Cập nhật và thông tin về Coronavirus
#31
(2020-04-28, 10:06 PM)Ngọc Trinh Wrote: “Chị muốn có một bé trai và một bé gái. Chị rất muốn sinh đôi, nhưng cũng phải tìm một anh nào đó phù hợp phong thủy để cho ra cặp đôi đó."

[Image: ngoc-trinh.jpg]

Lấy chồng cũng bầy đặt coi phong thuỹ nữa chứ .. xàm xí đú  Rollin Rollin
Reply
#32
Số người chết vì Covid-19 ở Mỹ cán mốc 80.000
May 9, 2020


[Image: obama-1589065961638.jpg]
[url=https://vnnmall.com/collections/karaoke-systems/products/karaoke-system-27][/url]
Theo số liệu trên trang web Worldometer, tính đến chiều 9/5 theo giờ địa phương, số người chết vì Covid-19 tại Mỹ chính thức cán mốc 80.000 người, tăng gần 1.400 ca so với một ngày trước đó. Số ca mắc mới cũng tăng hơn 24.000, nâng tổng số người mắc Covid-19 tại nước này lên hơn 1,34 triệu ca.
Forbes ngày 9/5 dẫn lời 3 cựu quan chức trong chính quyền của ông Barack Obama, cho biết ông Obama đã đưa ra những chỉ trích gay gắt về cách ứng phó đại dịch của chính quyền Tổng thống Trump, gọi đó là “thảm họa hỗn loạn tuyệt đối”.
Ông Obama nói rằng, điều này là một lời nhắc nhở vì sao cần một sự lãnh đạo mạnh mẽ của chính phủ trong một cuộc khủng hoảng toàn cầu.
“Cuộc bầu cử đang đến gần rất quan trọng bởi thứ mà chúng ta đang đối phó không chỉ là một cá nhân hay một đảng phái chính trị. Thứ chúng ta đang phải đối phó là những xu hướng dài hạn trong đó có sự ích kỷ, chia rẽ, coi người khác là kẻ thù. Đó là một phần lý do vì sao phản ứng với cuộc khủng hoảng toàn cầu này yếu ớt… Đây là một thảm họa hỗn loạn hoàn toàn”, ông Obama nói.
Vị tổng thống thứ 44 của Mỹ cho biết, đó là lý do ông dành nhiều thời gian để ủng hộ cho chiến dịch tranh cử của cựu Phó tổng thống Joe Biden, ứng viên tiềm năng của đảng Dân chủ trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm nay.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Kayleigh McEnany đã lên tiếng bác bỏ chỉ trích này của ông Obama. “Cách ứng phó đại dịch Covid-19 của Tổng thống Trump là chưa từng có tiền lệ và đã cứu được rất nhiều người Mỹ”.
Reply
#33
Hơn 81.000 người chết, ông Trump tuyên bố Mỹ chiến thắng Covid-19
May 11, 2020


[Image: trump-1589238066022.jpg]
[Image: dj03.jpg]
Theo số liệu trên trang web Worldometers, tính đến chiều 11/5 theo giờ địa phương, số người chết vì Covid-19 tại Mỹ lên xấp xỉ [b]81.600[/b] ca, tăng gần 800 ca so với một ngày trước đó. Số người mắc Covid-19 cũng tăng hơn 14.000 ca lên hơn [b]1,38 triệu[/b] ca.
Số người mắc mới và tử vong vì Covid-19 hàng ngày tại Mỹ có xu hướng tăng chậm lại. Trong khi số người chết xuống dưới 1.000 ca/ngày so với hơn 2.000 ca/ngày trước kia, số ca mắc mới dao động khoảng 20.000 ca/ngày so với gần 30.000 ca trước đó.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua tuyên bố, nước Mỹ đã chiến thắng đại dịch Covid-19. “Chúng ta đã đến thời khắc này, chúng ta đã giành chiến thắng. Chúng ta đang mở cửa lại và chúng ta sẽ bắt đầu, tôi chưa từng thấy một sự hăng say, nhiệt tình nào như thế suốt một thời gian dài”, ông Trump nói trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng ngày 11/5.
Ông Trump cũng nói rằng, Mỹ có năng lực xét nghiệm vượt trội hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Tuy nhiên, theo số liệu của Tracking Project, Mỹ hiện chỉ thực hiện 300.000 xét nghiệm trong 4 ngày. Ông Trump cho biết, chính phủ Mỹ sẽ chi thêm 11 tỷ USD để hỗ trợ các bang tăng năng lực xét nghiệm – một trong những điều kiện tiên quyết để mở cửa kinh tế trở lại.
Mặc dù vậy, giới chuyên gia cảnh báo, việc vội vã nới lỏng các lệnh hạn chế có thể khiến dịch bùng phát mạnh trở lại. Mô hình thống kê của Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe (IHME) thuộc Đại học Washington dự báo hơn 137.000 người Mỹ sẽ chết vì Covid-19 tới đầu tháng 8. Con số này tăng so với dự báo trước đó là 134.000 người và cao hơn so với dự đoán của Tổng thống Trump rằng khoảng 100.000 người có thể tử vong vì Covid-19 tại Mỹ.
Theo Tiến sĩ Christopher Murray, giám đốc IHME, sự gia tăng về số ca tử vong phần lớn do người Mỹ di chuyển nhiều hơn. Ông Murray cũng cho biết tại một số khu vực, xu hướng di chuyển của người dân bắt đầu tăng lên trước khi các biện pháp phong tỏa được nới lỏng.
Mỹ hiện là quốc gia có số người mắc và tử vong vì Covid-19 nhiều nhất thế giới. Nhà Trắng cũng đã ghi nhận những ca mắc bệnh đầu tiên là nhân viên phục vụ Tổng thống và trợ lý của Phó tổng thống. Hàng loạt quan chức cấp cao, trong đó có các thành viên của ban chỉ đạo ứng phó Covid-19 của chính phủ Mỹ đã phải tự cách ly vì tiếp xúc với người mắc Covid-19.
Nhà Trắng đã đưa ra quy định yêu cầu toàn bộ nhân viên đeo khẩu trang hoặc che mặt khi đến Cánh Tây của Nhà Trắng, đồng thời yêu cầu nhân viên thực hiện giãn cách xã hội.
Trước đó, việc đeo khẩu trang hiếm khi diễn ra ở Nhà Trắng bất chấp khuyến cáo từ Trung tâm Phòng và Kiểm soát dịch bệnh (CDC). Tổng thống Trump từng nói rằng, ông khuyến cáo người dân đeo khẩu trang, nhưng ông có thể sẽ không đeo.
Reply
#34
Traces of the COVID-19 coronavirus have been found in the semen of some severely infected men, raising the possibility that the virus might be sexually transmitted, a new study from China claims.


Researchers found evidence of the virus in six men out of a group of 38 COVID-19 patients at Shangqiu Municipal Hospital in China who provided samples.
The six men included four who were still infected and two who were recovering, the researchers said.


The study was led by Dr. Weiguo Zhao of the People's Liberation Army General Hospital in Beijing, and findings were published May 7 in the journal JAMA Network Open.
Reply
#35
Covid-19 : Mỹ vượt ngưỡng 80.000 ca tử vong
Theo số liệu của Đại học John Hopkins, đến hôm qua 11/05/2020, Mỹ đã vượt ngưỡng 80.000 ca tử vong vì dịch Covid-19, trong đó riêng thành phố New York có tới gần 20.000 người qua đời. Tuy nhiên, có một dấu hiệu tích cực là số ca tử vong trong ngày trên toàn nước Mỹ lần đầu giảm xuống dưới 1.000 ca kể từ đầu tháng Tư đến nay : trong vòng 24 giờ có thêm 776 người chết vì virus corona.
May 12, 2020

[/url]


[url=https://pinterest.com/pin/create/button/?url=https://www.datviet.com/covid-19-my-vuot-nguong-80-000-ca-tu-vong/&media=https://www.datviet.com/wp-content/uploads/2020/05/gfbh.jpg&description=Covid-19+%3A+M%E1%BB%B9+v%C6%B0%E1%BB%A3t+ng%C6%B0%E1%BB%A1ng+80.000+ca+t%E1%BB%AD+vong]

[img=0x0]https://www.datviet.com/wp-content/uploads/2020/05/gfbh.jpg[/img]
[Image: bmb-das400.jpg]
Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh của Mỹ (CDC) vẫn thận trọng nhận định dù số ca tử vong trong 24 giờ qua giảm, nhưng điều này chưa thành xu hướng giảm chắc chắn. CDC dự báo trong những ngày tới tình hình vẫn rất nghiêm trọng. Cũng trong ngày hôm qua, CDC nhận định các biện pháp kiểm soát và đo thân nhiệt hành khách đến các sân bay lớn của Mỹ được áp dụng hồi tháng 2 để ngăn chặn dịch Covid-19 là vô ích và tốn kém. AFP nhắc lại từ ngày 03/02, Hoa Kỳ bắt đầu giám sát hành khách Mỹ từ Trung Quốc trở về nước. Hành khách được hỏi về các triệu chứng bệnh, được đo thân nhiệt và thông tin của họ được chuyển đến chính quyền địa phương để theo dõi.
« Đồng hồ tử thần Trump »
Trong khi số ca tử vong vẫn tiếp tục tăng và thành phố New York vẫn chiếm tới gần 1/4 số ca tử vong toàn quốc, một màn hình điện tử được dựng lên ở quảng trường Thời Đại của New York và được gọi là « Đồng hồ tử thần Trump ». « Đồng hồ tử thần Trump » biểu thị số người chết vì virus corona mà theo nhà làm phim Eugene Jarecki, người tạo ra đồng hồ, là những nạn nhân này lẽ ra đã có thể thoát khỏi lưỡi hái tử thần nếu tổng thống Mỹ Donald Trump hành động sớm hơn. Hôm qua, « đồng hồ tử thần Trump » chỉ con số hơn 48.000.
Con số hiển thị trên « đồng hồ tử thần Trump » được tính dựa theo giả định của các chuyên gia là 60% số nạn nhân có để đã thoát khỏi cái chết nếu chính quyền Trump ra quy định về giãn cách xã hội và đóng cửa trường học sớm hơn một tuần, tức là vào ngày 09/03 thay vì vào ngày 16/03. Nhà làm phim Jarecki, người đã hai lần giành giải thưởng tại Liên hoan phim Sundance, viết trên Medium : « Có những người đã mất đi cuộc sống một cách vô ích, điều này đòi hỏi chúng ta phải tìm một nhà quản lý khủng hoảng có trách nhiệm hơn ».PUBLICITÉ
Theo nhà làm phim Mỹ, tên của những người lính ngã xuống được khắc trên đài tưởng niệm nhắc nhở chúng ta về cái giá của chiến tranh, còn việc định lượng số người đã mất đi sự sống do tổng thống phản ứng chậm trễ trước virus corona cũng có tác dụng vô cùng quan trọng.
Nhân viên Nhà Trắng phải đeo khẩu trang
Hôm qua, Nhà Trắng ra lệnh cho toàn bộ nhân viên đến cánh Tây làm việc phải đeo khẩu trang. Đây là khu vực mà êkip của tổng thống Trump hoạt động hàng ngày và cũng là nơi có 2 người được xác nhận dương tính với virus corona. Đó là một quân nhân thuộc êkip của tổng thống Donald Trump và phát ngôn viên của phó tổng thống Mike Pence. Chỉ thị gửi tới toàn thể nhân viên Nhà Trắng chiều hôm qua cho thấy các biện pháp vệ sinh y tế đã được nâng lên mức cao nhất. Reuters cho biết bản thân tổng thống Trump hôm qua cũng nhắc tới khả năng hạn chế tiếp xúc với phó tổng thống Mike Pence. Dường như ông Pence đang tự cách ly sau khi phát ngôn viên của ông nhiễm virus corona.
Reply
#36
Khủng hoảng virus corona làm lộ rõ phong cách lãnh đạo của Donald Trump
Lãnh đạo đất nước theo bản năng, không nghe theo các chuyên gia, tổng thống Mỹ Doanald Trump vận dụng mọi phương pháp quen thuộc để xử lý khủng hoảng dịch virus corona, đã lây nhiễm hơn triệu người và 75 nghìn người thiệt mạng ở Hoa Kỳ. Nhưng cách thức để bật lên trong khó khăn này của ông Trump tỏ ra không hữu hiệu nữa.
May 12, 2020


[Image: gnf.jpg]
[Image: system38.jpg]
RFI tiếng Việt lược dịch bài ký sự dài của Adrien Jaulmes, thông tín viên của nhật báo le Figaro tại Washington, đăng ngày 11/05/2020.
“Đối mặt với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất nhiệm kỳ tổng thống của mình, ông Donald Trump vẫn không từ bỏ thói quen. Trump đối phó với sự kiện không lường trước này  giống như cách đã làm với những thất bại trước đó của ông như bị phá sản trong kinh doanh bất động sản hay các bê bối khác. Vẫn theo bản năng, thay vì theo các chuyên gia, ông trách mắng những người tiền nhiệm, tấn công truyền thông, lẫn lộn sự ngây ngô với thâm ý, tóm lại ông đã cầu tới tất cả những phương pháp quen thuộc của mình.
Nhưng cuộc khủng hoảng lần này hoàn toàn khác, phương cách để ông Trump bật lên trở lại không còn hữu hiệu : virus không thể bị răn đe, số lượng người chết không thể xóa như nợ nần và nhất là cỗ máy truyền thông không chịu chuyển qua vấn đề khác.
Cách xử lý sai lầm và cực kỳ mang nặng tính cá nhân càng làm tình hình thêm rối ren. Ông bị sa lầy trong rối loạn của một chính quyền mà ở đó tất cả đều bắt nguồn từ tổng thống.
 Năm 2020 tuy nhiên đã bắt đầu thuận lợi với tổng thống Mỹ. Thủ tục phế truất do đảng Dân Chủ khởi xướng nhắm vào ông cuối cùng đã kết thúc thất bại. Việc loại trừ tướng Iran Qassem Soulimani đã không làm bùng nổ chiến tranh như lo ngại. Kết quả kinh tế, thước đo chủ yếu của chính trị Mỹ, khá là khích lệ và nạn thất nghiệp xuống mức thấp nhất. Donald Trump một lần nữa đã làm thất bại những dự báo ông sẽ đổ.
Ông đã có thể lao vào cuộc tái tranh cử tổng thống một cách thanh thản nhất là khi đảng Dân Chủ  đã chọn ứng viên ra tranh cử là cựu phó tổng thống Joe Biden, một nhân vật không có gì hấp dẫn và không có chương trình tranh cử đặc biệt gì. Donald Trump đã có thể trở lại với việc mà ông thích nhất trong chính trị : chiến dịch tranh cử.
[b]Thế rồi dịch virus corona đến và làm đảo lộn tất cả. Giống như nhiều lãnh đạo chính phủ khác trên thế giới, ông Trump cũng ý thức được mối nguy hiểm rất chậm chạp. Cố tránh hoảng loạn gây thiệt hại cho kinh tế và lãnh đạo trong giai đoạn tranh cử, ông Trump giảm thiểu mối nguy hiểm.[/b]
Khi ca Covid-19 đầu tiên được xác nhận trên đất Mỹ ngày 20 tháng Giêng, ông tuyên bố trên kênh truyền hình CNBC rằng vấn đề «  hoàn toàn được kiểm soát. Đó là một người đến từ Trung Quốc và chúng tôi đã nắm trong tay tình hình. Tất cả rồi sẽ qua ».
Dù gì thì ông Trump đã có các biện pháp tương đối sớm để ngăn dịch lây lan. Ngày 29 tháng Giêng, ông đã cho lập một ủy ban đặc trách điều phối chống dịch virus corona và ban bố tình trạng y tế khẩn cấp. Đến ngày 31 tháng Giêng, sau khi nhiều hãng hàng không Mỹ đã ngừng các chuyến bay, ông ra lệnh cấm vào Mỹ tất cả các hành khách nước ngoài đến từ Trung Quốc. Từ đó đến nay ông Trump vẫn dẫn ra quyết định này để chứng minh đã phản ứng mau lẹ và kiên quyết và rằng « hàng triệu mạng người đã cứu sống nhờ quyết định này».
Thực ra, đóng cửa biên giới chỉ là một phần vì người Mỹ trở về từ Trung Quốc vẫn được nhập cảnh không phải xét nghiệm hay cách ly. Ngoài ra, nước Mỹ không chuẩn bị gì nhiều để đối phó với dịch.
Ông không quan tâm mấy đến bộ máy chính phủ, các báo cáo tình báo và ngoại giao hay khuyến cáo của các chuyên gia. Tổng thống phó thác trước hết vào trực giác của mình và lấy thông tin chủ yếu qua xem truyền hình. Nguồn tin chính của ông là Fox News, kênh truyền hình được ông theo dõi thường xuyên. Ban đầu virus corona được coi như là một chuyện bịa đặt của đảng Dân Chủ và một số hãng truyền thông tự do nhằm phá ông ra tái tranh cử tổng thống.
Cuối tháng Hai, trong một cuộc mít tinh tranh cử tại bang South Carolina, ông Trump đã hài hước chế nhạo : «  Giờ đây phe Dân Chủ đang chính trị hóa virus corona. Họ đã định làm cùng với Nga, rồi với trò hề phế truất, nhưng không xong, đó là âm mưu mới của họ ».
Ông Trump thực sự ý thức được nguy hiểm của dịch Covid-19 khi thị trường chứng khoán bắt đầu lao dốc đầu tháng 3. Giọng điệu thay đổi hoàn toàn, ngày 11/03, từ phòng Bầu Dục, ông Trump đọc thông điệp quốc gia. Văn bản được soạn thảo gấp cùng cố vấn về vấn đề nhập cứ Stephen Miller và con rể ông, Jared Kushner. Bằng một giọng tẻ nhạt, tổng thống thông báo ngừng các tuyến bay nối với châu Âu, nhưng vẫn ngoại trừ Anh Quốc. Ông nói rõ sau đó là lệnh cấm không liên quan đến vận chuyển hàng hóa.
Thị trường chứng khoán lại tiếp tục xuống, dịch Covid-19 tiếp tục tăng tốc lây lan. Ông Trump quyết định làm theo cách riêng. Cuối tuần tiếp sau đó, ông xuất hiện với chiếc mũ gắn chữ  USA  tại cuộc họp báo của ủy ban điều phối chống dịch virus corona. Vị trí này ông không rời bỏ liên tục trong suốt 6 tuần sau đó.
Từ ngày 14/03 đến 24/04, người Mỹ gần như ngày nào cũng theo dõi trực tiếp một màn truyền hình chưa từng có, đan xen gữa thông tin khủng hoảng, bình phẩm chính trị, tham luận khoa học và những cuộc đấu khẩu với truyền thông. Dư luận Mỹ cho rằng nó thể hiện một nước Mỹ đang cuống lên vì dịch.
[b]Trump đối mặt với cuộc khủng hoảng chưa từng có này với việc giành lại lãnh địa thân thuộc nhất với ông là truyền hình. Trên màn hình ông thể hiện tự tin, lạc quan sắp ra khỏi khủng hoảng và như đã thành lệ, ông phản công.[/b]
Trung tâm chú ý vẫn là tổng thống Trump. Ông đã biến cuộc họp báo hàng ngày thành diễn đàn tranh cử, dùng nó để biện hộ cho hành động của mình và tự quảng bá. «  Tuyệt vời » có là từ ông thốt ra nhiều nhất. Ông nói : «  nếu tôi phải tự chấm điểm mình, tôi nghĩ tôi sẽ cho mình điểm 10/10 ».
Theo ông Trump, Hoa Kỳ sẽ thoát khỏi dịch bệnh tốt hơn bất kỳ nước nào khác trên thế giới, vì các bệnh viện đầy ứ thiết bị y tế, hàng triệu xét nghiệm luôn sẵn sàng và chính quyền của ông đã làm « việc tuyệt vời. Nhưng chính ông vẫn không ngừng đổ lỗi cho chính quyền tiền nhiễm đã làm kho vật tư y tế của nước Mỹ trống rỗng để bây giờ ông và nước Mỹ « ra trận mà không có vũ khí đạn dược trong tay ».
 Nhưng đáng ra phải mở rộng quyền của chính phủ liên bang, ban hành các biện pháp đặc biệt, áp đặt các quyết định cần thiết, ông Trump lại quyết định sử dụng quyền đó ít nhất có thể. Giữa lúc cuộc khủng hoảng y tế có quy mô toàn cầu, chính quyền liên bang lại hầu như vắng bóng. Ông chỉ hài lòng với  khuyên cáo người dân  Mỹ nên ở trong nhà, hạn chế đi lại. Các thống đốc bang và thị trưởng các thành phố lớn tự mình ra các quyết định cần thiết.
Sau ngày 23/4, các cuộc họp báo hàng ngày của tổng thống chấm dứt khi mà lần này ông Trump đã tỏ ngây ngô thực sự khi có ý hỏi sao không cho tiêm hay xịt chất tẩy rửa như nước javel để trị Covid. Các cố vấn của ông thấy các cuộc họp báo bắt đầu làm tổn hại đến uy tín của tổng thống. Từ đó trở đi tổng thống Trump lại trở về với phương thức thông tin quen thuộc : Twitter. Ông muốn sang trang mới là kinh tế để chuẩn bị cho cuộc tái tranh cử tổng thống.
Nhưng với các đối thủ, đợt khủng hoảng dịch này ông Trump đã để lộ ra nhiều phần năng lực yếu kém của một nguyên thủ lãnh đạo cường quốc thế giới. Số lượng nạn nhân tăng cao đến chóng mặt, kinh tế trượt vào suy thoái. Donald Trump tỏ ra yếu thế chưa từng thấy, khi mà chỉ còn vài tháng đến kỳ bầu cử tổng thống. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng có vị tổng thống không giống bất kỳ ai này, một lần nữa lại có thể đứng dậy trong bối cảnh khủng hoảng, điều mà ông luôn biết cách dùng. « Giận dữ, lo lắng và bóp meo thông tin trên mạng đã từng là động lực thăng tiến chính trị của Trump », như nhận xét của nhà phân tích chính trị Michael Kruse, trong một bài viết trên trang mạng Politico gần đây.”
Reply
#37
(2020-04-25, 09:44 PM)tin tưc Wrote: Ông gốc Việt ở Quận Cam ‘sống lại lần hai’ sau 16 ngày thở máy vì nhiễm COVID-19
April 25, 2020


[Image: 1a191fb4-b112-4779-9c82-410d8b6a4df9.jpeg]
[Image: dj03.jpg]
Ông Tiến Trần, 62 tuổi, hiện sống tại thành phố Anaheim, miền Nam California, vừa thoát khỏi “lưỡi hái tử thần” COIVD-19 sau 24 ngày điều trị tại bệnh viện Anaheim Global Medical Center, trong đó có 16 ngày phải thở bằng máy.
Ông phát bệnh từ ngày 21 Tháng Ba, 2020, được đưa vào bệnh viện ngày 26 Tháng Ba, và ngay lập tức các bác sĩ phải đặt máy trợ thở cho ông. Ông Tiến được trở về nhà hôm Thứ Hai, 20 Tháng Tư, đang trong quá trình hồi phục và vẫn phải tự cách ly tại nhà.
Thông tín viên Ngọc Lan đã có cuộc phỏng vấn qua điện thoại với ông Tiến Trần để được nghe ông miêu tả rõ hơn về quá trình phát bệnh, các triệu chứng mà ông gặp phải, cũng như kinh nghiệm chống chọi với căn bệnh quái ác này.
***********
[b]Tiến Trần:[/b] Tôi lái xe Uber nên có rất nhiều giao tiếp với khách hàng, mình xách valy cho họ, mở cửa cho họ, rồi mang thức ăn dùm họ nên không biết ai là người đã làm mình nhiễm bệnh.
Ngày 21 Tháng Ba khi đi làm về tôi cảm thấy nhức đầu. Tôi chỉ mua Tylenol và uống nước lạnh nhiều vì tưởng chỉ bị cúm thường, rồi nằm xuống. Nhưng từ đó đến ngày 26 thì tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Mình tưởng chỉ là cúm thường hằng năm nên không để ý cho lắm.
Ngày 26 Tháng Ba, bà thuê nhà chung với tôi đề nghị gọi cấp cứu vì tình trạng tôi trông không tốt. Nhưng tôi từ chối không muốn đi. Khoảng 1, 2 tiếng đồng hồ sau thì con gái tôi gọi, nói “Ba à, ba cần phải đi vì tình trạng này rất nghiêm trọng.” Thế là tôi đồng ý.
Khi vào đến bệnh viện, họ đo máu, kiểm tra oxygen thấy thiếu quá, thấy thở không được nên họ chuyển ngay qua ICU.
Qua ICU, bác sĩ thấy ngay tình trạng trầm trọng nên cho đặt máy thở liền (ventilator), và tôi nằm từ đó cho đến ngày 12 Tháng Tư mới tỉnh lại. Nghĩa là lúc đó trong con người tôi bắt đầu kháng cự lại những gì con siêu vi khuẩn mang đến thì tôi mới bắt đầu thở lại bình thường.
[b]Ngọc Lan: Anh tự vào bệnh viện hay xe cấp cứu chở anh vào?[/b]
[b]Tiến Trần[/b]: Xe cứu thương chở đi.
[b]Ngọc Lan[/b][b]Từ lúc người ta đưa anh vào cấp cứu cho đến ngày 12 Tháng Tư, anh có nhận biết mọi thứ xung quanh không?[/b]
[b]Tiến Trần:[/b] Không có biết cái gì hết.
[b]Ngọc Lan: Vậy là trong thời gian đó anh hôn mê luôn?[/b]
[b]Tiến Trần:[/b] Chỉ một nửa hôn mê chứ không hoàn toàn. Y tá đến lấy máu, đo oxygen thì mình biết lúc đó thôi. Rồi từ lúc đi vào ICU thì hoàn toàn dùng máy thở.
[b]Ngọc Lan: Ý tôi muốn hỏi từ lúc anh vào ICU cho đến lúc tỉnh lại, anh có nhận biết mọi thứ xung quanh không hay mọi thứ rất mơ màng?[/b]
[b]Tiến Trần:[/b] Rất là mơ màng.
[b]Ngọc Lan: Từ ngày 21 đến ngày 26 Tháng Ba, anh thấy tình trạng của anh như thế nào?[/b]
[b]Tiến Trần: [/b]Chỉ tưởng mình bị cảm thôi. Nhưng hơi thở của mình mỗi ngày mỗi giảm, nhưng mình cũng không biết, chỉ ráng hít vô thở ra bình thường, nhưng đối với bác sĩ thì họ biết mình khó thở.
[b]Ngọc Lan: Anh có thấy triệu chứng gì khác nữa không ngoài chuyện khó thở?[/b]
[b]Tiến Trần:[/b] Ăn không được, không thấy ngon, uống nước bình thường, nhức đầu, không ho, không đau cổ. Trong người bình thường, có thể đi đứng lấy đồ ăn, nhưng chỉ đi một chút là phải trở lại giường vì không đứng lâu được.
[b]Ngọc Lan: Trong những ngày đó anh không đi làm?[/b]
[b]Tiến Trần:[/b] Chỉ ở nhà, không đi làm nổi.
[b]Ngọc Lan: Khi người nhà yêu cầu anh phải vào bệnh viện thì tình trạng anh khi đó tệ đến mức nào?[/b]
[b]Tiến Trần[/b]: Là sự sống còn (survival) chỉ còn khoảng 40-50% thôi, rất yếu ớt. Tôi chỉ có thể đi từ phòng ra đến xe cứu thương, nhưng sau đó là sức lực bắt đầu yếu đi.
[b]Ngọc Lan: Trong suốt thời gian anh mơ mơ màng màng mà người ta cho anh thở máy, anh có cảm giác được là anh mệt mỏi, đau đớn hay là có gì khác không?[/b]
[Image: b0f2fcc9-d012-4445-b8f0-cd511d1c32a0.jpeg]
Ông Tiến Trần sau khi được điều trị khỏi COVID-19 Photo: RFA
[Image: icon-zoom.png]
[b]Tiến Trần:[/b] Không. Không có biết cái gì hết. Hoàn toàn là ảo tưởng. Có những cơn mê mê mình thấy rất lạ lùng, chưa bao giờ thấy trong đời. Khoảng một ngày trước khi tôi tỉnh dậy thì tôi bắt đầu nghe người ta nói cần phải tắm táp cho tôi vì tôi đi tiêu ngay trên giường luôn. Họ cho tắm nhưng mà bằng cách lấy giấy chùi chứ không phải tắm bình thường. Ngày hôm sau khi tôi có thể hoàn toàn tự thở lại được thì cô y tá trông nom tôi mới gọi điện thoại cho các con tôi báo là tôi đã tỉnh dậy và có thể rút ống thở ra.
[b]Ngọc Lan: Chuyện anh hồi phục như vậy sau một thời gian dài phải thở máy, theo những bác sĩ, y tá, có phải là trường hợp đặc biệt không?[/b]
[b]Tiến Trần[/b]: Có. Họ nói tôi là người rất mạnh mẽ để chống lại với con siêu vi khuẩn này. Khi bác sĩ nói họ cho mình thở bao nhiêu phần trăm mà nếu mình không thở nổi là họ cho mình chết luôn bằng cách rút ống thở ra. Tôi chống lại bằng cách thở được 45% hay là bao nhiêu đó để có thể thở lại bình thường. Quan trọng nhất là phổi mình phải thở lại bình thường, còn nếu không thì không cách chi mà mình sống được.
[b]Ngọc Lan: Anh bắt đầu hồi phục như thế nào?[/b]
[b]Tiến Trần[/b]:Khi tỉnh dậy thấy người mình mệt mỏi, giở tay lên không nổi, ăn cơm cũng không được. Bữa đầu tiên họ cho ăn, tôi không thể cầm nổi cái muỗng nhựa để múc một miếng cơm hay một miếng khoai tây nghiền hay là một miếng gì để bỏ vô miệng. Mình cũng không biết miệng mình nằm ở đâu nữa. Phải lấy tay rờ cái miệng, kiếm coi cái miệng ở đâu rồi mới nhét cơm vô được. Rồi những người y tá vô bắt buộc mình phải ăn, họ đút cho mình ăn, rồi từ từ mình có sức khỏe lại. Nhưng chân cẳng không làm được gì hết. Mình nằm trên giường không cách chi nhúc nhích được cái chân, cái tay, chỉ có cái đầu tỉnh táo, muốn làm việc nhưng tay chân mình không có nghe lời.
[b]Ngọc Lan: Từ lúc anh bắt đầu tỉnh lại, người ta lấy máy thở ra thì mỗi ngày anh mỗi cảm thấy sức khỏe đỡ hơn đỡ hơn không?[/b]
[b]Tiến Trần[/b]: Đỡ là nhờ ăn uống. Ai tỉnh dậy phải cố gắng ăn, ăn càng nhiều càng tốt. Tuy đồ ăn trong nhà thương không có ngon. Khi tôi tỉnh dậy, món đầu tiên tôi muốn ăn là ăn In&Out ngay tức khắc. Nhưng mà phải tiếp tục ăn những món trong nhà thương. Hai ba bữa đầu tôi chỉ ăn được hai, ba muỗng là đổ hết. Nhưng mà khi mình bắt đầu khá hơn thì mới ăn được, cố gắng ăn càng nhiều càng tốt. Chỉ có ăn mới cho mình năng lượng để đi đứng, tập đi lại, hoặc có sức khỏe để mà ngồi dậy trên giường thôi, hoặc có một tí năng lực để lôi cái thân thể nặng nề của mình trên giường. Cho nên điều quan trọng là phải cố gắng ăn khi tỉnh lại.
[b]Ngọc Lan: Bác sĩ có dặn dò khi trở về nhà, anh phải giữ gìn sức khỏe như thế nào không?[/b]
[b]Tiến Trần:[/b] Trong thời gian tôi ở lại đó một vài ngày trước khi về, thì có chuyên viên trị liệu đến giúp mình tập đi, quan trọng nhất là tập đi lại. Tôi cũng tập đi trong phòng, tôi cũng dùng cái walker để tập đi. Trong thời gian này khó ngủ lắm. Có thể tùy người. Nhưng cái thuốc trong người mình làm cho mình khó ngủ. Hơn nữa trong nhà thương cứ hai tiếng đồng hồ họ thức mình dậy để chích thuốc hay cho uống thuốc, lấy máu đi thử, nhiều chuyện lắm. Khi đi đứng được rồi, bác sĩ nhìn thấy tình trạng mình tốt thì cho đi về.
[b]Ngọc Lan: Anh đang là một người khỏe mạnh, rồi bị nhiễm bệnh, phải vào bệnh viện rồi mơ màng phải thở máy trong hơn chục ngày, rồi đến lúc anh tập đi lại thì lúc đó anh cảm thấy con người anh như thế nào?[/b]
[b]Tiến Trần:[/b] Rất là sung sướng, rất hạnh phúc. Trên phòng tôi nhìn ra bãi đậu xe, tôi thấy cuộc sống của mình cần phải tiếp tục, mình cần phải ra nắng, phải hưởng gió, nghe chim kêu. Tôi nghĩ mình phải tiếp tục, chứ không cách chi nằm đây hoài được. Với lại phần tôi thấy các y tá đi đứng lại bình thường thì tôi lại nghĩ mình phải tiếp tục cuộc sống này chứ không thể ngưng được.
[b]Ngọc Lan: Đang là một người khỏe mạnh, giờ phải tập đi lại thì những bước chân đầu tiên anh tập đi lại có gì lạ lùng không?[/b]
[Image: 25894984-8e53-435d-8009-5ce33ac53410.jpeg]
Ông Tiến Trần Photo: RFA
[Image: icon-zoom.png]
[b]Tiến Trần:[/b] Có chứ. Giống như những phi hành gia trên cung trăng, từ ngoài bầu khí quyển trở về trái đất, họ cũng phải tập đi như tôi thôi. Lần đầu tiên khi tôi cố gắng ngồi dậy, chỉ ngồi trên giường thôi để ăn mà đầu tôi nặng trĩu đến mức mình tưởng không thể giữ nổi nữa. Rốt cuộc phải nằm xuống, nghĩ chắc mình chưa sẵn sàng. Lại phải tiếp tục ăn uống. Một hai ngày sau tôi mới có thể ngồi dậy, đặt hai chân lên mặt đất, rồi thở từ từ ít nhất 30 giây hoặc 1 phút. Lúc đó tôi mới cố gắng đứng dậy. Đứng dậy được rồi thì đầu vẫn còn làm mình chóng mặt lắm, thấy mình như không còn thuộc về quả đất này nữa.
Sau đó từ từ tôi tập đi, tập lấy đồ. Trước đó chỉ cần với qua cái bàn để lấy nước uống, mà thấy cái ly ở đó nhưng không thể nào cầm được cái ly mút nhẹ có tí nước trong đó mà đưa lên uống được. Sức khỏe mình không còn gì nữa.
[b]Ngọc Lan: Đến hôm nay anh đã thấy sức khỏe anh mỗi ngày mỗi đỡ đỡ hơn không[/b]?
[b]Tiến Trần[/b]: Mỗi ngày mỗi đỡ hơn. Đi đứng thì đã có thể tự đi một mình không cần walker, nhưng mà ngày đầu tiên khi trở về nhà, chỉ cần đi rửa mặt thôi thì cũng phải rờ bám vô tường để mà đi, ăn uống thì tôi nói mấy đứa con tiếp tục mua đồ ăn giống như trong nhà thương, nhuyễn hay lỏng để ăn uống cho dễ tiêu.
[b]Ngọc Lan: Bác sĩ có dặn bây giờ ăn vẫn phải cách ly mọi người không?[/b]
[b]Tiến Trần:[/b] Bác sĩ bảo vẫn phải tiếp tục cách ly, vì mình chưa có kiểm tra lại, bên CDC phải xét nghiệm lại coi mình có hoàn toàn âm tính không. Tôi cũng phải tự cách ly, không có đi ra ngoài đường.
[b]Ngọc Lan: Trong thời gian anh bệnh, giờ trở về nhà, thì những người sống cùng nhà với anh thì sao?[/b]
[b]Tiến Trần:[/b] Có một bà sống cùng nhà với tôi thì tôi giữ khoảng cách với bà ấy thôi. Tôi là người phải đeo khẩu trang để nếu có ho thì không có phun cái gì ra.
[b]Ngọc Lan: Bà sống cùng nhà với anh có sợ không? Bà ấy có được xét nghiệm luôn không?[/b]
[b]Tiến Trần[/b]: Bà mấy muốn xét nghiệm nhưng chưa được xét nghiệm. Nhưng bà ấy không có sợ đâu. Bà vẫn bình thường khỏe mạnh.
[b]Ngọc Lan: Người ta có nói anh phải cách ly trong thời gian bao lâu không và đến khi xét nghiệm trở lại thì họ đến xét nghiệm tại nhà hay anh phải đến bệnh viện?[/b]
[b]Tiến Trần:[/b] Theo đúng như nhà thương nói thì bên bộ y tế sẽ gửi người đến test cho tôi nhưng đến giờ tôi chưa thấy gì hết. Tôi có gọi lại thì họ nói là bên nhà thương cần phải chỉ dẫn tôi đi đâu hay là trở lại nhà thương để xét nghiệm thì tôi cần phải liên lạc với nhà thương xem vấn đề chắc chắn như thế nào.
[b]Ngọc Lan: Sau khi trải qua căn bệnh đang làm cả thế giới phải điêu đứng như thế này, đến bây giờ anh nhìn lại anh cảm thấy điều gì có ý nghĩa trong cuộc đời của anh?[/b]
[b]Tiến Trần:[/b] Tới giờ, có được cơ hội thứ hai để sống lại, tôi thấy yêu cuộc đời này hơn nhiều, tôi đi ra ngoài tắm nắng, tôi thấy những gì trải qua là ác mộng. Tôi tin là mình sẽ có một cuộc sống mới, nhưng tôi nhìn đường đi phía trước mình cũng phải lo lắng vấn đề thu nhập, phải sống như thế nào và phải làm những công việc gì cho những năm sắp tới.
Theo RFA


Ti


 Đây là bài tin tức hửu ích, số còn lại là tào lao.
Reply
#38
WHO: Có thể COVID ‘không bao giờ biến mất’
May 13, 2020


[Image: 906F6E6D-8151-45E9-ABB6-2C39386F92AA_cx0...3_r1_s.jpg]
[url=https://vnnmall.com/collections/karaoke-systems/products/karaoke-system-27][/url]
Virus corona gây bệnh COVID-19 có thể trở thành thường xuyên như HIV, Tổ chức Y tế Thế giới ngày 13/5 tuyên bố, cảnh báo chống lại bất cứ nỗ lực nào tiên đoán về thời hạn ‘sinh tồn’ của virus và kêu gọi một “nỗ lực quy mô” chống lại COVID.
“Quan trọng cần phải nhìn vào vấn đề: virus này có thể trở thành một loại virus có mặt thường xuyên trong cộng đồng chúng ta, và có thể không biến mất.” chuyên gia khẩn cấp của WHO ông Mike Ryan nói trong một cuộc họp báo trên mạng.
Tôi nghĩ điều quan trọng là chúng ta cần phải thực tế và tôi không nghĩ là bất cứ ai có thể tiên đoán khi nào bệnh này sẽ biến mất,” ông nói thêm. “Tôi nghĩ không có hứa hẹn nào trong việc này và cũng không có ngày giờ nào cả. Căn bệnh này có thể trở thành một vấn đề lâu dài, hoặc không có thể như vậy.”
Tuy nhiên ông nói thế giới có một số kiểm soát về việc làm sao đối phó với dịch bệnh, dù việc này cần phải có “nỗ lực lớn lao” ngay cả khi tìm được vaccine—một viễn ảnh ông mô tả là “chạm đến mặt trăng”.
Hơn 100 vaccine đã được bào chế, trong đó có một vài loại đã được thử nghiệm lâm sàng, nhưng các chuyên gia nhấn mạnh đến những khó khăn tìm ra vaccine chống virus corona một cách hữu hiệu.
Ông Ryan nói chưa loại trừ các loại vaccine sẵn có cho những chứng bệnh khác như bệnh sởi.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói thêm: “Đường đi của virus nằm trong tay chúng ta, và đây là việc của mọi người, và chúng ta nên góp phần vào việc chấm dứt đại dịch này.”
Ông Ryan nói cần phải “kiểm soát một cách đáng kể” đối với virus này mới có thể giảm bớt nguy cơ vốn vẫn còn cao ở mức độ “quốc gia, khu vực và toàn cầu”.
Các chính phủ trên thế giới đang vất vả với câu hỏi là làm thế nào tái mở cửa nền kinh tế mà vẫn chế ngự được virus hiện đã lây nhiễm gần 4,3 triệu người, theo Reuters, và giết chết hơn 291.000 người.
Liên hiệp Châu Âu ngày 13/5 thúc đẩy tái mở cửa dần dần biên giới trong khối đã bị đóng vì đại dịch, nói rằng chưa quá muộn để cứu vãn du lịch mùa hè trong khi vẫn giữ an toàn cho mọi người.
Tuy nhiên các chuyên gia y tế công cộng nói cần phải rất thận trọng để tránh bùng phát mới. Ông Ryan nói mở cửa biên giới trên bộ ít nguy hiểm hơn nới lỏng đi lại bằng đường hàng không, vì đây là một “thách thức khác”.
Chúng ta cần có ý tưởng là phải mất một thời gian để ra khỏi đại dịch,” nhà dịch tễ học của WHO Maria van Kerkhove nói trong một cuộc họp báo.
Reply
#39
Virus corona: Trump nói cảnh báo của bác sĩ Fauci ‘không thể chấp nhận được’
May 13, 2020

Tổng thống Donald Trump nói cảnh báo nghiêm túc của chuyên gia bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Mỹ về việc dỡ bỏ các hạn chế quá sớm là không thể chấp nhận được.
Ông Trump cáo buộc Bác sĩ Anthony Fauci muốn “làm vừa lòng mọi phía” trong lời khai của mình với các nhà lập pháp hôm thứ Ba.

Tổng thống cho biết ông đặc biệt không hài lòng với sự thận trọng của Bác sĩ Fauci quanh việc mở lại trường quá nhanh.
Covid-19 đã lây nhiễm gần 1,4 triệu người ở Mỹ và giết chết 84.000 người, trong khi tàn phá nền kinh tế.
Tổng thống Mỹ nói gì?
Phát biểu hôm thứ Tư tại Nhà Trắng, ông Trump đã nêu vấn đề với bình luận của Bác sĩ Fauci trước Thượng viện một ngày trước đó về những rủi ro với trẻ em khi mở cửa lại và đánh giá rằng rất khó có thể tìm được vaccine trước khi các lớp học có thể bắt đầu vào mùa thu này.
“Hãy nhìn xem, ông ấy muốn ”làm vừa lòng mọi phía”, ông Trump nói về mối quan tâm hàng đầu của chuyên gia virus cor
[size=undefined]
“Tôi thực sự ngạc nhiên với câu trả lời của ông ấy, bởi vì, bạn biết đấy, đơn giản là với tôi – đó không phải là một câu trả lời chấp nhận được, đặc biệt là khi nói đến trường học”, tổng thống nói với các phóng viên.
Ông nói “điều duy nhất có thể chấp nhận được” là cho các giáo viên và giáo sư lớn tuổi thêm vài tuần nữa trước khi họ quay lại trường.

