Lục Sơn Thanh Khê
CẬU BÉ VIỆT TẬT NGUYỀN ĐƯỢC HỒI SINH SAU KHI ĐƯỢC VỢ CHỒNG MỸ NHẬN NUÔI 

Gần 17 năm trước, khi vợ chồng chị Hope Ettore nhận Nguyễn Lê Hùng làm con nuôi, cậu bé nhỏ xíu, người đầy ghẻ và gần nửa khuôn mặt bị khối u che kín. Giờ đây có thể không ai còn nhận ra khi cậu khoẻ mạnh với khuôn mặt điển trai.

Bây giờ Hùng (tên mới là Samuel) đã là một thanh niên 18 tuổi khỏe mạnh, khuôn mặt thanh tú. "Con đã tốt nghiệp cấp ba và sắp sửa vào đại học", chị Hope, 51 tuổi, ở San Diego, California, nói. Hành trình 17 năm nuôi dạy một đứa trẻ bình thường vốn đã chất chứa không ít gian nan thì với vợ chồng chị, khó khăn ấy nhiều hơn gấp bội. Ngày Samuel mới sang Mỹ, các bác sĩ từng nói cậu bé sẽ không thể nói chuyện hay đi học bình thường.

"Tôi luôn cầu nguyện Chúa dẫn đường cho mình. Vào một đêm, tôi mơ thấy mình đang đi bộ ở TP HCM", chị kể. Nghĩ giấc mơ này là tín hiệu, năm 2005, chị và chồng là anh John Ettore liên lạc với trại trẻ mồ côi ở quận Gò Vấp, Sài Gòn nêu nguyện vọng muốn nhận con nuôi. Trại trẻ giới thiệu cho vợ chồng chị một cậu bé bị u máu và nhiều vấn đề về sức khỏe khác, tên Nguyễn Lê Hùng, 16 tháng tuổi. Xem bức ảnh cán bộ trại trẻ gửi đến, vợ chồng Hope choáng váng, không nghĩ tình trạng con nghiêm trọng đến vậy.

Hai vợ chồng quyết định đến tận nơi thăm Hùng. Theo giấy tờ, cậu bé sinh năm 2004, quê ở Đồng Phú, Bình Phước. Tên bố được lưu lại là Lê Xuân Hùng, mẹ là Nguyễn Thị Liên. Mười sáu tháng tuổi, đáng lẽ biết đi nhưng Hùng lọt thỏm trong cũi như một đứa trẻ sơ sinh.

Nhân viên trại trẻ mồ côi kể, Hùng là đứa trẻ sinh non cùng với một người anh em sinh đôi khác. Vì cậu bị bệnh nên bố mẹ gửi trại trẻ, chỉ giữ lại đứa trẻ lành lặn.

Họ từng vài lần quay lại trại trẻ để thăm con, định đón về nuôi vì quá nhớ thương nhưng nhân viên ở đây nói nếu không được chăm sóc y tế Hùng sẽ chết, khuyên gia đình nên để con ở lại, tìm người nhận nuôi để được sang nước ngoài điều trị.

Lần đầu thấy cậu bé, chị Hope tiến lại gần hỏi chuyện. "Khoảnh khắc con nhoẻn miệng cười in đậm trong tim tôi, nhắc tôi phải cứu giúp con bằng được", chị nói.

Vợ chồng chị đón Nguyễn Lê Hùng về nuôi, đổi tên thành Samuel Ian Ettore. Hai tuần sau khi về Mỹ, chị sinh con gái út. Gia đình bốn người nay có thêm ba thành viên, cô bé mới sinh, Samuel và một cậu bé con nuôi khác, cũng 16 tháng tuổi, từ Ethiopia.

Bước đầu, vợ chồng Hope bổ sung dinh dưỡng, chữa bệnh nhiễm trùng, giúp Samuel có sức khỏe tốt nhất cho cuộc phẫu thuật loại bỏ khối u. Nhưng vài tháng đầu, thằng bé ốm dặt dẹo, liên tục quấy khóc.

Khối u của Samuel chứa đầy các mạch máu, nên nguy cơ chảy máu gây tử vong luôn hiện hữu. Vợ chồng chị Hope bế con đi khắp các bệnh viện lớn nhỏ, gặp hàng chục bác sĩ, nhưng không ai dám phẫu thuật cho Samuel. Sau những nỗ lực, vợ chồng chị Hope vui mừng đến chảy nước mắt khi một bác sĩ gật đầu đồng ý.

Vì khối u quá lớn, các nhân viên y tế phải chia thành từng giai đoạn phẫu thuật. Tổng cộng, cậu bé Việt trải qua 5 lần phẫu thuật mặt, hai lần phẫu thuật mắt để lấy lại thị lực và vẻ ngoài bình thường.

Khó khăn không dừng lại ở đó. Samuel chậm nói, chậm đi, tiếp thu cũng chậm. Cậu bé được bố mẹ cho vật lý trị liệu, tập vận động, trị liệu ngôn ngữ, thực hành các liệu pháp hành vi để chữa chứng chậm phát triển. Đã có lúc, vợ chồng chị Hope nghi ngờ lòng kiên nhẫn của chính họ. "Tôi tự hỏi, có khi nào con sẽ phải sống phụ thuộc chúng tôi cả đời hay không", người mẹ nuôi nhớ lại.

Hàng ngày, ngoài đưa con đến các cơ sở điều trị, vợ chồng chị và các thành viên khác trong gia đình chung sức giúp Samuel thay đổi định mệnh. "Không chỉ phải bỏ ra chi phí điều trị khổng lồ, cha mẹ và các anh chị tập cho tôi đi, dạy cho tôi nói, đọc sách cho tôi nghe... Nhờ họ, tôi trưởng thành như một đứa trẻ bình thường", Samuel, nay đã tìm được một công việc có thu nhập, nói.

Dốc lòng chữa trị cho con nhưng vợ chồng chị Hope đồng thời thẳng thắn nói với Samuel về nguồn gốc của cậu. Là thành viên châu Á duy nhất trong gia đình, Samuel hay nhìn vào gương, thấy mình khác biệt. Nhưng sống ở nơi không có nhiều người gốc Á, cậu ít cơ hội khám phá văn hóa quê nhà.

Sợ con trai mất kết nối với cội nguồn, chị Hope dẫn cậu bé đến các lễ hội truyền thống được người Việt tổ chức ở Mỹ, mua những cuốn sách về Việt Nam tặng con. "Mẹ kể với tôi, bố mẹ đẻ vì muốn tôi có cơ hội chữa trị mới cho tôi đi", Samuel nói.

Hơn hai năm trước, gia đình chị Hope đã kết nối được với bố đẻ của con trai nuôi người Ethiopia. Duyên đoàn tụ của cậu con trai thứ tư càng giúp chị Hope có động lực tìm kiếm gia đình cho Samuel.

Người mẹ nuôi biết, dẫu ít kết nối với cộng đồng châu Á, nhưng hình hài, sở thích của Samuel gắn với dòng máu đang chảy trong người cậu. "Thằng bé bảo với tôi rất muốn tìm lại cha mẹ. Chắc chắn họ cũng nhớ con như con khát khao tìm họ. Con cũng rất thích ăn các món Việt, đặc biệt là phở", người mẹ kể.  

