Cập nhật và thông tin về Coronavirus
#1
Trong khi lực lượng y tế tuyến đầu của Mỹ đang ngày đêm chống lại dịch bệnh, các nhân viên y tế tại các bệnh viện nhỏ và vùng nông thôn lại đang đối mặt với mất việc làm, bị buộc phải nghỉ không lương hoặc ngưng hợp đồng.
Leanne Helmerich từng là một trong 600 nhân viên làm việc tại Hệ thống y tế Hillcrest ở hạt Tulsa, bang Oklahoma.
Cô rơi vào tình cảnh thất nghiệp sau khi bệnh viện tái cơ cấu nhân sự và cắt giảm nhân viên trong thời gian dịch Covid-19 hoành hành. Giờ đây, chỉ khi có nhu cầu phát sinh, Helmerich mới có cơ hội quay trở về làm việc.
Nhiều y bác sĩ tại các vùng nông thôn Mỹ rơi vào tình cảnh mất việc làm. Ảnh: Reuters.
“Tôi cảm thấy khó khăn khi phải đối mặt chuyện này. Giờ tôi lo lắng, không biết xoay xở sao với đống hóa đơn cần trả mỗi tháng”, Helmerich cho hay.
Y tá Abby Cachero làm việc theo hợp đồng tại Trung tâm y tế ở thành phố Oklahoma, bang Oklahoma. Sau nhiều tuần liền bị hủy ca trực và giảm giờ làm, cô được thông báo bệnh viện sẽ tạm ngưng hoạt động các phòng khoa khác, trừ phòng cấp cứu.
Quyết định của lãnh đạo bệnh viện đẩy cô vào tình trạng không còn việc làm, thu nhập.
“Tôi không rõ mình còn hạn hợp đồng với bệnh viện hay không. Tôi đang thảo luận với nhà tuyển dụng về khả năng rời khỏi bang để tìm công việc mới”, Cachero cho biết.
[b]Nghịch lý nhân viên y tế mất việc giữa mùa dịch[/b]
Gần 43.000 việc làm trong ngành y tế, chăm sóc sức khỏe tại Mỹ đã biến mất trong tháng 3 dưới tác động của dịch Covid-19, theo thống kê của Altarum, một tổ chức phi chính phủ về bảo hiểm sức khỏe.
Con số ghi nhận được xếp vào hàng cao nhất trong vòng 3 thập kỷ tại nước Mỹ.
[Image: 1587437457040-00virus-emts-pui1-superjumbo-v2-2-.jpg]
Các ca phẫu thuật không khẩn cấp hầu hết đều bị hoãn lại trong thời gian dịch Covid-19 tấn công nước Mỹ. Ảnh: NY Times.
Thậm chí, những nhân viên y tế được đào tạo để tham gia vào cuộc chiến chống dịch cũng rơi vào hoàn cảnh bấp bênh việc làm tại một số khu vực.
Ben McGuire ký hợp đồng y tá tại một trung tâm điều trị tích cực trong 2 năm tại một bệnh viện bang Oklahoma. Mới đây, anh nhận được thông báo hủy bỏ các ca trực, ngay khi anh đang chuẩn bị vào ca.
“Tôi đang thay đồ để sẵn sàng đi giao ca thì nhận được tin nhắn. Thông tin mới khiến tôi ngỡ ngàng vì vốn dĩ, tôi và các đồng nghiệp vô cùng bận rộn trong việc cứu sống các bệnh nhân nằm điều trị tại phòng chăm sóc tích cực”, anh kể lại.
Những câu chuyện tương tự đã xuất hiện tại nhiều vùng nông thôn trên khắp nước Mỹ.
Trung tâm y tế khu vực Cookeville ở bang Tennessee đã cho thôi việc 400 nhân viên vào tuần trước và cắt giảm giờ làm của số y bác sĩ còn lại. Đại học Y khoa South Carolina đã sa thải 900 nhân viên. Tại bang Ohio, hệ thống y tế công cũng tạm thời cho nghỉ việc 700 nhân viên không đảm nhận công việc chuyên môn.
[Image: 1587437457044-coronavirus-02-lnew-york-g...x9-992.jpg]
Một bệnh nhân trên đường nhập viện vào Bệnh viện Elmhurst tại quận Queens, New York. Ảnh: Getty.
Dưới tác động của dịch bệnh, các bệnh viện đã cho ngừng tất cả các ca phẫu thuật chưa cấp bách, dọn đường cho việc điều trị những người mắc virus corona chủng mới đang tăng lên mỗi ngày.
Sự chuẩn bị từ trước giúp giảm bớt gánh nặng lên lực lượng y tế. Tuy nhiên, điều này vô tình làm những hoạt động khác của các bệnh viện bị ảnh hưởng nặng nề.
“Các ca phẫu thuật theo yêu cầu chiếm phần lớn trong doanh thu của bệnh viện, từ 50-60%”, Mary Dale Peterson, chủ tịch Hiệp hội Bác sĩ gây mê Mỹ cho biết.
Giám đốc điều hành Hệ thống Y tế Hillcrest Kevin Gross cho biết số lượng các ca phẫu thuật giảm 75% trên toàn hệ thống. Điều này tạo ra một lỗ hổng doanh thu lớn, dẫn đến việc buộc phải sa thải các nhân viên không cần thiết vì không có tiền trả lương cũng như nỗ lực cứu ngân sách không cạn kiệt.
[b]Các tâm dịch khẩn khoản xin viện trợ nhân viên y tế[/b]
Trong khi đó, các bệnh viện ở New York và bang New Jersey, những khu vực tâm dịch tại Mỹ, lại đang chạy đua tìm kiếm thêm các nhân viên y tế vì tình trạng quá tải bệnh nhân.
Mức lương dành cho các y tá có thể lên tới 6.000 USD/tuần. Bill de Blasio, Thị trưởng New York thậm chí đã khẩn khoản xin các y bác sĩ trên toàn quốc đến thành phố để giúp đỡ lực lượng tuyến đầu.
[Image: 1587437457050-hospital3-ht-ml-200326-hpe...x3-992.jpg]
Tại nhiều bệnh viện trên khắp nước Mỹ, các phòng bệnh khác được trưng dụng để thành phòng cấp cứu, điều trị tích cực. Ảnh: ABC News.
Tại khu vực vịnh San Francisco và thành phố Chicago, các bệnh viện thuộc nhà nước cũng đang gấp rút tuyển thêm y tá và bác sĩ.
Colby Pacheco hiện làm việc dưới tư cách y tá hợp đồng tại một bệnh viện ở bang Oklahoma. Anh đang trong thời gian nghỉ không lương và có thể gia nhập vào đội ngũ thất nghiệp nếu tình hình dịch bệnh ở Mỹ vẫn tiếp tục xấu đi.
Pachero đang cân nhắc đến việc rời khỏi khu vực mình sống, đến những nơi được coi là điểm nóng để tham gia chống dịch. Tuy nhiên, ý nghĩ đấy không được cộng đồng xung quanh ủng hộ.
“Tôi đã có những người bạn đăng bài trên mạng xã hội nói rằng chúng tôi là những kẻ hèn nhát, chọn cách tháo chạy và khiến Oklahoma dễ bị tổn thương hơn khi virus tấn công. Khi cố giải thích rằng chúng tôi không có công việc ở đây, mọi người nói rằng chúng tôi phải chấp nhận và đó là nghĩa vụ công dân khi ở lại trong thành phố”, anh cho hay.
Trên tất cả, Pachero chỉ biết hy vọng các bệnh viện và cộng đồng luôn nhớ mục tiêu quan trọng nhất là cứu sống tính mạng của những người mắc bệnh.
“Chúng tôi đang trong tình thế kỳ cục. Giữa lúc đại dịch xảy ra, những y tá như tôi lại thất nghiệp. Tôi chỉ mong các y tá tiếp tục được hỗ trợ để thực hiện sứ mệnh vốn dĩ của họ: cứu chữa người bệnh”, Pochero kết luận.
Theo Tin tức



Tin Nóng

[Image: 111842566_gettyimages-11957347551.jpg]
Virus corona: Trump kêu gọi ‘Giải phóng’ các tiểu bang Mỹ trên Twitter
71 Comments Bình Luận

[Image: 15209755-68D7-4AD8-B413-7CF008F95988_cx0..._r1_s1.jpg]
Người biểu tình tụ tập phản đối lệnh ở nhà tại một số thành phố Mỹ
45 Comments Bình Luận
[Image: 273981988235127-residentsproteststayatho...390877.jpg]
Ông Trump gây tranh cãi vì ủng
Reply
#2
Phòng thí nghiệm của CDC vi phạm tiêu chuẩn sản xuất bộ dụng cụ xét nghiệm coronavirus
April 20, 2020

[/url]


[url=https://pinterest.com/pin/create/button/?url=https://www.datviet.com/phong-thi-nghiem-cua-cdc-vi-pham-tieu-chuan-san-xuat-bo-dung-cu-xet-nghiem-coronavirus/&media=https://www.datviet.com/wp-content/uploads/2020/04/ym-cdcus-190420.jpg&description=Ph%C3%B2ng+th%C3%AD+nghi%E1%BB%87m+c%E1%BB%A7a+CDC+vi+ph%E1%BA%A1m+ti%C3%AAu+chu%E1%BA%A9n+s%E1%BA%A3n+xu%E1%BA%A5t+b%E1%BB%99+d%E1%BB%A5ng+c%E1%BB%A5+x%C3%A9t+nghi%E1%BB%87m+coronavirus]
[Image: ym-cdcus-190420.jpg]
[Image: IPS-DELUXEII.jpg]
Tin từ New York – Vào hôm thứ bảy (18 tháng 4), các viên chức liên bang xác nhận rằng quá trình sản xuất cẩu thả của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã khiến các bộ dụng cụ xét nghiệm bị nhiễm khuẩn, dẫn đến việc các mẫu xét nghiệm coronavirus đầu tiên tại Hoa Kỳ không còn hiệu quả.
Theo Cơ Quan Quản trị Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), hai trong số ba phòng thí nghiệm CDC ở Atlanta chịu trách nhiệm tạo ra bộ dụng cụ xét nghiệm đã vi phạm tiêu chuẩn sản xuất của chính họ, dẫn đến việc cơ quan này gửi các mẫu xét nghiệm không hoạt động đến 100 phòng thí nghiệm y tế công cộng của tiểu bang và địa phương.