“Bởi vì đây là một bệnh dịch tấn công người lớn tuổi và nó tấn công sức khỏe”, tổng thống nói.
“Nhưng với trẻ em, ý tôi là, và các học sinh, thực sự – chỉ cần nhìn vào số liệu thống kê. Thật tuyệt vời”, ông Trump nói thêm.

Tổng thống Cộng hòa rất muốn đưa người Mỹ trở lại làm việc và ca ngợi các thống đốc đang chuẩn bị làm như vậy, trong khi chỉ trích những người khác không hành động đủ mạnh mẽ.
Nước Mỹ bị chia rẽ vì ý muốn tập trung vào việc bảo vệ sinh kế của ông Trump.

Giới chỉ trích cáo buộc ông đánh bạc bằng mạng sống người dân để phục vụ lợi ích chính trị của bản thân trước thềm cuộc bầu cử lại vào tháng 11.
Những bình luận mới nhất của tổng thống được đưa ra trong bối cảnh có báo cáo về việc một số trẻ nhỏ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi một hội chứng viêm có thể liên quan đến virus cor
[/size]
[size=undefined]
 Bác sĩ Fauci nói gì?
Nói chuyện với các nhà lập pháp hôm thứ Ba, chuyên gia lực lượng virus corona của Nhà Trắng cảnh báo rằng nới lỏng các quy tắc ở nhà quá nhanh có thể mang lại nhiều “đau khổ và chết chóc”.
Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Hoa Kỳ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc không “ung dung trong suy nghĩ rằng trẻ em hoàn toàn miễn dịch với các tác động xấu” của bệnh.

Bác sĩ Fauci nói: “Chúng ta cần xem xét từng bước một khi chúng ta bước vào thời kỳ mùa thu, về việc mở lại các trường học, xem lúc đó chúng ta sẽ ở đâu trong chuyển động của sự bùng phát.”
Người đứng đầu về bệnh truyền nhiễm cũng cho biết số người chết thực sự ở Mỹ có lẽ cao hơn con số chính thức.
Tình hình tổng quát ở Mỹ
Hôm thứ Tư, Thống đốc tiểu bang Maryland, ông Hog Hogan, cho biết ông sẽ dỡ bỏ biện pháp ở nhà của tiểu bang này, thay thế lệnh này hôm thứ Sáu bằng lệnh “an toàn hơn tại nhà”.
Thống đốc đảng Cộng hòa, người đã chỉ trích ông Trump, đã trích dẫn sự suy giảm số người bị nhiễm và số tử vong trong hai tuần liên tiếp mà các hướng dẫn của liên bang khuyến nghị.

Hôm thứ Tư, Tòa án Tối cao Wisconsin đã đảo ngược lệnh ở nhà của Thống đốc đảng Dân chủ Tony Evers, phán quyết rằng lệnh này “không thể thi hành” và “bất hợp pháp” trong một chiến thắng cho cơ quan lập pháp do Đảng Cộng hòa lãnh đạo.
Phần lớn các tiểu bang đã bắt đầu mở cửa lại theo từng giai đoạn. Ở một số tiểu bang, như Texas và Georgia, không gian công cộng và doanh nghiệp cũng đã được phép mở cửa trở lại. [/size]
Reply
#40
Mỹ vượt 100.000 người chết vì Covid-19, chuyên gia Trung Quốc “sốc”
May 26, 2020


[Image: my-1587511913997.jpg]
[Image: system14.jpg]
Theo số liệu trên trang web Worldometers, tính đến chiều 26/5, số người chết vì Covid-19 tại Mỹ là xấp xỉ 100.500 ca, tăng gần 700 ca so với một ngày trước đó. Số ca mắc Covid-19 tại nước này cũng vượt 1,7 triệu, tăng trung bình gần 20.000 ca mỗi ngày.
Mỹ hiện là tâm dịch lớn nhất thế giới, với số ca tử vong chiếm gần 1/3 số người tử vong vì Covid-19 trên thế giới. Dịch Covid-19 đến nay đã khiến khoảng 5,6 triệu người mắc bệnh, hơn 350.000 người tử vong trên toàn thế giới.
Chuyên gia dịch tễ hàng đầu Trung Quốc Chung Nam Sơn tỏ ra rất bất ngờ với con số tử vong vì Covid-19 tại Mỹ. “Cách đây 7 năm, Mỹ ứng phó với đại dịch SARS rất tốt, khác hoàn toàn với tình hình hiện nay… Con số tỷ vong lớn khiến tôi phải sửng sốt”, ông Chung Nam Sơn, giám đốc Trung tâm nghiên cứu quốc gia Trung Quốc về Bệnh hô hấp, cho biết.
Ông Chung cho biết, các đối tác ở Mỹ nói với ông rằng Mỹ thiếu sự chuẩn bị cho đại dịch ngay cả khi có hệ thống y tế tiên tiến. Điều này tương tự với phản ứng ban đầu ở tâm dịch Vũ Hán, Trung Quốc, song vấn đề của Mỹ là giới lãnh đạo phớt lờ lời khuyên của chuyên gia y tế và coi nhẹ mối đe dọa từ Covid-19, nóng vội mở cửa kinh tế.
“Nóng vội mở cửa kinh tế có thể khá rủi ro. Tôi nghĩ họ nên tuân thủ các quy tắc khoa học và mở cửa dần dần”, ông Chung nói.
Hiện toàn bộ 50 bang của Mỹ đã nới lỏng các lệnh hạn chế để mở cửa kinh tế trở lại. Các bãi biển ở Mỹ thời gian gần đây đều đông kín khi người dân đổ xô tới đây tránh nóng bất chấp các khuyến cáo giãn cách xã hội.
Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ, đã tỏ ra thận trọng về việc mở cửa kinh tế trở lại quá sớm do lo ngại làn sóng lây nhiễm thứ hai của Covid-19. Cảnh báo này tuy nhiên cũng không ngăn được kế hoạch mở cửa kinh tế trở lại của chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Reply