Những năm qua, chị nhiều lần nhờ một người Việt sống ở Mỹ trên nhóm Kids Without Borders (Trẻ em không biên giới) tìm người thân cho con. Nhưng ngoài tên và quê quán, họ chẳng còn chút manh mối nào.

Gần đây, bác sĩ nói chị Hope không còn nhiều thời gian khi ung thư vú đã di căn. Qua một người bạn Việt Nam thời đại học, chị đưa thông tin tìm cha mẹ ruột cho con nuôi Việt lên mạng, bằng hai ngôn ngữ, chia sẻ khắp các hội nhóm.

Hôm 26/5, một phụ nữ quê Bình Phước đã liên lạc với người bạn Việt Nam của chị Hope, nhận là mẹ của Samuel. Bạn bè đang giúp chị Hope và Samuel kết nối với người này, tiến hành làm xét nghiệm ADN. "Tôi kỳ vọng sẽ có một kết quả như mong đợi. Lúc đó, tôi có thể tặng cho Samuel món quà ý nghĩa nhất của tuổi 18", chị Hope hào hứng nói.

Nếu kết nối được con với ruột thịt của mình, chị Hope sẽ cùng Samuel sang Việt Nam, chứng kiến cảnh đoàn tụ. Người mẹ nuôi cho biết, điều chị muốn khi gặp bố mẹ đẻ Samuel là nói lời cảm ơn họ, vì đã nén nỗi đau xa con để cậu được chữa trị.

Dù nuôi con, giúp con vượt qua những ngày khó khăn nhất cuộc đời, nhưng với chị, Samuel - Nguyễn Lê Hùng là phước lành to lớn.

VietBF©sưu tập

1. Hình đầu: Samuel, tên tiếng Việt là Nguyễn Lê Hùng khi mới được bố mẹ người Mỹ nhận nuôi, năm 2005. Ảnh: Hope Ettore
2. Hình giữa: Samuel ở tuổi 18, sau khi được cha mẹ nuôi yêu thương, chăm sóc và giúp chữa trị. Ảnh: Hope Ettore
3. Hình cuối: Gia đình chị Hope chụp ảnh lưu niệm năm 2022. Samuel đứng thứ hai từ trái sang cùng mẹ nuôi (thứ ba từ phải sang) và các anh chị em khác. Ảnh: Hope Ettore

[Image: 382-A31-F7-6-CE6-43-D1-B9-BF-E51884-D07-A61.jpg]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
Tưởng Niệm Chiến Sĩ Trận Vong

Mỗi lần đến D.C., tôi lại dành một ít thời gian thăm viếng bức tường đá đen tưởng niệm 58 ngàn binh sĩ Hoa Kỳ đã bỏ mình trong chiến tranh VN, the Vietnam Veterans Memorial.  

Tôi thường đến đây vào buổi chiều, dọc theo hàng hoa mà những người đến viếng để lại.  Mỗi một nhánh hoa kèm theo những lời viết của họ cho người cha, người ông, người chú đã nằm xuống.

Tôi lặng yên, đặt tay lên tấm đá đen lạnh buốt, nhắm mắt đọc kinh cầu nguyện.  Ngọn gió lành lạnh xuyên qua da thịt làm sởn gai ốc, kg biết có phải là ngọn gió tâm limh chăng?  Một giọt nước mắt rơi từ tim mình, “Thank you.”

Hôm nay chúng ta lại tưởng niệm, tưởng niệm những quân nhân đã hy sinh thân mình để cho tôi, cho anh, cho chúng ta bầu trời Tự Do.  Họ đã chiến đấu và hy sinh để bảo vệ chữ “Freedom”.

Và để cho mỗi người chúng ta mỗi sáng thức dậy, nhìn lá quốc kỳ và luôn khắc ghi rằng…

Home of the Free because of the Brave.

I just wanted to take a moment to pause and remember what Memorial Day is really about.

It’s about the 625,000 Americans killed in the Civil War.
The 116,000 Americans killed in WWI.
The 405,000 Americans killed in WWII.
The 36,000 Americans killed in the Korean War.
The 58,000 Americans killed in the Vietnam War.
The 2,300 Americans killed in the Afghanistan War.
The 4,500 Americans killed in the Iraq war.
And all the Americans killed in other wars.
Thank you for your service.
Thank you for your sacrifice.
And thank you for being willing to die for your country.

I salute each and every one of you and your families.

PS.  Bài này sư huynh hát cảm động quá nên muội mượn.   Innocent

Tưởng Niệm - Vo Danh

[Image: CEF6-A437-EF04-4835-94-FA-AB6567-AFBC4-D.jpg]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
Chuyện bài viết bị dân mạng chôm chỉa rồi tự gắn tên tác giả vào kg phải mới mẻ gì.  Nhưng chuyện hôm nay là một vị linh mục đã đọc quyển sách của anh bạn tôi, Cha thấy hay và trích đoạn ra trong bài giảng của Cha, ấy vậy mà khi dân mạng truyền tải bài giảng của Cha lại cắt xén và gắn tên tác giả khác vào.  Ngay cả tôi cũng đã tuởng nhầm là kg phải của Luân.  Nhiều lần Luân đã than phiền khi vô tình đọc được bài viết của anh trên báo chí, trong những video trên mạng.  Đôi khi là sự vô tình nhưng nhiều lần thì là cố ý.   Face-with-rolling-eyes4

SỰ NHẦM LẪN ĐẾN TỪ VIỆC CẨU THẢ CỐ Ý
Luân Lê

Chỉ sau ít ngày họ đăng mà có tới gần 2.5 triệu lượt xem, 70k biểu cảm và 50k chia sẻ.

Bài viết: CÓ HAI ĐIỀU PHẢI NHỚ
Sách: Dòng Sông Chảy Mãi
Tác giả: Luân Lê.

Nếu mở công cụ tìm kiếm, tra từ khoá “chỉ có hai thứ trên đời” hoặc “chỉ có hai thứ cần nhớ” và chọn mục “video” thì sẽ hiện ra rất nhiều các kết quả và với nhiều dạng thức phong phú thể hiện chuyển hoá nội dung bài viết.

Đây có lẽ là bài viết được lan truyền sâu rộng nhanh chóng nhất, và cũng gây nhầm lẫn tác giả lớn nhất hiện nay, khi nhiều người đăng đi đăng lại vẫn cứ gán cho đó là những lời của Đức Phật, Đức Đạt Lai Lạt Ma hay lời kinh chú, pháp giảng của một tôn giáo nào đó răn dạy.

Thực ra, việc lầm lẫn về tác giả này có phần không nhỏ của việc chúng ta không trân trọng tác quyền và thành quả lao động, sáng tạo của người khác, khi vô tư sử dụng như là của công cộng vô chủ hoặc với thái độ xem thường rằng chúng “cũng chỉ là ‘một bài viết’ có gì mà to tát hay nghiêm trọng đâu”. Nhưng chính nhận thức tai hoạ này làm rối loạn mọi hành vi và các mối quan hệ trong xã hội chúng ta - người ta không còn phân biệt được phạm vi của hành xử và luân lý của việc tôn trọng người/công sức/trí tuệ của người khác.

Và mọi hành vi cướp bóc và loạn lạc trong xã hội cũng đều xuất phát từ việc không biết tôn trọng đúng mức sự sở hữu của người khác mà ra.