Ban đầu, FDA đã gửi bác sĩ Timothy Stenzel, trưởng phòng chẩn đoán vitro và sức khỏe X quang, đến phòng thí nghiệm CDC để đánh giá vấn đề. Tại đây, ông Stenzel đã nhận thấy sự thiếu chuyên môn trong khâu sản xuất thương mại và biết được rằng không hề có người quản trị trong toàn bộ quá trình. Các vấn đề sai phạm tại những phòng thí nghiệm này bao gồm việc tiến hành kiểm tra các hợp chất trong cùng một phòng nơi các nhà nghiên cứu đang tiến hành xét nghiệm các mẫu coronavirus dương tính. Những sai lầm này khiến các mẫu xét nghiệm được gửi đến các phòng thí nghiệm y tế công cộng không thể sử dụng được vì chúng bị nhiễm coronavirus và đưa ra kết quả không chính xác.

FDA đã đưa ra kết luận rằng CDC đã vi phạm các tiêu chuẩn sản xuất vào cuối tuần này sau khi một số cơ quan truyền thông yêu cầu cơ quan tiết lộ công khai về cuộc điều tra của họ. Bộ xét nghiệm nói trên đã bị đình chỉ sản xuất trong vòng một tháng. (BBT)
Reply
#3
Virus corona: Biểu tình nổ, xung khắc giữa Trump và các tiểu bang leo thang
Hàng loạt cuộc biểu tình đã nổ ra ở nhiều tiểu bang tại Mỹ, yêu cầu thống đốc các tiểu bang mở cửa trở lại nền kinh tế bị đóng băng bởi đại dịch virus corona.
April 20, 2020

[/url]


[url=https://pinterest.com/pin/create/button/?url=https://www.datviet.com/virus-corona-bieu-tinh-no-xung-khac-giua-trump-va-cac-tieu-bang-leo-thang/&media=https://www.datviet.com/wp-content/uploads/2020/04/111853773_gettyimages-1210050118.jpg&description=Virus+corona%3A+Bi%E1%BB%83u+t%C3%ACnh+n%E1%BB%95%2C+xung+kh%E1%BA%AFc+gi%E1%BB%AFa+Trump+v%C3%A0+c%C3%A1c+ti%E1%BB%83u+bang+leo+thang]
[Image: 111853773_gettyimages-1210050118.jpg]
[Image: raovat.jpg]
Các cuộc tuần hành ở bang Arizona, Colorado, Montana và Washington diễn ra hôm Chủ nhật vừa qua, nối tiếp các cuộc biểu tình trước đó ở sáu bang khác.
Hiện người biểu tình đang gia tăng các đòi hỏi nới lỏng hạn chế, bất chấp nguy cơ Covid-19 sẽ bùng phát trở lại khi mở cửa lại các hoạt động quá sớm.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phát tín hiệu ủng hộ các cuộc biểu tình.
Hoa Kỳ trở thành tâm chấn của cuộc khủng hoảng dịch Covid-19 với hơn 735.000 ca nhiễm và khoảng 40.000 trường hợp tử vong – nhưng đã xuất hiện các dấu hiệu cho thấy dịch đang đạt đỉnh và tốc độ lây nhiễm đang chậm lại ở một số tiểu bang.

Các thống đốc ở một số tiểu bang đã bắt đầu thảo luận việc lên kế hoạch mở lại các hoạt động khi có dấu hiệu giảm tốc của sự lây lan, nhưng nhiều khu vực khác vẫn bị phong tỏa chặt chẽ.
Thống đốc tiểu bang California, ông Gavin Newsom là người đầu tiên trong cả nước ban hành lệnh yêu cầu người dân ở yên trong nhà trên toàn tiểu bang, và đóng cửa tiểu bang đông dân nhất nước Mỹ kể từ ngày 19/3.

Các tiểu bang lân cận ở bờ tây gồm Washington và Oregon đã thực hiện biện pháp tương tự những ngày sau đó, yêu cầu tổng cộng 11,5 triệu dân ở nhà kể từ ngày 23/3.
Thống đốc New York Andrew Cuomo tuyên bố trong tuần này rằng tiểu bang sẽ gia hạn các biện pháp yêu cầu ở nhà cho đến ngày 15/5. Phát biểu tại cuộc họp hằng ngày về virus corona hôm Chủ nhật, ông Cuomo kêu gọi phải cẩn trọng với việc người dân bị ức chế khi ở nhà quá lâu và đang nóng lòng trông đợi tiểu bang mở cửa trở lại.

“Chúng tôi vẫn phải đảm bảo rằng sẽ kiểm soát được con quái vật đó”, ông Cuomo nói. “Như tất cả chúng ta đều rất háo hức để tiếp tục cuộc sống của mình và vượt qua nó.”
“Đây chỉ mới là nửa chặng đường của toàn cơn khủng hoảng.”
Ông Trump, người theo đảng Cộng hòa, tỏ ra tán thành các cuộc biểu tình chống lại các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt, cho biết hôm thứ Sáu rằng các lệnh buộc ở nhà tại Minnesota, Michigan và Virginia là “quá khó khăn”.

Thống đốc Washington Jay Inslee gọi sự ủng hộ của Tổng thống đối với người biểu tình là “nguy hiểm”, tương đương với việc khích động “không phục tùng” với luật pháp tiểu bang.
“Tôi không nhớ trong lịch sử nước Mỹ từ lúc tôi sinh ra tới bây giờ, có một Tổng thống nào từng khuyến khích người dân vi phạm luật pháp. Chúng ta chưa từng chứng kiến điều tương tự”, ông nói với hãng tin ABC hôm Chủ Nhật.
Bà Nancy Pelosi, Chủ tịch Hạ viện, người thuộc đảng Dân chủ cáo buộc việc ông Trump tán thành các cuộc biểu tình là một “chiêu đánh lạc hướng”.
“Sự ủng hộ của Tổng thống cho việc biểu tình giống sự đánh lạc hướng khỏi thực tế là ông ta đã không thực hiện đúng đắn việc xét nghiệm, điều trị, lần tìm nguồn dịch và cách ly,” bà nói với ABC.
Cuộc biểu tình với tên gọi “Chiến dịch Gridlock” được hậu thuẫn bởi các nhóm theo chủ nghĩa tự do thu hút hàng trăm người tới các thủ phủ của tiểu bang ở Denver, Colorado và Phoenix, Arizona vào Chủ nhật.
Ở Denver, người biểu tình kéo tới tòa nhà nghị viện tiểu bang để chống lại các lệnh giãn cách xã hội. Hàng chục chiếc xe chạy vòng quanh tòa nhà, theo tường thuật của phương tiện truyền thông địa phương. Trong khi đó, khoảng 200 người tụ họp trên bãi cỏ với bảng hiệu và cờ.
Hôm thứ Bảy, những người biểu tình đã chặn đường phố Annapolis, Maryland, bấm còi xe để phản đối các biện pháp phong tỏa. Hơn 200 người tụ họp bên ngoài nơi ở của thống đốc bang Indiana, trong khi khoảng 200 người tập trung tại Austin, Texas.
[Image: 111787824_covidprotest.jpg]Một người biểu tình ở Indiana vào ngày 18 tháng 4 năm 2020
Các tiểu bang Utah, Washington và New York cũng chứng kiến sự hỗn loạn hôm thứ Bảy.
Reply
#4
Thường những bịnh viện nhỏ, nếu census thấp, Y Tá cũng bị flex out như thường. 
Một nghành rất cực, dễ tìm việc mà cũng dễ bị mất việc. 
Nếu đã chọn nghành ý tế phải yêu nghề thì mới lâu dài.
Tôi chọn cuộc sống cho mình hạnh phúc 
chứ không phải sống để người khác ngưỡng mộ!
Reply
#5
Tổng Thống Trump lên tiếng bảo vệ các cuộc biểu tình phản đối lệnh cách ly tại các tiểu bang
April 20, 2020

[/url]


[url=https://pinterest.com/pin/create/button/?url=https://www.datviet.com/tong-thong-trump-len-tieng-bao-ve-cac-cuoc-bieu-tinh-phan-doi-lenh-cach-ly-tai-cac-tieu-bang/&media=https://www.datviet.com/wp-content/uploads/2020/04/Hoi-Dong-Lien-Ton-2-1.jpg&description=T%E1%BB%95ng+Th%E1%BB%91ng+Trump+l%C3%AAn+ti%E1%BA%BFng+b%E1%BA%A3o+v%E1%BB%87+c%C3%A1c+cu%E1%BB%99c+bi%E1%BB%83u+t%C3%ACnh+ph%E1%BA%A3n+%C4%91%E1%BB%91i+l%E1%BB%87nh+c%C3%A1ch+ly+t%E1%BA%A1i+c%C3%A1c+ti%E1%BB%83u+bang]
[Image: Hoi-Dong-Lien-Ton-2-1.jpg]
[Image: system14.jpg]
Vào hôm thứ bảy (18 tháng 4), Tổng Thống Trump đã lên tiếng bảo vệ các cuộc biểu tình nhằm phản đối lệnh cách ly tại các tiểu bang, đồng thời cho rằng các thống đốc tiểu bang đã phản ứng thái quá trong nỗ lực chống lại đại dịch. Tuy nhiên, những nỗ lực của tiểu bang đều được đưa ra dựa trên hướng dẫn từ các viên chức y tế trong chính quyền của Tổng Thống Trump.
Trong một bài phát biểu vài giờ sau khi các cuộc biểu tình diễn ra ở Texas, Maryland, Indiana, Nevada và Wisconsin, Tổng Thống Trump đã chỉ trích Thống đốc Michigan, Gretchen Whitmer sau khi thống đốc tiến hành đóng cửa công ty và ban hành lệnh cách ly xã hội.

Tổng Thống cũng chỉ trích Thống đốc Virginia Ralph Northam vì các dự luật kiểm soát súng mà ông đã ký hơn một tuần trước không liên quan gì đến coronavirus. Vào thứ bảy tại trung tâm thành phố Annapolis, Michigan, hàng chục người dân thành phố đã lái xe theo vòng tròn và bấm còi trong cuộc biểu tình vào giờ trưa.

Trong khi đó, bên ngoài Tòa Nhà Hạ Viện Texas, những người biểu tình hô vang “Sa Thải Fauci”, nhắc đến bác sĩ Anthony Fauci, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Hoa Kỳ, người được cho là có ảnh hưởng lớn đến cách ứng phó của Tổng thống Trump đối với đại dịch coronavirus.

Nhiều cuộc biểu tình khác dự kiến sẽ xảy ra vào tuần tới, trong đó có một cuộc biểu tình lái xe tại thành phố Wisconsin được chuẩn bị bởi nhà bình luận truyền hình Stephen Moore, người thuộc lực lượng đặc nhiệm phản ứng COVID-19 của Tổng Thống Trump, chịu trách nhiệm giúp mở lại nền kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, các cuộc biểu tình này có nguy cơ sẽ làm gia tăng số lượng người nhiễm coronavirus. (BBT)
Theo SBTN
Reply
#6
(2020-04-21, 02:22 AM)TeaOla Wrote: Thường những bịnh viện nhỏ, nếu census thấp, Y Tá cũng bị flex như thường. 
Một nghành rất cực, dễ tìm việc mà cũng dễ bị mất việc. 
Nếu đã chọn nghành ý tế phải yêu nghề thì mới lâu dài.

Đúng vậy sis , nhà dưởng lảo nhỏ / dưởng bệnh tư nhân củng vậy , có khi đang làm họ cho mình về sớm vài giờ, nhiều bệnh nhân về nhà
Hơn phân nửa vì thân nhân không được thăm, lớp qua đời vi COVI... Buộc nhân viên phải lấy ngày nghỉ luôn 2 tháng
Be Vegan, make peace.
Reply
#7
(2020-04-21, 02:40 AM)Chân Nguyệt Wrote: Đúng vậy sis , nhà dưởng lảo nhỏ / dưởng bệnh tư nhân củng vậy , có khi đang làm họ cho mình về sớm vài giờ, nhiều bệnh nhân về nhà
Hơn phân nửa vì thân nhân không được thăm, lớp qua đời vi COVI... Buộc nhân viên phải lấy ngày nghỉ luôn 2 tháng

Số bị nhiễm ở dưỡng lão cao hơn nơi khác, chị đi làm nhớ cẩn thận Hug
Nếu ông cụ / bà lão ở đó bị nhiễm, nơi sis xử lý ra sao?
Tôi chọn cuộc sống cho mình hạnh phúc 
chứ không phải sống để người khác ngưỡng mộ!
Reply
#8
(2020-04-21, 02:46 AM)TeaOla Wrote: Số bị nhiễm ở dưỡng lão cao hơn nơi khác, chị đi làm nhớ cẩn thận Hug
Nếu ông cụ / bà lão ở đó bị nhiễm, nơi sis xử lý ra sao?

Phải cẩn thận thiệt, mình đòi có   áo bảo vệ , đeo bao tay, masker khi làm khu bị nhiễm, đồng nghiệp họ cười thầm , mình củng mặc kệ , sau này bị nhiễm nhiều , CN từ chối chỉ làm một khu kia để bảo vệ nhóm đông hơn, đi qua đi lại 
 , lở bị lây thì nguy, tranh cải một hồi họ đòi cho CN nghỉ việc liền, sau nhiệm vụ tháng đó, họ cũng phải chấp thuận ý mình. Sau họ cho tin giảm giờ  vì ít bệnh nhân , sẵn mình xin nghỉ luôn 2 tháng, chỉ tập trung làm một khu thôi. Sau2 tháng coi tình hình khu đó ra sao, có thể xin nghi tiếp.




Thuốc men thì theo toa của bác sỉ, bác nào mà thở khó khăn thì chuyển vô nhà thương liền, nhưng mà rồi không cứu được, còn lại có vài bác chỉ bị cảm, ho nhẹ thôi mà vài ngày sau củng qua đời  đột ngột ...hỏan hồn hẹn bác sỉ khám hết nguyên khu coi ai bị nhiễm, giờ khu đó tạm ổn, còn khu chín tầng kia thì bình an vô sự
Be Vegan, make peace.
Reply
#9
Bác sĩ – Linh mục gốc Việt Phạm Hữu Tâm (Anthony Phạm) ở Houston, Texas, đang phục vụ tình nguyện tại tuyến đầu ở một bệnh viện có tỷ lệ tử vong cao nhất ở New York, vừa có cuộc phỏng vấn với VOA Tiếng Việt về công việc cao cả của vị lương y – mang lại sự êm dịu cho bệnh nhân Covid-19 đang nguy kịch, kết nối với gia đình trước lúc bệnh nhân lâm chung.
Đáp lại lời kêu gọi của Thống đốc bang New York, bác sĩ Phạm Hữu Tâm quyết định đóng của văn phòng ba tuần lễ để đến thành phố tâm dịch Covid-19 của Hoa Kỳ đễ hỗ trợ cho các bệnh nhân. Là một linh mục, ông có dịp làm lễ Xức dầu và ban Bí tích giải tội cho một số bệnh nhân công giáo tại phòng chăm sóc đặc biệt của bệnh viện Elmhurst ở thành phố Queens, là “tâm dịch của tâm dịch” tại Hoa Kỳ.
[Image: 94B152A8-70DB-46B0-8CCE-B99F84EA9476_cx3...0_r1_s.jpg]BS Phạm Hữu Tâm (phải) và các đồng nghiệp ở bệnh viện Elmhurst, Queens, New York.
Sinh năm 1965 tại Sài Gòn, có bố là thợ sửa máy bay cho Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam, ông Tâm trở thành thuyền nhân sang Mỹ tỵ nạn năm 1980. Ông theo học đại học tại California, học ngành y ở thủ đô Washington, và sau đó gia nhập vào dòng Tu hội Tận hiến Truyền giáo ICM, và theo học triết học và thần học tại Lousina. Sau khi thụ phong linh mục tại Tu hội ở Texas, ông tiếp tục theo học ngành y và sau đó trở thành bác sĩ hành nghề tại thành phố Houston.
Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn với Bác sĩ – Linh mục Phạm Hữu Tâm:
VOA: Thưa Bác sĩ – Linh mục Phạm Hữu Tâm, xin ông cho VOA biết hiện ông đang phục vụ tình nguyện ở bệnh viện nào và vì sao ông chọn bệnh viện này?
Bác sĩ Tâm: “Tôi đến thành phố New York để tình nguyện trong vòng ba tuần. Họ hỏi tôi muốn đến nơi nào. Với tinh thần tình nguyện, tôi muốn đến chỗ nào mà bận nhất, cần sự giúp đỡ nhiều nhất. Họ nói đó là bệnh viện Elmhurst ở thành phố Queens, là nơi có số ca Covid-19 nhiều nhất, nặng nhất, số tử vong nhiều nhất, và là nơi quá tải nhất. Vì vậy mà tôi đã đến bệnh viện Elmhurst ở thành phố Queens để làm việc.”
[Image: 2913ce6a-b668-49da-a914-41dec41a747d_w650_r1_s.jpg]Bệnh viện Elmhurst ở vùng Queens, thành phố New York, bang New York, ngày 6/4/2020.
VOA: Bác sĩ có thể chia sẻ vài điều về bệnh viện này? Công việc của ông tại đó là gì?
Bác sĩ Tâm: “Hiện tại ở trong nhà thương mọi sự thay đổi hoàn toàn. Trước đó còn có những khoa khác nhau nhưng bây giờ chỉ còn một khoa duy nhất là chữa trị bệnh nhân Covid-19 mà thôi – với 95% bệnh nhân là bệnh nhân nhiễm Covid-19. Tất cả các bác sĩ trong bệnh viện, cho dầu là bác sĩ giải phẫu, tổng quát, sản phụ, tim mạch… cũng đều dồn nỗ lực vào để giúp cho bệnh nhân Covid-19.”
“Họ chia ra nhiều đội khác nhau. Đội của tôi gọi là Palliative Care [Chăm sóc xoa dịu cho bệnh nhân nguy kịch], chuyên giúp cho bệnh nhân có sự thoải mái, trong đó có bao gồm việc giảm đau, nối kết gia đình, và vấn đề tâm linh.”
VOA: Bác sĩ có thể cho biết thêm một vài điều về việc kết nối với gia đình cho bệnh nhân nguy kịch?
Bác sĩ Tâm: “Khi bệnh nhân vào nhà thương thì coi như cắt đứt với bên ngoài, không có thân nhân vào thăm được. Khi bệnh nhân còn tỉnh táo thì còn có thể gọi điện thoại để nói chuyện chút đỉnh với gia đình. Nhưng khi chuyển sang thời kỳ nặng hơn, không thở được phải đặt ống thở, rồi hôn mê, gây mê cho họ…coi như gia đình không còn liên lạc với bệnh nhân được, cũng như không biết tin tức gì về bệnh nhân đó nữa.
“Đối với những bệnh nhân nguy kịch, chúng tôi phải gọi cho gia đình. Cập nhật tình trạng bệnh nhân cho gia đình. Thật sự những cuộc điện thoại đó toàn là tin xấu. Tôi hỏi ý kiến gia đình rằng nếu tim bệnh nhân ngừng đập thì có nên làm thủ thuật hồi sức cấp cứu cho bệnh nhân [Do-Not-Resuscitate order] hay không? Thật ra nếu làm thủ thuật đó thì cũng không có kết quả khả quan lắm, và chỉ kéo dài sự đau đớn của người bệnh mà thôi.”
[Image: A94CBB6C-8243-403F-A1CE-5E84025606F7_w650_r0_s.jpg]Bác sĩ – Linh mục Phạm Hữu Tâm cầu nguyện cho bệnh nhân Covid-19 tại bệnh viện Elmhurst, Queens, New York.
VOA: Tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19 vào lúc cuối đời của họ, ông có cảm giác ra sao?
Bác sĩ Tâm: “Trong những ngày qua tôi đã giúp kết nối gia đình cho một số trường hợp. Gia đình muốn nhìn mặt người thân của mình trong những giây phút cuối cùng trong khi họ không thể nào vào bệnh viện được, tôi gọi họ bằng điện thoại di động, dùng Facetime rồi đi vào phòng bệnh nhân để họ nhìn thấy người thân. Đương nhiên tôi phải mặc áo chống vi khuẩn các thứ, trùm kín hết…Người thân nhìn qua Facetime khóc, cầu nguyện, nói lời từ giã… trong những giây phút cuối cùng.
“Ngay cả khi qua đời, bệnh nhân nằm trong nhà xác cũng thật lâu, vì trong mùa dịch bệnh cũng không thể an táng chôn chất gì. Rất là bi thương.”
VOA: Nhiều người gọi là đây hành động can đảm, rất anh hùng. Bác sĩ nghĩ như thế nào về lời khen như thế?
Bác sĩ Tâm: “Khi đi vào bệnh viện thấy có biết bao nhiêu con người trong đó đang phải đối diện với nguy hiểm. Không phải chỉ có y tá, bác sĩ, mà những người lao công làm nhiệm vụ dọn dẹp, lấy rác từ phòng bệnh nhân bị nhiễm bệnh, những người mang thức ăn…có rất nhiều đang âm thầm hy sinh làm việc.
“Chúng tôi như những người xông pha ra chiến trường đứng trước đầu tên mũi đạn. Chúng tôi nguyện làm hết sức mình vì trách nhiệm của mình đối với bệnh nhân, với đồng đội.”
[Image: 86C05989-898E-4444-944F-2605524073DE_w650_r0_s.png]Bác sĩ – Linh mục Phạm Hữu Tâm. Photo Vatican News via YouTube.
VOA: Vừa là một bác sĩ, vừa là một linh mục, ông có lời khuyên nào dành cho khán thính giả VOA trong lúc này?
Bác sĩ Tâm: “Đây là một căn bệnh hiểm nghèo. Nếu quý vị còn đang nghe tôi nói thì chúng ta vẫn còn là người khỏe mạnh. Qúy vị ở ngoài thì cố gắng tối đa hỗ trợ cho chính phủ ngăn ngừa để bệnh không lây lan nhiều bằng cách ở nhà và giữ vệ sinh cá nhân một cách tối đa.
“Hệ thống miễn dịch của chúng ta rất quan trọng, nó không chỉ phụ thuộc vào thể chất mà còn theo tinh thần nữa. Nếu tinh thần chúng ta mạnh mẽ, vui vẻ… thì chắc chắn hệ thống miễn dịch của chúng ta chiến đấu mạnh hơn nhiều.
“Trong lúc này tôi biết chắc có nhiều người buồn phiền vì mất việc, phải ở nhà tù túng, cuộc sống gia đình khó khăn… vì vậy sức khỏe tinh thần cũng rất quan trọng. Chúng ta hãy nâng đỡ nhau, thương yêu nhau trong thời gian này.
“Mỗi người chúng ta đều có một tôn giáo và đức tin, chính niềm tin trong tôn giáo giúp chúng ta có thêm sức chiến đấu, và sự phấn khởi, hy vọng và lạc quan. Chúng ta cùng cầu nguyện với ơn trên, người theo Phật giáo cầu nguyện với Phật, người theo công giáo cầu nguyện với Thiên Chúa… để ơn trên ban phúc lành, bảo vệ chúng ta, cầu mong sớm chấm dứt dịch bệnh này.”
VOA: Xin chân thành cảm ơn Bác sĩ – Linh mục Phạm Hữu Tâm và cầu chúc ông an lành, thành công trong sứ mệnh của mình.
VOA
Reply
#10
Theo các cuộc phỏng vấn của Tribune News với các lãnh đạo doanh nghiệp tại Mỹ và Trung Quốc, Washington được cho là bị các đối thủ toàn cầu vượt mặt trong cuộc đua giành khẩu trang và vật tư y tế từ Bắc Kinh. Các nước khác đã quyết liệt hơn chính quyền Tổng thống Donald Trump trong việc đảm bảo nguồn cung về thiết bị y tế quan trọng nhằm ứng phó với đại dịch Covid-19.
Sự chậm chân càng khiến cho tình trạng thiếu hụt nguồn cung trong hệ thống y tế tại Mỹ thêm trầm trọng. Điều này đã gây ra rủi ro cao hơn cho các bác sĩ và y tá Mỹ, đồng thời đẩy các phòng khám và bệnh viện Mỹ vào tình trạng tồi tệ hơn so với phần lớn các nước Tây Âu, Đông Á, Canada và Australia.
“Bạn phải nhanh nhẹn và lanh lợi… Trong khi Mỹ rất chậm chạp”, Isaac Larian, nhà sáng lập hãng sản xuất đồ chơi MGA Entertainment, cho biết.
Larian hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc trong suốt hàng chục năm, và từ tháng trước bắt đầu phối hợp với các nhà sản xuất Trung Quốc để tiếp nhận vật tư y tế cho các bệnh viện Mỹ.
Tương tự nhiều nhà nhập khẩu và sản xuất khác, Larian cho biết nguồn vật tư y tế tại Trung Quốc luôn sẵn sàng cung cấp cho những ai biết cách để giành lấy chúng.
Tuy nhiên, không giống nhiều nước giàu có khác, chính quyền Mỹ phải mất nhiều tháng mới có thể xây dựng một chiến lược tập trung phối hợp để đảm bảo nguồn thiết bị bảo hộ từ Trung Quốc – nước sản xuất khẩu trang, đồ bảo hộ và thiết bị bảo hộ cá nhân hàng đầu thế giới.
Các quan chức trong chính quyền Trump dường như tập trung nhiều hơn vào việc chỉ trích sự phụ thuộc của Mỹ vào Trung Quốc, thay vì nhanh chóng giành lấy những sản phẩm từ Trung Quốc để trang bị cho các nhân viên y tế đang bị quá tải bởi dịch bệnh.
CNN dẫn số liệu thống kê của Đại học John Hopkins cho biết hơn 49.000 người đã tử vong vì Covid-19 tại Mỹ, trong khi số ca nhiễm cũng vượt 880.000 người. Cho đến nay Mỹ vẫn là ổ dịch lớn nhất thế giới.
Tổng thống Trump ban đầu phủ nhận việc Mỹ thiếu vật tư y tế, thậm chí cáo buộc các nhân viên y tế tích trữ mặt hàng này. Tuy nhiên, ông chủ Nhà Trắng gần đây kêu gọi nhiều nỗ lực hơn trong việc đẩy nhanh sản xuất và vận chuyển vật tư y tế, bao gồm nỗ lực nhằm hỗ trợ cho các chuyến bay chở hàng từ Trung Quốc cho các nhà phân phối vật tư y tế Mỹ.
Trong những tuần gần đây, chính quyền Trump cũng yêu cầu một số công ty, bao gồm 3M – nhà sản xuất thiết bị y tế khổng lồ, chuyển hàng cho Mỹ. Thậm chí, ông Trump tiếp tục chỉ đạo các bang tự sắp xếp để có thể mua đủ vật tư y tế, trong khi các nước khác ngày càng ráo riết mua hàng từ các nhà sản xuất Trung Quốc.
Sự chậm chạp của Mỹ
[Image: my-4-1587619319224.jpg]Nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ tại bệnh viện ở Chicago, Mỹ trước khi điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19. (Ảnh: Reuters)
Kent Kedl, đối tác cấp cao tại văn phòng Thượng Hải của công ty kiểm soát rủi ro Control Risks và là người làm việc tại Trung Quốc từ năm 1988, cho biết các chính phủ châu Âu bắt đầu liên hệ với văn phòng của ông từ đầu tháng 3 để tìm cách đảm bảo nguồn cung vật tư y tế. Tuy nhiên, Kedl chưa bao giờ được chính quyền Mỹ liên hệ.
Chính quyền Trump cũng chậm chạp trong việc làm rõ các quy định nhằm cho phép các khẩu trang bảo hộ có thể được nhập khẩu từ Trung Quốc, khiến nguồn cung khẩu trang tới các bệnh viện và cơ sở tại tuyến đầu chống dịch tại Mỹ bị trì hoãn.
Mãi tới đầu tháng 4, tức nhiều tuần sau khi Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ khuyến cáo các bệnh viện bị thiếu khẩu trang có thể sử dụng khăn để bảo vệ các nhân viên y tế, Cục Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ mới cho phép sử dụng khẩu trang KN95 do Trung Quốc sản xuất.
Khi dịch Covid-19 ngày càng nghiêm trọng tại Mỹ, Tổng thống Trump và các quan chức cấp cao khác cũng tăng cường chỉ trích phản ứng của Trung Quốc với dịch bệnh, gọi virus corona là “virus Trung Quốc” và cáo buộc chính quyền Trung Quốc che giấu nguồn gốc cũng như sự phát tán của dịch.
Điều này đã “đổ thêm dầu vào lửa”, khiến mối quan hệ Mỹ – Trung vốn căng thẳng do cuộc chiến thương mại kéo dài 2 năm càng tăng nhiệt hơn, đồng thời làm phức tạp hơn những nỗ lực của các công ty Mỹ trong việc mua vật tư y tế từ các nhà sản xuất Trung Quốc.
“Điều đó đang tác động ngược trở lại chúng tôi. Người Trung Quốc, đặc biệt chính phủ Trung Quốc, không chấp nhận sự thiếu tôn trọng. Một số người ở đây (Mỹ) đổ lỗi cho Trung Quốc vì thiếu hụt nguồn cung (vật tư y tế). Tôi nghĩ chúng ta nên nhìn lại mình”, một nhà nhập khẩu Mỹ có hàng chục năm làm việc với các nhà sản xuất Trung Quốc cho biết.
“Nỗ lực (mua vật tư y tế) có lẽ đã suôn sẻ và hiệu quả hơn nhiều nếu chúng ta có mối quan hệ tốt hơn từ phía chính phủ”, Li Lu, nhà đầu tư Mỹ gốc Hoa tại Seattle, nhận định.
Tình trạng thiếu hụt nguồn cung vật tư y tế trở nên đặc biệt nghiêm trọng trong 2 tháng đầu năm 2020, khi dịch Covid-19 lên tới đỉnh điểm tại Trung Quốc, buộc nước này phải đóng cửa các nhà máy sản xuất thiết bị y tế cho cả thế giới.
Khi các nhà sản xuất Trung Quốc bắt đầu hoạt động trở lại từ cuối tháng 2 và đầu tháng 3, nhiều quốc gia phát triển đã nhanh chóng bắt tay vào việc nhập khẩu vật tư y tế. Từ cuối tháng 2, Liên minh châu Âu (EU) đã tìm cách mua số lượng lớn vật tư y tế để cung cấp cho các nước thành viên.
Ker Gibbs, chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Thượng Hải, cho biết các chính phủ Italia và Đức đã nhanh chóng chuyển các lô vật tư y tế quy mô lớn từ đầu năm nay.
Trong khi đó, mãi tới ngày 2/4, Bộ Ngoại giao Mỹ mới liên hệ với Phòng Thương mại Mỹ để giúp rà soát các nhà cung cấp vật tư y tế từ Trung Quốc. Một số nhà sản xuất Mỹ có nhà máy tại Trung Quốc cho biết, họ cũng cảm thấy khó hiểu khi chính quyền Mỹ không tiếp cận họ để đảm bảo nguồn cung vật tư.
Theo Dân trí





[/url]


[url=https://pinterest.com/pin/create/button/?url=https://www.datviet.com/my-cham-chan-trong-cuoc-dua-khoc-liet-gianh-vat-tu-y-te-trung-quoc/&media=https://www.datviet.com/wp-content/uploads/2020/04/capture-1587697978453.png&description=M%E1%BB%B9+%E2%80%9Cch%E1%BA%ADm+ch%C3%A2n%E2%80%9D+trong+cu%E1%BB%99c+%C4%91ua+kh%E1%BB%91c+li%E1%BB%87t+gi%C3%A0nh+v%E1%BA%ADt+t%C6%B0+y+t%E1%BA%BF+Trung+Qu%E1%BB%91c]


Tin Nóng
[Image: ka-1500eq-13-1-265x198.png]
Tổng thống Donald Trump thông báo sẽ ngừng nhập cư vào Mỹ
64 Comments Bình Luận
[Image: 5C34B00C-3317-4B28-9366-AAC902198BD9_cx0..._r1_s1.jpg]
Bộ Ngoại giao Trung Quốc lớn tiếng đe dọa Việt Nam về Biển Đông
42 Comments Bình Luận

[Image: httpss-3-apnortheast-1-amazonawscompshex...810652.jpg]
Bang thứ hai của Mỹ kiện Trung Quốc vì Covid-19
39 Comments Bình Luận
[Image: Kim-Jong-Un1.jpg]
Nguồn tin tình báo cho biết lãnh tụ Bắc Hàn, Kim Jong-Un, đang trong tình trạng nguy kịch
30 Comments Bình Luận

[Image: hoa-xuan-oanh-1587632937396.jpg]
Trung Quốc tài trợ thêm 30 triệu USD cho WHO
11 Comments Bình Luận
[Image: my-1587516044131-265x198.png]
Bang của Mỹ kiện Trung Quốc vì dịch Covid-19
10 Comments Bình Luận

[Image: sotret_jlmu_thumb_dofd.jpg]
Thuốc sốt rét làm gia tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân mắc Covid-19
9 Comments
Reply
#11
Đời sống / Sức khỏe - Y tế Nóng Mới
     
Thuốc sốt rét làm gia tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân mắc Covid-19
VOV 22/04/20 13:30 GMT+7 14 liên quan Gốc đọc


   

 

Thuốc điều trị sốt rét Hydroxychloroquine không những không giúp ích trong điều trị Covid-19 mà còn gia tăng nguy cơ tử vong.
Các bệnh nhân mắc Covid-19 dùng thuốc hydroxychloroquine – một loại thuốc trị sốt rét từng được Tổng thống Mỹ Donald Trump ca ngợi trong điều trị Covid-19, không những không giảm khả năng cần sử dụng máy thở mà còn có tỷ lệ tử vong cao hơn những người không sử dụng thuốc này, nghiên cứu của các trung tâm y tế thuộc Cơ quan y tế cựu quân nhân Mỹ cho biết.

[Image: 5553ecf59bb672e82ba7.jpg]

Ngày càng có thêm nhiều nghiên cứu hoài nghi về khả năng điều trị Covid-19 của thuốc hydroxychloroquine. Ảnh: AFP.
Qua phân tích hồ sơ bệnh án của 368 bệnh nhân, nghiên cứu chỉ ra rằng, 97 bệnh nhân sử dụng hydroxychloroquine có tỷ lệ tử vong là 27,8%, 158 bệnh nhân không dùng thuốc có tỉ lệ tử vong 11,4%.
“Sự gia tăng tỷ lệ tử vong được xác định ở những bệnh nhân điều trị hoàn toàn bằng hydroxychloroquine”, nhóm tác giả cho biết.
Các nhà nghiên cứu cũng xem xét việc liệu dùng hydroxychloroquine riêng biệt hay kết hợp giữa loại thuốc này với kháng sinh azithromycin, có tác động đến việc liệu bệnh nhân có phải dùng máy thở hay không.
“Trong nghiên cứu này, chúng tôi không tìm thấy bằng chứng cho thấy việc sử dụng hydroxychloroquine riêng biệt hoặc kết hợp với azithromycin giúp giảm nguy cơ phải sử dụng máy thở ở bệnh nhân đang điều trị Covid-19”, nhóm nghiên cứu nêu rõ.
Hiện tại chưa có sản phẩm nào được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ phê duyệt để ngăn chặn hoặc điều trị Covid-19, mặc dù các nghiên cứu đang được tiến hành trên nhiều loại thuốc khác nhau.
Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà nghiên cứu ở Pháp đã kiểm tra hồ sơ y tế của 181 bệnh nhân mắc Covid-19 bị phát triển triệu chứng viêm phổi, cần cung cấp oxy. Khoảng 1/2 trong số này sử dụng hydroxychloroquine trong vòng 48 giờ đã phải nhập viện và nửa còn lại thì không. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy 8 bệnh nhân dùng thuốc này có nhịp tim bất thường và phải ngưng thuốc.
Hydroxychloroquine đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ để điều trị cho bệnh nhân mắc các bệnh như sốt rét, lupus và viêm khớp dạng thấp. Tổng thống Trump từng ca ngợi việc sử dụng loại thuốc này như một phương thức “làm thay đổi cuộc chơi” trong việc điều trị Covid-19 và nhấn mạnh Hydroxychloroquine “hứa hẹn mang đến những lợi ích to lớn”. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho rằng nó vẫn cần được nghiên cứu thêm để xem liệu có hiệu quả và an toàn hay không./.
Reply
#12
Qua tháng 5, nhiều tiểu bang sẽ mở cửa rộng rãi hơn.  Số người bị nhiễm bệnh có thể tăng lên cao.  Như vậy, đó là lúc chúng ta nên hạn chế ra ngoài càng nhiều càng tốt. Gia đình LTP vừa đi Costco mua thêm một ít thực phẩm khô như gạo, đậu, oatmeal để dành.

Cheer
Reply
#13
Theo thống kê trên trang web Worldometers, tính đến chiều ngày 23/4 theo giờ địa phương, Mỹ ghi nhận tổng cộng 49.751 ca tử vong do Covid-19, tăng gần 2.100 ca so với một ngày trước đó.
Cũng trong ngày hôm qua, Mỹ có thêm hơn 30.000 ca mắc Covid-19 mới, nâng tổng số người nhiễm bệnh tại đây lên gần 879.000 ca.
Thông tin được đưa ra trong bối cảnh một số bang tại Mỹ bắt đầu nới lỏng các lệnh hạn chế để mở cửa kinh tế trở lại, một động thái được chính quyền của Tổng thống Donald Trump ủng hộ.
Tuy nhiên, những ngày gần đây, ông Trump dường như có sự thay đổi quan điểm về việc vội vã mở của kinh tế trở lại. Ông phản đối kế hoạch mở cửa trở lại của bang Georgia. “Tôi nghĩ còn quá sớm”, ông Trump nói trong cuộc họp báo ngày 22/4. Tại cuộc họp báo hôm qua, ông một lần nữa đề cập lại vấn đề này: “Tôi muốn các bang mở cửa sớm, thậm chí hơn là ông ấy (Thống đốc Georgia Brian Kemp). Nhưng tôi không muốn thấy các tiệm spa mở cửa ở giai đoạn đầu này, các bác sĩ cũng vậy”. Ông Trump đề cập đến việc chính quyền Georgia quyết định cho các cơ sở kinh doanh trong đó có cả các phòng tập gym, các tiệm làm móng, tóc, mát-xa trị liệu… mở cửa trở lại từ ngày 24/4.
Tại cuộc họp báo hôm qua, ông Trump cho biết, ông có thể quyết định gia hạn lệnh giãn cách xã hội sau ngày 1/5 nếu ông cảm thấy nước Mỹ chưa an toàn trước dịch Covid-19. “Chúng ta có thể kéo dài hơn… Chúng ta sẽ gia hạn (giãn cách xã hội) cho đến khi nào chúng ta cảm thấy an toàn”, ông nói.
Giới chuyên gia trước đó cũng cảnh báo, nếu mở cửa kinh tế trở lại quá sớm khi chưa đủ các điều kiện tiên quyết như năng lực xét nghiệm quy mô lớn có thể khiến dịch bùng phát mạnh trở lại.
Chuyên gia dịch tễ hàng đầu của Mỹ, Tiến sĩ Anthony Fauci hôm 23/4, nói rằng nước Mỹ cần tăng đáng kể không chỉ số lượng xét nghiệm mà còn cả năng lực thực hiện xét nghiệm. Tuy nhiên, ông Trump khẳng định, nước Mỹ đã làm rất tốt vấn đề xét nghiệm.
Reply
#14
Được mở cửa lại, tiệm nail bang Georgia vẫn dè dặt
April 24, 2020


[Image: 77ece37d-59fb-47d9-9ec0-2b07a75d2c6b_w1023_r1_s.jpg]
[Image: raovat.jpg]
Một số tiệm làm móng, làm tóc của người Việt ở tiểu bang Georgia vẫn chưa dám mở cửa trở lại mà chờ đợi thêm một thời gian nữa dù Thống đốc Brian Kemp đã cho phép hoạt động lại, theo tìm hiểu của VOA.
Ông Kemp hôm 20/4 loan báo sẽ cho mở cửa lại các tiệm làm móng, tiệm massage, phòng tập thể hình và chỗ chơi bowling từ thứ Sáu ngày 24/4.
Ngoài ra, các nhà thờ sẽ được mở cửa đón tín đồ trở lại và các nhà hàng, rạp chiếu bóng cũng được mở cửa từ thứ Hai. Ông Kemp cũng cấm các thành phố áp đặt các giới hạn đối với việc kinh doanh.
Georgia hiện xếp thứ 12 trong các số tiểu bang bị dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng nặng nề nhất ở Mỹ. Số liệu của Đại học Johns Hopkins đến ngày 24/4 cho thấy tiểu bang này đã có trên 22.000 ca nhiễm và gần 900 ca tử vong.
[b]‘Nghĩ cho gia đình’[/b]
Trao đổi với VOA, bà Phạm Bích Loan, chủ tiệm làm móng NT Spa & Nail ở thành phố Lawrenceville, cho biết bà vẫn chưa mở cửa tiệm lại.
“Khi mà chính phủ cho mở cửa lại tôi cũng có hỏi ý kiến của thợ thì phần đông họ không dám đi làm lại chỉ có một người dám thôi. Tôi theo số đông của họ nên thôi. Biết là mình có nhiều thứ cần chi tiêu nhưng mình cũng cố gắng cho họ ở nhà,” bà Loan nói.
“Mình cũng không thể nào ép họ đi làm được vì mọi người ai cũng có cuộc sống và gia đình của họ,” bà nói thêm.
“Họ cũng nói là không biết khi nào mới dám đi làm trở lại. Mặc dù họ cũng rất muốn đi làm nhưng bây giờ mà ngã xuống một cái thì gia đình họ sẽ như thế nào.”
Theo lời bà thì sau khi có lệnh mở cửa trở lại ‘khách hàng có gọi vô hỏi’ nhưng bà đã ‘xin lỗi và khất lại với họ’.
Bản thân bà Loan cũng không muốn đi làm lại trong tình hình này, bà cho biết.
“Tôi còn gia đình nữa mà tình hình còn nhiều bệnh quá. Biết là đi làm để kiếm tiền nhưng nếu bị lây bệnh rồi thì làm sao,” bà than thở.
Bà nói cho dù bà mở cửa lại vào lúc này và áp dụng các biện pháp phòng ngừa đi nữa bà ‘vẫn không biết khách hàng như thế nào’.
“Chỉ cần một sơ suất nhỏ của khách hàng thì chồng con mình sẽ rất là đau khổ, cho nên thà chậm chút xíu nhưng an toàn,” bà nói thêm.
Bà chủ tiệm nail này cho biết trong hơn một tháng qua nghỉ ở nhà, ngày nào bà ‘cũng nhìn ra cửa, đứng ngồi không yên vì nhiều thứ cần phải chi tiêu trong khi con còn đang học đại học’.
[b]‘Thà chậm mà chắc’[/b]
Bà nói bà phải đi vay tiền của anh em và bóp lưng bóp bụng ‘không dám mua sắm cái gì hết’ trong khi tiệm đóng cửa nhưng vẫn phải trả tiền thuê.
“Biết rằng ở nhà sẽ khó khăn hơn, nhưng sức khỏe là trên hết. Tiền bạc thì ai cũng cần. Ở nhà rất là túng thiếu, phải trả tiền thuê, tiền bảo hiểm, tiền Internet các thứ vẫn phải trả đầy đủ nhưng sức khỏe không cho phép mình cố gắng nhiều nữa,” bà nói.
Bà cho rằng phần lớn các tiệm nail khác cũng sẽ không mở cửa vào lúc này giống như tiệm của bà. Còn nếu bà mở cửa thì cũng không có thợ làm trong khi bà cũng muốn giữ lại việc làm cho thợ quen nên không muốn thuê mướn thợ mới.
Vả lại, bà giải thích rằng bây giờ nếu mở cửa lại thì ‘khách hàng chỉ còn lại 4-5 phần’. “Khi bắt đầu dịch bệnh có những người đến tiệm tháo móng ra luôn. Thường là họ hẹn 2 tuần đến tiệm một lần nhưng khi tháo móng rồi thì họ không có hẹn trở lại.”
Khi được hỏi về quyết định của chính quyền bang Georgia cho mở cửa lại, bà Loan nói ‘hơi liều’.
“Ở nước Mỹ vẫn còn nguy hiểm. Ở Georgia vẫn chưa đỡ hơn. Nói chung là hơi bị liều.”
“Tình hình dịch bệnh như vầy nếu mình chậm tí xíu nữa thì sẽ an toàn gấp trăm lần. Ngày hôm nay chậm một bước sau này tiến xa 100 bước. Chứ bây giờ đi nhanh quá sau này đi thụt lùi còn khó hơn,” bà nói.
Bà cho biết tối qua bà có nghe tin một người đồng nghiệp cũ, người Mỹ, làm chung hãng may với bà khi trước được 8 năm, có con gái và cháu ngoại đều qua đời vì bệnh dịch.
“Tôi rất buồn, đau lòng lắm. Tự dưng mình nghe mình sợ lắm. Cả đêm tôi không ngủ được,” bà nói.
Bà nói bà dự trù nếu mọi thứ ổn định thì sang đầu tháng sau hoặc 2 tuần nữa thì bà sẽ mở cửa tiệm trở lại.
[b]‘Cẩn thận tối đa’[/b]
Từ thành phố Atlanta, thủ phủ tiểu bang, bà Trúc Tăng, chủ tiệm làm tóc Hair Creation, cho VOA biết bà đã mở cửa tiệm lại ngay sau khi có lệnh của Thống đốc Kemp.
Bà cho biết trong tình hình này bà áp dụng thêm nhiều biện pháp phòng dịch cũng như tuân thủ triệt để hướng dẫn của chính quyền.
Thứ nhất là bà giới hạn số lượng khách có mặt trong tiệm, đặt lịch hẹn trước với khách so le giờ giấc ra để tránh khách tập trung vào một lúc.
Thứ hai là bà thay đổi dụng cụ và tấm choàng cho khách chứ không dùng lại cho các khách khác nhau.
“Khách trước khi vô tiệm phải đo nhiệt độ và được hỏi trong vòng 14 ngày qua có bị sốt hay triệu chứng gì không,” bà Trúc nói. “Khách vô tiệm 10 người thì hết 10 đều đeo khẩu trang. Trong lúc làm thì khách vẫn đeo không tháo ra.”
“Tụi tôi cũng có đeo khẩu trang và tấm che mặt.”
“Theo quy định của tiểu bang thì tụi tôi khi đi làm phải đem theo một bộ đồ. Trước khi rời khỏi tiệm thì phải thay bộ đồ khác để đi về nhà. Giày dép cũng phải để trong xe chứ không mang vô nhà,” bà nói thêm.
Tuy nhiên trong ngày đầu tiên mở cửa lại, bà Trúc cho biết chỉ có hai thợ là người trong gia đình đi làm, còn ba người thợ khác ở bên ngoài xin ‘đợi 1, 2 tuần nữa để coi như thế nào’.
“Họ còn có con nhỏ, mình không thể ép họ đi làm lại được,” bà giải thích và cho biết trong ngày đầu tiên ‘chỉ chừng 20-40% các cửa tiệm làm nail, làm tóc ở khu bà mở cửa lại và đều đóng cửa sớm’.
“Khách hàng cũng đông vì mình đã đóng cửa một tháng mấy rồi. Cho nên khách gọi vô hỏi ngày mở cửa lại cũng nhiều,” bà cho biết.
Bà nói thêm là trong một tháng qua bị đóng cửa, bà ‘cũng cố gắng cầm cự nhưng cũng không khó khăn gì mấy’. “Tôi làm bao năm nay rồi nếu chỉ nghỉ một tháng thì không đến nỗi,” bà nói.
“Dịch này không biết chừng nào hết, nếu đóng cửa thêm chừng vài tháng nữa thì đủ thứ tiền không biết xoay sở sao,” bà giải thích lý do vì sao bà mở cửa lại ngay khi chính quyền cho phép.
“Tình hình ở Georgia cũng vẫn chưa an toàn. Mỗi ngày số ca nhiễm vẫn tăng lên.”
Bà mô tả ngày đầu tiên mở cửa Atlanta ‘đã đỡ vắng hơn mấy tuần trước’ nhưng ‘người ta ra đường cần cái gì thì đi nhanh nhanh rồi về chứ không la cà chỗ này chỗ kia như trước’.
Khác với bà Trúc, một chủ tiệm tóc khác ở Atlanta là tiệm Oanh Hair Salon xưng tên là Oanh nói với VOA rằng bà vẫn chưa dám mở cửa vì tình hình dịch bệnh ‘vẫn chưa ổn’.
Bà Oanh nói bà tin tưởng vào quyết định của thống đốc bang nhưng ‘quyền lợi cá nhân của mình thì mình phải tự bảo vệ vì tôi còn có con nhỏ nữa’.
Reply
#15
Ông gốc Việt ở Quận Cam ‘sống lại lần hai’ sau 16 ngày thở máy vì nhiễm COVID-19
April 25, 2020


[Image: 1a191fb4-b112-4779-9c82-410d8b6a4df9.jpeg]
[Image: dj03.jpg]
Ông Tiến Trần, 62 tuổi, hiện sống tại thành phố Anaheim, miền Nam California, vừa thoát khỏi “lưỡi hái tử thần” COIVD-19 sau 24 ngày điều trị tại bệnh viện Anaheim Global Medical Center, trong đó có 16 ngày phải thở bằng máy.
Ông phát bệnh từ ngày 21 Tháng Ba, 2020, được đưa vào bệnh viện ngày 26 Tháng Ba, và ngay lập tức các bác sĩ phải đặt máy trợ thở cho ông. Ông Tiến được trở về nhà hôm Thứ Hai, 20 Tháng Tư, đang trong quá trình hồi phục và vẫn phải tự cách ly tại nhà.
Thông tín viên Ngọc Lan đã có cuộc phỏng vấn qua điện thoại với ông Tiến Trần để được nghe ông miêu tả rõ hơn về quá trình phát bệnh, các triệu chứng mà ông gặp phải, cũng như kinh nghiệm chống chọi với căn bệnh quái ác này.
***********
[b]Tiến Trần:[/b] Tôi lái xe Uber nên có rất nhiều giao tiếp với khách hàng, mình xách valy cho họ, mở cửa cho họ, rồi mang thức ăn dùm họ nên không biết ai là người đã làm mình nhiễm bệnh.
Ngày 21 Tháng Ba khi đi làm về tôi cảm thấy nhức đầu. Tôi chỉ mua Tylenol và uống nước lạnh nhiều vì tưởng chỉ bị cúm thường, rồi nằm xuống. Nhưng từ đó đến ngày 26 thì tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Mình tưởng chỉ là cúm thường hằng năm nên không để ý cho lắm.
Ngày 26 Tháng Ba, bà thuê nhà chung với tôi đề nghị gọi cấp cứu vì tình trạng tôi trông không tốt. Nhưng tôi từ chối không muốn đi. Khoảng 1, 2 tiếng đồng hồ sau thì con gái tôi gọi, nói “Ba à, ba cần phải đi vì tình trạng này rất nghiêm trọng.” Thế là tôi đồng ý.
Khi vào đến bệnh viện, họ đo máu, kiểm tra oxygen thấy thiếu quá, thấy thở không được nên họ chuyển ngay qua ICU.
Qua ICU, bác sĩ thấy ngay tình trạng trầm trọng nên cho đặt máy thở liền (ventilator), và tôi nằm từ đó cho đến ngày 12 Tháng Tư mới tỉnh lại. Nghĩa là lúc đó trong con người tôi bắt đầu kháng cự lại những gì con siêu vi khuẩn mang đến thì tôi mới bắt đầu thở lại bình thường.
[b]Ngọc Lan: Anh tự vào bệnh viện hay xe cấp cứu chở anh vào?[/b]
[b]Tiến Trần[/b]: Xe cứu thương chở đi.
[b]Ngọc Lan[/b][b]Từ lúc người ta đưa anh vào cấp cứu cho đến ngày 12 Tháng Tư, anh có nhận biết mọi thứ xung quanh không?[/b]
[b]Tiến Trần:[/b] Không có biết cái gì hết.
[b]Ngọc Lan: Vậy là trong thời gian đó anh hôn mê luôn?[/b]
[b]Tiến Trần:[/b] Chỉ một nửa hôn mê chứ không hoàn toàn. Y tá đến lấy máu, đo oxygen thì mình biết lúc đó thôi. Rồi từ lúc đi vào ICU thì hoàn toàn dùng máy thở.
[b]Ngọc Lan: Ý tôi muốn hỏi từ lúc anh vào ICU cho đến lúc tỉnh lại, anh có nhận biết mọi thứ xung quanh không hay mọi thứ rất mơ màng?[/b]
[b]Tiến Trần:[/b] Rất là mơ màng.
[b]Ngọc Lan: Từ ngày 21 đến ngày 26 Tháng Ba, anh thấy tình trạng của anh như thế nào?[/b]
[b]Tiến Trần: [/b]Chỉ tưởng mình bị cảm thôi. Nhưng hơi thở của mình mỗi ngày mỗi giảm, nhưng mình cũng không biết, chỉ ráng hít vô thở ra bình thường, nhưng đối với bác sĩ thì họ biết mình khó thở.
[b]Ngọc Lan: Anh có thấy triệu chứng gì khác nữa không ngoài chuyện khó thở?[/b]
[b]Tiến Trần:[/b] Ăn không được, không thấy ngon, uống nước bình thường, nhức đầu, không ho, không đau cổ. Trong người bình thường, có thể đi đứng lấy đồ ăn, nhưng chỉ đi một chút là phải trở lại giường vì không đứng lâu được.
[b]Ngọc Lan: Trong những ngày đó anh không đi làm?[/b]
[b]Tiến Trần:[/b] Chỉ ở nhà, không đi làm nổi.
[b]Ngọc Lan: Khi người nhà yêu cầu anh phải vào bệnh viện thì tình trạng anh khi đó tệ đến mức nào?[/b]
[b]Tiến Trần[/b]: Là sự sống còn (survival) chỉ còn khoảng 40-50% thôi, rất yếu ớt. Tôi chỉ có thể đi từ phòng ra đến xe cứu thương, nhưng sau đó là sức lực bắt đầu yếu đi.
[b]Ngọc Lan: Trong suốt thời gian anh mơ mơ màng màng mà người ta cho anh thở máy, anh có cảm giác được là anh mệt mỏi, đau đớn hay là có gì khác không?[/b]
[Image: b0f2fcc9-d012-4445-b8f0-cd511d1c32a0.jpeg]
Ông Tiến Trần sau khi được điều trị khỏi COVID-19 Photo: RFA
[Image: icon-zoom.png]
[b]Tiến Trần:[/b] Không. Không có biết cái gì hết. Hoàn toàn là ảo tưởng. Có những cơn mê mê mình thấy rất lạ lùng, chưa bao giờ thấy trong đời. Khoảng một ngày trước khi tôi tỉnh dậy thì tôi bắt đầu nghe người ta nói cần phải tắm táp cho tôi vì tôi đi tiêu ngay trên giường luôn. Họ cho tắm nhưng mà bằng cách lấy giấy chùi chứ không phải tắm bình thường. Ngày hôm sau khi tôi có thể hoàn toàn tự thở lại được thì cô y tá trông nom tôi mới gọi điện thoại cho các con tôi báo là tôi đã tỉnh dậy và có thể rút ống thở ra.
[b]Ngọc Lan: Chuyện anh hồi phục như vậy sau một thời gian dài phải thở máy, theo những bác sĩ, y tá, có phải là trường hợp đặc biệt không?[/b]
[b]Tiến Trần[/b]: Có. Họ nói tôi là người rất mạnh mẽ để chống lại với con siêu vi khuẩn này. Khi bác sĩ nói họ cho mình thở bao nhiêu phần trăm mà nếu mình không thở nổi là họ cho mình chết luôn bằng cách rút ống thở ra. Tôi chống lại bằng cách thở được 45% hay là bao nhiêu đó để có thể thở lại bình thường. Quan trọng nhất là phổi mình phải thở lại bình thường, còn nếu không thì không cách chi mà mình sống được.
[b]Ngọc Lan: Anh bắt đầu hồi phục như thế nào?[/b]
[b]Tiến Trần[/b]:Khi tỉnh dậy thấy người mình mệt mỏi, giở tay lên không nổi, ăn cơm cũng không được. Bữa đầu tiên họ cho ăn, tôi không thể cầm nổi cái muỗng nhựa để múc một miếng cơm hay một miếng khoai tây nghiền hay là một miếng gì để bỏ vô miệng. Mình cũng không biết miệng mình nằm ở đâu nữa. Phải lấy tay rờ cái miệng, kiếm coi cái miệng ở đâu rồi mới nhét cơm vô được. Rồi những người y tá vô bắt buộc mình phải ăn, họ đút cho mình ăn, rồi từ từ mình có sức khỏe lại. Nhưng chân cẳng không làm được gì hết. Mình nằm trên giường không cách chi nhúc nhích được cái chân, cái tay, chỉ có cái đầu tỉnh táo, muốn làm việc nhưng tay chân mình không có nghe lời.
[b]Ngọc Lan: Từ lúc anh bắt đầu tỉnh lại, người ta lấy máy thở ra thì mỗi ngày anh mỗi cảm thấy sức khỏe đỡ hơn đỡ hơn không?[/b]
[b]Tiến Trần[/b]: Đỡ là nhờ ăn uống. Ai tỉnh dậy phải cố gắng ăn, ăn càng nhiều càng tốt. Tuy đồ ăn trong nhà thương không có ngon. Khi tôi tỉnh dậy, món đầu tiên tôi muốn ăn là ăn In&Out ngay tức khắc. Nhưng mà phải tiếp tục ăn những món trong nhà thương. Hai ba bữa đầu tôi chỉ ăn được hai, ba muỗng là đổ hết. Nhưng mà khi mình bắt đầu khá hơn thì mới ăn được, cố gắng ăn càng nhiều càng tốt. Chỉ có ăn mới cho mình năng lượng để đi đứng, tập đi lại, hoặc có sức khỏe để mà ngồi dậy trên giường thôi, hoặc có một tí năng lực để lôi cái thân thể nặng nề của mình trên giường. Cho nên điều quan trọng là phải cố gắng ăn khi tỉnh lại.
[b]Ngọc Lan: Bác sĩ có dặn dò khi trở về nhà, anh phải giữ gìn sức khỏe như thế nào không?[/b]
[b]Tiến Trần:[/b] Trong thời gian tôi ở lại đó một vài ngày trước khi về, thì có chuyên viên trị liệu đến giúp mình tập đi, quan trọng nhất là tập đi lại. Tôi cũng tập đi trong phòng, tôi cũng dùng cái walker để tập đi. Trong thời gian này khó ngủ lắm. Có thể tùy người. Nhưng cái thuốc trong người mình làm cho mình khó ngủ. Hơn nữa trong nhà thương cứ hai tiếng đồng hồ họ thức mình dậy để chích thuốc hay cho uống thuốc, lấy máu đi thử, nhiều chuyện lắm. Khi đi đứng được rồi, bác sĩ nhìn thấy tình trạng mình tốt thì cho đi về.
[b]Ngọc Lan: Anh đang là một người khỏe mạnh, rồi bị nhiễm bệnh, phải vào bệnh viện rồi mơ màng phải thở máy trong hơn chục ngày, rồi đến lúc anh tập đi lại thì lúc đó anh cảm thấy con người anh như thế nào?[/b]
[b]Tiến Trần:[/b] Rất là sung sướng, rất hạnh phúc. Trên phòng tôi nhìn ra bãi đậu xe, tôi thấy cuộc sống của mình cần phải tiếp tục, mình cần phải ra nắng, phải hưởng gió, nghe chim kêu. Tôi nghĩ mình phải tiếp tục, chứ không cách chi nằm đây hoài được. Với lại phần tôi thấy các y tá đi đứng lại bình thường thì tôi lại nghĩ mình phải tiếp tục cuộc sống này chứ không thể ngưng được.
[b]Ngọc Lan: Đang là một người khỏe mạnh, giờ phải tập đi lại thì những bước chân đầu tiên anh tập đi lại có gì lạ lùng không?[/b]
[Image: 25894984-8e53-435d-8009-5ce33ac53410.jpeg]
Ông Tiến Trần Photo: RFA
[Image: icon-zoom.png]
[b]Tiến Trần:[/b] Có chứ. Giống như những phi hành gia trên cung trăng, từ ngoài bầu khí quyển trở về trái đất, họ cũng phải tập đi như tôi thôi. Lần đầu tiên khi tôi cố gắng ngồi dậy, chỉ ngồi trên giường thôi để ăn mà đầu tôi nặng trĩu đến mức mình tưởng không thể giữ nổi nữa. Rốt cuộc phải nằm xuống, nghĩ chắc mình chưa sẵn sàng. Lại phải tiếp tục ăn uống. Một hai ngày sau tôi mới có thể ngồi dậy, đặt hai chân lên mặt đất, rồi thở từ từ ít nhất 30 giây hoặc 1 phút. Lúc đó tôi mới cố gắng đứng dậy. Đứng dậy được rồi thì đầu vẫn còn làm mình chóng mặt lắm, thấy mình như không còn thuộc về quả đất này nữa.
Sau đó từ từ tôi tập đi, tập lấy đồ. Trước đó chỉ cần với qua cái bàn để lấy nước uống, mà thấy cái ly ở đó nhưng không thể nào cầm được cái ly mút nhẹ có tí nước trong đó mà đưa lên uống được. Sức khỏe mình không còn gì nữa.
[b]Ngọc Lan: Đến hôm nay anh đã thấy sức khỏe anh mỗi ngày mỗi đỡ đỡ hơn không[/b]?
[b]Tiến Trần[/b]: Mỗi ngày mỗi đỡ hơn. Đi đứng thì đã có thể tự đi một mình không cần walker, nhưng mà ngày đầu tiên khi trở về nhà, chỉ cần đi rửa mặt thôi thì cũng phải rờ bám vô tường để mà đi, ăn uống thì tôi nói mấy đứa con tiếp tục mua đồ ăn giống như trong nhà thương, nhuyễn hay lỏng để ăn uống cho dễ tiêu.
[b]Ngọc Lan: Bác sĩ có dặn bây giờ ăn vẫn phải cách ly mọi người không?[/b]
[b]Tiến Trần:[/b] Bác sĩ bảo vẫn phải tiếp tục cách ly, vì mình chưa có kiểm tra lại, bên CDC phải xét nghiệm lại coi mình có hoàn toàn âm tính không. Tôi cũng phải tự cách ly, không có đi ra ngoài đường.
[b]Ngọc Lan: Trong thời gian anh bệnh, giờ trở về nhà, thì những người sống cùng nhà với anh thì sao?[/b]
[b]Tiến Trần:[/b] Có một bà sống cùng nhà với tôi thì tôi giữ khoảng cách với bà ấy thôi. Tôi là người phải đeo khẩu trang để nếu có ho thì không có phun cái gì ra.
[b]Ngọc Lan: Bà sống cùng nhà với anh có sợ không? Bà ấy có được xét nghiệm luôn không?[/b]
[b]Tiến Trần[/b]: Bà mấy muốn xét nghiệm nhưng chưa được xét nghiệm. Nhưng bà ấy không có sợ đâu. Bà vẫn bình thường khỏe mạnh.
[b]Ngọc Lan: Người ta có nói anh phải cách ly trong thời gian bao lâu không và đến khi xét nghiệm trở lại thì họ đến xét nghiệm tại nhà hay anh phải đến bệnh viện?[/b]
[b]Tiến Trần:[/b] Theo đúng như nhà thương nói thì bên bộ y tế sẽ gửi người đến test cho tôi nhưng đến giờ tôi chưa thấy gì hết. Tôi có gọi lại thì họ nói là bên nhà thương cần phải chỉ dẫn tôi đi đâu hay là trở lại nhà thương để xét nghiệm thì tôi cần phải liên lạc với nhà thương xem vấn đề chắc chắn như thế nào.
[b]Ngọc Lan: Sau khi trải qua căn bệnh đang làm cả thế giới phải điêu đứng như thế này, đến bây giờ anh nhìn lại anh cảm thấy điều gì có ý nghĩa trong cuộc đời của anh?[/b]
[b]Tiến Trần:[/b] Tới giờ, có được cơ hội thứ hai để sống lại, tôi thấy yêu cuộc đời này hơn nhiều, tôi đi ra ngoài tắm nắng, tôi thấy những gì trải qua là ác mộng. Tôi tin là mình sẽ có một cuộc sống mới, nhưng tôi nhìn đường đi phía trước mình cũng phải lo lắng vấn đề thu nhập, phải sống như thế nào và phải làm những công việc gì cho những năm sắp tới.
Theo RFA


Ti
Reply