Phong lan
#31

  1. Trang Chủ
  2. Kiến thức các giống lan
  3. Cát lan - Cattleya Labiata
Kinh nghiệm thay chậu và chiết tách hoa lan cattleya
Lan Cattleya trồng và phát triển trong chậu dù cẩn thận thế nào đi nữa cũng có một số rễ bị thối. Ngoài ra Lan Cattleya phát triển rất nhanh do đó việc thay chậu Cattleya nên tiến hành đồng thời với việc nhân giống.

[Image: Cho-tach.jpg]Khi quan sát thấy giả hành bắt đầu mọc ra khỏi mép chậu thì ta nghĩ đến việc thay chậu vì Cattleya có giả hành nên khi thay chậu rất dễ bị “xốc”.

Khi nào thì thay chậu lan Cattleya là tốt nhất?

- Việc thay chậu tốt nhất nên thực hiện vào đầu mùa mưa cây sẽ phát triển rất mạnh. Tuy nhiên, lan Cattleya có thể thay chậu vào bất kỳ thời gian nào vẫn đảm bảo cây sống với tỷ lệ cao.

- Chậu Lan Cattleya với mười giả hành, có thể cắt trước đó thành 3 đoạn, 4 tháng trước mùa nghỉ, và để nguyên tại chỗ. Trét sơn hoặc vôi vào vết cắt rồi phun hỗn hợp thuốc trừ nấm và thuốc kích thích rễ… Khi đến mùa nghỉ, mỗi đoạn sẽ có một giả hành mới vừa đủ trưởng thành để chịu đựng trong mùa nghỉ, khi mùa mưa đến, ta tách mỗi đoạn ra và trồng vào một chậu mới. Tách chiết kết hợp với thay chậu vào đầu mùa mưa sẽ đảm bảo cho chậu Lan đủ khả năng trổ hoa ngay trong năm đó.

- Muốn thay chậu Cattleya, ta ngâm chậu vào một chậu nước có pha thuốc ngừa rêu, trong thời gian nửa giờ đến một giờ, các rễ sẽ tróc ra. Dùng kéo nhọn đã khử trùng cắt bỏ những rễ thối và những rễ quá dài chỉ chừa lại 1 đoạn 10cm. cuối cùng cột chặt cây Lan vào chậu mới và đặt chậu vào chỗ ẩm mát đến khi ra rễ lúc ấy bắt đầu mới cho giá thể vào chậu và đưa chậu vào vị trí cũ.

- Sau khi thay chậu, cây được phun dung dịch kích thích rễ sau đó cây để khô không tưới nước một tuần khi mới thay chậu và lần tưới nước đầu tiên trở lại là dung dịch Atonic pha lẫn với B1 loại dùng cho thực vật hoặc dùng dung dịch Root-Plex cũng được, liều lượng dùng pha 1cc với 4lít nước.

* Lưu ý: Không bao giờ đặt giá thể vào chậu trước khi ra rễ. Nếu bạn sợ giả hành nhăn nheo vì mất nước thì có thể để tạm vài cục than có kích thước to ở đáy chậu.

- Những qui tắc cần tôn trọng đối với bạn chưa có nhiều kinh nghiệm
Quote:1) chỉ nên tách chiết khi vào mùa tăng trưởng của lan

a) Đầu mùa mưa
b) Khi giả hành mới ra đầu rễ non(báo hiệu mùa tăng trưởng)
2) Tách chiết nên lấy những giả hành cuối cùng,giả hành mới ra, giữ những giả hành già ,cũ để trong chậu,như vậy cơ hội sống còn của phần còn lại tăng cao
3) Cả phần tách chiết và phần còn lại đều phải còn mắt ngủ khỏe mạnh để đảm bào cả hai đều có khả năng tăng trưởng trở lại
4) Nên vệ sinh cây lan sạch sẽ trước khi tách chiết và để khô ít nhất hai ngày trước khi tách chiết
5) ngưng bón phân ít nhất một tuần lễ trước khi tách chiết
6) Chuẩn bị sẵn sàng giá thể chất trồng ,xử lý sẵn để sau đó trồng lại ngay.


- Lan Cattleya có thể nhân giống bằng cách tách chiết 3 giả hành một, khác với Dendrobium, Cattleya là một giống Lan có giả hành nhưng không có thân vì thế tách chiết dưới 3 giả hành cây sẽ phát triển rất yếu. Nếu cây bị nhiễm bệnh, mắt trên căn hành bị thối đi, cây sẽ không tạo chồi (Keiki) như giống Dendrobium, để hình thành một cây con mới trên ngọn thân. Có rất ít trường hợp cây Lan Cattleya với bộ rễ phát triển rất mạnh, lá xanh tốt, nhưng các mắt trên căn hành bị hư thì có thể một vài chồi bằng hạt gạo hình thành trên giả hành ngay chỗ tiếp giáp với căn hành. Tuy nhiên một sự hình thành như vậy, cây sẽ rất yếu khi nuôi dưỡng trở lại, cây muốn ra hoa phải có thời gian tối thiểu là 3 năm. Nếu cây Lan Cattleya thuộc loại giống hiếm quý mà sự tách chiết là cần thiết, có thể chiết hai tép một và để nguyên tại chỗ khi nào cây hình thành một giả hành mới và đủ trưởng thành, ta có thể lấy ra và trồng vào một chậu mới.
[Image: lan-cattleya-ra-hoa.jpg]
Be Vegan, make peace.
Reply
#32
Kỹ thuật trồng lan Vanda
Thứ bảy - 10/11/2018 04:11
  •  
     
  •  
     
  •  
Vanda là một giống lan phụ sinh của vùng nóng, có một số rất ít mọc trên đá hay trên đất. Đây là một giống có sự phân bổ rất rộng từ Trung Quốc đến Hilnalaya và trải dài từ Inđônêxia đến Niu Ghine và Bắc Úc châu. Vanda gồm hơn 45 loài được biết và trên 1.000 loài cây lai tạo thành bộ sưu tập về lan khá quan trọng.
[img=448x0]https://hoalanngocanh.net/uploads/news/2018_11/vanda-vangbi.png[/img]Vanda vàng chấm bi
Ở Việt Nam có 5 loài Vanda rừng được biết là: Vanda concolor, vanda liouvillei, Vanda lilacina, Vanda denisonaliana và Vanda pumila, tuy nhiên chỉ có một loài cho hoa đẹp bền là loài Vanda denisonaliana. Cả 3 loài sau đều là lan vùng mát có nhiều ở Lâm Đồng. Vanda có sự biến đồi rất lớn về tính chất thực vật và sự xuất hiện của hoa, nhưng hầu hết chúng đều là những cây lan có giá trị vì có chồi loa dài mang nhiều hoa to.

Về phương diện thương mại, Vanda là một giống tương đối đồng nhất về dạng hoa, dạng cây và cả về điều kiện sinh thái. Hầu hết các loài thuộc giống Vanda lại là cây lan ưa nóng.

Một điều mà bất cứ người nào cũng có thể nhìn thấy ở cây Vanda lai là đài hoa luôn luôn lớn hơn hoặc bằng cánh hoa, nhất là cặp đài hoa dưới đây cũng là một điều giúp các người mới chơi lan có thể phân biệt giống Vanda với bất cứ một giống lan nào khác. Các cánh hoa của các loài thuộc giống này rất mỏng nhưng rất bền. Đây là diều khác thường vì độ bền của hoa tỷ lệ với bề dày của cánh.

[Image: Vanda-denisonaliana.jpg]
 

Nhiệt độ, ẩm độ, sự tưới nước:

Ở Việt Nam Vanda rừng là một loại lan vùng mát, nhưng các Vanda lai là một loại lai của của vùng nóng nó sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ 25ºC-30ºC, các loài Vanda cần được trồng trong vườn với độ ẩm cao, nhưng ấm độ cục bộ trong chậu phải chạc thoáng. Cây tăng trưởng suốt năm không có mùa nghỉ vì thế không nên để cây bị khô bất cứ thời điểm nào trong năm. Bị khô hạn bất chợt sẽ gây cho cây mất ổn định về ẩm độ và hậu quả là cây bị tuột lá, yếu đi. Vì thế đối với các loài thuộc giống này ta phải tưới nước thường xuyên 2 lần/ngày từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 11 và 3 lần/ngày từ tháng 7 đến cuối tháng 4, khoảng cách giữa các lần tưới được. Khác với một số giống lan khác, nguyên nhân chủ yếu quyết định sự ra hoa các loài thuộc giống Vanda là điều kiện nhiệt độ. Chính vì thế các loài thuộc giống này có thể trổ hoa suốt năm. Nhưng ở thành phố Hồ Chí Minh, mùa trổ hoa nhiều nhất vẫn là mùa nắng, vào tháng 2, khi nhiệt độ trong không khí cao nhất trong năm.

Ánh sáng:

Valnda là giống ưa sáng, có những loài thuộc giống này cây trổ hoa lý tưởng khi được phơi bày ra ánh sáng hoàn toàn. Vanda lá tròn, Vanda TMA và một số loài khác chỉ trổ hoa khi được trồng dưới điều kiện gần 100% ánh sáng. Tuy nhiên đa số loài chỉ càn 60% ánh sáng, tức giàn che 40% ánh sáng là đủ. Các cây lai giống giữa Vanda x Aseocentrum lại có một nhu cầu ánh sáng ít hơn, khoảng 50% ánh sáng. Do đó độ biến động về cường độ ánh sáng thay đổi tới 30.000-40.000m/m².

Nhu cầu phân bón:

Vanda là một trong những giống có nhu cầu về phân bón khá cao và chúng dễ dàng sử dụng bất cứ một dạng phân bón loại nào. Đối với loài Vanda T.M.A, phân bò khô có thể là loại phân tốt, các loài khác có thể dùng phân bánh dầu phọng, nhưng hữu hiệu luôn hết vẫn là phân hóa học với công thức 3-10-10 tưới 2 ngày/lần với nồng độ 1 muỗng càphê/4 lít nước. Sở dĩ ta dùng phân bón với chu kỳ cách nhật vì Vanda không có giả hành nên không dự trữ đựớc dưỡng liệu, ngoài ra giá thể của Vanda là giá thể thông thoáng đến mức cực đoan chỉ gồm chậu gạch nung hay giỏ gỗ với các cục than thật to. Do đó sự lưu lại của dưỡng liệu trong giá thể là không đáng kể cho việc hấp thụ của lan trong thời gian ngắn. Tốt nhất là dùng phân bón với dạng phun sương, vì loài này là loài phụ sinh và có rất nhiều rễ trên không.

Cấu tạo giá thể:

Vanda là một loại lan không có mùa nghỉ, một biến cố khô hạn rất dễ làm các loài giống này rụng hết phần lá gần gốc, mà giới chơi lan Việt Nam thường gọi là “chuồn lá" . Tuy nhiên, ẩm độ cục bộ trong chậu quá cao dễ làm cho các rễ bị thối. Vì thế, cấu tạo giá thể thật thoáng cho các loài thuộc giống Vanda và Ascocenda là điều kiện bắt buộc. Việc duy trì ẩm độ ổn định là cố gắng của các nhà vườn thông qua sự tưới hàng ngày.

Thay chậu và nhân giống:

Sự thay chậu các loài thuộc giống Vanda, thường chỉ do nguyên nhân duy nhất là cây phát triển quá lớn gây ra sự mất cân đối giữa cây và chậu. Việc thay chậu có thế thực hiện suốt năm nhưng đầu mùa mưa vần là thời điểm lý tưởng cho việc thay chậu. Cách nhân giống tương tự Hồ điệp.

Khoảng 3 tháng 1 lần, ta phun một dung dịch ANA với nồng độ 0,1 phần triệu (ppm) để kích thích sự mọc rễ. Bạn cứ nhớ rằng, đối với loài Vanda, mỗi lần bạn phun kích thích tố rễ sẽ mọc tăng lên 1 bậc. Như vậy, sau một thời gian cây lan Vanda sẽ có một bộ rễ thật mạnh đủ đáp ứng các yêu cầu cần thiết.

Sâu bệnh:

Vanda thường bị loài rệp dính màu vàng tán công, chúng thường nằm trên bề mặt lá. loại này cũng thường hút nhựa các lá của giống Dendrobiunl, cách trừ cũng là các loại thuốc sát trùng, serpa phun sương lên lá. Bệnh thối đọt tỏ ra nguy hiểm cho các loài thuộc giống Vanda, khi có hiện tượng này xảy ra, bạn phả cẩn thận dùng kéo cắt bỏ đọt lan, sau đó bôi vôi hoặc Vađơlin + tan vào vết cắt, phần ngọn được khử trùng trước khi sử dụng để cắt cây lan khác. Nếu không bệnh sẽ lan truyền trong toàn bộ vườn lan. Tốt nhất nên ngừa bệnh thường xuyên bằng cách phun các loại thuốc ngừa nấm Topsil, Zineb, Benomyl nồng độ 1/400, nửa tháng 1 lần.


https://hoalanngocanh.net/vi/news/cach-t...da-32.html


Nguồn tin: Theo Vuonhoalan.net
Be Vegan, make peace.
Reply
#33

[Image: f0f8e1d3f884da07988b573b4cfceddd.jpg]

[/url][Image: df34a0e5ccd6beaa745a8bfe2bb79071.jpg]

Goldy Shetty


[Image: b4962710b3854da6fce592766b2d8833.jpg]

[Image: b35f6265fc7470603c2213f8e1b3cd99.jpg]


Angélica Batist



[Image: 10d4359026fbfeaa85068ba8d6758d6b.jpg]

[Image: 8294aa94a8b2e19ec21ce5b3787c4543.jpg]


[url=https://nl.pinterest.com/angelbatista40/]anna maria lambruschi


[Image: 6387c9f412e0825663bd82d6a7783842.jpg]


Ionna Delaney


[Image: 2b6a79efdf681cf60259de3f1dd75bd7.jpg]

[Image: 2a9211ad89d0ce89acb77bae4d2bd9a5.jpg]


.Idis Kata
Be Vegan, make peace.
Reply
#34
IJsselstein  [b]13°C, Trời quang, độ ẩm 92% (12°C/19°C).[/b]

Phong lan thối rễ hãy làm tốt 2 điều này, rễ lại trắng như bông bưởi, ra hoa nhiều gấp đôi

  1. ĂN CHƠI
  2. NHÀ ĐẸP VƯỜN XINH
[size=undefined]
VN  EN
Summer Nguyen  07/06/22 08:45am  eva  bình luận  18
A- A+[/size]
Khi thấy cây lan có dấu hiệu bị bệnh bạn cần tìm hiểu nguyên nhân để có phương pháp điều trị kịp thời.
[size=undefined]
[Image: 2629eadb6f3914.img.jpg] Ảnh minh họa

[/size]
Hoa lan là một trong mười loài hoa nổi tiếng hàng đầu ở nước ta, một số giống có thể tỏa ra hương hoa thoang thoảng khiến người ta cảm thấy thư thái, sảng khoái. Tuy không nở nhiều lần trong năm nhưng vẫn được nhiều người yêu hoa ưa chuộng, và nhiều người thích chúng.
Nhưng bạn có biết, trên thực tế, để giữ được một cây lan tốt không phải một sớm một chiều mà cần phải có thời gian tích lũy và tìm ra kinh nghiệm chăm sóc cho bản thân thì mới có thể giữ được tốt.
Đối với cây lan, bộ rễ cần phải phát triển khỏe mạnh thì cây lan mới sinh trưởng và ra hoa đạt chất lượng cao được. bệnh héo rễ, thối rễ là một trong những bệnh rất thường gặp ở cây lan nếu không được chăm sóc đúng cách.