———
Cuối đoạn video cha PQH có nói: Vì tôi đọc trong một cuốn sách thấy hay quá nên tôi giảng ra đây cho mọi người cùng nghe và thực hành theo, nhưng đoạn này sau đó các cá nhân khác cắt bỏ đi khi đăng tải lại.





Đây là nguyên tác của tác giả Luân Lê trong quyển Dòng Sông Chảy Mãi:

CÓ 2 ĐIỀU PHẢI NHỚ

Có 2 thứ bạn nên tiết kiệm, đó là sức khỏe và lời hứa.

Có 2 thứ bạn phải cho đi, đó là tri thức và lòng tốt.

Có 2 thứ bạn phải thay đổi, đó là bản thân và nhận thức.

Có 2 thứ bạn phải giữ gìn, đó là niềm tin và nhân cách.

Có 2 thứ bạn phải trân trọng, đó là gia đình và hiện tại.

Có 2 thứ bạn phải tự mình thực hiện, đó là lao động và chịu trách nhiệm với việc mình làm.

Có 2 thứ bạn phải lãng quên, đó là đau thương và hận thù.

Có 2 thứ bạn phải khắc ghi, là công ơn Mẹ Cha và sự giúp đỡ của người khác.

Có 2 thứ bạn buộc phải có để là người thành công, đó là đam mê và lòng kiên trì.

Có 2 thứ bạn không được làm, đó là hãm hại người khác và phản bội lòng tin.

Có 2 thứ bạn phải bảo vệ, đó là danh tín và lẽ phải.

Có 2 thứ bạn phải chấp nhận, là cái chết và sự khác biệt.

Có 2 thứ bạn phải kiểm soát, đó là bản năng và cảm xúc.

Có 2 thứ bạn phải tránh xa, đó là cám dỗ và sự ích kỷ.

Có 2 thứ bạn luôn phải sử dụng mà đừng hà tiện, là tiền bạc và kinh nghiệm.

Có 2 thứ bạn không được sợ sệt, là cái ác và sống thật.

Có 2 thứ bạn phải nuôi dưỡng, là tình yêu và sự bao dung.

Có 2 thứ mà bạn cần phải đạt được trong cuộc sống, đó là thành đạt và hạnh phúc.

Có 2 thứ bạn phải luôn sẵn sàng, đó là khó khăn và ngày mai.

Có 2 thứ bạn phải luôn ghi nhớ, đó là thực hiện những điều trên và làm thật tốt chúng trong cuộc sống hàng ngày.

Bạn sẽ là một người vĩ đại, thành công và hạnh phúc.

Hà Nội, ngày 30.08.2015.
-------------------------
Trích: DÒNG SÔNG CHẢY MÃI
(Tên gọi khác: CHO TÌNH NGƯỜI CHẠM ĐẾN)
Tác giả: Luật sư Lê Luân
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
N H Ữ N G   T Ầ M   T H Ư Ờ N G

Khi xưa, vì duyên văn nghệ, tôi có một cô bạn người Huế. Tận đất thần kinh xa xôi đó, một ngày kia cô gửi vào Sài Gòn tặng tôi một tấm hình. Hình chụp cô với mái tóc thề, tay cầm nón bài thơ, đứng bên bờ sông Hương. Đôi mắt cô nhìn ra dòng sông, trông cũng êm và hiền như dòng sông vậy. Đằng sau bức hình, thay vì những lời lẽ đề tặng, cô viết mấy câu thơ đơn sơ:

"Đời con gái
Như dòng Hương,
Kết bằng chuỗi
Những tầm thường."

Ngắm nhìn cô chụp bên bờ sông Hương và đọc những câu thơ nhỏ nhoi ấy, tôi thấy bâng khuâng. Sông Hương không phải là con sông quan trọng, cũng chẳng phải là một dòng sông lớn, nhưng bao giờ nó cũng được nhắc đến với tất cả sự trìu mến. Sông Hương, cùng với núi Ngự, đã trở thành một phần quan trọng làm nên linh hồn xứ Huế. Và những người con của đất thần kinh, dù bây giờ trôi giạt đến tận chân trời góc biển xa lạ nào, cũng nhớ đến sông Hương mỗi khi nghĩ về hay nghe nhắc tới quê hương của mình.

Tôi không nghĩ sông Hương được quý mến như vậy, vì nó ''may mắn'' được các văn nghệ sĩ thi vị hóa nó trong những tác phẩm của họ, nhưng vì nó tuy nhỏ bé tầm thường, cũng đã đem lại nhiều ích lợi cho người dân xứ Huế. Nó lại rất hiền, không gây tai hại, lụt lội làm cho người ta đau khổ. Phát xuất từ Nguồn Than, sông Hương hiền lành và nhẹ nhàng  chảy ngang qua Ngọc Hồ, chùa Nguyệt Biểu, chùa Thiên Mụ, vào tới Kim Long, lững lờ trôi bên dưới cầu Bạch Hổ, cầu Sông Hương, cầu Truờng Tiền, rồi tiến về Vĩ Dạ, Lại Ân, Vĩnh Lại, Thuận Hòa, Tân Mỹ và cuối cùng ra cửa Thuận An, góp lượng nước của mình vào biển cả mênh mông.

Cũng như con người, mỗi dòng sông có một cuộc đời và ta có thể nghe một dòng sông kể về cuộc đời của nó, nếu ta ngồi bên nó, cõi lòng lắng xuống, đôi tai gạt bỏ những tiếng động của thế giới vật chất cơ khí ồn ào, để có thể đón nhận tiếng nói của thiên nhiên.

Giả như có một buổi chiều tôi ngồi bên bờ sông Hương và làm như thế, tôi sẽ nghe sông Hương thầm thì nói về đời nó. Nó nói rằng nguồn gốc của nó chẳng có gì vẻ vang danh giá, vì phát xuất từ một nơi chẳng có chút gì thơ mộng, cũng chẳng phải là một địa danh nổi tiếng trong sách sử. Nguồn Than chỉ là nơi người ta đốn củi làm than, thế thôi. Nó nói rằng từ ngày này qua tháng khác, hết năm họ tới năm kia, nó sống cuộc đời rất bình thường, có thể nói là tầm thường, quanh quẩn thì cũng chỉ lững lờ trôi qua những làng xóm đã quá quen thuộc, rồi cuối cùng đổ ra biển, mất hút, hoà tan trong cái mênh mông của đại dương bát ngát. Nó nói rằng, chảy ngang qua xứ Huế, nó đã chứng kiến biết bao nhiêu tang thương dời đổi của những chế độ nối tiếp nhau, bao nhiêu niềm vui nhỏ nhoi và bao nhiêu nỗi cơ cực lầm than của người dân lành hiền hậu. Nó nói rằng người ta đã dùng nó theo những mục đích riêng: để làm đường chuyển vận, để làm nơi tình tự, để làm ăn buôn bán, cũng có khi để đổ những thứ rác rưởi phế thải nữa. Dòng sông chấp nhận tất cả , với dáng vẻ bên ngoài như yếu đuối tiêu cực nhưng thật ra với một cõi lòng bao dung.

Dòng sông Hương nói cho tôi nghe như thế, và có thể cũng sẽ hỏi về cuộc đời của tôi. Tôi đã bắt nguồn từ đâu đã trải qua những giai đoạn nào của cuộc đời, đã nhìn cuộc sống với quan niệm, thái độ ra sao? Dòng sông không đòi tôi trả lời cho nó, nhưng khuyên tôi hãy thành thực trả lời cho chính mình.

Đời người con gái cũng giống như dòng sông Hương. Tôi nghĩ đến cô bạn của mình và thấy điều cô viết thật đúng, ít ra là với chính cuộc đời cô. Cô viết văn hay nhưng không phải là nhà văn có danh. Cô dạy học giỏi nhưng không phải là một giáo sư nổi tiếng. Cô sống một cuộc sống rất bình thường: sinh trưởng trong một gia đình trung lưu, cùng với anh chị em trong nhà học hành, vui chơi trong suốt tuổi ấu thời. Lớn lên một chút, cô cũng từng làm lụng phụ giúp cha mẹ. Cô cũng đã trải qua những cảnh nghèo túng thiếu hụt, những niềm vui, những nỗi buồn của cuộc sống cá nhân và gia đình. Rồi cô hoàn tất việc học, đi tìm việc làm, bước xuống cuộc đời với tấm lòng son và đôi mắt nai bỡ ngỡ. Cô đã từng được nâng đỡ khích lê, cũng như đã từng bị lọc lừa hay ganh ghét.

Sau này cô lấy chồng, sinh con, tiếp tục làm những công việc như trước kia cha mẹ cô đã làm, lo lắng những nỗi lo cho gia đình như trước kia cha mẹ cô đã lo. Những sự kiện và những diễn biến trong cuộc đời cô xem ra rất tầm thường, nó kết lại làm thành cuộc đời người con gái của cô. Người ta hay hát: ''Đời một người con gái, ước mơ đã nhiều, Trời cho không được mấy. Đến khi lấy chồng, chỉ còn mối tình đem theo.'' (*) Tôi không biết cô bạn tôi ngày lên xe hoa, mang theo cái gì về nhà chồng? Ngay cả một mối tình, chẳng biết có hay không, mà nếu có thì cũng là mối tình nào đó hết sức âm thầm, hết sức kín đáo. Chỉ có một điều tôi biết cô bạn tôi mang theo được và cô sẽ chia sẻ với chồng, với con điều ấy, đó là cái nhìn nhân ái với đời với người, và lòng nhẫn nại trước tất cả những khó khăn nghịch cảnh của cuộc sống. Điều đó chính là con người của cô, là chính cô, và đã khiến cuộc đời cô tuy tầm thường mà có giá trị. Tôi quý mến và kính trọng cô cũng chính vì điều ấy.

Ngày hôm qua, ngồi xếp lại những thư từ hình ảnh cũ, tôi chợt thấy tấm hình của cô bạn ngày nào, ghép trong một tập thơ chép tay. Tôi lại thấy lòng có chút bâng khuâng. Người ta biết dòng sông Hương phát xuất từ đâu, trôi qua những đâu trước khi đến cửa Thuận An và đổ ra biển. Nhưng người ta thật tình không biết cuộc đời một người sẽ trải qua những giai đoạn, những biến cố nào, sẽ trôi giạt đến những bến bờ nào, trước khi đến bến bờ bước sang cuộc đời vĩnh cửu. Cô bạn tôi và gia đình cô không biết bây giờ đã trôi giạt về đâu và cuộc sống gia đình cô bây giờ ra sao. Hy vọng cô vẫn giữ được cái "tầrn thường'' cao đẹp của dòng sông Hương. Tôi ngắm nhìn cô trong hình. Nước hình đen trắng dù đã hơi ngả màu vẫn không làm mất được nét trong sáng của đôi mắt và khuôn mặt thật hiền hậu của cô; đôi môi xinh xắn như còn đang muốn nói một lời ngọt ngào thân ái. Lật phía sau lưng tấm hình, nét chữ mềm mại màu tím vẫn còn đậm nét. "Đời con gái, như dòng Hương, kết bằng chuỗi những tầm thường.''

Tôi bâng khuâng vì cô, bâng khuâng vì ''đời con gái." Nhưng tôi bâng khuâng hơn nữa vì đời con người. Càng sống, tôi càng cảm nghiệm sâu xa rằng: chẳng phải chỉ có "đời con gái" mới  ''kết bằng chuỗi những tầm thường," mà đời của tất cả con ngươi đều được dệt ra, kết lại bằng những cái rất tầm thường nhỏ nhặt. Ngay cả những người có địa vị cao sang nhất hay những vị có đời sống đạo đức nhất, cũng vẫn sống cuộc sống ''tầm thường" của kiếp nhân sinh, chẳng thế mà một Linh mục bạn tôi đã chọn tên ''Nguyễn Tầm Thường" làm bút hiệu.

Đời người ta ai cũng có những mộng ước tương lai, to lớn hay không chưa biết, nhưng đều đẹp hơn, lớn hơn, cao hơn cái hiện tại. Và người ta, dù trong giai cấp, địa vị nào, cũng vẫn tự hào về những ''kỳ công'' mình đã thực hiện được trong quá khứ, những cái tự hào giúp cho người ta vui mà sống. Nhưng những giấc mộng thì chưa phải là hiện thực, còn những kỳ công thì lâu lâu mới xảy ra. Còn lại phần lớn đời người ta là những cái nhỏ bé, lặt vặt, tầm thường: chuyện miếng cơm manh áo, chuyện công ăn việc làm, chuyện nhà cửa, chuyện vợ chồng, con cái, họ hàng, bè bạn... Có những chuyện rất nhỏ nhặt, xem như vô nghĩa đối với những ''giấc mộng lớn, giấc mộng con," như chuyện rửa cái bát, quét cái nhà, chuyện thu dọn chăn gối buổi sáng, chuyện sửa lại một vật dụng bị hư, chuyện ra công viên chơi với đứa con nhỏ, chuyện để dành chút tiền sắm chiếc áo mới cho vợ... Tất cả những chuyện đó góp lại làm thành cuộc đời người ta. Nếu tôi chỉ sống với những giấc mộng tương lai và những kỳ công quá khứ, chỉ chờ khi có những chuyện lớn xảy ra thì mới làm, mà không chấp nhận sống những cái tầm thường, nhỏ nhặt nhưng lại xảy ra hằng ngày, hằng giờ, thì tôi chưa thực sự sống cuộc đời của chính tôi.

Một ngày nào đó, nếu các con tôi hỏi tôi: "Đời bố, bố đã làm được việc gì phi thường?" Tôi mong rằng mình có thể trả lời các con mà không xấu hổ, vì đã trả lời một cách chân thành: "Bố đã làm được một việc phi thường, mà việc phi thường ấy kéo dài trong suốt cuộc đời của bố, là bố đã sống thật trọn vẹn cuộc đời được kết bằng một chuỗi những chuyện tầm thường.''

Viết cho anh chị em Ki-tô hữu:

Mùa vọng, mùa chay, tuần thương khó, lễ Giáng Sinh, lễ Phục Sinh là những biến cố lớn, những giai đoạn đặc biệt trong năm phụng vụ . Còn lại, cả năm là mùa thường niên. Từ trước tới giờ, những khi "đạo đức" lắm, tôi mới chuẩn bị tâm hồn sống mùa vọng, mùa chay, để đón mừng những ngày lễ lớn. Nhưng thực tình là chưa bao giờ tôi biết chuẩn bị để sống "mùa thường niên," mà "mùa thường niên'' mới là mùa dài nhất, là mùa chính trong năm phụng vụ cũng như trong đời sống đạo của Ki-tô hữu. "Mùa thường niên," nhìn một cách khác, cũng chính là cái chuỗi "những tầm thường" trong đời sống con người của tôi.

Tôi thường được nghe các linh mục giảng về mầu nhiệm Giáng Sinh, mầu nhiệm Phục Sinh, nhưng ít được nghe về ''mầu nhiệm thường niên," "mầu nhiệm tầm thường." Nghĩ đến Chúa Ki-tô và suy niệm về cuộc đời của Ngài, tôi thấy Ngài đã sống "mầu nhiệm tầm thường" ấy thật tuyệt vời. Trong cuộc sống công khai, Chúa Ki-tô đã làm những phép lạ cả thể, nhưng những chuyện ấy chỉ là "cả thể" trước mắt người đời, chứ đối với Ngài là Đấng Toàn Năng thì những phép lạ ấy chẳng là gì. Chúa Ki-tô đã chết, đã được táng trong mồ đá, và đã sống lại. Sự kiện ấy còn ''cả thể'' hơn nữa. Nhưng chuyện Chúa sống lại cũng chỉ lạ lùng trước mắt thế nhân, chứ còn với Ngài là đấng Thiên Chúa Hằng Hữu thì chuyện ấy cũng không có gì lạ. Đời Chúa Ki-tô, có lạ chăng là ở chỗ tuy là một Thiên Chúa quyền năng, mà khi chấp nhận sống cuộc sống con người, Ngài đã chấp nhận sống kiếp sống rất tầm thường của một con người thuộc giai cấp tầm thường nhất trong xã hội. Ba mươi năm sống với Thánh Giuse và Đức Mẹ, Chúa Ki-tô chẳng có vẻ gì là lạ lùng trước mắt họ hàng và người hàng xóm, trừ một lần Chúa ''đi lạc" rồi sau đó đọc và giảng Thánh Kinh giữa các đấng tiến sĩ trong đền thánh. Chúa Ki-tô đã sống cuộc sống tầm thường ấy thật trọn vẹn và nhìn tất cả những sự việc tầm thường trong đời người với đôi mắt trân trọng, để khám phá ra một giá trị cao quý trong những việc tầm thường ấy. Chính vì thế mà Chúa Ki-tô trở nên phi thường, đúng như ý nghĩa câu nói của một nữ tu: "Tôi cố gắng làm những việc tầm thường để trở nên phi thường.'' (**) Đó là bài học lớn cho tôi để tôi sống đời tầm thường của mình cho có giá trị. Tôi nghĩ, nếu bây giờ liên lạc được với cô bạn cũ, tôi sẽ kể cho cô nghe về "cuộc sống tầm thường rất phi thường'' của Chúa Ki-tô. Đó là cách tôi muốn dùng để trả lời cho mấy câu thơ cô viết sau tấm ảnh tặng tôi năm nào; mấy câu thơ mà tôi biết nó không hề có chút ý nghĩa nào của sự bi quan hay của một lời than thở.

Quyên Di

________________
(*) Bài Không Tên Số 2 - Vũ Thành An
(**) Nữ tu Roselle
Hình ảnh: mượn trên "internet"

[Image: FC9-B0-DDB-DD59-4119-AEF0-BF2-FBCAC7-FDD.jpg]

[Image: 2-BE085-A9-9-E0-D-448-D-8-F6-B-7-E320-EC3-DD34.jpg]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
Hóa đơn gửi mẹ

Một cậu bé trạc khoảng 15 tuổi muốn có tiền tiêu, thay vì chìa tay ra xin mẹ, cậu ta bèn nghĩ ra cách viết một tờ giấy gởi đến mẹ như sau:

1. Sáng phụ Mẹ dọn dẹp giường ngủ : $1.
2. Phụ Mẹ dọn dẹp bữa ăn sáng : $2.
3. Sau khi đi học về coi em : $3.
4. Phụ Mẹ dọn bữa ăn tối, sau đó dọn dẹp: $4.

Cộng: $10.

- Thời hạn thanh toán: Sáng sớm mai trước khi con đi học.

Sáng sớm ngày mai bà mẹ đặt tờ giấy bạc $10 trên bàn cho cậu ta và sau khi cậu rời nhà đi học, bà mẹ lật mặt sau tờ giấy lại và ghi như sau:

1. Mẹ mang bầu con 9 tháng 10 ngày: Miễn phí.
2. Tiền tã lót, bệnh viện, sữa khi sinh con: Miễn phí.
3. Tiền nuôi con từ lúc sinh ra đến nay: Miễn phí.
4. Chi phí ăn học, chữa trị cho con khi ốm đau: Miễn phí.
5. Lo đám cưới cho con hoặc phải nuôi con trọn đời, nếu con tật nguyền hoặc bị bệnh nan y: Miễn phí.
6. Các khoản không thể liệt kê hết đều miễn phí cho con trai của mẹ.

- Thời hạn chi trả cho con: Trọn đời Mẹ

Khi đi học về cậu chạy vô phòng, thấy tờ giấy cậu cầm lên đọc. Rồi cậu lấy ra 1 tờ giấy khác và viết như sau:

Thưa Mẹ, con xin lỗi Mẹ... Kể từ nay:

1. Phụ giúp Mẹ: Miễn phí.
2. Ráng ăn học thành tài: Miễn phí.
3. Sẵn sàng giúp đỡ mọi người: Miễn phí.
4. Luôn quan tâm, săn sóc Mẹ: Miễn phí.
5. Các khoản chi tiêu lo cho Mẹ khi về già: Miễn phí.

Thời hạn thực hiện: Trọn đời con.

Sáng hôm sau khi con còn đang ngủ, bà mẹ vẫn đặt tờ giấy bạc $10 lên bàn cho con thì bỗng thấy tờ giấy mà cậu viết. Sau khi đọc xong, những giọt nước mắt lăn dài trên má bà mẹ song miệng vẫn nở một nụ cười và bà nghĩ rằng có lẽ đây là nụ cười mãn nguyện nhất từ khi sinh con ra đến nay.

Lượm

Bonus: nhân viên đắc lực với tiêu chí "lao động là vinh quang" do mommy huấn luyện.  Mỗi ngày được allowance $1 khi hoàn tất hết tất cả chores được giao.   Lol

[Image: A8-A392-C5-523-B-44-AF-A833-67-E648099-F36.jpg]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
Hôm qua nói chuyện với chị, chị cứ nhắc hoài chữ "duyên".  Vợ chồng là duyên "hữu duyên thiên lý năng tương ngộ", cha mẹ với con cái cũng là duyên.  Vô tình hôm nay lại đọc được đoản khúc về chữ "duyên" diệu kỳ này.   Shy
...

Hiểu một chữ DUYÊN, cuộc đời sẽ thêm êm đẹp

Chuyện đến đi, hợp tan ấy, tất cả gói trong một chữ DUYÊN. Trăng còn có lúc tròn lúc khuyết, đời có lúc hợp lúc tan, việc có lúc thành lúc bại. Luôn vận động, biến chuyển và đổi thay chính là quy luật của vũ trụ, quy luật của cuộc đời. Biết vậy rồi thì chúng ta sẽ thấy mọi việc xảy ra đều là chuyện bình thường, chúng ta sẽ không còn xem việc gì đó là quá mức quan trọng, không còn phải oán than khi không có được, hoặc khổ sở dằn vặt khi bị mất đi thứ mình thương yêu.

Buông bỏ chính là như thế. Buông bỏ không phải là cố quên, là mặc kệ, là oán hận, là tìm cách trốn tránh, mà buông bỏ là chúng ta có thể dùng tâm thái bình thường để đối diện với nó, chúng ta không còn muốn kiểm soát mọi thứ, không còn gượng ép mọi việc phải xảy ra theo ý mình nữa. Chúng ta có thể an ổn khi việc đến vì biết “việc này do đủ duyên mà tạm thời xảy đến”, rồi khi nó đi thì chúng ta cũng có thể bình thản vì hiểu được “việc này đã làm xong nhiệm vụ của nó trong cuộc đời mình, hết duyên thì sẽ phải đi”.

-Chill radio-

Người đến là duyên hợp, người đi là duyên tan.

Có những mối nhân duyên tan hợp có thể ngồi tính được từng bước chân, nếu ai cũng đến và đi qua nhau bằng bước chân tình thương, thì dù hợp hay tan, ai cũng sẽ để lại phía sau lưng mình những mối nhân duyên thật đẹp.

Mây tụ là duyên còn, mây tan là duyên hết.

Có những nhân duyên người ta chỉ có thể ngồi nhìn chúng tan rã mà không làm gì được. Điều có thể làm là nhắm mắt lại, để khi mở mắt ra, phía trước là trời xanh, rồi vờ như chưa từng có điều gì.
Gió về là duyên đến, gió qua là duyên đi.

Có những nhân duyên phải đến lúc rơi tuột khỏi tay người ta mới biết được mình từng có, rồi đuổi theo không kịp nữa. Có những mối nhân duyên như gió, nhìn không thấy, giữ không được, nhưng có thể cảm nhận được thật rõ ràng khi nó mất đi.

Sương còn là duyên đầy, sương tan là duyên cạn.

Có những nhân duyên phải đến lúc tan đi thì mới đẹp.

Hoa nở là duyên khai, hoa tàn là duyên rụng.

Hoa rụng để kết trái, có những nhân duyên kết thúc để bắt đầu cho một nhân duyên khác bền chắc hơn.

Vô Thường.

[Image: img-1845.webp]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
NỖI NIỀM CHA MẸ

Con đứng cuối lớp bị mời phát biểu, người cha dõng dạc nêu 3 điều, giáo viên mời cúi mặt, cả phòng lặng im. 

 Trong một buổi họp phụ huynh của toàn khối tại hội trường. Bất ngờ là nhà trường lại sắp xếp mời phụ huynh của những em học sinh có thứ hạng thấp nhất lớp bước lên sân khấu phát biểu.
Một giáo viên cầm micro nói lớn: “Xin mời phụ huynh của học sinh có thành tích kém nhất lớp lên phát biểu”, thông thường trong trường hợp này, các phụ huynh sẽ rất ngại ngần nhưng một ông bố đã nhanh chóng bước lên với phong thái rất đĩnh đạc tự tin. 

 Với tư cách là phụ huynh của em học sinh có điểm thấp nhất, anh ngắn gọn nói 3 điều 

Đầu tiên, anh gửi lời cảm ơn đến giáo viên đã mời mình lên phát biểu, nhưng khẳng định con của anh là một học sinh có tên họ, tuổi tác đàng hoàng, giáo viên không nên gọi học sinh của mình là “học sinh có điểm thấp nhất lớp”.

Thứ hai, nếu giáo viên thực sự là một giáo viên có tâm và có tầm, dù học sinh có đạt thành tích thấp nhất lớp thì em học sinh đó cũng không phải là một học sinh hư hay quá kém. Chỉ là các bạn khác có thành tích cao hơn mà thôi.

Thứ ba là điều rất quan trọng, con của anh chỉ đạt điểm số thấp nhất chứ cháu không có vấn đề gì về tư duy, về hạnh kiểm, ngoan ngoãn lễ phép, tự tin và sáng tạo. Không phải ai trên thế giới này cũng đều học giỏi, mỗi người sẽ có một thế mạnh riêng. Vì thế, thứ cháu cần là sự quan tâm, động viên hơn nữa của bố mẹ và giáo viên để có thể cải thiện thành tích tốt nhất trong khả năng của mình, nhà trường không nên dùng cháu làm “tấm gương tiêu cực“ để cảnh báo hay nhắc nhở khéo léo những bạn học hay phụ huynh khác.

Nói xong 3 điều cần nói, vị phụ huynh này rời khỏi bục phát biểu để lại cả hội trường lặng im. Một số giáo viên nhìn xuống vờ đang làm việc khác, một số lại ái ngại nhìn nhau, cả hội trường với rất đông phụ huynh khác thì im phăng phắc. Chỉ nói 3 điều, nhưng thực sự ông bố này đã chạm đến trái tim của rất nhiều người. Ai cũng dành lời khen ngợi cho sự điềm tĩnh và văn minh của anh. Một người cha tâm lý, luôn đặt con mình lên trên mọi cuộc đua thành tích. 

Kết

Đối với mỗi đứa trẻ, sự thấu hiểu và ủng hộ của cha mẹ, thầy cô chính là động lực rất mạnh mẽ để con ngày càng tự tin, trưởng thành và hoàn thiện bản thân hơn. Em học sinh trong câu chuyện trên vô cùng may mắn khi có được một người cha hết sức tâm lý. Chỉ khi cha mẹ thực sự hiểu và ủng hộ con trong mọi chuyện, đứa trẻ mới có được nền tảng mạnh mẽ để vươn lên và phát huy khả năng của mình một cách tốt nhất. 

Có thể con học không giỏi, nhưng tài năng, sở trường của trẻ sẽ nằm ở những khía cạnh khác. Do đó, nếu con mình dù đã cố gắng hết sức nhưng thành tích học tập vẫn không tốt, cha mẹ thầy cô không nên nổi nóng, chê trách mà hãy thực sự thấu hiểu và động viên con ở thế mạnh nhất mà con có nhé!.

Nguồn Sohu

[Image: 287156720-5210374062403411-7931272280280391361-n.jpg]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
(2022-06-07, 03:09 PM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: Hóa đơn gửi mẹ

Một cậu bé trạc khoảng 15 tuổi muốn có tiền tiêu, thay vì chìa tay ra xin mẹ, cậu ta bèn nghĩ ra cách viết một tờ giấy gởi đến mẹ như sau:

1. Sáng phụ Mẹ dọn dẹp giường ngủ : $1.
2. Phụ Mẹ dọn dẹp bữa ăn sáng : $2.
3. Sau khi đi học về coi em : $3.
4. Phụ Mẹ dọn bữa ăn tối, sau đó dọn dẹp: $4.

Cộng: $10.

- Thời hạn thanh toán: Sáng sớm mai trước khi con đi học.

