư sĩ đến nhà người anh rể của ông ấy.

Ðến nơi, tôi thấy nhà ông đã đông đủ bạn bè thân quyến. Tất cả đều nhường lối cho tôi tiến đến gần người hấp hối. Ông ta đang nằm trên một tấm nệm trải trên sàn. Lúc ấy khoảng 8:30 tối. Có người mang ghế lại mời tôi ngồi. Cả nhà trở lên im lặng khi tôi sửa soạn tụng kinh. Ai nấy đều hồi hộp vì trước đó, tôi đã từng ngỏ ý trong các bài thuyết pháp rằng tôi ước ao được kiểm chứng lại năm hình ảnh thường hiện ra trước giây phút lìa đời của người sắp chết. Giờ đây, giây phút quan trọng được mong chờ này đã đến.

Tôi bắt đầu tụng kinh. Sau khi tụng xong vài bài, tôi nghe người hấp hối thì thào một cách thành kính những chữ "Phật - Pháp - Tăng, Vô thường - Ðau khổ - Vô ngã" và "Từ - Bi - Hỷ - Xả". Thế rồi, tôi nhận thấy ông ấy suy nhược hẳn đi. Ðể nhìn ông ta cho rõ, ngõ hầu chứng minh câu kệ về năm hình ảnh nọ, tôi yêu cầu mọi người cho tôi ngồi xuống sàn, cạnh người sắp quá vãng. Mọi người liền tuân theo ý tôi ngay.

Người hấp hối nằm nghiêng về phía tay trái đối diện tôi. Tôi đặt bàn tay phải của mình lên cánh tay phải của ông ta và hỏi thăm sức khỏe. Ông trả lời rằng giây phút lìa đời đã đến, và không còn hy vọng gì sống thêm nữa. Tôi cố gắng an ủi ông rằng ông mới có năm mươi sáu tuổi và không thể nào chết sớm như vậy. Suốt đời ông đã làm rất nhiều việc thiện, nêu lên bao nhiêu gương sáng cho mọi người trong làng, cho nên cuộc đời ông không thể bị vắn số như vậy được.

Thế rồi tôi hỏi ông có muốn thọ trì Ngũ Giới và nghe thêm kinh không. Ông ta bằng lòng. Sau khi cho ông thọ giới, tôi tụng kinh và nhận thấy ông ta lắng nghe với tất cả lòng thành kính. Khi ngừng tụng, tôi muốn biết ông có thấy hình ảnh nào không. Suốt thời gian tôi ngồi cạnh, cặp mắt ông ta nhắm nghiền. Cứ mỗi khoảng thời gian ngắn là tôi nhắc lại câu hỏi của mình. Ông ta cho biết rằng ông không nhìn thấy gì cả.

Khoảng 11:30 tối, đôi môi ông bắt đầu mấp máy. Những người đứng cạnh giường nhận ra rằng ông đang nói thấy cây Bồ đề tại Bồ đề Ðạo tràng, nơi Ðức Phật thành đạo. Có lẽ ông ta thấy cây Bồ đề vì đang nhớ lại chuyến hành hương của mình tại Bồ đề Ðạo tràng. Tôi hỏi ông còn thấy gì khác. Ông nói một cách ngạc nhiên rằng hai vị sinh thành ra ông cũng ở đó và đang dâng hoa lên Vajrasana (Kim Cương Tọa) dưới cội cây Bồ đề. Ông ta nói như thế đến hai lần. Tôi nhờ ông hỏi song thân ông có muốn thọ Ngũ Giới không. Ông ta trả lời có và hai người đang chắp tay nhận giới.

Sau khi truyền Ngũ Giới cho song thân ông, tôi lại hỏi ông xem hai vị ấy có muốn nghe kinh không. Khi được trả lời rằng có, tôi bèn tụng bài Từ Bi Kinh. Tôi cảm thấy rất kích động với những diễn tiến vào lúc đó, vì chúng đã xảy ra giống câu kệ về năm hình ảnh nọ. Những người xung quanh cũng bị kích động không kém vì họ đang chứng kiến một sự kiện không thể ngờ.

Theo như lời kệ, tôi hiểu rõ ràng rằng hình ảnh cha mẹ quá vãng cho tôi biết ông sẽ tái sinh làm người và trong điều kiện sống rất cao đẹp, vì có hình ảnh của cây Bồ đề cùng với song đường. Thế nhưng, tôi cảm thấy với đức tin trong sạch, ông xứng đáng lên cõi cao hơn. Tôi tiếp tục hỏi ông còn thấy gì nữa.

Một lúc sau, tôi nhận thấy ông ấy có sự thay đổi. Hình như ông ta bắt đầu lo lắng cho cuộc sống trần thế và yêu cầu họ hàng giải nợ cho ông. Tôi hỏi ông thấy gì. Ông trả lời một cách yếu ớt rằng ông thấy một bộ tóc dài. Lúc ấy khoảng 1:40 sáng. Tôi hỏi: "Ông có thấy mắt không?" thì được trả lời rằng: "Không, vì bộ tóc đen phủ kín từ đầu đến gót."

Tôi không biết hình ảnh ma quái này có nghĩa gì, nhưng cũng đoán chừng rằng nếu ông ta chết vào lúc này thì sẽ tái sinh vào một cảnh giới thấp, nên tôi bắt đầu tụng kinh để xua đuổi con ma. Quả nhiên công hiệu, vì khi tôi hỏi con ma còn đó không, ông nói con ma đã biến mất. Ít lâu sau, khi tôi nhờ Hòa Thượng Jnanishwar và Hòa Thượng Silalankara giải thích, cả hai đều nói rằng nếu qua đời vào lúc bấy giờ ông ta sẽ tái sinh làm ngạ quỷ.