2 bước giúp cây tỉnh trở lại sau khi bị thối rễ
Khi thấy cây lan có dấu hiệu bị bệnh, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân để có phương pháp điều trị kịp thời. Khi cây lan bị héo rễ, thối rễ thì việc đầu tiên là bạn đưa chậu lan ra khỏi vườn lan, sau đó tiến hành cắt bỏ hết rễ bị bệnh và phun các loại thuốc như: Benlate 50WP, Vicarben 50 BTN, Topsin -M 50WP, Derosal 50SC để xịt cho lan. Đồng thời, thời gian này bạn cũng nên ngưng tưới nước để tránh trôi thuốc là làm bệnh nặng thêm.
Khi thấy cây lan bị thối rễ thì tốt nhất bạn nên lấy cây lan ra khỏi chậu, thay chậu và chất trồng mới, rửa rễ lan bằng nước sạch rồi dùng kéo sát trùng để cắt bỏ phần rễ thối, rễ héo rồi dùng thuốc sát trùng vào vết cắt.
[Image: c8t63_13629eadb719502.jpg]
Sau khi xử lý xong, ngừa nấm thì bạn đem trồng lại với chất trồng và chậu mới. Tiếp theo bạn mang cây đặt chỗ nóng và thoáng gió nhưng không có nắng gắt, không tưới nước 2-3 tuần đầu thì cây lan sẽ bắt đầu đâm rễ mới.

Lưu ý khi trồng lan để không bị thối rễ
Bệnh héo rễ thường gặp trong quá trình chăm sóc tại nhà, các loại vi khuẩn sẽ tấn công vào gốc vì khu vực này có độ ẩm cao, còn phần rễ ở xa gốc không tiếp xúc với giá thể, thông thoáng thì ít bị vi khuẩn tấn công hơn. Do vậy, để hạn chế tình trạng này thì bạn cần nắm các biện pháp chăm sóc sau:
Vào thời điểm mùa mưa kéo dài liên tục, bạn cần sử dụng túi nilong để che phía trên cây lan nhằm giảm lượng mưa rơi vào lan.
Mùa mưa bạn nên hạn chế sử dụng các nguyên liệu có tính giữ nước cao như vỏ dừa khô, cám xơ dừa,…thay vào đó bạn nên sử dụng các loại vật liệu trồng có độ thông thoáng tốt, không giữ nước như: dớn sợi, than củi,…để tránh chậu lan bị ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn phát sinh.
[Image: c8t63_17629eadb79266a.jpg]

Khi thời tiết có độ ẩm cao, bạn cần giảm lượng nước tưới hàng ngày. Lưu ý, bạn vẫn phải duy trì nước tưới để cung cấp độ ẩm cần thiết cho cây lan, nên tưới vào buổi sáng sẽ tốt nhất.
Không nên để các chậu và giỏ lan gần nhau để đảm bảo không gian được thông thoáng cũng như hạn chế nấm bệnh lây lan trên diện rộng.
Nên tạo không gian thông thoáng, tạo được ánh sáng tán xạ tốt cho cây lan. Trong quá trình chăm sóc bạn nên thường xuyên quan sát để phát hiện các dấu hiệu bệnh thối rễ, héo rễ để có phương pháp chữa trị kịp thời.
Lưu ý, không nên dùng phân bón có hàm lượng đạm cao, bởi phân đạm giúp cây xanh tốt nhưng lại khiến phần rễ mềm nhũn, yếu ớt là nguyên nhân khiến cây lan dễ bị sâu bệnh tấn công.
Be Vegan, make peace.
Reply