Sáng sớm ngày mai bà mẹ đặt tờ giấy bạc $10 trên bàn cho cậu ta và sau khi cậu rời nhà đi học, bà mẹ lật mặt sau tờ giấy lại và ghi như sau:

1. Mẹ mang bầu con 9 tháng 10 ngày: Miễn phí.
2. Tiền tã lót, bệnh viện, sữa khi sinh con: Miễn phí.
3. Tiền nuôi con từ lúc sinh ra đến nay: Miễn phí.
4. Chi phí ăn học, chữa trị cho con khi ốm đau: Miễn phí.
5. Lo đám cưới cho con hoặc phải nuôi con trọn đời, nếu con tật nguyền hoặc bị bệnh nan y: Miễn phí.
6. Các khoản không thể liệt kê hết đều miễn phí cho con trai của mẹ.

- Thời hạn chi trả cho con: Trọn đời Mẹ

Khi đi học về cậu chạy vô phòng, thấy tờ giấy cậu cầm lên đọc. Rồi cậu lấy ra 1 tờ giấy khác và viết như sau:

Thưa Mẹ, con xin lỗi Mẹ... Kể từ nay:

1. Phụ giúp Mẹ: Miễn phí.
2. Ráng ăn học thành tài: Miễn phí.
3. Sẵn sàng giúp đỡ mọi người: Miễn phí.
4. Luôn quan tâm, săn sóc Mẹ: Miễn phí.
5. Các khoản chi tiêu lo cho Mẹ khi về già: Miễn phí.

Thời hạn thực hiện: Trọn đời con.

Sáng hôm sau khi con còn đang ngủ, bà mẹ vẫn đặt tờ giấy bạc $10 lên bàn cho con thì bỗng thấy tờ giấy mà cậu viết. Sau khi đọc xong, những giọt nước mắt lăn dài trên má bà mẹ song miệng vẫn nở một nụ cười và bà nghĩ rằng có lẽ đây là nụ cười mãn nguyện nhất từ khi sinh con ra đến nay.

Lượm

Bonus: nhân viên đắc lực với tiêu chí "lao động là vinh quang" do mommy huấn luyện.  Mỗi ngày được allowance $1 khi hoàn tất hết tất cả chores được giao.   Lol

[Image: A8-A392-C5-523-B-44-AF-A833-67-E648099-F36.jpg]
giỏi 10_point 
lương bạch y trả bèo quá Rollin
Reply
(2022-06-09, 01:58 PM)vô_danh Wrote: giỏi 10_point 
lương bạch y trả bèo quá Rollin

Dạ lương khởi đầu chỉ vậy thôi ạ, đáng lý chỉ có 50 cents/ngày thôi nhưng nàng ấy negotiate thêm chores để có đủ $5/tuần.  Hai ngày cuối tuần thì kg làm, "mommy, we don't work on weekends".   Lol Lol Lol Lol Lol
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
Lặng...

Chính mắt bạn thấy, chính tai bạn nghe cũng chưa chắc là sự thật. Làm sao bạn có thể dễ dàng tin vào lời nói của một người mà vội vàng đánh giá người khác. 

Một câu nói đi qua vài cái miệng đã mang nội dung khác nhau. Bạn không biết câu chuyện bạn được nghe là dị bản do nhiều người “sáng tác”.

Để biết được bản chất của một người tốt hay xấu, bạn phải dùng đôi mắt để quan sát, dùng đôi tai bạn để nghe, dùng trí óc của bạn để suy nghĩ, và dùng trái tim bạn để cảm nhận.

Đừng để bị cuốn theo những câu chuyện có nội dung không hay về người khác, vì biết đâu một ngày nào đó chính bạn sẽ trở thành nhân vật chính trong câu chuyện mà họ kể.

Dao lam hai lưỡi mỏng manh
Miệng đời nhiều lưỡi bẩn tanh kinh người
Lưỡi không xương trăm đường lắt léo
Miệng không vành méo mó tứ phương

-abaza.news-
...

ĐẤT TÂM!

Dòng sông có đoạn thẳng có đoạn uốn cong, cuộc đời người cũng giống như dòng sông lúc thăng lúc trầm.

Cũng là mặt nước, nhưng có nơi phẳng lặng, có nơi dậy sóng. Cũng là mảnh đất, nhưng có nơi đầy hoa, có nơi khô cằn trống vắng.

Cũng là lòng người, nhưng lại có người giàu lòng từ bi thương yêu mọi người, có người thấy bình an, có người tham lam ích kỷ, hận thù, có người lại đầy phiền muộn.

Cũng là người - có người khi ta gần cảm thấy ấm áp bình an, có người khi ta gần cảm thấy sợ sợ và bất an.

Tâm chúng ta cũng như mặt hồ, như mảnh đất. 

Tâm sâu lắng, rộng mở, thì có bị ném vào đôi ba hòn đá thị phi cũng chẳng để lại gợn sóng.

Tâm thường xuyên được vun vén, chăm sóc thì chẳng thể cằn cỗi vì vô cảm, nếu nghĩ rằng Phước ta lớn có địa vị tiền nhiều, có gieo trồng một chút những hạt giống bất thiện cũng không sao, bất thiện mỗi ngày một chút nhiều ngày lại thành nhiều.

-Chill radio-
...

"Dưới vòm nôi mọc từng nấm mộ ..."

Sanh tử là một quá trình tự nhiên. Có ai sinh ra mà không chết đi? Có sinh linh nào tượng hình mà không hư hoại theo thời gian?

Đôi khi, chúng ta đau khổ đến tuyệt vọng khi ai đó mất đi, điều này chỉ ra nơi chúng ta gắn bó và yêu thương.

Càng gắn bó càng yêu thương khi chia tay càng đau khổ.

Đừng quá chấp niệm với cuộc chia tay, đừng quá bám víu vào người ra đi, cũng đừng quá chìm đắm trong nỗi nhớ thương ... để rồi quên quá trình sinh tử của chính mình!

Thật ra, không có rắc rối nào ở cái chết cả nhưng hết thảy vấn đề sẽ bắt đầu khi chúng ta sợ sự thay đổi.

Hãy nhìn dòng sông. Đó là một dòng chảy không ngừng nghỉ. Sự sống cũng vậy. Là một dòng chảy. Chúng ta đâu muốn mình mắc kẹt lại trong dòng chảy đó phải không?

Sống là động, chứ không là tĩnh.

Kỉ niệm đẹp với một người để chúng ta nhớ về chứ không phải để ngừng lại và chết chìm trong đó!

Hiểu vô thường sẽ sống thiết tha hơn!

-Nguyễn Bảo Trung-
...

Love can only be when thought is still. This stillness can in no way be manufactured by thought. Thought can only put together images, formulas, ideas, but this stillness can never be touched by thought.

Thought is always old, but love is not.

-J. Krishnamurti-

Trăm năm lòng vẫn dặn lòng
Việc đời muôn sự như dòng nước xuôi.

-Trần Nhân Tông-
...

Trên đời người trổ nhánh hoang vu
Trên ngày đi mọc cành lá mù
Những tim đời đập lời hoang phế.

Dưới mặt trời ngồi hát hôn mê
Dưới vòng nôi mọc từng nấm mộ
Dưới chân ngày cỏ xót xa đưa.

Người đã đến và người sẽ về bên kia núi
Từng câu nói là từng cánh buồm giong cuối trời.
Còn lại tiếng cười khóc giữa đời.

Dưới ngọn đèn một bóng chim qua
Giữa đường đi một người đứng gọi
Có biết gì về ngày chưa tới.
Những ngày ngồi rủ tóc âm u
Nghe tiền thân về chào bóng lạ
Những mai hồng ngồi nhớ thiên thu.

-Trịnh Công Sơn-



Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
ĐỜI NGƯỜI THĂNG TRẦM NHƯ MỘT TÁCH TRÀ

Cuộc đời thăng trầm như tách trà. Đắng như trà, thơm cũng như trà.

Uống chén trà, ngắm nhìn những năm tháng cuộc đời, một tâm thanh tịnh, nhìn thế giới tươi đẹp! Đời người chính là suy ngẫm khi thưởng trà, cảm ngộ khi thưởng trà và trưởng thành khi thưởng trà. Giống như lá trà càng lâu, hương vị càng đậm, càng lĩnh ngộ nhiều càng càng làm được việc lớn.

Cuộc sống giống như một tách trà, bạn không thể khổ cả đời nhưng chắc chắn sẽ có một giai đó trong cuộc đời sẽ gặp điều không vui vẻ. Cũng giống như uống trà vậy, mới đầu cảm thấy đắng chát nhưng sau đó là sự ngọt ngào. Trà giống như cuộc sống, lúc trầm lắng bình thản, lúc thăng hoa hờ hững, có được thì buông bỏ. Sau khi trà  nhạt rồi, tự khắc có người nhớ đến hương thơm của trà. Hành trình của cuộc đời cũng giống như quá trình thưởng trà, cần phải nhâm nhi từ từ, cảm nhận vị đắng, ẩn chứa sau đó là hương thơm nhè nhẹ thanh tao. 

Thưởng một ấm trà ngon giống như đang thưởng thức cuộc đời, trong đắng có ngọt, trong ngọt có thơm, lúc đầu trà có vị đắng, đắng qua đi rồi vị ngọt sẽ đến. Uống trà không phải là nước, mà là vị, lâu ngày không còn là vị của trà, mà là vị của trái tim và sự sống. Các mùa khác nhau hoặc các thời điểm khác nhau trong ngày tương ứng với các loại trà khác nhau, giống như thời điểm mát mẻ hoặc ấm áp trong cuộc sống. 

Ba giai đoạn của cuộc đời: tuổi trẻ, trung niên và tuổi già cũng giống như ba giai đoạn của việc uống trà. Khoảng thời gian đầu thật cay đắng, hệt như những va vấp, vấp ngã khi bước chân vào xã hội. Giai đoạn thứ hai của cuộc đời, sau khi làm việc chăm chỉ sẽ có được của cải, sự vững vàng và tự tin. Giai đoạn thứ ba, trà đã nhạt dần, giống như già đi, tâm thái cũng bình đạm hơn, sau khi trải qua gió mưa cuộc đời, bản thân dần thanh lọc, giống như hương vị trà nhạt, nước trà ngày càng trong hơn. Đọc sách và thưởng trà, nghe tiếng mưa ngoài cửa, cuộc sống bình dị như nước. Sống thanh đạm không phải là để xa lánh thế gian, mà là để bản thân dần trở nên đơn giản trong cõi hồng trần.

Cuộc đời cũng giống như tách trà, càng đắng càng cảm thấy ngọt ở phía sau. Nếu cuộc sống được so sánh với nước, thì tôi là lá trà trong nước. Lúc đầu, lá trà nổi trên mặt nước, nhưng cuối cùng, nó lại chìm xuống dưới đáy. Cũng giống như việc con người dần trở nên già đi. Phật có thể gột sạch tâm ta, trà có thể gột sạch tính ta. Có ngọt có đắng, có đắng có ngọt, có đắng trước rồi đến ngọt, đời cũng vậy, như uống trà đậm.

Cuộc sống giống như một tách trà. Mới đầu có vị đắng, sau đó có vị chát, và cuối cùng là vị ngọt cùng hương thơm. Trong những năm tháng thăng trầm của cuộc đời, tôi chọn cho mình sự nhẹ nhàng và thanh thoát, một thái độ sống giản dị và tao nhã. Uống một tách trà, cảm ngộ nhân sinh.

OrangeBooks
Bộ sách "Một tách trà thiền"

[Image: 9-E42610-B-D3-BF-4105-9-BBE-656-EA317-B457.jpg]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
CUỘC ĐỜI

Ai chẳng muốn những chuỗi ngày bình lặng
Hà cớ gì chấp nhặt chuyện đó đây 
Lo cuộc sống mệt mỏi đến hao gầy
Ngó nghiêng chi mấy điều không vừa ý 

Đời quá ngắn tính toan mà chi nhỉ
Lời khó nghe ta cả nghĩ làm gì
Chuyện khó hiểu thì thôi bỏ qua đi
Điều buồn bã gom cất vào một chỗ

Một cuộc người dài đâu mà bỏ lỡ
Quá để tâm vào những chuyện buồn phiền
Quan trọng là sống vui vẻ bình yên
Không hổ thẹn với tháng năm đã trải

Ta cứ sống trọn vẹn cho hiện tại
Ai nào hay ngày mai hết lúc nào
Giống tiết trời khi gió nhẹ lao xao 
Khi mưa bão, khi có ngày nắng ấm

Đâu vì ai mà đổi mùa chuyển hướng
Vẫn luân hồi Xuân Hạ lại Thu Đông
Như cuộc đời cứ sắc sắc không không
Mới chớp mắt quay lưng ngày đã cạn

Vui vẻ đấy cũng một đời có hạn
Buồn đau rồi cũng chỉ một đời thôi
Hà cớ gì phải sống trong chơi vơi
Mà đánh rơi cả một đời vui vẻ!

ĐAL 

[Image: giphy.gif]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
Trò cưng qua bển giờ thoải mái rồi heng, đi đâu cũng có một "người lớn" đi cùng Grinning-face-with-smiling-eyes4 '
[Image: 2022-08-23-115140.png]
Reply
(2022-08-23, 10:55 AM)phai Wrote: Trò cưng qua bển giờ thoải mái rồi heng, đi đâu cũng có một "người lớn" đi cùng  Grinning-face-with-smiling-eyes4 '
[Image: 2022-08-23-115140.png]

Lol Lol Lol

Dạ ở bên này họ có một câu ghẹo người Mỹ, "Americans have no sense of direction."    Lol
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
Thật bất ngờ đêm nay lại nhận được tin kg lành, một cánh nhạn đã lìa đàn trở về cát bụi.   Crying-face4

NGỘ 

Chiều nay gạo rụng sân đình
Ngẩn ngơ cánh nhạn lặng thinh lưng trời
Xót lòng thương cánh hoa rơi
Nghiêng nghiêng vạt nắng cõng lời tâm kinh 

Cũng là một kiếp phù sinh
Trăm năm tuế nguyệt biết mình về đâu 
Ta bà là cõi bề dâu 
Sinh thời là gửi ... 
Thác sau là về...!

Dìu nhau qua cõi U mê
Yêu thương gieo khắp bốn bề nhân gian
Người người thoát cảnh lầm than
Yên vui hạnh phúc an nhàn thong dong

Tịnh thiền sắc sắc không không
Lá rơi cũng chỉ một vòng đến đi 
Đừng buồn thương xót mà chi 
Đã xanh cùng kiệt tiếc gì tàn tro

Kiếp người như một giấc mơ
Ngộ ra sinh tử là Vô thường Đời!

ĐAL

RIP Brother T.

[Image: thiecc82n-thu.webp]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply