Giải mã bí ẩn vụ 918 người tự sát tập thể tại Jonestown
#1
Giải mã bí ẩn vụ 918 người tự sát tập thể tại Jonestown


ANTĐ - Diễn ra vào ngày 18-11-1978, vụ tự sát tập thể này đã gây ra cái chết của 918 người. Đây cũng được xem là thảm họa khủng khiếp nhất do con người gây ra tại Mỹ cho đến trước khi sự kiện 11-9 xảy ra.
Vụ Jonestown cũng gây ra cái chết của một nghị sĩ quốc hội Mỹ, trong khi ông này đang thi hành nhiệm vụ. Vậy đâu là nguyên nhân khiến cho gần 1.000 con người có thể hành động mù quáng đến như vậy?


Đền Hội Chúng - Nơi khởi đầu của thảm kịch

Đền Hội Chúng được Jim Jones xây dựng năm 1956 với mục đích chiêu mộ và giúp đỡ những người nghèo khó, đặc biệt là người da đen. Ban đầu, đền được xây dựng tại Indianna, sau đó chuyển tới California vào năm 1966. Lý tưởng của Jones là xây dựng một cộng đồng hòa hợp, mọi người cùng nhau làm việc và cùng hưởng lợi ích chung. Ông đã có thể thành lập tổ chức tại California nhưng không dừng lại ở đó, Jones muốn “phủ sóng” giáo phái của mình ra bên ngoài nước Mỹ, lúc đó, mọi quyền lực trong giáo phái sẽ thuộc về Jones và thoát khỏi sự can thiệp của chính phủ Mỹ.

Năm 1973, Jones tìm được một vùng đất hẻo lánh tại Guyana (Nam Mỹ) đáp ứng nhu cầu mở rộng giáo phái của mình. Ông thuê đất của chính phủ Guyana và thuê các công nhân dọn rừng để lấy mặt bằng. Vì việc vận chuyển vật liệu khá khó khăn nên việc xây dựng cũng diễn ra khá chậm. Cho đến đầu năm 1977, mới chỉ có 50 người sống trong Đền Jonestown tại Guyana, trong khi Jones tiếp tục phát triển giáo phái ở Mỹ. Tuy nhiên, mọi chuyện bắt đầu thay đổi khi Jones nhận được tin rằng cuộc phỏng vấn các thành viên cũ đào thoát khỏi giáo phái sắp được đăng tải, trong đó chứa nhiều cáo buộc về những hành vi vô luân và lạm phát tài chính của Jones. Đêm trước khi bài báo được in, Jones cùng vài trăm giáo đồ của Đền Hội Chúng đã bay đến Guyana và chuyển vào khu đền Jonestown trong rừng sâu.

Rối loạn tại Jonestown

Jonestown lẽ ra phải là thiên đường với các giáo đồ, tuy nhiên, khi tới đây họ mới gặp phải hàng loạt vấn đề như: không có đủ chỗ cho tất cả mọi người, các cabin chỉ có giường tầng và luôn quá tải, hơn nữa, các cabin được phân chia theo giới tính nên các cặp vợ chồng buộc phải sống tách nhau. Và nhiệt độ cũng như độ ẩm ngột ngạt tại Jonestown làm các giáo đồ trở nên ốm yếu. Trong khi đó, họ bị bắt phải làm việc nhiều giờ dưới cái nắng gắt, có khi lên tới 11h/ngày. Jones cho mắc các loa ở khắp khu đền để thuyết giảng suốt ngày đêm. Sau một ngày làm việc kiệt sức, các giáo đồ vẫn phải cố hết sức mới ngủ được vì màn tra tấn của “Đấng cứu thế” Jones.

Mặc dù có những người thích sống tại Jonestown nhưng cũng có không ít người nuôi ý định đào thoát. Tuy nhiên, khu đền được bao quanh bởi rừng rậm và có nhân viên vũ trang bảo vệ nên những giáo đồ muốn ra ngoài phải được phép của Jones, thế nhưng hắn không muốn ai bước ra khỏi thế giới của hắn.

Chuyến thăm của Nghị sĩ Ryan và cuộc tấn công tại sân bay


Nghị sĩ Mỹ Leon Ryan đến từ San Mateo, California đã nhận được các báo cáo về những sự việc đang diễn ra tại Jonestown. Ông quyết định đến đó cùng với cố vấn của mình, đoàn làm phim của hãng NBC và những người thân của các giáo đồ của Đền Hội Chúng để tìm hiểu sự thật về Jonestown.

Ban đầu, mọi chuyện diễn ra rất suôn sẻ. Tuy nhiên, vào một buổi tối, trong khi các thành viên trong đoàn đang dùng bữa và khiêu vũ trong hội trường, một giáo đồ đã bí mật chuyển cho 1 nhân viên đài NBC một mẩu giấy có ghi tên của những thành viên muốn rời khỏi Jonestown. Ngày hôm sau, Ryan tuyên bố sẽ đưa tất cả những thành viên muốn rời giáo phái trở lại Mỹ, nhưng các giáo đồ vì e sợ thái độ của Jones nên chỉ rất ít người chấp thuận.

Giải mã bí ẩn vụ 918 người tự sát tập thể tại Jonestown ảnh 2


918 người đã chết trong vụ tự sát tập thể diễn ra ngày 18-11-1978


Vào ngày Ryan ra về, những giáo đồ muốn rời khỏi giáo phái được sắp xếp ngồi trong một xe tải với những người trong đoàn của ông. Ryan để cho xe đi trước vì ông muốn đảm bảo rằng mình không bỏ sót những người muốn thoát khỏi giáo phái. Đúng lúc đó, một thành viên của giáo phái đã tấn công ông. May mắn là tên này đã không thể ám sát Ryan.

Nhận thấy nguy hiểm, Ryan lập tức lên xe tải (lúc đó chưa đi xa) rời khỏi Jonestown. Chiếc xe đưa đoàn đến sân bay an toàn, tuy nhiên, máy bay vẫn chưa sẵn sàng cất cánh khi họ tới. Trong khi chờ đợi, một chiếc xe thùng đột nhiên tiến tới, từ trong xe là những thành viên của giáo phái đang xả đạn liên hồi vào nhóm của Ryan. 5 người đã tử vong, trong đó có Ryan và rất nhiều người khác đã bị thương nặng. Cuộc đào thoát tại sân bay đã thất bại.

Cuộc tự sát tại Jonestown - kết cục bi thảm

Quay trở lại Jonestown, Jim Jones ra lệnh cho mọi người xếp hàng tại hội trường. Hắn tỏ ra rất hoảng loạn và bị kích động. Jones nói với các giáo đồ rằng nhóm của Ryan đã bị tấn công tại sân bay và Jonestown không còn an toàn nữa, chính phủ Mỹ sẽ phản ứng mạnh mẽ về vụ ám sát Ryan.

Hắn nói: “Khi quân đội tới đây, chúng sẽ bắn chết những đứa trẻ vô tội của chúng ta” và nói với các giáo đồ rằng, cách duy nhất để thoát khỏi sự truy cứu là tự tử - cái mà hắn gọi là “hành động mang tính cách mạng”. Một phụ nữ đã lên tiếng phản đối nhưng trước lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của “Đấng cứu thế” rằng không còn lựa chọn nào khác, tiếng nói của cô đã bị đám đông áp đảo.

Khi nhận được tin Ryan đã chết, Jones càng thúc ép các giáo đồ phải tự sát tập thể, hắn nói với họ rằng “Nếu chúng tới đây, chúng sẽ tra tấn các con của chúng ta, các giáo đồ của chúng ta. Không thể để chuyện đó xảy ra được". Và hắn lệnh mang các ấm lớn chứa thuốc độc Xyanua được trộn trong vị nho ra giữa hội trường. Đồng thời cũng để Valium-một loại thuốc chống căng thẳng ở lối vào hội trường.

Jones đã ra lệnh bơm các xi-lanh thuốc độc cho trẻ em đầu tiên, tiếp đó là các bà mẹ, cuối cùng là những thành viên khác trong giáo phái. Nếu ai phản đối sẽ bị những tên vệ sỹ cầm súng và cung tên đe dọa. Thời gian trung bình gây tử vong cho mỗi người là vào khoảng 5 phút. Chỉ trong ngày 18-11-1978, đã có tới 912 người chết do thuốc độc, trong đó có 276 trẻ em. Jones cũng chết do súng lục, nhưng không rõ là do tự sát hay bị bắn.

Tổng số người chết đã lên đến 918 người, cả ở sân bay và trong khu đền Jonestown. Chỉ có một nhóm người sống sót bằng cách chạy trốn vào rừng hoặc ẩn nấp đâu đó trong khu đền.

Cuộc thảm sát là một minh chứng cho sức ảnh hưởng lớn của các giáo phái tới con người trong xã hội. Những thế lực tinh thần đôi khi còn mạnh hơn cả lý trí, con người sẵn sàng vì lý tưởng tinh thần mà đi vào chỗ chết.

Theo About
"Sáng nay thức dậy choàng thêm áo
Vũ trụ muôn đời vẫn mới tinh".
Reply
#2
Đọc về Jonestown Mod Khuyết Danh sao mà ghê quá đi á. Hổng phải là tự sát tập thể mà là giết người tập thể á. XX làm research có cái phóng sự nè. Coi cho biết. Nước Mỹ sau cái vụ Jonestown họ ớn mấy cái  giáo phái lắm. 


The Jonestown Massacre: Paradise Lost (Cult Documentary) | Real Stories





[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply