Hai Đảng phái Dân Chủ & Cộng Hoà
Đảng Cộng hòa (Republican Party) 
Đảng Cộng hòa (Republican Party, còn thường được gọi là GOP, viết tắt của “Grand Old Party”) là một trong hai đảng chính trị lớn nhất của Mỹ.
Đảng Cộng hòa được thành lập năm 1854 do một nhóm các cựu thành viên của đảng Whig với tôn chỉ phản đối chế độ chiếm hữu nô lệ và có xu hướng hiện đại hóa nước Mỹ. 
Thời kỳ đầu, cơ quan Đảng Cộng hòa đóng tại phía Đông Bắc và miền Trung Tây nước Mỹ; nhưng trong những năm gần đây, cơ quan của Đảng đã di chuyển về miền Tây và miền Nam đất nước. 
Hình tượng tiêu biểu của Đảng Cộng hòa là Abraham Lincoln, người đứng đầu liên minh miền Bắc chống lại chế độ chiếm hữu nô lệ ở miền Nam nước Mỹ và là Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 1861-1865. 
Biểu tượng của đảng Cộng hòa là con Voi (nên đảng này còn được gọi là đảng Con Voi) và màu biểu trưng là màu Đỏ. 
Trong giai đoạn gần đây, Đảng Cộng hòa được xem là bảo thủ hơn về mặt xã hội và tự do hơn về mặt kinh tế (trong sự so sánh với Đảng Dân chủ).  
Trải qua nhiều tư tưởng chính trị từ lúc thành lập đến nay, nhìn chung tư tưởng chính trị của Đảng Cộng hòa có xu hướng truyền thống, bảo thủ, xoay quanh việc gìn giữ và duy trì các giá trị truyền thống.
Trong điều hành họ có chủ trương chính phủ nhỏ (small government) - tức là tối thiểu hóa việc can thiệp hay thành lập các cơ quan của chính phủ để điều hành. 
Họ ủng hộ nền kinh tế thị trường tự do, hạn chế tối thiểu sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế, thắt chặt nhập cư bất hợp pháp, ủng hộ quyền được sống của thai nhi (pro-life) và chống nạo phá thai, chống hôn nhân đồng tính, chống việc kiểm soát súng đạn. 
Do có xu hướng truyền thống nên đa số những người theo đức tin thường ủng hộ đảng Cộng hòa. Các bang phía Nam thường có truyền thống ủng hộ đảng Cộng hòa.

Hiện có 20 vị Tổng thống đến từ đảng Cộng hòa, nổi bật nhất là Abraham Lincoln. Ông là người có công lớn trong việc xóa bỏ chế độ nô lệ ở Mỹ vào thế kỷ XIX. 

Ông làm Tổng thống từ năm 1861 đến khi bị ám sát vào năm 1865 khi đang trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai. Tổng thống đương nhiệm hiện nay là ông Donald Trump, là người thuộc đảng Cộng hòa. 
Trong cuộc bầu cử Tổng thống vào ngày 3/11/2020 tới, người Mỹ sẽ không chỉ bầu ra Tổng thống, mà đây còn là cuộc bầu cử để chọn ra những thành viên mới của Quốc hội. 

Đảng Dân chủ hiện đang nắm quyền kiểm soát Hạ viện trong khi đảng Cộng hòa kiểm soát Thượng viện. Trong ngày bầu cử 3/11 tới, toàn bộ 435 ghế ở Hạ viện sẽ được bầu mới, còn ở Thượng viện sẽ bầu mới 33 ghế./.

Thiên hạ đệ nhất ghét đàn ông !
Reply
Đảng phái chính trị ở Mỹ 
Hiến pháp Mỹ không nói gì đến các đảng phái chính trị nhưng cùng với thời gian, trên thực tế ở Mỹ đã phát triển một hệ thống hai đảng, đó là đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa.
Bên cạnh hai đảng này còn có các đảng khác, trong đó có cả Đảng Cộng sản và đảng Xã hội… 
Các đảng thiểu số đôi khi cũng giành được các chức vụ trong chính quyền cấp dưới, nhưng các đảng này không có vai trò lớn trong nền chính trị quốc gia. 
Đã từ lâu, các đảng thứ ba này chỉ giữ vai trò mờ nhạt trong các cuộc tranh cử tổng thống Mỹ, và thỉnh thoảng vẫn xuất hiện nhưng hầu như không bao giờ có cơ hội thực sự để làm chủ Nhà Trắng. 
Họ cũng hiếm khi cạnh tranh được một ghế tại Quốc hội, nơi mà kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu như không có quá 2 trong tổng số 535 nghị sỹ không phải đảng viên Cộng hòa hoặc Dân chủ.
Trong số những trường hợp ngoại lệ đó hiện có Thượng nghị sỹ Bernie Sanders đến từ bang Vermont, người được bầu vào Quốc hội Mỹ với tư cách ứng viên độc lập và đã tham gia giành quyền đề cử của đảng Dân chủ. 
Theo quy định, một người không nhất thiết phải là thành viên của một đảng phái chính trị để tham gia tranh cử ở bất kỳ cấp chính quyền nào. Khi đăng ký bầu cử, người dân có thể chỉ đơn giản tuyên bố mình là thành viên của một trong hai đảng chính.
Điều này được coi như một nguyên tắc, cho phép họ bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử chọn ứng cử viên tổng thống của đảng. 
Theo tờ Washington Post, kể từ năm 1852 đến nay, cuộc đua vào Nhà Trắng luôn chứng kiến một ứng cử viên của đảng Cộng hòa hoặc đảng Dân chủ cán đích ở vị trí thứ nhất hoặc thứ hai. 
Chỉ có một ngoại lệ duy nhất đó là vào năm 1912, ông Theodore Roosevelt, một cựu tổng thống được yêu mến của đảng Cộng hòa, đã tranh cử với tư cách ứng viên của “đảng thứ ba”. Và ông đã về đích thứ hai, sau khi thất bại trước ông Woodrow Wilson. 
Cho dù đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ luôn ở vị thế đối lập, nhưng trên thực tế hai đảng này lại có chung nguồn gốc. 
Ban đầu, đảng Cộng hòa và Dân chủ đều bắt nguồn từ một đảng duy nhất, đó là đảng Dân chủ-Cộng hòa (Democratic-Republican Party), thành lập năm 1792 bởi James Madison và Thomas Jefferson. Đảng Dân chủ-Cộng hòa khi đó ra đời nhằm đối trọng với đảng Liên bang (Federalist Party), vốn lớn mạnh nhất ở Mỹ thời bấy giờ. 
Đảng Dân chủ-Cộng hòa ủng hộ quyền của các tiểu bang và việc diễn giải Hiến pháp theo đúng nghĩa đen. Họ ưu tiên hỗ trợ tài chính và pháp lý cho nền nông nghiệp dựa trên hộ gia đình. 
Trong khi đó, Đảng Liên bang, gồm những quý tộc giàu có, chủ yếu đề cao sức mạnh của chính quyền liên bang. 
Nhờ hoạt động phản đối mạnh mẽ chế độ quân chủ có thể hình thành ở Mỹ như là Anh, đảng Dân chủ-Cộng hòa đã nhận được sự ủng hộ ngày một tăng của giới công nhân và nông dân. 
Và dấu mốc quan trọng nhất là Thomas Jefferson của đảng Dân chủ-Cộng hòa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 1801. 
Sau Chiến tranh Mỹ-Anh vào 1812, đảng Liên bang mất dần sự ủng hộ và tan rã.
Điều này khiến đảng Dân chủ-Cộng hòa không còn đối thủ, dẫn đến tổ chức ngày càng lỏng lẻo, chia bè kéo cánh ở giai đoạn 1815-1832. 
Năm 1828, đảng Dân chủ-Cộng hòa tách thành đảng Dân chủ hiện đại và một đảng chính trị khác là đảng Whig.

Thiên hạ đệ nhất ghét đàn ông !
Reply
Quan niệm về nguồn gốc của nhân quyền
Đảng Dân chủ: chính phủ.
Đảng Cộng hòa: Tạo Hóa (Chúa).
Quan niệm về Bản tính con người
Đảng Dân chủ: về cơ bản thì tốt, vì vậy xã hội là nguyên nhân vì sao lại có lòng ác.
Đảng Cộng hòa: về cơ bản thì xấu, vì vậy mỗi cá nhân phải chịu trách nhiệm cho những cái ác của mình.
Quan niệm về mục đích của nền kinh tế
Đảng Dân chủ: đạt được sự công bằng.
Đảng Cộng hòa: đạt được sự thịnh vượng.
Quan niệm về vai trò của chính phủ
Đảng Dân chủ: gia tăng và bảo vệ sự công bằng.
Đảng Cộng hòa: gia tăng và bảo vệ tự do.
Quan niệm về chính phủ
Đảng Dân chủ: càng lớn càng tốt.
Đảng Cộng hòa: càng nhỏ càng tốt.
Quan niệm về định nghĩa của gia đình
Đảng Dân chủ: bất cứ ai yêu nhau.
Đảng Cộng hòa: một người cha, một người mẹ và các con cái.
Quan niệm về nền tảng đạo đức xã hội
Đảng Dân chủ: chủng tộc, giới tính và giai cấp.
Đảng Cộng hòa: tự do, Tin Vào Thiên Chúa và “e pluribus unum” (Nhiều, nhưng là một).

Quan niệm về lòng tốt và xấu
Đảng Dân chủ: mỗi người có định nghĩa khác nhau.
Đảng Cộng hòa: có định nghĩa rõ ràng theo xã hội.
Quan niệm về sự chia rẽ của con người
Đảng Dân chủ: giàu và nghèo, mạnh và yếu.

Đảng Cộng hòa: tốt và không tốt.

Quan niệm về công dân Mỹ

Đảng Dân chủ: công dân của thế giới.

Đảng Cộng hòa: công dân Mỹ.

Quan niệm về cách để làm một xã hội tốt đẹp

Đảng Dân chủ: hủy bỏ sự bất công bằng.

Đảng Cộng hòa: phát triển bản tính đạo đức của mỗi người dân.

Quan niệm về nước Mỹ

Đảng Dân chủ: về bản chất thì thiếu đạo đức, thấp kém so với những quốc gia Châu Âu.

Đảng Cộng hòa: có đạo đức vĩ đại nhất trong tất cả các quốc gia trên thế giới.

Quan niệm về giới tính

Đảng Dân chủ: tùy vào cá nhân quyết định giới tính của mình.

Đảng Cộng hòa: nam và nữ.

Quan niệm về bản năng quan trọng nhất để nuôi con

Đảng Dân chủ: sự tự tin.

Đảng Cộng hòa: sự tự chủ.

Quan niệm về quyền lợi của thai nhi trong bụng mẹ

Đảng Dân chủ: quyết định bởi người mẹ.

Đảng Cộng hòa: quyết định bởi xã hội, nó là con người nên phải được bảo vệ, dựa theo những giá trị Thiên Chúa – Do Thái.

Quan niệm về nguồn gốc của tội phạm

Đảng Dân chủ: nghèo đói, kỳ thị chủng tộc và những sai lầm của xã hội.
Đảng Cộng hòa: lương tâm của bản thân.


Thiên hạ đệ nhất ghét đàn ông !
Reply
Quan niệm về các nền văn hóa

Đảng Dân chủ: tất cả nền văn hóa đều tương đối và công bằng.

Đảng Cộng hòa: tất cả văn hóa đều không tương đối và công bằng, vài văn hóa cao thượng và vĩ đại hơn. Nền văn hóa Thiên Chúa – Do Thái là nền văn hóa vĩ đại nhất lịch sử nhân loại.

Thiên hạ đệ nhất ghét đàn ông !
Reply
(2021-04-18, 07:53 AM)Cúc Wrote: Đàn anh đàn chị chống cộng cực đoan không biết nghĩ gì về đoạn trích này ?
Học hỏi đựọc Gì từ lớp trẻ ? 

Tre già phải để măng mọc Đừng gì tự ái cỏn con mà đốn Cả khối trúc

Tôi nghĩ không phải "tre già măng mọc" đâu. Đôi bên đều già như nhau. 

Vị Cuc này ủng hộ ông Điếu Cày và đã phá những thế lực kia, trong khi đôi bên đều muốn chống Cộng. Khiến người ta dể dàng thấy : Đây chỉ là chuyện tranh chấp bè phái. Những chuyên này tôi đã thấy, cũng như anh Ba Ếch chứng nhận, những băng đảng này đấu tố, bôi nhọ nhau cả mấy chục năm nay. Vị Cuc này đấu tố những tập đoần chống Cộng khác, những tập đoàn kia đấu tố lại 

==> Lươn lịch như nhau, cáo chồn một lủ
Vung cước tung hoành viện dưỡng lão
Thần quyền xưng bá trường mầm non
Reply
[Image: 72-A14-B49-8-DB2-4514-9-EBD-F2200-E4-ACED7.jpg]

Thiên hạ đệ nhất ghét đàn ông !
Reply
Lươn lịch như nhau, chỉ nhau mà chửi



[Image: 4-f797c990-96f8-4776-bbc2-a6aa9a4fa802.j...3037391490]
Vung cước tung hoành viện dưỡng lão
Thần quyền xưng bá trường mầm non
Reply
Đọc từng đoạn dễ tiếp nhận 

Người Việt cũng có tính bảo thủ và ít cởi mở để tiếp cận với cách suy nghĩ mới. Do đó, họ cảm thấy gần gũi với các giá trị mà đảng Cộng hòa cổ súy, như đạo đức gia đình, chống tội phạm, cứng rắn về ngoại giao,v.v... Họ không cập nhật tin tức nhanh như dòng chính và bị bưng bít thông tin, nên không thấy và không hiểu rằng đảng Cộng hòa trong hai mươi mấy năm nay đã thay đổi rất nhiều và đã đánh mất nhiều những giá trị đó.
Nhưng giới trẻ lớn lên ở Mỹ có góc nhìn rất khác với các thế hệ đã trưởng thành ở Việt Nam. Do thông thạo tiếng Anh, họ ít bị ảnh hưởng bởi tin giả và tuyên truyền. Thêm vào đó, nền giáo dục phương Tây đã cho họ cách suy nghĩ cởi mở và nhân bản. Họ có khả năng đồng cảm với các giống dân khác họ và hòa nhập dễ hơn nhiều. Họ cũng không có các định kiến như thế hệ cha anh và không chấp nhận sự kỳ thị, bất công xã hội và các tệ đoan khác.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-53483561

Thiên hạ đệ nhất ghét đàn ông !
Reply
Dân chủ là quyền của nhân dân. Tuy nhiên, người dân không nắm được các quy định pháp luật mà tự làm mất đi quyền tự chủ của bản thân mình. Do vậy, Hoatieu.vn sẽ chia sẻ cho bạn bài viết Dân chủ là gì? Khái niệm về dân chủ để bạn có thể hiểu rõ hơn về quyền dân chủ của mỗi người.

1. Dân chủ là gì?

Dân chủ không chỉ là chế độ chính trị trong đó toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do dân thực hiện trưc tiếp hoặc thông qua đại diện do dân bầu ra, dân chủ còn là hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội dựa trên việc thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thừa nhận nguyên tắc bình đẳng, tự do và quyền con người.

Thiên hạ đệ nhất ghét đàn ông !
Reply
Ngoài ra, dân chủ còn được vận dụng vào các tổ chức chính trị của nhà nước trong các hình thái ý thức xã hội, dân chủ còn tồn tại do phương thức sản xuất vật chất của xã hội quyết định.
Tuy nhiên, dân chủ lại là thành quả giá trị nhân văn được sinh ra từ phương thức tổ chức hợp tác sản xuất vật chất và cấu kết cộng đồng giữa người với người. Do đó, dân chủ sẽ tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của con người, là một hình thức tồn tại của con người ngay cả khi nhà nước không còn.

Thiên hạ đệ nhất ghét đàn ông !
Reply
Đặc điểm của dân chủ

Dân chủ là hình thức chính phủ trong đó quyền lực và trách nhiệm công dân do công dân trưởng thành trực tiếp thực hiện hoặc thông qua các đại diện của họ được bầu lên một cách tự do.
Các xã hội dân chủ cam kết với các giá trị khoan dung, hợp tác và thỏa hiệp.
Dân chủ dựa trên các nguyên tắc đa số cai trị và các quyền cá nhân. Các nền dân chủ chống lại các chính phủ trung ương tập quyền và phi tập trụn hóa chính quyền ở cấp khu vực và địa phương, với nhận thức rằng tất cả các cấp độ chính quyền đều phải được tiếp cận và phải đáp ứng người dân khi có thể.
Các nền dân chủ nhận thức rằng một trong những chức năng chính của họ là bảo vệ các quyền con người cơ bản như tự do ngôn luận và tự do tôn giáo; quyền được pháp luật bảo vệ bình đẳng và cơ hội được tổ chức và tham gia đầy đủ vào đời sống kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội
Các nền dân chủ thường xuyên tổ chức các cuộc bầu cử tự do và công bằng cho công dân ở dộ tuổi bầu cử tham gia.
Công dân ở một nền dân chủ không chỉ có các quyền mà còn có trách nhiệm tham gia hệ thống chính trị. Đổi lại, hệ thống chính trị đó bảo vệ các quyền lợi và sự tự do của họ.

Thiên hạ đệ nhất ghét đàn ông !
Reply
Lợi dụng cái chết để kiếm phiếu bầu

Candace Owens, một trong những gương mặt da đen sáng suốt nhất tại Mỹ khi cô rời bỏ Đảng Dân chủ để theo phái bảo thủ truyền thống và ủng hộ Tổng thống Trump. Cô tuyên bố không ủng hộ George Floyd, một người đã phạm vô số tội bạo lực, không ít lần phải vào tù; y cũng đã từng dùng súng uy hiếp một phụ nữ mang thai để cướp của. Floyd đã bị kết án 5 năm tù vì tội cướp có vũ trang.

Tuy nhiên, các kênh truyền thông cánh tả vốn được ĐCSTQ “bơm tiền“ đã che đậy bất cứ tin tức tiêu cực nào về George Floyd, chỉ bởi theo các ông bà nghị viên Dân chủ, George Floyd phải được “ấn định” là một biểu tượng cao cả để “tiếp máu" cho các cuộc bạo loạn lớn nổ ra trên khắp nước Mỹ.

George Floyd cũng sử dụng nhiều loại ma tuý và tại thời điểm bị bắt giữ, anh ta đã sử dụng fentanyl - được cho là mạnh hơn heroin từ 30-50 lần, mạnh gấp 100 lần so với morphine, và thường được gọi là “thuốc xác sống”.

Thiên hạ đệ nhất ghét đàn ông !
Reply
Sự dối trá này để khỏa lấp cho một lý do “chính đáng": Đảng Dân chủ đang rất “thèm khát" có thêm phiếu của cộng đồng da đen. Năm 2018, Đảng Dân chủ đã phải chứng kiến một làn sóng thoái Đảng của khối cử tri người Mỹ gốc Phi chuyển sang ủng hộ Tổng thống Trump.

Một phần của lý do thoái Đảng là những người da đen chân chính đề cao các giá trị truyền thống đã quá mệt mỏi trước chủ nghĩa cấp tiến tự do của Đảng Dân chủ như ủng hộ nạo phá thai, đồng tình luyến ái, và cổ suý bạo lực.

Thêm nữa, Đảng Dân chủ ủng hộ chính sách mở cửa biên giới, tiếp đón dân nhập cư bất hợp pháp hòng kiếm thêm phiếu bầu. Đây không khác gì hành động “bán rẻ“ cộng đồng người Mỹ gốc Phi, khiến họ bị mất công ăn việc làm bởi làn sóng nhập cư ồ ạt dưới thời chính quyền Barack Obama.

Cái chết của George Floyd là “cơ hội“ cho Đảng Dân chủ quay lại “lấy lòng” các cử tri truyền thống mà họ đã từng xao nhãng.

Thiên hạ đệ nhất ghét đàn ông !
Reply
Tư tưởng bạo lực giết chóc của ĐCSTQ xâm nhập và phá huỷ nước Mỹ

Những hành động bạo loạn trong hơn 10 ngày qua của các ”quân cờ” Antifa, Black Lives Matter…. hiển nhiên không phải là đòi Công lý hay đấu tranh cho Chủng tộc. Đó là cuộc phô diễn Sức mạnh của thế lực Nhà nước Ngầm đang tìm cách xâm nhập và thao túng Chính quyền đương nhiệm của Tổng thống Trump.

Cuộc bạo loạn của phe cánh tả ngày nay có khá nhiều nét tương đồng với cuộc Cách mạng Văn hóa dưới thời Mao Trạch Đông, hay vụ khủng bố Kristallnacht (Đêm Kính vỡ) dưới thời Adolf Hitler.

Khi bạn nhìn thấy những người da trắng quỳ xuống phủ phục trước những kẻ cướp bóc, giới cảnh sát phải chịu nhận những lời thoá mạ chửi rủa của đám đông cuồng nộ, dân chúng thì sợ hãi không dám ra đường, cùng sự đơm đặt trắng trợn của giới truyền thông, đó chính là lúc Cách mạng Văn hóa của Mao và Đêm Kính vỡ của Hitler đã tái hiện một cách sinh động trong thế kỷ 21, ngay tại nước Mỹ.

Mao Trạch Đông đã khởi xướng cuộc Cách mạng Văn hóa bằng cuộc tấn công vào các giá trị truyền thống, thanh trừng các thành phần “giai cấp đen” gồm Tôn giáo, Địa chủ, Tư sản và Trí thức. Để tránh cơn thịnh nộ của đám đông, các nạn nhân đã buộc phải lao vào các cuộc đấu tố lẫn nhau và trong thời kỳ hỗn mang ấy, nhiều người cảm thấy mình vừa là kẻ tội đồ, vừa là nạn nhân. Sau cơn điên loạn Cách mạng Văn hóa dưới học thuyết của ĐCSTQ, hàng triệu trí thức và doanh nhân đó đã bị giết chết một cách oan sai.

Thiên hạ đệ nhất ghét đàn ông !
Reply
Trên con đường dẫn đến tự do của Đất Mỹ , cũng không biết bao nhiêu người đã chết oan , nhưng hận thù của họ đã đi vào dĩ vãng . 
Nhờ vậy họ đã đem đất nước của họ trở thành 1 cường quốc .
Còn thù hận còn chiến tranh .

Thiên hạ đệ nhất ghét đàn ông !
Reply