Hình như ông vẫn còn quyến luyến sự sống trên cõi thế gian vì ông nài nỉ thân nhân cất giữ tấm nệm dưới giường ông nằm cho người con trai duy nhất mang tên là Sugata Bikash Chowdhury. Người con trai này còn kẹt ở xa, tận tỉnh Durgapur thuộc Ấn độ. Ông không muốn tấm nệm bị hỏa thiêu theo xác ông theo tục lệ của nhiều Phật tử ở hải cảng Chittagong thuộc quốc gia Bangladesh. Sau đó, ông bị kiệt sức rất nhiều.

Tôi hỏi ông còn thấy những gì. Ông ta trả lời rằng ông thấy hai con chim bồ câu đen. Tôi hiểu tức thì rằng đó là hình ảnh của thế giới loài thú, nơi ông sẽ tái sinh. Lúc này đã 2:00 giờ sáng. Tôi không muốn ông thọ sinh làm kiếp thú nên tiếp tục tụng kinh. Khi tụng xong vài bài, tôi lại hỏi ông thấy gì. Lần này, ông trả lời rằng không thấy gì cả.

Tôi tiếp tục tụng kinh. Một lúc sau, tôi hỏi ông có thấy gì nữa không. Tôi phải nhắc lại câu hỏi nhiều lần. Cuối cùng, ông ta nói một cách ngạc nhiên rằng ông thấy một cỗ xe từ thiên giới đang tiến đến gần. Mặc dù biết rằng không một chướng ngại vật nào có thể ngăn cản được cỗ xe đó, nhưng vì lòng tôn kính đối với chư Thiên, tôi yêu cầu thân quyến của người hấp hối đứng xa ra, nhường chỗ cho cỗ xe đậu lại. Xong, tôi hỏi ông cỗ xe đó cách xa ông bao nhiêu. Ông đưa tay ra dấu cho biết cỗ xe đó đang ở sát cạnh giường.

Khi được hỏi có thấy ai trong xe không, ông ta trả lời rằng có những vị thiên nam và thiên nữ trong xe. Tôi nhờ ông hỏi ý chư Thiên có muốn thọ Ngũ Giới không, vì tôi được biết qua kinh điển rằng chư Thiên rất vâng lời và kính trọng chư Tăng và các vị cư sĩ tại gia có đạo tâm.

Khi được trả lời rằng có, tôi liền làm lễ truyền Ngũ Giới cho chư Thiên và hỏi các Ngài có muốn nghe Từ Bi Kinh không. Khi biết chư Thiên đồng ý, tôi bèn tụng hết cả bài kinh. Tôi lại hỏi chư Thiên có muốn nghe Hạnh Phúc Kinh (Mangala Sutta) không, và tôi tụng bài này khi chư Thiên tỏ ý bằng lòng.

Khi tôi hỏi các Ngài có muốn nghe thêm bài Linh Bảo Kinh (Ratana Sutta) không, thì người hấp hối xua tay ra dấu rằng chư Thiên bảo không còn thì giờ nghe kinh nữa. Sau đó, ông ta cho biết chư Thiên muốn tôi trở về chùa.

Tôi hiểu rằng chư Thiên nóng lòng muốn rước người bệnh lên thiên giới, nhưng tôi tìm cách ngăn cản để kéo dài sự sống cho ông ta trên mặt đất này. Tôi nhờ ông mời chư Thiên lui gót vì chưa đến lúc ông ấy chết. Tôi lý luận rằng ông ta mới có năm mươi sáu tuổi, cho nên tôi dám chắc rằng chư Thiên đã lầm lẫn. Tất cả mọi người có mặt và cả tôi nữa sẵn lòng hồi hướng phước báu của mình đến các Ngài để đổi lấy sự sống cho ông ta.

Tôi lại hỏi người hấp hối còn thấy hình ảnh gì nữa không. Ông trả lời rằng song thân ông còn quanh quẩn bên cây Bồ đề. Như vậy, chỉ có nghĩa là tâm ông còn vướng bận cảnh trần rất nhiều và ông sẽ tái sinh làm người. Một lần nữa, tôi đề nghị tất cả chúng tôi hồi hướng phước báu đến cha mẹ ông đã quá vãng, và sau khi thọ hưởng rồi, hai ông bà phải ra đi như chư Thiên đã ra đi vậy.

Theo dấu hiệu của người hấp hối thì hình như người cha đồng ý, nhưng người mẹ thì không. Tôi tỏ vẻ nghiêm cẩn với bà mẹ vì chư Thiên đã đồng ý với tôi thì hai người không nên từ chối. Tôi nói rằng nếu hai người vẫn có hành động như thế, e rằng sẽ gây ra các hậu quả không tốt cho hai người mà thôi. Tôi phải nói mãi họ mới chịu nghe. Cuối cùng, cả hai biến mất.

Bây giờ thì không còn bóng hình nào lảng vảng trong tâm người bệnh nữa. Trông ông ta thay đổi hẳn. Ông ta hít một hơi dài và có nhiều sức sống. Khi có người cầm đèn đến gần để soi mặt ông, ông ta nói: "Ðừng lo nữa, tôi không chết đâu." Nhận thấy ông đã khỏe hẳn, tất cả chúng tôi đều cảm thấy nhẹ nhõm và vui mừng.

Chúng tôi đều bị kích động với những diễn tiến vừa qua. Lúc đó đã 5:00 giờ sáng. Mọi người vừa trải qua một đêm không ngủ, nhưng không ai tỏ ra mệt mỏi, vì sự kiện trên quá hấp dẫn và thu hút. Tôi từ giã mọi người, quay trở về chùa, đi tắm, ăn sáng, và sau cùng lên giường chợp mắt.

Khoảng 10:30 sáng, nghe tiếng động ngoài phòng, tôi đi ra xem chuyện gì thì thấy ông khách tối qua. Tôi hỏi ông nguyên do trở lại chùa thì được biết ông ta đến đón tôi vì sau năm tiếng đồng hồ khoẻ mạnh, ông Chowdhury lại bị đuối sức và cái chết lại cận kề.

Tôi vội vàng theo người khách trở lại nhà ông Chowdhury. Trên đường, tôi gặp rất nhiều người trong làng lũ lượt kéo nhau đi cùng hướng với tôi, và khi đến nhà ông Chowdhury, tôi thấy rất đông người đứng chật cả nhà. Ðó là vì tiếng đồn về sự kiện xảy ra từ đêm trước. Mọi người rẽ ra nhường lối cho tôi tiến đến giường bệnh.

Tôi ngồi bên cạnh người hấp hối hỏi thăm sức khỏe. Ông ta trả lời rất yếu ớt rằng ông không sống được nữa. Tôi khuyến khích ông và nhắc nhở ông những việc thiện ông đã làm trong đời. Lâu lâu tôi lại hỏi ông có thấy ai không, nhưng ông ta không thấy gì cả.

Khoảng 11:20 sáng, một cụ lão tên là cụ Mahendra Chowdhury khoảng 86 tuổi nhớ ra giờ ăn chót trong ngày của tôi sắp qua nên nhắc tôi độ ngọ. Tôi cương quyết từ chối vì không thể rời giường bệnh vào lúc đó cho dù là để ăn cơm.

Câu nói của tôi làm bầu không khí căng thẳng thêm vì ai cũng chờ đợi những diễn tiến tiếp theo tối trước ra sao. Tôi lại hỏi người hấp hối thấy gì không. Lần này, ông ta trả lời: "Có, chư Thiên lại đem xe đến nữa."

Sự xuất hiện của chư Thiên ngay sau khi tôi từ chối ăn trưa làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Sau này, khi tôi nhờ Hòa Thượng Jnanishwar và Hòa Thượng Silalankara giải thích, cả hai đều nói rằng chư Thiên chờ tôi đi độ ngọ, để khi tôi vắng mặt là chư Thiên đón ông ta về trời ngay. Thế nhưng vì tôi không chịu bỏ đi, nên các Ngài đành đến rước ông ta vậy.

Người bệnh cho tôi biết chư Thiên thỉnh cầu và năn nỉ tôi trở về chùa. Khi tự hỏi tại sao, tôi bỗng hiểu sở dĩ các Ngài ngần ngại không rước người bệnh đi khi tôi còn ở đó vì các Ngài mang ơn tôi đã ban Ngũ Giới và tụng kinh cho các Ngài. Sau này, nhị vị Hòa Thượng cũng nói thế.

Vì cảm thấy người bệnh không thể trốn tránh cái chết được nữa, tôi nhờ ông thưa cùng chư Thiên rằng: "Xin chư Thiên tự nhiên rước ông ta đi, cho dù tôi đang có mặt tại nơi đây. Tôi không phản đối nữa. Tôi rất hoan hỉ cho phép ông ta ra đi." Sở dĩ tôi nói vậy vì ông ta sẽ đi về thiên giới, rất xứng đáng với các công đức ông đã làm và đó là điều tôi chân thành ao ước cho ông. Tiếp theo, tôi yêu cầu bà vợ và thân quyến của ông nói lời giã biệt một cách vui vẻ.

Ðây là lúc mọi người sửa soạn cuộc hành trình cuối cùng trong đời của người hấp hối. Trước khi ra đi, ông nói: "Thôi, tôi đi đây." Vẻ mặt ông rất hân hoan và xán lạn.

Tôi bèn nâng đầu và vai ông, còn người khác nắm chân. Chúng tôi đặt ông nằm ngửa cho thẳng thắn. Tôi nhỏ vài giọt nước đường vào miệng ông. Tiếp theo, tôi đặt bàn tay phải của mình lên ngực ông ta. Tôi cảm thấy còn rất nhiều hơi ấm. Người đang chết hình như còn tỉnh thức và đang lẩm nhẩm những câu kinh nhật tụng.

Thế rồi, ông ta giơ bàn tay phải lên như đang tìm kiếm một vật gì. Tôi không hiểu ông muốn gì. Có người trong đám đông đề nghị có lẽ ông muốn sờ chân tôi như đêm trước ông đã từng làm như vậy, vì tôi đang ngồi trên sàn cạnh ông.

Tôi đưa chân phải của mình đến gần để ông ấy có thể đưa tay ra sờ được. Khi sờ được chân tôi xong, trông ông có vẻ mãn nguyện. Sau đó, ông giơ bàn tay vừa đụng vào chân tôi lên trán mình và sau cùng xuôi thẳng tay đặt bên hông.

Tôi cảm thấy hơi ấm ở ngực ông bớt dần. Khoảng một hay hai phút sau, cơ thể ông ấy giật lên và trút hơi thở cuối cùng. Khi xác ông hoàn toàn lạnh, tôi rút tay về và nhìn quanh. Mọi người xung quanh ngồi hay đứng đều hoan hỉ và an nhiên tự tại.

Cả nhà không một tiếng khóc. Ðó là một cuộc tiễn đưa người chết rất hay, theo đúng lời tôi căn dặn trong các buổi thuyết giảng. Tôi từ giã mọi người và bảo thân nhân bạn bè người chết bây giờ có thể tha hồ khóc lóc, vì vào lúc này sự thương tiếc không còn ảnh hưởng đến người quá vãng nữa.

-oOo-

Câu chuyện trên đã đánh tan mọi mối nghi ngờ từ trước về câu kệ diễn tả năm hình ảnh xuất hiện trong trí người sắp chết do Hòa Thượng Jnanishwar đọc và tôi cũng từng thấy những câu tương tự trong kinh điển. Sau này, khi phân tích về cái chết của ông Chowdhury, tôi nhận ra rằng mỗi giai đoạn đều có một hình tướng (nimitta) tương xứng với trạng thái của tâm (citta).

Cảnh cây Bồ đề và cha mẹ đã khuất là kết quả của nghiệp tướng (kamma nimitta). Ðó là yếu tố quan trọng trong tâm thức do thiện nghiệp gây ra. Thế nhưng, sau này, ông ta thấy người tóc dài và hai con chim bồ câu hoặc hình ảnh ngạ quỷ. Ðó là dấu hiệu của những việc bất thiện ông đã làm.

Nghe kinh tụng đã xua đuổi được tư tưởng bất thiện và kết quả là hình ảnh ma quái lẫn muông thú biến mất. Tâm trở nên an tịnh nhờ nghe kinh kệ và thọ Ngũ Giới nên hình ảnh chư Thiên xuất hiện. Cho đến phút cuối, trạng thái tâm trong sạch này mạnh hơn hết. Tâm này còn mạnh hơn cả tâm khi thấy song thân. Hình ảnh cha mẹ đã biến mất để cuối cùng con đường lên thiên giới hiển lộ cho người hấp hối thư thái ra đi.

-oOo-

Kết luận câu chuyện này là giây phút cuối trong đời sẽ có ảnh hưởng mạnh đưa chúng ta về cảnh giới cao hơn hay thấp hơn. Vì thế, bổn phận của thân nhân người đang hấp hối là hãy nhắc nhở cho người đó những việc thiện đã làm trong đời và tụng kinh niệm Phật luôn luôn. Chúng ta không nên làm tâm thức người đó mê mờ qua sự khóc than hay khiến họ lo nghĩ đến chuyện thế tục.

Tôi cũng hiểu thêm rằng cho dù mộ đạo hay làm việc thiện đến đâu chăng nữa, chúng ta không thể đạt được giải thoát hoặc lên cõi Niết bàn. Mọi hành vi thiện chỉ có thể giúp chúng ta tái sinh lên cõi an vui như cõi trời hoặc Phạm thiên chẳng hạn. Chỉ khi hành thiền Tuệ Quán (vipassana-bhavana) chúng ta mới thoát khỏi được mười kiết sử (dasa samyojana) và đạt được bốn quả Thánh đưa đến Giải Thoát. Bốn quả Thánh đó là Nhập Lưu, Nhất Lai, Bất Lai và A-la-hán.

Ba kiết sử đầu tiên là thân kiến (sakkaya-ditthi), hoài nghi (vicikiccha), và giới cấm thủ (silabbata-paramasa) chỉ vượt qua được khi đạt quả Nhập Lưu. Ai đã đạt được quả vị này sẽ không tái sinh vào bốn khổ cảnh: Ðịa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sinh, và A -tu-la [3]. Không những thế, các Ngài không tái sinh quá bảy lần. Khi lâm chung, các Ngài chỉ thấy hình ảnh cõi người hay cõi trời mà thôi.

Ai hành thiền tiến xa hơn nữa sẽ đạt được quả vị Nhất lai khi kiết sử thứ tư là dục ái (kamaraga) và thứ năm là sân hận (patigha) đã bị suy yếu. Các Ngài chỉ còn tái sinh thêm một lần mà thôi. Hình ảnh hiện ra khi hấp hối cũng là hình ảnh cõi người hay cõi trời.

Người nào hành thiền và diệt được hoàn toàn kiết sử thứ tư và thứ năm, nghĩa là dục ái (kamaraga) và sân hận (patigha), sẽ không tái sinh lại cõi người nữa. Các Ngài sẽ tái sinh vào thiên giới gọi là Tịnh Cư Thiên, và sẽ nhập Niết bàn sau đó. Những vị này chỉ nhận được hình ảnh chư Thiên khi hấp hối.

Khi hành thiền nếu tiến được xa hơn, chúng ta có thể đạt được quả A-la-hán khi loại trừ năm kiết sử còn lại. Ðó là sắc ái (rupa-raga), vô sắc ái (arupa-raga), mạn (mana), trạo cử (uddhacca), và vô minh (avijja). Các Ngài đã đạt được quả vị cuối cùng, và khi lìa cõi đời sẽ không thấy hình ảnh gì cả.

Niết bàn là đích cuối cùng do Ðức Phật tìm thấy qua thiền Tuệ Quán. Các đệ tử của Ngài đi trên con đường do Ngài chỉ dạy, và phải nhờ thiền Tuệ Quán mới đạt đến Niết bàn. Những hình ảnh hiện ra chỉ là những ánh đèn khi mờ khi tỏ tạm soi kiếp sống con người. Mục tiêu cuối cùng, ngọn đèn sáng thật sự ở cõi Niết bàn, chỉ đạt được qua thiền Tuệ Quán mà thôi.

Hòa Thượng Rastrapal
Hải Trần dịch Việt

-oOo-

Chú thích:

[1] Lời người dịch: Nguyên bản "Five Visions of a Dying Man", tác giả Hòa Thượng Rastrapal, thuộc loạt sách Lá Bồ đề, số 150 (Bodhi Leaves No. 150) do Hội Ấn tống Kinh sách Phật giáo (Buddhist Publication Society) tại Tích Lan xuất bản, năm 2000.

[2] Lời người dịch: Chiều thứ tư thuộc về thời gian, ba chiều kia là chiều ngang, chiều dọc và chiều sâu. Thế giới chúng ta đang sống có ba chiều. Theo giả thuyết, nếu được sống trong không gian bốn chiều, chúng ta có khả năng đi ngược về quá khứ hay tiến thẳng đến tương lai rất dễ dàng.

[3] Lời người dịch: Tỳ kheo Tịnh Ðức bình luận thêm rằng nếu người hấp hối thấy máu, đâm chém hoặc hình ảnh nào có sắc thái giận dữ thì sẽ tái sinh trong cõi A-tu-la. Có hai loại A-tu-la (Asuras): A-tu-la Thiên và A-tu-la thọ khổ.

-oOo-

Vài điều sơ lược về tác giả:

Hòa thượng Rastrapal hiện đang dạy thiền và là vị trụ trì tại Trung Tâm Thiền Học Quốc Tế (International Meditation Centre) tại Bồ đề Ðạo tràng (Bodh Gaya), thuộc Ấn độ.
Reply
#72
AN INTRODUCTION TO
THE LAW OF CONDITIONALITY

(PAṬṬHĀNA)

U Hla Myint
2010


 --ooOoo--

 
INTRODUCTION (1-6)

The Meaning of “Paṭṭhāna”
 
The term “Paṭṭhāna” is composed of “pa” (prefix) and “thana” (noun), which literally mean “various conditions.” 

For example, in order for the rose in front of our house to look beautiful and smell fragrant, it requires countless contributing conditions in addition to its basic genetic structure, such as good soil, suitable amount of water, sun, air, our love for roses and so on. Unless   we love roses, we would not choose to grow them in front of our house. 

A rose cannot grow well if it receives  too much or too little fertilizer, water, sun, and so on. Moreover, depending on their genetic predisposition, one rose can differ from another in color, size, etc., even though they have been grown under the same conditions. 

This strong force of nature is called Natural Strong Dependence Condition (pakatūpanissaya). In the same way, everything in the world is determined by countless causes and conditions. Paṭṭhāna is all about these powerful conditions and in particular about the conditions necessary for cognitive phenomena and their relationship to our delusory sense of “I,” “me” and “mine.”


As an example, therefore, let’s take our love of roses:

1. We usually fall in love with a rose because of its beauty and fragrance. So, the fascination of its look and smell, called sense-objects (arammaṇa), is near conditions causing its attraction for us. This fascinating power of a sense-object is called “Fascination Condition” (2/ arammaṇa-paccayo – cảnh duyên).

2. There are also remote conditions for our love of roses. According to Abhidhamma, we must have fallen in love with roses some time earlier in this life (ārammaṇānusaya). We are also believed to have been attached to such fascinating objects as this in our past lives (santānānusaya). Both kinds of love-related mental states were impermanent and disappeared there and then. But they left a dormant form of their energy behind in our mind like an impression on our memory. When the right conditions are met, the dormant form of our love becomes activated and motivates our intention to grow roses in front of our house. Such instinctive power of psycho-physical phenomena is called “Natural Strong Dependence Condition” (9/ Pakatūpanissay-paccayo - thân y duyên). 

3. In the present moment when our mental state of love comes into existence, it repeats six or seven times continuously during its mental process in accordance with the law of mind (citta-niyāma). And this kind of process can also be repeated countless times in an ongoing series of love-associated thoughts. Such massive repetition makes our love become so strong that it can activate our limbs and body to grow the roses in front of our house. Similar in many ways to a series of electric charges that power a machine. In this case, preceding mind-moments(1) contribute to succeeding ones(2) continuously. The power of this constant flow of mind is called Repetition Condition (12/ āsevana-paccayo – thường cận y duyên), Continuity Condition (4/ anantarapaccayo – vô gián duyên) and Contiguity Condition or Absolute Continuity Condition (5/ samanantara-paccayo  - đẳng vô gián duyên). This power actually belongs to the mental states that have disappeared ahead of conditioned phenomena. Therefore, it is also called Absence Condition (22/ natthi-paccayo – vô hữu duyên) and Disappearance Condition (23/ vigata-paccayo – ly khứ duyên)

4. Even a single mental state such as love requires certain conditions in order to become strong. Like any other mental states, the mental state of our love never arises alone, but it is always accompanied by many other mental states, which are supporting one another by the force of co-existence and mutuality. Separate individual threads, to take an analogy, are very fragile and weak, but they become very strong when twisted together into a rope. In the same way, our love becomes very powerful by the force of co-existence and mutuality with its concomitant consciousness and other mental states. This mutually supportive power of mental states is referred to under several names: Conascence Condition (6/ sahajāta-paccayo - câu hữu duyên), Mutuality Condition (7/ aññamañña-paccayo – hỗ tương duyên), Dependence Condition (8/ nissaya-paccayo – hỗ trợ duyên), Association Condition (19/ sampayutta-paccayo – tương ưng duyên), Presence Condition (21/ atthi-paccayo – hữu duyên), Non-disappearance Condition (24/ avigata-paccayo – bất ly khứ duyên)


5. There are some further conditions necessary for love to become even stronger. Among the love associated mental factors, delusion serves as the root factor of love (1/ hetu-paccayo – nhân duyên) because this kind of love is rooted in the delusory sense of beauty and fragrance; desire, mental energy, and consciousness serve as its predominant factors (3/ adhipati-paccayo – trưởng duyên); volition as its working factor (13/ kamma-paccayo – nghiệp duyên); mental contact, intention, and consciousness as its nutrition factors (15/ āhāra-paccayo – vật thực duyên); psychic life, consciousness, feeling, energy and concentration as its faculty factors (16/ indriya-paccayo – căn duyên, quyền duyên); attention, joy, happiness and concentration as its absorption factors (17/ jhāna-paccayo – thiền duyên); and wrong view, wrong thought, etc., as its path factors (18/ magga-paccayo – đạo duyên). With these conditions working together, our love of roses becomes strong enough to activate our action of growing a rose in front of our house.

6. Last but not least is the role of sense-bases on which our love-associated mental states depend. All our mental states carry out their functions depending on their corresponding physical bases such as, eye, ear, nose, tongue, body, and heart(3) . Like the electronic energy functions in an electronic device, our love of a rose takes place and carries out its function in our heart. Such dependability in the power of the physical phenomena is called Base Dependence Condition (10/ vatthu-purejāta nissaya-paccayo - tiền sinh duyên).


Thus, our love for roses is not created by anybody, not by a person, nor gods or goddesses. Nor is it anything or anyone that can be taken as “I” or “mine,” for it is, like anything else on earth, the product of conditions. It exists nowhere in particular, but just comes into existence when the right conditions are met similar to a flame that appears when a match is rubbed against the right surface. Another example given in Pāḷi is music that sounds only when musical instruments are played. The conditionality of mental and physical phenomena is what Paṭṭhāna teaches us. This is the meaning of Paṭṭhāna.

--------------------
The word “mind-moment” actually refers to individual mind-units that constitute our thought-processes, but not to a time period of mind. Time, location, forma- tion, etc. are concepts, which manifest depending on mind and matter. Other than mind and matter, they can be found nowhere, nor can they be said to ap- pear or disappear in any form.

According to Abhidhamma, within a few seconds of thought there arise millions of mental processes, which each consists of 10 to 17 mind-moments. Referring to such individual mind-moments or thought-units, the two terms citta or viññana (consciousness) will be used synonymously in this book.


Eye means sensitive material in the eye where the images reflect on that helps us to see. Ear means sensitive material phenomena in the ear where the sound strikes and then we hear. Nose means the sensitive material in the nose. Tongue means tongue sensitive material in the tongue, and body means the sensitive material in the whole body except the tip of the nails and the outer part of the hairs.

Regarding the heart base (hadayavatthu), Buddha did not explain what it is. Ac- cording to the commentaries, it is just blood in the heart, not the whole heart. More accurately, it is material phenomena that arise in the blood inside the heart. It is called heart-base since it serves as the base for our thoughts (from Dependent Origination by Sayadaw U Sīlānanda).

 Here, the Pāḷi cannon just makes the general statement that thoughts depend on whatever physical phenomena on which they arise. The commentaries, however, unanimously take the heart as the base of our thoughts. In the modern days of successful heart transplantation and deeper understanding of the brain’s func- tions, however, some Pāḷi scholars, referring to the original Pāḷi, would like to take brain as base of our thoughts rather than the heart.

(to be cont.)
Reply
#73
(cont.) INTRODUCTION (2-6)

There are 24 Conditions: 
1. Hetu-paccayo Root condition, Nhân Duyên. 
2. Ārammaṇa-paccayo Fascination condition (Sense-object condition), Cảnh Duyên (Sở Duyên Duyên) 
3. Adhipati-paccayo Predominance condition (sahajāta, ārammaṇa), Trưởng Duyên.
4. Anantara-paccayo Continuity condition, Vô Gián Duyên. 
5. Samanantara-paccayo Contiguity condition, Đẳng Vô Gián Duyên (Liên Tục Duyên) 
6. Sahajāta-paccayo Co-nascence condition, Câu Sinh Duyên (cùng khởi sinh, cùng thời) 
7. Aññamañña-paccayo Mutuality condition, Hỗ Tương Duyên. 
8. Nissaya-paccayo Dependence condition (sahajāta, purejāta), Y Chỉ Duyên (Hỗ Trợ Duyên,) 
9. Upanissaya-paccayo Strong-dependence condition (ārammaṇa, anantara, pakatupa), Thân Y Duyên (Hỗ trợ tích cực, cận y duyên) 
10. Purejāta-paccayo Pre-nascence condition (vatthu, ārammaṇa),Tiền Sinh Duyên (Duyên trước) 
11. Pacchājāta-paccayo Post-nascence condition, Hậu Sinh Duyên (Duyên sau) 
12. Āsevana-paccayo Repetition condition, Tập Hành Duyên (Thường Cận Y Duyên, lập đi lập lại nhiều lần) 
13. Kamma-paccayo Kamma condition (sahajāta, nānakkhaṇika), Nghiệp  Duyên. 
14. Vipāka-paccayo Resultant condition, Quả Duyên. 
15. Āhāra-paccayo Nutriment condition, Vật Thực Duyên.
16. Indriya-paccayo Faculty condition (sahajāta, rūpajīvita, vatthu-purejāta), Căn Duyên (Quyền Duyên)
17. Jhāna-paccayo Jhāna condition, Thiền Duyên. 
18. Magga-paccayo Path condition, Đạo Duyên. 
19. Sampayutta-paccayo Association condition, Tương Ưng Duyên (phối hợp, đi kèm)
20. Vippayutta-paccayo Dissociation condition (sahajāta, pacchājāta, vatthupurejāta, Bất Tương Ưng Duyên (không phối hợp, không đi kèm)
21. Atthi-paccayo Presence condition (sahajāta, ārammaṇa, vatthu-purejāta), Hữu Duyên. (Có mặt, hiện hữu duyên) 
22. Natthi-paccayo Absence condition, Vô Hữu Duyên (Vắng mặt) 
23. Vigata-paccayo Disappearance condition, Ly Khứ Duyên (Biến mất) 
24. Avigata-paccayo Non-disappearance condition, Bất Ly Khứ Duyên (Không biến mất). 

Note: The Pali words in the parenthesis are for academic study only.

(to be cont.)
Reply
#74
(cont.) INTRODUCTION (3-6)

Three Factors to Scrutinize: For a better understanding of Paṭṭhāna, we need to scrutinize three factors that are related to each of the 24 conditions.

In the case of the relationship between a rose and our love of it, 
  1. the beautiful appearance and fragrance of the rose are the Conditioning Factors (paccaya); Nhóm tạo điều kiện
  2. our love and love-associated mental states are the Conditioned Factors (paccayuppanna); Nhóm chịu điều kiện
  3. fascination condition is the Conditioning Mode (paccaya-satti)
Here, “conditioning” means producing (janaka), and supporting (upaṭṭhambhaka) or maintaining (anupālaka) the effect so that it continues to arise. We should understand the correct meaning of these factors within this context.

The Phenomena Involved: The phenomena involved in the 24 conditions are of three kinds:
  1. Mental phenomena (nāma) (Nibbāna is also counted as nāma in a sense), 
  2. Physical phenomena (rūpa),
  3. Conceptual phenomena (paññatti) like time, location, mode, manner, form, shape and so on.

In order to understand what exactly these phenomena are, it is necessary for us to learn some basic Abhidhamma before studying these 24 conditions.

(to be cont.)
Reply
#75
(cont.) INTRODUCTION (4-6)

Basic Abhidhamma


In the Abhidhamma, there are four kinds of ultimate phenomena (paramattha): 
  1. consciousness (citta), 
  2. mental states (cetasika), 
  3. physical phenomena (rūpa), 
  4. and nibbāna
Other than these four, everything else are non-substantial illusions or make-believes or concepts (paññatti).

Consciousness (Citta)

Three Kinds of Consciousnesses

According to Buddha’s teaching, cognitive phenomena constitute consciousness (citta) and its mental states (cetasika), which are collectively called mind (nāma). The consciousness is only one kind in terms of experiencing or perceiving the sense-objects, but it is classified into 89 kinds by its concomitant mental states. Basically, however, it can be generally divided into three types as follows:

1.      Sub-consciousness: The first kind of consciousness is called inborn consciousness, which is the result of past kamma (4). This inborn consciousness determines whether we are smart, stupid, kind or cruel. In other words, it represents both our heredity and personality. Like the water current of a river, this inborn consciousness arises and passes away every moment throughout one’s entire life except during the intervals of fully conscious thoughts. Literally, this inborn consciousness is called by three names: “relinking consciousness” (paṭisandhi) at the first moment of a life or conception, and “death consciousness” (cuti) at the last, and “life-continuum” (bhavaṅga) in between when there is no conscious thought. There is no equivalent term for it in common English but the closest concept would likely be “sub-consciousness” (5). The unbroken flow of inborn consciousness or sub-consciousness takes place when we are in our mother’s womb, in deep sleep, or otherwise unconscious.

When sense-objects impinge on   its   stream, this sub-consciousness gives rise to wholesome or unwholesome thought depending on our mindset (manasi-kāra). In other words, our thoughts enter into the mind-stream through our inborn consciousness or sub- consciousness, which is, therefore, called “mind-door” (mano-dvāra) (6). Referring to this inborn consciousness or sub-consciousness, the Buddha said as follows:

Pabbasaramidaṁ bhikkhave cittaṁ. Tañca āgantukehi upakkilesehi upakiliṭṭhaṁ.
Monks, crystal clear is the mind, which is interfered with interim mental hindrances.
(Aṅguttara-nikāya)

There are 19 kinds of sub-consciousness as follows:

1.The sub-consciousness of animals, ghosts   or hell beings is called santīraṇa (7)  that results from unwholesome kamma.

2.The sub-consciousness of human beings who are disabled by birth is also called santīraṇa that results from wholesome kamma of poor quality, as it was done without wisdom, and preceded or succeeded by unwholesome mental states.

3. The sub-consciousness of normal human beings and divine beings is one of the eight Great Resultant consciousnesses. These eight consciousnesses are the results of past wholesome kamma of good quality.

4.  The sub-consciousness of the Brahma beings (8) is one of the nine jhānic resultant consciousnesses (5 Fine-Material Sphere Resultant, and 4 Immaterial Sphere Resultant). These consciousnesses are the results of jhānic absorptions from the previous life.

2.   Sense-Consciousness: The second kind of consciousness is called sense-consciousness, which mainly consists of the five sense-related consciousnesses: seeing, hearing, smelling, tasting and touching. Each is divided into two kinds, wholesome and unwholesome.

When a sight impinges on our eye-door, the contemporaneous moment of sub-consciousness passes away (atīta-bhavaṅga); the second sub- consciousness shakes (bhavaṅga-calana); the third sub-consciousness breaks the subconscious flow (bhavaṅg’upaccheda); and next our full attention is drawn toward the sight (pañca-dvārāvajjana). Then there arises the seeing consciousness (cakkhu- viññaṇa) followed successively by the sense-object- receiver (sampaṭicchana), the sense-object-investigator (santīraṇa), and the sense-object-determiner (vuṭṭhabbana). The same process takes place when sound, smell, taste and touch knock on our ear-door, nose-door, tongue-door, and body-door, respectively. These sense-consciousnesses (except pañca- dvārāvajjana and vuṭṭhabbana) are linked to our past kamma. As a result of good kamma, we experience desirable sense-objects; as a result of bad kamma, we experience undesirable ones. So, through these sense- consciousnesses, we simply experience sense-objects at their present moment in a passive manner without any wholesome (kusala) or unwholesome (akusala) reaction or with any happy (somanassa) or unhappy (domanassa) feeling.

3.     Full Consciousness: The third kind of consciousness is fully active consciousness, known as javana. This is actually what we call “thoughts” involving wholesome (kusala) or unwholesome reactions (akusala), and happy (somanassa), unhappy (domanassa) or neutral feeling (upekkhā). This full consciousness is powerful enough to leave behind its associated mental energy (viññāṇa-satti) in dormant form. It is of two kinds: five-sense-door javana (pañca- dvārika-javana) and mind-door javana (mano-dvārika- javana).
We have described above the eight mind- moments, beginning with the first sub-consciousness and concluding with sense-object-determining consciousness (vuṭṭhabbana), which arise when one of the five sense-objects comes through its corresponding sense-door. The five-sense-door javana takes place immediately after this vuṭṭhabbana. The mind-door javana (thoughts) arises when any kind of sense- object including general objects or objects of the mind (dhammā-rammaṇa) (9) comes through the mind-door (sub-consciousness). Javanas of either kind (five- sense-door javana or mind-door javana) repeat six or seven times, and are succeeded by two moments of registering consciousness (tadārammaṇa) if the sense-object is obvious enough to draw full attention (atimahanta-ārammaṇa). These javanas or thoughts are classified into 55 kinds as follows:

1.  Eight Greed-rooted thoughts that motivate such unwholesome deeds as stealing, sexual misconduct, abusing drinks and drugs, etc.

2.  Two Hate-rooted thoughts that motivate such unwholesome deeds as killing, tormenting, hurting, speaking ill of other, insulting or backbiting words, etc.

3.  Two Delusion-rooted thoughts that gives rise to all the mindless actions including gossiping, daydreaming, restless minds, and wandering thoughts

4. Smile-producing thought (hasituppāda) that belongs to an Arahatta, a fully enlightened person

5.  Sixteen wholesome thoughts (8 Great Wholesome, and 8 Great Functional) that motivate such good deeds as generosity, morality, volunteer work, cultivation of mind and so on

6. Eighteen Jhānic thoughts that are associated with highly developed concentration (or jhānic factors). They are: ten Fine-Material Sphere Consciousnesses (5 Wholesome, 5 Functional) and eight Immaterial Sphere Consciousnesses (4 Wholesome, 4 Functional).

7.   Eight Supramundane thoughts (4 Paths, and 4 Fruitions) that are associated with highly developed insight knowledge, or the Eight-fold Noble Path.

Note: See the Appendix-1 for the enumeration of consciousnesses or thoughts mentioned above. Among the seven kinds of thoughts (javana) mentioned above, the first five are regular thoughts that include such mental states as thinking, planning, daydreaming, analyzing, reasoning, happy, and unhappy and so on. The last two (jhāna and supramundane) are the consciousnesses that are highly developed with concentration and insight knowledge, respectively, which will be explained in detail in the 17th and 18th paṭṭhāna conditions.

(to be cont.)

-----------------------------------
Kamma is a kind of mental legacy that is left dormant by the volitional actions we have done in the past. It always brings us its corresponding result when the right conditions are met. See the 13th Condition for detail.

5 The two terms, “inborn consciousness” and “sub-consciousness” will be therefore used synonymously.

Mano-dvāraṁ pana bhavaṅganti pavuccati. (Abhidhammattha-sangaha 47)

santīraṇa is literally translated as “investigating consciousness,” which is one of 18 Rootless minds.

8 Ghost (peta in Pali), Deva and Brahma are beings that we cannot see through our naked eyes unless they want us to. However, there has been a lot of scientific research which has shown the possibility of the existence of unseen beings like ghost.

“General objects” or “objects of the mind” (mind-door objects) are the objects that can come only through our sub-consciousness, but not five senses. They include all kinds of mental, physical and conceptual phenomena exclusive of present five-sense-door objects.
Reply